Đề tài Vận dụng quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong việc xây dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam hiện nay

Không lúc nào hết chúng ta thấy được tầm quan trọng của văn hóa trong kinhdoanh như lúc này. Trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu hóa để đứng vững và tồn tại, không còn cách nào khác là các doanh nghiệp tự khẳng định mình, tự xâydựng cho mình những thang giá trị đạo đức được người tiêu dùng và thị trườngchấp nhận. Bỏ lề lối kinh doanh chột giựt, lừa đảo, cơ hội. đạt lợi nhuận bằng bất cứ giá nào. Thay vào đó, là cách thức kinh doanh hiện đại phù hợp, là sự kết hợp giữa cái lợi, cái đẹp, cái chân thiện mỹ giao thoa nhau. Tạo ra sự thăng hoa là nấc thang đưa doanh nghiệp tạo cho mình thương hiệu, giá trị kết tinh trong sản phẩmcủa mình, qua chất lượng và công nghệ của mình.Tuy là muộn so với môi trường kinh doanh thế giới, nhưng nó không bao giờ là muộn, nếu các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, tự khẳng định mình và vươn xa thị trường thế giới. Câu trả lời là việc kinh doanh của doanh nghiệp cần kết hợp giữa văn hóa và kinh doanh. Bằng cách chọn cho mình sự kết hợp giữa lợi ích của doanh nghiệp, gắn với lợi ích của xã hội, của người tiêu dùng. Làm được điều đó, tức là giúp doanh nghiệp có một vũ khí cạnh tranh hiệu quả, đó là cạnh tranh bằng thương hiệu. Bằng chính gía trị của mình.

doc28 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 11394 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong việc xây dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiếu khi người ta đã học tất cả”. Vậy để nhận diện văn hóa là gì, ta cần vạch ra được thuộc tính của nó. Thứ nhất: Văn hóa là cái thuộc tính bản chất của con người, chỉ có ở loài người và do con người sinh ra. Văn hóa dùng để chỉ đặc điểm và nhân tố nhân tính, nhân văn chung của loài người, nó có trong tất cả các mối quan hệ, hoạt động và sản phẩm của con người. Thứ hai: Đối với một cộng đồng, dân tộc, văn hóa luôn có tính đặc thù, nó được thể hiện ra như một kiểu sống ( lối sống kiểu ứng xử và hành động… ) riêng biệt và ổn định của họ trong lịch sử, nó có tính di tồn và qua nhiều thế hệ. Thứ ba: Cốt lõi của văn hóa và nhân tố quy định tính đặc thù của kiểu sống khác nhau trong xã hội là bảng giá trị của họ. Đó là một hệ thống các giá trị, gồm ba loại giá trị chính là chân - thiện - mỹ với nội dung có nhiều yếu tố khác nhau và được xếp theo những thang bậc khác nhau ở mỗi cộng đồng người. Từ sự phân tích trên, có thể rút ra định nghĩa: Văn hóa là nguồn lực nội sinh của con người, là kiểu sống và bảng giá trị của các tổ chức, cộng đồng người, trung tâm là các giá trị chân – thiện – mỹ. b. Nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước.Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân –gia đình –làng xã-Tổ quốc; đó là lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý, là đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống…Bản sắc dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc độc đáo. Có thể nói bản sắc của một dân tộc là tổng thể những phẩm chất, tính cách, khuynh hướng cơ bản thuộc về sức mạnh tiềm tàng và sức sáng tạo giúp cho dân tộc đó giữ vững được tính duy nhất, tính thống nhất, tính nhất quán so với bản thân mình trong quá trình phát triển. Sức mạnh và sức sáng tạo này có mối liên hệ gốc rễ, lâu dài và bền vững với môi trường xã hội- tự nhiên và với quá trình lịch sử mà dân tộc ta đã tồn tại. Nói chung, bản sắc dân tộc là sức sống bên trong của dân tộc , là quá trình dân tộc thường xuyên tự ý thức, tự khám phá, tự vượt qua chính bản thân mình, biết cạnh tranh và hợp tác để tồn tại và phát triển. Bản sắc dân tộc thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: cách tư duy, cách sống, cách dựng nước, giữ nước, cách sáng tạo trong văn hóa, khoa học, văn học nghệ thuật…., nhưng được thể hiện sâu sắc nhất là trong hệ giá trị của dân tộc, nó là cốt lõi của nền văn hóa. Hệ giá trị là những gì nhân dân quan tâm, là niềm tin mà nhân dân cho là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Khi được chuyển thành các chuẩn mực xã hội, nó định hướng cho sự lựa chọn trong hành động của cá nhân và cộng đồng. Vì vậy, nó là cơ sở tinh thần cho sự ổn định xã hội và sự vững vàng của chế độ. Hệ giá trị có tính ổn định rất lớn và có tính bền vững tương đối, có sức mạnh gắn bó mọi thành viên trong cộng đồng. Trong sự tiến bộ và phát triển của xã hội, các giá trị này thường không biến mất mà hóa thân vào các giá trị của thời sau, theo quy luật kế thừa và tái tạo. Bản sắc dân tộc phát triển theo sự phát triển của thể chế kinh tế, thể chế xã hội và thể chế chính trị của các quốc gia. Nó cũng phát triển theo quá trình hội nhập kinh tế thế giới, quá trình giao lưu văn hóa với các quốc gia khác và sự tiếp nhận tích cực văn hóa, văn minh nhân loại. Vì vậy, chúng ta chủ trương xây dựng và hoàn thiện các giá nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Bản sắc dân tộc và tính chất tiên tiến của nền văn hóa phải được thấm đượm trong mọi ho;ạt động xây dựng, sáng tạo vật chất, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo…, sao cho trong mọi lĩnh vực hoạt động chúng ta có cách tư duy độc lập, có cách làm vừa hiện đại vừa mang sắc thái Việt Nam. Đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải tiếp thu những tinh hoa nhân loại, song phải luôn luôn phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc. Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc chúng ta chủ trương vừa bảo vệ bản sắc dân tộc, vừa mở rộng giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Bảo vệ bản sắc dân tộc, gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác để bắt kịp sự phát triển của thời đại. Chủ động tham gia hội nhập và giao lưu văn hóa với các quốc gia để xây dựng những giá trị mới của văn hóa Việt Nam đương đại. Xây dựng Việt Nam thành một địa chỉ giao lưu văn hóa khu vực và quốc tế. Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống những cái lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán và lề thói cũ. c. Quan niệm của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung Ương Đảng - khoá VIII (1998), lần đầu tiên đưa ra quan niệm nền văn hóa Việt Nam có đặc trưng tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc thay cho quan niệm nền văn hóa Việt Nam có nội dung XHCN, có tính dân tộc, có tính Đảng và tính nhân dân được nêu ra trước đây. Đại hội VII chủ trương xây dựng nền văn hóa mới, tạo đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú và đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ; hướng tới chân thiện mĩ; khẳng định tiếp tục tiến hành cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần và xã hội. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mĩ ngày càng cao. Chống tư tưởng văn hóa phản tiến bộ, trái với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của loài người, trái với phương hướng đi lên XHCN. Xác định giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. VỀ TÍNH TIÊN TIẾN: Nền văn hóa hiện nay có những đặc điểm chủ yếu như: yêu nước, tiến bộ, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội (là nội dung cốt lõi), vì con người (hạnh phúc. tự do, phát triển phong phú, toàn diện trong quan hệ hài hòa giữa con người và cộng đồng, xã hội với thiên nhiên), mở rộng giao lưu, tiếp thu văn minh văn hóa thế giới; quá trình xây dựng nền văn hóa hiện nay cũng là quá trình thực hiên chiến lược con người, đây là khâu trung tâm trong sự nghiệp xây dựng nền tảng tinh thần. Cốt lõi của tính tiên tiến là độc lập dân tộc và cnxh theo tư tưởng hồ chí minh, tính tiên tiến không chỉ trong nội dung tư tưởng mà còn phải được thể hiện trong cách thức biểu hiện, chuyển tải nội dung. VỀ BẢN SẮC DÂN TỘC bao gồm: Những giá trị văn hóa truyền thống bền vữngcủa cộng đồng và dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nướcvà giữ nước, đó là: lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thứccộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; đó là lòng nhân ái, khoan dung, trọng tìnhnghĩa đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế ứng xử, tính giản dị trong lối sống… Bản sắc dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính độc đáo, vớinhững đặc trưng, sắc thái, thể hiện cốt cách dân tộc Việt. Như vậy, để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trước hết cần nắmchắc những quan điểm cơ bản chỉ đạo quá trình phát triển văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước và những nội dung cơ bản của Nghị quyết Trung Ương 5- khóa VIII của Đảng. Những quan điểm đó là: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; nền văn hóa mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất và đa dạng trongcộng đồng các dân tộc Việt Nam; xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng; văn hóa là một mặt trận, xây dựngvà phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài. Bản sắc dân tộc và tính tiên tiến của nền văn hóa phải được thẩm đượm trong mọi hoạt động xây dựng, sáng tạo vật chất, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo sao cho trong mọi lĩnh vực chúng ta có tư duy độc lập, co cách làm vừa hiện đại, vừa mang sắc thái Việt Nam. Đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước phải tiếp thu những tinh hoa của nhân loại song phải luôn phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản săc dân tộc được thể hiện ở các khía cạnh khác nhau: - Xây dựng con người Việt theo hướng chân, thiện mĩ - Xây dựng môi trường văn hóa đẹp - Phát triển sự nghiệp văn hóa nghệ thuật - Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa - Phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ - Bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số 2. Văn hóa kinh doanh và nền văn hóa kinh doanh là gì? Chưa bao giờ khái niệm văn hoá được đề cập nhiều trong học thuật cũng như trong thực tế đời sống như hiện nay. Bởi vì nói tới văn hoá là nói tới ý thức, cái gốc tạo nên 'tính người' cùng những gì thuộc về bản chất nhất làm cho con người trở thành chủ thể năng động, sáng tạo trong cuộc sống, trong lao động sản xuất. Trong bối cảnh thực tế như hiện nay, khi nhìn kỹ lại nền văn hoá truyền thống của dân tộc, bên cạnh mọi thế mạnh vốn có của nó chúng ta vẫn thấy còn những chỗ khiếm khuyết rất đáng lưu ý. Do hàng ngàn năm sống tự cấp tự túc bằng một nền kinh tế tiểu nông sản xuất nhỏ là phổ biến, với chế độ phong kiến nông nghiệp cổ truyền thường xuyên theo chính sách "trọng thương ức thương "là chủ yếu, hơn nữa lại mới vừa phải trải qua một cuộc chiến tranh dai dẳng với cơ chế quan liêu bao cấp đã hằn sâu trong nếp nghĩ, nếp làm mọi người thậm chí đã trở thành nếp vận hành của toàn bộ đời sống xã hội kéo dài tận sau ngày giải phóng thống nhất đất nước, đến hiện thời chúng ta vẫn chưa có được một nền văn hoá kinh doanh đúng nghĩa. Đi vào thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đi vào xã hội phát triển theo cơ chế thị trường hinh như đây là chỗ hạn chế lớn nhất của văn hoá Việt Nam?! Văn hoá kinh doanh Văn hoá kinh doanh (business culture) hay văn hoá thương mại (commercial culture) là những giá trị văn hoá gắn liền với hoạt động kinh doanh (mua bán, khâu gạch nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng) một món hàng hoá (một thương phẩm / một dịch vụ) cụ thể trong toàn cảnh mọi mối quan hệ văn hoá - xã hội khác nhau của nó. Đó là hai mặt mâu thuẫn (văn hoá: giá trị > < kinh doanh: lợi nhuận) nhưng thống nhất: giá trị văn hoá thể hiện trong hình thức mẫu mã và chất lượng sản phẩm, trong thông tin quảng cáo về sản phẩm, trong cửa hàng bày bán sản phẩm, trong phong cách giao tiếp ứng xử của người bán đối với người mua, trong tâm lý và thị hiếu tiêu dùng, rộng ra là trong cả quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh với toàn bộ các khâu, các điều kiện liên quan của nó... nhằm tạo ra những chất lượng - hiệu quả kinh doanh nhất định. Văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hóa vào trong hoạt động kinh doanh của chủ thể, là cái văn hóa mà các chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh hình thành nên những kiểu kinh doanh ổn định và đặc thù của họ. Đối với một người làm kinh doanh hay một tổ chức kinh doanh cụ thể thì văn hóa tồn tại tiềm ẩn trong họ như một nguồn lực, hệ giá trị… mà muốn khơi dậy, phát huy được cần có thời gian, môi trường và sự tác động phù hợp. Văn hóa kinh doanh của các nhà kinh doanh, doanh nghiệp… được nhận biết từ hai phương diện chính. Một là: Các nhân tố văn hóa (hệ giá trị, tâm lý dân tộc, triết lý chung mà chủ thể lựa chọn từ văn hóa dân tộc) được vân dụng vào quá trình kinh doanh để tạo ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng có văn hóa. Nói tóm lại, đây là lối kinh doanh có văn hóa, kiểu kinh doanh phù hợp với văn hóa các dân tộc. Hai là: Các giá trị, sản phẩm văn hóa như hệ giá trị triết lý, tập tục riêng, nghệ thuật… mà chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình hoạt động và làm nghề kinh doanh của họ, có tác dụng cổ vũ, biểu dương đối với kiểu kinh doanh có văn hóa mà họ đang theo đuổi. Nói gọn lại, đây là lối sống có văn hóa của các chủ thể kinh doanh. Nền văn hóa kinh doanh. Xét về bản chất, kinh doanh không chỉ gói gọn trong khâu lưu thông, phân phối các chiến lược "thâm nhập thị trường" của các doanh nghiệp đối với các sản phẩm của mình mà nó còn phải bao quát các khâu có quan hệ hữu cơ nhau tính từ sản xuất cho tới cả tiêu dùng. Có nghĩa rằng, xây dựng nền văn hoá kinh doanh là một việc làm có tính thực tế mà mục tiêu cụ thể là nhằm làm cho toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, tức yếu tố đóng vai trò rất quyết định đối với nền sản xuất của đất nước trở nên ngày càng mang tính văn hoá cao thể hiện trên cả ba mặt: - Văn hoá doanh nhân: Văn hoá thể hiện hết ở đội ngũ những con người (gồm cả các cá nhân và các tập thể) tham gia sản xuất kinh doanh chủ yếu thể hiện ở trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ và vốn tri thức tổng hợp, ở kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng, phương pháp tác nghiệp, ở năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh và sự nhạy bén với thị trường, ở đạo đức nghề nghiệp và phẩm hạnh làm người, ở ý thức công dân và sự giác ngộ về chính trị - xã hội v.v… - Văn hoá thương trường: Văn hoá thể hiện trong cơ cấu tổ chức, hệ thống pháp chế, các chính sách chế độ, trong mọi hình thức hoạt động liên quan quá trình sản xuất kinh doanh, gồm cả sự cạnh tranh v.v… tất cả nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi tốt đẹp… - Văn hoá doanh nghiệp: Văn hoá tập trung và tỏa sáng trong các thiết chế, các đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh thể hiện qua những biểu trưng (symbol) chung thuộc về hình thức (logo, đồng phục…) cùng các yếu tố tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp, qua năng lực, phẩm chất, trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh tạo ra chất lượng sản phẩm và những thành tích, truyền thống, qua phong cách giao tiếp, ứng xử thống nhất của toàn đơn vị (đối với nội bộ, đối với khách hàng) trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh v.v... Ba mặt trên là ba mặt, ba bộ phận hợp thành một nền văn hoá kinh doanh theo nghĩa toàn vẹn nhất, trong đó văn hoá doanh nghiệp có thể xem là bộ phận có vai trò, vị trí quan trọng mang tính quyết định, là đầu mối trung tâm của quá trình xây dựng nền văn hoá kinh doanh hiện nay. II. Thực trạng xây dựng nền văn hóa kinh doanh ở nước ta hiện nay Tại sao phải xây dựng nền văn hóa kinh doanh? Văn hoá kinh doanh chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì việc xây dựng văn hoá kinh doanh là một việc làm hết sức cần thiết nhưng cũng không ít khó khăn. Văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các yếu tố văn hóa vào hoạt động kinh doanh của chủ thể là cái văn hóa mà các chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh,hình thành nên những kiểu kinh doanh ổn định và đặc thù của họ Khi kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào chúng ta cũng đều phải chú trọng đến văn hóa riêng của từng lĩnh vực đó ví dụ như:văn hóa trong lĩnh vực du lịch thì khác so với văn hóa trong lĩnh vực ngân hàng, văn hóa trong lĩnh vực marketing lại khác so với văn hóa trong lĩnh vực kinh doanh. Vì vậy cần tạo ra cho doanh nghiệp một nét văn hóa riêng. Nhà thơ Chế Lan Viên có viết “Quá khứ không chỉ ở sau lưng, quá khứ còn ở trước mặt”. Một câu thơ không nổi tiếng lắm nhưng thật là thông thái: Chúng ta cần và phải nhìn lại tiến trình của lịch sử dân tộc nếu muốn tìm ra con đường phát triển đất nước cho tương lai. Lịch sử thật hào hùng, nhưng chúng ta không thể dừng lại mà phải từ lịch sử hào hùng đó đi lên, phải giành lấy một tương lai tươi sáng. Bác Hồ đã dạy rằng nếu đất nước độc lập mà nhân dân vẫn không đạt cơm no áo ấm dù độc lập cũng là vô nghĩa. Vậy chúng ta còn thiếu những gì? Tại sao với rừng vàng biển bạc, có nhân dân cần cù, lại được lãnh đạo bởi một Đảng vững mạnh, giàu kinh nghiệm và ý chí, chúng ta vẫn chưa thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu? Có quá nhiều lý do, cả chủ quan lẫn khách quan mà chúng tôi không định và cũng không thể đề cập hết tại đây. Nhưng có một lý do rất quan trọng, và ngày càng trở nên quan trọng hơn từ khi chúng ta tiến hành mở cửa, đổi mới và xây dựng một nền kinh tế thị trường - chúng tôi muốn nói đến một thực trạng là chúng ta chưa có một cộng đồng doanh nhân chuyên nghiệp cũng như một nền văn hóa kinh doanh. Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là hoạt động kinh doanh liên quan, thậm chí động chạm đến lợi ích, cả vật chất lẫn tinh thần của nhiều người, nhiều tầng lớp trong xã hội nên cần phải được điều chỉnh trên những cơ sở mang tính văn hóa. Những tiêu chuẩn văn hóa kinh doanh một mặt phải buộc các doanh nhân tuân theo những tiêu chuẩn nhân bản phổ quát, mặt khác phải tạo cho doanh nhân một không gian tự do để hoạt động có hiệu quả. Nó phải được xây dựng trên cơ sở những tiêu chuẩn văn hóa kinh doanh quốc tế và phải nhận được sự đồng tình rộng rãi của cộng đồng doanh nhân cũng như toàn xã hội. Trong thời đại toàn cầu hóa sôi động hiện nay, một nền văn hóa kinh doanh như vậy sẽ góp phần để nền kinh tế Việt Nam cùng cả nước hội nhập vào đời sống kinh tế chính trị toàn cầu. Một nền văn hóa kinh doanh tiên tiến là điều kiện tiên quyết để chúng ta xây dựng thành công cộng đồng những doanh nhân chuyên nghiệp, hạt nhân của nền kinh tế thị trường. Chỉ với một nền văn hóa kinh doanh tiên tiến, các doanh nhân mới có thể phát huy được vai trò của mình, trở thành đồng minh kinh tế, chính trị của Đảng trong sự nghiệp xây dựng đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Khi kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào chúng ta cũng đều phải chú trọng đến văn hóa riêng của từng lĩnh vực đó ví dụ như:văn hóa trong lĩnh vực du lịch thì khác so với văn hóa trong lĩnh vực ngân hàng, văn hóa trong lĩnh vực marketing lại khác so với văn hóa trong lĩnh vực kinh doanh. Vì vậy cần tạo ra cho doanh nghiệp một nét văn hóa kinh doanh riêng. Thực trạng nền văn hóa kinh doanh ở nước ta Đặc điểm của nền văn hóa kinh doanh ở nước ta qua từng giai đoạn VHKD cổ truyền Việt Nam Trong suốt lịch sử phát triển của nước ta, hoạt động kinh tế phổ biến là sản xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp. Trong thời kỳ phong kiến, tư tưởng "trọng nông ức thương" rất phổ biến, chính vì vậy mà rất ít người giỏi về kinh doanh. Lương Văn Can, một nhà cách mạng, đồng thời là một người thầy lỗi lạc trong giới doanh thương Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX, khi phân tích nguyên nhân không phát triển của thương mại nói riêng và của kinh tế Việt Nam nói chung, đã đưa ra 10 điểm. Đó là: Người mình không có thương phẩm, tức là sản xuất kém, ít hàng hoá có uy tín; Không có thương hội, tức là không biết liên kết với nhau trong kinh doanh; Không có tín thực, tức là không biết giữ chữ tín; Không có kiên tâm, ít theo đuổi một việc gì đến cùng; Không có nghị lực, dễ làm khó bỏ; Không biết trọng nghề, do chỉ chú trọng vào nghề nông, bỏ qua việc tìm hiểu và nâng cao các nghề khác; Không có thương học, tức là không có kiến thức về kinh doanh; Kém đường giao thiệp, do xã hội Việt Nam luôn đóng cửa với thế giới bên ngoài nên hễ ra ngoàilà dễ bị lạc lõng, không hoà nhập được; Không biết tiết kiệm, người Việt Nam tuy nghèo nhưng không biết tận dụng những thứ mình có, thường hoang phí; Khinh nội hoá với tâm lý chung là sính hàng ngoại. Như vậy, trong VHKD cổ truyền của chúng ta, yếu tố tích cực, phù hợp với kinh doanh có phần ít hơn những yếu tố tiêu cực. Nhận diện chính xác những yếu tố này sẽ giúp chúng ta lý giải được phần nào những hạn chế của nền kinh tế Việt Nam trong những giai đoạn tiếp sau. VHKD Việt Nam trước thời kỳ đổi mới Dưới thời Pháp thuộc: sự giao lưu với văn hoá Pháp đã để lại một dấu ấn sâu đậm cho VHKD Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, kinh doanh trở thành một ngành độc lập, không phụ thuộc vào nông nghiệp. Các ngành sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đều phát triển hơn thời kỳ trước. Sự thành công bước đầu của một số nhà kinh doanh người Việt, cùng với việc tiếp thu những tư tưởng mới, đã cải thiện đáng kể hình ảnh doanh nhân và nghề kinh doanh trong con mắt người Việt. Thời kỳ này đã xuất hiện một tầng lớp tư sản dân tộc, giành lại được độc quyền thương mại từ tay tư sản nước ngoài và bắt đầu gây dựng lòng tự hào được làm nhà kinh doanh. Thương mại và ngoại thương đều phát triển nhanh chóng. Đặc biệt, theo học giả Đào Duy Anh, ngay từ những năm 30 của thế kỷ XX, Việt Nam, dưới tên là xứ Đông Pháp, đã đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo, chỉ sau Mianma. Giai đoạn 1954-1986: trong giai đoạn 1954-1975, Việt Nam bị phân chia thành hai miền: miền Bắc được giải phóng khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp, tiến lên xây dựng CNXH, còn miền Nam bị chiếm đóng, thay đổi theo chế độ thực dân mới của Mỹ. Do sự khác biệt này mà VHKD ở miền Bắc và miền Nam cũng phát triển theo những chiều hướng khác nhau. VHKD miền Bắc mang đặc tính của VHKD XHCN, coi trọng công bằng xã hội nhưng không coi trọng hiệu quả, tiêm nhiễm bệnh chủ quan, duy ý chí, cơ chế quản lý cồng kềnh, mang nặng tính quan liêu, coi rẻ kinh doanh và thương nhân… ở miền Nam, qua giao lưu với văn hoá Mỹ, VHKD nơi đây tiếp thu được một số kiến thức, yếu tố cần thiết cho kinh tế thị trường như cơ sở hạ tầng, công nghệ, kiến thức kinh doanh hiện đại, tác phong làm việc công nghiệp… nhưng cũng tiêm nhiễm tâm lý vọng ngoại khá nặng nề, nhất là tôn sùng những gì của Mỹ, cùng một số thói xấu khác như chủ nghĩa thực dụng, lối sống gấp, thích hưởng thụ, xa rời bản sắc dân tộc… Sau năm 1975, đất nước thống nhất, hai miền Nam, Bắc cùng bước vào con đường xây dựng CNXH, hai nền VHKD dần hoà hợp với nhau, trở thành một nền VHKD thống nhất trong toàn quốc nhưng vẫn bảo tồn một số khác biệt giữa hai miền. Nền VHKD này tuy có bổ sung cho VHKD cổ truyền một số ưu điểm như: coi trọng công bằng xã hội, nâng cao vị thế cho phụ nữ, có tinh thần vượt khó vươn lên… nhưng lại làm tăng lên một số yếu tố tiêu cực cho kinh doanh như: tâm lý coi rẻ nghề buôn nói chung và kinh doanh nói riêng, tính chủ quan duy ý chí, cơ chế tổ chức quan liêu, thiếu hiệu quả, tính cứng nhắc, kém năng động với thị trường… Đây là một trở ngại khá nặng nề cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và các nhà kinh doanh Việt Nam nói riêng khi bước vào cơ chế thị trường. VHKD Việt Nam thời kỳ đổi mới Thời kỳ đổi mới đã mang lại một luồng sinh khí mới cho hoạt động kinh doanh và đã làm thay đổi cơ bản VHKD Việt Nam. Trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, VHKD Việt Nam có 4 đặc điểm nổi bật: + Tính tập thể: Quan niệm tiêu chuẩn đạo đức của doanh nghiệp là do toàn thể thành viên doanh nghiệp tích luỹ lâu dài cùng nhau hoàn thành. + Tính quy phạm: VHKD có công năng điều chỉnh kết hợp: trong trường hợp lợi ích cá nhân và doanh nghiệp xảy ra xung đột thì công nhân viên chức phải phục tùng các quy phạm, quy định của VHKD đã đề ra, đồng thời doanh nghiệp cũng phải biết lắng nghe và cố gắng giải quyết hài hòa để xóa bỏ xung đột. + Tính độc đáo: Doanh nghiệp đều cố gắng xây dựng VHKD độc đáo trên cơ sở văn hóa của vùng đất mà doanh nghiệp đang tồn tại. VHKD phải bảo đảm tính thống nhất trong nội bộ từng doanh nghiệp, nhưng giữa các doanh nghiệp khác nhau cần phải tạo nên tính độc đáo của mình. + Tính thực tiễn: Chỉ có thông qua thực tiễn, các quy định của VHKD mới được kiểm chứng để hoàn thiện hơn nữa. Việc nhiều người có bằng cấp cao, thậm chí từng làm cán bộ quản lý trong cơ quan nhà nước vẫn chọn nghề kinh doanh, chứng tỏ xã hội đã thừa nhận tầm quan trọng của nghề này. Đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng được trẻ hoá, phần lớn đang ở độ tuổi sung sức. Động cơ kinh doanh và nhận thức của doanh nhân đã được cải thiện đáng kể: 41,4% số doanh nhân trả lời là "muốn làm gì có ích cho xã hội"; 27,3% trả lời là do "muốn tự quyết định công việc của mình"; 13,5% là do "muốn phát huy tối đa khả năng của mình"; 16,4% do "muốn tiếp tục công việc của gia đình hiện nay"; 9,7% do "muốn kiếm nhiều tiền hơn"; 5,1% do "công việc trước đây không thích hợp" và 1,3% do "không có việc làm". Theo Kết quả nghiên cứu về tinh thần kinh doanh do Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương phối hợp với tổ chức JICA (Nhật Bản). Thành tựu và hạn chế của văn hóa kinh doanh Việt Nam Thành tựu: Sau 15 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta có nhiều khởi sắc, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh dần dần xoá đi cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung và đã vươn lên phát huy mạnh mẽ các tiềm lực của mình. Về mặt nông nghiệp, nước ta đạt được nhiều thành tựu nổi bất với các thời kỳ trước. Sản lượng lương thực phát triển tốt bảo đảm giữ vững an ninh lương thực quốc gia, tạo nguồn xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới...Về công nghiệp, nhìn chung các sản phẩm quan trọng có tác động đến các ngành kinh tế đều tăng khá như điện, sắt thép, phân bón...chất lượng sản phẩm ngày càng cao, giành được sự tín nhiệm của người tiêu dùng, gần 100 mặt hàng được bình chọn là hàngViệt Nam chất lượng cao, có chỗ đứng trên thị trường. Có thể nói hàng Việt Nam chất lượng cao đã đáp ứng được phần nào nhu cầu, thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng ở hai khía cạnh: sản phẩm tiêu dùng và vật phẩm văn hoá. Ở đây, các nhà doanhnghiệp Việt Nam đã đưa các nhân tố văn hoá, bản sắc dân tộc vào hoạt động kinh doanh, họ đã biết gắn chặt chẽ và hài hoà giữa cái lợi với cái đúng, cái tốt, cái đẹp..Đó cũng chính là lợi thế cạnh tranh của giới doanh nhân Việt Nam trên thương trường. Để thấy được số doanh nghiệp biết xây dựng cho mình “đạo đức kinh doanh” thông qua hàng Việt Nam chất lượng cao. Trong lĩnh vực dịch vụ, ngành thương mại đã đạt có sự tăng trưởng vượt bậc. Xuấtkhẩu năm 2000 tăng gấp 6 lần so với năm 1990, tổng mức bánlẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ở thị trường trong nước tăng 6 lần so với cùngkỳ...Qua đó, thấy được nét văn hoá trong kinh doanh được thể hiện rõ ở các điểm: kinhdoanh đạt năng suất cao, giá thành hạ, tạo ra nhiều sản phẩm (giá trị) và giá trịthặng dư cho xã hội, sản phẩm đạt chất lượng cao, được xã hội và người tiêu dùngtrong và ngoài nước chấp nhận, hoạt động kinh doanh đảm bảo chính sách, tuânthủ pháp luật, làm tròn nghĩa vụ với nhà nước (thuế) tạo ra lòng tin (chữ tín) vữngchắc, ổn định đối với khách hàng trong và ngoài nước. Các đơn vị như nông trườngSông Hậu ở Cần Thơ...Công ty mía đường Lam Sơn (Thanh Hoá). Công ty sữaViệt Nam Vinamilk là những điển hình về văn hoá kinh doanh Hạn chế: Thiếu tính liên kết cộng đồng Hiện nay, không ít doanh nghiệp không thể cởi mở, liên kết với nhau, thậm chí có khi còn chơi xấu, cạnh tranh không lành mạnh với nhau. Hệ quả là không những không nâng cao sức cạnh tranh mà còn yếu đi vì sự tranh mua tranh bán, thậm chí hạ uy tín của nhau. Nhẹ chữ tín Giữ chữ tín là điều kiện của thành công, sự thất bại đối với doanh nghiệp, doanh nhân không giữ chữ tín là sự thất bại báo trước, thời gian chỉ có thể là sớm hay muộn mà thôi. Theo nhiều nhà kinh doanh nước ngoài, các nhà kinh doanh Việt Nam không coi trọng chữ tín, hay việc dẫn cá lý do khách quan để khước từ vịc thực hiện cam kết, gây nhiều phiền toái trong quan hệ với các đối tác nước ngoài. Từ cá nhân đến cơ chế, phải đau lòng nhận ra là người Việt chưa tin người Việt Cung cách làm ăn nhỏ lẻ, thói quen tùy tiện Các doanh nghiệp Việt Nam vốn bị kém thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế do cung cách làm ăn manh mún, chạy theo lợi nhuận trước mắt mà ít nghĩ đến cục diện chung. Việc liên kết để đáp ứng những đơn đặt hàng lớn chỉ thuận lợi trong những bước đầu, sau đó các doanh nghiệp thường tìm cách xé lẻ, giành riêng hợp đồng cho mình để rồi dẫn đến tình trạng luôn nghi kỵ, đối phó lẫn nhau và sẵn sàng giành giựt quyền lợi riêng cho công ty mình mà không nghĩ đến cục diện chung. Nhiều doanh nghiệp không có khả năng tổ chức thực thi sản xuất và kinh doanh ở quy mô lớn cho cùng loại sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường; Theo báo cáo mới nhất của UNDP về 200 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam thì chúng ta chưa có doanh nghiệp lớn tầm cỡ thế giới. Những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam cũng chỉ tương đương với những doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nước phát triển Tầm nhìn hạn hẹp tư duy ngắn hạn Vì không có tầm nhìn dài hạn nên các doanh nhân Việt Nam thường không xây dựng mục tiêu dài hạn và có kế hoạch đầu tư thích hợp. Đa số các doanh nhân khi lập doanh nghiệp chỉ nghĩ đến việc xây dựng một công ty hàng đầu Việt Nam, ít khi nghĩ xa hơn tới việc xây dựng các thương hiệu toàn cầu, tham gia vào giải quyết các bài toán tiêu dùng cho toàn thế giới. Vì thiếu tầm nhìn nên doanh nghiệp không đầu tư vào những vấn đề cốt lõi, lâu dài và lao theo xu hướng “ăn xổi”, đầu tư vào những lĩnh vực không thuộc chuyên môn của mình. Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài nỗ lực tìm kiếm cơ hội đầu tư và lợi ích kinh doanh dài hạn ở Việt Nam thì nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam đang tìm kiếm lợi nhuận từ các khoản đầu tư mang tính đầu cơ- như kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán- mà quên đi các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi. Nặng về “quan hệ”, “chạy chọt” , dựa dẫm Ở nước ta đặc tính coi trọng quan hệ cá nhân, xu hướng cá nhân hóa cá mối quan hệ kinh doanh, ỷ lại vào bảo hộ của nhà nước vẫn tồn tại khá phổ biến. Nhiều doanh nghiệp tập trung thời gian và tiền bạc cho một hoặc một số nhân vật quan trọng của đối tác, cho các mối quan hệ cá nhân giữa người kinh doanh mà cụ thể hơn là người bán hoặc người mua với người có thẩm quyền quyết định của bên đối tác mua hoặc bán một số lại câu kết với những người xấu trong bộ máy nhà nước. Nhiều doanh nghiệp thành công nhờ vào mối quan hệ rộng hơn là nhờ vào năng lực. Xu hướng dựa vào quan hệ rộng như là một chủ bài - mạnh hơn là cả năng lực, và xu hướng nhờ vả, chạy chọt hiện đang tồn tại ở mức đáng kể. Lợi ích quá nhiều từ quan hệ cá nhân, tranh giành đất đai, dùng quan hệ để thắng thầu bất chính, thậm chí dùng cả quyền lực chính sách để bóp méo lực lượng thị trường như phân phối quota xuất nhập khẩu… chính là những hiện tượng phổ biến, gây bức xúc trong toàn xã hội Chiến lược xây dựng nền văn hóa kinh doanh ở Việt Nam Xây dựng nền văn hoá kinh doanh về thực chất chính là việc thực hiện các điều kiện khách quan, chủ quan trên cơ sở phát huy các nhân tố tích cực, tự giác nhằm đẩy nhanh quá trình văn hoá hoá trong toàn bộ mọi yếu tố cấu thành nền sản xuất kinh doanh của đất nước, trước hết tập trung lấy phát triển văn hoá doanh nghiệp làm điểm tựa đầu tiên. Trong điều kiện thực tế hiện nay, theo cách thức đó chúng ta có thể tạo ra quá trình tích hợp và phát huy mạnh mẽ những giá trị vốn có trong nền văn hoá truyền thống của dân tộc (thí dụ những truyền thống yêu nước và thương người, đoàn kết cộng đồng và trong tín nghĩa, cần cù, năng động và linh hoạt v.v…) kết hợp với các thành tựu văn hoá thế giới (thí dụ về nếp tư duy, phong cách và trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ, về phương pháp, năng lực tổ chức quản lý kinh tế - xã hội trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá - hiện đại hoá v.v…)… nhằm làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở nước ta sẽ ngày càng được trật tự, lành mạnh và đạt hiệu quả cao hơn, hướng đến những mục tiêu kinh tế - xã hội toàn diện, bền vững lâu dài của đất nước đồng thời vừa có thể đem lại những lợi ích thiết thực ngay trước mắt cho các doanh nghiệp. Cụ thể hơn, xây dựng văn hoá doanh nghiệp để góp phầnvào chiến lược phát triển văn hoá kinh doanh Việt Nam hiện nay không thể khác đó là việc nâng cao bản lĩnh, trình độ đội ngũ doanh nhân theo hướng ngày càng "chuyên nghiệp hoá" nhiều hơn, trước hết ở cung cách, khả năng sử dụng tốt các phương tiện, các thành tựu khoa học kỹ thuật trong lao động, tổ chức sản xuất, năn lực cạnh tranh và hội nhập với thị trường (nội địa lẫn quốc tế), trong giao tiếp với khách hàng, tuyên truyền quảng bá thương hiệu, giới thiệu và bán sản phẩm… Bên cạnh đó việc nâng cao năng lực và điều kiện, biện pháp để chăm lo đội ngũ (cả về đời sống văn hoá cá nhân lẫn đời sống văn hoá tập thể), không ngừng tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cùng một nề nếp, kỷ cương hoạt động theo phon cách công nghiệp, hiện đại dựa trên nền tảng phát huy tốt những giá trị văn hoá truyền thống ( đạo lý, nghĩa tình…) kết hợp xây dựng bản chất tiên tiến của giai cấp công nhân (kỹ thuật, khoa học…) cho mọi lực lượng lao động vì mục tiêu xây dựng hệ thống doanh nghiệp Việt Nam vững mạnh toàn diện cả về chuyên môn lẫn tư tưởng, tổ chức v.v… tất cả đều là những công việc có ý nghĩa rất chiến lược. Từ những rào cản, những bất cập trên, có thể đề xuất một số giải pháp cho vấn đề hội nhập và văn hóa kinh doanh Việt Nam trong những năm tiếp theo là: Thích ứng với tập quán kinh doanh quốc tế Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra những cơ hội tiếp cận thị trường thế giới rộng lớn nhưng cũng buộc các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam phải đối mặt với một môi trường nhiều rủi ro hơn và cạnh tranh gay gắt hơn. Hội nhập kinh tế đồng nghĩa với cam kết tham gia vào thị trường thế giới được điều tiết bằng những luật chơi rõ ràng, những định mức, tiêu chuẩn khắt khe; phải tuân thủ các luật lệ, cam kết về không phân biệt đối xử, giảm thuế, mở cửa thị trường, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, các tiêu chuẩn về lao động và cam kết xã hội…Kinh doanh quốc tế dựa trên một loạt các thông lệ và quy chuẩn. Các thông lệ và quy chuẩn này là thành tựu chung của loài người. Chúng cấu thành nên một phần không thể thiếucủa văn hóa kinh doanh. Không nắm vững các thông lệ và quy chuẩn khó có thể được coi là có văn hóa trong kinh doanh, và cũng rất khó kinh doanh. Khi hội nhập, văn hóa doanh nghiệp sẽthay đổi và trở thành thách thức, mọi nhân viên thuộc doanh nghiệp sẽ phải thay đổi thích nghivới các qui trình kinh doanh mới, được chuẩn hóa. Ở một cấp độ cao hơn, còn có thể xảy ra"xung đột văn hóa" trong nội bộ doanh nghiệp. Khi tham gia WTO và kinh doanh trong "thế giới phẳng", các doanh nghiệp phải vượt qua chính mình, phải hiểu biết và thành thạo "luật chơi" mới, biết liên kết với đối tác đáng tin cậy trên toàn cầu. Trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung vẫn còn rất “bỡ ngỡ” với các tiêu chuẩn cho hội nhập như trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR), an toàn vệ sinh lao động và hệ thống quản lý môi trường; phong cách làm việc chuyên nghiệp; tính sáng tạo, đổi mới, sẵn sàng hợp tác.Văn hóa kinh doanh của người Việt Nam cần phải thay đổi theo hướng sẵn sàng liên kết, hợp tác để đôi bên cùng có lợi thay vì chỉ nghĩ đến quyền lợi của chính bản thân mình. Tinh thần hợp tác, cùng làm ăn, cùng có lợi, và cùng làm giàu phải được xem trọng và đặt chữ tín lên hàng đầu để thay đổi một hình ảnh dân tộc Việt Nam chỉ thích làm ăn riêng lẻ, nghĩ đến quyền lợi của cá nhân thay vì quyền lợi của cả cộng đồng. Nâng cao tố chất của doanh nhân Việt Nam Hội nhập kinh tế quốc tế đẩy mạnh giao lưu văn hoá, các nhà kinh doanh chính là người tham gia trực tiếp vào quá trình giao lưu văn hoá nói chung và xây dựng văn hoá kinh doanh nói riêng. Xây dựng văn hoá kinh doanh không chỉ đơn thuần là sự kết hợp giữa kinh doanh và văn hoá mà cao hơn, nó phải là sự nhập thân của văn hoá vào công tác kinh doanh. Điều đó có nghĩa là chủ thể - người làm kinh doanh - phải thực sự là những doanh nhân văn hoá. Trước hết, văn hoá phải là nền tảng tinh thần của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, là hành trang tinh thần để các doanh nhân tham gia cạnh tranh quốc tế. Vì vậy, họ cần phải trau dồi, tu luyện để có tư duy và tầm nhìn toàn cầu. Thách thức lớn nhất với doanh nhân Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế đó là tầm nhìn và ý thức hội nhập chứ không phải là vốn hay công nghệ. Thiếu vốn có thể vay được, thiếu công nghệ có thể mua nhưng thiếu tầm nhìn, thiếu ý thức thì rất khó cạnh tranh và thành công trên trường kinh doanh quốc tế khốc liệt. Điều kiện quyết định để giành được thắng lợi trong cuộc cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế, chính là nâng cao tư duy và tầm nhìn của mỗi doanh nhân. Tham gia hội nhập, mỗi doanh nhân Việt Nam cũng đồng thời phải là “doanh nhân toàn cầu", với ý nghĩa là có tầm nhìn toàn cầu, hoài bão toàn cầu, ý chí kinh doanh toàn cầu, và từ đó, đề ra và quyết định những giải pháp để đưa doanh nghiệp của mình ra toàn cầu một cách thắng lợi, giảm thiểu những thua thiệt có thể xảy ra. "Tầm nhìn toàn cầu", đó là một tầm nhìn đủ rộng để bao quát hết thảy mọi vấn đề. Từ đó, họ sẽ góp phần giải quyết những vấn đề của dân tộc, của thế giới qua các sản phẩm, dịch vụ của mình. Khi họ có một cái nhìn đủ rộng, đủ xa và thực hiện bằng cái đạo kinh doanh nghĩa là dùng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp mình như là phương tiện để giải quyết các vấn đề của xã hội, Việt Nam ắt hẳn sẽ có một vị thế xứng đáng trong cuộc đua tranh toàn cầu. Ngày nay, tầm nhìn của doanh nhân Việt Nam phải là tầm nhìn có tính toán căn cơ dài hạn, có chiến lược phát triển doanh nghiệp một cách bền vững, không thể chỉ làm ăn nhỏ lẻ, thậm chí “đánh quả”, làm mất uy tín của sản phẩm và của doanh nghiệp. Trước cơ hội mới và thách thức mới khi vào WTO, doanh nhân nước ta cần phải trang bị cho mình tầm nhìn mới - tầm nhìn toàn cầu, để “suy nghĩ lớn”, để “làm lớn”, bởi vì ngày nay, sản phẩm của mỗi doanh nghiệp đã chịu sự cạnh tranh của thị trường toàn cầu, khi trên thị trường nước ta, sẽ có đủ các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của cả thế giới, kể cả trong trường hợp họ chỉ bán sản phẩm ở thị trường Việt Nam thôi thì cũng phải có tư duy và tầm nhìn toàn cầu. Nếu không có tư duy và tầm nhìn toàn cầu thì doanh nhân Viêt Nam không thể nào đưa ra chiến lược cho công ty và xây dựng một guồng máy quản lý cho doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập. Khi có tầm nhìn thì sẽ có khát vọng. Tầm nhìn toàn cầu sẽ có khát vọng toàn cầu và từ khát vọng lớn đó sẽ tạo ra được các doanh nghiệp lớn tương xứng. Dám đổi mới, dám làm, chấp nhận mạo hiểm, rủi ro. Chúng ta đều biết dám đổi mới, dám làm, chấp nhận mạo hiểm, rủi ro là những tốchất hàng đầu, hơn thế là tiêu chuẩn hàng đầu của tinh thần doanh nhân. Chỉ những doanh nhân, doanh nghiệp dám chuyển đổi những ý tưởng sáng tạo thành những hoạt động đổi mới, luôn tìm kiếm và nắm bắt cho bằng được các cơ hội do công nghệ và thị truờng mang lại; dám đối diện với các tập đoàn hùng mạnh nước ngoài, hợp tác và cạnh tranh với họ, cùng suy nghĩ và hành động với họ mới có thể trưởng thành và phát triển.Khi hội nhập, yếu tố sáng tạo - đổi mới là yêu cầu quan trọng nhằm tạo ra năng lực cạnh tranh mới, khi sáng tạo có nghĩa là “đi những con đường người khác chưa đi, làmnhững việc mà người khác chưa làm” thì cũng có nghĩa là sự rủi ro trong kinh doanh sẽ tăng lên, và bao giờ cũng đi liền với mạo hiểm. Người ta đã nói về sự phá sản của các doanh thua lỗ là “sự tàn phá sáng tạo” để thông qua đó các nguồn lực xã hội, kể cả những doanh nhân đó sẽ được chuyển sang các lĩnh vực kinh doanh khác có hiệu quả hơn. Để doanh nhân tăng cường tố chất sáng tạo - đổi mới, phải phát triển các cơ sở đàotạo, cung cấp cho xã hội kiến thức kinh doanh nói chung và cung cấp cho các nhà kinhdoanh những kiến thức kinh doanh chuyên nghiệp. Cho nên, việc phát triển các cơ sở đàotạo những nhà kinh doanh, những nhà quản lý kinh tế chuyên nghiệp là một việc cấp bách cần phải làm ngay. Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh Doanh nghiệp, doanh nhân đang trở thành chủ thể hội nhập. Nền kinh tế hội nhập chỉ thành công khi doanh nghiệp, doanh nhân được giải phóng, được tập trung đầu óc trí tuệ của mình cho tư duy sáng tạo, cho việc tìm và nắm bắt cơ hội, cho sự thành công của sự nghiệp kinh doanh. Để doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam hội nhập kinh tế thành công, chúng ta phải xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch trong chính sách để hạn chế nảy sinh tiêu cực; phải có một hệ thống pháp luật đảm bảo rằng ai đi ngược lại văn hóa kinh doanh ấy sẽ phải chịu tổn thất về mặt kinh tế nhiều hơn so với những ai tôn trọng và bảo vệ nó. Doanh nghiệp Việt Nam rất cần sự hỗ trợ của nhà nước trong việc cải tạo môi trường kinh doanh ngày càng phát triển, thuận lợi cho hoạt động doanh nghiệp như: cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp luật, các chính sách chế độ liên quan; hệ thống thông tin quốc gia. Nhà nước cần có chính sách, chiến lược phát triển kinh tế phù hợp, nhất quán, đặc biệt là các chính sách tài chính, tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hợp lý, linh hoạt. Chính phủ cũng cần tiếp tục đẩy mạnh các mối quan hệ ngoại giao để thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển, tạo cơ hội cho doanh nghiệp, doanh nhân vươn ra thế giới; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp cũng như gián tiếp vào Việt Nam. Vai trò chủ thể của Nhà nước chính là ở những công việc rất quan trọng: Định hướng, tạo môi trường pháp lý, quyết định thể chế, chính sách khuyến khích, trợ giúp, cải cách hành chính, thanh tra, kiểm tra, v.v.. tạo nên năng lực cạnh tranh quốc gia làm nền tảng cho việc xây dựng và nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi ngành kinh tế và nhất là của doanh nghiệp. Nhiệm vụ quan trọng nhất của các cơ quan Nhà nước là hết lòng chăm lo cho doanh nghiệp, không để doanh nghiệp “đơn thương độc mã” trong cuộc chiến. Các doanh nghiệp muốn xây dựng cho mình được văn hoá kinh doanh ngoài sự nỗ lực nội tại cũng đòi hỏi môi trường kinh doanh phải được đảm bảo với hệ thống pháp luật nhất quán, dân chủ, công khai, minh bạch, khả thi và những người thực thi phải nghiêm minh. Đáng tiếc là hiện nay vẫn còn tồn tại mâu thuẫn giữa yêu cầu một môi trường kinh doanh thông thoáng, hệ thống pháp luật công khai minh bạch dễ thực thi với tình trạng cố bám giữ “quyền quản lý” càng nhiều càng tốt và một nền hành chính “hành dân là chính”. Đòi hỏi doanh nhân nhưng chúng ta cần phải hết sức cởi mở với doanh nhân, trước hết là về mặt luật pháp. Hiện đang có hai quan điểm về làm luật: Một là luật quy định những gì được phép làm. Hai là luật chỉ quy định những gì cấm làm. Doanh nhân của chúng ta và các nhà đầu tư nước ngoài thích quan điểm thứ hai. Nghĩa là Nhà nước chỉ qui định những cái gì không được làm, còn cái gì không cấm thì doanh nhân có thể làm được. Hiện nay, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu hội nhập quốc tế. Cần bổ sung, ban hành thêm các văn bản pháp luật để tạo hành lang kinh doanh cho doanh nghiệp thông thoáng. Trong các văn bản nên có các hình thức chế tài hay định hướng về yếu tố đạo lý kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp và các điều mang tính phổ quát đối với doanh nghiệp quốc tế hiện nay. Phải xây dựng một hệ thống pháp lý bền vững nhưng đủ chi tiết để điều chỉnh hành vi kinh doanh từ khu vực căn bản nhất của nền kinh tế là lĩnh vực ngân hàng, tài chính đến mũi nhọn của nền kinh tế như công nghiệp và đến sức sống của nền kinh tế là kinh doanh. Xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam là một vấn đề rất khó khăn bởi nó chưa trở thành hệ thống và phổ biến ở nước ta. Để hội nhập kinh tế thành công, chúng ta phải xây dựng văn hoá kinh doanh Việt Nam dựa trên những giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại, phải biết tiếp thu, chọn lọc những giá trị tích cực từ những nền văn hóa kinh doanh hiện đại của các nước trên thế giới để áp dụng phù hợp cho riêng mình, để biến chúng thành lợi thế cho mình. Hơn lúc nào hết, văn hoá kinh doanh Việt Nam cần được cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nâng lên tầm chiến lược, coi như một "tài sản vô hình" không thể thiếu để bước vào hành trình mới đầy thách thức. Đó là động lực thành công và cũng là hành trang quý báu khi bước vào những “sân chơi” kinh tế lớn. Xây dựng văn hoá kinh doanh Việt Nam chính là nội dung, biện pháp quan trọng hàng đầu để xây dựng, củng cố lại nội lực, tạo tư thế mới làm tiền đề và điểm tựa cho việc hội nhập của mỗi doanh nghiệp. Toàn bộ nội dung nói trên không những nhằm mục đích tạo ra nguồn nội lực vững chắc cho việc liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thương trường mà hơn nữa, đó là điều kiện quyết định để có thể huy động cao nhất các nhân tố chủ quan, khách quan khác nhau đối với việc tập trung xây dựng thương hiệu của bản thân từng sản phẩm, từng doanh nghiệp (cả dân doanh lẫn nhà nước), góp phần xây dựng hệ thống thương hiệu Việt Nam nói chung. Mục tiêu cuối cùng chính là vì một hiệu quả kinh doanh bền vững dựa trên cơ sở chất lượng sản phẩm và trình độ phục vụ vừa thoả mãn được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng để "vui lòng khách đến vừa lòng khách đi" đồng thời vừa đáp ứng tốt các yêu cầu của xã hội (về kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội…) Cụ thể là, lợi nhuận thu được qua việc "làm ăn, mua bán" trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh phải là những "đồng tiền sạch" với nghĩa là lãi xuất đó phải đặt lợi ích con người và xã hội lên trên hết, không thể chấp nhận quan điểm "lợi nhuận bất cứ giá nào", kể cả triệt để chống tình trạng hàng gian, hàng giả, hàng lậu, trốn thuế v.v…Nói cách khác, việc tiêu thụ được sản phẩm, tăng lợi nhuận, đảm bảo khả năng tái sản xuất mở rộng trong kinh doanh không những chỉ dựa trên cơ sở thiết lập mối quan hệ "Vốn - Thị trường - Khách hàng" mà còn phải là sự giải quyết hài hoà (không có mâu thuẫn) giữa các lợi ích (của doanh nghiệp, của người tiêu dùng, của toàn xã hội) cả trước mắt lẫn trong hướng lâu dài. Tác dụng tích cực nhất của toàn bộ vấn đề chính là nhằm tạo ra những " chất xúc tác" đồng thời vừa là "chất keo" để thúc đẩy và gắn kết mọi nguồn lực, mọi lực lượng trên cơ sở phát huy tính chủ thể (cơ chế tự quản, tự chủ) của từng cá nhân , đơn vị tham gia sản xuất kinh doanh trong quá trình thực hiện các quy chế, các biện pháp tổ chức, các luật lệ, chính sách của nhà nước để trước mắt (trực tiếp) là tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc phát huy năng lực, trình độ làm chủ thị trường của các doanh nghiệp, lâu dài (gián tiếp), chính là vì sự phát triển bền vững của hiệu quả kinh doanh thương phẩm / dịch vụ, gây dựng thương hiệu và góp phần xây dựng thương trường, xây dựng nền văn hoá kinh doanh Việt Nam nói chung. Sản xuất kinh doanh nói riêng, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội nước ta nói chung đang ở trong giai đoạn lịch sử hết sức đặc biệt. Bối cảnh cạnh tranh thị trường (trong nước, thế giới) ngày càng gay gắt và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc,phức tạp không phải chỉ về khía cạnh kinh tế.lộ trình hội nhập với AFTA chẳng hạn,đâu phải chỉ góp phần xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN mà thực chất còn là chúng ta dang/sẽ từng bước thực hiện quá trình "khu vực hoá" một khu vực văn hoá-lịch sử từng có mối quan hệ đặc biệt trong quá khứ và hứa hẹn nhiều triển vọng lớn lao trong tương lai trên nhiều mặt… Xây dựng nền văn hóa kinh doanh Việt Nam không dừng lại chỉ vì chúng ta cần một "triết lý" hoặc một "đạo lý"trong kinh doanh mà hơn nữa,đây là việc xây dựng một "trường phái kinh doanh Việt Nam"việc làm cần thiết và có y nghĩa chiến lược trong tiến trình hội nhập đặc biệt như vậy.Một thương trường luôn phát triển có trật tự,kỷ cương, có "ý thức tự giác"đầy đủ, cùng một đội ngũ đông đảo doanh nhân có trình độ, phẩm chất văn hoá tương ứng (với những yêu cầu như đã nêu ở trên,với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…) thông qua môt hệ thống doanh nghiệp các loại luôn lấp lánh toả sáng những giá trị văn hoá dân tộc nhân loại-thời đại với chất lượng - hiệu quả cao trong mọi hoạt động: đó chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế đất nước gắn với các chiến lược xây dựng văn hoá-xã hội giai đoạn hiện nay. Công việc ấy hoàn toàn phù hợp với đất nước này,một đất nước từng có "ngàn năm văn hiến" đồng thời nó cũng hoàn toàn phù hợp với những yêu cầu của thời đại, với xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức… đăc biệt là phù hợp với các mục tiêu,phương hướng chiến lược đã xác định của Đảng,Nhà nước ta hiện nay: "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc" trong quá trình tiếp tục thực hiện "đổi mới", "mở cửa", "đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" và "phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" tất cả nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". C. KẾT LUẬN Không lúc nào hết chúng ta thấy được tầm quan trọng của văn hóa trong kinhdoanh như lúc này. Trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu hóa để đứng vững và tồn tại, không còn cách nào khác là các doanh nghiệp tự khẳng định mình, tự xâydựng cho mình những thang giá trị đạo đức được người tiêu dùng và thị trườngchấp nhận. Bỏ lề lối kinh doanh chột giựt, lừa đảo, cơ hội... đạt lợi nhuận bằng bất cứ giá nào. Thay vào đó, là cách thức kinh doanh hiện đại phù hợp, là sự kết hợp giữa cái lợi, cái đẹp, cái chân thiện mỹ giao thoa nhau. Tạo ra sự thăng hoa là nấc thang đưa doanh nghiệp tạo cho mình thương hiệu, giá trị kết tinh trong sản phẩmcủa mình, qua chất lượng và công nghệ của mình.Tuy là muộn so với môi trường kinh doanh thế giới, nhưng nó không bao giờ là muộn, nếu các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, tự khẳng định mình và vươn xa thị trường thế giới. Câu trả lời là việc kinh doanh của doanh nghiệp cần kết hợp giữa văn hóa và kinh doanh. Bằng cách chọn cho mình sự kết hợp giữa lợi ích của doanh nghiệp, gắn với lợi ích của xã hội, của người tiêu dùng. Làm được điều đó, tức là giúp doanh nghiệp có một vũ khí cạnh tranh hiệu quả, đó là cạnh tranh bằng thương hiệu. Bằng chính gía trị của mình. Nền kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam mới chỉ bắt đầu, VHKD Việt Nam đang đứng trước những thuận lợi cũng như thử thách to lớn trên bước đường phát triển sắp tới. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần nhận thức rõ những mặt mạnh và yếu trong VHKD Việt Nam, từ đó phát huy những mặt tích cực và hạn chế những yếu tố tiêu cực do tác động của cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế với văn hoá Việt Nam nói chung và VHKD nói riêng để có thể tích cực, chủ động trong hội nhập, đảm bảo xây dựng một nền VHKD Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ XXI

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docduong_loi_5805.doc
Luận văn liên quan