Ứng dụng phương pháp Phân tích kỹ thuật tại Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Phân tích đầu tư không còn là một khái niệm tỏ ra quá mới mẻ với thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ trước đến nay hầu hết quá trình phân tích đầu tư đối với các nhà đầu tư và cả các tổ chức tài chính nói chung đều thuần tuý là phân tích nghiên cứu các nhân tố kinh tế, tài chính tác động đến giá cả của cổ phiếu: các chỉ số kinh tế, tài chính, yếu tố doanh thu, lợi nhuận, bảng cân đối kế toán, . mà ta gọi chung đó là “Phân tích cơ bản”. Hơn nữa đa phần nhà đầu tư trên sàn giao dịch của các công ty chứng khoán đều dựa rất nhiều vào kinh nghiệm bản thân.
Trên thế giới hiện nay bên cạnh phân tích cơ bản còn có Phân tích kỹ thuật - một trường phái phân tích dựa trên cơ sở phân tích những biến động giá trên thị trường thông qua những biểu đồ, đồ thị. Phân tích kỹ thuật ngày nay được ứng dụng rộng rãi và tỏ ra có những ưu thế vượt trội so với phân tích cơ bản.
Cấu trúc đề án gồm 3 phần:
Chương I: Tổng quan về Phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán.
Chương II: Phân tích đồ thị biến động thị trường.
Chương III: Ứng dụng phương pháp Phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán Việt Nam tại Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
105 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4367 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng phương pháp phân tích kỹ thuật tại công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của sóng (a) với 0,618 rồi lấy giá trị tại đáy sóng (a) trừ đi giá trị đó.
7. Với mô hình điều chỉnh Flat 3-3-5 nếu đỉnh của sóng ỊbÒ đạt bằng hoặc vượt mức đỉnh của sóng ỊaÒ thì độ dài của nó có thể đạt bằng 1, 618 lần độ dài của sóng (a).
8. Với mô hình tam giác cân, mỗi sóng liên tiếp sau có độ dài bằng 1, 618 độ dài của sóng trước nó.
Tỉ lệ hoàn lại Fibonacci
Tỉ lệ này dùng để xác định các mức giá mục tiêu với các sóng kéo và sóng điều chỉnh, 8 ứng dụng của dãy Fibonacci ở trên cũng được áp dụng cho mục đích này.
Mức hoàn lại thường được dùng nhiều nhất là 61,8% (làm tròn đến 62%), 38% và 50%. Trong Lý thuyết Dow đã chỉ ra mức hoàn lại của thị trường là có thể dự đoán được và mức thường thấy là 33%, 50% và 67%, có một số khác biệt với Fibonacci. Nếu xu thế thị trường còn đang mạnh thì mức hoàn lại thấp nhất thường là 38%, còn với thị trường đã yếu thì mức hoàn lại tối đa là 62%. Nhìn chung đa số mức hoàn lại ( đến 2/3 tổng số) là 50%.
Thời điểm mục tiêu với Fibonacci
ít người thực sự quan tâm đến lựa chọn thời điểm trong phân tích sóng, một số còn cho rằng nó không thực sự quan trọng. Trên thực tế việc áp dụng nguyên tắc của Fibonacci trong tính toán thời điểm là có thể, chỉ có điều việc này tương đối phức tạp. Nói chung người ta thuờng xác định một điểm mốc mà sau điểm đó người ta kỳ vọng sẽ xuất hiện những đỉnh hay đáy quan trọng của thị trường, từ điểm mốc đó xác định những điểm trong tương lai có quan hệ với nó theo qui luật của dãy Fibonacci. Chẳng hạn với biểu đồ ngày, nếu có một điểm mốc và coi đó là ngày thứ nhất thì ta chỉ việc xác định thời điểm các ngày thứ 13, 21, 34, 55,... đó là những thời điểm thị trường có thể xuất hiện các đỉnh hay đáy quan trọng. Ta có thể làm hoàn toàn tương tự với các đồ thị theo tuần, tháng hay năm.
Kết hợp cả ba khía cạnh của Lý thuyết Sóng.
Hãy tưởng tượng tình huống lý tưởng nhất khi cả ba yếu tố mô hình sóng, kết quả phân tích tỉ lệ và ước lượng thời điểm mục tiêu đều cùng chỉ ra một dự kiến về tình hình thị trường: Giả sử rằng nghiên cứu cho thấy sóng thứ 5 đã hoàn thiện, chiều cao của sóng 5 đạt bằng 1, 618 chiều cao tính từ đáy sóng 1 đến đỉnh sóng 3 và thời gian từ khi xuất hiện 1 đáy trước đó(trong xu thế hiện tại của thị trường) cho đến nay đã được 13 tuần và kể từ đỉnh gần nhất trong quá khứ đến nay là 34 tuần. Thậm chí giả sử rằng sóng 5 đã diễn ra trong 21 ngày. Với tất cả các con số đều nằm trong dãy Fibonacci thì mọi khả năng đều chỉ ra rằng thị trường sắp xuất hiện một đỉnh mới.
Một điều cuối cùng cần lưu ý là Lý thuyết Sóng từ khi mới được tìm ra thì bản chất của nó là áp dụng cho các chỉ số bình quân của toàn thị trường chứng khoán. Nó sẽ không thực sự là một công cụ tốt với thị trường của từng cổ phiếu riêng lẻ. Như thế với thị trường của những nhóm cổ phiếu nhỏ thì Lý thuyết này sẽ không phát huy hiệu quả cao bởi một trong những nền móng cơ bản của Lý thuyết này đó là dựa trên cơ sở tâm lý của số lượng lớn người tham gia vào thị trường.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH ĐỒ THỊ BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH ĐỒ THỊ BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG
Phần này sẽ trình bày về ứng dụng cụ thể đồ thị và chỉ số trong Phân tích kỹ thuật
1 Phương pháp chung ứng dụng chỉ số vào phân tích đồ thị.
Tất cả các loại chỉ số được dùng trong phần mềm METASTOCK của hãng Equis đều được xây dựng hết sức công phu và đều đã được thực tế chứng minh về tính thích dụng của nó trong việc Phân tích kỹ thuật trên Thị trường chứng khoán. Do đó để sử dụng các chỉ số này nhà phân tích nên chọn cho mình bộ chỉ số mà thấy dùng nó để phân tích một cách có hiệu quả nhất. Nhưng trên từng thị trường khác nhau người ta dùng cùng một loại chỉ số để phân tích thì lại cho kết quả không hoàn toàn giống nhau trong cùng một trường hợp biến động giá chứng khoán. Điều này đã được các chuyên viên của Equis cảnh báo trong bản hướng dẫn sử dụng phần mềm này, khi sử dụng phần mềm METASTOCK nhà đầu tư nên chọn cho mình các công cụ thích hợp và kết hợp với sự lựa chọn loại đồ thị update liên tục, hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng,...
Tuy nhiên METASTOCK chỉ là công cụ hỗ trợ cho nhà đầu tư trong việc phân tích sự biến động của giá chứng khoán trên thị trường để nhà đầu tư đầu tư một cách hiệu quả hơn trên thị trường mà thôi. đồng thời tất cả các chỉ số không phải lúc nào cũng mang lại cho chúng ta thông tin chính xác nhất về tình hình biến động của giá chứng khoán trên thị trường, cho nên các chuyên viên của Equis cũng đã đưa ra lời khuyên chân thành đến tất cả mọi người nên dùng nhiều chỉ số khác nhau để phân tích mang lại kết quả chính xác nhất, nhưng điều này không có nghĩa là khuyên nhà đầu tư nên dùng tất cả các chỉ số được xây dựng trong METASTOCK.
2 Các loại chỉ số
2.1 Đường trung bình trượt: MA (Moving average)
Đường trung bình trượt (Nguyên gốc tiếng Anh là Moving Average, viết tắt là MA), là giá trị trung bình tại từng thời điểm, khi phân tích chúng ta phải chọn cho mình một khoảng thời gian thích hợp để phân tích có hiệu quả nhất. Đường trung bình trượt là chỉ báo hữu ích dùng để theo dõi khuynh hướng biến động giá chứng khoán và sự đảo chiều của những khuynh hướng này.
2.1.1 Tổng quan về Đường trung bình trượt:
+ Trước hết Đường trung bình trượt là một chỉ dẫn kỹ thuật (Technical Indicators) có độ trễ so với thị trường, hoặc gọi là dạng thức khuynh hướng trễ, nó có tác dụng làm trơn những biến động nhỏ của giá chứng khoán trên thị trường.
+ Đường trung bình trượt dùng để theo dõi khuynh hướng (Trend) và để báo hiệu một khuynh hướng đã chấm dứt hoặc đảo ngược.
+ Có 4 kiểu Đường trung bình trượt chung đó là: Đường trung bình trượt đơn giản (Simple Moving Averages - SMA), Đường trung bình trượt tuyến tính có trọng số (Learly Weighted Moving Averages), Đường trung bình trượt tính theo hệ số mũ (Exponential Moving Averages - EMA) và Đường trung bình trượt biến đổi (Variable Moving Averages - VMA).
Trong tất cả các chỉ tiêu được dùng trong Phân tích kỹ thuật (hay còn gọi là các chỉ dẫn kỹ thuật - Technical Indicators) thì Đường trung bình trượt là chỉ tiêu đơn giản nhất, tuy nhiên không phải chính vì thế mà nó ít được các chuyên viên Phân tích kỹ thuật sử dụng trong phân tích và đầu tư chứng khoán. Đường trung bình trượt có tác dụng làm trơn sự biến động giá của chứng khoán trên thị trường, nhằm loại bỏ những biến động nhỏ trên thị trường để từ đó cho chúng ta những biến động chính của giá chứng khoán trên thị trường. Đường trung bình trượt giúp chúng ta theo dõi diễn tiến của khuynh hướng chính trong sự biến đông phức tạp của giá chứng khoán, và cho chúng ta thấy rõ được sự đảo chiều của khuynh hướng biến động giá chứng khoán. Chúng ta có thể coi Đường trung bình trượt như là đường thẳng xu thế bị bẻ cong theo sự biến động của giá chứng khoán.
Một ví dụ về Đường trung bình trượt của giá chứng khoán AGF:
Hình 2.1: Đồ thị biến động giá cổ phiếu AGF
(Lastupdate: 05/05/2005)
2.1.2 Giải thích về đường trung bình trượt (Moving average - MA):
Những dấu hiệu mua bán chứng khoán xuất hiện khi Đường trung bình trượt cắt đường biểu diễn sự biến động giá chứng khoán hoặc khi hai đường trung bình trượt cắt nhau khi chúng ta dùng nhiều Đường trung bình trượt một lúc để phân tích. Một cách tương tự như đường thẳng xu thế Đường trung bình trượt cung cấp cho chúng ta một vùng của sự hỗ trợ và kháng cự, Đối với Đường trung bình trượt được tính với thời gian càng dài thì ý nghĩa của sự giao nhau giữa đường Đường trung bình trượt và đường biểu diễn sự biến động giá chứng khoán, hoặc sự giao nhau giữa các Đường trung bình trượt với nhau càng có ý nghĩa trong phân tích.
Đường trung bình trượt là một chỉ báo kỹ thuật muộn, một sự giao nhau với đường Đường trung bình trượt thông thường báo hiệu một khuynh hướng đảo chiều, điều này thường được sử dụng để xác nhận một khuynh hướng mới đã bắt đầu. Nói chung đường MA được tính càng dài thì giá trị mang lại của sự giao nhau mà nó mang lại càng có ý nghĩa lớn. Ví dụ, sự giao nhau của đường MA 100 hoặc 200 ngày thường mang lại ý nghĩa quan trọng hơn một cách đáng kể so với sự giao nhau của đường MA 20 ngày.
Đường trung bình trượt tuyến tính có trọng số gắn liền với những diễn biến gần đây nhất trong sự biến động của giá chứng khoán trên thị trường. Lý do chính là theo cách tính của Đường trung bình trượt tuyến tính có trọng số thì dữ liệu càng gần thời điểm hiện tại thì càng được nhân với trọng số càng lớn. Cụ thể công thức tính của Đường trung bình trượt tuyến tính có trọng số: (công thức bổ xung sau). Đường trung bình trượt đơn giản (Simple Moving Averages - SMA) được tính toán theo cách tính trung bình một cách giản đơn đối với giá chứng khoán theo cách trung bình đúng theo nghĩa giản đơn của nó, Đường trung bình trượt giản đơn tính trung bình giá của chứng khoán một cách giản đơn không trọng số nghĩa là nó được xây dựng bằng cách lấy trung bình cộng giản đơn của giá chứng khoán (n) phiên (hoặc thời điểm). Còn Đường trung bình trượt tuyến tính có trọng số và Đường trung bình trượt tính theo hệ số mũ thì áp dụng cách tính có trọng số đối với giá biến động của chứng khoán, có nghĩa là đối với những giá chứng khoán càng gần thời điểm tính toán thì được nhân với trọng số càng lớn. Điều đó được thể hiện rõ ràng nhất trong công thức tính của chúng (công thức bổ xung sau). Đương Đường trung bình trượt biến đổi (Variable Moving Averages - VMA) được xây dựng dựa vào tính bất ổn của giá chứng khoán (The volatility of prices).
Khi giá chứng khoán dao động lên xuống trong một khung giao dịch trong một thời kỳ rộng (Trading-range market), trong một thời kỳ lâu dài thì đường trung bình trượt bị chậm để phản ứng lại với sự đảo chiều của thị trường, và khi giá chứng khoán chuyển động trong một khung giao dịch ngắn hạn thì Đường trung bình trượt thường mang lại cho chúng ta những nhận dịnh sai về sự biến động giá của chứng khoán trên thị trường. Một đường trung bình trượt bằng phẳng và tương phản nói chung chỉ cho biết một khung giao dịch của thị trường và dấu hiệu cần được nhình nhận hết sức cẩn thận, trừ khi đó là một hình cung hướng xuống (pronounced rounding) có thể gợi lên một khuynh hướng mới.
Đường Đường trung bình trượt biến đổi (Variabla Moving average) có thể bù lại điểm yếu cho khung giao dịch của khuynh hướng thị trường. Đường trung bình trượt này tự điều chỉnh làm nhẵn các hằng số để điều chỉnh tính nhạy cảm của nó, thông thường cho phép nó khắc phuc được nhiều hạn chế so với Đường trung bình trượt khác trong một thị trường khó phản ánh.
Đường trung bình trượt luôn cần phải được sử dụng phối hợp với các chỉ tiêu khác bởi vì bản thân nó chứa đựng nhiều tiềm năng mang lại những dấu hiệu sai. Đặc biệt trong thời gian giá chứng khoán dao đông trong một kênh giao dịch.
Đường trung bình trượt có thể được tính toán trên mọi chỉ tiêu khác dựa trên giá trị mở cửa, giá trị cao nhất, giá trị thấp nhất, giá trị đóng cửa của chỉ tiêu đó đối với một chứng khoán nào đó. Những chỉ tiêu thỏa mãn tất cả những điều để có thể sử dụng Đường trung bình trượt bao gồm: đường MACD, đường ROC, chỉ số động lượng, đường Stochatics... Một Đường trung bình trượt của một đường trung bình trượt khác thì cũng tương tự.
Đường trung bình trượt rất hữu ích trong việc phân tích đầu tư trên Thị trường chứng khoán, nó cho biết được những xu thế biến động chính của giá chứng khoán và cung cấp cho chúng ta những dấu hiệu mua sau những đáy của thị trường và những dấu hiệu bán sớm sau những đỉnh của thị trường. Hơn là sự dự đoán chính xác đỉnh hoặc đáy của thị trường để giao dịch.
Sự xuyên chéo của đường Đường trung bình trượt bởi đường biểu diễn giá chứng khoán khi giá chứng khoán đang có xu hướng lên nói chung là một tín hiệu để mua chứng khoán, ngược lại sự xuyên chéo của đường Đường trung bình trượt bởi giá chứng khoán khi giá chứng khoán đang trong giai đoạn hướng xuống là một tín hiệu để bán chứng khoán. Như chúng ta đã biết thì thời gian để tính cho đường Đường trung bình trượt càng dài thì ý nghĩa của sự xuyên chéo đường Đường trung bình trượt mang lại càng lớn.
Nếu Đường trung bình trượt mà càng phẳng (ít có đột biến) hoặc đã thay đổi khuynh hướng chính thì khi giá chứng khoán biến động xuyên chéo Đường trung bình trượt thì đó là tín hiệu tốt nhất cuối cùng minh chứng cho một khuynh hướng biến động giá đảo ngược so với khuynh hướng biến động trước đây (thị trường đảo chiều- hay xuất hiện sự đột biến trong giá chứng khoán, nguyên bản tiếng anh là Breakout). Ví dụ minh họa rõ ràng minh chứng cho điều này là diễn biến của Thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời kỳ cuối năm 2003 đầu năm 2004:
Hình 2.2: Đồ thị biến động chỉ số VNINDEX
(Lastupdate: 05/05/2005)
Những chỉ báo sai của đường Đường trung bình trượt có thể tránh được bằng cách sử dụng một cơ chế lọc. Ví dụ như nhiều chuyên viên phân tích trên Thị trường chứng khoán khuyến cáo nên dùng dữ liệu hàng ngày, hàng tuần, hoặc hàng giờ để đưa vào mô hình phân tích.
Bất cứ khi nào chúng ta cũng nên cố gắng sử dụng kết hợp nhiều dấu hiệu mua bán của nhiều công cụ khác nhau trong phân tích, đầu tư trên thị trường nhằm hạn chế những khuyết điểm của từng công cụ phân tích. Tuy nhiên sự xuyên chéo Đường trung bình trượt bởi đường biểu diễn giá chứng khoán xảy ra đồng thời cùng lúc với thời điểm đường thẳng xu thế (Trendline) cũng bị cắt bởi đường biểu diễn giá chứng khoán, hoặc dấu hiệu mạnh của một hình mẫu kỹ thuật của giá chứng khoán thì đó là một dấu hiệu mạnh đáng tin cậy để giao dịch.
Sử dụng nhiều đường Đường trung bình trượt trong phân tích:
Để có được những dấu hiệu có tính chính xác cao các chuyên viên phân tích thường sử dụng nhiều Đường trung bình trượt một lúc để phân tích. Trong khi phân tích sự biến động của giá chứng khoán dùng một lúc nhiều Đường trung bình trượt thường mang lại những tín hiệu hữu ích hơn là việc đơn thuần chỉ dùng một Đường trung bình trượt trong phân tích.
Với hai Đường trung bình trượt ta sử dụng điểm cắt nhau giữa hai đường này để làm tín hiệu mua bán chứng khoán trên thị trường. Dấu hiệu mua chứng khoán xuất hiện khi Đường trung bình trượt ngắn hơn cắt Đường trung bình trượt dài hơn ở phía trên hay MA(n) cắt đưòng MA(m) với điều kiện: n < m và MA(m) đang ở phía trên đường MA(n) hay đường MA(n) có xu hướng vượt qua đường MA(m) và ngược lại dấu hiệu quan trọng để bán chứng khoán khi Đường trung bình trượt dài hơn cắt Đường trung bình trượt ngắn hơn ở bên trên hay MA(n) cắt MA(m) điều kiện: n<m và đường MA(n) ở trên đường MA(m) . Ví dụ minh họa cho thời điểm mua chứng khoán GIL tháng 10/2003:
Hình 2.3: Đồ thị biến động giá cổ phiếu GIL
(Data for 04/2004)
Hai cặp đường Đường trung bình trượt thường được sử dụng là cặp: MA(20) & MA(5) và cặp MA(20) & MA(100), nhưng tùy thuộc vào đặc điểm riêng từng thị trường mà các chuyên viên phân tích lựa chọn cặp Đường trung bình trượt cho mình để phân tích có hiệu quả nhất, ở ví dụ trên tôi chọn cặp Đường trung bình trượt 50 và 20 ngày để phân tích do đặc điểm riêng có của Thị trường chứng khoán Việt Nam. Kỹ thuật sử dụng đồng thời hai Đường trung bình trượt một lúc để phân tích thường mang lại những chỉ báo theo kịp với thị trường hơn là dùng một Đường trung bình trượt tuy nhiên lại sản sinh ra ít Whipsaws hơn (Whipsaws: Là những báo hiệu sai khi giá chứng khoán giao động trong những kênh hay thay đổi vì sử dụng kết cấu đồ thị để phân tích trong một thời gian ngắn).
Phương pháp sử dụng đồng thời ba Đường trung bình trượt cùng một lúc và giao điểm giữa ba đường này cũng được các chuyên viên phân tích thường sử dụng trong phân tích. Bộ ba Đường trung bình trượt được sử dụng rộng rãi nhất là Đường trung bình trượt của 4 - 9 - 18 ngày. Dấu hiệu mua chứng khoán xuất hiện khi Đường trung bình trượt ngắn nhất MA(4) cắt đường MA(9) và sau đó cắt đưòng MA(14). Mỗi điểm cắt nhau giữa các Đường trung bình trượt đều xác nhận sự thay đổi trong khuynh hướng biến động giá chứng khoán.
Việc sử dụng nhiều đường MA cùng một lúc sẽ mang lại hiệu quả phân tích đầu tư theo hướng dài hạn, và đỉnh cao của nó là việc sử dụng hàng loạt đường MA cùng một lúc, việc phân tích căn cứ vào hàng loạt đường MA dựa vào khoản cách giữa các giải đường MA, Dải đường giao nhau của dãy MA, Sự hội tụ và phân kỳ của dải MA …
Ví dụ về phân tích VNindex dựa trên hàng loạt đường MA:
Hình 2.4: Đồ thị biến động chỉ số VNINDEX
(Lastupdate: 05/05/2005)
2.1.4 Những điểm bổ xung về Đường trung bình trượt:
Đường trung bình trượt của 200 ngày - MA(200) hay Đường trung bình trượt của 40 tuần được nhìn nhận như là một chỉ báo mang tính then chốt để xác định đường kháng cự và hỗ trợ cho khuynh hướng biến động giá của chứng khoán trong thời gian dài. Các chuyên viên phân tích thường quan sát hết sức cẩn thận khi Đường trung bình trượt 200 ngày bị tiếp cận bởi đường biểu diễn sự biến động của giá chứng khoán. Mối quan hệ giữa đường biểu diễn sự biến động giá chứng khoán va Đường trung bình trượt 200 ngày có thể cung cấp những tín hiệu mua bán hết sức tuyệt vời.
Đường trung bình trượt 200 ngày đặc biệt quan trọng cho nhiều chỉ số như DOWJONES hoặc NASDAQ. Sự xuyên chéo Đường trung bình trượt 200 ngày bởi đường biểu diễn sự biến động của chỉ số thường báo hiệu một thời kỳ sửa chữa hoặc củng cố.
Đường trung bình trượt không phải là chỉ tiêu chỉ tính cho giá chứng khoán mà nó còn được tính toán và phác hoạ cho nhiều chỉ tiêu khác. Sự chuyển động hướng lên không ngừng của chỉ tiêu được biểu hiện bởi hình ảnh chỉ tiêu vượt lên Đường trung bình trượt của nó. Sự chuyển động hướng xuống dưới không ngừng của chỉ tiêu được biểu hiện bởi hình ảnh chỉ tiêu rơi xuống dưới Đường trung bình trượt của nó.
2. 2 Đường chuẩn MACD
Là một chỉ báo hữu ích để phân tích những thay đổi bất thường trong khuynh hướng biến động của giá chứng khoán.
2.2.1 Tổng quan về đường MACD
MACD là chỉ tiêu biểu diễn sự quy tụ và phân kỳ của trung bình chuyển động.
MACD là một chỉ báo động lượng dùng để báo hiệu sự thay đổi của khuynh hướng biến động giá chứng khoán và để dự báo phương hướng mới của khuynh hướng.
Những chỉ báo được phát sinh bởi sự xuyên chéo và sự phân kỳ từ giá chứng khoán.
Phương pháp MACD được phát triển bởi Gerald Appel, là một chỉ tiêu báo hiệu khuynh hướng biến động chính của thị trường, nó cho chúng ta biết rằng khi nào thì giá chứng khoán đang có khuynh hướng tăng giá, chứng khoán nào đang có khuynh hướng giảm giá. Phương hướng của xu thế dài hạn là trước tiên bạn phải định giá ở trên bất kỳ một thị trường nào đó. Nếu có khuynh hướng đi lên thì kỳ vọng của nó tăng trong một thời gian dài (hay có khuynh hướng mua chứng khoán nhiều hơn). Nếu giá chứng khoán có khuynh hướng giảm thì chúng ta luôn kỳ vọng nó sẽ giảm trong một thời gian ngắn (hoặc có khuynh hướng bán chứng khoán nhiều hơn).
Phiên bản đơn giản nhất của chỉ tiêu này bao gồm hai đường: đường MACD (là sự chênh lệch giữa hai đường EMA 12 và 26) và một đường tín hiệu (chính là đường EMA(9) của chính đường MACD). Đường tín hiệu được xây dựng giữa trên đường MACD nhằm làm rõ ràng hơn những cơ hội mua bán chứng khoán. Phương pháp tính đường MACD của Gerald Appel sử dụng hai đường EMA 12 ngày và EMA 26 ngày, dựa vào những số liệu hàng ngày, và đường tín hiệu là đường EMA 9 ngày.
2.2.2 Giải thích về đường MACD (Sự hội tụ/phân kỳ của những đường trung bình trượt).
- Đường MACD tỏ ra có hiệu quả trên những thị trường chứng khoán mang tính ổn định cao (hay tính xã hội hóa của việc đầu tư chứng khoán trên thị trường đã được xác lập) hơn là những thị trường mang tính bất ổn (thường là những thị trường mới thành lập, tính xã hội hóa trong đầu tư chứng khoán chưa cao). Có 2 tập hợp chính của những tín hiệu phát sinh bởi đường MACD đó là: Sự xuyên chéo và phân kỳ
* Sự xuyên chéo:
Có 2 tín hiệu xuyên chéo chính của đường MACD đó là:
- Sự xuyên chéo với đường tín hiệu thị trường (EMA hoặc đường MA của đường MACD 9 ngày). Đường MACD xuyên chéo lên phía trên hoặc xuống phía dưới của đường tín hiệu.
- Sự xuyên chéo với đường số không (Zero line) đường MACD xuyên chéo lên phía trên hoặc xuống phía dưới đường số không.
Dấu hiệu bán chứng khoán khi đường MACD xuyên chéo xuống phía dưới đường tín hiệu thị trường (MACD từ phía trên giảm xuống xuyên chéo đường tín hiệu thị trường và đi xuống phía dưới đường tín hiệu) và được xác nhận khi đường MACD xuyên chéo xuống phía dưới đường số không.
Dấu hiệu mua chứng khoán khi đường MACD xuyên chéo lên phía trên đường tín hiệu và được xác nhận khi đường MACD xuyên chéo lên phía lên trên đường số không.
Hình 2.5: Ví dụ về sự xuyên chéo đường MACD:
(Nguồn:
* Sự phân kỳ
Đường MACD có thể báo cho chúng ta biết trước những biến chuyển quan trọng thông qua sự phân kỳ.
Hình 2.6: Ví dụ về sự phân kỳ:
(Nguồn:
2.3 Đường MACD_Histogram
Đường MACD_H thường được dùng để dự báo trước sự thay đổi trong khuynh hướng biến động giá chứng khoán.
2.3.1 Tổng quan về đường MACD_H
- Đường MACD_H bao gồm những đường kẻ sọc thẳng đứng trong vùng giữa đường MACD_H và đường số không (Zeroline) của nó để dễ dàng phân biệt với đường MACD và đường tín hiệu của nó.
- Sự thay đổi của đường MACD_H thông thường sẽ xảy ra trước bất kỳ một sự thay đổi nào của đường MACD (tức là nó báo hiệu sớm hơn đường MACD hay nó có tính nhạy cảm với thị trường hơn đường MACD).
- Những tín hiệu mà đường MACD_H mang lại thường thể hiện qua chiều hướng biến động của nó, còn đường MACD thì mang lại những tín hiệu thông qua sự xuyên chéo đường số không và sự phân kỳ của nó.
- Như là một chỉ dẫn kỹ thuật của một chỉ dẫn kỹ thuật, MACD_H cần phải được so sánh với đường MACD để phân tích có hiệu quả hơn và so sánh với sự biến động của giá chứng khoán trên thị trường. Đường MACD_H được sử dụng chung với đường MACD trong phân tích như là một chỉ dẫn kỹ thuật bổ sung.
Thomas Aspray đã phát hiện ra những dấu hiệu của đường MACD, thông thường có độ trễ so với sự biến động của thị trường khá lớn. Đặc biệt là khi dùng để phân tích cho biểu đồ biến động giá chứng khoán hàng tuần. Trước tiên ông ta đã thử nghiệm bằng cách thay đổi cách tính đường MA và ông đã phát hiện ra rằng những đường MA được tính với thời gian càng ngắn thì mang lại những tín hiệu có độ trễ so với sự biến động của giá chứng khoán trên thị trường càng giảm. Tuy nhiên, ông đã cố gắng tìm kiếm một biện pháp mới để báo trước những sự xuyên chéo của đường MACD và ông đã đưa ra phương pháp tính đường MACD_H.
2.3.2 Giải thích về đường MACD_H
Đường MACD_H là đường phản ánh độ lệch giữa hai đường MACD và đường tín hiệu của nó (đường EMA của đường MACD 9 ngày - hay EMA(MACD)(9). Bất cứ khi nào đường MACD xuyên chéo qua đường tín hiệu của nó thì đường MACD_H xuyên chéo qua đường số không (Zero line).
+ Nếu đường MACD ở phía trên đường tín hiệu, thì đường MACD_H mang tính dương hay đường MACD_H nằm phía trên đường số không (Zeroline) và những đường sọc thẳng đứng được vẽ ở phía trên đường số không.
+ Nếu đường MACD ở phía dưới đường tín hiệu, thì đường MACD_H mang tính âm hay đường MACD_H nằm phía dưới đường số không (Zeroline) và những đường kẻ sọc thẳng đứng được vẽ ở phía dưới đường số không (Xem hình vẽ minh hoạ).
Sự tăng đột biến của đường MACD_H biểu thị đường MACD tăng nhanh hơn đường EMA(MACD)(9) và đã hướng lên của đường MACD ngày càng mạnh. Sự suy sụp của đường MACD_H biểu thị đường MACD đang giảm nhanh chóng hơn đường EMA của chính nó và sự đi xuống của đường MACD ngày càng mạnh.
Sự phân kỳ giữa đường MACD và đường MACD_H chính là công cụ để dự báo những sự xuyên chéo. Sự phân kỳ mang tính dương biểu thị rằng đường MACD đang trở nên mạnh hơn và tiến gần đến điểm xuyên chéo với đường EMA(9) của chính nó hướng lên phía trên. Sự phân kỳ mang tính âm biểu thị rằng MACD trở nên yếu đi và báo trước một sự xuyên chéo xuống phía dưới đường EMA của nó.
2.3.3 Tín hiệu của đường MACD_H
Tín hiệu chính phát sinh bởi đường MACD_H là một sự phân kỳ kèm theo là sự xuyên chéo đường số không (Zeroline) bởi đường MACD.
- Một tín hiệu tăng giá (Bulish Signal) được phát sinh khi hình thành một phân kỳ dương và có sự xuyên chéo ở đường MACD hướng lên trên đường số không (Zeroline).
- Một tín hiệu giảm giá (Bearish Signal) được phát sinh khi hình thành một phân kỳ âm và có sự xuyên chéo của đường MACD hướng xuống dưới đường số không (Zeroline).
Trong cuốn "Technical Analsis of the Financial Market", John Murphy cho rằng giá trị thực của đường MACD_H có thể dễ dàng nhận thấy khi bề rộng giữa hai đường MACD và EMA(MACD)(9), nới rộng ra hoặc thu hẹp lại. Khi đường MACD_H vẫn còn nằm trên đường số không (Zeroline) hay phân kỳ dương, giá trị khoán bắt đầu giảm sút, xu thế tăng giá chở nên yếu đi. Ngược lại khi đường MACD_H ở trên đường số không (Zeroline) hay phân kỳ âm, giá chứng khoán bắt đầu tăng dần, xu thế giảm giá trở nên yếu đi. Những thời điểm đảo chiều này của đường MACD_H cung cấp chỉ báo sớm có ý nghĩa rằng khuynh hướng hiện thời đang mất động lực và dấu hiệu mua bán xuất hiện khi đường MACD_H xuyên chéo qua đường số không (Zeroline).
Murphy cũng chủ trương tiếp cận nghiên cứu cùng một lúc cả hai đường MACD và đường MACD_H nhằm tránh sự ảnh hưởng của những biến động nhỏ đến khuynh hướng biến động chính. Đường MACD_H được tính với số liệu hàng tuần có thể sử dụng làm công cụ để dự báo những dấu hiệu phát sinh mang tính dài hạn. Sau đó chúng ta chỉ nên sử dụng những tín hiệu mang tính ngắn hạn có khuynh hướng trùng với khuynh hướng dài hạn.
- Nếu khuynh hướng biến động chính dài hạn có xu hướng tăng lên, thì sự phân kỳ dương kết hợp với sự xuyên chéo hướng lên trên đường số không (Zeroline) được xem là hợp lệ với đường MACD_H (hay đường MACD_H phản ánh đúng với thực tế của thị trường).
- Nếu khuynh hướng biến động chính dài hạn có xu hướng giảm thì sự phân kỳ âm kết hợp với sự xuyên chéo hướng xuống dưới đường số không (Zeroline) được xem là hợp lệ với đường MACD_H (hay đường MACD_H phản ánh đúng với thực tế của thị trường).
Bằng cách này, những tín hiệu hàng tuần trở thành những khuynh hướng có chọn lọc của những tín hiệu hàng ngày. Dựa vào phương pháp này có thể ngăn ngừa được việc sử dụng những tín hiệu hàng ngày chống lại khuynh hướng dài hạn để giao dịch (hay còn gọi là hiện tượng giao dịch theo khuynh hướng biến động phụ chỉ mang tính bổ sung).
Hình 2.7: Dùng đường MACD_H để phân tích:
(Nguồn:
2. 4 Chỉ số kênh hàng hóa - Commodity Channel Index (CCI)
Commodity Channel Index (CCI) là một chỉ báo kỹ thuật trong Phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán tạm dịch là chỉ số kênh hàng hóa, là một chỉ số động lượng cung cấp cho chúng ta những chỉ báo kỹ thuật về các điểm Overbought và OverSould (điểm mua và bán quá mức) của chứng khoán trên thị trường.
2.4.1 Tổng quan về đường CCI
- Đường CCI thường được sử dụng như một chỉ bảo kỹ thuật về các điểm Overbought và OverSould (điểm mua và bán quá mức).
- Đường CCI cũng được sử dụng để tính toán và xác định thời điểm để mua bán chứng khoán.
Công thức toán học của đường CCI
P: Giá chứng khoán trung bình hàng ngày
H: Giá chứng khoán cao nhất trong ngày
L: Giá chứng khoán thấp nhất trong ngày
C: Giá chứng khoán đóng cửa trong ngày
MA: Trung bình trượt giá chứng khoán
MD: Median deviation (Độ lệch chuẩn bình quân)
2.4.2 Giải thích về đường CCI
ý nghĩa của đường CCI là đường so sánh giá chứng khoán tại thời điểm hiện tại với trung bình giá của chứng khoán đó trong một khoảng thời gian xác định (thông thường là 20 phiên).
Đường CCI càng tiến tới mức 100 có nghĩa là giá chứng khoán ngày càng tăng so với trung bình giá của nó và ngược lại.
2.4.3 Dấu hiệu mua bán của đường CCI:
- Các chuyên viên phân tích cho rằng đường CCI cung cấp những dấu hiện xuất hiện các điểm Overbought và OverSould (điểm mua và bán quá mức) khi nó xuyên chéo qua mức +100 hoặc -100.
Sự xuyên chéo ngang qua đường số không (Zeroline) cũng có thể được coi là những dấu hiệu mua bán hoặc là những dấu hiệu báo trước cho sự đảo chiều trong khuynh hướng biến động giá chứng khoán.
Sự phân kỳ của giá thường là một chỉ báo của sự sửa chữa trong khuynh hướng biến động giá chứng khoán hoặc là sự đảo chiều trong khuynh hướng biến động giá chứng khoán.
Hình 2.8: Dùng đường CCI để phân tích
(Nguồn:
2.5 Đường RSI (Relative Strength index - chỉ số sức mạnh tương đối).
Chỉ số Relative Strength index (RSI) tạm dịch là chỉ số sức mạnh tương đối, là một chỉ số có thể cung cấp cho chúng ta những cảnh báo sớm của những cơ hội mua và bán chứng khoán.
2.5.1 Tổng quan về đường RSI
- RSI là một chỉ số động lượng đo sức mạnh tương đối của một chứng khoán nhất định hoặc là của cả một thị trường.
- Như tất cả các chỉ số động lượng khác, RSI cũng cung cấp những cảnh báo của dấu hiệu mua và bán sớm, nhưng theo các chuyên viên phân tích thì nên dùng kết hợp cùng với các chỉ tiêu động lượng khác.
- Sự phân kỳ là một dấu hiệu hết sức quan trọng mà đường RSI mang lại.
Công thức toán học của đường RSI:
TB của n ngày giá đóng cửa tăng
RS = --------------------------------------------------------
TB của n ngày giá đóng cửa giảm
n: Thời gian được ấn định trước (đơn vị ngày).
Chỉ số RSI được đo theo thang độ % từ 0% đến 100% và lấy hai đường 70% và 30% làm hai đường chỉ bảo kỹ thuật.
2.5.2 Dấu hiệu mua bán của đường RSI:
- Đường RSI vượt quá đường chỉ báo kỹ thuật trên tức là đường 70% thì đó là dấu hiệu chuẩn bị để bán chứng khoán.
Đường RSI xuống dưới đường 30% thì đó là chỉ báo rằng cơ hội đầu tư đang đến gần.
Hình 2.9: Dùng đường RSI để phân tích:
(Nguồn:
2.6 Bộ dao động Stochastic
Stochastic là chỉ tiêu dùng để xác định khi nào thì thị trường rơi vào thời điểm Overbought và OverSould (điểm mua và bán quá mức).
2.6.1 Tổng quan về đường Stocchastic
Chỉ tiêu Stocchastic là:
- Một chỉ số động lượng mà nó có thể cho biết sức mạnh hoặc tình trạng yếu kém của thị trường, thông thường nó mang lại những tín hiệu sớm của xu hướng đổi chiều.
- Dựa vào giả định rằng giá đóng cửa của chứng khoán có xu hướng tăng gần với mức giá cao nhất và khi giá chứng khoán có xu hướng giảm, giá đóng cửa của chứng khoán gần với mức giá thấp nhất.
Stocchastic được phát triển bởi Dr. Georpe Lane và được minh hoạ bởi hai đường tín hiệu: % K là đường tín hiệu sớm và đường %D là đường tín hiệu trễ. Trong đó:
+ Đường %K nhạy cảm hơn đường %D
+ Đường % D là đường trung bình động của đường %K
+ Đường %D là đường mang lại các tín hiệu mua và bán chứng khoán.
Mặc dù những biến động này là hết sức phức tạp, nhưng nó được xây dựng giống như một đường trung bình động giản đơn. Đường %K giống như đường trung bình động báo hiệu sớm (Fast Moving Average) và đường %D giống như đường trung bình động báo hiệu muộn (Slow Moving Average). Đường Stochastic được xây dựng dựa trên khoảng từ 1 đến 100 .
Đường báo hiệu thường dùng trên đồ thị Stochastic là hai đường 80% và 20% một dấu hiệu mới phát sinh khi xuất hiện sự xuyên chéo đường Stochastic và đường báo hiệu. Vùng ở trên và ở dưới hai đường 80% và 20% được nghiên cứu như một giải Stochastic.
Công thức tính đường Stochastic:
CCL: Giá đóng cửa
L9: Giá chứng khoán thấp nhất trong 9 ngày
H9: Giá chứng khoán cao nhất trong 9 ngày.
H3: Tổng của (CCL - L9) trong 3 ngày
L3: Tổng của (H9 - L9) trong 3 này.
Tín hiệu của đường Stochastic trễ:
Bắt nguồn từ thực tế đôi khi xuất hiện thời điểm giữa hai đường Stochastic sớm và trễ có sự khác biệt hoàn toàn, các chuyên viên phân tích đánh giá rằng đường tín hiệu Stochastic sớm %K hết sức nhạy cảm, nó mang lại nhiều thành quả đáng kinh ngạc trong sự nghiệp phân tích của họ. Dựa trên cơ sở đường %K các chuyên viên phân tích tạo ra đường %D (TB động của đường %K - MA(%K)) hay còn gọi là đường tín hiệu Stochastic. Công thức tính toán của đường %D được tính dựa trên đường %K. Kết quả mang lại một cặp chỉ báo cung cấp những tín hiệu một cách chính xác.
2.6.2 Giải thích về bộ dao động Stochastic
Đường 80% được dùng làm chỉ báo những điểm Overbought và đường 20% được dùng làm chỉ báo những điểm Oversold. Những tín hiệu đáng tin cậy nhất mà bộ dao động Stochastic mang lại đó là:
- Dấu hiệu bán chứng khoán khi hai đường %K và %D giảm 95%.
- Dấu hiệu mua chứng khoán khi hai đường %K và %D tăng 5%.
2.6.3 Tín hiệu mua bán của đường Stochastic:
Bộ dao động Stochastic mang lại những tín hiệu trong 3 ý chính sau:
- Hữu ích nhất khi đường chỉ báo 20% và 80% bị xuyên chéo. Dấu hiệu mua chứng khoán tốt nhất khi đường Stochastic giảm xuống dưới đường 20% và sau đó tăng vượt mức đó. Dấu hiệu bán chứng khoán tốt nhất khi đường Stochastic vượt quá mức 80% và sau đó giảm xuống dưới mức đó.
Sự xuyên chéo giữa hai đường %D và %K là dấu hiệu để mua chứng khoán khi đường %K tăng vượt lên đường %D, và bán khi đường %K giảm xuống dưới đường %D.
Sự phân kỳ giữa đường Stochasic và giá chứng khoán là rất quan trọng, ví dụ: nếu giá chứng khoán diễn ra một loạt những đỉnh mới và đường Stochastic đang trong khuynh hướng giảm xuống đó chính là dấu hiệu cho một thời kỳ giảm giá mới.
Hình 2.10: Dùng đường Stochastic để phân tích
(Nguồn:
CHƯƠNG III
ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN BSC
CHƯƠNG III
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
KỸ THUẬT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN BSC
3.1 Phát triển phương pháp Phân tích kỹ thuật trên Thị trường chứng khoán Việt Nam tại Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BSC)
3.1.1 Tổng quan về BSC
Công ty Chứng khoán NH Đầu tư và Phát triển VN (BSC) là công ty chứng khoán đầu tiên thuộc ngành Ngân hàng tham gia vào thị trường chứng khoán Việt nam.
Với số vốn điều lệ lên đến 55 tỉ VNĐ, công ty chứng khoán BSC có chức năng cung cấp nhiều loại dịch vụ liên quan đến kinh doanh, môi giới và tư vấn chứng khoán.
Thế mạnh của công ty chứng khoán BSC dựa trên sự hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, công nghệ, mạng lưới chi nhánh cũng như mối quan hệ mật thiết với NH Đầu tư và Phát triển Việt nam nhằm cung cấp dịch vụ tốt nhất không những cho các nhà đầu tư mà còn cho các doanh nghiệp có nhu cầu.
Cơ cấu tổ chức của Công ty chứng khoán BSC:
Phßng
m«i giíi, lu ký
Phßng
kÕ to¸n
Phßng
Tæng hîp
BSC Hµ Néi
Chi nh¸nh HCM
Phßng
m«i giíi
Phßng
kÕ to¸n
lu ký
Phßng
Tæng hîp
Phã Gi¸m ®èc
Phã Gi¸m ®èc
Bé phËn kiÓm so¸t
Gi¸m ®èc
Phßng
Ph©n tÝch
Phßng
Ph©n tÝch
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty chứng khoán BSC
3.1.2: Các dịch vụ mà BSC đang cung cấp trên TTCKVN:
Môi giới chứng khoán
BSC đảm nhận vai trò môi giới giúp các nhà đầu tư thực hiện việc mua, bán chứng khoán thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả nhất thông qua hệ thống đặt lệnh và báo giá điện tử hiện đại.
Lưu ký chứng khoán
BSC thực hiện dịch vụ lưu ký bao gồm lưu trữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng và thực hiện các quyền lợi của khách hàng khi sở hữu chứng khoán.
Tư vấn
BSC thực hiện dịch vụ tư vấn cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp với mức phí cạnh tranh và ưu đãi đối với khách hàng có quan hệ thường xuyên. BSC tư vấn cho các nhà đầu tư thông qua các bản tin, tài liệu, báo cáo phân tích tài chính, phân tích thị trường và sẵn sàng tư vấn trực tiếp cho nhà đầu tư khi có nhu cầu.
Đại lý và Bảo lãnh phát hành
BSC có thể tư vấn thực hiện các thủ tục phát hành, xây dựng mức giá chào bán và tổ chức việc phát hành chứng khoán một cách hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.
Quản lý danh mục đầu tư
BSC thực hiện dịch vụ quản lý danh mục đầu tư bằng cách dùng tiền của khách hàng sử dụng dịch vụ này để mua, bán, nắm giữ một số cổ phiếu tiềm năng trên thị trường với phương châm: "giảm thiểu rủi ro, nâng cao tỷ suất sinh lời".
3.1.3: Báo cảo kết quả kinh doanh của BSC:
Năm 2004 được đánh giá là khá thành công của Công ty Chứng khoán BSC, điều này được thể hiện rõ nét thông qua báo cáo tài chính của công ty năm 2004:
Bảng cân đối cân đối kế toán
Kết quả hoạt động kinh doanh
(áp dụng đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính, tín dụng.. ..)
Đơn vị: đồng
STT
Chỉ tiêu
Kỳ báo cáo
1
Tổng doanh thu
26.616.065.979
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính
4.611.299.413
Doanh thu về đầu tư tài chính
19.430.751.463
Doanh thu khác
2.664.014.921
2
Tổng chi phí
19.666.580.889
Chi phí từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính
4.254.552.746
Chi phí từ hoạt động đầu tư tài chính
12.372.317.556
Chi phí quản lý doanh nghiệp
3.039.710.587
Chi phí khác
-
3
Lợi nhuận trước thuế
6.949.484.908
4
Thuế thu nhập phải nộp
-
5
Lợi nhuận sau thuế
6.949.484.908
6
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
0
7
Cổ tức trên mỗi cổ phiếu
0
3.1.4: Ưu thế và bất lợi khi triển khai áp dụng phương pháp “Phân tích kỹ thuật tại Công ty chứng khoán BSC”
Ưu thế:
+ Nhận được sự hỗ trợ đặc biệt của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
+ Kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển ổn định với mức tăng trởng cao.
+ Thị trường Chứng khoán đã hoạt động đợc 05 năm, có xu hướng hồi phục sau đợt khủng hoảng 2001-2003.
+ Định hướng phát triển thị trường vốn tiếp tục nhận đợc sự quan tâm của Chính phủ, UBCK Nhà nước được chuyển về cho Bộ Tài chính quản lý.
+ Sự hiểu biết về đầu tư chứng khoán của công chúng ngày càng được nâng cao.
+ Qua 5 năm cọ xát với thị trường, trình độ của các nhà môi giới, đội ngũ lãnh đạo quản lý, điều hành thị trường được nâng cao lên một bước, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của TTCK.
+ Các công ty quản lý quỹ ra đời và sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài đã giúp thị trường chứng khoán có đợc sự cân bằng cung cầu.
+ Tiến độ cổ phần hoá DNNN tăng nhanh hơn do chính sách thúc đẩy của Nhà nước
Khó khăn:
+ Hệ thống pháp lý, cơ chế vận hành thị trường chưa thực sự ổn định.
+ Tiến trình hội nhập, các hiệp định thơng mại và việc bãi bỏ hàng rào thuế quan gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt nam.
+ Sự cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng thương mại, biến động của thị trường vàng, ngoại tệ, nhà đất đã làm ảnh hưởng tới lượng vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán.
+ Quy mô thị trường cổ phiếu còn nhỏ bé, khối lượng giao dịch còn ít, tính thanh khoản kém.
+ Các công ty Chứng khoán ngày càng nhiều, cạnh tranh càng gay gắt về dịch vụ và đặc biệt là về phí giao dịch để lôi kéo khách hàng.
+ Sự đòi hỏi về phát triển về chiều sâu tất cả các nghiệp vụ và mở rộng hệ thống dịch vụ cho KH.
Biện pháp khắc phục phát triển công ty chứng khoán BSC trở thành công ty chứng khoán hàng đầu trên TTCKVN về chất lượng dịch vụ và tiện ích đối với khách hàng:
+ Ứng dụng và phát triển “Phương pháp phân tích kỹ thuật” trong Phân tích và đầu tư chứng khoán.
+ Đào tạo đội ngũ nhân viên trình độ cao, đẳng cấp quốc tế
+ Cải thiện chất lượng dịch vụ
Quan trọng nhất hiện nay BSC đang trong quá trình Ứng dụng và phát triển “Phương pháp Phân tích kỹ thuật” trong phân tích và đầu tư chứng khoán. Điều này được thể hiện việc cung cấp dữ liệu giá chuẩn cho TTCKVN dùng để Phân tích kỹ thuật trên Thị trường chứng khoán và triển khai tuyển, đào tạo nhân viên mới trong lĩnh vực này.
3.2. Diễn biến chính của Thị trường chứng khoán Việt Nam sau gần bốn năm đi vào hoạt động.
Cho đến thời điểm hiện nay, diễn biến chính của Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể chia thành bốn thời kỳ tương ứng với bốn giai đoạn trong đó niềm tin của công chúng đầu tư diễn biến khá phức tạp. điều này được minh chứng hết sức rõ ràng trên đồ thị biểu diễn sự biến động của VN INDEX:
Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn sự biến động của VN INDEX
(từ ngày 28/07/2000 đến ngày 05/05/2005)
Từ 28/7/2000 đến 25/6/2001 giá cổ phiếu liên tục tăng kịch trần.VN INDEX tăng từ 100 điểm đến 571,04 điểm còn biên độ giao dịch giảm 7%. Điều này xét về mặt tâm lý là do ở thời kỳ đó thị trường mới hình thành, nhà đầu tư còn rất nhiều tò mò, ai cũng muốn dược tham gia vào các giao dịch nên họ chấp nhận bán thấp hơn và mua cao hơn mức giá mà họ cho rằng là hợp lý. Tất nhiên còn rất nhiều nguyên nhân khác liên quan đến sự tổ chức và điều hành của Nhà Nước nhưng nhìn chung ta có thể coi đây là vấn đề chính phát sinh với đa số nhà đầu tư, một số chuyên gia còn gọi đây là “chứng nghiện giao dịch”.
Giai đoạn thứ hai bắt đầu ngay sau đó và kéo dài đến cuối năm 2001. Giá cổ phiếu sau thời kỳ tăng liên tục giờ đây giảm mạnh. Đường đồ thị giá gần như dốc thẳng xuống trong 3 tháng đầu. Nhà đầu tư sau khi thoả mãn được tính hiếu kỳ của mình giờ đây họ bắt đầu quan tâm đến thị trường chứng khoán với đúng tư cách một nhà đầu tư thực sự, họ quan tâm đến các báo cáo, các thông tin, các chỉ số,... liên quan đến công ty mà mình nắm giữ cổ phiếu. Khi mà họ nhận ra rằng giá trị cổ phiếu hiện tại đang là quá cao so với giá trị thực thì đó cũng là lúc toàn thị trường nhận ra sự thật đó, nhưng đã quá muộn cho một nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm có thể sửa chữa sai lầm. Họ ra sức bán, giá giảm nhanh, mạnh và họ vẫn lỗ.
Giai đoạn thứ ba bắt đầu từ đầu năm 2002 đến 9/2003 giá cổ phiếu đi xuống trầm trọng. Đây có thể coi là giai đoạn cuối của xu thế giảm giá trên thị trường. VN INDEX giảm có lúc thấp nhất chỉ còn 130,09 điểm. Theo Lý thuyết Dow, ở giai đoạn cuối của Bear Market này, giá cổ phiếu giảm thậm chí xuống dưới mức giá trị thực của nó, mọi thứ trở nên “tồi tệ” hơn cả tình trạng thực tế của các công ty. Thực tế đã chứng minh điều này, giá cổ phiếu REE đã có lúc giảm thê thảm xuống còn 9.800 VNĐ thấp hơn mệnh giá của nó. Hãy tưởng tượng nếu bạn là một nhà đầu tư thông minh và có kinh nghiệm và bạn mua vào cổ phiếu REE ở thời điểm đó và vẫn nắm giữ thì tại thời điểm ngày 05/05/2005 giá đóng cửa cổ phiếu là 26,000 VNĐ bạn sẽ lãi bao nhiêu?
Giai đoạn thứ tư bắt đầu từ quý 03/2003 đến 02/2004. Thị trường hồi phục một cách có cơ sở đó là mức tăng trưởng cao và tình trạng làm ăn rất tốt của hầu hết các công ty niêm yết. VN INDEX có lúc đã đạt đến mức 272.890 điểm vào ngày 4/2/2004. Khối lượng giao dịch cũng tăng, khối lượng giao dịch có lúc đạt đến hon 5 tỷ và hiện nay đang giữ ở mức 2 tỷ một ngày. Thị trường đã có những khởi sắc thực sự, thêm công ty tham gia niêm yết, nhiều công ty tài chinh mở và hoạt động mạnh, trong đó ta không thể bỏ qua sự hình thành của quỹ Việt Fund. Nếu bạn chú ý có thể thấy trước khi có thông tin về sự ra đòi của Việt Fund thì thị trường đã có dấu hiệu của sự yếu đi nhưng ngay khi thông tin và Việt Fund được tung ra cùng với sự tiếp nhận rất hồ hởi của nhà đầu tư nói chung và quá trình huy động vốn rất nhanh của quỹ đã làm cho tâm lý chung của nhà đầu tư lạc quan và thị trường tiếp tục duy trì xu thế gia tăng của nó. Trên biểu đồ hiện nay ta có thể thấy đồ thị giá không còn tăng mạnh như trước và đi vào thời kỳ ít biến động.
Giai đoạn thứ 5 bắt đầu từ tháng 02/2004 cho đến nay, thị trường đi vào giai đoạn ít biến động không có những đột biến lớn trong sự biến động của giá chứng khoán trên thị trường. Vnindex giao dịch xung quanh mức 140 điểm trong thời gian dài.
3.3 Diễn biến giao dịch trên Thị trường chứng khoán Việt Nam từ giữa năm 2004 đến nay.
Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn chỉ số VNINDEX đầu năm 2005
(tính đến ngày 05/05/2005)
Trên đây là đồ thị biểu diễn chỉ số VNINDEX từ đầu năm 2004 đến nay, nói chung tại thời điểm hiện tại chỉ số VNINDEX đang trong giai đoạn ít biến động hình mẫu kỹ thuật có thể hình thành trong thời gian tới là hình mẫu tam giác cân. Trong thời gian này chỉ số VNINDEX đang chờ đợi một "breakout" chúng ta nên theo dõi thêm trong thời gian tới để có được những dấu hiệu từ các công cụ phân tích một để có được kết luận một cách chắc chắn nhất, khi chỉ số RSI vượt qua một trong hai đường giới hạn động mức 30 hoặc 70 , hoặc đường MACD_H chuyển hướng một cách dứt khoát ra khỏi đường zeroline không như tại thời điểm hiện tại... thì đó chính là dấu hiệu thị trường xác lập một xu thế biến động mới hoặc tiếp tục xu thế biến động cũ.
3.4 Phân tích nghiệp vụ “Phát hành thêm cổ phiếu” của KHA
Theo thông báo của TTDG TPHCM ngày 05/10/2004 về việc “thông báo phát hành cổ phiếu ra công chúng” ( Giấy chứng nhận số03/UBCK-ĐKPH do chủ tịch ủy ban chứng khoán nhà nước cấp ngày 28/9/2004 ). Công ty cổ phẫn xuất nhập khẩu Khánh Hội (KHA) được phép phát hành thêm 1.045 triệu cổ phiếu, loại cổ phiếu phổ thông, mệnh giá 10.000 VNĐ. Điều kiện mua:bán cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 2/1. Thông báo này có ảnh hưởng mạnh mẽ tới giá chứng khoán của KHA trên thị trường, theo như công thức tính giá chứng khoán sau ngày tăng vốn điều lệ ( phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng )
Công thức theo lý thuyết:
Po.n + P1.m
P* = -----------------------------
m + n
Giá quyền mua là DP = Po – P*
Trong đó: Gía chứng khoán sau tăng vốn điều lệ
P*: Gía chứng khoán ngày công bố thông tin tăng vốn điều lệ
P0: Gía chứng khoán ngày công bố thông tin tăng vốn điều lệ
P1: Gía ưu đãi
n: số cổ phiếu phát hành thêm
Trên thực tế thường áp dụng ( với tỷ lệ quyền mua của cổ phiếu phát hành thêm là: i )
Po + i.P1
P* = ---------------------------
1 + i
Trong đó:
P*: Gía chứng khoán sau khi tăng vốn điều lệ
P0: Gía chứng khoán ngày công bố thông tin
i: Tỷ lệ quyền mua của nhà đầu tư
Căn cứ vào giá mở cửa chứng khoán KHA ngày05/10/2004 ta có giá quyền mua của cổ phiếu KHA phiên có thông báo tăng vốn điều lệ:
Ta có quyền mua cổ phiếu KHA ngày 05/10/2004 là:
24.2 – 19.4 = 4.8
Điều này có nghĩa là trước ngày hết hạn đăng ký quyền mua cổ phiếu KHA giá cao nhất theo lý thuyết của KHA có thể tăng thêm 4.800 VNĐ và khi hết hạn quyền mua giá chứng khoán có thể giảm xuống mức 19.400 VNĐ.
Điều này đã được thực tế chứng minh từ ngày 05/10 cho đến ngày 15/10 giá chứng khoán KHA tăng từ 24.2 lên đến 25.5, tăng 1.3. Gía cao nhất trong thời gian này là 26 vào ngày 06/10. Sự biến động giá của KHA do tác động của đợt phát hành thêm được minh họa rõ nét trên đồ thị biến động giá của KHA trong thời gian này:
Hình 3.4: Đồ thị biến động giá chứng khoán KHA
Data for: 05/05/2005
Nhưng trên thực tế bằng các công cụ kỹ thuật khác chúng ta có thể nhận biết xu thế tăng giá của KHA bắt đầu chính thức từ ngày 26/9/2004. Bằng công cụ “chỉ số dòng tiền” chúng ta có thể dễ dàng nhận ra bắt đầu từ ngày26/9/2004 tổng số tiền đầu tư vào cổ phiếu KHA đã tăng đột biến một cách không bình thừơng, điều này được minh chứng bằng đồ thị dưới đây:
Hình 3.5: Đồ thị kỹ thuật phân tích biến động cổ phiếu KHA
Data for: 05/05/2005
Lý do chính có thể thông tin cổ phiếu KHA phát hành thêm cổ phiếu đã được một số người có trước khi UBCK thông báo chính thức đã tư lợi.
Tuy nhiên theo đánh giá thì đợt phát hành thêm của cổ phiếu KHA khá thành công giá cổ phiếu sau phát hành, giá cổ phiếu sau khoảng gần 5 tháng giao dịch đã tăng hơn mức tại thời điểm thông báo phát hành thêm.
Hình 3.6: Đồ thị biến động một năm của KHA
Data for: 05/05/2005
KẾT LUẬN
Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và tiến hành quá trình CNH - HĐH đất nước, vấn đề huy động vốn trở nên vô cùng quan trọng.
Để giải quyết vấn đề vốn và phát huy tối đa hiệu quả sử dụng vốn thì việc ra đời của Thị trường chứng khoán ở Việt Nam là một điều kiện cần thiết khách quan, và Thị trường chứng khoán Việt Nam đang từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong việc huy động vốn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý, điều hành và nhất là đối với các nhà đầu tư vào Thị trường chứng khoán - một lĩnh vực đầu tư, kinh doanh còn mới mẻ - mà với họ kiến thức và kinh nghiệm đầu tư còn rất nhiều hạn chế.
Vì vậy, kiến thức và kinh nghiệm về phân tích đầu tư chứng khoán là một yêu cầu cấp thiết cần được giải quyết, nhằm từng bước hoàn thiện và phát triển Thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Một trong những phương pháp phân tích đầu tư thiết thực và có hiệu quả đối với các nhà đầu tư đó là phương pháp Phân tích kỹ thuật trên Thị trường chứng khoán.
Trong phạm vi của đề tài, nhằm giới thiệu một cách tổng quát nhất về phương pháp Phân tích kỹ thuật trên Thị trường chứng khoán, và việc bước đầu triển khai ứng dụng nó để phân tích và đầu tư trên Thị trường chứng khoán Việt Nam đó là:
Sự ra đời của Phân tích kỹ thuật trên Thị trường chứng khoán.
Tổng quan về Phân tích kỹ thuật trên Thị trường chứng khoán
Một số công cụ dùng trong Phân tích kỹ thuật.
Ứng dụng phương pháp Phân tích kỹ thuật trên Thị trường chứng khoán Việt Nam tại công ty chứng khoán BSC.
Do còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm trong phương pháp Phân tích kỹ thuật, một phương pháp còn rất mới vì vậy đề tài khó tránh khỏi những hạn chế trong việc phân tích đánh giá, em hy vọng sẽ hoàn thiện tốt hơn trong những công trình nghiên cứu lần sau.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Đăng Khâm, thầy giáo Nguyễn Đức Hiển, thầy giáo Nguyễn Trung Thành - giảng viên bộ môn Tài Chính Quốc Tế và Thị Trường Chứng Khoán khoa Ngân Hàng - Tài Chính Đại Học Kinh Tế Quốc Dân và các anh chị Phòng Phân tích, Phòng IT Công ty Chứng Khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
MỘT SỐ THUẬT NGỮ
Trong nội dung đề án có một số khái niệm được sử dụng nguyên từ tiếng Anh để đảm bảo ý nghĩa của từ:
+ Break out: chỉ sự đột phá của giá vượt ra khỏi xu thế hiện tại, có thể gọi là phá vỡ xu thế giá.
+ Bull Market: thị trường mà giá đang trong xu thế đi lên, hay giá đang tăng mạnh.
+ Bear Market: thị trường mà giá đang trong xu thế đi xuống, hay giá đang giảm.
+ Zeroline: đường số không, đường chuẩn của các chỉ số phân tích.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách và giáo trình chuyên khảo:
Tài liệu tiếng Việt:
+ Trường Đại học KTQD - Giáo trình thị trường chứng khoán - NXB Tài chính - 2002.
+ Sterm K. A, Bí quyết đầu tư chứng khoán - NXB trẻ TPHCM - 2001.
+ Trần Thị Minh Châu - TTCK và những điều kiện kinh tế - xã hội hình thành và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam - NXB Chính trị Quốc gia - 2003.
+ Th.S Trần Quốc Tuấn - Cẩm nang đầu tư chứng khoán - NXB Thống kê - 2000.
Tài liệu tiếng Anh:
+ Constance Brown - All about Technical Analysis - McGraw-Hill - 2003
+ Clifford Pistolese - Using Technical Analysis a step-by-step guide to understanding and applying stock market charting techniques - McGraw-Hill, 1994.
+ Jack D.Schawager - Schwager on future Technical Analysis - John Wlley & sons, inc., 1996
+ Robert R. Prechter, Jr - Elliott Wave Principle - New Classics Library - 2002
Báo và tạp chí chuyên ngành:
+ Tạp chí đầu tư chứng khoán, Bộ Kế hoạch và đầu tư.
+ Tạp chí chứng khoán, UBCK Nhà nước.
Websites:
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
+
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ứng dụng phương pháp Phân tích kỹ thuật tại Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.doc