Nguyên tắc chuyển sang chiều khác:
1) Những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tượng theo
đường (một chiều) sẽ được khắc phục nếu cho đối tượng khả năng di chuyển
trên mặt phẳng (hai chiều). Tương tự, những bài toán liên quan đến chuyển
động (hay sắp xếp) các đối tượng trên mặt phẳng sẽ được đơn giản hoá khi
chuyển sang không gian (ba chiều).
2) Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng.
3) Đặt đối tượng nằm nghiêng.
4) Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước.
5) Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau
của diện tích cho trước.
24 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2481 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để xây dựng dịch vụ “sổ liên lạc điện tử”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Chương trình đào tạo thạc sĩ
Công nghệ thông tin qua mạng - Chuyên ngành Khoa học Máy tính
Đề tài: VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỂ XÂY DỰNG DỊCH VỤ
“SỔ LIÊN LẠC ĐIỆN TỬ”
Môn: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC TRONG TIN HỌC
Giáo viên hướng dẫn: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Sinh viên: Nguyễn Hữu Thành
MSSV: CH1101136
Tp HCM, Tháng 4 năm 2012
Mục lục
PHẦN THỨ NHẤT................................................................................................................................. 1
Lời nói đầu .......................................................................................................................................... 1
PHẦN THỨ HAI: TỔNG QUAN ............................................................................................................ 4
Chương I. Mục đích & yêu cầu của đề án ................................................................................................ 4
I. Mục đích...................................................................................................................................... 4
II. Yêu cầu : ..................................................................................................................................... 4
Chương II. Định hướng và quy mô hoạt động : ........................................................................................ 5
Chương III. Mô phỏng về SLLĐT ........................................................................................................... 6
Ph n m m h tr : ............................................................................................................................... 7
T ch c th c hi n : ............................................................................................................................... 7
H ch toán chi phí : ............................................................................................................................... 8
PHẦN THỨ BA: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 9
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................................................... 9
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 9
I. 40 Nguyên tắc (thủ thuật) sáng tạo: .................................................................................................. 9
1. Nguyên tắc phân nhỏ: .................................................................................................................. 9
2. Nguyên tắc “tách khỏi”: ............................................................................................................... 9
3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ: ...................................................................................................... 9
4. Nguyên tắc phản đối xứng:........................................................................................................... 9
5. Nguyên tắc kết hợp: ................................................................................................................... 10
6. Nguyên tắc vạn năng: ................................................................................................................. 10
7. Nguyên tắc “chứa trong”: ........................................................................................................... 10
8. Nguyên tắc phản trọng lượng: .................................................................................................... 10
9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ: .................................................................................................. 10
10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ: ................................................................................................... 10
11. Nguyên tắc dự phòng: ............................................................................................................ 11
12. Nguyên tắc đẳng thế: .............................................................................................................. 11
13. Nguyên tắc đảo ngược: ........................................................................................................... 11
14. Nguyên tắc cầu (tròn) hoá: ..................................................................................................... 11
15. Nguyên tắc linh động: ............................................................................................................ 11
16. Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa”: ...................................................................................... 11
17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác: ...................................................................................... 12
18. Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học: .............................................................................. 12
19. Nguyên tắc tác động theo chu kỳ: ........................................................................................... 12
20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích ........................................................................................ 12
21. Nguyên tắc “vượt nhanh”: ...................................................................................................... 13
22. Nguyên tắc biến hại thành lợi: ................................................................................................ 13
23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi: ................................................................................................. 13
24. Nguyên tắc sử dụng trung gian: .............................................................................................. 13
25. Nguyên tắc tự phục vụ: .......................................................................................................... 13
26. Nguyên tắc sao chép (copy): ................................................................................................... 13
27. Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt”: ............................................................................................. 14
28. Thay thế sơ đồ cơ học: ........................................................................................................... 14
29. Sử dụng các kết cấu khí và lỏng: ............................................................................................ 14
30. Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng:.............................................................................................. 14
31. Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ: ................................................................................................. 14
32. Nguyên tắc thay đổi màu sắc: ................................................................................................. 14
33. Nguyên tắc đồng nhất: ............................................................................................................ 15
34. Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần: .......................................................................... 15
35. Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng: ........................................................................... 15
36. Sử dụng chuyển pha: .............................................................................................................. 15
37. Sử dụng sự nở nhiệt: .............................................................................................................. 15
38. Sử dụng các chất oxy hoá mạnh: ............................................................................................ 15
39. Thay đổi độ trơ: ..................................................................................................................... 16
40. Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite): ........................................................................... 16
PHẦN THỨ TƯ: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 17
K t qu đ t đ c: .............................................................................................................................. 17
PHẦN THỨ NĂM: TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 20
Đ tài ph ng pháp nghiên c u khoa h c trong tin h c Trang 1
PHẦN THỨ NHẤT
Lời nói đầu
Ngày nay, với xu hướng phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong đời sống
được xem là lĩnh vực cần sự quan tâm & đầu tư trong xã hội, nhằm nâng cao chất
lượng phát triển con người và cuộc sống. Cùng với sự phát triển của ngành viễn thông
về điện thoại đi động và hệ thống tin nhắn SMS, phục vụ từ nhu cầu cơ bản nhất là sự
kết nối thông tin trong cộng đồng, cho đến các phát triển về giá trị gia tăng trên nền
điện thoại, các loại hình giải trí (dịch vụ nhạc chuông, nhạc chờ, hình ảnh nền trên
ĐTDĐ) cho đến các nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế nhu cầu như : giao dịch ngân
hàng, chứng khoán, các dịch vụ chăm sóc khách hàng qua tin nhắn SMS. Đặc biệt là
trong sự phát triển của giáo dục, môi trường nền tảng nhất của xã hội, để nâng cao
chất lượng giáo dục con người, những thế hệ tương lai nối tiếp của đất nước. Làm thế
nào để tạo ra sự liên kết nhanh nhất, ngắn nhất và tiện ích nhất giữa nhà trường và phụ
huynh học sinh? Hiện nay cũng đang là một vấn đề được mọi người quan tâm trong
thời đại hòa nhập và phát triển.
“SỐ LIÊN LẠC ĐIỆN TỬ “ là một dịch vụ được xây dựng để đáp ứng những nhu
cầu thiết thực của phụ huynh học sinh và nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Với
kiến thức của một người học công nghệ thông tin, hơn nữa là một giáo viên tin học
THPT, tôi nhận thấy đây là một ứng dụng rất hữu ich và tiện lợi. Mặc dù dịch vụ này
đã đã được tiến hành thử nghiệm, và sử dụng ở một số trường trên toàn quốc, nhưng
tôi xin nêu thêm bổ sung những chức năng, sao cho càng ngày dịch vụ càng tiện lợi và
thiết thực nhất.
Trong giáo dục, sự liên hệ chặt chẽ giữa phụ huynh và nhà trường luôn là yếu tố được
quan tâm để tạo nên hiệu quả giáo dục có chất lượng. Đây cũng là nỗi băn khoăn trăn
trở của bao nhiêu thế hệ đã qua. Để góp phần giải tỏa những nỗi lo lắng trên. “SỐ
LIÊN LẠC ĐIỆN TỬ “ hứa hẹn cung cấp một phát triển ứng dụng mới giúp cho nhà
trường và quý vị phụ huynh cùng xã hội nâng cao chất lượng, uy tín giáo dục. Tạo cầu
nối gần nhất, ngắn nhất giữa nhà trường và quý vị phụ huynh học sinh trong việc giáo
dục những thế hệ học sinh nối tiếp có thành quả cho xã hội.
Đ tài ph ng pháp nghiên c u khoa h c trong tin h c Trang 2
Với mô hình dịch vụ này, mỗi ngày đến trường của các em học sinh đều sẽ được mô
tả và thông báo một cách rõ ràng, chân thực và kịp thời đến quý vị phụ huynh sau giờ
tan trường. Với những thông tin về học tập, những thông báo của nhà trường gửi đến
quý vị phụ huynh, những điểm số học mỗi ngày, hay những vấn đề của từng cá nhân
học sinh, những nhắc nhở và lưu ý của giáo viên một cách kịp thời đến phụ huynh
cũng phần nào đáp ứng được nỗi băn khoăn lo lắng của phụ huynh về con em mình,
qua đó cũng hỗ trợ nhà trường đạt hiệu quả cao trong việc giáo dục.
Đây cũng chính là định hướng của nhà nước trong xu thế phổ cập hóa tin học và các
ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giáo dục, một lĩnh vực nền tảng và thiết yếu nhất
của xã hội. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng được sự quan tâm và mong
mỏi của phụ huynh trong việc quan tâm và hợp tác với nhà trường nói riêng và trong
giáo dục con người, cuộc sống nói chung.
Mô hình sổ liên lạc điện tử
Đ tài ph ng pháp nghiên c u khoa h c trong tin h c Trang 3
Đ tài ph ng pháp nghiên c u khoa h c trong tin h c Trang 4
PHẦN THỨ HAI: TỔNG QUAN
Chương I. Mục đích & yêu cầu của đề án
I. Mục đích
1. Liên kết và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu và nguyện vọng của nhà trường
trong việc giữ mối quan hệ mật thiết trong công tác giáo dục học sinh với quý
vị phụ huynh.
2. Giải tỏa được mối bận tâm, lo lắng của phụ huynh trong vấn đề học vấn của
con em mỗi ngày 1 cách kịp thời và hiệu quả.
3. Truyền tải độ chính xác về điểm số, các đánh giá hoặc thông báo thông tin của
học sinh đến phụ huynh mỗi ngày.
4. Nhanh chóng, cấp thiết và rất tiện ích trong việc trao đổi và thông tin qua lại
giữa nhà trường và phụ huynh.
5. Tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc phối hợp giữa nhà trường và gia
đình một cách hiệu quả và thiết thực nhất.
6. Hạn chế được sự đối phó và chủ quan của học sinh trong việc học tập.
7. Tính hiệu quả, ứng dụng và phát triển chất lượng giáo dục tốt cho nhà trường.
8. Nâng cao uy tín và tạo lòng tin tưởng, yên tâm cho các quý vị phụ huynh có
con em học tại trường.
9. Cụ thể hóa các thông tin từ giáo viên, tiết kiệm thời gian cho giáo viên, nhà
trường trong việc trao đổi và cũng đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thông tin của
phụ huynh.
10. Nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng đào tạo trong trường học. Góp
phần phát triển nền giáo dục của đất nước tiến lên một tầm cao mới trong việc
phát triển các ứng dụng công nghệ mới vào lĩnh vực giáo dục, lĩnh vực nền
tảng trong sự phát triển của đất nước.
11. Đồng thời, tạo thêm tiện ích trong việc quản lý hệ thống dữ liệu học sinh,
quản lý điểm số và tiết kiệm quá trình thủ công trong việc thống kê của nhà
trường.
12. Có tính chất là một chương trình báo cáo khoa học, chính xác và thông
minh cho hệ thống dữ liệu của nhà trường.
II. Yêu cầu :
Những điều cần và đủ của 2 phía :
1. Nhà trường :
- Máy tính có kết nối mạng Internet
- Hệ thống quản lý dữ liệu của học sinh
- Quản lý, chủ trì dịch vụ và thực thi
Đ tài ph ng pháp nghiên c u khoa h c trong tin h c Trang 5
2. Nhà cung cấp ứng dụng:
- Cung cấp phần mềm nhập liệu cho nhà trường và website quản lý thông tin.
- Cung cấp công cụ thống kê cho nhà trường trong việc thống kê theo dõi sản lượng.
- Hướng dẫn và huấn luyện kỹ năng sử dụng cho phía nhà trường.
- Hỗ trợ kỹ thuật 24/24.
Chương II. Định hướng và quy mô hoạt động :
- Đề án SLLĐT đã được nghiên cứu khả năng thực thi và ứng dụng hiệu quả trong
lĩnh vực giáo dục nói chung, cụ thể là phục vụ và đáp ứng nhu cầu cho nhà trường
và phụ huynh nói riêng.
- SLLĐT phù hợp và thiết yếu cho các bậc học từ tiểu học, trung học cơ sở, trung
học phổ thông trong hệ thống quản lý giáo dục của xã hội.
- SLLĐT là dự án nghiêm túc nhìn nhận và đầu tư, phát triển tương xứng với vai trò
là một dự án đóng góp quan trọng và thiết thực trong môi trường giáo dục của xã
hội.
- SLLĐT sẽ được thông qua về mặt chủ trương và định hướng triển khai với các
đơn vị chủ quản từ cấp Bộ, Sở, Ngành sau đó sẽ là các hoạt động triển khai và đưa
vào sử dụng đến với các trường học và phụ huynh.
- Nhà cung cấp sẽ chủ trì việc quảng bá dự án, xây dựng các hình ảnh giới thiệu đến
phổ biến người dùng là các phụ huynh học sinh tại các trường. In các tờ rơi, quảng
cáo hướng dẫn sử dụng cho nhà trường, tổ chức các buổi huấn luyện và chuyển
giao chương trình cho nhà trường. Hỗ trợ nhà trường và phụ huynh trong quá trình
hoạt động và sử dụng chương trình cũng như là các vấn đề về kỹ thuật của dự án.
- Nhà cung cấp cam kết về chất lượng của dự án, độ chính xác và hoàn thiện của
chương trình để đưa vào sử dụng. Ngày càng tìm tòi và phát triển thêm các ứng
dụng mới trong việc nâng cao chất lượng dự án lên một tầm phát triển mới hơn
nữa.
Đ tài ph ng pháp nghiên c u khoa h c trong tin h c Trang 6
Chương III. Mô phỏng về SLLĐT
Sổ liên lạc điện tử (SLLĐT) là tên gọi của chương trình thu nhận thông tin về quá
trình học tập , chuyên cần và điểm số của mỗi học sinh đến với từng Phụ huynh vào
mỗi ngày sau khi kết thúc buổi học tại trường.
Sổ liên lạc điện tử (SLLĐT) được hoạt động thông qua hệ thống tin nhắn, mỗi
phụ huynh sẽ đăng ký 1 số điện thoại di động cho nhà trường để cập nhật trong
chương trình quản lý. Mỗi em học sinh sẽ được quy định 1 mã số theo thứ tự danh
sách lớp, khối học trong hệ thống quản lý dữ liệu của nhà trường cập nhật vào trong
chương trình. Mỗi ngày, hệ thống sẽ cập nhật các thông tin học tập, chuyên cần, điểm
số hoặc các thông báo chung của nhà trường để tương ứng trả về cho từng phụ huynh
thông tin chuẩn xác của con em mình để tiện việc kiểm tra, nhắc nhở và có thông tin
phản hồi với nhà trường.
Một số ví dụ điển hình :
- Sau giờ điểm danh mỗi ngày ở trường, những danh sách học sinh vắng mặt mà
không có lý do sẽ được nhà trường cập nhật và trả thông tin về cho phụ huynh
của các học sinh có tên trong danh sách để kịp thời nắm bắt thông tin về tình
hình học tập của học sinh. Đây là 1 hình thức rất hiệu quả trong việc quản lý
chuyên cần của các em học sinh cấp 2,3 để tránh các trường học trốn học, mải
chơi mà phụ huynh không kịp theo dõi, hoặc các tính toán đối phó của học sinh
đối với phụ huynh trong việc học tập.
- Sau giờ tan trường, phụ huynh sẽ nhận được các thông báo trong học tập, các
nhắc nhở của giáo viên đối với trường hợp của con em mình để kịp thời chấn
chỉnh và giáo dục học sinh. Nhất là trong môi trường tiểu học, đó là bậc học
mà học sinh còn nhỏ, ý thức học tập và tiếp thu chưa cao. Đôi khi những sự
truyền tải thông tin không được chính xác và kịp thời, hoặc những lưu ý về tình
trạng học tập của con em trong 1 thời gian qua không được trao đổi thường
xuyên do các yếu tố về khoảng cách và thời gian. SLLĐT sẽ là cầu nối cho nhà
trường và phụ huynh trong việc giáo dục học sinh.
- Đối với cấp mầm non, những lo lắng về tình trạng sức khỏe, chăm sóc, ăn uống
và hoạt động của các cháu cũng là một mối lo âu không nhỏ đối với cha mẹ.
Tâm lý quan tâm và muốn nắm bắt kịp thời về tình trạng của con em mình sẽ
khiến cho mô hình SLLĐT trở nên thiết thực. Những lưu ý về mặt sức khỏe,
hoặc tình trạng ăn uống sẽ được nhà trường thông tin đến từng phụ huynh giúp
cho phụ huynh yên tâm với môi trường giáo dục và yên tâm về con em của
mình.
- Các điểm số học tập sẽ được thông báo đến phụ huynh một cách kịp thời về
tình hình học tập mỗi ngày để từ đó có những chấn chỉnh, động viên và khuyến
khích con em mình ngày một hiệu quả và thiết thực hơn.
- V….v.v.v…..v
Đ tài ph ng pháp nghiên c u khoa h c trong tin h c Trang 7
Phần mềm hỗ trợ :
1. Phần mềm nhập liệu :
- Trong chương trình này, mỗi trường khi cam kết sử dụng dịch vụ sẽ được cung
cấp 1 phần mềm nhập liệu và 1 trang web để quản lý dữ liệu học sinh.
- Phần mềm nhập liệu sẽ được thiết kế theo giao diện đơn giản, tiện ích và thông
minh để phổ biến hóa việc sử dụng cho nhà trường.
- Tiết kiệm được thời gian, chi phí và nhân lực của nhà trường.
- Phần mềm nhập liệu sẽ được nhà cung cấp chuyển giao và hỗ trợ kỹ thuật cho nhà
trường trong suốt quá trình sử dụng và hợp tác.
2. Trang web quản lý :
- Trang web quản lý nhằm cung cấp cho nhà trường các hướng dẫn sử dụng, các hệ
thống quản lý dữ liệu, các báo cáo kiểm tra trong chương trình.
- Trang web quản lý còn đóng vai trò là một công cụ báo cáo khoa học, chính xác
và tiện ích cho hệ thống quản lý dữ liệu về học sinh, về quá trình học tập, chuyên
cần và các vấn đề chuyên môn khác.
Tổ chức thực hiện :
- Sau khi xin được chủ trương từ các cấp quản lý, các đơn vị chủ trì như Bộ, Sở,
Ngành hỗ trợ trong việc phổ biến chủ trương xuống các trường trong hệ thống
quản lý. Nhà cung cấp sẽ tiến hành làm việc với các trường trong việc thỏa thuận
chi phí, hình thức thanh toán và các điều kiện, đáp ứng được nhu cầu của đôi bên
sẽ tiến tới ký hợp đồng và đưa vào triển khai, hướng dẫn và hỗ trợ trong quá trình
sử dụng.
1. Về phía nhà cung cấp :
Trong vòng 1 tuần, nhà cung cấp sẽ có trách nhiệm chuyển giao phần mềm nhập
liệu, trang web quản lý cho nhà trường, hướng dẫn nhà trường trong việc đưa vào
sử dụng và cung cấp dịch vụ cho phụ huynh.
Đưa ra quy trình thu nhận thông tin, phối hợp giữa nhà cung cấp và nhà trường
trong việc xử lý hệ thống chuyển tin đến người nhận.
Đ tài ph ng pháp nghiên c u khoa h c trong tin h c Trang 8
Nhà cung cấp hỗ trợ nhà trường trong việc quảng cáo dịch vụ, in tờ rơi hướng dẫn
sử dụng cho phụ huynh, gửi các thông báo và soạn thảo công văn cũng như các
tiện ích thiết thực để phụ huynh hiểu rõ về mục đích của dự án.
Nhà cung cấp cam kết sẽ hỗ trợ kỹ thuật khi có sự cố, bảo trì hệ thống và các công
cụ phục vụ cho dự án.
Hàng tháng nhà cung cấp sẽ thực hiện các biên bản đối soát sản lượng đối với nhà
trường về sản lượng thông tin đã cung cấp.
2. Về phía nhà trường:
Nhà trường tổ chức thông báo, phổ biến rộng rãi đến phụ huynh có nhu cầu sử
dụng dịch vụ sẽ đăng ký và nộp phí, mức phí này sẽ do nhà trường quy định trên
cơ sở hợp lý và có sự tham khảo ý kiến của nhà cung cấp để đảm bảo một mức
chi phí hợp lý cho tất cả các bên.
Nhà trường tổ chức người chủ trì dịch vụ, tổ chức quy trình thu nhận thông tin từ
giáo viên, cập nhật vào phần mềm và chuyển tải thông tin cho nhà cung cấp để hệ
thống xử lý chuyển tin tới người nhận (phụ huynh) mỗi ngày theo quy trình đã ban
hành.
Nhà trường giữ vai trò là đầu mối của dự án , chịu trách nhiệm thu các khoản phí
từ phụ huynh có nhu cầu đăng ký và thanh toán lại cho nhà cung cấp theo quy định
mức phí đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Đối soát sản lượng theo biên bản của nhà cung cấp đã lập để thanh toán cho nhà
cung cấp phần chi phí đã quy định dựa trên số lượng thuê bao nhà trường đã cung
cấp dịch vụ theo định kỳ từng tháng.
Hạch toán chi phí :
- Nhà cung cấp đưa ra mức phí tham khảo cho nhà trường thu từ phụ huynh là
1.000 – 1.500 (VNĐ) / 1 tin nhắn. Với số lượng mỗi ngày trả 1 tin nhắn cho 1
học sinh, số ngày học mỗi tháng dao động trong khoảng 22-25 ngày. Như vậy,
mỗi tháng mỗi phụ huynh đăng ký sử dụng dịch vụ phải đóng khoản chi phí từ
22.000 – 35.000 (VNĐ) cho 1 tháng ( mỗi ngày đều nhận được thông báo) là
hợp lý tùy theo nhu cầu và quy định của từng trường.
Đ tài ph ng pháp nghiên c u khoa h c trong tin h c Trang 9
- Phần chi phí thu về, nhà trường phải thanh toán lại cho đơn vị cung cấp và
quản trị dịch vụ ( Nhà cung cấp) mức phí là : 500 VNĐ/ 1 tin nhắn/1 ngày.
Phần chi phí này bao gồm các chi phí phải trả cho các công ty thông tin di
động (telcos) , chi phí quản lý, chi phí quảng cáo, nhân sự và bảo trì hệ thống.
PHẦN THỨ BA: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. 40 Nguyên tắc (thủ thuật) sáng tạo:
1. Nguyên tắc phân nhỏ:
1) Chia đối tượng thành các phần độc lập.
2) Làm đối tượng trở nên tháo lắp được.
3) Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng.
2. Nguyên tắc “tách khỏi”:
Tách phần gây “phiền phức” (tính chất “phiền phức”) hay ngược lại tách
phần duy nhất “cần thiết” (tính chất “cần thiết”) ra khỏi đối tượng.
3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ:
1) Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài)
có cấu trúc đồng nhất thành không đồng nhất.
2) Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau.
3) Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất
đối với công việc.
4. Nguyên tắc phản đối xứng:
Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không đối xứng (nói chung
giãm bật đối xứng).
Đ tài ph ng pháp nghiên c u khoa h c trong tin h c Trang 10
5. Nguyên tắc kết hợp:
1) Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các
hoạt động kế cận.
2) Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận.
6. Nguyên tắc vạn năng:
Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự tham
gia của các đối tượng khác.
7. Nguyên tắc “chứa trong”:
1) Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại
chứa đối tượng thứ ba ...
2) Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác.
8. Nguyên tắc phản trọng lượng:
1) Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối
tượng khác có lực nâng.
2) Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng tương tác với môi trường như
sử dụng các lực thủy động, khí động...
9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ:
Gây ứng suất trước với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép
hoặc không mong muốn khi đối tượng làm việc (hoặc gây ứng suất trước để
khi làm việc sẽ dùng ứng suất ngược lại ).
10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ:
1) Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối
với đối tượng.
2) Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị
trí thuận lợi nhất, không mất thời gian dịch chuyển.
Đ tài ph ng pháp nghiên c u khoa h c trong tin h c Trang 11
11. Nguyên tắc dự phòng:
Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các
phương tiện báo động, ứng cứu, an toàn.
12. Nguyên tắc đẳng thế:
Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối
tượng.
13. Nguyên tắc đảo ngược:
1) Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hành động ngược lại (ví dụ,
không làm nóng mà làm lạnh đối tượng)
2) Làm phần chuyển động của đối tượng (hay môi trường bên ngoài)
thành đứng yên và ngược lại, phần đứng yên thành chuyển động.
14. Nguyên tắc cầu (tròn) hoá:
1) Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng
thành mặt cầu, kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu.
2) Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn.
3) Chuyển sang chuyển độg quay, sử dung lực ly tâm.
15. Nguyên tắc linh động:
1) Cần thay đổi các đặt trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài
sao cho chúng tối ưu trong từng giai đoạn làm việc.
2) Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển với
nhau.
16. Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa”:
Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc
nhiều hơn “một chút”. Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn và dễ
giải hơn.
Đ tài ph ng pháp nghiên c u khoa h c trong tin h c Trang 12
17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác:
1) Những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tượng theo
đường (một chiều) sẽ được khắc phục nếu cho đối tượng khả năng di chuyển
trên mặt phẳng (hai chiều). Tương tự, những bài toán liên quan đến chuyển
động (hay sắp xếp) các đối tượng trên mặt phẳng sẽ được đơn giản hoá khi
chuyển sang không gian (ba chiều).
2) Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng.
3) Đặt đối tượng nằm nghiêng.
4) Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước.
5) Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau
của diện tích cho trước.
18. Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học:
1) Làm đối tượng dao động. Nếu đã có dao động, tăng tầng số dao động
( đến tầng số siêu âm).
2) Sử dụng tầng số cộng hưởng.
3) Thay vì dùng các bộ rung cơ học, dùng các bộ rung áp điện.
4) Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ.
19. Nguyên tắc tác động theo chu kỳ:
1) Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung).
2) Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ.
3) Sử dụng các khoảng thời gian giữa các xung để thực hiện tác động
khác.
20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích
1) Thực hiện công việc một cách liên tục (tất cả các phần của đối tượng
cần luôn luôn làm việc ở chế độ đủ tải).
2) Khắc phục vận hành không tải và trung gian.
3) Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động qua.
Đ tài ph ng pháp nghiên c u khoa h c trong tin h c Trang 13
21. Nguyên tắc “vượt nhanh”:
1) Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn.
2) Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết.
22. Nguyên tắc biến hại thành lợi:
1) Sử dụng những tác nhân có hại (thí dụ tác động có hại của môi
trường) để thu được hiệu ứng có lợi.
2) Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại
khác.
3) Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa.
23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi:
1) Thiết lập quan hệ phản hồi
2) Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó.
24. Nguyên tắc sử dụng trung gian:
Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp.
25. Nguyên tắc tự phục vụ:
1) Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ,
sửa chữa.
2) Sử dụng phế liệu, chát thải, năng lượng dư.
26. Nguyên tắc sao chép (copy):
1) Thay vì sử dụng những cái không được phép, phức tạp, đắt tiền,
không tiện lợi hoặc dễ vỡ, sử dụng bản sao.
2) Thay thế đối tượng hoặc hệ các đối tượng bằng bản sao quang học
(ảnh, hình vẽ) với các tỷ lệ cần thiết.
3) Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biẻu kiến (vùng
ánh sáng nhìn thấy được bằng mắt thường), chuyển sang sử dụng các bản sao
hồng ngoại hoặc tử ngoại.
Đ tài ph ng pháp nghiên c u khoa h c trong tin h c Trang 14
27. Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt”:
Thay thế đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém
hơn (thí dụ như về tuổi thọ).
28. Thay thế sơ đồ cơ học:
1) Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vị.
2) Sử dụng điện trường, từ trường và điện từ trường trong tương tác với
đối tượng.
3) Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định
sang thay đổi theo thời gian, các trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất định .
4) Sử dụng các trường kết hợp với các hạt sắt từ.
29. Sử dụng các kết cấu khí và lỏng:
Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng:
nạp khí, nạp chất lỏng, đệm không khí, thủy tĩnh, thủy phản lực.
30. Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng:
1) Sử dụng các vỏ dẻo và màng mỏng thay cho các kết cấu khối.
2) Cách ly đối tượng với môi trường bên ngoài bằng các vỏ dẻo và
màng mỏng.
31. Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ:
1) Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết có
nhiều lỗ (miếng đệm, tấm phủ…)
2) Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó.
32. Nguyên tắc thay đổi màu sắc:
1) Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài
2) Thay đổi độ trong suốt của của đối tượng hay môi trường bên ngoài.
3) Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử
dụng các chất phụ gia màu, hùynh quang.
Đ tài ph ng pháp nghiên c u khoa h c trong tin h c Trang 15
4) Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh
dấu.
5) Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp.
33. Nguyên tắc đồng nhất:
Những đối tượng, tương tác với đối tượng cho trước, phải được làm từ cùng
một vật liệu (hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với vật liệu chế tạo đối
tượng cho trước.
34. Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần:
1) Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc trở nên không càn thiết
phải tự phân hủy (hoà tan, bay hơi..) hoặc phải biến dạng.
2) Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hồi trực tiếp trong
quá trình làm việc.
35. Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng:
1) Thay đổi trạng thái đối tượng.
2) Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc.
3) Thay đổi độ dẻo.
4) Thay đổi nhiệt độ, thể tích.
36. Sử dụng chuyển pha:
Sử dụng các hiện tượng nảy sinh trong quá trình chuyển pha như: thay đổi
thể tích, toả hay hấp thu nhiệt lượng...
37. Sử dụng sự nở nhiệt:
1) Sử dụng sự nở (hay co) nhiệt của các vật liệu.
2) Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ số nở nhiệt
khác nhau.
38. Sử dụng các chất oxy hoá mạnh:
1) Thay không khí thường bằng không khí giàu oxy.
2) Thay không khí giàu oxy bằng chính oxy.
Đ tài ph ng pháp nghiên c u khoa h c trong tin h c Trang 16
3) Dùng các bức xạ ion hoá tác động lên không khí hoặc oxy.
4) Thay oxy giàu ozon (hoặc oxy bị ion hoá) bằng chính ozon.
39. Thay đổi độ trơ:
1) Thay môi trường thông thường bằng môi trường trung hoà.
2) Đưa thêm vào đối tượng các phần , các chất , phụ gia trung hoà.
3) Thực hiện quá trình trong chân không.
40. Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite):
Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp thành
(composite). Hay nói chung sử dụng các vật liệu mới.
Đ tài ph ng pháp nghiên c u khoa h c trong tin h c Trang 17
PHẦN THỨ TƯ: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết quả đạt được:
- Đã xây dựng được hệ thống nhắn tin, kết nối được với nhà cung cấp dịch vụ
sms (Telco)
- Đ a ch đăng nh p:
https://123.29.69.135/report
Cửa sổ đăng nhập vào hệ thống nhắn tin SMS
Đ tài ph ng pháp nghiên c u khoa h c trong tin h c Trang 18
Các chức năng của hệ thống SMS
Form gửi tin nhắn đến thuê bao di động
- Xây dựng được phần mềm để quản lý học sinh, hệ thống nhắn tin kết nối với
phần mềm quản lý này.
Đ tài ph ng pháp nghiên c u khoa h c trong tin h c Trang 19
Đ tài ph ng pháp nghiên c u khoa h c trong tin h c Trang 20
PHẦN THỨ NĂM: TÀI LIỆU THAM KHẢO
Website:
-
km/a243150.html
-
-
-
Sách:
- Giới thiệu : Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (quyển 1 của bộ sách ‘‘sáng
tạo và đổi mới’‘) Trung tâm sáng tao KHKT (TSK), TpHCM 2004
Tác giả : Phan Dũng
- Thế giới bên trong con người sáng tạo (quyển 2 của bộ sách ‘‘sáng tạo và đổi
mới’‘) Trung tâm sáng tao KHKT (TSK), TpHCM 2005
Tác giả : Phan Dũng
- Tư duy logich, biện chứng và hệ thống (quyển 3 của bộ sách ‘‘sáng tạo và đổi
mới’‘) Trung tâm sáng tao KHKT (TSK), TpHCM 2006
Tác giả : Phan Dũng
- Sổ tay sáng tạo : Các thủ thuật (nguyên tắc) cơ bản.
Ủy ban khoa học và kỹ thuật TpHCM 1992
Tác giả : Phan Dũng
- Slides bài giảng môn ‘‘PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TRONG TIN HỌC’’
Tác giả : GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_ch1101136_601.pdf