Đề tài Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty TNHH Huy Sơn

MỤC LỤC Chương I Lý luận chung về vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường 1. Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường: 1.1. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: 1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường: 2. Vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp: 2.1. Vốn kinh doanh: 2.1.1. Khái niệm về vốn kinh doanh: 2.1.2. Đặc trưng của vốn kinh doanh: 2.2. Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp: 2.2.1.Căn cứ vào mối quan hệ sở hữu về vốn: 2.2.2. Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn: 2.2.3. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn: 2.3. Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh: 2.3.1. Vốn cố định: 2.3.2. Vốn lưu động: 2.3.3. Vốn đầu tư tài chính: 3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: 3.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ: 3.1.1. Hiệu suất sử dụng TSCĐ: 3.1.2. Mức sinh lợi VCĐ: 3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ: 3.2.1. Mức sinh lợi của VLĐ: 3.2.2. Số vòng quay và kỳ luân chuyển bình quân của VLĐ: 3.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD: 3.3.1. Vòng quay tổng vốn: 3.3.2. Tỷ suất LN VKD: 3.3.3. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: 3.3.4. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: 3.3.5. Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành toàn bộ: 3.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán: 3.4.1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: 3.4.2. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: 3.4.3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh: 4. Một số phương hướng, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp: 4.1. Các nhân tố ảnh hưỏng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: 4.1.1. Về khách quan: 4.1.2. Về chủ quan: 4.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VKD: 4.2.1. Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định: 4.2.2. Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Chương II thực trạng về tình hình tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty Tnhh huy sơn 1. Một vài nét chính về tình hình sản xuất kinh doanh: 1.1. Quá trình hình thành và phát triển: 1.2. Tình hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh: 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh: 1.2.2. Đặc điểm bộ máy quản lý 1.2.3. Đặc điểm bộ máy quản lý Tài Chính - Kế Toán: 1.2.4. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty: 2. Thực trạng về tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty TNHH Huy Sơn: 2.1. Đánh giá chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: 2.1.1. Những thuận lợi và khó khăn: 2.1.2. Tình hình chung về hoạt động và kết quả kinh doanh: 2.2. Thực trạng về tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty: 2.2.1. Thực trạng về tổ chức nguồn vốn kinh doanh: 2.2.2. Thực trạng về tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: Chương III Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty TNHH HUY SƠN Kết luận

doc72 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4249 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty TNHH Huy Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên cứu đánh giá biến động nguồn vốn qua 2 năm 2002 và 2003 của Công ty TNHH HUY SƠN ta thấy: Năm 2003 so với năm 2002 tổng nguồn vốn tăng 6.798.214.082đ với tỷ lệ tăng tương ứng là 16,79%. Tuy vậy kết cấu của nguồn vốn kinh doanh do nhiều yếu tố tác động. Ta sẽ phân tích từng yếu tố tác động đến kết cấu nguồn vốn của công ty: A. Nợ phải trả: năm 2003 so với năm 2002 tăng 6.578.249.714 đồng hay tỷ lệ tăng 27,73%. Đây là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến nguồn vốn. Nợ phải trả tăng là do 3 nhân tố ảnh hưởng nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác. I. Nợ ngắn hạn năm 2003 so với năm 2002 tăng 6.578.250.074đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 27,73 %. Đây là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến nợ phải trả tăng. Nguyên nhân làm cho nợ ngắn hạn tăng: 1.Vay ngắn hạn: năm 2003 so với năm 2002 tăng 2.687.750.000đồng hay tỷ lệ tăng 27,56%. Đây là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến Nợ ngắn hạn. Nguyên nhân do vốn chủ sở hữu thấp nên công ty phải đi vay mà vay ngắn hạn là một hình thức đi vay để trang trải các khoản chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm. Khoản vay ngắn hạn phải được công ty sử dụng có hiệu quả vì nếu không sẽ bị mất khả năng thanh toán do các khoản nợ đến hạn không thanh toán được. 2. Nợ dài hạn đến hạn trả: năm 2002, 2003 không phát sinh 3. Phải trả cho người bán năm 2003 so với năm 2002 tăng 580.440.086đồng với tỷ lệ tăng 25,40%. Chứng tỏ công ty tuy vẫn đi vay để sản xuất kinh doanh nhưng vẫn để tồn nợ dây dưa mà vẫn chưa có kế hoạch trả nợ cho đối tác. 4. Người mua trả tiền trước năm 2003 so với năm 2002 tăng 1.156.230.438đồng với tỷ lệ tăng 30,19 %. Người mua ứng trước tiền hàng, thật ra đây là một khoản chiếm dụng lành mạnh vì chỉ có tính chất tạm thời. Công ty làm ăn có hiệu quả, có uy tín trên thị trường nên được bạn hàng tín nhiệm đã ứng trước tiền hàng, hơn nữa đây cũng là nghệ thuật khéo léo của cán bộ làm công tác tài chính tại công ty. Vì vậy lượng vốn này tạm thời được sử dụng, tuy vậy cũng phải sử dụng có hiệu quả vì nếu không sẽ ảnh hưởng ngay đến uy tín của công ty nếu xảy ra rủi ro thì không những khoản nợ tăng thêm mà uy tín của công ty cũng bị giảm sút. 5. Thuế và các khoản phải trả phải nộp NN: năm 2003 so với năm 2002 thì số phải nộp cho Nhà nước đã tăng 587.434.462đ với tỷ lệ tăng 38,09%. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tăng chứng tỏ doanh nghiệp đã thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước chưa nghiêm túc. 6. Phải trả CNV: năm 2002, 2003 không phát sinh 7. Phải trả cho đơn vị nội bộ: năm 2002, 2003 không phát sinh 8. Các khoản phải nộp khác: Năm 2003 so với năm 2002 tăng 1.566.365.088 đồng với tỷ lệ tăng 12,19% tuy không lớn nhưng chứng tỏ Công ty chưa thanh toán và thực hiện tốt nghĩa vụ thu nộp II. Nhìn vào bảng ta thấy nợ dài hạn cũng là một nguyên nhân khiến cho nợ phải trả tăng lên. Nợ dài hạn giữa năm 2003 so với năm 2002 là không phát sinh III. Bên cạnh đó là nợ khác. Nợ khác của năm 2002 là 360 đồng, sang đến năm 2003 khoản nợ khác không phát sinh. Như vậy, số tuyệt đối giữa năm 2003 so với năm 2002 là giảm 360 đồng và tương ứng với tỷ lệ giảm 100,00% Đây là nhân tố ảnh hưởng thứ yếu đến nợ phải trả. B. Nguồn vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn quỹ của năm 2003 so với năm 2002 tăng ên là 219.964.368 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 2,16%. Đây là nhân tố ảnh hưởng thứ yếu đến nguồn vốn của doanh nghiệp. Nguồn vốn CSH tăng lên là do 2 nguyên nhân nguồn vốn quỹ và nguồn kinh phí, quỹ khác. I. Nguồn vốn quỹ: năm 2003 so với năm 2002 tăng lên là 218.853.612 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 2,43%. Nguyên nhân: 1.Nguồn vốn kinh doanh năm 2003 so với năm 2002 không biến động tăng giảm 2.Chênh lệch đánh giá lại TS: năm 2002, 2003 không phát sinh 3. Chênh lệc tỷ giá: năm 2002, 2003 không phát sinh 4. Quỹ đầu tư phát triển: năm 2003 so với năm 2002 tăng lên là 202.934.583 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 14,35%. Với tốc độ tăng này cho thấy công ty đã từng bước thành công trong việc bổ sung vốn kinh doanh. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng vốn kinh doanh một cách có hiệu quả cao: đầu tư mở rộng phát triển kinh doanh, đổi mới thay thế máy móc thiết bị TSCĐ... 5.Quỹ dự phòng tài chính: năm 2003 so với năm 2002 tăng lên là 40.585.116 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 28,85%. Tuy số tăng không lớn nhưng tốc độ tăng là đáng kể, điều này cho thấy công ty đã nhận thức được việc phải bù đắp những tổn thất thiệt hại về tài sản do thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn và những rủi ro trong kinh doanh không được tính vào trong giá thành và đền bù của cơ quan bảo hiểm. 6.Lợi nhuận chưa phân phối: năm 2003 so với năm 2002 giảm là 24.666.087 đồng với tỷ lệ giảm tương ứng là 3,36%. 7.Quỹ đầu tư XDCB: năm 2003so với năm 2002 không biến động tăng giảm II. Nguồn kinh phí, quỹ khác năm 2003 so với năm 2002 tăng lên là 1.110.756 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 0,09%. Với tốc độ tăng cho thấy công ty đã từng bước thành công trong việc bổ sung vốn kinh doanh. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng vốn kinh doanh một cách có hiệu quả cao 1.Quỹ trợ cấp mất việc làm năm 2003 so với năm 2002 tăng lên là 20.292.557 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 12,01%. Với tốc độ tăng cho thấy công ty đã từng bước thành công trong việc bổ sung vốn kinh doanh. Từ đó tạo điều kiện cho việc trợ cấp cho người lao động có thời gian lao động tại doanh nghiệp đủ 1 năm trở lên bị mất việc làm và chi cho việc đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật cho người lao động do thay đổi công nghệ hoặc chuyển sang việc mới , đặc biệt là đào tao nghề dự phòng cho lao động nữ. 2.Quỹ khen thưởng phúc lợi năm 2003 so với năm 2002 giảm là 19.181.801 đồng với tỷ lệ giảm tương ứng là 1,87%. Với tốc độ giảm này cho thấy công ty đã chưa thành công trong việc bổ sung vốn kinh doanh. Từ đó chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của người lao động trong công ty, là một liều thuốc kích thích người lao động trong công ty làm việc có hiệu quả hơn. Tóm lại Công ty TNHH HUY SƠN trong hai năm 2002 và 2003 nguồn vốn sản xuất kinh doanh có nhiều biến động, nguồn vốn mà doanh nghiệp đưa vào sản xuất kinh doanh chủ yếu là vốn vay vì vốn chủ sở hữu thấp, nguồn vốn kinh doanh thấp nhưng Công ty đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng và các đối tác để đảm bảo vốn cho kinh doanh. Tuy vẫn đi vay nhưng Công ty vẫn đảm bảo tốt việc trả nợ, nộp nghĩa vụ với Nhà nước, gây được uy tín với bạn hàng tiêu thụ cũng như bạn bạn hàng cung ứng vật tư. Tuy làm ăn khó khăn nhưng công tác tài chính của công ty cơ bản là tốt, hàng năm vẫn tăng vốn chủ sở hữu và vốn kinh doanh. Sự thay đổi nguồn vốn có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý và sử dụng vốn và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong đó phải kể đến 2 loại vốn quan trọng nhất là vốn cố định và vốn lưu động. 2.2.2. Thực trạng về tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: 2.2.2.1. Đối với vốn cố định: 2.2.2.1.1. Tổ chức và quản lý sử dụng vốn cố định: Trong cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty thì vốn cố định chiếm một tỷ trọng lớn, qui mô và công nghệ của máy móc là yếu tố quyết định tới khả năng tăng trưởng và cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường, bởi vậy sự biến động của vốn cố định sẽ ảnh hưởng lớn đến trình độ, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất. Vốn cố định trong công ty bao gồm giá trị tài sản cố định, đầu tư tài chính dài hạn. Theo bảng cân đối kế toán của Công ty qua hai năm 2002 và 2003 ta thấy tài sản cố định và đầu tư dài hạn đều tăng số với đầu kỳ chứng tỏ Công ty đang thực hiện các dự án đầu tư và phướng án mở rộng sản xuất vì vốn cố định là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng. Sử dụng vốn cố định là một nội dung quan trọng của hoạt động tài chính doanh nghiệp do đó việc ra các quyết định như điều chỉnh qui mô và cơ cấu vốn đầu tư, đầu tư mới hay hiện đại hoá tài sản cố định và các biện pháp khai thác năng lực sản xuất của Tài sản cố định từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định là việc làm thường xuyên của cán bộ tài chính. Qua từng thời kỳ cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến vốn cố định và có điều chỉnh kịp thời. Những chỉ tiêu đánh giá sự biến động vốn cố định là số chênh lệch tuyệt đối và tương đối của vốn cố định qua 2 năm 2002 và 2003. Từ bảng cân đối kế toán ta có: BẢNG 3 BẢNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH (Đơn vị tính: đồng) STT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh Số tuyệt đối Số tương đối 1 2 3 4 5 6 1 Nguyên giá TSCĐ 17,735,368,460 21,502,538,429 3,767,169,969 17.52 2 Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ 4,689,036,520 6,567,256,595 1,878,220,075 28.60 3 Vốn cố định (1-2) 13,046,331,940 14,935,281,834 1,888,949,894 12.65 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Huy Sơn năm 2002 và năm 2003.) Trong đó số liệu của các cột được tính như sau : - Cột 3: (Số ĐN 2002 + Số CN 2002)/2 - Cột 4: (Số ĐN 2003 + Số CN 2003)/2 - Cột 5: Số tuyệt đối = cột (4) - cột (3) - Cột 6 : Số tương đối = cột (4) / cột (3) * 100 Như vậy theo số liệu ta thấy năm 2003 so với 2002 - Nguyên giá tài sản cố định tăng : 3.767.169.969đ với tỷ lệ tăng 17,52% - Giá trị hao mòn của TSCĐ tăng : 1.878.220.075đ với tỷ lệ tăng 28,60%. - Vốn cố định tăng: 1.888.949.894đ với tỷ lệ tăng 12,65%. Từ những số liệu tổng hợp trên ta thấy trong năm 2003 vốn cố định tăng, công ty cũng có đầu tư thêm tài sản cố định điều đó chứng tỏ Công ty đã đầu tư nhiều từ trước năm 2002, năm 2003 tiếp tục đầu tư. Hiện tại các tài sản cố định đang đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy năng lực sản xuất mang lại hiệu quả cho công ty và bằng chứng là quỹ khấu hao được trích tăng 1.878.220.075đ tương đương 28,60%. Điều này chứng tỏ trong những năm qua Công ty đã mở rộng đầu tư tìm kiếm thị trường, khai thác thị trường và đầu tư thích đáng cho nên từ năm 20023 công ty đã bắt đầu có lãi và như vậy sự đầu tư của Công ty đã có hiệu quả và đang phát huy. 2.2.2.1.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định ta nghiên cứu bảng sau BẢNG 4 BẢNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CỦA VCĐ Chỉ tiêu Đ V T Năm 2002 Năm 2003 So sánh Số tuyệt đối Số tương đối 1 2 3 4 5 6 1.DTT đ 8,888,222,411 28,427,128,868 19,538,906,457 219.83 2.LN HĐKD đ 378,974,836 686,288,547 307,313,711 81.09 3.Vốn CĐ bq đ 13,046,331,940 14,935,281,834 1,888,949,894 14.48 4.Nguyên giá TSCĐ bq đ 17,735,368,460 21,502,538,429 3,767,169,969 21.24 5.Hiệu suất SD TSCĐ (1/4) lần 0.501 1.322 0.821 163.80 6.Sức SXKD VCĐ (1/3) lần 0.681 1.903 1.222 179.38 7.Hàm lượng VCĐ (3/1) lần 1.468 0.525 (0.942) (64.21) 8.Tỷ suất LNVCĐ (2/3) lần 0.029 0.046 0.017 58.19 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Huy Sơn năm 2002 và năm 2003.) Qua số liệu trên ta thấy so với năm 2002 thì năm 2003 hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty: - Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Năm 2001 cứ 1đ NGTSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh tạo ra 0,501đ DTT Năm 2002 cứ 1đ NGTSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh tạo ra 1,322đ DTT Như vậy năm 2003 so với năm 2002 hiệu suất sử dụng TSCĐ là 0,821 với tỷ lệ tăng là 163,80% điều này cho thấy hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp có chiều hướng tăng, biểu hiện hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty rất tốt. Đây là ưu điểm mà DN cần phải phát huy. - Sức SXKD VCĐ: Năm 2002 cứ 1đ VCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh tạo ra 0,681đ DTT Năm 2003cứ 1đ VCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh tạo ra 1,930đ DTT Như vậy năm 2003 so với năm 2002 sức SXKD VCĐ tăng là 1,222 với tỷ lệ tăng là 179,38% điều này cho thấy sức SXKD VCĐ của doanh nghiệp tương đối cao và hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty còn tăng. Đây là ưu điểm trong quá trình sử dụng VCĐ mà cần phải phát huy hơn nữa. - Hàm lượng VCĐ: Năm 2002 trong 1đ DTT thu được thì có 1,468đ VCĐ Năm 2003 trong 1đ DTT thu được thì có 0,520đ VCĐ Như vậy năm 2003 so với năm 2002 hàm lượng VCĐ giảm là 0,942 với tỷ lệ giảm là 64,21% điều này cho thấy hàm lượng VCĐ của doanh nghiệp là một chỉ tiêu nghịch đảo của sức SXKD VCĐ giảm là tất yếu và từ đó cho thấy hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty rất tốt bởi cũng 1 đồng DTT thu được năm sau lượng VCĐ chiếm dùng ít hơn. Chi phí cố định trong mỗi sản phẩm hàng hoá của Công ty đã đang được giảm, như vậy giá thành sản xuất sẽ có chiều hướng giảm dẫn tới lợi nhuận sẽ có chiều hướng tăng. Đây là ưu điểm trong quá trình sử dụng VCĐ mà cần phải phát huy hơn nữa. - Tỷ suất LNVCĐ: Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ rõ nét nhất Năm 2002 cứ 1đ VCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh tạo ra 0,029đ LNHĐKD Năm 2003cứ 1đ VCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh tạo ra 0,046đ LNHĐKD Như vậy năm 2003 so với năm 2002 tỷ suất LNVCĐ tăng là 0,017 với tỷ lệ tăng là 58,19% điều này cho thấy trong điều kiện kinh doanh hiện nay để đạt được tỷ suất LNVCĐ như công ty không phải là dễ dàng vì tỷ suất LNVCĐ của doanh nghiệp tương đối cao. Tuy nhiên tỷ suất năm sau cao hơn so với năm trước cho công ty thấy hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty đang gia tăng và cần có giải pháp để phát huy hơn nữa. 2.2.2.2. Đối với vốn lưu động: 2.2.2.2.1. Tổ chức và quản lý sử dụng vốn lưu động: Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động của vốn lưu động luông chịu sự chi phối bởi đặc điểm của tài sản lưu động. Trong doanh nghiệp người ta thường chia tài sản lưu động thành hai loại: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông; tài sản lưu động sản xuất bao gồm các loại nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang ...đang trong quá trình dự trữ sản xuất hoặc chế biến còn tài sản lưu động lưu thông bao gồm các thành phẩm, sản phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước... Trong quá trình sản xuất kinh doanh các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn vận động thay thế và chuyển hoá lẫn nhau đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. Quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả đòi hỏi Công ty phải sử dụng vốn một cách hợp lý, tiết kiệm, hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh, thúc đẩy thanh toán các khoản nợ đúng hạn kịp thời. Trong điều kiện các doanh nghiệp chuyển sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, mọi nhu cầu về vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải tự tài trợ thì việc xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh là rất quan trọng, tránh được tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng hợp lý tiết kiệm, không gây căng thẳng giả tạo. Nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn cao sẽ gây tình trạng ứ đọng vật tư hàng hoá, vốn chậm luân chuyển sẽ phát sinh chi phí không cần thiết làm tăng giá thành sản phẩm; ngược lại nếu xác định nhu cầu quá thấp sẽ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không hoạt động liên tục gây thiệt hại do ngừng sản xuất, không có khả năng thanh toán và thực hiện các hợp đồng ký kết với khách hàng. Để đánh giá biến động về vốn lưu động của Công ty trong hai năm 2002 và 2003 ta lập bảng tổng hợp sau: BẢNG 5 BẢNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA VỐN LƯU ĐỘNG (Đơn vị tính: đồng) Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh Số tuyệt đối Số tương đối 1 2 3 4 5 1.Vốn bằng tiền 185,732,637 159,653,857 (26,078,780) (14.04) 2.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 3.Các khoản phải thu 10,837,010,014 11,528,152,108 691,142,094 6.38 4.Hàng tồn kho 3,066,600,845 2,849,846,269 (216,754,577) (7.07) 5.Tài sản lưu động khác 1,536,761,131 2,093,972,589 557,211,458 36.26 6.Chi sự nghiệp Tổng cộng 15,626,104,627 16,631,624,822 1,005,520,196 6.43 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Huy Sơn năm 2002 và năm 2003.) Trong đó số liệu của các cột được tính như sau : - Cột 2: (Số ĐN 2002 + Số CN 2002)/2 - Cột 3: (Số ĐN 2003 + Số CN 2003)/2 - Cột 4: Số tuyệt đối = cột (3) - cột (2) - Cột 5 : Số tương đối = cột (3) / cột (2) * 100 Qua số liệu bảng trên cho ta thấy: Tổng số vốn lưu động năm 2003 đã tăng so với năm 2002 là 1.005.520.196đ với tỷ lệ tăng 6,43% mà nguyên nhân tăng chủ yếu là do khoản phải thu tăng lên. 1.Chỉ tiêu vốn bằng tiền giảm 26.078.780đ tương đương giảm 14,04% đây là điều không mấy thuận lợi vì sẽ khó có khả năng thanh toán được kịp thời các khoản thanh toán nhanh, tuy nhiên có thể Công ty cũng đã cân đối vì có thể công ty chiếm dụng được tiền của khách hàng khi mua nguyên vật liệu sản xuất và thanh toán bằng các khoản phải thu theo kế hoạch. 2.Các khoản đầu tư TCNH: không phát sinh 3.Năm 2003 khoản phải thu 10.837.010.014đ đến năm 2003 là 11.528.152.108đ tăng 691.142.094đ tăng tương đương 6,38%. Điều này chứng tỏ Công ty đã bị chiếm dụng một lượng vốn lớn. Công ty kinh doanh khi bán hàng không phải lúc nào cũng thu được tiền ngay, việc mà các doanh nghiệp chiếm dụng lẫn nhau và hệ số nợ ở một mức độ cho phép cũng là một động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên số phải thu mỗi năm của công ty là rất lớn, năm sau cao hơn năm trước cho thấy công tác bán hàng và thu hòi nợ của công ty chưa được tốt, cần phải có phương án tài chính an toàn và hiệu quả hơn. 4. Hàng tồn kho giảm 216.754.577 tương đương giảm 7,07%; Chỉ tiêu này giảm biểu hiện chiều hướng chưa tốt vì như vậy công ty giảm bớt tồn kho nhiều nguyên vật liệu, hàng hoá sẽ dẫn đến giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và mất giá vô hình. Tuy nhiên, hàng tồn kho của DN 2 năm qua là tương đối lớn, công ty cần phải có giải pháp kịp thời để xử lý lượng hàng này, giảm thiểu tổn thất do nhân tố này gây ra. 5.TS lưu động khác tăng 557.211.458 đ tương đương tăng 36,26%. 6.Chi sự nghiệp: không phát sinh Tóm lại năm 2003 so với năm 2002 vốn lưu động tăng lên chủ yếu do các khoản phải thu tăng. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn các khoản phải thu ta lập bảng nghiên cứu đánh gía biến động của các khoản phải thu như sau: BẢNG 6 BẢNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC KHOẢN PHẢI THU (Đơn vị tính: đồng) Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh Số tuyệt đối Số tương đối 1 2 3 4 5 1.Phải thu của khách hàng 1,595,109,837 2,989,113,164 1,394,003,328 46.64 2.Trả trước cho người bán 334,237,916 525,944,250 191,706,335 57.36 3.VAT được khấu trừ 1,432,886 1,778,402,727 1,776,969,842 99.92 4.Phải thu nội bộ 5.Phải thu khác 8,906,229,377 6,234,691,967 (2,671,537,410) (42.84) 6.Dự phòng phải thu khó đòi Tổng cộng 10,837,010,014 11,528,152,108 691,142,094 6.38 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Huy Sơn năm 2002 và năm 2003.) Trong đó số liệu của các cột được tính như sau : - Cột 2: (Số ĐN 2002 + Số CN 2002)/2 - Cột 3: (Số ĐN 2003 + Số CN 2003)/2 - Cột 4: Số tuyệt đối = cột (3) - cột (2) - Cột 5 : Số tương đối = cột (3) / cột (2) * 100 Các khoản mục trong khoản phải thu không đồng đều. Cụ thể: 1.Khoản phải thu của khách hàng năm 2003 so với năm 2002 tăng là 1.394.003.328đ với tỷ lệ tăng 46,64%. Điều này cho ta thấy vốn của Công ty đã bị chiếm dụng quá nhiều gây ảnh hưởng lớn đến việc huy động vốn cho sản xuất kinh doanh do đó về vấn đề này Công ty cần đẩy mạnh công tác thu hồi thật nhanh các khoản phải thu để đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty thì đồng vốn mới sinh lời. 2.Trả trước cho người bán năm 2003 so với năm 2002 tăng là 191.706.335đ với tỷ lệ tăng 57,36%. Đây là khoản mà doanh nghiệp phải ứng trước tiền khi mua hàng năm sau cao hơn năm trước. Phản ánh tình hình doanh nghiệp trong quá trình mua hàng một số hàng hoá phải có tiền đặt cọc, đây là nhân tố dễ dẫn dến tình trạng mát vốn nếu bạn hàng không hoặc chuyển hàng đến chậm như hợp đồng ký kết, mặt khác nếu là vốn vay thì doanh nghiệp phải trả lãi vay 3.VAT được khấu trừ năm 2003 so với năm 2002 tăng là 1.776.969.842đ với tỷ lệ tăng 99,92%. Điều này cho thấy thuế VAT đầu vào được khấu trừ cả 2 năm của công ty là tương đối lớn, nhưng năm sau lại cao hơn năm trước. Từ đó có thể thấy rằng thuế VAT được khấu trừ thực ra là doanh nghiệp ứng trước cho người mua những sản phẩm của công ty mà sau này trong quá trình kinh doanh khi xuất bán hàng hoá, dịch vụ thì công ty được khấu trừ. Vậy xét về hiệu quả thì năm sau ứng tiền nhiều hơn năm trước là một nhược điểm của công ty. 4.Phải thu nội bộ năm 2002 và năm 2003 không phát sinh 5.Phải thu khác năm 2003 so với năm 2002 giảm là 2.671.537.410đ với tỷ lệ giảm 42,84%. Điều này cho thấy đây là ưu điểm của công ty bởi vì khoản này giảm tức là khoản VLĐ của công ty bị chiếm dụng đã được giảm bớt và từng bước công ty kiểm soát được lượng vốn này. Tóm lại xét về tổng thể các khoản phải thu thì công ty đã quản lý và tổ chức sử dụng vốn lưu động chưa hiệu quả và triệt để, công ty đã để một lượng vốn lớn bị chiếm dụng do đó công ty cần xem xét xem có khoản phải thu nào thành nợ khó đòi không hay chỉ là các khoản bán hàng nhưng chưa thu được tiền do thoả thuận với khách hàng để có biện pháp đôn đốc và giải quyết tích cực để thu hồi tiền về sử dụng cho các hoạt động sản xuất nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. 2.2.2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty trong 2 năm 2002 và 2003 ta lập bảng nghiên cứu đánh giá hiệu quả và sức sinh lời của vốn lưu động theo các chỉ tiêu sau: BẢNG 7 BẢNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG Chỉ tiêu Đ V T Năm 2002 Năm 2003 So sánh Số tuyệt đối Số tương đối 1 2 3 4 5 6 1.Doanh thu thuần đ 8,888,222,411 28,427,128,868 19,538,906,457 219.83 2.LN HĐKD đ 378,974,836 686,288,547 307,313,711 81.09 3.Vốn LĐBQ đ 15,626,104,627 16,631,624,822 1,005,520,196 6. 05 4.Vòng quay VLĐ (1/3) vòng 0.57 1.71 1.14 200.49 5.Thời gian 1 vòng quay (360/4) ngày 633 211 (422) (66.72) 6.Hiệu suất SDVLĐ (1/3) lần 0.57 1.71 1.14 200.49 7.Hàm lượng VLĐ (3/1) lần 1.76 0.59 (1.17) (66.72) 8.Tỷ suất LNVLĐ (2/3) % 2.43 4.13 1.70 41.16 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Huy Sơn năm 2002 và năm 2003.) Như chúng ta đã biết, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh VLĐ không ngừng vận động. VLĐ trong công ty cũng vậy nó lần lượt mang nhiều hình thái khác nhau như tiền, NVL, thành phẩm và qua tiêu thụ sản phẩm nó lại trở về hình thái tiền tệ. Trong quá trình lưu thông vật chất của sản phẩm kinh doanh, VLĐ của doanh nghiệp biến đổi liên tục theo chu kỳ dự trữ - sản xuất - tiêu thụ. Căn cứ số liệu theo bảng trên ta thấy sang năm 2003 qui mô vốn lưu động tăng 1.005.520.196đ với tỷ lệ tăng 6,05% tuy tăng như vậy nhưng công ty đã để cho đơn vị khác chiếm dụng tương đối lớn nên lượng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh không nhiều, vốn bị chiếm dụng chính là vốn chết không tạo ra lợi nhuận cho công ty cụ thể: Việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm vốn lưu động được biểu hiện trước hết ở tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm. Vốn lưu động luân chuyển càng nhanh thì hiệu quả sử dụng càng cao và ngược lại. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể đo bằng 2 chỉ tiêu là số lần luân chuyển và kỳ luân chuyển (Số ngày của một vòng quay vốn) Cụ thể: Năm 2002 VLĐ đã quay được 0,57 vòng tương ứng với 633 ngày cho 1 vòng quay Năm 2003 VLĐ đã quay được 1,71 vòng tương ứng với 211 ngày cho 1 vòng quay Để thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng VLĐ ta nghiên cứu các chỉ tiêu sau: Hiệu suất sử dụng vốn lưu động: Năm 2002 sử dụng 1 đ vốn lưu động tạo ra được 0,57đ doanh thu thuần Năm 2003 sử dụng 1 đ vốn lưu động tạo ra được 1,71đ doanh thu thuần Hàm lượng vốn lưu động: Năm 2002 trong 1đ doanh thu thuần thu được thì có 1,76 đ vốn lưu động Năm 2003 trong 1đ doanh thu thuần thu được thì có 0,59 đ vốn lưu động Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động: Năm 2002 sử dụng 100đ vốn lưu động tạo ra 2,43đ lợi nhuận Năm 2003 sử dụng 100đ vốn lưu động tạo ra 4,13đ lợi nhuận Năm 2003 so với năm 2002 Tỷ suất lợi nhuận VLĐ tăng là 1,07 với tỷ lệ tăng 41,16%. Như vậy tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động tăng đáng kể, trong đó sức sản xuất và hàm lượng vốn lưu động của Công ty có biến động; trước tình hình này công ty cần phải có những biện pháp tích cực hơn nữa phát huy hết khả năng tham gia vào sản xuất kinh doanh của vốn lưu động. Ngoài các biện pháp tiết kiệm, giảm thiểu các chi phí gián tiếp thì công tác thu hồi nợ là việc làm cấp bách, công ty cần có kế hoạch và cử cán bộ theo dõi công nợ giải quyết sớm và dứt điểm các khoản phải thu và chú ý lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi sát với số thực tế. Công ty cũng cần phải xác định giới hạn của lượng vốn phải thu hồi nếu lượng vốn phải thu quá lón thì không tiếp tục bán chịu vì như vây sẽ tăng rủi ro cho công ty và phải có thời hạn bán chịu và chính sách tín dụng với tuỳ từng quy mô doanh nghiệp khách hàng. Các chỉ số này phản ánh chính xác vì như trên ta đã phân tích thấy rằng Công ty đã để bị chiếm dụng một lượng vốn tương đối cao, doanh thu chưa thể thu ngay được do đó làm cho tốc độ vòng quay vốn thấp và đương nhiên làm cho thời gian một vòng quay bị tăng cao. Mặc dù so sánh doanh thu năm 2003 có tăng hơn so với năm 2002nhưng tốc độ tăng của doanh thu không nhanh bằng tốc độ tăng của vốn lưu động nên kỳ luân chuyển vốn cao và như vậy hiệu quả sử dụng vốn lưu động bị thấp. Trong thời gian tới Công ty cần xem xét lại cân đối lại việc sử dụng lưu động để tăng tốc độ luân chuyển vốn bằng cách có thể giảm bớt số vốn lưu động chiếm dụng nhưng vẫn đảm bảo cho nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, hoặc có thể vẫn dùng lượng vốn như cũ nhưng mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh mà không cần tăng thêm vốn. Muốn tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động thì công ty cần phải tăng tốc độ luân chuyển vốn khâu sản xuất bằng cách áp dụng các biện pháp công nghệ hiện đại để rút ngắn chu kỳ sản xuất, tiết kiệm chi phí sản xuất, tổ chức sản xuất hợp lý, đồng bộ để hạ giá thành sản phẩm để giảm vốn ở khâu này. Mặt khác công ty cũng cần phải tăng tốc độ luân chuyển vốn trong khâu lưu thông bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy nhanh việc bán và tiêu thụ sản phẩm thu tiền bán sản phẩm kịp thời tăng nhanh vốn lưu động ở khâu này. 2.2.2.3.Đối với khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là khả năng dùng vốn tài sản của mình để chi trả các khoản nợ đối với các đơn vị khác. Trong kinh doanh kinh tế thị trường, việc chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp là đặc trưng nổi bật, thậm chí còn được coi là một sách lược kinh doanh hữu hiệu, nhưng nó sẽ trở thành con dao hai lưỡi nếu doanh nghiệp không biết vận dụng vào nó một cách linh hoạt và đúng đắn.Việc đánh giá khả năng tính toán giúp cho các nhà quản lý có thể nắm vững được tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó sẽ chủ động trong việc sử dụng vốn kinh doanh. Tình hình tài chính được đánh giá lành mạnh trước hết phải thể hiện được khả năng chi trả, vì vậy chúng ta bắt đầu từ việc khả năng thanh toán, đây là chỉ tiêu được rất nhiều người quan tâm như các nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung cấp vật liệu. Họ luôn đặt câu hỏi: Hiện doanh nghiệp có đủ khả năng đến hạn thanh toán hay không? Để đánh giá khả năng thanh toán của Công ty ta có thể sử dụng chỉ tiêu sau: - Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà hiện nay doanh nghiệp đang quản lý với tổng số nợ phải trả. Tổng TSBQ Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Nợ NH và nợ DHBQ Tổng TS đầu năm + Tổng TS cuối năm Tổng tài sản BQ = 2 - Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: Thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn Tổng TSLĐ và ĐTTCngắn hạn BQ Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tổng nợ ngắn hạn BQ - Hệ số khả năng thanh toán nhanh(Hn): Là hệ số thể hiện thước đo về khả năng trả nợ ngay không dựa vào việc phải bán vật tư hàng hoá. Tổng TSLĐ bình quân - Hàng tồn kho bình quân Hệ số khả năng TT nhanh = Tổng Nợ NH BQ Từ đó ta có bảng sau: BẢNG 8 BẢNG ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh Số tuyệt đối Số tương đối 1 2 3 4 5 1.Tổng tài sản bình quân (đ) 33,678,428,238 40,476,642,320 6,798,214,082 20.19 2. Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn bình quân (đ) 23,693,085,953 30,271,336,026 6,578,250,074 60.30 3.Tổng TSLĐ và đầu tư TC ngắn hạn bình quân (đ) 15,626,104,627 16,631,624,822 1,005,520,196 65.13 4.Tổng nợ ngắn hạn bình quân (đ) 23,693,085,953 30,271,336,026 6,578,250,074 27.76 5.Tổng TSLĐ bình quân - Hàng tồn kho bình quân (đ) 12,559,503,782 13,781,778,554 1,222,274,772 9.73 6.Hệ số khả năng thanh toán tổng quát(1/2) 1.42 1.34 (0.08) -5.97 7.Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (3/4) 0.66 0.55 (0.11) -20.00 8.Hệ số khả năng thanh toán nhanh (5/4) 0.53 0.46 (0.07) -15.22 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Huy Sơn năm 2002 và năm 2003.) Từ bảng trên ta thấy: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Năm 2002: Công ty đi vay 1 đồng thì có 1,42đồng TS đảm bảo Năm 2003: Công ty đi vay 1 đồng thì có 1,34đồng TS đảm bảo Vậy qua 2 hệ số thanh toán tổng quát giảm 0,08 với tỷ lệ giảm là 5,97%. Tuy nhiên, hệ số thanh toán tổng quát 2 năm đều chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty là tốt. Tất cả các khoản huy động bên ngoài đều có tài sản đảm bảo. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: Năm 2002: 1 đồng nợ ngắn hạn mà công ty đi vay thì có 0,66 đồng TSLĐ và ĐTNH đảm bảo Năm 2003: 1 đồng nợ ngắn hạn mà công ty đi vay thì có 0,55 đồng TSLĐ và ĐTNH đảm bảo Vậy qua 2 hệ số thanh toán hiện thời giảm 0,11 với tỷ lệ giảm là 20%. Tất cả các khoản nợ ngắn hạn trong 2 năm của DN không có đủ TSLĐ và ĐTNH đảm bảo. Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Năm 2002: 1 đồng nợ ngắn hạn mà công ty đi vay thì có 0,53 đồng TSLĐ bằng tiền đảm bảo Năm 2003:1 đồng nợ ngắn hạn mà công ty đi vay thì có 0,46 đồng TSLĐ bằng tiền đảm bảo Vậy qua 2 hệ số thanh toán nhanh giảm 0,07 với tỷ lệ giảm là 15,22%. Cho thấy hệ số này vẫn chưa đảm bảo độ an toàn cho thanh toán nhanh của doanh nghiệp, tức là những khoản nợ ngắn hạn không có đủ lượng tiền để thanh toán ngay khi phía bạn hàng đòi nợ. Như vậy khả năng thanh toántạm thời, nhanh năm 2002, 2003nói chung vẫn thấp, Công ty sẽ gặp khó khăn trong việc giải quyết công nợ vì nếu cần thiết công ty sẽ phải sử dụng các biện pháp bất lợi như bán tài sản với giá thấp để trả nợ; Vì vậy Công ty phải có biện pháp đẩy mạnh thu hồi tiền vốn của mình nhằm tạo ra điều kiện tài chính an toàn hơn. 2.2.2.4. Đối với vốn kinh doanh: Trên đây ta đã xem xét các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng của từng loại vốn. Để có cái nhìn tổng quát về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung của công ty ta cần đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Dựa vào bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta lập bảng Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh như sau: BẢNG 9 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Chỉ tiêu Đ V T Năm 2002 Năm2003 So sánh Số tuyệt đối Số tương đối 1 2 3 4 5 6 1.DTT đ 8,888,222,411 28,427,128,868 19,538,906,457 68.73 2.LNHĐ KD đ 378,974,836 686,288,547 307,313,711 44.78 3.VKD bq đ 33,678,428,238 40,476,642,320 6,798,214,082 16.78 4.VCSH bq đ 9,985,341,926 10,205,306,294 219,964,368 2.16 5.Giá thành toàn bộ đ 8,749,807,463 28,276,713,442 19,526,905,979 69.05 6.Vòng quay tổng vốn (1/3) vòng 0.2639 0.7023 0.4384 62.42 7.Tỷ suất LN/VKD bq (2/3) % 1.1253 1.6955 0.5702 33.63 8.Tỷ suất LN/VCSH (2/4) % 3.7953 6.7248 2.9295 43.56 9.Tỷ suất LN/DT (2/1) % 4.2638 2.4142 -1.8496 -76.61 10.Tỷ suất LN/Ztb (2/5) % 4.3312 2.4270 -1.9042 -78.45 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Huy Sơn năm 2002 và năm 2003.) Như vậy, dựa vào số liệu trên ta thấy: Vòng quay tổng vốn: vòng quay tổng vốn cho biết toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh của công ty trong kỳ của năm 2002 là 0,2639vòng. Năm 2003 là 0,7023 vòng. Năm 2003 so với năm 2002 tăng 0,4384 vòng tương ứng với tỷ lệ tăng 62,42 %. Vòng quay của vốn tăng do tốc độ tăng của doanh thu (68,73%) lớn hơn tốc độ tăng của VKD (16,78%). Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh: điều này cho thấy cứ 100 đồng vốn kinh doanh của năm 2002 tạo ra 1,1253 đồng lợi nhuận, năm 2003 là 1,6955 đồng lợi nhuận. Năm 2003 so với năm 2002 tăng 0,5702 đồng với tỷ lệ tăng 33,63%. Nguyên nhân là do lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng (44,78%), trong đó VKD lại tăng lên (16,78%) làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh tăng theo. Khả năng sinh lời của vốn cao. Tỷ suất lợi nhận trên vốn chủ sở hữu cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu năm 2002 tạo ra 3,7953 đồng lợi nhuận, năm 2003 là 6,7248 đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy năm 2003 so với năm 2002 tăng 2,9295 với tỷ lệ tăng 43,56 % nhưng hiệu quả sử dụng Vốn CSH vẫn cao hơn VKD. Nguyên nhân là do lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng (44,78%), trong đó VCSH lại tăng lên (2,16%) làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH tăng theo. Khả năng sinh lời của vốn này cao. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Năm 2002 cứ 100 đồng doanh thu tạo ra 4,2638 đồng lợi nhuận, năm 2003 cứ 100 đồng doanh thu tạo ra 2,4142 đồng lợi nhuận. Năm 2003 so với năm 2002 giảm 1,8496 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 76,61%. Nguyên nhân là do lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng (44,78%), trong đó DTT lại tăng lên (68,73%) làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm theo. Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành toàn bộ Cứ 100 đồng giá thành toàn bộ năm 2002 tạo ra 4,3312 đồng lợi nhuận. Năm 2003 cứ 100 đồng giá thành toàn bộ tạo ra 2,4270 đồng lợi nhuận. Năm 2003 so với năm 2002 giảm 1,9042đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 78,45%. Nguyên nhân là do lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng (44,78%), trong đó giá thành toàn bộ lại tăng lên (69,05%) làm cho tỷ suất lợi nhuận trên giá thành toàn bộ giảm theo. Qua toàn bộ số liệu nghiên cứu, phân tích và đánh giá ở trên ta thấy tình hình tài chính tại Công ty TNHH HUY SƠN – Công ty TNHH HUY SƠN không có hiện tượng tiêu cực và có biến động khả quan, vốn kinh doanh nói chung là được bảo toàn và có chiều hướng phát triển biểu hiện qui mô kinh doanh sản xuất và dịch vụ ngày càng mở rộng, lợi nhuận của doanh nghiệp từ chỗ lỗ triền miên đã có lãi, thu nhập và việc làm của người lao động ổn định và tăng dần. Tuy nhiên xét về hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh của doanh nghiệp mặc dù có chiều hướng phát triển tốt nhưng hiệu quả sử dụng VKD bị suy giảm mà chủ yếu do LNHĐKD giảm. Nếu trong tương lai doanh nghiệp có giải pháp để tăng lợi nhuận thì hiệu quả sử dụng VKD sẽ tăng lên như mong muốn Trên đây là một số chỉ tiêu thường được sử dụng để làm căn cứ cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, từ đó cho thấy quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng. Chương III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH TỔ CHỨC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH HUY SƠN Xuất phát từ thực trạng SXKD và sử dụng các nguồn vốn, Em xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VKD trong thời gian tới. Biện pháp 1 - Khai thác thị trường đầu tư: Việc mở rộng thị trường kinh doanh là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự tồn tại và phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần như hiện nay. Trong nền kinh tế thị trường mà đặc trưng của nó là sự cạnh tranh khốc liệt, sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai đều là vấn đề cần phải xem xét nghiêm túc; Đồng vốn của doanh nghiệp chỉ được sử dụng có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp là phải được sử dụng để sản xuất các mặt hàng, cung ứng các dịch vụ là thị trường chấp nhận. Với lợi thế là một doanh nghiệp độc lập công ty TNHH HUY SƠN cung ứng và kinh doanh một số mặt hàng khác công ty đã không ngừng khai thác thị trường, tìm tòi các mặt hàng có thể cung ứng được để mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp thể hiện qua từng thời gian công ty đều có bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh nhằm mở rộng thị trường. Trong thời gian tới Công ty nên mở rộng thị trường kinh doanh, tập trung hơn nữa vào các mặt hàng, dịch vụ có khả năng tiêu thụ mạnh, đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ các cơ hội thuận lợi và với các dây chuyền công nghệ sẵn có, lực lượng lao động sẵn có và các mối quan hệ với các bạn hàng. Mặt khác để sử dụng hiệu quả đồng vốn trong sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận Công ty cũng cần phải tính toán, cân đối lại năng lực sản suất của mình, tránh dàn trải quá nhiều mặt hàng nhưng tiêu thụ không mạnh gây ứ đọng vốn hoặc bị người khác chiếm dụng vốn của mình, công ty cũng nên đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng cáo tuyên truyền để ngày càng gây được hình ảnh và niềm tin cho khách hàng. Biện pháp 2 - Xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn: Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều phải cần có một lượng vốn phù hợp do đó khi bắt đầu cho việc sản xuất hay đầu tư nào thì công tác tài chính phải đi trước một bước là xác định nhu cầu vốn cần thiết, trên cơ sở số vốn cần thiết thì lấy từ đâu, huy động từ nguồn nào, tổ chức huy động như thế nào để đáp ứng kịp thời đầy đủ cho các hoạt động của công ty. Việc tổ chức huy động các nguồn vốn ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Công ty. Để đi đến quyết định lựa chọn hình thức huy động vốn thích hợp cần xem xét cân nhắc như: Kết cấu nguồn vốn, chi phí cho việc sử dụng các nguồn vốn, những thuận lợi và bất lợi đối với từng hình thức huy động vốn. Trong năm 2003 nguồn vốn của công ty hoạt động chủ yếu là vốn vay nhưng khả năng thanh toán chưa cao, còn bị khách hàng chiếm dụng nhiều vì vậy công ty cần phải xem xét lại việc đầu tư vào các mặt hàng bị khách hàng chiếm dụng vốn, mặt khác cần phải có biện pháp thu hồi, đôn đốc nợ đọng. Tổ chức sử dụng có hiệu quả đồng vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu chi, khả năng thanh toán của đơn vị cũng là một biện pháp hữu hiệu nhằm huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đôn đốc thu hồi nợ, theo dõi công nợ với từng khách hàng để có các biện pháp giải quyết trong từng tình thế cụ thể bởi nếu doanh nghiệp đã đi vay vốn đầu tư mà lại để người khác chiếm dụng thì phần lợi nhuận mà doanh nghiệp dự tính chưa phải là con số thực. Việc đôn đốc thu hồi công nợ là công việc mà cán bộ tài chính phải có năng lực chuyên môn cũng như phải khéo léo trong ứng xử và nghệ thuật giao tiếp do đó công việc này cần giao cho cán bộ có năng lực. Mặt khác khi ký kết các hợp đồng sản xuất và cung ứng dịch vụ cần phải lưu ý nhiều hơn về các điều khoản thanh toán. Qua các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo tài chính và các thông tin về việc thu hồi công nợ Công ty cần phải có kế hoạch hàng kỳ họp, phân tích tình hình thu hồi công nợ, đề ra biện pháp thu hồi công nợ và và biện pháp nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị đình trệ. Bên cạnh việc khuyến khích các đối tác thanh toán công nợ đúng kỳ công ty cũng cần phải có các chế tài như nộp phạt, tăng lãi xuất cao gấp nhiều lần nếu như đối tác không thực hiện việc trả nợ như trong hợp đồng đã ký kết. Biện pháp 3 - Tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp: Mọi chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra dưới mọi hình htức tức là công ty đã bỏ ra một lượng tiền vốn của mình, vì vậy chi phí phải đúng mục đích và phải phù hợp với cân đối tài chính trong kỳ của doanh nghiệp. Các chi phí mang tính chất gián tiếp như chi phí quản lý doanh nghiệp, một số chi phí sản xuất chung và một số chi khác bằng tiền tuy không tham gia trực tiếp vào sản xuất kinh doanh nhưng ảnh hưởng đến các chính sách, tiếp thu công nghệ, quản lý sản xuất, quản lý lao động để nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên cần phải giảm thiểu các chi phí này bằng cách phải tinh giảm biên chế gián tiếp, quản lý chặt chẽ các khoản chi gián tiếp, tăng năng suất lao động của bộ phận gián tiếp. Căn cứ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của từng năm Công ty cần lập kế hoạch tài chímh cho phù hợp, cần phải có dự toán cho các khoản mục chi phí phát sinh tại bộ phận gián tiếp theo từng quí, sau mỗi kỳ cần tổ chức phân tích tình hình thực hiện kế hoạch để có sự điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với mục tiêu là chống lãng phí. Khi duyệt hoặc thanh toán các khoản chi phí phát sinh thủ trưởng đơn vị cần kiểm soát chặt chẽ cả về nội dung khoản mục chi và cả về sự hợp lý hợp lệ của các chứng từ phát sinh, các khoản chi tiếp khách, văn phòng phẩm cần hạn chế đến mức thấp nhất. Việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp cao độ chuyển sang nền kinh tế thị trường đồi hỏi mỗi doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước muốn tồn tại đều phải nâng cao năng xuất lao động, giảm thiểu các chi phí gián tiếp, tăng cao năng lực sản xuất sẵn có. Trong thời gian qua các bộ phận sản xuất kinh doanh của đơn vị là tương đối phù hợp tuy nhiên trong mỗi giai đoạn mỗi bước đi vẫn cần có sự điều chỉnh phù hợp hơn để sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Biện pháp 4 - Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm: Việc hạ giá thành sản phẩm đã đem lại cho công ty những thành công lớn, làm gia tăng lợi nhuận, muốn duy trì và nâng cao con số tuyệt đối của lợi nhuận công ty cần có những biện pháp thay đổi một cách căn bản trong quản lý giá thành, một mặt cần đầu tư thêm máy móc thiết bị để hoàn thiện dây chuyền công nghệ đảm bảo cho chất lượng sản phẩm đồng thời tiết kiệm được chi phí nguyên liệu vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp. Vì vậy cần có các biện pháp sau: Thứ nhất: Đối với nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất sản phẩm thì việc tiết kiệm nguyên liệu vẫn luôn đưọc coi trọng hàng đầu vì khoản chi phí này chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, tuy nhiên tiết kiệm không có nghĩa là cắt xén nguyên vật liệu đã được định mức cho từng sản phẩm mà tiết kiệm ở đây có nghĩa là tránh hao hụt trong bảo quản, sản xuất, giảm thiểu các chi phí như vận chuyển, giá cả mua hợp lý, nắm bắt kịp thời giá cả trên thị trường để tránh bị mua gía cao. Trong những trường hợp cần thiết có thể sử dụng nguyên vật liệu thay thế phù hợp mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm khi mà vật liệu chính trở nên kham hiếm hoặc không cung ứng kịp thời. Bên cạnh các biện pháp nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu thì công tác kiểm tra giám sát vật tư hàng hoá khi mua về cũng rất quan trọng vì chỉ cần xảy ra việc mua nguyên vật liệu không đúng phẩm chất sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và hậu quả là hàng hoá bị trả lại thì còn gây thiệt hại lón cho doanh nghiệp, vừa không bán được hàng mà lại mất uy tín trên thị trường. Ngoài ra Công ty cũng cần phải thiết lập mạng lưới các nhà cung cấp vật tư có uy tín, khả năng cung ứng vật tư lâu dài, điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí bảo quản tại kho, giảm được ứ đọng vốn do nguyên vật liệu tồn kho mà khi cần vật tư vẫn được cung cấp đầy đủ cả về số lượng và chất lượng. Số lượng hàng và lần đặt hàng cần được tính toán để sao chi phí đặt hàng là nhỏ nhất, làm được việc này cần phải giao cho các cán bộ cung ứng nguyên vật liệu có thâm niên và kinh nghiệm công tác trong giao dịch mua hàng và nên có chế độ khuyến khích vật chất kịp thời. Thứ hai: Đối với nhân công trực tiếp Lực lượng lao động của công ty tương đối đông và chủ yếu là lao động trực tiếp; Trong quá trình sản xuất kinh doanh đặc biệt là với đặc thù của Công ty là sản xuất và dịch vụ đa năng, việc bổ sung ngành nghề sản xuất cũng thường xuyên nên sẽ có một số lao động trực tiếp trong một thời kỳ sẽ không phù hợp và như vậy sẽ ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất kinh doanh, trong thời gian đó lương vẫn phải trả và các chi phí như Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vẫn phải chi trả chưa kể là phát sinh chi phí đào tạo nghề mới. Do vậy công ty cần phải có biện pháp rà soát lại lao động, những lao động có khả năng trình độ, có sức khoẻ thì tổ chức đào tạo lại, số không thể đào tạo có thể giải quyết chính sách để họ tự nguyện tự lo lấy công ăn việc làm của mình nhằm giảm bớt gánh nặng cho công ty. Bên cạnh việc sắp xếp lại , rà soát lại lao động cần phải trẻ hoá đội ngũ lao động với chất lượng lao động cao tiếp cận được công nghệ hiện đại nhằm tăng năng suất lao động tạo ra nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường với giá thành hạ mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngoài 2 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm công ty cần phải tính toán để hạ chi phí quản lý, chi phí sản xuất chung, kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc phát sinh chi phí, đối tượng chịu chi phí, phương thức phân bổ chi phí , hình thành định mức chi phí để xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật ngày càng phù hợp và hiệu quả hơn. Biện pháp 5 - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng là một biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty mang lại lợi nhuận cho công ty mà nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện thông qua các yếu tố: Mở rộng và chiếm lĩnh thị trường là yếu tố sống còn với doanh nghiệp, chỉ có chiếm lĩnh được thị trường, tiêu thụ được nhiều hàng hoá, thành phẩm thì mới mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Có tiêu thụ được sản phẩm, hàng hoá thu được tiền về thì doanh nghiệp mới thực hiện được quá trình sản xuất kinh doanh của mình, đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển vốn,bù đắp được các chi phí bỏ ra và mang lại lợi nhuận và có điều kiện để tái sản xuất mở rộng. Hiện nay, do đặc điểm là một doanh nghiệp nên thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công ty là các đơn vị trong ngành. Chỉ có trông chờ vào thị trường nhỏ bé này thì không thể mở rộng sản xuất được, lãng phí vốn đầu tư vào tài sản cố định do máy móc không khai thác được hết công suất dẫn đến hiệu quả kinh doanh kém. Mặt khác sản phẩm may mặc của công ty lại đơn điệu và sản xuất theo đơn đặt hàng nên khó chiếm lĩnh và xâm nhập thị trường. Để chiếm lĩnh được công ty cần phải: Tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng, mở rộng các phương thức tiêu thụ, khuyến khích khách hàng mua sản phẩm của mình bằng các áp dụng các chế độ thưởng, chiết khấu....; Đối với thị trường ngoài nước công ty cần quảng cáo và chào bán các sản phẩm của mình để tìm kiếm các hợp đồng may gia công. Đây cũng là một hướng đi tốt để tận dụng hết công suất máy móc thiết bị, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Biện pháp 6 - Cải tạo tình hình tài chính và thúc đẩy cổ phần hoá: Công ty TNHH HUY SƠN là một doanh nghiệp tư nhân hạch toán độc lập .Vì vậy doanh nghiệp cũng là đối tượng cần phải phải sắp xếp đổi mới và phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động theo tinh thần nghị quyết hội nghị lần thứ III Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX. Trải qua một thơì gian dài hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty gặp rất nhiều khó khăn, hầu như năm nào cũng thua lỗ; Công ty chỉ thực sự vươn lên làm ăn có lãi kể từ năm 2002, tuy nhiên khó khăn vẫn còn nhiều phía trước: Lực lượng lao động già cỗi, tay nghề thấp, cơ sở vật chất đơn sơ, vốn sản xuất kinh doanh thiếu hầu như phải đi vay do đó cần phải được đổi mới theo phương án Cổ phần hoá nhằm tạo cho Công ty có nhiều sở hữu trong đó có đông đảo người lao động để sử dụng có hiệu quả đồng vốn, tài sản của Nhà nước và huy động vốn và phát triển sản xuất kinh doanh tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động của Công ty, phát huy vai trò làm chủ của người lao động, đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Hiện nay Công ty đang thực hiện tiến hành từng bước cổ phần hoá và sẽ hoàn tất trong năm 2003 để tiếp tục vào tiến trình theo mô hình mới . Thực chất trong 2 năm qua việc chuẩn bị và tiến hành từng phần cổ phần hoá gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là việc sắp xếp lại lao động, giải quyết như thế nào đối với số lao động dôi dư là cả một vấn đề cần phải được giải quyết đồng bộ theo chế độ chính sách của Nhà nước. Như vậy trong tương lai không xa Công ty sẽ có môi trường hoạt động tốt hơn với những hoạch định và phương hướng mới. Thị trường chứng khoán Việt Nam mới đi vào hoạt động do đó điều kiện để các Công ty nhỏ tham gia yết giá là còn khó khăn, tuy nhiên trong thời gian tới khi mà Nhà nước đẩy mạnh cổ phần hoá thì Công ty có cơ hội sử dụng thị trường này như một công cụ huy động vốn hiệu quả. KẾT LUẬN Những lí luận chung về VKD khẳng định vai trò của vốn kinh doanh ảnh hưởng đến sự phát triển mạnh hay yếu của mỗi doanh nghiệp. Vốn kinh doanh là trung tâm hướng tới hoạt động, là yếu tố cần có đầu tiên của Công ty. Để có một lượng vốn lớn không phải một sớm một chiều và phải có thời gian huy động và phương thích huy động phù hợp với từng thời kỳ; Do đó công tác TC rất quan trọng nên cần có sự lãnh đạo và bộ máy quản lý sáng suốt lựa chọn phương án tốt nhất để huy động vốn. Thông qua việc tìm hiểu đánh giá thực trạng vốn kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH HUY SƠN cho ta thấy trong những năm gần đây công ty làm ăn có hiệu quả hơn, Điều này được chứng minh Công ty đã có nhiều biện pháp hữu hiệu trong việc sử dụng vốn kinh doanh, mặc dù Công ty phải bươn trải kinh doanh khai thác thị trường và không ngừng có sự xoay chuyển bổ sung cho phù hợp nhằm sử dụng tối đa hiệu quả động vốn mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mình. Ban lãnh đạo công ty cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên đã linh hoạt nhạy bén trong kinh doanh, nhiệt tình vì sự nghiệp chung, sự chuyển hướng trong kinh doanh kịp thời được thi hành bằng các quyết định quyết đoán của lãnh đạo đã giúp Công ty vượt qua khó khăn ngày càng làm ăn có hiệu quả. Trên cơ sở nhận thức của mình trong quá trình học tập và các tư liệu, số liệu thu thập và nhận thức được trong quá trình đi thực tập tại Công ty em đã mạnh dạn trình bày các hiểu biết của mình và đề xuất một cách tổng quát các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để các biện pháp có hiệu quả trong thực tế còn phải trải qua thử nghiệm và thực sự tham gia vào hoạt động sản xuất của Công ty và có thời gian tích luỹ kinh nghiệm từ hoạt động thực tế. Do trình độ nhận thức của bản thân có hạn, kinh nghiệm thực tế còn ít ỏi nên báo cáo có thể còn nhiều sai sót, em rất mong được sự góp ý từ phía thầy cô và nhân viên phòng TCKT của công ty để bản báo cáo được hoàn thiện hơn. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Tài chính doanh nghiệp đã nhiệt tình chỉ bảo hướng dẫn em hoàn thành báo cáo này. Hà nội, ngày 20 tháng 07 năm 2004 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty TNHH HUY SƠN.doc
Luận văn liên quan