Đề tài Văn hóa ứng xử trong gia đình người Công giáo hiện nay tại đền thánh Phú Nhai

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1 Đối tượng nghiên cứu Văn hóa ứng xử trong gia đình người Công giáo thể hiện qua cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình. 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu các gia đình Công giáo thuộc giáo xứ Đền thánh Phú Nhai - Giáo phận Bùi Chu (xã Xuân Phương - Xuân Trường - Nam Định) - Về thời gian: Nghiên cứu văn hóa ứng xử trong gia đình Công giáo ở giai đoạn hiện nay.

pdf13 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Văn hóa ứng xử trong gia đình người Công giáo hiện nay tại đền thánh Phú Nhai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TR¦êNG §¹I HäC V¡N HO¸ Hμ NéI Khoa v¨n hãa häc -------------------- MAI VĂN TUẤN  V¡N HãA øNG xö trong gia ®×nh ng−êi c«ng gi¸o (kh¶o s¸t t¹i gi¸o xø ®Òn th¸nh phó nhai gi¸o phËn bïi chu - nam ®Þnh) NG¦êI h−íng dÉn khoa häc: ths. L£ THÞ CóC Hμ Néi - 2014 2 LỜI TRI ÂN Trên hành trình học hỏi và khám phá nguồn tri thức phong phú, thầy cô, bè bạn luôn là những người đồng hành tri kỷ. Để hoàn thành khóa luận “Văn hóa ứng xử trong gia đình người Công giáo”. Trước tiên, tôi bày tỏ lời tri ân chân thành đến Ths. Lê Thị Cúc giáo viên chủ nhiệm lớp Văn hóa học 2B, đồng thời cũng là giảng viên trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ rất nhiều để tôi hoàn thành khóa luận này. Xin cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa và các giảng viên khoa Văn hóa học, trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học tập trong suốt 4 năm ngồi trên ghế giảng đường. Đồng thời tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý linh mục, quý sơ, quý ban hành giáo, giáo dân giáo xứ Đền thánh Phú Nhai - Bùi Chu đã rất nhiệt tâm giúp đỡ tôi trong thời gian tôi nghiên cứu tại đây để có những tư liệu quý giá hoàn thành khóa luận. Với niềm thành kính, con cảm ơn bố mẹ, anh chị em và những người thân yêu trong gia đình đã luôn đồng hành và hy sinh cho con rất nhiều, giúp con hoàn thành chương trình học của mình cách tốt nhất. Dù đã rất cố gắng nhưng khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong có được những đóng góp xây dựng từ quý vị. Tôi xin chân thành tri ân! Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Mai Văn Tuấn 5 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH VÀ TỔNG QUAN GIÁO XỨ ĐỀN THÁNH PHÚ NHAI – GIÁO PHẬN BÙI CHU ................................................................................................................... 13 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO .................................................................................................................. 13 1.1.1. Các khái niệm liên quan ............................................................. 13 1.1.2. Đặc điểm ứng xử trong gia đình truyền thống người Việt .......... 21 1.1.3. Giáo lý Công giáo về ứng xử trong gia đình .............................. 26 1.2. TỔNG QUAN GIÁO XỨ ĐỀN THÁNH PHÚ NHAI – GIÁO PHẬN BÙI CHU ... 33 Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................... 37 Chương 2: CÁC QUAN HỆ ỨNG XỨ TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở GIÁO XỨ ĐỀN THÁNH PHÚ NHAI HIỆN NAY ........................... 38 2.1 ỨNG XỬ TRONG QUAN HỆ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG ....................................... 38 2.1.1. Ứng xử vợ - chồng trong việc tổ chức sinh hoạt gia đình ........... 38 2.1.2. Ứng xử của vợ - chồng trong tổ chức hoạt động kinh tế ............ 45 2.2. ỨNG XỬ TRONG QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ - CON CÁI .............................. 47 2.2.1. Trách nhiệm và vai trò giáo dục của cha mẹ đối với con cái ...... 48 2.2.2. Bổn phận và nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ ...................... 52 2.3. ỨNG XỬ TRONG QUAN HỆ GIỮA ÔNG BÀ VÀ CÁC CHÁU ...................... 54 2.3.1. Những lĩnh vực mà ông bà quan tâm dạy dỗ các cháu ............... 54 2.3.2. Cách thức ông bà giáo dục con cháu .......................................... 56 2.3.3. Ứng xử của con cháu đối với ông bà, đặc biệt thể hiện qua việc tôn kính tổ tiên ..................................................................................... 56 2.4. ỨNG XỬ TRONG QUAN HỆ GIỮA ANH, CHỊ, EM ........................................ 59 Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................... 61 6 Chương 3: NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở GIÁO XỨ ĐỀN THÁNH PHÚ NHAI HIỆN NAY .......................................................................................... 63 3.1. NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG GIA ĐÌNH VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA GIA ĐÌNH NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở GIÁO XỨ ĐỀN THÁNH PHÚ NHAI ................... 63 3.1.1. Những biểu hiện tích cực ............................................................ 63 3.1.2. Những biểu hiện tiêu cực ............................................................ 65 3.2. NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI SỰ BIẾN ĐỔI TRONG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA GIA ĐÌNH NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở GIÁO XỨ ĐỀN THÁNH PHÚ NHAI HIỆN NAY ...................................................................................................................... 67 3.2.1. Sự tác động của nền kinh tế thị trường ....................................... 67 3.2.2. Ảnh hưởng từ xu thế phát triển của xã hội công nghiệp hóa-hiện đại hóa .................................................................................................. 69 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TỐT ĐẸP TRONG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO Ở GIÁO XỨ ĐỀN THÁNH PHÚ NHAI ...................................................................................................................... 73 3.3.1. Phát huy truyền thống tốt đẹp trong gia đình người Công giáo ......... 73 3.3.2. Xây dựng và giáo dục kỹ năng ứng xử trong gia đình Công giáo ........ 75 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 92 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 95 7 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ứng xử giữa con người với con người là một vấn đề được nhiều nhà khoa học ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam nghiên cứu từ rất lâu. Sự quan tâm này cho thấy ứng xử giữa người với người là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của mỗi cá nhân, gia đình, các nhóm xã hội lớn, nhỏ và của toàn xã hội. Cách ứng xử của một cá nhân, một nhóm xã hội sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cách ứng xử đáp lại của tất cả những người liên quan, ảnh hưởng đến cuộc sống không chỉ từng cá nhân mà của cả cộng đồng xã hội. Trong quá trình hội nhập văn hóa bản địa, Công giáo ngày càng đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng sâu rộng vào mạch sống của người dân Việt Nam. Điều đó được thể hiện cụ thể và rõ nét nhất trong các gia đình theo đạo Công giáo, tuy có những điểm không tương đồng nhưng gia đình Công giáo vốn vẫn mang đầy đủ những yếu tố của một gia đình thuần Việt. Qua giáo lý và Phúc âm người Công giáo đã thực hành niềm tin của mình bằng chính những hành động, những cách ứng xử với mọi người trong cuộc sống, đặc biệt qua ứng xử giữa các thành viên trong gia đình. Vậy cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình Công giáo có đặc điểm gì? Niềm tin tôn giáo đã ảnh hưởng như thế nào trong cách ứng xử đó? Đây là những câu hỏi có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Văn hóa ứng xử trong gia đình người Công giáo hiện nay tại đền thánh Phú Nhai” nghiên cứu để tìm câu trả lời cho vấn đề trên. 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ứng xử trong gia đình là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học và có lịch sử nghiên cứu lâu dài. Nghiên cứu này đã giành được sự 8 quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học, các cấp quản lý, các tổ chức chính trị, xã hội... Đặc biệt trong xu thế hội nhập và phát triển, có nhiều yếu tố tác động, đã và đang có không ít những ảnh hưởng đến đời sống gia đình và hệ quả là các giá trị, các quan hệ, lối sống trong gia đình Việt Nam đang thay đổi. Nghiên cứu về các tôn giáo từ góc độ lịch sử đã được chú ý từ nhiều thập niên. Tuy nhiên, nghiên cứu chuyên sâu về một tôn giáo như Công giáo, Tin Lành dưới góc độ văn hóa, đặc biệt là những sinh hoạt tôn giáo thực sự mới bắt đầu từ khoảng thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay. Khi nghiên cứu về người Công giáo, cũng đã có một số những công trình nghiên cứu, bài tạp chí, bài báo, luận văn nghiên cứu với nhiều hướng tiếp cận khác nhau, từ góc độ lịch sử, dân tộc học, xã hội học, tôn giáo học Hiện có rất ít các công trình nghiên cứu về lối sống, đặc biệt là các quan hệ ứng xử trong gia đình của người Công giáo từ hướng tiếp cận văn hóa học, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu, bài viết như: Từ góc độ hội nhập văn hóa, tôn giáo học, đáng lưu ý là các công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hồng Dương về văn hóa Công giáo như: Hội nhập văn hóa Ki-tô giáo với văn hóa truyền thống Việt Nam trong lịch sử (1993); Bước đường hội nhập văn hóa dân tộc của Công giáo trong văn hóa Việt Nam (1999); đặc biệt phải kể đến công trình nghiên cứu về Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam (2001), công trình tập trung đi sâu vào các nội dung về nghi lễ, lễ hội; những hình thức diễn xướng trong nhà thờ Công giáo; Thế ứng xử văn hóa của nghi lễ Công giáo với các tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống chủ yếu là với thờ cúng tổ tiên. Đồng thời trình bày lối sống của người Công giáo Việt Nam. Trên cơ sở những nguồn tư liệu thu thập được, chỉ ra mối quan hệ có tính quy luật trong việc hội nhập nghi lễ Công giáo với lễ hội truyền thống Việt Nam, rộng ra là 9 văn hóa truyền thống Việt Nam. Vai trò, vị trí, ảnh hưởng của nó đối với văn hóa Việt Nam, truyền thống và đương đại. Đồng thời, thấy được tác động to lớn của văn hóa truyền thống Việt Nam đối với nghi lễ và lối sống Công giáo cũng như nó đã từng tác động vào Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo thời kỳ phong kiến, tác động vào đạo Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo nửa đầu thế kỷ XX; Tác giả Phạm Trung Hiếu với nghiên cứu: Ảnh hưởng của đạo Công giáo đến đời sống gia đình người giáo dân ở tỉnh Yên Bái hiện nay (2001) Tác giả Hà Huy Tú với công trình nghiên cứu : Tìm hiểu nét đẹp văn hóa Thiên Chúa giáo (2002); Nguyễn Văn Kiệm về Những đóng góp của Công giáo vào nền văn hóa Việt Nam (2000); Ảnh hưởng qua giữa đạo Công giáo và văn hóa Việt Nam của tác giả Phạm Huy Thông, công trình đã trình bà và phân tích một cách tổng quát những đóng góp tích cực của đạo Công giáo trong văn hóa Việt Nam (bao gồm nhiều lĩnh vực như chữ quốc ngữ, văn học nghệ thuật, lễ hội Công giáo, lối sống Công giáo) cũng như những khó khăn của người Công giáo trong việc đồng hành cùng dân tộc trước đây và hiện nay. Trong công trình này, tác giả cũng đã làm rõ sự tác động trở lại của văn hóa Việt Nam đối với văn hóa Công giáo, quá trình “ Việt hóa” đạo Công giáo, làm cho Công giáo trở thành một tôn giáo gần gũi với người Việt Nam. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã ít nhiều đề cập đến sự hội nhập Công giáo với văn hóa dân tộc, nhất là lối sống đạo của giáo dân Công giáo một cách tổng quát, thế nhưng chưa đi sâu nghiên cứu về gia đình Công giáo, đặc biệt là các quan hệ ứng xử trong gia đình Công giáo. Hôn nhân và nếp sống đạo trong gia đình người Việt Công giáo (tiếp cận nhân học quan nghiên cứu giáo họ Nỗ Lực, tỉnh Phú Thọ); Một số vấn đề trong gia đình người Việt theo đạo Công giáo ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay (Trường hợp giáo họ Nỗ Lực, tỉnh Phú Thọ) của tác giả Lê Đức Hạnh, 10 (Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 2012), công trình đề cập đến những nội dung trong quan niệm về hôn nhân của đạo Công giáo, về vấn đề sinh đẻ có trách nhiệm, qua khảo sát tại một giáo xứ, chỉ ra các mối quan hệ chủ yếu trong gia đình của người Công giáo; Gia đình Công giáo Việt Nam trong bối cảnh mở cửa và hội nhập, (Nxb Văn hóa- thông tin, Hà Nội, 2012) tác giả Dương Thị Thùy Linh, qua tìm hiểu về đặc điểm của gia đình Công giáo truyền thống, bài viết chủ yếu đề cập đến những yếu tố tác động làm biến đổi gia đình Công giáo Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu về ứng xử trong gia đình của người Việt Nam cũng đã có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu như: Văn hóa ứng xử trong gia đình của PGS.TS Phạm Khắc Chương- Ths. Nguyễn Thị Hằng (Nxb Hà Nội, 2011). Đây là một nghiên cứu rất sâu văn hóa ứng xử trong gia đình của người Việt Nam nói chung, ngoài việc đưa ra những quan niệm, cách hiểu về ứng xử và văn hóa ứng xử trong gia đình, cuốn sách được kể là cẩm nang dành riêng cho các gia đình để học hỏi những kỹ năng ứng xử có văn hóa giữa các thành viên trong gia đình; Lê Minh: Những tình huống ứng xử trong gia đình (Nxb Lao động, 1994). “Ứng xử của người dân đồng bằng sông Hồng trong gia đình” (Nxb, Từ điển Bách Khoa (2009) do Lê Thị Thanh Hương chủ biên là công trình nghiên cứu khá công phu và nghiêm túc về ứng xử trong gia đình của người dân đồng bằng sông Hồng dưới góc độ tâm lý học, nội dung của cuốn sách được trình bày trong 10 chương. Mỗi chương trình bày một khía cạnh cụ thể trong ứng xử gia đình. Ứng xử ở đây được xây dựng trên nền tảng kinh tế, các dạng quan hệ, tình cảm của gia đình. Ngoài ra còn nhiều tác phẩm khác như: Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt thông qua một số ca dao – tục ngữ của Trần Thúy Anh 11 (Nxb, Đại học quốc gia HN, 2000); H.G Giainot – Nguyễn Thế Toại dịch Thuật ứng xử giữa cha mẹ và con cái (Nxb Phụ nữ, 1996); Bộ văn hóa thể thao và du lịch, viện Gia đình và giới, UNICEF VN: Các mối quan hệ trong gia đình Việt Nam; Vũ Hiếu Dân : Văn hóa tâm lý trong gia đình (Nxb Thông Tin, 2001);, Nguyễn Hữu Trọng: Danh ngôn xử thế (Nxb Mũi Cà Mau); Phạm Trường Khanh – Lê Hoàng Minh : Từ điển Văn hóa gia đình (Nxb Văn hóa thông tin, 2009). Cho đến nay, từ cách tiếp cận nhân học văn hóa, tôn giáo học, có thể nói chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về văn hóa ứng xử trong gia đình của người Công giáo một cách tổng thể. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1 Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng và đặc điểm văn hóa ứng xử trong gia đình người Công giáo, từ đó góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp trong nếp sống gia đình người Việt nói chung, của gia đình Công Giáo nói riêng để xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để làm rõ mục đích nghiên cứu trên, đề tài giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: Thứ nhất, tìm hiểu cơ sở lý luận chung về văn hóa ứng xử trong gia đình và khái quát về giáo xứ đền Thánh Phú Nhai. Thứ hai, khóa luận tìm hiểu thực trạng các mối quan hệ ứng xử trong gia đình người Công giáo ở giáo xứ đền Thánh Phú Nhai hiện nay Thứ ba, đánh giá những tác động làm biến đổi quan hệ ứng xử của các gia đình Công giáo, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những hành vi ứng xử tiêu cực trong gia đình. 12 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1 Đối tượng nghiên cứu Văn hóa ứng xử trong gia đình người Công giáo thể hiện qua cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình. 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu các gia đình Công giáo thuộc giáo xứ Đền thánh Phú Nhai - Giáo phận Bùi Chu (xã Xuân Phương - Xuân Trường - Nam Định) - Về thời gian: Nghiên cứu văn hóa ứng xử trong gia đình Công giáo ở giai đoạn hiện nay. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đề tài sử dụng các phương pháp chủ yếu của dân tộc học như điền dã, quan sát tham dự vào những sinh hoạt và các nghi lễ của người Công giáo tại địa bàn nghiên cứu. - Đề tài sử dụng phương pháp định tính và định lượng của xã hội học như phương pháp phỏng vấn sâu, khảo sát bảng hỏi - Sử dụng tổng hợp các phương pháp so sánh, phân tích, thống kê, mô tảcủa văn bản học để thu thập và sử lý nguồn tư liệu, tài liệu liên quan đến đề tài khóa luận. 6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Ngoài Mục lục, Phụ lục, phần Mở đầu, phần Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cở sở lý luận về ứng xử trong gia đình và tổng quan về giáo xứ đền thánh Phú Nhai – Giáo phận Bùi Chu – Nam Định. Chương 2: Các quan hệ ứng xử trong gia đình người Công giáo ở giáo xứ đền Thánh Phú Nhai hiện nay Chương 3: Nhận xét và khuyến nghị đối với văn hóa ứng xử trong gia đình người Công giáo ở giáo xứ đền Thánh Phú Nhai hiện nay 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa thông tin, HN. 2. Trần Thúy Anh (2000), Thế ứng xử xã hội cổ truyền thông qua một số câu ca dao – tục ngữ, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội. 3. Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch, Viện Gia đình và Giới, UNICEF VN, (2011), Các mối quan hệ trong gia đình Việt Nam (Một số kết quả phân tích sâu điều tra gia đình Việt Nam 2006). 4. Đỗ Thị Bừng, Hải Vang (1997), Tâm lý học ứng xử. Nxb, Giáo dục, HN. 5. Công đồng Vatican II, Tuyên ngôn về giáo dục Ki-tô giáo, số 3. 6. PGS.TS Phạm Khắc Chương – Ths. Nguyễn Thị Hằng (2011), Văn hóa ứng xử trong gia đình, Nxb Thanh niên. 7. Vũ Hiếu Dân – Ngân Hà (2001), Văn hóa tâm lý trong gia đình, Nxb. Văn hóa thông tin. 8. Huỳnh Thị Dung, Nguyễn Thu Hà, Phạm Minh Thảo, Từ Thu Hằng, Phạm Thị Hảo (1999), Từ điển văn hóa gia đình, Nxb, Văn hóa thông tin, Hà Nội. 9. PGS.TS Nguyễn Hồng Dương, Nếp sống đạo của người Công giáo VIệt Nam, Nxb. Từ điển Bách Khoa. 10. PGS.TS Nguyễn Hồng Dương (2001), Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội. 11. Tòa tổng Giám mục Tp. Hồ Chí Minh (1998), Kinh Thánh trọn bộ Cựu ước và Tân ước, Nxb Thành phố HCM. 12. Đức Giáo hoàng Gio-an Phao –lo II (1981), Tông huấn về Gia đình (Familiaris Consortio). 13. H.G Giainot – Nguyễn Thế Toại dịch (1996), Thuật ứng xử giữa cha mẹ và con cái, Nxb. Phụ nữ. 93 14. Ngô Công Hoàn (1997), Giao tiếp và ứng xử sư phạm. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 15. Ngô Công Hoàn (1993), Tâm lí học gia đình, Trường Đại học sư phạm Hà Nội I. 16. Nguyễn Văn Huyên (2005), Văn minh Việt Nam, Nxb Hội Nhà văn. 17. PGS.TS Lê Thị Thanh Hương (2009), Ứng xử của người dân vùng đồng bằng sông Hồng trong gia đình, Nxb. Từ điển Bách Khoa. 18. Phạm Trường Khanh, Lê Hoàng Minh (2009), Từ điển văn hóa gia đình, Nxb. Văn hóa thông tin. 19. Trịnh Trúc Lâm – Nguyễn Văn Hộ (2005), Ứng xử sư phạm. Nxb Đại học Quốc Gia HN. 20. Kỷ yếu tọa đàm khoa học Huế tháng 4 – 2004, Sống đạo theo cung cách Việt Nam, Nxb. Tôn giáo. 21. Văn Linh, (2004), Văn hóa gia đình, Nxb. Thanh niên. 22. Lê Minh (1994), Những tình huống ứng xử trong gia đình, Nxb. Lao động xã hội. 23. Nguyễn Kim Thản, Hồ Hải Thụy, Nguyễn Đức Dương (2005), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia. Nxb Văn hóa Sài Gòn. 24. Phạm Minh Thảo (2003), Nghệ thuật ứng xử của người Việt, Nxb Văn hóa thông tin. 25. Trần Ngọc Thêm (2000), “Khái luận về văn hóa”, Phác thảo chân dung văn hóa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 26. Phạm Huy Thông (tuyển chọn và giới thiệu), (2004), Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào Công giáo. Nxb. Chính trị Quốc gia, HN. 27. Nguyễn Hữu Trọng (1993), Danh ngôn xử thế, Nxb. Mũi Cà Mau. 28. Đoàn Văn Chúc (1997), Văn hóa học, Viện văn hóa, Nxb Văn hóa thông tin. 94 29. Ủy ban Dân số, gia đình và trẻ em, Hà Nội (2004), Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với gia đình Việt Nam hiện nay. 30. Ủy ban Giáo lý Đức Tin, Hội đồng Giám Mục Việt Nam (2004), Giáo lý Hôn nhân và Gia đình, Nxb, Tôn giáo. 31. Lê Ngọc Văn (1995), Góp phần tìm hiểu gia đình Việt Nam truyền thống, Tạp chí Khoa học về Phụ nữ số 3 (17), Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ - Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia. 32. Nguyễn Khắc Viện (1991), Từ điển tâm lý, Tr.303. Nxb Ngoại văn. 33. Hoàng Vinh (1999): Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta, Viện văn hóa và Nxb Văn hóa thông tin, HN. 34. Viện Văn hóa (1997), Văn hóa học, Nxb. Văn hóa thông tin. 35. Nguyễn Như Ý chủ biên (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, HN. 36. Một số website tham khảo - www.phunhai.net - www.wikipedia.org - www.edu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmai_van_tuan_tom_tat_06_2066021.pdf
Luận văn liên quan