Đề tài Vai trò của bản quyền đối với người dùng đa phương tiện, người sản xuất đa phương tiện
- Được sử dụng những sản phẩm đa phương tiện tốt nhất và an toàn nhất .
- Buộc người dùng phải có trách nhiệm về việc sử dụng đa phương tiện .
- Tránh các hiện tượng sao chép, truyền bá, suy diễn, .phục vụ những lợi ích khác của người sử dụng.
- Giới hạn quyền sử dụng đa phương tiện trong một phạm vi nhất định.
- Khi tác phẩm được sao chép hoặc được cung cấp tới công chúng thì phải nêu tên tác giả của tác phẩm theo phạm vi và cách thức thông thường.
6 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3411 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vai trò của bản quyền đối với người dùng đa phương tiện, người sản xuất đa phương tiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Kinh Tế Kỹ Thuật
Công Nghiệp
Khoa : Công nghệ thông tin
Lớp :ĐHTink3
Đề tài 17 : Vai trò của bản quyền đối với người dùng đa phương tiện,người sản xuất đa phương tiện.
Nhóm 21:
Nguyễn Hải Nam
Nguyễn Thị Giang
Nếu không hiểu biết đầy đủ về bản quyền tác giả, về sở hữu trí tuệ và sự vi phạm bản quyền, nhiều người không nhận thức được tác hai của việc vi phạm và vô tình cũng vi phạm bản quyền. Bản quyền tác giả liên quan nhiều đến khía cạnh đạo đức.
I. Bản quyền :
Quốc tế qui định tính có bản quyền. Kí hiệu bản quyền © là kí hiệu quốc tế dùng để cho biết tính bản quyền của tác phẩm. Với mỗi sản phẩm đăng kí bản quyền, người ta biết các thông tin về bản quyền sau :
• Kí hiệu bản quyền;
• Tên người sở hữu;
• Năm đưa ra lần đầu;
• Mục đích của bản quyền;
• Thể hiện được ý tưởng sáng tạo của sản phẩm;
• Tư tưởng nguyên gốc của sản phẩm;
• Quyền tác giả;
• Quyền tác giả, theo luật pháp...
Các sản phẩm đa phương tiện sau được quốc tế qui định cần bảo vệ bản quyền tác giả :
1. Tác phẩm âm nhạc;
2. Tác phẩm văn học;
3. Tác phẩm kịch câm;
4. Tác phẩm nghệ thuật;
5. Tác phẩm kiến trúc;
6. Tạo hình về tự nhiên;
7. Tác phẩm điện ảnh;
8. Tác phẩm ảnh;
9. Chương trình máy tính;
Các khuôn mẫu tại cơ quan quản lí sở hữu trí tuệ cho phép người ta khai báo sản phẩm để được bảo vệ.
II. Vi phạm bản quyền :
Vi phạm quyền tác giả sẽ ảnh hưởng đến tác giả về quyền lợi, ý tưởng riêng, trách nhiệm về sản phẩm... Các dạng vi phạm được thống kê như :
Sao chép : việc lại thể hiện rõ ràng qua hiện tượng chép lại cả đoạn văn vào tài liệu của mình, chưa kể đến sao chép ý tưởng mà đoạn văn đó thể hiện;
Thể hiện lại : một số sản phẩm lấy việc thể hiện là trọng tâm, như động tác kịch câm, việc thể hiện lại bị coi như sao chép tư tưởng. Thể hiện lại cũng như là sắp đặt, thiết kế theo mẫu của người khác... cũng bị coi là vi phạm ý tưởng...
Truyền bá : sử dụng ý tưởng của tác giả sản phẩm trong việc chứng minh, thể hiện nội dung của mình, mà không xin phép tác giả sẽ bị xem là truyền tải, truyền bá không được phép;
Trích dẫn : người ta không cho phép sử dụng sản phẩm trong việc thể hiện ý tưởng của mình, cho dù là trích sản phẩm như là thí dụ. Việc trích dẫn cần được xin phép, và đôi khi phải có chi phí;
Triển lãm : sản phẩm đa phương tiện tại các buổi trưng bày, triển lãm thuộc về tác giả. Vậy nên dùng tác phẩm trong triển lãm phải được sự đồng ý của tác giả sản phẩm;
Dịch lại : việc dịch tài liệu ra ngôn ngữ khác cũng như thể hiện lại tác phẩm liên quan đến sở hữu trí tuệ, không nên vi phạm;
Trình bày trước công chúng : Việc thể hiện lại sản phẩm đa phương tiện trước đám đông cũng như truyền bá là không được phép;
Suy diễn : suy luận là quá trình rút ra thông tin mới từ các dữ liệu đã có; việc dùng ý của một sản phẩm tác giả để thu được sản phẩm khác cần coi như tác giả sản phẩm đầu cũng là một phần đóng góp trong sản phẩm sau. Vậy suy diễn nội dung sản phẩm là vi phạm bản quyền.
III. Vai trò của bản quyền đối với người sản xuất đa phương tiện.
a.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ, đăng ký quyền tác giả là việc tác giả,chủ sở hữu quyền tác giả nộp đơn và hồ sơ kèm theo (gọi chung là đơn) cho Cục Bản quyền tácgiả để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả.Đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Việc đăng ký bảo hộ không phải là cơ sở xác lập quyền tác giả; tác phẩm dù có đăng ký hay không đăng ký quyền tác giả đều được hưởng sự bảo hộ như nhau. Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả lại cần thiết và rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền tác giả, đặc biệt trong việc chứng minh quyền tác giả khi có tranh chấp xảy ra.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là bằng chứng mặc nhiên xác nhận tư cách và quyền của tác giả, chủ sở hữuquyền tác giả đối với tác phẩm đã đăng ký.
Nếu tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả không đăng ký quyền tác giả thì khi có tranh chấp xảy ra các chủ thể này phải có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả của mình đối với tác phẩm đó, tức phải tự mình cung cấp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh quyền tác giả của mình đối với tác phẩm. Trong nhiều trường hợp việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả chứng minh quyền của mình là rất khó, thậm chí không thể chứng minh được mình là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giảcủa tác phẩm có tranh chấp.
b. Vai trò của bản quyền đối với người sản xuất đa phương tiện.
Ngày nay, trong nền kinh tế cạnh tranh, việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết và quan trọng.Một trong các yếu tố làm nên thương hiệu của một doanh nghiệp chính là nhãn hiệu, logo của doanh nghiệp. Vì thế, việc đăng ký bản quyền là hết sức cần thiết. Nó là cơ sở để tổ chức,cá nhân sử dụng nhãn hiệu xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình, thông qua sẽ xác lập được quyền sở hữu đối với thương hiệu của doanh nghiệp. Trên cơ sở được Cục Sở hữu trítuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu có thể khai thác được lợi ích thương mại từ nhãn hiệu của mình như:
- Sử dụng nhãn hiệu gắn liền với sản phẩm, dịch vụ của mình; chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu nhãn hiệu... Đồng thời, nó còn là căn cứ để chống lại những hành vi xâm phạm tới quyền sử dụng nhãn hiệu.
- Ngăn chặn được sự sản xuất và tiêu thụ hàng giả, hàng nhái. Hàng giả, hàng nhái đều là những sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và gây thiệt hại cho nhà sản xuất cả về doanh thu và uy tín. Đăng kí bản quyền sẽ giúp loại bỏ các sản phẩm này ra khỏi thị trường, đảm bảo quyền lợi của cả nhà sản xuất chân chính và người tiêu dùng.
- Khuyến khích sáng tạo tại chỗ và chuyển giao công nghệ.
- Bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm.
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
- Sao chép tác phẩm;
- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
IV. Vai trò của bản quyền đối với người dùng đa phương tiện.
- Được sử dụng những sản phẩm đa phương tiện tốt nhất và an toàn nhất .
- Buộc người dùng phải có trách nhiệm về việc sử dụng đa phương tiện .
- Tránh các hiện tượng sao chép, truyền bá, suy diễn,…….phục vụ những lợi ích khác của người sử dụng.
- Giới hạn quyền sử dụng đa phương tiện trong một phạm vi nhất định.
- Khi tác phẩm được sao chép hoặc được cung cấp tới công chúng thì phải nêu tên tác giả của tác phẩm theo phạm vi và cách thức thông thường.
V. Kết luận :
Bản quyền được tôn trọng thì mới phát triển được các ý tưởng sáng tạo. Ngoài phạm trù đạo đức, cần có điều luật giữ quyền tác giả, hạn chế vi phạm sở hữu trí tuệ. Một số vi phạm hay được nhắc đến gần đây như sử dụng âm nhạc, ca từ không của mình; sao chép phần mềm và mở khoá để sử dụng; sử dụng lại kiến trúc trang tin của đơn vị khác.
Mặt khác, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có thể sẽ dẫn đến tình trạng độc quyền. Cụ thể các chủ thể độc quyền sẽ đẩy giá lên cao, khiến người tiêu dùng sẽ chịu thiệt hại (họ phải trả tiền cho sản phẩm với giá cao hơn lợi ích mà họ có thể thu được từ sản phẩm)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài 17 - Vai trò của bản quyền đối với người dùng đa phương tiện,người sản xuất đa phương tiện.doc