LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường tài chính Việt Nam trong những năm gần đây đang chứng kiến bước
phát triển nhanh chóng của các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng không
ngừng tăng vốn, tăng dư nợ tín dụng, mở rộng mạng lưới chi nhánh hoạt động .
trong nỗ lực cải thiện tình hình hoạt động của bản thân để chuẩn bị cho cuộc
cạnh tranh mạnh mẽ khi Việt Nam hoàn toàn gia nhập Tổ chức thương mại thế
giới WTO. Là trung gian tài chính trong nền kinh tế, đối tượng của hoạt động
ngân hàng chính là vốn, và qui mô vốn của ngân hàng sẽ quyết định lợi nhuận
mà nó kiếm được. Việc tìm kiếm, huy động vốn luôn giữ vai trò hết sức quan
trọng vì nó liên quan tới việc duy trì & mở rộng thị phần, từ đó là sức cạnh tranh
và tiềm năng phát triển của ngân hàng.
Trong khuôn khổ đề tài “Vốn của ngân hàng thương mại và các giải pháp tạo lập
vốn cho ngân hàng thương mại ở Việt Nam” xin giải quyết hai vấn đề: Phần thứ
nhất là các vấn đề mang tính lí luận: các thành phần trong vốn của một ngân
hàng thương mại nói chung, đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng; Phần thứ hai dựa
trên cơ sở xem xét thực tiễn thị trường tài chính tín dụng Việt Nam trong những
năm vừa qua từ đó rút ra những biện pháp để tạo lập vốn cho ngân hàng một
cách hiệu quả.
LỜI MỞ ĐẦU . 1
PHẦN I: VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI . 2
1.1. Các thành phần trong vốn của Ngân hàng thương mại (NHTM) . 2
1.1.1. Vốn chủ sở hữu . 2
1.1.2. Vốn nợ . 7
1.2. Quản lý vốn 15
1.2.1. Quản lý vốn chủ sở hữu 15
1.2.2. Quản lý vốn nợ 24
PHẦN II: GIẢI PHÁP TẠO LẬP VỐN CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM . 36
2.1. Tăng vốn chủ sở hữu 36
2.1.1. Ngân sách cấp thêm 36
2.1.2. Phát hành trái phiếu tăng vốn 37
2.1.3. Phát hành cổ phiếu thêm và giữ lại lợi nhuận để tăng vốn . 43
2.2. Tăng vốn nợ . 47
LỜI KẾT . 51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
55 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3161 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vốn của ngân hàng thương mại và các giải pháp tạo lập vốn cho ngân hàng thương mại ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
au thuế và chính sách phân phối nó.
Tăng VCSH thông qua phát hành trái phiếu dài hạn có khả năng chuyển đổi (trái
phiếu bổ sung) cũng là một biện pháp được ngân hàng quan tâm trong thời gian
gần đây. Lợi thế của hình thức này là tạo ra một nguồn vốn có thể sử dụng lâu
dài, không làm thay đổi quyền sở hữu của các cổ đông trong thời gian chưa
chuyển đổi, phần trả lãi được tính vào chi phí trước thuế và do vậy làm giảm
thuế phải nộp. Tuy nhiên, lãi suất của các trái phiếu lại không phụ thuộc vào kết
quả kinh doanh cuối cùng của ngân hàng. Vì vậy, nếu tỷ lệ sinh lời từ các tài sản
được tài trợ bằng phát hành trái phiếu bổ sung lớn hơn chi phí trả cho các trái
phiếu thì lợi nhuận sau thuế sẽ tăng lên. Trong trường hợp tỷ lệ sinh lời thực tế
từ các tài sản này nhỏ hơn dự tính và vì vậy có thể nhỏ hơn chi phí trả cho trái
phiếu, lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm đi.
- Chi phí của VCSH
Để có VCSH cần có chi phí nhất định. Các bộ phận cấu thành VCSH có chi phí
khác nhau. Một số loại có chi phí được tính vào chi phí của ngân hàng (thuế sử
dụng vốn tính đối với phần vốn ngân sách cấp, lãi trả trái phiếu dài hạn, chi phí
Tài chính doanh nghiệp 45C 22
Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ Nguyễn Thị Ngọc Minh
bảo lãnh phát hành, chi phí phát hành)... Một số chi phí gắn với VCSH được tính
trừ vào lợi nhuận sau thuế trước khi chia với tỷ lệ xác định như cổ phiếu ưu đãi
có lãi suất cố định hoặc thả nổi (không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh). Phần
lớn VCSH (cổ phần thường) phải trả cổ tức (lợi nhuận sau thuế đem chia cổ
phần thường). Tính toán chi phí VCSH để tìm hiểu tác động về mặt chi phí của
các bộ phận VCSH khác nhau đối với lợi nhuận của ngân hàng và tìm hiểu khả
năng mở rộng qui mô VCSH trên nguyên tắc tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận.
- Đo lường hiệu quả VCSH
+ Hiệu quả VCSH = Lợi nhuận sau thuế / VCSH
Hiệu quả VCSH phản ánh tư duy của chủ sở hữu về tính sinh lời của VCSH. Vì
vậy, chỉ tiêu VCSH mở rộng ít được chấp nhận. Khi sử dụng VCSH theo giá trị
thị trường, VCSH có thể tăng hoặc giảm do đánh giá lại tài sản và nợ, phụ thuộc
vào số lượng và phương pháp đánh giá lại. Tuy nhiên lợi nhuận khong đổi do tài
sản đó chưa bán. Thay đổi không tương thích của hai đại lượng này có thể dẫn
đến sai lệch trong chỉ tiêu hiệu quả. Một số ngân hàng sử dụng VCSH tính theo
giá trị sổ sách trong trường hợp không đủ điều kiện để đánh giá lại tài sản và nợ.
Chủ sở hữu chính của ngân hàng - cổ đông sở hữu cổ phiếu thường. Mặc dù giá
trị ngân hàng tăng qua các năm song mệnh giá cổ phiếu thường không thay đổi.
Vì vậy các cổ đông quan tâm tới lợi nhuận trên cổ phần thường.
+ Đối với các ngân hàng quốc doanh hoặc tư nhân
Do không có cổ phiếu phát hành trên thị trường vốn, nên đo lường VCSH theo
các tiêu thức khác nhau là rất khó. “Giá trị thị trường” của các ngân hàng quốc
doanh thường ít được nhìn nhận theo giác độ vốn sở hữu nhiều hay ít. Bộ phận
Tài chính doanh nghiệp 45C 23
Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ Nguyễn Thị Ngọc Minh
chủ yếu là vốn ngân sách (bao gồm ngân sách cấp và lợi nhuận bổ sung). Một số
ngân hàng do cơ chế bù đắp tổn thất chưa rõ ràng, hoặc tổn thất quá lớn chưa
giải quyết được. Quĩ dự phòng tổn thất vẫn tồn tại trong VCSH trong khi đó các
tài sản đã bị đóng băng hoặc không thể thu hồi vẫn nằm trên bảng cân đối của
ngân hàng. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại Nhà nước còn có các quĩ như
quĩ khuyến khích, quĩ khen thưởng và quĩ phúc lợi trích từ lợi nhuận.
+ Các tỷ lệ liên quan VCSH
Các tỷ lệ an toàn: Tiền gửi/VCSH; Dư nợ/VCSH; Dư nợ tối đa/VCSH;
VCSH/Tổng tài sản chuyển đổi theo hệ số rủi ro...
Các tỷ lệ sinh lời:
Hiệu quả VCSH = Lợi nhuận sau thuế/VCSH (VCSH được tính bình
quân)
Hiệu quả vốn cổ phần thường (giá trị sổ sách) hoặc vốn ngân sách = (Lợi
nhuận sau thuế - Lãi trả cổ phần ưu đãi)/Vốn cổ phần thường (hoặc vốn của
ngân sách)
Chỉ tiêu này loại trừ các bộ phận khác trong VCSH, chỉ tính đến vốn cổ phần
thường trên quan điểm lợi ích của chủ sở hữu, phản ánh khả năng sinh lời của cổ
phần thường. Những ngân hàng lâu năm, phần lợi nhuận tích luỹ lớn sẽ làm tăng
hiệu suất cổ phần thường so với các ngân hàng mới hoạt động (giả sử các yếu tố
khác là như nhau).
1.2.2. Quản lý vốn nợ
Mục tiêu quản lý
Tài chính doanh nghiệp 45C 24
Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ Nguyễn Thị Ngọc Minh
Vốn nợ là tài nguyên chính của ngân hàng. Chất lượng và số lượng của nó ảnh
hưởng đáng kể tới chất lượng và số lượng các khoản cho vay và đầu tư. Mục
tiêu quản lý nợ không nằm ngoài mục tiêu quản lí chung của ngân hàng đó là an
toàn và sinh lợi. Quản lí nợ nhằm mục tiêu cụ thể sau:
- Tìm kiếm các nguồn nhằm đáp ứng yêu cầu về qui mô cho vay và đầu tư
- Đa dạng hóa các nguồn nhằm tìm kiếm cơ cấu nguồn có cho phí thấp nhất và
phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Duy trì tính ổn định của nguồn tiền
- Tìm kiếm các công cụ nợ mới nhằm phát triển thị trường nợ của ngân hàng.
Nội dung quản lí
- Quản lí qui mô và cơ cấu nợ
Quản lí qui mô và cơ cấu nhằm đưa ra và thực hiện các biện pháp để gia tăng
qui mô và thay đổi cơ cấu một cách có hiệu quả nhất.
Gia tăng nguồn theo chuẩn mực nào đó là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt
động của ngân hàng, là điều kiện để ngân hàng mở rộng qui mô hoạt động, nâng
cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn. Cơ cấu nợ ảnh hưởng tới
cơ cấu tài sản và quyết định chi phí của ngân hàng. Quản lí qui mô và cơ cấu nợ
gồm các nội dung:
+ Thống kê đầy đủ, kịp thời các thay đổi về các loại nguồn, tốc độ quay vòng
của mỗi loại.
Tài chính doanh nghiệp 45C 25
Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ Nguyễn Thị Ngọc Minh
+ Phân tích kỹ lưỡng các nhân tố gắn liền với thay đổi đó (các nhân tố ảnh
hưởng và bị ảnh hưởng)
+ Lập kế hoạch nguồn cho từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu sử dụng.
Công tác thống kê nguồn sẽ cho các nhà quản lí nghiên cứu mối quan hệ giữa số
lượng, cấu trúc nguồn với các nhân tố ảnh hưởng cũng như thấy được đặc tính
của thị trường nguồn của ngân hàng.
Trong điều kiện cụ thể, các nguồn của một ngân hàng có thể có tốc độ và qui mô
thay đổi khác nhau. Các ngân hàng lớn có qui mô nguồn lớn và tốc độ tăng
trưởng nguồn có thể không cao như các ngân hàng nhỏ. Những ngân hàng ở
trung tâm tiền tệ có cơ cấu nguồn khác với ngân hàng ở xa.
Những nhân tố ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi qui mô và kết cấu của nguồn tiền
thường xuyên thay đổi và cần phải được nghiên cứu kĩ lưỡng. Đây là cơ sở để
ngân hàng đưa ra các quyết định phù hợp để thay đổi qui mô và kết cấu nguồn
tiền. Vào dịp gần Tết, qui mô của tiền gửi tiết kiệm có thể giảm xuống tương
đối; hoặc nếu ngân hàng phục vụ chủ yếu các doanh nghiệp xâu lắp, tiền gửi của
họ tăng giảm phụ thuộc nhiều vào mùa xây dựng. Từ đó, nhà ngân hàng cần
phân biệt các loại khách hàng gắn với qui mô và tốc độ gia tăng của mỗi nguồn.
Các khách hàng, hoặc nhóm khách hàng có tiền gửi lớn cần được đặc biệt chú ý,
các nhóm khách hàng truyền thống, các nhóm khách hàng nhạy cảm với những
thay đổi về công nghệ, lãi suất và chất lượng dịch vụ kèm theo cần phải được
nghiên cứu cụ thể. Nhà quản lí cũng cần xem xét thị phần nguồn tiền của các
ngân hàng khác trên địa bàn và khả năng cạnh tranh của họ.
Tài chính doanh nghiệp 45C 26
Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ Nguyễn Thị Ngọc Minh
Kế hoạch nguồn cần được xây dựng cho từng giai đoạn, bao gồm kế hoạch gia
tăng qui mô của mỗi nguồn, nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay, đầu tư hoặc nhu
cầu chi trả cho các doanh nghiệp và dân chúng, khả năng thay đổi cơ cấu nguồn,
hoặc tìm kiếm nguồn mới. Kế hoạch nguồn được đặt trong kế hoạch sử dụng và
lợi nhuận kì vọng, bao gồm kế hoạch về lãi suất, mở chi nhánh hoặc điểm huy
động, loại nguồn, tiếp thị...
- Quản lí lãi suất chi trả
Quản lí lãi suất của các khoản nợ là xác định các loại và cơ cấu lãi suất trả cho
các nguồn tiền khác nhau nhằm đảm bảo duy trì qui mô và kết cấu nguồn phù
hợp với yêu cầu sinh lợi của ngân hàng.
Quản lí lãi suất của các khoản nợ là một bộ phận trong quản lí chi phí của ngân
hàng. Lãi suất chi trả càng cao càng có thể huy động được lớn, từ đó mà mở
rộng cho vay và đầu tư. Tuy nhiên, lãi suất cao làm gia tăng chi phí của ngân
hàng và nếu doanh thu không tăng kịp chi phí, lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm
tương ứng. Vì vậy, quản lí lãi suất của nguồn vốn có liên quan chặt chẽ với quản
lí lãi suất cho vay và đầu tư của ngân hàng.
Nội dung quản lí lãi suất:
+ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất huy động
+ Đa dạng hóa lãi suất
Lãi suất huy động gắn liền với mỗi loại sản phẩm của ngân hàng và với mỗi
ngân hàng. Lãi suất huy động thay đổi thường xuyên dưới ảnh hưởng của nhiều
nhân tố:
Tài chính doanh nghiệp 45C 27
Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ Nguyễn Thị Ngọc Minh
+ Khả năng tiết kiệm và gia tăng tiết kiệm của quốc gia;
+ Nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp, Nhà nước và hộ gia đình;
+ Tỷ lệ lạm phát;
+ Tỷ lệ sinh lời của các hoạt động đầu tư khác;
+ Trình độ phát triển của thị trường tài chính;
+ Khả năng sinh lời của ngân hàng;
+ Độ an toàn của các ngân hàng;
Trên cơ sở sự tác động của hàng loạt các yếu tố, hình thành nên lãi suất huy
động của ngân hàng thương mại. Lãi suất huy động tại mỗi ngân hàng dược
phân biệt theo nhiều hình thức khác nhau:
+ Lãi suất phân biệt theo thời gian: Thời gian huy động càng dài thì lãi suất càng
cao;
+ Lãi suất phân biệt theo loại tiền;
+ Lãi suất phân biệt theo mục đích gửi, theo mục đích huy động;
+ Lãi suất phân biệt theo rủi ro của ngân hàng: Các ngân hàng nhỏ, hoặc ngân
hàng tư nhân lãi suất cao hơn các ngân hàng lớn hoặc ngân hàng của Nhà nước;
+ Lãi suất phân biệt theo các dịch vụ đi kèm, ví dụ như tiết kiệm có thưởng, tiết
kiệm bảo hiểm lãi suất thấp hơn tiết kiệm khác;
Tài chính doanh nghiệp 45C 28
Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ Nguyễn Thị Ngọc Minh
+ Lãi suất phân biệt theo qui mô...
Nhìn chung, tiện ích mà ngân hàng cung cấp cho người gửi tiền và người cho
vay càng cao thì lãi suất càng thấp. Một số nguồn tiền lãi suất ngân hàng trả
bằng không và người gửi phải trả chi phí để được hưởng tiện ích của ngân hàng.
Có nhiều mức lãi suất danh nghĩa khác nhau tuỳ theo tính chất của từng khoản
nợ, đó là các mức lãi suất cá biệt. Trong quá trình cạnh tranh để mở rộng nguồn
tiền, các ngân hàng đều cố gắng tạo ra các ưu thế của riêng mình trong đó có ưu
thế về lãi suất cạnh tranh. Một ngân hàng có thể đưa ra lãi suất danh nghĩa cao
hơn các ngân hàng khác, tức là đã tạo ra lãi suất cạnh tranh nhằm thu hút thêm
nguồn tiền mới. Tuy nhiên ngân hàng này cũng có thể tạo lãi suất cạnh tranh
bằng các phương pháp khác như trả lãi làm nhiều lần trong kì hoặc trả lãi trước.
Khi trả lãi nhiều lần trong kì lãi suất tương đương (A) sẽ lớn hơn klãi suất danh
nghĩa mà ngân hàng cam kết trả.
A (còn được kí hiệu NEC) = (1+i/n)n – 1
Trong đó: i là lãi suất danh nghĩa trong kì; n là số lần trả lãi trong kì.
Khi trả lãi trước, lãi suất tương đương với trả lãi sau (B) cũng lớn hơn lãi suất
danh nghĩa trả trước:
B (còn được kí hiệu NEC) = i/(1-i)
Trong đó: i là lãi suất trả trước
Tài chính doanh nghiệp 45C 29
Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ Nguyễn Thị Ngọc Minh
Các ngân hàng thường sử dụng phương pháp trên trong điều kiện bị khống chế
về lãi suất tối đa, hoặc để thay đổi tạm thời qui mô của khoản mục chi phí trả lãi
trong kì.
Để phục vụ cho việc quản lí chi phí trả lãi và hoạch định các mức lãi suất cạnh
tranh (gồm lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay), các ngân hàng thường tính toán
lãi suất bình quân.
(1) Lãi suất bình quân của một nguồn hay một nhóm nguồn trong kì;
(2) Lãi suất bình quân của các nguồn phải trả lãi tại một thời điểm hoặc trong kì.
Lãi suất bình quân cho thấy xu hướng thay đổi lãi suất của nguồn, mức độ thay
đổi lãi suất mỗi nguồn, sự kết hợp giữa lãi suất cá biệt và tỷ trọng mỗi nguồn; nó
cũng cho thấy những nguồn đắt tương đối (lãi suất cá biệt > lãi suất bình quân)
và các nguồn rẻ tương đối (lãi suất cá biệt < lãi suất bình quân). Điều này rất có
ý nghĩa đối với hoạch định chiến lược nguồn vốn.
- Quản lí kì hạn
Quản lí kì hạn là xác định kì hạn của nguồn phù hợp với yêu cầu về kì hạn của
sử dụng, đồng thời tạo sự ổn định của nguồn.
Nội dung quản lý kì hạn:
+ Xác định kì hạn danh nghĩa của nguồn và các nhân tố ảnh hưởng;
+ Xác định kì hạn thực của nguồn và các nhân tố ảnh hưởng;
+ Xem xét khả năng chuyển hoán kì hạn của nguồn.
Tài chính doanh nghiệp 45C 30
Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ Nguyễn Thị Ngọc Minh
Kì hạn danh nghĩa
Nguồn huy động thường gắn liền với kì hạn nhất định, được ngân hàng tuyên
bố, đó là kì hạn danh nghĩa của nguồn. Ví dụ, tiền gửi tiết kiệm không kì hạn, 3
tháng, 6 tháng... Các kì hạn danh nghĩa thường gắn với một mức lãi suất nhất
định, theo xu hướng nguồn của kì hạn danh nghĩa càng dài thì lãi suất càng cao.
Trong trường hợp bình thường (không có khủng hoảng xảy ra) cũng có một số
người gửi rút tiền trước kì hạn, song nhìn chung người gửi đều cố gắng duy trì
kì hạn danh nghĩa để hưởng lãi suất ở mức cao nhất. Do vậy, kì hạn danh nghĩa
là một chỉ tiêu phản ánh tính ổn định của nguồn vốn.
Việc xác định kì hạn danh nghĩa có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của
ngân hàng. Kì hạn liên quan tới tính ổn định và vì vậy liên quan đến kì hạn của
sử dụng. Để cho vay và đầu tư dài hạn, ngân hàng cần có khả năng duy trì tính
ổn định của nguồn tiền. Mặt khác kì hạn liên quan tới chi phí: Các nguồn có tính
ổn định cao thường phải có chi phí duy trì cao. Quản lí kì hạn, vì vậy là một nội
dung đảm bảo an toàn và sinh lợi cho ngân hàng.Các nhân tố ảnh hưởng đến kì
hạn danh nghĩa là: Thu nhập; Ổn định vĩ mô; Khả năng chuyển đổi của giấy nợ;
Kì hạn cho vay và đầu tư...
Mức thu nhập của dân chúng là yếu tố quan trọng. Các khoản tiền gửi và vay với
kì hạn dài (trên 1 năm) thường là của dân cư. Do vậy, khi thu nhập của dân cư
thấp, mức tiết kiệm cũng thấp, hạn chế khả năng cho vay và gửi ngân hàng với
kì hạn dài. Lạm phát cao, tỷ giá biến động theo hướng không có lợi cho người
gửi nội tệ... đều hạn chế việc kéo dài kì hạn danh nghĩa. Thị trường tài chính
kém phát triển, khả năng chuyển đổi của các giấy nợ thấp (tính thanh khoản của
các giấy nợ thấp), việc phát hành giấy nợ với kì hạn trên 1 năm rất khó khăn.
Tài chính doanh nghiệp 45C 31
Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ Nguyễn Thị Ngọc Minh
Kì hạn thực tế
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới kì hạn danh nghĩa tạo cơ sở để ngân hàng
đưa ra kì hạn huy động phù hợp với thị trường. Tuy nhiên, ngân hàng quan tâm
hơn tới ừi hạn thực tế của nguồn tiền bởi nó liên quan chặt chẽ đến kì hạn các
khoản cho vay và đầu tư.
Kì hạn thực tế của khoản tiền gửi là thời gian mà khoản tiền tồn tại liên tục tại
một đơn vị ngân hàng. Các nhân tố ảnh hưởng đến kì hạn danh nghĩa đều tác
động đến kì hạn thực tế. Bên cạnh đó, nhu cầu chi tiêu đột xuất và lãi suất cạnh
tranh giữa các ngân hàng, lãi suất giữa các nguồn tiền khác nhau cũng ảnh
hưởng lớn tới kì hạn này. Sự thay đổi lãi suất sẽ gây ra sự dịch chuyển tiền gửi
từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, từ kì hạn này sang kì hạn khác, từ loại
tiền này sang loại tiền khác, làm giảm kì hạn thực tế của loại tiền gửi.
Một nguồn tiền nào đó trong ngân hàng được tạo ra bởi sự tiếp nối liên tục của
các khoản huy động và đi vay. Do đó, một nguồn với kì hạn danh nghĩa là ngắn
hạn, có thể tồn tại liên tục trong nhiều năm, tức là nguồn có kì hạn thực tế là
trung và dài hạn. Phân tích và đo lường kì hạn thực tế của nguồn tiền là cơ sở để
ngân hàng quản lí thanh khoản, chuyển hoán kì hạn của nguồn, sử dụng các
nguồn có kì hạn ngắn để cho vay với kì hạn dài hơn.
Phương pháp cơ bản để phân tích kì hạn thực tế là dựa trên số liệu thống kê để
thấy sự biến động số dư của mỗi nguồn vốn, của nhóm nguồn, tìm số dư thấp
nhất trong quí, trong năm, trong nhiều năm và các nhân tố ảnh hưởng đến sự
thay đổi, từ đó, người quản lí đo được kì hạn thực gắn liền với các số dư.
Tài chính doanh nghiệp 45C 32
Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ Nguyễn Thị Ngọc Minh
Quản lí kì hạn luôn gắn liền với quản lí lãi suất. Một sự gia tăng trong lãi suất
nguồn, đều liên quan tới không chỉ tăng qui mô của nguồn, mà còn tới tính ổn
định của nguồn giữa các ngân hàng, tính ổn định của nguồn trong từng ngân
hàng. Lựa chọn cơ cấu lãi suất sao cho vừa đảm bảo gia tăng tổng nguồn, tiết
kiệm chi phí, lại vừa tăng tính ổn định của nguồn là nội dung quản lí nguồn vốn
của ngân hàng. Các cách khác nhau để cải tiến sự ổn định của khoản nợ:
Dựa vào loại những tiền gửi chủ yếu - tiền gửi giao dịch hoặc tiền tiết kiệm.
Mặc dù tiền gửi phải hoàn trả theo yêu cầu, song nó tương đối ổn định. Các
ngân hàng lớn ngày nay đang cố gắng tăng tiền gửi để giảm vay.
Xây dựng mối liên hệ với người gửi lớn sao cho họ tránh rút tiền gửi trong lúc
khủng hoảng.
Đa dạng hóa các nguồn tiền tức là huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này
sẽ giảm sự phụ thuộc của ngân hàng vào một khách hàng.
Phát triển quản lí tài sản bên cạnh quản lí các khoản nợ.
- Phân tích tính thanh khoản của nguồn vốn
Đối với nhiều ngân hàng, phân tích tính thanh khoản của nguồn vốn đang trở
thành trọng tâm quản lí nguồn vốn. Tính thanh khoản của nguồn vốn được đo
bằng khả năng tìm kiếm nguồn vốn mới với chi phí và thời gian nhỏ nhất. Nhiều
ngân hàng lớn, do thực hiện chuyển hoán kì hạn của nguồn (nguồn với kì hạn
ngắn được chuyển sang đầu tư hoặc cho vay với kì hạn dài hơn) và duy trì tỷ lệ
dự trữ thấp, rất quan tâm tới khả năng tìm kiếm nguồn vốn mới để đáp ứng nhu
cầu thanh khoản, đặc biệt là các nguồn trong ngắn hạn.
Tài chính doanh nghiệp 45C 33
Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ Nguyễn Thị Ngọc Minh
Tính thanh khoản của nguồn tuỳ thuộc rất lớn vào thị trường nợ của mỗi ngân
hàng và chính sách tiền tệ đang được vận hành. Nhìn chung các ngân hàng lớn,
có nhiều chi nhánh và gần các trung tâm tiền tệ có nhiều khả năng tìm kiếm các
nguồn nhanh chóng hơn là các ngân hàng nhỏ, ít chi nhánh và ở xa. Hơn nữa, sự
phát triển của các công cụ nợ sẽ cho phép các ngân hàng có nhiều cơ hội tiếp
xúc với các nguồn. Do vậy tại các nước mà thị trường nợ kém phát triển, tính
thanh khoản của nguồn vốn của các ngân hàng cũng bị giảm thấp.
Phân tích tính thanh khoản của nguồn vốn bắt đầu từ việc phân tích thị trường
nguồn vốn của mỗi ngân hàng để thấy đặc điểm của mỗi nguồn (như qui mô, tốc
độ tăng trưởng, vòng quay, lãi suất và sự biến đổi của lãi suất, tỷ trọng thị
trường của ngân hàng so với các tổ chức tín dụng khác...). Ngân hàng cần tập
trung phân tích nguồn vay mượn từ ngân hàng Nhà nước và từ các tổ chức tín
dụng khác. Các nguồn này tuy ngắn hạn song có thể có được trong thời gian
ngắn, nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong ngắn hạn. Các nguồn mà ngân
hàng có ưu thế cũng cần được xem xét.
- Phát triển các công cụ nợ mới
Lịch sử phát triển của các ngân hàng cũng là lịch sử phát triển các công cụ nợ.
Bên cạnh vay ngân hàng Nhà nước và vay trên thị trường liên ngân hàng trong
nước, các ngân hàng đang vươn tay tới thị trường liên ngân hàng quốc tế. Nhiều
ngân hàng đang phát triển và sử dụng các chứng chỉ tiền gửi, các hợp đồng mua
bán lại, các giấy nợ ngân hàng. Cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân
hàng và giữa các tổ chức ngân hàng và phi ngân hàng, cách mạng công nghệ
đang làm cho thị trường tài chính liên tục phát triển và tạo ra các sản phẩm mới.
Tài chính doanh nghiệp 45C 34
Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ Nguyễn Thị Ngọc Minh
Trong quá trình phát triển và hội nhập, thị trường các công cụ nợ của các ngân
hàng thương mại Việt Nam đang có những bước tiến quan trọng. Các công cụ
nợ truyền thống đang được mở rộng: Tiền gửi thanh toán đang được khuếch
trương, hướng tới mục tiêu là các tầng lớp dân cư. Mở rộng qui mô, kéo dài kì
hạn, đa dạng hóa các loại tiền gửi tiết kiệm nhằm huy động mọi nguồn tiền nhàn
rỗi trong dân cư đang là hoạt động trọng tâm của ngân hàng. Dân chúng đã biết
đến ngân hàng như là nơi đảm bảo an toàn và sinh lợi cho các khoản tiền tiết
kiệm của họ. Ngoài loại hình tiết kiệm ngắn hạn bằng nội tệ truyền thống, các
ngân hàng thương mại Việt Nam đã đưa ra các loại tiền gửi bằng ngoại tệ hoặc
đảm bảo bằng ngoại tệ, tiền gửi trên 12 tháng. Bên cạnh huy động tiết kiệm,
nhiều ngân hàng đã phát hành kì phiếu, trái phiếu (có loại có thể chuyển đổi),
tạo công cụ nợ mới, làm phong phú thị trường nguồn vốn của các ngân hàng.
Tài chính doanh nghiệp 45C 35
Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ Nguyễn Thị Ngọc Minh
PHẦN II: GIẢI PHÁP TẠO LẬP VỐN CHO NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1. Tăng vốn chủ sở hữu
Gần một năm trở lại đây, các ngân hàng trong nước, đặc biệt là ngân hàng cổ
phần đang chạy đua tăng năng lực tài chính. Vốn điều lệ của nhiều ngân hàng đã
vượt qua con số 1.000 tỷ đồng. Thế nhưng, Giám đốc NHNN chi nhánh
TP.HCM, ông Trần Ngọc Minh cho biết: nhìn chung vốn điều lệ của ngân hàng
Việt Nam hiện vẫn còn thấp so với các ngân hàng khác trong khu vực và trên thế
giới. Chính vì vậy, việc đầu tư công nghệ của ngân hàng chưa đạt hiệu quả.
Theo Thống đốc NHNN Lê Đức Thúy, hiện Việt Nam có trên 30 chi nhánh ngân
hàng nước ngoài hoạt động, với số vốn tối thiểu 15 triệu USD/chi nhánh và
chiếm khoảng 10% thị phần. Đặc biệt, ngân hàng nước ngoài vẫn đi theo chiều
hướng chất lượng, hiệu quả nhiều hơn là bành trướng mạng lưới hoạt động. Vì
vậy, để hội nhập thành công, các ngân hàng cần tăng vốn tự có để mở rộng quy
mô kinh doanh, bởi lợi thế của ngân hàng Việt Nam là có mạng lưới giao dịch
rộng.
Như vậy rõ ràng việc tăng vốn điều lệ đang là một vấn đề bức thiết của các ngân
hàng thương mại Việt Nam. Và thực tế, các ngân hàng đã & đang có những biện
pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này.
2.1.1. Ngân sách cấp thêm
Hiện nay ở Việt Nam có 6 ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước trong đó có 4 ngân
hàng qui mô vốn điều lệ đứng đầu trong các ngân hàng thương mại. Theo số liệu
của Hiệp hội ngân hàng VN, tính đến cuối năm 2004, tổng số vốn điều lệ của 5
ngân hàng thương mại Nhà nước, gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Tài chính doanh nghiệp 45C 36
Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ Nguyễn Thị Ngọc Minh
nông thôn, Đầu tư và Phát triển, Công thương VN, Ngoại thương VN và Ngân
hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đạt 16.960,3 tỷ đồng,
tăng 793,5 tỷ đồng. Đầu năm 2005, Bộ Tài chính VN đã quyết định cấp thêm
vốn đợt 4 - đợt cuối cùng cho các ngân hàng trên. Tính chung trong giai đoạn
2002-2005, năm ngân hàng trên đã được cấp thêm vốn 4 lần với tổng số tiền là
10.921 tỷ đồng. Mặc dù ngân sách còn nhiều gánh nặng nhưng vẫn dành sự hỗ
trợ lớn cho các ngân hàng này nhằm tăng tỷ lệ an toàn vốn trên tổng tài sản có
điều chỉnh rủi ro lên mức yêu cầu tối thiểu của thông lệ quốc tế (8%), giải quyết
nợ xấu, xây dựng đề án tái cơ cấu để tiến tới cổ phần hóa. Vietcombank và Ngân
hàng nhà đồng bằng sông Cửu Long đã bước trước trên con đường cổ phần hóa
& được yêu cầu trình chính phủ đề án cổ phần hóa ngay trong năm 2006 để hoàn
tất việc cổ phần hóa trong năm 2007. Gần đây Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
cũng đã đồng ý cho ba ngân hàng thương mại quốc doanh lớn còn lại là Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công thương Việt Nam
(ICB) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)
thực hiện cổ phần hóa theo 2 bước. Bước một, nâng cao năng lực tài chính theo
hướng đạt các chỉ số lành mạnh tài chính theo chuẩn quốc tế vào cuối năm 2006
đối với BIDV, ICB và cuối năm 2007 đối với Agribank. Bước hai, từ năm 2007
tiến hành cổ phần hoá BIDV, ICB và từ năm 2008 cổ phần hoá Agribank.
2.1.2. Phát hành trái phiếu tăng vốn
Việc phát hành trái phiếu chuyển đổi đang dần trở thành một kênh huy động vốn
hiệu quả của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Thời gian qua đã có rất
nhiều NHTM áp dụng biện pháp này để tăng vốn. Mỗi ngân hàng có lượng vốn
huy động, điều kiện chuyển đổi, mức độ hấp dẫn khác nhau tùy thuộc vào năng
lực và mục đích của mỗi ngân hàng.
Tài chính doanh nghiệp 45C 37
Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ Nguyễn Thị Ngọc Minh
Trái phiếu Vietcombank
Tháng 12/2005, 1.365 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi của Vietcombank đã được
phát hành ra công chúng. Mệnh giá mỗi trái phiếu là 100.000 đồng, kỳ hạn 7
năm, lãi suất 6%. Người sở hữu trái phiếu (trái chủ) được sử dụng 100% giá trái
phiếu (cả vốn và lãi phát sinh trong kỳ nhưng chưa đến hạn trả) hoặc một phần
để mua cổ phiếu của VCB khi ngân hàng cổ phần hóa và phát hành cổ phiếu lần
đầu ra công chúng. Quyền chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu chỉ được thực
hiện một lần ở thời điểm VCB cổ phần hóa. Nếu không chuyển đổi mặc nhiên
mất quyền, khi đó trái chủ chỉ còn hưởng các quyền từ trái phiếu. VCB không ấn
định trước giá chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu, giá được hình thành tại phiên
đấu giá cổ phiếu ở thời điểm VCB cổ phần hóa.
Xung quanh việc phát hành trái phiếu chuyển đổi này của Vietcombank có rất
nhiều ý kiến khác nhau. Về phía công chúng, trái phiếu này được ưa thích một
cách đặc biệt. Chỉ trong vòng 1 phút sau giờ mở cửa giao dịch sáng ngày
15/12/2005, toàn bộ số trái phiếu chuyển đổi (360 tỷ đồng) dành cho nhà đầu tư
cá nhân của VCB đã được mua hết. Nhiều người xếp hàng để mua trái phiếu từ
trước giờ mở cửa từ rất sớm, và cũng rất nhiều người không thể mua được vì
chậm chân. Tuy nhiên cũng có những ý kiến e ngại về những rủi ro mà các nhà
đầu tư có thể gặp phải: rủi ro về giá chuyển đổi do VCB ngay từ đầu mập mờ
không xác định rõ mức giá, kể cả rủi ro về thời gian chuyển đổi phụ thuộc vào
tiến trình cổ phần hóa, thêm vào đó là rủi ro về việc chưa xác định tỷ lệ chuyển
đổi trái phiếu thành cổ phiếu… Nói chung, những rủi ro này các nhà đầu tư trên
thị trường đều đã biết. Tuy nhiên, còn một rủi ro mang tính “kỹ thuật” chưa
được nói đến và đang tồn tại do những bất cập trong vấn đề luật định nhằm bảo
vệ quyền lợi các trái chủ vào thời điểm chuyển đổi.
Tài chính doanh nghiệp 45C 38
Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ Nguyễn Thị Ngọc Minh
Luật pháp ở các nước thường định nghĩa “vốn cổ phần” là tính trên mệnh giá
hoặc vốn tính trên giá bán. Ở nước ta hiện nay chưa có định nghĩa chính thức về
vấn đề này, do đó trên thị trường thường thấy các công ty phát hành cổ phiếu
“thưởng”. Như vậy, với bất cập này nhà đầu tư sẽ gặp rủi ro trong vấn đề giá cổ
phiếu tại thời điểm chuyển đổi, cho dù tỷ lệ chuyển đổi đã được ấn định như
phương án phát hành TPCĐ của một số ngân hàng và doanh nghiệp. Thực tế là
trước thời điểm chuyển đổi, các cổ đông hiện hữu của công ty thực hiện phát
hành cổ phiếu “thưởng” từ vốn thặng dư (phần chênh lệch giữa giá bán với
mệnh giá cổ phiếu). Thực chất “kỹ thuật” này không làm tăng giá trị doanh
nghiệp, mà chẳng qua làm tăng số lượng các “tờ giấy”, xét về mặt hạch toán thì
đây là một bút toán chuyển từ tài khoản thặng dư vốn sang vốn điều lệ mà thôi.
Vì thế, việc phát hành cổ phiếu “thưởng” đã làm giá mỗi cổ phiếu sau khi
“thưởng” giảm đi. Cho nên các trái chủ dễ gặp rủi ro về giá cổ phiếu ngay cả khi
biết trước tỷ lệ chuyển đổi.
Trái phiếu BIDV
Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 08/05/2006 Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức phát hành trái phiếu tăng vốn
cấp II BIDV đợt I/2006, trong đó phát hành đến các nhà đầu tư có tổ chức từ
ngày 08/05 - 12/05/2006 và phát hành theo hình thức bán lẻ từ ngày 09/05 đên
ngày 15/05/2006. Tổng mệnh giá trái phiếu phát hành đạt trên 2.200 tỷ VND,
được phân bổ cho 2 kỳ hạn, trong đó kỳ hạn 10 năm đạt 1.185 tỷ VND, chiếm tỷ
trọng 54,0%, kỳ hạn 15 năm đạt 1.015 tỷ VND (46,0%). Kết quả phát hành theo
hình thức bán lẻ tại Hà nội và TP Hồ Chí Minh đạt 200 tỷ VND (chiếm 9,1%
tổng mức phát hành). Số lượng phát hành cho các nhà đầu tư lớn là tổ chức đạt
2.000 tỷ VND (chiếm 90,9%) trên tổng mức đăng ký 2.800 tỷ VND, trong đó
Tài chính doanh nghiệp 45C 39
Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ Nguyễn Thị Ngọc Minh
một số nhà đầu tư lớn có nhu cầu đầu tư đã đăng ký bổ sung trong quá trình phát
hành trái phiếu.
Khác với trái phiếu chuyển đổi của Vietcombank, trái phiếu BIDV là một dạng
trái phiếu tăng vốn cấp hai, cho phép ngân hàng hạch toán số tiền thu được sau
phát hành vào vốn tự có, song trái phiếu không có quyền chuyển đổi sang cổ
phiếu khi BIDV chính thức cổ phần hoá. Tuy nhiên, Phó tổng giám đốc BIDV
Lê Đào Nguyên cho biết, trái phiếu có thời hạn dài (10-15 năm), phần lớn khối
lượng được bảo lãnh phát hành qua các tổ chức có uy tín và đặc biệt là lãi suất
trái phiếu sẽ đủ hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư tiềm năng.
Theo đánh giá của dư luận, đợt phát hành trái phiếu BIDV không ồn ào như trái
phiếu Vietcombank hay những đợt phát hành cổ phiếu của các ngân hàng cổ
phần, nhưng thành công và mang tính chọn lọc với đối tượng tiếp cận chủ yếu là
các nhà đầu tư tổ chức, doanh nghiệp. Kết quả phát hành đợt I cũng cho thấy
chiếm toàn bộ cơ cấu phân bổ trái phiếu là các nhà đầu tư tổ chức, doanh
nghiệp, quỹ đầu tư.
Thành công này có ý nghĩa quan trọng đối với BIDV nói riêng và thị trường trái
phiếu trong nước nói chung:
- Tăng năng lực tài chính, tăng vốn tự có của BIDV, nâng tỷ lệ an toàn vốn tối
thiểu (CAR) đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, tạo điều kiện để BIDV
mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Tính đến ngày 15/05/2006, vốn tự có
của BIDV đạt 8.442 tỷ VND, trong đó vốn cấp I là 6.066 tỷ, vốn cấp II là 2.421
tỷ, chỉ số CAR đạt 9,02% (cao hơn so với mức quy định tối thiểu là 8%).
Tài chính doanh nghiệp 45C 40
Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ Nguyễn Thị Ngọc Minh
- Tạo ra khung điểm chuẩn về mức giá đối với trái phiếu tăng vốn của các ngân
hàng thương mại và doanh nghiệp với các kỳ hạn dài 10 năm đến 15 năm, là căn
cứ để các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong
thời gian tới.
- Góp phần quan trọng nâng cao kỳ hạn của nguồn vốn huy động, đặc biệt là vốn
VNĐ, tạo sự cân đối về kỳ hạn đối với tài sản nợ có phù hợp với chính sách
quản lý rủi ro của BIDV.
- Tạo nguồn vốn dài hạn phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh, tạo điều
kiện để BIDV thực hiện cam kết tài trợ cho các dự án trọng điểm của nền kinh
tế, trước hết là dự án Nhà máy Thuỷ điện Sơn la.
- Thành công của đợt phát hành trái phiếu tăng vốn đã mang lại nhiều kinh
nghiệm quý báu cho BIDV để khai thác nguồn vốn dài hạn dưới hình thức phát
hành trái phiếu cả trên thị trường vốn trong nước lẫn thị trường vốn quốc tế
trong tương lai, tạo điều kiện để BIDV thực hiện thành công chiến lược phát
triển và hội nhập kinh tế quốc tế.
Trái phiếu Agribank
Từ 10/10/2006, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn VN (Agribank)
phát hành trái phiếu dài hạn thời hạn 10 năm và 15 năm. Trái phiếu được niêm
yết trên thị trường chứng khoán.
Trái phiếu được phát hành bằng VND qua hình thức ghi sổ. Mệnh giá tối thiểu
là 1 triệu đồng, các mệnh giá lớn hơn mệnh giá tối thiểu phải là bội số của mệnh
Tài chính doanh nghiệp 45C 41
Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ Nguyễn Thị Ngọc Minh
giá tối thiểu. Khách hàng gồm các nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân VN; tổ chức, cá
nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại VN.
Thời hạn phát hành trái phiếu Agribank tối đa 60 ngày. Ngày đến hạn thanh toán
lãi trái phiếu là 10/10 hằng năm. Lãi suất trái phiếu cố định và sẽ điều chỉnh tăng
lên một lần duy nhất tại thời điểm 5 năm trước khi đến hạn của trái phiếu. Đối
với kỳ hạn 10 năm, lãi suất cố định 5 năm đầu là 9,8%/năm, đối với kỳ hạn 15
năm, lãi suất cố định 10 năm đầu là 10,2%/năm. Người mua trái phiếu Agribank
sẽ được ưu tiên để mua cổ phiếu của Agribank khi Agribank thực hiện cổ phần
hoá
Trái phiếu của một số ngân hàng khác
- Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) là ngân hàng thương mại cổ
phần đầu tiên phát hành trái phiếu chuyển đổi (được Thống đốc NHNN chấp
thuận phát hành vào 15/9/2006 và chính thức phát hành vào 1/11/2006) với 03
loại mệnh giá: Loại 1: Mệnh giá 1.200.000 đồng/trái phiếu được phát hành cho
các cổ đông hiện hữu. Loại 2: Mệnh giá 1.500.000 đồng/trái phiếu được phát
hành cho cán bộ nhân viên SCB. Loại 3: Mệnh giá 2.000.000 đồng/trái phiếu
được phát hành bán ra bên ngoài. Đối tượng này là các thể nhân, pháp nhân Việt
Nam, trong đó gồm cả các khách hàng đã gửi tiền tiết kiệm tại SCB có số dư ổn
định từ 5 tỷ đồng trở lên và số dư này được duy trì liên tục trong 3 năm tính đến
ngày chốt danh sách đối tượng được mua trái phiếu chuyển đổi. Lãi suất trái
phiếu là 8,5%/13 tháng, tương đương 7,85%/năm và lĩnh lãi cuối kỳ kể từ ngày
phát hành. Về tỷ lệ chuyển đổi, tổng vốn và lãi của 01 (một) TPCĐ bất kỳ loại
mệnh giá nào cũng được chuyển đổi thành 01 (một) cổ phiếu mệnh giá
1.000.000 đồng/cổ phiếu, nếu chủ sở hữu trái phiếu tuân thủ các điều kiện quy
Tài chính doanh nghiệp 45C 42
Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ Nguyễn Thị Ngọc Minh
định của đợt phát hành này. Do tính chất của trái phiếu lần này có thời gian
chuyển đổi là 13 tháng, do vậy trong chiến lược phát triển của mình SCB sẽ
thường xuyên thực hiện theo hình thức cuốn chiếu và duy trì hàng năm.
- Ngày 18/10/2006 Ngân hàng Nhà Nước cho phép Ngân hàn cổ phần quân đội
(MB) phát hành trái phiếu chuyển đổi với tổng giá trị đợt phát hành theo mệnh
giá là 220 tỷ đồng theo phương án đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông.
Các cổ đông cũ sẽ được quyền mua trái phiếu chuyển đổi với khối lượng tương
đương 30% tổng số cổ phiếu sở hữu tính đến đến hết ngày 30/9/2006, giá mua
bằng với mệnh giá (1 triệu đồng/trái phiếu). Trái phiếu chuyển đổi của MB có
thời hạn 5 năm, lãi suất 8%/năm, sau khi đáo hạn sẽ chuyển đổi thành cổ phiếu
theo tỷ lệ 1 trái phiếu được 1 cổ phiếu (1 triệu đồng/cổ phiếu).
- Ngày 17/10/2006, ACB đã phát hành 1.650 tỷ trái phiếu chuyển đổi. Lãi suất
trái phiếu là 8%/năm, trả lãi hằng năm. Mỗi nhà đầu tư sở hữu 1 cổ phiếu ACB
sẽ được mua 1,5 trái phiếu chuyển đổi bằng mệnh giá (1 triệu đồng). Đến năm
2007, 1.100 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi sẽ được đổi thành cổ phiếu theo tỷ lệ
1-1, số trái phiếu còn lại (1.900 tỷ đồng) sẽ được chuyển đổi vào năm 2008. Dự
kiến trong năm 2007, ACB tiếp tục phát hành thêm 1.350 tỷ đồng trái phiếu loại
này.
2.1.3. Phát hành cổ phiếu thêm và giữ lại lợi nhuận để tăng vốn
Đây là biện pháp thường được sử dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần
nước ta. Trong năm 2005, 2006 thị trường tài chính Việt Nam chứng kiến những
cuộc chạy đua và những bước tăng trưởng ngoạn mục của các NHTM cổ phần.
Đó là cuộc chạy đua lãi suất & cuộc đua vốn điều lệ. Các ngân hàng thương mại
Tài chính doanh nghiệp 45C 43
Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ Nguyễn Thị Ngọc Minh
cổ phần thường xuyên phải tăng vốn điều lệ bởi các quy định pháp luật về tỷ lệ
an toàn sau đây.
Một là, theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN, ngày 19/4/2005 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định các tỷ lệ an toàn trong hoạt động
của tổ chức tín dụng thì các tổ chức này phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn
tự có so với tổng tài sản có rủi ro. Trong cơ cấu vốn tự có chủ yếu là vốn điều lệ.
Bên cạnh đó, dư nợ cho vay và đầu tư thường xuyên tăng cao, làm cho tỷ lệ an
toàn vốn giữa vốn tự có so với tài sản có rủi ro quy định và theo thông lệ quốc tế
tối thiểu là 8% của các ngân hàng thương mại ngày càng giảm xuống. Do đó quy
mô hoạt động ngân hàng này càng tăng, dư nợ cho vay tăng cao, thì vốn điều lệ
cũng phải tăng cao.
Theo Quyết định 888/2005/QĐ-NHNN, ngày 16/6/2006 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước, thì một trong số các điều kiện để mở chi nhánh của tổ chức tín
dụng là số vốn điều lệ hiện có trừ đi số vốn pháp đinh tối thiểu, thì mỗi chi
nhánh bình quân phải có 20 tỷ đồng. Do đó tổ chức tín dụng muốn phát triển
kinh doanh, mở rộng địa bàn và chiếm lĩnh thị phần thì thường xuyên phải thành
lập thêm chi nhánh mới, tất nhiên phải tăng thêm vốn điều lệ.
Cũng theo quy định của pháp luật hiện hành, ngân hàng thương mại, tổ chức tín
dụng không được đầu tư quá 50% số vốn điều lệ vào tài sản cố định. Do đó để
hiện đại hoá và mở rộng trụ sở, các chi nhánh, phòng giao dịch; đầu tư hiện đại
hoá công nghệ, trang bị máy ATM, máy tính hiện đại, trang thiết bị khác,... ngân
hàng thương mại cổ phần phải thường xuyên tăng vốn điều lệ.
Tài chính doanh nghiệp 45C 44
Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ Nguyễn Thị Ngọc Minh
Hai là, trong quá trình phát triển kinh doanh, đa dạng hoá dịch vụ theo thông lệ
quốc tế và theo yêu cầu hội nhập, các ngân hàng thương mại ngày càng mở ra
nhiều công ty trực thuộc. Vì vậy, các ngân hàng thương mại phải tăng thêm vốn
điều lệ để có vốn cấp cho thành lập các công ty trực thuộc, như: công ty chứng
khoán, công ty cho thuê tài chính, công ty kiều hối, công ty thương mại dịch vụ,
công ty quản lý nợ và khai thác tài sản,...
Ba là, quy mô vốn tự có của các ngân hàng thương mại cổ phần ở nước ta hiện
nay còn quá nhỏ bé so các nước trong khu vực. Bình quân các ngân hàng thương
mại cổ phần mới đạt 9.000 tỷ đồng, tương đương 600 triệu USD. Trong khi đó
bình quân các ngân hàng thương mại trong khu vực lên tới 50 tỷ USD.
Bốn là theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, một ngân hàng thương mại
không được cho một khách hàng vay vốn vượt quá 15% số vốn chủ sở hữu,
trong khi quy mô vốn của mỗi dự án ngày càng lớn. Do đó các ngân hàng
thương mại cổ phần buộc phải tăng vốn để đáp ứng nhu cầu vốn vay của doanh
nghiệp, giữ chân khách hàng truyền thống, khách hàng làm ăn có hiệu quả.
Từ những nguyên nhân trên, các NHTM cổ phần đều không ngừng gia tăng vốn
điều lệ của mình.
- Ngày 9/11/2006 Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
(Sacombank) Đặng Văn Thành vừa ký thông báo tăng vốn điều lệ ngân hàng từ
1.899 tỷ đồng lên 2.089 tỷ đồng. Nguồn vốn bổ sung trong đợt tăng này được
trích từ nguồn vốn hợp pháp của các cổ đông trong nước và cổ đông nước ngoài.
Với lần tăng vốn này, Sacombank đạt mức tăng trưởng vốn điều lệ hàng năm là
68%. Với mức vốn mới, Sacombank tiếp tục dẫn đầu khối ngân hàng cổ phần về
Tài chính doanh nghiệp 45C 45
Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ Nguyễn Thị Ngọc Minh
quy mô vốn, cao gấp hai lần so với mức vốn bình quân tốp ngân hàng cổ phần
hàng đầu Việt Nam hiện nay.
Cũng trong thời điểm này, Sacombank có thông báo lần hai về kế hoạch phát
hành cổ phiếu ra công chúng, với loại cổ phiếu phổ thông, mệnh giá 10.000
đồng; số lượng đăng ký phát hành là 18.994.729 cổ phiếu, khối lượng vốn cần
huy động là 189.947.290.000 đồng (tính theo mệnh giá). Sacombank cho biết,
mục đích huy động vốn là phát hành thêm cổ phiếu thưởng để tăng vốn điều lệ,
tăng quy mô hoạt động của ngân hàng; phương thức phân phối được xác định:
cổ đông có tên trong sổ cổ đông tại thời điểm chốt danh sách cuối cùng sở hữu
10 cổ phiếu được thưởng 01 cổ phiếu (tỷ lệ 10:1).
- Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) vừa đăng ký vốn điều lệ mới là
900 tỷ đồng, gấp 3 lần so với cuối năm 2005 và trở thành ngân hàng đứng thứ 4
về vốn điều lệ trong khối các ngân hàng cổ phần. Ngân hàng này cho biết sẽ tiếp
tục tăng vốn điều lệ lên ít nhất là 1000 tỷ đồng vào cuối năm 2006. Đến thời
điểm hiện tại, tổng tài sản của Habubank đã đạt trên 12.000 tỷ đồng (tăng 120%
so với cuối năm 2005), trong đó vốn chủ sở hữu đạt xấp xỉ 1.400 tỷ (bằng hơn
150% so với vốn điều lệ) và tổng dư nợ đạt 5.300 tỷ đồng (tăng hơn 50% so với
cuối năm 2006).
- Đầu tháng 11/2006 Ngân hàng Saigonbank gửi công văn lấy ý kiến cổ đông về
việc phát hành cổ phiếu tăng vốn đợt 2 để nâng vốn điều lệ từ 615 tỷ lên 700 tỷ
đồng. Theo dự kiến, ngân hàng Saigonbank sẽ bán cổ phiếu cho cổ đông hiện
hữu theo tỷ lệ 12% với giá bán 250.000 đồng. Ngoài ra, ngân hàng cũng dành
8.000 cổ phiếu cho người có công với giá ưu đãi 375.000 đồng/cổ phiếu, khách
hàng truyền thống 32.000 cổ phiếu với mức giá là 500.000 đồng/cổ phiếu.
Tài chính doanh nghiệp 45C 46
Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ Nguyễn Thị Ngọc Minh
- Tại công văn số 23/10/2006 ngày 23/10/2006, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
đã chấp thuận tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng liên doanh Indovina. Cụ thể,
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc tăng vốn điều lệ từ 25 triệu
USD lên 35 triệu USD của Ngân hàng liên doanh Indovina theo đề nghị của Hội
đồng Quản trị Ngân hàng liên doanh Indovina tại công văn số 679/IBV/BOD
ngày 20/9/2006.
- Thông tin ngày 16/10/2006 Ngân hàng Quân đội (MB) sẽ phát hành cổ phiếu
đợt 2/2006 với tổng giá trị tính theo mệnh giá là 105 tỷ đồng. Trong đợt phát
hành này, cổ đông cũ sẽ được mua thêm số lượng cổ phiếu bằng 15% tổng số cổ
phiếu sở hữu tính đến hết ngày 30/9/2006 với giá thoả thuận do Hội đồng quản
trị MB quyết định. Như vậy, sau hai đợt phát hành trái phiếu và cổ phiếu, vốn
điều lệ của MB sẽ nâng lên gần 1.000 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu dự kiến sẽ là
1.300 tỷ đồng đến hết ngày 31/12/2006.
- Thực hiện kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm 2006, được sự chấp thuận của
Ngân hàng Nhà nước VN và Sở Kế hoạch đầu tư TP Hà Nội, từ ngày
16/10/2006, Ngân hàng TMCP Hàng Hải VN (Maritime Bank) chính thức tăng
vốn điều lệ từ 320 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng. Đây là lần tăng vốn điều lệ thứ hai
trong năm nay của Maritime Bank, nhằm thực hiện chiến lược phát triển, mở
rộng kinh doanh. Dự kiến đến cuối năm, Ngân hàng Hàng Hải sẽ tiếp tục nâng
vốn điều lệ lên 700 tỷ đồng.
2.2. Tăng vốn nợ
Cũng giống như các đơn vị kinh doanh khác, NHTM hoạt động cũng nhằm mục
đích tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu ngân hàng, đồng nghĩa với gia tăng lợi
nhuận. Tuy nhiên, đặc thù hoạt động ngân hàng là trung gian tài chính, đi vay để
Tài chính doanh nghiệp 45C 47
Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ Nguyễn Thị Ngọc Minh
cho vay, nên vốn chủ sở hữu chỉ đóng vai trò như tấm đệm bảo hiểm cho lợi ích
người gửi tiền, còn phần vốn hình thành nên tài sản sinh lời chủ yếu của ngân
hàng là phần vốn nợ. Muốn tăng dư nợ tín dụng, các ngân hàng phải tăng lượng
vốn nợ huy động được bằng nhiều biện pháp khác nhau: tăng lãi suất huy động,
liên tục đưa ra sản phẩm mới tiện ích cho khách hàng... Bên cạnh cuộc đua về lãi
suất đã diễn ra từ vài năm nay, giữa các ngân hàng còn có cuộc đua về các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng.
- Từ 13/11/2006, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) bắt đầu đưa
ra thị trường sản phẩm mới – “Tiết kiệm hỗn hợp” – kết hợp giữa tiết kiệm
không kỳ hạn với tiết kiệm có kỳ hạn.
Theo Eximbank, sản phẩm “Tiết kiệm hỗn hợp” có nhiều đặc tính linh hoạt, đáp
ứng được nhu cầu rút vốn đột xuất của khách hàng, là sự kết hợp giữa tiết kiệm
không kỳ hạn - có kỳ hạn, có chức năng thanh toán không dùng tiền mặt trong
thanh toán tiền hàng hóa và dịch vụ.
Với sản phẩm này, khách hàng chỉ cần mở một tài khoản tiết kiệm hỗn hợp
nhưng sẽ được sử dụng để thực hiện cho 02 mục đích khác nhau: vừa được
hưởng lãi suất có kỳ hạn như một tài khoản tiết kiệm vừa thực hiện được chức
năng của một tài khoản tiền gửi thanh toán.
Đối tượng áp dụng cho sản phẩm tiết kiệm hỗn hợp là tất cả các khách hàng gửi
tiết kiệm trên toàn hệ thống Eximbank, có mức gửi tối thiểu là 100.000 VND và
ngoại tệ giá trị tương đương 50 USD.
Trong đợt triển khai sản phẩm tiết kiệm hỗn hợp này, Eximbank sẽ xây dựng
chương trình tính lãi tự động. Lãi suất tính theo kỳ hạn do khách hàng tự chọn
(tối đa không quá 12 tháng). Lãi suất đối với tiết kiệm VND là 0,45%, 0,5% và
Tài chính doanh nghiệp 45C 48
Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ Nguyễn Thị Ngọc Minh
0,54% đối với các kỳ hạn 3, 6 và 12 tháng. Lãi suất đối với tiết kiệm USD là
3,2%, 3,3% và 3,6% ở các kỳ hạn tương tự.
- Nhằm huy động vốn dân cư đầu tư phát triển kinh tế, Ngân hàng Phát triển nhà
ĐBSCL (MHB) phát hành kỳ phiếu bằng đồng Việt Nam đợt II/ năm 2006 tại tất
cả 129 Chi nhánh và Phòng Giao dịch của MHB trên toàn quốc, với tổng giá trị
phát hành 500 tỷ đồng. Riêng tại Hà Nội sẽ phát hành 60 tỷ đồng tại 6 chi nhánh
và phòng giao dịch. Khách hàng mua kỳ phiếu đợt này của MHB sẽ được hưởng
nhiều ưu đãi: lãi suất cao, gia tăng theo mệnh giá, nhận lãi trước hoặc sau tuỳ
nhu cầu. Đặc biệt, nếu có nhu cầu rút vốn trước hạn, chủ sở hữu được hưởng lãi
suất bậc thang theo thời gian thực gửi. Mức lãi suất cao nhất áp dụng cho các kỳ
hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 364 ngày tương ứng là 8,52%/năm; 8,76%/năm;
9,00%/năm và 9,36%/năm. Thời gian phát hành kỳ phiếu bắt đầu từ ngày 15/11
và đến 15/1/2007.
- Ngày 9/11/2006, ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) vừa triển khai hai sản
phẩm mới “Tiết kiệm lãi suất bậc thang” và “Tiết kiệm rút gốc linh hoạt”, tạo
thêm lựa chọn cho khách hàng theo nhu cầu và mức tiền gửi.
Sản phẩm “Tiết kiệm lãi suất bậc thang” của SeABank là loại hình tiết kiệm có
kỳ hạn, lĩnh lãi cuối kỳ với lãi suất lũy tiến theo mức tiền gửi. Theo đó, khách
hàng gửi tiền với cùng một kỳ hạn nhưng khoản tiền gửi càng lớn thì lãi suất
càng cao. Lãi suất cao nhất đối với kỳ hạn 3 tháng là 8,88%/năm; kỳ hạn 6 tháng
là 9,24%/năm; kỳ hạn 9 tháng là 9,48%/năm và kỳ hạn 12 tháng là 9,72%/năm.
Với sản phẩm “Tiết kiệm rút gốc linh hoạt”, khách hàng có thể chủ động rút gốc
nhiều lần tùy theo nhu cầu sử dụng với lãi suất tương ứng thời gian gửi tiền.
Chẳng hạn: khách hàng gửi 100 triệu kỳ hạn 2 tháng, nếu được 7 tháng khách
hàng có nhu cầu rút 30 triệu đồng, phần 30 triệu được tính lãi suất kỳ hạn 7
Tài chính doanh nghiệp 45C 49
Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ Nguyễn Thị Ngọc Minh
tháng, riêng phần 70 triệu được tính lãi suất kỳ hạn 12 tháng như ban đầu. Cả
hai sản phẩm trên chỉ áp dụng cho phương thức lĩnh lãi cuối kỳ và cho loại tiền
gửi là VND.
Trong tháng 11, SeABank cũng đã triển khai sản phẩm “Tiêu dùng cùng doanh
nhân” dành cho các đối tượng là doanh nhân, các nhà quản lý điều hành với mức
vay tiêu dùng lên đến 200 triệu mà không cần tài sản thể chấp.
Tài chính doanh nghiệp 45C 50
Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ Nguyễn Thị Ngọc Minh
LỜI KẾT
Ngày 7/11/2006 vừa qua, Việt Nam đã chính thức gia nhập và trở thành thành
viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, kết thúc 11 năm đàm phán
gian khổ. Sự kiện này không chỉ đem lại cho nền kinh tế Việt Nam nói chung,
ngành ngân hàng nói riêng những vận hội to lớn mà còn cả những thách thức đòi
hỏi hoàn thiện bản thân để đứng vững trong cạnh tranh, để tồn tại và phát triển.
Dù chỉ là những ngân hàng có qui mô nhỏ & trung bình khi so sánh với các ngân
hàng khác trong khu vực, hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc
biệt là khối các ngân hàng cổ phần đang tăng trưởng với tốc độ rất nhanh. Biết
rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức của mình, các ngân hàng
đã và đang có những biện pháp hữu hiệu để cải thiện tình hình hoạt động và chất
lượng dịch vụ. Và chúng ta có quyền kì vọng thị trường tài chính Việt Nam sẽ
phát triển mạnh mẽ trong những năm tới, trở thành một nơi thu hút vốn đầu tư
chủ yếu vào khu vực Đông Nam Á, giúp Việt Nam vươn vai thành một con hổ
Châu Á như nhiều nhà kinh tế đã dự đoán.
Tài chính doanh nghiệp 45C 51
Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ Nguyễn Thị Ngọc Minh
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ PGS.TS.Phan Thị Thu Hà (Chủ biên), 2006, Giáo trình Ngân hàng thương
mại, NXB Thống Kê.
2/ GS.TS. Lê Văn Tư (Chủ biên), 2000, Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.
3/TS. Nguyễn Hữu Tài (Chủ biên), 2002, Giáo trình Lí thuyết Tài chính tiền tệ,
NXB Thống kê.
Tài liệu từ Internet:
Diễn đàn Doanh nghiệp điện tử - www.DDDN.com
Báo điện tử - thời báo kinh tế Việt Nam – www.vneconomy.com
Tin tức kiểm toán – www.kiemtoan.com.vn
Tạp chí kế toán – www.tapchiketoan.info
Đầu tư chứng khoán – www.vir.vom.vn
Tài chính doanh nghiệp – www.businessedge.com.vn
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – www.Vietcombank.com.vn
Ngân hàng Đầu tư và phát triển – www.BIDV.com.vn
Công ty chứng khoán ngân hàng Đầu tư – www.bsc.com.vn
Thị trường 24h – www.thitruong24h.com.vn
Tài chính doanh nghiệp 45C 52
Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ Nguyễn Thị Ngọc Minh
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1
PHẦN I: VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ............................................................... 2
1.1. Các thành phần trong vốn của Ngân hàng thương mại (NHTM) .....................................2
1.1.1. Vốn chủ sở hữu ......................................................................................................... 2
1.1.2. Vốn nợ .......................................................................................................................7
1.2. Quản lý vốn ....................................................................................................................15
1.2.1. Quản lý vốn chủ sở hữu .......................................................................................... 15
1.2.2. Quản lý vốn nợ ........................................................................................................24
PHẦN II: GIẢI PHÁP TẠO LẬP VỐN CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM . 36
2.1. Tăng vốn chủ sở hữu ......................................................................................................36
2.1.1. Ngân sách cấp thêm ................................................................................................ 36
2.1.2. Phát hành trái phiếu tăng vốn ..................................................................................37
2.1.3. Phát hành cổ phiếu thêm và giữ lại lợi nhuận để tăng vốn ..................................... 43
2.2. Tăng vốn nợ ................................................................................................................... 47
LỜI KẾT ................................................................................................................................... 51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................52
Tài chính doanh nghiệp 45C 53
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vốn của ngân hàng thương mại và các giải pháp tạo lập vốn cho ngân hàng thương mại ở Việt Nam.pdf