Trong năm 2013, Du lịch Hà Nội tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt cả về lượng khách du lịch quốc tế và nội địa; điều này cho thấy Hà Nội vẫn đang là điểm đến du lịch hấp dẫn, được ưa chuộng đối với khách quốc tế và ngày càng khẳng định được các danh hiệu đã được bình chọn năm 2013 như: Hà Nội được xếp là một trong 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất châu Á do tạp chí du lịch Smart Travel bình chọn và được xếp ở vị trí thứ 8 trong số 10 điểm du lịch đang đi lên của thế giới năm theo kết quả bình chọn của trang web du lịch TripAdvisor.
Đặc biệt, Thủ đô Hà Nội từ lâu cũng được biết đến như là một thiên đường những món ăn đường phố trong mắt khách du lịch nước ngoài. Ông Nguyễn Xuân Quỳnh, Giám đốc điều hành Vietnam Now Travel cũng cho biết: “Theo tôi, ẩm thực Hà Nội là một lợi thế để khai thác, nhưng để thành sản phẩm du lịch thường xuyên cần phải đầu tư và quảng bá. Bất kỳ một du khách khi đến một đất nước, điều đầu tiên người ta tiếp cận đó chính là ẩm thực. Qua ẩm thực, người ta học được rất nhiều điều và có thể giải thích được rất nhiều điều về văn hóa, về Hà Nội. Nếu cảm thấy hợp khẩu vị và yêu thích, họ sẽ tiếp tục khám phá các món ăn khác của Việt Nam”.
41 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 5737 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách du lịch tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o thực phẩm để chế biến thực phẩm.
2. Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm.
3. Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
4. Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
5. Sản xuất, kinh doanh:
a) Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
b) Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
c) Thực phẩm bị biến chất;
d) Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép;
đ) Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm;
e) Thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu;
g) Thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh;
h) Thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được đăng ký bản công bố hợp quy;
i) Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng.
6. Sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm.
7. Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả kiểm nghiệm thực phẩm.
8. Che giấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm.
9. Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
10. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
11. Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng.
12. Đăng tải, công bố thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm gây bức xúc cho xã hội hoặc thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh.
13. Sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, sân chung, lối đi chung, diện tích phụ chung để chế biến, sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố.
Phần 2: Thực trạng đảm bảo VSATTP cho du khách tại Hà Nội
1) Tình trạng các cơ sở phục vụ ăn uống tại Hà Nội:
Hoạt động du lịch ẩm thực của Hà Nội đã được phát triển khá mạnh, tính xã hội hoá khá cao, đem lại cho Thủ đô vị thế cao trong hệ thống du lịch ẩm thực thế giới và khu vực. Các cơ sở ăn uống ở Hà Nội thời gian qua phát triển nhanh chóng phong phú và đa dạng từ các nhà hàng dân tộc như nhà hàng Thái Lan, nhà hàng Nhật Bản, nhà hàng Hàn Quốc đến các quán Bar, caffe, các quán ăn nhanh của các tập đoàn lớn trên thế giới như KFC, Lotteria... đã có mặt ở Hà Nội, đáp ứng nhu cầu ẩm thực rất lớn của đông đảo du khách và người dân Hà Nội.
Cơ sở dịch vụ ăn uống, ẩm thực như như các nhà hàng ăn Âu, Á, cà phê, bar phát triển ngày càng tiện nghi. Tuy nhiên hệ thống nhà hàng, cơ sở dịch vụ ẩm thực của Hà Nội phát triển còn thiếu quy hoạch, quy mô nhỏ lẻ, thiếu điều kiện hạ tầng cần thiết như như bãi đỗ xe, không gian cảnh quan; điều kiện vệ sinh môi trường, tính chuyên nghiệp trong dịch vụ tại một số cơ sở dịch vụ chưa được kiểm soát, bảo đảm phục vụ nhu cầu của du khách.
Thống kê cho thấy, cả thành phố có 18.745 cơ sở dịch vụ ăn uống, nhưng số cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP mới chỉ là 12.102 cơ sở, đạt tỷ lệ 64.6%. Thậm chí, có nơi như thị trấn Ba Vì mới chỉ có 9,9% cơ sở được cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP. Thực tế, các hàng ăn cố định của thành phố còn chưa đạt yêu cầu, cơ quan quản lý VSATTP cũng chưa thống kê nổi số hàng ăn rong hiện có trên địa bàn thành phố.
Quanh các đường phố Hà Nội, có không ít những quán ăn vỉa hè chế biến thực phẩm không đảm bảo VSATTP, hứng đầy bụi bẩn. Các quán ăn bình dân, cơm hộp, thức ăn đường phố, hàng rong thường tập trung tại các trường học, bệnh viện, nơi đông dân cư, khách du lịch...
. Hiện tại, trên các tuyến phố Hàng Buồm, Hàng Giầy, Lương Ngọc Quyến, Mã Mây, Tạ Hiện có một số cửa hàng ăn uống mở cửa chủ yếu vào buổi tối. Tuy nhiên, việc hình thành các nhà hàng ăn uống tự phát chưa đủ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, nhất là khách quốc tế. Do chưa được qui hoạch nên tại các cửa hàng vẫn diễn ra tình trạng chèo kéo khách, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường chưa đảm bảo.
Bà Đỗ Thị Hồng Xoan, Chủ tịch Hiệp hội Khách sạn Việt Nam cho biết: Ngành du lịch Việt Nam đã có đề án đào tạo 1.000 đầu bếp Việt. Tuy nhiên, để ẩm thực trở thành một thương hiệu du lịch cần phải có chiến lược, giải pháp, chương trình cụ thể về văn hóa ẩm thực.
Những du khách trải nghiệm tour ẩm thực đều khẳng định, các món ăn truyền thống của Việt Nam luôn để lại ấn tượng và hấp dẫn, điều đó khiến họ có cơ hội sẽ trở lại Việt Nam lần nữa. Trong các ấn phẩm xúc tiến du lịch, ẩm thực luôn được giới thiệu chung chung là thế mạnh tiềm năng nhưng sản phẩm cụ thể còn chưa có. Theo các đơn vị lữ hành làm tour ẩm thực, họ đang phải tự mày mò để tạo dựng tour ẩm thực. Tại Hà Nội, hiện có khoảng 10 nhà hàng xây dựng tour học nấu ăn với giá từ 35-55 USD/người tùy nội dung chương trình.
2) Tình hình VSATTP tại Hà Nội:
2.1 Đánh giá chung:
Rất nhiều khách hàng vẫn ăn uống ngay tại các quán vỉa hè mà không quan tâm hoặc chú ý gì đến vệ sinh và môi trường bị ô nhiễm bụi đường và khói do xe cộ qua lại gây ra. Phần lớn khách hàng của loại đồ ăn nhanh này là học sinh, sinh viên và người lao động nghèo, có thu nhập thấp và khách du lịch có nhu cầu thưỡng thức ẩm thực đường phố Hà Nội
Hàng ăn vỉa hè mọc lên san sát nhau, đồ ăn được chế biến ở ngay trên nền đường bụi bẩn, những hôm trời khô ráo còn đỡ, những ngày trời mưa gió vô cùng mất vệ sinh. Đồ ăn sau khi chế biến xong được đặt lên trên bàn không che đậy, bụi, nước mưa, nước bùn đất xe máy đi bắn vào. Số lượng hàng quán có dụng cụ, tủ kính che đậy thực phẩm rất ít, vào mùa hè nhiều ruồi muỗi bay quanh càng khiến đồ ăn mất vệ sinh hơn.
Chỉ nhìn bằng mắt thường cũng có thể nhận thấy sự mất vệ sinh của các loại thức ăn nhanh, được chế biến sẵn rồi bày bán trên vỉa hè, thế nhưng các quán ăn vẫn rất đông đúc khách, đặc biệt là vào tầm giờ trưa hoặc chiều tối.
Hầu hết bát đĩa, dụng cụ ăn uống sau khi ăn xong được tráng rất qua loa trong một xô nước, có khi mỡ, đồ ăn thừa, nước rửa bátcòn dính đầy trên bát, đĩa rồi lại tiếp tục được chủ quán dùng đựng thức ăn cho những khách hàng khác. Một xô nước còn được dùng để rửa hàng trăm cái bát trong một ngày.
Cũng chính vì tâm lý khuất mắt trông coi, và vì sự tiện lợi, nhanh, rẻ nên đồ ăn nhanh vẫn là lựa chọn của nhiều người. Do đó, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đã trở thành thứ yếu của những thực khách này.
Bạn Trịnh, sinh viên Đại học Bách khoa nói: “Mình là sinh viên, ở trọ trong kí túc xá, không được nấu nướng bên trong phòng, toàn phải ăn ngoài quán, hôm ăn mỳ, hôm ăn cơm, mà mình là sinh viên chỉ đủ tiền ăn những quán cơm bình dân thế này. Biết là không đảm bảo vệ sinh cho lắm nhưng nó rẻ tiền và nhanh nên không chỉ mình mà hầu hết các bạn sinh viên đều vậy.”
Khi được hỏi về nỗi lo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều thực khách cũng nói lên sự bất đắc dĩ của mình. Thuận tiện cho người tiêu dùng, thức ăn đường phố thường phục vụ cho những người bận nhiều công việc, không đủ thời gian tự chuẩn bị thức ăn, khách du lịch, khách vãng lai, công nhân làm ca, sinh viênMột lợi ích khác của thức ăn đường phố là giá rẻ thích hợp cho quảng đại quần chúng. Giá cả của thức ăn đường phố nói chung là rẻ nhất trong các dịch vụ kinh doanh ăn uống. Loại thức ăn cũng rất đa dạng, phong phú, đáp ứng nhanh nhu cầu ăn uống của người tiêu dùng: Từ thịt, cá, rau quả đến hạt, củ, đồ ướp lạnh, quay, nướng... loại nào cũng có và đáp ứng được cho khách.
Không ít thực khách rất thích thức ăn đường phố, đặc biệt là đối với khách du lịch nước ngoài vốn rất ưa chuộng các loại đặc sản văn hóa ẩm thực này. Thế nhưng, nếu cứ để tình trạng thức ăn đường phố nhiễm bẩn, nhiễm độc như hiện nay, hệ lụy của nó sẽ không lường được.
Bác sĩ Trần Văn Ký, Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam cho biết: "Tỉ lệ người nhiễm bệnh đường tiêu hóa do ăn thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh này trên thực tế rất cao. Phần lớn những người từng ăn thức ăn đường phố ai cũng đã có vài lần có triệu chứng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, sốt... nhưng không để ý nên không phát hiện được nguyên nhân". Nguy hiểm là thế, nhưng nhiều du khách vẫn lựa chọn các hình thức hàng quán này làm điểm dừng chân tạm thời với mong muốn trải nghiệm được tinh thần ẩm thực của người Việt. Một số khác thì e ngại thực phẩm hàng rong thiếu vệ sinh, họ tìm đến các quán nhỏ ở những con phố để thưởng thức, nhưng cũng không ngờ được ở đây cũng bị chung một tình trạng như thế".
2.2 Thống kê tình hình VSATTP:
2.2.1 Thống kê về số vụ ngộ độc thực phẩm:
- Theo số liệu thống kê của tổ chức y tế Thế giới (WHO) Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có khoảng 250-500 vụ ngộ độc thực phẩm với 7.000-10.000 nạn nhân và 100 – 200 ca tử vong. Và số lượng các ca ngộ độc thực phẩm này lại có dấu hiệu không ngừng tăng lên mỗi dịp hè tới Những số liệu này đã cho thấy tính chất nghiêm trọng của tình hình vi phạm quy định về VSATTP, mặt khác những số liệu này cũng mới chỉ thể hiện ở hậu quả là ngộ độc thực phẩm do thực phẩm không bảo đảm an toàn mang lại hậu quả ngay tức thì. Còn những hậu quả khác gây ra cho con người về lâu dài như các chứng bệnh ung thư, rối loạn chức năng, vô sinh, quái thai, ở người thì hiện nay chưa có số liệu thống kê chính xác, mặc dù đây là hậu quả đã được các nhà khoa học chứng minh. Tình hình trên cho thấy, việc vi phạm quy định về VSATTP là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vấn đề ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền nhiễm thực phẩm cho người sử dụng.
- Cục ATTP (Bộ Y tế) thống kê, từ tháng 1 đến ngày 9/12/2013, toàn quốc ghi nhận 160 vụ ngộ độc thực phẩm với 5.238 người mắc, 4.700 người đi viện, 28 trường hợp tử vong. Số vụ ngộ độc thực phẩm trên 30 người mắc là 37 vụ (4.000 người mắc, 3.648 người đi viện, không ghi nhận trường hợp tử vong).
- Tại buổi gặp mặt báo chí thông tin về vấn đề ATTP, TS. Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục ATTP cho biết, ngộ độc thực phẩm là tình trạng chung xảy ra ở tất cả các nước, ngay cả các nước tiên tiến, không riêng gì Việt Nam. Tín hiệu đáng mừng là tình trạng ngộ độc thực phẩm ở nước ta đã giảm trong thời gian vừa qua, rõ nét nhất là ngộ độc nấm tự nhiên ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Cục trưởng cũng đánh giá cao công tác truyền thông báo chí nâng cao nhận thức người dân về vấn đề ATTP.
2.2.2 Thống kê số vụ vi phạm về VSATTP
- Trong 8 tháng đầu năm 2013, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã kiểm tra, phát hiện và xử lý trên 2.200 vụ vi phạm ATTP, phạt trên 9,2 tỷ đồng, tịch thu và tiêu hủy tổng số lượng sản phẩm giá trị trên 10 tỷ đồng và tạm đình chỉ hoạt động 11 cơ sở.
- Hệ thống thông tin Health+ phối hợp với Trung tâm Kiểm nghiệm và Hợp chuẩn, Viện Thực phẩm chức năng Việt Nam đã tiến hành lấy mẫu độc lập, ngẫu nhiên 9 mẫu nước uống đường phố và nguyên liệu được bán tại một số phố trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm: nước trà chanh, trà bát bảo, nước mía, nước trà xanh, nước ngô, nước trà đá, nước nhân trần, nước vối và nhân trần khô.
Xét nghiệm các mẫu nước và nguyên liệu trên đã cho kết quả rất đáng lo ngại về an toàn vệ sinh thực phẩm khi có tới 9/9 mẫu bị nhiễm khuẩn B.Cereus, 8/9 mẫu nhiễm khuẩn E.Coli, 4/9 mẫu có hàm lượng vi khuẩn hiếu khí vượt giới hạn, 5/9 mẫu nhiễm nấm men và nấm mốc. Đặc biệt có 4/9 mẫu phát hiện có thành phần kim loại nặng là chì, thủy ngân và cadimi gồm: nước nhân trần (Đê La Thành), nhân trần khô (Lãn Ông), nước trà xanh (Đê La Thành) và nước trà đá (Cát Linh).
Tại hội thảo, PGS, TS Hồ Bá Do - Viện phó Viện thực phẩm chức năng Việt Nam cho biết: Một số loại nước uống giải khát đường phố bị nhiễm kim loại nặng rất nguy hại tới sức khỏe người tiêu dùng. Nhiễm độc chì, thủy ngân có thể ảnh hưởng ức chế enzyme tổng hợp máu, làm phá vỡ hồng cầu, gây độc cho tế bào là nguyên nhân của nhiều căn bệnh hiểm nghèo. Còn cadimi có thể gây ngộ độc mãn tính, rối loạn chức năng gan, thậm chí lâu dài có nguy cơ gây ung thư tiền liệt tuyến Đáng lưu ý, xét nghiệm phát hiện mẫu nhân trần khô (lấy tại phố Lãn Ông) có nhiễm B.cereus - là vi khuẩn gây nhiễm độc, nhiễm khuẩn thực phẩm. Vi khuẩn này sinh độc tố khi nhiễm vào thực phẩm. Cũng với mẫu nhân trần này, kiểm nghiệm còn phát hiện men mốc và kim loại Cd (Cadimi) và có vi khuẩn hiếu khí.
- Theo số liệu báo cáo của Chi cục An toàn Thực phẩm thành phố Hà Nội đến thời điểm 7/2013, Chi cục An toàn Thực phẩm Hà Nội đã cấp cho 225 cơ sở có đủ điều kiện an toàn thực phẩm để sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai, đóng bình, nước tinh khiết. Ngoài ra, còn số lượng lớn cơ sở kinh doanh nước giải khát không có giấy phép, không thể thống kê hết.
- Theo báo cáo của Cục ATVSTP (Bộ Y tế), chỉ trong 2 tháng đầu năm 2014, các đoàn thanh tra của Trung ương và 63 tỉnh, thành đã kiểm tra hơn 169.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phát hiện hơn 34.000 cơ sở vi phạm.
- Trong Tháng hành động vì chất lượng VSATTP năm 2014 diễn ra từ ngày 15/4-15/5, trên địa bàn thành phố không xảy ra ngộ độc thực phẩm. Toàn thành phố đã thành lập 620 đoàn kiểm tra liên ngành về VSATTP để tăng cường công tác thanh kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời các vi phạm về VSATTP. Cụ thể có 6 đoàn kiểm tra của thành phố, 30 đoàn của quận, huyện và 584 đoàn của xã, phường, thị trấn.
Trong 6 đoàn kiểm tra liên ngành thành phố, ngành Y tế chủ trì 2 đoàn, Nông nghiệp 2 đoàn và Công thương 2 đoàn đã tiến hành kiểm tra tại Ban chỉ đạo VSATTP và cơ sở thực phẩm của 21 quận, huyện để đánh giá công tác quản lý ATTP trên địa bàn và tháo gỡ khó khăn, đồng thời nhắc nhở, yêu cầu các cơ sở khắc phục những vi phạm về ATVSTP.
Bên cạnh việc thanh kiểm tra liên ngành, Sở Y tế, Nông nghiệp và Công thương đều có lực lượng thanh tra chuyên ngành. Cụ thể Sở Y tế đã thành lập 2 đoàn chuyên ngành, tiến hành kiểm tra 52 cơ sở và có 39 cơ sở (75%) đạt yêu cầu, 5 cơ sở bị xử phạt hành chính với số tiền 24 triệu đồng. Trong quá trình kiểm tra, đã làm xét nghiệm nhanh 191 mẫu về tinh bột, dấm ăn, hàn the, foocmon, phẩm màu, trong đó có 186 mẫu đạt yêu cầu, 5 mẫu không đạt yêu cầu là tinh bột.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã thanh, kiểm tra 370 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông lâm thủy sản. Kết quả, phát hiện 129 trường hợp vi phạm; phạt cảnh cáo 45 trường hợp, phạt tiền 15 trường hợp với số tiền trên 132 triệu đồng. Tiêu huỷ sản phẩm không đảm bảo ATTP gồm 55 trường hợp (554,5kg gia cầm lông, 104,7kg thịt gia súc, 1408,3kg sản phẩm từ gia súc, gia cầm các loại, 68 quả trứng, 26,94kg thủy sản, 5kg phụ gia). Đồng thời yêu cầu cơ sở thực hiện các biện pháp khắc phục về ghi nhãn hàng hóa, tổ chức khám sức khỏe, tập huấn kiến thức ATTP, làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận ATTP theo quy định.
Sở Công thương đã thanh kiểm 118 cơ sở, vụ việc và tất cả đều có vi phạm. Hiện tại đã có 113 vụ việc được xử lý, còn lại 5 vụ việc đang xử lý với tổng số tiền phạt gần 620 triệu đồng. Ngoài ra, trị giá hàng tiêu hủy là gần 148 triệu đồng bao gồm 20kg kẹo, 200kg bim bim, 500kg ngó sen ngâm nước, 19kg củ cải khô, 62kg ô mai các loại, 21kg thịt bò khô, 520kg nấm hương khô, 2000 gói gia vị phở, 90kg nầm lợn, 200 chai Đông trùng hạ thảo, 322 sản phẩm thực phẩm chức năng các loại, 30 hộp Nattok, 204 hộp siro Truekids.
Tại các tuyến quận, huyện, xã, phường, thị trấn đã kiểm tra 17.801 cơ sở, trong đó 15.048 cơ sở đạt yêu cầu chiếm 84,5%. Xử lý vi phạm cảnh cáo 172 cơ sở; phạt tiền 32 cơ sở với số tiền gần 86 triệu đồng; hủy sản phẩm của 26 cơ sở.
- Sáng ngày 28/2/2014, đoàn liên ngành từ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Nội về chùa Hương (huyện Mỹ Đức) kiểm tra những vấn đề bức xúc mà dư luận phản ánh như chèo kéo khách, treo thịt động vật Tuy nhiên khi thị sát từ đường vào huyện Mỹ Đức, đoàn kiểm tra không thấy tồn tại hiện tượng chèo kéo du khách. Hình ảnh thịt động vật được treo lộ thiên ngoài trời nay được cho vào trong tủ bảo ôn dán kín ba bề để dù khách không còn nhìn thấy. Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh còn trực tiếp vào một số cửa hàng kiểm tra từng cái bát, cốc chén và sợi bún. Qua kiểm tra ông Hạnh cho biết, tất cả các mẫu bún, phở ở đây đều không có hàn the, đảm bảo sức khỏe cho thực khách.
- Sáng ngày 13/5/2014, Đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP Trung ương đã có buổi làm việc với Đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP thành phố về công tác thực hiện Tháng hành động VSATTP (từ 15/4- 15/5).
Cũng trong buổi sáng, đoàn đã làm việc với UBND phường Trung Liệt, quận Đống Đa về vấn đề đảm bảo ATVSTP trên địa bàn. Phường Trung Liệt có 168 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, 100% các cơ sở đều thực hiện ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm. Phường đã thành lập 2 đoàn kiểm tra và chia làm 5 khu vực để chủ động kiểm tra, giám sát công tác VSATTP. Qua kiểm tra liên ngành của phường chủ yếu nhắc nhở các cơ sở về công tác vệ sinh khu vực Ngoài ra, Ban chỉ đạo VSATTP phường đã chủ động tổ chức 2 lớp tập huấn cho 120 người là chủ cơ sở thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh thực phẩm ăn uống và trưởng các ban, ngành, đoàn thể đóng trên địa bàn.
Kiểm tra liên ngành VSATTP Trung ương và Hà Nội đã kiểm tra tại cửa hàng ăn uống Ất Ngân, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, cơ sở này đã xuất trình đầy đủ giấy tờ về chứng nhận VSATTP. Đoàn đã tiến hành làm xét nghiệm nhanh mẫu tương ớt và bát đĩa tại cửa hàng, kết quả các mẫu đều đạt yêu cầu.
2.3 Kết quả thực hiện một số đề án
- Ngày 4/4/2014, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức hội nghị đánh giá sau một năm triển khai thực hiện Đề án Mô hình cải thiện an toàn thực phẩm đối với dịch vụ ăn uống tại một số phường, thị trấn của 29 quận, huyện, thị xã giai đoạn 2013-2015. TS Nguyễn Hùng Long - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), TS Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế tham dự và chủ trì hội nghị.
Đề án được triển khai thực hiện tại 176 phường, thịt trấn với 9258 cơ sở dịch vụ ăn uống. Cùng với công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chỉ đạo ATVSTP từ thành phố đến cơ sở, các hoạt động được triển khai đã phần nào nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ATTP dịch vụ ăn uống; người chế biến, kinh doanh, người tiêu dùng đã có kiến thức và thực hành đúng về ATTP đối với dịch vụ ăn uống từ 60% đến trên 70%. Các tổ giám sát ATTP ở mỗi phường đã làm tốt công tác tuyên truyền, tư vấn, vận động người kinh doanh dịch vụ ăn uống, người tiêu dùng thực hiện tốt các tiêu chí về đảm bảo ATTP, đồng thời tăng cường giám sát để phát hiện kịp thời những tồn tại của các cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn. Trong năm, công tác kiểm tra, giám sát của thành phố cũng như các phường, thị trấn đã được đẩy mạnh với gần 41.000 lượt cơ sở. Như vậy, trung bình mỗi cơ sở được giám sát trên 4 lần trong năm và các tiêu chí ATTP dịch vụ ăn uống của các cửa hàng ăn uống cũng như quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín đều đạt 86%. Trong quá trình kiểm tra đã xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cụ thể, trong năm đã có 352 cơ sở bị xử phạt hành chính với tổng số tiền phạt gần 105 triệu đồng.
TS Nguyễn Hùng Long - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) nhấn mạnh Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện được Đề án mô hình cải thiện ATTP đối với dịch vụ ăn uống
Việc xây dựng mô hình điểm tuyến phố tập trung dịch vụ ăn uống bảo đảm ATTP tại tuyến phố Quán Thánh (quận Ba Đình) đã thu được kết quả trong việc đảm bảo VSATTP trên các phương diện cải thiện điều kiện vệ sinh cơ sở,; ý thức chấp hành các quy định của chủ cơ sở; sự tham gia quản lý, giám sát và kiểm soát của cấp ủy đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể ở tại địa phương.
Tuy vậy, theo TS Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế thì bên cạnh những việc làm được, trong một năm triển khai thực hiện đề án cũng cho thấy nhiều tồn tại cần phải có những biện pháp tích cực hơn nữa, đó là sự vào cuộc của chính quyền chưa quyết liệt, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP thấp cũng như nhận thức, kiến thức và thực hành đúng về VSATTP ở cả cán bộ y tế, người sản xuất và người tiêu dùng chưa cao. Những hạn chế này cho thấy bộ mặt thức ăn đường phố chưa thay đổi được là bao nhiêu.
- Phố Núi Trúc thuộc phường Kim Mã, giáp với phường Giảng Võ là một tuyến phố nằm tại vị trí trung tâm quận Ba Đình và có nhiều cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Các thức ăn đường phố được bán tại đây đa dạng về chủng loại, hình thức, dễ lựa chọn, giá cả phải chăng nên đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên thức ăn đường phố cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATVSTP và mỹ quan đô thị.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đảm bảo ATTP đối với kinh doanh thức ăn đường phố nên trong năm 2013 Trung tâm y tế quận Ba Đình, UBND phường Kim Mã đã triển khai xây dựng mô hình điểm kiểm soát ATTP đối với kinh doanh thức ăn đường phố tại phố Núi Trúc nhằm từng bước kiểm soát được điều kiện ATTP đối với các hộ kinh doanh thức ăn đường phố, giảm thiểu ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
Để thực hiện mô hình, UBND phường Kim Mã đã kiện toàn ban chỉ đạo ATVSTP thức ăn đường phố, xây dựng kế hoạch, thành lập 1 tổ giám sát thức ăn đường phố, triển khai ký cam kết cho 19/19 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền đã được tăng cường bằng nhiều hình thức như phát thanh trên loa đài phường, tổ chức lớp truyền thông cộng đồng, tư vấn, hướng dẫn thực hành, cấp phát tờ rơi, tài liệu tuyên truyền, lắp đặt 30 pa-nô dọc trên tuyến phố Núi Trúc; tổ chức 2 lớp tập huấn kiến thức về ATTP- thức ăn đường phố và khám sức khỏe cho 100% người trực tiếp tham gia chế biến thức ăn đường phố. Vì vậy, trong năm 2013 không xảy ra ngộ độc thực phẩm trên địa bàn phường.
Tuy nhiên, công tác triển khai mô hình điểm kiểm soát ATTP thức ăn đường phố tại phường Kim Mã vẫn đang gặp một số khó khăn như ý thức của chủ cơ sở kinh doanh chưa tốt, các cơ sở thức ăn đường phố thường hay biến động, thay đổi vị trí kinh doanh; nhận thức của người tiêu dùng chưa cao; công tác xử phạt chưa nghiêm chủ yếu dùng biện pháp nhắc nhở; đội ngũ cán bộ làm công tác ATTP còn mỏng chủ yếu là kiêm nhiệm
Trong năm 2014, Ban chỉ đạo ATVSTP phường Kim Mã tiếp tục duy trì và phát huy kết quả đã đạt được, từ mô hình đã triển khai tại phố Núi Trúc sẽ được nhân rộng ra ở các tuyến phố khác trên địa bàn. Bên cạnh đó, chú trọng công tác tuyên truyền, truyền thông, tập huấn, tăng cường giám sát, kiểm tra, phát hiện xử lý nghiêm những cơ sở sai phạm, tái diễn nhiều lần góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và đảm bảo văn minh, mỹ quan đô thị.
Phần 3: Các giải pháp nâng cao VSATTP cho khách du lịch Hà Nội
Tuyên truyền, vận động, nâng cao hiểu biết:
Thực trạng về tồn dư hóa chất, ô nhiễm hóa chất bảo quản trong một số thực phẩm chưa được cải thiện nhiều. Tỷ lệ cơ sở chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm được kiểm soát còn ở mức rất thấp. Tỷ lệ số người sản xuất, kinh doanh dịch vụ, người tiêu dùng nhận thức đúng về VSATTP tuy có tiến bộ nhưng ở mức trung bình; trách nhiệm của người sản xuất quy mô nhỏ lẻ đối với sức khỏe cộng đồng chưa cao; tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và tỷ lệ hàng hóa được cấp chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm ở mức rất thấp.
Khi người tiêu dùng vẫn chấp nhận mua hàng hóa giá rẻ và không đảm bảo vệ sinh thì người sản xuất sẽ không bao giờ nghĩ đến việc nâng cao sự vệ sinh trong quá trình sản xuất cũng như lưu thông sản phẩm thực phẩm. Vì vậy khách hàng cần có sự nhìn nhận đúng đắn về VSATTP và có thái độ cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn và vệ sinh.
Nếu mỗi cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có ý thức và hiểu biết về VSATTP thì nguy cơ ngộ độc thực phẩm của khách sẽ giảm đi đáng kể. Đồng thời, mỗi du khách cũng cần nắm được các biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm để đảm bảo vấn đề VSATTP cho chính mình và người thân khi đi du lịch. Dưới đây trích dẫn một số biện pháp cơ bản phòng ngừa ngộ độc thực phẩm phân theo nguyên nhân ngộ độc.
- Đề phòng ngộ thực phẩm do vi khuẩn:
Thực phẩm thường rất dễ bị nhiễm bẩn do vi khuẩn nếu chúng ta không luôn duy trì vệ sinh trong quá trình chế biến, bảo quản. Phòng ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn thường không khó nếu chúng ta thực hiện tốt những lời khuyên về VSATTP:
• Chọn thực phẩm tươi, sạch.
• Thực hiện ăn chín uống chín.
• Không để thức ăn sống lẫn với thức ăn đã được chế biến.
• Ăn ngay khi vừa nấu xong (trong 2 giờ đầu).
• Thức ăn đã nấu chín phải được bảo quản đúng cách, hợp vệ sinh.
• Đun chín kỹ mọi loại thức ăn trước khi sử dụng lại.
• Không sử dụng các thức ăn quá hạn, thức ăn ôi thiu.
• Rửa sạch tay trước khi chế biến thức ăn, giữ vệ sinh trong quá trình chế biến.
• Người đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính không tham gia vào quá trình chế biến thực phẩm.
• Khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra phát hiện người lành mang trùng.
- Phòng bệnh kí sinh trùng:
• Thực hiện ăn chín, uống nước đã đun sôi hoặc nước đã khử khuẩn
• Khi dùng rau quả tươi phải rửa sạch
• Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đại tiểu tiện.
• Quản lý phân và xử lý phân thật tốt.
• Bảo vệ nguồn nước ăn, nước rửa không bị ô nhiễm
• Diệt côn trùng mang mầm bệnh như: ruồi, gián...
• Phát hiện và điều trị những người nhiễm ký sinh trùng, nhất là những người có liên quan đến vấn đề ăn uống, chế biến thực phẩm.
-Phòng bênh vi rut.:
• Không ăn các loại thịt sống hoặc chưa nấu chín.
• Rửa sạch rau quả trước khi ăn sống.
• Giáo dục thói quen vệ sinh ăn uống, rửa tay trước khi ăn. Vệ sinh dụng cụ dùng cho trẻ em ăn ( đặc biệt trẻ em dới 6 tháng tuổi)
• Quản lý phân, xử lý phân thật tốt (dùng hố xí tự hoại, hố xí 2 ngăn, nhà vệ sinh có cửa), không dùng phân tươi bón cây cối, hoa quả.
• Cách ly tốt người bệnh, quản lý tốt phân của người bị bệnh ( đổ đúng nơi qui định).
• Cho trẻ em từ 02 tháng trở lên uống đủ 2 liều vắc xin Sabin để phòng bệnh bại liệt.
Các bệnh do nhiễm vi rút đơn thuần điều trị bằng kháng sinh thường không có tác dụng. Vì vậy, vệ sinh cá nhân, gia đình và môi trường luôn đem lại hiệu quả cao trong việc đề phòng ngộ độc thực phẩm do vi rút ăn chín, uống sôi là biện pháp cần thiết nhất
- Khỉ khai thác và sử dụng nấm mọc tự nhiên phải thực hiện các nguyên tắc sau:
• Chỉ sử dụng khi biết chắc chắn là nấm ăn được
• Kiểm tra, xác định nấm thật kỹ trước khi nấu; phải kiên quyết loại bỏ nấm lạ.
• Khi không phải tự tay mình hái nấm hoặc chưa có người phân loại thành thạo nấm độc kiểm tra, tuyệt đối không được ăn nấm.
• Tuyệt đối không ăn thử nấm vì thử vừa không biết được lại vừa hết sức nguy hiểm, có thể gây chết người nếu thử phải nấm độc.
• Không nên hái nấm quá non, khi chưa xoè mũ nấm (đối với nấm tán) vì chưa thấy hết đặc điểm cấu tạo của chúng nên không xác định được rõ loài.
• Khi bị ngộ độc nấm thì cần phải xử trí cho người bị ngộ độc và cả người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện triệu chứng.
- Việc sử dụng Thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV) có thể để lại nhiều tác hại cho môi trường và sức khoẻ của con người. TBVTV có thể gây độc cho người qua các con đường chính như: thuốc ngấm vào trong đất, nguồn nước, và không khí (khi phun qua đó vào thức ăn đồ uống và vào cơ thể con người). Thuốc có thể trực tiếp ngấm qua da do tiếp xúc, thuốc ngấm vào thức ăn, đồ uống do vô tình hay hữu ý, ví dụ để lẫn TBVTV gần nơi chứa đựng mắm, muối... Đặc biệt quan trọng là dư lượng thuốc trừ sâu còn tồn dư trên bề mặt thực phẩm rau quả do người sản xuất thực hành sai nguyên tắc.
Sự thiếu thông tin, kiến thức về độc tính & và cách sử dụng TBVTV và những lợi ích trước mắt thường là nguyên nhân của cách thực hành không an toàn làm người tiêu dùng có thể bị nhiễm độc hàng loạt.
Những biện pháp khắc phục tình hình:
Để phòng tránh ngộ độc do ăn phải thực phẩm bị nhiễm TBVTV, người tiêu dùng, chủ các nhà hàng cần chú ý đến những điểm sau đây:
• Không mua, sử dụng rau quả có mùi, vị lạ, khác thường.
• Ngâm kỹ, rửa sạch, gọt vỏ các loại rau quả ăn tươi. Ngâm kỹ, rửa rau quả ít nhất 3 lần hoặc rửa dưới vòi nước chảy nếu có thể để loại trừ phần lớn các TBVTV tồn dư, tức là loại trừ phần lớn nguy cơ ô nhiễm qua con đường rửa trôi.
• Nấu chín và mở vung khi nấu cũng là cách tốt để loại trừ phần lớn các TBVTV còn sót lại qua con đường bay hơi.
- Có hàng trăm loại phụ gia thực phẩm khác nhau, được chia thành khoảng 23 nhóm. Trong đó các nhóm phụ gia chính như nhóm chất bảo quản, hương liệu, phẩm màu, đường hoá học.., được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm ở nước la hiện nay.
• Nhóm chất phụ gia bảo quản, bảo tồn thực phẩm: bao gồm các chất sát khuẩn (axit axetic, axit socbic, axit benzoic, natrinitrat..) có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn; các chất kháng sinh (Steptomixin, các loại penixilin... ); các chất chống oxy hoá (axit ascocbic, axit xitric, axit tactric, dẫn chất tocofenol.. ) có tác dụng làm chậm sự biến chất, ôi khét, biến màu của thực phẩm.
• Nhóm phụ gia phẩm màu: Nhằm tăng cường màu sắc hấp dẫn cho thực phẩm. Theo quyết định 867/1999/QĐ-BYT ngày 04/4/99, của Bộ Y tế cho phép sử dụng 10 loại phẩm màu nhân tạo không độc hại tới sức khoẻ: phẩm vàng tartrazine, phẩm xanh brillant, phẩm đỏ erythrosine, amaranth, ponceau, carmoisine..
• Nhóm phụ gia tạo ngọt nhân tạo: Không phải là đường saccaroza, chúng là đường tổng hợp, có độ ngọt gấp nhiều lần đường thường, không có giá trị dinh đường, các chất cho phép thường dùng là: saccarin, sorbitol, Aspartam, Acesunfat ka li.
Việc sử dụng các chất phụ gia không có trong danh mục cho phép và không đúng liều lượng sẽ gây nên hậu quả tức thời như các trường hợp ngộ độc thực phẩm cấp tính do ăn phải thực phẩm có phẩm màu độc (xôi gấc, thịt bò khô, rượu, nước ngọt...) có thể dẫn đến tử vong. Phụ gia thực phẩm độc có thể tích luỹ lâu dài ngay trong cơ thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm khó cứu chữa về gan, thận, dạ dày, não...
Vì vậy để đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng, các nhà sản xuất phải tuân thủ các quy định sau:
• Chỉ sử dụng các chất phụ gia thực phẩm có trong danh mục cho phép của Bộ Y tế.
• Phụ gia phải đảm bảo chất lượng tinh khiết dùng cho thực phẩm.
• Sử dụng đúng liều lượng qui định.
• Phải đăng ký tên phụ gia thực phẩm sử dụng trong sản xuất chế biến thực phẩm với cơ quan quản lý và phải ghi rõ tên trên nhãn.
• Không được mua bán các loại phẩm màu, đường hoá học và các loại phụ gia thực phẩm khác đựng trong túi gói đóng sẵn không có nhãn ghi tên và nguồn gốc rõ ràng, chưa được cơ quan y tế cho phép để chế biến thực phẩm.
- Người tiêu dùng, các cơ sở kinh doanh ăn uống cần chú ý:
• Chỉ sử dụng những loại thực phẩm chế biến sẵn đã có bao gói, có nhãn rõ ràng, đúng qui định (tên sản phẩm, địa chỉ sản xuất, số đăng ký chất lượng, hạn dùng, thành phần có phụ gia)
• Thận trọng khi sử dụng các loại thực phẩm có nhiều màu sắc mà nhãn hiệu nguồn gốc chế biến không rõ ràng, không đăng ký chất lượng.
• Cung cấp các thông tin buôn bán, sử dụng phụ gia thực phẩm không đúng qui định hoặc nghi ngờ là phụ gia độc cho cơ quan quản lý chất lượng thực phẩm..
- Đề phòng ô nhiễm và ngộ độc thực phẩm do các kim loại nặng:
• Từ việc phân tích các con đường ô nhiễm trên của các nguyên tố kim loại nặng có thể thấy vấn đề phòng ô nhiễm và ngộ độc kim loại nặng là vấn đề cần thiết, phải gắn liền với các giải pháp xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, đất, nước và không khí khỏi nguy cơ ô nhiễm.
• Cần tiến hành việc điều tra khảo sát và thông báo rõ nguy cơ ô nhiễm này cho cơ quan chức năng. để kịp thời tìm kiếm các giải pháp khắc phục cho những vùng sản phẩm bị ô nhiễm.
• Cần tăng cường công tác kiểm tra chất lượng thực phẩm, dụng cụ, trang thiết bị chế biến, bao gói, đồ chứa đựng... về chỉ tiêu kim loại nặng để đảm bảo các thực phẩm, đồ dùng không gây thôi nhiễm vào thức ăn, nhất là thức ăn cho trẻ nhỏ.
Đánh giá hệ thống quản lý và văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP
Pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm là tiền đề hình thành và kiện toàn cơ cấu tổ chức, bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm từ Trung ương đến địa phương, tạo thuận lợi để phát huy hiệu lực và hiệu quả quản lý.
2.1 Hạn chế, bất cập:
- Từ năm 2010 trở về trước, do có quá nhiều các quy định về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại nói riêng gây khó khăn khi áp dụng trên thực tế. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại chưa đồng bộ, còn thiếu và chồng chéo.
Ví dụ, Nghị định 45/2005/NĐ-CP, ngày 06-4-2005 và Nghị định 06/2009/NĐ–CP, ngày 16-1-2008 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá mâu thuẫn về quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá (tại Khoản 2, Điều 16, Nghị định 45/2005 quy định mức phạt đối với hành vi vi phạm trong ghi nhãn thuốc lá từ 4 triệu - 6 triệu đồng, trong khi đó tại Khoản 2, Điều 13 Nghị định 06/2009 lại quy định mức phạt đối với hành vi này từ 10 triệu - 20 triệu đồng;...
- Tính khả thi, cũng như tính ổn định của các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm còn chưa cao, cần phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn áp dụng. Có những văn bản được các cơ quan chức năng ban hành chỉ trong một thời gian ngắn đã phải sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ. Do đó, đã gây khó khăn cho các chủ thể kinh doanh thực phẩm, cũng như công tác kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại của các cơ quan nhà nước.
- Hệ thống pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại đang thiếu những quy định chi tiết dẫn đến việc áp dụng của các chủ thể gặp không ít khó khăn.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm hiện còn thiếu rất nhiều, đặc biệt là đối với những thực phẩm truyền thống (các loại mắm, nem chua, tương...) và một số tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được ban hành trước đây cũng đã lạc hậu nhưng lại chưa được sửa đổi. Chính vì sự bất cập đó mà nhiều doanh nghiệp thực phẩm vẫn ghi lên nhãn hàng hoá của mình các số liệu khác nhiều so với thực tế sản xuất mà không có một chế tài kiểm soát nào.
2.2 Lí do hệ thống văn bản pháp luật chưa được thi hành hiệu quả
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng ATTP nhiều, nhưng chưa có văn bản có hiệu lực pháp lý cao, điều chỉnh toàn diện các vấn đề về quản lý đồng thời phải áp dụng nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác nhau trong khi đây là một lĩnh vực quản lý khó khăn.
Luật sư Trần Việt Hùng (Trưởng Văn phòng luật sư Trí Việt) nhận định, chế tài về VSATTP là nghiêm và đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước. Quy định pháp luật trong lĩnh vực VSATTP cũng không ít. Bộ luật Hình sự đã quy định tội “đưa vào thị trường thực phẩm không đảm bảo” gây hậu quả làm chết người, gây thương tích. Có điều, chứng minh được tội phạm này rất khó. “Việc xử lý bế tắc ở khâu chứng minh quan hệ nhân quả giữa hậu quả và hành vi. Chế tài xử lý thì rõ ràng có nhưng không thể áp dụng vì cơ chế chưa đồng bộ” – LS. Hùng phân tích.
- Ý thức chấp hành pháp luật về quản lý chất lượng VSATTP và trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng còn chưa cao, một mặt là do người sản xuất, kinh doanh chạy theo lợi nhuận trước mắt, coi thường tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng; mặt khác do việc xử lý vi phạm còn nương nhẹ, chưa kiên quyết.
- Vai trò của chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp xã chưa được coi trọng, cấp xã chưa được phân bổ kinh phí để hoạt động. Công tác chỉ đạo, điều hành còn chưa đồng bộ, chưa kiên quyết, trách nhiệm chưa rõ ràng nên một số vấn đề rất bức xúc nhưng vẫn không được giải quyết dứt điểm.
- Nhận thức trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, các cơ quan quản lý nhà nước còn chưa đầy đủ về tầm quan trọng của công tác quản lý chất lượng VSATTP nên sự chỉ đạo thiếu kiên quyết. Lãnh đạo của các Ban chỉ đạo liên ngành VSATTP từ Trung ương đến địa phương hầu hết là kiêm nhiệm. Hiện tại, chưa có quy định gắn trách nhiệm của người đứng đầu các cấp chính quyền với công tác quản lý chất lượng VSATTP trên địa bàn quản lý.
- Mặc dù có nhiều cố gắng và quan tâm của nhà nước, song đầu tư cho công tác quản lý chất lượng VSATTP còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý. Ngân sách cho quản lý chất lượng VSATTP chưa được tách thành mục riêng trong chi ngân sách, lại phân tán nên việc chi cho công tác quản lý chất lượng VSATTP thiếu tính đồng bộ, hiệu quả chưa cao.
- Phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ kiểm tra nhà nước về chất lượng VSATTP còn thiếu và lạc hậu; trình độ cán bộ chuyên môn và năng lực phân tích của các phòng thử nghiệm trong nước còn chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, vẫn còn phải thuê phòng thử nghiệm ở nước ngoài phân tích đối với một số chỉ tiêu phân tích hóa chất độc hại trong thực phẩm.
- Công tác xã hội hoá một số khâu dịch vụ công phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng VSATTP chưa được cụ thể hóa thành chính sách để huy động nguồn lực về chuyên môn, tài chính từ các tổ chức hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các viện, trường đại học,...
- Công tác nghiên cứu khoa học làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược quản lý chất lượng VSATTP; công tác quy hoạch các vùng sản xuất thực phẩm an toàn; cảnh báo, kiểm soát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm chưa được chú trọng đúng mức.
2.3 Những sửa đổi, bổ sung hiệu quả:
- Hệ thống văn bản pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam hiện nay tương đối toàn diện và phong phú, bao gồm các lĩnh vực, như: an toàn sức khoẻ cộng đồng; quy định về kiểm dịch động, thực vật; hệ thống quy định về kinh doanh xuất, nhập khẩu thực phẩm; các văn bản luật, pháp lệnh và hàng loạt các văn bản dưới luật. Từ đó, tạo cơ sở pháp lý cho công tác kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. So với Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm được ban hành năm 2003, Luật An toàn thực phẩm số: 55/2010/QH12. ra đời đánh dấu sự đổi mới tư duy từ quản lý trực tiếp sản phẩm sang quản lý cả quá trình sản xuất ra sản phẩm.
- Những quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật đã được tiếp cận theo hướng mới, chuyển từ phương thức quản lý tiền kiểm sang hậu kiểm (dựa trên tiêu chuẩn, quy chuẩn công bố áp dụng); từ quản lý theo công đoạn sang quản lý theo quá trình, chuỗi cung cấp thực phẩm.
- Xây dựng được một hệ thống tiêu chuẩn về thực phẩm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước áp dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thực phẩm, cũng như kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại.
- Về mặt hình thức pháp lý, hệ thống văn bản pháp luật về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ngày càng được nâng cao về hiệu lực pháp lý. Trước đây, để kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại, các văn bản pháp luật được các cơ quan chức năng ban hành dưới hình thức như quyết định, thông tư, chỉ thị, đến nay, Luật An toàn thực phẩm đã được thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XII, ngày 17-6-2010 và có hiệu lực từ ngày 01-7-2011, đánh dấu một bước phát triển của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và pháp luật kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại nói riêng. Bên cạnh đó, các phương thức quản lý đối với hàng hóa là thực phẩm còn được điều chỉnh theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Thủy sản, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh,...
- Về nội dung, các quy định kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ngày càng tiến bộ, bao quát và đầy đủ hơn, đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới.
- Pháp luật về an toàn thực phẩm nói chung và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại nói riêng đã có bước tiến vượt bậc trong việc phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ, ngành về việc quản lý an toàn thực phẩm trên thị trường, tránh được sự đùn đẩy trách nhiệm giữa các ngành.
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm cũng được quy định một cách rõ ràng, cụ thể hơn, góp phần nâng cao chất lượng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại thời gian gần đây.
3) Một số đề xuất bổ sung cho công tác quản lý về VSATTP:
3.1 Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm soát:
3.1.1 Đồng bộ hoá
Tổ chức bộ máy cơ quan quản lý chuyên ngành còn chưa hoàn thiện. Lực lượng cán bộ quản lý, cán bộ thanh tra chuyên ngành rất mỏng lại phân tán, việc xử lý vi phạm chưa kiên quyết. Tính thống nhất, đồng bộ trong quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm còn chưa cao.
- Cả nước hiện có 660 đoàn thanh, kiểm tra về VSATTP; trong đó thành phố có 46 đoàn, gồm 6 đoàn liên ngành thành phố, 2 đoàn của Sở Y tế, 4 đoàn của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 34 đoàn của Sở Công thương; các quận, huyện, thị xã có 30 đoàn; xã, phường, thị trấn có 584 đoàn.
- Theo Nghị định số 178/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, khoản 2 Điều 31 và Điều 37:
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm bao gồm:
2. Công chức, viên chức thuộc các ngành: y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về những vi phạm thuộc phạm vi công vụ, nhiệm vụ được giao. Biên bản được lập phải được chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt theo quy định.
Điều 37. Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác và phân định thẩm quyền xử phạt về an toàn thực phẩm
1. Người có thẩm quyền xử phạt của các cơ quan: Quản lý thị trường, Công an (trừ các chức danh quy định tại Khoản 4 Điều này), Thanh tra chuyên ngành khác, Hải quan, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển và các cơ quan khác có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực, địa bàn được phân công và theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý.
3. Thanh tra chuyên ngành: Y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi quy định tại Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và nhiệm vụ được giao.
4. Chiến sĩ Công an thuộc Công an cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, đồn Công an, trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất; Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý.
- Sự phân công trong công tác quản lý bị chồng chéo, có đến bốn bộ cùng chịu trách nhiệm là Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng không có một cơ quan nào có trách nhiệm chính và có quyền tuyệt đối.
- Cần phải trang bị đầy đủ thiết bị, bồi dưỡng nguồn nhân lực, tổ chức tốt bộ máy hoạt động nhằm nâng cao năng lực kiểm tra VSATTP. Việc tăng cường thanh, kiểm tra phải đi đôi với trong sạch và lành mạnh hóa đội ngũ cán bộ. Mỗi một thanh tra viên, kiểm soát viên phải có đủ thẩm quyền, để có thể dựa trên những tiêu chí, bằng chứng... đầy đủ, đưa ra phán quyết độc lập và phải tự chịu trách nhiệm về công việc của mình. Đầu mối quản lý cũng cần thống nhất lại, sẽ chỉ một bộ có quyền và trách nhiệm chính, các bộ khác chỉ phối hợp. Theo kinh nghiệm nhiều nước khác, Bộ Y tế sẽ là nơi phụ trách chính, đưa ra quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm về vấn đề VSATTP.
3.1.2 Xã hội hoá
- Công tác xã hội hóa một số khâu dịch vụ công phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng ATTP cần được quan tâm đúng mức, huy động sự tham gia của các lực lượng trong xã hội, nhất là sự tham gia của các hội, hiệp hội và doanh nghiệp lớn.
- Công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tuy đã có chuyển biến song việc triển khai còn thụ động, mới tập trung giải quyết được một số vấn đề bức xúc, chưa chủ động quản lý được nguy cơ ô nhiễm theo chuỗi cung cấp thực phẩm theo một chiến lược dài hạn. Phương thức quản lý thực phẩm còn nhiều bất cập. Chất lượng VSATTP của một số sản phẩm thực phẩm chế biến thủ công, quy mô nhỏ tuy có được cải thiện nhưng vẫn là một khâu yếu.Vì vậy, cần phải xã hội hóa công tác quản lý.
- Cần nâng cao quyền của thị trường và người tiêu dùng. Hiện nay ở nước ta, người dân nhiều khi còn quá dễ dãi trong vấn đề tiêu dùng. Nhưng khi sức ảnh hưởng của người tiêu dùng đủ mạnh, các sản phẩm kém chất lượng sẽ tự bị đào thải mà không cần nhờ đến sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
3.1.3 Quy hoạch tổng thể
- Trong thời gian qua thành phố đã thực hiện đầu tư xây dựng thí điểm phố ẩm thực Tống Duy Tân nhằm giới thiệu nghệ thuật ẩm thực Việt Nam và Hà Nội. Theo đó, việc qui hoạch khu ẩm thực theo hướng văn minh, lịch sự trên cơ sở gìn giữ bảo tồn nét văn hóa ẩm thực lâu đời truyền thống của khu phố cổ là cần thiết. Đây sẽ là tuyến phố có nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, mang đậm dấu ấn của người Việt.
Các tuyến phố ẩm thực nằm trong không gian đi bộ mở rộng phục vụ cho khách du lịch và người dân Hà Nội tham quan, trải nghiệm nét đẹp phố cổ, khám phá các giá trị văn hóa, ẩm thực của đất kinh kỳ xưa. Đây sẽ là tuyến phố có nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, mang đậm dấu ấn của người Việt.
Đại diện đơn vị thực hiện cho biết, tuyến phố ẩm thực đang được quy hoạch theo dạng vòng tròn từ Hàng Buồm, Mã Mây, Lương Ngọc Quyến, Hàng Giầy. Ban tổ chức sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra vệ sinh thực phẩm tại các quầy hàng. Bên cạnh đó, sẽ tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao kĩ năng của người bán hàng, tránh những trường hợp chèo kéo, chặt chém du khách. Song song với các biện pháp trên, ban tổ chức tuyến phố ẩm thực cũng xây dựng phương án đặt các điểm chốt, bố trí phương án bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường,cho tuyến phố ẩm thực mới.
- Tuy nhiên, để giải quyết triệt để, các gánh đồ ăn hay các quán xá cần phải dẹp bỏ, phải có qui định rõ ràng: nếu muốn làm nhà hàng thì bắt buộc các chủ nhà hàng phải dự một khoá về vệ sinh an toàn thực phẩm, cách vận hành và quản lý nhà hàng sao cho vệ sinh. Bắt buộc các chủ nhà hàng trước khi nhận giấy phép kinh doanh, họ phải chịu trách nhiệm về an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường hợp xảy ra các ngộ độc hay phát hiện không vệ sinh họ sẽ phải bồi thường. Chính quyền nên có qui hoạch đô thị một cách văn minh và khoa học hơn, chẳng hạn không thể cứ có tiền có nhà là mở nhà hàng, quán ăn được mà phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt về khu vực ăn uống, điều kiện vệ sinh, mật độ hàng quán... Chúng ta không thể cứ đổ lỗi cho rằng đó là phong tục tập quán của chúng ta bao đời. Nếu muốn quản lý tốt thì trước tiên cần có qui hoạch tốt. Không có một qui hoạch khoa học thì việc phát triển bừa bãi và không đảm bảo điều kiện an toàn là khó tránh khỏi.
III) KẾT LUẬN
Trong năm 2013, Du lịch Hà Nội tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt cả về lượng khách du lịch quốc tế và nội địa; điều này cho thấy Hà Nội vẫn đang là điểm đến du lịch hấp dẫn, được ưa chuộng đối với khách quốc tế và ngày càng khẳng định được các danh hiệu đã được bình chọn năm 2013 như: Hà Nội được xếp là một trong 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất châu Á do tạp chí du lịch Smart Travel bình chọn và được xếp ở vị trí thứ 8 trong số 10 điểm du lịch đang đi lên của thế giới năm theo kết quả bình chọn của trang web du lịch TripAdvisor...
Đặc biệt, Thủ đô Hà Nội từ lâu cũng được biết đến như là một thiên đường những món ăn đường phố trong mắt khách du lịch nước ngoài. Ông Nguyễn Xuân Quỳnh, Giám đốc điều hành Vietnam Now Travel cũng cho biết: “Theo tôi, ẩm thực Hà Nội là một lợi thế để khai thác, nhưng để thành sản phẩm du lịch thường xuyên cần phải đầu tư và quảng bá. Bất kỳ một du khách khi đến một đất nước, điều đầu tiên người ta tiếp cận đó chính là ẩm thực. Qua ẩm thực, người ta học được rất nhiều điều và có thể giải thích được rất nhiều điều về văn hóa, về Hà Nội. Nếu cảm thấy hợp khẩu vị và yêu thích, họ sẽ tiếp tục khám phá các món ăn khác của Việt Nam”.
Du lịch Việt Nam cũng đang hướng tới thương hiệu: “Bếp ăn của thế giới”. Để có được thương hiệu đặc biệt ấn tượng này không thể bỏ qua thành phố Hà Nội, nơi được mệnh danh là “thiên đường ẩm thực”, được hãng tin CNN bình chọn là một trong mười thành phố có tour du lịch ẩm thực tuyệt vời nhất. Ngành du lịch nên đầu tư hơn nữa vào ẩm thực Hà Nội như một thế mạnh để quảng bá du lịch Hà Nội nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung ra thế giới. Để du lịch ngày một phát triển, nâng cao vị thế ngành du lịch của thủ đô, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm càng cần phải được đặt lên hàng đầu.
Đề án Nghiên cứu vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách du lịch tại Hà Nội được tiến hành với mong muốn trình bày được rõ ràng nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách du lịch Hà Nội, đồng thời tìm ra một số giải pháp thiết thực để giải quyết những thực trạng. Từ đó ngành du lịch Hà Nội sẽ tạo được niềm tin cho du khách trong cũng như ngoài nước, giúp du khách an tâm thưởng thức đặc sản Hà thành, mang thương hiệu “Bếp Việt”-“Việt Nam, bếp ăn của thế giới” tiến gần hơn tới quốc tế.
Nguyên nhân dẫn tới mất an toàn vệ sinh thực phẩm đã được nêu rõ. Tuy nhiên, những giải pháp còn những chỗ chưa hoàn thiện và tính khả thi chưa cao vì cần tiến hành cải cách trên diện rộng. Muốn thực hiện thành công những giải pháp được đề ra, thay đổi tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trên thành phố Hà Nội còn cần nhiều cố gắng của các cấp, các ngành lãnh đạo cũng như những người làm trong lĩnh vực du lịch, ẩm thực.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_an_thuc_trang_ve_sinh_an_toan_thuc_pham_tai_ha_noi_4646.docx