CÁN CÂN THANH TOÁN VIỆT NAM
Lời mở đầu: Trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, các nước muốn tồn tại và phát triển bền vững đều phải trao đổi buôn bán với phần còn lại của thế giới. Mối quan hệ hai chiều đó được phản ánh rõ nét nhất khi chúng ta nhìn vào cán cân thanh toán của quốc gia đó. Vậy cán cân thanh toán là gì ? Vai trò của như thế nào đối với tiến trình phát triển của một quốc gia?
I, Khái niệm:
Cán cân thanh toán quốc tế (The Balance Of Payments, kí hiệu là BOP hay BP) : là 1 bản báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép lại tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú và nguời không cư trú trong một thời gian nhất định thường là 1 năm.
II, Các cán cân bộ phận của BP:
1. Cán cân vãng lai (current account – CA): để tiện ích cho việc phân tích cũng như theo dõi đánh giá các hoạt động của CA, người ta chia CA thành 4 cán cân tiểu bộ phận như sau:
1.1, Cán cân thương mại (TB):
Nó phản ánh chênh lệch giữa các khoản thu từ xuất khẩu và các
khoản chi cho nhập khẩu hàng hóa. Và nó được gọi là cán cân hữu hình.
Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị xuất nhập khẩu:
ã Tỷ giá: khi tỷ giá tăng (đồng nội tệ giảm giá) thì cầu về ngoại tệ tăng nên khối lượng xuất khẩu sẽ tăng. Nhập khẩu thì ngược lại.
ã Lạm phát: lạm phát tăng thì sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế sẽ giảm nên khối lượng xuất khẩu sẽ giảm. nhập khẩu thì ngược lại.
ã Giá thế giới của hàng hóa xuất – nhập khẩu: tăng thì giá trị xuất khẩu tăng, giá trị nhập khẩu giảm nên số lượng nhập khẩu giảm, xuất khẩu tăng và ngược lại.
ã Thu nhập của người không cư trú: tăng thì cầu về hàng ngoại tăng nên khối lượng xuất khẩu sẽ tăng. Và ngược lại đối với nhập khẩu.
ã Thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu: khi thuế quan tăng và hạn ngạch nhập khẩu giảm thì làm cho giá trị xuất khẩu của nước xuất khẩu sẽ giảm và ngược lại.
1.2, Cán cân dịch vụ: gồm
Các khoản thu, chi từ các hoạt động dịch vụ về vận tải, du lịch, bảo hiểm, bưu chính, viễn thông, hàng không , ngân hàng, thông tin, xây dựng và từ các hoạt động dịch vụ khác giữa người cư trú và người không cư trú.
1.3, Cán cân thu nhập: gồm
Thu nhập của người lao động : là những khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác bằng tiền, hiện vật do người không cư trú trả cho người cư trú và ngược lại.
Thu nhập về đầu tư: là những khoản thu từ đầu tư trực tiếp, lãi từ đầu tư vào những giấy tờ có giá và các khoản lãi đến hạn phải trả cho các khoản vay giữa người cư trú và người không cư trú.
1.4, Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều:
Gồm: các khoản viện trợ không hoàn lại, quà tặng, biếu và các khoản chuyển giao khác bằng tiền, hiện vật cho mục đích tiêu dùng do người không cư trú chuyển giao cho người cư trú và ngược lại.
Mục đích: phản ánh lại sự phân phối lại thu nhập giữa người không cư trú và nguời cư trú.
Các cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập, và chuyển giao vãng lai một chiều là cán cân vô hình, vì chúng không nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường được.
Tóm lại: xuất khẩu hàng hóa, du lịch, và nhận thu nhập từ người không cư trú, và nhận chuyển giao vãng lai một chiều đều làm tăng cung ngoại tệ (cầu nội tệ) trên thị trường ngoại hối nên chúng được ghi vào bên CÓ của cán cân và mang dấu (+), ngược lại trả thu nhập cho người không cư trú, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, và chi chuyển giao vãng lai một chiều đều làm tăng cầu ngoại tệ (cung nội tệ) trên thị trường ngoại hối nên chúng được ghi vào bên NỢ của cán cân thanh toán và mang dấu (-).
2. CÁN CÂN VỐN:
2.1 Cán cân vốn dài hạn
Tiêu chí chủ thể: vốn dài hạn được chia theo khu vực tư nhân và khu vực nhà nước
Tiêu chí khách thể: vốn dài hạn được chia thành: đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và vốn dài hạn khác
2.2 Cán cân vốn ngắn hạn: bao gồm
Tín dụng thương mại ngắn hạn
Tín dụng ngân hàng ngắn hạn
Kinh doanh ngoại hối
2.3 Chuyển giao vốn một chiều: bao gồm
Các khoản viện trợ không hoàn lại cho mục đích đầu tư
Các khoản nợ được xoá
3. CÁN CÂN CƠ BẢN:
Cán cân cơ bản = cán cân vãng lai+ cán cân vốn dài hạn
Những khoản mục hay thay đổi như vốn ngắn hạn không thuộc cán cân cơ bản.
4. CÁN CÂN TỔNG THỂ:
Cán cân tổng thể = cán cân vãng lai+ cán cân vốn+ nhầm lẫn và sai sót
Những nguyên nhân dẫn đến nhầm lẫn và sai sót
ã Không thể tập hợp, thống kê được tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú
ã Sự đa dạng của nguồn thông tin dùng để thu thập số liệu
ã Nhằm trốn thuế nên một số giao dịch trong cán cân vốn được báo cáo với giá trị thấp hơn so với thực tế
ã Một số công ty muốn trốn thuế nên khai giảm giá trị hoá đơn xuất khẩu, tăng giá trị hoá đơn nhập khẩu
ã Sự không khớp nhau về thời gian có thể dẫn đến 2 vế của giao dịch không được ghi chép đồng thời cùng một kỳ báo cáo.
5. CÁN CÂN BÙ ĐẮP CHÍNH THỨC:
Gồm:
ã Dự trữ ngoại hối quốc gia
ã Quan hệ với IMF và các ngân hàng trung ương khác
ã Thay đổi dữ trữ của các ngân hàng trung ương khác bằng đồng tiền của quốc gia lập cán cân thanh toán
Cán cân tổng thể + cán cân bù đắp chính thức = 0
Nhận xét:
- Khi cán cân tổng thể thặng dư (+), để tránh cho nội tệ lên giá, ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào làm dự trữ ngoại hối tăng
- Khi cán cân tổng thể thâm hụt (-), để tránh cho nội tệ giảm giá, ngân hàng trung ương bán ngoại tệ ra làm dự trữ ngoại hối giảm.
III. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN KÉP CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ:
*Quy tắc 1:
Mọi khoản thu, phản ánh luồng tiền vào, ghi dấu (+) đều phải được sử dụng, phản ánh luồng tiền ra, có dấu (-)
Thu trước chi sau
30 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4635 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA KINH TẾ - ĐHQG TP HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
E¥-£-€D
TÊN ĐỀ TÀI:
VAI TRÒ CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VIỆT NAM
GVHD: Ths Nguyễn Tiến Dũng
SVTH:
Họ Và Tên: MSSV
Nguyễn Văn Toàn (Trưởng Nhóm) 054040755
Nguyễn Hoàng Phương Anh 054040662
Hòa Thị Thu Hiền 054040683
Phí Thị Ngọc Bích 054040663
Đặng Minh Diệu Kiều 054040702
Đoàn Thị Bích Liên 054040705
Lê Thị Thảo Nguyên 054040722
Nguyễn Thị Hằng 054040680
Nguyễn Thị Trinh 054040764
Đồng Thị Ngọc Châu 054040665
Phan Thị Thu Hân 054040682
Võ Thị Xuân Hường 054040697
TP. HCM, Tháng 10 Năm 2008
CÁN CÂN THANH TOÁN VIỆT NAM
Lời mở đầu: Trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, các nước muốn tồn tại và phát triển bền vững đều phải trao đổi buôn bán với phần còn lại của thế giới. Mối quan hệ hai chiều đó được phản ánh rõ nét nhất khi chúng ta nhìn vào cán cân thanh toán của quốc gia đó. Vậy cán cân thanh toán là gì ? Vai trò của như thế nào đối với tiến trình phát triển của một quốc gia?
I, Khái niệm:
Cán cân thanh toán quốc tế (The Balance Of Payments, kí hiệu là BOP hay BP) : là 1 bản báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép lại tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú và nguời không cư trú trong một thời gian nhất định thường là 1 năm.
II, Các cán cân bộ phận của BP:
Cán cân vãng lai (current account – CA): để tiện ích cho việc phân tích cũng như theo dõi đánh giá các hoạt động của CA, người ta chia CA thành 4 cán cân tiểu bộ phận như sau:
1.1, Cán cân thương mại (TB):
Nó phản ánh chênh lệch giữa các khoản thu từ xuất khẩu và các
khoản chi cho nhập khẩu hàng hóa. Và nó được gọi là cán cân hữu hình.
Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị xuất nhập khẩu:
Tỷ giá: khi tỷ giá tăng (đồng nội tệ giảm giá) thì cầu về ngoại tệ tăng nên khối lượng xuất khẩu sẽ tăng. Nhập khẩu thì ngược lại.
Lạm phát: lạm phát tăng thì sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế sẽ giảm nên khối lượng xuất khẩu sẽ giảm. nhập khẩu thì ngược lại.
Giá thế giới của hàng hóa xuất – nhập khẩu: tăng thì giá trị xuất khẩu tăng, giá trị nhập khẩu giảm nên số lượng nhập khẩu giảm, xuất khẩu tăng và ngược lại.
Thu nhập của người không cư trú: tăng thì cầu về hàng ngoại tăng nên khối lượng xuất khẩu sẽ tăng. Và ngược lại đối với nhập khẩu.
Thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu: khi thuế quan tăng và hạn ngạch nhập khẩu giảm thì làm cho giá trị xuất khẩu của nước xuất khẩu sẽ giảm và ngược lại.
1.2, Cán cân dịch vụ: gồm
Các khoản thu, chi từ các hoạt động dịch vụ về vận tải, du lịch, bảo hiểm, bưu chính, viễn thông, hàng không , ngân hàng, thông tin, xây dựng và từ các hoạt động dịch vụ khác giữa người cư trú và người không cư trú.
1.3, Cán cân thu nhập: gồm
Thu nhập của người lao động : là những khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác bằng tiền, hiện vật do người không cư trú trả cho người cư trú và ngược lại.
Thu nhập về đầu tư: là những khoản thu từ đầu tư trực tiếp, lãi từ đầu tư vào những giấy tờ có giá và các khoản lãi đến hạn phải trả cho các khoản vay giữa người cư trú và người không cư trú.
1.4, Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều:
Gồm: các khoản viện trợ không hoàn lại, quà tặng, biếu và các khoản chuyển giao khác bằng tiền, hiện vật cho mục đích tiêu dùng do người không cư trú chuyển giao cho người cư trú và ngược lại.
Mục đích: phản ánh lại sự phân phối lại thu nhập giữa người không cư trú và nguời cư trú.
Ø Các cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập, và chuyển giao vãng lai một chiều là cán cân vô hình, vì chúng không nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường được.
èTóm lại: xuất khẩu hàng hóa, du lịch, và nhận thu nhập từ người không cư trú, và nhận chuyển giao vãng lai một chiều đều làm tăng cung ngoại tệ (cầu nội tệ) trên thị trường ngoại hối nên chúng được ghi vào bên CÓ của cán cân và mang dấu (+), ngược lại trả thu nhập cho người không cư trú, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, và chi chuyển giao vãng lai một chiều đều làm tăng cầu ngoại tệ (cung nội tệ) trên thị trường ngoại hối nên chúng được ghi vào bên NỢ của cán cân thanh toán và mang dấu (-).
2. CÁN CÂN VỐN:
2.1 Cán cân vốn dài hạn
Tiêu chí chủ thể: vốn dài hạn được chia theo khu vực tư nhân và khu vực nhà nước
Tiêu chí khách thể: vốn dài hạn được chia thành: đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và vốn dài hạn khác
2.2 Cán cân vốn ngắn hạn: bao gồm
Tín dụng thương mại ngắn hạn
Tín dụng ngân hàng ngắn hạn
Kinh doanh ngoại hối
2.3 Chuyển giao vốn một chiều: bao gồm
Các khoản viện trợ không hoàn lại cho mục đích đầu tư
Các khoản nợ được xoá
3. CÁN CÂN CƠ BẢN:
Cán cân cơ bản = cán cân vãng lai+ cán cân vốn dài hạn
Những khoản mục hay thay đổi như vốn ngắn hạn không thuộc cán cân cơ bản.
4. CÁN CÂN TỔNG THỂ:
Cán cân tổng thể = cán cân vãng lai+ cán cân vốn+ nhầm lẫn và sai sót
Những nguyên nhân dẫn đến nhầm lẫn và sai sót
Không thể tập hợp, thống kê được tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú
Sự đa dạng của nguồn thông tin dùng để thu thập số liệu
Nhằm trốn thuế nên một số giao dịch trong cán cân vốn được báo cáo với giá trị thấp hơn so với thực tế
Một số công ty muốn trốn thuế nên khai giảm giá trị hoá đơn xuất khẩu, tăng giá trị hoá đơn nhập khẩu
Sự không khớp nhau về thời gian có thể dẫn đến 2 vế của giao dịch không được ghi chép đồng thời cùng một kỳ báo cáo.
5. CÁN CÂN BÙ ĐẮP CHÍNH THỨC:
Gồm:
Dự trữ ngoại hối quốc gia
Quan hệ với IMF và các ngân hàng trung ương khác
Thay đổi dữ trữ của các ngân hàng trung ương khác bằng đồng tiền của quốc gia lập cán cân thanh toán
Cán cân tổng thể + cán cân bù đắp chính thức = 0
Nhận xét:
Khi cán cân tổng thể thặng dư (+), để tránh cho nội tệ lên giá, ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào làm dự trữ ngoại hối tăng
Khi cán cân tổng thể thâm hụt (-), để tránh cho nội tệ giảm giá, ngân hàng trung ương bán ngoại tệ ra làm dự trữ ngoại hối giảm.
III. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN KÉP CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ:
*Quy tắc 1:
Mọi khoản thu, phản ánh luồng tiền vào, ghi dấu (+) đều phải được sử dụng, phản ánh luồng tiền ra, có dấu (-)
Thu trước chi sau
*Quy tắc 2:
Mỗi bút toán ghi Có (+) đều phải có một bút toán ghi Nợ (-) tương ứng với giá trị tuyệt đối bằng nhau. Và ngược lại.
*Quy tắc 3:
Các tài sản giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú bao gồm:
Tài sản tài chính: tiền mặt, chứng khoán( trái phiếu, cổ phiếu), số dư trên tài khoản ngân hàng
Tài sản phi tài chính: gồm tài sản hữu hình( hàng hoá, địa ốc…) và tài sản vô hình( dịch vụ, lòng tốt)
*Quy tắc 4: có 5 giao dịch đặc trưng giữa người cư trú và người không cư trú
Trao đổi hàng hoá/dịch vụ này để lấy hàng hoá/dịch vụ khác
Trao đổi hàng hoá/dịch vụ này để lấy tài sản tài chính khác
Trao đổi tài sản tài chính này để lấy tài sản tài chính khác
Chuyển giao hàng hoá/dịch vụ một chiều (tài trợ, làm từ thiện)
Chuyển giao tài sản tài chính một chiều
CÁC VÍ DỤ
1. Việt Nam xuất khẩu gạo sang Mỹ 100 triệu đôla, nhập khẩu từ Mỹ máy tính trị giá 100 triệu đôla
BP của Việt Nam
BP của Mỹ
Tài khoản vãng lai
Xuất khẩu hàng hoá +100
Nhập khẩu hàng hoá - 100
Tài khoản vãng lai
Nhập khẩu hàng hoá - 100
Xuất khẩu hàng hoá + 100
2. Việt Nam xuất khẩu gạo sang Mỹ 100 triệu đôla, thanh toán bằng cách ghi Có vào tài khoản tiền gởi của VN tại ngân hàng Mỹ
BP của Việt Nam
BP của Mỹ
Tài khoản vãng lai
Xuất khẩu hàng hoá +100
Tài khoản vốn
Tăng tài sản Có - 100
Tài khoản vãng lai
Nhập khẩu hàng hoá -100
Tài khoản vốn
Tăng tài sản Nợ +100
3.Ngân hàng Nhà nước VN mua 100 triệu đôla trái phiếu kho bạc Mỹ, thanh toán bằng cách ghi Nợ trên tài khoản tiền gởi của ngân hàng Nhà nước tại kho bạc Mỹ.
BP của Việt Nam
BP của Mỹ
Tài khoản vốn
Giảm tài sản Có - 100
Tăng tài sản Có +100
(nhập khẩu trái phiếu)
Tài khoản vốn
Giảm tài sản Nợ - 100
Tăng tài sản Nợ +100
(xuất khẩu trái phiếu)
4. Chính phủ Mỹ tặng VN hàng hoá trị giá 100 triệu đô la để giúp đồng bào bị bão lụt
BP của Việt Nam
BP của Mỹ
Tài khoản vãng lai
Nhập khẩu hàng hoá - 100
Thu chuyển giao một chiều +100
Tài khoản vãng lai
Xuất khẩu hàng hoá + 100
Chi chuyển giao một chiều - 100
5.Chính phủ tặng VN trị giá 100 triệu đôla bằng cách ghi Có vào tài khoản của ngân hàng nhà nước VN mở tại Mỹ
BP của Việt Nam
BP của Mỹ
Tài khoản vãng lai
Thu chuyển giao một chiều +100
Tài khoản vốn
Tăng tài sản Có - 100
Tài khoản vãng lai
Chi chuyển giao một chiều - 100
Tài khoản vốn
Tăng tài sản Nợ + 100
Ai cũng thấy rằng cán cân vãng lai là phần quan trọng nhất trong cán cân thanh toán trong phần nghiên cứu này nhóm xin xoáy sâu vào cán cân vãng lai.
Trong quá trình phát triển, các nước luôn phải đối phó với trình trạng thâm hụt cán cân vãng, theo kinh nghiệm của các nước ngưỡng thâm hụt an toàn là khoản 5% GDP. Tuy nhiên ở việt nam năm 2007 thâm hụt vào khoản 9.6%GDP và theo một vài nghiên cứu của các tổ chức trong năm 2008 tình trạng thâm hụt càng nghiêm trọng hơn nếu tình hình không được kiểm soát thì tình trạng này có thể dẫn đến những kết quả khó lường.
Tuy nhiên, bức tranh của nền kinh tế Việt Nam có ảm đạm như vậy không? Rủi ro của một cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán và hệ quả là khủng hoản tiền tệ là hiện hữu đến mức độ nào? Đâu là nguyên của tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai lớn như hiện nay và đâu là giải pháp khả thi? Đây là những câu hỏi mà nhóm sẽ trả lời sau đây.
IV,Phân tích tình hình nhập siêu của Việt Nam.
Phân tích tình hình:
Biểu đồ 1: Cán cân thương mại, xuất khẩu và nhập khẩu
Nguồn: Sherman Chan và Tu Packard, “Is Vietnam Facing a Curency Crisic?” June, 11, 2008
Bản nhận định của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế toàn cầu (CEIC) thuộc Ngân hàng Standard Chartered đã tập trung vào ba điểm chính:
Thâm hụt thương mại dần được thu hẹp và chỉ số FDI tăng đã giúp giảm mối lo về một cuộc khủng hoảng tiền tệ
Số liệu cho thấy chính sách thắt chặt tiền tệ không mấy tác động đối với nền kinh tế
Ngân hàng Nhà nước cần thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa để bảo đảm nguồn vốn.
Trong khi phỏng đoán về một cuộc khủng hoảng tiền tệ do sự thâm hụt trong cán cân thanh toán hoành hành trong tháng 4 và 5 vừa qua, tâm lý thị trường vẫn tiếp tục thận trọng nhưng đang dần được cải thiện. Mặc dù nhiều người cho rằng thị trường tiền tệ khó có thể trải qua một sự suy giảm mạnh nhưng nghiên cứu của CEIC vẫn cho rằng tốc độ tăng trưởng chậm dần sẽ tạo ra áp lực cho ngành ngân hàng và tạo môi trường không mấy thuận lợi cho tăng trưởng về trung hạn.
Nhiều ý kiến cho rằng tình hình lạm phát không mấy thuận lợi cho chính sách tiền tệ. Dù thanh toán quốc tế vẫn được duy trì ổn định nhưng Chính phủ cũng cần phải duy trì lãi suất cao để bảo đảm nguồn vốn trong nước. Standard Chartered bank vẫn giữ quan điểm là lãi suất cần được đẩy lên hơn nữa để tránh ảnh hưởng quá mức tới lãi suất thực.
Thâm hụt thương mại được cải thiện rõ rệt trong hai tháng 6 và 7, ít hơn 1 tỉ đô la Mỹ mỗi tháng, so với con số trung bình từ tháng 1 đến tháng 5 là 2,7 tỉ đô la (Biểu đồ 1). Thâm hụt thương mại trong 7 tháng đầu năm là 15 tỉ đô la. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đã mang lại nhiều lợi ích. Kim ngạch xuất khẩu trong hai tháng 6 và 7 đạt hơn 6,2 tỉ đô la mỗi tháng, tăng 53,7% và 46,1% lần lượt so với cùng kỳ năm trước, và đây là lần đầu tiên kể từ tháng 11 năm 2006, kim ngạch xuất khẩu vượt quá kim ngạch nhập khẩu
Biểu đồ 2: Thâm hụt thương mại dần thu hẹp
Nguon: CEIC
Biểu đồ 3: Dòng vốn FDI gia tăng hàng tháng
Thị trường đang chứng kiến sự gia tăng về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết đang chảy vào trong bối cảnh thâm hụt cán cân thanh toán. FDI cam kết trong 7 tháng đầu năm đạt 44 tỉ đô la. Trong hai tháng 6 và 7, Chính phủ đã phê duyệt tổng số 30 tỉ đô la các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Số liệu của nguồn vốn FDI cho thấy trong tháng 6 Đài Loan dẫn đầu với 8 tỉ đô la và Nhật Bản là 6,2 tỉ đô la, trong khi đó Malaysia (3,5 tỷ đô la) và Thái Lan (3,8 tỷ đô la) lại dẫn đầu về dự án FDI trong tháng 7.
2. Liệu thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam có khả năng chịu đựng được?
Sau nhiều năm đạt mức thâm hụt cán cân vãng lai giảm dần và ở mức không đáng kể: năm 2003: 4,9%; năm 2004: 3,4%; năm 2005: 0,9%; năm 2006: 0,3%, đến năm 2007, thâm hụt cán cân vãng lai tăng đột biến và đạt mức kỉ lục là 9,6%. Đây là mức thâm hụt cao nhất trong hơn 10 năm trở lại đây (xem biểu đồ 4).
Biểu đồ 4: Thâm hụt cán cân vãng lai Việt Nam
giai đoạn 2000 - 2007 (% so với GDP)
Dự kiến cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam giai đoạn 2001- 2007
Năm
Cán cân tài khoản vãng lai
Cán cân tài khoản vốn
Sai số thống kê và bỏ sót
Cán cân thanh toán quốc tế
XK hàng hoá ròng
XK dịch vụ ròng
Thu nhập thuần tuý từ nước ngoài
Cán cân tài khoản vãng lai
FDI thuần
FPI thuần
ODA thuần
Cán cân vốn
2001
-1.135
-572
-420
-2.127
+1.638
-
+1.500
+3.138
± 5%
+1.011
2002
-3.027
-750
-564
-4.341
+1.038
-
+1.528
+2.566
± 5%
-1.775
2003
-5.062
-778
-630
-6.470
+1.029
-
+1.422
+2.451
± 5%
-4.019
2004
-5.449
-872
-850
-7.171
+1.103
-
+1.650
+2.753
± 5%
-4.418
2005
-4.536
-1.106
-1.030
-6.669
+1.744
-
+1.787
+3.531
± 5%
-3.138
2006
-5.065
-1.179
-1.314
-7.558
+4.312
+3.000
+2.360
+9.672
± 5%
+2.114
2007
-14.121
-367
-1.886
-16.374
+5.900
+6.200
+2.660
+14.766
± 5%
-1.608
Trong giai đoạn 2001- 2007 đã diễn ra sự thâm hụt kép cả cán cân thương mại hữu hình và cán cân thương mại vô hình. Tổng mức thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai cộng dồn của cả giai đoạn sẽ vào khoảng 72,5 tỷ USD (bằng 17,6% GDP). Trong đó, thâm hụt cán cân thương mại hữu hình chiếm 78,6%, thâm hụt cán cân thương mại vô hình chiếm 21,4% (riêng thâm hụt cán cân dịch vụ chiếm 8,64%, thâm hụt cán cân thu nhập chiếm 12,68%).
Ngoài ra, năm 2008 dự kiến mức nhập siêu chiếm tới 57,4% tổng mức nhập siêu của cả giai đoạn và sẽ tác động mạnh đến thâm hụt cán cân vãng lai của giai đoạn 2001- 2008. Như vậy, thực tế này đang đặt ra một vấn đề cấp bách trong điều tiết kinh tế vĩ mô là phải có các giải pháp đồng bộ để kiềm chế nhập siêu, cải thiện cán cân thương mại và đây là việc làm có ý nghĩa quyết định đến việc cải thiện cán cân tài khoản vãng lai.
Trái ngược với trạng thái luôn thâm hụt của cán cân tài khoản vãng lai, cán cân vốn của Việt Nam luôn ở trong trạng thái thặng dư từ năm 2001 đến nay. Tổng mức thặng dư của cán cân vốn trong 8 năm qua ước đạt khoảng 51,875 tỷ USD, bù đắp được trên 71% tổng mức thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Như vậy, mức thâm hụt cán cân thanh toán tổng thể cộng dồn của cả giai đoạn 2001- 2008 chỉ vào khoảng 20,62 tỷ USD, bằng khoảng 29% tổng mức thâm hụt cán cân thanh toán tài khoản vãng lai và bằng khoảng 5% GDP.
Nhập siêu theo nhóm chủ thể nhập khẩu của Việt Nam
Năm/chủ thể nhập khẩu
2005
2006
2007
Giai đoạn 2001- 2008
I. Các doanh nghiệp có vốn FDI
a. xuất khẩu:
- Tính cả xuất khẩu dầu thô
18.553
23.013
27.776
86.356
- Không tính xuất khẩu dầu thô
11.180
14.749
19.288
56.570
b. nhập khẩu:
13.640
16.489
21.715
65.864
c. nhập khẩu ròng:
- Tính cả xuất khẩu dầu thô
+4.913
+6.524
+6.061
+20.492
- Không tính xuất khẩu dầu thô
-2.460
-1.740
-2.427
-9.249
d. Tỷ lệ xuất siêu so với kim ngạch XK (%)
26,5
28,3
21,8
23,7
II. Các doanh nghiệp trong nước:
- xuất khẩu
13.889
16.813
20.785
65.090
- nhập khẩu
18.425
28.402
40.967
118.614
- xuất khẩu ròng
-4.536
-11.589
-20.182
-53.524
- Tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch XK (%)
32,6
68,9
97,1
82,2
III. Tổng số (I+ II)
- xuất khẩu
32.442
39.826
48.561
151.445
- nhập khẩu
36.978
44.891
62.682
189.390
- xuất khẩu ròng
-4.536
-5.065
-14.121
-37.945
- Tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch XK (%)
19,3
12,7
29,1
25
Tính chung 9 tháng năm 2008, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 48,6 tỷ USD, tăng 39% và kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt khoảng 64,4 tỷ USD, tăng 48,3% so với cùng kỳ năm trước... Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 9/2008 ước tính đạt 5,3 tỷ USD, tăng 39,4% so với cùng kỳ năm trước, nhưng giảm 11,9% so với tháng trước do lượng và giá xuất khẩu của một số mặt hàng giảm; trong đó dầu thô giảm 279 nghìn tấn, kim ngạch giảm 394 triệu USD; hàng dệt may giảm 101 triệu USD; giày dép giảm 72 triệu USD; gạo tuy tăng 39 nghìn tấn nhưng kim ngạch giảm 39 triệu USD; thuỷ sản giảm 33 triệu USD.
Nếu tính theo từng khu vực của nền kinh tế: khu vực kinh tế trong nước đạt 21,9 tỷ USD, tăng 44,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 17,8 tỷ USD, tăng 28,1%; dầu thô đạt 8,8 tỷ USD, tăng 52%. Trong tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu 9 tháng, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm 32,7%, nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 44,5%; nhóm hàng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 22,8%. Kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng trong 9 tháng đều tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Đến nay đã có 10 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là: Dầu thô đạt 8,8 tỷ USD, tăng 52%; hàng dệt may đạt 6,8 tỷ USD, tăng 20,2%; giày dép đạt 3,4 tỷ USD, tăng 18,2%; thuỷ sản đạt 3,3 tỷ USD, tăng 21,9%; gạo đạt 2,4 tỷ USD, tăng 89,7%; sản phẩm gỗ đạt 2 tỷ USD, tăng 19,4%; điện tử, máy tính đạt 1,9 tỷ USD, tăng 25,5%; cà phê đạt 1,6 tỷ USD, tăng 9,6%; cao su đạt 1,3 tỷ USD, tăng 33,6%; than đá đạt 1,1 tỷ USD, tăng 55,5%. Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng tăng cao chủ yếu vẫn do yếu tố giá xuất khẩu tăng, đặc biệt giá một số mặt hàng tăng liên tục trong 7 tháng đầu năm. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá của 8 mặt hàng (Dầu thô, than đá, gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè) và trị giá tái xuất hàng hoá thì tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 9 tháng năm 2008 chỉ tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước.
Nếu tính theo giá trị từng thị trường: thị trường Mỹ đạt giá trị cao nhất với 8,5 tỷ USD, tăng 17% (Hàng dệt may đạt 3,8 tỷ USD; sản phẩm gỗ 780 triệu USD; giày dép 730 triệu USD; dầu thô 660 triệu USD); thị trường ASEAN đạt 8,4 tỷ USD, tăng 42%; EU đạt 7,8 tỷ USD, tăng 21% (hàng dệt may 1,2 tỷ USD, giày dép 1,9 tỷ USD); Ôx-trây-li-a đạt 3,5 tỷ USD, tăng 67%; Trung Quốc 3,3 tỷ USD, tăng 43%. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 9/2008 ước tính đạt 5,8 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước và giảm 7,6% so với tháng 8/2008. Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng giảm so với tháng trước là: Xăng dầu, sắt thép, sữa, chất dẻo, máy móc thiết bị, ô tô; trong đó xăng dầu giảm 308 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng giảm 96 triệu USD. Tính chung kim ngạch hàng hóa nhập khẩu 9 tháng ước tính đạt 64,4 tỷ USD, tăng 48,3% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 43 tỷ USD, tăng 53,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,4 tỷ USD, tăng 39,5%. Trong tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu 9 tháng, tư liệu sản xuất chiếm 90,7%; hàng tiêu dùng chiếm 5,7%. Kim ngạch nhập khẩu 9 tháng tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước do lượng và giá nhập khẩu đều tăng cao. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá của 5 mặt hàng (xăng dầu, sắt thép, phân bón, chất dẻo và giấy) thì tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu 9 tháng năm 2008 ước tính đạt 58 tỷ USD, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm trước. Hàng hoá nhập khẩu từ các nước ASEAN vẫn chiếm tỷ trọng lớn và tăng với tốc độ cao, ước tính 9 tháng đạt 15,7 tỷ USD, chiếm 24,4% tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu, tăng 70% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Trung Quốc 12 tỷ USD, chiếm 18,6% và tăng 44,6%; EU 4,1 tỷ USD, chiếm 6,4% và tăng 13,8%. Một số thị trường khác tuy thị phần không lớn nhưng cũng có tốc độ tăng cao như Mỹ tăng 80%; Nhật Bản tăng 51%; Hàn Quốc tăng 50%; Đài Loan tăng 45%. Nhập siêu những tháng gần đây đã giảm nhanh (Từ mức nhập siêu 3,2 tỷ USD tháng 4 đã giảm xuống còn 1,9 tỷ USD tháng 5; 728 triệu USD tháng 6; 753 triệu USD tháng 7; 258 triệu USD tháng 8 và 500 triệu USD tháng 9). Nhập siêu hàng hóa 9 tháng là 15,8 tỷ USD, tăng 86% so với cùng kỳ năm trước và bằng 32,6% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu.
Xuất khẩu hàng hoá tháng 9 và 9 tháng năm 2008 Nghìn tấn, triệu USD
Thực hiệntháng 8năm 2008
Ước tínhtháng 9năm 2008
Cộng dồn9 thángnăm 2008
9 tháng năm2008 so với cùngkỳ năm 2007 (%)
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
TỔNG TRỊ GIÁ
6018
5300
Khu vực kinh tế trong nước
2564
2450
21936
144,1
Khu vực có vốn đầu tư NN
3454
2850
26639
135,1
Dầu thô
1244
850
8808
152,0
Hàng hoá khác
2210
2000
17831
128,1
MẶT HÀNG CHỦ YẾU
Dầu thô
1359
1244
1080
850
10137
8808
90,7
152,0
Than đá
1201
137
1300
130
17057
1140
72,3
155,5
Dệt, may
921
820
6831
120,2
Giày dép
392
320
3439
118,2
Túi xách, ví, va li, mũ, ô dù
66
55
595
129,6
Điện tử, máy tính
233
230
1897
125,5
Sản phẩm mây tre, cói, thảm
18
18
165
100,6
Sản phẩm gốm sứ
26
22
252
104,0
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm
38
20
704
533,7
Dây điện và cáp điện
78
70
733
118,1
Sản phẩm nhựa
83
80
674
133,8
Xe đạp và phụ tùng xe đạp
7
7
66
110,1
Dầu mỡ động, thực vật
9
10
84
263,9
Đồ chơi trẻ em
13
13
83
150,5
Mỳ ăn liền
10
11
85
148,0
Gạo
361
289
400
250
3692
2435
92,6
189,7
Cà phê
49
110
50
110
767
1619
78,4
109,6
Rau quả
33
30
282
125,3
Cao su
71
211
80
230
459
1256
92,0
133,6
Hạt tiêu
8
28
7
25
72
255
111,3
123,6
Hạt điều
18
99
18
100
124
696
114,0
151,5
Chè
11
16
12
17
81
113
98,4
127,2
Sản phẩm gỗ
228
210
2030
119,4
Thủy sản
483
450
3323
121,9
Nhập khẩu hàng hoá tháng 9 và 9 tháng năm 2008 Nghìn tấn, triệu USD
Thực hiệntháng 8năm 2008
Ước tínhtháng 9năm 2008
Cộng dồn9 thángnăm 2008
9 tháng năm2008 so với cùngkỳ năm 2007 (%)
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
TỔNG TRỊ GIÁ
6276
5800
64403
148,3
Khu vực kinh tế trong nước
3815
3550
42966
153,1
Khu vực có vốn đầu tư NN
2461
2250
21437
139,5
MẶT HÀNG CHỦ YẾU
Ô tô(*)
194
110
1976
220,4
Trong đó: Nguyên chiếc
1,9
56
1,4
25
45,9
881
280,1
267,1
Máy móc, thiết bị,
dụng cụ và phụ tùng
1146
1050
10502
135,4
Điện tử, máy tính và linh kiện
294
300
2647
131,0
Xăng dầu
1104
1088
950
780
10473
9754
110,2
182,9
Sắt thép
332
368
300
330
7032
5706
127,8
168,1
Trong đó: Phôi thép
82
74
80
65
2075
1495
131,9
195,3
Phân bón
154
81
160
83
2668
1289
100,4
200,9
Trong đó: Urê
35
16
35
16
634
251
137,9
211,5
Chất dẻo
127
253
120
230
1313
2327
114,0
135,6
Hóa chất
163
175
1443
141,8
Sản phẩm hoá chất
146
150
1234
135,9
Tân dược
74
75
614
121,6
Thuốc trừ sâu
33
30
391
150,4
Giấy
61
56
60
55
698
575
114,0
132,0
Nguyên phụ liệu dệt, may, da
177
200
1816
115,2
Vải
333
350
3320
115,1
Sợi dệt
34
68
40
78
313
610
102,3
114,8
Bông
24
40
25
42
221
343
133,5
167,0
Thức ăn gia súc và NPL
126
120
1418
161,3
Lúa mỳ
49
20
50
21
551
235
62,8
107,0
Gỗ và NPL gỗ
86
80
854
114,7
Sữa và sản phẩm sữa
35
30
387
131,0
Dầu mỡ động thực vật
67
65
577
197,7
Xe máy(*)
58
56
575
112,9
Trong đó: Nguyên chiếc
7,6
7,3
8,0
7,6
105,7
105,6
113,6
108,1
(*) Nghìn chiếc, triệu USD
- Qúi 1 năm 2008 nhập khẩu là 23.4 tỉ đồng so với xuất khẩu là 13.3 tỉ.
- Tính hết quí 2 kinh ngạch nhập khẩu cả nước là 48.84 tỉ đô tăng 61.7% so với cùng kì năm ngoái. Trong đó kinh gạch xuất khẩu là 30.63 tỉ đô tăng 35.9% so với cùng kì năm ngoái (cao nhất từ trước đến nay). Mức nhập siêu là 18.21 tỉ đô chiếm 46.5% so với kinh ngach xuất khẩu (tỉ lệ này ở 4 tháng đầu năm xấp xỉ 64 %).
Các mặc hàng xuất khẩu chủ đạo là : dầu thô gạo, cao su, hạt điều, than đá … đều tăng. Ngoài ra đáng chú y là các mặt hàng tái xuất khẩu tăng vượt trội so với trước như săt, thép (tăng 251 tr đô so với tháng trước), vàng nguyên liệu ( tăng 157tr đô so với tháng trước)..
Nhập khẩu tháng 6 là 6.93 tỉ đô giảm mạnh so với tháng 5. Các nhóm hàng chủ lực đều đã giảm mạnh (trừ xăng dầu, tân dược và thức ăn gia súc). Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (đây là nhóm hàng dứ kiến không suy giảm trong những tháng tiếp theo), xăng dầu, sắt thép, phân bón, chất dẻo nguyên liêu thức ăn gia súc …
Tính chung cho 8 tháng đầu năm xuất khẩu ước tính được 43.3 tỉ USD tăng 31.9% so với cùng kì năm ngoái. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 19.6 tỉ USD (tăng 43.9%), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không tính dầu thô đạt 15.8 tỉ USD ( tăng 28%), dầu thô đạt 7. tỉ USD (tăng 53.3%).
Nhập siêu 8 tháng đầu năm 16 tỉ USD bằng 36.8% tổng kinh ngach xuất khẩu. tăng 39% so với cùng kì.
Tháng 9 xuất khẩu giảm chỉ đạt 5.3 tỉ USD so với thang 8 là 6 tỉ USD (đây là tháng thứ 2 xuất khẩu giảm. nhập khẩu cũng giảm nên mức nhập siêu thấp.
Nhập siêu 6 tháng gần đây (dvt:tr đô)
Nguy cơ khủng hoảng của thâm hụt tài khoản vãng lai.
Thâm hụt thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai được hiểu là nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu và tiêu dùng trong nước nhiều hơn khả năng sản xuất. Khi thâm hụt xãy ra, để có ngọai tệ trả cho các khoản nhập khẩu và thâm hụt này cần có dòng vốn chảy vào như: FDI, đầu tư gián tiếp, vay ngắn hạn và dài hạn, kiều hối và ODA. Nên thông thường thâm hụt thương mại thường đi kèm với thặng dư trên tài khoản vồn. Nếu không có thặng dư các nước phải sử dụng tới dự trữ ngoại hối để đáp ứng cho nhu cầu nhập khẩu của mình, nếu dự trữ không đủ thì chắc chắn sẽ dẫn đến việc đồng tiền bị mất giá.
Còn ở việt nam thì sau, không phải đến 2007 việt nam mới nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai. Nhưng đến năm 2007 và đầu nữa năm 2008 thì tình hình trở nên nghiêm trọng hơn theo một nghiên cứu gần đây nhất đưa ra dự báo gồm 3 kịch bản cho năm 2008. Nhìn vào bảng 1 để thấy rõ điều này.
BẢNG 1: Cán cân thanh toán việt nam và một số trường hợp
Đơn vị: tỷ USD
Tài khoản vãng lai
Tài khoản vốn
Tổng cộng
Thâm hụt thương mại
Lợi nhuận FDI chuyển ra
Kiều hối
ODA
FDI
Đầu tư gián tiếp
Năm 2007
-10.3
-2.1
6.4
4
6.5
6.2
10.7
Năm 2008: TH1
-34.6
-2.1
8.2
5
6.5
2?
-15
TH2
-27.7
-2.1
8.2
5
6.5
2?
-8.1
TH3
-23.3
-2.1
8.2
5
6.5
2?
-3.7
Số liệu theo trung tâm nghiên cứu chính sách và phát triển
Trường hợp 1: Nếu không hạn chế được nhập siêu và các điều kiện khác là rất thuận lợi thì việt nam sẽ thiếu khoảng 15 tỷ USD, buộc phải sử dụng tới dự trữ ngoại hối, theo thông tin mới nhất thì dự trữ ngoại hối là vào khoảng 20 tỷ USD với khoảng dự trữ này thì việt nam có thể đảm bảo nhu cầu ngoại tệ trong trường hợp xấu nhất. Do đó, khả năng và nguy cơ xãy ra khủng hoảng là không đến nổi nghiêm trọng như báo chí và một số báo các nước ngoài nhận định. Tuy nhiên với dự trữ như vậy là khá mỏng manh vì hai lý do sau:
Thứ nhất: ngân hàng nhà nước và chính phủ có quyết tâm sử dụng cả 20 tỷ USD để bảo vệ đồng tiền không?
Thứ hai: trong trường hợp xãy ra tấn công tiền tệ thì việt nam có thể sử dụng tới quỹ dự phòng bình ổn của ASEAN nhưng trên thực tế bao giờ cũng gặp phải khó khăn về thực tiễn và giải ngân.
Trường hợp 2 và 3: khả quan hơn, nếu các biện pháp nhập siêu của chính phủ phát huy tác dụng thì mức thâm hụt thương mại là 20 tỷ USD gần với mức mà chính phủ dự đoán, lúc đó chính phủ sẽ chắc chắn sử dụng dự trữ để cân bằng cán cân thanh toán. Như vậy dự trữ quốc gia sẽ bị suy giảm và kéo dài có thể bị cạn kiệt.
Vì vậy, chính phủ và quốc hội với vai trò giám sát cần thực hiện những biện pháp không chỉ giảm nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai trong năm 2008. Mà còn những biện pháp dài hạn trong năm 2009 và sau đó để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô
NGUYÊN NHÂN VÀ GIảI PHÁP CủA VấN Đề NHậP SIÊU VÀ THÂM HụT CÁN CÂN VÃNG LAI:
Nguyên nhân nhập siêu :
Khách quan :
Đó là do yêu cầu đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước nên chúng ta đã tăng liên tục việc nhập khẩu máy móc thiêt bị kĩ thuạt hiên đại, công nghệ cao. Việc này không chỉ đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà cả doanh nghiêp trong nước. Ngoài ra thị trường chứng khoán phát triển tăng khả năng thu hút vốn của doanh nghiệp. Tất yếu họ sẽ phải mua máy móc thiết bị đầu tư.Trong khi đó giá cả thị trường khu vực và thế giới về các loạt hàng hoá có xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên liệu đây có phải là nguyên nhân chính yếu hay không thì cần phải xem lại. Trong 8 tháng đầu năm nhập siêu rơi vào khu vực doanh nghiệp trong nước là chủ yếu. trong khi khu vực này lại có năng lực cạnh tranh yếu.
Năm 2007, ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ. Bản thân chính sách tiền tệ lại có độ trễ nên nó sẽ ảnh hưởng đến tỉ giá của năm 2008. Điều đó dẫn đến đồng nội tệ phải giảm giá. Nhưng ngân hàng nhà nước lại không muốn để tỉ giá thay đổi. Vì thế một cách tương đối đồng nội tệ đã lên giá so với ngoại tệ. Vì thế tạo điều kiện nhập khẩu tăng. Như vậy một trong những nguyên nhân khách quan nữa đó chính là do chính sách của chính phủ.
Xét trên quan điểm xuất khẩu, nhập siêu là do quản lí cơ cấu xuất nhập khẩu của nhà nước ta còn chưa tốt.
Chủ quan :
Do năng lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp trong nước còn quá thấp, trước hết là so với khu vực Đông Á. Tuy nhiên lâu nay chúng ta chỉ đổ lỗi cho các nguyên nhân khách quan còn nguyên nhân chủ quan thì ta không chịu thừa nhận. Theo như quan điểm của một số người thì họ không chịu coi đây là nguyên nhân cơ bản nhưng thật chất thì đây mới chính là nguyên nhân cốt lỗi. Nếu như cứ trốn tránh mà không chịu chấp nhận để có những giải pháp kịp thời thì khó mà hạn chế được tình trạng nhập siêu.
Trong năm 2007 khu vực doanh nghiệp trong nước có tỉ suất lợi nhuận trên vốn là 4.4% và trên doanh thu là 5.1% thấp hơn nhiều so với khu vực FDI có các con số tương ứng là 11.65% và 14.6%.
Điều này cho thấy rõ năng lực cạnh tranh và năng lực hoạt động của các doanh nghiệp trong nước còn quá thấp. Có thể lí giải tình hình này bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như :qui mô lao động, nguồn vốn đầu tư, trình độ khoa học kĩ thuật, trình độ tổ chức quản lí điều hành cũng như chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ lao động… Đặc biệt là nguồn nhân lực. Có thể thấy rõ có hai hạn chế và bất cập lớn về chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam:
Năng lực quản trị của đội ngũ cán bộ quản lí trong doanh nghiệp còn nhiều yếu kém .
Trình độ khoa hoc kĩ thuật tay nghề đội ngũ lao động có chuyên môn kĩ thuật cao còn thấp.
Nguyên nhân thâm hụt tài khoản vãng lai:
Theo Bernanke (2007) chủ tịch Quỹ dự trữ liên bang Hoa Kỳ thì thâm hụt tài khoản vãng lai chính là chênh lệch giữa đầu tư trong nước và tiết kiệm trong nước.
Như vậy ở mức độ cơ bản nhất thì chúng ta cần xem xét 2 vấn đề:
Đầu tư
Tiết kiệm
CA= S-I
Trong đó: CA: current account mức thâm hụt/thặng dư của tài khoản vãng lai
S: domestic savings mức tiết kiệm trong nền kinh tế
I: investment đầu tư
5.1, Đầu tư tăng cao:
Một trong những nguyên nhân gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai chính là do nhu cầu đầu tư của khu vực tư nhân tăng cao hơn mức tiết kiệm trong nền kinh tế
Những lí do khiến đầu tư tăng cao:
Chính sách tiền tệ nới lỏng tại Việt Nam: khi thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ làm tăng đầu tư trong nước do trong ngắn hạn làm giảm lãi suất
Chính sách tiền tệ còn tác động thông qua tỉ giá: thong thường khi áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng tạo nên áp lực giảm giá đồng nội tệ so với ngoại tệ.
Khi tỉ gía hối đoái được thay đổi tự do : NK trở nên đắt hơn và XK trở nên rẻ hơn
Khi tỉ giá không được tự do thay đổi thì đồng tiền nội tệ về bản chất là đã lên giá như vậy làm giảm XK tăng NK
Trong một thời gian dài VN đã duy trì tỉ giá cố định gắn với đồng đôla Mỹ, khi lạm phát thấp đây là chính sách hợp lý làm tăng khả năng xuất khẩu của hàng hóa VN.
Tuy nhiên từ cuối năm 2006 và 2007 lượng vốn đầu tư gián tiếp lẫn trực tiếp chảy vào VN tăng đột biến làm đồng Việt Nam tăng giá so với đồng tiền khác. Để duy trì tính cạnh tranh về giá của hàng XK, Ngân hàng Nhà nước đã tung một lượng tiền lớn để mua đôla Mỹ làm tăng dữ trữ ngoại hối. Theo thống kê cung tiền tăng 135%, mà năm 2007 là năm tăng trưởng tín dụng do vậy lạm phát tăng cao khoảng 20%. Lạm phát có tác động làm đồng tiền mất giá, nhưng việc giữ tỉ giá cố định về cơ bản là việc duy trì một đồng tiền định giá quá cao đã làm cho hàng VN mất tính cạnh tranh (trở nên đắt hơn) và hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân của tình trạng nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai.
Tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán:
Trong năm 2006 và 2007 đã chứng kiến hàng loạt các công ty thực hiện cổ phần hóa ,lên sàn, phát hành thêm cổ phiếu. năm 2007 còn được nhìn nhận là năm của IPO. Với lượng vốn đầu tư được huy động qua kênh của thị trường chứng khoán, rõ ràng là mức đầu tư của VN tăng rất nhiều. Hệ quả tất yếu của việc tăng đầu tư là nhập siêu và thâm hụt tài khoản vãng lai
5.2,Tiết kiệm thấp, Thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai
Một trong những nguyên nhân gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai chính là thâm hụt ngân sách nhà nước.
Ta có : CA= Sp + Sg –I
= (Y –T-C)+ (T-G)-I
Trong đó : CA: là mức thâm hụt, thặng dư của tài khoản vãng lai
Sp: là tiết kiệm của khu vực tư nhân
Sg: là chênh lệch giữa thu ngân sách (T) và chi tiêu của chính phủ (G)
(T-G) là thâm hụt ngân sách
Tăng tiết kiệm của khu vực tư nhân sẽ cải thiện tải khoản vãng lai
Việc tăng đầu tư hay tăng thâm hụt ngân sách sẽ dẫn tới thâm hụt tài khoản vãng lai
Và như vậy nếu các yếu tố khác không đổi, thì rất có thể chính thâm hụt ngân sách kéo theo thâm hụt tài khoản vãng lai, vấn đề này gọi là thâm hụt kép. Hiện nay, theo các báo cáo của Ngân hàng thế giới, dường như Việt Nam đang gặp vấn đề thâm hụt kép.
Để giảm được thâm hụt ngân sách (T-G) thì chúng ta có thể: giảm chi và tăng thu của chính phủ. Hiện nay chính phủ Việt Nam đang tăng thu Ngân sách thông qua tăng cường hiệu quả của ngành Thuế. Tuy nhiên, biện pháp này thuộc về chương trình dài hạn, vấn đề trước mắt là phải cắt giảm chi tiêu của chính phủ.
Theo con số chính thức thì thâm hụt ngân sách của Việt Nam hiện nay đang ở mức 5%. Tuy nhiên theo ADB con số này lên tới 7%. Đại đa số các nước đều có mức thâm hụt dưới 4% so với mức 5% của Việt Nam.
Nguyên nhân thâm hụt ngân sách:
+ Chính sách tài khóa không nhất quán
Theo Jonathan Pincus, hiện nay Việt Nam không có chính sách tài khóa nhất quán. Và đáng lo ngại hơn là chính phủ không nắm được mức chi!
+ Đầu tư tràn lan, không hiệu quả
Hệ số ICOR của Việt Nam rất cao so với các nước trong khu vực( theo báo cáo của chính phủ,ICOR Việt Nam vào khoảng 4.5 – 5.3)
Tỉ trọng đầu tư của khu vực Nhà Nước chiếm tới 50% tổng đầu tư toàn xã hội, nhưng lại kém hiệu quả hơn đầu tư của khu vực tư nhân.
Như vậy có thể nói một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai là do mong muốn đạt được mức tăng trưởng trong khi hiệu quả của việc đầu tư thấp. Chính những ưu đãi của Chính phủ đối với các DNNN dẫn tới việc đầu tư tràn lan của các tập đoàn Nhà nước, là một trong những nguyên nhân gây ra thâm hụt ngân sách và dẫn tới thâm hụt tài khoản vãng lai.
VI, Giải pháp
Giải pháp của vấn đề nhập siêu:
Để giảm nhập siêu cao của cả nền kinh tế cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau.
Như đã nêu trên rằng nguyên nhân quan trọng nhất là do năng lực cạnh tranh sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước nên cần chú trọng mạnh đến việc đua ra giải pháp cho vấn đề này.
Để nâng cao năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam đòi hỏi trước hết chính bản thân ác doanh nghiệp phải tự mình đổi mới kĩ thuật công nghệ và qui trình quản lí. Trong đó cần chú ý đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Có một thực tế là doanh ngiệp nước ta để hoạt đông được thì phải nhập khẩu nguyên vật liệu mà tự trong nước có thể sản xuất được như xi măng , sắt thép, gỗ. Điều đó tăng kim ngạch nhập khẩu. Như vậy việc này làm rõ cần đến vai trò cuả nhà nước. Thực tê cho thấy nhiều khi những mặt hàng này doanh nghiệp mua ngoài còn đôi khi rẻ hơn trong nước. Nhà nước cần chú ý đến vấn đề này hơn.
Đối với các doanh nghiệp phải triệt để khai thác tối đa nguồn vật tư nguyên vật liệu nhập khẩu. Kể cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI có vẻ đều chưa sử dung tốt những thứ này.
Cần có những biện pháp ngăn chặn nhu cầu nhập khẩu do tiêu dùng quá mức. ví du như tăng thế các mặc hàng tiêu dùng như ô tô, điện tử mĩ phẩm… tuy nhiên phải thận trọng vì hiện nay ta đang là thành viên của WTO.
Chống gian lận trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Tăng cường xuất khẩu để giảm nhập siêu
Chính phủ đang áp dụng gói chính sách 8 điểm để cân bằng kinh tế vĩ mô, trong đó có biện pháp “ cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các DNNN, cố gắng giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách”. Đây được coi là một giải pháp đúng đắn. Có thể khắc phục được những mặt hạn chế của khu vực nhà nước trong lĩnh vực đầu tư.
Nên đối xử với các DNNN như các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, tạo ra một sân chơi công bằng, bình đẳng.
Tiếp tục thắt chặt chính sách tài chính - tiền tệ, giảm chi tiêu công,bao gồm cả việc kiểm soát chặt chẽ đầu tư của hệ thống doanh nghiệp nhà nước.
-Tăng cường kiểm tra, giám sát hệ thống ngân hàng và các định chế tài chính tránh rủi ro hệ thống và khủng hoảng tài chính; tiếp tục thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, xem xét thời điểm phù hợp của các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu của các Tổng cty, tập đoàn kinh tế lớn cùng với việc đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của hệ thống doanh nghiệp nhà nước.
Tập trung nâng cao chất lượng tín dụng bất động sản thông qua việc kiểm soát quy trình, giám sát nghiêm việc cho vay bất động sản của các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng đảm bảo an toàn hệ thống.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cần được coi là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa chiến lược đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.Về đầu tư công, nỗ lực cơ cấu lại chi tiêu công, tập trung cho an sinh xã hội
Tăng cường khả năng cạnh tranh và hiệu quả của doanh nghiệp; trong đó, các doanh nghiệp cần chủ động, tích cực trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro về tỷ giá-lãi suất...
Cần đẩy mạnh cải cách hành chính góp phần phát triển sản xuất, tăng cung và điều hoà thị trường trong nước; tăng cường pháp chế, chống tham nhũng và đảm bảo thực thi pháp luật nghiêm để tăng uy tín của Chính phủ.
Tăng xuất khẩu và giúp nền kinh tế bớt phụ thuộc vào các mặt hàng nhập khẩu và đạt thặng dư tài khoản vãng lai lớn
Mở rộng biên độ tỷ giá để tăng khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu – hoặc là tiến hành kiểm soát vốn chặt chẽ các giao dịch ngoại hối ngắn hạn, hoặc là tiến hành đồng thời cả hai giải pháp trên.
Chính sách tiền tệ và tỉ giá phải thực hiện theo hướng ngang bằng lãi suất giữa việc nắm giữ USD và VND thì mới có thể khuyến khích người dân bán thẳng ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng.
Gợi ý giải pháp:
+ Giải pháp của Chính phủ để hạn chế nhập siêu:
Đẩy mạnh xuẩt khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu
Chính sách tài chính và tiền tệ làm giảm cầu trong một số lĩnh vực
Sử dụng thuế ( xuất, nhập khẩu), hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu.
Sản xuất và sử dụng những mặt hàng thay thế nhập khẩu.
Chống thất thoát, triệt để tiết kiệm.
Vì có sự mất cân đối giữa tăng trưởng nhu cầu của Viêt Nam( nhu cầu nhập khẩu hàng ngoại: có thể tăng 277%) với tăng trưởng nhu cầu của các nước khác ( nhu cầu nhập khẩu của các nước đối với hàng Việt Nam: có thể tăng 26%) nên cần có các biện pháp khác
+ Các biện pháp ngắn hạn
Giảm thâm hụt thương mại thông qua hạn chế nhu cầu đầu tư và tiêu dùng
Giảm thâm hụt ngân sách thông qua cắt giảm chi tiêu, đầu tư công
Tìm kiếm thêm các dòng vốn khả dĩ bù đắp trong ngắn hạn
Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái
+ Các biện pháp dài hạn:
Tăng hiệu quả đầu tư của cả khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh lẫn DNNN, cải thiện chỉ số ICOR
Xây dựng sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp
Giảm thâm hụt ngân sách thông qua cắt giảm chi tiêu, đầu tư công; đặt mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách thành chiến lược dài hạn.
Kết luận :
Kinh tế thị trường chỉ là điều kiện cần để phát triển kinh tế. Một nhà nước pháp quyền mạnh có khả năng hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế đúng đắn, có đội ngũ cán bộ quản lý có tài và đức, có cơ chế quản lý kinh tế thích hợp và linh hoạt, có các kế hoạch dự báo kinh tế tốt, có hệ thống pháp luật thật chặt chẽ nghiêm minh và thực lực kinh tế đủ mạnh để can thiệp vào thị trường khi cần thiết mới là điều kiện "đủ" cho sự phát triển kinh tế bền vững.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai nop thay.DOC
- slide TCQT.ppt