1. Tình huống và tính cấp thiết của đề tài
Ngày 27 tháng 9 năm 2000, Công ty TNHH Thạch rau câu Long Hải đã
được thành lập, ban đầu chỉ là một cơ sở sản xuất nhỏ với vốn đầu tư không tới
một tỷ đồng và vài chục công nhân làm việc. Phân xưởng sản xuất quy mô nhỏ
300m2 này được đặt tại Số 10/1 – Bùi Thị Xuân – TP.Hải Dương, với chức năng
sản xuất và kinh doanh sản phẩm thạch và nước rau câu mang thương hiệu Long
Hải. Năm 2003, công ty Long Hải được chuyển ra địa chỉ mới tại cụm công
nghiệp - Khu II - Phường Cẩm Thượng, có mặt bằng và không gian rộng rãi gấp
nhiều lần cơ sở cũ. Mặc dù thành lập được 10 năm, nhưng cho đến nay công ty
không ngừng phát triển và lớn mạnh về vốn, thị trường, và trang thiết bị sản
xuất , trở thành một thương hiệu mạnh của Việt nam.
Sản phẩm của công ty đã đạt nhiều giải thửơng cao quý. Hiện nay công
ty có mạng lưới phân phối mạnh gồm 66 nhà phân phối, gần 200 nhân viên bán
hàng chuyên nghiệp và gần 40.000 điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm
khiến cho nhãn hiệu Thạch và Nước rau câu của công ty TNHH Long Hải hiện
diện khắp mọi nơi trên các vùng miền của Tổ Quốc. Đặc biệt, năm 2004 là năm
đánh dấu sự thành công lớn, đó là việc sản phẩm của công ty đã chinh phục
được thị trường Châu Âu khó tính. Và từ đó tới nay, thông qua Cục xúc tiến
thương mại – Bộ thương mại, sản phẩm Thạch và Nước rau câu Long Hải ngày
càng được nhiều thị trường nước ngoài chú ý.
Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều thị trường nước ngoài tiềm năng mà sản
phẩm của công ty chưa vươn tới. Trong đó có thể kể đến thị trường Australia.
Bởi Australia là một quốc gia nằm ở vùng nhiệt đới với khí hậu nóng quanh năm
thì việc một sản phẩm vừa thỏa mãn nhu cầu giải khát vừa rất có lợi cho sức
khỏe như thạch và nước rau câu sẽ có rất nhiều cơ hội thâm nhập và phát triển.
Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Vận dụng mô hình cạnh tranh của Michael E.
Poter để phân tích tình hình cạnh tranh của mặt hàng Thạch và nước rau câu
Long Hải của công ty TNHH Thạch rau câu Long Hải trên thị trường Australia”,
nhằm phân tích về các áp lực cạnh tranh và từ đó đề xuất một số giải pháp thâm
nhập đối với sản phẩm thạch và nước rau câu Long Hải trên thị trường Australia.
Kh oa T¬hn g m¹i vμ kinh tÕ q uè c t Õ T r ê n g §¹i h äc K in h tÕ
q u èc d© n
4
§μm M ¹nh Tru n g Líp Qu ¶ kin h do an h q u èc tÕ 4 9A
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Phân tích, nhận định những thuận lợi và khó khăn của sản phẩm thạch
và nước rau câu Long Hải khi thâm nhập vào thị trường Australia.
- Đề xuất ra những giải pháp giúp sản phẩm Thạch và nước rau câu Long
Hải sớm thâm nhập và phát triển trên thị trường Australia.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
(1). Đối tượng nghiên cứu: Sản phẩm thạch và nước rau câu Long Hải
của công ty TNHH Thạch và nước rau câu Long Hải và 5 áp lực cạnh tranh của
sản phẩm khi thâm nhập thị trường Australia.
(2). Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu tầm vĩ mô, phạm vi về thời gian từ
năm 2005 đến 2010, đề xuất giải pháp thâm nhập giai đoạn 2011 đến 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, phân tích dựa trên năm áp lực cạnh tranh của Michael E.Porter (M. Porter).
Các phương pháp cụ thể bao gồm: Kế thừa và sử dụng tài liệu, dữ liệu thứ cấp;
so sánh, đối chiếu; thống kê toán, phân tích và tổng hợp
5. Nội dung nghiên cứu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được
kết cấu như sau:
- Chương I: Năm áp lực cạnh tranh của Michael E. Porter đối với sản
phẩm thạch và nước rau câu Long Hải trên thị trường Australia.
- Chương II: Giải pháp thâm nhập thị trường Australia của sản phẩm
thạch và nước rau câu Long Hải giai đoạn 2011- 2015.
Mặc dù tôi đã rất cố gắng tìm hiểu và tham khảo các ý kiến, tuy nhiên do
khả năng và thời gian có hạn nên bài viết không thể tránh được những thiếu sót.
Vì vậy tôi rất mong được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy giáo, cô giáo và các bạn
quan tâm để bài viết của tôi thêm hoàn chỉnh và có ý nghĩa thực tế hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
11 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4637 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vận dụng mô hình cạnh tranh của Michael E. Poter để phân tích tình hình cạnh tranh của mặt hàng Thạch và nước rau câu Long Hải của công ty TNHH Thạch rau câu Long Hải trên thị trường Australia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§µm M ¹nh T rung L íp Q u¶n trÞ
k inh doanh quèc tÕ 49A
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tình huống và tính cấp thiết của đề tài
Ngày 27 tháng 9 năm 2000, Công ty TNHH Thạch rau câu Long Hải đã
được thành lập, ban đầu chỉ là một cơ sở sản xuất nhỏ với vốn đầu tư không tới
một tỷ đồng và vài chục công nhân làm việc. Phân xưởng sản xuất quy mô nhỏ
300m2 này được đặt tại Số 10/1 – Bùi Thị Xuân – TP.Hải Dương, với chức năng
sản xuất và kinh doanh sản phẩm thạch và nước rau câu mang thương hiệu Long
Hải. Năm 2003, công ty Long Hải được chuyển ra địa chỉ mới tại cụm công
nghiệp - Khu II - Phường Cẩm Thượng, có mặt bằng và không gian rộng rãi gấp
nhiều lần cơ sở cũ. Mặc dù thành lập được 10 năm, nhưng cho đến nay công ty
không ngừng phát triển và lớn mạnh về vốn, thị trường, và trang thiết bị sản
xuất…, trở thành một thương hiệu mạnh của Việt nam.
Sản phẩm của công ty đã đạt nhiều giải thửơng cao quý. Hiện nay công
ty có mạng lưới phân phối mạnh gồm 66 nhà phân phối, gần 200 nhân viên bán
hàng chuyên nghiệp và gần 40.000 điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm
khiến cho nhãn hiệu Thạch và Nước rau câu của công ty TNHH Long Hải hiện
diện khắp mọi nơi trên các vùng miền của Tổ Quốc. Đặc biệt, năm 2004 là năm
đánh dấu sự thành công lớn, đó là việc sản phẩm của công ty đã chinh phục
được thị trường Châu Âu khó tính. Và từ đó tới nay, thông qua Cục xúc tiến
thương mại – Bộ thương mại, sản phẩm Thạch và Nước rau câu Long Hải ngày
càng được nhiều thị trường nước ngoài chú ý.
Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều thị trường nước ngoài tiềm năng mà sản
phẩm của công ty chưa vươn tới. Trong đó có thể kể đến thị trường Australia.
Bởi Australia là một quốc gia nằm ở vùng nhiệt đới với khí hậu nóng quanh năm
thì việc một sản phẩm vừa thỏa mãn nhu cầu giải khát vừa rất có lợi cho sức
khỏe như thạch và nước rau câu sẽ có rất nhiều cơ hội thâm nhập và phát triển.
Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Vận dụng mô hình cạnh tranh của Michael E.
Poter để phân tích tình hình cạnh tranh của mặt hàng Thạch và nước rau câu
Long Hải của công ty TNHH Thạch rau câu Long Hải trên thị trường Australia”,
nhằm phân tích về các áp lực cạnh tranh và từ đó đề xuất một số giải pháp thâm
nhập đối với sản phẩm thạch và nước rau câu Long Hải trên thị trường Australia.
Khoa Th¬ ng m ¹i vµ k inh tÕ quèc tÕ Trêng §¹i häc K inh tÕ
quèc d© n
4
§µm M ¹nh T rung L íp Q u¶n trÞ
k inh doanh quèc tÕ 49A
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Phân tích, nhận định những thuận lợi và khó khăn của sản phẩm thạch
và nước rau câu Long Hải khi thâm nhập vào thị trường Australia.
- Đề xuất ra những giải pháp giúp sản phẩm Thạch và nước rau câu Long
Hải sớm thâm nhập và phát triển trên thị trường Australia.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
(1). Đối tượng nghiên cứu: Sản phẩm thạch và nước rau câu Long Hải
của công ty TNHH Thạch và nước rau câu Long Hải và 5 áp lực cạnh tranh của
sản phẩm khi thâm nhập thị trường Australia.
(2). Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu tầm vĩ mô, phạm vi về thời gian từ
năm 2005 đến 2010, đề xuất giải pháp thâm nhập giai đoạn 2011 đến 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, phân tích dựa trên năm áp lực cạnh tranh của Michael E.Porter (M. Porter).
Các phương pháp cụ thể bao gồm: Kế thừa và sử dụng tài liệu, dữ liệu thứ cấp;
so sánh, đối chiếu; thống kê toán, phân tích và tổng hợp…
5. Nội dung nghiên cứu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được
kết cấu như sau:
- Chương I: Năm áp lực cạnh tranh của Michael E. Porter đối với sản
phẩm thạch và nước rau câu Long Hải trên thị trường Australia.
- Chương II: Giải pháp thâm nhập thị trường Australia của sản phẩm
thạch và nước rau câu Long Hải giai đoạn 2011- 2015.
Mặc dù tôi đã rất cố gắng tìm hiểu và tham khảo các ý kiến, tuy nhiên do
khả năng và thời gian có hạn nên bài viết không thể tránh được những thiếu sót.
Vì vậy tôi rất mong được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy giáo, cô giáo và các bạn
quan tâm để bài viết của tôi thêm hoàn chỉnh và có ý nghĩa thực tế hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Khoa Th¬ ng m ¹i vµ k inh tÕ quèc tÕ Trêng §¹i häc K inh tÕ
quèc d© n
5
§µm M ¹nh T rung L íp Q u¶n trÞ
k inh doanh quèc tÕ 49A
CHƯƠNG I: NĂM ÁP LỰC CẠNH TRANH CỦA MICHAEL E.
PORTER ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THẠCH VÀ NƯỚC RAU
CÂU LONG HẢI TRÊN THỊ TRƯỜNG AUSTRALIA
1.1. Mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Michael Porter nhà quản trị chiến lược nổi tiếng của trường đại học
Harvard, nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng đầu thế giới hiện nay.
Ông chính là “cha đẻ” của chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh. Trong cuốn
sách "Competitive Strategy: Techniques Analyzing Industries and Competitors"
đã đưa ra nhận định về các áp lực cạnh tranh trong mọi ngành sản xuất kinh
doanh bao gồm:
• Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp
• Áp lực cạnh tranh từ khách hàng
• Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn
• Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
• Áp lực cạnh tranh từ nội bộ ngành
* Có thể biểu diễn 5 áp lực cạnh tranh của M.porter qua ma trận sau:
Khoa Th¬ ng m ¹i vµ k inh tÕ quèc tÕ Trêng §¹i häc K inh tÕ
quèc d© n
6Sản phẩm thay thế
Nhà cung cấp
Đối thủ tiềm ẩn
Khách hàng
Nhà phân phối
Quyền lực đàm phán
Quyền lực đàm phán
Thách thức của sản
phẩm dịch vụ thay thế
Đe dọa của các đối
thủ chưa xuất hiện
Cạnh tranh nội bộ
ngành
Cạnh tranh giữa
các DN đang có
mặt trên thị
trường
§µm M ¹nh T rung L íp Q u¶n trÞ
k inh doanh quèc tÕ 49A
1.2. Năm áp lực cạnh tranh đối với sản phẩm thạch và nước
rau câu Long Hải trên thị trường Australia
1.2.1. Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp
Số lượng và quy mô nhà cung cấp, khả năng thay thế nhà cung cấp và
sản phẩm của nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm
phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp.
Thông tin về nhà cung cấp : Thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn
tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp.
Trở lại với trường hợp cụ thể của công ty TNHH thạch rau câu Long
Hải, có thể thấy áp từ nhà cung cấp đối với công ty là không nhiều bởi lẽ nguồn
nguyên liệu chính để sản xuất thạch và nước rau câu là rau câu, đường kính,
mạch nha, hương trái cây tự nhiên…thì được công ty thu mua từ chính người
nông dân và các công ty về nghiên cứu nuôi trồng thủy sản. Dễ dàng nhận thấy
áp lực cạnh tranh và quyền lực đàm phán của những nông dân là rất nhỏ, điều
này đặc biệt đúng ở Việt Nam. Mặt khác Việt Nam là quốc gia có bờ biển dài
(hơn 3260km) với nhiều vũng vịnh. Vì vậy mà có rất nhiều các công ty trong
lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trong đó có nuôi trồng rau câu được hình thành, dẫn
đến có rất nhiều nhà cung cấp nguyên liệu rau câu. Đối với các nhà cung cấp
đường, thì riêng ở Việt Nam đã có đến hàng mấy chục nhà máy đường, đó là
chưa tính đến các nhà cung cấp đường nhập khẩu mà các nhà cung cấp đường từ
bên ngoài. Do đó mà áp lực cạnh tranh và quyền lực đàm phán từ các nhà cung
cấp đường đối với Long Hải là không lớn. Như vậy đây sẽ là một lợi thế lớn cho
Long Hải mở rộng quy mô sản xuất, giảm chi phí đầu vào.
1.2.2. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn
bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành và từng doanh nghiệp. Khách hàng
được phân làm 2 nhóm:
• Khách hàng lẻ
• Nhà phân phối
Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản
phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành
thông qua quyết định mua hàng. Các tác động đến áp lực cạnh tranh từ khách
hàng đối với ngành có thể xét tới đó là quy mô, tầm quan trọng, chi phí chuyển
Khoa Th¬ ng m ¹i vµ k inh tÕ quèc tÕ Trêng §¹i häc K inh tÕ
quèc d© n
7
§µm M ¹nh T rung L íp Q u¶n trÞ
k inh doanh quèc tÕ 49A
đổi và thông tin khách hàng.
* Đối với thị trường cụ thể là Australia
Áp lực từ phía khách hàng lẻ: Theo số liệu năm 2009 Australia có hơn
21 triệu dân trong đó gần 92% là người da trắng, 7% là người châu Á, còn lại là
thổ dân và dân tộc khác, với GDP/ người thuộc nhóm cao nhất thế giới
46.860USD . Như vậy có thể thấy Australia là một thị trường rất tiềm năng cho
các sản phẩm bán lẻ. Tuy nhiên mức độ khó tính đối với chất lượng và mẫu mã
sản phẩm của người tiêu dùng đất nước chuột túi này cũng không khác gì Mỹ và
các nước phát triển ở Tây Âu hay Nhật Bản... Những thị trường nổi tiếng là có
những yêu cầu rất cao về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa.Vì vậy mà việc một
sản phẩm liên quan giải khát như Thạch và nước rau câu Long Hải khi thâm
nhập thị trường Australia phải chịu áp lực rất lớn trong việc đáp ứng được các
tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
Áp lực từ các nhà phân phối: Hiện tại thì trường bán lẻ của Australia đều
do các tập đoàn bán lẻ lớn nắm giữ như tập đoàn Woolworths, tập đoàn Coles
Myer… với các chuỗi siêu thị, cửa hàng bán lẻ lớn như Wal-Mart, Tesco,
Carrefour, Target, K-Mart...vì vậy khi thâm nhập vào thị trường bán lẻ của
Australia buộc các công ty phải thông qua các tập đoàn bán lẻ, điều này cũng
tương tự khi thâm nhập thị trường Mỹ hay châu Âu. Có thể nói đây chính là áp
lực lớn nhất đối với sản phẩm thạch và nước rau câu Long Hải khi muốn tới tay
người tiêu dùng thì gần như buộc phải thông qua các hệ thống phân phối bán lẻ
này. Do vậy các tập đoàn bán lẻ có đủ quyển lực để đàm phán với các doanh
nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm cũng như các chính sách marketing khi
đưa hàng vào trong hệ thống của họ.
1.2.3. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn
Theo M. Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt
trên trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm
ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu
tố sau:
• Sức hấp dẫn của ngành
• Những rào cản gia nhập ngành: Kỹ thuật, vốn, thương hiệu đã có…
Sức hấp dẫn của ngành: Xem xét ngành sản xuất thạch và nước rau câu
thì có thể thấy sức hấp dẫn của ngành là khá lớn. Ngoài Long Hải ở Việt Nam
Khoa Th¬ ng m ¹i vµ k inh tÕ quèc tÕ Trêng §¹i häc K inh tÕ
quèc d© n
8
§µm M ¹nh T rung L íp Q u¶n trÞ
k inh doanh quèc tÕ 49A
còn có khá nhiều công ty sản xuất sản phẩm này, trong đó có cả những doanh
nghiệp FDI, đó là chưa kể rất nhiều các cơ sở sản xuất nhỏ có mặt ở rất nhiều
các tỉnh thành phố.
Rào cản ra nhập ngành: Xét trên khía cạnh rào cản ra nhập ngành thì có
thể thấy vốn, kỹ thuật và nguyên liệu không phải là rào cản lớn cho các doanh
nghiệp khác bởi với mức vốn khoảng hơn 2-3 tỉ VNĐ tương đương gần 100-
150 nghìn USD là đã có những dây chuyền sản xuất thạch hiện đại. Một số đối
thủ tiềm ẩn có thể tính đến như Công ty sữa Vinamilk, công ty cổ phần nước
giải khát Sài Gòn(Tribeco), Công ty bánh kẹo Kinh Đô, Hữu Nghị, Công ty Tân
Hiệp Phát. Song, công ty Orion…đây đều là các công ty có thương hiệu lớn nên
một khi họ tham gia ngành sẽ là những đối thủ mạnh. Tuy nhiên rào cản lớn
nhất khi gia nhập ngành đối với các doanh nghiệp khác ở đây chính là thương
hiệu trong ngành, bởi lẽ Thạch rau câu Long Hải đã tạo dựng được một thương
hiệu uy tín. Như vậy nhìn một cách tổng thể thì áp lực cạnh tranh mà các đối thủ
tiềm ẩn vẫn là khá lớn.
1.2.4. Áp lực từ sản phẩm thay thế
Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa
mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành. áp lực cạnh
tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản
phẩm trong ngành, thêm vào nữa là các nhân tố về giá, chất lượng , các yếu tố
khác của môi trường như văn hóa, chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hưởng tới sự
đe dọa của sản phẩm thay thế. Hai vấn đề quan trọng nhất từ áp lực cạnh tranh
của sản phẩm thay thế là tính bất ngờ, khó dự đoán của sản phẩm thay thế và chi
phí chuyển đổi.
Trở lại với sản phẩm thạch và nước rau câu, nó thỏa mãn nhu cầu chính
là giải khát, mua làm quà vì vậy mà nó có rất nhiều sản phẩm thay thế, có thể kể
đến như kem, sữa chua,chè, nước giải khát, bánh kẹo,…như vậy có thể thấy
ngoài lựa chọn mua thạch thì người tiêu dùng còn có nhiều lựa chọn khác mà
vẫn thỏa mãn nhu cầu như khi tiêu dùng sản phẩm thạch.
Do đó mà áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế đối với thạch và nước
rau câu Long Hải là rất lớn, bởi lẽ các sản phẩm thay thể kể trên đều có những
thương hiệu nổi tiếng thêm vào đó sản phẩm của họ cũng không quá đắt và có
mẫu mã rất đẹp, có thể kể đến như sữa chua Vinamilk, nước giải khát Cocacola,
pepsi, kem Wall, kem Merino, trà xanh C2, Oo, Bánh Chocopie, Custa, Kinh
Khoa Th¬ ng m ¹i vµ k inh tÕ quèc tÕ Trêng §¹i häc K inh tÕ
quèc d© n
9
§µm M ¹nh T rung L íp Q u¶n trÞ
k inh doanh quèc tÕ 49A
Đô…Đặc biệt khi thâm nhập thị trường mới như Australia thì áp lực từ sản
phẩm thay thế lại càng khó dự đoán và càng lớn.
1.2.5. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành
Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp
với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Trong
một ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ
gồm:
• Tình trạng ngành : Tốc độ tăng trưởng ,số lượng đối thủ cạnh
tranh...
• Cấu trúc của ngành : Ngành tập trung hay phân tán
• Các rào cản rút lui: Rào cản rút lui là các yếu tố khiến cho việc rút
lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên khó khăn.
Tình trạng ngành: Với trường hợp của ngành sản xuất thạch rau câu ở
Việt Nam dường như không có nhiều “ông lớn”, ngoài Long Hải chỉ có thể kể
đến công ty cổ phần thực phẩm Việt Nam (VIETFOOD). Ngoài ra còn có
Hainan International Company Limited, Hai Ha Confectionery Joint-Stock
Company, Tân Quang Minh…Tuy nhiên các công ty này đều dính vào rắc rối về
vệ sinh an toàn thực phẩm hồi tháng 8/2008 khi xuất sang thị trường Châu Âu.
Cấu trúc của ngành: Ngành sản xuất thạch và nước rau câu có thể coi là
phân tán bởi hiện tại không có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các
doanh nghiệp còn lại. Tuy vậy Long Hải vẫn là cái tên nổi lên và được nhắc tới
nhiều nhất trong ngành. Mặt khác rào cản rút lui khỏi ngành là thấp.Như vậy có
thể khẳng định áp lực cạnh tranh nội bộ ngành với công ty Long Hải là không
lớn.
Rào cản rút lui: cũng như rào cản ra nhập của ngành thì rào cản rút lui
khỏi ngành sản xuất thạch và nước rau câu là không lớn nếu chưa nói là nhỏ.
Như vậy có thể nhận định áp lực cạnh tranh từ nội bộ ngành là khá lớn
nếu chỉ nhìn nhận ở vấn đề sản xuất nội địa, tuy nhiên để sản xuất được sản
phẩm đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu thì có lẽ sẽ không phải là áp lực lớn với
Long Hải trong thời điểm hiện tại.
Khoa Th¬ ng m ¹i vµ k inh tÕ quèc tÕ Trêng §¹i häc K inh tÕ
quèc d© n
10
§µm M ¹nh T rung L íp Q u¶n trÞ
k inh doanh quèc tÕ 49A
CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG
AUSTRALIA CỦA SẢN PHẨM THẠCH VÀ NƯỚC RAU
CÂU LONG HẢI
2.1. Những thuận lợi và khó khăn từ năm áp lực cạnh tranh
của sản phẩm thạch và nước rau câu Long Hải trên thị trường
Australia
2.1.1. Những thuận lợi của sản phẩm thạch và nước rau câu Long
Hải khi thâm nhập thị trường Australia
- Công ty ít chịu áp lực từ phía các nhà cung cấp về nguyên liệu, từ đó
giúp công ty nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Thực tế
sản phẩm thạch và nước rau câu Long Hải đã chiếm được rất nhiều lòng tin của
khách hàng, như việc sản phẩm đã đạt HCV hàng Việt Nam chất lượng cao, Cúp
Vàng Nhãn hiệu cạnh tranh - nổi tiếng quốc gia, Cúp vàng thương hiệu an toàn
vì sức khỏe cộng đồng, cũng như chinh phục thành công tại thị trường Châu Âu
và Châu Phi.
- Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ hiện tại và kể cả các đối thủ tiềm ẩn
trong giai đoạn 2011- 2015 là không quá lớn.
- Về sản phẩm: Sản phẩm Thạch và nước rau câu Long Hải được đóng
gói đẹp, giá thành rẻ, dễ bảo quản, hạn sử dụng lâu.
- Việt Nam- Australia đã và đang có quan hệ thương mại song phương
rất tốt. Australia là 1 đối tác lớn trong tổng kim ngạch XNK của Việt Nam
2.1.2. Những khó khăn khi thâm nhập thị trường Australia của sản
phẩm thạch và nước rau câu Long Hải
- Sản phẩm chịu áp lực lớn từ phía khách hàng lẻ, bởi người tiêu dùng
Australia đòi hỏi rất cao về chất lượng và mẫu mã sản phẩm, đặc biệt là đối với
sản phẩm là thực phẩm.
- Việc các tập đoàn bán lẻ lớn thống lĩnh thị trường Australia là rào cản
rất lớn khi muốn thâm nhập này.
- Sản phẩm chịu áp lực cạnh tranh cao của sản phẩm thay thế
Khoa Th¬ ng m ¹i vµ k inh tÕ quèc tÕ Trêng §¹i häc K inh tÕ
quèc d© n
11
§µm M ¹nh T rung L íp Q u¶n trÞ
k inh doanh quèc tÕ 49A
2.2. Giải pháp thâm nhập thị trường Australia cho sản
phẩm thạch và nước rau câu Long Hải
- Áp dụng các chiến lược xúc tiến xuất khẩu như quảng bá sản phẩm
qua các hội chợ, triển lãm, các tạp chí về XNK trên thị trường Australia…; đồng
thời nâng cao chất lượng cũng như bao bì sản phẩm cho phù hợp với thị trường
qua quá trình tìm hiểu thông tin thị trường.
- Thông qua Cục xúc tiến thương mại – Bộ thương mại, đại sứ quán
Việt Nam tại Australia để giới thiệu quảng bá, sản phẩm.
- Tiến hàng thương lượng đàm phán, tạo mối quan hệ với các tập đoàn
bán lẻ như tập đoàn Woolworths, Coles Myer… để đưa sản phẩm đến người tiêu
dùng.
- Kết hợp cùng các doanh nghiệp khác cùng thâm nhập thị trường, như
việc chung vốn thành lập văn phòng đại điện chuyên nghiên cứu tìm hiểu thị
trường Australia.
Khoa Th¬ ng m ¹i vµ k inh tÕ quèc tÕ Trêng §¹i häc K inh tÕ
quèc d© n
12
§µm M ¹nh T rung L íp Q u¶n trÞ
k inh doanh quèc tÕ 49A
KẾT LUẬN
Trong thời đại hiện nay, việc một doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thị
trường thế giới là rất cần thiết và nên làm, một phần vì thị trường trong nước
ngày càng chật hẹp và hạn chế, một phần vì lợi ích rất lớn mà thị trường quốc tế
mang lại. Đặc biệt khi mà Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức
thương mại thể giới (WTO), cũng như ngày càng nâng cao vị thể trong các tổ
chức, diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực và thế giới thì thị trường quốc tế chính là
sân chơi chung cho tất cả các doanh nghiệp.
Tuy nhiên có thể thấy việc “vươn ra biển lớn” của các doanh nghiệp Việt
Nam còn rất hạn chế, một phần vì chưa có chiến lược hợp lý một phần vì năng
lực còn nhỏ bé và có hạn nên không chịu nổi các áp lực cạnh tranh quá mạnh,
bởi thế vươn ra biển lớn không thể bằng một chiếc “thuyền thúng” dù người
chèo thuyền có giỏi giang và quyết tâm đến đâu chăng nữa. Vậy nên tại sao các
doanh nghiệp của Việt Nam không kết hợp để làm nên chiếc tàu lớn, để rồi cùng
nhau vươn ra khơi xa.
Với trường hợp của công ty TNHH thạch rau câu Long Hải, có thể coi
nó như một con tàu nhỏ nhưng cũng đã có những chuyến ra khơi xa thành công,
kể đến như việc chinh phục thị trường khó tính EU và châu Phi. Tuy nhiên để
vươn xa hơn nữa thì có lẽ con tàu đó vẫn còn quá bé trước những áp lực của
“cơn sóng cạnh tranh” dữ dội. Vì vậy, bằng khả năng của mình Long Hải đã và
đang dần khẳng định uy tín và là một thương hiệu mạnh của Việt Nam, đồng
thời sản phẩm thạch và nước rau câu Long Hải cũng đang có những bước tiến
mạnh mẽ trên con đường khẳng định thương hiệu quốc tế. Việc thâm nhập thành
công được thị trường Australia sẽ là một bước đi lớn nữa của Long Hải.
Trong tương lai không xa hy vọng sản phẩm thạch và nước rau câu Long
Hải sẽ không chỉ có thị trường Việt Nam mà còn có nhiều thị trường khác biết
tới, đúng với khẩu hiệu “Thạch rau câu Long Hải quà tặng từ thiên nhiên”.
Khoa Th¬ ng m ¹i vµ k inh tÕ quèc tÕ Trêng §¹i häc K inh tÕ
quèc d© n
13
§µm M ¹nh T rung L íp Q u¶n trÞ
k inh doanh quèc tÕ 49A
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Michael Porter, “Competitive Strategy: Techniques for Analyzing Industries
and Competitors”, 1998.
2. GS.TS. Trần Minh Đạo, PGS.TS Vũ Trí Dũng, Marketing quốc tế, NXB Đại
học Kinh tế quốc dân, 2007.
3. PGS. TS. Nguyễn Thị Hường, Quản trị dự án và Doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài – FDI, NXB Đại học Kinh tế quốc dân,2004.
4. Website:
www.thachlonghai.com, (
page_id=9).
www.scribd.com, (
www.vntrades.com,(
kiem-doi-tac-Viet-Nam.sid-48311.htm ).
5. UNCTAD, báo cáo của Hội nghị LHQ về Thương mại và Phát triển
(UNCTAD), 14/9/2010.
6. Dương Ngọc Dũng, Chiến Lược Cạnh Tranh Theo Lý Thuyết Của Michael
Porter, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2008.
Khoa Th¬ ng m ¹i vµ k inh tÕ quèc tÕ Trêng §¹i häc K inh tÕ
quèc d© n
14
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vận dụng mô hình cạnh tranh của Michael E Poter để phân tích tình hình cạnh tranh của mặt hàng Thạch và nước rau câu Long Hải của công t.pdf