Đề tài Vận dụng các phương thức thanh toán quốc tế tại Sacombank - Chi nhánh Hưng Đạo

1.1.Giới thiệu chung về Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín: 1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng Vào thời điểm cách đây 16 năm, ngày 21/12/1991, đã trở thành cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của Sacombank.Chính vào thời điểm này trên cơ sở chuyển thể Ngân hàng Phát Triển Kinh Tế Gò Vấp và sáp nhập 3 hợp tác xã tín dụng Tân Bình-Thành Công-Lữ Gia.Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín với tên giao dịch là Sacombank đã chính thức ra đời và khai trương hoạt động và trụ sở chính đặt tại vùng ven thành phố, nhân sự trên dưới 200 người. - Ngân Hàng được thành lập dựa vào giấy phép hoạt động số 006/NG-GP ngày 05/12/1991 do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cấp. - Giấy phép thành lập số 05/GP-UB ngày 03/12/1992 do Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố cấp. Trong chặng đường hơn 16 năm đó, Sacombank đã trải qua 3 giai đoạn phát triển: Giai đoạn từ 1991-1995 : đây là giai đoạn sát nhập để cùng thoát hiểm Sau khi di dời trụ sở chính đặt ở vùng ven thành phố về đường Nguyễn Chí Thanh Q11, đồng thời tập trung các khoản nợ khó đòi, Hội Đồng Quản Trị lúc bấy giờ đã mạnh dạn xin phép cơ quan quản lý nhà nước và quản lý ngành ngay trong thời kỳ đầu thành lâp để mở rộng mạng lưới Chi Nhánh –phát hành kỳ phiếu – thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh và bước đầu được phép kinh doạnh đối ngoại là những thành quả nổi bật, những điểm son rất đáng tự hào của Sacombank trong những năm đầu mới thành lập . Giai đoạn 1995-1998: đây là giai đoạn xây dựng kỷ cương và phát triển đúng hướng Văn cương định hướng và những mục tiêu phát triển trong giai đoạn 1996 -2000 được nghiên cứu, biên soạn và thông qua, đã được định hình bước đi và xác lập được các bước đi cụ thể gắn với kế hoạch kinh doanh –tài chính hằng năm. Ngân Hàng đã điều chỉnh hoạt động của các Chi Nhánh và nâng cao dần hiệu quả kinh doanh của hệ thống. -Hệ thống các văn bản bước đầu được xây dựng và đi vào nề nếp.Mối quan hệ và tinh thần cộng đồng trách nhiệm giữa 3 cơ quan Quản trị -Điều hành-Kiểm soát cũng được từng bước thành lập và phát triển. -Quan trọng hơn cả là năng lực tài chính đã có tính nền tảng quyết định quá trình phát triển của Ngân Hàng.Vốn điều lệ từ 23 tỷ lên đến 71 tỷ VND. Giai đoạn 1998- 2001: đây là giai đoạn củng cố để phát triển Từ năm 1999, Hội sở chính được chuyển từ Nguyễn Chí Thanh về tòa nhà Sacombank số 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, mở ra một giai đoạn mới trong việc phát triển Sacombank. -Trong năm 1999, vốn điều lệ từ 71 tỷ tăng 178 tỷ VND, gần 20 điểm giao dịch và 7 chi nhánh cấp một, nguồn nhân lực từ 200 đã lên đến 1000 người, đó là dấu hiệu tăng đáng kể. -Đặc biệt trong năm 2001 đã phát hành cổ phiếu trị giá bằng 1,5 lần mệnh gía -Đã mở rộng quy mô mạng lưới từ chỗ tập trung ở 2 thành phố chính là Hồ Chí Minh và Hà Nội thì nay đã có mặt trên 20 tỉnh thành khắp các vùng kinh tế của cả nước, đồng thời đã có hệ thống đại lý các Ngân Hàng Nước Ngoài với tất cả các Chi Nhánh của 84 Ngân Hàng có uy tín khắp các Châu lục. -Đã gia nhập vào mạng Swift, đồng thời đã hiện đại hóa hệ thống tin học Ngân Hàng thông qua việc nâng cấp trạng thiết bị kỹ thuật công nghệ, đào tạo Chuyên Viên Kiểm Toán và chuyển đổi sang quản lý tập trung theo mảng diện rộng Smartbank. Thêm vào đó, Ngân Hàng cũng đang đàm phán với Ngân Hàng Nước Ngoài chuẩn bị cho việc trang bị máy rút tiền tự động và phát hành thẻ. -Đặc biệt là xử lý nợ quá hạn tốt, thu hồi gần hết nợ tồn đọng, xử lý rủi ro tích cực, tỷ nợ quá hạn giảm xuống đến mức thấp nhất. Huy động vốn và hoạt động tín dụng tăng trưởng nhanh, các nghiệp mới được áp dụng có kết quả tốt như : huy động tiết kiệm tích lũy, huy động vàng và cho vay vàng, thêm vào đó là dịch vụ môi giới kinh doanh địa ốc, dịch vụ cho thuê tủ két sắt, dịc

doc93 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2683 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng các phương thức thanh toán quốc tế tại Sacombank - Chi nhánh Hưng Đạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trạng tài khoản không đủ số dư thanh toán. -Giao dịch viên chi nhánh thực hiện các bước ký hậu vận đơn cho khách hàng: +Giao dịch viên chi nhánh đóng dấu ký hậu vận đơn bằng con dấu của Sacombank – chi nhánh Hưng Đạo vào mặt sau của một vận đơn gốc của bộ chứng từ và ghi rõ tên đơn vị được ký hậu vận đơn, ngày ký hậu.Sau đó trình Kiểm soát viên chi nhánh/Trưởng phòng chi nhánh và trình tiếp Giám đốc chi nhánh ký tên và đóng dấu; +Giao dịch viên chi nhánh chuyển 01 bộ chứng từ gốc có vận đơn đã ký hậu và 01 bộ photo lên phòng kế toán.Trưởng phòng kế toán ký nhận, giữ lại bộ chứng từ gốc và trả lại 01 bộ photo cho phòng Thanh toán quốc tế.Khách hàng đến phòng Kế Toán hoàn tất thanh toán và nhận vận đơn ký hậu.Khách hàng ký nhận chứng từ. +Lưu bản sao vận đơn đã được Giảm Đốc Chi Nhánh ký hậu vào hồ sơ lưu a10)Quy trình thanh toánL/C nhập khẩu *Đối với L/C trả ngay +Bộ chứng từ hợp lệ phải thanh toán trong vòng 7 ngày làm việc từ ngày nhận được bộ chứng từ. +Bộ chứng từ có BHL:khi thanh toán phải có văn bản chấp nhận BHL và đồng ý thanh toán của khách hàng. +Các bước thực hiện: Giao Dịch Viên Chi Nhánh cho khách hàng ký quỹ bổ sung (nếu khách hàng đã ký quỹ dưới 100%), xuất ngoại bảng, lập phiếu xuất ngoai bảng và phiếu thanh toán theo mẫu 02-TTQT. Giao dịch viên kế toán xác nhận số dư, hạch toán. Giao dịch viên chi nhánh tiến hành soạn điện MT202, MT756, MT999 (nếu có) trên chương trình Smartbank, in điện, phiếu xuất ngoại bảng, phiếu thanh toán và trình Kiểm soát viên chi nhánh/ Trưởng phòng chi nhánh ký duyệt, trình tiếp toàn bộ hố sơ và vận đơn (ký hậu) cho Giám Đốc chi nhánh và phiếu chuyển khoản lên Hội sở. Thanh toán viên Hội sở căn cứ vào điện MT202 chỉnh sửa cho đúng kỹ thuật thanh toán, duyệt điện Smartbank vào Swift và chuyển điện ra nước ngoài. Thanh toán viên Hội sở cập nhập và mở bìa lưu hồ sơ, sau đó chuyển điện đã duyệt về cho chi nhánh. Giao dịch viên chi nhánh nhận điện từ Hội sở, in điện, giao điện cho khách hàng, lưu hồ sơ. *Đối với L/C trả chậm Sau khi nhận hối phiếu đã được khách hàng ký nhận là chấp nhận thanh toán Chi Nhánh sẽ chuyển phiếu đề nghị đi điện chấp nhận thanh toán lên Hội Sở, đến ngày thanh toán mới thực hiện thanh toán như trên . Thu phí phát sinh có liên quan a11)Quy trình hủyL/C nhập khẩu *Hủy L/C còn hiệu lực: -Đối với L/C còn hiệu lực thì việc hủy L/C phải có điều kiện là: +L/C không hủy ngang chỉ được hủy khi có sự đồng ý của các bên tham gia trong hợp đồng thương mại . +Chỉ được yêu cầu hủy L/C của khách hàng khi bộ chứng từ chưa được xuất trình hoặc đã thanh toán hết các bộ chứng từ đã xuất trình. -Khi người mở là người yêu cầu hủy L/C +Giao dịch viên Chi Nhánh tiếp nhận, kiểm tra lại điều kiện hủy theo yêu cầu khách hàng +Nếu điều kiện hủy thỏa mãn, tiến hành các bước trên SmartBank soạn điện hủy L/C gởi đến Ngân Hàng người thụ hưởng yêu cầu họ thông báo cho người thụ hưởng và điện xác nhận lại cho Sacombank. +Trình bản thảo điện cho Kiểm Soát Viên, Trưởng Phòng Chi Nhánh ký và sau đó trình tiếp Giám Đốc Chi Nhánh kiểm tra và ký duyệt, +Giao dịch viên fax bản thảo và truyền điện lên Phòng Thanh Toán Quốc Tế trên Hội Sở. +Phòng Thanh Toán Quốc Tế Hội sở kiểm tra và duyệt điện theo nội dung bản thảo, rồi kết nối chuyển điện đi nước ngoài. +Sau khi nhận được trả lời từ Ngân Hàng Nước Ngoài, xác nhận người thụ hưởng đồng ý hủy L/C, Phòng Thanh toán quốc tế lưu hồ sơ và giao cho chi nhánh.. +Giao dịch viên chi nhánh tiến hành giải tỏa tiền ký quỹ cho khách hàng, đồng thời thu các chi phí phát sinh, hạch toán ngọai bảng và đóng hồ sơ. -Ngân hàng thông báo yêu cầu hủy L/C +Giao dịch viên Chi Nhánh nhận điện từ Phòng Thanh Toán Quốc Tế (thuộc Hội Sở), phải thông báo ngay cho người mở L/C và đề nghị trả lời bằng văn bản. +Sau khi nhận được văn bản trả lời từ khách hàng , nếu Ngân Hàng Nước Ngoài yêu cầu , Chi Nhánh phải soạn điện phúc đáp, trình ký Kiểm Soát, Trưởng Phòng.Sau đó chuyển bản thảo và file điện lên Phòng Thanh Toán Quốc Tế để gởi đi Ngân Hàng Nước Ngoài. +Thanh Toán Viên Hội Sở kiểm tra nội dung bản thảo điện, sau đó trình cho Kiểm Soát Viên và Trưởng Phòng Hội Sở ký duyệt. +Tiến hành duyệt điện SmartBank và các bước chuyển điện Swift chuyển điện ra nước ngoài. +Nếu L/C được hủy, Giao Dịch Viên Chi Nhánh tiến hành giải tỏa tiền ký quỹ cho khách hàng, thu các phí phát sinh, hạch toán ngoại bảng và đóng hồ sơ. *Hủy bỏ L/C đã hết hạn hiệu lực Giao Dịch Viên Chi Nhánh tiến hành giải tỏa ký quỹ cho khách hàng, đồng thời thu các phí phát sinh , hạch toán ngoại bảng và thông báo cho Hội Sở đóng hồ sơ với điều kiện: -Đối với L/C đã hết hạn hiệu lực sau 15 ngày (nếu gởi bằng thư thường thì sau 30 ngày), lúc này, Ngân Hàng yêu cầu khách hàng có ý kiến, khách hàng phải yêu cầu hủy bỏ L/C bằng văn bản. -L/C hết hạn hiệu lực chưa đến 15 ngày (nếu gởi bằng thư thường 30 ngày) khách hàng phải cam kết đảm bảo thanh toán nếu sau khi rút tiền ký quỹ, có chứng từ gửi đến phù hợp về điều kiện và điều khoản của L/C. -Trường hợp L/C hết hạn hiệu lực 3 tháng trở lên và không nhận được văn bản đề nghị của khách hàng. Chi nhánh lập văn bản thông báo cho khách hàng, đề nghị khách hàng có ý kiến về việc đóng hồ sơ L/C.Nếu khách hàng đồng ý đóng hồ sơ, giao dịch viên chi nhánh thu phí, xuất ngoại bảng đồng thời thông báo cho Hội sở. b)Quy trình tác nghiệpL/C xuất khẩu b1) Thông báo L/C xuất khẩu và các bản tu chỉnh (nếu có) *Tại Hội Sở:Thông báo L/C, tu chỉnh L/C (nếu có) theo yêu cầu của khách hàng cho Ngân hàng mở nước ngoài, Ngân hàng mở có điện mở L/C-MT700, tu chỉnh (nếu có) gởi cho phòng Thanh toán quốc tế Hội sở thì thanh toán viên Hội sở thực hiện thông báo cho L/C, tu chỉnh(nếu có) theo các bước sau: -Ghi sổ cho số Ref, kiểm tra tính chân thực của L/C tu chỉnh (nếu có) -Giải test với ngân hàng thứ 3 theo chỉ định trên L/C và tu chỉnh đối với trường hợp L/C tu chỉnh được thông báo bằng telex hoặc điện Swift không có mã khóa. Sau đó xác nhận chữ ký của Ngân hàng thông báo L/C, tu chỉnh nếu L/C tu chỉnh được thông báo bằng thư. -Lập thông báo L/C, tu chỉnh (nếu có) theo mấu 05-TTQT và trình ký. -Lưu 1 liên thông báo L/C tu chỉnh (nếu có) kèm L/C và tu chỉnh gốc cho chi nhánh. *Tại chi nhánh: Giao dịch viên chi nhánh tiến hành như sau: -Giao dịch viên chi nhánh tiếp nhận L/C tu chỉnh gốc kèm theo thông báo L/C, tu chỉnh do Phòng Thanh toán quốc tế chuyển về và thông báo cho khách hàng -Lập phiếu đề nghị để giao dịch viên kế toán thu phí thông báo cho khách hàng. -Lập phiếu đề nghị để giao dịch viên kế toán thu phí thông báo L/C, tu chỉnh. -Thu phí thông báo và giao L/C tu chỉnh gốc cho khách hàng. Lưu ý: Trường hợp chi nhánh trực tiếp nhận L/C, tu chỉnh thì giao dịch viên chi nhánh phải chuyển toàn bộ L/C tu chỉnh cho Phòng Thanh toán Quốc Tế để thực hiện thông báo L/C, tu chỉnh theo mẫu 05-TTQT. b2)Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ khách hàng: Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng, giao dịch viên chi nhánh kiểm tra chứng từ về chủng loại, số lượng thực nhận, đối chiếu với phiếu xuất trình chứng từ do khách hàng liệt kê.Hồ sơ gồm có: -Phiếu xuất trình chứng từ (Nếu khách hàng có yêu cầu chuyển hoặc chiết khấu thì phải có yêu cầu bằng văn bản thể hiện nội dung yêu cầu chuyển/ chiết khấu chứng từ) -Bản L/C gốc, các bản L/C tu chỉnh (nếu có). -Các chứng từ theo quy định của L/C Yêu cầu hồ sơ phải có đầy đủ các loại chứng từ do L/C quy định phải có đủ chữ ký có thẩm quyền. Trên phiếu xuất trình chứng từ phải thể hiện đầy đủ các chi tiết như: số L/C, trị giá bộ chứng từ, số lượng. lọai chứng từ xuất trình, yêu cầu chuyển hay chiết khấu bộ chứng từ, ký xác nhận của người có thẩm quyền…Nếu có chỉnh sửa phải có dấu xác nhận chỉnh sửa của đơn vị. Giao dịch viên chi nhánh ký nhận hồ sơ của khách hàng. b3)Xử lý bộ chứng từ xuất khẩu *Tại chi nhánh: Một số vấn đề cần lưu ý: khâu xử lý bộ chứng từ xuất khẩu là khâu rất quan trọng trong nghiệp vụ này. Chi nhánh đóng vai trò là người tư vấn, thông báo hỗ trợ cho khách hàng: Giao dich viên chi nhánh hỗ trợ khách hàng chuẩn bị đầy đủ tất cả các chứng từ cần thiết theo quy định của L/C nếu thiếu chứng từ gì thì giao dịch viên chi nhánh yêu cầu khách hàng bổ sung kịp thời, giao dịch viên chi nhánh tư vấn cho khách hàng về uy tín, năng lực tài chính , mạng lưới hoạt động của Ngân hàng phát hành. Giao dịch viên chi nhánh kiểm tra ngày và nợi hết hạn hiệu lực của L/C, ngày giao hàng chậm nhất, kiểm tra mặt hàng xuất khẩu. Các bước kiểm tra gồm có kiểm tra chứng từ, kiểm tra khách hàng và thông báo bất hợp lệ (nếu có). Kiểm tra chứng từ, chứng từ xuất trình không được mâu thuẫn với nhau và phù hợp với các điều kiện của L/C, các tu chỉnh (nếu có) và quy định của UCP. Kiểm tra khách hàng: bước kiểm tra này đặc biệt quan trọng trong trường hợp chiết khấu bộ chứng từ. +Tình hình tài chính và khả năng uy tín trong thanh toán, năng lực sản xuất kinh doanh uy tín thương hiệu. +Nhà nhập khẩu là đối tác quen thuộc của nhà xuất khẩu, có uy tín trên thương trường quốc tế. +Tài sản đảm bảo cho số tiền chiết khấu, tỷ lệ đảm bảo, tính mãi lực, mức độ nhạy lãi về giá trên thị trường. -Thông báo cho khách hàng bất hợp lệ (nếu có), và yêu cầu chỉnh sửa (nếu có). -Lập phiếu kiểm chứng từ ghi rõ kết quả kiểm tra chứng từ, trình ký Trưởng Phòng Chi Nhánh và Giám đốc chi nhánh. Trường hợp bộ chứng từ nhờ chuyển hoặc chiết khấu trong hạn mức của chi nhánh: -Giao dịch viên Chi nhánh gởi toàn bộ hồ sơ cùng với yêu cầu chuyển hoặc chiết khấu của khách hàng lên Giám đốc chi nhánh.Sau khi có kết quả thuận của Giám đốc chi nhánh, giao dịch viên chi nhánh tiến hành bước giao dịch “Tạo mới L/C xuất khẩu” của phân hệ tài trợ thương mại để thực hiện việc lưu thông tin về hồ sơ L/C xuất. Sau đó giao dịch viên chi nhánh in phiếu và lập ngọai bảng. -Giao dịch viên chi nhánh chuyển hồ sơ lên Hội sở, thực hiện bước giao dịch “ chi nhánh gởi chứng từ xuất khẩu” của phân hệ tài trợ thương mại để chuyển trạng thái hồ sơ sang dạng “đã chuyển”. Lập và in phiếu nhập ngoại bảng, phiếu xuất ngoại bảng. -Giao dịch viên chi nhánh giải ngân cho khách hàng nếu chiết khấu. -Chuyển hồ sơ lên Hội sở. *Tại Hội Sở: -Thanh toán viên Hội sở tiếp nhận hồ sơ từ chi nhánh và kiểm tra. Các tiêu chí kiểm tra: +Bộ chứng từ xuất trình phải đầy đủ về loại và số lượng như khách hàng và chi nhánh đã liệt kê trên phiếu xuất trình chứng từ. +Chứng từ phải đầy đủ chữ ký hữu quyền của khách hàng và chi nhánh. +Yêu cầu của khách hàng đối với bộ chứng từ xuất khẩu là nhờ chuyển hay chiết khấu -Lập Cover letter có nội dung chính bao gồm như: tên, địa chỉ ngân hàng nhận bộ chứng từ, tên đơn vị mở L/C, tên đơn vị xuất khẩu, số tham chiếu của Sacombank, ngày lập Cover letter, số L/C, ngày phát hành, số tiền yêu cầu thanh toán, các chứng từ gởi kèm, các xác nhận việc bộ chứng từ đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định trong L/C, các quy định quốc tế áp dụng, chỉ thị đòi tiền ( nếu L/C không chỉ ra Ngân hàng hoàn trả) -Lập điện / thư đòi tiền nếu L/C cho phép đòi tiền bằng điện /thư. Đối với đòi tiền bằng điện: Thanh toán viên Hội sở lập điện MT742 đòi tiền trong trường hợp Ngân hàng thanh toán / hoàn trả có trao đổi Swift Key với Sacombank. Đối với Ngân hàng không có trao đổi Swift Key với Sacombank thì lập điện MT999 đòi tiền có kèm nội dung kiểm TEST và điện MT999 đến Ngân hàng kiểm TEST nếu L/C không cho phép đòi tiền bằng điện nhưng có chỉ ra Ngân hàng hoàn trả tiền, thị lập thư đòi tiền gởi đến Ngân hàng hoàn trả. -Đóng dấu chiết khấu lên bảng chính L/C và trình ký Ban Giám Đốc -Gởi bộ chứng từ, thư và các bức điện có liên quan ra nước ngoài bằng chuyển nhanh. Trường hợp chiết khấu bộ chứng từ vượt hạn mức chi nhánh: -Giao dịch viên chi nhánh chuyển hồ sơ cho Hội sở trên cơ sở trình Bam Tổng giám đốc . *Taị Hội sở: -Thanh toán viên Hội sở tiếp nhận hồ sơ từ chi nhánh gồm: +Phiếu xuất trình chứng từ có nội dung yêu cầu chuyển/chiết khấu chứng từ. +L/C bản gốc, các bản L/C tu chỉnh nếu có và các chứng từ theo quy định của L/C; +Phiếu xuất trình chứng từ có nội dung yêu cầu chiết khấu, có bút phê trình Ban Tổng Giám Đốc của Giám đốc chi nhánh; +Phiếu kiểm chứng từ. +Thanh toán viên Hội sở tiến hánh kiểm tra hồ sơ Yêu cầu kiểm tra : -Kiểm tra hồ sơ thực nhận với phiếu kiểm chứng từ chi nhánh. -Kiểm tra chữ ký của Trưởng phòng chi nhánh, Giám đốc chi nhánh. -Kiểm tra yêu cầu của khách hàng đối với bộ chứng từ xuất khẩu (phải là yêu cầu chiết khấu ). -Tiến hành kiểm tra bộ chứng từ xuất khẩu theo các bước và tiêu chí kiểm như ở chi nhánh nhưng thanh toán viên Hội sở lưu ý kỹ các bộ chứng từ bất hợp lệ của chi nhánh đã phê trên phiếu kiểm chứng từ (nếu có) xem có hợp lệ theo UCP500 hay không, đồng thời kiểm tra xem bộ chứng từ còn có bất hợp lệ nào khác nữa không. -Thông báo bất hợp lệ (nếu có) cho khách hàng thông qua chi nhánh và yêu cầu chỉnh sửa (nếu có thể), đồng thời trên phiếu kiểm chứng từ ghi rõ kết quả kiểm tra chứng từ ý kiến tham mưu và trình Ban Tổng giám đốc.Sau đó Thanh toán viên Hội sở thông qua báo cáo kết quả phê duyệt của Ban Tổng Giám đốc cho chi nhánh. Nếu kết quả từ chối: Hội sở trả hồ sơ cho chi nhánh, chi nhánh trả lại cho khách hàng. Nếu kết quả thuận,giao dich viên chi nhánh thực hiện các bước cập nhập hồ sơ. Và giải ngân cho khách hàng giống trường hợp chiết khấu trong hạn mức của chi nhánh. Tuy nhiên, giao dịch viên chi nhánh cần lưu ý chỉ đạo của Ban Tổng Giám Đốc trên phiếu xuất trình chứng từ. -Thanh toán viên Hội sở thực hiện các bước lập Cover letter, điện hoặc thư đòi tiền rồi đóng dấu chiết khấu và trình Ban Tổng Giám Đốc. Sau đó chuyển bộ chứng từ nhờ chuyển hay chiết khấu ra nước ngoài. b4)Cập nhập và lưu trữ hồ sơ: Hồ sơ lưu trữ cần phải có đầy đủ các chữ ký hữu quyền, lưu trữ theo số thứ tự dễ dàng khi tra cứu. *Tại Hội sở : Thanh toán viên Hội sở trả L/C, tu chỉnh bản chính, cover letter , thư/điện đòi tiền về cho chi nhánh lưu trữ hồ sơ, ghi sổ bill chuyển phát nhanh để theo dõi cuối tháng. *Tại chi nhánh: Giao dịch viên chi nhánh nhận lại L/C tu chỉnh bản chính, cover letter, thư/điện đòi tiền từ Hội sở sau đó trả lại L/C tu chỉnh bản chính cho khách hàng và lưu hồ sơ. b5)Xử lý bộ chứng từ có bất hợp lệ, đòi tiền báo có cho khách hàng: Khi Ngân hàng nước ngoài kiểm tra bộ chứng từ có bất hợp lệ sẽ lập điện MT734 gởi về cho Hội sở thông báo bất hợp lệ *Tại Hội sở: Thanh toán viên Hội sở nhận điện thông báo bất hợp lệ và kiểm tra bất hợp lệ, sau đó thông báo và gởi điện bất hợp lệ cho chi nhánh để chi nhánh thông báo cho khách hàng để có hành động thích hợp. -Trường hợp nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán bất hợp lệ: Tiếp tục theo dõi báo có và thông báo cho khách hàng nộp phạt bất hợp lệ. -Trường hợp nhà nhập khẩu từ chối bất hợp lệ: Thì thanh toán viên Hội sở chuyển điện đề nghị Ngân hàng nước ngoài thu hộ tiền với hình thức nhờ thu hoặc yêu cầu Ngân hàng gởi trả bộ chứng từ, theo dõi báo có, báo có cho khách hàng, hoặc theo dõi nhận lại bộ chứng từ; tất toán hồ sơ; Lưu ý: Tất cả các bước điện chuyển ra nước ngoài trong trường hợp này đều do chi nhánh soạn có bút ký của Ban Giám đốc chi nhánh. *Tại chi nhánh Giao dịch viên chi nhánh thông báo bất hợp lệ cho khách hàng và yêu cầu khách hàng liên hệ nhà nhập khẩu để yêu cầu thanh toán hoặc sớm có hành động thích hợp. -Trong trường hợp nhà nhập khẩu từ chối bất hợp lệ: Chi nhánh phục vụ yêu cầu của khách hàng (soạn điện đề nghị Ngân hàng nước ngoài thu hộ tiền với hình thức nhờ thu hoặc yêu cầu Ngân hàng này gởi trả bộ chứng từ) -Yêu cầu: +Khi khách hàng có yêu cầu nhờ thu hộ tiền thì khách hàng phải có công văn đề nghị chi nhánh thực hiện nội dung trên và đồng ý thanh toán các chi phí phát sinh. +Giao dịch viên chi nhánh chuyển bản thảo bức điện Smartbank và công văn đề nghị của khách hàng lên Hội sở. -Trong trường hợp Ngân hàng nước ngoài gởi trả bộ chứng từ: +Giao dịch viên chi nhánh nhận lại bộ chứng từ từ Hội sở, thông báo cho khách hàng về bộ chứng từ bị trả lại đồng thời thu đủ phí phát sinh (nếu có) từ khách hàng vá giao trả bộ chứng từ cho khách hàng. +Sau đó giao dịch viên chi nhánh soạn điện thanh toán các phí phát sinh (nếu có) cho Ngân hàng nước ngoài chuyển lên Hội sở. +Cập nhập và tất toán hồ sơ. b6)Đòi tiền bộ chứng t ừ xuất khẩu: -Điều kiện: +Bộ chứng từ không có bất hợp lệ. + Quá 7 ngày làm việc tính từ khi ngân hàng nhận được bộ chứng từ xuất khẩu mà chưa có báo có. Tại chi nhánh: Giao dịch viên chi nhánh soạn điện đòi tiền chuyển lên Hội sở. Tại Hội sở: Thanh toán viên Hội sở duyệt và chuyển điện ra Ngân hàng nước ngoài, sau đó trả điện về chi nhánh. b7) Báo có *Tại Hội sở -Thanh toán viên Hội sở in điện báo có , ghi sổ theo dõi . -Cung cấp các thông tin về công ty được báo có: Tên công ty, số L/C, trị giá bộ chứng từ, liệt kê các chi phí phát sinh: chuyển phát nhanh, phí điện (nếu có) trực tiếp lên MT910 hoặc lập phiếu xác nhận báo có trường hợp báo có bằng sổ phụ (MT950). -Chuyển báo có cho kế toán Hội sở và chi nhánh mỗi bộ phận một liên. -Kế toán Hội sở hạch toán chuyển khoản về chi nhánh, thanh toán viên Hội sở cập nhập hồ sơ, tất toán. *Tại chi nhánh: -Giao dịch viên chi nhánh nhận báo có từ Hội sở bằng điện MT910 (hoặc sổ phụ MT950) và phiếu xác nhận báo có -Liệt kê phí phát sinh nếu có (phí thanh toán) lập và in phiếu xuất ngoai bảng, phiếu thanh toán, phiếu chuyển khoản và trình ký Trưởng phòng chi nhánh và Giám Đốc chi nhánh. -Cập nhật trạng thái bộ chứng từ. -Tính phí thanh toán. -Giao dịch viên chi nhánh báo có cho khách hàng vào tài khoản . -Trích thu hồi các phí, trích thu hồi vốn và lãi (trường hợp chiết khấu) -Cập nhật và tất toán hồ sơ. 3.3.3.4.Dẫn chiếu UCP vào L/C Để được áp dụng UCP 500, tất cả các L/C phải ghi rõ câu dưới đây: “This L/C is subject to Uniform Customs and Practice for Document Credit, 1993 Revision, ICC Publication No.500”.or :”UCPDC 1993 Rev.ICC.Pub.500 refeffed” Điểm cần lưu ý là hiện nay L/C được giao dịch bằng hệ thống SWIFT giữa các ngân hàng là rất phổ biến, và theo quy tắc của SWIFT, các L/C mở qua SWIFT thì đương nhiên được áp dụng UCP 500 vào ngày phát hành mà không cần phải dãn chiếu câu trên vào bảng điện SWIFT. Do đó, khi ngân hàng thông báo L/C mở bằng SWIFT cho Người thụ hưởng cần thiết phải ghi rõ câu trên vào thông báo L/C để Người thụ hưởng biết và thực hiện. Khi một L/C ghi rõ là áp dụng quy tắc UCP 500, thì tất cả các bên liên quan, bao gồm: Người mở, Người hưởng, Ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận, … đều ràng buộc bởi các quy tắc của UCP 500 trong việc thực thi quyền và nghĩa vụ của mình. Để làm tốt phần viẹc của mình, các bên phải am hiểu thấu đáo những điều khoản mà UCP quy định. Tuy nhiên, để tránh bị ràng buộc cứng nhắc vào tất cả các điều khoản của UCP, nhằm phù hợp với hoàn cảnh cụ thể (chủ yếu là đối với Người mở và người thụ hưởng), UCP 500 cho phép các bên có thể thoả thuận thực hiện khác với quy tắc UCP bằng câu “Trừ khi L/C quy định khác”. Như vậy, nếu L/C nói rõ là không áp dụng một hoặc một số khoản mục, điều khoản nào đó của quy tắc UCP, thì những nội dung này trở nên không có giá trị thực hiện. Đây là hướng mở, linh hoạt của UCP, giúp cho những nhà kinh doanh xuất nhập khẩu vận dụng khi thương lượng ký kết hợp đồng để có được các điều khoản phù hợp với thực tế hoàn cảnh kinh doanh. 3.3.3.5.Phân loại L/C a)Phân loại theo tính chất thông dụng a1)L/C có thể huỷ ngang -Là L/C mà người mở (nhà nhập khẩu) có quyền đề nghị ngân hàng phát hành sửa đổi, bổ sung, hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự chấp thuận và thông báo trước của người thụ hưởng( nhà xuất khẩu). -Tuy nhiên, khi hàng hoá đã được giao, ngân hàng mới thông báo lệnh huỷ bỏ hoặc bổ sung thì lệnh này không có giá trị; nghĩa là khi đó ngân hàng phát hành vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết, coi như không có việc huỷ bỏ xảy ra. -Vì tình trạng thanh toán bấp bênh, đặc biệt là quyền lợi người xuất khẩu không được bảo đảm, do đó, loại L/C này hầu như không được sử dụng trong thực tế mà chỉ tồn tại trên lý thuyết. a2)L/C không thể huỷ ngang -Là L/C mà sau khi đã mở và nhà xuất khẩu đã chấp nhận, thì ngân hàng phát hành không được sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ trong thời hạn hiệu lực của L/C, trừ khi có sự thoả thuận khác của các bên tham gia. -Một L/C không ghi chữ “Irrevocable” thì vẫn được coi là không huỷ ngang. -Do quyền lợi của người xuất khẩu được bảo đảm hơn, do đó, loại L/C này được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong thanh toán quốc tế. Theo quy định của UCP, thì “L/C có thể thuộc loại huỷ ngang hoặc không huỷ ngang, do đó, một L/C phải nói rõ là thuộc loại nào, nếu không nói rõ thuộc loại nào, thì L/C được coi là loại không huỷ ngang”. L/C huỷ ngang nói lên khả năng đơn phương huỷ bỏ L/C đang còn hiệu lực vào bất cứ thời điểm nào mà không cần sự đồng ý của các bên liên quan. Chẳng hạn, người mở hay ngân hàng phát hành đơn phương tuyên bố huỷ L/C. Trong khi đó người hưởng, ngân hàng thông báo hay ngân hàng xác nhận không hề biết trước và không hề đồng ý. Ngược với L/C huỷ ngang, L/C không huỷ ngang không cho phép bất cứ bên nào đơn phương tuyên bố huỷ hay sửa đổi L/C mà không có sự chấp thuận của một/các bên còn lại. Việc đơn phương tuyên bố huỷ hay sửa đổi L/C là không có giá trị pháp lý -Một L/C không huỷ ngang muốn được huỷ bỏ phải được sự đồng ý của bên mua, bên bán và các ngân hàng có liên quan bằng văn bản /điện tín a3)L/C không huỷ ngang có xác nhận -Là L/C không thể huỷ bỏ. -Theo yêu cầu của ngân hàng phát hành, một ngân hàng xác nhận trả tiền cho L/C này.Trong thực tế, ngân hàng xác nhận thường là ngân hàng thông báo, nhưng cũng có thể là ngân hàng khác theo yêu cầu của người xuất khẩu. -Trách nhiệm trả tiền L/C của ngân hàng xác nhận là giống như ngân hàng phát hành, do đó ngân hàng phát hành phải trả phí xác nhận và thường là phải ký quỹ tại ngân hàng xác nhận. Tỷ lệ ký quỹ có khi lên tới 100% giá trị của L/C. -Do có hai ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền, nên loại L/C này là đảm bảo nhất cho nhà xuất khẩu. -Nhu cầu xác nhận L/C tuỳ thuộc vào mức độ tín nhiệm và tình hình tài chính của ngân hàng phát hành, vào tình hình kinh tế chính trị của quốc gia nơi ngân hàng phát hành có trụ sở b)Phân loại theo thời điểm thanh toán -L/C trả ngay -L/C trả chậm 3.3.3.6.Phí liên quan đến tín dụng chứng từ *Đối với xuất khẩu -Thông báo L/C -Thông báo L/C do Ngân Hàng trong nước chuyển đến: miễn phí -Thông báo tu chỉnh -Xác nhận L/C -Chiết khấu bộ chứng từ -Thanh tóan -Hủy L/C *Đối vởi L/C nhập khẩu -Mở L/C -Phí tu chỉnh tăng tiền -Chấp nhận hối phiếu trả chậm -Phí thanh toán -Phí ký hậu B/L -Phí hủy L/C -Phí bất hợp lệ -Điện mở -Điện thanh toán -Điện chấp nhận thanh toán -Điện thông báo thanh toán -Phát hành thư bảo lãnh 3.3.3.7.Lợi ích và rủi ro đối với các bên tham gia L/C a)Đối với người nhập khẩu -Lợi ích: -Người nhập khẩu sẽ nhận được các chứng từ về hàng hóa do mình quy định như Ngân hàng phát hành ghi rõ trong L/C, đồng thời Ngân hàng phát hành giúp kiểm tra bộ chứng từ với chuyên môn và trách nhiệm cao nhất. -Người nhập khẩu được đảm bảo rằng sẽ chỉ bị ghi nợ tài khoản số tiền khi tất cả các chỉ thị trong L/C được thực hiện đúng. -Người nhập khẩu có khả năng bảo toàn được vốn vì anh ta không phải ứng trước tiền. -Tận dụng được tín dụng của Ngân hàng, đó là điều thiết yếu trong kinh doanh quốc tế; bởi vì khoảng thời gian từ lúc mở L/C cho đến khi thu được tiền bán là khá dài (bao gồm thời giam để người xuất khẩu chuẩn bị hàng, thời gian vận chuyển hàng, thời giam vận chuyển hàng từ nước nhà xuất khẩu đến nước nhà nhập khẩu và thời gian nhà nhập khẩu bán hàng), do đó, theo từng giai đoạn nhập hàng, nếu được ngân hàng cho phép miễn ký quỹ một phần hay toàn bộ trị giá L/C thì không khác gì ngân hàng đã cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu. -Đảm bảo hàng hóa phù hợp với bộ chứng từ theo các điều kiện và điều khoản đã ký kết trong hợp đồng ngoại thương, như số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng… -Vì có sự bảo đảm về thanh toán, người nhập khẩu có thể thương lượng để đạt được giá cả tốt hơn và mở rộng được quan hệ khách hàng cũng như quy mô kinh doanh. -Rủi ro: -Việc thanh toán của ngân hàng cho người thụ hưởng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình, mà không căn cứ váo việc kiểm tra hàng hóa. Ngân hàng chỉ kiểm tra tính chân thực “bề ngoài” của chứng từ, mà không chịu trách nhiệm về tính chất “bên trong” của chứng từ, cũng như chất lượng và số lượng hàng hóa.Một nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất trình bộ chứng từ giả mạo ( có bề ngoài phù hợp với L/C) cho Ngân hang chỉ dịnh để thanh toán. Như vậy, sẽ không có sự bảo đảm nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hóa sẽ đúng như đơn đặt hàng hay không bị hư hại gì. Trong trường hợp này, nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho Ngân hàng phát hành. -Những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu phải tiến hành làm thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C làm kéo dài thời gian giao dịch, tăng chi phí. -Ngân hàng xác nhận hay một Ngân hàng chỉ định khác có thể mắc sai lầm khi đã thanh toán cho một bộ chứng từ sai sót, sau đó ghi nợ ngân hàng phát hành. Nếu ngân hàng mắc sai lầm lại do người nhập khẩu chỉ định, thì ngân hàng phát hành có quyền truy hoàn số tiền đã bị ghi nợ. Hơn nữa, trong một số trường hợp, nhà nhập khẩu phải chấp nhận điều khoản hoàn trả cho ngân hàng phát hành ngay cả khi ngân hàng mắc sai lầm do ngân hàng phát hành chỉ định. Về nguyên tắc, ngân hàng chỉ định mắc sai lầm phải hoàn trả số tiền đã ghi nợ cho ngân hàng phát hành, nhưng thực tế thì rất phức tạpvà dễ bị từ chối. Điếu này xảy ra là vì, để được bồi hoàn buộc ngân hàng phát hành phải giao dịch với một ngân hàng ở rất xa và tại một quốc gia khác, hơn nữa ngân hàng này thường đề cao mối quan hệ và trách nhiệm của mình với nhà xuất khẩu nội địa.Thậm chí, cho dù cuối cùng ngân hàng phát hành cũng được bồi hoàn, nhưng phải mất nhiều thánh giao dịchthư từ và tranh cãi, và chi phí có thể vượt giá trị của L/C -Nhà nhập khẩu chưa nhận được bộ chứng từcho đền khi hàng đã cập cảng.Để được bảo lãnh nhận hàng, nhà nhâp khẩu phải trả một khoản phí cho ngân hàng.Nếu không nhận hàng theo quy định thì tiền bồi thường giữ tàu quá hạn sẽ phát sinh b)Đối với người xuất khẩu -Lợi ích: +Là người hưởng lợi L/C, người xuất khẩu được bảo đảm rằng khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/Cthì sẽ nhận được tiền thanh toán, mà không cần phải chờ đến khi người nhập khẩu chấp nhận hàng hóa hay chấp nhận bộ chứng từ. +Tình trạng tài chính của người mua được thay thế bằng cam kết của ngân hàng phát hành là sẽ trả tiền, chấp nhận hoặc chiết khấu trên cơ sở vượt trội so với phương thức ghi sổ hay nhờ thu. +Một L/C không hủy ngang có xác nhận sẽ đặt trách nhiệm thanh toán không những cho ngân hàng phát hành mà còn cho ngân hàng xác nhận, do đó, nó cung cấp sự an toàn tốt nhất cho người xuất khẩu.Điều đó có nghĩa là đối với L/C có xác nhận thì ngân hàng xác nhận và ngân hàng phát hành cam kết bảo đảm rằng việc “thanh toán/ chiết khấu/ chấp nhận” quy định trong L/C được thực hiện theo nguyên tắc không truy đòi người thụ hưởng. +Để có ưu thế trong việc ký kết hợp đồng ngoại thương, nhà xuất khẩu có thể đồng ý để nhà nhập khẩu trả chậm trên cơ sở ngân hàng phát hành chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn. Nhà xuất khẩu có thể mang hối phiếu đã chấp nhận đến ngân hàng phục vụ mình (hay bất cứ ngân hàng nào khác ) để chiết khấu nhận tiền tức thời. +Để đảm bảo quyền lợi của mình, nhà xuất khẩu phải ký được hợp đồng ngoại thương có các điều khoản , điều kiện khả thi và trong tầm khả năng thực hiện của mình; trên sơ sở đó kiểm tra chặt chẽ các điều khoản và điều kiện của L/C xem có phù hợp với hợp đồng ngoại thương gốc lhông, nhằm mục đích lập được bộ chứng từ hàn xuất phụ hợp với L/C đã được mở. - Rủi ro: +Những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu phải tiến hành làm thủ tứcả đổi, bổ sung L/C. +Nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C, thì mọi khoản thanh toán /chấp nhận có thể đều bị từ chối, và nhà xuất khẩu phải tự xử ký hàng hóa như dỡ hàng, lưu kho cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải tìm người mua mới, bán đấu giá hay chở hàng quay về nước .Nhà xuất khẩu phải chịu các chi phí như lưu tàu quá hạn. phí lưu kho và mua bảo hiểm hàng hóa…trong khi đó không biết rõ lập trường cuat nhà nhập khẩu là sẽ đồng ý hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót. +Trong trường hợp L/C không có xác nhận, nếu ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán, thì cho dù bộ chứng từ xuất trình là hoàn hảo thì cũng không được thanh toán .Tương tự, nếu ngân hàng chấp nhận hối phiếu kỳ hạn bị phá sản trước khi hối phiếu đếnhạn, thì hối phiếu xũng không được trả tiền. Trừ khi L/C được xác nhận bởi một ngân hàng hạng nhất trong nước, còn lại nhà xuất khẩu luôn chịu rủi ro chính trị hay rủi ro cơ chế chính sách của nước nhà nhập khẩu. +Nếu nhà nhập khẩu nhận được một L/C trực tiếp từ ngân hàng phát hành(không gửi thông qua ngân hàng thông báo), thì đó có thêt là một L/C giả, Nhà xuất khẩu phải yêu cầu có một ngân hàng trong nước xác nhận L/C hay phải được ngân hàng phục vụ mình xác minh L/C là thật. 4.1.Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi Nhánh Bảng 2: Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh Hưng Đạo Các phương thức thanh toán quốc tế Năm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch năm 2006/2005 Số tuyệt đối Số tương đối (%) TT Doanh số (triệu USD) 18,20 20,25 23,18 2,93 14,47 Số lượng(lệnh) 690 740 786 46 6,216 D/P, D/A nhập Doanh số (triệu USD) 3,35 4,99 5,49 0,5 10,02 Số lượng(BCT) 178 188 213 25 13,3 D/P, D/A xuất Doanh số(triệu USD) 0,017 0,02 0,14 0,12 600 Số lượng(BCT) 3 5 21 16 320 L/C nhập Doanh số mở (triệu USD) 33,70 37,55 46,6 9,05 24,1 Số lượng(BCT) 550 620 705 85 13,71 Doanh số thanh toán (triệu USD) 30,70 35,92 37,73 1,81 5,039 Số lượng(BCT) 587 695 762 67 9,64 L/C xuất Doanh số chiết khấu L/C xuất(triệu USD) 0,87 1,63 2,34 0,71 43,56 Số lượng(BCT) 35 83 116 33 39,76 Báo có L/C xuất Doanh số (triệu USD) 1,25 2,10 2,37 0,27 12,86 Số lượng (BCT) 43 97 99 2 2,062 Tổng doanh số(triệu USD) 53,517 63,28 68,91 (Nguồn: Bộ phận TTQT CN Hưng Đạo) Qua bảng trên ta thấy chi nhánh chủ yếu thực hiện phương thức chuyển tiền T/T và L/C nhập, với doanh số cao hơn L/C xuất và nhờ thu.Năm 2006, doanh số Thanh Toán Quốc Tế là 68,91 triệu USD, tăng lên 5,63 triệu USD tức tăng gần 10%, Hiện chi nhánh đang có nhu cầu tăng thêm nguồn nhân lực chuyên nghiệp, đầu tư máy móc thiết bị, mở rộng thêm phòng giao dịch.. để tích cực đẩy mạnh hoạt động Thanh Toán Quốc Tế, tăng thêm doanh số cho chi nhánh. 4.2.Một số tồn tại: Trên lý thuyết có rất nhiều phương thức thanh toán quốc tế khác nhau như chuyển tiền, tín dụng chứng từ…ở chi nhánh Hưng Đạo hoạt động thanh toán quốc tế rất phát triển với hầu hết các phương thức thanh toán hiện nay, trong đó chủ yếu là phương thức tín dụng chứng từ đã góp phần đàng kể trong doanh số hoạt động của chi nhánh. Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ ở chi nhánh thực hiện rất tốt, đạt hiệu quả và mức độ an toàn cao, với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trên chương trình Smartbank, có trao đổi Swiftkey với nhiều Ngân hàng nước ngoài. Với vai trò là Ngân hàng mở/ Ngân hàng thông báo , chi nhánh đã tư vấn , hỗ trợ rất tốt cho khách hàng, các nhân viên làm việc rất nhiệt tình, chuyên về nghiệp vụ, thái độ phục vụ khách hàng rất tốt.. đã tạo nên một Sacombank Hưng Đạo rất đáng tin cậy, chuyên nghiệp và hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động chi nhánh còn một số tồn tại gây ra các rủi ro sau: -Rủi ro về L/C hàng xuất: +Rủi ro trong chiết khấu: Mặc dù nghiệp vụ chiết khấu chứng từ hàng xuất được thực hiện trên cơ sở có truy đòi , Sacombank có toàn quyền thu lại tiền chiết khấu, lãi suất chiết khấu, và các khoản phí từ nhà xuất khẩu trong trường hợp Sacombank không nhận được tiền thanh toán từ Ngân hàng nước ngoài. Nhưng nếu nhà xuất khẩu không có khả năng trhanh toán hoặc trì hoãn việc thanh toán thì Sacombank vẫn gặp rủi ro. Đối với chiết khấu L/C trả chậm thì rủi ro nhiều hơn so với L/C trả nhay vù Sacombank khó xác định đươck tình hình tài chính trong tương lai của doanh nghiệp hay Ngân hàng mở L/C. +Rủi ro do bộ chứng từ giả hoặc kiểm tra sai sót bộ chứng từ: Do doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm vững nghiệp vụ, nên lập bộ chứng từ còn nhiều sai sót, hoặc còn thiếu, hoặc bị thất lạc khi chuyển ra nước ngoài, hoặc nhà xuất khẩu làm giả bộ chứng từ…Nếu Ngân hàng kiểm tra không kỹ bộ chứng từ mà gởi ra nước ngoài, khi ngân hàng mở nước ngoài kiểm tra bộ chứng từ thấy có bất hợp lệ mà từ chối thanh toán hoặc chậm thanh toán, trong khi Ngân hàng đã chiết khấu bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu thì sẽ gây rủi ro cho Ngân hàng, nhà xuất khẩu sẽ không thu được tiền hàng và trả nợ chiết khấu cho Sacombank. -Rủi ro về L/C hàng nhập: +Rủi ro tín dụng: Khi Sacombank là ngân hàng mở L/C. Rủi ro tín dụng là rủi ro do nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản như trường hợp hàng đã nhập về nhưng giá thị trường lúc này giảm xuống và nhà nhập khẩu không chấp nhận thanh toán hoặc chậm thanh toán để nhận bộ chứng từ. Hoặc nhà nhập khẩu kinh doanh bị thua lỗ, nợ thuế nhập khẩu lâu nên hải quan cưỡng chế không cho nhận hàng… trong khi Ngân hàng mở L/C vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của mình với Ngân hàng nước ngoài. Hoặc khi đến hạn thanh toán mà tài sản của khách hàng không đủ tiền để thanh toán hoặc khách hàng không còn đủ hạn mức tín dụng thì phòng tín dụng sẽ cho vay bắt buộc. Dù cho vay bắt buộc mà nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán thì Ngân hàng vẫn bị giam vốn. +Rủi ro do có sự lừa đảo của bên mua hoặc bên bán: Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiếu kinh nghiệm, chuyên miin về kinh doanh xuất nhập khẩu,j do đó khó tránh khỏi những lừa đảo từ phía đối tác như hợp đồng ký kết cong nhiều sơ hở, nội dung quá sơ sài, không rõ ràng cụ thể, không nắm được những thông lệ buôn bán quốc tế nên dễ dẫn đến những tranh chấp, thua thiêt.Khi nhà nhập khẩu gặp rủi ro thì Ngân hàng cũng gặp rủi ro. Những rủi ro có thể là nhà xuất khẩu nước ngoài làm giả bọ chứng từ hoặc giao hàng không đúng với bộ chứng từ, mà Ngân hàng chỉ kiểm tra hàng trên cơ sở bộ chứng từ nên trong một số trường hợp nhà nhập khẩu thế chấp lô hàng nhập cho Ngân hàng để L/C thì chắc chắn Ngân hàng gặp rủi ro. 4..3.Kiến nghị một số giải pháp cho những tồn tại trên: Trên thực tế chi nhánh Hưng Đạo đã gặp những rủi ro nhưng không đáng kể, các rủi ro thường gặp nhất có thể kể đến như : khách hàng chậm thanh toán, làm chậm hiệu quả của thương vụ. Như bộ chứng từ gởi về, chi nhánh thông báo cho nhà nhập khẩu, nhưng nhà nhập khẩu đang thiếu nguồn thanh toán, chưa đến nhận bộ chứng từ được, chi nhánh phải cho vay bắt buộc, tính lãi suất cao hơn, và nhà nhập khẩu chậm trả nợ. Do đó khi tiến hành thủ tục L/C xuất hoặc L/C nhập Ngân hàng cần tính toán kỹ về thương vụ, phải tìm hiểu về nhà xuất khẩu trong nước, về Ngân hàng thanh toán nước ngoài, về nhà xuất nhập khẩu nước ngoài, về thị trường tiêu thụ hàng hóa, về đơn vị bảo hiểm… đối với hàng hóa xem hàng hóa đó có bị cấm xuất/nhập khẩu hay không, kiểm tra bộ chứng từ xuất/nhập khẩu kỹ hơn… để đảm bảo nâng cao khả năng thanh toán cho ngân hàng, cho khách hàng và có thể tư vấn cho khách hàng tốt hơn. -Hiện nay, để tư vấn cho khách hàng và có được phương thức thanh toán thích hợp là do các nhân viên của phòng thanh toán quốc tế thực hiện hoặc trực tiếp, hoặc qua fax, hoặc điện thoại. Để tăng hiệu quả cho việc truyền thông tin cho khách hàng một cách chính xác và thuận lợi chi nhánh nên có cách giởi thiêu đặc biệt hơn ví dụ như in một cuốn cẩm nang về thanh toán quốc tế trong đó chứa đựng những thông tin về thanh toán quốc tế mà khách hàng hay đề cập. ► Ngân hàng cần đẩu mạnh, nâng cao công tác thẩm định : đối với hoạt động ngân hàng, công tác thẩm định là một khâu không thể thiếu trong quá trình cho vay, thanh toán và đầu tư…hiện nay Sacombank có bộ phận thẩm định hồ sơ tại Hội sở, công tác thẩm định thường tập trung ở khâu thanh toán hàng nhập, khi mở L/C, cho vay…khâu thẩm định càng chính xác thì rủi ro của Ngân hàng càng thấp, quy trình nghiệp vu nhanh chóng, hiệu quả, đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Việc thẩm định cần phải cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, dễ nắm bắt thông tin về khách hàng, về thương vụ, thông tin về thị trường, đối tác, Ngân hàng nước ngoài.. nhằm hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng, giúp cho nhà xuất/nhập khẩu hoàn tất thương vụ, an toàn ftrong thanh toán hàng xuất, hàng nhập, thu hồi vốn nhanh, chủ động trong kinh doanh. ► Đẩy mạnh hoạt động Marketting trong Ngân hàng Nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, tăng doanh thu cũng như lợi nhuận, Ngân hàng nên đẩy mạnh hoạt động Marketting, Hiện tại khách hàng của Chi nhánh là những khách hàng quen thuộc, giao dịch với những khách hàng quen thuộc nhưng Ngân hàng không vì thế mà không tìm thêm khách hàng mới cho Ngân hàng của mình, Ngân hàng nên: + Ngân hàng thực hiện duy trì các ưu đãi hiện tại đối với các khách hàng quen thuộc. + Mở rộng công tác tiếp thị dưới nhiều hình thức như quảng cáo trên mạng, báo chí, giới thiệu sản phẩm, tài trợ cho các hoạt động văn hoá xã hội hay các chương trình truyền hình… để thương hiệu của Ngân hàng ngày càng được nhiều người biết đến. +Thường xuyên tổ chức các hội nghị khách hàng để thu thập thông tin, ý kiến phản hồi từ khách hàng, từ đó đưa ra các biện pháp đáp ứng thích hợp cho nhu cầu của khách hàng, tạo mối quan hệ gần gũi với các doanh nghiệp. ► Chính sách nhân sự: Trong bất cứ bất cứ lĩnh vực hoạt động nào, con người luôn là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại. Hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng ngày càng phát triển thì đòi hỏi chất lượng nhân sự càng ngày càng cao để giải quyết công việc ngày càng nhiều, càng đa dạng, dử dụng các thiết bị ngày càng hiện đại ngày phù hợp với sự phát triển không ngừng của Ngân hàng. Chính vì thế để hoạt động thanh toán quốc tế cũng như các hoạt động khác có hiệu quả thì Ngân hàng phải xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp,Ngân hàng nên thường xuyên mở những lớp huấn luyện chuyên môn nâng cao trình độ cho nhân viên thanh toán quốc tế để nâng cao kỹ năng quản lý, xử lý tình huống linh hoạt hơn.Ngân hàng cũng phải tìm hiểu và phân công công việc cho cán bộ một cách hợp lý, phù hợp với khả năng, trình độ và sở thích của từng người. Đó là chính sách đúng đắn và có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng công việc và tạo ra sức mạnh cạnh tranh với các Ngân hàng khác. Song song với việc nâng cao chất lượng nhân sự, Ngân hàng cần phải có chế độ khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh. Việc khen thưởng, kỷ luật rõ ràng là động lực mạnh mẽ để khuyến khích họ làm tốt công việc của mình được giao, đồng thời tránh được những hạn chế, những hành vi tiêu cực và thiếu trách nhiệm trong công việc. Ngân hàng cũng nên mời các chuyên gia giảng dạy cho cán bộ công nhân viên để nâng cao khả năng hiểu biết, trình độ quản lý, cũng như nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên. Với thái độ, cung cách phục vụ của cán bộ trong Ngân hàng tốt sẽ tạo niềm tin cho khách hàng, bên cạnh đó, Ngân hàng cũng thường xuyên xem xét việc tập huấn, bổ sung cập nhập các yêu cầu nghiệp vụ mới phát sinh, mở rộng kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau để giúp cho việc tư vấn khách hàng được dễ dàng, không những góp phần nâng cao hiệu quả của Ngân hàng mà còn gây được tình cảm ở khách hàng của mình, tạo được điều kiện khách hàng sẽ đến giao dịch lại với Ngân hàng. ► Cần phải có định mức ký quỹ hợp lý Tuỳ theo mỗi Ngân hàng sẽ có một mức ký quỹ khác nhau. Việc định mức ký quỹ hợp lý là một việc không dễ làm, vì nếu ký quỹ quá thấp có thể Chi nhánh bị rủi ro cao, nhưng ký quỹ quá cao khách hàng sẽ không đồng ý và sẽ dẫn đến các Ngân hàng có tỷ lệ ký quỹ ưu đãi hơn. Việc xác định tỷ lệ ký quỹ mở L/C là một chiến lược trong kinh doanh để thu hút khách hàng, vấn đề còn lại là Chi nhánh phải xác định hạn mức tín dụng cấp cho khách hàng là bao nhiêu và trên cơ sở nào để đảm bảo không bị rủi ro và nằm trong khả năng nguồn vốn cho phép của Chi nhánh ► Song song với phương thức thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ chi nhánh nên có chiến lược đẩy mạnh các nghiệp vụ thanh toán quốc tế khác như chuyển tiền, bảo lãnh, bao thanh toán phù hợp với từng đối tượng khách hàng để vừa giảm rủi ro vừa nâng cao tính cạnh tranh trong hoạt động thanh toán. ► Đơn giản hoá thủ tục thanh toán: Để hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ khi xuất khẩu hàng làm sao nhận được thanh toán nhanh chóng, đảm bảo thu hồi tiền nhanh để thực hiện được thương vụ tiếp theo chi nhánh nên đơn giản hóa thủ tục thanh toán trên cơ sở an toàn và hiệu quả đồng thời mở rộng mạng lưới, nới rộng kênh phân phối, thực hiện trao đổi Swiftkey với nhiều Ngân hàng nước ngoài. ► Ứng dụng công nghệ mới vào hệ thống Ngân hàng để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình với các Ngân hàng đại lý, các Ngân hàng liên kết nắm bắt thông tin sớm nhất. ► Chi nhánh nên có thêm một số biện pháp: +Dù bất cứ mảng dịch vụ nào, Chi nhánh cũng phải lấy chữ tín làm đầu. Đây là tập quán và là tôn chỉ trong mọi hoạt động của bà con Hoa Kiều, đặc biệt là các thương nhân người Việt gốc Hoa thành đạt. +Tiếp thị, mở rộng khách hàng là việc cần làm, nhưng quan trọng hơn là giữ khách hàng đó ở lại và gắn bó lâu dài với Chi nhánh, đặc biệt là khách hàng khó tính ( vì khách hàng khó tính thường là khách hàng có uy tín lớn). Để thực hiện được điều này, cần phải đào tạo, huấn luyên đội ngũ cán bộ công nhân viên về công tác chuyên môn, kỹ năng chăm sóc khách hàng để gây thiện cảm với khách hàng. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍNVÀ CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO 1.1.Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 1.1.2.Hệ thống mạng lưới của Sacombank 1.1.3.Nguồn vốn của Ngân hàng 1.1.4.Các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng 1.1.5.Cơ cấu tổ chức của Sacombank 1.2.Giới thiệu về Sacombank-Chi nhánh Hưng Đạo 1.2.1.Quá trình hình thành và phát triển của Chi Nhánh 1.2.2.Cơ cấu tổ chức các phòng ban 1.2.3.Kết quả kinh doanh của Chi Nhánh 1.2.4.Giới thiệu bộ phận Thanh Toán Quốc Tế tại Chi Nhánh CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 2.1. Khái niệm về Thanh Toán Quốc Tế 2.2. Vai trò của Thanh Toán Quốc Tế 2.2.1.Thanh Toán Quốc Tế với nền kinh tế 2.2.2.Ngân hàng thương mại với TTQT 2.2.3.TTQT-Hoạt động sinh lời của NHTM 2.3.Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh TTQT 2.3.1.Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ 2.3.2.Quy tắc thống nhất về nhờ thu 2.3.3.Các nguồn luật điều chỉnh hối phiếu 2.3.4.Nguồn luật điều chỉnh quan hệ thanh toán séc 2.3.5.Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên ngân hàng 2.4.Điều kiện thương mại quốc tế- Incoterms 2000 2. 4.1.Mục đích của Incoterms 2.4.2.Kết cấu và nội dung chính 2.4.3.Một số lưu ý khi sử dụng Incoterms 2.5.Ngân hàng đại lý, tài khoản Nostro và Vostro 2.5.1.Ngân hàng đại lý 2.5.2.Tài khoản Notro và Vostro 2.6.Chứng từ trong thương mại và thanh toán quốc tế 2.6.1.Chứng từ vận tải 2.6.1.1.Khái niệm 2.6.1.2.Chức năng của vận đơn đường biển 2.6.1.3.Nội dung chính của vận đơn 2.6.2.Chứng từ bảo hiểm hàng hoá 2.6.2.1.Vì sao phải bảo hiểm hàng hoá 2.6.2.2.Nội dung chính của chứng từ bảo hiểm 2.6.3.Chứng từ hàng hoá 2.6.3.1.Hoá đơn thương mại a)Khái niệm b)Chức năng của hoá đơn thương mại d)Nội dung chính của hoá đơn thương mại 2.6.3.2.Giấy chứng nhận xuất xứ a)Vai trò của giấy chứng nhận xuất xứ b)Phân loại 2.6.3.3.Phiếu đóng gói 2.6.3.4.Giấy kiểm định 2.6.3.5.Các chứng từ hàng hoá khác 2.6.4.Hối phiếu 2.6.4.1.Khái niệm 2.6.4.2.Các đặc điểm của hối phiếu 2.6.4.3.Phân loại hối phiếu 2.6.4.4.Các nghiệp vụ của hối phiếu 2.6.5.Kỳ phiếu 2.6.6.Séc 2.6.6.1.Khái niệm 2.6.6.2.Các loại séc 2.6.7.Thẻ ngân hàng CHƯƠNG 3: CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SACOMBANK-CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO 3.1.Phương thức chuyển tiền 3.1.1.Khái niệm 3.1.2.Quy trình tổng quát 3.1.3.Quy trình xử lý tại chi nhánh 3.1.3.1.Quy trình thực hiện T/T trả sau a)Khái niệm b)Quy trình 3.1.3.2.Quy trình thực hiện T/T trả trước a)Khái niệm b)Quy trình 3.1.3.3.Quy trình thực hiện chuyển tiền phi mậu dịch cá nhân a)Khái niệm b)Quy trình 3.1.4.Ưu nhược điểm và biểu phí của phương thức chuyển tiền 3.1.4.1.Ưu nhược điểm 3.1.4.2.Biểu phí 3.2.Phương thức nhờ thu 3.2.1.Khái niệm và các văn bản điều chỉnh 3.2.2.Các loại nhờ thu và quy trình chung 3.2.2.1.Quy trình nhờ thu trơn a)Khái niệm b)Quy trình chung c)Quy trình xử lý tại chi nhánh 3.2.2.2.Quy trình nhờ thu kèm chứng từ a)Khái niệm và Quy trình chung b)Điều kiện trao chứng từ c)Tại sao D/A rủi ro hơn D/P đối với nhà xuất khẩu d)Quy trình xử lý tại chi nhánh d1)Nghiệp vụ nhờ thu xuất khẩu d2)Nghiệp vụ nhờ thu nhập khẩu 3.2.3.Ưu nhược điểm và phí liên quan đến phương thức nhờ thu 3.2.3.1.Ưu nhược điểm 3.2.3.2.Biểu phí 3.3.Phương thức tín dụng chứng từ 3.3.1.Khái niệm 3.3.2.Bản chất của phương thức tín dụng chứng từ 3.3.3.Quy trình nghiệp vụ chung 3.3.3.1.Các bên tham gia 3.3.3.2.Quy trình a)Trường hợp thanh toán L/C tại ngân hàng phát hành b)Trường hợp thanh toán L/C tại ngân hàng thông báo 3.3.3.3.Quy trình xử lý tại chi nhánh a)Quy trình xử lý L/C nhập khẩu a1)Quy trình phát hành L/C nhập khẩu a2)Quy trình tu chỉnh L/C nhập khẩu a3)Quy trình xử lý chứng từ L/C nhập khẩu a4)Kiểm tra bộ chứng từ a5)Xử lý bộ chứng từ bất hợp lệ a6)Gia hạn thanh toán a7)Giảm giá trị thanh toán a8)Hoàn trả bộ chứng từ a9)Ký hậu vận đơn\Phát hành thư bảo lãnh nhận hàng a10)Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu a11)Quy trình huỷ L/C nhập khẩu b)Quy trình tác nghiệp L/C xuất khẩu b1)Thông báo L/C xuất khẩu và các bản tu chỉnh b2)Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ khách hàng b3)Xử lý bộ chứng từ xuất khẩu b4)Cập nhập và lưu trữ hồ sơ b5)Xử lý bộ chứng từ bất hợp lệ, đòi tiền báo có cho khách hàng b6)Đòi tiền bộ chứng từ xuất khẩu b7)Báo có 3.3.3.4.Dẫn chiếu UCP vào L/C 3.3.3.5.Phân loại L/C a)Phân loại theo tính chất thông dụng a1)L/C có thể huỷ ngang a2)L/C không thể huỷ ngang a3)L/C không thể huỷ ngang có xác nhận b)Phân loại theo thời điểm thanh toán 3.3.3.6.Phí trong phương thức tín dụng chứng từ 3.3.3.7.Lợi ích và rủi ro đối với các bên tham gia L/C a)Đối với người nhập khẩu b)Đối với người xuất khẩu CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CHI NHÁNH, MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ CÁC GIẢI PHÁP 1.Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh 2.Một số tồn tại 3.Một số kiến nghị MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Lời cảm ơn Nhận xét của cơ quan thực tập Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Lời mở đầu NỘI DUNG Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín và chi nhánh Hưng Đạo Trang 1 Chương 2: Tổng quan về Thanh Toán Quốc Tế Trang Chương 3: Các phương thức Thanh Toán Quốc Tế tại Sacombank-Chi nhánh Hưng Đạo Trang Chương 4: Kết quả hoạt động Thanh Toán Quốc Tế tại chi nhánh, một số tồn tại và giải pháp kiến nghị. Trang LỜI CẢM ƠN Em chân thành cảm ơn các thầy cô ở Trường Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu, đã dìu dắt chúng em trong những năm qua. Em xin cảm ơn Thầy Nguyễn Quốc Anh đã nhiệt tình hướng dẫn và góp ý để em có thể hoàn thành chuyên đề này. Ẹm cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị ở Sacombank- Chi nhánh Hưng Đạo, đặc biệt là các chị ở bộ phận Thanh Toán Quốc Tế đã tạo điều kiện thuận lợi và chỉ bảo cho em rất nhiều trong thời gian em thực tập ở đây.Cuối cùng em cảm ơn Ban lãnh đạo của Sacombank đã cho em một nơi thực tập thật sự bổ ích . Em chân thành cảm ơn. TPHCM,ngày 05 tháng 05 năm 2007 Lương Nguyễn Phương Thuỳ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN TPHCM, ngày tháng năm Ký tên LỜI NÓI ĐẦU Có thể nói Ngân hàng là một trong những lĩnh vực hết sức nhạy cảm và phải mở cửa gần như toàn bộ theo các cam kết gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam được xếp vào diện các ngành chủ chốt, cần được tái cơ cấu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Để giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống ngân hàng có uy tín, đủ năng lực cạnh tranh, hoạt động có hiệu quả cao, an toàn.Việc này đòi hỏi sự nổ lực nhiều mặt từ phía Chính Phủ, Ngân hàng Nhà Nước, và chính nội tại các ngân hàng thương mại, Là thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế Giới, nghĩa là Việt Nam đã ở trong ngôi nhà chung của Thế Giới, việc mở rộng mối quan hệ và giao thương mua bán với các nước là vô cùng cần thiết. Do vậy hoạt động thanh toán quốc tế chắc chắn sẽ ngày càng sôi động hơn bao giờ hết. Ngày nay, Thanh toán quốc tế là một dịch vụ trở nên quan trọng đối với các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam, nó là một mắc xích quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh Xuất- Nhập khẩu của các doanh nghiệp phát triển. Thanh toán quốc tế ra đời dựa trên nền tảng thương mại quốc tế, nhưng thương mại quốc tế có tồn tại và phát triển được hay không lại còn phụ thuộc vào khâu thanh toán có thông suốt, kịp thời, an toàn và chính xác. Thương mại và Thanh toán quốc tế vốn dĩ là phức tạp và nhiều rủi ro hơn so với thương mại và thanh toán nội địa, bởi vì nó chịu chi phối không những luật lệ và tập quán địa phương mà còn cả những luật lệ và tập quán quốc tế. Chính vì vậy, việc các bên liên quan tham gia quá trình Thương mại và Thanh toán quốc tế cần am hiểu thấu đáo không những về quy trình kỹ thuật nghiệp vụ, mà còn cả các thông lệ, tập quán, luật pháp của địa phương và quốc tế. Chuyên đề này em viết về hoạt động Thanh toán quốc tế nói chung và tại Sacombank – Chi nhánh Hưng Đạo nói riêng theo những kiến thức mà em đã được học, đã tìm hiểu thực tế và tham khảo trên nhiều tài liệu khác nhau.Em đã cố gắng rất nhiều để hoàn thành chuyên đề nhưng trong vốn kiến thức còn hạn hẹp chắc chắn không thể không có những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để chuyên đề hoàn thiện hơn. Em chân thành cảm ơn. TPHCM,ngày 05 tháng 05 năm 2007 Lương Nguyễn Phương Thuỳ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuy.doc
Luận văn liên quan