Đề tài Về Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thăng Long

Đề tài: Báo cáo về Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thăng Long MỤC LỤC I. Lịch sử hỡnh thành và phỏt triển của Ngõn hàng cụng thương Việt Nam - chi nhánh Nam Thăng Long 1 II. Cơ cấu tổ chức của NHCT Việt nam – Chi nhánh Nam Thăng Long 2 III. Chức năng, nhiệm vụ của từng phũng. 3 3.1. Phũng khỏch hàng doanh nghiệp lớn. 3 3.1.1. Chức năng: 3 3.1.2. Nhiệm vụ: 3 3.2. Phũng khỏch hàng số 2 (doanh nghiệp vừa và nhỏ) 4 3.2.1. Chức năng: 4 3.2.2. Nhiệm vụ: 5 3.3. Phũng khỏch hàng cỏ nhõn. 6 3.3.1. Chức năng: 6 3.3.2. Nhiệm vụ: 6 3.4. Phũng/ tổ quản lý rủi ro 8 3.4.1.Chức năng: 8 3.4.2. Nhiệm vụ: 8 3.5. Phũng/ tổ quản lý nợ có vấn đề. 10 3.5.1. Chức năng: 10 3.5.2. Nhiệm vụ: 10 3.6. Phũng kế toỏn 11 3.6.1. Chức năng: 11 3.6.2. Nhiệm vụ: 11 3.7. Phũng/tổ thanh toỏn xuất nhập khẩu 14 3.7.1. Chức năng: 14 3.7.2. Nhiệm vụ: 14 3.8. Phũng tiền tệ kho quỹ. 15 3.8.1. Chức năng: 15 3.8.2. Nhiệm vụ 15 3.9. Phũng tổ chức - hành chớnh. 16 3.9.1. Chức năng: 16 3.9.2. Nhiệm vụ: 16 3.10. Phũng/tổ thụng tin điện toán. 17 3.10.1. Chức năng: 17 3.10.2. Nhiệm vụ: 17 3.11. Phũng/tổ tổng hợp 18 3.11.1. Chức năng: 18 3.11.2. Nhiệm vụ: 18 IV. Kết quả hoạt động kinh doanh của NH Công thương Việt nam – Chi nhánh Nam Thăng Long. 19 4.1. Huy động vốn. 19 4.2 Hoạt động tín dụng. 22 4.3. Kết quả tài chớnh 26 V. Phương hướng và nhiệm vụ kinh doanh trong thời gian tới. 27 1. Những khó khăn thách thức đối với ngành ngân hàng năm 2009. 27 2. Định hướng nhiệm vụ kinh doanh năm 2009. 28 VI. Biện phỏp thực hiện. 28 6.1. Công tác huy động vốn. 28 6.2. Công tác tín dụng : Là nhiệm vụ hàng đầu nhưng tăng trưởng tín dụng lành mạnh trong tầm kiểm soát của chi nhánh. 29 6.3. Cụng tỏc thu nợ ngoại bảng : tiếp tục xử lý thu hồi nợ ngoại bảng. 30 6.4. Các hoạt động ngoài tín dụng. 30 6.5. Cỏc biện phỏp hỗ trợ. 31

doc33 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2654 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Về Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC I. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng công thương Việt Nam - chi nhánh Nam Thăng Long Ngân hàng công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long là một chi nhánh của ngân hàng Công thương Việt Nam, có trụ sở chính đặt tại 117 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Trước tháng 3/2001, NHCT Việt Nam - chi nhánh Nam Thăng Long có tên là NHCT Cầu Giấy, thuộc về NHCT Ba Đình, thực hiện nhiệm vụ chính được giao là vừa kinh doanh tiền tệ, tín dụng và thanh toán, đồng thời vừa đảm bảo nhu cầu về vốn cho các đơn vị ngoài quốc doanh và các tập thể trên địa bàn của quận Ba Đình. Ngày 20/3/2001, sau chỉ thị số 218/CT ban hành ngày 13/7/1987 của HĐBT, NHCT Cầu Giấy chính thức tách ra khỏi NHCT Ba Đình để trở thành 1 chi nhánh của NHCT Việt Nam. Đến tháng 15/4/2008, NHCT Cầu Giấy đổi tên thành NHCT Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long. Do NHCT Việt Nam – chi nhánh Nam Thăng Long là một chi nhánh của NHCT Việt Nam nên bên cạnh việc thực hiện đầy đủ chức năng của một chi nhánh thì chi nhánh Nam Thăng Long còn thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ như 1 ngân hàng thương mại. Chi nhánh Nam Thăng Long là một đơn vị hạch toán độc lập nhưng tương đối phụ thuộc vào Ngân hàng công thương Việt Nam. Chi nhánh có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng Nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng khác trong cả nước. Kể từ khi thành lập cho đến nay, chi nhánh Nam Thăng Long đã và đang hoạt động kinh doanh trên cơ sở tự kinh doanh, tự bù đắp và có lãi. Trong thời gian hoạt động cho đến nay đã được 8 năm, chi nhánh Nam Thăng Long đã hòa nhập chung vào hoạt động của cả hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, chi nhánh Nam Thăng Long không chỉ đứng vững trong cạnh tranh mà còn không ngừng mở rộng và phát triển với hiệu quả ngày càng cao. II. Cơ cấu tổ chức của NHCT Việt nam – Chi nhánh Nam Thăng Long Ngân hàng Công thương – chi nhánh Nam Thăng Long, Hà Nội có cơ cấu tổ chức hành chính gồm 11 phòng: Phòng khách hàng số 1 Phòng khách hàng số 2 Phòng khách hàng cá nhân (Gồm 6 điểm giao dịch: 36, 38, 58, 76, 68, 28) Phòng/ tổ quản lý rủi ro Phòng/ tổ quản lý nợ có vấn đề Phòng kế toán Phòng/ tổ thanh toán xuất nhập khẩu Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng tổ chức hành chính Phòng/ tổ thông tin điện toán Phòng/ tổ tổng hợp. Và 4 phòng giao dịch: PGD Xuân Đỉnh PGD Thăng Long PGD Mỹ Đình PGD Hà Thành Số liệu về nhân sự: Ban giám đốc: 3 Tổ chức hành chính: 18 trong đó hợp đồng vụ việc là 3 Tổng hợp: 8 trong đó hợp đồng vụ việc là 2 Kế toán: 21 Tiền tệ kho quỹ: 12 Khách hàng doanh nghiệp lớn: 11, trong đó 1 hợp đồng vụ việc Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ: 8 Khách hàng cá nhân: 33 (bao gồm các điểm giao dịch) Quản lý rủi ro: 13 Thông tin điện toán: 6 PGD Xuân Đỉnh: 9 PGD Thăng Long: 7 PGD Mỹ Đình: 7 PGD Hà Thành: 5 III. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng. 3.1. Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn. 3.1.1. Chức năng: Là Phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VND & ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn. 3.1.2. Nhiệm vụ: Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là các doanh nghiệp lớn. Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NHCT VN: Tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử …; Làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của NHCT VN đến các khách hàng là doanh nghiệp lớn. Nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải tiến các sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới phục vụ cho khách hàng là doanh nghiệp lớn. Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định thao quy định của NHCT. Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch. + Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh vay vốn và các hình thức cấp tín dụng khác. + Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của NHCT VN. Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch: + Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh các hình thức cấp tín dụng khác. + Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của NHCTVN. + Đưa ra các đề xuất chấp thuận/ từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định. + Kiểm tra giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp cá khoản tín dụng, phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phí đầy đủ kịp thời, đúng hạn, đúng hợp đồng đã ký. + Theo dõi các quản lý các khoản cho vay bắt buộc, tìm biện pháp thu hồi khoản cho vay này. Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp, quản lý tài sản đảm bảo theo quy định của NHCTVN. Thực hiện nhiệm vụ thành viên hội đồng tín dụng, hội đồng miễn giảm lãi, hội đồng xử lý rủi ro. Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho phòng/ tổ quản lý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định thao quy định của chi nhánh và NHCTVN. Cập nhật, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng. Thực hiện chấm điểm, xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh. Phản ánh kịp thời những cấn đề vướng mắc cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên giải quyết. Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy định hiện hành. Tổ chức học tập nâng cáo trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng. Làm công tác khác khi được giám đốc giao. 3.2. Phòng khách hàng số 2 (doanh nghiệp vừa và nhỏ) 3.2.1. Chức năng: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý cá sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hấp dẫn của NHCT VN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các DN vừa và nhỏ. 3.2.2. Nhiệm vụ: Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NHCT VN: Tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử …; Làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của NHCT VN đến các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải tiến các sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới phục vụ cho khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định thao quy định của NHCT. Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch. + Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh vay vốn và các hình thức cấp tín dụng khác. + Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của NHCT VN. Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch: + Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh các hình thức cấp tín dụng khác. + Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của NHCTVN. + Đưa ra các đề xuất chấp thuận/ từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định. + Kiểm tra giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp cá khoản tín dụng, phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phí đầy đủ kịp thời, đúng hạn, đúng hợp đồng đã ký. + Theo dõi các quản lý các khoản cho vay bắt buộc, tìm biện pháp thu hồi khoản cho vay này. Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp, quản lý tài sản đảm bảo theo quy định của NHCTVN. Thực hiện nhiệm vụ thành viên hội đồng tín dụng, hội đồng miễn giảm lãi, hội đồng xử lý rủi ro. Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho phòng/ tổ quản lý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định thao quy định của chi nhánh và NHCTVN. Cập nhật, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng. Thực hiện chấm điểm, xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh. Phản ánh kịp thời những cấn đề vướng mắc cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên giải quyết. Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy định hiện hành. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng. Làm công tác khác khi được giám đốc giao. 3.3. Phòng khách hàng cá nhân. 3.3.1. Chức năng: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT VN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân. 3.3.2. Nhiệm vụ: Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là cá nhân. Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NHCT VN: Tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử …; Làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của NHCT VN đến các khách hàng cá nhân. Nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải tiến các sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới phục vụ cho khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của NHCT. Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch. + Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh vay vốn và các hình thức cấp tín dụng khác. + Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của NHCT VN. Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch: + Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh các hình thức cấp tín dụng khác. + Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của NHCT VN. + Đưa ra các đề xuất chấp thuận/ từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định. + Kiểm tra giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng, phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phí đầy đủ kịp thời, đúng hạn, đúng hợp đồng đã ký. + Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc, tìm biện pháp thu hồi khoản cho vay này. Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp, quản lý tài sản đảm bảo theo quy định của NHCTVN. Thực hiện nhiệm vụ thành viên hội đồng tín dụng, hội đồng miễn giảm lãi, hội đồng xử lý rủi ro. Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho phòng/ tổ quản lý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của chi nhánh và NHCT VN. Cập nhật, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng. Thực hiện chấm điểm, xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh. Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên giải quyết. Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy định hiện hành. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng. Làm công tác khác khi được giám đốc giao. 3.4. Phòng/ tổ quản lý rủi ro 3.4.1.Chức năng: Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh. Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCT VN. 3.4.2. Nhiệm vụ: 1. Nghiên cứu chủ trương, chính sách của NN và kế hoạch phát triển theo vùng kinh tế, ngành kinh tế tại địa phương, các văn bản về hoạt động ngân hàng… chiến lược kinh doanh, chính sách quản lý rủi ro của NHCT VN và thực trạng tín dụng tại chi nhánh trong từng thời kỳ để: - Đề xuất mức tăng trưởng tín dụng theo nhóm khách hàng, ngành nghề, khu vực kinh tế… phù hợp với năng lực quản trị rủi ro của chi nhánh và tình hình phát triển kinh tế tại địa phương. - Đề xuất danh sách khách hàng cần hạn chế tín dụng hoặc ngừng quan hệ tín dụng. 2. Thực hiện thẩm định độc lập (theo cấp độ quy định của NHCT VN hoặc theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh, Hội đồng tín dụng chi nhánh) hoặc tái thẩm định: - Thẩm định, xác định giới hạn tín dụng, các khoản cấp tín dụng cho khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh và trình cấp có thẩm quyền quyết định. - Thẩm định các khoản vay, dự án vay vốn, các khoản bảo lãnh, cấp tín dụng khác có độ phức tạp hoặc có giá trị lớn theo các quy định của NHCT VN trong từng thời kỳ hoặc theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh hoặc hội đồng tín dụng chi nhánh. - Thẩm định đánh giá rủi ro đối với đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh, hội đồng tín dụng cơ sở. 3. Tái thẩm định, đánh giá rủi ro đối với các khoản bảo lãnh, khoản cấp tín dụng khác hoặc đề nghị cơ cấu lại thời gian trả nợ theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh hoặc hội đồng tín dụng chi nhánh. 4. Thực hiện phân loại nợ và tính toán trích dự phòng rủi ro cho từng khách hàng theo quy định hiện hành. 5. Chấm điểm, xếp hạng tín dụng đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh. 6. Kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ tín dụng, giám sát thực hiện các khoản cấp tín dụng và việc nhập dữ liệu đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh (đối với những khoản vay/ dự án/ khách hàng cần phải có bộ phận quản lý rủi ro tham gia quản lý theo các quy định của NHCT VN) sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt: - Kiểm tra việc hoàn tất hồ sơ, thủ tục tín dụng do các phòng liên quan lập, đảm bảo tuân thủ theo đúng điều kiện của khoàn tín dụng đã được duyệt. - Theo dõi giám sát việc hoàn chỉnh hồ sơ tín dụng và giám sát, kiểm tra việc nhập dữ liệu khoản tín dụng vào hệ thống máy tính của phòng có liên quan sau khi cấp tín dụng, đảm bảo sự chính xác, phù hợp về hồ sơ tín dụng trên máy tính và trên giấy. 7. Kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ của các nghiệp vụ về tài trợ thương mại, chuyển tiền ngoại tệ, mua bán nợ theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh hoặc NHCT VN. 8. Nghiên cứu các danh mục tài sản bảo đảm tiền vay, cảnh báo rủi ro trong việc nhận tài sản bảo đảm. 9. Tham gia Hội đồng tín dụng, hội đồng miễn giảm lãi, hội đồng xử lý rủi ro theo quy định của NHCT VN hoặc theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh/ chủ tịch hội đồng. 10. Triển khai thực hiện chính sách, quy trình, quy định về quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp, rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán, .. của NHCT VN nhằm giúp các hoạt động nghiệp vụ tại chi nhánh ngăn ngừa và hạn chế thấp nhất mức độ rủi ro. 11. Cung cấp thông tin liên quan đến nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro cho các phòng có liên quan tại chi nhánh và trụ sở chính NHCT VN khi có yêu cầu. 12. Làm đầu mối liên hệ với trung tâm thông tin tín dụng NHNN trên địa bàn trong việc cung cấp và khai thác sử dụng theo quy định của NHNN. 13. Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy định hiện hành. 14. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng. 15. Làm công tác khác khi được giám đốc giao. 3.5. Phòng/ tổ quản lý nợ có vấn đề. 3.5.1. Chức năng: Phòng quản lý nợ có vấn đề chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khoản nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu); quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của NN nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay. Quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro. 3.5.2. Nhiệm vụ: Nghiên cứu chủ trương, chính sách, luật pháp, các văn bản pháp quy của NN, của các ngành và NHCT VN có liên quan đến hoạt động ngân hàng để thực hiện xử lý, thu hồi các khoản nợ có vấn đề, các khoản nợ đã được xử lý rủi ro, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, phân loại nợ, trích lập và sử dụng rủi ro. Theo dõi quản lý các khoản nợ có vấn đề, các khoản nợ quá hạn (gốc, lãi), thực hiện các biện pháp, chế tài tín dụng và tiến hành xử lý tài sản đảm bảo để nhanh chóng thu hồi các khoản nợ này. Đề xuất các phương pháp xử lý đối với các loại tài sản đảm bảo nợ vay có vấn đề phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế trong từng thời kỳ. Thực hiện phân loại nợ, tính toán trích dự phòng rủi ro, phân tích thực trạng chất lượng dư nợ của chi nhánh theo định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất của NHCT VN. Đề xuất phương án trình các cấp, các ngành có liên quan hỗ trợ chi nhánh trong việc xử lý thu hồi các khoản nợ có vấn đề vượt phạm vi, khả năng xử lý của chi nhánh. Hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của NHCT VN, trình cấp có thẩm quyền cho xử lý các khoản nợ tồn đọng (nếu có) theo yêu cầu của NHCT. Đầu mối kiểm tra, tổng hợp hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro, hội đồng miễn giảm lãi theo yêu cầu của chủ tịch hội đồng. Tổng hợp, thống kê, lưu trữ tài liệu, số liệu liên quan đến các khoản nợ có vấn đề và tài sản đảm bảo tồn đọng. Làm các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh là NHCT VN. Làm các việc khác do Giám đốc chi nhánh giao. 3.6. Phòng kế toán 3.6.1. Chức năng: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và NHCTVN. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng. 3.6.2. Nhiệm vụ: Phối hợp với phòng thông tin điện toán quản lý hệ thống giao dịch trên máy: Thực hiện mở, đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày, nhận các dữ liệu/tham số mới nhất từ NHCTVN; thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch. Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng: a, Mở/đóng các tài khoản (ngoại tệ và VND) b, Thực hiện các giao dịch gửi/rút tiền từ tài khoản c, Bán séc, ấn chỉ thường … cho khách hàng theo quy định d, Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ tiền mặt, thanh toán và chuyển tiền VND, chuyển tiền ngoại tệ. e, Thực hiện các dịch vụ về tiền mặt, các giao dịch về thẻ, séc du lịch, séc bảo chi, séc chuyển khoản, nhờ thu phi thương mại. g, Thực hiện các giao dịch giải ngân, thu nợ, thu lãi, xóa nợ. h, Thực hiện nghiệp vụ thấu chi (theo hạn mức được cấp), chiết khấu chứng từ có giá theo quy định. i, Kiểm tra tính và thu phí của khách hàng khi thực hiện các dịch vụ ngân hàng, kiểm tra tính lãi (lãi cho vay, lãi huy động). k, Cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác (bảo quản giấy tờ có giá, cho thuê tủ két). l, Hạch toán các khoản mua, bán ngoại tệ bằng chuyển khoản trên cơ sở các chứng từ hợp lệ, hợp pháp theo quy định của NHNN, NHCT VN, do bộ phận kinh doanh ngoại tệ chuyển sang (có sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền). 3. Thực hiện kiểm soát sau: - Kiểm soát tất cả các bút toán mới và các bút toán điều chỉnh (bao gồm các bút toán tạo từ động trong các module nghiệp vụ thuộc hệ thống INCAS và tạo tay trực tiếp trong BDS của GL); - Thực hiện việc tra soát tài khoản điều chuyển vốn (ngoại tệ và VND) với trụ sở chính, tra soát với ngân hàng ngoài hệ thống điện chuyển tiền giao dịch của doanh nghiệp và cá nhân; - Kiểm tra, đối chiếu tất cả các báo cáo kế toán. - Thực hiện chức năng kiểm soát các giao dịch trong và ngoài quầy theo thẩm quyền, kiểm soát lưu trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê giao dịch trong ngày, đối chiếu, lập báo cáo và phân tích báo cáo cuối ngày của giao dịch viên theo quy định. - Kiểm soát sau tất cả các bút toán giao dịch, điều chỉnh của phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch theo quy định. 4. Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử, thanh toán liên ngân hàng. 5. Quản lý thông tin: - Duy trì, quản lý hồ sơ thông tin khách hàng. - Quản lý mẫu dấu chữ ký của khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân. 6. Quản lý séc và giấy tờ có giá, các ấn chỉ quan trọng, các chứng từ gốc… của các giao dịch viên và toàn chi nhánh. 7. Quản lý quỹ tiền mặt trong ngày (Quỹ tiền mặt của các giao dịch viên); Thực hiện việc kiểm soát, đối chiếu tiền mặt hàng ngày với phòng tiền tệ kho quỹ theo quy định của NHNN và NHCTVN. 8. Lưu giữ chứng từ của các bộ phận nghiệp vụ, số liệu theo quy định hiện hành của NHCT VN. 9. Thực hiện quản lý các giao dịch nội bộ, chi trả lương và các khoản thu nhập khác cho cán bộ nhân viên hàng tháng. 10. Phối hợp với các phòng có liên quan phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh để trình Ban lãnh đạo chi nhánh quyết định mức trích lập Quỹ dự phòng rủi ro theo các hướng dẫn của NHCTVN. 11. Tổ chức quản lý và theo dõi hạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ lao động, kho ấn chỉ, chi tiêu nội bộ của chi nhánh. Phối kết hợp với phòng tổ chức hành chính lập kế hoạch bảo trì bảo dưỡng tài sản cố định… xây dựng nội quy quản lý, sử dụng trang thiết bị tại chi nhánh. 12. Lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính theo quy định hiện hành. 13. Lập kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, kế hoạch chi tiêu nội bộ đảm bảo hoạt động kinh doanh của chi nhánh trình giám đốc chi nhánh quyết định. 14. Phối hợp với các phòng liên quan tham mưu cho giám đốc về kế hoạch và thực hiện quỹ tiền lương quý, năm, chi các quỹ theo quy định của nhà nước và NHCT VN phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh của chi nhánh. 15. Tính và trích nộp thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản nộp ngân sách khác theo quy định. Là đầu mối trong quan hệ với cơ quan thuế, tài chính. 16. Làm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của NHNN và NHCTVN. 17. Tổ chức học tập nâng cao trình độ của cán bộ phòng. 18. Làm công tác khác do Giám đốc giao. 3.7. Phòng/tổ thanh toán xuất nhập khẩu 3.7.1. Chức năng: Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của NHCT VN. 3.7.2. Nhiệm vụ: Thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu theo hạn mức được cấp: - Thực hiện các nghiệp vụ phát hành, sửa đổi, thanh toán LC nhập khẩu; Thông báo và thanh toán LC xuất khẩu. - Thực hiện các nghiệp vụ nhờ thu liên quan đến XNK (nhờ thu kèm bộ chứng từ, nhờ thu không kèm bộ chứng từ, nhờ thu sé thương mại). - Phối hợp với các phòng khách hàng số 1 (doanh nghiệp lớn), phòng khách hàng số 2 (doanh nghiệp vừa và nhỏ) để thực hiện nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ, nghiệp vụ biên lai tín thác, bao thanh toán, bao thanh toán tuyệt đối. - Phát hành, thông báo (bao gồm cả sửa đổi bảo lãnh) bảo lãnh trong nước và nước ngoài trong phạm vi được ủy quyền. - Phối hợp với các phòng khách hàng theo dõi các khoản cho vay bắt buộc; - Thực hiện các nghiệp vụ khác theo hước dẫn và ủy quyền của NHCT VN trong từng thời kỳ. Thực hiện nghiệp vụ về mua bán ngoại tệ. - Xây dựng giá mua, bán hàng ngày trình lãnh đạo duyệt theo thẩm quyền để thực hiện trong toàn chi nhánh; - Thực hiện nghiệp vụ liên quan để ký hợp đồng mua, bán ngoại tệ (chuyển khoản) với các tổ chức kinh tế, cá nhân, chuyển Phòng kế toán để hạch toán theo quy định của NHCT VN. Hỗ trợ phòng kế toán thực hiện chuyển tiền nước ngoài nếu cần; Kiểm tra hợp đồng ngoại thương hoặc thủ tục của các khoản chuyển tiền khác theo quy định của NHCT VN. Phối hợp với bộ phận kiểm soát sau thuộc phòng Kế toán kiểm soát, đối chiếu các bút toán phát sinh trên các tài khoản liên quan đến nghiệp vụ của phòng và xử lý các khoản sai sót, chênh lệch theo quy trình nghiệp vụ và chế độ kế toán hiện hành. Phối hợp với các phòng khách hàng thực hiện tốt công tác tiếp thị để khai thác nguồn ngoại tệ cho chi nhánh; tiếp thị khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Tư vấn khách hàng sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại, thanh toán xuất nhập khẩu. Tham gia Hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn lãi, Hội đồng xử lý rủi ro (khi có yêu cầu). Tổng hợp báo cáo, lưu giữ chứng từ, tài liệu theo quy định. Đảm bảo an toàn bí mật cá số liệu có liên quan theo quy định. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ. Làm công tác khác do Giám đốc giao. 3.8. Phòng tiền tệ kho quỹ. 3.8.1. Chức năng: Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT VN. Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn. 3.8.2. Nhiệm vụ Quản lý an toàn kho quỹ (an toàn về tiền mặt VND và ngoại tệ, thẻ trắng thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp…) theo đúng quy định của NHNN và NHCT VN. Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy ATM theo ủy quyền kịp thời chính xác, đúng chế độ quy định. Thu, chi tiền mặt giao dịch có giá trị lớn, thu chi lưu động tại các doanh nghiệp, khách hàng. Phối hợp với phòng kế toán, tổ chức hành chính thực hiện điều chuyển tiền giữa quỹ nghiệp vụ của chi nhánh với NHNN, các NHCT VN trên địa bàn, các Quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch, phòng giao dịch, máy rút tiền tự động (ATM) an toàn, đúng chế độ trên cơ sở dáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu tại chi nhánh. Thường xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời các hiện tượng hoặc sự cố ảnh hưởng đến an toàn kho quỹ, báo cáo Ban giám đốc kịp thời xử lý. Lập kế hoạch sửa chữa cải tạo, tu bổ, nâng cấp kho tiền đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Thực hiện ghi chép theo dõi số sách thu chi, xuất khập kho quỹ đầy đủ, kịp thời. Làm các báo cáo theo quy định của NHNN và NHCT VN. Thực hiện việc đóng gói, lập bảng kê chuyển séc du lịch, hóa đơn thanh toán thẻ VISA, Master về trụ sở chính của NHCT VN hoặc các đầu mối để gửi đi nước ngoài nhờ thu. Tổ chức học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác của phòng. Thực hiện một số công việc khác do giám đốc giao. 3.9. Phòng tổ chức - hành chính. 3.9.1. Chức năng: Phòng tổ chức – hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCT VN. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh toàn chi nhánh. 3.9.2. Nhiệm vụ: Thực hiện quy định của Nhà nước và của NHCT VN có liên quan đến chính sách cán bộ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền của chi nhánh. Thực hiện bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo tại chi nhánh. Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, nhân viên chi nhánh. Thực hiện việc mua sắm tài sản và công cụ lao động, trang thiết bị và phương tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. Thực hiện thao dõi bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, công cụ lao động theo ủy quyền. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, nâng cấp và sửa chữa nhà làm việc, QTK, điểm giao dịch đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh và quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và NHCT VN. Quản lý và sử dụng xe ô tô, sử dụng điện, điện thoại và các trang thiết bị của chi nhánh. Định kỳ bảo dưỡng và khám xe ô tô theo quy định, đảm bảo lái xe an toàn. Là đầu mối xây dựng nội quy quản lý, sử dụng trang thiết bị tại chi nhánh. Tổ chức công tác văn thư lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ theo đúng quy định của Nhà nước và của NHCT VN. Đánh máy, in ấn tài liệu của cơ quan khi đã được Ban giám đốc duyệt. Cung cấp tài liệu lưu trữ cho Ban giám đốc và các phòng khi cần thiết theo đúng quy định về bảo mật, quản lý an toàn hồ sơ cán bộ. Tổ chức thực hiện công tác y tế tại chi nhánh. Chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để hội họp, sơ kết, tổng kết, … và Ban giám đốc tiếp khách. Thực hiện nhiệm vụ thủ quỹ các khoản chi tiêu nội bộ cơ quan. Tổ chức công tác bảo vệ an toàn cơ quan; phối hợp với các phòng kế toán giao dịch, TTKQ bảo vệ an toàn công tác vận chuyển hàng đặt biệt; Phòng cháy nổ, chống bão lụt theo đúng quy định của ngành và các cơ quan chức năng. Lập báo cáo thuộc phạm vi trách nhiệm của phòng. Thực hiện một số công việc khác do Giám đốc giao. 3.10. Phòng/tổ thông tin điện toán. 3.10.1. Chức năng: Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh. 3.10.2. Nhiệm vụ: Thực hiện quản lý về mặt công nghệ và kỹ thuật đối với toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin của chi nhánh theo thẩm quyền được giao. Quản lý hệ thống giao dịch trên máy: Thực hiện mở, đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày; Nhận chuyển giao ứng dụng/ các dữ liệu/ tham số mới nhất từ Ngân hàng Công thương Việt Nam; Thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch, phối hợp với các phòng liên quan để đảm bảo thông suốt các giao dịch của chi nhánh. Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống, thiết bị ngoại vi, mạng máy tính đảo bảo thông suốt hoạt động của hệ thống tại chi nhánh. Thực hiện triển khai các hệ thống, chương trình phần mềm mới, các phiên bản cập nhật mới nhất từ phía NHCT VN triển khai cho chi nhánh. Lập, gửi các báo cáo bằng file theo quy định hiện hành của NHCT VN, NHNN. Làm đầu mối về mặt công nghệ thông tin giữa chi nhánh với NHCT VN. Thao tác vận hành các chương trình phần mềm trong hệ thống thông tin, điện toán của chi nhánh, xử lý các sự cố đối với hệ thống thông tin tại chi nhánh. Thực hiện lưu trữ, phục hồi dữ liệu toàn chi nhánh. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để đề xuất các sản phẩm mới và công nghệ mới đưa ra cá yêu cầu về nâng cấp, sửa đổi hệ thống, triển khai công tác đào tạo về công nghệ thông tin tại chi nhánh. Thiết kế và xây dựng các tiện ích phục vụ yêu cầu chỉ đạo điều hành cho Ban lãnh đạo chi nhánh trên nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến phần mềm của NHCT VN. Hỗ trợ cho các phòng, ban kết xuất số liệu ra máy in để các phòng ban khác sử dụng. Thực hiện nghiệp vụ đầu mối về thẻ, lắp đặt, vận hành, xử lý lỗi thẻ ATM, giải quyết cấc vướng mắc của khách hàng sử dụng sản phẩm thẻ, triển khai sản phẩm thẻ theo hướng dẫn của NHCT VN. Kết hợp các phòng nghiệp vụ khác thực hiện quản lý, duy trì về kỹ thuật các hoạt động giao dịch ngoài quầy trên các kênh giao dịch của NHCT (như: ATM, Ebank, Telephone Banking và các sản phẩm thương mại). Tổ chức học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác của phòng. Làm một số công việc khác do Giám đốc giao. 3.11. Phòng/tổ tổng hợp 3.11.1. Chức năng: Phòng tổng hợp là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến về kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hành năm của chi nhánh. 3.11.2. Nhiệm vụ: Dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích tài chính, phân tích đánh giá tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của chi nhánh. Làm đầu mối các báo cáo theo quy định của NHNN và NHCT VN. Làm công tác thi đua của chi nhánh. Là đầu mối nghiên cứu các đề án mở rộng mạng lưới kinh doanh tại chi nhánh trình NHCT VN quyết định. Là đầu mối nghiên cứu triển khai các đề tài khoa học của chi nhánh. Tổ chức học tập nâng cao trình độ của cán bộ phòng. Làm các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. IV. Kết quả hoạt động kinh doanh của NH Công thương Việt nam – Chi nhánh Nam Thăng Long. 4.1. Huy động vốn. Tình hình thực hiện công tác huy động vốn năm 2006. Đơn vị : Tỷ đồng. Chỉ tiêu 31/12/2006 % Tổng nguồn vốn huy động So với 31/12/2005 So với kế hoạch NHCT giao 1. Phân theo cơ cấu tiền gửi 1.889 100% 55% +339 - VNĐ 1.040 55% +90 -10 - Ngoại tệ quy VNĐ 849 45% +57,2% +349 2. Theo đối tượng huy động vốn 1.889 100% +147,2 +339 - Tiền gửi tổ chức kinh tế 1.127,7 59,7% +171,8 - Tiền gửi dân cư 761,3 40,3% -24,6 3. Phân theo kỳ hạn huy động 1889 100% +147,2 +339 - Tiền gửi không kỳ hạn 655 34,7% -1,8 - Tiền gửi dưới 12 tháng 610 32,3% +88,7 - Tiền gửi từ 12 tháng trở lên 624 33% +60,3 Tình hình thực hiện công tác huy động vốn năm 2007. Đơn vị : Tỷ đồng. Chỉ tiêu 31/12/2007 % Tổng nguồn vốn huy động So với 31/12/2006 So với kế hoạch NHCT giao 1. Phân theo cơ cấu tiền gửi 2.672 100% +783 +122 - VNĐ 1.739 65% +699 +124 - Ngoại tệ quy VNĐ 933 35% +84 -2 2. Theo đối tượng huy động vốn 2672 100% +783 +122 - Tiền gửi tổ chức kinh tế 1755,7 66% +628 - Tiền gửi dân cư 916,3 34% +155 3. Phân theo kỳ hạn huy động 2672 100% +783 +122 - Tiền gửi không kỳ hạn 769 29% +114 - Tiền gửi dưới 12 tháng 1061 40% +451 - Tiền gửi từ 12 tháng trở lên 842 31% +218 Tình hình thực hiện công tác huy động vốn năm 2008. Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2008 % Tổng nguồn vốn huy động So với 31/12/2007 So với kế hoạch NHCT giao 1. Phân theo cơ cấu tiền gửi 2844 100% +172 +44 - VNĐ 1631 57,35% -108 -69 - Ngoại tệ quy VNĐ 1213 42,65% +280 +113 2. Theo đối tượng huy động vốn 2844 100% +172 - Tiền gửi tổ chức kinh tế 1093 38,43% +70 - Tiền gửi dân cư 1004 35,30% +88 - Vốn tài trợ ủy thác 747 26,27% +14 3. Phân theo kỳ hạn huy động 2844 100% - Tiền gửi không kỳ hạn 900 31,65% +131 - Tiền gửi từ 12 tháng trở lên 897 31,54% +55 - Tiền gửi dưới 12 tháng 1047 36,81% -14 Có thể thấy, chiến lược của chi nhánh là “Kinh doanh Tài sản nợ” đã được thực hiện khá tốt. Chỉ tiêu huy động nguồn vốn vượt kế hoạch được giao 1,57%. Cơ cấu về nguồn thuận lợi. Đạt được mục tiêu nguồn tiền gửi tiết kiệm trong dân cư 1000 tỷ, đến 31/12/2008 đã là 1004 tỷ đồng. Chính sách chăm sóc khách hàng được đặc biệt quan tâm. Công tác marketing cũng đã được chú trọng. Phong cách giao dịch được đổi mới hiệu quả. Hoàn thành chỉ tiêu các đợt phát hành kỳ phiếu, tiết kiệm dự thưởng… Bên canh đó, những hạn chế còn tồn tại là : nhận thức của cán bộ tín dụng chưa thực sự đầy đủ về công tác huy động vốn cũng như bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Chưa chủ động trong việc nắm bắt thị trường trước xu thế thị trường tiền tệ biến động nhanh như hiện nay. 4.2 Hoạt động tín dụng. Bảng cơ cấu dư nợ cho vay 2006 Đơn vị : Tỷ đồng. Chỉ tiêu 31/12/2006 % Tổng dư nợ cho vay nền KT So với 31/12/2005 So với kế hoạch NHCT giao I. Phân theo loại tiền vay 633,5 100% -629,4 -186,5 - VNĐ 263,7 41,6% -522,5 -166,3 - Ngoại tệ quy đổi VNĐ 369,8 58,4% -106,9 -20,2 2. Theo thời hạn cho vay 633,5 100% -629,4 -186,5 - Ngắn hạn 291,8 46,1% -503,5 - Trung dài hạn 341,7 53,9% -125,9 3. Theo thành phần KT 633,5 100% -629,4 -186,5 - DNNN 359,3 56,7% -305 - Thành phần KT khác 274,2 43,3% -324,4 4. Theo mức độ TSBĐ 633,5 100% -629,4 -186,5 - Có TSBĐ 441,9 69,8% -89,8 - Không có TSBĐ 191,6 30,2% -539,6 5. Theo loại hình khách hàng 633,5 100% -629,4 -186,5 - DN lớn 472,4 74,6% - DN nhỏ và vừa 119,4 18,8% - TNCT 41,7 6,6% 6. Theo ngành hàng 633,5 100% -629,4 -186,5 - Cho vay xây dựng 53,8 8,5% - Cho vay sx cơ khí 104,6 16,5% - Cho vay ngành điện 275,6 43,5% - SX lắp ráp, kd ô tô, xe máy 93,6 14,8% - Cho vay thương mại 18,5 2,9% - Cho vay khác 87,4 13,8% 7. Phân theo nhóm (QĐ 234) 633,5 100% -629,4 -186,5 - Nhóm 1 405,2 64% - Nhóm 2 169,5 26,7% - Nhóm 3 48,5 7,7% - Nhóm 4 4,0 0,6% - Nhóm 5 6,3 1,0% Bảng cơ cấu dư nợ cho vay năm 2007 Đơn vị : Tỷ đồng. Chỉ tiêu 31/12/2007 % Tổng dư nợ cho vay nền KT So với 31/12/2006 So với kế hoạch NHCT giao I. Phân theo loại tiền vay 464,4 100% -169 -335,6 - VNĐ 165,6 35,7% -98 -214,4 - Ngoại tệ quy đổi VNĐ 298,8 64,3% -71 -121,2 2. Theo thời hạn cho vay 464,4 100% -169 -335,6 - Ngắn hạn 169,8 36,6% -122 - Trung dài hạn 294,6 63,4% -47 3. Theo thành phần KT 464,4 100% -169 -335,6 - DNNN 297,2 64% -62,1 - Thành phần KT khác 167,2 36% -106,9 4. Theo mức độ TSBĐ 464,4 100% -169 -335,6 - Có TSBĐ 340,4 73,3% -101,3 - Không có TSBĐ 124 26,7% -67,6 5. Theo loại hình khách hàng 464,4 100% -169 -335,6 - DN lớn 378 81,4% -94,4 - DN nhỏ và vừa 37 8% -82,4 - TNCT 49,4 10,6% +7,8 6. Phân theo nhóm (QĐ 234) 464,4 100% -169 - Nhóm 1 455,7 98% +50,5 - Nhóm 2 0,9 0,2% -168,6 - Nhóm 3 0 0% -48,5 - Nhóm 4 0 0% -4 - Nhóm 5 7,8 1,7% +1,5 Bảng cơ cấu dư nợ cho vay năm 2008. Đơn vị : Tỷ đồng. Chỉ tiêu 31/12/2008 % Tổng dư nợ cho vay nền KT So với 31/12/2007 So với kế hoạch NHCT giao Dư nợ cho vay cả nền KT 708,7 100% 244,3 -67,3 I. Phân theo loại tiền vay - VNĐ 440,4 62,14% 274,8 -80.6 - Ngoại tệ quy đổi VNĐ 268,3 37,86% -30,5 13,3 2. Theo thời hạn cho vay - Ngắn hạn 170,8 24,10% 1 - Trung dài hạn 537,76 75,88% 243,16 3. Theo thành phần KT - DNNN 321,5 45,36% 24,3 - Thành phần KT khác 387,2 54,64% 220 4. Theo mức độ TSBĐ - Có TSBĐ 638,7 90,12% +298,3 - Không có TSBĐ 70,0 9,88% -54,0 5. Theo loại hình khách hàng - DN lớn 597,4 84,30% - DN nhỏ và vừa 57,4 8,10% - TNCT 53,9 7,61% Như vậy, đến cuối năm 2008, chi nhánh đã đạt được rất nhiều thành công trong hoạt động tín dụng. Chi nhánh đã thay đổi định hướng chiến lược cho vay kịp thời, tập trung vào các ngành, lĩnh vực thiết yếu, mở rộng các loại hình cho vay theo hướng tích cực, đúng định hướng Ban lãnh đạo đã đề ra. Chất lượng tín dụng đã được cải thiện 1 cách đáng kể. Đến 31/12/2008 100% dư nợ đều thuộc nợ nhóm 1, nợ đủ tiêu chuẩn, không có khoản nợ quá hạn nào. Các phòng ban đã phối hợp với nhau tốt trong các khâu kiểm soát, cung cấp hồ sơ, theo dõi nợ quá hạn. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại 1 số hạn chế. Kế hoạch tăng trưởng dư nợ chưa đạt được chỉ tiêu kế hoạch. Cho vay trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Cho vay thi công xây lắp chưa đạt được yêu cầu Ban lãnh đạo đề ra. Một số cán bộ tín dụng chưa làm tròn trách nhiệm, thiếu kinh nghiệm và trình độ chưa đồng đều. Kết quả tài chính Bảng phân tích cơ cấu thu nhập – chi phí 2008 Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Thực hiện 31/12/07 Thực hiện 31/12/08 Tỷ trọng So với 31/12/07 I. Tổng thu nhập,trong đó: 235,551 346,285 187% 110,734 1. Thu từ hoạt động tín dụng 65,893 80,434 43,35% 14,541 2. Thu lãi nộp vốn 129,736 185,554 100% 55,818 3. Thu dịch vụ 4,187 6,991 3,77% 2,804 4. Thu hồi các khoản nợ đã XLRR 32,545 52,472 28,28% 19,927 5. Thu nhập khác 3,190 20,834 11,23% 17,644 II. Tổng chi phí, trong đó: 186,310 227,832 894% 41,522 1. Chi trả lãi 124,382 177,591 696,76% 53,209 2. Chi trả nhân viên 11,954 25,488 100% 13,534 3. Chi hoạt động quản lý và cv 3,797 6,678 26,20% 2,881 4. Chi về tài sản 4,685 6,945 27,25% 2,260 5. Chi phí khác, gồm: 41,492 11,130 43,67% -30,362 - Trích DPRR 29,754 4,010 -25,744 - Hoàn dự thu lãi 9,963 3,875 -6,088 - Chi phí khác 1,775 3,245 1,470 Như vậy tổng chênh lệch thu nhập và chi phí là 118,453 triệu đồng, đạt 100,38% kế hoạch NHCT Việt Nam giao. Chi nhánh cũng đã xóa hết lỗ lũy kế 37,4 tỷ đồng và còn lãi trên 80 tỷ đồng. V. Phương hướng và nhiệm vụ kinh doanh trong thời gian tới. Những khó khăn thách thức đối với ngành ngân hàng năm 2009. Năm 2009, cuộc khủng hoảng tài chính vẫn tiếp tục kéo nền kinh tế toàn cầu vào vòng xoáy suy thoái. Kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng và sẽ phải đối mặt với những khó khăn thách thức còn lớn hơn năm 2008. Các doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam sẽ phải chịu 1 sức ép lớn khi Việt Nam chính thức mở cửa thị trường bán lẻ cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Xuất khẩu cũng sẽ gặp nhiều khó khăn… Thực hiện cam kết và theo lộ trình WTO về lĩnh vực ngân hàng, sẽ có rất nhiều ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Các NHTM cổ phần đã mở them nhiều chi nhánh, điểm giao dịch trên địa bàn quận Cầu Giấy… Đây cũng là thách thức lớn với chi nhánh để làm sao cạnh tranh và giữ được thị phần. Môi trường kinh doanh ngày càng tiềm ẩn nhiều rủi ro, rủi ro trong quá trình tác nghiệp ngày càng nhiều. Nguồn tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động và tập trung vào 1 khách hàng, do đó nếu nguồn tiền này chuyển đi 1 lúc cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn huy động . Dư nợ cho vay : đầu năm 2009 chi nhánh sẽ bàn giao dự án Thủy điện Sơn La (30 tỷ đồng ), sẽ giảm dư nợ cho vay dài hạn. Đây cũng là nguồn thu tín dụng ổn định lâu dài. Định hướng nhiệm vụ kinh doanh năm 2009. Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được năm 2008 và bám sát nhiệm vụ kinh doanh năm 2009 của NHCT Việt Nam, trong năm 2009 toàn chi nhánh tiếp tục phấn đấu đạt kết quả bảo đảm tăng trưởng tín dụng ổn định, lành mạnh, tập trung thu hết nợ ngoại bảng, phát triển các sản phẩm dịch vụ bán lẻ nhằm tăng thu phí dịch vụ. Cụ thể, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt các mức chỉ tiêu sau : - Tổng nguồn vốn huy động : 2950 tỷ đồng. - Dư nợ cho vay nền kinh tế : 1000 tỷ đồng. - Nợ xấu : đến 31/12/2009 không có nợ xấu. - Thu hồi nợ ngoại bảng : tối thiểu 25 tỷ đồng. - Thu phí dịch vụ : 9 tỷ đồng. - Lợi nhuận đã trích DPRR : đạt 70 tỷ đồng. VI. Biện pháp thực hiện. 6.1. Công tác huy động vốn. 6.1.1. Đánh giá phân tích thị trường, tìm kiếm khách hàng trên địa bàn có tiềm năng về vốn, có nguồn tiền gửi lớn, có lãi suất thấp tạo lợi thế và khả năng cạnh tranh với các hệ thống ngân hàng khác. 6.1.2. Nhằm đảm bảo hoạt động “ Kinh doanh tài sản nợ “ thực sự có hiệu quả, tiết kiệm được chi phí trả lãi, hạn chế tối đa rủi ro lãi suất, các phòng, các điểm giao dịch tiếp tục nghiêm túc thực hiện sự chỉ đạo điều hành về lãi suất của Ban lãnh đạo về huy động tiền gửi có kỳ hạn ngắn. 6.1.3. Đối với khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, khách hàng truyền thống, căn cứ vào diễn biến lãi suất trên thị trường, có thể áp dụng lãi suất linh hoạt trong giới hạn cho phép bảo đảm có hiệu quả. 6.1.4. Về chính sách chăm sóc khách hàng : các phòng, các ĐGD chủ động lên kế hoạch, phương án tặng quà khuyến mãi cho khách hàng,đảm bảo phù hợp với từng thời điểm nhằm ổn định và tăng trưởng nguồn vốn ( giao phòng KHCN xây dựng phương án. 6.1.5. Về công tác phát triển mạng lưới : thực hiện nâng cấp các ĐGD lên thành PGD. Phấn đấu mở thêm tối thiểu 1 PGD tại các địa bàn chiến lược. 6.1.6. Tiếp tục tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu VietinBank và VietinBanhk – Nam thang long Branch như phát tờ rơi, tuyên truyền phát thanh qua đài phát thanh phường xã… 6.1.7. Bố trí bàn thu di động tại các điểm có nguồn thu, đối với khách hàng có nguồn gửi lớn, sẵn sàng phục vụ tại nhà khi khách hàng có nhu cầu. 6.2. Công tác tín dụng : Là nhiệm vụ hàng đầu nhưng tăng trưởng tín dụng lành mạnh trong tầm kiểm soát của chi nhánh. 6.2.1. Thực hiện cho vay theo định hướng : Mở rộng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tư nhân cá thể có tài sản bảo đảm, cho vay theo ngành hàng có tính chiến lược, lĩnh vực thiết yếu như : ngành điện, ngành thương mại dịch vụ, giáo dục, lương thực, thực phẩm…, tập trung vào cho vay khách hàng kinh doanh ngành nghề dịch vụ như nhà hàng khách sạn có tài sản bảo đảm, cho vay khách hàng cá nhân, cho vay tiêu dung, đẩy mạnh tiếp thị, tập trung vốn cho vay các doanh nghiệp thuộc các đơn vị có tiềm lực tài chính, sản xuất kinh doanh hiệu quả như điện lực, dịch vụ vận tải,… 6.2.2. Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng trên cơ sở chất lượng thẩm định cho vay, thực hiện đúng quy trình tín dụng, quản lý tín dụng, đặc biệt chú trọng các khâu thủ tục, hồ sơ, quy trình kiểm tra, kiểm soát tiền vay, rà soát đánh giá, xếp hạng khách hàng… 6.2.3. Đối với tất cả khách hàng mới hay cũ, khi xây dựng giới hạn tín dụng phải thực hiện đúng quy trình. Một quý phải rà soát lại 1 lần và thực hiện phân tích đánh giá khách hàng định kỳ 6 tháng 1 lần để giúp ban lãnh đạo có quyết định đúng đắn trong việc mở rộng hay thu hẹp đầu tư tín dụng đối với từng khách hàng, đặc biệt là các khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ. 6.2.4. Thường xuyên rà soát và theo dõi sát sao các khoản nợ, khách hàng nào có dấu hiệu vấn đề phải báo cáo lãnh đạo để có biện pháp xử lý kịp thời. 6.2.5. Cho vay thi công xây lắp : Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn phải hoàn thành sớm quy trình “ Cho vay thi công xây lắp” để tăng khách hàng vay về thi công xây lắp… 6.2.6. Xây dựng chương trình tiếp cận khách hàng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 6.2.7. Hàng quý phân tích xếp hạng khách hàng để phòng ngừa rủi ro, phân tích bảo đảm tiền vay theo quy định của NHCT Việt Nam. 6.2.8. Quản lý rủi ro lãi suất : tiếp tục duy trì kiểm soát lãi suất trên BDS và hồ sơ giấy. 6.3. Công tác thu nợ ngoại bảng : tiếp tục xử lý thu hồi nợ ngoại bảng. 6.3.1. Đối với Tổng công ty Thăng Long: Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn có văn bản gửi Thủ tướng và Bộ giao thong vận tải để giải quyết xử lý dứt điểm. 6.3.2. Đối với Công ty Bắc Sơn : thi hành án thu hồi nợ. 6.3.3. Đối với doanh nghiệp Lê Thành Trung và Công ty TNHH Hùng Hưng: tiếp tục bám sát để thu hết nợ vay – Phòng khách hàng cá nhân, Phòng KHDN vừa và nhỏ thực hiện. 6.4. Các hoạt động ngoài tín dụng. 6.4.1. Nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ nhằm cung cấp cho khách hàng một sản phẩm hoàn hảo và trọn gói, chất lượng cao. Triển khai tất cả các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến từng PGD, ĐGD của chi nhánh. 6.4.2. Mở rộng hoạt động Marketing tìm kiếm các khách hàng có nhu cầu xuất nhập khẩu để tăng chi phí về dịch vụ TTQT. Tiếp tục phát triển bán sản phẩm bảo lãnh để tăng thu phí dịch vụ. 6.4.3. Tiếp tục phát huy dịch vụ “Thu hộ - Chi hộ” cho tập đoàn Điện lực. 6.4.4. Hoàn thiện đề án “ Bán sản phẩm trọn gói” để có thể triển khai và nhân rộng thực hiện. 6.4.5. Phát triển các dịch vụ về thẻ, tiếp thị các khách hàng đã có quan hệ tín dụng tại chi nhánh để mở thẻ TDQT cho các thành viên trong HĐQT, Ban lãnh đạo… để tăng số lượng phát hành thẻ DQ, tiếp thị các đơn vị trả lương qua thẻ, các đơn vị chấp nhận thẻ. Đây sẽ là sản phẩm dịch vụ thu phí tiềm năng trong năm 2009. 6.4.6. Tìm các điểm đặt bàn thu đổi ngoại tệ để tăng nguồn thu ngoại tệ cho chi nhánh. 6.4.7. Tăng cường thu chi tiền mặt, đảm bảo tuyệt đối an toàn kho quỹ, đảm bảo thu nhanh, chi đủ, không để khách hàng kêu ca, vừa để đảm bảo định mức tồn quỹ thấp nhất. 6.5. Các biện pháp hỗ trợ. 6.5.1. Chấn chỉnh giờ giấc, tác phong làm việc của cán bộ, nhân viên trong cơ quan, thực hiện tốt nội quy lao động, thực hiện tốt cam kết với khách hàng : “cam kết tận tụy phục vụ khách hàng”. 6.5.2. Thực hiện giao chỉ tiêu đến từng phòng, từng cán bộ, gắn việc chi trả lương kinh doanh với việc thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh được giao. 6.5.3. Hoàn thiện cơ chế chi trả lương kinh doanh – trong quý II. 6.5.4. Thực hiện tiết kiệm chi tiêu cụ thể là : tiết kiệm điện thoại, điện nước, văn phòng phẩm, giấy tờ in…Phòng kế toán tài chính phân tích kỹ các khoản chi phí để giao và phân bổ cho từng phòng, ĐGD. 6.5.5. Thường xuyên tổ chức học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ CNV trong toàn chi nhánh. Duy trì công tác đào tạo lại hàng năm. 6.5.6. Các phòng ban triển khai tốt ISO. 6.5.7. Tăng cường phối hợp hỗ trợ về nghiệp vụ giữa các phòng, tổ nghiệp vụ trong toàn chi nhánh. 6.5.8. Phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên động viên toàn thể CBCNV thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, phát động phong trào thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong toàn chi nhánh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo về Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Thăng Long.doc
Luận văn liên quan