Đề tài Vấn đề giảng viên, sinh viên trong hệ thống giá o dục đại học Việt Nam nói chung và hệ thống giáo dục đại học ngoài công lập nói riêng

Theo ông Trần Trọng M iêng, trường Đ H M ở - Bán công TP.H CM , vẫn có một thực tế là lực lượng thỉnh giảng thì bận rộn công việc của trường chính, ít thời giờ đầu tư cải tiến phương pháp giảng dạy nên vẫn theo cách giảng cũ, thậm chí có thầy đọc cho sinh viên ghi. Còn G VCH, đa số là sinh viên của chính trường mới tốt nghiệp, chưa vào ngạch giảng viên; một số là cán bộ quản lý tham gia giảng lại ít thời giờ chuẩn bị, nên cứ theo cách cũ: đọc giáo án, giáo trình tóm tắt cho sinh viên chép. Tuy nhiên, trong nỗ lực cải thiện chất lượng để hướng tới mục tiêu xa hơn, nhiều trường ĐH đã có kế hoạch dài hơi để cải thiện chất lượng đội ngũ giảng viên. Tuyển người mới và cho đi học sau Đ H trong và ngoài nước, là cái cách mà nhiều trường đang ráo riết thực hiện.

pdf32 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2000 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề giảng viên, sinh viên trong hệ thống giá o dục đại học Việt Nam nói chung và hệ thống giáo dục đại học ngoài công lập nói riêng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/1979, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 14/NQ- TW về cải cách giáo dục lần thứ ba, trong đó tập trung cải cách cả cơ cấu hệ thống giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục. Cuộc cải cách này nhằm mục đích thống nhất hai hệ thống giáo dục tồn tại ở hai miền Bắc - Nam (hệ thống giáo dục 10 năm của miền Bắc và hệ 12 năm của miền Nam) trong thời kỳ 1954-1975 và từng bước phổ cập giáo dục trong toàn dân (thông qua chương trình giáo dục liên tục cho trẻ em và bổ túc văn hóa cho người lớn). Để thực hiện cuộc cải cách này, trước hết đòi hỏi nỗ lực xây dựng trường sở, giáo trình, phương tiện sư phạm cần thiết để kéo dài cấp tiểu học thêm 1 năm và cấp THCS thêm 1 năm đối với hàng triệu học sinh miền Bắc. Trong điều kiện thiếu thốn chung của nền kinh tế đất nước, việc đầu tư thực hiện cuộc cải cách hệ thống giáo dục đã khiến chất lượng giáo dục giảm sút trong suốt thập niên 80 của thế kỷ XX, những dấu hiệu khủng hoảng giáo dục xuất hiện với tình trạng bỏ học gia tăng, vị thế xã hội và kinh tế của người giáo viên sa sút… 2.4. Nền giáo dục nước nhà sau cải cách kinh tế - xã hội 1986: có những tay đổi đáng kể Thay đổi trong cách nhìn nhận vai trò của giáo dục - đào tạo. Quan niệm “giáo dục như một bộ phận của cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa” đã được thay thế bởi cách hiểu “đầu tư cho giáo dục là nguồn đầu tư cho phát triển”. Trong Nghị quyết về “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo” (Hội nghị lần thứ tư của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tháng 01/1993), Đảng và Nhà nước đã khẳng định quan điểm: “Giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và công nghệ được xem là quốc sách hàng đầu. Coi đầu tư cho giáo dục, đào tạo là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển”. Chính sách xã hội hóa giáo dục Khi nền kinh tế nhiều thành phần ra đời và chế độ “bao cấp” dần bị xóa bỏ, thì vai trò độc quyền của nhà nước trong cung cấp các dịch vụ y tế và giáo dục dần dần giảm bớt, đồng thời các dịch vụ này không còn miễn Môn: Giáo Dục Đại Học Thế Giới và Việt Nam GVGD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Đề tài: Giảng viên v à Sinh viên 4 Nhóm 03 phí. Thông qua Nghị quyết số 90/CP ngày 21/08/1997 về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, Nhà nước khuyến khích mở rộng nhiều hình thức giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại trường, lớp bán công, dân lập, tư thục tại thành phố, thị xã, thị trấn và những vùng có kinh tế thuận lợi. Chính sách đã thành công, thể hiện ở việc ra đời ngày càng nhiều trường tư thục, dân lập, từ mầm non đến đại học, làm giảm sức ép cho giáo dục công lập trong khi ngân sách nhà nước còn rất eo hẹp. Hệ thống giáo dục quốc dân Nghị định số 90/CP ngày 24/11/1993 của Chính phủ là văn bản đầu tiên thể chế hóa các quy định về hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống bằng cấp và chứng chỉ cho giáo dục - đào tạo ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Đặc biệt, Luật Giáo dục đã được Quốc hội thông qua ngày 11/12/1998, trở thành bộ luật đầu tiên quy định cụ thể về hoạt động giáo dục của Việt Nam, tạo ra khung khổ pháp lý cho hoạt động giáo dục của Việt Nam. Từ những năm 2000 trở lại đây quy mô giáo dục Đ H và sau ĐH đã tăng đáng kể. Năm học 2003-2004 có hơn 1.032.000 sinh viên, gần 33.000 học viên cao học và nghiên cứu sinh. Hàng năm, số sinh viên từ khu vực nông thôn, miền núi đều chiếm khoảng 70% tổng số tuyển mới. 2.5 Tình hình giáo dục Việt Nam hiện nay Giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng là nhân tố làm thúc đẩy nền kinh tế, văn hoá, khoa học và xã hội phát triển. Hiện nay, Việt Nam cũng đang chú trọng phát triển Giáo dục đại học, các trường đại học đã được lập ra ngày càng nhiều ở các vùng miền của đất nước nhằm đáp ứng nhu cầu của sinh viên. Tuy nhiên, sự quản lý yếu kém của bộ máy quản lý nhà nước trong giáo dục đã dẫn đến tình trạng “bạo phát bạo tàn”, số lượng trường tăng lên nhưng chất lượng giáo dục lại giảm xuống. Chúng ta có thể hình dung giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục Đại học nói riêng hiện nay được xem là “lạm phát giáo dục”. Khi nền kinh tế Việt Nam lún sâu vào trạng thái đình lạm (hoạt động sản xuât- kinh doanh đình đốn trong bối cảnh lạm phát vẫn tăng cao), ngành giáo dục đại học cũng đã đi xuống. Chúng ta khó có thể xác định được phong trào đóng cửa ngành học đã bắt đầu từ đâu, nhưng điều chắc chắn là phong trào Môn: Giáo Dục Đại Học Thế Giới và Việt Nam GVGD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Đề tài: Giảng viên v à Sinh viên 5 Nhóm 03 này đang lan rộng ở cả ba miền Trung, Nam, Bắc. Chẳng hạn, tại miền Trung là trường hợp của Đại học Đà Nẵng (đóng ngành kinh tế chính trị và thống kê tin học). Đại học Phạm Văn Đồng (đóng ngành tài chính ngân hàng). Tại Tp.HCM , với số lượng hơn nửa triệu sinh viên và thuộc loại cao nhất nước về sức cầu học tập cũng có một số trường đóng cửa ngành học như Đại học Văn Hiến, Đại học Hùng Vương. Ngay cả một trường công lập có bề dày truyền thống như Đại học N ông lâm cũng đã tuyên bố có thể phải đóng cửa nhóm ngành cơ khí, nông nghiệp. Ở khu vực phía Bắc, Đại học Chu Văn An tại Hưng Yên cũng không phải là ngoại lệ. Hiện tượng đóng cửa ngành học nói lên điều gì? Những trường hợp nêu trên chỉ mang tính minh họa, trong khi còn khá nhiều trường đại học cũng lâm vào tình trạng như thế. Qua đó cho thấy, trường Đại học tăng lên trong khi lượng thí sinh tăng không đáng kể, hoặc chủ trương đại học hóa các trường cao đẳng đã dẫn đến tình trạng mạng lưới bị thừa và lẫn lộn…Cung tăng trong khi cầu không thỏa mãn được cung, một quy luật tự nhiên mà giáo dục đại học không được xem là ngoại lệ. Thậm chí trong những năm tới tình hình tuyển sinh của khối đại học ngoài công lập còn bi đát hơn hiện thời. Cùng với hiện tượng đóng cửa ngành học của nhiều trường đại học, vào tháng 10/2011, Nam Định đã trở thành tỉnh đầu tiên khi chính quyền của địa phương này công khai thông báo không tuyển dụng công chức là những người tốt nghiệp đại học dân lập, tư thục hay tại chức. Xin lưu ý, tính chất dân lập hay tư thục là như nhau ở Việt Nam, được nhìn nhận chung là trường ngoài công lập. Đây cũng là lần đầu tiên văn bằng của khối trường ngoài công lập bị xúc phạm đến như vậy. Sự xúc phạm này ngay lập tức đã làm dấy lên một làn sóng phản đối từ phía hội đồng quản trị và ban giám hiệu của nhiều trường đại học dân lập. Hiểu theo nghĩa thông thường, hành động của chính quyền tỉnh Nam Định không khác gì một sự phân biệt đối xử trên phương diện xã hội học. Nhưng ở một góc cạnh khác, người ta lại nhận ra rằng đã đến lúc gióng lên tiếng “chuông gọi hồn ai” về thực trạng đào tạo tại nhiều trường đại học ngoài công lập. Khởi đầu của “đường dây giáo dục phí” dẫn đến Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng là logic cho sự tiếp nối về cách làm ăn ẩu tả của nhiều trường đại học ngoài công lập. Môn: Giáo Dục Đại Học Thế Giới và Việt Nam GVGD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Đề tài: Giảng viên v à Sinh viên 6 Nhóm 03 Hoàn toàn không khác với trường ngoài công lập, ngay các trường cao đẳng công lập được “nâng cấp” thành đại học và trường trung cấp phát triển thành cao đẳng, cũng rơi vào tình trạng bình mới rượu cũ. Hiển nhiên, giáo dục là một trong những lĩnh vực được chú trọng về lượng hơn là chất ở Việt Nam trong vài chục năm qua, dẫn đến hậu quả là từ năm 2000 đến năm 2011, trong khi số lượng trường đại học từ 69 trường tăng đến trên 160 trường, thì lượng giáo viên được chuẩn đào tạo công nhận vẫn chỉ gần như một hằng số. Còn về chất, có thể lấy sự so sánh giữa hoạt động giáo dục đại học ở Việt Nam với Thái Lan trong giai đoạn 2007-2008 như một bằng chứng. Vào thời gian đó, số trường đại học ở Việt Nam đã vào khoảng 150 trường, so với chỉ 112 trường ở Thái Lan. Tuy nhiên, người Thái lại có đến 14.000 tiến sĩ, 35.000 thạc sĩ, trong khi người Việt chỉ có 5.600 tiến sĩ và 15.000 thạc sĩ. Thế nhưng tiêu chí so sánh thực chất nhất chính là số bài báo khoa học trên tập san quốc tế giữa hai quốc gia: ngành giáo dục Việt Nam chỉ có 959 bài, trong khi các nhà khoa học Thái có đến 4.527 bài, tức gấp gần 5 lần. Như vậy, chỉ cần so sánh với một trường hợp phát triển trung bình như Thái Lan, đã có thể thấy thực chất ngành giáo dục Việt Nam ra sao khi số lượng trường đại học nhiều hơn hẳn, nhưng chất lượng đào tạo lại kém hơn hẳn. II. Giảng viên và sinh viên trong hệ thống giáo dục đại học việt nam 1. Giảng viên M ột trong những yếu tố hàng đầu tạo nên chất lượng đào tạo của một trường đại học là số lượng và chất lượng hàng ngũ giảng viên. Ở đây, số lượng rất quan trọng, nhưng chất lượng (hay cơ cấu thành phần - phần trăm tiến sĩ, giáo sư …) còn quan trọng hơn. 1.1. Số lượng giảng viên Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT thì số lượng giảng viên tăng lên rất nhiều trong những năm gần đây. Vào năm 1987 số lượng giảng viên cả nước là 20.212 người. Vào tháng 8/2008, cả nước có khoảng 52.000 giảng viên. Đến tháng 6/2012 số Môn: Giáo Dục Đại Học Thế Giới và Việt Nam GVGD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Đề tài: Giảng viên v à Sinh viên 7 Nhóm 03 lượng giảng viên cả nước tăng lên đến 77.500 giảng viên. Lượng giảng viên tăng lên này góp phần không nhỏ vào công tác giáo dục đào tạo của nước ta hiện nay. Số lượng giảng viên tăng lên rất nhiều trong vài năm trở lại đây là bởi vì số lượng các trường đại học, cao đẳng thành lập một cách ồ ạt. Và để đáp ứng nhu cầu về đội ngũ giảng dạy vì vậy họ phải tuyển một lượng lớn giảng viên. Theo thống kê của ngành giáo dục, trong hai năm 2006-2007 có 39 trường được thành lập, bình quân mỗi năm gần 20 trường. Trong 4 năm, từ 2008 đến 2011, có 45 trường được thành lập, bình quân mỗi năm là 11. Còn trong 5 năm, từ năm 2006 đến 2011, có 84 trường mới thành lập, nâng cấp 51 trường (chiếm 61%), thành lập mới 33 trường (39%). Hiện nay, Việt Nam có 440 trường đại học, cao đẳng, trong đó, có 77 trường ngoài công lập. Bên cạnh đó, các trường đại học, cao đẳng muốn có lực lượng kế thừa để thay thế lượng giảng viên về hưu, cũng như là đáp ứng việc mở ngành mới, tăng số lượng tuyển sinh. Họ đã và đang thực hiện áp dụng chính sách giữ lại các sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi làm giảng viên. Mặt khác, một số trường đại học, cao đẳng có các chính sách ưu đãi để thu hút nhân tài từ nguồn sinh viên du học nước ngoài. Tuy nhiên, so với tốc độ phát triển của các trường đại học và cao đẳng như hiện nay thì lượng giảng viên đang thiếu hụt một cách trầm trọng. Theo quy định mới của Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT), các trường đại học phải dựa vào tiêu chí: Đội ngũ giảng viên cơ hữu (chính thức) của trường phải đạt từ 25 sinh viên/giảng viên. Nếu xét đúng như tiêu chí trên thì sẽ có rất nhiều trường phải tạm ngưng tuyển sinh vì hiện nay đa số các trường đại học đều có tỷ lệ giảng viên/sinh viên khá thấp. ĐH DL Ngoại ngữ tin học TP HCM : 47,3 SV/GV, ĐH Tây Đô: 44,2 SV/GV, ĐH M ở TP HCM : 41,2 SV/GV, ĐH Hồng Bàng: 40,2 SV/GV…; Như vậy, số sinh viên trên một giảng viên SV/GV trung bình là 28. Với nhiều trường ngoài công lập, con số này chắc chắn còn cao hơn nhiều, đó là chưa kể sự sai lệch bởi những con số ảo trong những báo cáo hoặc thuyết minh xin thành lập trường mới, ngành mới... Môn: Giáo Dục Đại Học Thế Giới và Việt Nam GVGD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Đề tài: Giảng viên v à Sinh viên 8 Nhóm 03 M ột mặt số trường, lớp, ngành nghề đào tạo và nhu cầu lực lượng giảng viên tăng lên vùn vụt. Mặt khác số lượng giảng viên nói chung hoặc giảng viên có trình độ cao (cử nhân khá giỏi, tiến sĩ và giáo sư) lại tăng lên chậm chạp. Theo Nghị quyết 14- 2005/NQ-CP, ngoài một số trường phải đạt đẳng cấp quốc tế với tỉ lệ SV/GV không quá 20, đến năm 2010 có ít nhất 40% giảng viên đạt trình độ thạc sĩ và 25% đạt trình độ tiến sĩ. Và đến năm 2020, chỉ tiêu này cao hơn với ít nhất 60% giảng viên đạt trình độ thạc sĩ và 35% đạt trình độ tiến sĩ. 1.2. Chất lượng giảng viên Chất lượng đội ngũ giảng viên đại học được thể hiện chủ yếu qua chất lượng hoạt động giảng dạy và chất lượng nghiên cứu khoa học của giảng viên. Liên quan đến hoạt động giảng dạy, thực trạng hiện nay cho thấy có tình trạng quá tải giờ dạy của đội ngũ đội ngũ giảng viên do việc thành lập ồ ạt các cơ sở giáo dục đại học cùng với sự gia tăng nhanh chóng về quy mô đào tạo trong khi số lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy không tăng kịp theo tốc độ tăng quy mô. Thực tế này diễn ra phổ biến, đặc biệt là đối với giảng viên những môn chung như triết học, ngoại ngữ, kinh tế chính trị… và giảng viên nhóm ngành hấp dẫn như công nghệ thông tin, ngân hàng, tài chính kế toán... Có những giảng viên dạy 1.000 tiết/năm trong khi quy định là 260 tiết/năm. Do thiếu giảng viên, nhiều trường buộc phải sử dụng giáo viên thỉnh giảng từ các trường ĐH, CĐ khác nên việc giảng viên “chạy sô” là chuyện không còn hiếm. Trong khi đó, công tác nghiên cứu khoa học chưa được chú trọng; nội dung công tác nghiên cứu khoa học không có chất lượng, hiệu quả, không có tính thực tiễn và khả năng ứng dụng mà chỉ nhằm đối phó hoặc để chấm điểm bình xét thi đua, xét phong danh hiệu. Công bố công trình khoa học trên tạp chí quốc tế ngày càng được quan tâm và chấp nhận như một tiêu chí đánh giá khách quan chất lượng nghiên cứu khoa học. Công bố quốc tế của Việt Nam được chia thành hai loại tùy theo tác giả đầu mối (coresponding author) trong nước hay nước ngoài. Loại thứ nhất, gọi là công bố quốc Môn: Giáo Dục Đại Học Thế Giới và Việt Nam GVGD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Đề tài: Giảng viên v à Sinh viên 9 Nhóm 03 tế do nội lực, được trích dẫn ít hơn hẳn so với loại thứ hai. Bài báo do nội lực liên quan trực tiếp đến đầu vào và đầu ra trong nghiên cứu khoa học, do đó có thể dùng làm cơ sở để đánh giá hiệu quả nghiên cứu khoa học và giúp hình dung cấu trúc các ngành khoa học nước nhà hiện nay. Để biết khoa học và đại học Việt Nam đang ở đâu, dưới đây sẽ so sánh công bố quốc tế của một số trường đại học hàng đầu ở Việt Nam với Thái Lan. Năng suất nghiên cứu khoa học tính bằng số bài báo quốc tế trên một triệu dân được dùng để so sánh các nước về mặt số lượng. Về chất lượng có thể dựa trên số lần trích dẫn trung bình các bài báo công bố năm 2004. Dựa vào bảng 1 ta thấy, năng suất nghiên cứu khoa học công bố quốc tế của các nước tăng đều hằng năm theo cấp số nhân. Việt Nam, Thái Lan và Malaysia tăng trưởng khá nhanh, 16% hàng năm. Tuy nhiên, số công trình Việt Nam vẫn luôn kém Thái Lan 6,5 lần, Malaysia 9,5 lần. Bảng 1. Tổng số bài báo quốc tế và tốc độ tăng trưởng của 11 nước và vùng lãnh thổ Đông Á trong hai năm 2002 và 2007. Nguồn: ISIKOWLEDGE ( cập nhật ngày 30/10/2008. 2002 2007 Tăng trưởng, %/năm Trung Quốc 31721 81006 20 Nhật Bản 59253 62044 1,3 Hàn Quốc 14948 24917 11 Đài Loan 10610 17689 11 Singapore 3863 5903 10 Hong Kong 2862 4007 7 Thái Lan 1547 3353 16 Malaysia 901 2051 16 Môn: Giáo Dục Đại Học Thế Giới và Việt Nam GVGD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Đề tài: Giảng viên v à Sinh viên 10 Nhóm 03 Việt Nam 324 691 16 Indonesia 400 584 8 Philippines 398 500 3,5 Về cơ cấu, tỉ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên chiếm chưa tới 50% tổng số giảng viên đại học, trong đó trình độ tiến sĩ chiếm 10,16% (giảm so với thời điểm năm 1997) và chỉ có 3,74% giảng viên có chức danh Phó Giáo sư, Giáo sư. Con số này còn quá thấp so với mục tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra là đến năm 2020 phải đạt ít nhất 35% giảng viên có trình độ tiến sĩ. Đội ngũ giảng viên đại học có trình độ cao, đặc biệt là các Phó Giáo sư, Giáo sư có độ tuổi trung bình khá cao, phân bố tập trung chủ yếu ở một số trường đại học lớn tại các khu vực trung tâm. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tổng số giảng viên đại học, cao đẳng ở nước ta đến nay là 77.500 người, trong đó giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư chiếm tỷ lệ 3,5%; giảng viên có trình độ tiến sĩ chiếm tỷ lệ khoảng 10% và giảng viên có trình độ thạc sĩ chiếm tỷ lệ khoảng 40%. Như vậy còn khoảng 50% giảng viên ở các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) chưa có bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ. Vì vậy nếu qui định cứng trong Luật GDĐH là giảng viên ĐH phải có trình độ Thạc sĩ trở lên thì khi Luật có hiệu lực sẽ có khoảng 50% số cán bộ giảng dạy hiện nay không được dạy, đồng nghĩa với việc giảm 50% qui mô đào tạo. Từ năm 1976 đến hết năm 2013, sau 37 năm, tổng số GS, PGS đã được công nhận ở nước ta là 10.453, trong đó có 1.569 GS và 8.884 PGS, nhiều người đã mất và về hưu. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, đến năm 2012, tính tỉ lệ bình quân cả nước chỉ có xấp xỉ 1 GS hoặc PGS trên 2 vạn dân, không quá 5% giảng viên ĐH là GS hoặc PGS và 560 (nếu kể cả GV thỉnh giảng nữa thì khoảng 300) sinh viên trên 1 GS hoặc PGS. GS.TS Ngô Văn Lệ cho biết: “Muốn có được chất lượng tốt trong đào tạo thì phải xây dựng được một đội ngũ giảng viên đảm bảo cả về chất lượng, số lượng và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo cũng phải đáp ứng đúng nhu cầu. Tuy nhiên, hiện nay số Môn: Giáo Dục Đại Học Thế Giới và Việt Nam GVGD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Đề tài: Giảng viên v à Sinh viên 11 Nhóm 03 người có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ lại chiếm tỷ lệ rất thấp nên buộc các trường phải sử dụng giảng viên có trình độ đại học để dạy đại học”. 2. Sinh viên 2.1. Một số đặc điểm của sinh viên Sinh viên là một nhóm xã hội đặc biệt, đang tiếp thu những kiến thức, kỹ năng chuyên môn ở các trường cao đẳng, đại học để chuẩn bị cho hoạt động nghề nghiệp sau khi ra trường. M ỗi một lứa tuổi khác nhau đều có những đặc điểm tâm lý nổi bật, chịu sự chi phối của hoạt động chủ đạo. Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa tuổi thanh niên - sinh viên là sự phát triển tự ý thức. Nhờ có tự ý thức phát triển, sinh viên có những hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hướng phù hợp với xu thế xã hội. Chẳng hạn sinh viên đang học ở các trường cao đẳng, đại học sư phạm, họ nhận thức rõ ràng về những năng lực, phẩm chất của mình, mức độ phù hợp của những đặc điểm đó với yêu cầu của nghề nghiệp, qua đó họ sẽ xác định rõ ràng mục tiêu học tập, rèn luyện và thể hiện bằng hành động học tập hàng ngày trong giờ lên lớp, thực tập nghề hay nghiên cứu khoa học. Nhờ khả năng tự đánh giá phát triển mà sinh viên có thể nhìn nhận, xem xét năng lực học tập của mình, kết quả học tập cao hay thấp phụ thuộc vào ý thức, thái độ, vào phương pháp học tập của họ. Ở sinh viên đã bước đầu hình thành thế giới quan để nhìn nhận, đánh giá vấn đề cuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày. Sinh viên là những trí thức tương lai, ở các em sớm nảy sinh nhu cầu, khát vọng thành đạt. Học tập ở đại học là cơ hội tốt để sinh viên được trải nghiệm bản thân, vì thế, sinh viên rất thích khám phá, tìm tòi cái mới, đồng thời, họ thích bộc lộ những thế mạnh của bản thân, thích học hỏi, trau dồi, trang bị vốn sống, hiểu biết cho mình, dám đối mặt với thử thách để khẳng định mình. M ột đặc điểm tâm lý nổi bật nữa ở lứa tuổi này là tình cảm ổn định của sinh viên, trong đó phải đề cập đến tình cảm nghề nghiệp - một động lực giúp họ học tập một cách chăm chỉ, sáng tạo, khi họ thực sự yêu thích và đam mê với nghề lựa chọn. Môn: Giáo Dục Đại Học Thế Giới và Việt Nam GVGD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Đề tài: Giảng viên v à Sinh viên 12 Nhóm 03 Sinh viên là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của đời người. Họ là lớp người giàu nghị lực, giàu ước mơ và hoài bão. Tuy nhiên, do quy luật phát triển không đồng đều về mặt tâm lý, do những điều kiện, hoàn cảnh sống và cách thức giáo dục khác nhau, không phải bất cứ sinh viên nào cũng được phát triển tối ưu, độ chín muồi trong suy nghĩ và hành động còn hạn chế. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực hoạt động của bản thân mỗi sinh viên. Bên cạnh đó, sự quan tâm đúng mực của gia đình, phương pháp giáo dục phù hợp từ nhà trường sẽ góp phần phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế về mặt tâm lý của sinh viên. Bên cạnh những mặt tích cực trên đây, mặc dù là những người có trình độ nhất định, sinh viên không tránh khỏi những hạn chế chung của lứa tuổi thanh niên. Đó là sự thiếu chín chắn trong suy nghĩ, hành động, đặc biệt, trong việc tiếp thu, học hỏi những cái mới. Ngày nay, trong xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế, trong điều kiện phát triển công nghệ thông tin, nền văn hoá của chúng ta có nhiều điều kiện giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hoá trên thế giới, kể cả văn hoá phương Đông và phương Tây. Việc học tập, tiếp thu những tinh hoa, văn hoá của các nền văn hoá khác là cần thiết. Tuy nhiên, do đặc điểm nhạy cảm, ham thích những điều mới lạ kết hợp với sự bồng bột, thiếu kinh nghiệm của thanh niên, do đó, sinh viên dễ dàng tiếp nhận cả những nét văn hoá không phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và không có lợi cho bản thân họ. Lứa tuổi sinh viên có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của họ so với các lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình cảm trí tuệ phát triển (khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tòi, khám phá), có nhu cầu, khát vọng thành đạt, nhiều mơ ước và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách. Song, do hạn chế của kinh nghiệm sống, sinh viên cũng có hạn chế trong việc chọn lọc, tiếp thu cái mới. Những yếu tố tâm lý này có tác động chi phối hoạt động học tập, rèn luyện và phấn đấu của sinh viên 2.2. Số lượng sinh viên Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, năm học 2011-2012, cả nước có 2.204.313 sinh viên, tăng 2% so với năm học trước và giảm 3,5 lần so với mức tăng quy mô đào tạo Môn: Giáo Dục Đại Học Thế Giới và Việt Nam GVGD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Đề tài: Giảng viên v à Sinh viên 13 Nhóm 03 trước khi có Nghị quyết của Quốc hội. Số lượng sinh viên hệ chính quy của năm học 2011-2012 là 1.741.999 người, chiếm 79% tổng quy mô đào tạo, tăng 16% so với năm học 2007-2008. Tỉ lệ sinh viên hệ vừa học vừa làm giảm nhanh từ 487.491 sinh viên, chiếm 36,4% vào năm học 2009-2010 xuống còn 457.795 sinh viên, chiếm 32,4% tổng quy mô đào tạo năm học 2010-2011 và chỉ còn 28,23% (401.192 sinh viên) vào năm học 2011-2012. Số lượng sinh viên tăng lên hằng năm và rất nhiều trong những năm gần đây là do tốc độ phát triển của các trường đại học, cao đẳng một cách ồ ạt và rầm rộ trong vài năm trở lại đây. Bên cạnh đó, các trường đại học, cao đẳng trong cả nước đua nhau mở thêm ngành mới và tăng chỉ tiêu tuyển sinh. Chỉ tiêu được giao hằng năm về tăng quy mô đào tạo đối với giáo dục đại học từ năm 2010 tới nay chỉ dừng ở mức khoảng 6-6,5%, giảm 5-6% so với năm 2009 trở về trước (giai đoạn từ năm 2009 trở về trước, tỉ lệ tăng quy mô giáo dục đại học được giao luôn ở mức 12-13%/năm). Tỉ lệ sinh viên hệ chính quy, tập trung tăng lên trong khi số lượng sinh viên hệ phi chính quy giảm dần. 2.3. Chất lượng sinh viên Chất lượng của sinh viên Việt Nam đang ngày một đi xuống và trong tình trạng đáng báo động. Theo điều tra của Bộ Giáo Dục năm 2011, cả nước có đến 63 % sinh viên thất nghiệp vì thiếu kỹ năng. Tại diễn đàn giáo dục Đại học Việt Nam-Thụy Sỹ đã đề cập đến nghiên cứu mới đây của Viện Quản lý kinh tế Trung ương Việt Nam thì phần lớn sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng và cả các trường dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ năng ngày càng cao của doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, 44% các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phải thực hiện đào tạo tại chỗ cho các lao động mới tuyển. Và 25% các học viên từ các trường đào tạo nghề không đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức chuyên môn cũng như tay nghề trong các doanh nghiệp. Môn: Giáo Dục Đại Học Thế Giới và Việt Nam GVGD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Đề tài: Giảng viên v à Sinh viên 14 Nhóm 03 Theo khảo sát của trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn có khoảng 26,2% cử nhân đại học ra trường nhưng không có việc làm. Bên cạnh đó, 70,8% cử nhân ra trường lại làm những công việc trái ngành nghề được đào tạo, chỉ có khoảng 19% cử nhân làm đúng ngành nghề được đào tạo. Tình trạng chất lượng sinh viên ngày càng đi xuống có nhiều nguyên nhân. M ột số nguyên nhân tiêu biểu như:  Cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy của nhiều trường đại học, cao đẳng không đáp ứng tốt cho việc giảng dạy. Nhiều trường đại học, cao đẳng phải thuê cơ sở vật chất để giảng dạy. Thư viện trường chỉ được đầu tư qua loa, chủ yếu là để đối phó. Các đầu sách trong thư viện thiếu cả về số lượng và chất lượng.  Quy chế giảng dạy vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế: nhiều sinh viên cho rằng: “chán học, bỏ học, ít học” cũng một phần bắt nguồn từ quy chế giảng dạy ở các trường đại học. Các chương trình học ở các trường đại học vẫn còn quá nặng lí thuyết, nhiều giờ học vẫn theo hình thức “thầy giảng trò chép”, ít thực tế. Hơn nữa, nhiều trường đại học vẫn theo quy chế chỉ xét điểm tổng kết của sinh viên trong kì thi cuối kì (thi học phần), những điểm trong kì (thi học trình) chỉ là điều kiện để đánh giá sinh viên có được tham gia kì thi cuối kì không mà thôi. Quy chế đó đã dẫn đến tư tưởng xấu ở không ít các bạn sinh viên là: trong năm chỉ cần thi sao cho “vừa khung” (đạt điểm 5 ở mỗi học trình. Tư tưởng đó dẫn đến tình trạng sinh viên không tự giác học, lười học, lười chuẩn bị bài trước khi đến lớp, bài thi học trình thì làm qua loa, miễn là đủ điều kiện.  Tính tự giác của sinh viên ngày càng thấp: Theo thầy Đan Tâm, Nguyên hiệu trưởng trường Đại học Công Đoàn nhận xét: “Trong thực tế và theo thống kê xác suất, chỉ có khoảng 20%, tức là 1/5 số sinh viên có bản lĩnh và ý thức tự giác học tập, còn nữa thì không chăm học và lười học. Trong thực tế, sinh viên nước ta hiện nay còn quá nhiều thời gian nhàn rỗi, không đầu tư tối đa cho học tập và nghiên cứu khoa học thì làm sao Môn: Giáo Dục Đại Học Thế Giới và Việt Nam GVGD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Đề tài: Giảng viên v à Sinh viên 15 Nhóm 03 trở thành sinh viên giỏi, thành người lao động có tài năng sau khi ra trường”. Sử dụng Internet quá nhiều: theo một cuộc khảo sát về thời gian biểu của 100 bạn sinh viên ở các trường đại học khác nhau tại Hà Nội. Kết quả đã cho thấy, ngoài thời gian học chính trên trường, thì việc tự học của các bạn chỉ chiếm 9% lượng thời gian trong một ngày. Trong khi đó, việc sử dụng Internet lại “ngốn” của các bạn tới hơn 21%, tương đương với việc thời gian trung bình cho việc truy cập mạng là 5 giờ một ngày. Đối với nhiều bạn sinh viên, lên mạng đọc tin tức hay hỗ trợ cho việc học là không nhiều, mà thay vào đó là tán gẫu với bạn bè, nghe nhạc, chơi games,… III. Giảng viên và sinh viên trong hệ thống giáo dục đại học ngoài công lập 1. Giảng viên 1.1. Số lượng giảng viên Trong xu hướng chung của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, hệ thống giáo dục đại học ngoài công lập đang lâm vào tình trạng thiếu nguồn nhân lực giảng dạy một cách trầm trọng. Rất nhiều trường đại học, cao đẳng có lượng giảng cơ hữu rất ít. Đa số, đội ngũ giảng viên của họ là giảng viên thỉnh giảng từ các trường đại học, cao đẳng lớn trong cả nước hoặc từ các doanh nghiệp. Với số lượng giảng viên cơ hữu ít và giảng viên thỉnh giảng cũng không ổn định, do vậy việc đào tạo tại trường cũng rất khó khăn và thiếu tính liên tục do không có sự thống nhất về mặt chuyên môn của chương trình đào tạo. Những giảng viên cơ hữu kiêm luôn việc tham gia quản lý các công việc của trường, do vậy họ không đủ thời gian để nghiên cứu và trao dồi chuyên môn. Tuy vậy, giảng viên của một số trường ngoài công lập được trả lương cao hơn so với các trường công lập, họ được trả lương tương xứng với công sức đã bỏ ra. Do vậy, một số trường công lập, giảng viên chỉ đến giảng dạy cho đủ số tiết quy định, còn phần lớn họ dành thời gian nhiều để tham gia giảng dạy tại các trường tư. Theo dự thảo quy chế trường đại học tư thục đưa ra quy định: các trường phải có tối thiểu 20% giảng viên cơ hữu. Lập tức, nhiều trường đại học, cao đẳng đã có nhiều ý kiến phản đối với lý do không khả thi. Tại nhiều trường, giảng viên cơ hữu Môn: Giáo Dục Đại Học Thế Giới và Việt Nam GVGD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Đề tài: Giảng viên v à Sinh viên 16 Nhóm 03 chỉ chiếm một phần nhỏ trong đội ngũ giảng viên của trường. Trường ĐHDL Cửu Long (Vĩnh Long) có 72 giảng viên cơ hữu, 333 giáo viên thỉnh giảng. Con số này ở trường ĐHDL Đông Đô là 70 và 356. Tuy nhiên, không ít trường, tỷ lệ này đã đạt tới mức 50/50. Trường ĐHDL Lương Thế Vinh (Nam Định) đã có 20 giảng viên cơ hữu, 20 giảng viên thỉnh giảng. Trường ĐHDL Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM có 105 giảng viên cơ hữu, 193 giảng viên thỉnh giảng. Tại trường ĐHDL Quản lý Kinh doanh Hà Nội, tỷ lệ giảng viên cơ hữu chiếm tới hơn 52%. Trong số hơn 300 giảng viên, trường ĐHDL Hải Phòng, cũng có tới 140 giảng viên cơ hữu. Từ đầu năm 2012, Bộ GD&ĐT đã tiến hành thanh tra các trường ĐH, CĐ trên cả nước và phát hiện nhiều trường còn khó khăn về cơ sở vật chất và thiếu thốn về đội ngũ giảng dạy. Trong đó, bảy trường có dưới 50 giảng viên cơ hữu và không hợp đồng dài hạn, 42 ngành đào tạo đại học chưa có tiến sĩ đúng ngành, 25 ngành cao đẳng chưa có thạc sĩ đúng ngành. Qua thanh tra, nhiều trường ĐH, CĐ và nhiều ngành học đang bị thiếu giảng viên. Đơn cử như trường đại học Văn Hiến (TP Hồ Chí Minh) có 4.947 sinh viên nhưng chỉ có 57 giảng viên cơ hữu, tỷ lệ sinh viên/giảng viên là gần 87/1; trường cao đẳng Công nghệ thông tin TP Hồ Chí Minh có 6.420 sinh viên nhưng chỉ có 76 giảng viên, tỷ lệ sinh viên/giảng viên là 84,5/1. Tại nhiều cơ sở đào tạo, nhất là các cơ sở mới được thành lập và cơ sở tư thục, số lượng giảng viên thỉnh giảng cao hơn nhiều lần so với đội ngũ cán bộ cơ hữu làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đào tạo của nhà trường. Một số trường có số lượng giảng viên thỉnh giảng gấp 2 lần số giảng viên cơ hữu; cá biệt có trường chỉ có 53 giảng viên cơ hữu, trong khi số giảng viên thỉnh giảng là 375. Không ít trường hợp danh sách giảng viên thỉnh giảng của một số trường trùng nhau, tập trung vào một số Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ. Việc sử dụng quá đông giảng viên thỉnh giảng một mặt làm cho cơ sở đào tạo khó chủ động thực hiện kế hoạch đề ra và chất lượng đào tạo không cao do giảng viên thỉnh giảng ít có điều kiện tham gia sinh hoạt chuyên môn tại Môn: Giáo Dục Đại Học Thế Giới và Việt Nam GVGD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Đề tài: Giảng viên v à Sinh viên 17 Nhóm 03 cơ sở thỉnh giảng và không có thời gian tập trung nghiên cứu, nâng cao chất lượng giảng dạy. Bảng 2: Cơ cấu giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng Để thực hiện đúng như tiêu chí của Bộ GD&ĐT, nhiều trường cũng gấp rút tuyển dụng giảng viên cơ hữu nhưng để tuyển được đội ngũ giảng viên này thì lại rất khó. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, hiệu trưởng trường đại học Nguyễn Tất Thành, cho biết: “trường đang có nhu cầu tuyển thêm 150 giảng viên, ưu tiên người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ nhưng hiện rất khó tuyển vì không có nguồn”. Tại Trường đại học Văn Lang, tổng quy mô đào tạo hiện nay của trường là 10.000 sinh viên, thì phải cần khoảng 400 giảng viên nhưng hiện số giảng viên của trường chỉ đạt khoảng 320, như vậy trường sẽ cần phải tuyển thêm 80 giảng viên nhưng hiện vẫn chưa có nguồn tuyển. Tương tự, nhiều trường đại học, cao đẳng tại Tp. Hồ Chí M inh cho biết: Tuyển được người có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ rất khó nên nhiều trường đành phải tuyển những người có trình độ đại học rồi từ đó tổ chức đào tạo dần lên thạc sĩ, tiến sĩ thì may ra mới đủ được số lượng giảng viên cơ hữu theo đúng tiêu chuẩn đặt ra. 1.2. Chất lượng giảng viên Chất lượng đội ngũ giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng đang được các nhà quản lý giáo dục và xã hội quan tâm, đặc biệt là đội ngũ giảng viên tại các trường Năm học 2006-2007 2007-2008 2008-2009 Tổng số GV (người) 22.792 26.798 30.121 GV cơ hữu Tổng số 16.536 18.827 21.075 Công lập 14.750 16.360 18.270 Ngoài công lập 1.786 2.467 2.805 GV thỉnh giảng Tổng số 6.256 7.971 9.046 Công lập 3.233 4.213 4.624 Ngoài công lập 3.023 3.758 4.422 Môn: Giáo Dục Đại Học Thế Giới và Việt Nam GVGD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Đề tài: Giảng viên v à Sinh viên 18 Nhóm 03 đại học, cao đẳng ngoài công lập. Bởi vì, đội ngũ giảng viên chưa được kiểm định chất lượng và do các trường tuyển “đại trà” nhằm đảm bảo số lượng giảng viên cơ hữu theo quy định nhưng chưa thể hiện được chất lượng của giáo dục. Tuy nhiên, "người nhà" hay "người mời" thì điều đáng quan tâm hơn cả là chất lượng đội ngũ giảng viên. Trường ĐHDL Quản lý Kinh doanh Hà Nội thì dạy kinh nghiệm thực tế kinh doanh cho sinh viên bằng cách nhận giảng viên là những người đã từng hành nghề "đi buôn". Trường ĐHDL Thăng Long, ĐHDL Văn Hiến và nhiều trường khác dùng cách "sinh viên đánh giá giảng viên" để tạo động lực cải thiện chất lượng giảng dạy của người thầy. Mới đây, trường ĐHDL Phương Đông vừa tiếp nhận một trường hợp giảng viên đã hoàn thành chương trình sau ĐH ở nước ngoài về và một sinh viên giỏi của trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Theo ông Trần Trọng Miêng, trường ĐH Mở - Bán công TP.HCM , vẫn có một thực tế là lực lượng thỉnh giảng thì bận rộn công việc của trường chính, ít thời giờ đầu tư cải tiến phương pháp giảng dạy nên vẫn theo cách giảng cũ, thậm chí có thầy đọc cho sinh viên ghi. Còn GVCH, đa số là sinh viên của chính trường mới tốt nghiệp, chưa vào ngạch giảng viên; một số là cán bộ quản lý tham gia giảng lại ít thời giờ chuẩn bị, nên cứ theo cách cũ: đọc giáo án, giáo trình tóm tắt cho sinh viên chép. Tuy nhiên, trong nỗ lực cải thiện chất lượng để hướng tới mục tiêu xa hơn, nhiều trường ĐH đã có kế hoạch dài hơi để cải thiện chất lượng đội ngũ giảng viên. Tuyển người mới và cho đi học sau ĐH trong và ngoài nước, là cái cách mà nhiều trường đang ráo riết thực hiện. Trường ĐHDL Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM có chủ trương: Giảng viên nào đi học bổ túc, thiếu tiền, nhà trường cho vay. Học ở nước ngoài học bổng ít quá không đủ thì được nhà trường chu cấp hoặc cho vay tuỳ từng hoàn cảnh, đối tượng. Trước khi đi đều ký hợp đồng với trường thậm chí để ràng buộc thêm một số người có cả gia đình ký nếu không về gia đình chịu trách nhiệm. Trong nỗ lực này, các trường ngoài lập lại "vướng" phải cái khó do quan niệm: trường dân lập là trường của nó! Theo Hiệu trưởng trường ĐHDL Hải Phòng Trần Hữu Nghị, giáo viên trường ngoài công lập vẫn còn bị phân biệt đối xử trong bình bầu Môn: Giáo Dục Đại Học Thế Giới và Việt Nam GVGD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Đề tài: Giảng viên v à Sinh viên 19 Nhóm 03 các danh hiệu, phong học hàm học vị. Khi đi thi, đi học nghiên cứu sinh, thạc sĩ, các GVCH của trường dân lập vẫn bị xem như thí sinh tự do, tiền học phí phải trả cao nhất. Tuy nhiên, một số trường ngoài công lập cũng chú trọng đến chất lượng đào tạo chẳng hạn như đại học FPT, RMIT. Đối với các trường này, khi tuyển giảng viên đều thông qua việc thi tuyển, các giảng viên ngoài đáp ứng yêu cầu chuyên môn phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ. Về giáo trình đào tạo đều có sự thống nhất và liên kết chặt chẽ mang tính hệ thống, các giảng viên tham gia đào tạo đều bám sát theo giáo trình của nhà trường tránh tình trạng giảng dạy không mạch lạc và rời rạc về kiến thức giữa môn học. Do vậy, giảng viên tham gia cũng đều là giảng viên giỏi và được trả thù lao tương xứng với trình độ của họ. Tóm lại, hầu hết các trường ngoài công lập hiện nay đang thiếu giảng viên cơ hữu và phần lớn là giảng viên thỉnh giảng nhằm giảm bớt về mặt kinh phí trả lương giảng viên. Giảng viên cơ hữu lại kiêm nhiệm thêm các công việc của khoa và trường và không còn thời gian để trao dồi thêm chuyên môn. Không những thế, các trường lại không chú trọng đến sự phát triển lâu dài của đội ngũ giảng viên về mặt chất lượng chuyên môn phục vụ cho công tác giảng dạy và phát triển chất lượng tình hình giáo dục của trường. 2. Sinh viên 2.1 Số lượng sinh viên Có một nghịch lý xảy ra ở các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập là: số lượng trường được thành lập ngày càng nhiều, số ngành học và chỉ tiêu tăng tuyển sinh tăng lên hằng năm. Tuy nhiên, số lượng sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đang giảm một cách rõ rệt. Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đ ào tạo, nếu như năm học 2010 - 2011, tỷ lệ sinh viên ngoài công lập là 15,4%, thì năm 2011 - 2012 giảm xuống 15% và năm 2012 - 2013 còn 14%. Trong khi đó, từ năm 1999 đến năm học 2012 - 2013, các trường đại Môn: Giáo Dục Đại Học Thế Giới và Việt Nam GVGD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Đề tài: Giảng viên v à Sinh viên 20 Nhóm 03 học, cao đẳng công lập tăng từ 131 lên 338 trường, ngoài công lập tăng từ 22 lên 83 trường. Trong kỳ thi tuyển sinh năm 2013, rất nhiều trường ngoài công lập chỉ tuyển được dưới 50% chỉ tiêu. Thí sinh cứ nộp hồ sơ là được “mời” nhập học nhưng tình trạng “khát” sinh viên vẫn phổ biến khi rất nhiều trường chỉ tuyển được dưới 50% chỉ tiêu. Ở phía Bắc, Trường đại học Chu Văn An là một trong những trường bi đát nhất vì chỉ nhận được 75 hồ sơ xét tuyển. Trường đại học dân lập Hải Phòng vẫn còn thiếu hàng trăm chỉ tiêu hệ đại học và càng khó khăn hơn đối với hệ cao đẳng cũng như trung học chuyên nghiệp. Trường đại học Lương Thế Vinh cũng rơi vào hoàn cảnh khó khăn tương tự với lượng thí sinh nhập học rất ít ỏi. Trường đại học Hà Hoa Tiên chỉ nhận được khoảng 200 bộ hồ sơ. Có thể nói đây cũng là con số “trong mơ” bởi kỳ tuyển sinh năm 2012, trường hầu như không tuyển được hồ sơ nào và không mở được lớp học nào. Tuy nhiên, khi kết thúc xét tuyển nguyện vọng đợt 1 (ngày 10/9), lãnh đạo trường cho biết chỉ có khoảng chục bộ hồ sơ đăng ký học. Các trường Đại học Thành Tây, Đại học Thành đô, Đại học Nguyễn Trãi… tình hình cũng không khả quan hơn. Ngay cả một trường ngoài công lập khá lâu năm như Đại học Dân lập Hải Phòng cũng không ngoại lệ. Theo Hiệu trưởng Trần Hữu Nghị, trường này chỉ tuyển được khoảng 50%. Nguyên nhân của tình trạng này được các trường lý giải là do số lượng trường đại học quá nhiều, thí sinh có nhiều lựa chọn. Trong khi đó, các trường công lập lấy điểm chuẩn không cao, học phí thấp hơn trường ngoài công lập nên được thí sinh ưu ái hơn. Theo ông Nguyễn Văn Nhã, Hiệu trưởng trường Đại học Nguyễn Trãi nói "Học phí cao cùng với việc uy tín của các trường tư không bằng các trường công nên có thể thí sinh không mặn mà.” M ột nguyên nhân nữa khiến cho số lượng hồ sơ sinh viên nộp vào các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập bị giảm xuống rõ rệt là: Trong 10 năm trở lại đây, Môn: Giáo Dục Đại Học Thế Giới và Việt Nam GVGD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Đề tài: Giảng viên v à Sinh viên 21 Nhóm 03 trường đại học công lập ở các địa phương ra đời liên tục. Các trường này được nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cấp đất và học phí thấp hơn rất nhiều so với các trường ngoài công lập. Nên hầu hết các sinh viên không có điều kiện về kinh tế sẽ chọn lựa các trường đại học, cao đẳng địa phương. Bên cạnh đó, kết quả tuyển sinh đại học, cao đẳng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như uy tín, danh tiếng, truyền thống của nhà trường; số lượng, chất lượng, kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý; cơ sở vật chất, điều kiện học tập và sinh hoạt, môi trường sư phạm; vị trí địa lý của nhà trường. 2.2. Chất lượng sinh viên Hầu hết sinh viên của các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập được xếp theo diện sinh viên bậc 2 so với các trường công lập. Các sinh viên giỏi có điểm thi cao thường nộp hồ sơ vào các trường điểm có thương hiệu, có uy tín cao. Đa số các sinh viên nộp hồ sơ vào các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập có điểm thi thấp và học lực trung bình khá. Nguyên nhân này làm ảnh hưởng nhiều đến quá trình đào tạo tại trường và chất lượng đầu ra của sinh viên thường thấp hơn các trường khác. M ột yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của sinh viên nữa là: ý thức học tập của sinh viên ngày nay không cao. Khi sinh viên sống xa nhà, sinh viên không còn lo lắng về giờ giới nghiêm, không phải bận tâm tìm lý do để đi chơi cùng bạn bè, không phải nghe những lời phàn nàn khi lỡ “ nướng” tới trưa… Nhưng cũng chính vì sự tự do đó mà sinh viên trì hoãn, bỏ bê việc học tập. Lịch học không hợp lý: Sinh viên thường đi học nhiều môn học để bổ sung kiến thức cũng như kỹ năng, tuy nhiên các em chưa biết phân bổ thời gian hợp lý, dẫn đến việc chán nản khi đi học và lo sợ khi đến mùa thi. Phương pháp học tập không đúng: Không có động lực học, không có hứng thú với môn học, không có mục tiêu học tập rõ ràng nên sinh viên thường nghỉ học, đợi đến lúc điểm danh mới vô lớp hoặc đi học nhưng đâu óc không tập trung. M ức học phí tại các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập quá cao so với các trường công lập Môn: Giáo Dục Đại Học Thế Giới và Việt Nam GVGD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Đề tài: Giảng viên v à Sinh viên 22 Nhóm 03 Tại Trường ĐH Kinh tế - tài chính TP.HCM, mức học phí được thông báo khi bắt đầu tuyển sinh năm 2013 là 7,4 triệu đồng/tháng, chưa kể học phí tiếng Anh. Nếu tính một năm học có 10 tháng thì tổng học phí lên đến 74 triệu đồng/năm. Đây là trường ĐH ngoài công lập có mức học phí cao nhất hiện nay, dù chương trình đào tạo so với các trường ĐH khác cơ bản giống nhau. Tại Trường ĐH Hoa Sen, học phí cũng rất cao, từ 35-38 triệu đồng/10 tháng đối với chương trình tiếng Việt và từ 41-43 triệu đồng/10 tháng đối với chương trình tiếng Anh. Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn: 41-48 triệu đồng/năm đối với chương trình tiếng Việt và 109-119 triệu đồng/năm đối với chương trình dạy bằng tiếng Anh hoặc chuyển tiếp du học. Trường ĐH Tây Đô, Võ Trường Toản thu học phí nhóm ngành y dược ĐH lên đến gần 40 triệu đồng/năm, trong khi cũng với nhóm ngành này nhiều trường chỉ thu ở mức chưa đến 20 triệu đồng/năm. Nhiều trường thu học phí theo tín chỉ thì đơn giá cũng khá cao, dao động 400.000-800.000 đồng/tín chỉ. Không chỉ thu học phí cao, nhiều trường cũng đều đặn tăng học phí hằng năm. M ức tăng được các trường thông báo là 5-10%/năm. Chẳng hạn, học phí học kỳ I năm học 2012-2013, Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM thu 460.000 đồng/tín chỉ bậc ĐH, và đến học kỳ I năm học 2013-2014, học phí một tín chỉ bậc Đ H được nâng lên 520.000 đồng. Như vậy mỗi tín chỉ đã tăng 60.000 đồng. Nếu tính cho một chương trình đào tạo bốn năm với 140 tín chỉ thì học phí khóa sau so với khóa trước tăng đến 8 triệu đồng. Tuy nhiên, chất lượng đầu ra của sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập chưa được đảm bảo. Chỉ một số trường như: đại học Hoa Sen, đại học Tôn Đức Thắng, đại học FPT, … thì chất lượng đầu ra của sinh viên được các doanh nghiệp chấp nhận. Bên cạnh đó, các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập do thiếu cơ sở vật chất nên hầu hết sinh viên chỉ được học lý thuyết suôn. Ít được thực hành thực tế và không quan tâm đến công tác thực tập tại doanh nghiệp cho sinh viên. Môn: Giáo Dục Đại Học Thế Giới và Việt Nam GVGD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Đề tài: Giảng viên v à Sinh viên 23 Nhóm 03 Tóm lại, sinh viên ngoài công lập hiện nay đang giảm dần số lượng vì sinh viên cũng hiểu rõ chất lượng giáo dục giảm đáng kể của các trường ngoài công lập và các doanh nghiệp không đánh giá cao đối với các sinh viên của một số trường ngoài công lập. Đối với các trường ngoài công lập có chất lượng thì chi phí cao, một số sinh viên không có khả năng tham gia học. Môn: Giáo Dục Đại Học Thế Giới và Việt Nam GVGD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Đề tài: Giảng viên v à Sinh viên 24 Nhóm 03 Chương III: Giải pháp và k iến nghị Giáo dục đại học có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh nền kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, cung cấp hàng triệu nhân lực có trình độ cao làm nòng cốt phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước, nhưng Giáo dục đại học nước ta hiện nay cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Chất lượng đào tạo nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Chất lượng đội ngũ giảng viên đại học có vai trò quyết định trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục. Do vậy, việc phát triển đội ngũ giảng viên đại học được coi là giải phát đột phá trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. M ột trong những giải pháp nhóm đưa ra nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đối với các trường ngoài công lập như sau: a. Về mặt quản lý nhà nước: - Giám sát chặt chẽ các trường ngoài công lập về đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo. - Thực hiện chính sách phát triển chất lượng giảng viên chẳng hạn: thường xuyên tổ chức các hội thảo công nghệ trong các lĩnh vực cho giảng viên, tổ chức các lớp nghiệp vụ chuyên và không chuyên để bồi dưỡng bổ sung kiến thức cho giảng viên, xây dựng các phòng thí nghiệm mang tính cộng đồng để giảng viên có thể tham gia nghiên cứu, đào tạo bồi dưỡng giảng viên tu nghiệp quốc tế, giao lưu và hội nhập với nền giáo dục của các nước phát triển. - Nâng bậc lương cho giảng viên, thực hiện các chính sách ưu tiên đối với giảng viên trong các lĩnh vực, dịch vụ có liên quan đến giáo dục chẳng hạn: giảm cước dịch vụ internet (hiện nay tập đoàn viễn thông VNPT đã thực hiện), giảm giá thành sách, giáo trình, đĩa tư liệu, … Môn: Giáo Dục Đại Học Thế Giới và Việt Nam GVGD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Đề tài: Giảng viên v à Sinh viên 25 Nhóm 03 - Tổ chức các cuộc thi mang tầm quốc gia để đánh giá chất lượng giảng viên của các trường trên toàn quốc. b. Về mặt quản lý nhà trường - Xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu phải đủ số lượng theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo. - Có kế hoạch, chiến lược cụ thể mang tính lâu dài trong việc phát triển đội ngũ giảng viên của trường về mặt chất lượng và số lượng. - Nâng bậc lương giảng viên tương xứng với sự đóng góp của họ. - Tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các giảng viên của các trường trong nước và ngoài nước. - Thực hiện thường xuyên chính sách đào tạo đội ngũ giảng viên từ lực lượng sinh viên giỏi của nhà trường. - Thường xuyên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa giảng viên với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. - Có chính sách phù hợp để người giảng viên không những tham gia giảng dạy tại trường mà còn có sự đóng góp tích cực về mặt trí lực trong sự phát triển của nhà trường. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng sinh viên trong hệ thống giáo dục đại học ngoài công lập. Nhóm chúng tôi cũng đưa ra một số giải pháp như sau: a. Về mặt quản lý nhà nước - Giám sát chặt chẽ và kịp thời giải quyết đối với việc tuyển sinh đầu vào của các trường ngoài công lập, chẳng hạn: về số lượng tuyển sinh, tỷ lệ giữa sinh viên và giảng viên cơ hữu, cơ sở vật chất và diện tích sàn của trường phải đảm bảo và đáp ứng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Phổ biến rộng rãi, tư vấn kịp thời cho sinh viên trước khi thi đại học hay chọn trường học cho phù hợp. Môn: Giáo Dục Đại Học Thế Giới và Việt Nam GVGD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Đề tài: Giảng viên v à Sinh viên 26 Nhóm 03 - Thực hiện chính sách phát huy năng lực của các sinh viên giỏi, tích cực hơn nữa về việc tạo môi trường cho sinh viên tham gia các hoạt động khoa học, nghiên cứu, giao lưu và hội nhập với sinh viên trong và ngoài nước. - Thực hiện các chính sách sinh viên kết nối doanh nghiệp nhằm tạo cầu nối cho sinh viên có điều kiện thuận lợi hơn trong việc phát triển chuyên ngành và đóng góp trí lực cho nước nhà. b. Về mặt quản lý nhà trường - Xác định trọng tâm “Chất lượng là hàng đầu” nhằm có kế hoạch đào tạo và phát triển nhà trường một cách bền vững và lâu dài, trong đó đảm bảo chất lượng, nâng cao trình độ sinh viên là một phần không thể thiếu. - Cần tuyển sinh đầu vào đáp ứng điều kiện của trường về mặt số lượng và chất lượng. - Kết nối doanh nghiệp và sinh viên nhằm tạo điều kiện cho sinh viên nâng cao kiến thức và kỹ năng thực tế. - Phải có sự thống nhất và quán triệt tư tưởng giữa hội đồng trường và cấp quản lý Ban Giám hiệu nhằm có sự đồng thuận cùng phát triển. Tránh tình trạng xung đột nội bộ làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và quản lý. Môn: Giáo Dục Đại Học Thế Giới và Việt Nam GVGD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Đề tài: Giảng viên v à Sinh viên 27 Nhóm 03 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Phạm Lan Hương, “Giáo dục hội nhập quốc tế”, NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM, năm 2013. [2]. Ths. Đỗ Thị Hòa, “Chính sách phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học ngoài công lập”, năm 2009. [3]. Phạm Duy Hiển, “Khoa học và đại học Việt Nam qua những công bố quốc tế gần đây”, báo tia sáng online, ngày 10/11/2008. [4]. Bài: “Số lượng giảng viên nhiều trường ĐH quá thấp”, website: kenhtuyensinh.vn, ngày 04/05/2012. [5]. ThS. Lê Thị Phương Nam, ThS. Hoàng Văn Lợi, “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học giai đoạn 2010- 2015”, website Viện nghiên cứu lập pháp, ngày 09/06/2012. [6]. Hồng Hạnh, “Giải quyết bài toán 50% giảng viên chưa có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ”, báo dân trí online, ngày 13/06/2012. [7]. Đan Nguyên, “Giảng viên đại học vừa mỏng, vừa yếu”, báo tin tức online, ngày 26/06/2012 [8]. Bài: "Khủng hoảng giáo dục Đại học Việt Nam", báo giáo dục việt nam online, ngày 08/09/2013. [9]. An Hoàng, “Vì sao sinh viên chê đại học ngoài công lập?”, website: news.zing.vn, ngày 27/09/2013. [10]. Bài: “Trường Đại học dân lập thấp thỏm xét tuyển”, website: kenhtuyensinh.vn, ngày 28/09/2013. [11]. Khánh An, “Tuyển sinh 2013: Trường ngoài công lập ế hàng”, website: petrotimes.vn,ngày 10/11/2013. [12]. Chi Mai, “Những thống kê thú vị về giáo sư Việt Nam”, báo vietnamnet online, ngày 18/11/2013 Môn: Giáo Dục Đại Học Thế Giới và Việt Nam GVGD: PGS.TS. Phạm Lan Hương Đề tài: Giảng viên v à Sinh viên 28 Nhóm 03 [13]. Trần Thanh M inh, “Giảng viên ĐH: Lời cảnh báo của con số”, website đại học văn hóa Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhom_03_0077.pdf
Luận văn liên quan