Lịch sử đã chỉ ra bài học rằng, một dân tộc dù có nhỏ bé nhưng nếu biết liên kết sức mạnh của mọi người dân, mọi giai tầng thì có thể đánh bại mọi kẻ thù dù rơi vào thế “ngàn cân treo đầu sợi tóc”; một quốc gia dù phải rơi vào hoàn cảnh nền kinh tế bị khủng hoảng nặng nề đang đứng bên bờ vực phá sản nếu biết phát huy và liên kết trí lực của các chuyên gia, các doanh nghiệp, sự tâm huyết, quyết đoán của các nhà lãnh đạo đều có thể vượt qua.v.v. Du lịch Việt Nam cũng vậy, nếu có chiến lược xây dựng và vận dụng tính liên kết các các cấp độ từ cấp ngành tới các địa phương và các doanh nghiệp thì sự lớn mạnh, ngày càng phát triển trong một thế giới hội nhập là điều không thể phủ nhận. Liên kết theo phương châm “hai bên cùng có lợi” là cách để ngành du lịch tồn tại và mang lại những lợi ích kinh tế xã hội, văn hóa nhất định cho đất nước.
TÍNH LIÊN KẾT TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Có thể nói ngành du lịch tồn tại và phát triển luôn gắn liền với các mối quan hệ, liên kết xuất phát từ hai góc độ vi mô tới vĩ mô. Điều này cũng dễ hiểu vì bản thân nó là ngành dịch vụ, tác động và chịu sự tác động của mọi mặt trong đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội. Phát triển du lịch luôn chịu sự liên kết tác động hai chiều với các ngành khác trong việc cung cấp “dịch vụ” để truyền tải tới du khách. Các mối liên hệ thể hiện cụ thể như sau:
Liên kết giữa ngành du lịch với các ngành khác như công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, văn hóa, thể thao, ngoại giao, công an, giao thông vận tải .v.v.: Những ngành này chính là nguồn lực, điều kiện chung ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch thông qua việc cung cấp các sản phẩm phục vụ ăn uống (nông nghiệp, thủy sản); phục vụ lưu trú, hàng lưu niệm (công nghiệp); hình thành các điểm và sự kiện kiện du lịch (văn hóa, thể thao); thủ tục xuất nhập cảnh và sự an toàn tính mạng, của cải cho du khách (ngoại giao, công an); phục vụ đi lại của du khách (giao thông vận tải). Sự “đáp trả” lại của du lịch đối với các ngành khác thể hiện ở nhiều mặt như tiêu thụ, quảng bá sản phẩm cho công nghiệp và nông nghiệp; đóng góp một phần nguồn thu của mình cho việc tu bổ và bảo trì các công trình văn hóa, thể thao, cơ sở hạ tầng của đất nước.
Liên kết giữa cơ quan quản lí nhà nước về du lịch đối với địa phương và các doanh nghiệp thể hiện mối quan hệ hai chiều. Đối với cơ quan quản lí nhà nước thì đó là việc ở xây dựng chiến lược phát triển du lịch chung của ngành; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, của các địa phương và các doanh nghiệp du lịch thông qua hệ thống pháp luật. Hàng năm, hoạt động xúc tiến du lịch với nhiều sự kiện lớn mang tầm cỡ châu lục và thế giới như thể thao, tuần lễ văn hóa – du lịch, hội chợ triển lãm .v.v. dưới sự chỉ đạo của ngành du lịch được luân phiên tổ chức tại các địa phương. Sự liên kết này không chỉ tạo cơ hội phát triển của ngành nói chung mà còn là vinh dự, trách nhiệm của các địa phương cũng như cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch.
3 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2909 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vận dụng tính liên kết trong phát triển du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÂY DỰNG VÀ VẬN DỤNG TÍNH LIÊN KẾT
TRONG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Lịch sử đã chỉ ra bài học rằng, một dân tộc dù có nhỏ bé nhưng nếu biết liên kết sức mạnh của mọi người dân, mọi giai tầng thì có thể đánh bại mọi kẻ thù dù rơi vào thế “ngàn cân treo đầu sợi tóc”; một quốc gia dù phải rơi vào hoàn cảnh nền kinh tế bị khủng hoảng nặng nề đang đứng bên bờ vực phá sản nếu biết phát huy và liên kết trí lực của các chuyên gia, các doanh nghiệp, sự tâm huyết, quyết đoán của các nhà lãnh đạo đều có thể vượt qua.v.v. Du lịch Việt Nam cũng vậy, nếu có chiến lược xây dựng và vận dụng tính liên kết các các cấp độ từ cấp ngành tới các địa phương và các doanh nghiệp thì sự lớn mạnh, ngày càng phát triển trong một thế giới hội nhập là điều không thể phủ nhận. Liên kết theo phương châm “hai bên cùng có lợi” là cách để ngành du lịch tồn tại và mang lại những lợi ích kinh tế xã hội, văn hóa nhất định cho đất nước.
TÍNH LIÊN KẾT TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
Có thể nói ngành du lịch tồn tại và phát triển luôn gắn liền với các mối quan hệ, liên kết xuất phát từ hai góc độ vi mô tới vĩ mô. Điều này cũng dễ hiểu vì bản thân nó là ngành dịch vụ, tác động và chịu sự tác động của mọi mặt trong đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội. Phát triển du lịch luôn chịu sự liên kết tác động hai chiều với các ngành khác trong việc cung cấp “dịch vụ” để truyền tải tới du khách. Các mối liên hệ thể hiện cụ thể như sau:
Liên kết giữa ngành du lịch với các ngành khác như công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, văn hóa, thể thao, ngoại giao, công an, giao thông vận tải .v.v.: Những ngành này chính là nguồn lực, điều kiện chung ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch thông qua việc cung cấp các sản phẩm phục vụ ăn uống (nông nghiệp, thủy sản); phục vụ lưu trú, hàng lưu niệm (công nghiệp); hình thành các điểm và sự kiện kiện du lịch (văn hóa, thể thao); thủ tục xuất nhập cảnh và sự an toàn tính mạng, của cải cho du khách (ngoại giao, công an); phục vụ đi lại của du khách (giao thông vận tải). Sự “đáp trả” lại của du lịch đối với các ngành khác thể hiện ở nhiều mặt như tiêu thụ, quảng bá sản phẩm cho công nghiệp và nông nghiệp; đóng góp một phần nguồn thu của mình cho việc tu bổ và bảo trì các công trình văn hóa, thể thao, cơ sở hạ tầng của đất nước.
Liên kết giữa cơ quan quản lí nhà nước về du lịch đối với địa phương và các doanh nghiệp thể hiện mối quan hệ hai chiều. Đối với cơ quan quản lí nhà nước thì đó là việc ở xây dựng chiến lược phát triển du lịch chung của ngành; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, của các địa phương và các doanh nghiệp du lịch thông qua hệ thống pháp luật. Hàng năm, hoạt động xúc tiến du lịch với nhiều sự kiện lớn mang tầm cỡ châu lục và thế giới như thể thao, tuần lễ văn hóa – du lịch, hội chợ triển lãm .v.v. dưới sự chỉ đạo của ngành du lịch được luân phiên tổ chức tại các địa phương. Sự liên kết này không chỉ tạo cơ hội phát triển của ngành nói chung mà còn là vinh dự, trách nhiệm của các địa phương cũng như cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch.
Liên kết trong nội bộ địa phương và giữa các địa phương với nhau trong việc các công ty lữ hành xây dựng, hình thành các tuyến du lịch. Thông qua sự khảo sát, các tuyến du lịch ngắn ngày, dài ngày được hình thành. Sự liên kết thể hiện ở tuyến du lịch đó là lộ trình nối liền các điểm du lịch, khu du lịch, cơ sở ăn uống, lưu trú, vui chơi giải trí .v.v. ngay trong bản thân địa phương hoặc giữa các địa phương với nhau. Ở nước ta có rất nhiều tuyến du lịch gắn liền từ sự liên kết đó được du khách trong và ngoài nước lựa chọn như các điểm du lịch tại Hà Nội, Huế, TPHCM; Quảng Bình – Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam; Hà Nội – Hạ Long – Cát Bà; TPHCM – Tiền Giang - Vĩnh Long – Cần Thơ – Kiên Giang .v.v.
Liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch với nhau thể hiện trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ du lịch cho khách. Do nhu nhầu của du khách (có định hướng và phát sinh - ăn uống, lưu trú, đi lại, giải trí, mua sắm .v.v.) trong chuyến đi là đa dạng nên sự liên kết càng thể hiện rõ nét khi phục vụ du khách, cần có sự kết hợp của nhiều doanh nghiệp độc lập khác nhau, nhiều địa phương khác nhau. Chúng ta có thể nhận thức rõ điều này nhất ở các tour du lịch. Nếu như một trong những dịch vụ trong một tour du lịch bị “đổ vỡ” thì điều thất bại theo “dây chuyền” sẽ tới. Các công ty kinh doanh lữ hành không có nguồn khách thì điều đó cũng có nghĩa là các khách sạn, nhà hàng, cơ sở vui chơi giải trí .v.v. sẽ rơi vào trường hợp tương tự. Chính vì vậy phát triển du lịch cần có liên kết hai chiều chặt chẽ giữa các thành viên.
Liên kết giữa doanh nghiệp du lịch và du khách được xem hạt nhân của sự tồn tại và phát triển ngành du lịch. Các doanh nghiệp luôn xác định rằng khách hàng là người trả công và nuôi sống doanh nghiệp. Muốn tồn tại, doanh nghiệp và du khách luôn có mối liên hệ hữu cơ. Khai được khách nguồn khách đã có, nhưng duy trì được nguồn khách và muốn du khách quen giới thiệu thêm du khách mới còn khó hơn. Sợi dây tạo nên tính liên kết đó chính là chất lượng sản phẩm, dịch vụ; chính sách quảng cáo, chăm sóc khách hàng thường xuyên được chú trọng.
Liên kết giữa du khách và công đồng địa phương cũng là vấn đề cần được quan tâm theo chiều hướng tích cực. Điểm chung giữa cộng đồng và du khách chính là sự giao lưu văn hóa. Du khách ngoài việc đem cái mới, cái lạ, mang nguồn tài chính tới đồng thời phải tuân thủ thực hiện những nội quy, pháp luật thì sự “đáp trả” của cộng đồng địa phương là chân tình, phục vụ tốt theo phương châm “vui lòng khách đến, hài lòng khách đi”. Nếu cộng đồng địa phương làm tốt thì gây thiện cảm, ấn tượng cho du khách và “sự quay lại” hay chính khách sẽ quảng bá cho du lịch địa phương. Sự liên kết này không chỉ có ý nghĩa riêng cho công đồng địa phương mà còn đóng góp vào sự phát triển hòa nhập và mang văn hóa của địa phương đến với thế giới.
VAI TRÒ CỦA TÍNH LIÊN KẾT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Thứ nhất, phát huy hết khả năng nguồn lực từ con người tới tài nguyên vào hoạt động phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch chỉ được khai thác hợp lí khi và chỉ khi giữa các doanh nghiệp, các địa phương có mối liên hệ mật thiết. Hiện nay, nguồn tài nguyên du lịch nước ta rất phong phú và đa dạng nhưng vẫn đang tồn tại thực trạng là một số điểm du lịch luôn thu thút khách, thậm chí rơi vào tình trạng quá tải, gây sức ép tới tình hình an ninh, môi trường tự nhiên lẫn nhân văn. Nhưng cũng co điểm du lịch chưa khai thác hết khả năng gây nên tình trạng lãng phí không chỉ đối với chất xám mà còn cả ở nguồn tài nguyên. Từ thực trạng đó, chúng ta thấy giữa các doanh nghiệp đang “độc quyền”, chưa phát huy hết sự liên kết như quảng bá giúp, chia sẽ kinh nghiệm thu hút nguồn khách. Đó là những mặt hạn chế mà ngành du lịch hiện nay đang gặp phải. Phát huy được tính liên kết là cách giúp các ngành, địa phương và các doanh nghiệp khai thác hợp lí nguồn lực con người và tai nguyên du lịch.
Thứ hai, ngành du lịch cạnh tranh với các nước trong khu vực; các doanh nghiệp trong ước cạnh tranh với các doanh nghiệp du lịch nước ngoài. Ngành du lịch của đất nước có lớn mạnh, đủ năng lực cạnh tranh được hay không chính là nhờ vào một phần của sự liên kết giữa các doanh nghiệp. Có thể các doanh nghiệp nước ngoài có thế mạnh về công nghệ, thâm niên làm du lịch .v.v. nhưng không phải vì thế mà họ hơn hẳn chúng ta. Nếu các doanh nghiệp liên kết và tìm ra tiếng nói chung trong xây dựng, hoạch định chiến lược, chia sẻ kinh nghiệm và trách nhiệm .v.v. thì sự vận hành của ngành du lịch sẽ có những bước tiến xa hơn. Bên cạnh đó, xuất hiện doanh nghiệp du lịch trong nước đã liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài trong việc đưa và đón khách sang du lịch lẫn nhau. Đó là xu thế chung, là một trong những nhân tố góp phần nâng cao sự hợp tác cùng có lợi, làm hạn chế tính cạnh canh, điều này rất có lợi cho các doanh nhiệp đang trong quá trình hội nhập.
Thứ ba, chia sẻ và đóng góp trách nhiệm đối với xã hội là một trong những mục tiêu chiến lược mà bất kì doanh nghiệp nào cũng hướng tới. Du lịch là tổng thể của tính đa ngành nên sự đóng góp của các doanh nghiệp đối với xã hội là không hề nhỏ. Một dự án xây dựng khu du lịch ngoài mục tiêu kinh tế thì mục tiêu xã hội, xóa đói giảm nghèo mà nó đem lại cho cộng đồng, cho xã hội thông qua tạo công ăn việc làm cho lao động trực tiếp như bàn, buồng, bếp, lễ tân; đóng góp thuế, tiêu thụ các sản phẩm của cộng đồng địa phương làm ra. (Thực tế thì nếu thực hiện một tour du lịch từ khi bắt đầu tới khi kết thúc chuyến đi có sự tham gia của hầu hết các loại hình du lịch trực tiếp). Bên cạnh đó sự liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với địa phương, khách du lịch có ý nghĩa nghĩa quan trọng tới trách nhiệm bảo vệ môi trường. Nếu địa phương ra sức bảo vệ môi trường mà doanh nghiệp và du khách thiếu ý thức, trách nhiệm thì sự ô nhiễm sẽ ngày một tăng kéo theo chất lượng cuộc sống của cộng đồng đi xuống.
Thứ tư, kéo dài thời gian lưu lại của khách, tăng thêm nguồn thu cho doanh nghiệp và cho ngành du lịch. Thực tế hiện nay thời gian khách lưu lại tại các điểm du lịch cũng như địa phương là rất ngắn. Nguyên nhân thường là do sự hạn chế của dịch vụ; thiếu cái mới lạ, độc đáo của sản phẩm. Trừ các thành phố lớn, còn lại rất nhiều địa phương chỉ là “trạm trung chuyển” của du khách; có địa phương may mắn hơn cũng “níu kéo” được khách qua hai đến ba đêm. Vì vậy nếu phát huy được sự liên kết tức là khi giữa các địa phương, các ngành tìm được tiêng nói chung thì việc thu hút khách lưu lại với thời gian dài sẽ thuận lợi. Từ đó kéo theo các các lợi ích khác mà các chủ thể tham gia đều được hưởng.
Thứ năm, giúp các doanh nghiệp du lịch tiết kiệm chi phí khi “sản xuất” sản phẩm, dịch vụ. Mục tiêu tối thiểu chi phí, tối đa hóa lợi nhuận luôn đặt ra bới bất cứ ngành kinh doanh nào chứ không riêng gì du lịch. Nhưng trong lĩnh vực du lịch, sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau có thể giúp tiết kiểm được chi phí thông qua việc giảm giá dịch vụ cho nhau; thể hiện trong việc chung tay quảng bá, xây dựng sản phẩm, dịch vụ để cùng nhau khai thác; tận dụng nguồn nhân lực giữa các doanh nghiệp với nhau, đặc biệt trong kinh doanh lữ hành. Do vị trí địa lí, các doanh nghiệp này có thể trao đổi nhân viên (hướng dẫn viên du lich) cho nhau để tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại. Sự trao đổi này thường diễn ra giữa các công ty lữ hành trong nước với nhau hoặc giữa công ty lữ hành trong nước với côn ty nước ngoài.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẦN THIẾT
Một là, thống nhất và khẳng định vai trò quản lí nhà nước trong hoạt động du lịch. Suy cho cùng, mọi sự liên kết chỉ có thể xảy ra khi có sự chi phối và điều chỉnh của cơ quan quản lí du lịch nhà nước. Sự thống nhất về các văn bản pháp luật, chính sách phát huy sự liên kết phải phù hợp với nguyện vọng chính đáng của doanh nghiệp cũng như cộng đồng địa phương. Nếu như cơ quan quản lí nhà nước đóng vai trò trong sự định hướng, gắn liền sợi dây liên kết giữa các nhóm thể thì bản thân các nhóm chủ thể cũng có sự ràng buộc bằng văn bản, các nhóm lợi ích của nhau. Có thể khẳng định rằng dù có sự quản lí, giám sát của các cơ quan quản lí nhà nước đối với các chủ thể, dù các chủ thể có “quen biết” hay là sự “kính – nể” tới đâu mà không đạt được ích lợi thì sự liên kết đó khó có cơ hội để tồn tại, thậm chí rơi vào tình trạng “mạnh ai người đó làm” gây nên mất cân đối trong phát triển giữa các vùng, các doanh nghiệp. Lí luận trong hoạt động quản lí và thực tiễn trong hoạt động của địa phương, doanh nghiệp luôn có sự tương hỗ nhau vô hình chung sẽ là cầu nối cho sự liên kết đó.
Hai là, xây dựng chiến lược quảng cáo tiếp thị theo phương pháp “dây chuyền”, “móc xích” đối với các điểm du lịch, sản phẩm dịch vụ tại địa phương, doanh nghiệp và giữa các địa phương, doanh nghiệp với nhau. Để thực hiện điều này thì ngay bản thân các địa phương, doanh nghiệp cần có sự hạn chế “cái tôi” của mình. Khi khách tới địa phương tham quan các điểm du lịch hay sử dụng sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp thì khi đó có sự quảng bá lẫn nhau, tức là “anh giới thiệu tôi và tôi sẽ giới thiệu lại anh cho du khách”. Như vậy, trong chính sách quảng cáo đã hướng tới suy nghĩ của du khách trên hai phương diện đó là sự khác biệt về điểm du lịch của địa phương khác và quyết định dành thêm thời gian để tham quan điểm du lịch, cảm nhận sản phẩm, dịch vụ khác. Nếu như giữa các địa phương đều có thức tham gia vào sự liên kết trong quảng bá sản phẩm theo dây chuyền thì lợi ích mà du lịch đem lại là rất lớn, các địa phương luôn có sự phát triển hài hòa, cân đối; thế mạnh riêng của mình được phát huy đúng lúc. Khi đó vấn đề kéo dài thời gian lưu lại và sự khuyến khích khách tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ không còn là vấn đề quá khó khăn.
Ba là, muốn tạo lâp sư liên kết và gắn bó lâu dài thì bản thân các địa phương, các doanh nghiệp dưới sự quản lí, giám sát của cơ quan quản lí nhà nước phải tạo chữ “tín” thông qua chất lược sản phẩm, dịch vụ; môi trường làm việc chuyên nghiệp của mình. Sự liên kết nghĩa là trong một chuyến đi khách có thể tới nhiều điểm du lịch tại các địa phương khách nhau, thưởng thức nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ khac nhau của các doanh nghiệp. Chính vì điều đó chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch là yếu tố quan trọng đặt lên hàng đầu. Nếu du khách khi tham quan và cảm nhận sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này tốt mà của doanh nghiệp khác dở; nếu tới điểm du lịch này với thái độ phục vụ chuyên nghiệp mà các điểm khác lại không được như vậy thì chắc chắn uy tín và sự liên kết giữa các chủ thể sẽ bị phá vỡ. Trên cơ sở chất lượng, sản phẩm dịch vụ tốt, sự liên kết bền vững giữa các chủ thể từ cơ quan quản lí, doanh nghiệp, cộng đồng và các ngành khác luôn bền vững, phục vụ mục tiêu phát triển chung của của đất nước.
Xây dựng và vận dụng tính liên kết trong hoạt động phát triển du lịch thời hội nhập là điều rất cần thiết để ngành có cách “quản lí tương tai” tốt hơn. Liên kết giữa các chủ thể trong hoạt động du lịch để tạo và nâng cao sức mạnh, tránh tụt hậu, cùng nhau phát triển vì những mục đích riêng và chung là xu thế tất yếu của thời đại. Phạm vi, khả năng ảnh hưởng có được mở rộng hay không, sự thành công hay thất bại của ngành du lịch Việt Nam chính là nhờ một phần đóng góp không nhỏ của sự liến kết đó.
Phạm Trọng Lê Nghĩa
Trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu
Địa chỉ: 459 Trương Công Định, P7, TP.Vũng Tàu, tỉnh BRVT
ĐTLH: 064.3859964/0907.162421 Fax: 064.3852587
Email: phamtronglenghia@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vận dụng tính liên kết trong phát triển du lịch.doc