Đề tài Vận dụng một cách hợp lý hệ thống tài khoản kế toán hiện hành vào việc hạch toán các loại hình sản xuất nông nghiệp tại An Giang

MỤC LỤC MỤC LỤC Trang DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BẢNG, PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU . 1 1. Lý do chọn đề tài .1 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 3. Phương pháp nghiên cứu .2 4. Phạm vi nghiên cứu .5 5. Bố cục của đề tài 5 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .5 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP 7 1.1. Vai trò của ngành nông nghiệp đối với nền kinh tế .7 1.2. Các đặc điểm của sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp 7 1.2.1. Hoạt động sản xuất nông nghiệp được thực hiện trên phạm vi rộng lớn với tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai 7 1.2.2. Tính mùa vụ trong chu kỳ sản xuất kinh doanh 8 1.2.3. Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên 8 1.2.4. Đặc điểm của sản phẩm nông nghiệp 8 1.2.5. Đặc điểm của thị trường tiêu thụ .9 1.3. Ảnh hưởng của đặc điểm riêng ngành nông nghiệp đến công tác kế toán 9 1.3.1. Phân loại và đánh giá tài sản .9 1.3.2. Ghi nhận doanh thu và chi phí .10 1.3.3. Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm 10 1.4. Các quy định về kế toán nông nghiệp hiện hành .11 1.4.1. Chế độ kế toán dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ- Quyết định 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 và Quyết định 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 về việc bổ sung, sửa đổi Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo quyết định 1177 và Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa .11 1.4.2. Chế độ kế toán dành cho Hợp tác xã nông nghiệp- Quyết định 1017 TC/QĐ/CĐKT ngày 12/12/1997 .12 1.4.3. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành .13 1.5. Tham chiếu khuôn mẫu lý thuyết của Chuẩn mực kế toán Quốc tế và Chuẩn mực kế toán quốc tế về nông nghiệp (IAS 41) .15 1.5.1. Khuôn mẫu lý thuyết của Chuẩn mực kế toán quốc tế .15 1.5.2. Chuẩn mực kế toán quốc tế về nông nghiệp (IAS 41) 15 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP Ở AN GIANG 17 2.1. Vai trò của nông nghiệp đối với nền kinh tế An Giang .17 2.2. Khái quát về doanh nghiệp nông nghiệp ở An Giang 18 2.2.1. Doanh nghiệp nông nghiệp 18 2.2.2. Doanh nghiệp nông nghiệp ở An Giang .18 2.3. Khảo sát công tác kế toán tại các doanh nghiệp nông nghiệp An Giang 20 2.3.1. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng lúa .20 2.3.1.1. Khảo sát công tác kế toán tại doanh nghiệp sản xuất lúa giống .20 a. Đặc điểm của hoạt động sản xuất lúa giống tại doanh nghiệp .20 b. Tổ chức công tác kế toán .21 c. Các tài khoản kế toán được sử dụng để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại các doanh nghiệp sản xuất lúa giống 22 2.3.1.2. Khảo sát công tác kế toán tại hợp tác xã nông nghiệp .25 a. Đặc điểm sản xuất lúa giống tại hợp tác xã 25 b. Tổ chức công tác kế toán tại hợp tác xã .25 c. Các tài khoản kế toán được sử dụng để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành lúa giống tại hợp tác xã .25 2.3.2. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi cá sấu 27 2.3.2.1. Đặc điểm hoạt động nuôi cá sấu 27 2.3.2.2. Tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp nuôi cá sấu 28 2.3.2.3. Quá trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp nuôi cá sấu .28 2.3.3. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi thủy sản 33 2.3.3.1. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp 34 2.3.3.2. Tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp .34 2.3.3.3. Các tài khoản được sử dụng để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại doanh nghiệp 35 2.4. Đánh giá công tác kế toán trong các doanh nghiệp nông nghiệp An Giang 2.4.1. Đánh giá chung 38 2.4.2. Đánh giá tình hình vận dụng hệ thống tài khoản kế toán để thực hiện tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm .39 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG HỢP LÝ HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀO HẠCH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP AN GIANG .42 3.1. Mục tiêu của việc vận dụng hệ thống tài khoản vào quá trình hạch toán 42 3.2. Giải pháp vận dụng hệ thống tài khoản kế toán vào việc hạch toán một số loại hình sản xuất nông nghiệp ở An Giang 44 3.2.1. Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán vào việc hạch toán một số tài sản đặc thù của doanh nghiệp nông nghiệp. .45 3.2.1.1. Tài sản cố định .45 a. Đất đai 45 b. Tài sản cố định sinh học .46 3.2.1.2. Hàng tồn kho 48 3.2.2. Vận dụng hệ thống tài khoản vào việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở một số loại hình sản xuất nông nghiệp .48 3.2.2.1. Đối với hoạt động sản xuất lúa giống 49 3.2.2.2. Đối với hoạt động chăn nuôi cá sấu .52 3.2.2.3. Đối với hoạt động nuôi cá bè .56 3.3. Một số kiến nghị bổ sung .58 KẾT LUẬN .61 PHỤ LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế, nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm chủ yếu để nuôi sống con người. Ở Việt Nam, nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, đóng góp tỷ trọng lớn trong GDP. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động nông nghiệp từng bước chuyển từ sản xuất nhỏ sang sản xuất với quy mô lớn và hiện đại nên cần có nhiều công cụ phục vụ quản lý, trong đó kế toán là một trong những công cụ không thể thiếu để phục vụ cho việc quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Cho đến thời điểm này nông nghiệp là ngành duy nhất được Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) lựa chọn để soạn thảo chuẩn mực kế toán. Chuẩn mực kế toán quốc tế về nông nghiệp được ban hành và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-1- 2003. Điều này cho thấy ngành nông nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế không chỉ ở các nước đang phát triển như Việt Nam mà ngay cả đối với các nước đã phát triển cao. Hiện nay ở nước ta, công tác kế toán tại doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp bị chi phối bởi các văn bản do bộ Tài chính ban hành như quyết định 1177/TC/QĐ/CĐKT ngày 23-12-1996 quy định chế độ kế toán dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quyết định 1017/TC/QĐ/CĐKT ngày 12-12-1997 quy định chế độ kế toán cho các hợp tác xã nông nghiệp. Hệ thống kế toán trong các quyết định nêu trên đã được ban hành khá lâu nên có nhiều vấn đề cần phải hoàn chỉnh cho phù hợp với sự phát triển của các doanh nghiệp. Hơn nữa, chế độ kế toán này áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi lĩnh vực hoạt động, mọi thành phần kinh tế trong cả nước. Trong khi đó, hoạt động nông nghiệp có những đặc điểm riêng nhưng đến nay Bộ Tài chính vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về việc hạch toán cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất này. Do chưa có những hướng dẫn về kế toán cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp nên các doanh nghiệp nông nghiệp áp dụng các chế độ kế toán không nhất quán gây khó khăn cho việc quản lý của các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, hệ thống tài khoản kế toán dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thiếu nhiều tài khoản làm việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh gặp nhiều khó khăn. Do đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Vận dụng một cách hợp lý hệ thống tài khoản kế toán hiện hành vào việc hạch toán các loại hình sản xuất nông nghiệp tại An Giang” với mong muốn cụ thể hóa nội dung kế toán cho một số loại hình sản xuất của ngành nông nghiệp.

pdf82 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3238 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng một cách hợp lý hệ thống tài khoản kế toán hiện hành vào việc hạch toán các loại hình sản xuất nông nghiệp tại An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh trong gian đoạn này gồm chi phí con giống (con giống có thể được mua từ các trại giống khác hoặc có thể được chọn từ đàn cá sấu con sinh sản của doanh nghiệp), chi phí về thức ăn, chi phí nhân công chăm sóc, các chi phí sản xuất chung phân bổ cho hoạt động nuôi đàn cá sấu bố mẹ. 111 621-Nuôi lấy thịt 154- Nuôi lấy thịt 111 Chi tiền mua giống Chi tiền mua thức ăn Kết chuyển chi phí nguyên liệu trực tiếp Giá trị phụ phẩm thu hồi (nếu có) 632 154- Nuôi sinh sản Chi phí giống nếu lấy con giống từ hoạt động nuôi cá sấu sinh sản của doanh nghiệp Kết chuyển chi phí chăn nuôi khi bán cá sấu 334 622- Nuôi lấy thịt Chi phí tiền lương công nhân Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếptrực tiếp tham gia chăn nuôi 111 627 Chi phí điện, nước phục vụ chăn nuôi 214 Chi phí khấu hao chuồng trại, quyền sử dụng đất Kết chuyển chi phí sản xuất chung phân bổ cho hoạt động nuôi cá sấu lấy thịt 142 Kết chuyển các chi phí trả trước SDCK: Chi phí nuôi cá sấu thịt dở dang cuối kỳ Trang 58 Các chi phí trên sẽ được theo dõi trên tài khoản 241- Chi phí nuôi đàn cá sấu bố mẹ cho đến khi đàn cá sấu trưởng thành và có thể sinh sản được. Khi đàn cá sấu có thể sinh sản cũng là thời điểm kết thúc giai đoạn tạo dựng ban đầu của đàn cá sấu bố mẹ, hình thành tài sản cố định sinh học nên toàn bộ chi phí tập hợp trên tài khoản 214 sẽ được kết chuyển sang tài khoản 211- Tài sản cố định chi tiết cho từng tài sản cố định sinh học. Sơ đồ 3-3: Kế toán quá trình nuôi để tạo đàn cá sấu bố mẹ - Giai đoạn nuôi sinh sản Sau khi đàn cá sấu bố mẹ trưởng thành sẽ chuyển sang giai đoạn nuôi sinh sản. Trong hoạt động nuôi sinh sản cũng phát sinh các chi phí tương tự như nuôi lấy thịt. Tuy nhiên ở hoạt động nuôi sinh sản không phát sinh chi phí về con giống nhưng lại phát sinh chi phí khấu hao đàn cá sấu bố mẹ. Chi phí khấu hao đàn cá sấu bố mẹ nên được xem là chi phí nguyên liệu trực tiếp. Sở dĩ xem chi phí khấu hao đàn cá sấu bố mẹ thuộc chi phí nguyên liệu trực tiếp vì đàn cá sấu bố mẹ giữa vai trò quan trọng quyết định đến hoạt động sản xuất cá sấu giống, là nguồn lực đầu vào chủ yếu để thực hiện hoạt động sản xuất cá sấu con, đồng thời có sự thay đổi về mặt sinh học của cá sấu bố mẹ để sinh sản cá sấu con. Ngoài ra, chi phí khấu hao tài sản cố định thường được phân loại là chi phí sản xuất chung, tuy nhiên nếu doanh nghiệp vừa có hoạt động nuôi cá sấu thịt vừa có hoạt động nuôi sinh sản và địa điểm nuôi tập trung thì chi phí sản xuất chung thường được tập hợp cho cả trại nuôi. Chi phí sản xuất chung sẽ được phân bổ cho từng hoạt động nuôi theo tiêu thức phù hợp do đó nếu chi phí 111 241- Chi phí hình thành đàn cá sấu bố mẹ Chi phí con giống Chi phí thức ăn 111 Các khoản giảm chi phí thu hồi bằng tiền mặt 154- Nuôi sinh sản Con giống lấy từ đàn cá sấu nuôi sinh sản của doanh nghiệp 211 Kết chuyển giá trị đàn cá sấu bố mẹ 334 Chi phí tiền lương công nhân tham gia chăn nuôi trực tiếp 154- Nuôi thịt Chuyển đàn cá sấu sang nuôi lấy thịt 627 Chi phí sản xuất chung phân bổ cho việc nuôi đàn cá sấu bố mẹ 632 Bán đàn cá sấu bố mẹ SDCK: Chi phí hình thành đàn cá sấu bố mẹ dở dang cuối kỳ Trang 59 khấu hao đàn cá sấu bố mẹ được tập hợp chung trên tài khoản chi phí sản xuất chung, sau đó phân bổ cho từng hoạt động chăn nuôi thì sẽ không hợp lý nữa. Vì thế, chi phí khấu hao đàn cá sấu bố mẹ nên được theo dõi trên tài khoản chi phí nguyên liệu trực tiếp mở riêng cho hoạt động nuôi cá sấu sinh sản. Chi phí khấu hao đàn cá sấu bố mẹ có thể được xác định theo phương pháp đường thẳng với nguyên giá là toàn bộ chi phí phát sinh để có đàn cá sấu bố mẹ ở trạng thái có thể sinh sản và thời gian khấu hao là thời gian đàn cá sấu bố mẹ có thể sinh sản tốt. Thông thường sau một thời gian sinh sản nhất định đàn cá sấu bố mẹ sẽ không còn cho giống tốt nữa nên được chuyển sang nuôi lấy thịt hoặc bán. Khi đó kế toán sẽ thực hiện các bút toán giống như hoạt động thanh lý hoặc bán tài sản cố định. Thành phẩm của hoạt động nuôi cá sấu sinh sản là cá sấu con và giá thành cá sấu con được xác định khi bán hoặc chuyển sang nuôi lấy thịt. Do đó sơ đồ kế toán hoạt động nuôi cá sấu sinh sản như sau: Sơ đồ 3-4: Kế toán chi phí sản xuất giai đoạn nuôi sinh sản Giá trị các sản phẩm chuyển giao giữa hai hoạt động nuôi lấy thịt và nuôi sinh sản sẽ được xác định theo giá thành sản phẩm của từng hoạt động. Theo dõi chi phí sản xuất trên các tài khoản chi phí và chỉ tập hợp sang tài khoản 154 khi kết thúc kỳ kế toán hoặc khi tiêu thụ được thành phẩm sẽ giúp theo dõi được tình hình phát sinh các loại chi phí cũng như làm cơ sở cho việc so sánh đối chiếu từng khoản mục chi phí giữa các kỳ. 3.2.2.3. Đối với hoạt động nuôi cá bè Hoạt động nuôi thủy sản ở An Giang chủ yếu là nuôi cá bè, thời gian nuôi mỗi vụ khoảng 6 tháng, khi cá đạt trọng lượng theo yêu cầu của các công ty chế 111 621-Nuôi sinh sản 154- Nuôi sinh sản Chi phí thức ăn Kết chuyển chi phí nguyên liệu trực tiếp Bán con giống 214 Chi phí khấu hao đàn cá sấu bố mẹ 621-Nuôi thịt Chuyển sang nuôi thịt 334 622-Nuôi sinh sản Chi phí nhân công chăm sóc Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp 627 Kết chuyển chi phí sản xuất chung phân bổ cho hoạt động nuôi cá sấu sinh sản SDCK: Chi phí nuôi cá sấu sinh sản dở dang 632 Trang 60 biến thủy sản thì sẽ bán. Đối tượng tập hợp chi phí là từng bè cá và đối tượng tính giá thành là kg cá thành phẩm. Các chi phí phát sinh trong quá trình nuôi cá bè được phân loại theo chức năng chi phí như sau: - Chi phí nguyên liệu trực tiếp gồm các chi phí về con giống, thức ăn các loại (thức ăn chế biến hoặc thức ăn tươi). - Chi phí nhân công trực tiếp: tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân công tham gia hoạt động nuôi cá. - Chi phí sản xuất chung: chi phí khấu hao bè cá, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí trả trước, các chi phí khác bằng tiền phát sinh trong quá trình nuôi. Các tài khoản được sử dụng để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gồm: + TK 621 theo dõi chi phí nguyên liệu trực tiếp. + TK 622 theo dõi chi phí nhân công trực tiếp. + TK 627 theo dõi chi phí sản xuất chung. + TK 154 dùng để tập hợp chi phí để tính giá thành đơn vị thành phẩm khi tiêu thụ. Ta có sơ đồ kế toán chi phí sản xuất hoạt động nuôi cá bè như sau: 111 621- Nuôi cá bè Chi phí mua con giống Chi phí thức ăn mua 512 Chi phí thức ăn nếu do hoạt động chế biến của doanh nghiệp sản xuất 334,338 622 Chi phí nhân công và các khoản trích theo lương Kết chuyển chi phí nguyên liệu trực tiếp Khi tiêu thụ thành phẩm 154 632 hoặc chuyển sang chế Kết chuyển chi nhân công 214 627 Chi phí khấu hao bè 111 Các chi phí bằng tiền phát sinh phục vụ sx Kết chuyển chi phí sản xuất chung 142 Các chi phí trả trước phục vụ sản xuất SDCK: Chi phí nuôi cá dở dang cuối Chi phí khấu hao quyền sử dụng đất nếu nuôi quầng Trang 61 Sơ đồ 3-5: Kế toán chi phí sản xuất hoạt động nuôi cá bè Thành phẩm của hoạt động nuôi cá bè là cá đạt trọng lượng yêu cầu và giá thành sản phẩm được xác định khi tiêu thụ được thành phẩm hoặc chuyển giao cho hoạt động chế biến thủy sản trong doanh nghiệp. Giá thành sản phẩm được xác định theo phương pháp giản đơn sau khi đã loại trừ giá trị sản phẩm phụ thu hồi nếu có. Đối với các doanh nghiệp vừa có hoạt động nuôi cá bè vừa có hoạt động chế biến thủy sản cũng như chế biến thức ăn thủy sản thì giá trị các sản phẩm chuyển giao nội bộ giữa các hoạt động nên được xác định theo giá thị trường, đồng thời ghi nhận doanh thu nội bộ. Khi xác định giá trị các sản phẩm chuyển giao nội bộ theo giá thị trường sẽ giúp doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả của từng hoạt động. Việc sử dụng các tài khoản chi phí để tập hợp và theo dõi các chi phí phát sinh trong quá trình nuôi cá sẽ góp phần tăng cường việc kiểm soát chi phí, đồng thời có thể xác định các khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm. Trên cơ sở các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm để có thể đề ra biện pháp hạ giá thành và có thể phân tích sự biến động chi phí qua các kỳ sản xuất. 3.3. Một số kiến nghị bổ sung Nông nghiệp là khu vực kinh tế đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và của An Giang nói riêng. Tuy nhiên hiện nay nông nghiệp lại là lĩnh vực kém phát triển nhất trong nền kinh tế. Trong quá trình hội nhập, chúng ta tham gia vào nền kinh tế thế giới trên tất cả các lĩnh vực trong đó có nông nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong hoạt động, các doanh nghiệp này còn gặp nhiều khó khăn nên ít quan tâm đến công tác kế toán nhưng hệ thống kế toán lại đóng vai trò quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, để việc vận dụng phù hợp hệ thống tài khoản kế toán vào việc hạch toán các hoạt động sản xuất nông nghiệp tôi có một số kiến nghị sau: • Đối với cơ quan quản lý nhà nước (cụ thể là Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tổng cục Thuế) + Sớm thực hiện sửa đổi và bổ sung chế độ kế toán dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì chế độ kế toán dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được ban hành khá lâu đến nay có những điểm không còn phù hợp. Trong đó cần bổ sung hệ thống tài khoản dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ một số tài khoản để việc ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở doanh nghiệp thuận tiện hơn. + Tiến hành khảo sát công tác kế toán tại các doanh nghiệp nông nghiệp trên quy mô rộng hơn tại các khu vực như: Đông nam bộ, Tây nguyên, Đồng bằng sông Hồng để có những thông tin về đặc điểm sản xuất, những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện công tác kế toán tại các doanh nghiệp này. Từ đó, bộ Tài chính kết hợp với bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cụ thể hóa các hệ thống kế toán đặc biệt là hệ thống tài khoản kế toán cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của các ngành Trang 62 sản xuất nông nghiệp. Việc cụ thể hóa các quy định kế toán phải tuân thủ luật kế toán cũng như các chế độ kế toán hiện hành. Ví dụ như: ƒ Có thể cho các doanh nghiệp nông nghiệp áp dụng kỳ kế toán trùng với chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp. ƒ Được phép ghi nhận các chi phí sản xuất thực sự phát sinh nhưng không có chứng từ hợp lệ bằng cách doanh nghiệp phải lập bảng kê các loại chi phí đó và quy định tỷ lệ nhất định chi phí không có chứng từ được xem là chi phí hợp lệ so với tổng chi phí có chứng từ. Việc quy định tỷ lệ này nhằm mục đích hạn chế việc khai khống chi phí. + Có các quy định phù hợp khi xác định chi phí được loại trừ khi tính thuế để tránh trường hợp doanh nghiệp bỏ ngoài các chi phí thực sự phát sinh phục vụ sản xuất nhưng không có hóa đơn chứng từ phù hợp. Điều này làm cho các báo cáo tài chính của doanh nghiệp không phản ánh đúng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng nhưng tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp. + Thống nhất chế độ kế toán: hợp tác xã nông nghiệp và thủy sản cũng áp dụng chế độ kế toán dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định 1177 và mới đây là quyết định 48-2006, các hợp tác xã nông nghiệp thì áp dụng chế độ kế toán dành cho các hợp tác xã nông nghiệp. Cùng một hoạt động sản xuất nhưng có thể sử dụng các tài khoản khác nhau để theo dõi chi phí và tính giá thành sản phẩm. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc quản lý của các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó hoạt động hiện nay của các hợp tác xã cũng tương tự như các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc sử dụng hệ thống tài khoản kế toán dành cho các hợp tác xã nông nghiệp đã ban hành trước đây gặp nhiều khó khăn vì thiếu nhiều tài khoản cần thiết. Do đó cần sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán nói chung và hệ thống tài khoản kế toán nói riêng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời quy định đối tượng áp dụng chế độ kế toán này bao gồm cả các hợp tác xã nông nghiệp và thủy sản. + Đối với hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, chi phí khấu hao tài sản cố định là chuồng trại và các tài sản cố định sinh học tương đối lớn (chỉ sau chi phí thức ăn). Do đó cần có phương pháp đánh giá các tài sản này thông qua cơ quan thẩm định giá để doanh nghiệp có thể ghi nhận chúng là tài sản cố định và làm cơ sở xác định chi phí khấu hao vì việc hình thành các tài sản này thường không có chứng từ ghi nhận phát sinh. + Hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất gặp nhiều rủi ro, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên cũng như tình trạng sinh học của vật nuôi, cây trồng. Do đó, có thể cho phép các doanh nghiệp nông nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao nhanh tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất. Phương pháp khấu hao nhanh một mặt giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh làm cơ sở cho việc tái đầu tư thêm tài sản cố định khác mặt khác giúp doanh nghiệp giảm rủi ro khi hoạt động sản xuất không gặp thuận lợi. Trang 63 + Mở các lớp đào tạo, tập huấn chế độ kế toán cho các nhân viên kế toán của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như của các hợp tác xã nông nghiệp để giúp họ nắm bắt được những thay đổi của chế độ kế toán. Việc tổ chức các lớp đào tạo này cũng sẽ tạo điều kiện cho việc trao đổi kinh nghiệm làm việc và những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện công tác kế toán trong lĩnh vực nông nghiệp để các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là Bộ Tài chính có những thay đổi các quy định về kế toán cho phù hợp cũng như tạo điều kiện có các doanh nghiệp và hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp hoạt động dễ dàng hơn. • Đối với các doanh nghiệp + Thay đổi quan điểm đối với kế toán, nhiệm vụ của kế toán là cung cấp thông tin phục vụ quản lý chứ không phải đối phó với cơ quan thuế. Do đó kế toán cần ghi nhận đầy đủ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất để phản ánh một cách trung thực kết quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp. + Xây dựng bộ máy kế toán phù hợp nhằm cung cấp thông tin phục vụ quản lý. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp và các hợp tác xã tổ chức bộ máy kế toán rất đơn giản, có khi chỉ có một kế toán và một thủ quỹ. Việc tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ như vậy có ưu điểm là tiết kiệm được chi phí nhưng việc một người thực hiện tất cả các công việc kế toán của doanh nghiệp nếu có sai sót sẽ khó phát hiện và không có sự kiểm tra, giám sát lẫn nhau trong quá trình làm việc. Với bộ máy kế toán chỉ có một nhân viên kế toán sẽ làm cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi nhân viên này vì lý do nào đó không thể tiếp tục công việc được, khi đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, có thể tùy theo quy mô mà các doanh nghiệp và hợp tác xã có thể tổ chức bộ máy kế toán có từ hai nhân viên trở lên để có thể giám sát hoạt động của nhau, hạn chế sai sót cũng như đảm bảo sự liên tục trong công tác kế toán. Trang 64 KẾT LUẬN Qua quá trình khảo sát hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp nông nghiệp nói chung và hoạt động kế toán nói riêng cho thấy các doanh nghiệp nông nghiệp ở An Giang hiện nay còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động. Bên cạnh những khó khăn về vốn, thị trường tiêu thụ, kỹ thuật sản xuất thì một trong những khó khăn và cũng là điểm yếu của các doanh nghiệp nông nghiệp An Giang là khâu tổ chức quản lý và công tác kế toán. Việc gặp khó khăn trong khâu quản lý doanh nghiệp và kế toán là khó khăn tất yếu vì hầu hết các doanh nghiệp này đều được hình thành từ hoạt động sản xuất quy mô nhỏ, hộ gia đình. Do đó cách quản lý cũng như quan điểm kinh doanh còn ở quy mô nhỏ, lấy công làm lời, chưa chú trọng đến việc tổ chức, phân công trách nhiệm giữa các khâu cũng như chưa thấy được vai trò của kế toán trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tổ chức bộ máy kế toán ở các doanh nghiệp này chủ yếu là để lập báo cáo thuế và để đảm bảo yêu cầu của pháp luật đối với sự hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, kế toán tại doanh nghiệp chưa làm hết chức năng là tạo lập một hệ thống thông tin kế toán nhằm theo dõi sự vận động của tài sản, nguồn vốn và cung cấp các thông tin phục vụ quản lý cũng nhưng cung cấp thông tin cho bên ngoài. Việc cụ thể hóa sự vận dụng hệ thống tài khoản kế toán vào việc hạch toán các hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ giúp cho kế toán cung cấp thêm những thông tin phục vụ cho quá trình quản lý doanh nghiệp cũng như làm cơ sở cho doanh nghiệp đánh giá kết quả hoạt động để có thể đưa ra các giải pháp nâng cao hoạt động của doanh nghiệp mình. Hiệu quả hoạt động được cải thiện sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO. Để vận dụng hệ thống tài khoản kế toán vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp một cách hiệu quả đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của người quản lý doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý nhà nước. Trước hết người quản lý phải thấy được vai trò của kế toán trong hoạt động của doanh nghiệp từ đó tổ chức bộ máy kế toán hợp lý hơn. Các cơ quan quản lý nhà nước phải tạo điều kiện cho hoạt động của doanh nghiệp dễ dàng hơn như: ban hành chế độ kế toán và những hướng dẫn kế toán cụ thể phù hợp với các lĩnh vực sản xuất, thường xuyên ghi nhận những thay đổi trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ để có những bổ sung về chế độ kế toán cũng như hệ thống tài khoản kế toán một cách kịp thời, có chính sách thuế hợp lý dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tóm lại, để giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hoạt động tốt hơn cần có các hành động và hỗ trợ từ nhiều phía. Hy vọng những giải pháp tác giả đưa ra để vận dụng hệ thống tài khoản kế toán vào hạch toán một số hoạt động sản xuất nông nghiệp sẽ góp phần cung cấp những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp trong sản xuất cũng như các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng thông tin và từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Trang 65 Phụ lục 1 Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 và Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 TT Sè hiÖu TK Tªn tμi kho¶n Ghi chó CÊp 1 CÊp 2 1 2 3 4 Lo¹i TK 1 Tμi s¶n l−u ®éng 1 111 TiÒn mÆt 1111 TiÒn ViÖt Nam Gåm c¶ Ng©n phiÕu 1112 Ngo¹i tÖ Gåm c¶ vμng, b¹c,... nÕu cã 2 112 TiÒn göi Ng©n hμng 1121 TiÒn ViÖt Nam 1122 Ngo¹i tÖ 3 121 §Çu t− tμi chÝnh ng¾n h¹n 4 131 Ph¶i thu cña kh¸ch hμng Chi tiÕt theo tõng kh¸ch hμng 5 133 ThuÕ GTGT ®−îc khÊu trõ 1331 ThuÕ GTGT ®−îc khÊu trõ cña hμng ho¸, dÞch vô 1332 ThuÕ GTGT ®−îc khÊu trõ cña TSC§ 6 138 Ph¶i thu kh¸c 7 141 T¹m øng Chi tiÕt theo ®èi t−îng 8 152 Nguyªn liÖu, vËt liÖu Chi tiÕt theo yªu cÇu qu¶n lý 9 153 C«ng cô, dông cô Chi tiÕt theo yªu cÇu qu¶n lý 10 154 Chi phÝ s¶n xuÊt, kinh doanh dë dang Chi tiÕt theo yªu cÇu qu¶n lý 11 155 Thμnh phÈm Chi tiÕt theo yªu cÇu qu¶n lý 12 156 Hμng ho¸ Chi tiÕt theo yªu cÇu qu¶n lý 13 157 Hμng göi ®i b¸n Chi tiÕt theo yªu cÇu qu¶n lý 14 159 C¸c kho¶n dù phßng 1591 Dù phßng gi¶m gi¸ chøng kho¸n ®Çu t− ng¾n h¹n 1592 Dù phßng ph¶i thu khã ®ßi 1593 Dù phßng gi¶m gi¸ hμng tån kho Lo¹i TK 2 Tμi s¶n cè ®Þnh 15 211 Tμi s¶n cè ®Þnh 2111 TSC§ h÷u h×nh 2112 TSC§ thuª tμi chÝnh 2113 TSC§ v« h×nh 16 214 Hao mßn TSC§ Trang 66 2141 Hao mßn TSC§ h÷u h×nh 2142 Hao mßn TSC§ thuª tμi chÝnh 2143 Hao mßn TSC§ v« h×nh 17 221 §Çu t− tμi chÝnh dμi h¹n 2211 §Çu t− chøng kho¸n dμi h¹n Chi tiÕt theo tõng lo¹i 2212 Gãp vèn liªn doanh 2218 §Çu t− dμi h¹n kh¸c 18 229 Dù phßng gi¶m gi¸ chøng kho¸n ®Çu t− dμi h¹n 19 241 X©y dùng c¬ b¶n dë dang 20 242 Chi phÝ tr¶ tr−íc dμi h¹n Lo¹i TK 3 Nî ph¶i tr¶ 21 311 Vay ng¾n h¹n 22 315 Nî dμi h¹n ®Õn h¹n tr¶ 23 331 Ph¶i tr¶ cho ng−êi b¸n Chi tiÕt theo yªu cÇu qu¶n lý 24 333 ThuÕ vμ c¸c kho¶n ph¶i nép Nhμ n−íc 3331 ThuÕ gi¸ trÞ gia t¨ng 33311 ThuÕ GTGT ®Çu ra 33312 ThuÕ GTGT hμng nhËp khÈu 3332 ThuÕ tiªu thô ®Æc biÖt 3333 ThuÕ xuÊt, nhËp khÈu 3334 ThuÕ thu nhËp doanh nghiÖp 3336 ThuÕ tμi nguyªn 3337 ThuÕ nhμ ®Êt, tiÒn thuª ®Êt 3338 C¸c lo¹i thuÕ kh¸c 3339 PhÝ, lÖ phÝ vμ c¸c kho¶n ph¶i nép kh¸c 25 334 Ph¶i tr¶ ng−êi lao ®éng 26 335 Chi phÝ ph¶i tr¶ 27 338 Ph¶i tr¶, ph¶i nép kh¸c 3381 Tμi s¶n thõa chê gi¶i quyÕt 3382 Kinh phÝ c«ng ®oμn 3383 B¶o hiÓm x· héi 3384 B¶o hiÓm y tÕ 3387 Doanh thu ch−a thùc hiÖn 3388 Ph¶i tr¶, ph¶i nép kh¸c 28 341 Vay dμi h¹n 29 342 Nî dμi h¹n Lo¹i TK 4 Nguån vèn chñ së h÷u 30 411 Nguån vèn kinh doanh 4111 Vèn gãp 4112 ThÆng d− vèn 4118 Vèn kh¸c 31 412 Lîi nhuËn tÝch luü Trang 67 32 413 Chªnh lÖch tû gi¸ 33 415 C¸c quü cña doanh nghiÖp 4151 Quü dù phßng vÒ trî cÊp mÊt viÖc lμm 4158 Quü khen th−ëng, phóc lîi 34 419 Cæ phiÕu mua l¹i (C«ng ty cæ phÇn) 35 421 Lîi nhuËn ch−a ph©n phèi Lo¹i TK 5 Doanh thu 36 511 Doanh thu Chi tiÕt theo ho¹t ®éng 37 521 C¸c kho¶n gi¶m trõ doanh thu 5212 Hμng b¸n bÞ tr¶ l¹i 5213 Gi¶m gi¸ hμng b¸n Lo¹i TK 6 Chi phÝ s¶n xuÊt kinh doanh 38 611 Mua hμng ¸p dông cho ph−¬ng ph¸p kiÓm kª ®Þnh kú 39 632 Gi¸ vèn hμng b¸n 40 635 Chi phÝ tμi chÝnh 41 642 Chi phÝ qu¶n lý kinh doanh Chi tiÕt theo yªu cÇu qu¶n lý Lo¹i TK7 Thu nhËp kh¸c 42 711 Thu nhËp kh¸c Chi tiÕt theo ho¹t ®éng Lo¹i TK 8 Chi phÝ kh¸c 43 811 Chi phÝ kh¸c Chi tiÕt theo ho¹t ®éng Lo¹i TK 9 X¸c ®Þnh kÕt qu¶ kinh doanh 44 911 X¸c ®Þnh kÕt qu¶ kinh doanh Lo¹i TK 0 Tμi kho¶n ngoμi b¶ng 1 001 Tμi s¶n thuª ngoμi 2 002 VËt t−, hμng ho¸ nhËn gi÷ hé, nhËn gia c«ng 3 003 Hμng ho¸ nhËn b¸n hé, nhËn ký göi 4 004 Nî khã ®ßi ®· xö lý 5 007 Ngo¹i tÖ c¸c lo¹i 6 7 009 010 Nguån vèn khÊu hao Cæ phiÕu l−u hμnh (C«ng ty cæ phÇn) 8 011 Cæ tøc, lîi nhuËn ph¶i tr¶ (C«ng ty cæ phÇn) Trang 68 Phụ lục 2 Danh mục hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC về việc ban hành Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành ngày 14/09/2006. Số hiệu TK TT Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 TÊN TÀI KHOẢN GHI CHÚ 1 2 3 4 5 6 LOẠI TÀI KHOẢN 1 TÀI SẢN NGẮN HẠN 1 111 Tiền mặt 1111 Tiền Việt Nam 1112 Ngoại tệ 1113 Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý 2 112 Tiền gửi Ngân hàng Chi tiết theo 1121 Tiền Việt Nam từng ngân hàng 1122 Ngoại tệ 1123 Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý 3 121 Đầu tư tài chính ngắn hạn 4 131 Phải thu của khách hàng Chi tiết theo từng khách hàng 5 133 Thuế GTGT được khấu trừ 1331 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ 1332 Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ 6 138 Phải thu khác 1381 Tài sản thiếu chờ xử lý 1388 Phải thu khác 7 141 Tạm ứng Chi tiết theo đối tượng 8 142 Chi phí trả trước ngắn hạn 9 152 Nguyên liệu, vật liệu Chi tiết theo yêu cầu quản lý 10 153 Công cụ, dụng cụ Chi tiết theo yêu cầu quản lý 11 154 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Chi tiết theo yêu cầu quản lý 12 155 Thành phẩm Chi tiết theo yêu cầu quản lý 13 156 Hàng hoá Chi tiết theo yêu cầu quản lý 14 157 Hàng gửi đi bán Chi tiết theo yêu cầu quản lý Trang 69 15 159 Các khoản dự phòng 1591 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn 1592 Dự phòng phải thu khó đòi 1593 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho LOẠI TÀI KHOẢN 2 TÀI SẢN DÀI HẠN 16 211 Tài sản cố định 2111 TSCĐ hữu hình 2112 TSCĐ thuê tài chính 2113 TSCĐ vô hình 17 214 Hao mòn TSCĐ 2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình 2142 Hao mòn TSCĐ thuê tài chính 2143 Hao mòn TSCĐ vô hình 2147 Hao mòn bất động sản đầu tư 18 217 Bất động sản đầu tư 19 221 Đầu tư tài chính dài hạn 2212 Vốn góp liên doanh 2213 Đầu tư vào công ty liên kết 2218 Đầu tư tài chính dài hạn khác 20 229 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 21 241 Xây dựng cơ bản dở dang 2411 Mua sắm TSCĐ 2412 Xây dựng cơ bản dở dang 2413 Sửa chữa lớn TSCĐ 22 242 Chi phí trả trước dài hạn 23 244 Ký quỹ, ký cược dài hạn LOẠI TÀI KHOẢN 3 NỢ PHẢI TRẢ 24 311 Vay ngắn hạn 25 315 Nợ dài hạn đến hạn trả 26 331 Phải trả cho người bán Chi tiết theo đối tượng 27 333 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 3331 Thuế giá trị gia tăng phải nộp 33311 Thuế GTGT đầu ra 33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu 3332 Thuế tiêu thụ đặc biệt 3333 Thuế xuất, nhập khẩu 3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp 3335 Thuế thu nhập cá nhân 3336 Thuế tài nguyên Trang 70 3337 Thuế nhà đất, tiền thuê đất 3338 Các loại thuế khác 3339 Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác 28 334 Phải trả người lao động 29 335 Chi phí phải trả 30 338 Phải trả, phải nộp khác 3381 Tài sản thừa chờ giải quyết 3382 Kinh phí công đoàn 3383 Bảo hiểm xã hội 3384 Bảo hiểm y tế 3386 Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn 3387 Doanh thu chưa thực hiện 3388 Phải trả, phải nộp khác 31 341 Vay, nợ dài hạn 3411 Vay dài hạn 3412 Nợ dài hạn 3413 Trái phiếu phát hành 34131 Mệnh giá trái phiếu 34132 Chiết khấu trái phiếu 34133 Phụ trội trái phiếu 3414 Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 32 351 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 33 352 Dự phòng phải trả LOẠI TÀI KHOẢN 4 VỐN CHỦ SỞ HỮU 34 411 Nguồn vốn kinh doanh 4111 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 4112 Thặng dư vốn cổ phần (Công ty cổ phần) 4118 Vốn khác 35 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 36 418 Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 37 419 Cổ phiếu quỹ (Công ty cổ phần) 38 421 Lợi nhuận chưa phân phối 4211 Lợi nhuận chưa phân phối năm trước 4212 Lợi nhuận chưa phân phối năm nay 39 431 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 4311 Quỹ khen thưởng 4312 Quỹ phúc lợi LOẠI TÀI KHOẢN 5 DOANH THU 40 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Trang 71 5111 Doanh thu bán hàng hoá 5112 Doanh thu bán các thành phẩm Chi tiết theo yêu cầu quản lý 5113 Doanh thu cung cấp dịch vụ 5118 Doanh thu khác 41 515 Doanh thu hoạt động tài chính 42 521 Các khoản giảm trừ doanh thu 5211 Chiết khấu thương mại 5212 Hàng bán bị trả lại 5213 Giảm giá hàng bán LOẠI TÀI KHOẢN 6 CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH 43 611 Mua hàng Áp dụng cho PP kiểm kê định kỳ 44 631 Giá thành sản xuất Áp dụng cho PP kiểm kê định kỳ 45 632 Giá vốn hàng bán 46 635 Chi phí tài chính 47 642 Chi phí quản lý kinh doanh 6421 Chi phí bán hàng 6422 Chi phí quản lý doanh nghiệp LOẠI TÀI KHOẢN 7 THU NHẬP KHÁC 48 711 Thu nhập khác Chi tiết theo hoạt động LOẠI TÀI KHOẢN 8 CHI PHÍ KHÁC 49 811 Chi phí khác Chi tiết theo hoạt động 50 821 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp LOẠI TÀI KHOẢN 9 XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 51 911 Xác định kết quả kinh doanh LOẠI TÀI KHOẢN 0 TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG 1 001 Tài sản thuê ngoài 2 002 Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công Chi tiết theo yêu 3 003 Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược cầu quản lý 4 004 Nợ khó đòi đã xử lý 5 007 Ngoại tệ các loại Trang 72 Phụ lục 3 Hệ thống tài khoản kế toán danh cho các Hợp tác xã nông nghiệp theo Quyết định số 1017-TC/QĐ/CĐKT ngày 12 tháng 12 năm 1997 TT Số hiệu TK Tên tài khoản Phạm vi áp dụng Cấp 1 Cấp 2 1 2 3 4 5 Loại TK 1- Tài sản lưu động 1 111 Tiền mặt 1111 Tiền Việt Nam 1112 Ngoại tệ HTX có ngoại tệ 2 112 Tiền gửi ngân hàng 1121 Tiền Việt Nam 1122 Ngoại tệ HTX có ngoại tệ 3 131 Phải thu 1311 Phải thu của khách hàng 1312 Phải thu của các hộ 1318 Phải thu khác 4 141 Tạm ứng 5 142 Chi phí trả trước 6 152 Vật liệu, dụng cụ 7 155 Sản phẩm, hàng hóa 1551 Sản phẩm, hàng hóa 1552 Hàng gửi bán Loại TK 2- Tài sản cố định 8 211 Tài sản cố định 9 214 Hao mòn tài sản cố định 10 221 Đầu tư tài chính HTX có hoạt động đầu tư tài chính 2211 Góp vốn liên doanh 2212 Cho vay vốn 11 241 Xây dựng cơ bản dở dang Loại TK 3- Nợ phải trả 12 311 Phải trả nợ vay 3111 Vay ngân hàng 3118 Vay đối tượng khác 13 331 Phải trả 3311 Phải trả cho người bán và người cung cấp 3318 Phải trả khác 14 333 Thanh toán thuế Chi tiết theo loại thuế Trang 73 15 334 Thanh toán với xã viên và người lao động 3341 Thanh toán tiền công 3342 Thanh toán lãi 3348 Thanh toán khác Loại TK 4- Nguồn vốn chủ sở hữu 16 411 Nguồn vốn kinh doanh 4111 Nguồn vốn góp của xã viên 4112 Nguồn vốn tích lũy 4113 Nguồn vốn nhận liên doanh HTX có nhận vốn liên doanh 4118 Nguồn vốn khác 17 415 Quỹ Hợp tác xã 4151 Quỹ phát triển sản xuất kinh doanh 4152 Quỹ dự phòng 4158 Quỹ khác 18 421 Lãi chưa phân phối Loại TK 5- Doanh thu 19 511 Doanh thu hoạt động kinh doanh Chi tiết theo từng hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ Loại TK 6- Chi phí sản xuất kinh doanh 20 631 Chi phí sản xuất kinh doanh Chi tiết theo từng hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ 642 Chi phí quản lý Hợp tác xã Loại TK 0- Tài khoản ngoài bảng 1 001 Tài sản thuê ngoài 2 003 Vật tư, hàng hóa nhân gia công, bán hộ, ký gửi 3 007 Ngoại tệ các loại Trang 74 Phụ lục 4 DÀN BÀI PHỎNG VẤN SÂU KHẢO SÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP - HTX NÔNG NGHIỆP A/ Thông tin chung về doanh nghiệp/HTX 1. Tên DN/HTX: ........................................................................................................................ 2. Địa chỉ:................................................................................................................................... 3. Loại hình DN: Nhà nước TNHH DNTN Cổ phần HTX 4. Năm thành lập: ............................................................................................................ 5. Tổng vốn kinh doanh hiện nay:.................. triệu đồng 6. Lĩnh vực hoạt động: Trồng cây hàng năm Chăn nuôi Trồng cây lâu năm Thủy sản B/ Thông tin về đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp/ HTX 1. Đặc điểm vật nuôi- cây trồng: a. Chăn nuôi con gì, trồng cây gì? .............................................................................. ..................................................................................................................................... b. Sản phẩm thu hoạch là gì? ...................................................................................... ..................................................................................................................................... c. Sản phẩm thu hoạch có thể tồn trữ được không, hay phải tiêu thụ liền? ................ 2. Quy trình sản xuất a. Giống để chăn nuôi/ trồng trọt: Mua từ bên ngoài Mùa trước để lại Do hoạt động sản xuất phụ cung cấp Từ nguồn khác b. Thời gian nuôi, trồng bao lâu? (chu kỳ sản xuất) .................tháng c. Các khâu chính trong quy trình sản xuất? Chi phí phát sinh cho từng khâu? d. Mùa vụ sản xuất chính trong năm? .......................................................... ..................................................................................................................................... e. Các thời điểm thu hoạch trong năm?......................................................... ..................................................................................................................................... f. Các dịch vụ phục vụ sản xuất? ................................................................... ..................................................................................................................................... 3. Phạm vi tổ chức sản xuất - Địa điểm tổ chức sản xuất: Tập trung Phân tán Trang 75 - Các dịch vụ phục vụ sản xuất: Tự làm Thuê ngoài C/ Thông tin chi tiết về công tác kế toán tại doanh nghiệp/HTX 1. Chế độ kế toán a. Chế độ kế toán đang áp dụng tại DN/HTX:: Chế độ kế toán dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (QĐ 1177) Chế độ kế toán dành cho các HTX nông nghiệp (QĐ 1017) Khác (Ghi rõ): ..................................................................................................... b. Hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái Nhật ký chung Chứng từ ghi sổ Nhật ký chứng từ 2. Tổ chức bộ máy kế toán của DN/HTX: a. Các phần hành kế toán trong DN/HTX: Tên phần hành kế toán Số nhân viên phụ trách 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. Tổng cộng b. Trình độ nhân viên kế toán: Trung cấp Cao đẳng Đại c. Nhân viên kế toán có kiêm nhiệm việc khác? Có Không d. Nhân viên có thường xuyên đi dự các lớp tập huấn kế toán? Có Không (Đặc biệt là các lớp tập huấn áp dụng chuẩn mực kế toán mới) 3. Tổ chức công tác kế toán a. Hệ thống tài khoản đang sử dụng (liệt kê các tài khoản đang sử dụng và nội dung ghi chép của các tài khoản đó) ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Trang 76 ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... b. Hệ thống sổ kế toán đang sử dụng (liệt kê các sổ kế toán đang sử dụng) ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... c. Tiêu thức phân loại tài sản cố định sinh học (vật nuôi, cây trồng)? Theo mức độ phát triển Theo mục đích sử dụng Theo nhóm (đàn/ vườn cây) d. Phương pháp ghi nhận giá trị tài sản cố định sinh học: Theo chi phí bỏ ra để hình thành TSCĐ đó Theo giá trị hợp lý Theo giá trị thuần có thể thực hiện e. Theo anh (chị), phương pháp ghi nhận giá trị TSCĐ sinh học như vậy hợp lý chưa? Hợp lý Chưa hợp lý Nếu chọn chưa hợp lý, xin vui lòng giải thích lý do:............................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. f. Phương pháp anh (chị) đang sử dụng để đánh giá TSCĐ sinh học có phản ánh được giá trị thực của tài sản sinh học không? Có Không Trang 77 g. Anh (chị) có biện pháp gì để có thể ghi nhận giá trị TSCĐ sinh học hợp lý hơn? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. h. Phương pháp khấu hao tài sản cố định doanh nghiệp/HTX đang sử dụng Phương pháp khấu hao đường thẳng Phương pháp khấu hao theo khối lượng, số lượng sản phẩm Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh i. Phương pháp xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định sinh học: Theo thời gian sống dự đoán của tài sản Theo quy định của cơ quan thuế Theo khối lượng, số lượng sản phẩm do tài sản đó tạo ra j. Với phương pháp và thời gian khấu hao vậy có thể thu hồi được vốn đầu tư không? Có Không k. Cách thức ghi nhận doanh thu, chi phí của DN/HTX Khi doanh thu, chi phí phát sinh Khi thu được tiền hoặc chi trả tiền 4. Phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành thành phẩm a. Đối tượng tập hợp chi phí: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. b. Đối tượng tính giá thành: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Trang 78 c. Phương pháp phân bổ các chi phí không thể tập hợp riêng cho từng đối tượng tính giá thành: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. d. Phương pháp xác định giá thành định mức: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. e. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang (nếu có): ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. f. Các tài khoản sử dụng để tập hợp chi phí và tính giá thành: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. g. Quy trình hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. D/ Thông tin phỏng vấn Ban giám đốc doanh nghiệp/HTX Trang 79 1. Các thông tin về chi phí do kế toán cung cấp có đáng tin cậy để người quản lý sử dụng khi ra các quyết định không? Giải thích tại sao? Có Không ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 2. Nhà quản lý cần kế toán cung cấp những thông tin gì? ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 3. Những khó khăn trong công tác kế toán của DN hiện nay? Biện pháp giải quyết? Khó khăn Biện pháp giải quyết 4. Những thông tin khác ghi nhận qua quá trình phỏng vấn (phỏng vấn viên tự ghi) ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Trang 80 Phụ lục 5 Danh sách các doanh nghiệp được khảo sát Tên doanh nghip Ngành nghề sản xuất Địa bàn hoạt động C«ng Ty TNHH B×nh Minh Trồng lúa Tri Tôn C«ng Ty TNHH An Khang Trồng lúa Long Xuyên C«ng Ty TNHH TM & SX TÊn Tμi Trồng lúa Tri Tôn DNTN 3 Sü Nuôi cá Long Xuyên DNTN Anh Tng Nuôi cá Phú Tân DNTN VÜnh Th¹nh Nuôi cá Châu Phú DNTN H÷u Phc Nuôi cá Châu Phú DNTN Ngäc Xinh Nuôi cá Long Xuyên C«ng Ty TNHH Mekong Nuôi cá Long Xuyên C«ng Ty TNHH ChÕ BiÕn Vμ XuÊt KhÈu Thñy S¶n Phng Nam Nuôi cá Long Xuyên C«ng Ty TNHH Quúnh Dung Nuôi cá Long Xuyên C«ng Ty TNHH ViÖt An Nuôi cá Long Xuyên C«ng Ty Cæ PhÇn XuÊt NhËp KhÈu Thñy S¶n - AFA Nuôi cá Long Xuyên C«ng ty Cæ PhÇn XuÊt NhËp KhÈu Thñy S¶n Th¸i Nguyªn An Giang Nuôi cá Phú Tân DNTN H¶i §¨ng Nuôi bò, dê Phú Tân DNTN T©n TiÕn Ph¸t Nuôi bò, dê Thoại Sơn DNTN V©n Anh Nuôi cá sấu Long Xuyên DNTN ang Nuôi cá sấu Long Xuyên C«ng Ty TNHH Thiªn An Nuôi bò, dê Long Xuyên C«ng Ty TNHH Thng M¹i Du LÞch Ch©u §èc Nuôi bò, dê Châu đốc C«ng Ty TNHH X©y Dùng Thng M¹i Thanh Thanh Nuôi bò, dê Tịnh Biên Danh sách các hợp tác xã được khảo sát STT Tên Hợp tác xã Địa bàn hoạt động 1 HTX Nông nghiệp Tân Mỹ Hưng Phú Tân 2 HTX Nông nghiệp Hưng Phát Châu Phú 3 HTX Nông nghiệp Hòa Thuận Chợ Mới 4 HTX Nông nghiệp Định Thuận Chợ Mới 5 HTX Nông nghiệp Phú An Phú Tân 6 HTX Nông nghiệp Tân Phú A Tân Châu 7 HTX Nông nghiệp Phú Thạnh Phú Tân 8 HTX Nông nghiệp Tân Tuyến Tân Châu 9 HTX Nông nghiệp Vĩnh Thắng Thoại Sơn 10 HTX Nông nghiệp Thuận Điền Tri Tôn 11 HTX Nông nghiệp Xuân Bình Tịnh Biên 12 HTX Nông nghiệp An Nông 2 Tịnh Biên 13 HTX Thủy Sản Hòa Phú Châu Thành 14 HTX Thủy Sản Phú Thuận Thoại Sơn Trang 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chế độ kế toán dành cho hợp tác xã nông nghiệp theo Quyết định Quyết định số 1017- TC/QĐ/CĐKT (1997), Hà Nội. 2. Bộ Tài chính, Chế độ kế toán dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKT (1996), Hà Nội. 3. Bộ Tài chính, Sửa đổi bổ sung chế độ kế toán dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC (2001), Hà Nội. 4. Bộ Tài chính, Chế độ kế toán dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Quyết định số 48 TC/QĐ/CĐKT (2006), Hà Nội. 5. Bộ Tài chính, Chuẩn mực kế toán toán Việt Nam đợt 1, 2, 3, 4 6. Bùi Văn Dương (1996), Lý thuyết kế toán, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội 7. International Accounting Standard Board (2000), Conceptual Framework 8. International Accounting Standard Board (2002), International Accounting Standard on Agricuture (IAS 41). 9. Lê Văn Liên, Nguyễn Thị Mỹ Trinh (2005), Thông lệ kế toán quốc tế, Đề cương môn học, Học viện Tài chính, Hà Nội. 10. Phạm Thanh Liêm (1997), Một số ý kiến hoàn thiện và vận dụng hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam vào các doanh nghiệp nông nghiệp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Tp Hồ Chí Minh. 11. Sở Nông nghiệp- PTNN An Giang (2006), Báo cáo Hợp tác xã điển hình, An Giang. 12. Sở Nông nghiệp- PTNN An Giang (2006), Báo cáo tổng kết 10 năm phát triển kinh tế tập thể ở An Giang, An Giang. 13. Sở Kế hoạch- Đầu tư An Giang (2006), Danh sách đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đến tháng 05/2006, An Giang 14. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2001), Giáo trình Quản trị kinh doanh nông nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 15. Võ Văn Nhị- Phạm Thanh Liêm- Lý Kim Huê (2002), Hướng dẫn thực hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 16. Các bài báo đăng trên các thông tin điện tử: - UBND Tỉnh An Giang: www.angiang.gov.vn - Bộ Tài Chính: www.mof.gov.vn - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: www.agroviet.gov.vn - Báo Nhân dân: www.nhandan.com.vn Trang 82

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfVận dụng một cách hợp lý hệ thống tài khoản kế toán hiện hành vào việc hạch toán các loại hình sản xuất nông nghiệp tại An Giang.pdf
Luận văn liên quan