Đề tài Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế

Cần nhanh chóng nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển DL của tỉnh, đồng thời tiến hành xây dựng các quy hoạch phát triển DL của huyện lân cận trên cơ sở định hướng chung của toàn tỉnh, đảm bảo sự phát triển đồng bộ và thống nhất trên địa bàn. Các khu vực Nam Đông, A Lưới cần đưa vào các dự án du lịch cộng đồng, nhằm khai thác được tiềm năng văn hóa cũng như sinh thái, nơi mà các đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống. Điều này không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, mà còn mang ý nghĩa xã hội, giúp hiện đại hóa đời sống của các dân cư vùng này mà không mất đi bản sắc văn hóa vốn có. - Đề nghị UBND tỉnh tập trung đầu tư một cách có hiệu quả cho hạ tầng kỹ thuật phục vụ ngành du lịch, nâng cấp và hoàn thiện các tuyến giao thông đến các khu DL; thúc đẩy các dự án lớn trên địa bàn sớm đi vào hoạt động. - Ngành DL nghiên cứu tham mưu cho UBND tỉnh Ban hành quy chế về việc đào tạo lao động trong ngành DL nói chung và DNTN nói riêng để nâng cao chất lượng dịch vụ trong khối này. Cần nhiều hơn các hội thảo, hội nghị với sự tham gia của các chuyên gia trong ngành, từ đó cùng nhau xây dựng nên những đề án nâng cao chất lượng lao động trong ngành. Tổ chức nhưng cuộc thi tay nghề, kỹ năng, nghiệp vụ mang tầm cỡ Quốc gia, khu vực. Liên kết với ngành du lịch các địa phương khác trong và ngoài nước, cử đội ngũ lao động sang đó đào tạo, để tiếp xúc với môi trường tiên tiến, hiện đại. - Kiến nghị Bộ văn hóa, thể thao và DL xem xét, chỉ đạo, góp ý kiến và hỗ trợ ngành DL TTH về chuyên gia, về kinh phí cho công tác quy hoạch phát triển, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và phát triển sản phẩm DL, đào tạo mới và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ lao động DL của tỉnh, thu hút nhiều nguồn đầu tư từ nước ngoài. 2.2. Đối với các cơ sở đào tạo - Đề nghị các cơ sở đào tạo cần mở rộng liên kết đào tạo với các doanh nghiệp kinh doanh DL trên địa bàn, nhằm đào tạo ra lực lượng lao động đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, và chất lượng sinh viên có tay nghề cao. =

pdf96 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2111 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đón 2,5 triệu lượt khách. Trong đó khách quốc tế 0,9 triệu lượt, dịch vụ DL chiếm 49-50% GDP. Đa dạng hóa các sản phẩm DL, tăng chất lượng dịch vụ nhằm thu hút và kéo dài thời gian lưu trú, đẩy mạnh phát triển và khai thác sản phẩm DL đầm phá, DL cộng đồng, DL tâm linh, DL MICE Phát huy những thành quả của Năm DL quốc gia 2012, tiếp tục phấn đấu năm 2013 phát triển loại hình DL văn hóa di sản, DL sinh thái dựa vào cộng đồng, DL biển và đầm phá thông qua việc liên kết, xây dựng, kết nối các tour, tuyến, các khu điểm DL ở các tỉnh Duyên hải Bắc Trung bộ và 2 tỉnh thành liên kết Quảng Nam – Đà Nẵng tạo nên Trung tâm DL trọng điểm ở miền Trung Việt Nam. Xúc tiến quảng bá DL đến các thị trường trọng điểm gắn liền với lễ kỷ niệm 40 năm Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Pháp, Nhật, Canada, Bỉ, Ý, Úc, 20 năm với Hàn Quốc Tạo thêm việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo. Năm 2013, số lượng lao động trong ngành DL tăng thêm đạt 3,5%. Trư ờng Đạ i ọ c K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hồ Minh Trang SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân – K43 KTCT 59 3.1.3. Định hướng và chỉ tiêu phát triển ngành du lịch nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020 Tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển DL Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2030. - Phấn đấu đón và phục vụ 2,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế 0,9 triệu lượt. Khách lưu trú: 1,85 triệu lượt, trong đó khách quốc tế 0,9 triệu lượt. Doanh thu DL tăng 16% - 18%, đạt 2.500 tỷ đồng. - Xây dựng các sản phẩm DL có tính cạnh tranh cao, trong đó các sản phẩm DL văn hóa di sản là nền tảng; ưu tiên phát triển DL biển, đầm phá, DL sinh thái, DL cộng đồng, DL MICE Tập trung triển khai và nâng cao chất lượng các sản phẩm DL văn hóa, tâm linh Khuyến khích phát triển loại hình lưu trú trong dân. Phát triển DL kết hợp mua sắm, ẩm thực, hình thành phố biển và đầm phá - Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá DL; biên tập, xuất bản, tái bản các ấn phẩm mới theo từng nhóm chuyên đề, sản phẩm nhằm phục vụ công tác quảng bá điểm đến DL TTH tại các sự kiện, hoạt động DL trong nước và quốc tế; tham gia quảng bá tại các hội chợ trong nước và quốc tế. - Tập trung khai thác thị trường khách DL truyền thống đến từ Tây Âu, Bắc Mỹ, nguồn khách từ các quốc gia và vùng lãnh thổ mới như Nga, Úc, nghiên cứu thu hút các thị trường Ấn Độ, Mỹ Latinh, Nam Phi và Trung Đông. Tập trung phối hợp tổ chức và khai thác tốt tiềm năng tuyến DL đường bộ hành lang kinh tế Đông – Tây, khu vực ASEAN, các nước Đông Bắc Á - Đẩy mạnh các chương trình liên kết, hợp tác phát triển DL với các địa phương trong vùng và các địa phương có các yếu tố thuận lợi để phát triển DL trên cả nước. Trong đó, chú trọng liên kết với các tỉnh Bắc Trung Bộ, khai thác phát huy các sản phẩm đã hình thành từ chương trình Năm DL quốc gia; đồng thời duy trì mối liên kết với Quảng Nam và Đà Nẵng trong xây dựng và tham gia các chương trình xúc tiến, quảng bá, xây dựng các sản phẩm DL mang tính liên vùng. 3.2. Các giải pháp phát triển du lịch nhằm phát huy vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế Trên cơ sở đánh giá những thành tựu và hạn chế cũng những nguyên nhân của nó về vai trò của DL đối với phát triển kinh tế, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 100 cán bộ quản lý của ngành DL để xem xét ý kiến đề xuất tham mưu của họ để từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp phát triển DL nhằm phát huy tối đa vai trò mà DL mang lại cho phát triển kinh tế ở tỉnh TTH. Ý kiến đề xuất, tham mưu của 100 cán bộ quản lý được thể hiện qua bảng sau: Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hồ Minh Trang SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân – K43 KTCT 60 Bảng 3.2: Đề xuất để phát triển ngành du lịch thúc đẩy phát triển kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế STT Chỉ tiêu Số phiếu Tỷ lệ (%) * Đối với UBND và cơ quan quản lý ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 1 Tăng cường quảng bá sản phẩm du lịch Thừa Thiên Huế ở trong và ngoài nước 97 97% 2 Tăng cường quảng bá nhà nước về trật tự an toàn các tuyến, điểm DL 82 82% 3 Nâng cấp và hoàn thiện các tuyến giao thông đến các khu DL 92 92% 4 Thúc đẩy các dự án lớn trên địa bàn sớm đi vào hoạt động 84 84% 5 Tổ chức các cuộc hội thảo về DL để doanh nghiệp tiếp cận 77 77% 6 Tạo điều kiện để doanh nghiệp giao lưu với các chuyên gia ngành DL 82 82% 7 Hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động trong DN 85 85% 8 Đầu tư thêm cơ sở dạy nghề DL trên địa bàn tỉnh 78 78% 9 Thực hiện biện pháp phát triển thị trường lao động trong ngành DL 80 80% * Đối với các cơ sở đào tạo nghề du lịch 1 Thay đổi nội dung chương trình đào tạo 55 55% 2 Tăng thêm thời gian thực hành 83 83% 3 Cải tiến phương pháp giảng dạy 58 58% 4 Đầu tư thiết bị thực hành hiện đại (có mô hình thực tế) 75 75% 6 Có chính sách, chế độ để thu hút đội ngũ giảng viên có trình độ cao 75 75% 7 Đa dạng hóa các loại hình đào tạo 58 58% 8 Điều chỉnh thời gian đào tạo cho phù hợp 59 59% 9 Cần liên kết đào tạo giữa cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp 83 83% Nguồn: Số liệu điều tra Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hồ Minh Trang SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân – K43 KTCT 61 3.2.1. Giải pháp về thu hút và sử dụng vốn đầu tư phát triển du lịch Hiện nay, DL TTH đang hạn chế về kinh phí cho việc đầu tư các khu di tích mới và trùng tu các khu di tích cũ, đầu tư cho cơ sở hạ tầng nên việc thu hút, huy động về vốn là yếu tố cần thiết để duy trì và phát triển quy mô cũng như chất lượng sản phẩm của ngành. Đầu tư cho DL TTH bao gồm: Đầu tư trực tiếp cho ngành DL và đầu tư gián tiếp cho các ngành khác có liên quan đến DL. Trong thời gian tới, chính quyền TTH cần có quan điểm và theo đó là cơ chế, chính sách đầu tư mạnh mẽ hơn cho phát triển DL TTH. Để có được một nguồn vốn đủ mạnh để đầu tư, tỉnh cần có cơ chế, chính sách huy động vốn theo hướng đa dạng về nguồn vốn trong nước và quốc tế. - Nguồn vốn từ ngân sách: hằng năm tỉnh đều quy định một tỷ lệ nhất định để đầu tư cho ngành DL; nguồn vốn này hiện nay chưa lớn, nhưng rất quan trọng mang tính định hướng, có tác dụng thúc đẩy các nguồn vốn khác vì vậy để nguồn vốn này tăng dần tỷ lệ thì ngành DL cần có nhiều chiến lược hơn nữa để thu hút được du khách đến tham quan, DL nghỉ dưỡng tại TTH, kéo dài hơn thời gian lưu trú. - Nguồn vốn tư nhân: cần tiếp tục có cơ chế và quyết sách mạnh mẽ hơn về đất đai, vốn, tTTH để khuyến khích các doanh nghiệp DL tư nhân thuộc các thành phần kinh tế, hăng hái đầu tư vốn vào lĩnh vực DL phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu. - Nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế, chính phủ, phi chính phủ theo hình thức viện trợ song phương hoặc đa phương, chính phủ và tỉnh cần dành một phần cho đầu tư phát triển DL. - Triển khai các giải pháp nhằm thu hút và khuyến khích các nguồn đầu tư trực tiếp ở trong nước và nước ngoài nhằm phát triển hạ tầng DL, dịch vụ. Nghiên cứu, điều chỉnh chính sách và thủ tục kêu gọi đầu tư nhằm thu hút được các nhà đầu tư có thương hiệu về DL trong nước và quốc tế đến TTH. - Xây dựng quỹ đầu tư phát triển DL lấy từ nguồn thu DL để đầu tư cho quá trình nâng cao chất lượng các sản phẩm hiện có, nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới và bảo vệ môi trường sinh thái. Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hồ Minh Trang SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân – K43 KTCT 62 Vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng đối với phát triển DL, để phát triển DL bền vững thì cần phải có đầu tư trọng điểm và đồng bộ. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư bao gồm: - Tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm làm cơ sở kích thích DL phát triển. Ưu tiên các dự án tạo ra sản phẩm DL có tính cạnh tranh cao, các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các khu vực trọng điểm phát triển DL, các khu DL tổng hợp, khu DL chuyên đề, các điểm DL tiềm năng ở vùng sâu, vùng xa. - Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở lưu trú kết hợp với xây dựng hệ thống các cơ sở vui chơi giải trí, hệ thống nhà hàng và các dịch vụ bổ trợ khác nhau như hệ thống cơ sở văn hóa, ngân hàng,... đáp ứng nhu cầu của du khách. - Để tránh đầu tư lãng phí cần phải xác định được phạm vi, ranh giới không gian lãnh thổ thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng và tổ chức các hoạt động DL. Ưu tiên đầu tư cho các khu vực trọng điểm có lợi thế nổi bật về vị trí, tiềm năng để phát triển DL trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài. 3.2.2. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch mang thương hiệu Thừa Thiên Huế Sản phẩm DL của TTH hiện nay rất đơn điệu, giá trị gia tăng thấp nên không níu kéo chân du khách ở lại và trở lại. Vì vậy, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng các chương trình phục vụ du khách là một yếu tố cần thiết. Cụ thể: - Tập trung phối hợp nâng cao chất lượng các sản phẩm DL đã phát huy thế mạnh trước đó và hình thành sản phẩm DL mới tại TTH theo hướng kéo dài thời gian lưu trú và tăng khả năng chi tiêu của khách. Phấn đấu đến năm 2015, thời gian lưu trú bình quân của mỗi du khách đạt 2,5 – 3 ngày. - Triển khai và nâng cao chất lượng tour DL đồng quê, làng nghề truyền thống, tour ẩm thực, chùa TTH, nhà vườn HuếKhuyến khích phát triển loại hình lưu trú trong dân, đặc biệt là tại các nhà vườn, nhà rường, làng cổ,Gắn các hoạt động lễ hội với đời sống thường ngày của người dân để tạo nên sức sống cho các chương trình văn hóa này. Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hồ Minh Trang SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân – K43 KTCT 63 - Cần phát triển thêm loại hình sản phẩm DL mua sắm (thông qua các chợ ẩm thực, chợ đêm, chợ cuối tuần....). Hình thành các trung tâm mua sắm hiện đại cho du khách trong nước và quốc tế tại các trung tâm DL lớn. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dịch vụ DL, tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng. - Tăng cường quảng bá, đăng cai tổ chức các hội nghị, hội thảo, các sự kiện văn hóa, thể thao, DL quy mô quốc gia và quốc tế nhằm phát huy thế mạnh về DL MICE. - Ngoài việc nâng cao chất lượng các sản phẩm DL hiện có, cần tìm kiếm và xây dựng các loại hình dịch vụ DL mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách như nghiên cứu mở tuyến DL sinh thái, những sản phẩm độc đáo mang đậm bản sắc văn hoá Huế đủ sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh. 3.2.3. Giải pháp về liên kết giữa các ngành, hợp tác với các địa phương khác trong vùng DL là ngành kinh tế liên ngành, liên vùng và mang tính xã hội hóa cao. Tuy trong thời gian qua đã có sự phối hợp giữa các ngành nhưng sự kết hợp này không chặt chẽ để phát huy hết nội lực, đưa DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh TTH. TTH đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là thành phố của Festival thì việc phối hợp giữa các ngành, liên kết giữa các vùng, địa phương cần được phát huy hơn nữa. Cụ thể là: - Lãnh đạo Tỉnh phải là cầu nối giữa các sở, ban, ngành để hỗ trợ cho DL phát triển thông qua việc ban hành các văn bản, chính sách.... Hiện tại, việc phối hợp giữa các sở, ban, ngành rất thấp. Vì vậy, Tỉnh cần có chính sách rõ ràng, vừa phân công trách nhiệm hỗ trợ, vừa khuyến khích hợp tác trên tinh thần mục tiêu chung của Tỉnh xem DL là ngành mũi nhọn. - Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành trong quá trình phát triển DL. Trước hết, cần kiện toàn và nâng cao vai trò chỉ đạo và hoạt động của ban chỉ đạo phát triển DL của tỉnh; đẩy nhanh tiến độ công tác tổ chức, sắp xếp lại hoạt động của các doanh nghiệp; hoàn thiện tổ chức bộ máy theo hướng chuyên môn hóa. - Đưa ra các chính sách để khuyến khích các Doanh nghiệp về Lữ hành – Khách sạn - vận chuyển tự động liên kết với nhau thành một chuỗi chỉnh thể cung cấp dịch vụ DL. Quản lý theo hình thức vừa thả lỏng vừa thắt chặt (các doanh nghiệp tự do Trư ờng Đạ i họ c K i tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hồ Minh Trang SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân – K43 KTCT 64 trong lựa chọn đối tác để phối kết hợp nhưng phải trong khuôn khổ của pháp luật, kết hợp theo đúng tinh thần cùng nhau phát triển). - Xây dựng các chính sách phối hợp, liên kết giữa các Khu/Tuyến/Điểm để thu hút khách DL, tạo ra sự liên thông trong phục vụ du khách, du khách mong muốn tìm hiểu, khám phá nhiều hơn, góp phần nâng cao thời gian lưu trú của khách DL tại TTH, tăng doanh thu cho ngành DL. - Xây dựng quy chế và chương trình hợp tác cụ thể giữa các địa phương liền kề nhau, nhằm tạo điều kiện để khai thác lợi thế của nhau. Hiện nay, sở DL TTH cũng đã kết hợp được với Đà Nẵng - Quảng Nam, tạo được thế liên hoàn trong tour DL. Tuy nhiên, sự hợp tác này chưa được thắt chặt nên vẫn còn có sự trùng lặp về sản phẩm DL biển. TTH phải dựa vào lợi thế cạnh tranh của mình để tạo một thương hiệu riêng cho sản phẩm DL, góp phần giúp các doanh nghiệp lữ hành có thể phân biệt để giới thiệu sản phẩm đến du khách hiệu quả nhất. - Mở rộng và tăng cường công tác hợp tác, liên kết với các nước bạn, các địa phương khác trong vùng, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Từng bước xã hội hóa hoạt động DL, huy động các nguồn vốn trong dân và các thành phần kinh tế khác phục vụ cho sự nghiệp phát triển DL. 3.2.4. Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch Để DL TTH phát triển mạnh mẽ, bên cạnh lợi thế về tài nguyên DL, hệ thống CSVCKT DL...thì công tác quảng bá, xúc tiến DL có vai trò rất quan trọng. Đảm bảo tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh và con người TTH để du khách quốc tế và trong nước biết đến sẽ hấp dẫn khách DL hơn, cần thực hiện các giải pháp sau: - Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh TTH và cả miền Trung gắn với những đặc trưng về di sản văn hóa, lịch sử, con người thân thiện, điểm đến an toàn nhằm thu hút các hoạt động văn hóa, DL của quốc gia, quốc tế. Tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển kinh tế DL gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa TTH. Tham gia và tổ chức các hội chợ triển lãm về văn hóa, DL, mở các hội nghị Trư ờng Đạ i họ c K inh tế uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hồ Minh Trang SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân – K43 KTCT 65 xúc tiến, tổ chức các đoàn FAMTRIP các hội nghị, hội thảo, chuyên đề trong nước và quốc tế để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về tiềm năng, điểm đến, sản phẩm DL. - Đầu tư sản xuất những bộ phim hay về TTH, các ký sự dài tập, thực hiện các phóng sự, phim tài liệu về văn hóa, DL để chuyển tải những giá trị về vùng đất, con người, nét đẹp văn hóa, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm DL, dịch vụ trên các kênh truyền thông. - Chú trọng đến vấn đề xúc tiến, quảng bá tại các thị trường mục tiêu với những phương pháp thích hợp cho từng thị trường trong từng thời điểm khác nhau; hình thành các văn phòng tiếp thị DL tại các thị trường lớn như Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á, Đông Nam Á - Phát triển các thương hiệu đặc sản truyền thống của TTH mà được nhiều du khách biết đến như: tôm chua, nón lá, mè xững... và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống có chất lượng cao và có giá trị về mặt văn hóa. 3.2.5. Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao Là một ngành dịch vụ, năng lực cạnh tranh của các đơn vị kinh doanh DL phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nguồn nhân lực. Qua kết qua khảo sát ý kiến của các cán bộ quản lý ta có thể thấy ngành DL Tỉnh đang đứng trước một sức ép về nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cả về người lao động trực tiếp lẫn cán bộ quản lý chủ chốt, đòi hỏi nguồn nhân lực phải có kiến thức và chuyên môn sâu rộng về DL. Việc xây dựng năng lực cho nguồn nhân lực là vấn đề có tính chiến lược của tỉnh, tuy nhiên triển khai kế hoạch này như thế nào cho hiệu quả, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu hiện tại và tương lai thì cần thực hiện những giải pháp sau: - Cần nhanh chóng mở rộng năng lực của các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp về DL hiện có, phát triển nhiều mô hình đào tạo DL để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho DL TTH theo kịp sự phát triển ngày càng cao của DL. - Như tình hình hiện nay, với vị thế Huế là trung tâm du lịch nhưng chưa có Trường Đại học Du Lịch, để đào tạo được đội ngũ chất lượng. Đây không chỉ là vấn đề của địa phương mà còn là vấn đề chung của cả nước. Chúng ta mới chỉ có khoa Du Lịch thuộc Đại học Huế, nhưng hiện nay cơ sở vật chất và kỹ thuật còn rất hạn chế, Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hồ Minh Trang SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân – K43 KTCT 66 chưa có phòng thực hành nghiệp vụ và công tác thực tế, thực nghiệm tại các doanh nghiệp, cơ sở du lịch chưa được chú tâm. Việc quan tâm đến chất lượng đào tạo du lịch nhằm giúp sinh viên có thể tiếp cận dễ dàng với thực tế, củng cố và trau dồi thêm kinh nghiệm, hình thành được đội ngũ lao động có chất lượng cao. - Thường xuyên mở lớp đào tạo ngắn hạn, đào tạo lại cho cán bộ, nhân viên trong các doanh nghiệp DL, các lớp nâng cao nhận thức và bồi dưỡng kỹ năng bán hàng cho người lao động hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phục vụ DL. Tạo cơ hội cho các cán bộ quản lý, người lao động được học tập kinh nghiệm quản lý và nâng cao tay nghề ở các khách sạn lớn trong nước hoặc tại một số nước có trình độ phát triển DL tốt trong khu vực. - Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút lực lượng các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu đầu ngành trong lĩnh vực DL đến làm việc và cống hiến cho sự nghiệp phát triển DL tỉnh nhà. - Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, liên kết với các trường quốc tế để đào tạo cả chuyên môn và ngoại ngữ cho cán bộ, nhân viên làm việc trong lĩnh vực DL. Trong các dự án đầu tư nước ngoài, cần chú trọng đến chương trình chuyển giao công nghệ quản lý, đào tạo cho cán bộ và nhân viên để tiếp cận trình độ quốc tế. 3.2.6. Giải pháp về công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch Một trong những vấn đề còn hạn chế của ngành DL TTH đó là quy hoạch tổng thể của ngành DL hiện nay còn chưa phù hợp, thiếu tập trung, còn dàn trải, chưa thực hiện triệt để; bên cạnh đó, quy hoạch tổng thể của tỉnh vẫn chưa quy hoạch với các ngành khác. Để có được sự phát triển DL bền vững đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường, công tác quy hoạch và nghiên cứu dự báo, lập dự án quy hoạch phát triển DL cần được tổ chức thực hiện và đảm bảo tính khả thi cao nhất. - Cần nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, gắn quy hoạch với kế hoạch để thúc đẩy nhanh sự phát triển DL. Giải pháp này đòi hỏi ngành DL của tỉnh phải rà soát lại các quy hoạch tổng thể phát triển DL, cập nhật các dự báo, xem xét lại Trư ờng Đạ i ọ c K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hồ Minh Trang SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân – K43 KTCT 67 các khả năng hiện thực, xác định lại hướng phát triển nhằm phát huy mọi tiềm năng DL của tỉnh. - Xây dựng chương trình phát triển DL theo hướng bền vững, đẩy mạnh các dự án đầu tư phát triển dịch vụ - DL chất lượng cao. Quy hoạch một số khu DL trọng điểm, trước hết là khu DL Lăng Cô, cụm DL thành phố Huế và vùng phụ cận, vùng DL sinh thái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai về phát triển kinh tế biển và đầm phá. Ưu tiên huy động nguồn lực cho phát triển hạ tầng DL ở cụm DL Bạch Mã - Cảnh Dương - Lăng Cô - Bắc Hải Vân, các điểm trọng yếu ở TTH và vùng phụ cận. - Tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành liên quan trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch. 3.2.7. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh phát triển DL. Cơ sở vật chất kỹ thuật cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm DL cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng DL nhằm thoả mãn nhu cầu của khách DL. Chính vì vậy nên sự phát triển của ngành DL bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật. Cụ thể là: - Cần hoàn thiện hệ thống cơ sở kỹ thuật, hạ tầng phục vụ ngành DL. Như cải tạo và mở rộng tuyến đường vào lăng Minh Mạng, vì tình hình hiện nay con đường này tương đối xấu và nhỏ, gây trở ngại cho việc lưu thông xe du lịch lớn. Tại Huế, Tuy mật độ xe cộ chưa cao, song là một thành phố du lịch nằm ở vị trí trung tâm của đất nước, tốc độ phát triển phương tiện khá nhanh nhất là ô tô, đặc biệt vào mùa du lịch, khi mà các phương tiện lưu thông chủ yếu là ôtô lớn, nên tình trạng không có bãi đỗ xe, gây ách tắc giao thông vẫn diễn ra. Do đó, cần nhanh chóng xúc tiến việc xây dựng các hệ thống bến bãi đỗ xe theo quy hoạch. Bên cạnh đó cần nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc để đảm bảo nhu cầu giao lưu cho khách DL trong nước và quốc tế. - Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng phục vụ tại các cơ sở lưu trú nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của khách DL, đảm bảo đến năm 2015 có trên Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hồ Minh Trang SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân – K43 KTCT 68 21.200 phòng đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao; đến năm 2020 có trên 34.000 phòng đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao đáp ứng nhu cầu theo các mục tiêu định hướng phát triển DL. - Đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống cơ sở dịch vụ, hệ thống nhà hàng, các cơ sở vui chơi giải trí và các dịch vụ bổ trợ tại các: Cụm DL, Khu DL và Điểm DL để đáp ứng nhu cầu khách DL. 3.2.8. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch - Nâng cao chất lượng và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa – DL. Mặt trận và các tổ chức Đoàn thể, tổ chức xã hội phát huy vai trò trong vận động cán bộ, nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa thanh lịch, tham gia bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa, phát triển DL. - Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động DL cả về nhân lực, trang thiết bị, nguồn kinh phí theo hướng thay đổi nội dung hoạt động quản lý nhà nước phù hợp với điều kiện mới. - Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về DL ở cấp huyện, thị xã thông qua việc kiện toàn bộ máy quản lý về nhân lực, trang thiết bị và kinh phí. Tăng cường cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ về DL để đáp ứng nhu cầu thực tế. - Tổ chức phổ biến, cung cấp các thông tin pháp luật liên quan đến các doanh nghiệp kinh doanh DL trên địa bàn; hướng dẫn, hỗ trợ thông tin khi doanh nghiệp yêu cầu. Hệ thống hóa, cập nhật các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động DL. - Đào tạo mới và đào tạo lại tay nghề cho cán bộ, nhân viên làm việc trong các đơn vị kinh doanh DL. Tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về DL. - Tăng cường công tác quản lý giám sát, nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện đang khai thác phục vụ khách tham quan. Xây dựng phương án đảm bảo trật tự trị an, vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan DL, nơi công cộng trên địa bàn thành phố và các khu vực có điểm di tích, khu dịch vụ công cộng. - Đẩy mạnh công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, triển khai các phương án tác chiến và ứng phó trong thời gian diễn ra các kỳ Festival, các lễ hội lớn, các mùa DL cao điểm. Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hồ Minh Trang SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân – K43 KTCT 69 - Tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ, trước hết là dịch vụ: Lễ tân, buồng, nhà hàng, ca Huế trên sông, xích lô, xe thồ, taxi, các dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm, dịch vụ hướng dẫn viên, thuyết minh viên DL tại các điểm tham quan. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hồ Minh Trang SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân – K43 KTCT 70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua việc phân tích nội dung đã trình bày ở trên, đề tài “Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế”, đã đề ra và giải quyết những vấn đề sau: - Đề tài đã góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề DL và vai trò của DL đối với phát triển kinh tế ở tỉnh TTH. - Phân tích được những vấn đề lý luận chung về DL, phát triển kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các vai trò của phát triển DL đối với phát triển kinh tế. Đồng thời còn nêu vai trò hoạt động DL ở một số địa phương trong nước và một số quốc gia trên thế giới để làm cơ sở nghiên cứu. - Rút ra được những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh TTH ảnh hưởng đến những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động DL ở địa bàn, từ đó đưa ra những nhận định và đánh giá. - Đề tài cũng đã trình bày thực trạng phát triển DL ở tỉnh TTH giai đoạn 2008 – 2012. Bên cạnh đó đề tài cũng đã khái quát được vai trò của DL đối với phát triển kinh tế trên địa bàn. Qua đó đánh giá những thành tựu đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại để làm cơ sở cho việc xác định phương hướng và đưa ra các giải pháp phát triển ngành DL nhằm gia tăng mức độ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế ở tỉnh TTH. Từ những kết luận trên cho thấy, để đạt được mục tiêu đưa DL trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, không những cần sự nỗ lực hết mình của tỉnh TTH mà bên cạnh đó cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong việc thực hiện những chiến lược phát triển đã đề ra. 2. Kiến nghị Ngành du lịch TTH những năm qua đã đạt những tiến bộ đáng kể, không chỉ là 1 trong những trung tâm du lịch của nước ta, mà còn nhận được rất nhiều sự quan tâm, đầu tư đến từ nước ngoài. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn có những khó khăn, hạn chế tồn tại cần được khắc phục trong quá trình phát triển ngành, xứng đáng với tiềm năng của tỉnh. Đây không chỉ là vấn đề riêng của một cơ quan nào mà cần phải có sự phối hợp giữa Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh, Sở Văn Hóa - Thể Thao - Du Lịch, Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hồ Minh Trang SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân – K43 KTCT 71 Các cơ quan quản lý du lịch, các cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn. Tác giả mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị chính sách sau: 2.1. Đối với UBND và các cơ quan quản lý du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế - Cần nhanh chóng nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển DL của tỉnh, đồng thời tiến hành xây dựng các quy hoạch phát triển DL của huyện lân cận trên cơ sở định hướng chung của toàn tỉnh, đảm bảo sự phát triển đồng bộ và thống nhất trên địa bàn. Các khu vực Nam Đông, A Lưới cần đưa vào các dự án du lịch cộng đồng, nhằm khai thác được tiềm năng văn hóa cũng như sinh thái, nơi mà các đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống. Điều này không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, mà còn mang ý nghĩa xã hội, giúp hiện đại hóa đời sống của các dân cư vùng này mà không mất đi bản sắc văn hóa vốn có. - Đề nghị UBND tỉnh tập trung đầu tư một cách có hiệu quả cho hạ tầng kỹ thuật phục vụ ngành du lịch, nâng cấp và hoàn thiện các tuyến giao thông đến các khu DL; thúc đẩy các dự án lớn trên địa bàn sớm đi vào hoạt động. - Ngành DL nghiên cứu tham mưu cho UBND tỉnh Ban hành quy chế về việc đào tạo lao động trong ngành DL nói chung và DNTN nói riêng để nâng cao chất lượng dịch vụ trong khối này. Cần nhiều hơn các hội thảo, hội nghị với sự tham gia của các chuyên gia trong ngành, từ đó cùng nhau xây dựng nên những đề án nâng cao chất lượng lao động trong ngành. Tổ chức nhưng cuộc thi tay nghề, kỹ năng, nghiệp vụ mang tầm cỡ Quốc gia, khu vực. Liên kết với ngành du lịch các địa phương khác trong và ngoài nước, cử đội ngũ lao động sang đó đào tạo, để tiếp xúc với môi trường tiên tiến, hiện đại. - Kiến nghị Bộ văn hóa, thể thao và DL xem xét, chỉ đạo, góp ý kiến và hỗ trợ ngành DL TTH về chuyên gia, về kinh phí cho công tác quy hoạch phát triển, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và phát triển sản phẩm DL, đào tạo mới và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ lao động DL của tỉnh, thu hút nhiều nguồn đầu tư từ nước ngoài. 2.2. Đối với các cơ sở đào tạo - Đề nghị các cơ sở đào tạo cần mở rộng liên kết đào tạo với các doanh nghiệp kinh doanh DL trên địa bàn, nhằm đào tạo ra lực lượng lao động đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, và chất lượng sinh viên có tay nghề cao. Trư ờng Đạ i họ c K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hồ Minh Trang SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân – K43 KTCT 72 - Cần tăng cường tính thực tế trong giảng dạy, bằng cách tăng thời gian thực hành, kiến tập để sinh viên có thêm kỹ năng chuyên môn, đầu tư thêm trang thiết bị thực hành hiện đại. - Có chính sách, chế độ đãi ngộ hợp lý để thu hút đội ngũ giảng viên có trình độ cao tham gia giảng dạy tại các cơ sở trên địa bàn. Hiện tại, các chuyên gia, các giảng viên chuyên ngành Du lịch ở tỉnh ta còn hạn chế về cả số lượng và chất lượng. Sở Giáo Dục và Đào tạo, cùng với Sở Văn Hóa - Thể Thao - Du Lịch cần tạo nhiều chính sách và điều kiện giảng dạy tốt để có thể thu hút được nhiều đội ngũ giảng dạy này. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hồ Minh Trang SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân – K43 KTCT 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật du lịch Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Cục thống kê Thừa Thiên Huế, Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế 2011, NXB Thống kê. 3. Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 4. GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng, Giáo trình kinh tế phát triển, Nhà xuất bản lao động – xã hội. 5. Thạc sĩ Đinh Thị Thu Oanh, Bài giảng kinh tế du lịch, Khoa du lịch – Đại học Huế. 6. Giáo trình địa lý du lịch, Nhà xuất bản Đại học Huế, Trung tâm đào tạo từ xa. 7. TS Trần Đức Anh Sơn (2012), Bài giảng du lịch văn hóa – di sản, Khoa du lịch – Đại học Huế. 8. TS. Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế du lịch, Nhà xuất bản trẻ. 9. Nguyễn Đình Hòe – Vũ Văn Hiếu (2011), Du lịch bền vững, Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2012. 11. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2012, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013. 12. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2012), Kế hoạch triển khai chương trình trọng điểm năm 2013 và phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế. 13. Sở văn hóa, thể thao và du lịch Thừa Thiên Huế (2012), Tài liệu hội nghị triển khai công tác năm 2013 – Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế. 14. Lưu Thị Thanh Bình (2004), Du lịch Thừa Thiên Huế từ năm 1975 đến năm 2000, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Khoa học – Đại học Huế. 15. Nguyễn Thị Minh Hương (2009), Nghiên cứu hoạt động du lịch Thừa Thiên Huế theo hướng phát triển bền vững, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế. 16. Cao Thị Minh Tri (2009), Giải pháp du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2015, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế - TP Hồ Chí Minh. Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Hồ Minh Trang SVTH: Nguyễn Thị Thanh Vân – K43 KTCT 74 17. Huỳnh Thị Anh Đào (2005), Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú trên địa bàn thành phố Huế, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế. 18. Vũ Hoài Phương (2005), Đánh giá tác động kinh tế của Festival Huế 2004 đối với khách sạn nhà hàng tại thành phố Huế, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế. 19. Nguyễn Thanh Hiền (2006), Du lịch nội địa – tiềm năng và thế mạnh của du lịch Thừa Thiên Huế, khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế. 20. Trần Hoài Anh (2009), Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay, khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế. 21. Những trang web tham khảo như: www.vietnamtourism.com www.dulichvietnam.com www.thuathienhue.gov.vn www.hueworldheritage.com www.huecity.gov.vn www.google.com www.wikipedia.org Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế PHỤ LỤC Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Phụ lục 1: PHIẾU KHẢO SÁT VAI TRÒ CỦA DU LỊCH ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Kính thưa Quý Doanh nghiệp! Chúng tôi là những sinh viên Trường Đại Học Kinh tế - Đại Học Huế. Hiện tại, chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài “Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Để xác định rõ những vai trò du lịch đến GDP, đến cơ cấu kinh tế, đến việc làm cho người lao động,.., chúng tôi muốn khảo sát ý kiến của các doanh nghiệp và các nhà quản lý kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý doanh nghiệp và đảm bảo rằng mọi thông tin trong phiếu khảo sát chỉ sử dụng cho việc nghiên cứu này. A. PHẦN DÀNH CHO DOANH NGHIỆP I. Thông tin về doanh nghiệp 1. Tên doanh nghiệp: . 2. Địa chỉ: .. 3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu - Nhà hàng, khách sạn  - Khu nghĩ dưỡng, chữa bệnh  - Dịch vụ lữ hành  - Dịch vụ du lịch - tổ chức sự kiện  II. Thị trường khách du lịch và sản phẩm du lịch 1. Xin quý Doanh nghiệp vui lòng cho biết một số thông tin về nguồn khách du lịch đến với Doanh nghiệp trong thời gian qua 1.1. Nguồn khách của doanh nghiệp chia theo nơi cư trú a. Trong tỉnh: .% b. Ngoài tỉnh: ..% c. Ngoài nước: ..% 1.2. Nguồn khách du lịch đến với Doanh nghiệp thông qua: a. Các công ty lữ hành % b. Các doanh nghiệp tự tìm kiếm và ký hợp đồng .....% c. Khách tự tìm kiếm thông qua phương tiện thông tin đại chúng ....% Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 2. Theo đánh giá của Quý doanh nghiệp, sản phẩm du lịch nào tại thừa Thiên Huế hấp dẫn du khách nhất?  Du lịch văn hóa lịch sử  Du lịch biển  Du lịch ẩm thực  Du lịch thể thao mạo hiểm  Du lịch sinh thái  Du lịch nghỉ dưỡng III. Nguồn vốn của doanh nghiệp 1. Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành từ các nguồn: a. Vốn ngân sách .% b. Vốn góp từ các tổ chức, cá nhân .% c. Vốn chủ sở hữu .% d. Vốn vay từ các tổ chức tài chính .% 2. Tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp tính đến thời điểm a. Năm 2011 ..triệu đồng b. Năm 2012 ..triệu đồng 3. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp tính đến thời điểm a. Năm 2011 ..triệu đồng b. Năm 2012 ..triệu đồng IV. Thực trạng doanh thu, lao động, việc làm và thu nhập của người lao động 1. Tổng doanh thu của doanh nghiệp a. Năm 2011 ..triệu đồng b. Năm 2012 ..triệu đồng Với doanh thu đó, doanh nghiệp trích bao nhiêu phần trăm để: 1.1. Trả lương cho nhân viên  50% 1.2. Mua hàng hóa phục vụ khách du lịch:  50% 1.3. Nộp thuế cho Nhà nước  50% 1.4. Tu bổ và nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của doanh nghiệp  50% Trư ờng Đại ọc Kin h tế Hu ế 2. Tổng số lao động có mặt tại thời điểm khảo sát (người):.......................................... Trong đó, Lao động có hợp đồng làm việc từ 3 tháng trở lên:...............(người) 2.1. Chia theo trình độ văn hóa a. Chưa tốt nghiệp tiểu học ..................... c. Tốt nghiệp THCS ...................... b. Tốt nghiệp tiểu học ..................... d. Tốt nghiệp THPT ...................... 2.2. Chia theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ a. Chưa qua đào tạo (lao động phổ thông) .............................. b. Chứng chỉ nghề ngắn hạn (thời gian đào tạo dưới 1 năm) ................... c. CNKT có bằng nghề dài hạn(thời gian đào tạo trên 1 năm) ................ d. Trung cấp chuyên nghiệp .............................. e. Cao đẳng, đại học .............................. 3. Số lao động tuyển thêm hàng năm của doanh nghiệp (lao động có hợp đồng làm việc từ 3 tháng trở lên)  Dưới 5 người  Từ 5 - 10 người  Từ 10 - 20  Trên 20 người 4. Doanh nghiệp đã có những chính sách, biện pháp nào để thu hút lao động  Ưu đãi về lương  Hỗ trợ chỗ ở  Hỗ trợ phương tiện đi lại  Hỗ trợ khác 5. Đánh giá chung về kiến thức, kỹ năng của người lao động doanh nghiệp đang sử dụng (theo mức độ đáp ứng yêu cầu công việc và theo các cấp độ) 5.1. Kiến thức (hiểu biết) Cấp trình độ Rất tốt Tương đối tốt Được Tạm được Không đáp ứng Chứng chỉ nghề ngắn hạn Lao động có bằng nghề dài hạn Trung học chuyên nghiệp Cao đẳng Đại học trở lênTrư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế 5.2 Kỹ năng (thực hiện được những việc theo chuyên môn đã đào tạo) Cấp trình độ Rất tốt Tương đối tốt Được Tạm được Không đáp ứng Chứng chỉ nghề ngắn hạn Lao động có bằng nghề dài hạn Trung học chuyên nghiệp Cao đẳng Đại học trở lên 6. Doanh nghiệp có chương trình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên không?  Rất thường xuyên  Thường xuyên  Rất ít  Không 7. Thu nhập bình quân của người lao động trong doanh nghiệp Dưới 2 triệu đồng/người/tháng  Từ 2 triệu - 3 triệu đồng/tháng  Từ 3 triệu - 4 triệu đồng/tháng  Trên 4 triệu đồng/tháng  B. PHẦN DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP I. Thông tin của người quản lý 1. Họ và Tên: .. 2. Chức vụ: .. 3. Trình độ học vấn (Học hàm/ Học vị):.... II. Ý Kiến của ông (bà) về vai trò du lịch đối với phát triển kinh tế 1. Quý ông (bà) có biết gì về quy hoạch tổng thể ngành du lịch Tỉnh Thừa Thiên Huế  Có  Không  Không có ý kiến Nếu trả lời có xin quý ông (bà) cho biết: 1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch của tỉnh có phù hợp với tiềm năng du lịch của tỉnh không?  Phù hợp  Không phù hợp  Không có ý kiến 1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh tập trung hay dàn trãi?  Tập trung  Dàn trãi  Không có ý kiến Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế 1.3. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch của tỉnh có quy hoạch với các ngành khác tốt không?  Có  Không  Không có ý kiến 1.4. Theo quý ông (bà) chính sách quy hoạch phát triển ngành du lịch đã hợp lý chưa? Hợp lý Cơ bản hợp lý Chưa hợp lý Khó trả lời 2. Theo quý ông (bà) chiến lược phát triển của ngành du lịch có phù hợp hay không?  Phù hợp  Không phù hợp  Không có ý kiến 3. Ông (bà) đánh giá như thế nào về mức độ quan tâm của tỉnh đối với các chính sách phát triển ngành du lịch nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế? Rất quan tâm Quan tâm Chưa quan tâm Khó trả lời 4. Tỉnh đã có những hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong ngành du lịch như thế nào? Về vốn Về đào tạo nghề Về các yếu tố khác:....... 5. Là cán bộ tham gia quản lý trong lĩnh vực du lịch quý ông (bà) đánh giá về tính hiệu quả của chính sách phát triển ngành du lịch trong thời gian qua như thế nào? Rất hiệu quả Hiệu quả Không hiệu quả Khó trả lời Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 6. Dưới đây là một loạt các ý kiến liên quan đến nhận thức về vai trò du lịch đến đối với phát triển kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế (khoanh tròn con số ông/bà cho là thích hợp) Yếu tố đánh giá Mức độ đánh giá 1. Phát triển ngành du lịch sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh TTH 1 2 3 4 5 2. Phát triển ngành du lịch sẽ tạo ra ngày càng nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động 1 2 3 4 5 3. Phát triển ngành du lịch góp phần phát triển các dịch vụ hỗ trợ 1 2 3 4 5 4. Phát triển du lịch tăng doanh thu thuế cho chính quyền địa phương 1 2 3 4 5 5. Phát triển ngành du lịch góp phần phát triển các dịch vụ hỗ trợ 1 2 3 4 5 6. Phát triển du lịch dẫn đến gia tăng đầu tư trong và ngoài nước 1 2 3 4 5 7. Phát triển ngành du lịch sẽ mang về nhiều ngoại tệ ở địa phương 1 2 3 4 5 8. Phát triển ngành du lịch góp phần làm tăng nhập khẩu hàng hóa liên quan đến du lịch từ vùng lân cận 1 2 3 4 5 9. Phát triển ngành du lịch góp phần làm tăng giá trị xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm của địa phương 1 2 3 4 5 10. Phát triển ngành du lịch thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1 2 3 4 5 11. Phát triển DL góp phần phát triển Cơ sở hạ tầng nói chung 1 2 3 4 5 12. Phát triển du lịch nâng cao Chất lượng khách sạn, nhà hàng 1 2 3 4 5 13. Phát triển du lịch góp phần tăng giá hàng hoá,dịch vụ địa phương 1 2 3 4 5 14.Phát triển du lịch góp phần làm tăng giá đất đai và nhà ở 1 2 3 4 5 15. Phát triển du lịch tạo điều kiện mở rông và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại 1 2 3 4 5 Lưu ý: 1. Hoàn toàn không đồng ý; 2. Không đồng ý; 3. Không có ý kiến; 4. Đồng ý; 5. Hoàn toàn đồng ý 7. Ông (bà) có nghĩ rằng sau đây là những vấn đề / những trở ngại trong phát triển và quản lý ngành du lịch ở TTH? (có thể chọn nhiều ô) Nguồn nhân lực chất lượng cao Đầu tư / tài chính Thuế Thủ tục xuất nhập cảnh Mạng lưới giao thông vận tải Xúc tiến và quảng bá sản phẩm du lịch Liên kết với các vùng, địa phương trong du lịch Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế III. Đề xuất Ông (bà) để phát triển ngành du lịch thúc đẩy phát triển kinh tế ở tỉnh TTH 1. Đối với UBND và cơ quan quản lý ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 1.1. Tăng cường quảng bá sản phẩm du lịch TTH ở trong và ngoài nước  1.2. Tăng cường quảng bá nhà nước về trật tự an toàn các tuyến,điểm du lịch  1.3. Nâng cấp và hoàn thiện các tuyến giao thông đến các khu du lịch  1.4. Thúc đẩy các dự án lớn trên địa bàn sớm đi vào hoạt động  1.5. Tổ chức các cuộc hội thảo về du lịch để doanh nghiệp tiếp cận  1.6. Tạo điều kiện để doanh nghiệp giao lưu với các chuyên gia ngành DL  1.7 Hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động trong DN  1.8. Đầu tư thêm cơ sở dạy nghề du lịch trên địa bàn tỉnh  1.9. Thực hiện biện pháp phát triển thị trường lao động trong ngành DL  2. Đối với các cơ sở đào tạo nghề du lịch, cần thiết có những điều chỉnh nào sau đây: 2.1.Thay đổi nội dung chương trình đào tạo  2.2. Tăng thêm thời gian thực hành  2.3. Cải tiến phương pháp giảng dạy  2.4. Đầu tư thiết bị thực hành hiện đại (có mô hình thực tế)  2.5. Có chính sách, chế độ để thu hút đội ngũ giảng viên có trình độ cao  2.6. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo  2.7. Điều chỉnh thời gian đào tạo cho phù hợp  2.8. Cần liên kết đào tạo giữa cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp  Xin trân trọng cảm ơn! Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Phụ lục 2: Danh sách doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cán bộ quản lý được phỏng vấn STT Họ Tên Chức vụ Đơn vị 1 Trần Văn Anh Quản lý Nhà hàng Duyên Anh 2 Nguyễn Tuấn Anh Quản lý Nhà hang Stop&Go 3 Trần Lê Tuấn Anh P.Giám đốc CTLH VietOrchid 4 Võ Thị Bé Giám đốc Nhà hàng Dmz 5 Nguyễn Thanh Bình Quản lý Khách sạn Tao Đàn 6 Dương Thị Kim Bôi P.Giám đốc Khách sạn Đông Nam Á 7 Nguyễn Xuân Cương Giám đốc Khách sạn Lăng Cô 8 Đỗ Hồng Chiên Giám đốc Khách sạn Thái Bình 9 Lê Ngọc Doãn Quản lý Khách sạn Hoàng Yến 10 Nguyễn Quốc Dũng P.Giám đốc Khách sạn Xanh 11 Lê Hồng Duyên Giám đốc Khách sạn Gold 12 Lê Công Đạt P.Giám đốc CTLH Hue Travel 13 Lê Thị Gái Chủ DN Khách sạn Mimi 14 Đinh Xuân Giang Giám đốc Khách sạn Trường Giang 15 Lê Thị Thu Hà Giám đốc CTLH Sinh Thái Việt 16 Hồ Thanh Hải Giám đốc Resort Lăng Cô 17 Phan Hoàng Hải Quản lý Khách sạn Hoàng Hiệp 18 Trịnh Thị Thúy Hằng Chủ DN Khách sạn Thúy Hằng 19 Trần Thúy Hằng Quản lý Nhà hàng Little Ytaly 20 Nguyễn Thị Hoa Quản lý Khách sạn Tigon Blanc 21 Nguyễn Thị Thanh Hoa Quản lý Khách sạn Cố Đô 22 Nguyễn Thị Ngọc Hoài P.Giám đốc Khách sạn Hoàng Cung 23 Nguyễn Thúy Hoàng Chủ DN Khách sạn Hoàng Long 24 Nguyễn Đình Hồng Quản lý Nhà hàng Queen 25 Nguyễn Thị Huê Chủ DN Khách sạn Đức Anh 26 Nguyễn Thị Bạch Huệ Giám đốc Khách sạn TTH Ngày Nay 27 Nguyễn Nhật Huy P.Giám đốc Khách sạn Doanh Ngân 28 Đinh Thị Hương Giám đốc Khách sạn Ngọc Hương Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 29 Lê Thị Hương Trưởng BPNH Nhà hàng Sông Hương 30 Nguyễn Thị Hương Quản lý Khách sạn King 31 Nguyễn Thanh Hương Quản lý Nhà hàng Biệt Phủ Thảo Nhi 32 Lê Mai Ngọc Hương Trưởng phòng CTLH Xanh Việt 33 Nguyễn Lê Mai Kiều Chủ DN Khách sạn Kiều My 34 Lê Phước Khánh Giám đốc Khách sạn Festival 35 Nguyễn Thị Mỹ Lan Chủ DN Khách sạn Thạch Mỹ Lan 36 Lê Thị Quỳnh Liên Chủ DN Khách sạn Quỳnh Liên 37 Nguyễn Thị Thùy Linh Quản lý Nhà hàng Cô Canguru 38 Hồ Thị Mỹ Linh Trưởng PNS Khách sạn Indochine Palace 39 Trần Hoàng Long GĐ TCHC Khách sạn Hương Giang 40 Nguyễn Văn Long Trưởng PTCHC Khách sạn Heritage 41 Lê Thị Lý Quản lý Nhà hàng Cơm Niêu GĐ 42 Lê Thị Hồng Mai Chủ DN Nhà hàng Hồng Mai 43 Nguyễn Thanh Mai Giám đốc Khách sạn Bình Minh 44 Đặng Quang Minh P.Giám đốc CTLH BĐ Á Châu 45 Cao Văn Minh Phó phòng CTLH DMZ 46 Trương Văn Minh Trưởng P.KD Khách sạn Mondial 47 Trần Thị Tỉ Muội P.Giám đốc Khách sạn Đô Thành 48 Huỳnh Thị Thu Ny Quản lý Nhà hàng Shivas 49 Lê Minh Ngọc Chủ DN Khách sạn Ngọc Anh 50 Phan Thị Thanh Ngọc Quản lý Nhà hàng Dân Dã 99 Lê Duy Ngọc Chủ DN Khách sạn Ngọc Ấn 51 Dương Quang Ngữ TPKD CTLH SinhCafé 52 Nguyễn Thị Nho Giám đốc Khách sạn Như Phú 53 Trương Nguyễn Huyền Nhung Quản lý Khách sạn Ánh Ngọc 54 Hoàng Văn Pha Quản lý Nhà hàng Nữ Hoàng 55 Lê Trọng Phong Quản lý Khách sạn Ngọc Hưng 56 Trần Thanh Phong P.Giám đốc Khách sạn Phú Xuân 57 Phạm Hồng Phú Chủ DN Khách sạn Phú Qúy Nhân 58 Lê Xuân Phương P.Giám đốc Khách sạn Dmz Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 59 Nguyễn Thanh Phương Chủ DN Nhà nghỉ Phương Phú 60 Trần Lê Uyên Phương Chủ DN Khách sạn Uyên Phương 61 Nguyễn Lê Mai Phương Giám đốc Khách sạn Win 62 Ngô Sỹ Qúy Quản lý Khách sạn Thiên Đường 63 Nguyễn Nhật Quang P.Giám đốc Khách sạn Ngự Bình 64 Nguyễn Tiến Quang PBP Lễ tân Khách sạn Sông Hương 65 Trần Minh Quân P.Giám đốc CTLH Xanh 66 Nguyễn Bá Tâm TPDVLH CTLH Hương Giang 67 Trần Văn Tâm Giám đốc Khách sạn Sài Gòn Morin 68 Lê Thị Thu Tâm Chủ DN Khách sạn Tây Thiên 69 Trương Lê Thảo Tâm Quản lý Khách sạn Quang Vũ 70 Phan Thị Kiều Tiên Chủ DN Khách sạn Nam Phương 71 Lê Văn Tuấn Giám đốc Khách sạn Phước Anh 72 Trần Anh Tuấn Quản lý Khách sạn Hải Đội 2 BP 73 Nguyễn Đình Tuấn Giám đốc CTLH ĐM Đông Dương 74 Phạm Hoàng Tuấn P.Giám đốc Khách sạn Thành Nội 75 Hồ Linh Vũ Thái Trưởng BPNH Nhà hàng Festival 76 Đặng Thanh Giám đốc Khách sạn Nhật Nam 77 Đặng Thị Thanh Giám đốc Khách sạn Minh Trang 78 Nguyễn Văn Thao Chủ DN Nhà hàng Hàng Me Mẹ 79 Hồ Thị Thu Thảo Quản lý Khách sạn Ngọc Thảo 80 Tống Phước Thắng Giám đốc Khách sạn Á Châu 81 Đinh Mạnh Thắng P.Giám đốc Khách sạn Thanh Lịch 82 Phan Thị Thiện Giám đốc Khách sạn Hoàn Thiện 83 Lưu Đức Thuấn Giám đốc Khách sạn Hoàng Tuấn 84 Nguyễn Thị Thùy Chủ DN Khách sạn Thùy Dương 85 Lê Thị Thủy Giám đốc Nhà hàng An Bình 86 Lê Thu Thủy Quản lý Khách sạn Vina 87 Nguyễn Thị Bảo Trâm Chủ DN Nhà hàng Bloom 88 Lê Thị Bảo Trâm Quản lý Khách sạn Tigon Prenium 89 Võ Phước Trí Quản lý Nhà hàng Quỳnh Hương Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 90 Lê Văn Trường P.Giám đốc Khách sạn Á Đông 91 Lê Duy Trường P.Giám đốc Khách sạn Parkview 92 Lê Văn Trường P.Giám đốc Resort Vedana 93 Nguyễn Thanh Vân Quản lý Nhà hàng Temple 94 Nguyễn Văn Vinh Chủ DN Nhà hàng Vĩnh Thủy 95 Trần Vinh Giám đốc Khách sạn TTH Thương 96 Nguyễn Quốc Vũ Trưởng P.TCKH Khách sạn Gerbara 97 Lê Thị Xí Giám đốc Khách sạn Đồng Lợi 98 Hồ Thị Yến Chủ DN Khách sạn Khánh Ly 100 Đoàn Thi Lan Hương TrưởngP.NSự Resort Ana Madara Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Phụ lục 3: Số lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 - 2012 Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số khách L/K 1.680.000 1.430.000 1.486.433 1.604.350 2.544.000 Khách quốc tế L/K 790.750 601.113 612.463 653.856 867.904 Khách nội địa L/K 889.250 828.887 873.970 950.494 1.676.000 Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Phụ lục 4: Thời gian lưu trú bình quân của khách DL ở tỉnh TTH Đơn vị: ngày/người Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011 2012 Khách quốc tế L/K 2,252 1,888 1,991 1,638 1,695 Khách nội địa L/K 1,388 1,867 2,022 1,499 1,215 Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Phụ lục 5: Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số 13.404.580 16.112.139 20.263.158 26.498.376 31.429.764 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 2.440.660 2.655.290 2.962.886 4.001.614 4.452.672 Công nghiệp và xây dựng 4.891.221 6.053.793 8.056.159 10.306.044 11.889.872 Dịch vụ 6.072.699 7.403.056 9.244.113 12.190.718 15.087.220 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh TTH – Sở KHĐT Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Phụ lục 6: Cơ cấu kinh tế tỉnh TTH giai đoạn 2008 - 2012 Đơn vị: (%) Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số 100 100 100 100 100 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 18,2 16,5 14,6 15,1 14,2 Công nghiệp và xây dựng 36,5 37,6 39,8 38,9 37,8 Dịch vụ 45,3 45,9 45,6 46 48 Nguồn: Niên giám thống kê Phụ lục 7: Biểu đồ: Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế Nguồn: Sở Kế hoạch – đầu tư Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Phụ lục 8: Đánh giá vai trò của ngành DL đến phát triển kinh tế TTH Chỉ tiêu Mức độ đánh giá 1 2 3 4 5 1. Phát triển ngành DL sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh TTH 0 0 4 39 57 2. Phát triển ngành DL sẽ tạo ra ngày càng nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động 0 0 3 26 71 3. Phát triển ngành DL góp phần phát triển các dịch vụ hỗ trợ 0 0 14 46 40 4. Phát triển DL tăng doanh thu thuế cho chính quyền địa phương 0 0 17 49 34 5. Phát triển DL dẫn đến gia tăng đầu tư trong và ngoài nước 0 0 26 40 34 6. Phát triển ngành DL sẽ mang về nhiều ngoại tệ ở địa phương 0 0 27 37 36 7. Phát triển ngành DL góp phần làm tăng nhập khẩu hàng hóa liên quan đến DL từ vùng lân cận 0 2 40 35 23 8. Phát triển ngành DL góp phần làm tăng giá trị xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm của địa phương 0 2 24 43 31 9. Phát triển ngành DL thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế 0 1 12 52 35 10. Phát triển DL góp phần phát triển Cơ sở hạ tầng nói chung 0 1 4 39 56 11. Phát triển DL nâng cao Chất lượng khách sạn, nhà hàng 0 0 2 30 68 12. Phát triển DL góp phần tăng giá hàng hoá,dịch vụ địa phương 0 0 10 47 43 13. Phát triển DL góp phần làm tăng giá đất đai và nhà ở 1 0 13 45 41 14. Phát triển DL tạo điều kiện mở rông và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại 0 0 13 40 47Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Phụ lục 9: Đóng góp của lĩnh vực khách sạn, nhà hàng vào GDP tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2011 ĐVT: Triệu đồng Ngành kinh tế Năm 2008 2009 2010 2011 Khách sạn, nhà hàng 269.421 254.962 281.455 304.605 GDP toàn tỉnh 4.907.977 5.457.554 6.145.679 6.826.814 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh TTH năm 2011 Phụ lục 10: Vốn đầu tư thực hiện theo giá thực tế theo ngành kinh tế ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Khách sạn, nhà hàng 736.402 1.146.520 1.570.500 2.205.023 Vốn đầu tư tỉnh TTH 5.784.000 7.243.000 9.200.000 11.000.000 Nguồn: Niên giám thống kê 2011 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvai_tro_cua_du_lich_doi_voi_phat_trien_kinh_te_tinh_thua_thien_hue_916.pdf
Luận văn liên quan