Đề tài Vai trò của các ngân hàng thương mại trên địa bàn đối với sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tp đà nẵng trong những năm qua

TÓM TẮT Trong những năm qua, Đà Nẵng luôn là thành phố có tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn so với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của cả nước. Năm 2008, mặc dù kinh tế thế giới và trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, nhưng tình hình kinh tế - xã hội của TP Đà Nẵng cơ bản vẫn ổn định và phát triển. Phần lớn các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, nhất là trên các lĩnh vực như đầu tư, thương mại, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, ngân sách. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn; và hoạt động của các NHTM lại góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của TP trong những năm qua. Mục đích của bài viết này là phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại TP Đà Nẵng trong giai đoạn 2005-2008 để đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng góp phần vào sự phát triển bền vững và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP Đà Nẵng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

pdf8 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2392 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vai trò của các ngân hàng thương mại trên địa bàn đối với sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tp đà nẵng trong những năm qua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 1 VAI TRÒ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA TP ĐÀ NẴNG TRONG NHỮNG NĂM QUA THE ROLE OF COMMERCIAL BANKS IN THE DEVELOPMENT AND TRANSFER OF ECONOMIC STRUCTURE IN RECENT YEARS IN DANANG CITY Nguyễn Ngọc Vũ Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Trong những năm qua, Đà Nẵng luôn là thành phố có tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn so với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của cả nước. Năm 2008, mặc dù kinh tế thế giới và trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, nhưng tình hình kinh tế - xã hội của TP Đà Nẵng cơ bản vẫn ổn định và phát triển. Phần lớn các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, nhất là trên các lĩnh vực như đầu tư, thương mại, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, ngân sách. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn; và hoạt động của các NHTM lại góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của TP trong những năm qua. Mục đích của bài viết này là phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại TP Đà Nẵng trong giai đoạn 2005-2008 để đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng góp phần vào sự phát triển bền vững và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP Đà Nẵng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. ABSTRACT In recent years, Danang has been a city with a higher GDP than the average GDP of the whole nation. In 2008, although the world and domestic economies were severely affected by the world financial crisis, Danang City’s socio-economic developments are basically stable. Most of the planned targets have been achieved and exceeded, especially in the fields of investment, commerce, transport and communication, post and telecommunication and city’s budgeting. This is a major advantage for the city’s commercial banks which have made worthy contributions to its economic development over the past years. The aim of this paper is to investigate into the practice of credit activities in Danang Commercial Bank system between 2005 and 2008 so as to determine their results and drawbacks. Furthermore, a number of solutions will be proposed in order to improve and promote credit quality, contributing to the stable development and transfer of economic structure in the context of industrialization and modernization in Danang City. Năm 2008, tổng sản phẩm quốc nội của thành phố Đà Nẵng tăng 11% so với năm 2007; giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 11.388 tỷ đồng tăng 17,6%, giá trị sản xuất thuỷ sản – nông – lâm ước đạt 612,7 tỷ đồng, giảm 6,4%; giá trị sản xuất các ngành TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 2 dịch vụ tăng 15%; Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ đạt 905 triệu USD, tăng 19%; tổng vốn đầu tư phát triển ước đạt 13.219 tỷ đồng, tăng gần 19%; thu ngân sách thực hiện đạt 8.052 tỷ đồng, đạt gần 120%; tổng chi ngân sách thực hiện đạt 7.119 tỷ đồng, đạt 129% dự toán; giải quyết việc làm cho 34.000 lao động, tỷ lệ hộ nghèo đạt chuẩn quốc gia giảm còn 1%. Để đạt được những kết quả trên có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố, thể hiện qua các chỉ tiêu cụ thể sau: 1. Sự phát triển mạnh mẽ về số lượng các tổ chức tín dụng Đến cuối năm 2008, hệ thống Ngân hàng thương mại trên địa bàn TP Đà Nẵng phân theo hình thức sở hữu thể hiện ở bảng sau: Bảng 1. Mạng lưới các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP Đà Nẵng Nguồn: Theo báo cáo tổng kết của Chi nhánh NHNN TP Đà Nẵng Qua bảng trên cho thấy mạng lưới hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố có những bước phát triển đáng kể, năm 2007 tăng thêm 16 chi nhánh trực thuộc hội sở so với năm 2006, trong đó chủ yếu là NHTM cổ phần, tăng thêm 13 chi nhánh. Tính đến cuối quí 2 năm 2008 tăng thêm 3 chi nhánh trực thuộc Hội sở so với năm 2007 lên thành 48 Chi nhánh. Ngoài các chi nhánh trực thuộc hội sở, còn có 131 phòng giao dịch, điểm giao dịch trải đều khắp các quận, huyện, xã, phường trong Thành phố. Sự phát triển mạnh mẽ mạng lưới các tổ chức tín dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế dễ dàng tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng, góp phần thúc đẩy tăng tưởng kinh tế của thành phố. Tuy nhiên, sự ra đời ồ ạt các ngân hàng mới và các chi nhánh trực thuộc đã tạo nên áp lực cạnh tranh rất lớn giữa các ngân hàng trong việc huy động vốn, cho vay và cung ứng các dịch vụ cho khách hàng, nhất là cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTMNN) và các ngân hàng thương mại cổ phần, liên doanh (NHTMCP). Điều đó sẽ làm gia tăng rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, nên chăng Ngân hàng Nhà nước cần phải có quy hoạch tổng thể về mạng lưới các tổ chức tín dụng dựa vào dân số, tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn để cấp phép hoạt động cho các ngân hàng và Chi nhánh mới thành lập nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Loại ngân hàng 2006 2007 2008 - NHTM Nhà nước - NHTM Cổ phần - NH Liên doanh - Công ty Tài chính - Cty Cho thuê tài chính - NH chính sách 7 17 2 1 1 1 9 30 3 1 1 1 9 32 3 1 2 1 Tổng cộng 29 45 48 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 3 bền vững và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng. 2. Về công tác huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP Đà Nẵng Hoạt động huy động vốn được xem là rất quan trọng đối với các tổ chức tín dụng vì nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tình hình huy động vốn của các NHTM trên địa bàn TP Đà Nẵng thể hiện qua số liệu ở bảng sau: Bảng 2. Tình hình huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Đơn vị tính: tỷ đồng Nguồn vốn huy động 2005 Tiền (tr.đ) 2006 2007 2008 Tiền (tr.đ) % tăng, giảm so với 2005 Tiền (tr.đ) % tăng, giảm so với 2006 Tiền (tr.đ) % tăng, giảm so với 2006 Tổng cộng Phân theo ngoại tệ - Việt Nam đồng - Ngoại tệ Phân theo loại hình tổ chức - Tiền gửi TCKT - Tiền gửi dân cư Theo loại hình ngân hàng - NHTMNN - NHTMCP 9.404 8.048 1.356 3.337 6.067 6.774 2.630 11.768 9.994 1.774 4.307 7.461 7.801 3.966 +25 +24 +30,8 + 29 + 23 +15 +50,79 17.974 15.421 2.553 7.842 10.132 9.217 8.757 + 52,7 + 54,3 + 43,9 + 82 + 35,8 +18 +120,8 20.253 17.146 3.107 6.940 13.313 9.578 10.675 +12,68 +11,19 +21,70 -11,51 +31,41 +3,9 +22 Nguồn: Theo báo cáo tổng kết của Chi nhánh NHNN TP Đà Nẵng Qua bảng trên cho thấy tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng liên tục qua các năm. Năm 2006, vốn huy động đạt 11.768 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2005, năm 2007 đạt 17.974 tỷ đồng, tăng 52,74% so với năm 2006; và tính đến cuối năm 2008 thực hiện đạt 20.253 tỷ đồng tăng 12,68% so với năm năm 2007. Vốn huy động tăng đều cả hai nguồn Việt Nam đồng và ngoại tệ. Về cơ cấu, tiền gửi của tổ chức kinh tế năm 2007 tăng đột biến so với 2006, đạt 7.842 tỷ, tăng 82% và chiếm tỷ trọng 43,6% (tỷ trọng năm 2006 là 36,59%); tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu đạt 10.132 tỷ, tăng 35,8% chiếm tỷ trọng 56,38% (tỷ trọng năm 2006 là 63,41%). Các ngân hàng cũng đã chú trọng huy động vốn trên 12 tháng để tăng nguồn cho vay trung, dài hạn. Vốn huy động trên 12 tháng đạt 5.447 tỷ, tăng 31% so với năm 2006 và chiếm tỷ trọng 30,3% trên tổng nguồn vốn huy động. Năm 2008 tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm hơn 11,5% mà nguyên nhân là do trong năm 2008 thị trường tiền tệ có nhiều biến động bất thường do ảnh hưởng của cuộc suy thoái toàn cầu khiến cho lượng tiền nhàn rỗi của các doanh nghiệp suy giảm đáng kể, bên cạnh đó các doanh nghiệp thay đổi cách thức quản lý cho có hiệu quả như chuyển vốn về Tổng công ty. Tuy nhiên, tiền gửi của dân cư tăng đáng kể do lãi suất huy động tăng cao do TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 4 chính sách chống lạm phát của Ngân hàng Nhà nước. Vốn huy động của các tổ chức tín dụng Nhà nước chỉ tăng 3,9%, trong khi các ngân hàng thương mại cổ phần vốn huy động tăng 22% so với năm 2007. Như vậy, trong những năm qua vốn huy động đều tăng trưởng khá cao nhất là năm 2007 tăng trên 50% nên đã đáp ứng nhu cầu cho vay trên địa bàn, góp phần đáng kể vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn Thành phố. Tuy nhiên, năm 2008 nguồn vốn huy động có sự tăng trưởng chậm lại so với những năm 2005, 2006 và 2007. Điều đó là do tình hình lạm phát trong năm 2008 khá cao nên đã ảnh hưởng đáng kể đến việc huy động vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn vì tâm lý e ngại rủi ro mất giá của đồng tiền nên nhiều nhà đầu tư lựa chọn giải pháp mua vàng hoặc ngoại tệ để nắm giữ. 3. Về tình hình cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hiện nay, cho vay vẫn là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng thương mại Việt nam nói chung và các NHTM trên địa bàn TP Đà Nẵng nói riêng. Trong một vài năm gần đây các NHTM đã có những nỗ lực đáng kể trong việc mở rộng dịch vụ ngân hàng để thu phí nhưng hoạt động tín dụng vẫn còn là hoạt động quan trọng trong kinh doanh của NHTM. Tình hình cho vay của các NHTM trên địa bàn được phản ánh qua bảng số liệu sau: Bảng 3. Tình hình cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP Đà Nẵng Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 Tiền (tr.đ) 2006 2007 2008 Tiền (tr.đ) % tăng, giảm so với 2005 Tiền (tr.đ) % tăng, giảm so với 2006 Tiền (tr.đ) % tăng, giảm so với 2007 Dư nợ cho vay - Theo loại tiền + VNĐ + Ngoại tệ - Theo thời hạn + Ngắn hạn + Trung, dài hạn - Theo loại hình NH + NHMNN + NHTMCP 12.203 10.053 2.150 7.993 4.210 8.866 3.336 14.356 11.803 2.553 8.886 5.470 9.325 5.030 + 17,6 + 17,4 + 18,7 + 11 + 29,9 +5,0 +50,78 21.960 18.618 3.342 13.488 8.473 10.445 11.516 + 53 + 57,7 + 30,9 + 51,8 + 54,9 +12,0 +129 26.994 23.209 3.785 14.692 12.302 11.291 15.703 + 23 + 24,6 + 13,26 +8,93 +45,2 +8,0 +36,35 Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNN chi nhánh TP Đà Nẵng năm 2005, 2006, 2007, 2008 Từ bảng trên cho thấy tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế đến cuối năm 2006 đạt 14.356 tỷ, tăng 17,6% so với năm 2005; năm 2007 đạt 21.961 tỷ đồng tăng TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 5 53% so với năm 2006 và năm 2008 dư nợ cho vay đạt 26.994 tỷ đồng tăng 23% so với năm 2007. Dư nợ tín dụng đều có sự tăng trưởng khá cao ở cả hai loại VNĐ và ngoại tệ. Về cơ cấu dư nợ tín dụng xét theo thời hạn cho vay đã có những thay đổi đáng kể. Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2006 đạt 8.886 tỷ, tăng 11% so với năm 2005; năm 2007 đạt 13.488 tỷ đồng, tăng gần 52% so với năm 2006; năm 2008 đạt 14.692 tỷ đồng, tăng gần 9% so với 2007. Về dư nợ tín dụng trung và dài hạn đạt năm 2006 đạt 5.470 tỷ, tăng gần 30% so với năm 2005, năm 2007 đạt 8472 tỷ đồng, tăng gần 55% so với năm 2006; năm 2008 dư nợ trung dài hạn đạt 12.302 tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2007. Như vậy, tín dụng trung dài hạn tăng trưởng khá cao so với tín dụng ngắn hạn trong những năm qua đã góp phần đáng kể vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Qua bảng trên cho thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân trong giai đoạn 2005 -2008 là trên 31% /năm; đặc biệt đạt cao (53%) trong năm 2008. Điều này phù hợp với tình trạng chung của cả nước về tăng trưởng tín dụng quá nóng trong năm 2008; đây là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát trong nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu xem xét cụ thể thi tăng trưởng dư nợ đạt cao trong thời gian qua chủ yếu là từ các ngân hàng thương mại cổ phần, liên doanh. Thật vậy, tăng trưởng tín dụng của khối NHTM Nhà nước đạt bình quân 8% năm trong thời kỳ 2005-2008; trong khi khối NHTMCP đạt bình quân trên 72%/năm. Về cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế theo theo ngành kinh tế được phản ánh ở bảng sau: Bảng 4. Tình hình dư nợ cho vay theo ngành kinh tế Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 16% 7% 6% 2,55% 2,9% Công nghiệp 22% 22% 24% 15,6% 19,3% Xây dựng 22% 16% 16% 9,85% 8% Thương mại, dịch vụ 26% 27% 28% 24,4% 25,4% GTVT, thông tin liên lạc 4% 4% 3% 3% 2,6% Ngành khác 9% 24% 23% 44,6% 41,8% Tổng dư nợ 100% 100% 100% 100% 100% Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNN chi nhánh TP Đà Nẵng năm 2005, 2006, 2007,2008 Qua bảng trên chúng ta nhận thấy cơ cấu dư nợ cho vay đối với các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm mạnh từ 2004 đến 2007 và chỉ còn khoảng 3% vào năm 2008. Điều này phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Thành phố là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp và thương mại dịch vụ. Ngành công nghiệp và xây dựng cũng có xu hướng giảm từ 2004 đến 2007; trong khi ngành thương mại và dịch vụ ít có sự biến động lớn và thường chiếm tỷ trọng gần ¼ TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 6 tổng dư nợ. Một điều đáng chú ý là dư nợ các ngành khác tăng khá mạnh từ 9% năm 2004 lên 44,6% năm 2007 và duy trì ở mức cao gần 42% trong năm 2008. Sở dĩ có tình trạng tăng dư nợ đột biến của các ngành khác là do sự gia tặng mạnh mẽ của cho vay đầu tư bất động sản và kinh doanh chứng khoán. Trong 42% dư nợ cho vay các ngành khác năm 2008 thì dư nợ cho vay đầu tư bất động sản chiếm gần 50%, với số tiền trên 19.000 tỷ đồng. Vì vậy, hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP vẫn còn chứa đựng nguy cơ rủi ro cao khi thị trường bất động sản còn nhiều bất ổn. 4. Về chất lượng tín dụng Tình hình nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thể hiện qua bảng số liệu sau đây: Bảng 5. Tình hình nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của NHTMNN và NHTMCP Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 3/2009 Dư nợ 12.203.000 14.356.000 21.960.000 26.994.000 28.500 Nợ xấu 318.184 447.361 406.000 580.000 849 Tỷ lệ nợ xấu 2,60% 3,1% 1,85% 2,15% 3.0% Nguồn: từ báo cáo tổng kết của NHNN chi nhánh TP Đà Nẵng Qua bảng trên cho thấy tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP Đà Nẵng từ năm 2006 đến năm 2008 đều thấp dưới 3% so với mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước là 5%. Tuy nhiên, không thể chủ quan về tình hình nợ xấu của các ngân hàng thương mại trên địa bàn nếu chỉ nhìn vào chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu hiện nay, vì thực tế các ngân hàng trên địa bàn đã cho vay khá nhiều vào lãnh vực nhà đất mà thị trường nhà đất hiện đang đóng băng nên sẽ ảnh hưởng đáng kể đến khả năng trả nợ cho ngân hàng trong thời gian tới. Hơn nữa, do tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm nên khả năng trả nợ cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Điều đó làm cho tỷ lệ nợ xấu có chiều hướng gia tăng từ năm 2008 đến nay. 5. Một số biện pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững Thành phố Qua phân tích ở trên cho thấy, mặc dù hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM trên địa bàn TP Đà Nẵng đã đạt được những kết quả to lớn, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của TP trong những năm qua, tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những khó khăn, tồn tại nhất định; nhất là trong tình hình suy giảm kinh tế toàn cầu hiện nay đòi hỏi hệ thống NHTM trên địa bàn thực hiện tốt chủ trưởng kích cầu của Chính phủ và có những giải pháp tích cực góp phần kích thích đầu tư tăng trưởng kinh tế của TP trong những năm tới. Trước mắt, Chi nhánh ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng trên địa bàn cần thực hiện các biện pháp sau: - Triển khai thực hiện tốt cho vay hỗ trợ lãi suất để kích cầu đầu tư chống suy TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 7 giảm kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước TP Đà Nẵng cần chủ động phối hợp hơn nữa với các Sở, Ban, ngành liên quan của TP trong công tác tuyên truyền, xác định đối tượng để triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 02/NHNN về cho vay hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức và cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh; đồng thời chỉ đạo sát sao các NHTM trên địa bàn tích cực giải ngân nguồn vốn trên đúng đối tượng, đúng mục đích nhằm hỗ trợ đầu tư góp phần tăng trưởng kinh tế trên địa bàn TP; tránh tình trạng các tổ chức, cá nhân được vay hỗ trợ với lãi suất thấp để đảo nợ hoặc gửi ngân hàng hưỡng lãi suất cao ; - Các NHTM trên địa bàn TP cần tích cực cải tiến thủ tục vay vốn hơn nữa theo hướng coi trọng năng lực tài chính và hiệu quả dự án đầu tư hơn là thế chấp tài sản nhằm mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế này phát triển; góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động nhất là những người lao động trẻ thuộc diện giải tỏa lấy đất phục vụ cho quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng của TP. Hệ thống NHTM TP cần chủ động bám sát mục tiêu, định hướng phát triển của TP để cho vay các ngành nghề, sản phẩm mà TP xác định chủ lực để có định hướng đầu tư tín dụng phù hợp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; - Cần đẩy mạnh công tác huy động vốn, nhất là nguồn vốn trung dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế của TP. Năm 2008, nguồn vốn huy động có xu hướng giảm do tình trạng bất ổn của nền kinh tế nên người dân có xu hướng chuyển sang đầu tư vào các lĩnh vực an toàn hơn như đầu tư mua vàng, ngoại tệ. Vì vậy, ngân hàng cần đa dạng hóa hình thức huy động với lãi suất hấp dẫn, an toàn cho người gửi tiền, đồng thời đẩy mạnh công tác quảng bá tuyên truyền để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế và xã hội. 6. Kết luận Qua phân tích ở trên cho thấy tỷ lệ nợ xấu có chiều hướng gia tăng trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 và còn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao nhất là cho vay kinh doanh chứng khoán và bất động sản. Vì vậy, các NHTM trên địa bàn cần cơ cấu lại danh mục cho vay theo hướng đa dạng hóa khách hàng; đồng thời nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng trên cơ sở nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng và hoàn thiện quy trình thẩm định dự án đầu tư. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo cáo tổng kết hoạt động của Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh TP Đà Nẵng qua các năm 2005, 2006, 2007,2008. [2] Nguyễn Ngọc Anh, Năng lực quản lý rủi ro của các ngân hàng thương mại Thành phố Đà Nẵng: Thực trạng và giải pháp, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Bộ về Liên kết kinh tế trên địa bàn miền Trung-Tây Nguyên, 4/2009. [3] Nguyên Diễn, Triển khai các chương trình hỗ trợ của Chính phủ tại TP Đà Nẵng, TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 8 Báo cáo tại Hội thảo Khủng hoảng kinh tế toàn cầu – thách thức và cơ hội đối với các doanh nghiệp Việt Nam do Đại học Đà Nẵng tổ chức, 4/2009.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfVai trò của các ngân hàng thương mại trên địa bàn đối với sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tp đà nẵng trong những năm qua.pdf
Luận văn liên quan