Đề tài Vai trò của Ngân sách nhà nước điều tiết kinh tế vĩ mô Chứng minh bằng các chính sách thu chi hiện hành

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu đang có nguy cơ ngày càng trầm trọng, nhiều bài toán đã được nhiều quốc gia áp dụng, kết quả ở mỗi quốc gia cũng khác nhau. Có những nước ngày càng lún sâu vào khủng hoảng, tuy nhiên có những nước vẫn khá bình ổn, sớm có phương sách thoát khỏi khủng hoảng và tiếp tục phát triển. Trong xã hội hiện đại, sự điều hành của Nhà nước đối với quá trình phát triển kinh tế, khắc phục các cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và mở rộng nền dân chủ cũng chính là nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội. Đặc biệt Nhà nước trong một nền dân chủ có thể làm dịu đi phần lớn những tác động tiêu cực của hệ thống thị trường, trong khi vẫn duy trì được quyền sở hữu và quyền tự do, thông qua công cụ chủ yếu là NSNN. Năm 2008 là 1năm có nhiều biến động lớn. Từ đầu năm, thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục sụt giảm, đồng Việt Nam giảm giá mạnh, vật giá không ngừng tăng lên, nhập siêu tăng chóng mặt, thị trường tiền tệ gặp nhiều biến động, khiến kinh tế Việt Nam đứng trước nhiều nguy cơ.

doc26 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2391 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của Ngân sách nhà nước điều tiết kinh tế vĩ mô Chứng minh bằng các chính sách thu chi hiện hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền vững. Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn. Thông qua hoạt động thu, bằng việc huy động nguồn tài chính thông qua thuế, ngân sách nhà nước đảm bảo thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh. Việc đặt ra các loại thuế với thuế suất ưu đãi, các quy định miễn thuế, giảm thuế... có tác dụng kích thích mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp. Một chính sách thuế có lợi sẽ thu hút được doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư vào nơi cần thiết; ngược lại, một chính sách thuế khắt khe sẽ giảm bớt luồng di chuyển vốn vào nơi cần hạn chế sản xuất kinh doanh Độc quyền, trong kinh tế học, độc quyền là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi. Đây là một trong những dạng của thất bại thị trường , là trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh tranh. Độc quyền gây ra rất nhiều tổn thất phúc lợi cho xã hội vì vậy, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo, một trong những nguyên nhân kìm hãm phát triển nền kinh tế. Đối với nước ta, bệnh độc quyền trước đây là các DNNN được bầu sữa ngân sách rót tiền, rót vốn, để đầu tư sản xuất điện, nhập xăng dầu, đảm bảo cung cấp đủ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, nhưng mỗi khi có cơ hội, các DN độc quyền đều ưu tiên và cố tình đặt lợi ích của doanh nghiệp lên trên. Hiện trạng: 2.1. Định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới: Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là tiếp tục xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Trong những năm qua nhờ thực hiện các chính sách phân bổ nguồn ngân sách đúng đắn, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng bền vững với cơ cấu kinh tế đang dịch chuyển theo hướng dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2008 ước tính tăng 6,23% so với năm 2007, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%; khu vực dịch vụ tăng 7,2%. Tỷ trọng NN-CN-DN trong GDP tương ứng là 20,6%, 41,6%, 38,7%. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm nay tuy thấp hơn tốc độ tăng 8,48% của năm 2007 và mục tiêu kế hoạch điều chỉnh là tăng 7,0%, nhưng trong bối cảnh tài chính thế giới khủng hoảng, kinh tế của nhiều nước suy giảm mà nền kinh tế nước ta vẫn đạt tốc độ tăng tương đối cao như trên là một cố gắng rất lớn. Hiện nay, hàng hóa Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường thế giới, mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng, thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng như Hoa Kỳ, Asian, EU. Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu ước tính đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007, bao gồm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 34,9 tỷ USD, tăng 25,7%, đóng góp 49,7% vào mức tăng chung của xuất khẩu; khu vực kinh tế trong nước đạt 28 tỷ USD, tăng 34,7%, đóng góp 50,3%. Trong tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỷ trọng 31%, nhóm hàng nông sản chiếm 16,3%. Thành tựu trên là kết quả của các chính sách như miễn, giảm thuế đối với các mặt hàng xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất như hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng đối với mặt hàng xuất khẩu, hỗ trợ xuất khẩu. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các ngành công nghiệp hiện đại, đặc biệt là các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao, bên cạnh đó xây dựng hệ thống giao thông vận tải giúp lưu thông hàng hóa. Hiện nay, Nhà nước chỉ đầu tư cho những công trình cơ sở hạ tầng mà không có khả năng thu hồi vốn, còn những cơ sở hạ tầng có thể thu hồi vốn thì tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cũng như các thành phần kinh tế khác tham gia. Cụ thể: Bố trí 977 tỉ đồng để chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đường sắt do Nhà nước quản lý và giao cho TCty Đường sắt Việt Nam thực hiện; bố trí 106 tỉ đồng để chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển do Nhà nước quản lý giao cho TCty Hàng hải Việt Nam đầu tư hạ tầng giao thông cảng Hải Phòng; bố trí 100 tỉ đồng giao EVN thực hiện dự án đầu tư nhà nước là dự án cung cấp hạ tầng đường truyền tải điện của các thôn, bản thuộc 5 tỉnh Tây Nguyên... 2.2. Định hướng sản xuất: Đối với hàng hóa trong nước, nhà nước định hướng miễn, giảm thuế cho các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng đang chú trọng phát triển như đối với các mặt hàng lương thực nhà nước đánh thuế 0%, phát triển các ngành mới như công nghệ nano, chế tạo máy... Ngày 16/4, Thủ tướng đã có Quyết định số 58/2009/QĐ-TTg bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp. Theo đó, nhiều loại thuế và phí sẽ giảm mạnh kể từ 1/5 đến hết ngày 31/12/2009. Cụ thể, thuế suất thuế giá trị gia tăng sẽ giảm 50% đối với các loại hàng hóa và dịch vụ, gồm: sợi, vải và sản phẩm may mặc, da giầy các loại; giấy và sản phẩm bằng giấy các loại, trừ sách quy định tại điểm ở khoản 2 Điều 8 của Luật Thuế giá trị gia tăng và giấy in báo; xi măng, gạch, ngói các loại; mô-tô hai bánh, mô-tô ba bánh có dung tích xi-lanh trên 125 cm3. Đối với các loại ôtô dưới 10 chỗ ngồi, mức lệ phí trước bạ sẽ giảm 50%. Như vậy, ngoại trừ thành phố Hà Nội có mức lệ phí trước bạ giảm từ 12% xuống 6%, các tỉnh và thành phố khác sẽ đồng loạt ở mức 5%. Ngoài ra sẽ tiến hành kéo dài thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng đến 180 ngày đối với một số loại hàng hóa nhập khẩu như máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, Thủ tướng cũng quyết định giảm 30% số thuế doanh nghiệp phải nộp của quý 4/2008 đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất sợi, dệt, nhuộm, may và sản xuất các mặt hàng da giầy. 2.3. Chống độc quyền Cho đến nay, bên cạnh việc ban hành luật chống độc quyền, cho phép phát triển nền kinh tế tư nhân đã phá bỏ được độc quyền nhà nước đối với một số lĩnh vực kinh tế, dựa vào một số chính sách thuế, chính sách chi nhà nước đã phá vỡ được một số ngành độc quyền cố hữu trước đây như viễn thông, xăng dầu,... Trước đây với sự xuất hiện của mạng viễn thông đầu tiên là VNPT chiếm vị trí độc tôn trên thị trường viễn thông trong nước, khiến giá dịch vụ viễn thông đắt đỏ, dẫn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng cao, số lượng sử dụng mạng viễn thông tương đối ít ỏi. Để khắc phục tình hình đó, nhà nước đã cho phép mở rộng mạng viễn thông thể hiện qua các dự thảo Luật viễn thông đã mạnh dạn đề ghị việc mở rộng và huy động mọi thành phần kinh tế của xã hội, kể cả tư nhân tham gia xây dựng hạ tầng mạng, nhằm làm giảm rủi ro kinh doanh vốn nhà nước so với việc chỉ để DN nhà nước đầu tư vào lĩnh vực này, đồng thời đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong việc gia nhập thị trường viễn thông. Tính đến năm 2008, Việt Nam có 10 doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng và hơn 60 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông. Thị trường viễn thông Việt Nam đã chuyển mạnh từ độc quyền sang cạnh tranh, chứng minh hiệu quả bằng sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây như: nhiều công nghệ mới được áp dụng, dịch vụ đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng cao, giá cước ngày càng hạ....Doanh số của toàn ngành viễn thông năm 2008 đạt 90.000 tỷ đồng, tăng khoảng 30%/năm, đóng góp cho ngân sách nhà nước năm 2008 là 11.000 tỷ đồng. Cùng với đó Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Công thương khẩn trương trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2007/NĐ-CP ngày 6.4.2007 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu để bảo đảm hoạt động kinh doanh xăng dầu tuân thủ cơ chế thị trường; đồng thời quy định rõ chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng khó khăn, người nghèo khi thực hiện giá xăng dầu theo cơ chế thị trường...Trong thời điểm hiện nay xăng dầu đang chuyển từ thế độc quyền nhà nước sang độc quyền doanh nghiệp do chính phủ thả nổi giá xăng cho các doanh nghiệp tự quyết định, trên cơ sở này, các doanh nghiệp đã lạm dụng độc quyền về giá xăng, khiến cho giá của mặt hàng xăng dầu ngày càng tăng gây tổn hại đến nền kinh tế. Trước tình hình đó, trong khi chưa sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2007/NĐ-CP, Bộ Công thương, Bộ Tài chính tiếp tục điều hành mặt hàng xăng dầu như quy định hiện hành, không bù lỗ cho mặt hàng xăng. Thủ tướng cũng đồng ý với việc Ngân sách nhà nước thực hiện tạm ứng đủ 95% sỗ lỗ các mặt hàng dầu thực tế theo báo cáo quyết toán năm 2008 của DN do giá bán giảm sau thời điểm 16.9.2008.Trong quyết định số 85 gửi cho các bên liên quan chiều 6/10, Bộ Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối trích từ lợi nhuận trước thuế khoảng 1.000 đồng mỗi lít trên số lượng xăng tiêu thụ để trả nợ cho ngân sách nhà nước.Có thể nói, đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử kinh doanh xăng dầu, các nhà nhập khẩu bị cơ quan chức năng công khai "đòi nợ", đây cũng là một trong những nỗ lực của nhà nước nhằm làm giảm độc quyền của các doanh nghiệp xăng dầu II. Về mặt xã hội NSNN là một công cụ có hiệu lực của NN để điều chỉnh trong lĩnh vực thu nhập, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Việc sử dụng NSNN như một công cụ điều chỉnh vĩ mô trong lĩnh vực thu nhập đối với các thành viên của xã hội là nhằm thực hiện công bằng xã hội về thu nhập, đảm bảo ổn định cuộc sống của các tầng lớp dân cư, đảm bảo vai trò kích thích của thu nhập đối với sự phát triển đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, với sự phát triển sản xuất và khống chế mức tiêu dùng phù hợp với trình độ và năng lực sản xuất của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đang trong quá trình hình thành và phát triển. 1. Chính sách thu ngân sách nhà nước: cụ thể là chính sách thuế (kết hợp thuế trực thu và thuế gián thu) góp phần làm giảm bớt sự chênh lệnh quá lớn về thu nhập và tiền lương giữa những người làm việc trong khu vực sản xuất kinh doanh, khu vực hành chính, sự nghiệp, an ninh quốc phòng; giữa những người sống ở thành thị, nông thôn, miền núi, hải đảo nhằm ổn định đời sống của các tầng lớp dân cư trong phạm vi NN. - Thông qua thuế thu nhập cá nhân, NN thực hiện vai trò điều chỉnh vĩ mô trong lĩnh vực tiền lương và thu nhập để đảm bảo mức tiêu dùng hợp lí giữa các tầng lớp dân cư, hạn chế sự phân hoá giàu nghèo và tiến tới đảm bảo công bằng xã hội về thu nhập. Là một loại thuế trực thu, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người lao động, được áp dụng và điều chỉnh theo mức tăng của GDP, do đó thuế suất của loại thuế này luôn phải được thay đổi sao cho phù hợp với mức thu nhập thực tế của người lao động. - Mét khÝa c¹nh kh¸c cña chÝnh s¸ch thuÕ ®Ó ®iÒu chØnh thu nhËp lµ c¸c kho¶n thuÕ ®¸nh vµo ng­êi tiªu dïng. §ã lµ c¸c lo¹i thuÕ gi¸n thu nh­ thuÕ tiªu thô ®Æc biÖt, thuÕ gi¸ trÞ gia t¨ng: Trong mối quan hệ với thuế, công bằng XH có thể được hiểu là gánh nặng thuế đối với các hộ gia đình thay đổi tỷ lệ với vị trí xã hội, kinh tế và quy mô nhân khẩu của họ. Để có sự thay đổi tỷ lệ nói trên, về mặt lý thuyết, thuế GTGT cần có các mức thuế suất khác nhau (tất nhiên không quá nhiều để tránh gây chồng chéo, khó hiểu trong quá trình thực hiện), trong đó mức thuế suất thấp áp dụng cho các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và mức thuế suất cao áp dụng cho các mặt hàng xa xỉ. è Kết quả là những hộ có ngân sách chi tiêu thấp sẽ chịu thuế GTGT ít hơn những hộ có ngân sách chi tiêu cao, từ đó mà tiêu dùng thực tế của họ sẽ xích lại gần nhau hơn, hay nói cách khác phân phối ngân sách chi tiêu của họ công bằng hơn. Việc kết hợp giữa thuế trực thu và thuế gián thu, một mặt làm tăng các khoản thu cho ngân sách nhà nước, một mặt điều tiết thu nhập của người có thu nhập cao để đảm bảo công bằng xã hội cho người lao động. Hiện trạng Chính sách thuế: So sánh về biểu thuế thu nhập trước đây và hiện nay: Bậc Thu nhập bình quân/tháng Thuế suất(%) 1 Đến 5 triệu đồng 0 2 Trên 5-15 triệu đồng 10 3 Trên 15-25 triệu đồng 20 4 Trên 25-40 triệu đồng 30 5 Trên 40 triệu đồng 40 Pháp lệnh về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao- Hiệu lực thi hành 1/7/2004 Bậc Thu Nhập bình quân/ Tháng Thuế suất(%) 1 Đến 5 triệu đồng 5 2 Trên 5-10 triệu đồng 10 3 Trên 10-18 triệu đồng 15 4 Trên 18-32 triệu đồng 20 5 Trên 32-53 triệu đồng 25 6 Trên 53-80 triệu đồng 30 7 Trên 80 triệu đồng 35 Thuế thu nhập cá nhân - Hiệu lực thi hành 1/1/2009 Như vậy, nếu so thuế thu nhập cá nhân đối với đối tượng phải nộp thuế thu nhập cao trước đây thì thuế thu nhập cá nhân hiện nay còn thấp hơn, bởi vì người nộp thuế thu nhập cao trước đây không được giảm trừ gia cảnh cho những người ăn theo, nay được giảm trừ. Ngoài ra, mức động viên thuế suất hạ hơn, mức khởi điểm thấp nhất hạ từ 10 % xuống 5%. Thuế suất cao nhất cũng hạ từ 40% xuống 35%. Do đó, nhìn tổng thể, thuế thu nhập cá nhân có lợi hơn thuế thu nhập cao. Đối với hàng hóa xa xỉ và hàng chứa chất kích thích nhà nước đánh thuế cao nhằm hạn chế tiêu dùng những loại mặt hàng này. Cụ thể, ngày 4/12/2008, Văn phòng Chủ tịch nước đã công bố Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và có hiệu lực từ ngày 1-4-2009: 15 loại hàng hóa, dịch vụ sẽ được điều chỉnh theo biểu thuế suất mới (rượu, bia có hiệu lực từ ngày 1-1-2010). Điểm mới của đạo luật này là áp dụng thuế TTĐB đối với ô tô căn cứ theo dung tích xi lanh thay vì số chỗ ngồi như hiện nay; tất cả các loại bia hơi, bia tươi, bia lon, bia chai đều áp chung một mức thuế suất. Theo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, ôtô dưới 10 chỗ ngồi có dung tích xi lanh dưới 2.0 lít được hưởng thuế suất 45%, từ 2.0-3.0 lít thuế suất 50%, từ 3.0 lít trở lên là 60%. Trước đó, thuế TTĐB tính theo số chỗ ngồi, từ 5 chỗ trở xuống là 50%, từ 6-9 chỗ là 30%. Điều này khiến các mẫu xe từ 6-9 chỗ bị tăng mạnh thuế TTĐB theo Luật mới và do đó, giá cũng được điều chỉnh tăng theo. Trên cơ sở đó, các nhà sản xuất, lắp ráp ôtô tại Việt Nam đã đồng loạt công bố mức giá bán lẻ mới, cụ thể là tăng từ 10-20% với các dòng xe từ 6-9 chỗ ngồi. Mức Thuế TTĐB có ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường ô tô trong nước, nhất là với bối cảnh tiêu thụ khó khăn như hiện nay. Theo các chuyên gia thị trường, các hãng ô tô chỉ nên điều chỉnh những loại xe nằm trong nhóm đối tượng tăng giá mới lần này. Điều này buộc các nhà sản xuất và tiêu thụ trên thị trường phải có một xu thế chung bởi theo giới phân tích, trong khi thị trường gặp nhiều khó khăn, sức mua thực tế chưa phục hồi thì các hãng xe không nên tăng giá “sốc” tương đương với mức tăng thuế nhằm ổn định thị trường. 2. Chính sách chi ngân sách nhà nước: Để đảm bảo việc điều tiết xã hội một cách hợp lý không chỉ thông qua chính sách thuế mà còn qua chính sách chi ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước như một trung tâm phân phối lại, nhằm chuyển bớt một phần thu nhập từ các tầng lớp giàu có sang tầng lớp những người nghèo, vµ nhµ n­íc còng lµ ng­êi thay mÆt x· héi thùc hiÖn nghÜa vô c¬ b¶n ®èi víi c¸c ®èi t­îng th­¬ng binh, gia ®×nh liÖt sÜ, trÎ må côi, ng­êi giµ kh«ng n¬i n­¬ng tùa…c¸c kho¶n chi phÝ cho môc tiªu x· héi, môc tiªu trî cÊp cho ng­êi nghÌo cÇn ®­îc bè trÝ víi chiÒu h­íng t¨ng lªn theo mét tØ lÖ nhÊt ®Þnh so víi tØ lÖ t¨ng truëng kinh tÕ. -Chi cho giáo dục: bao gồm các khoản chi cho việc duy trì và phát triển hoạt động giáo dục hoạt động giáo dục đào tạo, xây dựng, nâng cấp trường học, cung cấp các trang thiết bị để phục vụ cho chương trình giảng dạy -Chi cho y tế: Bao gồm các khoản chi để duy trì và mở rộng hoạt động y tế, tiếp tục mở rộng các bệnh viện tuyến dưới tại các tỉnh, đầu tư trang thiết bị, nâng cao trình độ tay nghề chuyên môn của đội ngũ y, bác sĩ… -Chi cho phúc lợi xã hội: Là những khoản chi mà xã hội cần chính phủ quan tâm giúp đỡ. Đó là các khoản trợ cấp cho người già, nguời tàn tật, trẻ mồ côi, người lao động chưa có việc làm, nhân dân các vùng thiên tai, dịch hại, cho thương binh, liệt sĩ… -Chi cho quản lý hành chính: Là những khoản chi nhằm duy trì hoạt động của cơ quan quản lý thuộc chính quyên các cấp, chi cho hoạt động quốc hội… -Chi cho an ninh quốc phòng: Là những khoản chi dành cho lực lượng vũ trang và công tác bảo vệ trị an trong nước Hiện trạng các chính sách chi NSNN: Hiện nay,nhu cầu chi tiêu của chính phủ ngày càng tăng nhất là các khoản tiêu dùng xã hội, giải quyết các nhu cầu xã hội cho các đối tượng được đưa ra khỏi các quá trình sản xuất khi thực hiện việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, chi bảo trợ xã hội cho các đối tượng được hưởng chính sách bảo trợ,chi cho phát triển văn hóa,giáo dục,y tế, chi hỗ trợ thực hiện chính sách dân số,chính sách việc làm. Định mức phân bổ ngân sách với hệ thống tiêu chí phân bổ ngân sách cụ thể, rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện, dễ kiểm tra... đã ưu tiên các địa phương miền núi, vùng đồng bào dân tộc có nhiều khó khăn; ưu tiên các địa phương có đóng góp thu về NSTW. Đảm bảo tính công bằng, công khai và minh bạch các nhiệm vụ chi NS. Góp phần thúc đẩy tiết kiệm, khuyến khích xã hội hoá, cải cách hành chính trong công tác xây dựng và quản lý dự toán NSNN. Quốc hội xác định, năm 2009 nằm trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phương 2007 -2010, ngân sách Trung ương phải bảo đảm chủ động xử lý những vấn đề lớn, quan trọng của quốc gia. Phương án phân bổ ngân sách năm 2009 đã bảo đảm bố trí đủ dự toán chi cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề đạt 20% tổng chi ngân sách; lĩnh vực khoa học công nghệ đạt 2% tổng chi ngân sách; lĩnh vực văn hoá thông tin đạt trên 1,5% tổng chi ngân sách; chi sự nghiệp bảo vệ môi trường đạt trên 1% tổng chi ngân sách; tăng chi cho lĩnh vực y tế bảo đảm tăng cao hơn tốc độ tăng chi chung của ngân sách nhà nước. QH đề nghị Chính phủ, trong quá trình điều hành NSNN năm 2009 và xây dựng dự toán NSNN năm sau cần tiếp tục ưu tiên bố trí kinh phí, đi đôi với các biện pháp đẩy mạnh xã hội hoá, đa dạng hoá để thu hút nhiều nguồn lực đầu tư cho các lĩnh vực này.Năm 2009, phát hành trái phiếu Chính phủ không quá 36.000 tỷ đồng để tiếp tục tập trung đầu tư các dự án, công trình giao thông, thủy lợi, kiên cố hoá trường lớp học, xây dựng nhà công vụ cho giáo viên vùng núi, vùng sâu, vùng xa, nâng cấp bệnh viện huyện. Ngoài ra Nhà nước cũng có những chính sách trợ cấp cho người nghèo, người cao tuổi, người nhiễm HIV… Việc trợ cấp cho người cao tuổi được các địa phương thực hiện khá tốt. Tính đến tháng 12/2008, cả nước có khoảng trên 700 ngàn người cao tuổi thuộc diện hưởng trợ cấp, trong đó đã có khoảng 644 ngàn người cao tuổi được hưởng trợ cấp hàng tháng, chiếm 91,9%. Cả nước cũng đã có 57 tỉnh, thành phố thực hiện mức trợ cấp là 120.000 đồng/người/tháng. Trong đó có 18 tỉnh, thành phố đã trợ cấp cho 100% đối tượng người cao tuổi thuộc diện chính sách, người nghèo, cô đơn, không nơi nương tựa. Về chăm sóc sức khoẻ, đến nay, hầu hết người cao tuổi thuộc đối tượng người có công với nước, hưu trí hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội, gia đình thuộc diện nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Trong năm 2008, Nhà nước chi hơn 700 tỷ đồng dành hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT tự nguyện cho người cận nghèo với mức hỗ trợ 50% thẻ, mệnh giá 130.000đồng/thẻ/người/năm. Ngoài mức hỗ trợ của Nhà nước, các địa phương được sử dụng kinh phí kết dư, hỗ trợ thêm cho người cận nghèo ở khu vực mình quản lý. Ngân sách trung ương hỗ trợ 100% kinh phí cho các hộ nghèo của các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và các địa phương có tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương. Bên cạnh đó Nhà nước còn trợ cấp giá xăng, giá vé xe bus, … III. Về mặt thị trường: NSNN là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và chống lạm phát: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh giữa các nhà doanh nghiệp nhằm đạt được lợi nhuận tối đa, các yếu tố cơ bản của thị trường là cung cầu và giá cả thường xuyên tác động lẫn nhau và chi phối hoạt động của thị trường. Sự mất cân đối giữa cung và cầu sẽ làm cho giá cả tăng lên hoặc giảm đột biến và gây ra biến động trên thị trường, dẫn đến sự dịch chuyển vốn của các doanh nghiệp từ ngành này sang ngành khác, từ địa phương này sang địa phương khác. Việc dịch chuyển vốn hàng loạt sẽ tác động tiêu cực đến cơ cấu kinh tế, nền kinh tế phát triển không cân đối. Do đó, để đảm bảo lợi ích cho nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng nhà nước phải sử dụng ngân sách để can thiệp vào thị trường nhằm bình ổn giá cả thông qua công cụ thuế và các khoản chi từ ngân sách nhà nước dưới các hình thức tài trợ vốn, trợ giá và sử dụng các quỹ dự trữ hàng hoá và dự trữ tài chính. Đồng thời , trong quá trình điều tiết thị trường ngân sách nhà nước còn tác động đến thị trường tiền tệ và thị trường vốn thông qua việc sử dụng các công cụ tài chính như: phát hành trái phiếu chính phủ, thu hút viện trợ nước ngoài, tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường vốn… qua đó góp phần kiểm soát lạm phát. 1. Chính phủ sử dụng NSNN điều tiết trên thị trường hàng hóa: 1.1. Chính phủ can thiệp bằng chính sách thuế: Dùng thuế trực thu để tác động vào nhà sản xuất, còn thuế gián thu tác động vào người tiêu dùng: Năm 2009 nền kinh tế mở ra với bối cảnh rất nhiều khó khăn cũ đã phát sinh từ năm 2008 chưa được khắc phục và một số khó khăn mới nảy sinh do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới đang đi vào giai đoạn khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng kinh tế đang giảm sút; sức tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ giảm mạnh; nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ ngừng sản xuất, thậm chí phá sản. Nguy cơ thất nghiệp lan rộng; thu NSNN thâm hụt lớn... Đứng trước tình hình đó, để ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; kích cầu đầu tư và tiêu dùng, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp, Chính phủ đã đề ra hàng loạt giải pháp cần thiết và quan trọng, trong đó có một số giải pháp thuộc lĩnh vực thuế đã, đang và sẽ tác động đến cộng đồng doanh nghiệp. Những giải pháp đó là giảm thuế, gia hạn nộp thuế… Về thuế giá trị gia tăng (GTGT):  - Chính sách giảm thuế suất thuế GTGT đối với một số hàng hóa, dịch vụ thuộc nhóm thuế suất 10%: ( Thông tư số 13/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009). Có 19 nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc nhóm áp dụng thuế suất 10% được giảm 50% thuế suất như: Than đá, hóa chất cơ bản, sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất, vận tải, khách sạn, du lịch, in... góp phần hạ giá bán, tăng sức tiêu thụ , giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ này. Quy định này được áp dụng từ ngày 01/02/2009 đến hết ngày 31/12/2009. - Chính sách đẩy mạnh hoàn thuế GTGT: (Thông tư số 04/2009/TT-BTC ngày 13/01/2009). Các doanh nghiêp có hàng hóa thực xuất khẩu đang trong thời gian chưa được thanh toán (Trừ các trường hợp thuộc diện kiểm tra trước) được giải quyết hoàn ngay 90% số thuế GTGT đầu vào được hoàn theo hồ sơ đề nghị hoàn thuế của doanh nghiệp. Nếu hợp đồng xuất khẩu ghi rõ phương thức thanh toán chậm trả, thời hạn chậm trả thì sẽ được hoàn toàn bộ số thuế GTGT đầu vào. Ngoài ra, về thủ tục Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 hướng dẫn quản lý thu NSNN qua Kho bạc nhà nước, trong đó cải tiến các biểu mẫu về hồ sơ đề nghị hoàn thuế, chứng từ hoàn thuế, cơ quan thuế không phải ra quyết định kèm ủy nhiệm chi mà chỉ cần ban hành lệnh hoàn trả khoản thu NSNN để thực hiện chi hoàn thuế cho doanh nghiệp. Về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): - Chính sách giảm thuế TNDN: (Thông tư số 03/2009/TT-BTC ngày 13/01/2009). Các doanh nghiệp nhỏ và vừa được giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của quý IV/2008 và 30% số thuế TNDN phải nộp của cả năm 2009. DN được tự tính và tự khai số thuế TNDN được giảm, số thuế còn phải nộp với cơ quan thuế theo những thủ tục rất đơn giản. - Chính sách gia hạn nộp thuế TNDN: (Thông tư số 03/2009/TT-BTC ngày 13/01/2009; Thông tư số 12/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009). Các đối tượng sau đây được gia hạn nộp thuế TNDN năm 2009 trong thời gian 09 tháng: + Các doanh nghiệp nhỏ và vừa; + Các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử; + Sản xuất sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất; + Sản xuất vật liệu xây dựng, gồm: gạch, ngói các loại, vôi, sơn; + Xây dựng, lắp đặt; + Dịch vụ du lịch; + Kinh doanh lương thực; + Kinh doanh phân bón. Về thuế thu nhập cá nhân (TNCN): - Chính sách gia hạn nộp thuế TNCN: (Thông tư số 27/2009/TT-BTC ngày 06/02/2009). Các đối tượng sau đây được gia hạn nộp thuế TNCN năm 2009 trong thời gian từ ngày 01/012009 đến hết ngày 31/5/2009:   + Các cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế từ kinh doanh; thu nhập từ tiền công, tiền lương; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn (Bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán); thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại. + Các cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn (Bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán); thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại. Số thuế được giãn nộp, cá nhân có thu nhập được giữ lại trong thời gian được giãn. Đến tháng 5/2009, Chính phủ sẽ trình Quốc Hội quyết định việc xử lý số thuế được giãn nộp này, khi đó sẽ thực hiện theo quyết định của Quốc Hội. 1.2. Thông qua chính sách chi NSNN: Bằng việc sử dụng quỹ dự trữ của NN( quỹ bằng tiền, hàng chiến lược …) để bình ổn giá: Hoạt động điều tiết, ổn định giá cả, chống lạm phát của Chính phủ được thông qua chính sách thu chi bằng việc sử dụng các quỹ dự trữ của Nhà nước (bằng tiền, bằng ngoại tệ, các loại hàng hóa, vật tư chiến lược…) được hình thành từ nguồn thu của ngân sách Nhà nước. Cơ chế bình ổn giá cả: - Khi giá hàng hoá tăng cao (khi đó cung vượt cầu), Chính phủ sẽ đưa hàng hoá đó ra thị trường để tăng cung . - Khi giá hàng hoá giảm, Chính phủ bỏ tiền mua hàng hoá đó với một giá nhất định. * Đối với thị trường hàng hoá: Đối với hàng hóa xa xỉ và hàng chứa chất kích thích nhà nước đánh thuế cao nhằm hạn chề tiêu dùng những loại mặt hàng này. Cụ thể 4/12/2008, Văn phòng Chủ tịch nước đã công bố Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và có hiệu lực từ ngày 1-4-2009, 15 loại hàng hóa, dịch vụ sẽ được điều chỉnh theo biểu thuế suất mới (rượu, bia có hiệu lực từ ngày 1-1-2010). Điểm mới của đạo luật này là áp dụng thuế TTĐB đối với ô tô căn cứ theo dung tích xi lanh thay vì số chỗ ngồi như hiện nay; tất cả các loại bia hơi, bia tươi, bia lon, bia chai đều áp chung một mức thuế suất. Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT Loại Thuế TTĐB (%) VAT (%) Rau quả 5 Bia (đến 2010 45 10 Rượu trên 20 độ 45 hoặc 50 10 Rượu dưới 20 độ 25 10 Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá 65 10 Bài lá 40 10 Vàng mã 70 10 Xe mô tô 2 – 3 bánh dung tích xi lanh trên 125 cm3 20 10 Cụ thể, rượu có nồng độ cồn dưới 20 độ chịu thuế suất 25%. Đối với rượu từ 20 độ và bia, trong ba năm từ 2010 chịu mức thuế suất 45%; từ ngày 1-1-2013 chịu thuế suất 50%. Ô tô từ 9 chỗ trở xuống, loại có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 trở xuống chịu thuế suất 45%; từ trên 2.000 cm3 đến 3.000 cm3 áp thuế suất 50%; trên 3.000 cm3 chịu thuế suất 60%. Ô tô từ 10 đến dưới 16 chỗ chịu thuế suất 30%; xe từ 16 – 24 chỗ và xe vừa chở người vừa chở hàng thuế suất 15%. Từ đó đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững phù hợp với điều kiện một nước đang phát riển như Việt Nam hiện nay. * Đối với thị trường lao động: NSNN điều tiết thị trường này chủ yếu thông qua thuế thu nhập.Thuế thu nhập góp phần làm giảm bớt sự chênh lệch quá lớn về thu nhập và tiền lương giữa những người làm việc trong khu vực sản xuất kinh doanh, khu vực hành chính sự nghiệp, an ninh, quốc phòng; giữa những người sống ở thành thị , nông thôn, miền núi, hải đảo nhằm ổn định đời sống của các tầng lớp dân cư trong phạm vi cả nước. Từ đó giảm thiểu một cách đáng kể sự di chuyển lao động từ khu vực này sang khu vực khác, đảm bảo và cân bằng lao động giữa các vùng. Điều này góp phần đảm bảo nguồn nhân lực- một nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế. Đồng thời cũng góp phần đảm bảo sự phát triển kinh tế của các vùng, khu vực nói riêng và cả nước nói chung.   * Đối với thị trường vốn, tiền tệ và sức lao động... - Hoạt động điều tiết của chính phủ thông qua việc thực hiện một cách đồng bộ giữa các công cụ tài chính, tiền tệ, giá cả… Trong đó công phát hành các trái phiếu, tín phiếu và công trái nhằm thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư nhằm góp phần lớn vào hoạt động kiềm chế lạm phát. Không những thế Chính phủ còn ngày càng mở rộng các hình thức như phát hành trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ để bù đắp thâm hụt ngân sách mở ra khả năng huy động nguồn vốn rất lớn. Ngày 20.03 Việt Nam đã phát hành đợt trái phiếu chính phủ đầu tiên bằng đô la Mỹ, nhắm đến giới đầu tư trong nước và nước ngoài và Chính phủ đấu thầu lượng trái phiểu trị giá khoảng 300 triệu USD, hành động này có tác dụng hạ nhiệt thị trường tiền tệ đang nóng lên từng ngày, bước đầu đã có hiệu quả. Ngoài ra chính phủ có thể sẽ sử dụng biện pháp kết hối ngoại tệ để tránh tình trạng găm giữ ngoại tệ ở các ngân hàng. - Tác động đến thị trường tiền tệ và thị trường vốn thông qua việc sử dụng các công cụ tài chính - Trên thị trường sức lao động, chính phủ hỗ trợ thông qua quyết định tăng mức lương tối thiểu chung đối với cán bộ, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động trong khu vực nhà nước cũng như tăng mức lương hưu, trợ cấp… cùng với những giải pháp xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ người lao động bị mất việc, thất nghiệp,  thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực lớn của Chính phủ trong việc chăm lo cho người dân, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định cuộc sống cho người lao động. Các cấp, các ngành,  các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp hơn lúc nào hết cần thấm nhuần tinh thần này của Chính phủ, vì lợi ích chung, tích cực thực hành tiết kiệm, tiết giảm chi phí để có thêm nguồn chi, giảm giá thành sản phẩm, tránh “tát nước theo mưa” tăng giá hàng hóa, dịch vụ một cách bất hợp lý để trục lợi, gây tác động ngược đối với một chủ trương tốt đẹp của Đảng và Nhà nước Cụ thể: Ngày 6/4, Chính phủ đã ban hành Nghị định 33/2009/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 1/5/2009 là 650.000 đồng/ tháng. 2. NSNN góp phần kìm chế lạm phát: Nguyên nhân của tình trạng lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua là do những nguyên nhân chủ yếu sau: Do chi phí đẩy (giá dầu tăng cao, nhập siêu lớn trong điều kiện tỷ giá biến động, chi phí sử dụng vốn tăng, tác động của các chính sách vĩ mô…); Do cầu kéo (khủng hoảng lương thực thế giới, dịch bệnh triền miên… làm lượng nhiều loại hàng hóa bị suy giảm, tuy nhiên tổng lượng cầu hàng hóa vẫn có xu hướng gia tăng); Do tác động của chính sách tiền tệ (riêng năm 2007, cung tiền M2 tăng trưởng với tốc độ kỷ lục trong vòng 5 năm trở lại đây, với con số 35%, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tương đối lớn…). Do yếu tố tâm lý (người tiêu dùng chạy theo các tin đồn từ đó làm tăng lượng cầu đột biến, không chuyển tiền của mình sang đầu tư sản xuất - kinh doanh mà mua vàng, kim loại quý…). Vấn đề quản lý NSNN chưa sát với tình hình lạm phát trong thời gian vừa qua. Đầu năm 2006, những dấu hiệu của lạm phát đã xuất hiện, nhưng trong quản lý và điều hành NSNN vẫn chưa đánh giá hết tác động của nó nên việc đầu tư công vẫn còn quá lớn và chưa hiệu quả. Chi thường xuyên chưa được giám sát chặt chẽ nên còn lãng phí, xử lý bội chi NSNN vẫn còn chưa quyết liệt. Do vậy, để kiềm chế lạm phát, ngoài các biện pháp kiềm chế lạm phát mà Chính phủ, cũng như các bộ, ngành đang thực thi, vấn đề quản lý chặt tình hình chi NSNN như: chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước, đầu tư công… thông qua việc xử lý bội chi NSNN là vô cùng cấp thiết và có ý nghĩa rất quan trọng. Vấn đề thiếu hụt ngân sách thường làm đau đầu các chính trị gia giữa một bên là phát triển bền vững, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế với một bên là nguồn lực có hạn. Đòi hỏi chính phủ phải lựa chọn để phù hợp với yêu cầu phát triển thực tế và sự phát triển trong tương lai. Từ sự lựa chọn đó họ đưa ra mức bội chi “hợp lý”, bảo đảm nhu cầu tài trợ cho chi tiêu cũng như đầu tư phát triển kinh tế, đồng thời bảo đảm cho nợ quốc gia ở mức hợp lý. Bội chi NSNN được hiểu một cách chung nhất là sự vượt trội về chi tiêu so với tiền thu được trong năm tài khóa hoặc thâm hụt NSNN do sự cố ý của chính phủ tạo ra nhằm thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô. Có nhiều cách để chính phủ bù đắp thiếu hụt ngân sách như tăng thu từ thuế, phí, lệ phí; giảm chi ngân sách; vay nợ trong nước, vay nợ nước ngoài; phát hành tiền để bù đắp chi tiêu;… Sử dụng phương cách nào, nguồn nào tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và chính sách kinh tế tài chính trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia. Bội chi NSNN tác động đến kinh tế vĩ mô phụ thuộc nhiều vào các giải pháp nhằm bù đắp bội chi NSNN. Mỗi giải pháp bù đắp đều làm ảnh hưởng đến cân đối kinh tế vĩ mô. Về cơ bản, các quốc gia trên thế giới thường sử dụng các giải pháp chủ yếu nhằm xử lý bội chi NSNN như sau: Nhà nước phát hành thêm tiền Vay nợ cả trong và ngoài nước Tăng các khoản thu, đặc biệt là thuế Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công và chi thường xuyên từ NSNN Tăng cường vai trò quản lý nhà nước nhằm bình ổn giá cả, ổn định chính sách vĩ mô và nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền kinh tế. Để thực hiện vai trò của mình, nhà nước sử dụng một hệ thống chính sách và công cụ quản lý vĩ mô để điều khiển, tác động vào đời sống kinh tế - xã hội, nhằm giải quyết các mối quan hệ trong nền kinh tế cũng như đời sống xã hội, nhất là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với giữ gìn môi trường v.v.. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi lạm phát là một vấn nạn của các nước trên thế giới, vấn đề tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với quản lý NSNN nói chung và xử lý bội chi NSNN nói riêng có ý nghĩa vô cùng cấp thiết. Thực tế trong những năm qua, chúng ta đã kiểm soát được mức bội chi NSNN ở giới hạn cho phép (không quá 5% GDP/năm) và nguồn vay chủ yếu chi đầu tư phát triển. Ngoài ra, chúng ta cũng tích lũy được một phần từ nguồn thu thuế, phí, lệ phí chi đầu tư phát triển. Đây là những thành công bước đầu đáng ghi nhận trong công tác quản lý cân đối NSNN cũng như kiểm soát vấn đề bội chi NSNN. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý bội chi NSNN, đặc biệt trong tình hình hiện nay khi vấn đề lạm phát đang gây ra những khó khăn rất lớn cho nền kinh tế và đời sống nhân dân. Xóa bỏ bao cấp về giá: Từ nghị quyết của Hội nghị 4 Trung ương Khoá VI, 1981, Việt Nam đã mở đầu thành công trong công cuộc chuyển đổi kinh tế. Tuy nhiên, tự do hoá giá cả đã không thu được kết quả như nhau trong các lĩnh vực của nền kinh tế. Khu vực được hưởng lợi nhiều nhất từ tự do hoá giá cả là nông nghiệp (cũng bởi vì nông thôn được bao cấp ít nhất). áp dụng giá thị trường trong mua bán nông sản cùng với cơ chế "khoán 10" áp dụng từ năm 1988 đã thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam, đưa nông dân trở lại vị trí người chủ ruộng đất mà họ đang cày cấy (Nghị quyết 10 của Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam 4/1988 với nội dung chủ yếu là trao lại tư liệu sản xuất cho hộ nông dân, cũng tức là trao quyền tự chủ cho họ). Như vậy, không phải cách mạng kỹ thuật mà chính là thay đổi cơ chế xoá bao cấp, bao biện đã dẫn đến cuộc bứt phá ngoạn mục trong nông nghiệp khiến Việt Nam từ chỗ nhập khẩu trên dưới một triệu tấn gạo một năm trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhì thế giới. Việt Nam thực hiện xóa bỏ dần bao cấp, trợ cấp. Theo đó, năm 2007, xi măng, sắt thép, phân bón sẽ kinh doanh theo giá thị trường. Riêng than cung cấp cho phát điện sẽ từng bước điều chỉnh cho phù hợp với giá điện. Đồng thời, thực hiện điều chỉnh lộ trình về giá điện, không bao cấp tràn lan. Tương tự, giá phân bón, lúa gạo, cà phê, cao su, sản phẩm chăn nuôi… sẽ áp dụng cơ chế giá thị trường. Ngay cả những hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước đặt hàng phục vụ các chương trình, mục tiêu quốc gia, hàng hóa phục vụ công ích, hàng hóa trợ cước, trợ giá… sẽ chuyển mạnh sang hình thức đấu thầu, đấu giá. Ngày 16/09/2009 quyết định số 79 có hiệu lực thi hành, thả nổi giá xăng dầu theo giá thế giới. Đây là một quyết định đúng đắn và là nền tảng cho Việt Nam hòa nhập với toàn thế giới. C - GIẢI PHÁP 1. Giải pháp do Chính phủ đề ra Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính- ngân sách năm 2009, tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XII đã đề ra các nhóm giải pháp chủ yếu cho nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2009, cũng như thực hiện ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội. Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ đã họp bàn với các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương xây dựng và triển khai các nhóm giải pháp sau: (1). Thúc đẩy phát triển sản xuất - kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu: - Tập trung xây dựng các chương trình, đề án phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X; khẩn trương khôi phục cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, hỗ trợ và tạo điều kiện để ổn định đời sống nhân dân vùng bị ảnh hưởng của bão lũ; tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ sản xuất nông, lâm, thuỷ sản. - Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, nhất là thực phẩm, đồ uống, hàng dệt may, thuốc chữa bệnh; ưu tiên hỗ trợ ngành hàng có lợi thế thay thế hàng nhập khẩu, sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, sử dụng nhiều lao động… Hỗ trợ việc tiêu thụ một số sản phẩm công nghiệp đang tồn đọng như: phôi thép, thép xây dựng, xi măng, phân bón, giấy, hoá chất. - Tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án dở dang, đặc biệt là các dự án lớn. - Điều hành linh hoạt các chính sách tỷ giá, thuế, thương mại theo hướng khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, giảm nhập siêu; cân đối nguồn nguyên liệu nhập khẩu, khuyến khích gia công tăng kim ngạch xuất khẩu các ngành nghề có sử dụng nhiều lao động và vật tư trong nước. - Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và xúc tiến, quảng bá du lịch. Mở rộng thị trường xuất khẩu sang các khu vực ít bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế; thúc đẩy sớm việc ký kết Hiệp định đối tác kinh tế với các đối tác quan trọng. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch trên các kênh truyền hình quốc tế. - Xây dựng các chương trình về đổi mới công nghệ quốc gia, ứng dụng và phát triển công nghệ cao trong các ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng hàng hoá và khả năng cạnh tranh. - Thực hiện hỗ trợ đầu tư công nghệ sau thu hoạch đối với các sản phẩm nông, lâm, thuỷ, hải sản để giúp nông dân giảm thiểu thất thoát, tiêu thụ hiệu quả nông sản hàng hoá. Hỗ trợ xây dựng các trung tâm tiếp thị nông dân ở các địa phương sản xuất hàng hoá nông sản lớn và tập trung, bao gồm cả các cơ sở cung ứng dịch vụ sản xuất nông nghiệp, các trung tâm kiểm định chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu. (2). Giải pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng: - Đối với các dự án, công trình sử dụng nguồn vốn NSNN cho phép tiếp tục giải ngân số vốn còn lại của năm 2008 đến hết tháng 6/2009; đối với các dự án, công trình quan trọng, cấp bách nhưng chưa bố trí được nguồn vốn, phải khẩn trương hoàn thành các thủ tục đầu tư để sớm triển khai và cho phép tạm ứng từ ngân sách nhà nước để thực hiện. Tạm hoãn thu hồi vốn ngân sách nhà nước đã ứng trước kế hoạch năm 2009, trừ các khoản đã được tạm ứng để hoàn thành trong năm 2008, để tăng nguồn đầu tư cho các Bộ, ngành và địa phương. - Đối với các dự án, công trình sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ: khẩn trương hoàn thành phương án phân bổ kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2009; cho phép điều chỉnh tổng mức đầu tư đối với các dự án đã nằm trong danh mục đã được cấp có thẩm quyền giao, trên cơ sở đó được điều hoà vốn giữa các dự án, công trình và được thanh toán theo tiến độ. Đồng thời, cho phép tiếp tục giải ngân số vốn trái phiếu Chính phủ còn lại của năm 2008 trong năm 2009. Đẩy nhanh đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi, tu bổ hệ thống đê điều; nâng cao năng lực tưới tiêu và phòng, chống lụt bão vùng đồng bằng sông Hồng. - Tiếp tục thu hút và thúc đẩy tiến độ giải ngân các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cho vay ưu đãi của nước ngoài (ODA); phấn đấu giải ngân các nguồn vốn này trong năm 2009 không thấp hơn mức thực hiện năm 2008. - Tiếp tục điều hành giá theo cơ chế thị trường đối với các mặt hàng: điện, than, nước sạch, cước vận chuyển xe buýt,…Củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống phân phối các mặt hàng thiết yếu, như: lương thực, xăng dầu, phân bón, sắt thép, xi măng, thuốc chữa bệnh,...; đẩy mạnh chống gian lận thương mại, đầu cơ, tăng giá, gây mất ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. (3). Giải pháp về chính sách tài chính, tiền tệ: - Thực hiện việc giảm và giãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể, thực hiện giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý IV năm 2008 và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2009 đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa; giãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 9 tháng đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2009 của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói trên (70% số thuế còn lại sau khi giảm) và của các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử. - Tạm hoàn 90% số thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hoá thực xuất khẩu trong trường hợp doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng và hoàn tiếp 10% khi có chứng từ thanh toán. - Điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu đối với một số loại tài nguyên, khoáng sản và thuế suất thuế tài nguyên theo hướng hạn chế xuất khẩu, bảo đảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước. Điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với một số nhóm hàng là nguyên liệu đầu vào của sản xuất, trong nước chưa sản xuất được hoặc có sản xuất nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu. Điều chỉnh tăng thuế trong khuôn khổ cam kết trong Tổ chức thương mại thế giới (WTO), tạo điều kiện cho phát triển sản xuất trong nước, kiềm chế nhập siêu. - Giãn thời gian ân hạn nộp thuế đối với một số ngành hàng phù hợp với chu kỳ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (đóng tàu, sản xuất cơ khí…). Cải cách thủ tục xuất nhập khẩu đối với hàng hoá, rút ngắn thời gian thông quan. Đơn giản hoá thủ tục hoàn thuế, quyết toán thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu. Quy định rõ tỷ lệ phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu không phải chịu thuế nhập khẩu. - Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả; điều chỉnh linh hoạt tỷ giá ngoại tệ theo hướng khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu không để thâm hụt trong cán cân thanh toán quốc tế. - Tạo điều kiện tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, thông qua các biện pháp như: điều chỉnh giảm dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng; điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. - Thực hiện bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua Ngân hàng Phát triển Việt nam, nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp này trong việc tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất – kinh doanh, tạo thêm việc làm cho người lao động. (4). Giải pháp bảo đảm an sinh xã hội - Thực hiện hỗ trợ kịp thời lương thực, chi phí sửa chữa nhà ở, phòng trừ dịch bệnh, giống cây trồng vật nuôi…để giúp nhanh chóng khôi phục lại sản xuất và ổn định đời sống nhân dân ở các vùng bị thiên tai, dịch bệnh. Tăng thêm dự trữ quốc gia về lương thực để chủ động cứu trợ cho người dân ở các vùng bị lũ lụt, không để xảy ra tình trạng thiếu đói ở những vùng bị thiên tai. - Khẩn trương xây dựng các chính sách hỗ trợ đầu tư nhằm thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững cho 61 huyện nghèo. Thực hiện các biện pháp thúc đẩy đầu tư xây dựng nhà cho người nghèo, các đối tượng chính sách, nhà ở cho người lao động ở khu công nghiệp tập trung, nhà ở cho học sinh, sinh viên; hỗ trợ thu nhập cho các đối tượng chính sách, người bị thiệt hại do thiên tai bão lũ gây ra. - Tăng cường chỉ đạo thực hiện các chương trình giảm nghèo, các chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào nghèo, đời sống khó khăn. Tổ chức triển khai chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Tiếp tục thực hiện trợ cấp khó khăn cho người hưởng lương từ ngân sách nhà nước có đời sống khó khăn, thu nhập thấp. Bố trí tăng ngân sách để phát triển mạnh các hình thức dạy nghề cho người lao động nông thôn, nhất là lao động thuộc hộ nghèo, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo. 2.Biện pháp đề xuất: - Có chính sách tài chính thông thoáng để động viên, thu hút mọi nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển, đặc biệt là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và các dịch vụ công. Hoàn thiện và đổi mới chính sách tài chính trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả, hợp lý các nguồn lực tài chính quốc gia. - Chú trọng chính sách đầu tư tạo nguồn thu nội địa vững chắc cho ngân sách nhà nước - Hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kt phát triển ổn định và bền vững. - Tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án dở dang đặc biệt là các dự án lớn. - Đổi mới chính sách chi ngân sách nhà nước: Tăng cường quản lý chi và sử dụng ngân sách tiết kiệm, có hiệu quả, tránh dàn trải, nhất là trong chi đầu tư xây dựng cơ bản cần có chính sách và cơ chế quản lý thích hợp dựa trên cơ sở thực hiện các Luật: Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư (chung), Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí... - Điều chỉnh thuế suất đối với một số loại tài nguyên, khoáng sản. - Đẩy mạnh tiến trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch được duyệt; điều chỉnh chính sách thuế đối với doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa một cách hợp lý, theo đúng pháp luật và thẩm quyền, về tổng thể không làm giảm thu ngân sách nhà nước. - Đẩy nhanh lộ trình xóa bao cấp qua giá, thực hiện nguyên tắc quản lý giá theo cơ chế thị trường. Theo dõi chặt chẽ diễn biến giá các mặt hàng quan trọng trên thị trường thế giới để có giải pháp bình ổn thị trường, giá cả trong nước và chủ động điều hành dự toán ngân sách nhà nước. - Sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để tăng khả năng huy động và quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay ngoài nước, nhất là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo hướng quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, người đứng đầu tổ chức trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn vay, nguồn vốn ODA được Nhà nước giao, bảo đảm hiệu quả; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán việc thực hiện các dự án được đầu tư từ các nguồn vốn này. - Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo nguồn để thực hiện cải cách chính sách tiền lương và chính sách đảm bảo xã hội. D - KẾT LUẬN Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu đang có nguy cơ ngày càng trầm trọng, nhiều bài toán đã được nhiều quốc gia áp dụng, kết quả ở mỗi quốc gia cũng khác nhau. Có những nước ngày càng lún sâu vào khủng hoảng, tuy nhiên có những nước vẫn khá bình ổn, sớm có phương sách thoát khỏi khủng hoảng và tiếp tục phát triển. Trong xã hội hiện đại, sự điều hành của Nhà nước đối với quá trình phát triển kinh tế, khắc phục các cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và mở rộng nền dân chủ cũng chính là nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội. Đặc biệt Nhà nước trong một nền dân chủ có thể làm dịu đi phần lớn những tác động tiêu cực của hệ thống thị trường, trong khi vẫn duy trì được quyền sở hữu và quyền tự do, thông qua công cụ chủ yếu là NSNN. Năm 2008 là 1năm có nhiều biến động lớn. Từ đầu năm, thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục sụt giảm, đồng Việt Nam giảm giá mạnh, vật giá không ngừng tăng lên, nhập siêu tăng chóng mặt, thị trường tiền tệ gặp nhiều biến động, khiến kinh tế Việt Nam đứng trước nhiều nguy cơ. Để xoay chuyển tình thế, Chính phủ Việt Nam đã coi việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Việt Nam đã liên tục đưa ra một loạt biện pháp khống chế vĩ mô, đến nay các biện pháp này đã có được những kết quả nhất định. Giá cả tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu của người dân như lương thực, thịt và rau xanh đã không còn tiếp tục tăng, hiện tượng tranh mua cũng không còn thấy nữa, giá cả nhìn chung đang theo hướng ổn định, giảm tỷ lệ nhập siêu. Niềm tin của nhân dân vào Chính phủ và thị trường được tăng cường, đời sống nhân dân ổn định, KT-XH phát triển. Tính chung trong năm 2008, GDP tăng 6,23%, CPI tăng gần 23% so với năm trước. Như vậy, vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế của NN là không thế phủ nhận. Để thực hiện các chính sách đề ra của NN đều dựa trên cơ sở phân bổ sử dụng 1cách hợp lý, có hiệu quả quỹ NSNN. Tuy nhiên, NSNN đang phải đối mặt với giảm thu do suy giảm kinh tế , chi NSNN còn nhiều bất cập , tham nhũng , lãng phí , đầu t ư dàn trải , thiếu mục tiêu. Tình trạng bội chi NSNN ngày càng tăng hiện nay đòi hỏi Chính phủ phải có các biện pháp và chính sách hợp lý có tính lâu dài hướng tới quá trình phát triển kinh tế, tạo tiền đề cho việc cân đối ngân sách nhà nước trong tương lai, phục vụ cho việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển KT-VH-XH, đồng thời đưa đất nước tiến bước trên con đường hội nhập. Danh mục các tài liệu tham khảo: Giáo trình “Lý thuyết tài chính” (NXB Tài chính) Các website: - economy.com.vn, - diendankinhte.info.vn, - - dantri.com, - mov.gov.com, - saga.vn …. Các Thời báo kinh tế, Tạp chí ngân hàng….

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_thao_luan_nhom_4_tcdn_d_k10_3782.doc
Luận văn liên quan