Với đà tăng trưởng như hiện nay, trong thời gian tới chắc chắn mặt hàng thủ
công mỹ nghệ sẽ tiếp tục là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao và mang lại
nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động xúc tiến xuất khẩu thì vai trò của hoạt động xúc tiến xuất khẩu là vô cùng
quan trọng.
Như ta đã nghiên cứu trong luận văn, trong số các hình thức xúc tiến xuất khẩu
hiện nay thì xúc tiến xuất khẩu thông qua thương mại điện tử là một hình thức
mới mẻ nhưng phát huy được hiệu quả rất cao so với các hình thức xúc tiến
thông thường khác. Và trong quá trình ứng dụng phương thức xúc tiến này,
ngành thủ công mỹ nghệ có thể nói là ngành đi đầu trong cả nước. Bên cạnh
những nhược điểm còn tồn tại thì không ai có thể phủ nhận được vai trò của
thương mại điện tử trong việc giúp cho ngành thủ công mỹ nghệ đạt tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu rất cao trong thời gian qua.
102 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2377 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bỉ (10.7%), Italia (7.4%), Tây Ban Nha (6.3%), Thuỵ Điển (5.0%), Đan
Mạch (4.1%), Phần Lan (0.8%), Hy Lạp (0.5%) và Bồ Đào Nha (0.4%).
76
Điều đáng lưu ý là trong thời gian qua, nhiều thương nhân EU lâu nay làm ăn
với các chủ hàng của Trung Quốc và của các nước ASEAN khác đã phần nào
quan tâm đến thị trường Việt Nam hơn, một phần vì muốn làm phong phú thêm
nguồn cung cấp hàng hoá, phần khác vì họ thấy nhiều mặt hàng Việt Nam đáp
ứng tốt yêu cầu của họ cả về giá cả lẫn chất lượng. Hàng Việt Nam xuất khẩu vào
thị trường EU được hưởng mức thuế ưu đãi GSP như hàng của các nước đang
phát triển khác. Vì vậy, hàng của ta gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh nặng ký trên
thị trường này, như hàng của Trung Quốc, Thái Lan và hàng của các nước
ASEAN khác. Nếu có những giải pháp thích hợp để phát triển sản xuất, đa dạng
hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng và cải tiến mẫu mã thì EU thực sự là thị
trường tiềm năng cho loại hàng xuất khẩu này. Hiện nay, người tiêu dùng EU rất
thích sử dụng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.
Nhu cầu đối với hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới ngày càng tăng. Để đáp
ứng nhu cầu thị trường, cũng như để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ năm 2005 đạt từ 900-1000 triệu USD, với tốc độ tăng trưởng bình
quân 5 năm (2000-2005) đạt 2,5%/năm, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ cần phát hiện, nắm bắt kịp thời nhu cầu thị hiếu của từng thị
trường, không được bỏ qua những nhu cầu, những lô hàng nhỏ, đồng thời phải có
định hướng chiến lược để khai thác thị trường có dung lượng lớn, có nhu cầu
thường xuyên và phong phú, nâng cao khả năng cạnh tranh để đảm bảo đầu ra
cho sản phẩm.
Trong điều kiện như vậy, không chỉ có các doanh nghiệp trong ngành thủ công
mỹ nghệ mà cả Nhà nước cần phải có những giải pháp cụ thể để có thể nâng cao
hiệu quả ứng dụng của TMĐT trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu sản phẩm này.
2. Triển vọng ứng dụng TMĐT trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu đối với
công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn
Sau đây là kết quả nghiên cứu về nhận thức của các doanh nghiệp thủ công mỹ
nghệ Việt Nam trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu do VCCI và Bộ Thương mại
thực hiện. Ta có thể thấy mức độ cần thiết và triển vọng của việc ứng dụng
77
TMĐT trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu đối với các doanh nghiệp thủ công mỹ
nói chung và công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn nói riêng.
Bảng 3. Kết quả điều tra
Nhận thức về ứng dụng TMĐT trong xúc tiến xuất khẩu Tỷ lệ
1 Theo Anh/Chị công ty của mình có cần ứng dụng TMĐT không? 100
2 Theo anh/chị TMĐT sẽ giúp doanh nghiệp:
Mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng hiện có......................... 89
Lôi kéo khách hàng mới............................................................ 93
Cải thiện sự hài lòng của khách hàng......................................... 67
Tăng doanh số...................................................... 74
Tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp........... 70
3 Lý do ứng dụng TMĐT (chọn 1 hoặc nhiều câu trả lời thích hợp)
Thêm một kênh bán hàng mới.................................... 96
Để bán sản phẩm mới.......................... 59
Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp.................................................... 85
Thử ý tưởng mới của doanh nghiệp............................................... 37
Chuẩn bị đưa sản phẩm ra nước ngoài......................................... 50
Được nhà nước hỗ trợ, ưu đãi.............................................. 26
Thấy người khác làm mình cũng làm............................................. 4
4 Theo Anh/Chị điều gì trong số các vấn đề nêu dƣới đây thu hút
khách hàng của công ty mua hàng qua mạng:
Rẻ nhất.................................................................... 39
Có nhiều mặt hàng nhất................................................... 50
Dịch vụ tốt nhất................................................................ 63
78
Giao hàng nhanh nhất...................................................... 39
Địa chỉ duy nhất cho mặt hàng của mình......................... 9
Khách hàng tin tưởng nhất............................................... 35
Nguồn: Bộ Thương mại
Như vậy:
- 100% doanh nghiệp được điều tra đều nhận thức được vai trò quan trọng
của TMĐT đối với hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Đây là tín hiệu đáng
mừng đối với các nhà hoạch định chính sách phát triển TMĐT ở Việt Nam.
- Tỷ lệ đồng ý khá cao (bình quân 79%) về các lợi ích của TMĐT như: Mở
rộng kênh tiếp xúc với khách hàng hiện có; Lôi kéo khách hàng mới; Cải thiện sự
hài lòng của khách hàng; Tăng doanh số; Tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp... cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đều nhận thức khá rõ ràng
về các lợi ích của TMĐT. Vì vậy, trong công tác tuyên truyền quảng bá về TMĐT
không cần thiết phải tập trung giới thiệu quá nhiều vào các lợi ích của TMĐT
đối với hoạt động của doanh nghiệp.
- Với 96% số doanh nghiệp được khảo sát cho rằng TMĐT giúp doanh nghiệp
tăng một kênh bán hàng; 85% số doanh nghiệp mong muốn thông qua việc tham
gia TMĐT có thể xây dựng được hình ảnh cho doanh nghiệp mình cho thấy hầu
hết các doanh nghiệp có mục đích rõ ràng và đúng đắn khi tham gia TMĐT. Chỉ
có rất ít doanh nghiệp tham gia TMĐT theo phong trào.
Với kết quả thu được như vậy chứng tỏ các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ
Việt Nam có nhận thức rất tốt về việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động xúc tiến
thương mại. Đây là tiền đề rất tốt để tiếp tục mở rộng việc ứng dụng TMĐT
trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu trong các doanh nghiệp. Không nằm ngoài
quy luật đó, với quy mô là một doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ công ty
TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn đã nhận thức rất rõ được tầm quan trọng của
việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu các mặt hàng mây tre
79
giang đan. Và với hy vọng việc ứng dụng TMĐT sẽ giúp công ty ngày càng tìm
kiếm được nhiều khách hàng và sẽ tăng được doanh thu xuất khẩu trực tiếp trong
tổng doanh thu trong các năm tiếp theo.
II. CÁC GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG TMĐT
TRONG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH
MÂY TRE CHÚC SƠN
1. Các giải pháp từ phía nhà nƣớc
Để các doanh nghiệp trong ngành thủ công mỹ nghệ nói chung và Công ty
TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn nói riêng ứng dụng được một cách phổ biến
hình thức xúc tiến thương mại thông qua TMĐT thì cần sự trợ giúp từ phía Nhà
nước dưới các hình thức sau:
1.1. Xây dựng trung tâm giao dịch TMĐT.
Trung tâm giao dịch TMĐT là một hệ thống cổng thông tin thương mại dựa
trên công nghệ Web và được triển khai trên mạng toàn cầu Internet. Hệ thống
này thực hiện các chức năng chính sau đây:
- Trung tâm triển lãm về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trên mạng Internet. Khu
triển lãm này sẽ giảm được đáng kể các chi phí quảng cáo tiếp thị (đặc biệt là các
chi phí quảng cáo và xúc tiến thương mại ở nước ngoài) cho các doanh nghiệp,
đồng thời đảm bảo tiếp cận được tới đông đảo người tiêu dùng trên toàn thế giới
do không bị giới hạn về không gian, thời gian và luôn được cập nhật các thông
tin mới nhất.
- Trung tâm giao dịch thương mại: thông qua cổng giao dịch các doanh nghiệp
có thể tìm kiếm đối tác, bạn hàng và tiến hành đàm phán hợp đồng thương mại.
Khi các điều kiện pháp lý của Việt Nam hoàn thiện các doanh nghiệp có thể ký
kết hợp đồng và thanh toán tiền qua mạng Internet.
- Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp: thông qua cổng giao dịch, các doanh nghiệp
sẽ được cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường, giá cả, đối tác, các thông
80
tin kinh tế, pháp luật, môi trường kinh doanh của Việt Nam và một số thị trường
quốc tế. Nhờ đó tránh được các tranh chấp và thiệt thòi khi tham gia vào thị
trường quốc tế.
- Trung tâm đào tạo doanh nghiệp: cổng giao dịch là nơi cung cấp, tư vấn các
kiến thức về quản trị kinh doanh, về chính sách chế độ, các quy định và tập quán
thương mại quốc tế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh
khi tham gia hội nhập kinh tế.
- Diễn đàn cho các doanh nghiệp: cổng giao dịch sẽ cung cấp các thông tin
kinh tế, thị trường mới nhất và tạo điều kiện để các doanh nghiệp học hỏi kinh
nghiệm, trao đổi, hỏi đáp những vấn đề quan tâm. Đồng thời đây cũng là nơi các
doanh nghiệp có thể đưa ra và tổng hợp các đề xuất lên Hiệp hội để cùng nhau
tháo gỡ các khó khăn và phát triển ngành.
Để thực hiện các chức năng trên, Trung tâm giao dịch TMĐT phải có các
thành phần thông tin chính là Danh bạ doanh nghiệp, Danh bạ sản phẩm, Cơ hội
giao thương và các thông tin hỗ trợ.
* Danh bạ doanh nghiệp:
Danh bạ doanh nghiệp là nơi các doanh nghiệp thành viên tự giới thiệu về
mình, sản phẩm của mình cũng như năng lực cung ứng sản phẩm. Các doanh
nghiệp thành viên được phân loại theo các tiêu chí khác nhau như vị trí địa lý,
loại hình sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh để tiện cho các đối tác khác tra cứu và
tìm đến doanh nghiệp một cách nhanh nhất.
Các thông tin về một doanh nghiệp bao gồm: Tên doanh nghiệp; Địa chỉ trụ sở
và các chi nhánh, văn phòng đại diện; Lĩnh vực sản phẩm, dịch vụ; Khả năng
cung ứng hàng hoá, dịch vụ; Thông tin khác do doanh nghiệp tự giới thiệu; Danh
bạ sản phẩm của doanh nghiệp; Các nhu cầu mua, bán, hợp tác...
* Danh bạ sản phẩm:
Danh bạ sản phẩm bao gồm tất cả các sản phẩm của tất cả các doanh nghiệp
thành viên có trên Trung tâm giao dịch TMĐT và như vậy các sản phẩm này đều
81
được giới thiệu ra toàn thế giới. Các sản phẩm được sắp xếp và phân loại theo
lĩnh vực sản phẩm hoặc theo vị trí địa lý của nơi sản xuất.
Các thông tin về một sản phẩm bao gồm: Tên sản phẩm, Mục phân loại, Nhà
sản xuất, ảnh của sản phẩm, Mô tả sản phẩm, Các điều kiện thương mại: giá,
thanh toán, giao hàng,...
* Cơ hội giao thương:
Đây là phần quan trọng nhất và cũng là phần bận rộn nhất của Trung tâm giao
dịch TMĐT và là nơi diễn ra các cuộc trao đổi, mua bán và hợp tác. Tại đây,
những người tham gia giao dịch gồm người mua, người bán, các đại lý, trung
gian... có thể đưa ra các yêu cầu, chào hàng và nhận thông tin phản hồi từ phía
những người quan tâm.
Các thông tin cần thiết trong một chào hàng bao gồm: Tiêu đề; Mục sản phẩm;
Chi tiết của chào hàng; Người chào hàng; Thời hạn hiệu lực; Các chào hàng liên
quan.
* Thông tin hỗ trợ kinh doanh:
Thông tin hỗ trợ kinh doanh sẽ tập trung vào các thông tin nhằm giới thiệu cho
phía các đối tác nước ngoài về môi trường kinh doanh tại Việt Nam và các thông
tin về các quy định, thủ tục, dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu để
hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước.
Các mục thông tin hỗ trợ bao gồm: Hồ sơ thị trường; Môi trường kinh doanh
tại Việt Nam; Các chính sách, quy định liên quan đến xuất nhập khẩu tại Việt
Nam; Thống kê: thống kê thương mại và kinh tế; Các kinh nghiệm kinh doanh
với các thị trường; Tin tức kinh tế và thương mại; Thông tin hội chợ triển lãm,
hội thảo hội nghị; Địa chỉ hữu ích: các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xúc tiến
thương mại,...
Về mặt kỹ thuật, Trung tâm giao dịch TMĐT được xây dựng dựa trên kiến trúc
3 tầng: tầng quản trị cơ sở dữ liệu, tầng phần mềm xử lý các yêu cầu nghiệp vụ
và tầng trình bày kết quả trên giao diện người dựng (web).
82
Các máy chủ thực hiện các chức năng khác nhau được thiết kế chạy độc lập để
đảm bảo tốc độ xử lý và thực hiện các yêu cầu tính toán, đồng thời đảm bảo các
yêu cầu về bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu. Bản thân giữa các máy chủ cùng
chức năng cũng có cơ chế đồng bộ dữ liệu và thay thế trong trường hợp gặp các
sự cố để đảm bảo hệ thống được vận hành liên tục 24 giờ trong ngày, 7 ngày
trong tuần và 365 ngày trong năm.
Vậy ta có thể thấy việc tham gia vào các trung tâm giao dịch TMĐT sẽ giúp cho
các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ nói chung và Công ty TNHH mây tre xuất
khẩu nói riêng có nhiều cơ hội tham gia thị trường, tiếp cận và tìm kiếm đối tác.
Đồng thời khi tham gia vào trung tâm giao dịch TMĐT Công ty sẽ được tư vấn
các kiến thức về các kiến thức về quản trị kinh doanh và
các doanh nghiệp có điều kiện trao đổi học hỏi kinh nghiệm để từ đó có thể nâng
cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
1.2. Thông tin tư vấn về ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xúc
tiến xuất khẩu cho các doanh nghiệp.
Mục tiêu của hoạt động này là cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho
doanh nghiệp thông qua Cổng giao dịch tin học hỗ trợ doanh nghiệp, các khu
trưng bày ứng dụng TMĐT trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu, các database về
ứng dụng TMĐT trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu cho các doanh nghiệp để họ
tìm hiểu về các ứng dụng TMĐT, kinh nghiệm ứng dụng, các bài học thành công
và thất bại trong ứng dụng TMĐT, các điều kiện cần và đủ để ứng dụng TMĐT
vào hoạt động xúc tiến xuất khẩu của từng loại hình doanh nghiệp, trong đó có
các doanh nghiệp ngành thủ công mỹ nghệ và từ đó lựa chọn cho mình một giải
pháp tốt nhất.
Nội dung của hoạt động này bao gồm:
- Hợp tác với hội tin học Việt Nam, các tổ chức, các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực Công nghệ thông tin xây dựng “Cổng giao dịch tin học hỗ trợ
doanh nghiệp”, Cổng giao dịch này sẽ gắn kết với Sàn giao dịch Thương mại
83
điện tử Việt Nam, đây là trung tâm hội chợ triển lãm tuyên truyền giới thiệu về
hàng hoá, dịch vụ, sản phẩm, giải pháp của doanh nghiệp tin học trong và ngoài
nước, đồng thời đây cũng là Trung tâm giao dịch thương mại: công cụ giúp các
doanh nghiệp trong lĩnh vực tin học thực hiện việc trao đổi, đàm phán với khách
hàng, ngoài ra đây còn là trung tâm thông tin hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ: cung cấp cho các doanh nghiệp các thông tin
về thị trường (cả trong và ngoài nước), về công nghệ mới, và các thông tin tiện
ích khác: hội chợ, triển lãm, địa chỉ cần liên hệ,... Qua cổng giao dịch này doanh
nghiệp thủ công mỹ nghệ có thể nắm bắt tình hình thị trường nhanh nhất và lựa
chọn cho doanh nghiệp mình những sản phẩm phù hợp nhất với thị trường thế
giới.
- Xây dựng Khu trưng bày các ứng dụng TMĐT trong hoạt động xúc tiến xuất
khẩu phục vụ doanh nghiệp. Tại đây sẽ diễn ra các hoạt động hội thảo, hội nghị,
các cuộc toạ đàm, đàm phán, ký kết hợp đồng, thẩm định và tư vấn doanh
nghiệp,... Tại khu trưng bày này sẽ trưng bầy và giới thiệu các sản phẩm thực của
một số doanh nghiệp tiêu biểu ngành thủ công mỹ nghệ. Khu trưng bày này sẽ
đặt trụ sở tại tất cả các chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
trên toàn quốc, đầu mối của doanh nghiệp Việt Nam.
- Biên soạn các tài liệu, ấn phẩm giới thiệu công nghệ mới để ứng dụng TMĐT
trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu nhằm giúp các doanh nghiệp tìm hiểu và lựa
chọn công nghệ phù hợp.
- Tư vấn lựa chọn giải pháp ứng dụng phù hợp với đặc thù hoạt động, nhu cầu và
khả năng của doanh nghiệp. Với các nhu cầu doanh nghiệp sẽ có các buổi toạ
đàm, buổi thuyết trình cụ thể với nhiều các giải pháp khác nhau để doanh nghiệp
có thể lựa chọn giải pháp tốt nhất.
- Hướng dẫn lập, triển khai và giám sát việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động
xúc tiến xuất khẩu. Đây là việc khó khăn đối với doanh nghiệp do vậy cần có
những chuyên gia tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong quy trình lập dự án, lựa chọn
giải pháp, triển khai ứng dụng, đào tạo chuyên viên và giám sát dự án.
84
1.3. Đào tạo nhân lực ứng dụng Thương mại điện tử trong hoạt động xúc tiến
xuất khẩu cho doanh nghiệp.
Hiện nay một trong những rào cản chính cản trở sự phát triển của các doanh
nghiệp trong việc ứng dụng TMĐT là thiếu đội ngũ chuyên gia về TMĐT. Đây là
một thực tế mà cho tới hiện nay chúng ta vẫn chưa có giải pháp tổng thể để giải
quyết. Bên cạnh đó, một thực tế là số doanh nghiệp vừa và nhỏ của chúng ta
chiếm tới 96% tổng số doanh nghiệp cả nước. Đây là đội ngũ có nhu cầu đào tạo
ứng dụng TMĐT lớn của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy việc
xây dựng một kế hoạch tổng thể trong việc đào tạo nguồn nhân lực có thể ứng
dụng TMĐT trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu cho doanh nghiệp là rất cần
thiết.
1.4. Góp phần tạo môi trường phát triển ứng dụng TMĐT trong hoạt động xúc
tiến xuất khẩu cho doanh nghiệp.
Hiện nay Việt Nam đang có những bước đi tích cực nhằm tạo ra một môi trường
cho phát triển ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp. Đã xuất hiện một số chương
trình dự án tạo lập môi trường ứng dụng TMĐT trong hoạt động xúc tiến xuất
khẩu cho cộng đồng doanh nghiệp nhưng mới chỉ dừng lại ở mặt chính sách.
Trong thời gian tới, việc tham gia của cộng đồng doanh nghiệp với tư cách là
những người hưởng lợi và tham gia chủ đạo vào chương trình hỗ trợ ứng dụng
TMĐT có một vai trò quan trọng trong việc đánh giá và thực hiện chương trình.
Nội dung của chương trình bao gồm:
- Tham gia xây dựng các chuẩn ứng dụng TMĐT trong hoạt động xúc tiến xuất
khẩu trong doanh nghiệp như các chương trình về xác thực điện tử, chữ ký điện
tử,...
+ Tham gia cùng các bộ ban ngành, các cơ quan hữu quan về việc xây dựng các
chuẩn ứng dụng TMĐT trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu trong doanh nghiệp
như các chuẩn về trao đổi dữ liệu điện tử, về chữ ký điện tử, thanh toán điện tử.
Xây dựng dự án mạng giá trị gia tăng trong đó ứng dụng các chuẩn trao đổi dữ
85
liệu điện tử vào việc hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh
doanh.
+ Phối kết hợp với các tổ chức quốc tế trong việc xây dựng chuẩn ứng dụng
TMĐT. Tham gia các đoàn khảo sát nước ngoài trong việc tìm hiểu kinh nghiệm
quốc tế về việc xây dựng các chuẩn ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp.
Dự kiến chương trình này được thực hiện từ năm 2005 đến 2007 và kinh phí để
tiến hành là 4.493.355.000 đồng.
- Thu thập tổng hợp các ý kiến góp ý của doanh nghiệp để kiến nghị lên Chính
phủ các chính sách chế độ nhằm đẩy mạnh ứng dụng TMĐT trong hoạt động xúc
tiến xuất khẩu trong doanh nghiệp.
Dự kiến sẽ tiến hành 4 cuộc điều tra đối với 500 doanh nghiệp, trong đó có các
doanh nghiệp trong ngành thủ công mỹ nghệ trên địa bàn cả nước. Chi phí cho
toàn bộ quá trình hoạt động từ năm 2005 đến năm 2008 là 320 triệu đồng.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong ứng dụng TMĐT bao gồm các công việc:
+ Tăng cường hợp tỏc với cỏc tổ chức quốc tế trong việc kờu gọi cỏc dự ỏn về
ứng dụng TMĐT trong hoạt động xỳc tiến xuất khẩu cho Việt Nam.
+ Tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài trong việc học hỏi kinh nghiệm
trong việc triển khai ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp.
Kinh phí thực hiện chương trình hợp tác này nằm trong kinh phí quảng bá của
VCCI và của Trung tâm giao dịch Thương mại điện tử.
86
1.5. Tạo hành lang pháp lý cho việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt
động xúc tiến xuất khẩu.
TMĐT tạo ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp. Vì vậy, tới năm 2005 mặc
dù giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong các giao dịch thương mại chưa
được pháp luật thừa nhận nhưng nhiều doanh nghiệp trong nước đã tích cực, chủ
động ứng dụng TMĐT. Tuy nhiên, TMĐT chỉ có thể phát triển mạnh mẽ khi các
giao dịch thương mại thông qua phương tiện điện tử được pháp luật đảm bảo.
TMĐT liên quan tới nhiều lĩnh vực nhưng do nguồn lực có hạn nên chúng ta cần
xây dựng kế hoạch soạn thảo và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật với
trình tự hợp lý. Trước hết cần ban hành các văn bản pháp quy thừa nhận giá trị
pháp lý của thông điệp dữ liệu trong các hoạt động thương mại, tiếp đó là các văn
bản điều chỉnh các vấn đề đảm bảo cho thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý, cuối
cùng là các văn bản điều chỉnh các hành vi khác liên quan tới TMĐT.
Khi soạn thảo các văn bản pháp quy cần phải tổ chức cho đông đảo công dân,
cộng đồng các doanh nghiệp và các nhóm lợi ích tham gia góp ý với các hình
thức phù hợp. Đồng thời cần tham khảo kinh nghiệm ban hành các văn bản luật
tương ứng của các nước khác.
- Các văn bản pháp quy thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu:
Tới cuối năm 2006 cần ban hành các luật tạo nền tảng cho TMĐT là Luật Giao
dịch điện tử, Luật Thương mại (sửa đổi) và Bộ Luật dân sự (sửa đổi) (quy định
chung về hợp đồng).
- Các văn bản pháp quy điều chỉnh các vấn đề đảm bảo cho thông điệp dữ liệu có
giá trị pháp lý:
Tới cuối năm 2007 cần ban hành các văn bản pháp quy điều chỉnh nhiều khía
cạnh liên quan tới TMĐT như chữ ký số và chứng thực điện tử (CA), hợp đồng
điện tử, an toàn và bảo mật, giải quyết tranh chấp, v.v...
- Các văn bản pháp quy khác
87
Trong các năm 2008 – 2010 cần ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp
luật điều chỉnh mọi khía cạnh liên quan tới TMĐT như bảo vệ người tiêu dùng,
bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tội phạm trên mạng, các vấn đề về thuế nội địa và
thuế hải quan, v.v...
Song song với việc xây dựng luật, việc tổ chức thực thi các quy định pháp
luật liên quan tới thương mại điện tử một cách cương quyết, kịp thời bao gồm các
công việc sau:
- Xây dựng cơ chế, bộ máy mạnh để thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bí mật
riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng.
Các vấn đề về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bí mật riêng tư và bảo vệ người tiêu
dùng đã gắn rất chặt với thương mại truyền thống, trong TMĐT các vấn đề này
càng gắn chặt hơn. Do tính tức thời, liên tục 24/7 và xuyên quốc gia của nó,
TMĐT đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ mang tính toàn cầu đối với việc thực
thi quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ, bí mật riêng tư và bảo vệ người tiêu dựng.
Cho tới năm 2005 chúng ta vẫn chưa thực thi đầy đủ các quy định pháp luật về
các vấn đề trên ngay trong thương mại tryền thống. Vì vậy, trong giai đoạn 2006
– 2010 chúng ta cần xây dựng cơ chế, bộ máy mạnh để thực thi các quy định
pháp luật đối với quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ, bí mật riêng tư và bảo vệ người
tiêu dùng vừa cả trong thương mại truyền thống, vừa cả trong TMĐT.
- Xây dựng cơ chế, bộ máy giải quyết tranh chấp mạnh để sẵn sàng đáp ứng được
các vấn đề phát sinh trong TMĐT.
Hoạt động thương mại bao giờ cũng gắn liền với giải quyết tranh chấp. Trong khi
bộ máy và cơ chế giải quyết các tranh chấp thương mại truyền thống đó tương
đối hoàn chỉnh thì trên thế giới cũng như ở Việt Nam hầu như chưa xác lập được
bộ máy và cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh trên cơ sở ứng dụng
TMĐT.
Trong giai đoạn 2006 – 2010 cần xây dựng cơ chế, bộ máy giải quyết tranh chấp
có hiệu quả để sẵn sàng giải quyết một cách thoả đáng các tranh chấp phát sinh
88
trong TMĐT thông qua các hình thức như giải quyết tranh chấp qua cơ chế tự
hoà giải, cơ quan trọng tài kinh tế, các cơ quan hành chính hay toà án kinh tế
hoặc toà án hành chính.
- Quy định cơ quan chịu trách nhiệm thống kê về TMĐT, triển khai nhanh hoạt
động thống kê về TMĐT.
Thống kê về TMĐT có ý nghĩa quan trọng đối với các cơ quan nhà nước khi xây
dựng chiến lược, chính sách ở tầm vĩ mô cũng như đối với các doanh nghiệp khi
xác định chiến lược kinh doanh của mình. Thống kê tốt sẽ giúp các nhà làm
chính sách xác định đúng đắn những ảnh hưởng hiện tại và tiềm tàng của nền
kinh tế số hoá, qua đó đánh giá được tác động của các chiến lược CNTT, từ đó
dẫn đến việc sửa đổi chiến lược sao cho khai thác được tối ưu tiềm năng kinh tế
của những công nghệ mới.
Chúng ta đã ban hành Luật Thống kê và đang tích cực triển khai luật này. Trong
giai đoạn 2006 – 2010 cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê về nền kinh tế số
hoá, giúp đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống việc ứng dụng TMĐT trên
phạm vi toàn quốc, đồng thời quy định một cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà
nước về thống kê TMĐT.
2. Các giải pháp từ phía công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn
2.1. Xây dựng cơ sở vật chất để tạo điều kiện ứng dụng TMĐT
Mặc dự hiện nay cơ sở vật chất trong công ty là khá tốt (với 1 máy vi tính
xách tay và 6 máy vi tính để bàn đều được nối mạng Internet nhưng thông qua
đường dial – up chưa thông qua đường ADSL. Bên cạnh đó hiện nay công ty còn
có hẳn một chuyên gia thiết kế phần mềm thuộc công ty FPT hàng đầu tại Việt
Nam, do đó các phần mềm về công nghệ thông tin mà công ty đang ứng dụng
luôn được cập nhật các phiên bản mới nhất; trang thiết bị văn phòng khá hiện đại
và được sắp xếp rất ngăn nắp, hệ thống thông tin liên lạc, phương tiện vận
chuyển, hệ thống máy vi tính được kết nối vào mạng internet khá nhanh, máy in
và máy fax còn mới… Mỗi phòng đều có số điện thoại liên lạc riêng, mỗi nhân
viên đều được trang bị một máy tính và một máy vi tính riêng có kết nối
89
Internet). Nhưng với những mục tiêu như trên thì công ty cần phải đầu tư hơn
nữa trong vấn đề cơ sở vật chất: đặc biệt là nâng cấp các thiết bị liên quan tới
việc điều hành mạng thông tin.
Trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu thông qua thương mại điện tử, việc tạo ra cơ
sở vật chất phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu để triển khai thương mại điện tử
là rất quan trọng. Để tạo ra một cơ sở vật chất phù hợp thì công ty TNHH mây tre
xuất khẩu Chúc Sơn cần phải thực hiện một số công việc sau:
- Thứ nhất, cần đầu tư xây dựng một mạng máy tính đủ mạnh để có thể kết
nối Internet phục vụ cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Công ty cũng nên
kết nối Internet qua đường ADSL để đảm bảo tốc độ truy cập.
- Thứ hai, Công ty đó xây dựng website để quảng bá sản phẩm của mình
qua mạng toàn cầu. Như đã phân tích ở trên, quảng bá sản phẩm qua
website có lợi ích cao hơn rất nhiều các phương thức quảng cáo thông
thường khác. Tuy nhiên, để các website này phát huy hiệu quả trong hoạt
động đòi hỏi Công ty phải dành ra một khoản ngân quỹ hàng năm để có
thể phục vụ cho việc sửa sang, tu bổ và cập nhật thông tin cho website.
- Thứ ba, Công ty TNHH mây tre xuất khẩu cần ứng dụng một số giải pháp
kỹ thuật để có thể quản lý hoạt động xúc tiến xuất khẩu thông qua thương
mại điện tử một cách có hiệu quả. Các giải pháp đó bao gồm:
- + Giải pháp thương mại điện tử của Microsoft Corp
Vào tháng 4 năm 1998 Microsoft Corp. cho ra đời phiên bản Microsoft WEB site
Server 3.0 Commerce Edition một sản phẩm dùng cho thương mại điện tử nhằm
vào các doanh nghiệp vừa và lớn quan tâm đến việc xây dựng các WEB site
thương mại điện tử cho cả hai mô hình doanh nghiệp-tới-người dùng (B2C) và
doanh nghiệp-tới-doanh nghiệp (B2B). Các khách hàng sử dụng Microsoft WEB
site Server 3.0 Commerce Edition có thể kể đến bao gồm Office Depot,
BarnesandNoble.com, 1-800-FLOWERS, Eddie Bauer, Tower Records và nhiều
công ty thành công khác trong lĩnh vực thương mại điện tử. Phần mềm này có
90
mức giá 4,609 USD cho một máy chủ với bản quyền truy nhập cho 25 người
dựng hoặc 5,599 USD cho một máy chủ và bản quyền truy nhập cho 50 người.
Microsoft WEB site Server 3.0 Commerce Edition bao gồm ba phần chính sau:
Tiến hành-Engage: Thành phần này giúp cho các doanh nghiệp tạo dựng các
WEB site thương mại điện tử, tiến hành các công việc tiếp thị và quảng cáo trên
WEB site cũng như tạo các trang WEB động phù hợp với sở thích của mỗi cá
nhân khi truy nhập vào WEB site này.
Giao dịch-Transact: Cho phép người quản lý hệ thống kiểm soát các giao
dịch tài chính trực tuyến với các khả năng bảo mật, tiếp nhận các đơn đặt hàng
nhiều mức, quản lý và định hướng các giao dịch.
Phân tích-Analyze: Giúp các công ty đánh giá được các giao dịch mua bán của
khách hàng và bạn hàng, các mức sử dụng dữ liệu để có thể đưa ra được các
quyết định nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình kinh doanh điện tử.
2.2. Đào tạo đội ngũ nhân lực phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp để có thể
ứng dụng thương mại điện tử.
Nhân lực chính là y ếu tố quyết định cho sự thành c ông của doanh
nghiỌ̈p khi tham gia vào thương mại điª̣n tử . Bởi vì nếu không có nhân lực khai
thác thì những đ©̀u tư cho cơ sở hạ tÇ̀ng sẽ trở n ên rất lãng phí. Ngu«̀n nhân lực
phục vụ cho thương mại điª̣n tử phải là những người hi ểu biṌt s âu sắc v ề công
nghệ thông tin đÓ̉ quản lí , kiểm soát các giao dịch qua mạng , vừa có kiª́n thức vª̀
thương mại, kinh tª́.
Như v©̣y, ngoài một b«̣ ph©̣n nhân viên thực sự tham gia vào những liên
lạc trực tiª́p qua mạng , giám đốc công ty cũng phải chu ẩn bị kiª́n thức cho mình .
Giám đốc cũng c©̀n hiểu cách thức v©̣n hành của m«̣t t«̉ chức thương mại điª̣n tử
đÓ̉ có thể nắm vững hoạt đ«̣ng kinh doanh của doanh nghi ệp mình, từ đó có thª̉
có những quyª́t sách đúng đắn đÓ̉ phát triª̉n kinh doanh.
91
Một đội ngũ nhân lực phù hợp, có trình độ vận hành thương mại điện tử trong
hoạt động xúc tiến xuất khẩu là rất quan trọng. Muốn làm được như vậy, Công ty
cần thực hiện một số công việc sau:
- Công ty cần có chương trình đào tạo ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt
động xúc tiến xuất khẩu cho các cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ nhân
viên hoạt động trong lĩnh vực này. Nội dung đào tạo bao gồm: kiến thức về
nghiệp vụ ngoại thương, xuất nhập khẩu; kiến thức cơ bản về thương mại điện tử;
cách thức vận hành các phần mềm quản lý hoạt động xúc tiến xuất khẩu thông
qua thương mại điện tử.
- Cần tuyển dụng và đào tạo riêng một đội ngũ nhân lực có chuyên môn trong
lĩnh vực thương mại điện tử để quản lý hoạt động xúc tiến xuất khẩu thông qua
thương mại điện tử.
- Cần phối hợp với các trường đại học thuộc khối kinh tế và công nghệ thông tin,
cũng như phối hợp với các bộ ban ngành chuyên nghiên cứu về thương mại điện
tử như Bộ Thương mại, VCCI, VSAC để có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng
được đội ngũ nhân lực về thương mại điện tử phù hợp với các yêu cầu của Công
ty. Trong thời gian tới, Công ty có thể phối hợp với VCCI để tổ chức các khoá
đào tạo kiến thức về TMĐT, tiếp cận các kỹ năng sử dụng các tiện ích của công
nghệ thông tin để ứng dụng trong hoạt động kinh doanh, kỹ năng sử dụng công
cụ tham gia vào Sàn giao dịch TMĐT của các doanh nghiệp trên cả nước. Các
khoá học này sẽ cung cấp một khối lượng kiến thức rất bổ ích cho doanh nghiệp
từng bước tiếp cận với TMĐT và sử dụng cụng cụ TMĐT vào trong hoạt động
của doanh nghiệp. Đây được coi là một trong những nhân tố quan trọng giúp cho
doanh nghiệp tự tin hơn trong việc mạnh dạn tiếp cận và sử dụng TMĐT vào
trong hoạt động kinh doanh của mình.
2.3. Tổ chức bộ máy doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu ứng dụng thương mại
điện tử phục vụ cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu.
92
Theo nghiên cứu ở phần các khó khăn trong việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động
xúc tiến xuất khẩu thuộc chương II, ta thấy công ty TNHH mây tre xuất khẩu
Chúc Sơn chưa có bộ phận chuyên trách về lĩnh vực thương mại điện tử. Bởi vậy,
việc cần làm trước mắt với công ty là phải hình thành một bộ phận chuyên trách
về thương mại điện tử. Trong bộ phận này sẽ bao gồm các cán bộ có trình độ
chuyên môn cao về thương mại điện tử và nghiệp vụ ngoại thương.
Ngoài ra, Công ty cũng cần phải dành một khoản ngân sách hợp lý phục vụ cho
hoạt động xúc tiến xuất khẩu thông qua thương mại điện tử. Khoản ngân sách
này sẽ dành cho các hoạt động như: đào tạo nhân lực, bảo trợ máy móc công
nghệ, cập nhật website,…
Do công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn là một doanh nghiệp xuất khẩu
quy mô vừa và nhỏ, vì vậy nên lập tổ thương mại điện tử trực thuộc phòng kinh
doanh xuất nhập khẩu. Tổ thương mại điện tử và tổ nghiệp vụ kinh doanh xuất
nhập khẩu có sự phân công thực thi các công đoạn khác nhau trong quy trình
quản trị nhưng đều nhằm vào mục đích chung là nâng cao hiệu quả ứng dụng
thương mại điện tử trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu và tăng lợi nhuận cho
Công ty.
2.4. Tham gia vào trung tâm giao dịch TMĐT
Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn mới triển khai cổng thông tin
TMĐT để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm đối tác từ đó có thể giúp công ty tăng
được doanh thu xuất khẩu trong tổng doanh thu và khẳng định được vị thế của
mình trên thị trường. Theo nghiên cứu ở phần các khó khăn trong việc ứng dụng
TMĐT vào hoạt động xúc tiến xuất khẩu thuộc chương II, ta thấy công ty TNHH
mây tre xuất khẩu Chúc Sơn chưa có bộ phận chuyên trách về lĩnh vực thương
mại điện tử. Bởi vậy, cho đến thời điểm hiện nay Công ty TNHH mây tre Chúc
Sơn vẫn chưa tham gia vào trung tâm giao dịch TMĐT. Đây cũng là điểm hạn
chế khiến cho doanh thu xuất khẩu trong tổng doanh thu của công ty khiêm tốn.
Do đó, để cải thiện tình hình trên và thúc đẩy hơn nữa hoạt động xúc tiến xuất
khẩu Công ty nên sớm tham gia vào trung tâm giao dịch TMĐT. Vì việc tham
93
gia vào trung tâm giao dịch TMĐT sẽ mang lại cho công ty rất nhiều lợi ích như
trình bày ở phần II.1.1.1.
2.5. Giải pháp dành cho trang web của công ty
Địa chỉ website của công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn:
www.chucson.com.vn chưa thự sự gây ấn tượng đặc biệt đối với người xem và
đối tác. Qua địa chỉ này khách hàng không thực sự biết được đặc điểm và ngành
nghề kinh doanh của công ty. Do đó, để thu hút hơn nữa sự quan tâm của khách
hàng thì cần một số giải pháp sau:
* Cần có những hoạt động marketing trực tuyến địa chỉ trang web:
+ Đăng ký tham gia vào trung tâm giao dịch TMĐT www.vnemart.com (đây là
trang web chuyên về xúc tiến xuất khẩu )
Khi tham gia vào sàn giao dich này, công ty không những có thể mở rộng khả
năng tiếp cận thị trường mà còn được bổ sung các kiến thức về nghiệp vụ ngoại
thương, các kiến thức về thương mại điện tử, cơ sở dữ liệu luật Thương mại Việt
Nam và Quốc tế, hồ sơ thị trường.
+ Đăng ký tham gia vào “ Mạng điện tử hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam”
Đây là một website được tổ chức xúc tiến thương
mại Nhật Bản (Jetro) chính thức khai trương vào 7/11/2001. Đây là một dự án
thử nghiệm nhằm tạo điều kiện cho người tiêu dùng Nhật Bản nhập khẩu trực
tiếp các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Mạng điện tử hàng thủ công
mỹ nghệ Việt Nam, có tên tiếng Anh là Vietnam Zakka là kết quả hợp tác của Tổ
chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) và Bộ Thương mại Việt Nam, Cục
xúc tiến thương mại Việt Nam (Viet trade). Website này là một mô hình kinh
doanh qua thư điện tử cho các công ty của Nhật Bản và Việt Nam trong bước
khởi đầu hoạt động kinh doanh thương mại điện tử giữa hai nước. Vì vậy, khi
tham gia vào mạng này sẽ giúp công ty có nhiều cơ hội mở rộng thêm các quan
hệ làm ăn với các khách hàng Nhật Bản (đây được coi là một đối tác rất có tiềm
năng và rất ưa chuộng hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam).
94
+ Đăng quảng cáo trên các trang quảng cáo của các báo chuyên về thủ công mỹ
nghệ.
* Về nội dung của trang web:
+ Cần bổ sung thêm một số ngôn ngữ của 1 số nước được xem như là những thị
trường chính nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam như tiếng Nhật,
tiếng Pháp, ...ngoài tiếng anh để có thể phục vụ được số lượng khách hàng nhiều
hơn và đa dạng hơn. Vì trên thực tế, hiện nay ngôn ngữ chính của website chỉ là
tiếng Anh.
+ Cần bổ sung thêm chức năng sitemap.
+ Cần liên tục cập nhật thông tin về sản phẩm mới và khi tải lên trang web thì
cần chú ý để tránh việc bị lỗi các file ảnh. Vì như vậy sẽ gây cho khách hàng cảm
giác không thoải mái và khó có thể tiến tới việc thực hiện đặt hàng và giao kết
hợp đồng.
+ Cần bổ sung thêm thông tin giới thiệu về công ty cũng như quá trình hình
thành và phát triển của công ty. Như vậy, có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu
thông tin về công ty của khách hàng. Trên thực tế, các thông tin này vẫn chưa có
đầy đủ trên website của công ty.
+ Cần hoàn thiện thêm chức năng cú thể ký kết được hợp đồng trực tuyến.
+ Bổ sung thêm chức năng thanh toán trực tuyến.
* Cần bổ sung các kênh thông tin để duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với
khách hàng thông qua các hình thức tác nhiệp cho người sử dụng. Từ đó cho
phép khách hàng có thể nhận được các thông tin mới nhất, các văn bản về công
ty khi đã đăng ký tài khoản sử dụng.
95
KẾT LUẬN
Với đà tăng trưởng như hiện nay, trong thời gian tới chắc chắn mặt hàng thủ
công mỹ nghệ sẽ tiếp tục là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao và mang lại
nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động xúc tiến xuất khẩu thì vai trò của hoạt động xúc tiến xuất khẩu là vô cùng
quan trọng.
Như ta đã nghiên cứu trong luận văn, trong số các hình thức xúc tiến xuất khẩu
hiện nay thì xúc tiến xuất khẩu thông qua thương mại điện tử là một hình thức
mới mẻ nhưng phát huy được hiệu quả rất cao so với các hình thức xúc tiến
thông thường khác. Và trong quá trình ứng dụng phương thức xúc tiến này,
ngành thủ công mỹ nghệ có thể nói là ngành đi đầu trong cả nước. Bên cạnh
những nhược điểm còn tồn tại thì không ai có thể phủ nhận được vai trò của
thương mại điện tử trong việc giúp cho ngành thủ công mỹ nghệ đạt tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu rất cao trong thời gian qua.
ý thức được vai trò của thương mại điện tử và việc ứng dụng chúng trong hoạt
động xúc tiến thương mại, tôi đã lựa chọn đề tài ứng dụng thương mại điện tử
trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc
Sơn làm đề tài để nghiên cứu. Hi vọng rằng đề tài này không chỉ giúp cung cấp
những cái nhìn khái quát nhất về thương mại điện tử và việc ứng dụng nó trong
hoạt động xúc tiến thương mại mà sẽ còn giúp cho doanh nghiệp có thể phát huy
hơn nữa các lợi ích của thương mại điện tử và tận dụng được triệt để các lợi ích
đó trong thực tiễn.
Tuy nhiên trong thời gian có hạn, và do thương mại điện tử cũng là một vấn đề
rất rộng nên luận văn này có thể còn cò nhiều sai sót. Tôi mong sẽ nhận được
những đóng góp ý kiến để luận văn có thể hoàn thiện hơn.
96
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt:
1. Đặng Ngọc Dinh & Becker, Jorg (2000), Internet ở Việt Nam
và các nước đang phát triển, Nhà Xuất Bản Khoa Học Kỹ Thu ật,
Hà Nội.
2. Lê Trung Thành, Lê Thị Mỹ Linh (1997), Nguyên lý
Marketing (dùng cho lớp Cao học Quản trị Kinh doanh), Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân - Viện Quản trị Kinh doanh, Hà Nội.
3. Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam.
4. Hội Tin học Việt Nam, Tin học và Đời sống.
5. Sở Khoa Học, Công Nghệ & Môi Trường Tp . Hồ Chí Minh,
Thế giới Vi Tính Việt Nam.
6. Tổng Cục Bưu Điện, Tạp chí Bưu chính Viễn Thông – Chuyên
đề Internet.
7. Vũ Hữu Tửu, Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Nhà xuất bản
giáo dục.
8. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê, Nhà xuất bản thống
kê.
9. Báo điện tử Việt Nam, http:// www.vnanet.com.vn
10. Báo điện tử Việt Nam, http:// www.vnexpress.com.vn
11. Sàn giao dịch trực tuyến, http:// www.vnemart.com.
12. Siêu thị chợ ảo, http:// www.alibaba.com.vn
13. Trang thông tin thương mại điện tử, http:// www.vec.com.vn
14. Báo Thanh niên trực tuyến, http://
www.thanhnienonline.com.vn
15. Bộ Thương mại, http:// www.mot.gov.vn
16. Phòng Thương mại Cụng nghiệp Vịờt Nam,
97
17. Cục Xúc tiến thương mại,
18. Trung tâm thông tin và truyền số liệu VDC, http://
www.vdc.com.vn
19. Trung tâm xúc tiến và phát triển phần mềm doanh nghiệp Việt
Nam,
20. Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn,
Tiếng Anh:
21. Arens, William F. (1999), Contemporary Advertising -
International Edition, Irwin/McGraw Hill.
22. Barker & Gronnes (1996), Advertising on the World Wide
Web, MBA Thesis, Copenhagen Business School, Denmark.
23. Berkowitz E. N., Kerin R. A., Hartley S.W., Rudelius W.
(1992), Marketing - Third Edition, Irwin.
24. Kotler, Philip (1991), Marketing Management – Analysis,
Planning, Implemetation, and Conrtol - 7th Edition, Prentice-Hall.
25. Parr, Barry (2000), Internet Advertising Forecast and
Analysis, 2000 – 2004, IDC.
26. Richardson, Paul (2001), Internet Marketing – Readings and
Online Resources, McGraw Hill.
27. Timmers, Paul (2000), Electronic Commerce, Strategies and
Models for Business-to-Business Trading, John Wiley & Sons,
Ltd..
28. Thomsen M. D. (1996), Advertising on the Internet,
Dissertation submitted to The University of Westminister for the
Masters Degree in Marketing,
29. Zeff, Robbin & Aronson, Brad (1999), Advertising on the
Internet - Second Edition, Wiley Computer Publising.
30. AdRelevance,
98
31. ClickZ,
32. Cnet,
33. Creative Good,
34. European Commission (1997), The European Initiative in
Electronic Commerce,
35. Graphics Visualization and Usability (GVU) Center (1998),
GVU's 10th WWW User Survey,
36. For Work Research,
37. IDC,
38. Internet Advertising Bureau (IAB),
39. Jupiter Research Center,
40. Nua Ltd.,
41. PC Magazine,
42. Reuters,
43. Saigon Times Group, Saigon Times Daily.
44. Saigon Times Group, The Saigon Times Weekly.
45. Search Engine Watch,
46. United States Internet Council (USIC) & International
Technology and Trade Associates (ITTA) Inc. (2000), State of the
Internet 2000,
99
BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nội dung
B2B Mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và doanh
nghiệp
B2C Mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu
dùng
B2G Mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và Chính phủ
C2G Mô hình thương mại điện tử giữa người tiêu dùng và Chính phủ
EDI Việc trao đổi dữ liệu điện tử
FEDI Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính
G2G Mô hình thương mại điện tử giữa các cơ quan chính phủ với
nhau
ITC Phòng Thương mại quốc tế
JETRO Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản
OECD Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế
TMĐT Thương mại điện tử
UNCITRAL Uỷ ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế
VAN Mạng giá trị gia tăng
VCCI Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam
VSDC Trung tâm xúc tiến phát triển phần mềm doanh nghiệp
WTO Tổ chức thương mại thế giới
100
Mục lục
Lời mở đầu .............................................................................................................. 1
I. Sự cần thiết, mục đích nghiên cứu của luận văn ................................................... 1
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 1
III. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 2
IV. Đóng góp của luận văn ...................................................................................... 3
V. Cấu trúc của luận văn.......................................................................................... 3
Chƣơng I. Một số vấn đề cơ bản về xúc tiến xuất khẩu và thƣơng mại điện tử ........... 4
I. Một số vấn đề cơ bản về xúc tiến xuất khẩu ....................................................... 4
1. Khái niệm về xúc tiến xuất khẩu .......................................................................... 4
1. 1. Khái niệm về xúc tiến và xúc tiến thương mại ................................................. 4
1.2. Khái niệm về xúc tiến xuất khẩu và Marketing xuất khẩu ................................. 8
2. Vị trí, vai trò của hoạt động xúc tiến xuất khẩu .................................................. 10
2.1. Vị trí của hoạt động xúc tiến xuất khẩu ........................................................... 10
2.2. Vai trò của hoạt động xúc tiến xuất khẩu ........................................................ 11
3. Các hình thức xúc tiến xuất khẩu ....................................................................... 12
3.1. Quảng cáo....................................................................................................... 12
3.2. Tham gia hội chợ triển lãm ............................................................................. 13
3.3. Đi khảo sát, mở rộng thị trường xuất khẩu ...................................................... 14
3.4. ứng dụng thương mại điện tử .......................................................................... 14
II. Các vấn đề cơ bản về TMĐT ........................................................................... 15
1. Thương mại điện tử ........................................................................................... 15
1.1. Khái niệm về TMĐT theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng ........................................ 15
1.2. Đặc trưng của TMĐT ..................................................................................... 17
1.3. Các ưu điểm của TMĐT ................................................................................. 19
1.4. Một số loại hình TMĐT .................................................................................. 24
2. Vai trò, lợi ích, hạn chế của TMĐT ................................................................... 27
2.1. Vai trò của TMĐT .......................................................................................... 27
2.2. Lợi ích ............................................................................................................ 29
2.3. Hạn chế của TMĐT ........................................................................................ 30
101
3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và pháp lý để phát triển TMĐT .................................... 32
3.1. Về nhận thức .................................................................................................. 33
3.2. Về hạ tầng công nghệ ..................................................................................... 33
3.3. Về thanh toán điện tử ...................................................................................... 35
3.4. Hạ tầng cơ sở pháp lý ..................................................................................... 36
Chƣơng II. Thực trạng ứng dụng TMĐT trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại
Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn .......................................................... 40
I. Khái quát chung về Công ty TNHH Mây tre xuất khẩu Chúc Sơn .................. 40
1. Qúa trình hình thành và phát triển ...................................................................... 40
1.1. Vài nét giới thiệu về công ty ........................................................................... 40
1.2. Quá trình hình thành và phát triển ................................................................... 40
2. Loại hình kinh doanh ......................................................................................... 44
3. Tổ chức bộ máy ................................................................................................. 45
3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty .................... 45
3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh ...................................... 47
3.3. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận......................................................... 47
3.4. Mối quan hệ giữa các bộ phận ........................................................................ 48
4. Kết quả kinh doanh ............................................................................................ 49
II. Thực trạng ứng dụng TMĐT tại Công ty ........................................................ 51
1. Lý do xây dựng cổng thông tin TMĐT .............................................................. 51
1.1. Tình hình xúât khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong giai đoạn 2000 - 2006 ....... 51
1.2. Thực trạng ứng dụng các phương thức truyền thống trong hoạt động xúc tiến
xuất khẩu tại Công ty ............................................................................................. 52
2. Giới thiệu về cổng TMĐT www.chucson.com.vn .............................................. 54
2.1. Điều kiện để áp dụng mô hình cổng thông tin TMĐT ..................................... 54
2.2. Cấu tạo của cổng TMĐT ................................................................................ 59
2.3. Các tính năng cơ bản của cổng TMĐT ............................................................ 63
2.4. Đánh giá hoạt động của cổng TMĐT ............................................................ 64
3. Tác động của cổng TMĐT tới công ty ............................................................... 66
3.1. Doanh thu thu được từ hoạt động xúc tiến xuất khẩu ...................................... 66
102
3.2. Về khả năng cung cấp thông tin ...................................................................... 67
3.3. Về lợi thế cạnh tranh ....................................................................................... 68
4. Thuận lợi và khó khăn khi công ty ứng dụng mô hình cổng TMĐT ................... 68
4.1. Thuận lợi ........................................................................................................ 68
4.2. Khó khăn ........................................................................................................ 69
Chƣơng III. Một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả ứng dụng TMĐT trong hoạt
động xúc tiến xuất khẩu tại Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn ............... 72
I. Triển vọng phát triển ngành thủ công mỹ nghệ và ứng dụng TMĐT trong
hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn . 72
1. Triển vọng phát triển ngành thủ công mỹ nghệ .................................................. 72
2. Triển vọng ứng dụng TMĐT trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu đối với công
ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn .................................................................. 74
II. Các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả ứng dụng TMĐT trong hoạt động
xúc tiến xuất khẩu tại Công ty TNHH mây tre Chúc Sơn .................................... 77
1. Các giải pháp từ phía Nhà nước ......................................................................... 77
2. Các giải pháp từ phía Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn ................... 86
Kết luận ................................................................................................................. 93
Tài liệu tham khảo ................................................................................................. 94
Từ viết tắt .............................................................................................................. 97
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3398_7137.pdf