Đề tài Vấn đề chiến lược kinh doanh của Công ty lữ hành Toàn cầu (Open World) sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Lý do chọn đề tài. Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia không ngừng mở rộng sự liên kết và hợp tác trên các lĩnh vực; kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã hội nhập với khu vực và quốc tế đã được hơn 10 năm; năm 1995 gia nhập ASEAN, năm 1996 tham gai và AFTA, năm 1998 là thành viên chính thức của APEC và năm 2006 là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng rất lớn của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này được thể hiện thông qua sự gia tăng về lượng khách du lịch trên toàn thế giới, kéo theo nó là sự gia tăng các tập đoàn kinh tế, các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Bên cạnh đó là sự ra đời của các Tổ chức du lịch khu vực và quốc tế như; Tổ chức du lịch ASEAN( ASEANTA), Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO). Ở Việt Nam một vài năm gần đây, hoạt động du lịch cũng phát triển nhanh chóng. Năm 2004, Việt Nam đón 2.927.876 lượt khách tăng 20,5% so với năm 2003.Năm 2005, Việt Nam đón 3.467.757 lượt khách,tăng 18% so với năm 2004.Năm 2006, Việt Nam đón 3.528.486,tăng 3% so với năm 2005.(Nguồn:Tổng cục Du lịch.) Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam vài năm qua phát triển và tăng trưởng ổn định, đạt loại cao của thế giới. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể, đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu du lịch của người dân cũng tăng lên nhanh chóng. Sau khi nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước và từ khi luật Doanh nghiệp ra đời, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Du lịch tăng lên đáng kể, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Về phương diện hợp tác quốc tế về Du lịch; Đến nay, Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức Du lịch khu vực và quốc tế như: Hiệp hội Du lịch các nước Đông Nam Á (ASEANTA)năm 1995; năm 1991 hợp tác về Du lịch với các quốc gia tiểu vùng sông Mêkông mở rộng; năm 1989 tham gia hiệp hội du lịch Thái Bình Dương(PATA); năm 1981 tham gia vào tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO). Với việc tham gia vào các tổ chức Du lịch khu vực và Thế giới, Việt Nam đã từng bước hội nhập với Thế giới về lĩnh vực Du lịch. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam có cơ hội tìm đối tác nước ngoài để liên doanh, liên kết mở rộng hoạt động kinh doanh, làm tăng qui mô kinh doanh lẫn khả năng cạnh tranh trong việc khai thác thị trường khách quốc tế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Du lịch Việt Nam cũng sẽ đứng trước những thách thức to lớn mà quá trình hội nhập đem lại trong giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Xuất phát từ việc cam kết mở cửa thị trường, sẽ có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn kinh tế lớn vào Việt Nam đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực Du lịch. Các doanh nghiệp nước ngoài - thường là những tập đoàn kinh tế lớn với tiềm lực tài chính mạnh, trình độ quản lý cao, chính sách lương, thưởng ưu đãi sẽ thu hút nhân lực chất lượng cao làm việc cho họ. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp Du lịch nước ngoài ngay tại “sân nhà”. Tuy có nhiều thách thức và khó khăn, song, ngành Du lịch Việt Nam không còn con đường nào khác là phải hội nhập với du lịch khu vực và thế giới, vì Du lịch là một ngành mang tính khu vực và quốc tế cao. Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp du lịch Việt Nam có thể đứng vững và phát triển bền vững trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Đây là một câu hỏi lớn đặt ra cho rất cả các doanh nghiệp du lịch Việt Nam, đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch Việt Nam phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn để nắm bắt kịp thời những cơ hội vượt qua những thách thức mà quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đem lại để đứng vững và vươn lên trong môi trường kinh doanh mới. Với những lý do phân tích ở trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Vấn đề chiến lược kinh doanh của Công ty lữ hành Toàn cầu (Open World) sau khi Việt Nam gia nhập WTO” để làm luận văn thạc sĩ của mình. 2.Mục đích nghiên cứu. Một là,phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty lữ hành Toàn cầu (Open world) trước khi Việt Nam gia nhập WTO, phân tích môi trường kinh doanh mới của Công ty sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Hai là, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Công ty lữ hành Toàn cầu (Open World), từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với vấn đề xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty sau khi Việt Nam gia nhập WTO. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là các doanh nghiệp lữ hành của Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, cụ thể ở đây là Công ty lữ hành Toàn cầu (Open World) với tư cách là doanh nghiệp kinh doanh về du lịch trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới và sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Phạm vi nghiên cứu chủ yếu của luận văn là việc tập trung phân tích môi trường kinh doanh mới của Công ty lữ hành toàn cầu(Open world) sau khi Việt Nam gia nhập WTO.Phân tích những cơ hội và thách thức mà công ty găp phải. Tác giả đi sâu tìm hiểu các vấn đề liên quan đến chiến lược kinh doanh của công ty lữ hành toàn cầu sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Từ đó tác giả sẽ đưa ra một số khuyến nghị mang tính thực tiễn đối với vấn đề chiến lược kinh doanh của Công ty lữ hành Toàn cầu (Open World) nhằm giúp công ty có khả năng tích ứng nhanh trong môi trường kinh doanh mới sau khi Việt Nam gia nhập WTO. 4. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn sử dụng phương pháp phân tích SWOT,phương pháp phân tích xu thế,phương pháp phân tích tài liệu,cụ thể là phân tích các tài liệu của Công ty Lữ hành toàn cầu (Open World) và các nguồn tư liêu của Tổng cục Du lịch Việt Nam, các giáo trình liên quan tới toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới và việc gia nhập WTO của Việt Nam cũng như là các giáo trình liên quan tới vấn đề chiến lược kinh doanh. 5. Bố cục của luận văn. Chương 1: Khái quát về Công ty lữ hành Toàn cầu (Open World) và hoạt động kinh doanh của Công ty trước khi Việt Nam gia nhập WTO Chương 2: Cơ hội và thách thức đối với Công ty lữ hành Toàn cầu (Open world) sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Chương 3: Một số khuyến nghị đối với vấn đề chiến lược kinh doanh của Công ty lữ hành Toàn cầu (Open world) sau khi Việt Nam gia nhâp WTO. Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY LỮ HÀNH TOÀN CẦU (OPEN WORLD) VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRƯỚC KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO. 1.1. Lược sử hình thành và phát triển của công ty. Công ty lữ hành Toàn cầu (Open World) được thành lập ngày 20/3/2001. Công ty có văn phòng đặt tại thủ đô Hà Nội và những văn phòng đại diện tại Vương quốc Anh, Ba Lan, Ukraina. Hiện nay, công ty là thành viên của hai tổ chức quốc tế uy tín trên thế giới về du lịch là Hiệp hội du lịch Châu Á- Thái Bình Dương (PATA), Hiệp hội hàng không quốc tế.(IATA).

doc29 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2981 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề chiến lược kinh doanh của Công ty lữ hành Toàn cầu (Open World) sau khi Việt Nam gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia không ngừng mở rộng sự liên kết và hợp tác trên các lĩnh vực; kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã hội nhập với khu vực và quốc tế đã được hơn 10 năm; năm 1995 gia nhập ASEAN, năm 1996 tham gai và AFTA, năm 1998 là thành viên chính thức của APEC và năm 2006 là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng rất lớn của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này được thể hiện thông qua sự gia tăng về lượng khách du lịch trên toàn thế giới, kéo theo nó là sự gia tăng các tập đoàn kinh tế, các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Bên cạnh đó là sự ra đời của các Tổ chức du lịch khu vực và quốc tế như; Tổ chức du lịch ASEAN( ASEANTA), Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO). Ở Việt Nam một vài năm gần đây, hoạt động du lịch cũng phát triển nhanh chóng. Năm 2004, Việt Nam đón 2.927.876 lượt khách tăng 20,5% so với năm 2003.Năm 2005, Việt Nam đón 3.467.757 lượt khách,tăng 18% so với năm 2004.Năm 2006, Việt Nam đón 3.528.486,tăng 3% so với năm 2005.(Nguồn:Tổng cục Du lịch.) Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam vài năm qua phát triển và tăng trưởng ổn định, đạt loại cao của thế giới. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể, đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu du lịch của người dân cũng tăng lên nhanh chóng. Sau khi nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước và từ khi luật Doanh nghiệp ra đời, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Du lịch tăng lên đáng kể, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Về phương diện hợp tác quốc tế về Du lịch; Đến nay, Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức Du lịch khu vực và quốc tế như: Hiệp hội Du lịch các nước Đông Nam Á (ASEANTA)năm 1995; năm 1991 hợp tác về Du lịch với các quốc gia tiểu vùng sông Mêkông mở rộng; năm 1989 tham gia hiệp hội du lịch Thái Bình Dương(PATA); năm 1981 tham gia vào tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO). Với việc tham gia vào các tổ chức Du lịch khu vực và Thế giới, Việt Nam đã từng bước hội nhập với Thế giới về lĩnh vực Du lịch. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam có cơ hội tìm đối tác nước ngoài để liên doanh, liên kết mở rộng hoạt động kinh doanh, làm tăng qui mô kinh doanh lẫn khả năng cạnh tranh trong việc khai thác thị trường khách quốc tế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Du lịch Việt Nam cũng sẽ đứng trước những thách thức to lớn mà quá trình hội nhập đem lại trong giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Xuất phát từ việc cam kết mở cửa thị trường, sẽ có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn kinh tế lớn vào Việt Nam đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực Du lịch. Các doanh nghiệp nước ngoài - thường là những tập đoàn kinh tế lớn với tiềm lực tài chính mạnh, trình độ quản lý cao, chính sách lương, thưởng ưu đãi sẽ thu hút nhân lực chất lượng cao làm việc cho họ. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp Du lịch nước ngoài ngay tại “sân nhà”. Tuy có nhiều thách thức và khó khăn, song, ngành Du lịch Việt Nam không còn con đường nào khác là phải hội nhập với du lịch khu vực và thế giới, vì Du lịch là một ngành mang tính khu vực và quốc tế cao. Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp du lịch Việt Nam có thể đứng vững và phát triển bền vững trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Đây là một câu hỏi lớn đặt ra cho rất cả các doanh nghiệp du lịch Việt Nam, đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch Việt Nam phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn để nắm bắt kịp thời những cơ hội vượt qua những thách thức mà quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đem lại để đứng vững và vươn lên trong môi trường kinh doanh mới. Với những lý do phân tích ở trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Vấn đề chiến lược kinh doanh của Công ty lữ hành Toàn cầu (Open World) sau khi Việt Nam gia nhập WTO” để làm luận văn thạc sĩ của mình. 2.Mục đích nghiên cứu. Một là,phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty lữ hành Toàn cầu (Open world) trước khi Việt Nam gia nhập WTO, phân tích môi trường kinh doanh mới của Công ty sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Hai là, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Công ty lữ hành Toàn cầu (Open World), từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với vấn đề xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty sau khi Việt Nam gia nhập WTO. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là các doanh nghiệp lữ hành của Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, cụ thể ở đây là Công ty lữ hành Toàn cầu (Open World) với tư cách là doanh nghiệp kinh doanh về du lịch trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới và sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Phạm vi nghiên cứu chủ yếu của luận văn là việc tập trung phân tích môi trường kinh doanh mới của Công ty lữ hành toàn cầu(Open world) sau khi Việt Nam gia nhập WTO.Phân tích những cơ hội và thách thức mà công ty găp phải. Tác giả đi sâu tìm hiểu các vấn đề liên quan đến chiến lược kinh doanh của công ty lữ hành toàn cầu sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Từ đó tác giả sẽ đưa ra một số khuyến nghị mang tính thực tiễn đối với vấn đề chiến lược kinh doanh của Công ty lữ hành Toàn cầu (Open World) nhằm giúp công ty có khả năng tích ứng nhanh trong môi trường kinh doanh mới sau khi Việt Nam gia nhập WTO. 4. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn sử dụng phương pháp phân tích SWOT,phương pháp phân tích xu thế,phương pháp phân tích tài liệu,cụ thể là phân tích các tài liệu của Công ty Lữ hành toàn cầu (Open World) và các nguồn tư liêu của Tổng cục Du lịch Việt Nam, các giáo trình liên quan tới toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới và việc gia nhập WTO của Việt Nam cũng như là các giáo trình liên quan tới vấn đề chiến lược kinh doanh. 5. Bố cục của luận văn. Chương 1: Khái quát về Công ty lữ hành Toàn cầu (Open World) và hoạt động kinh doanh của Công ty trước khi Việt Nam gia nhập WTO Chương 2: Cơ hội và thách thức đối với Công ty lữ hành Toàn cầu (Open world) sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Chương 3: Một số khuyến nghị đối với vấn đề chiến lược kinh doanh của Công ty lữ hành Toàn cầu (Open world) sau khi Việt Nam gia nhâp WTO. Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY LỮ HÀNH TOÀN CẦU (OPEN WORLD) VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRƯỚC KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO. 1.1. Lược sử hình thành và phát triển của công ty. Công ty lữ hành Toàn cầu (Open World) được thành lập ngày 20/3/2001. Công ty có văn phòng đặt tại thủ đô Hà Nội và những văn phòng đại diện tại Vương quốc Anh, Ba Lan, Ukraina. Hiện nay, công ty là thành viên của hai tổ chức quốc tế uy tín trên thế giới về du lịch là Hiệp hội du lịch Châu Á- Thái Bình Dương (PATA), Hiệp hội hàng không quốc tế.(IATA). 1.2. Sơ đồ tổ chức công ty. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ 1. GIÁM ĐỐC (QMR) PHÓ GIÁM ĐỐC 2. PHềNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ 3. PHềNG KẾ TOÁN 4. PHềNG MARKETING 5. PHềNG TRAVEL SERVICE 2.1. Trưởng phũng 2.2. NV. Hành chớnh 2.3. NV. Nhõn sự 3.1. Trưởng phũng (KT Trưởng) 3.2. KT. Bỏn hàng 3.3. KT. Tổng hợp 3.4. Thủ quỹ 4.1. Marketing Director 4.2. Marketing Manager 4.3. Marketing Specialist 4.4. Marketing Assistant 5.1. Travel Service Director 5.2. Travel Manager 5.3. Supplier Assistant 5.6. Travel Operator 5.4. Tour Selling Assistant 5.5. Air Ticket Selling Assistant 5.7. Travel Supervisor 2.4. NV. IT (Cụng nghệ tin học) 1.3.Chức năng nhiệm vụ các phòng ban. 1.3.1.Chức năng nhiệm vụ Phũng Hành chớnh-Nhõn sự Là một bộ phân quan trọng trong công ty,phòng hành chính-nhân sự có các chức năng nhiệm vụ sau: - Quản lý hồ sơ, tài liệu của công ty. -Tham mưu cho giám đốc công ty một số vấn đề nghiệp vụ. -Giải quyết các công việc thường ngày trong công ty. - Giải quyết cỏc cụng việc về hành chớnh. 1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của Phũng kế toỏn Phòng kế toán có các chức năng nhiệm vụ sau: -Là cụng cụ quản lý của cụng ty. -Phõn tớch và cung cấp thụng tin. - Phũng tài chớnh kế toỏn là cơ quan giúp việc giám đốc công ty về quản lý tài chớnh theo quy chế hoạt động tài chính của công ty cổ phần và pháp luật của Nhà nước. -Phũng tài chớnh kế toỏn nằm trong hệ thống cỏc phũng ban chức năng của công ty. - Về quản lý tài chớnh . - Về quản lý kế toỏn. -Về các hoạt động khác. 1.3.3.chức năng nhiệm vụ phòng maketing. Phòng marketing có các chức năng nhiệm vụ sau: Bộ phận phân tích nghiên cứu thị trường. Bộ phận Marketing và bỏn hàng. Bộ phận Quản lý quan hệ cụng chỳng. Bộ phận Quản trị marketing. Bộ phận Quản lý bỏn hàng . Bộ phận Quản lý quảng cỏo và cỏc hoạt động xúc tiến.: Bộ phận ước lượng chi phí 1.3.4.Chức năng nhiệm vụ phòng travel service. Phòng travel service có các chức năng nhiệm vụ sau: - Tập hợp và đề xuất các ý kiến, sỏng kiến cải tiến, tham mưu cho ban lónh đạo công ty về các nội dung chuyờn mụn phụ trỏch. -Trao đổi với khách hàng để xác định điểm đến, phương tiện vận chuyển, ngày khởi hành, xem xét về khả năng tài chính và các yêu cầu về nơi ăn chốn ở. -Thiết lập và duy trỡ tốt quan hệ với cỏc nhà cung cấp trong lĩnh vực lữ hành và cỏc lĩnh vực cú liờn quan. -Tính toán chi phí của chuyến đi. - Lập kế hoạch, mô tả, sắp xếp và bán các sản phẩm tour trọn gói và thúc đẩy khuyếch trương bán các sản phẩm được cung ứng bởi các nhà cung cấp.. 1.4. Hoạt động kinh doanh của công ty trước khi Việt Nam gia nhập WTO. 1.4.1. Môi trường kinh doanh của Công ty lữ hành Toàn cầu (Open world)trước khi Việt Nam gia nhập WTO Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành nói chung và của Công ty lữ hành toàn cầu (Open Worold) nói riêng, được hiểu là tập hợp các yếu tố, điều kiện có ảnh hưởng và tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động kinh doanh của công ty. Chúng có thể đem lại cho các doanh nghiệp lữ hành những tác động tích cực hay tiêu cực. - Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế như hiện nay, hoạt động du lịch đã và sẽ trở thành một hiện tượng phổ biến , mang tính đại chúng và phát triển với nhịp độ cao. - Các yếu tố đảm bảo cho nhu cầu du lịch tăng cao. -Theo một nghiên cứu của Tổ chức du lịch thế giới có tên “Toàn cảnh Du lịch đến năm 2020” thì lượng khách quốc tế dự báo đạt khoảng 1000 triệu lượt người vào năm 2010 và khoảng 16000 triệu vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 4,5%/năm giai đoạn 2000 – 2010 và 4,4%/năm giai đoạn 2010 – 2020. (nguồn : Viện nghiên cứu phát triển du lịch). -Với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, khách du lịch tiếp cận dễ dàng hơn với các thông tin du lịch. -Trong bối cảnh đó, du lịch Việt Nam cũng đang phát triển nhanh chóng. +Nền kinh tế của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thuộc loại cao so với mức tăng trưởng trung bình của thế giới. +Việt Nam có tài nguyên du lịch vô cùng phong phú và đa dạng +Năm 2002, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định phế duyệt chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010. - Bên cạnh những thuận lợi kể trên, ngành Du lịch Việt Nam cũng có những khó khăn nhất định như: - Điểm khởi đầu của du lịch Việt Nam thấp hơn nhiều so với ngành Du lịch của các nước trong khu vực và trên thế giới. -Các điểm đến du lịch của Việt Nam vẫn còn trong tình trạng khai thác tự phát, chưa có sự quy hoạch, đầu tư, tôn tảo và nâng cấp. -Các thủ tục hải quan, visa còn nhiều khó khăn khiến cho tâm lý khách du lịch không cảm thấy thoải mái khi tới Việt Nam. -Các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ,năng lực cạnh tranh và kinh nghiệm kinh doanh quốc tế còn yếu 1.4.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty lữ hành Toàn cầu(Open world). Về đội ngũ cán bộ và hướng dẫn viên:Đến nay, Công ty lữ hành Toàn cầu (Open World) có tất cả 30 cán bộ nhân viên, hướng dẫn viên và 10 cộng tác viên thường xuyên, trong đó 28 người có trình độ đại học, 2 người có trình độ sau đại học. Tất cả hướng dẫn viên trong công ty đều có thẻ hướng dẫn, Hầu hết cán bộ nhân viên, hướng dẫn viên trong công ty đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, nhiệt tình trong công việc, có khả năng thích nghi với môi trường lao động quốc tế. Bên cạnh đó, do yêu cầu công việc, công ty còn thiết lập một đội ngũ hướng dẫn viên cộng tác với công ty. Về thiết lập quan hệ trong kinh doanh:Công ty đã thiết lập một mạng lưới đại lý gửi khách và nhận khách ở một số quốc gia trên thế giới như: Nga,Ukraina, Anh, Cộng hòa Sẽ, Mỹ, Pháp, Singapore, Malaisia, Inđônêsia, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc…Một mặt công ty cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các đại lý và các đối tác trong kinh doanh. Mặt khác công ty cũng không ngừng mở rộng quan hệ với các đối tác kinh doanh quốc tế khác. Bên cạnh đó, công ty cũng đã thiết lập với một số nhà cung cấp dịch vụ du lịch tại Việt Nam như; hệ thống khách sạn,hệ thống nhà hàng, các công ty vận tải du lịch ở hầu hết các tỉnh, thành phố của Việt Nam. Công ty không ngừng đánh giá chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp nhằm loại bớt các nhà cung cấp không đảm bảo chất lượng và duy trì và mở rộng quan hệ với các nhà cung cấp có chất lượng dịch vụ tốt. Về hoạt động quảng bá và hợp tác:Thời gian qua, Công ty lữ hành Toàn cầu (Open World) đã từng bước xây dựng thương hiệu thông qua việc tham gia các hội chợ du lịch trong nước và quốc tế, thông qua các đại lý, công ty đối tác ở nước ngoài và thông qua các nhà cung cấp dịch vụ du lịch trong nước. Công ty đang từng bước tạo dựng thương hiệu và niềm tin cho khách hàng bằng cách cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao. Bên cạnh đó công ty cũng đã tham gia vào hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA),hiệp hội hàng không quốc tế(IATA).Với các nỗ lực đó, hình ảnh của Công ty đang dần đi vào các thị trường mục tiêu của công ty ở trong và ngoài nước. Về thực trạng sản phẩm dịch vụ của công ty:Thời gian vừa qua, công ty cũng đã chú ý xây dựng các chương trình du lịch mới, hấp dẫn trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch của Việt Nam theo hướng phát triển chung của ngành. Các chương trình du lịch của công ty hiện nay đang được du khách chú ý như; chương trình du lịch văn hóa lễ hội, chương trình du lịch sinh thái, chương trình du lịch làng nghề, chương trình du lịch về nguồn, chương trình du lịch thăm lại chiến trường xưa, chương trình du lịch lặn biển, leo núi, ô tô, mô tô, xe đạp… Các sản phẩm du lịch của công ty ít nhiều cũng có sự trùng lặp với sản phẩm dịch vụ của các công ty khác, nhưng công ty cũng đã chú ý tới việc tạo ra các yếu tố mới cho chương trình nhằm khác biệt hóa sản phẩm với các công ty khác. Bên cạnh đó, công ty còn làm dịch vụ vé máy bay cho rất nhiều hãng hàng không có mặt tại Việt Nam. Công ty phấn đấu trở thành đại lý vé máy bay cho tất cả các hãng hàng không đang có mặt tại Việt Nam. Một số kêt quả hoat động kinh doanh của công ty những năm gần đây: Thực trạng khách du lịch của Công ty lữ hành Toàn cầu (Open World) STT Nguồn khách Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Khách Quốc tế 1.200 1.600 2.100 2 Khách trong nước 500 750 900 Nguồn: Công ty lữ hành Toàn cầu, Báo cáo tổng kết năm 2004, 2005, 2006 Doanh thu của Công ty lữ hành Toàn cầu(Open world) theo các đơn vị trực thuộc. Đơn vị: triệu đồng STT Nguồn khách Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Phòng thị trường nước ngoài 5.000 7.500 9.300 2 Phòng thị trường trong nước 1.050 1.270 1.550 3 Đại lý vé máy bay 2.100 3.500 5000 4 Doanh thu toàn Công ty 8.150 12.270 15.850 Nguồn: Công ty lữ hành Toàn cầu, Báo cáo tổng kết năm 2004, 2005, 2006 1.4.3.Đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty lữ hành Toàn cầu(Open world). Điểm mạnh của công ty: + Công ty có đội ngũ nhân lực vững mạnh, cán bộ lãnh đạo công ty có năng lực và những tố chất cần thiết của nhà lãnh đạo, say mê công việc kinh doanh, không ngại đương đầu với khó khăn. Đội ngũ nhân viên, hướng dẫn viên của công ty có độ tuổi trung bình trẻ, có năng lực và kinh nghiệm công việc tốt, có trí tiến thủ và say mê công việc,có khả năng thích nghi với môI trường làm việc quốc tế. + Vấn đề tổ chức bộ máy công ty hợp lý, tạo thuận lợi cho công việc và việc sử dụng hiệu quả sức lao động của đội ngũ nhân lực trong công ty, quan hệ giữa cán bộ, nhân viên trong công ty hài hoà, gắn kết. + Công ty có tiềm lực tài chính mạnh, vấn đề quản lý tài chính - kế toán hiệu quả, chính sách lương của công ty hợp lý, thoả đáng có thể kích lệ tinh thần làm việc của nhân viên và hấp dẫn nguồn nhân lực bên ngoài công ty. Điểm yếu của công ty: - Công ty chưa thật sự chú ý tới vấn đề xây dựng và quảng bá thương hiệu công ty, thương hiệu của công ty chưa được nhiều khách hàng biết tới. Vì vậy, công ty chưa tạo được uy tín cho mình cũng như niềm tin cho khách hàng dẫn tới hiệu quả kinh doanh chưa cao,chưa xứng đáng với năng lực thực tế của công ty. - Vì là một công ty còn non trẻ, cho nên công ty chưa tạo lập được nhiều mối quan hệ với khách hàng trong nước cũng như là quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch.Bên cạnh đó, mạng lưới các đại lý du lịch, công ty gửi khách, các đối tác của công ty ở nước ngoài vẫn còn ít đặc biệt là ở những thị trường tiềm năng như khu vực Tây Âu, Mỹ. -Hoạt động kinh doanh của công ty mặc dù đem lại hiệu quả kinh tế cao,song tốc độ phát triển như vậy là vẫn còn hạn chế.Công ty vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng của các lĩnh vực kinh doanh của công ty so với năng lực thực tế của công ty.Doanh thu chủ yếu của công ty là từ dịch vụ bán vé máy bay,doanh thu từ dịch vụ lữ hành còn thấp.Điều này dẫn tới làm giảm khả năng tiếp cận thị trường của công ty. CHƯƠNG 2.CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÔNG TY LỮ HÀNH TOÀN CẦU(OPEN WORLD) SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 2.1.Khái quát về WTO và quá trình gia nhập WTO của Việt Nam. 2.1.1.Khái quát về WTO. WTO là chữ viết tắt của World Trade Organization (Tổ chức Thương mại thế giới) - tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên Thế giới. Hiện nay, WTO có 150 quốc gia thành viên, và trụ sở của WTO được đặt tại Geneva (Thụy Sỹ). Trọng tâm của WTO chính là các hiệp định đã và đang được các nước đàm phán và chính là các hiệp định đã và đang được các nước đàm phán và ký kết. WTO có các chức năng chính như: Quản lý các hiệp định về thương mại quốc tế; Diễn đàn cho các vòng đàm phán thương mại; Giải quyết các tranh chấp thương mại; Giám sát các chính sách thương mại; Trợ giúp về kỹ thuật và đạo tạo cho các quốc gia đang phát triển; Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác. WTO được thành lập ngày 1/1/1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ chức tiền thân. GATT- Hiệp định chung về Thuế quan Thương mại. Hiến chương thành lập Tổ chức thương mại quốc tế (ITO) nói trên đã được thỏa thuận tại hội nghị Liên hiệp quốc về thương mại và việc làm ở Havana từ 11/1947 đến 24/4/1948, nhưng do một số quốc gia gặp khó khăn trong phê chuẩn, nên việc thành lập Tổ chức thương mại quốc tế (ITO) đã không thực hiện được. Hiện nay WTO có 150 nước thành viên, lãnh thổ thành viên, chiếm 97% thương mại toàn cầu và hơn 30 quốc gia khác đang trong quá trình đàm phán gia nhập. Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị bộ trưởng, họp ít nhất hai năm một lần. Dưới Hội nghị bộ trưởng là Đại hội đồng - thường họp nhiều lần trong một năm tại trụ sở chính của WTO ở Geneva. Nhiệm vụ chính của Đại hội đồng là giải quyết tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên và rà soát các chính sách của WTO. Dưới Đại hội đồng là Hội đồng thương mại hàng hóa, Hội đồng thương mại dịch vụ và Hội đồng giám sát về các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS). 2.1.1.1. Các mục tiêu của WTO. Cụ thể WTO có 3 mục tiêu sau: - Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương. - Thúc đầy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển, ổn định bền vững và bảo vệ môi trường. - Nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng. 2.1.1.2. Các chức năng của WTO. WTO thực hiện 5 chức năng sau: - Thống nhất quản lý việc thực hiện các Hiệp định và thỏa thuận thương mại đa phương và nhiều bên. - Là khuôn khổ thể chế để biến thành các vòng đàm phán thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội nghị bộ trưởng WTO. - Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc thực hiện và giải thích Hiệp định WTO và các Hiệp định thương mại đa phương và nhiều bên. - Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên, bảo đảm thực hiện mục tiêu thúc đầy tự do hóa thương mại và tuân thủ các quy định của WTO. - Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác. 2.1.1.3. Các nguyên tắc chính của WTO. - Không phân biệt đối xử . - Thúc đẩy thương mại tự do hơn. - Đảm bảo tính ổn định,tiên đoán được bằng các cam kết, minh bạch hóa - Thúc đẩy cạnh tranh công bằng. - Khuyến khích cải cách và phát triển kinh tế. 2.1.1.4. Phạm vi điều tiết WTO. Hạt nhân của WTO là các Hiệp định thương mại hoặc “liên quan tới thương mại” được các thành viên WTO thương lượngvà ký kết các. Hiệp định này là cơ sở pháp lý cho thương mại quốc tế. bao hàm Hiệp định về các lĩnh vực nông nghiệp, kiểm dịch động thực vật, dệt và may mặc, hàng rào kỹ thuật trong thương mại, đầu tư chống bán phá giá, xác định trị giá tính thuế hải quan, giám định hàng hóa trước khi xếp hàng, quy tắc xuất xứ, thủ tục cấp phép nhập khẩu, trợ cấp và các biện pháp đối kháng, các biện pháp tự vệ, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp… Đây là những Hiệp định mang tính ràng buộc, các chính phủ phải duy trì chính sách thương mại trong những gia hạn đã thỏa thuận. 2.1.2.Khái quát về quá trình gia nhập WTO của Việt Nam. Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam có thể chia thành các giai đoạn cụ thể như sau: Giai đoạn 1: Nộp đơn xin gia nhập. Giai đoạn 2: Gửi “Bị vong lục về Chế độ ngoại thương Việt Nam” tới ban công tác. Giai đoạn 3: Minh bạch hóa chính sách thương mại. Giai đoạn 4: Đưa ra các bản chào ban đầu và tiến hành đàm phán song phương. Giai đoạn 5: Hoàn tất các thủ tục gia nhập. 2.1.3. Những nội dung cam kết cơ bản của Việt Nam. Các cam kết đa phương: Các cam kết đa phương của Việt Nam thể hiện như sau: 1. Chính sách tài chính - tiền tệ - ngoại hối và thanh toán. 2. Các doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước sở hữu hoặc kiểm soát, hoặc được hưởng đặc quyền hoặc độc quyền. 3. Tư nhân hóa và cổ phần hóa. 4. Chính sách giá. 5. Khuôn khổ xây dựng và thực thi chính sách. 6. Quyền kinh doanh (quyền xuất khẩu và nhập khẩu). 7. Thuế nhập khẩu, các loại thuế và các khoản thu khác. 8. Hạn ngạch thuế quan. 9. Miễn giảm thuế nhập khẩu. 10. Phí và lệ phí áp dụng với dịch vụ công. 11. Thuế nội địa. 12. Biện pháp hạn chế định lượng đối với hàng nhập khẩu (bao gồm cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu…) 13. Xác định giá tính thuế nhập khẩu. 14. Quy tắc xuất xứ. 15. Thủ tục hải quan khác và giám định trước khi giao hàng. 16. Chống bán phá giá, chống trợ cấp và các biện pháp tự vệ. 17. Các quy định về xuất khẩu, baop gồm thuế xuất khẩu, phí và lệ phí, thuế nội địa đối với hàng xuất khẩu và hạn chế xuất khẩu. 18. Chính sách công nghiệp, bao gồm cả chính sách trợ cấp. 19. Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, tiêu chuẩn và chứng nhận hợp chuẩn. 20. Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật. 22. Khu thương mại tự do và đặc khu kinh tế. 23. Quá cảnh. 24 Nông nghiệp: 25. Những khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. (TRIPs). 26. Các chính sách ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ. 27. Minh bạch hóa. 28. Nghĩa vụ thông báo và các Hiệp định thương mại. -Cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ. - Cam kết nền: -Cam kết cụ thể: 1. Dịch vụ kinh doanh 2. Dịch vụ thông tin (viễn thông). Dịch vụ nghe nhìn. 3. Dịch vụ xây dựng. 4. Dịch vụ phân phối. 5. Dịch vụ giáo dục. 6. Dịch vụ môi trường. 7. Dịch vụ tài chính. Về dịch vụ bảo hiểm: Dịch vụ ngân hàng: Dịch vụ chứng khoán: 8. Dịch vụ y tế. 9. Dịch vụ du lịch. 10. Dịch vụ văn hóa, giải trí. 11. Dịch vụ vận tải. Dịch vụ vận tải biển và hỗ trợ vận tải biển Dịch vụ vận tải đường bộ: Dịch vụ vận tải đường thủy, đường sắt và đường không. Danh mục miễn trừ tối huệ quốc. 2.3. Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO 2.2.1. Cơ hội. Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài. Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên của WTO với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm theo cam kết trong WTO. Thứ ba, tham gia vào WTO thúc đẩy quá trình cải cách các chính sách kinh tế, các thủ tục hành chính, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật theo hướng công khai, minh bạch hóa để phù hợp với các quy định và cam kết trong WTO. Thứ tư, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội mở rộng hợp tác kinh tế, chuyển giao công nghệ, thu hút vốn, trao đổi kinh nghiệm quản lý với các doanh nghiệp nước ngoài. Thứ năm, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có một “sân chơi” lớn hơn để có thể phát huy năng lực cạnh tranh của mình ở thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Thứ sáu, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội thương lượng, khiếu nại lên WTO khi xảy ra tranh chấp thương mại với các doanh nghiệp nước ngoài. Thứ bảy, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm quản lý với lãnh đạo doanh nghiệp của các nước thành viên WTO thông qua hoạt động hợp tác trong kinh doanh 2.2.2. Thách thức. Thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong môi trường kinh doanh mới Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam có một đặc điểm chung là xuất phát từ một nền kinh tế còn non yếu. -Về nguồn lực tài chính. -Về trình độ công nghệ sản xuất. -Về nguồn nhân lực. -Về các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. -Về năng lực tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường. Thứ ba, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài không chỉ là cạnh tranh về chất lượng hàng hóa - dịch vụ mà còn cạnh tranh về thu hút nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực chất lượng cao đặc biệt là các nhà quản lý giỏi, những lao động có chuyên môn nghiệp vụ cao. Thứ tư, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phụ thuộc rất lớn vào các đối tác nước ngoài . 2.3. Cơ hội và thách thức đối với Công ty lữ hành Toàn cầu(Open world) sau khi Việt Nam gia nhập WTO. 2.3.1. Cơ hội. Thứ nhất,Công ty lữ hành Toàn cầu sẽ có cơ hội lớn trong việc khai thác nguồn khách du lịch. Thứ hai, Công ty lữ hành Toàn cầu cũng có cơ hội khai thác nguồn khách trong nước nhiều hơn vì. Thứ ba, Công ty lữ hành Toàn cầu sẽ có một môi trường kinh doanh mới năng động hơn, bình đẳng hơn. Thứ tư, Công ty lữ hành Toàn cầu sẽ có cơ hội hợp tác với các đối tác nước ngoài thông qua đó mở rộng hoạt động kinh doanh, mở rộng mạng lưới đại lý gửi khách và nhận khách của công ty tại nước ngoài. Thứ năm, từ hiệu quả của hoạt động kinh doanh của công ty,Công ty lữ hành Toàn cầu có cơ hội trở thành công ty với tiềm lực lớn mạnh có thể kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, nhiều thị trường hàng hóa - dịch vụ khác nhau. 2.3.2. Thách thức. Thứ nhất, Công ty lữ hành Toàn cầu sẽ phải cạnh tranh với nhiều đối thủ kinh doanh. Thứ hai,Công ty lữ hành Toàn cầu sẽ phải đối mạnh với sức ép từ phía khách hàng lớn hơn. Thứ ba,Công ty lữ hành Toàn cầu có thể đứng trước nguy cơ phá sản vì. Thứ tư,phụ thuộc vào đối tác khác trong kinh doanh. Thứ năm, Công ty lữ hành Toàn cầu sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường. 2.3.3. Đánh giá những cơ hội và thách thức của Công ty lữ hành Toàn cầu(open world) sau khi Việt Nam gia nhập WTO. CHƯƠNG 3.MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY LỮ HÀNH TOÀN CẦU (OPEN WORLD) SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO. 3.1.Vấn đề chớp lấy cơ hội. 3.1.1.Về việc khai thác nguồn khách. Những khuyến nghị để có thể khai thác hiệu quả được thị trường khách inbound là: Thứ nhất,đối với thị trường khách Nga và Đông Âu. Thứ hai,đối với thị trường khách Mỹ,thị trường khách Tây Âu. Những khuyến nghị nhằm khai thác hiệu quả thị trường khách du lịch nội địa và du lịch outbound đối với Công ty lữ hành Toàn cầu: Thứ nhất,Công ty lữ hành Toàn cầu cần tiến hành các hoạt động quảng bá thương hiệu một cách mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam. Thứ hai,Công ty cần tiến hành phân đoạn thị trường. 3.1.2. Về việc liên doanh,liên kết trong kinh doanh. Những khuyến nghị đối với vấn đề liên doanh,liên kết trong kinh doanh của công ty lữ hành toàn cầu: Thứ nhất,công ty cần chủ động trong việc tìm kiếm,lựa chọn đối tác nhằm tiến hành liên doanh,liên kết trong kinh doanh. Thứ hai,các hình thức liên doanh,liên kết mà công ty có thể lựa chọn là: -Liên doanh,liên kết với các công ty trong nước -Liên doanh,liên kết với các công ty nước ngoài Thứ ba,công ty cũng nên chú ý tới vấn đề góp vốn trong liên doanh,liên kết. 3.2.Vấn đề vượt qua những thách thức mới. 3.2.1.Nghiên cứu những thay đổi về nhu cầu của khách hàng. Những khuyến nghị nhằm vượt qua thách thức từ phía khách hàng: Thứ nhất,để vượt qua được những thách thức từ phía khách hàng,Công ty lữ hành Toàn cầu cần phải tiến hành hoạt động phân tích khách hàng, tìm hiểu xu thế biến đổi trong nhu cầu, và đặc điểm của khách hàng. Thứ hai,một mặt công ty phải giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ,mặt khác phải chủ động tìm kiếm những khách hàng mới. 3.2.2.Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Những khuyến nghị nhằm giúp công ty vượt qua những thách thức từ phía đối thủ cạnh tranh: Thứ nhất,công ty nên cử cán bộ,nhân viên “đóng giả” làm khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Thứ hai,công ty nên tiến hành hoạt động điều tìm hiểu,nói chuyện với khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Thứ ba,công ty nên mua một ít cổ phần của đối thủ cạnh tranh. Thứ tư,công ty nên cử cán bộ,nhân viên tham dự các hội nghị khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Thứ năm,công ty nên tham gia các hiệp hội trong ngành, tham gia các hội chợ triển lãm của ngành để định dạng tình hình cạnh tranh toàn bộ. Thứ sáu,công ty cũng nên tìm hiểu về các tiềm năng của đối thủ cạnh tranh mới. 3.2.3.Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ. Những khuyến nghị nhằm giúp công ty đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ: Thứ nhất,công ty nên tiến hành các hoạt động nghiên cứu. Thứ hai, phân tích môi trường kinh doanh mới. -Bên cạnh nhưng lĩnh vực mà công ty đang kinh doanh cũng như là sản phẩm hiện có của công ty,công ty có thể chú ý tới tổ chức,bán các sản phẩm dịch vụ trọn gói hoặc theo từng phần trên cơ sở nhu cầu của khách hàng. -Tổ chức các chương trình du lịch kết hợp hội nghị,hội thảo,xúc tiến thương mại…thực tế đã chứng minh các chương trình du lịch này đang rất hấp dẫn khách hàng và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn các chương trình du lịch thuần tuý. -Chú ý tổ chức các chương trình du lịch chuyên biệt dựa vào nguồn tài nguyên du lịch có sẵn của Việt Nam vì các chương trình du lịch truyền thống đang dần trở lên nhàm chán đối với du khách. -Chú ý tới việc tạo ra các yếu tố mới lạ,hấp dẫn,độc đáo trong các chương trình du lịch,điều này nhằm giúp công ty có thể phân biệt hoá sản phẩm dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh. -Bên cạnh đó,công ty có thể tổ chức đào tạo cung cấp nguồn nhân lực,cung cấp dịch vụ hướng dẫn viên,đặc biệt những hướng dẫn viên chất lượng cao cho các công ty khác.Đây là một nhu cầu thực tế của rất nhiều Công ty lữ hành ở Việt Nam,đặc biêt là những hướng dẫn viên có các kỹ năng như; kỹ năng tổ chức chương trình,kỹ năng tổ chức các hoạt động giao lưu cho khách du lịch… Thứ ba,công ty phải không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ. 3.2.4.Sử dụng mô hình tập đoàn trong kinh doanh. Công ty có thể thông qua hoạt động liên doanh,liên kết với các đối tác có tiềm lực tài chính,công nghệ,nhân lực mạnh nhằm cho phép công ty có thể triển khai mô hình kinh doanh tập đoàn.Mô hình kinh doanh tập đoàn sẽ cho phép công ty tổ chức hoạt động kinh doanh theo chu trình khép kín nhằm đảm bảo chất lượng cho khách hàng,thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến làm việc cho công ty cũng như là tăng hiệu quả kinh tế của công ty.Mô hình này cũng làm tăng năng lực cạnh tranh của công ty,cho công ty có thể cạnh tranh với các công ty,tập đoàn lữ hành lớn. 3.3.Các khuyến nghị chung khác. 3.3.1.Khuyến nghị về hoạt động marketing. Công ty có thể áp dụng mô hình marketing - mix để đạt được mục tiêu của mình. Nội dung của mô hình marketing-mix như sau: P1: product: Sản phẩm P2: Prople:Con người P3: Packaging: Tạo sản phẩm trọn giá P4: Programming:Lập chương trình P5: Place:Địa điểm P6: Promotion:Xúc tiến. P7: Partership: Quan hệ đối tác P8: Pricing: Việc định giá 3.3.2. Khuyến nghị về vấn đề nguồn nhân lực. Theo tác giả,công ty cần phải chú ý tới những vấn đề sau: -Phải đảm bảo và không ngừng nâng cao trình độ văn hoá,trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ,nhân viên,hướng dẫn viên trong công ty. -Chú ý tới việc xây dựng môi trường văn hoá kinh doanh,môi trường làm việc lành mạnh. -Chú ý tới việc giáo dục đạo đức kinh doanh cho nhân viên trong công ty. -Chú ý tới việc tuyển dụng những lao động có độ tuổi trung bình phù hợp với từng vị trí trong công ty. -Chú ý tới vấn đề đào tạo và đào tạo lại -Trên cơ sở hiệu quả kinh doanh,Công ty cần quan tâm đến thu nhập của người lao động, xây dựng mức lương,thưởng thoả đáng theo từng vị trí trong công ty -Công ty nên áp dụng giải pháp đặt cọc tiền khi người lao động muốn làm việc cho công ty,đồng thời xem xét tới vấn đề phát hành cổ phiếu và ưu tiên cho cán bộ, nhân viên trong công ty -Công ty cũng cần chú ý tới vấn đề tổ chức bộ máy hoạt động nhằm hoàn thiện đảm bảo yêu cầu gọn nhẹ,linh hoạt trong hoạt động kinh doanh. 3.3.3. Khuyến nghị về áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000 trong quản lý. Theo tác giả,để chính sách chất lượng của công ty đạt kết quả cao, Công ty lữ hành Toàn cầu(Open World) nên áp dụng hệ thống ISO 9001: 2000 trong việc quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ của Công ty. Theo ISO 9001 : 2000 thì " Hệ thống quản lý chất lượng là hệ thống quản lý để chỉ đạo và quản lý một tổ chức vì mục tiêu chất lượng". Thực chất của bộ tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 là chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng, áp dụng các biện pháp cải tiến chất lượng không ngừng để thoả mãn khách hàng và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh chứ không phải là kiểm định chất lượng sản phẩm. Các nguyên tắc của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000: Thứ nhất, định hướng vào khách hàng Thứ hai, Vai trò lãnh đạo Thứ ba, sự tham gia của mọi người. Thứ tư, phương pháp quá trình Thứ năm, Quản lý theo phương pháp hệ thống. Thứ sáu, Cải tiến liên tục. Thứ bảy, Quyết định dựa trên thực tế. Thứ tám, Quan hệ cùng có lợi vì bên cung cấp. Các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000 : Thứ nhất, yêu cầu chung. Thứ hai, yêu cầu về hệ thống văn bản. Các chức năng của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000 Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000 thực hiện 4 chức năng cơ bản sau: Thứ nhất: Thiết kế và phát triển hệ thống quản lý chất lượng Thứ hai: Thực hiện hệ thống quản lý chất lượng Thứ ba: Thẩm định hệ thống quản lý chất lượng Thứ tư: Duy trì hệ thống quản lý chất lượng. Vai trò của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000: - Đảm bảo sản phẩm và dịch vụ thoả mãn các yêu cầu của khách hàng. - Duy trì các tiêu chuẩn mà Công ty đạt được một cách thành công. - Cải tiến tiêu chuẩn trong những lĩnh vực cần thiết. - Kết hợp hài hoà các chính sách và sự thực hiện của tất cả các bộ phận trong ban. - Cải tiến hiệu quả. - Tạo sự ổn định và giảm thiểu sự biến động. - Loại bỏ sự phức tạp và giảm thời gian xử lý - Tập trung quan tâm đến chất lượng. - Đảm bảo sản phẩm và dịch vụ được phân phối đúng lúc. - Giảm chi phí hoạt động. Lợi ích của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000: Thứ nhất, Giúp Công ty cung cấp cho xã hội các sản phẩm có chất lượng tốt. Thứ hai, Giúp công ty tăng năng suất và giảm giá thành. Thứ ba, Tăng tính cạnh tranh của công ty. 3.3.4.Khuyến nghị về việc tạo dựng và quảng bá thương hiệu Công ty. Để đạt được mục tiêu chiến lược kinh doanh cũng như là chiến thắng trong cạnh tranh. Theo tác giả, Công ty Lữ hành Toàn cầu nên chú ý tới vấn đề tạo dựng và quảng bá thương hiệu công ty vì những lý do sau đây: Do đó để việc tạo dựng và quảng bá thương hiệu công ty đạt dược hiệu quả cao, theo tác giả, Công ty lữ hành Toàn cầu (open world) cần chú ý thực hiện những công việc sau: - Phân tích môi trường kinh doanh và lựa chọn các phân khúc thị trường mục tiêu. - Liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, các đại lý, các công ty gửi và nhận khách để tiến hành các hoạt động quảng bá thương hiệu. - Công ty có thể lựa chọn các hình thức quảng bá sau: quảng cáo trên báo, trên mạng Internet, các hoạt động quan hệ công chúng, tham gia hội chợ, triển lãm, thực hiện các hoạt động bán hàng trực tiếp, qua mạng ...và theo tác giả , một hình thức đem lại hiệu quả rất cao đó là "quảng bá truyền miệng". Hình thức này được áp dụng thông qua các khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ của công ty. Họ có thể là người thân,bạn bè,người quen biết của khách hàng tiềm năng của công ty. - Để hoạt động tạo dựng và quảng bá thương hiệu thành công, công ty phải chú ý tới việc cung cấp, đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm dịch vụ của công ty đáp ứng mong muốn của khách hàng, tạo ra nhiều giá trị cộng thêm cho khách hàng. - Liên kết các phòng ban,chỉ định bộ phận thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động tạo dựng và quảng bá thương hiệu. KẾT LUẬN Trước sự biến đổi thực tế của môi trường kinh doanh mới đối với các công ty lữ hành việt nam nói chung và đối với Công ty lữ hành Toàn cầu nói riêng sau khiViệt Nam gia nhập WTO,để chiến thắng trong kinh doanh đòi hỏi Công ty lữ hành Toàn cầu phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn,linh hoạt,phù hợp với môi trường kinh doanh mới.một mặt Công ty lữ hành Toàn cầu phải biết nhận ra những cơ hội mới và có sự chuẩn bị những nguồn lực cần thiết nhằm nắm bắt được những cơ hội đó,chuyển hoá những cơ hội đó thành hiệu quả thiết thực trong hoạt động kinh doanh.mặt khác Công ty lữ hành Toàn cầu cũng phải nhận ra những thách thức mà môi trường kinh doanh mới mang lại,tứ đó có sự chuẩn bị trong chiến lược kinh doanh để có thể vượt qua được những thách thức đó. Với mục đích phân tích môi trường kinh doanh mới của Công ty lữ hành Toàn cầu sau khi Việt Nam gia nhập WTO,phân tích nhưng cơ hội và thách thức mà công ty phải đối mặt,tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị mang tính thực tiễn đối với vấn đề chiến lược kinh doanh của công ty.Với mục đích như vậy,luận văn đã giải quyết được những vấn đề sau: -Phân tích môi trường kinh doanh của công ty lữ hành Toàn cầu trước khi Việt Nam gia nhập WTO.trên cơ sở lý luận về môi trường kinh doanh,tác giả đã phân tích những yếu tố của môi trường kinh doanh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam mà cụ thể ở đây là Công ty lữ hành Toàn cầu. -Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty những năm gần đây,những kết quả mà công ty đã đạt được từ đó đưa ra những nhận xét,đánh giá về những điểm mạnh,điểm yếu của công ty. -Khái quát về WTO và quá trình gia nhập WTO của Việt Nam,phân tích những cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam trong môi trường kinh doanh mới sau khi Việt Nam gia nhập WTO.Phân tích những cơ hội mà Công ty lữ hành Toàn cầu sẽ có được cũng như là những thách thức mà công ty phải đối mặt trong môi trường kinh doanh mới sau khi Việt Nam gia nhập WTO. -Đưa ra được một số khuyến nghị mang tính thực tiễn đối với vấn đề chiến lược kinh doanh của Công ty lữ hành Toàn cầu trong giai đoạn tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1-Công ty lữ hành Toàn cầu(2004,2005,2006),Báo cáo tổng kết hoạt động của công ty các năm 2004,2005,2006. 2-Công ty lữ hành Toàn cầu (2006),Hồ sơ công ty. 3-A.M.Brandenburger (2006),Lý thuyết trò chơi trong kinh doanh,Nhà xuất bản tri thức,Hà nội. 4- Alastair M.Morrison (1998),Marketing trong lĩnh vực lữ hành và khách sạn (Tài liệu dịch),Tổng cục du lịch Việt Nam,Hà Nội 5-GS.TS.Đặng Đình Đào (2004),Kinh tế và quản lý ngành thương mại dịch vụ,Nhà xuất bản thống kê,Hà Nội. 6-Garry D.Smith,Danny R.Arnold,Bobby G.Bizzell (1997),Chiến lược và sách lược kinh doanh,Nhà xuất bản Thống kê,Hà Nội. 7-Lanquar.R và R.Hollier(1992),Marketing du lịch (Tài liệu dịch) Nhà xuất bản thế giới,Hà Nội. 8-Lanquar.R(1993),Kinh tế du lịch(Tài liệu dịch),Nhà xuất bản thế giới,Hà Nội. 9- PGS.TS.Lê Văn Tâm (1995),Giáo trình quản trị doanh nghiệp,Nhà xuất bản Giáo dục ,Hà Nội. 10-Lê Anh Cường, Nguyễn Thị Lệ Huyền, Nguyễn Thị Mai(2005), Phương pháp và kỹ năng quản lý nhân sự,Nhà xuất bản lao động,Hà Nội 11-Nguyễn Văn Đính và Phạm Hồng Chương(2003),Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành,nhà xuất bản thống kê,Hà Nội. 12- Nguyễn Văn Lưu(1998),Thị trường du lịch,Nhà xuất bản Đại học quốc gia,Hà Nội. 13-GS.TS.Nguyễn Thành Độ,TS.Nguyễn Ngọc Huyền(2004),Giáo trình quản trị kinh doanh,Nhà xuất bản lao động,Hà Nội 14-TS.Ngô Thị Ngọc Huyền,Th.s.Nguyễn Thị Hồng Thu,TS.Lê Tấn Bửu,Th.s.Bùi Thanh Tráng (2003),Rủi ro kinh doanh,Nhà xuất bản thống kê,Hà Nội. 15 -Th.s. Nguyễn Vũ Hoàng(2006),Kinh tế,pháp luật về đầu tư quốc tế và những vấn đề đặt ra với Việt nam khi gia nhập WTO,Nhà xuất bản Thanh niên,Hà Nội. 16-GS.TS.Nguyễn Đình Phan(2002),Giáo trình quản lý chất lượng trong các tổ chức,Nhà xuất bản Giáo duc,Hà Nội. 17-Trần Nhạn (1996),Du lịch và kinh doanh du lịch,Nhà xuất bản văn hoá thông tin,Hà Nội. 18-Th.s.Trần Ngọc Nam,Trần Huy Khang(2005),Marketing du lịch,Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh. 19-TS.Trần xuân Kiên(2003),Các giải pháp phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam thế kỷ 21,Nhà xuất bản Thanh niên,Hà nội. 20-Trần Sửu (2006),Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hoá,Nhà xuất bản lao động,Hà nội. 21- PGS,TS.Trần Minh Đạo(2003),Marketing,Nhà xuất bản thống kê,Hà Nội. 22-Trương Cường (2007),WTO kinh doanh và tự vệ,Nhà xuất bản Hà Nội. 23-PGS.TS.Trịnh Thị Mai Hoa(2005),Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập,Nhà xuất bản thế giới,Hà Nội. 24-TS.Trịnh Xuân Dũng(2006),Bài giảng chiến lược phát triển doanh nghiệp lữ hành,Hà Nội. 25- TS.Vũ Mạnh Hà(2005),Bài giảng kinh tế phát triển. 26-Xuân Tùng(2005),Xây dựng và phát triển thương hiệu,Nhà xuất bản lao động,Hà Nội. 27-Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý(2006),Mưu lược trong điều hành công ty,Nhà xuất bản lao động,Hà Nội. 28- Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý(2006),Tạo dựng và quản trị thương hiệu- danh tiếng và lợi nhuận,Nhà xuất bản lao động,Hà Nội. 29-Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý(2005),Xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh,Nhà xuất bản lao động,Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh 30-Bojanic David C. (1991): The use of advertising in managing destination image (reports), Tourism management, Vol.12 No 4, pp. 352-5.Buck Roy C. (1980): [Power of “The Word” in Tourism Promotion], Hawkins Donald E., Shafer Elwood L., Rovelstad James M. Eds. : Tourism Marketing and Management Issues, George Washington University, pp. 161-176. 31-Crouch Geoffrey I. (1994): Promotion and Demand in International Tourism, Journal of travel & tourism marketing, Vol. 3, No. 3, pp. 109-125. 32-Davidoff Philip G.、Davidoff Doris S. (1994): Sales and Marketing for Travel and Tourism, Prentice Hall Career & Technology, pp. 100-116, 187-205. 33-Morgan Nigel and Prichard Annette (2000): Advertising in Tourism and Leisure, Butterworth Heinemann, pp3-21, 56-77, 86-107, pp. 272-297. 34-Morgan Nigel & Pritchard Annette (1998): Tourism promotion and power- Creating image, creating identities-, Wiley, pp.25-39. 35-Pizam Abraham (1990): Evaluating the effectiveness of Travel Trade shows and other Tourism Sales- Promotion Techniques, Journal of Travel research, Vol. 29, No.1, pp.3-8. 36-Schmoll G.A. (1977): Tourism Promotion – Marketing Background, Promotion Techniques and Promotion Planning Methods, Tourism International Press, pp. 21-26, 69-79. Các trang web. www.vietnamtourism.com www.tourismthailand.org www.tourism.gov.my www.visitsingapore.org ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN NHƯ GIANG VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY LỮ HÀNH TOÀN CẦU (OPEN WORLD) SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO Chuyên ngành: Du lịch học Mã số : TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ DU LỊCH HỌC (CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM) Giáo viên hướng dẫn: TS. VŨ MẠNH HÀ Hà Nội, tháng 11 năm 2007

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVấn đề chiến lược kinh doanh của Công ty lữ hành Toàn cầu (Open World) sau khi Việt Nam gia nhập WTO.DOC
Luận văn liên quan