Đề tài Vấn đề nhập cư ở thành phố Hồ Chí Minh và hậu quả kinh tế xã hội của nó

Kết quả nghiên cứu đề tài đã đạt được: - Đề tài đã tổng quan có chọn lọc vấn đề lí luận về di cư, đặc biệt chú ý đến vấn đề di cư tự do, di cư nông thôn- đô thị. Đề tài đã phân tích các nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình di cư, phân tích sự khác biệt về di cư theo thời gian và không gian, theo các hình thức tổ chức di cư khác nhau. - Trong khi đánh giá những ảnh hưởng của nhập cư theo thời gian đối với sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường của thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã khẳng định những đóng góp của người nhập cư vào sự phát triển kinh tế- xã hội thành phố Hồ Chí Minh và những mặt tiêu cực của quá trình di cư đối với cả nơi đi và nơi đến. - Đề tài cũng cố gắng đề ra các giải pháp, kiến nghị nhằm sử dụng hợp lí nguồn nhân lực nhập cư vào Tp. Hổ Chí Minh, nâng cao đời sống cua người nhập cư nói riêng và dân cư TP.HCM nói chung. - Đề cũng đề ra một số biện pháp hữu hiệu để giảm bớt gánh nặng di cư cho các vùng xuất, nhập cư.

pdf109 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 4140 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề nhập cư ở thành phố Hồ Chí Minh và hậu quả kinh tế xã hội của nó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lên từ 6,1% lên 18,2% (**). Nhìn chung có sự gia tăng số lao động trong khu vực ngoài quốc doanh thu hút phần lớn ngƣời dân di cƣ tự do, các xí nghiệp, cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh tăng nhanh về số lƣợng và quy mô sản xuất, phần lớn là những xí nghiệp vừa và nhỏ, trình độ khoa học kĩ thuật chƣa cao, nên dễ dàng tiếp nhận lao động nhập cƣ. Mặt khác các xí nghiệp ngoài quốc doanh cũng muốn sử dụng lao động nhập cƣ nhiều hơn, vì giá lao động nhập cƣ thƣờng rẻ hơn lao động tại chỗ từ 15% đến 20%. Ngƣời lao động nhập cƣ đã đƣợc các doanh nghiệp triệt để khai thác nhƣ "mỏ nhân lực" rẻ mạt lại có thể tránh đƣợc các khoản chi phí cho các loại bảo hiểm khác nhờ các hợp đồng thời vụ ngắn hạn. Giá nhân công rẻ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất nhƣng cũng là một yếu tố cạnh tranh gây thiệt hại cho lao động nhập cƣ và sự bất lợi cho Vấn đề nhập cư thành phố Hồ Chí Minh và hậu quả kinh tế xã hội của nó 75 ngƣời lao động tại chỗ, làm căng thẳng thêm vấn đề việc làm vốn đã căng thẳng ở thành phố Hồ Chí Minh. Đƣờng lối đổi mới phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nƣớc và luật đầu tƣ đã thù hút nguồn vốn nƣớc ngoài vào thành phố Hồ Chí Minh thành lập các công ty liên doanh sản xuất và kinh doanh, hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất. Các nhân tố này trở thành lực hút mạnh mẽ dân nhập cƣ vào làm việc ở các xí nghiệp ngoài quốc doanh. Tuy nhiên việc làm của ngƣời nhập cƣ còn có thể coi là tạm bợ, không ổn định. Theo con số điều tra năm 1996 thì chỉ có 68,63% lao động trong độ tuổi có việc làm, nhƣng chỉ có 50,7% trong số đó có việc làm ổn định. Theo con số thống kê của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999 thì số lao động nhập cƣ làm việc giản đơn chiếm tới 16,4% tổng số lao động nhập cƣ: nhƣ đánh giày, giúp việc gia đình 2,7%, Đƣa thƣ, khuân vác, gác cổng 1%, bốc xếp hàng hóa, và các ngành nghề giản đơn trong công nghiệp, nông nghiệp, các ngành nghề buôn bán nhỏ buôn gánh bán bƣng, bán vé dạo, phụ bán cafe, phụ uốn tóc, bán hàng, đi giao hàng hóa cho chủ hàng... Còn đại bộ phận lao động nhập cƣ làm công nhân trong các nhà máy xí nghiệp (làm thợ) chiếm tới 63,3% tổng lao động nhập cƣ. Nhƣ vậy có gần 80% lao động nhập cƣ làm việc trong các lĩnh vực có chuyên môn thấp hoặc không cần chuyên môn nghiệp vụ. Ngƣợc lại số lao động nhập cƣ có trình độ cao tham gia vào các lĩnh vực sản xuất có kĩ thuật cao, số ngƣời tham gia vào công tác lãnh đạo nghiên cứu khoa học hoặc là chuyên viên có tình độ kĩ thuật cao rất ít. Chỉ 0,4% số ngƣời nhập cƣ là lãnh đạo trong các ngành và các đơn vị, những ngƣời có trình độ trung, cao cấp chỉ chiếm 6,3% số ngƣời nhập cƣ. Số ngƣời nhập cƣ đƣợc đào tạo nghề chỉ chiếm 9% tổng số lao động nhập cƣ. Trong đó số ngƣời đƣợc đào tạo về kinh doanh quản trị chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm 19,5%, sau đó là vận tải chiếm 15,9%, các ngành kĩ thuật 15,4%, và ngành giáo dục 10,6% còn lại các ngành nghề khác chiếm 38,6%. Những ngƣời có việc làm ổn định thƣờng làm việc trong các ngành công nghiệp: dệt may, giày da, gỗ, xây dựng, dịch vụ Bảng 2.11: Ngƣời nhập cƣ trong độ tuổi lao động chia theo tình trạng lao động Tình trạng lao đông Tổng số ngƣời Tỉ lệ % so với tổng số Tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động 399.475 100% Vấn đề nhập cư thành phố Hồ Chí Minh và hậu quả kinh tế xã hội của nó 76 l.Có việc làm 274.166 68,63 * Ổn đinh 202448 50,68 * Tạm thời 71718 17,95 2. Chƣa có việc làm 20.719 5,19 *Có nhu cầu 8.8883 2,22 *Không có nhu cầu 11838 2,96 3. Nội trợ 53706 13,44 4.Mất khả năng lao động 6.875 1,72 5. Đang đi học 38.946 9,75 6. Tình trạng khác 5060 1,27 Nguồn: Sở Lao động và Thƣơng binh - Xã hội TP. HCM. Cũng theo số liệu của Sở Thƣơng binh lao động và Xã hội cho đến năm 2000 chỉ riêng quận Tân bình đã có 159.723 ngƣời nhập cƣ thì có đến 60% đến 70% trong số họ làm nghề may công nghiệp. Những ngƣời nhập cƣ khổng có việc làm ổn định cuộc sống rất bấp bênh, họ làm các công việc linh tinh, bất kể những việc gì có thể kiếm đƣợc tiền nhƣ lƣợm ve chai, bán sách báo, vé số dạo, sửa chữa vặt, phụ xe, khuân vác thuê...thậm chí có cả ngƣời ăn xin, gái mãi dâm, trộm cắp có tiền án tiền sự ở các tỉnh chạy vào thành phố trốn tránh pháp luật, tìm cách làm ăn phi pháp. Số có tiền án tiền sự chiếm 25% số ngƣời lang thang. Trong số những ngƣời nhập cƣ thì số ngƣời sống lang thang gây nhiều tệ nạn nhất cho xã hội gây mất mỹ quan thành phố và gây rối trật tự xã hội. Là vấn đề khó khăn cần có sự nỗ lực giải quyết của chính quyền thành phố và lực lƣợng công an. Theo số liệu điều tra, những ngƣời lang thang sống khổ cực họ làm những công việc sau: *Lƣợm phế thải trong rác: 28% *Làm thuê cho các chủ tƣ nhân: 19,7% Vấn đề nhập cư thành phố Hồ Chí Minh và hậu quả kinh tế xã hội của nó 77 *Buôn bán lặt vặt ở chợ: 11,1%. *Bán sách báo thuốc lá lẻ:11,2%. *Sửa xe: 8,6% *Làm thuê không thƣờng xuyên cho các gia đình khác: 6,8% *Làm việc khác: 14,6% 3.3. Nhà ở, mức sống (tiện nghi sinh hoạt) và sự hội nhập cuộc sống của người dân nhập cư ở Thành phố. HCM: *Sự hội nhập của dân nhập cư: Phần lớn ngƣời nhập cƣ có khả năng hội nhập vào cuộc sống thành phố khá nhanh chóng: Nhƣ khả năng tìm kiếm việc làm, tham gia vào các hoạt động sinh hoạt văn hóa xã hội của thành phố. Theo sự điều tra, đánh giá của khoảng 54% số ngƣời nhập cƣ đã nhanh chóng tìm đƣợc việc làm ngay sau khi đến thành phố, hơn 60% ngƣời nhập cƣ đã tìm đƣợc việc làm trong tháng đầu tiên đến thành phố. Trong đó số nam giới tìm đƣợc việc làm nhanh hơn so với nữ giới: khoảng 95% nam nhập cƣ tìm đƣợc việc làm trong năm đầu tiên, trong khi tỉ lệ đó của nữ là 88%. Số lƣợng nữ nhập cƣ ngày càng có khả năng thích ứng cao với cuộc sống đô thị nên thời kì sau, giai đoạn 1994-1996 tỉ lệ nữ tìm kiếm đƣợc việc làm ngay trong tuần đầu tiên ngày tới :42%, trong khi giai đoạn 84-89 chỉ đạt 27%. Số nữ nhập cƣ tìm đƣợc việc ngay trơng tháng đầu tiên là 68% giai đoạn sau so với giai đoạn 84-89 là 51%... Lực lƣợng lao động nữ nhập cƣ ngày càng nhiều và khả năng tìm kiếm việc làm nhanh chống liên quan chặt chẽ với sự gia tăng nhanh chóng ngành dệt may và các ngành thủ công, mĩ nghệ ngày càng phát triển ở thành phố Hồ Chí Minh. Điều này có sự khác biệt với đặc trƣng lao động nhập cƣ ở Hà Nội, số ngƣời nhập cƣ vào Hà Nội có tỉ lệ nam giới cao hơn nữ giới. Số lao động nam vào Hà nội phần lớn làm các việc nặng nhọc trong các công trƣờng xây dựng, khả năng kiếm việc làm ở Hà Nội bấp bênh hơn. Tính chất mùa vụ rõ rệt hơn. Do vậy, ở Hà Nội hình thành nên nhiều chợ lao động nhƣ Giảng Võ, Thanh Nhàn, Láng Hạ, Ngã Tƣ Sở....có nhiều lao động chờ việc mà 100% số đó là nam. Trong khi ở thành phố Hồ Chí Minh vừa dễ kiếm việc , vừa có hệ thống dịch vụ giới thiệu việc làm tạo điều kiện thuận lợi cho cả ngƣời lao động lẫn phía tuyển dụng lao động. * Thu nhập của người dân nhập cư Vấn đề nhập cư thành phố Hồ Chí Minh và hậu quả kinh tế xã hội của nó 78 Phần lớn ngƣời nhập cƣ có thu nhập trung bình thấp hơn thu nhập của ngƣời lao động thành phố, chi có một số lƣợng ít ỏi có thu nhập cao. Mức thu nhập của ngƣời nhập cƣ có sự dao động rất lớn phụ thuộc vào nghề nghiệp của họ và cũng thay đổi theo thời gian. Trong số những ngƣời nhập cƣ làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh thì những ngƣời làm việc trong lĩnh vực dịch vụ thƣờng có thu nhập cao hơn ngành nghề khác. Nhƣng mức trung bình thu nhập của ngƣời nhập cƣ giai đoạn 1984-1989 khoảng 50 USD/ tháng tƣơng đƣơng 544 ngàn đổng/tháng, nhƣng cũng có sự khác biệt giữa nam và nữ, trung bình lƣơng của nam giới cao hơn nữ khoảng 1,3 lần. Những ngƣời có trình độ cao hoặc công nhân viên nhập cƣ theo sự điều động của nhà nƣớc thƣờng có thu nhập cao trung bình 968 ngàn đồng/ tháng cao hơn gần gấp 2 lần lao động phổ thông nhập cƣ làm việc trong các xí nghiệp ngoài quốc doanh. *Tình trạng hộ khẩu của ngươi nhập cư Trong tổng số hơn 1 triệu dân nhập cư vào Thành phố. HCM thì có tới 931.850 người thuộc diện KT3 và 165.850 người thuộc diện KT4 (KT3 là những người đăng kí tạm trú trên 6 tháng, KT4 là những người tạm trú dưới 6 tháng). Phần lớn ngƣời nhập cƣ vào thành phố Hồ Chí Minh chƣa đƣợc nhập hộ khẩu. Theo điều tra sơ bộ của ban chỉ đạo nhập cƣ phố Hồ Chí Minh cho đến tháng 7/1996 có tới 76.186 ngƣời nhập cƣ không có hộ khẩu thành phố. Mặc dù chính sách tự do cƣ trú cho công dân Việt Nam trên toàn bộ lãnh thổ, nhƣng ngƣời nhập cƣ dù có đang sinh sống và im việc ở thành phố Hồ Chí Minh lâu dài nhƣng vẫn không đƣợc hƣởng các quyền lợi, nghĩa vụ cơ bản của ngƣời dân thành phố. Tình trạng hộ khẩu trong nhiều năm đã là rào cản làm cho cuộc sống của ngƣời dân nhập cƣ khó cải thiện đƣợc cả về đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần cho bản thân và gia đình. Chẳng hạn nhƣ con cái họ rất khó vào học các trƣờng công lập, nhà ở không đƣợc cấp chủ quyền do không có hộ khẩu thành phố, đồng hồ điện, nƣớc họ không đƣợc lắp đặt, giá điện, nƣớc từ đó không đƣợc tính theo giá nhà nƣớc hiện hành, mà họ phải câu nhơ, mua lại với giá cao hơn từ 2 tới 3 lần. Điều đó lại là một nhân tố gây thiệt hại rất lớn, làm giảm đáng kể mức sống của ngƣời nhập cƣ so với thu nhập thực tế vốn đã ít ỏi. Do vậy cuộc sống của ngƣời nhập cƣ nơi đô thị chẳng phải là dễ dàng. Hơn nữa, những việc làm ở các xí nghiệp cơ sở có thu nhập khá cao thƣờng từ chối ngƣời lao động nhập cƣ vì họ không có hộ khẩu thành phố. Vì vậy, cơ may có một công việc làm ổn định, thu nhập khá đối với ngƣời nhập cƣ là rất hiếm hoi. Ở thành phố Hồ Chí Minh đang còn gặp khó khăn về vấn đề trƣờng lớp và giáo viên, thì con em của ngƣời nhập cƣ hầu nhƣ không có cơ may đƣợc vào học các trƣờng công lập, nơi mà các học sinh khá giỏi có hộ Vấn đề nhập cư thành phố Hồ Chí Minh và hậu quả kinh tế xã hội của nó 79 khẩu chính thức ở thành phố mới có hy vọng chen chân vào.... Nhƣ vậy, sự tạm trú không có hộ khẩu cũng đồng nghĩa với sự thiệt thòi trong hƣởng thụ các dịch vụ công cộng nhƣ y tế, giáo dục và khả năng phát triển kinh tế đối với ngƣời dân nhập cƣ. Trƣớc tình hình đó, trong năm 1999 chính quyền thành phố đã đề ra một chính sách mới: cho phép những ngƣời nhập cƣ có công việc làm ổn định, thời gian tạm trú dài, có nhà ở trong thành phố, đƣợc nhập khẩu vào thành phố Hồ Chí Minh. Điều này đã tạo điều kiện khá thuận lợi cho ngƣời nhập cƣ có thêm cơ may phát triển sản xuất, cải thiện mức sống của mình, yên tâm xây dựng cuộc sống, góp phần xây dựng thành phố Hồ Chí Minh giàu đẹp. Mặc dù vậy, số ngƣời nhập cƣ đƣợc nhập khẩu thành phố Hồ Chí Minh còn rất khiêm tốn so với tổng số ngƣời nhập cƣ. 4. Nhà ở của người nhập cư: Nhà ở của ngƣời nhập cƣ là vấn đề rất khó khăn, phần lớn họ ở nhờ nhà bà con anh em và ở thuê. Số ngƣời nhập cƣ có nhà ở rất ít, chỗ ở đối với ngƣời nhập cƣ quả thật khó khăn mọi bề và đây không chỉ là nỗi lo riêng đối với ngƣời dân nhập cƣ mà còn là nỗi lo chung của cả thành phố trong khi ngƣời dân thành phố đang vất vả cả cuộc đời để tìm kiếm một nơi ở tiện nghi, thì ngƣời nhập cƣ tìm kiếm một chốn nƣơng thân lại càng khó khăn và vất vả gấp bội phần. Mặc dù vậy ngƣời dân nhập cƣ bằng nhiều cách họ đã tìm đƣợc chốn nƣơng thân theo điều kiện của mình. Phần lớn trong số họ mua lại những căn nhà tạm bợ, lụp xụp không có giấy tờ hợp pháp (giấy tay: thỏa thuận giữa ngƣời mua và ngƣời bán) chiếm tới 32%, số ở nhờ nhà ngƣời khác cũng xấp xỉ 32%, ngƣời thuê nhà chiếm khoảng 9,7%, số còn lại là số ngƣời chiếm đất cát nhà bất hợp pháp. Chỉ một số không lớn ngƣời nhập cƣ có công việc ổn định thu nhập khá cao và số ngƣời nhập cƣ từ các đô thị khác có số vốn tƣơng đối lớn đến thành phố Hổ Chí Minh với mục đích kinh doanh buôn bán thì họ có nhà ở khá tốt và đầy đủ giấy tờ cũng nhƣ các điều kiện cơ bản cần thiết nhƣ điện, nƣớc. Còn lại phần lớn các gia đình nhập cƣ cƣ trú ở khu vực các quận ven nội thành nhƣ Tân Bình, Gò vấp, Bình Thạnh..trong những ngôi nhà tạm bợ đơn sơ trong các xóm lao động nghèo thậm chí thiếu cả điện nƣớc và các công trình vệ sinh tối thiểu... Phổ biến nhất là các nhà ở lấn chiếm đất công tự xây cất ven kênh rạch. Gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt của ngƣời dân nhhập cƣ và vấn đề quy hoạch của thành phố. Số ngƣời nhập cƣ ở nhờ nhà bà con bạn bè thƣờng tập trung ở các quận trung tâm thành phố. Vấn đề nhập cư thành phố Hồ Chí Minh và hậu quả kinh tế xã hội của nó 80 Theo khảo sát của Sở Lao động và Thƣơng binh xã hội thì có tới 61,9% số hộ gia đình nhập cƣ tự do đang cƣ trú trong các ngôi nhà đơn sơ bằng vách lá, gỗ hoặc các vật liệu tạm bợ khác, các hộ cƣ trú trong các ngôi nhà kiên cố khang trang chỉ có khoảng 38,1%. Phần lớn ngƣời nhập cƣ cƣ trú ở các quận huyện ven trung tâm, vì nơi đây là nơi dễ kiếm việc làm đối với dân nhập cƣ nhƣ các công việc từ phụ giúp việc nhà, làm việc trong quán café, quán cơm, cho đến các công việc xây dựng và làm công nhân trong các xí nghiệp may mặc giày da... Nếu đem so sánh nhà ở của ngƣời nhập cƣ với nhà ở của ngƣời sở tại thì có sự chênh lệch rất lớn về mức độ kiên cố, tiện nghi sinh hoạt và cơ sở vật chất phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày nhƣ nhà tắm, nhà vệ sinh bếp núc... III. VẤN ĐỀ DÂN NHẬP CƢ QUỐC TẾ VÀ NHỮNG ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH l.Tình hình nhập cư quốc tế: Ngoài số dân chuyển cƣ từ các tỉnh thành trong cả nƣớc đến thành phố Hồ Chí Minh còn có một số lƣợng ngƣời nƣớc ngoài tới làm việc, công tác tại thành phố Hồ Chí Minh, tuy số lƣợng ngƣời nhập cƣ nƣớc ngoài đến thành phố Hồ Chí Minh không lớn nhƣ ngƣời nhập cƣ trong nƣớc, nhƣng với trình độ khoa học kĩ thuật, khả năng tổ chức và quản lí sản xuất cũng nhƣ nguồn vốn đầu tƣ, việc tổ chức quản lí kinh tế của ngƣời nhập cƣ nƣớc ngoài đã đem lại sức mạnh mới cho nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Ngƣời nhập cƣ nƣớc ngoài với nguồn vốn, khoa học kĩ thuật công nghệ mới, kinh nghiệm sản xuất đã trở thành một nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế mạnh mẽ ở thành phố Hồ Chí Minh, góp phần làm tăng nhanh thu nhập quốc dân thành phố Hồ Chí Minh. Số dự án và vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào thành phố Hồ Chí Minh không ngừng tăng lên từ những năm sau đổi mới, cùng với vốn đầu tƣ là số lao động nƣớc ngoài vào thành phố Hồ Chí Minh càng tăng lên. Tuy nhiên số liệu thống kê chƣa thật đầy đủ và số lƣợng lao động nƣớc ngoài đƣợc đăng ký cấp thẻ lao động chính thức còn rất hạn chế, vì các thủ tục còn rất rờm rà khó khăn. Chính bởi vậy có tình trạng lao động nƣớc ngoài đến Việt Nam nhƣng chỉ đăng ký nhập cảnh trong mời hạn 3 đến 6 tháng để tránh các loại thủ tục đăng ký lao động cũng nhƣ các nghĩa vụ tài chính, thuế thu nhập.... Trƣớc năm 1996 có khoảng 3000 lao động nƣớc ngoài đƣợc cấp giấy phép lao động ở thành phố Hồ Chí Minh. Nhƣng theo nhận định của phòng Lao động hợp tác Quốc tế thì con số lao động nƣớc ngoài thực tế ở thành phố Hồ Chí Minh lên tới 12000 ngƣời. Vấn đề nhập cư thành phố Hồ Chí Minh và hậu quả kinh tế xã hội của nó 81 Từ năm 1996 đến nay ở thành phố Hồ Chí Minh mới có khoảng 1150 lao động nƣớc ngoài đƣợc cấp lại giấy phép lao động - Thẻ lao động nƣớc ngoài (theo nghị định 58 -10/1996 về cấp giấy phép cho ngƣời lao động nƣớc ngoài. Theo nghị định này ngƣời lao động nƣớc ngoài vào Việt Nam phải có trình độ đại học trở lên mới cấp "Thẻ lao động") do đó những ngƣời có tay nghề thuộc công ty mẹ đƣa vào Việt Nam nhiều khi họ không làm thẻ lao động mà tự đi vào Việt Nam qua hộ chiếu thƣơng mại. Hiện nay phần lớn số ngƣời đƣợc cấp phép lao động đã hết hạn trở về nƣớc, còn 400 ngƣời có giấy phép lao động làm việc tại Tp. HCM. So với thực tế có khoảng 3500 ngƣời nƣớc ngoài làm việc tại Tp. HCM và khoảng 2000 ngƣời làm việc tại các văn phòng đại diện nƣớc ngoài thì tí lệ cấp giấy phép còn quá ít. Vì thủ tục quá rờm rà, nhƣ vậy vấn đề quản lí nguồn lao động nƣớc ngoài vào thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và toàn quốc nói chung còn nhiều vấn đề bất cập, cần phải nghiên cứu giải quyết cho phù hợp với tình hình thực tế và tạo điều kiện thu hút phát huy những mặt mạnh của nguồn nhân lực này. Đến đầu năm 2000 thông tƣ của Bộ Lao động và Thƣơng binh xã hội đã hƣớng dẫn thực hiện việc cấp giấy phép cho ngƣời nƣớc ngoài. Theo thông tƣ này các thủ tục đã đƣợc đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian và chi phí. Ngƣời lao động nƣớc ngoài chủ yếu làm việc trong các khu chế xuất, các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và một số nhân viên, chuyên gia của các dự án, văn phòng đại diện. Thời gian làm việc của ngƣời nƣớc ngoài từ 1 đến 5 năm. 2. Vấn đề nhập cư của lao động quốc tế: Số lƣợng ngƣời nhập cƣ đến lao động ở thành phố Hồ Chí Minh tuy không lớn, nhƣng chất lƣợng lao động cao, có kinh nghiệm tổ chức quản lí sản xuất, có trình độ khoa học kĩ thuật cao, cùng với số vốn đầu tƣ ngày càng tăng đã có vai trò ngày càng lớn trong việc góp phần nâng cao mức tăng trƣởng kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh. Phần đóng góp của các xí nghiệp nƣớc ngoài trong cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ngày càng tăng lên từ 16,2% năm 1995 đến 24% năm 1998. Giá trị sản lƣợng công nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cũng không ngừng tăng lên nhanh chóng đóng góp một phần quan trọng trong quá trình tăng trƣởng GDP của thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời nguồn nhân lực và vốn đầu tƣ này cũng tạo ra cơ sở quan trọng thúc đẩy sự phát triển các xí nghiệp sản xuất, tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động, nó góp phần làm tăng sức hút của thành phố Hồ Chí Minh đối với nguồn lao động nhập cƣ từ các vùng khác. Vấn đề nhập cư thành phố Hồ Chí Minh và hậu quả kinh tế xã hội của nó 82 Số lao dộng công nghiệp trong khu vực có vốn đẩu tƣ nƣớc ngoài ở thành phố Hồ Chí Minh không ngừng tăng lên lừ 39.486 ngƣời năm 1996 đã lăng lên ba lần vào năm 1998, đạt tới 93.796 ngƣời. Nhƣ vậy vai trò của khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã tạo đƣợc số lƣợng công việc ngày càng nhiêu thu hút nguồn lao động của thành phố và đem lại nguồn Tổng số lao động CN ở TP HCM Lao động công nghiệp có vốn đẩu tƣ nƣớc ngoài thu nhập khá lớn cho thành phố Hồ Chí Minh góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trƣởng GDP của thành phố Hồ Chí Minh. Theo số liệu thống kê chúng ta thấy tốc độ tăng GDP bình quân một năm ở thành phố Hồ Chí Minh là 12,6%/ năm trong giai đoạn 1991-1995 đã do khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đóng góp tới 4,3%. Bảng 2.12: Giá trị sản xuất công nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (theo gía thực tế - triệu đồng) 1995 1996 1997 1998 Tổng số 5.708.338 8.808.810 12.423.562 15.269.997 Công nghiệp 5.708.338 8.785.810 12.301.553 14.595.933 Vấn đề nhập cư thành phố Hồ Chí Minh và hậu quả kinh tế xã hội của nó 83 và chế biến Thực phẩm và đồ uống 2.127.502 3.529.447 3.185.657 3.523.282 Dệt 516.617 613.252 688.542 543.948 Các ngành khác 3529172 4666111 8427354 10528703 Sản xuất phân phối điện nước 23.614 122009 674064 Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kế 1998 - Cục Thống kê TP. HCM Tốc độ tăng trƣởng của khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có xu hƣớng tăng chậm lại trong những oăm gần đây so với sự tăng trƣởng công nghiệp chung của toàn quốc, có thể nhận thấy rất rõ qua bảng số liệu 2.14 Bảng 2.13: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố. HCM (theo giá thực tế- triệu đồng): 1995 1996 1997 1998 Tổng số 35.127.012 45.341.133 56.755.956 63.506.186 Quốc doanh 21.101.994 25.967.338 30.070.224 32.831.173 Ngoài quốc doanh 8.316.680 10.564.985 14.262.170 15.405.016 Đầu tư nước ngoài 5.708.338 8.808.810 12.423.562 15.269.997 Nguồn: Niên giám thống kê Tp. HCM 1998 Trang 61. Biểu 04.03 IV. HẬU QUẢ CỦA VẤN ĐỀ DI DÂN ĐỐI VỚI KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1. Những tác động tích cực : 1.1. Cung cấp lao động cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh: Vấn đề nhập cư thành phố Hồ Chí Minh và hậu quả kinh tế xã hội của nó 84 Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hồ Chí Minh sau chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc, cơ cấu kinh tế thay đổi rõ rệt, ƣu tiên các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tạo điều kiện cho các ngành dệt, may, giày da chế biến thực phẩm phát triển mạnh với nhiều thành phần xí nghiệp quốc doanh, liên doanh, tƣ doanh v.v... do đó nhu cầu lao động tăng cao. Trong đó, nguồn lao động chủ lực cung cấp cho khu vực sản xuất này là ngƣời dân nhập cƣ từ các tỉnh khác tới. Theo con số thống kê thì hơn 60% công nhân ngành xây dựng, dệt may, giày da ở thành phố Hồ Chí Minh là lao động nhập cƣ. Ngoài ra còn một số lƣợng lớn các nhà khoa học từ các vùng khác tới thành phố Hồ Chí Minh đóng góp công trình nghiên cứu hoặc các nhà doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đóng góp vốn và khoa học kĩ thuật tiếp tục kinh doanh góp phần cho thành phố phát triển ngày càng đa dạng về cơ cấu và mạnh mẽ về tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Ngƣời lao động nhập cƣ với đặc điểm riêng về nhân khẩu học có ảnh hƣởng rất lớn đến cơ cấu dân cƣ thành phố Hồ Chí Minh nhƣ tăng tỉ lệ lao động giảm tỉ lệ gánh nặng phụ thuộc ở phố, đặc biệt là tỉ lệ trẻ em thấp, vì phần lớn ngƣời nhập cƣ ở lứa tuổi từ độ tuổi 20- 49 tuổi. 1.2. Giải quyết nạn thất nghiệp và sức ép dân cư, nguồn lao động trên các địa bàn xuất cư có diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp, góp phần điều hòa thu nhập giữa các vùng nông thôn đô thị và cải thiện đời sống dân cư nông thôn. Dân nhập cƣ vào thành phố Hồ Chí Minh đã nhanh chống hội nhập, kiếm đƣợc việc làm khá dễ dàng ngay trong tuần đầu tiên đặt chân đến thành phố Hồ Chí Minh. Ngƣời lao động nhập cƣ ở thành phố Hồ Chí Minh có thu nhập cao hơn nhiều so với vùng xuất cƣ, 70% số ngƣời đƣợc điều tra có thu nhập cao hơn 2 lần so với nơi xuất cƣ, trong đó có tới 40 - 50% có mức thu nhập cao hơn 5 lần nơi xuất cƣ. Phần lớn ngƣời lao động nhập cƣ đều đặn gởi tiền về cho ngƣời thân còn ở lại nơi xuất cƣ. Nhờ vậy, số tiền gởi của ngƣời nhập cƣ ở phố Hồ Chí Minh đã góp phần xóa đói giảm nghèo ở các vùng xuất cƣ. Điều này có tính quy luật đối với ngƣời xuất cƣ không chỉ ở Việt Nam mà đúng đối với các nƣớc khác và cả Trung Quốc: Số dân nông thôn di dân đến thành phố kiếm sống rất nhiều, theo con số chính thức có khoảng 100 triệu ngƣời rời bỏ ruộng đồng lên thành phố kiếm sống từ năm 1979 đến nay. 1.3. Người nhập cư tăng lên đã góp phần làm tăng tỉ lệ thị dân, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa: Quá trình đô thị hóa vốn diễn ra rất chậm chạp trong 20 năm qua do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhƣng quá trình nhập cƣ đã góp phần làm tăng quá trình đô Vấn đề nhập cư thành phố Hồ Chí Minh và hậu quả kinh tế xã hội của nó 85 thị hóa. Đồng thời góp phần giảm bớt sự cách biệt giữa cuộc sống thành thị và nông thôn, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt nông thôn Việt Nam. Đây là quá trình phân công lại lao động, phân phối lại thu nhập giữa các vùng, có ý nghĩa xã hội sâu sắc tạo điều kiện tăng nhanh quá trình công nghiệp hóa ở nƣớc ta, tăng cƣờng phổ biến lối sống đô thị vào vùng nông thôn. Số dân các đô thị lớn tăng lên nhanh trong vài năm gần đây, đặc biệt là dân số thành phố Hồ Chí Minh tăng lên nhanh chóng, chiếm hơn 30% dân số đô thị của toàn quốc. 2. Những tác động tiêu cực. 2.1. Những tác động tiêu cực đối với nơi nhập cư: Dân nhập cư quá đông, tăng nhanh ồ ạt gây sức ép đến cơ sở hạ tầng của thành phố nhƣ nhà ở, điện nƣớc, mạng lƣới giao thông vận tải, gây ách tách giao thông. Những ngƣời nhập cƣ đều có nhu cầu điện nƣớc, nhà ở, trong khi các vấn đề này thành phố đã ở trong tình trạng cung không đủ cầu, điện phải cúp luân phiên giữa các khu vực để đảm bảo sản xuất và sửa chữa, nƣớc không đủ cung cấp cho dân cƣ thành phố (chỉ có khoảng 60% dân cƣ thành phố đƣợc sử dụng nƣớc máy, còn lại phải sử dụng nƣớc giếng đóng. Đƣờng sá giao thông vấn đã trở nên chật hẹp đối với nhu cầu sản xuất lƣu thông buôn bán và sinh hoạt của dân cƣ đô thị, nay lại tăng thêm đội quân buôn bán lặt vặt lấn chiếm lòng lề đƣờng, những ngƣời bán vé số dạo, gánh hàng dong... Gây khó khăn đối với việc tổ chức đời sống sản xuất xã hội: khó khăn về giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động, đáp ứng nhu cầu về y tế giáo dục và nâng cao đời sống cho nhân dân, trong khi cơ sở hạ tầng ở thành phố vốn đã quá tải. Phần lớn những người nhập cư lao động trong các ngành lao động nặng nhọc, phổ thông, tay nghề thấp nên mức sống thấp, thu nhập bấp bênh. Do vậy với số lƣợng lớn dân nhập cƣ thƣờng làm tăng thêm tỉ lệ dân nghèo đô thị. Những ngƣời dân nhập cƣ nghèo lấn chiếm đất công, làm nhà trên kênh rạch, sống tạm bợ trong những căn nhà lụp xụp thiếu thốn các phƣơng tiện tối thiểu cho cuộc sống làm giảm văn minh đô thị, tăng gánh nặng đối với thành phố Hồ Chí Minh. Số dân nhập cƣ phần lớn ở trong độ tuổi lao động và tỉ lệ nữ lớn hơn do đó sẽ làm thay đổi cơ cấu lứa tuổi và giới tính trong dân số thành phố, mặt khác một số không nhỏ lại hành nghề mại dâm hoặc tham gia các ngành nghề bất hợp pháp khác, đó cũng là một trong các vấn xã hội cần quan tâm giãi quyết. Ngoài ra còn gây ra những khó khăn đối với việc quản lí dân số, quản lí an ninh trật tự xã hội, khi ngày càng tăng dân nhập cƣ vào đô thị. Số lƣợng lớn tội phạm hình sự, những kẻ có lệnh truy nã ở các địa phƣơng khác thƣờng trà trộn cùng với ngƣời nhập cƣ lƣơng thiện Vấn đề nhập cư thành phố Hồ Chí Minh và hậu quả kinh tế xã hội của nó 86 gây khó khăn cho vấn đề an ninh của thành phố. Ở thành phố Thƣợng Hải Trung Quốc cũng vậy có tới 60% tội phạm là ngƣời nhập cƣ. Trong nhiều trƣờng hợp ngƣời dân nhập cƣ đem theo lối sống thôn dã vào đô thị, nếu không tổ chức tốt sẽ làm giảm văn minh đô thị. Nhiều nơi dân nhập cƣ ở quá chật chội thiếu điều kiện vệ sinh và phúc lợi tối thiểu nhƣ đƣờng đi, điện, nƣớc các phƣơng tiện vệ sinh v.v... làm ô nhiễm môi trường đô thị gây mất mỹ quan thành phố, đồng thời là các ổ lây lan bệnh tật. Sự lấn chiếm đất công dựng lều trại để ở diễn ra khá phổ biến gây khó khăn cho việc quy hoạch cải tạo thành phố. 2.2 Những tác động tiêu cực đối với nơi xuất cư. Những tác động tiêu cực về mặt xã hội còn xảy ra ở nông thôn nhƣ : mất một lực lƣợng lao động hùng hậu (những ngƣời có sức khỏe tốt, năng động nhất) làm cho công việc sản xuất, và công việc hiện đại hóa ở nông thôn gặp nhiều khó khăn. Vấn đề ngƣời già và phụ nữ nông thôn đang trở thành vấn đề xã hội cần giải quyết, quan hệ xã hội và gia đình gặp nhiều khó khăn khi vắng ngƣời lao động chính. Cơ cấu lứa tuổi và giới tính ở vùng xuất cƣ có sự thay đổi rõ rệt: tỉ lệ ngƣời phụ thuộc tăng cao. Nhƣ vậy, vấn đề nhập cƣ vào Thành phố Hồ Chí Minh là vấn đề kinh tế xã hội phức tạp không chỉ gây ra những ảnh hƣởng tiêu cực, mà còn có nhiều ảnh hƣởng tích cực. Cho nên, giải quyết vấn đề nhập cƣ ở Thành phố Hồ Chí Minh nhƣ thế nào cho phù hợp ?. Có nên "Ngăn sông, cấm chợ" nhƣ những quan niệm di dân là bi kịch hay nên điều tiết cho phù hợp và điều tiết bằng cách nào ? Quản lí dân nhập cƣ ra sao để đạt đƣợc hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất, quả là một bài toán khó, cần phải có lời giải đáp cụ thể chính xác. Vấn đề nhập cư thành phố Hồ Chí Minh và hậu quả kinh tế xã hội của nó 87 CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ NHẬP CƢ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH I. NHỮNG GIẢI PHÁP: Trong những năm tới với mục tiêu đạt mức tăng trƣởng GDP 14%/ năm và sự tập trung đầu tƣ cơ sở hạ tầng, ƣu tiên phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn ở thành phố Hồ Chí Minh, khả năng phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của thành phố còn cao hơn nhiều lần so với các vùng khác. Thành phố vẫn còn là địa bàn hấp dẫn thu hút ngƣời lao động nhập cƣ. Do vậy, ngƣời lao động nhập cƣ vẫn có xu hƣớng tăng trung bình 1%/ năm. Để có thể giảm bớt gánh nặng ngƣời nhập cƣ cho thành phố, nhƣng không kiềm giữ ngƣời lao động nông nghiệp trên mảnh đất chật hẹp, cuộc sống khó khăn và luôn bị thấp hơn nhiều lần so với thành phố, chúng ta phải đứng trên quan điểm vĩ mô. Tìm các giải pháp giảm thiểu sự chênh lệch mức sống, tăng cƣờng giảm bớt "lực đẩy" và " lực hút" giữa các vùng. Cần có sự điều tiết cua nhà nƣớc bằng các đƣờng lối chính sách kinh tế xã hội cụ thể. 1. Đối với các vùng xuất cư đến thành phố HCM: *Để điều tiết dân nhập cư một cách hợp lí nhất là phải đứng trên quan điềm vĩ mô để giảm sự chênh lệch mức sống giữa các vùng bằng cách : - Nâng cao đời sống vùng xuất cƣ bằng các chính sách trợ giá cho nông nghiệp, khuyến nông: phát triển sản xuất nông nghiệp, thay đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi cơ cấu mùa vụ, xây dựng các làng nghề thủ công, các xí nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp để thu hút bớt lao động nông nhàn vào sản xuất, năng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Đƣa nông thôn thoát khỏi sản xuất thuần nông, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho khu vực nông thôn nơi tập trung tới gần 80% dân số toàn quốc. Nhƣ vậy việc thay đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn trở nên hết sức cấp thiết để tăng cƣờng sử dụng lao động trong thời gian nông nhàn, giảm tỉ lệ thất nghiệp tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Làm giảm bớt sự cách biệt về mức sống giữa thành thị và nông thôn. Đồng thời cần phải tăng cƣờng dạy nghề, dạy ngoại ngữ cho lao động ở các vùng nông thôn thừa lao động để xuất khẩu lao động ngay từ các vùng này tránh sự di dân ồ ạt ra các thành phố lớn. Vấn đề nhập cư thành phố Hồ Chí Minh và hậu quả kinh tế xã hội của nó 88 - Giảm tỉ lệ sinh ở nông thôn góp phần thiết thực giảm sức ép dân số và lao động lên diện tích đất canh tác hạn hẹp ở nông thôn. - Nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho nông dân bằng các chính sách ƣu đãi về giá cả về đầu tƣ vốn cho sản xuất, vốn xây dựng cơ bản, các công trình phúc lợi xã hội nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho khu vực nông thôn, trong đó chú trọng đến đầu tƣ giáo dục và tăng cƣờng đôi ngũ khoa học kĩ thuật cho các vùng nông thôn. - Lập thị trấn mới với các xí nghiệp công nghiệp nhỏ ở các địa phƣơng nếu có tiềm năng tài nguyên thiên nhiên hoặc nguồn lao động dồi dào. Tăng cƣờng đô thị hóa ở các vùng nông thôn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân. - Đồng thời có các biện pháp quản lí tổ chức tốt lao động nhập cƣ ở Tp. Hồ Chí Minh 3. Đối với nơi nhập cư (thành phố HCM) * Cần quy hoạch phát triển sản xuất, nhu cầu lao động, chuẩn bị địa bàn cư trú đối với người nhập cư, tổ chức tốt đời sống xã hội cho người nhập cư. *Nhập cư vào thành phố những đối tượng lao động phù hợp vói nhu cầu phát triển kinh tế xã hội lành mạnh các thành phố: - Thông tin về nhu cầu lao động việc làm đến các địa phƣơng xuất cƣ. - Tổ chức dạy nghề, thử việc đối với công nhân nhập cƣ. - Chuẩn bị tâm lí, khả năng làm việc và hội nhập đối với lao động nhập cƣ - Tổ chức tốt đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời lao động nhập cƣ ( nơi ăn ở, điện nƣớc,... hộ khẩu và các nhu cầu về văn hóa tinh thần). Đó cũng là một khâu quan trọng nhằm quản lí tốt nhân hộ khẩu nhập cƣ. Đồng thời tiến tới việc sử dụng hợp lí nguồn lao động nhập cƣ, từng bƣớc nâng cao đời sống và tinh thần của ngƣời nhập cƣ. - Cần kiểm tra các doanh nghiệp sử dụng lao động nhập cƣ để đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động nhập cƣ, và yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện qui chế của thành phó đối với ngƣời nhập cƣ. - Tránh tƣ tƣởng ngăn sông cấm chợ đối với ngƣời lao động nhập cƣ, vì ngành nông nghiệp trong qua trình hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, số lao động trực tiếp trên đồng ruộng không ngừng giảm xuống, lực lƣợng lao động ngày càng dôi ra cộng thêm với sự gia tăng dân số vẫn còn cao ở các vùng nông thôn làm cho diện tích đất canh tác theo đầu ngƣời ở các vùng đều giảm xuống. Hơn nữa tốc độ phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp Vấn đề nhập cư thành phố Hồ Chí Minh và hậu quả kinh tế xã hội của nó 89 bao giờ cũng thấp hơn khu vực công nghiệp làm cho sƣ cách biệt về mức sống giữa thành thị và nông thôn ngày càng sâu sắc, điều đó sẽ làm cho sự di dân khó có thể cấm đoán đƣợc bằng các biện pháp hành chính thông thƣờng. - Tuy nhiên chúng ta cũng không thể buông lỏng khâu quản lí, vì nếu để nhập cƣ ồ ạt sẽ gây khó khăn cho thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Nhƣ vậy, để sử dụng tốt ngƣời lao động nhập cƣ hạn chế những ảnh hƣởng tiêu cực cần phải tổ chức đời sống và sản xuất cho ngƣời nhập cƣ phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội để xây dựng thành phố Hồ Chí Minh văn minh, giàu, đẹp. Tổ chức tốt địa bàn cư trú và sử dụng hợp lí lao động nhập cư, chủ động tổ chức quàn lí lao động nhập cư: II. KIẾN NGHỊ 1. Nhập cư là hiện tượng kinh tế xã hội có tính quy luật không nên ngăn sông cấm chợ, nhưng phải quản lí người nhập cư, điều tiết số lượng, chất lượng hợp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội Tp. Hồ Chí Minh. Con ngƣời di chuyển không nhƣ sinh vật di trú do ảnh hƣơng của tự nhiên,mà sự di chuyển này có tính quy luật kinh tế - xã hội. Quá trình chuyển cƣ của con ngƣời từ nơi này đến nơi khác có thể nhận biết nguyên nhân, đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực và có thể điều chỉnh để có quy mô dân số phù hợp cho phát triển kinh tế giữa các vùng. Thực chất quá trình nhập cƣ ở thành phố Hồ Chí Minh cũng có nhiều mặt tích cực chứ không phải chỉ là "nạn"! Bởi vậy, chúng ta không nên dùng biện pháp ngăn sông cấm chợ để ngăn chặn dân nhập cƣ, vì áp đặt nhƣ vậy sẽ không đạt đựơc hiệu qua. Di dân tự do sẽ luôn đổ về vùng cần nhân lực, vùng dễ kiếm việc làm, thu nhập cao hơn vùng nông thôn. Tuy nhiên, để giảm bớt sự chênh lệch mức sống giữa các vùng xuất cƣ- nhập cƣ bằng các giải pháp kinh tế vĩ mô: Điều chỉnh thu nhập giữa các vùng bằng chính sách thuế, trợ giá nông sản, trợ vốn... Phân bố các xí nghiệp công nông nghiệp hợp lí. Giảm lực đẩy ở các vùng xuất cƣ bằng các biện pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp nhƣ đã phân tích ở trên. 2. Sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nhập cư, tạo điều kiện thuận lợi cho người nhập cư hội nhập vđicuộc sống đô thị. - Quản lí ngƣời nhập cƣ chặt chẽ: đăng kí tạm trú, tạm vắng nhăm ngăn chăn bọn tội phạm trà trộn gây khó khăn cho thành phố bằng các biện pháp quản lí hành chính. Theo dõi cho phép ngƣời nhập cƣ tạm trú dài hạn nhập khẩu, lập sổ tạm trú cho Vấn đề nhập cư thành phố Hồ Chí Minh và hậu quả kinh tế xã hội của nó 90 ngƣời nhập cƣ. Nắm bắt đầy đủ số lƣợng, chất lƣợng ngƣời nhập cƣ để sử dụng trong các ngành sản xuất. - Tuyên truyền giáo dục nếp sống văn minh đô thị cho ngƣời nhập cƣ. - Tăng cƣờng hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm. - Mở rộng đào tạo nghề, giáo dục luật lao động cho ngƣời nhập cƣ. - Các xí nghiệp nên xây nhà tập thể cho công nhân thuê. Các chủ thuê mƣớn lao động nhập cƣ dài hạn phải mua bảo hiểm cho ngƣời lao động. - Tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời nhập cƣ ổn định cuộc sống, cho con em họ có thể vào trƣờng công lập nếu đạt đƣợc các tiêu chuẩn học lực... - Hạn chế tối đa những ngƣời có tiền án, tiền sự, cấm những kẻ đang có lệnh truy nã nhập cƣ vào thành phố Hồ Chí Minh. Buộc những ngƣời vi phạm trở về địa phƣơng 3. Đề ra các chính sách quản lí phù hợp quản lí dân nhập cư, khuyến khích nhập cư đối với các nhà khoa học có trình độ cao, các chuyên viên, công nhân kĩ thật cao trong các ngành kinh tế mũi nhọn, kinh tế tri thức tạo sức phát triển cho thành phố trong thế kỉ mới, khuyên khích những nhà đầu tư định cư tại thành phố. - Trong thực tế thành phố đang thừa lao động phổ thông, thiếu lao động có trình độ khoa học kĩ thuật cao, trong khi định hƣớng trong những năm tới thành phố Hồ Chí Minh là thành phố công nghiệp phát triển với tốc độ cao, là đầu tàu của nền công nghiệp Việt Nam nên cần phải chú trọng các ngành công nghiệp có hàm lƣợng khoa học kĩ thuật cao hơn. _ Hỗ trợ vốn cho những ngƣời nhập cƣ đƣợc tuyển dụng để họ mau chóng hội nhập với xã hội. _ Tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ trong ngoài nƣớc hợp tác đầu tƣ phát triển công nghiệp dịch vu. Ƣu tiên cho các ngành công nghiệp hiện đại. _ Tăng cƣờng hợp tác xuất khẩu lao động đạt hiệu quả kinh tế xã hội. Vấn đề nhập cư thành phố Hồ Chí Minh và hậu quả kinh tế xã hội của nó 91 KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu đề tài đã đạt được: - Đề tài đã tổng quan có chọn lọc vấn đề lí luận về di cƣ, đặc biệt chú ý đến vấn đề di cƣ tự do, di cƣ nông thôn- đô thị. Đề tài đã phân tích các nguyên nhân và các nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình di cƣ, phân tích sự khác biệt về di cƣ theo thời gian và không gian, theo các hình thức tổ chức di cƣ khác nhau. - Trong khi đánh giá những ảnh hƣởng của nhập cƣ theo thời gian đối với sự phát triển kinh tế xã hội và môi trƣờng của thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã khẳng định những đóng góp của ngƣời nhập cƣ vào sự phát triển kinh tế- xã hội thành phố Hồ Chí Minh và những mặt tiêu cực của quá trình di cƣ đối với cả nơi đi và nơi đến. - Đề tài cũng cố gắng đề ra các giải pháp, kiến nghị nhằm sử dụng hợp lí nguồn nhân lực nhập cƣ vào Tp. Hổ Chí Minh, nâng cao đời sống cua ngƣời nhập cƣ nói riêng và dân cƣ TP.HCM nói chung. - Đề cũng đề ra một số biện pháp hữu hiệu để giảm bớt gánh nặng di cƣ cho các vùng xuất, nhập cƣ. Những hạn chế của đề tài: - Đề tài đề cập, phân tích, giải quyết vấn đề tác động của ngƣời nhập cƣ đến kinh tế- xã hội và môi trƣờng còn mang tính chất định tính, chƣa có điều kiện đánh giá theo định lƣợng. - Tài liệu thống kê chƣa đồng bộ gây khó khăn cho việc dƣ báo dân nhập cƣ. Hơn nữa vấn đề di dân là hiện tƣợng kinh tế xã hội phức tạp phụ thuộc vào tổng hợp các yếu tố kinh tế- xã hội thƣờng xuyên biến động nên khó dự báo. - Tuy nhiên với sự nghiên cứu đánh giá vấn đề nhập cƣ chúng tôi cũng hy vọng góp phần nghiên cứu di dân, nghiên cứu những ảnh hƣởng sâu sắc của quá trình này đối với nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, rút ra những giải pháp cần thực hiện, từ đó có thể áp dụng ở các thành phố có hoàn cảnh tƣơng tự. - Đề tài còn có những thiếu sót nhất định, rất mong đƣợc sự góp ý để đề tài có giá trị thực tiễn cao hơn. Vấn đề nhập cư thành phố Hồ Chí Minh và hậu quả kinh tế xã hội của nó 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Nguyên Anh 1985 . Xung quanh tình hình sản xuất và đời sống công nhân. Tạp chí xã hội học 4(12) 2. Đặng Nguyên Anh. Vai trò của di cƣ nông thôn- đô thị trong sự phát triển nông thôn hiện nay 1997. Tạp chí xã hội học. 2/19984/1997. 3. Đặng Nguyên Anh . Di cƣ và phát triển trong bối cảnh đổi mới kinh tế- xã hội của đất nƣớc. 1998. Tạp chí Xã hội học 1/ 1998. 4. Đặng Nguyên Anh Vai trò của mạng lƣới xã hội trong quá trình. 1998 . Tạp chí xã hội học di cƣ 2/1998 5. Huỳnh Ngọc Ánh: "Điều tra dân nhập cƣ ở thành phố Hồ Chí Minh . 6. Trương Sĩ Ánh 1996. Tham luận hội thảo tổng quát về di dân và đô thị hóa tại TP.HCM. 7. Trương Sỹ Ánh: "Những đặc điểm cơ bản của ngƣời nhập cƣ vào thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1984-1996 " 8. Trương Sỹ Ánh: "Các luồng nhập cƣ vào thành phố Hồ Chí Minh một số đặc điểm cơ bản và nguyên nhân định cƣ". Viện KT thành phố Hồ Chí Minh, 1997. 9. Báo cáo tổng quan quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội TP.HCM đến năm 2010., 1996 UBND TP.HCM. 10. Bộ lao động - thương binh xã hội : Tổng luận khoa học di dân tự do - Hà Nội 1993 11. Lê Thạc Cán. Cơ sở khoa học môi trƣờng. 1995. Hà Nội 5/1995 12. Nguyễn Thị Cành. Tác động của thị trƣờng lao động đến việc nhập cƣ vào thành phố Hồ Chí Minh. 13. Đỗ Chuyên: "Malaysia ngăn chặn ngƣời dân nhập cƣ bất hợp pháp". Sài Gòn giải phóng từ 28/10 1/11/1996. 14. Cục thống kê tp. Hồ Chí Minh . 1998.- Niên giám thống kê 1994 - 1997 - 1998. 15. Di dân nội địa Việt Nam thực trạng và giải pháp.1996. Ủy ban quốc gia dân số kế hoạch hóa gia đình và Trung tâm nghiên cứu dân số, lao động Việt Nam.Hà Nội 1996. 16. Di dân , nguồn lực, việc làm và dô thị hóa tại TP.HCM. tháng 9/1995. Viện kinh tế TP.HCM dự án VIE/93.P02. 17. Di dân tự do đến Đồng Nai và Vũng Tàu. 1996. Dự án VIE/93/P02- NXB Chính trị Quốc gia 18. Doãn Mậu Diệp Một số kết quả thu đƣợc từ một cuộc khảo sát di dân tự do. 1996. Lao động và xã hội 4/1996. Tr5-6 Vấn đề nhập cư thành phố Hồ Chí Minh và hậu quả kinh tế xã hội của nó 93 19. Doãn Mậu Diệp-Trịnh Khắc Thẩm. 1996. Di dân tự do đến Đồng Nai và Vũng Tàu. NXB Chính Trị Quốc Gia. Hà Nội 20. Dzenis.Ze. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu địa lý kinh tế xã hội. 1996. NXB Giáo Dục Hà Nội 1984 21. Ngọc Vinh-Đặng Đại: "Lao động nhập cƣ nhìn từ cuộc sống". 1997 Tuổi trẻ ngày 23/1/1997. 22. Nguyễn Trọng Điều - Vũ Xuân Thảo 1983 . Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam . Tập 1. Nxb GD. 23. Đề án tổ chức quản lý dân nhập cư TP.HCM. Tiểu ban chỉ đạo quản lý dân nhập cƣ TP.HCM tháng 10/1996 24. Điều tra nhập cư tại thành phố Hồ Chí Minh Ban phân vùng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 25. Đỗ Thị Minh Đức. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn với vấn đề đô thị hóa ở đổồng bằng sông Hồng. 1996. Thông báo khoa học Trƣờng đại học Sƣ phạm. Đại học quốc gia Hà Nội. 26. Tống Văn Đường (chủ biên): Dân số học-1997 . Hà Nội. 27. Minh Hà 1997. Hạn chế lao động nhập cƣ từ xa, không rút cầu cấm chợ. Báo Ngƣời Lao Động số ra 17.1.1997 28. Lê Đăng Giảng: "Cung vƣợt cầu về lao động qua việc tự do di chuyển lao động từ nông thôn vào đô thị". Thị trƣờng lao động số 11 /11/ 1996 trang 10-13 29. Hoàng Tiến Hành: "Làn sóng ồ ạt về thành phố". Tia sáng số 7/1996. 30. Trương Thị Thúy Hằng: Trung Quốc với vấn đề di dân và giải quyết việc làm. 1996. "Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới" . Số 6 Tháng 12/1996. 31. Phạm Xuân Hậu-Nguyễn Kim Hồng-Đặng Văn Phan. 1995. Địa Lý kinh tế xã hội Việt Nam. Tập I. Trƣờng đhsp. TP.HCM 32. Trương Thị Hiền: "Vấn đề quản lí dân nhập cƣ thành phố Hồ Chí Minh ". Công an thành phố Hồ Chí Minh 33. GS- PTS Dương Phú Hiệp- PTS Vũ Văn Hà (chủ biên): Phân hoá giàu nghèo ở một số quốc gia khu vực Đông Nam Á. 1998 NXB Hà Nội. 34. Nguyễn Kim Hồng. 1994 Sự phát triển dân số. Mối quan hệ phát triển dân số và phát triển kinh tế xã hội ở TP.HCM luận án PTS. Khoa học Địa Lý-Địa chất. Hà Nội 1994. 35. Hiện trạng tổng hợp TP.HCM (1989-1990). Tập I Ban Chủ Nhiệm Đồ Án quy hoạch mặt bằng TP.HCM. 36. Trần Đinh Hoàn. 1985.Những quan điểm cơ bản trong công tác di dân ở Việt Nam . Tạp chí xã hội học. 4 (12). 37. Lê Hồng Kế: Bài giảng về quy hoạch và phát triển đô thị cho sinh viên các trƣờng Đại học Kiến trúc, Đại học Xây dựng , Đại học Quốc gia. Vấn đề nhập cư thành phố Hồ Chí Minh và hậu quả kinh tế xã hội của nó 94 38. Kết quả thực hiên kế hoạch điều động lao động dân cư và dạng kinh tế mới (1991- 1992)-Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội 39. Phạm Khiết 1997. Sẽ điều chuyển 300.000 dân ra khỏi nội thành. Báo ngƣời Lao Động số ra ngày 3.5.1997 40. Kỉ yếu hội thảo Điạ lí kinh tế xã hội lí luận và thực tiễn. 2000- Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh. đại học kinh tế- Khoa Kinh tế và phát triển 41. Tương Lai : Di dân Việt nam trong quá khứ và hiện nay. Tạp chí xã hội học tháng 2/1998 42. Hoàng Linh: "Dân nhập cứ: hiện trạng và hƣớng giải quyết". Tuổi trẻ 18/3/1999 43. Michael p. Toraro: Kinh tế học cho thế giới thứ ba. 1998. NXB Giáo dục 44. Một số nghiên cứu về chính sách. Lao động và xã hội 2/1992 trang 11-12. 45. Một số tành hình về những người cư trú chưa hộ khẩu tại TP.HCM. 46. Niên giám Thống kê TP.HCM 1995, 1996, 1997, 1998, 1999, 2000. Cục thống kê TP.HCM 47. Niên giám thống kê Việt Nam các năm 1992-1999 48. Nguyễn Thị Nga 1986. Một số vấn đề di dân trong lịch sử Việt Nam thế kỉ xvIII-xIx. Tạp chí xã hội học số 2 (14) 1986. 49. Đỗ Ngọc: "700 nghìn ngƣời nhập cƣ ở thành phố giải quyết nhƣ thế nào". Phụ nữ ngày 27/11/1996. 50. "Những giải pháp từ sức ép đô thị". Lao động và xã hội số 26 (133) ngày 21- 27/6/1996 trang 2 51. Đặng Văn Phan- Trần Văn Thông- Một số vấn đề về lí luận về tổ chức không gian kinh tế . tạp chí phát triển kinh tế số 36 tháng 10/ 1993, ĐHKTTP HCM. 52. Nguyễn Qưới 1996. Nhập cƣ tự do vào TP.HCM (nghiên cứu trƣờng hợp quận Gò vấp). Tạp chí xã hội học số 3(55)1996. 53. Dung Quốc: " thành phố Hồ Chí Minh và vấn đề quản lí dân nhập cƣ cần giải pháp đồng bộ". Tài chính và thị trƣờng đất 87. Ngày 23/10/1996 trang 1 54. Sự hội nhập và thích nghi của người nhập cư (Ban phân vùng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh . 55. PTS. Nguyễn Văn Tài và các cộng tác viên: "Di dân tự do nông thôn -thành thị ở thành phố Hồ Chí Minh ". 1998.... 56. Thanh Tâm: "Chuyện về những ngƣời nhập cƣ". Sài Gòn giải phóng 23/12/1996. 57. Đặng Như Toàn (chủ biên): Điạ lí kinh tế Việt Nam . 1998 NXB Giáo dục. 58. Hoàng Tiến "Di dân tự do- bi kịch". Lao động xã hội số 15 1994 . Vấn đề nhập cư thành phố Hồ Chí Minh và hậu quả kinh tế xã hội của nó 95 59. Nguyên Minh Tuệ-Lê Thông 1992. Dân số học và địa lý dân cƣ . Bộ GD và ĐT trƣờng ĐHSP. Hà Nội 1. 60. Thành phố Hồ Chí Minh. Chƣa đến 2% nguời nhập cƣ có nguyện vọng trở về quê cũ. Thanh niên ngày 27/2/1996. 61. Trần Văn Thông Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam. 1997- NXB thống kê 62. Tiểu ban quản lý chỉ dạo dân nhập cưtp. HCM 1997. Đề án tổ chức quản lý dân nhập cƣ ngày 24/9/1997. 63. Tiều ban chỉ đạo quản lí dân nhập cư thành phố Hồ Chí Minh : "Lập ý kiến đề xuất biện pháp quản lí dân nhập cƣ thành phố HCM ngày 10/7/1996". 64. Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1989 và 1999 . Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở 65. - Đặng Thu: "Phân bố dân cƣ, di dân và đô thị hóa". Báo cáo chuyên khảo khoa học Hà Nội 1989 66. Ủy ban nhân dân thành phố 1996.: Triển khai thực hiện chỉ thị 05/CT -TU, tháng 10/1996 của Thành ủy về quản lý dân nhập cƣ ở TP. Hồ Chí Minh, ngay 07/12/1996. 67. Ủy ban kế hoạch : " Khảo sát mức sống dân cƣ Việt Nam 1992-1993". 1993. Hà nội 1993 68. Viện KT thành phố: "Di dân đô thị hóa, nguồn nhân lực và việc làm ở thành phố Hồ Chí Minh " tháng 9/1995. 69. Viện kinh tế. Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 25 năm xây dựng và phát triển.2000. Sở Văn hoá thông tin thành phố Hồ Chí Minh 70. Vương Linh: " thành phố Hồ Chí Minh nan giải trƣớc làn sóng nhập cƣ". Phụ nữ 17/7/1996. Tài liệu tiếng Anh: 71. Douglas S. Massey etal. International migrantion theory: North American case Population and development rewiew. Volume 20 number 4 december 1994 72. Bryant Communism, poverty, and demographic change in North Vietnam. Population and development rewiew. Volume 24 Number 2 december 1998 73. Hania Zlotnik International migrantion 1965- 1996: An ovriview Population and development rewiew. Volume 24 Number 3 September 1998 Vấn đề nhập cư thành phố Hồ Chí Minh và hậu quả kinh tế xã hội của nó 96 Tài liệu tiếng Nga: 74. Địa lí học . NXB Cao Đẳng Kiev 1982 75. Dân cƣ thế giới"- Tuyển tập nhân khẩu học . NXB Tƣ tƣởng Matxcơva l989 76. B.x Khorev &B.N Chapek . Những vấn đề nghiên cứu di dân . NXB Tƣ tƣởng Matxcơva 1978 97 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 Trình độ học vấn của người nhập cư Trình độ học vấn Nam % Nữ % Tổng số Phổ thông 1898229 47.73 2078750 52.27 3977049 Cao đẳng 19295 47.51 21315 52.49 40610 Đại học 181334 58.50 128665 41.50 309999 Trên đại học 5196 81.61 1171 18.39 6367 Tổng số 2104124 48.55 2229901 51.45 4334025 PHỤ LỤC 2 Diện tích, dân số lao động và tình hình kinh tế xã hội Tp Hồ Chí Minh Năm 1976 1985 1994 1995 1997 1999 Diện tích (km2) 2028,9 2056,5 2056,5 2056,5 2093,7 2093,7 Dân số ngàn ngƣời 3391 3488 4692 4704 4935 5043 Mức sống USD 271 395 1117 1300 Cơ sơ qdoanh 164 535 369 337 287 284 Lao động CN ngàn ngƣời 180 316 329 405 430 490 GTSL CN tỉ Đ* 1317 2664 25.071 29.510 39.340 44 297*** X/khẩutriệuUSD 89 314 1955 2.597 3.829 3.757 Tổng sản phẩm trên địa bàn **(GDP) tỉ đồng 29.845 38.810 55.140 63.623 *** *Theo giá trị cố định; **Theo giá thực tế ***Số liệu năml998 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê trong. Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh năm 1998, (*2) PHỤ LỤC 3 Số liệu vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố Hồ Chí Minh (161) Năm Số dự án Tổng số vốn Tổng số vốn 98 đầu tƣ triệu USD pháp định triệu USD 1988 16 69 58 1989 26 376 143 1990 46 531 514 1991 73 612 326 1992 86 707 410 1993 102 1566 664 1994 125 1551 1662 1995 155 2371 949 1996 112 2290 821 1997 90 1174 890 1998 93 906 334 Nguồn: Niên giám thống kê TP Hồ Chí Minh 1998. PHỤ LỤC 4 Số dự án còn hiệu lực đến 31/12/1998 Số dự án Vốn đầu tƣ triệu USD Vốn pháp định triệu USD Tổng số 742 9.868 4.878 l.Hình thức đầu tƣ: *Liên doanh 365 6.485 2.621 *Hợp tác kinh doanh 43 1050 1089 *100% Vốn nƣớc ngoài 334 2.333 1.168 Thời gian cấp phép *1988 3 18 8 *1989 9 161 52 *1990 16 430 437 99 *1991 39 461 243 *1992 62 624 344 *1993 80 1522 626 *1994 113 1259 589 *1995 139 2169 883 *1996 103 1240 497 *1997 86 1080 856 *1998 92 904 343 Theo ngành kinh tế N-L-Thuỷ sản 9 86 23 *Công nghiệp 464 3642 1725 *Xây dựng 21 452 139 *Thƣơng nghiệp KS Nhà hàng 45 1703 620 Vận tải bƣu điện 41 1058 1008 Tài chính tín dụng 16 216 216 Kinh doanh bất động sản 128 2426 970 Ngành khác 18 285 177 Nguồn: Niên giám thống kê TP Hồ Chí Minh 1998 PHỤ LỤC 5 Cơ cấu số dự án và vốn đầu tư còn hiệu lực tính đến 31/12/1998 TỔNG SỐ Số dự án 100% Vốn đầu tƣ 100% Vốn pháp định 100% 1. Đài Loan 20,62 19,9 17,4 100 2. Hồng Kông 11,72 17,91 15,93 3. Hàn Quốc 11,73 7,55 6,68 4. Singapo 11,32 11,39 8,67 5. Nhật 13,48 6,6 6,54 6. Pháp 4,58 8,84 16,81 7. CHLB Nga 2,16 0,71 0,96 8. Ôxtraylia 3,1 3,97 7,65 9. Mỹ 2,7 1,71 10. Thái Lan 3,23 1,29 1,66 11. Anh 1,89 4,53 3,01 12. Malaysia 1,62 2,01 1,72 13. Thụy Sĩ 1,21 4,95 4,02 14. Hà Lan 1,48 2,77 2,44 15. Philippin 1,21 0,32 0,31 16. Đức 1,21 2,17 1,56 17.Indonesia 0,67 0,32 0,57 18.Trung Quốc 0,54 0,21 0,21 19. Canada 0,67 0,25 0,23 20. Bỉ 0,81 0,33 0,23 21. Hungari 0,27 0,02 0,22 22. Các nƣớc khác 3,77 2,43 1,87 Nguồn : Niên giám thống kê TP Hồ Chí Minh 1998

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnkkh_van_de_nhap_cu_o_thanh_pho_ho_chi_minh_va_hau_qua_kinh_te_xa_hoi_cua_no_3497.pdf
Luận văn liên quan