Giới thiệu chung
- Thái Lan được biết đến như "vùng đất tự do", "quê hương của nụ cười", "đất nước của những chiếc áo cà sa". Tên gọi cuối cùng này đã mô tả một cách sâu sắc về một tôn giáo lớn mà dân tộc Thái đang tôn thờ.
- Diện tích 514,000 km²
- Dân số Thái Lan ước lượng hơn 65 triệu người
- Là một quốc gia nằm ở trung tâm Đông Nam Á, có đường biên giới phía bắc và đông bắc giáp Lào, phía đông nam giáp Campuchia, phía nam giáp Vịnh Thái Lan và Mã Lai, phía bắc và tây bắc giáp Myanma, phía tây nam giáp biển Andaman.( Thái chiếm 80%, người Hoa 10%, người Mã Lai 3%, còn lại là các nhóm thiểu số (Môn, Khmer và dân tộc người vùng cao).
- Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng đạo Phật - tôn giáo chính thức ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước. Có thể thấy rõ hai điểm trên qua các ngày lễ hội. Trong văn hóa ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác.
14 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8302 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Văn hóa giao tiếp Thái Lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới thiệu chung
- Thái Lan được biết đến như "vùng đất tự do", "quê hương của nụ cười", "đất nước của những chiếc áo cà sa". Tên gọi cuối cùng này đã mô tả một cách sâu sắc về một tôn giáo lớn mà dân tộc Thái đang tôn thờ.
- Diện tích 514,000 km²
- Dân số Thái Lan ước lượng hơn 65 triệu người
- Là một quốc gia nằm ở trung tâm Đông Nam Á, có đường biên giới phía bắc và đông bắc giáp Lào, phía đông nam giáp Campuchia, phía nam giáp Vịnh Thái Lan và Mã Lai, phía bắc và tây bắc giáp Myanma, phía tây nam giáp biển Andaman.( Thái chiếm 80%, người Hoa 10%, người Mã Lai 3%, còn lại là các nhóm thiểu số (Môn, Khmer và dân tộc người vùng cao).
- Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng đạo Phật - tôn giáo chính thức ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước. Có thể thấy rõ hai điểm trên qua các ngày lễ hội. Trong văn hóa ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác.
- Thái Lan là một trong những nước có sản lượng gạo xuất khẩu lớn nhất thế giới. Điều này được lí giải bởi những nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của miền đồng bằng miền Trung Thái Lan, là nơi tập trung sản xuất nông nghiệp với thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại và với nguồn nhân lực khá dồi dào. Gạo Thái Lan nổi tiếng với chất lượng cao và được nhiều nước trên thế giới biết đến và tiêu thụ. Điều này nói lên rằng, nền sản xuất nông nghiệp, cụ thể là sản xuất gạo cuả Thái Lan cũng đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự quảng bá hình ảnh về đất nước đó.
2. Sự ảnh hưởng của địa lý và văn hóa đến giao tiếp kinh doanh.
2.1 Sự giao thoa giữa địa lý và văn hóa.
Do cơ cấu của địa lý, Thái Lan tiếp giáp với nhiều quốc gia nên nền văn hóa Thái ít nhiều chịu ảnh hưởng từ các quốc gia tiếp giáp, cụ thể là Ấn Độ và Trung Quốc cũng như những nước láng giềng ở Đông Nam Á. Theo sử sách Thái Lan có ghi lại, người Thái xuất xứ từ vùng núi An-Tai, đông bắc tỉnh Tứ Xuyên.
Do ảnh hưởng của tư tưởng Phật Giáo bắt nguồn từ Trung Quốc nên phong cách trong quan hệ kinh doanh ở Thái Lan cũng chịu ảnh hưởng nhiều của lối kinh doanh ở Trung Quốc. Không nghi lễ như ở Nhật Bản, hay Hàn quốc..mà cũng không khách sáo như các nước phương Tây. Quan hệ giao tiếp kinh doanh được thiết lập chủ yếu dựa trên nền tảng quan hệ cá nhân, xã hội, gia đình hay bạn bè. Người Thái sẽ trở nên dễ lĩnh hội hơn và khách quan hơn nếu như bạn tới một cơ quan nào đó mà có sự giới thiệu hay thư của một quan chức chính phủ hay của giới kinh doanh có tiếng tăm. Người Thái rất tin tưởng lẫn nhau và thường kinh doanh theo hội, theo phường.
Thái Lan có chung đường biên giới với Myanmar nơi mà luôn có quân nổi dậy, dân tị nạn và thuốc phiện. Điều này tạo nên ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của đất nước hay sự giao tiếp về những vấn đề xung quanh đường biên giới giữa hai quốc gia.
Ví dụ:
+ Ảnh hưởng từ Trung Quốc : Thời gian trở thành yếu tố cần thiết, tính đúng giờ được xem là tối quan trọng. Rất hiếm khi giao dịch với những người họ không biết hoặc họ không tin tưởng.
+ Giữ cho mắt bạn luôn tiếp xúc với mắt đối tác, sự né tránh nhìn vào mắt đối phương thì được nghĩ như là sự không thành thật. v.v.
+ Miền Trung: người dân thích ăn các loại cơm gạo tẻ thơm. Đồ ăn Thái –Trung Quốc phổ biến ở các thành phố như Bangkok, đặc biệt là các món mì.
Tom yam - canh chua tôm, món ăn khá phổ biến
+ Miền Bắc: Ẩm thực miền Bắc hầu như mang đậm phong cách Myanma. Món ăn miền Bắc được nấu theo hương vị riêng, bữa ăn thông thường gồm có xôi, nhiều loại nước chấm khác
Món Hor Mok.
+ Miền Đông Bắc: Nhiều món ăn của miền Đông Bắc thể hiện những ảnh hưởng của nước láng giềng Lào. Xôi là món ăn chính, thường ăn cùng với thịt, tiết lợn, nộm đu đủ, cá nướng, gà nướng....
Ớt sừng trâu- loại gia vị phổ biến trong hầu hết các món ăn Thái
+ Miền Nam: Ẩm thực miền Nam là sự kết hợp ảnh hưởng của các nước như Ấn Độ hay Inđônêxia như món kaeng matsaman, món cà ri mang phong cách Ấn Độ nấu cùng bạch đậu khấu, đinh hương, quế và những xiên thịt nướng với nước xốt đậu phộng cay bắt nguồn từ Inđônêxia. Món ăn miền Nam có xu hướng cay nóng hơn nhiều so với món ăn ở các vùng khác của Thái Lan. Các món ăn mang hương vị đặc biệt của miền Nam là các món canh.
→ Loại thức ăn giàu đạm này được tìm thấy rất nhiều trên đất nước Campuchia, Thái Lan và Lào. Người Thái Lan rất thích dùng côn trùng đẻ chế biến nhiều món ăn. Từ dế cơm, trứng kiến đến con cà cuống, nhền nhện trong các món chiên, xào, dồn đậu phộng đến hấp cơm hay ngâm giấm đều rất ngon.
+ Văn hoá Thái lan đánh giá cao tính kiên nhẫn, lòng kính trọng với địa vị, thân thế (tuổi tác, danh vọng...) và không giữ thể diện. Đây là những yếu tố quan trọng trong quan hệ kinh doanh ở Thái lan. Người Thái rất tự hào về đất nước mình và kính trọng truyền thống dân tộ.
2.2 Các nét văn hóa đặc trưng của Thái Lan ảnh hưởng đến giao tiếp kinh doanh
* Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ là một phần của văn hóa ở bất kì nước nào. Mỗi ngôn nhữ mang đặc điểm riêng biệt với những ngôn ngữ khác. Tiếng Thái là sự kết hợp giữa thanh điệu, qui tắc chính tả phức tạp, tạo liên hệ và sự phân biệt trong hệ thống thanh điệu khiến tiếng Thái trở nên khó học với những người chưa từng sử dụng ngôn ngữ có liên quan.
Sự đa dạng và phức tạp của tiếng Thái trong cách nói và viết đã tạo ra một bức tường vô hình cho quá trình giao tiếp hội nhập. Ví dụ, tên địa danh luôn luôn được viết dưới dạng phiên âm (cho người ngoại quốc) và tiếng địa phương. Điều này vô hình đã tạo sự thúc đẩy cho việc sử dụng ngôn ngữ phiên âm nhiều hơn khi đất nước có sự đầu tư từ nước ngòai, có nghĩa là tiếng Thái địa phương sẽ mất dần đi vị thế của nó và cách giao tiếp của người dân sẽ dần dần thay đổi.
* Sự tôn kính đối với hoàng gia:
Người Thái rất tôn kính Vua, Hoàng Hậu và Hoàng gia. Vì vậy trong quá trình giao tiếp chúng ta nên thận trọng khi bày tỏ lòng kính trọng, không nên có thái độ bất kính đối với họ. Nếu nói chuyện với người Thái ta nên nhớ rằng Hoàng Cung là đề tài cấm kỵ, tốt nhất nên tránh trao đổi về các vấn đề này.
Người Thái sáng sớm và chiều tối bao giờ cũng đọc kinh để tỏ lòng tôn kính đức vua của họ. Nếu bạn có mặt khi người Thái đọc kinh bạn cần phải đứng nghiêm theo họ
Người Thái xem ngày sinh nhật của Hoàng hậu và đức vua như là những ngày quốc lễ. ( Hoàng hậu: 12/08, nhà vua: 5/12)
Ví dụ:
Lập tỉnh “ hoàng gia” để thể hiện sự tôn kính đối với đức vua Bhumibol Adulyadej vị quân chủ trị vì lâu nhất và cũng đã tổ chức một “ Đại lễ Kỉ cương” quy tụ cả những nhân vật đứng đầu nhiều hoàng gia trên thế giới, nhân dịp 60 năm lên ngôi của Vua Bhumibol
Năm 2006 có một thanh niên người Hy Lạp tên Oliver đã dùng bình xịt màu lên bức ảnh của Quốc Vương, nên đã bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ và tuyên phạt 15 năm tù giam vì 2 tội : Xúc phạm đến Quốc Vương và phá hoại tài sản công.
Một lần, nhóm sinh viên Việt Nam đang ngồi ăn tại một quán vỉa hè thì bỗng nhiên cảnh sát xuất hiện và yêu cầu tất cả đứng lên. Do bất đồng ngôn ngữ nên du học sinh ta không hiểu vị cảnh sát yêu cầu gì.
Tuy nhiên, theo hiệu của cảnh sát, mọi người phải bỏ dở tô hủ tiếu đang ăn và đứng trên vỉa hè đến 30 phút. Hóa ra, lúc đó vua Thái Lan sắp đi qua đoạn đường ấy nên tất cả mọi người phải đứng lên chào.
Lần khác, trên chuyến xe từ Bangkok về trường (quãng đường khoảng 200km), cô bạn tôi đã gặp một tình huống mà theo cô ấy thì ngượng không tả.
Đi được một quãng, người phụ nữ ngồi cạnh cô quay sang chắp tay chào (người Thái chào bằng cách chắp tay). Cô bạn tôi tưởng người phụ nữ này chào mình nên cũng chắp tay chào lại rất lịch sự.
Thấy vậy, người phụ nữ lìên nhìn cô với ánh mắt khó hiểu. Một lúc sau, người phụ nữ này lại chắp tay và bạn tôi lại lịch sự chào lại. Cô bạn tôi phân vân liệu người phụ nữ này có “vấn đề” không. Người phụ nữ kia chắc cũng có suy nghĩ tương tự.
Thế rồi cô bạn tôi phát hiện ra rằng người phụ nữ kia chắp tay lại chào mỗi lần xe đi qua chỗ có đặt hình vua hoặc hoàng hậu Thái Lan. Cô bạn tôi vừa ngượng vừa thấy vui vui vì học được thêm một nét văn hóa Thái.
Với sự tín ngưỡng tôn giáo:
Phật giáo đã ăn sau vào lòng người dân Thái, nên nó đã có tác động rất lớn đến tính cách của họ. Họ luôn là những người hướng thiện, dễ gần và tốt bụng. Và cũng chính vì lý do đó, nên họ có những qui định khá khắc khe cho những ai muốn đến chốn linh thiêng.
Nhiều lời Phật dạy về cách chọn nghề chân chính và thực hiện công việc làm ăn chân chính, đã được áp dụng rộng rãi trong mọi giai tầng của xã hội Thái, và người dân Thái biết làm thế nào để duy trì một gia đình hạnh phúc, ổn định về kinh tế qua giáo lý của nhà Phật.
Có thể nói Phật Giáo là linh hồn của dân tộc Thái. Nhiều học giả Tây Phương đã nói rằng “Nếu không có Phật Giáo, Thái Lan không còn là Thái Lan nữa”. Thật vậy, dân chúng ở đây lo việc chùa trước việc nhà, họ có thể bằng lòng chấp nhận cuộc sống cực khổ hơn là để cho chùa tượng đổ nát.
Nam thanh niên người Thái thường phải đi tu ở chùa trong thời gian khoảng 3 tháng mới được coi là trưởng thành.
Người chưa từng "làm sư" sẽ khó kiếm vợ, vì gia đình thuần Phật giáo sẽ tìm hiểu xem anh có thật sự đứng đắn và xứng đáng để trở thành một người chồng hoặc một người rễ hay không?
Nếu được đối tác là người Thái mời đi tham quan những nơi linh thiêng như chùa chiền, đền thờ, điện tôn giáo, bạn nên ăn mặc lịch sự và gọn gàng. Không nên mang giày dép vào bên trong những nơi có hình ảnh Đức phật. Không nên leo trèo lên bất kỳ tượng Phật nào.
Nếu bạn là phụ nữ, không nên chạm vào người của nhà sư, nếu muốn đưa vật gì đó cho họ bạn phải đưa vật đó cho một người đàn ông, họ sẽ giúp bạn đưa cho nhà sư.
Ngày nay, văn hóa phương Tây du nhập nhiều nên người Thái đã phần nào đánh mất bản sắc riêng của họ, đặc biệt là tại các thành phố. Tuy nhiên, tư tưởng của phật giáo tiểu thừa vẫn luôn ngự trị trong văn hóa của người Thái.
Nói tóm lại, Phật Giáo ngày nay đã trở thành một bảo vật thiêng liêng của Thái Lan, là nguồn hạnh phúc của toàn dân chúng xứ Thái. Người dân đến với Phật Giáo không mong hoàn toàn sống đúng theo lời Phật dạy, nhưng cốt tìm ở Phật Giáo những giải đáp tinh thần và nếp sống thuần phong mỹ tục mà Phật Giáo có thể dâng hiến cho họ.
=> Những người dân nơi đây rất tôn thờ Đức phật, bất kỳ ai có những biểu hiện, thái độ hoặc hành vi vi phạm vào một trong những điều lệ đã được đặt ra trong Hội Phật Giáo ở nước Thái đều có thể bị phạt nặng cả về luật pháp và tinh thần.
Các lễ hội và một số nét đặc trưng:
Ở Thái Lan có nhiều lễ hội truyền thống như :
- Lễ hội Khao Phansa : Bắt thống đầu mùa an cư của Phật, được tổ chức vào tháng 7 hàng năm.
- Lễ hội Loy Krathong : Thả nến hoặc đền xuống các con sông. Được tổ chức 3 ngày liền của ngày rằm tháng 11.
Lễ hội: Loy Krathong
Bên cạnh đó có một lễ hội rất nổi tiếng của người Thái là lễ hội té nước.
Với người dân làm nghề nông nhất là nghề trồng lúa nước thì nước lại giữ vai trò thiết yếu. Việc thờ nước đã là một trong những yếu tố tín ngưỡng phổ biến ở đất nước Thái Lan đã từ rất lâu. Có thể nói tín ngưỡng về nước đã tồn tại dai dẳng, kế thừa và được thể hiện sinh động nhất ở xứ Thái. Sự thiếu hụt nước luôn gây ra những ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của các cư dân trong các thành phố cũng như trên các cánh đồng lúa rộng lớn. Vì thế chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên khi yếu tố nước đóng vai trò chủ đạo trong các nghi thức, lễ hội của người Thái từ xưa đến nay.
Vào ngày lễ té nước, sau khi nước thiêng được dâng lên chùa tấm tượng Phật, người Thái té nước vào nhau để rửa trôi những xui xẻo, lỗi lầm, thất bại của năm cũ và cầu chúc những điều tốt đẹp, may mắn cho chặng đường mới ở phía trước. Trong những ngày này, người ta quan niệm rằng ai té nước và được té nước nhiều nhất, người đó sẽ có nhiều phúc lành và thành đạt trong cuộc sống cũng như công việc.
Lễ hội đua thuyền Hoàng Gia Lồng đèn được thả lên trời trong
* Một số nét đặc trưng:
Tổ chức rất nhiều cuộc thi Hoa hậu : Hoa hậu thế giới Thái Lan, hoa hậu quí bà Thái Lan, hoa hậu miền núi, hoa hậu Nông Dân, …..
Một nét đặt trưng ( chưa gọi là VH) của Thái Lan là việc chuyển đổi giới tính những từ : Katoye, ladyboy hay giới tính thứ ba là dùng để chỉ họ. Ở Thái Lan không giống như các quốc gia châu á khác, họ không có sự kỳ thị về lớp người này. Họ không chịu áp lực về sự kỳ thị, thậm chí hiến pháp Thái Lan còn quy định quyền bình đẳng trước pháp luật của những người đồng tính và chuyển đổi giới tính.
Hàng năm ở Thái Lan còn tổ chức các cuộc thi sắc đẹp dành riêng cho những ngừời chuyển đổi giới tính. Cụ thể là tháng 5/2008 Thái Lan đã tổ chức cuộc thi hoa hậu Hoàng Vũ dành riêng cho họ.
* Cách chào của người Thái:
Do tư tưởng phật giáo đã ăn sâu vào ý thức hệ chung của tất cả các giai tầng trong xã hội qua bao đời nên hình thành ở người Thái lối chào theo kiểu Phật. Lối chào truyền thống ở Thái Lan là vái bằng cách : chắp hai tay lên đầu hoặc trước ngực. Cách để tay và thời gian vái xác định bởi địa vị xã hội của người được chào ( người có địa vị xã hội càng cao thì tay bạn phải để càng cao và vái càng lâu). Khi chào nhau, người nhỏ luôn chào cúi người thấp hơn người lớn tuổi. Người càng lớn tuổi thì bạn càng phải chào cúi người thấp để tỏ sự kính trọng. Người Thái quan niệm việc chắp tay như vậy là đem lại cho người đối diện sự vui vẻ và điều may mắn.
* Văn hóa trong kinh doanh
+ kinh doanh dựa vào sự tín nhiệm.
+Trong quá trình đàm phán, sự khiêm tốn và sự kiên nhẫn là chìa khóa của thành công.
+ Giữ cho mắt bạn luôn tiếp xúc với mắt đối tác: sự né tránh nhìn vào mắt đối phương thì được nghĩ như là sự không thành thật.
+ Tính đúng giờ.
+ Người Thái không bao giờ “tự” dồn mình vào chân tường bởi những tín điều cực đoan, bất di bất dịch.
+ Đặc tính tuân thủ tôn ti trật tự của người Thái khá kiên định.
+ Người Thái thường tránh đối đầu bằng mọi giá.
+ Trong một buổi họp thương lượng làm ăn, nếu một đối tác Thái bắt đầu mỉm cười mà không có lý do rõ ràng, bạn hãy mau đổi đề tài đi.
2.3 Một số vấn đề khác cần lưu ý khi giao tiếp với người Thái.
Tư tưởng Phật Giáo cũng được hình thành ở các nếp sống của người Thái, các thói quen trong sinh hoạt và các điều được coi là cấm kị:
Người Thái chỉ dùng ngón tay chỉ vào vật không có sự sống. Họ dùng tay phải để đưa đồ vật cho người khác vì theo họ tay trái dùng để kỳ rửa thân thể.
Theo quan niệm của người Thái, chân bao giờ cũng bẩn còn đầu thì bao giờ cũng sạch. Vì vậy, không nên xoa đầu người Thái (ngay cả xoa đầu trẻ em) vì đối với họ đầu là nơi thiêng liêng.
Không được dùng chân để chỉ vật gì hay chạm vào thân thể người khác vì điều này bị xem là thô lỗ. Khi ngồi tréo chân nhất thiết không được để chân hướng về phía ai đó, đặc biệt là tượng Phật hay ảnh Vua và không được để chân lên bàn.
Phụ nữ Thái rất kín đáo. Vì vậy, đừng chạm vào người họ khi không được phép và không nhìn vào phụ nữ quá 2 giây vì như thế người Thái sẽ cho là bạn khiếm nhã.
Theo tập quán, trước khi bước vào nhà người Thái bạn phải cởi giày.
Khi người Thái hỏi bạn biết gì về nước của họ thì đừng bao giờ nói “tôi biết Patpong, hay Pattaya”. Nên chọn những địa điểm hay thông tin khác thú vị hơn để làm nội dung câu đối thoại.
Vì nói đến patong là nói đến khu ăn chơi trụy lạc, mại dâm, gái điếm và Pattaya là một nơi sang trọng cao cấp, dành cho giới thượng lưu.
Mặc dù tiền tip không phải bắt buộc cũng không phải thông dụng lắm nhưng những người phục vụ bạn sẽ rất vui và tôn trọng bạn nếu bạn thưởng cho họ một ít tiền nào đó trước lúc chia tay.
Tránh chụp ảnh ở những nơi không cho phép.
Không bắt tay với phụ nữ nếu như họ không chìa tay ra trước
3.Kết Luận
Qua bài chúng ta có những điểm quan trọng cần nhớ đến đất nước Thái Lan là:
Đạo Phật có thể nói là linh hồn của Thái Lan, họ có tấm lòng từ bi, rộng lượng, thân thiện và mang tính cộng đồng cao. Tuy nhiên, người dân Thái còn là những người rất kính trọng truyền thống dân tộc, tự hào về đất nước. Vì vậy, trong giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp kinh doanh, không nên chạm tới những điều tối kị của họ.
Trong quan hệ kinh doanh, người Thái đánh giá cao tính kiên nhẫn và lòng kính trọng đối với người lớn tuổi, cấp trên… Điều đó đã ăn sâu, bén rễ vào văn hóa Thái Lan và môi trường xã hội. Người Thái không thích gây tổn hại tới nhau, mất bình tĩnh, làm mất thể diện và lòng kính trọng.
Hành trình khám phá đất nước chùa vàng Thái Lan đã cho chúng ta hiểu thêm về các nét văn hóa truyền thống đặc trưng, cũng như các phép tắc để có cách ứng xử phù hợp, tránh những hiểu lầm đáng tiếc vì sự khác biệt về văn hóa, đạt được hiệu quả trong giao tiếp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Văn hóa giao tiếp Thái Lan.doc