Đề tài Việt nam – Imf những bước song hành

Quan hệ Việt Nam - IMF 1. Lịch sử quan hệ Việt Nam - IMF Chính quyền Sài gòn gia nhập IMF năm 1956. Năm 1976, CHXHCN Việt Nam chính thức kế tục chân hội viên của Việt nam tại IMF và được quyền hưởng các khoản vay từ a) Trong giai đoạn 1976-1983 Ngân hàng Nhà nước đã tích cực chủ động làm việc với IMF để vay khoảng 200 triệu Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) theo các điều kiện ưu đãi về lãi suất và thời hạn giúp Việt Nam khắc phục các khó khăn trong cán cân thanh toán. b) Trong giai đoạn 1985-1993 Quan hệ giữa Việt Nam với IMF bước vào một thời kỳ vô cùng khó khăn khi IMF đình chỉ quyền vay vốn của Việt Nam do các khoản nợ quá hạn. Trong thời gian này, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã phối hợp các bộ, ngành liên quan kiên trì các nỗ lực ngoại giao để duy trì quan hệ hội viên tại IMF, tạo tiền đề cho việc nối lại quan hệ tín dụng sau này. Trợ giúp của IMF được thực hiện thông qua các đoàn công tác về kinh tế vĩ mô và hỗ trợ kỹ thuật. Ðến tháng 10-1993, với nỗ lực to lớn và quyết tâm thực hiện cải cách của Chính phủ Việt Nam cùng với sự vận động dàn xếp tài chính thiện chí của các nhà tài trợ thuộc Câu lạc bộ Paris, quan hệ tín dụng giữa IMF và Việt Nam chính thức được nối lại. Ðây là kết quả của quá trình đàm phán kiên trì của Chính phủ ta với các chính phủ và một số ngân hàng nước ngoài để huy động nguồn tài trợ cho việc trả hết các khoản nợ quá hạn. c) Trong giai đoạn 1993-2004 IMF đã cung cấp cho Việt nam 4 khoản vay với tổng vốn cam kết 1.094 triệu USD, trong đó, chương trình vay cuối cùng là Tăng trưởng và Giảm nghèo (PRGF) 3 năm. Chương trình này được ký kết từ tháng 4/2001 với tổng số vốn cam kết khoảng 368 triệu USD. Việt Nam đã rút vốn 3 đợt với tổng số tiền là 158 triệu USD. Từ thời điểm đó đến tháng 4/2004 khi chương trình hết hạn, hai bên: IMF và Chính phủ Việt Nam không có đợt giải ngân nào được thực hiện do 2 bên không đạt được sự nhất trí về chính sách an toàn mà IMF đưa ra làm điều kiện cho việc giải ngân. Sau nhiều lần kiên trì đàm phán nhưng không đi đến một giải pháp trung hoà mang tính thoả hiệp, tháng 4/2004, IMF và Việt Nam đã thống nhất sẽ để chương trình PRGF kết thúc mà không tiếp tục gia hạn. Mặc dù chương trình này kết thúc, nhưng IMF cũng như các nhà tài trợ quốc tế khác vẫn công nhận những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội Việt Nam đạt được trong những năm vừa qua. Đồng thời trong năm 2004, IMF tiếp tục trợ giúp kỹ thuật cho các Bộ, ngành hữu quan của Việt Nam trên các lĩnh vực: chính sách thuế, phương pháp thống kê, hoạt động tiền tệ - ngân hàng và ngoại hối; cung cấp các khoá đào tạo ngắn và trung hạn ở nước ngoài do IMF cung cấp kinh phí về: kinh tế vĩ mô, quản lý rủi ro tín dụng, quản lý tài khoá, an toàn hoạt động ngân hàng, thanh tra - kiểm soát hoạt động tiền tệ, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, . cho cán bộ trung cao cấp của Việt Nam.

doc16 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2695 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Việt nam – Imf những bước song hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG KINH TẾ QUỐC TẾ NỘI DUNG : MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ IMF ĐỀ TÀI VIỆT NAM – IMF NHỮNG BƯỚC SONG HÀNH GVHD:Lâm Thị Minh Châu NHÓM 4 Nguyễn Thị Mỹ Hà 36K06.2 Thái Trịnh Hạnh Nguyên 36K04.1 Lương Thị Thanh 36K04.1 Mai Thị Thảo 36K06.1 I. Quan hệ Việt Nam - IMF  1.  Lịch sử quan hệ Việt Nam - IMF   Chính quyền Sài gòn gia nhập IMF năm 1956. Năm 1976, CHXHCN Việt Nam chính thức kế tục chân hội viên của Việt nam tại IMF và được quyền hưởng các khoản vay từ a) Trong giai đoạn 1976-1983 Ngân hàng Nhà nước đã tích cực chủ động làm việc với IMF để vay khoảng 200 triệu Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) theo các điều kiện ưu đãi về lãi suất và thời hạn giúp Việt Nam khắc phục các khó khăn trong cán cân thanh toán. b) Trong giai đoạn 1985-1993 Quan hệ giữa Việt Nam với IMF bước vào một thời kỳ vô cùng khó khăn khi IMF đình chỉ quyền vay vốn của Việt Nam do các khoản nợ quá hạn. Trong thời gian này, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã phối hợp các bộ, ngành liên quan kiên trì các nỗ lực ngoại giao để duy trì quan hệ hội viên tại IMF, tạo tiền đề cho việc nối lại quan hệ tín dụng sau này. Trợ giúp của IMF được thực hiện thông qua các đoàn công tác về kinh tế vĩ mô và hỗ trợ kỹ thuật. Ðến tháng 10-1993, với nỗ lực to lớn và quyết tâm thực hiện cải cách của Chính phủ Việt Nam cùng với sự vận động dàn xếp tài chính thiện chí của các nhà tài trợ thuộc Câu lạc bộ Paris, quan hệ tín dụng giữa IMF và Việt Nam chính thức được nối lại. Ðây là kết quả của quá trình đàm phán kiên trì của Chính phủ ta với các chính phủ và một số ngân hàng nước ngoài để huy động nguồn tài trợ cho việc trả hết các khoản nợ quá hạn. c) Trong giai đoạn 1993-2004 IMF đã cung cấp cho Việt nam 4 khoản vay với tổng vốn cam kết 1.094 triệu USD, trong đó, chương trình vay cuối cùng là Tăng trưởng và Giảm nghèo (PRGF) 3 năm. Chương trình này được ký kết từ tháng 4/2001 với tổng số vốn cam kết khoảng 368 triệu USD. Việt Nam đã rút vốn 3 đợt với tổng số tiền là 158 triệu USD. Từ thời điểm đó đến tháng 4/2004 khi chương trình hết hạn, hai bên: IMF và Chính phủ Việt Nam  không có đợt giải ngân nào được thực hiện do 2 bên không đạt được sự nhất trí về chính sách an toàn mà IMF đưa ra làm điều kiện cho việc giải ngân. Sau nhiều lần kiên trì đàm phán nhưng không đi đến một giải pháp trung hoà mang tính thoả hiệp, tháng 4/2004, IMF và Việt Nam đã thống nhất sẽ để chương trình PRGF kết thúc mà không tiếp tục gia hạn. Mặc dù chương trình này kết thúc, nhưng IMF cũng như các nhà tài trợ quốc tế khác vẫn công nhận những thành tựu  to lớn về kinh tế - xã hội Việt Nam đạt được trong những năm vừa qua. Đồng thời trong năm 2004, IMF tiếp tục trợ giúp kỹ thuật cho các Bộ, ngành hữu quan của Việt Nam trên các lĩnh vực: chính sách thuế, phương pháp thống kê, hoạt động tiền tệ - ngân hàng và ngoại hối; cung cấp các khoá đào tạo ngắn và trung hạn ở nước ngoài do IMF cung cấp kinh phí về: kinh tế vĩ mô, quản lý rủi ro tín dụng, quản lý tài khoá, an toàn hoạt động ngân hàng, thanh tra - kiểm soát hoạt động tiền tệ, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố,... cho cán bộ trung cao cấp của Việt Nam. BẢNG SỐ LIỆU CÁC KHOẢN CHO VAY CỦA IMF GIAI ĐOẠN 1993 - 2004 (Đơn vị: Triệu USD) TÊN KHOẢN VAY NGÀY KÝ KẾT SỐ CAM KẾT 1. Chuyển đổi hệ thống (STF) 06/10/1993 34 2 Dự phòng (SBA) 06/10/1993 157 3. Điều chỉnh cơ cấu mở rộng (ESAF) 11/11/1994 535 4. Tăng trưởng và Xóa đói Giảm nghèo (PRGF) 13/04/2001 368 Tổng cộng 1.094 Năm 2009, IMF đã tiến hành hai đợt phân bổ SDR tổng thể và đặc biệt vào các tháng 8 và 9 nhằm giúp các nước hội viên tăng dự trữ ngoại hối , chống đỡ trước tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (*). Qua hai đợt phân bổ này, Việt Nam được phân bổ tổng cộng hơn 267 triệu SDR, trong đó, phân bổ thông thường gần 244 triệu SDR và phân bổ đặc biệt hơn 23 triệu SDR. SDR là loại tiền tượng trưng của IMF được quy đổi,đóng góp bằng bản tệ và ngoại tệ mạnh như USD, yên Nhật, ERUO,... (*) Việc phân bổ SDR này là nhằm đáp ứng lời kêu gọi của nhóm G20. Tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại London hồi tháng 4/2009, các nước G20 và các nước thị trường mới nổi đã kêu gọi phân bổ 250 tỷ USD vốn SDR nhằm khắc phục những hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới. BẢNG SỐ LIỆU PHÂN BỔ SDR TT Đợt phân bổ Giá trị Đơn vị Thời gian 1 Phân bổ tổng thể 243.965.055 SDR 28/8/2009 2 Phân bổ đặc biệt 23.168.946 SDR 9/9/2009 Tổng cộng 267.134.001 SDR Về nguyên tắc, trong trường hợp cần thiết Việt Nam có thể sử dụng nguồn vốn này để hỗ trợ cho dự trữ ngoại hối của mình, cũng như hỗ trợ cán cân vãng lai, cán cân thương mại. Tuy nhiên, cho đến giờ phút này, Việt Nam vẫn chưa sử dụng đến nguồn này. 2. Cổ phần và đại diện  Hiện nay cổ phần của Việt nam tại IMF bằng 329,1 triệu SDR, chiếm 0,155% tổng khối lượng cổ phần và có tỷ lệ phiếu bầu là 0,16% tổng số quyền bỏ phiếu.  Việt Nam thuộc nhóm Đông Nam Á.Giám đốc điều hành (GĐĐH) và GĐĐH phụ khuyết của nhóm Đông Nam Á được luân phiên giữa các nước Indonesia, Thái lan, Singpore và Malaysia. Các vị trí cố vấn được luân phiên giữa tất cả các nước trong nhóm. 3. IMF tư vấn cho Việt Nam IMF luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng, giúp Chính phủ Việt Nam trong việc hoạch định chính sách, đặc biệt là các chính sách kinh tế vĩ mô. a) Giai đoạn năm 1976 – 2000 Trong thập niên 90, Việt Nam gặp nhiều khó khăn: Đầu tư ngoại quốc suy giảm. Các doanh nghiệp quốc doanh không có năng suất cao hoặc thua lỗ nhiều. Hệ thống ngân hàng quốc doanh gặp khó khăn vì số tiền cho các doanh nghiệp này vay không được trả lại hết. Các doanh nghiệp tư doanh còn quá ít và còn quá nhiều luật lệ kiểm soát và do đó giới hạn sự phát triển trong lãnh vực này. Mặt khác, kinh tế Việt Nam dựa trên hàng nhập khẩu rất nhiều. Những nhận định về nền kinh tế Việt Nam của IMF: Việt Nam cần có những chính sách hạ tầng mới để lôi cuốn đầu tư ngoại quốc. Về ngân sách, IMF gợi ý là tiền cho các doanh nghiệp quốc doanh vay cần phải được theo dõi kỹ càng hơn để tránh tình trạng tiền cho mượn không được trả do nhiều khó khăn của các doanh nghiệp này. Hệ thống xác định tỷ lệ phân lãi cần phải được sửa đổi và để cho thị trường đóng vai trò quan trọng. Cách quản trị cần phải rõ ràng và hữu hiệu hơn : chấp nhận việc kiểm soát độc lập, dùng những kỹ thuật bảo hiểm tiền cho mượn, áp dụng tiêu chuẩn quốc tế để xác định giá trị thực sự của tiền cho vay. Về doanh nghiệp quốc doanh, những dự định cải cách lâu dài các doanh nghiệp này cần phải được cụ thể hoá bằng những phương thức giải quyết vấn đề nhân công bị sa thải và vấn đề đóng cửa những doanh nghiệp không có năng xuất kinh tế. Việt Nam nên giảm bớt những hạn chế về số lượng của nhiều loại hàng hoá và việc ký giao kèo thương mại với Mỹ. IMF gợi ý sự cải thiện việc thu thập những dữ kiện thống kê kinh tế, kế toán quốc gia và cán cân chi thu. Việc cải thiện này giúp Quỹ kiểm soát dễ dàng hơn và là dấu chỉ sự hữu hiệu của những chương trình cải cách của chính quyền Việt Nam b) Giai đoạn năm 2007 đến nay: - Năm 2007, dưới ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn Giá lương thực và hàng hóa tăng mạnh Giá bất động sản tăng đột biến Tài chính mở rộng, tăng trưởng tín dụng nhanh chóng xuất hiện tạo nên áp lực cho lạm phát, thâm hụt ngân sách - Tuy nhiên, Việt Nam đang có triển vọng tốt, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu và được hưởng từ các lợi ích tiềm năng của WTO - Hội nghị nhóm tư vấn cho Việt Nam diễn ra tại Hà Nội, ngày 3-4/2/2007 Ông Shogo Ishii- Trợ lý Giám đốc, đại diện của IMF- đã đưa ra những gợi ý cho nền kinh tế Việt Nam Những nhận định về nền kinh tế Việt Nam của IMF Việt Nam cần thắt chặt các điều kiện tiền tệ. IMF khuyến khích các cơ quan có thẩm quyền kiểm soát tăng trưởng tín dụng bằng cách thắt chặt các điều kiện tiền tệ và tăng cường giám sát bảo đảm an toàn của ngân hàng, đặc biệt là của các ngân hàng cổ phần. Việt Nam nên tăng tỷ giá hối đoái linh hoạt. Trong ngắn hạn, tỷ giá hối đoái linh hoạt sẽ không chỉ giúp giảm áp lực lạm phát. Trong dài hạn, sẽ tạo ra một động lực để quản lý rủi ro tỷ giá có hiệu quả, đào sâu hơn nữa thị trường tài chính, và giúp tăng cường khả năng phục hồi của Việt Nam trước những cú sốc bên ngoài Việt Nam cần thực hiện chính sách tài khóa thận trọng. Theo đuổi một chính sách tài khóa mở rộng có thể làm trầm trọng thêm lạm phát và làm suy yếu các triển vọng tăng trưởng cao và bền vững. Để tăng cường tính bền vững tài chính trong trung hạn, IMF nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy doanh thu phi dầu mỏ. Trong giai đoạn này, kế hoạch cải cách thuế nên được thiết kế cẩn thận và quản lý thuế phải tăng cường hơn nữa. IMF gợi ý các cơ quan có thẩm quyền nên vay vốn bên ngoài thận trọng. Những biện pháp này, cùng với doanh thu dầu, sẽ tạo chỗ cho chính sách tài khóa phản chu kỳ, mà không đe dọa ổn định tài chính dài hạn và nợ. Việt Nam nên đẩy mạnh cải cách khu vực ngân hàng. IMF gợi ý thành lập một lộ trình toàn diện cải cách khu vực ngân hàng. Kịp thời triển khai thực hiện kế hoạch này sẽ giúp phát triển ngành ngân hàng và bảo vệ sự ổn định của nó. Cổ phần hoá theo kế hoạch của ngân hàng thương mại nhà nước và tăng cường định hướng thương mại củaViệt Nam là những bước quan trọng trong quá trình này. IMF khuyến khích các cơ quan có thẩm quyền đưa ra một khuôn khổ pháp lý và giám sát được hỗ trợ bởi một hệ thống dữ liệu tốt. Việt Nam cần mở rộng vai trò của khu vực tư nhân , chiếm hơn 60% của GDP, là động cơ cho tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam và tạo việc làm. IMF khuyến khích các cơ quan có thẩm quyền tham gia nhiều hơn cùng các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Cải thiện môi trường kinh doanh và quản trị, và tăng cường nguồn nhân lực cũng rất quan trọng để tiếp tục phát triển khu vực tư nhân năng động. - Năm 2011, Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã được bổ sung thêm 0,9 tỷ USD, lên mức 13,5 tỷ USD trong tháng 5/2011. Sự ổn định trong thị trường ngoại hối đã giúp giảm lợi tức rủi ro ngoài nước với chênh lệch lãi suất quốc gia của Việt Nam và chỉ số hoán đổi vỡ nợ tín dụng (CDS) thu hẹp bớt đi khoảng 100 điểm cơ bản từ đỉnh cao hơn 400 điểm cơ bản trong tháng 2/2011. IMF cũng cho rằng những thách thức lớn vẫn còn đặt ra đối với Việt Nam. Lạm phát vẫn đang ở xu hướng tăng lên, đạt gần 20% (so với cùng kỳ năm trước) vào tháng 5 và lạm phát cơ bản cũng đang tăng lên, và có khả năng tăng cao hơn nữa trước khi bắt đầu giảm vào cuối năm nay. II. Hợp tác giữa Việt Nam- IMF : Trong những năm gần đây, Việt Nam và IMF cũng đã đẩy mạnh và tăng cường hợp tác với nhau. Cụ thể như: - Hàng năm, IMF cử các đoàn công tác định kỳ vào Việt nam để cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô. IMF cũng cung cấp nhiều hỗ trợ kỹ thuật cho lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, thị trường mở, thanh tra ngân hàng, cải cách thuế, xác định mục tiêu lạm phát, tính toán lạm phát cơ bản, v.v Ngoài ra, các cán bộ NHNN và các bộ ngành liên quan được tạo điều kiện tham dự các khóa đào tạo, hội thảo ngắn hạn và xuất học bổng dài hạn theo chương trình do IMF tài trợ. JISPA (The Japan-IMF Scholarship Program for Asia) là học bổng được thực hiện vào năm 1993. Học bổng này được tài trợ bởi chính phủ Nhật và tổ chức IMF, thu nhận những học sinh đã tốt nghiệp đại học kinh tế tại Nhật…Hiện nay, JISPA còn mở rộng việc đào tạo các sinh viên đến từ các nước châu Á khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Việt Nam… Ngày 7/10/2003 Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Lê Mạnh Hùng cho biết, sau 1 năm thử nghiệm, VN đã chính thức gia nhập hệ thống phân phối số liệu chung (GDDS) của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF). Đây là cơ hội tốt cho việc cung cấp hình ảnh kinh tế VN đến nhà đầu tư toàn cầu. Hệ thống thông tin này của IMF có tên viết tắt là GDDS, ra đời từ năm 1997. Nó cho phép quỹ này truyền tải các thông tin nhanh, đầy đủ nhất của từng quốc gia thành viên, qua đó giúp các Chính phủ có cơ sở so sánh, đưa ra các quyết sách kinh tế phù hợp. Đồng thời, đây cũng là căn cứ để các công ty lớn trên thế giới xem xét quyết định có làm ăn tại một nước nào đó hay không; các cơ quan viện trợ phát triển thì cân nhắc định mức hỗ trợ. Bà Carol S. Carson, Giám đốc thông tin của IMF nhận xét, việc Việt Nam gia nhập hệ thống GDDS cùng 60 quốc gia khác là một cột mốc quan trọng khẳng định chất lượng của công tác thống kê tại VN - Ngày 5/5/2011, Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã tiếp ông Naoyuki Shinohara, Phó Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) lần thứ 44. Tại buổi tiếp Phó Tổng giám đốc IMF, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao vai trò quan trọng của IMF trong việc thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự hỗ trợ đối với các nước thành viên trong đó có Việt Nam. - Ngày 23/5/2011, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà đã làm việc với Phó Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam. Chuyến thăm của Phó Tổng giám đốc IMF thể hiện thiện chí và sự quan tâm của IMF đối với Việt Nam. Đây là dịp tốt để tăng cường đối thoại giữa Việt Nam với IMF trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh tiến trình hội nhập quốc tế; đồng thời tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và IMF trong thời gian tới. - Ngày 20/9/2011, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã gặp gỡ với đại diện của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Theo đó, IMF sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra.Việt Nam hy vọng IMF sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các bộ, các ngành nhằm xây dựng được các chính sách hiệu quả, qua đó giúp Việt Nam cải tiến mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế. Việt Nam đánh giá cao sự giúp đỡ của IMF đối với Việt Nam và hy vọng trong thời gian tới IMF, sẽ tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ sẵn có hiện nay. Về phần mình, đại diện IMF cũng phát biểu rằng, sự hỗ trợ của chính phủ Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong các đánh giá và tư vấn tài chính của IMF cho Việt Nam trong thời gian qua….. C Việt Nam đánh giá cao vai trò quan trọng của IMF trong việc thúc đẩy hợp tác tiền tệ quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự hỗ trợ đối với các nước thành viên, trong đó có Việt Nam, về tư vấn chính sách kinh tế, trợ giúp kỹ thuật, cung cấp hỗ trợ tài chính, cũng như những đóng góp quan trọng của các vị lãnh đạo IMF cho việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và IMF nói riêng và giữa Việt Nam và cộng đồng tài chính tiền tệ quốc tế nói chung. Việt Nam mong muốn nhận được sự giúp đỡ có hiệu quả hơn nữa của IMF và các thể chế tài chính tiền tệ quốc tế nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra, góp phần sự ổn định của nền kinh tế tài chính khu vực và thế giới. III. Vấn đề trong quan hệ với IMF: 1. Cơ hôi của Việt Nam khi hợp tác với IMF : Nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa IMF với các bộ, ngành chức năng của Việt Nam nên các đánh giá hàng năm của IMF về kinh tế vĩ mô của Việt Nam là khá sát với thực tế, chính điều này đã góp phần tích cực vào công tác chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ Việt Nam. IMF giúp Việt Nam những hoạt động tư vấn về chính sách trước việc ứng phó với hậu quả của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Theo mục 2, 3 và 4 của Điều VIII Điều lệ quỹ về tự do hoá các giao dịch vãng lai, các nước thành viên của IMF cam kết không áp dụng những hạn chế trong thanh toán và chuyển tiền đối với những giao dịch quốc tế vãng lai và không tiến hành hoặc không cho phép bất kỳ tổ chức tài chính nào áp dụng bất kỳ hình thức phân biệt đối xử về tiền tệ hoặc chế độ đa đồng tiền, trừ phi được IMF chấp thuận.Bằng việc chấp thuận các nghĩa vụ này, Việt Nam gửi tín hiệu đến cộng đồng quốc tế là Việt Nam sẽ theo đuổi những chính sách kinh tế mà không cần thiết phải áp dụng những hạn chế về thanh toán hoặc chuyển tiền đối với các giao dịch quốc tế vãng lai, và sẽ góp phần làm cho hệ thống thanh toán đa phương hoàn toàn không có bất kỳ hạn chế nào.Việc chấp nhận tuân thủ Điều khoản VIII Điều lệ quỹ về tự do hoá các giao dịch vãng lai sẽ là điều kiện quan trọng cho việc Việt Nam được kết nạp vào WTO. Là một thành viên của IMF, là một nước đang phát triển, Việt Nam có quyền được tiếp cận với các thể thức cho vay mới của IMF. Trong trường hợp cần thiết Việt Nam có thể sử dụng nguồn vốn này để hỗ trợ cho dự trữ ngoại hối của mình, cũng như hỗ trợ cán cân vãng lai, cán cân thương mại. 2.Vấn để trong quan hệ với IMF Trong thập kỷ 80,nhiệm vụ của IMF còn bao gồm quản lý các món nợ các nước đang phát triển PED và giúp các nước đang phát triển khi họ mới nhận biết về khủng hoảng tài chính. Song các trợ giúp này phải chịu các điều kiện: các nước phải chấp nhận các biện pháp nghiệt ngã do IMF áp đặt. Sụt giảm lớn các chi tiêu công cộng, khắc khổ về tiền tệ, mở cửa đất nước để nhận hàng hóa và tư bản nước ngoài, hủy bỏ các doanh nghiệp, biết bao những quy định có thể làm suy yếu đất nước đã nghèo nàn do nợ nần hoặc thất thoát vốn. Vào những năm 1990, nước Malawi ở đông nam Châu Phi đã phải đối mặt với các vấn đề kinh tế nghiêm trọng. Họ đã yêu cầu IMF giúp đỡ. Nếu IMF hành động theo đúng vai trò chính thức của nó, thì lẽ ra nó đã cho vay mượn và hướng dẫn quốc gia này phát triển bằng cách bảo vệ các kỹ nghệ non trẻ của mình, trợ cấp cho nông dân, và đầu tư vào lãnh vực giáo dục và sức khỏe của người dân. Tuy nhiên, IMF nói họ sẽ chỉ trợ giúp nếu Malawi đồng ý tái cơ cấu theo yêu cầu của IMF. Họ ra lệnh Malawi bán ra gần như tất cả những gì nhà nước sở hữu cho các công ty tư nhân và các nhà đầu cơ, và cắt giảm chi tiêu cho dân chúng. IMF nói chỉ ưu tiên đưa tiền cho các ngân hàng quốc tế hơn là đưa tiền cho người dân Malawi. Vì vậy, vào năm 2001 khi IMF phát hiện ra chính phủ Malawi dự trữ một số lượng lớn ngũ cốc đề phòng trường hợp mất mùa, IMF ra lệnh cho họ phải bán nó đi cho các công ty tư nhân ngay lập tức. Họ nói với Malawi phải sắp xếp các ưu tiên của cho đúng bằng cách sử dụng số tiền thu được để trả cho một khoản nợ từ một ngân hàng lớn, một món nợ mà chính IMF đã nói với chính phủ Malawi nên mượn, với một lãi suất 56 % hàng năm. Tổng thống Malawi phản đối và cho rằng đây là nguy hiểm. Nhưng ông đã không có sự lựa chọn nào khác. Ngũ cốc đã được bán ra. Các ngân hàng đã được trả tiền.  Năm sau, mùa màng thất bát. Chính phủ Malawi hầu như không có gì trong tay để phân phát cho dân chúng. Dân chúng đang chết đói đã phải ăn đến vỏ cây, và bất kỳ con chuột nào bắt được. Đài BBC mô tả sự kiện đó như là một nạn đói tệ nhất từ trước đến giờ của Malawi, ít nhất một ngàn người dân vô tội bị chết đói. Vào thời gian cao điểm của nạn đói, IMF đã đình chỉ một món viện trợ trị giá 47 triệu đô, vì chính phủ đã “chậm” trong việc thực hiện những “cải cách thị trường” mà bản thân chúng đã dẫn đến tai họa. Nhóm ActionAid, một nhóm trợ giúp hàng đầu trên đất Malawi, đã tiến hành khám nghiệm hậu chẩn về nạn đói. Họ kết luận rằng IMF phải chịu trách nhiệm về những tai họa đó. Khủng hoảng tài chính châu Á là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các nước khác ở châu Á, trong đó có nhiều quốc gia trong đó được coi như là "những con Hổ Đông Á". Cuộc khủng hoảng này còn thường được gọi là Khủng hoảng tiền tệ châu Á. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này là do sự can thiệp của IMF vào chính sách chính phủ các nước như: áp đặt các nước về chi tiêu, gia tăng tỷ lệ lãi suất gay phá sản hàng ngàn doanh nghiệp lớn. Có thể thấy bên cạnh những lợi ích khi nhận viện trợ từ IMF, Việt Nam cũng cần thận trọng khi chấp nhận những điều kiện do tổ chức này đặt ra. III.Kết luận: Cùng các tổ chức kinh tế khác như WB, WTO, … IMF đã giúp đỡ cho Việt Nam rất nhiều trong việc phát triển kinh tế và hoạch định các chính sách. Là một thành viên của IMF, Việt Nam đang ngày càng thể hiện vai trò của mình trên trường quốc tế, sử dụng tốt các nguồn viện trợ của IMF trong việc phát triển kinh tế quốc gia. Tháng 10/2007, Tập đoàn tư vấn AT Kearney và tạp chí Chính sách đối ngoại đã công bố bảng xếp hạng “Chỉ số toàn cầu hóa 2007”. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có tên trong danh sách xếp hạng, với vị trí 48 trong tổng số 72 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 2010-2011 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Việt Nam đứng vị trí 59 trong số 131 nền kinh tế thế giới, vượt 16 bậc so với xếp hạng của năm ngoái là 75 trên 133 quốc gia.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docViệt nam – imf những bước song hành.doc
Luận văn liên quan