Đề tài Ứng dụng tin học vào công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất cấp xã

MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích, yêu cầu. 2 2.1. Mục đích. 2 2.2. Yêu cầu. 2 PHẦN I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1.1. Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất 3 1.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất 3 1.1.2. Vị trí, vai trò và tính cấp thiết phải lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã. 3 1.2. Công tác quy hoạch sử dụng đất trong và ngoài nước. 4 1.2.1. Trên thế giới 4 1.2.2. Công tác quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam 5 1.3. Thực trạng quản lý sử dụng đất đai ở nước ta. 6 1.4. Tổng quan về hệ thống thống tin địa lý (GIS) 7 1.4.1. Khái niệm về hệ thống thông tin địa lý. 7 1.4.2. Các chức năng của hệ thống thông tin địa lý 9 1.5. Tổng quan về hệ thống thông tin đất đai (LIS) 11 1.5.1. Khái niệm 11 1.5.2. Vai trò của Lis. 11 1.6. Giới thiệu về phần mềm tin học ứng dụng (Mapinfo) 12 1.6.1. Các yêu cầu về hệ thống của MapInfo Versior 7.5. 12 1.6.2. Tổ chức thông tin trong MapInfo. 13 1.6.3. Các menu của MapInfo. 14 1.6.4. Các chức năng cơ bản của MapInfo. 14 1.6.5. Khả năng của MapInfo. 14 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 16 2.1. Nội dung nghiên cứu. 16 2.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội 16 2.1.2. Xây dựng dữ liệu không gian. 16 2.1.3. Phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất 17 2.2. Phương pháp nghiên cứu. 17 2.2.1. Phương pháp điều tra dữ liệu. 17 2.2.2. Phương pháp thống kê. 17 2.2.3. Phương pháp minh hoạ trên bản đồ. 17 2.2.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu. 17 2.2.5. Phương pháp dự báo. 17 PHẦN 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 18 3.1.1. Điều kiện tự nhiên. 18 3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 19 3.1.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 20 3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất xã Hải Phương 22 3.2.1. Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu. 23 3.2.2. Điều tra thu thập số liệu. 24 3.2.3. Phân lớp và xây dựng CSDL. 24 3.2.4. Hoàn thiện bản đồ và các số liệu thuộc tính. 29 3.3. Quản lý và cung cấp thông tin phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất 30 3.3.1. Các lớp thông tin trong cơ sở đã xây dựng được phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất 30 3.3.2. Quản lý và cung cấp thông tin phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất 45 3.4. Ứng dụng cơ sở dữ liệu vào xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 của xã Hải Phương. 51 3.4.1. Quy hoạch đất khu dân cư. 51 3.4.2. Quy hoạch đất chuyên dùng. 54 3.4.3. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2015. 57 3.5. Đánh giá chung về khả năng ứng dụng của GIS-Mapinfo trong quá trình thực hiện đề tài 59 3.5.1. Ưu điểm 59 3.5.2. Hạn chế. 60 PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62 4.1. Kết luận. 62 4.1.1. Cơ sở dữ liệu không gian. 62 4.1.2. Cơ sở dữ liệu thuộc tính. 63 4.2. Kiến nghị 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN PHỤ BIỂU

doc70 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6153 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng tin học vào công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất cấp xã, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính (None Spatialdata) được tổ chức theo một mục tiêu xác định bởi một hệ quản trị cơ sở dữ liệu Data Base Management System (DBMS). + Các kiến thức chuyên ngành. Như vậy, hệ thống GIS có khả năng chỉ cho chúng ta thấy vị trí các đối tượng trên bề mặt quả đất, đặc tính của các đối tượng. Nhờ hệ thống GIS mà hang loạt các câu hỏi đặt ra được giải quyết. Các câu hỏi này có thể là câu hỏi về vị trí, về điều kiện, về không gian, thời gian, xu hướng… Qua đó, chúng ta có thể tìm kiếm được cái gì, tồn tại ở đâu, ngược lại những nơi nào có các điều kiện để nó tồn tại. Hoặc ta có thể tìm thấy sự thay đổi của đối tượng trong khoảng thời gian nào… Điều này giúp chúng ta có những phương án thích hợp cho vấn đề sử dụng, bảo vệ tài nguyên trong tương lai. 1.4.2. Các chức năng của hệ thống thông tin địa lý [1] 1. Lớp dữ liệu - Là một tầng dữ liệu thuộc một loại thuộc tính không gian có cùng tính chất (cùng đặc tính riêng biệt). - Đặc tính riêng biệt là đặc tính về dạng điểm, dạng đường, dạng vùng. + Lớp dữ liệu mang tính chất điểm (point): các ký hiệu trường học, bệnh viện, trạm xá, UBND,… + Lớp dữ liệu mang tính chất đường (symbol): mạng lưới giao thông, song suối, ranh giới,… + Lớp dữ liệu mang tính chất vùng (polygon): bao gồm những thuộc tính mang tính chất vùng như thửa đất, ao hồ,… Các dữ liệu của cùng một vùng phải có cùng một điểm đăng ký tọa độ (lúc này lớp mới có ý nghĩa). Những dữ liệu của GIS phải chồng ghép được, nếu không dữ liệu sẽ không là của GIS. 2. Tính liên kết dữ liệu Tính chất liên kết trong GIS có thể chia làm 2 nhóm lớn: - Liên kết tương thích chuyên sâu: là một kiểu liên kết dữ liệu trong đó tất cả các vùng dữ liệu đều hoàn toàn trùng khớp với nhau khi được liên kết (vì có điểm khống chế như nhau). - Liên kết tương thích không chuyên sâu bao gồm 2 loại: + Liên kết phân cấp: các vùng dữ liệu nhỏ trong một lớp có thể liên kết với nhau tạo để tạo ra một vùng lớn hơn (ví dụ: ghép mảnh bản đồ). + Liên kết mở: các lớp dữ liệu nhỏ có thể liên kết với nhau để tạo ra một lớp dữ liệu mới (ví dụ: chồng ghép bản đồ). 3. Phân tích và xử lý dữ liệu Xử lý dễ dàng nhanh chóng với một số lượng dữ liệu địa lý. - Có khả năng chồng xếp các loại bản đồ, thay đổi tỷ lệ, thay đổi phép chiếu… Hệ thống thông tin địa lý GIS có khả năng phân tích dữ liệu không gian, liên kết các dữ liệu không gian và thuộc tính. - Có khả năng tách chọn chi tiết các loại dữ liệu theo miền, vùng hoặc theo chuyên đề. - Có khả năng mô hình hóa dữ liệu và đề ra phương án chọn lựa. - Có khả năng liên kết hòa nhập các dữ liệu với nhau. - Có khả năng trao đổi dữ liệu với các hệ thống thông tin khác. - Có khả năng kết xuất dữ liệu ra với các hình thức khác nhau. - Có khả năng tìm kiếm theo các đặc trưng đặc biệt của một vùng hoặc một bộ phận của vùng. 4. Dữ liệu của hệ GIS Dữ liệu đồ họa của hệ GIS được chia làm nhiều loại: Dữ liệu dạng Vector và dữ liệu dạng Rastor. Đối với dữ liệu dạng vector, các đối tượng điểm, đường và vùng được thể hiện dưới dạng đồ họa hai chiều 2D (x,y) hoặc 3 chiều 3D (x,y,z). Đối với dữ liệu dạng Rastor, các đối tượng được thể hiện dưới dạng phần tử (pixcel) ảnh. Hiện nay, trên thế giới vẫn còn tồn tại những hệ GIS xử lý riêng biệt dữ liệu dạng vector hay rastor. Các hệ thống GIS hiện tại xử lý đồng thời cả hai dạng dữ liệu. Dữ liệu thuộc tính của hệ GIS: các thông tin thuộc tính (bao gồm các kiểu dữ liệu khác nhau), số lượng thông tin loại này có thể liên kết với thông tin đồ họa không hạn chế và khả năng hỏi đáp tổ hợp theo dữ liệu đồ họa. Khả năng này chính là cơ sở cho phép tính dữ liệu trong không gian. 1.5. Tổng quan về hệ thống thông tin đất đai (LIS) 1.5.1. Khái niệm Hệ thống thông tin đất là hệ thống chuyên cung cấp các thông tin về đất đai. Nó là cơ sở cho việc lựa chọn phương án và ra quyết định đầu tư cũng như đề xuất các biện pháp quản lý và sử dụng tài nguyên đất đai một cách hợp lý và hiệu quả. “ LIS là sự phối hợp các nguồn nhân sự và kỹ thuật cùng với biện pháp tổ chức để tạo ra thông tin phục vụ cho công tác quản lý đất đai”. [10] 1.5.2. Vai trò của Lis Cùng với GIS, thì Lis cũng có vai trò hết sức quan trọng trong lĩnh vực quản lý nguồn tài nguyên đất. Nó là công cụ trực tiếp hay gián tiếp phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như: - Phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tranh chấp về đất đai; - Phục vụ cho quy hoạch và phân bổ đất đai; - Phục vụ cho công tác đánh giá đất… Với xu hướng ngày càng phát triển công nghệ thông tin như hiện nay thì hệ thống thông tin đất đai cũng như hệ thống thông tin địa lý sẽ ngày một hoàn thiện và phát triển. Đây sẽ là những hệ thống thông tin quan trọng bởi các ưu điểm nổi bật của nó như: Giảm bớt được khối lượng dữ liệu trong công tác lưu trữ dữ liệu; Có thể dễ dàng truy cập, xử lý dữ liệu cũng như phân tích, tổng hợp dữ liệu nhanh, chính xác và cho hiệu quả cao. 1.6. Giới thiệu về phần mềm tin học ứng dụng (Mapinfo) [10] MapInfo là phần mềm khá thông dụng ở nước ta hiện nay. Nó là một phần mềm cơ bản của hệ thống thông tin địa lý. Với phần mềm này, chúng ta có thể lưu cả hai loại dữ liệu không gian và thuộc tính, có thể chồng ghép tách rời nhiều lớp thông tin để tạo ra những bản đồ chuyên đề hoặc bản đồ tổng hợp tùy theo mục đích sử dụng. Đây là phần mềm có khả năng xây dựng và quản lý một cơ sở dữ liệu vừa và nhỏ. 1.6.1. Các yêu cầu về hệ thống của MapInfo Versior 7.5 - Môi trường hệ thống: Đòi hỏi môi trường hệ thống là Win 95,98, Win 2000 hoặc Win NT 4.0 trở lên. Để đảm bảo cho phần mềm có thể chạy ổn định trên máy chúng ta cần đảm bảo các yêu cầu sau: + Bộ nhớ máy tính từ 182 Mb trở lên. + Dung lượng đĩa cứng cần tối thiểu 97 Mb để cài đặt toàn bộ chương trình (không kể phần Data – phần dữ liệu ví dụ). + Màn hình: Cần có màn hình VGA, SVGA hoặc các màn hình có độ phân giải cao. + Các thiết bị kèm theo: Bản đồ số hóa (Digitizer), máy quét ảnh (Scaner), máy in (Printer) và một số phần mềm có liên quan như Autocard, Microsation… 1.6.2. Tổ chức thông tin trong MapInfo 1. Tổ chức thông tin theo các tập tin MapInfo là một phần mềm mà trong đó các thông tin được tổ chức theo từng bảng (Table), mỗi Table là một tập hợp các File về thông tin đồ họa hoặc phi đồ họa các bản ghi mà hệ thống tạo ra. Cơ cấu tổ chức thông tin của các bảng (Table) chứa các đối tượng địa lý được tổ chức theo các tập tin sau: + Tab: Chứa các thông tin miêu tả cấu trúc dữ liệu. + Dat: Chứa các thông tin nguyên thủy. + Map: Bao gồm các thông tin mô tả sự liên kết các đối tượng địa lý với nhau. + ID: Chứa các thông tin về sự liên kết giữa các đối tượng. + Ind: Chứa cá thông tin về chỉ số đối tượng tập tin này chỉ có khi ta chọn chỉ số Index cho một trường (File) nào đó trong một bảng (Table). 2. Tổ chức thông tin theo từng lớp đối tượng + MapInfo có thể lưu trữ các thông tin bản đồ theo từng đối tượng. + Các lớp đối tượng này là các đối tượng chính trên bản đồ. + Lớp thông tin về điểm. + Lớp thông tin về đường . + Lớp thông tin về vùng. + Lớp thông tin về đối tượng khác. Với cách tổ chức thông tin theo từng lớp đối tượng như vậy, đã giúp cho phần mềm MapInfo xây dựng thành các khối thông tin độc lập cho các mảnh bản đồ từ máy tính. Sự liên kết thông tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ: Là một phần mềm của hệ thống thông tin GIS, MapInfo có khả năng liên kết dữ liệu mang tính chất thuộc tính với dữ liệu mang tính chất không gian. Chức năng này đã giúp cho chúng ta có thể quản lý đồng thời và riêng biệt từng loại dữ liệu, trên cơ sở đó giúp chúng ta có thể truy cập tìm kiếm thông tin một cách thuận tiện cả hai loại dữ liệu này. 1.6.3. Các menu của MapInfo Là một phần mềm được xây dựng chạy trên hệ điều hành Windows cho nên các menu của MapInfo cũng được xây dựng rất thuận tiện. - Các menu chọn luôn nổi trên thanh menu đó là: File, Edit, Tool, Oject, Query, Table, Options, Window, Hepl. Mỗi thực đơn thực hiện các chức năng xử lý khác nhau như quản lý, tra cứu thông tin… - Các mục chọn có chức năng bán tự động: Đây là thực đơn chỉ xuất hiện khi ta thực hiện các chức năng của chúng như Map, Layout, Graph, Browse,… - Bên cạnh đó MapInfo còn có hai thanh công cụ trợ giúp rất quan trọng đó là: Thanh Main và thanh Drawing với các chức năng điều khiển màn hình và vẽ đối tượng. 1.6.4. Các chức năng cơ bản của MapInfo Xây dựng cơ sở dữ liệu. Biên tập các đối tượng. Biên tập dữ liệu thuộc tính. Chỉnh lý biến động trên bản đồ. Tra cứu và tìm kiếm thông tin. Xây dựng bản đồ chuyên đề. 1.6.5. Khả năng của MapInfo Khả năng trao đổi của MapInfo cho chúng ta một khả năng thu thập, chuyển đổi dữ liệu khá thuận tiện. - Với dữ liệu mang tính chất không gian MapInfo có thể nhận dữ liệu từ Autocard, Famis, Arc/ Info, Microsation,… thông qua định dạng file chuẩn là .Dxf và ngược lại MapInfo có thể xuất dữ liệu cho các phần mềm khác. - Với dữ liệu mang tính chất thuộc tính MapInfo có khả năng trao đổi thu nhận dữ liệu từ các phần mềm như Excel, Foxpro, Dbase. Khả năng liên kết hai loại dữ liệu thuộc tính và không gian. Đây là mặt mạnh của MapInfo. Khả năng in ấn của MapInfo các khổ giấy từ A4 – A0 khá hoàn thiện. PHẦN 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu 2.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội - Điều kiện tự nhiên: xác định vị trí địa lí, địa hình vùng nghiên cứu, xem xét các điều kiện khí hậu thời tiết, chế độ thuỷ văn cũng như các đặc điểm đất đai, thực vật, cảnh quan và môi trường. - Điều kiện kinh tế - xã hội: nghiên cứu các đặc điểm về dân số, lao động, cơ sở hạ tầng, tình hình sản xuất của các ngành, sự phân bố và sử dụng đất đai của xã. - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trong quá trình phát triển của xã. 2.1.2. Xây dựng dữ liệu không gian 1) Cơ sở dữ liệu không gian + Điều tra thu thập dữ liệu không gian Bản đồ hành chính Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Các loại bản đồ khác (Bản đồ địa hình, bản đồ địa chính…) + Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian Xuất bản đồ từ phần mềm MicroStation sang phần mềm Mapinfo. Xây dựng các lớp dữ liệu phù hợp với mục đích phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất. 2) Cơ sở dữ liệu thuộc tính + Điều tra thu thập dữ liệu thuộc tính Các số liệu về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội Các số liệu liên quan đến quy hoạch sử dụng đất Các bảng biểu thống kê, kiềm kê đất đai của huyện…. + Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính Dữ liệu thuộc tính được nhập từ bảng thuộc tính Browser hoặc nhập trực tiếp thông qua công cụ Info Tool cho từng lớp thông tin bản đồ. 2.1.3. Phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất + Cung cấp các thông tin phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai tại xã. + Xác định những biến động trong quá trình sử dụng đất. + Tạo các bản đồ chuyên đề phục vụ quy hoạch sử dụng đất. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp điều tra dữ liệu Dùng để thu thập đấy đủ các số liệu, tài liệu, sự kiện, các dữ liệu cần thiết phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất của xã. 2.2.2. Phương pháp thống kê Dùng để liệt kê phân nhóm các đối tượng theo từng chỉ tiêu, phân tích mối tương quan giiữa các đối tượng. 2.2.3. Phương pháp minh hoạ trên bản đồ Dùng để mô tả, minh hoạ cho các thông tin bằng hình ảnh cụ thể. 2.2.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu Bằng các chức năng của mapinfo như: Nội suy, đo đếm, chồng xếp bản đồ…tạo ra các số liệu tổng hợp hay chi tiết phục vụ cho việc xây dựng hệ thống. 2.2.5. Phương pháp dự báo Từ những số liệu hiện trạng đã có và dựa vào các yếu tố tác động khác chúng ta dự báo khả năng phát triển của các chỉ tiêu trong tương lai để xây dựng phương án quy hoạch phù hợp. PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 1. Vị trí địa lý Xã Hải Phương là xã đồng bằng, có tổng diện tích theo ranh giới hành chính 497,21 ha. Vị trí địa lý cụ thể như sau: Phía Bắc giáp thị trấn Yên Định. Phía Nam giáp xã Hải Tân. Phía Đông giáp thị trấn Yên Định, xã Hải Hưng và xã Hải Quang. Phía Tây giáp xã Hải Long. Nằm ở phía Tây Nam của huyện Hải Hậu, cách trung tâm huyện khoảng 2 km cùng với hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh Hải Phương có điều kiện để giao lưu phát triển kinh tế - xã hội. Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2009 diện tích hành chính của xã Hải Phương là 497,21 ha. 2. Địa hình Địa hình xã Hải Phương tương đối bằng phằng, đất đai phì nhiêu tạo điều kiện phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. 3. Khí hậu Là xã ven biển, chịu ảnh hưởng chung của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều, hàng năm chia bốn mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 – 24oC. Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình năm từ 80 – 85%. Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình trong năm từ 1700 – 1800 mm, lượng mưa phân bố không đều trong năm ảnh hưởng đến việc gieo trồng cây vụ đông và mưa sớm ảnh hưởng đến thu hoạch vụ chiêm xuân. Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ 1650 – 1700 giờ. Vụ hè thu có số giờ nắng cao khoảng 1100 – 1200 giờ, chiếm 70% số giờ nắng trong năm. Gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm là 2 – 2,3 m/s. Bão: Do nằm trong vùng Vịnh Bắc Bộ, nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6 trận bão/năm. 4. Thủy văn Hải Phương có hệ thống sông ngòi tương đối dày: xã có sông chính là sông Múc chạy qua phía Đông xã và sông Doanh Châu là nguồn cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. + Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của xã rất dồi dào bởi mạng lưới sông ngòi và lượng nước mưa hàng năm, ngoài ra còn có hệ thống ao hồ trong khu dân cư đủ cung cấp nước tưới cho cây trồng, vật nuôi và sinh hoạt của nhân dân. + Nguồn nước ngầm: Mực nước tầng khai thác phổ biến từ 120 – 130 m là có thể lấy được nước ngọt dùng cho sinh hoạt. 3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 1. Dân số Dân số tính đến 12/2009, toàn xã có 1967 hộ với 7282 khẩu. Trong đó nam chiếm 49,20%; nữ chiếm 50,80 %. Mật độ 1465 người/km2. 2. Lao động việc làm Lao động đang hoạt động trong các ngành kinh tế xã hội trên địa bàn xã là 3761 người. Trong đó: + Nông nghiệp: 2543 người, chiếm 69,28% tổng lao động. + Công nghiệp – xây dựng: 654 người, chiếm 17,81% tổng lao động. + Thương mại – dịch vụ: 474 người, chiếm 12,91% tổng lao động. Cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tuy nhiên do sản xuất phát triển và do nhận thức bước đầu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn nên từ năm 2005 đến nay cơ cấu này dần thay đổi. Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế năm 2009 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2009 Nông nghiệp % 60,20 Công nghiệp – xây dựng % 28,14 Dịch vụ - thương mại % 11,66 Tổng % 100,00 3.1.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội 1. Giao thông Đường tỉnh lộ: Xã có 0,76 km đường tỉnh lộ 56 chạy qua với độ rộng trung bình 7 m. Đường trục xã: Tổng chiều dài 9,4 km. nền 6 – 9 m, mặt có đoạn từ 4m, hiện tại mặt đường trải nhựa 100%. Đường giao thông thôn xóm: Tổng chiều dài 53,8 km, nền từ 3- 4 m, mặt 2m, đã được rải bê tông, xỉ và gạch 100%. Đường nội đồng của xã phân bố tương đối đồng đều trên các ô thửa, tuy nhiên chủ yếu là đường đất, mặt đường còn hẹp độ rộng trung bình khoảng 1,5m đến 2m; Do đó đi lại còn gặp nhiều khó khăn khi mùa mưa đến. 2. Thủy lợi Hệ thống thủy lợi của xã nằm trong hệ thống thủy lợi của huyện Hải Hậu. Nguồn nước tưới cho cây trồng chủ yếu được lấy từ hệ thống kênh mương cấp II, cấp III kết hợp với lượng nước mưa hàng năm. 3. Giáo dục Trường trung học gồm 1 trường với diện tích xây dựng 6370 m2, với 17 phòng học cao tầng và 555 học sinh. Trường tiểu học gồm 1 trường với diện tích xây dựng 6370m2, với 28 phòng học và 682 học sinh. Nhà mẫu giáo mầm non được dải đều trên các thôn, xóm trong xã, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu học tập của các cháu cả hiện tại cũng như trong tương lai. Hiện tại xã đã được công nhận xóa nạn mù chữ với tỷ lệ 100%. 4. Y tế Hải Phương có 1 trạm y tế với 01 bác sỹ, 2 y tá và 2 y sỹ. Diện tích đất 100 m2, số giường bệnh là 8 giường. Ngoài ra còn có 1 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân. Các hoạt động y tế hàng năm được triển khai tích cực đồng bộ. Chương trình quốc gia về phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt ở cơ sở. Công tác khám chữa bệnh thông thường, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trong xã đã được kịp thời, vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm được quan tâm thỏa đáng. 5. Văn hóa thể thao Hoạt động văn hóa thể thao đã có nhiều tiến bộ, trong những năm qua văn hóa làng xã đã được các cấp quan tâm và chú trọng, phòng trào nếp sống văn minh, gia đình văn hóa đã được đông đảo nhân dân thực hiện. * Nhận xét chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội gây áp lực đối với đất đai Trong những năm qua nền kinh tế - xã hội của xã Hải Phương đã có những bước phát triển vững chắc, tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh. Đời sống nhân dân được cải thiện nhiều, xong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Cây lúa vẫn là chủ đạo trong ngành sản xuất nông nghiệp, ngành chăn nuôi đã có bước đổi mới đi sâu vào chất lượng nâng cao hiệu quả, chuyển dần sang hướng chăn nuôi công nghiệp nhưng mới chỉ dừng lại ở quy mô hộ gia đình, chưa có trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chưa có, lao động dư thừa nhiều. Các ngành nghề khác như sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, dịch vụ thương mại, cơ khí sửa chữa, mộc, nề… chuyển biến chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế còn cao, việc phát triển kinh tế nhiều thành phần còn gặp nhiều khó khăn, chưa có bước đột phá. Là xã có truyền thống thâm canh lúa nước với năng suất cao, đất dai màu mỡ có khả năng trồng loại lúa đặc sản như lúa tám, lúa nếp, lúa dự; nhưng tỷ lệ hộ giàu còn ít, đời sống của nhân dân vẫn còn những khó khăn nhất định, hệ số sử dụng đất mới chỉ đạt 1,97 lần. Sự gia tăng dân số hàng năm vẫn còn cao và không ngừng, việc lấy đất để xây dựng nhà ở, các công trình công cộng, phúc lợi xã hội đời sống dân sinh là tất yếu. Từ xây dựng mới hay mở rộng các công trình đều lấy vào đất nông nghiệp; do đó để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, huyện và của xã cần phải xem xét kỹ lưỡng khai thác sử dụng quỹ đất một cách khoa học, hợp lý tiết kiệm và hiệu quả. Nâng cao hệ số sử dụng đất ở mức cần thiết, đó là những yếu tố quan trọng trong công cuộc đổi mới, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. 3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất xã Hải Phương 3.2.1. Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu Phân tích dữ liệu Nhập dữ liệu Cơ sở dữ liệu thuộc tính Điều tra thu thập số liệu Dữ liệu thuộc tính Dữ liệu không gian (dạng số) Phân lớp dữ liệu Chuyể đổi bản đồ theo lớp Hoàn thiện bản đồ Cơ sở dữ liệu không gian CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI Cơ sở dữ liệu thuộc tính Lựa chọn, tìm kiếm, hiển thị TT Kết nối dữ liệu XỬ LÝ DỮ LIỆU Kết nối dữ liệu Kết nối dữ liệu Cơ sở dữ liệu thuộc tính Tạo biểu đồ, phân nhóm TT Tạo trang trình bày Sơ đồ 3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ công tác quy hoạch 3.2.2. Điều tra thu thập số liệu Các số liệu thu thập được tại địa phương bao gồm: - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2009 xã Hải Phương – huyện Hải Hậu – tỉnh Nam Định tỷ lệ 1:5000; - Bản đồ hành chính xã Hải Phương – huyện Hải Hậu – tỉnh Nam Định tỷ lệ 1:5000; - Các bản đồ và sơ đồ khác; - Các biểu thống kê tình hình phân bố dân cư, tình hình sử dụng đất các năm của xã; - Quy hoạch sử dụng đất của xã Hải Phương năm 2001 – 2010; - Quy hoạch sử dụng đất của huyện Hải Hậu 2001 – 2010; - Các tài liệu về hiện trạng sử dụng đất qua một số năm Ngoài ra trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã tiến hành điều tra ngoại nghiệp về tình hình phân bố dân cư, nhà ở,… 3.2.3. Phân lớp và xây dựng CSDL Cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất bao gồm hai thành phần là: Cơ sở dữ liệu không gian và Cơ sở dữ liệu thuộc tính. Cơ sở dữ liệu GIS phải được xây dựng trên các chuẩn dữ liệu quốc tế và các thủ tục cần thiết đảm bảo cho việc trao đổi thông tin trong hệ thống giữa các ngành, các địa phương trong cả nước cũng như quốc tế. Sau khi điều tra nghiên cứu tình hình cụ thể tại địa phương, chúng tôi tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất của xã Hải Phương – huyện Hải Hậu – tỉnh Nam Định được thể hiện ở sơ đồ sau: 1. Phân lớp dữ liệu không gian Các đối tượng được phân theo nhóm đối tượng điểm, đường, vùng và các chữ, ký hiệu màu sắc thể hiện các đối tượng trên bản đồ được biên tập theo quy phạm chuẩn của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. Để phục vụ cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai để ứng dụng vào quy hoạch ta phải thực hiện phân lớp thông tin và tạo bảng thuộc tính cho các lớp thông tin theo mục đích phục vụ cho công tác quy hoạch. Cơ sở dữ liệu không gian được phân thành các lớp chính sau: - Lớp cơ sở dữ liệu chung bao gồm các dữ liệu như: + Ranh giới, + Các đối tượng dạng điểm: như UBND xã, trạm xá…. + Khung bản đồ + Hệ tọa độ… + Ghi chú: tên xã giáp danh, chú dẫn, đường viền, cầu, tên xóm… - Lớp thửa đất bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng, đất nghĩa trang – nghĩa địa - Lớp đất giao thông bao gồm: hệ thống giao thông trong toàn xã - Lớp đất thủy hệ - Lớp CSDL quy hoạch 2. Phân lớp và xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính Do đặc thù của các lớp thông tin và yêu cầu phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất, chúng tôi xây dựng cấu trúc dữ liệu thuộc tính một cách chi tiết, cụ thể cho từng lớp dữ liệu: a. Lớp cơ sở dữ liệu chung Trong lớp thông tin này chúng tôi xây dựng các thông tin thuộc tính cho các đối tượng như: mã đối tượng, tên đối tượng, khoảng cách, tọa độ của các đối tượng dạng điểm…Chi tiết được thể hiện tại bảng 3.2 Bảng 3.2. Thông tin thuộc tính của lớp đối tượng chung Stt Tên trường Kiểu trường Độ rộng Đơn vị Giải thích tên trường 1 Ma_doituong Character 10 Mã đối tượng 2 Ten_doituong Character 20 Tên đối tượng 3 Toado_x Float m Tọa độ x 4 Toado_y Float m Tọa độ y 5 Ghi_chu Character 20 Ghi chú b. Lớp cơ sở dữ liệu thửa đất Trong lớp thông tin này chúng tôi xây dựng các thông tin thuộc tính cho các đối tượng như: mã đất, chủ sử dụng đất, diện tích, thời hạn sử dụng…Chi tiết được thể hiện Bảng 3.3. Thông tin thuộc tính của lớp đất nông nghiệp Stt Tên trường Kiểu trường Độ rộng Đơn vị Giải thích tên trường 1 Ma_dat character 4 Mã loại đất 2 Chu_su_dung character 20 Chủ sử dụng 3 Dien_tich float ha Diện tích 4 Cay_trong_chinh character 15 Cây trồng chính 5 Che_do_nuoc character 5 Chế độ nước 6 Thoi_han_su_dung Date Thời hạn sử dụng Bảng 3.4. Thông tin thuộc tính của lớp đất ở Stt Tên trường Kiểu trường Độ rộng Đơn vị Giải thích tên trường 1 Stt integer Số thứ tự 2 Ma_dat character 4 Mã đất 3 Chu_su_dung character 5 Chủ sử dụng 4 Dien_tich float ha Diện tích 5 Thoi_han_su_dung character 10 Thời hạn sử dụng Bảng 3.5. Thông tin thuộc tính của lớp đất chuyên dùng Stt Tên trường Kiểu trường Độ rộng Đơn vị Giải thích tên trường 1 MD character 4 Mã đất 2 Dien_tich float ha Diện tích 3 Vi_tri character 10 Vị trí 4 Ghi_chu character 20 Ghi chú Bảng 3.6. Thông tin thuộc tính của lớp đất nghĩa trang – nghĩa địa Stt Tên trường Kiểu trường Độ rộng Đơn vị Giải thích tên trường 1 Stt integer Số thứ tự 2 Ma_dat character 4 Mã đất 3 Chu_su_dung character 5 Chủ sử dụng 4 Dien_tich float ha Diện tích 5 Vi_tri character 10 Vị trí 6 Ghi_chu character 20 Ghi chú c. Lớp cơ sở dữ liệu giao thông Trong lớp thông tin này chúng tôi xây dựng các thông tin thuộc tính cho các đối tượng như: mã đối tượng, tên đối tượng, chiều dài, chiều rộng…Chi tiết được thể hiện tại bảng 3.4 Bảng 3.7. Thông tin thuộc tính của lớp cơ sở dữ liệu giao thông Stt Tên trường Kiểu trường Độ rộng Đơn vị Giải thích tên trường 1 Ma_doituong character 10 Mã đối tượng 2 Ten_doituong character 20 Tên đường 3 Chieu_dai float m Chiều dài 4 Chieu_rong_TB float m Chiều rộng trung bình 5 Ghi_chu character 20 Ghi chú d. Lớp cơ sở dữ liệu thủy hệ Trong lớp thông tin này chúng tôi xây dựng các thông tin thuộc tính cho các đối tượng như: mã đối tượng, tên đối tượng, chiều dài, chiều rộng…Chi tiết được thể hiện tại bảng 3.5 Bảng 3.8. Thông tin thuộc tính của lớp cơ sở dữ liệu thủy hệ Stt Tên trường Kiểu trường Độ rộng Đơn vị Giải thích tên trường 1 Ma_doituong character 10 Mã đối tượng 2 Ten_doituong character 20 Tên kênh, mương, sông 3 Chieu_rong_TB float m Chiều rộng trung bình 4 Chieu_dai float m Chiều dài 5 Ghi_chu character 20 Ghi chú e. Các thông tin kinh tế xã hội Trong lớp thông tin này chúng tôi xây dựng các thông tin thuộc tính cho các đối tượng như: tên thon xóm, dân số, số hộ, số lao động…Chi tiết được thể hiện tại bảng 3.6 Bảng 3.9. Thông tin thuộc tính của lớp cơ sở dữ liệu kinh tế xã hội Stt Tên trường Kiểu trường Độ rộng Đơn vị Giải thích tên trường 1 Ten_xom Character 20 Tên xóm 2 Dan_so Integer Người Dân số 3 So_lao_dong Integer Người Số lao động 4 So_ho Integer Hộ Số hộ 5 Tyle_TDS_TN Float % Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 6 Tyle_TDS_CH Float % Tỷ lệ tăng dân số cơ học 7 Ho_tondong Integer Hộ Hộ tồn đọng 8 Ho_tudan Integer Hộ Hộ tự dãn Sau khi xây dựng xong cấu trúc dữ liệu cho các lớp dữ liệu bao gồm cả dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính chúng tôi tiến hành xây dựng các dữ liệu chi tiết 3.2.4. Hoàn thiện bản đồ và các số liệu thuộc tính - Bản đồ được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở các lớp thông tin như đã trình bày ở trên. Trong quá trình xây dựng các lớp thông tin cho bản đồ có thể có những sai xót, vì vậy ta phải sử dụng các công cụ để sử chữa hoàn thiện bản đồ. Các công cụ thường được sử dụng là Copy, Erase, Save copy as. Combine, Set target … trong phần mềm MapInfo 7.5. - Nhập thông tin thuộc tính cho các lớp bản đồ qua bảng thuộc tính Browser hoặc nhập trực tiếp từ công cụ Info Tool. 3.3. Quản lý và cung cấp thông tin phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất 3.3.1. Các lớp thông tin trong cơ sở đã xây dựng được phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất 1. Lớp cơ sở dữ liệu chung Đối tượng trên lớp cơ sở dữ liệu chung được thể hiện ở hình 1. Với thuộc tính chúng tôi đã xây dựng tại bảng 3.2 bao gồm các nội dung mã đối tượng, tên đối tượng, tọa độ X, tọa độ Y, ghi chú. Lớp cơ sở dữ liệu chung ban gồm các đối tượng như ranh giới, đình chùa, nhà thờ… là những đối tượng dùng chung cho các lớp bản đồ, ít thay đổi.Chúng tôi nhập chi tiết dữ liệu thể hiện tại bảng 3.10 Bảng 3.10. Thuộc tính lớp cơ sở dữ liệu chung MA_DOITUONG TEN_DOITUONG TOADO_X TOADO_Y GHI_CHU TH Nhà trẻ 634349.72 2232305.56 DVH Nhà Văn hóa 634051.81 2233977.08 TH trờng trung học cơ 634145.67 2233510.27 TH trờng tiểu học 634088.57 2233528.56 TH Nhà trẻ 634421.58 2233363.16 TH Nhà trẻ 633480.14 2232634.61 DVH Nhà văn hóa 633873.61 2232497.56 DYT Trạm Y Tế 634372.79 2234024.34 DTS Trụ sở UBND xã 634363.96 2233992.51 TTN Chùa Tùng Lâm 633719.79 2235158.26 TTN Đền Ba Giáp 634051.17 2234920.45 TTN Nhà Thờ 634749.75 2234647.84 TTN Nhà thờ 634572.38 2233817.15 TTN Nhà thờ 634032.38 2233945.55 TTN Nhà Từ 634109.38 2234114.30 TTN Nhà từ 633813.69 2234114.30 TTN Nhà thờ 634523.28 2233812.69 TTN Nhà thờ 633512.61 2231436.65 NTD Nghĩa trang liệt sỹ 634473.41 2234833.20 2. Lớp thửa đất + Lớp đất sản xuất nông nghiệp Đối tượng trên lớp đất nông nghiệp được thể hiện ở hình 2. Với thuộc tính chúng tôi đã xây dựng tại bảng 3.3 bao gồm các nội dung mã đất, chủ sử dụng, diện tích, cây trồng chính, chế độ nước, thời hạn sử dụng để phục vụ cho công tác quy hoạch sau này như: chuyển đất lúa sang đất phi nông nghiệp... Chúng tôi nhập chi tiết dữ liệu thể hiện tại bảng 3.11( Chi tiết tại phụ biểu số 01 - Trang 1- 5). Bảng 3.11. Thuộc tính lớp đất nông nghiệp + Lớp đất ở Đối tượng trên lớp đất ở được thể hiện ở hình 3. Với thuộc tính chúng tôi đã xây dựng tại bảng 3.4 bao gồm các nội dung số thứ tự,mã đất, chủ sử dụng, diện tích, thời hạn sử dụng để phục vụ cho công tác quy hoạch sau này như quy hoạch khu dân cư, hộ tự giãn…. Chúng tôi nhập chi tiết dữ liệu thể hiện tại bảng 3.12 ( Chi tiết tại phụ biểu số 02 - Trang 9 - 10). Bảng 3.12. Bảng thuộc tính lớp đất ở + Lớp đất chuyên dùng Đối tượng trên lớp đất chuyên dùng được thể hiện ở hình 4. Với thuộc tính chúng tôi đã xây dựng tại bảng 3.5 bao gồm các nội dung mã đất, diện tích, vị trí, ghi chú để phục vụ cho công tác quy hoạch sau này như quy hoạch mở rộng khu di tích lịch sử đền Bảo Ninh… Chúng tôi nhập chi tiết dữ liệu thể hiện tại bảng 3.13( Chi tiết tại phụ biểu số 03 - Trang 11). Bảng 3.13. Thuộc tính lớp đất chuyên dùng + Lớp đất nghĩa trang- nghĩa địa Đối tượng trên lớp đất nghĩa trang – nghĩa địa được thể hiện ở hình 5. Với thuộc tính chúng tôi đã xây dựng tại bảng 3.6 bao gồm các nội dung số thứ tự, mã đất, chủ sử dụng, diện tích, vị trí, ghi chú để phục vụ cho công tác quy hoạch sau này như quy hoạch mở rộng khu nghĩa địa của xã… Chúng tôi nhập chi tiết dữ liệu thể hiện tại bảng 3.14( Chi tiết tại phụ biểu số 04 - Trang 12). Bảng 3.14. Thuộc tính lớp đất nghĩa trang – nghĩa địa 3. Lớp đất giao thông Đối tượng trên lớp đất giao thông được thể hiện ở hình 6. Với thuộc tính chúng tôi đã xây dựng tại bảng 3.7 bao gồm các nội dung mã đối tượng, tên đối tượng, chiều dài, chiều rộng trung bình, ghi chú để phục vụ cho công tác quy hoạch sau này như nâng cấp, mở rộng đường giao thông của xã… Chúng tôi nhập chi tiết dữ liệu thể hiện tại bảng 3.15 ( Chi tiết tại phụ biểu số 05 - Trang 13 - 15). Bảng 3.15. Thuộc tính lớp đất giao thông 4. Lớp đất thủy hệ Đối tượng trên lớp đất thủy hệ được thể hiện ở hình 7. Với thuộc tính chúng tôi đã xây dựng tại bảng 3.8 bao gồm các nội dung mã đối tượng, tên đối tượng, chiều rộng trung bình, chiều dài, ghi chú để phục vụ cho công tác quy hoạch sau này như kiên cố hóa kênh mương, mở rộng đường thủy lợi… Chúng tôi nhập chi tiết dữ liệu thể hiện tại bảng 3.16 ( Chi tiết tại phụ biểu số 06 - Trang 16 - 19). Bảng 3.16. Thuộc tính lớp đất thủy hệ 5. Lớp cơ sở dữ liệu quy hoạch Đối tượng trên lớp đất quy hoạch được thể hiện ở hình 8. Với thuộc tính chúng tôi đã xây dựng tại bảng 3.9 bao gồm các nội dung tên số thứ tự, mã đất quy hoạch, diện tích, vị trí để phục vụ cho công tác quy hoạch sau này như chuyển mục đích sử dụng đất, mở rộng khu dân cư… Chúng tôi nhập chi tiết dữ liệu thể hiện tại bảng 3.17 ( Chi tiết tại phụ biểu số 07 - Trang 20 - 22). Bảng 3.17. Thuộc tính quy hoạch 3.3.2. Quản lý và cung cấp thông tin phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất 1, Lựa chọn, hiển thị và tìm kiếm thông tin - Xem thông tin thửa đất Hình 9: Xem thông tin thửa đất - Ta tìm kiếm ở lớp thông tin ở lớp đất sản xuất nông nghiệp với yêu cầu “ cây trồng chính = lúa 2 vụ”. Kết quả tìm kiếm những thửa đất có cây trồng chính là lúa 2 vụ cả thông tin thuộc tính và lớp thông tin không gian được thể hiện bằng bảng sau: Hình 10: Kết quả tìm kiếm của lệnh Select đối với thông tin thuộc tính Hình 11: Kết quả tìm kiếm của lệnh Select đối với thông tin không gian 2, Xây dựng các bản đồ chuyên đề Bản đồ chuyên đề là sự tăng cường, làm nổi bật bản đồ theo những mục đích riêng biệt. Đây là một công cụ hiệu quả nhất để thể hiện sự phân tích và hiển thị thông tin thông qua việc tô vẽ các đối tượng bản đồ chuyên đề cụ thể nhằm mục đích phục vụ quy hoạch sử dụng đất. Ví dụ: Bản đồ chuyên đề về dân số theo đơn vị hành chính, hoặc bản đồ chuyên đề về mục đích sử dụng đất… Ngoài ra, với khả năng chồng xếp các lớp thông tin cao, MapInfo cho phép chúng ta có thể chồng ghép các lớp bản đồ đơn tính thành bản đồ chuyên đề theo mục đích sử dụng, giúp cho việc thiết kế quy hoạch ngành đạt hiệu quả cao. Hình 12: Bản đồ chuyên đề lớp đất thủy hệ của xã theo mã đối tượng Hình 13: Chú dẫn bản đồ chuyên đề 3, Tính toán, thống kê - Xác định diện tích các loại đất trong quá trình quy hoạch (Tạo vùng vành đai tính diện tích) Tạo vùng vành đai là tạo ra một đối tượng quanh một đối tượng đã chọn và tính diện tích, chu vi cho các đối tượng đó nhằm phục vụ cho quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất… Hình 14: Tìm kiếm các loại đất để tính diện tích quy hoạch Hình 15: Kết quả tìm kiếm - Thống kê các loại đất phục vụ cho quy hoạch: Trong quy hoạch sử dụng đất thống kê là một phương pháp không thể thiếu nhằm giúp nhà quy hoạch thống kê các loại đất, thống kê tình hình biến động đất đai hoặc thống kê các chỉ tiêu khác để phục vụ cho việc đánh giá tiềm năng các nguồn lực của địa phương. MapInfo cho phép chúng ta có thể thống kê cụ thể tất cả các chỉ tiêu trong cơ sở dữ liệu. Thống kê là quá trình phân nhóm các đối tượng bản đồ có cùng trường giá trị thuộc tính và đồng thời thực hiện tổng hợp thông tin thuộc tính của chúng nhằm cung cấp giá trị tương ứng cho các nhóm đối tượng tạo ra. Chức năng này không tạo ra đối tượng bản đồ hoặc thay đổi phong cách thể hiện. Hình 16: Thống kê đất nông nghiệp theo cây trồng chính 4, So sánh các chỉ tiêu qua các đồ thị Tạo biểu đồ là một chức năng mà MapInfo cung cấp nhằm phục vụ cho sự thể hiện sự so sánh các biến giá trị một cách trực quan, cụ thể. Khi đã có ít nhất một lớp thông tin được mở và được gán giá trị thuộc tính, chúng ta có thể tạo ra biểu đồ thể hiện các dữ liệu và làm tăng tính thẩm mỹ của trang bản đồ máy tính. Vẽ đồ thị cho một số chỉ tiêu như dân số các thôn… 3.4. Ứng dụng cơ sở dữ liệu vào xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 của xã Hải Phương Từ cơ sở dữ liệu đã xây dựng ở trên và căn cứ vào định hướng quy hoạch sử dụng đất của địa phương, chúng tôi tiến hành xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 của xã Hải Phương. 3.4.1. Quy hoạch đất khu dân cư Ta sử dụng chức năng Update Column của phần mềm MapInfo và các công thức toán học về quy hoạch để tính toán dân số, số hộ năm quy hoạch, số hộ phát sinh và số hộ tồn đọng, số hộ có nhu cầu cấp đất ở, số hộ được cấp đất ở mới… trong những năm quy hoạch. - Dân số năm quy hoạch: Nt = No * T Trong đó: Nt :Dân số năm quy hoạch No:Dân số năm hiện trạng P :Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên V :Tỷ lệ tăng dân số cơ học T :Số năm dự báo - Số hộ năm quy hoạch: Ht = Trong đó: Ht : Số hộ năm quy họach H0 : Số hộ hiện trạng Nt : Dân số năm quy hoạch No: Dân số năm hiện trạng - Số hộ phát sinh: Hp = Ht - H0 Trong đó: Hp: Số hộ phát sinh Ht : Số hộ năm quy họach H0 : Số hộ hiện trạng - Số hộ tồn đọng: Htđ = H0 – A0 Trong đó: Htđ : Số hộ tồn đọng H 0 : Số hộ hiện trạng A0 : Số hộ có nóc nhà - Số hộ có nhu cầu cấp đất ở: H = Hp + Htđ Trong đó: H: Số hộ có nhu cầu cấp đất ở Hp: Số hộ phát sinh Htđ : Số hộ tồn đọng - Số hộ được cấp mới: Hcm = H – Htg – Htk Trong đó: Hcm : Số hộ cấp mới H: Số hộ có nhu cầu cấp đất ở Htg : Số hộ tự giãn Htk : Số hộ thừa kế Kết quả tính toán được thể hiện : Bảng 3.18. Các thông tin kinh tế xã hội (Để tính toán các số liệu trong bảng chúng tôi dự báo tỷ lệ phát triển dân số trung bình hàng năm là 0,8%, hệ số tự giãn là 0,12 và hệ số thừa kế là 0,1). Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và phương hướng đại hội Đảng bộ, Nghị quyết của hội đồng nhân dân xã về định mức cấp đất cho nhân dân làm nhà ở. Và đặc biệt từ cơ sở dữ liệu đất đai vừa xây dựng được trong kỳ quy hoạch sử dụng đất chi tiết chúng tôi dự kiến cấp mới cho 273 hộ, với định mức cấp cho mỗi hộ là 100 m 2 – 150 m2.[9] Đến năm 2015 chúng tôi dự kiến diện tích đất ở là 43,19 ha chiếm 8,68% tổng diện tích tự nhiên, tăng 3,08 ha so với năm 2009. 3.4.2. Quy hoạch đất chuyên dùng Để phục vụ cho việc tính toán quy hoạch đất chuyên dùng chúng tôi sử dụng các chức năng tạo đường vành đai diện tích và công vụ tính diện tích tự động Update Column của MapInfo, được thể hiện bằng các kết quả quy hoạch chi tiết dưới đây: 1. Quy hoạch các công trình xây dựng cơ bản Dựa vào tình hình phát triển các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn xã chúng tôi đưa ra một số phương án quy hoạch sau: * Đất cho sự nghiệp giáo dục - Quy hoạch mở mới trường mầm non khu A, diện tích 2000 m2. - Mở mới trường mầm non khu B, diện tích 2145 m2. Như vậy đến năm 2015 tổng diện tích tăng thêm cho sự nghiệp giáo dục là 0,42 ha; diện tích tăng thêm được sử dụng từ các loại đất: đất lúa 2 vụ 0.40 ha, đất thuỷ lợi 0,02 ha. * Đất trụ sở cơ quan Giai đoạn 2009 – 2015, xây dựng mới trụ sở UBND xã ở Việt Tiến, diện tích 825 m2 đồng thời xây mới văn phòng hợp tác xã ở xóm 7, diện tích 1135 m2. Đến năm 2015, đất trụ sở cơ quan của xã tăng thêm 0,20 ha, sử dụng từ đất lúa 2 vụ 0,11 ha; đất xây dựng 0,08 ha. * Đất văn hoá thể dục thể thao Đất dành cho văn hoá thể dục thể thao trong giai đoạn quy hoạch dự kiến tăng thêm 0,96 ha, bao gồm: - Xây mới sân thể thao trước hợp tác xã, diện tích 0,59 ha. - Xây mới nhà văn hoá xóm 2, diện tích 360 m2. - Xây mới nhà văn hoá xóm 8, diện tích 360 m2. - Xây mới nhà văn hoá xóm 7, diện tích 360 m2. Diện tích đất văn hoá thể dục thể thao tăng thêm được sử dụng từ các loại đất: - Đất lúa 2 vụ 0,65 ha. - Đất vườn tạp 0,02 ha. - Đất chuyên màu 0,02 ha. * Quy hoạch đất giao thông Trong giai đoạn quy hoạch làm mới, nâng cấp và mở rộng đường thôn xóm và đường nội đồng với tổng diện tích tăng thêm là 1,59 ha Diện tích tăng thêm sử dụng từ các loại đất: đất lúa 2 vụ 1,29 ha, đất vườn tạp 0,02 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 0,02 ha, đất thuỷ lợi 0,24 ha, đất ở 0,02 ha. Đồng thời đất giao thông trong giai đoạn quy hoạch cũng giảm đi 0,09 ha do chuyển sang đất ở. Đến năm 2015, diện tích đất giao thông là 33,70 ha, chiếm 6,78% diện tích tự nhiên và chiếm 36,36% diện tích đất chuyên dùng, tăng 1,50 ha so với năm 2009. * Quy hoạch đất thuỷ lợi Hiện trạng năm 2009, diện tích đất thuỷ lợi của xã có 41,94 ha chiếm 8,43% diện tích tự nhiên. Trong giai đoạn quy hoạch, bố trí làm mới mở rộng một số các công trình thuỷ lợi, các tuyến kênh mương nội đồng với tổng diện tích tăng thêm là 2,34 ha. Diện tích tăng thêm được lấy từ các loại đất: - Đất lúa 2 vụ 1,87 ha; - Đất trồng cây hàng năm khác 0,11 ha; - Đất vườn tạp 0,06 ha; - Đất nuôi trồng thuỷ sản 0,05 ha; - Đất nghĩa trang nghĩa địa 0,15 ha; - Đất ở 0,07 ha; - Đất chưa sử dụng 0,03 ha; - Đồng thời giảm đi 0,56 ha do chuyển sang đất xây dựng 0,02 ha, đất giao thông 0,24 ha, đất di tích lịch sử văn hoá 0,10 ha, đất ở 0,20 ha. Cũng trong giai đoạn, đất thuỷ lợi mượn 4,03 ha (đất lúa 2 vụ) để làm bể lắng nạo vét các sông Doanh Châu B. Đến năm 2015, diện tích đất thuỷ lợi là 43,72 ha, chiếm 8,79% diện tích tự nhiên và 47,17% diện tích đất chuyên dùng, tăng 1,78 ha so với năm 2009. * Quy hoạch đất di tích lịch sử văn hoá Trong giai đoạn quy hoạch 2009 – 2015, công nhận di tích lịch sử văn hoá đền Bảo Ninh. Đến năm 2015, diện tích đất di tích lịch sử của xã tăng thêm 0,20 ha sử dụng từ đất lúa 2 vụ 0,10 ha, đất thuỷ lợi 0,10 ha. * Quy hoạch đất nghĩa trang nghĩa địa Đất nghĩa địa hiện tại của xã đang chật hẹp trong giai đoạn quy hoạch 2009 – 2015 sẽ quy hoạch mở rộng nghĩa địa về phía Nam, diện tích tăng thêm 0,43 ha lấy từ đất 2 lúa. Đồng thời giảm 0,15 ha do chuyển sang đất thuỷ lợi. Như vậy, tổng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa của xã đến năm 2015 là 7,42 ha, chiếm 8,01% diện tích đất chuyên dùng. * Quy hoạch đất chuyên dùng khác Để đảm bảo ngày một nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, đồng thời tạo cảnh quan, đảm bảo vệ sinh môi trường trong thời kỳ tới, quy hoạch bãi rác thải diện tích 0,40 ha ở khu Thổ Tàn, lấy vào đất lúa 2 vụ. Đến cuối giai đoạn quy hoạch diện tích đất chuyên dùng khác là 0,40 ha, chiếm 0,43% diện tích đất chuyên dùng. 2. Đất chưa sử dụng Hiện trạng trên địa bàn xã có 0,02 ha chiếm 0,01%. Trong giai đoạn quy hoạch khai thác sử dụng hết vào đất chuyên dùng. 3.4.3. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2015 Để đẩy mạnh trồng cây vụ đông trên diện rộng, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng hợp lý, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường bảo vệ, cải tạo đất, đảm bảo nền sản xuất nông nghiệp bền vững và phát triển, góp phần đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra. Hiện trạng năm 2009 diện tích đất nông nghiệp là 364,37 ha. Trong kỳ quy hoạch sử dụng đất chi tiết diện tích đất nông nghiệp giảm 8,39 ha do chuyển sang sử dụng vào các mục đích đất chuyên dùng và đất ở: - Đất chuyên dùng 5,69 ha. - Đất ở 2,70 ha Chuyển đổi cơ cấu nội bộ đất nông nghiệp 136,43 ha. Như vậy đến năm 2015 diện tích đất nông nghiệp của xã là 355,98 ha chiếm 71,60%. Căn cứ vào cơ sở dữ liệu đất đai xây dựng được và định hướng quy hoạch của xã, chúng tôi dự kiến quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2009 – 2015 như sau: 1. Đất trồng cây hàng năm Hiện trạng năm 2009 diện tích đất trồng cây hàng năm là 299,79 ha. Trong thời kỳ quy hoạch, diện tích đất trồng cây hàng năm giảm 7,92 ha do chuyển sang đất chuyên dùng 5,39 ha; đất ở 2,53 ha. Ngoài việc giảm do chuyển sang đất chuyên dùng và đất ở, đất trồng cây hàng năm còn giảm do chuyển sang đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 25,90 ha. Đến năm 2015 diện tích đất trồng cây hàng năm là 265,97 ha. Với diện tích đất trồng cây hàng năm còn lại như trên, để đảm bảo sản lượng lương thực, rau màu và cây công nghiệp như mục tiêu đề ra quy hoạch sử dụng đất trồng cây hàng năm cần phải nâng cao hệ số lần trồng để đảm bảo diện tích gieo trồng. Dự kiến đến năm 2015 sẽ chuyển đổi cơ cấu cây trồng như sau: + Chuyển 59,39 ha đất lúa 2 vụ thành ruộng 3 vụ. + Chuyển 21,45 ha đất chuyên mạ sang đất 2 vụ. + Chuyển 9,69 ha đất lúa 2 vụ sang trồng cây hàng năm khác. 2. Đất vườn tạp Diện tích đất vườn tạp năm 2009 là 35,47 ha. Trong kỳ quy hoạch đất vườn tạp giảm 0,23 ha do chuyển sang đất chuyên dùng 0,19 ha và chuyển sang đất ở 0,04 ha. Đến năm 2015 diện tích đất vườn tạp của xã là 35,24 ha. 3. Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản Trong giai đoạn quy hoạch, từng bước đầu tư tập trung khai thác để đưa 25,90 ha đất lúa 2 vụ kém hiệu quả đưa vào nuôi trồng thuỷ sản. Cũng trong thời kỳ này diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản của xã giảm đi 0,24 ha do chuyển sang các loại đất: - Đất chuyên dùng 0,11 ha. - Đất ở 0,13 ha. Đến năm 2015 diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản là 54,77 ha. 3.5. Đánh giá chung về khả năng ứng dụng của GIS-Mapinfo trong quá trình thực hiện đề tài Sau quá trình tìm hiểu tình hình thực tế của địa phương và ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý GIS-Mapinfo vào xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất của xã Hải Phương, với những kết quả đã đạt được chúng tôi đi đến một số đánh giá chung về khả năng ứng dụng của GIS-Mapinfo như sau: 3.5.1. Ưu điểm GIS-Mapinfo là phần mềm đa năng, nó cung cấp cho chúng ta nhiều chức năng khác nhau thoả mãn được nhiều yêu cầu của người sử dụng như: + Có khả năng xây dựng và biên tập các bản đồ, bản đồ chuyên đề chính xác và có tính thẩm mỹ cao. + Có khả năng liên kết giữa dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính, giúp cho việc tìm kiếm, hiển thị thông tin có tính trực quan cao. + Có khả năng tạo biểu đồ với nhiều dạng biểu đồ khác nhau, phù hợp với từng yêu cầu nhất định. + Có khả năng phân nhóm thông tin nhằm giúp nhà quy hoạch thống kê được các chỉ tiêu theo từng nhóm yêu cầu khác nhau. + Với công cụ Update Column, GIS-Mapinfo đã cung cấp cho người sử dụng một phương pháp tính toán tự động nhanh, chính xác và hiệu quả. + Có khả năng trao đổi thông tin với các phần mềm khác nhau như MicroStation, Excel, Autocad. Với những tính năng đó, GIS-Mapinfo có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành với các lĩnh vực khác nhau như quy hoạch sử dụng đất, đánh giá đất đai, địa chất, điều tra dân số, quy hoạch các ngành khác… 3.5.2. Hạn chế 1. Hạn chế khi làm việc với dữ liệu không gian - Khi xây dựng biểu đồ không thể hiện được hết các trường dữ liệu theo yêu cầu trong cùng một lúc mà chỉ thể hiện được tối đa là 4 trường dữ liệu. - Khi số hoá bản đồ không thể vừa số hoá vừa Zoom to hoặc nhỏ bản vẽ. Vì vậy việc số hoá bản đồ gặp nhiều khó khăn. - Khi in ấn bản đồ ở các tỷ lệ khác nhau phải biên tập lại các đối tượng điểm, text làm tốn nhiều thời gian và chậm tiến độ công việc. 2. Hạn chế khi làm việc với dữ liệu thuộc tính Trong quá trình chỉnh lý biến động hoặc xây dựng phương án quy hoạch mới thì các nội dung thông tin trước đó bị xoá bỏ nên không phản ánh được giá trị lịch sử của thông tin. Ngoài ra GIS-Mapinfo còn có một số hạn chế khác như việc đầu tư trang thiết bị máy móc đòi hỏi một khoản ngân sách lớn, phần mềm ứng dụng cho ngành còn chưa đồng bộ và thiếu tính liên kết. Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn chưa cao vì vậy việc ứng dụng phần mềm còn nhiều khó khăn và hạn chế. Hình 17: Sơ đồ lớp đất quy hoạch sử dụng đất xã Hải Phương PHẦN IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Việc ứng dụng hệ thống tin địa lý GIS-Mapinfo vào phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất là một phát kiến quan trọng có ý nghĩa thiết thực và mang lại hiệu quả cao. GIS-Mapinfo là một hệ thống thông tin khá hoàn chỉnh và đồng bộ, có khả năng thực hiện ở những khu vực rộng lớn, có khả năng thu thập, phân tích, xử lý và tìm kiếm dữ liệu nhanh, chính xác. Đảm bảo được yêu cầu, đòi hỏi thực tế của công tác quy hoạch. Trên cơ sở hệ thống thông tin địa lý GIS và căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng phần mềm MapInfo để xây dựng hệ thống thông tin đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất xã Hải Phương - huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định 4.1.1. Cơ sở dữ liệu không gian Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Hải Phương tỷ lệ 1:5000, được xây dựng phục vụ cho việc lên điểm quy hoạch, làm tài liệu cho công tác chỉnh lý biến động, xây dựng bản đồ quy hoạch giai đoạn tiếp theo. Bản đồ hiện trạng được phân thành các lớp thông tin độc lập, được nhập thông tin thuộc tính chi tiết đến từng lô, thửa. Bao gồm các lớp thông tin cụ thể như sau: - Lớp cơ sở dữ liệu chung bao gồm các dữ liệu như: + Ranh giới, + Các đối tượng dạng điểm: như UBND xã, trạm xá…. + Khung bản đồ + Hệ tọa độ… + Ghi chú: tên xã giáp danh, chú dẫn, đường viền, cầu, tên xóm… - Lớp thửa đất bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng, đất nghĩa trang – nghĩa địa - Lớp đất giao thông bao gồm: hệ thống giao thông trong toàn xã - Lớp đất thủy hệ - Lớp CSDL quy hoạch Được xây dựng nhằm phục vụ cho công tác quản lý hành chính, cung cấp cho các nhà quy hoạch biết ranh giới hành chính, diện tích, dân số, số lao động toàn thị trấn, số hộ của từng thôn xóm, để xây dựng phương án quy hoạch, đặc biệt là việc giãn dân, quy hoạch đất ở. 4.1.2. Cơ sở dữ liệu thuộc tính Cơ sở dữ liệu thuộc tính bao gồm các bảng thuộc tính được xây dựng cho từng lớp thông tin bản đồ chi tiết đến từng lô, thửa. Các bảng thuộc tính của các lớp thông tin khác nhau có các trường dữ liệu khác nhau nhằm đảm bảo phục vụ đầy đủ và hiệu quả cho công tác quy hoạch. Từ cơ sở dữ liệu thông tin đất đai đã được xây dựng chúng tôi thực hiện các phép phân tích dữ liệu như tính toán, tìm kiếm, thống kê, hiển thị thông tin thửa đất, xây dựng bản đồ chuyên đề, xây dựng biểu đồ phân nhóm thông tin, thiết kế mặt bằng khu dân cư, tạo trang trình bày và in ấn bản đồ là cơ sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất. Với những kết quả đã đạt được, chúng tôi thấy rằng hệ thống thông tin địa lý GIS là một hệ thống thông tin có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi của công tác quy hoạch, giúp cho công tác quy hoạch sử dụng đất đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên do những hạn chế về thiết bị tin học, về tài liệu, số liệu và bản đồ chưa chính xác cũng như kiến thức về hệ thống thông tin địa lý GIS còn yếu kém, nên hệ thống thông tin được xây dựng còn có nhiều thiếu xót, sau này chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thiện khi điều kiện cho phép. 4.2. Kiến nghị Để ứng dụng thành công hệ thống thông tin địa lý GIS vào xây dựng hệ thống thông tin đất phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất chúng tôi có những kiến nghị sau: - Phải tìm hiểu đặc điểm riêng của từng địa phương để xây dựng hệ thống thông tin phù hợp, không áp dụng rập khuôn máy móc hệ thống thông tin của các địa phương khác vào địa phương mình. Cần xây dựng hệ thống thông tin theo đặc điểm đặc trưng của địa phương để phát huy hết thế mạnh và tiềm năng sẵn có, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đời sống nhân dân. - Phải trang bị hệ thống máy móc hiện đại đi đôi với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao để vận hành chúng. Vì vậy cần thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo cán bộ địa chính về quản lý và kỹ thuật ứng dụng công nghệ GIS trong công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và trong công tác quy hoạch sử dụng đất nói riêng. - Trong phạm vi đề tài, chúng tôi đề nghị nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Tài Nguyên và Môi Trường và các cấp, các ngành tạo điều kiện cho sinh viên học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kiến thức tin học vào công tác quản lý Nhà nước về đất đai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ khoa học công nghệ môi trường - Hướng dẫn sử dụng phần mềm MapInfo Version 7.5. 2. Bộ Tài Nguyên & Môi Trường (2005), Quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, NXB Bản đồ 2005. 3. Bộ Tài Nguyên & Môi Trường (2002), Thông tư 30/2002/TT- BTNMT, Về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã. 4. Bộ Tài Nguyên & Môi Trường - Tổng Cục Quản Lý Đất Đai (2009), Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất (tỷ lệ 1:1000 đến tỷ lệ 1:1000000), Cục đăng ký và thống kê đất đai. Hà Nội. 5. Đoàn Công Quỳ (1999),Quy hoạch sử dụng đất, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 6. Hiến pháp năm 1980. 7. Hiến pháp năm 1992. 8. Luận văn tốt nghiệp các khóa 48,49,50 – Khoa Tài Nguyên & Môi Trường - Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội 9. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Hải Phương lần thứ 24 - Nhiệm kỳ 2010 – 2015. 10. Phạm Văn Vân (2009), Bài giảng hệ thống thông tin đất đai, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội. PHẦN PHỤ BIỂU MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN PHỤ BIỂU

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docỨng dụng tin học vào công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ quy hoạch sử dụng đất cấp xã.doc
Luận văn liên quan