Đề tài Xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần

Tình hình cổ phần hoá doanh nghiệp mấy năm qua đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong việc chuyển đổi khu vực kinh tế nhà nước . Chuyển từ nền kinh tế tập trung hoá sang kinh tế thị trường có sự định hướng của nhà nước .Sự trình bày những khái niệm trên đây về vấn đề cơ bản cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và cụ thể là minh chứng việc xác định gía trị doanh nghiệp Cơ điện lạnh (REE) trong quá trình cổ phần hoá với mục đích góp phần nhỏ trong công cuộc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đang được chính phủ tiến hành trong nhiều năm qua . Tuy nhiên vẫn đề xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa là vấn đề hết sức khó khăn và có nhiều bất cập, khúc mắc .Vì vậy để đạt được kết quả như mong muốn, các cá nhân các cấp, các ngành cần đi sâu nghiên cứu thêm để góp phần vào việc thúc đẩy thêm quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước .Như nghiên cứu về các giá trị vô hình, giá trị sử dụng đất,uy tín nhãn hiệu sản phẩm doanh nghiệp, ưu thế thị trường và khả năng cạnh tranh ,các điều kiện về địa điểm tóm lại là giá trị vô hình và hữu hình của doanh nghiệp nhằm xác định giá trị doanh nghiệp góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước .Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm vẫn tồn tại nhiểu thiếu sót do khả năng nghiên cứu cũng như tiếp cận thực tế còn hạn chế. Rất mong cô xem xét và hướng dẫn để nhóm có thể hoàn thành tốt hơn đề tài này.

doc46 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2692 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp được chọn làm thử. Theo đó, đối với doanh nghiệp có vốn từ 10 tỷ đồng trở xuống thì lãnh đạo bộ, ngành, địa phương có quyền tự tổ chức thực hiện cổ phần hóa trên cơ sở Nghị định số 28/CP. Kết quả của giai đoạn thí điểm cổ phần hóa mở rộng này là có 25 doanh nghiệp nhà nước đã được chuyển thành công ty cổ phần. - Giai đoạn đẩy mạnh: Sau hai giai đoạn cổ phần hóa thí điểm trên, Chính phủ quyết định chính thức thực hiện chương trình cổ phần hóa. Ngày 29 tháng 6 năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/1998/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Nghị định này quy định rằng đối với cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp được chuyển đổi nhưng Nhà nước vẫn muốn nắm quyền chi phối, cá nhân không được phép mua quá 5% và pháp nhân không được phép mua quá 10%. Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm quyền chi phối, cá nhân được phép mua tới 10% và pháp nhân được phép mua tới 20% tổng cổ phần phát hành lần đầu. Riêng đối với các doanh nghiệp mà Nhà nước hoàn toàn không còn muốn sở hữu, cá nhân và pháp nhân được phép mua không hạn chế. Tiền thu được từ bán cổ phần sẽ được sử dụng để đào tạo lại lao động, sắp xếp việc làm cho lao động dư thừa, bổ sung vốn cho các doanh nghiệp nhà nước khác. Sau khi Nghị định 44/1998/NĐ-CP được áp dụng cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2001, có 548 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa. - Giai đoạn tiến hành ồ ạt: Tháng 8 năm 2001, Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX họp về doanh nghiệp nhà nước và ra nghị quyết của Trung ương Đảng về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Để triển khai Nghị quyết trung ương này, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 04/2002/CT-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2002 về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, và Chính phủ ra Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Các văn kiện pháp lý này đã mở ra một giai đoạn mới của cổ phần hóa - giai đoạn tiến hành ồ ạt. Theo Nghị định số 64/2002/NĐ-CP có một số hình thức cổ phần hóa sau: Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn. Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Thực hiện các hình thức 2 hoặc 3 kết hợp với phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn. Đối với cổ phần phát hành lần đầu, các nhà đầu tư trong nước được phép mua không hạn chế. Các nhà đầu tư nước ngoài không được phép mua quá 30%. Tháng 1 năm 2004, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX họp phiên thứ IX, tại đó có thảo luận và quyết định đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Cuối năm 2004, Chính phủ ra Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, theo đó cả các công ty thành viên của các tổng công ty nhà nước và ngay cả chính tổng công ty nhà nước nào mà Nhà nước không muốn chi phối đều có thể trở thành đối tượng cổ phần hóa. Điểm mới quan trọng nữa trong Nghị định này là quy định việc bán cổ phần lần đầu phải được thực hiện bằng hình thức đấu giá tại các trung tâm giao dịch chứng khoán nếu là công ty có số vốn trên 10 tỷ đồng, tại các trung tâm tài chính nếu là công ty có số vốn trên 1 tỷ đồng, và tại công ty nếu công ty có số vốn không quá 1 tỷ đồng. Bán đấu giá khiến cho giá cổ phiếu phát hành lần đầu của nhiều công ty nhà nước được đẩy vọt lên, đem lại những nguồn thu lớn cho Nhà nước, nhưng chưa phản ánh đầy đủ giá trị thực của doanh nghiệp. Chẳng hạn, đợt đấu giá cổ phần của 5 công ty nhà nước được cổ phần hóa là Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm, Nhà máy thiết bị bưu điện, Nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh, Công ty điện lực Khánh Hòa, Công ty sữa Việt Nam, Nhà nước đã thu vượt dự kiến 450 tỷ đồng.[1] Mặt khác, bán đấu giá cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa còn trở thành một động lực cho sự phát triển của thị trường cổ phiếu niêm yết ở Việt Nam. Trong số 30 công ty niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh) vào ngày 31 tháng 10 năm 2005, có 29 công ty là doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa. Quá trình cổ phần hóa kiểu này đến 2008, đã thực hiện ở khoảng trên 3.000 doanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ được cổ phần hóa. Còn khoảng 2.000 doanh nghiệp nhà nước vừa và lớn như BIDV, Vietinbank, VMS-MobiFone, Vinaphone... dự trù sẽ cổ phần hóa đến năm 2010.( tính đến ngày 1/ 6/ 2010 còn 1546 doanh nghiệp chưa cổ phần hoá) Chính phủ cũng khẳng định quyết tâm cổ phần hóa các trường đại học[5]. Các cơ sở giáo dục ở Việt Nam muốn tránh nguy cơ bị biến dạng do đưa các hoạt động giáo dục thành các dịch vụ đơn thuần, mang nặng tính thương mại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sứ mệnh và mục tiêu của trường nên sẽ có quá trình tách bạch và phân định rõ các bộ phận thương mại hay phi thương mại hóa. Các ngành như thể thao vốn chưa từng biết đến cổ phần hóa cũng đã bắt đầu quá trình này, song song với việc ra đời một loạt các cơ sở thể thao cố phần hay tư nhân từ đầu. Theo kế hoạch, chương trình cổ phần hóa sẽ cơ bản hoàn thành vào năm 2010. * Những tồn tại trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước - Trong quá trình kiểm kê phân loại tài sản, một số đơn vị thực hiện kiểm kê, phân loại không đúng với thực tế sử dụng. Sổ sách tài chính cũng bị bóp méo theo hướng có lợi cho một số người có quyền mua lớn. - Việc bán cổ phần ưu đãi cho cán bộ, công nhân viên chức sai nhiều như "các công ty đã bán cổ phần ưu đãi cho người lao động chưa đủ điều kiện về thời gian làm việc tại công ty hoặc những người đã chuyển sang làm việc tại đơn vị khác, không có tên trong danh sách thường xuyên. Thậm chí có những đơn vị bán cổ phần cho người ngoài công ty theo giá sàn, vi phạm các quy định về thực hiện chính sách đối với người lao động khi chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần". - Sai phạm thứ ba về định giá tài sản doanh nghiệp sai. "Nhiều doanh nghiệp áp dụng đơn giá để xác định giá trị nhà cửa, kiến trúc không đúng theo suất đầu tư do Viện Kinh tế, Bộ Xây dựng ban hành. Việc xác định tỉ lệ còn lại của nhà cửa, vật kiến trúc cũng áp dụng sai quy định của Nhà nước". - Thứ tư là nhiều đơn vị chậm nộp tiền về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp theo quy định. - Liên quan đến quản lý, sử dụng quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp, "một số đơn vị (tổng công ty hoặc công ty) thường không mở tài khoản riêng, hằng năm không xây dựng kế hoạch thu chi báo cáo Bộ Tài chính; các tổng công ty hoặc công ty thường dùng quỹ để cho các đơn vị thành viên vay với lãi suất ưu đãi gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước". * Biện pháp để nâng cao hiệu quả quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Sau 20 năm chuyển đổi nền kinh tế, nước ta đã đạt được một số thành tựu về tăng trưởng kinh tế, nhưng hiệu quả, chất lượng tăng trưởng còn chưa cao. Trên nền chung đó lại diễn ra quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, triển vọng của quá trình cổ phần hóa sẽ như thế nào có quan hệ chặt chẽ với chất lượng đổi mới nền kinh tế từ nay trở về sau. Quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước chỉ có hiệu quả khi đồng thời tạo được các điều kiện sau đây: Thứ nhất, điều chỉnh phương hướng đầu tư từ ngân sách nhà nước nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, khai thác những lợi thế của đất nước và các nguồn đầu tư bên ngoài để đưa đến một mô hình kinh tế hợp lý. Theo dõi quá trình phát triển kinh tế Việt Nam, giáo sư Đa-vít Đa-pi (David Dapice đại học Ha-vớt) nêu rõ: thực tế mỗi năm Chính phủ Việt Nam đầu tư khoảng 30% GDP, nhưng chỉ tăng trưởng 7%-8%. Nếu biết đầu tư đúng thì tăng trưởng phải đạt ở mức 9%-10% như Trung Quốc. Theo cách tính toán trên, do đầu tư không phù hợp, chúng ta đã làm tổn thất 2% GDP của đất nước (khoảng 1 tỉ USD mỗi năm). Vì thế, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phải dựa trên quan điểm tiết kiệm ngân sách, đầu tư khôn ngoan, chứ không phải chỉ là giải pháp cho những yếu kém trong kinh tế nhà nước. Trên thế giới, đã có những nước sử dụng rất hiệu quả ngân sách nhà nước. Ví dụ, Đài Loan vào thập kỷ 1960-1970 chỉ có mức thu nhập bình quân đầu người như Việt Nam hiện nay, nhưng họ đã đạt được tăng trưởng kinh tế ở mức 11% trong suốt 10 năm liền, tuy lượng đầu tư chỉ chiếm 25% ngân sách. Thứ hai, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước phải hướng tới sự thu hút và tập trung các nguồn vốn xã hội vào phát triển kinh tế, tạo ra hình ảnh nhân dân xây dựng và làm chủ nền kinh tế. Khi điều này được thực hiện thì các khâu của quy trình cổ phần hóa sẽ thay đổi, từ việc định giá doanh nghiệp, cơ cấu vốn điều lệ doanh nghiệp cổ phần, cơ cấu cổ đông, tổ chức bộ máy, đến những vấn đề nhân sự khác... sẽ không như hiện nay, mà sẽ bảo đảm cho doanh nghiệp hoạt động tốt hơn trước, có lợi cho người lao động, nhà đầu tư và cho cả nền kinh tế. Thứ ba, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phải tính tới những yêu cầu đặt ra khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO để sau khi cổ phần hóa thì các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Tác động của việc gia nhập WTO tốt hay xấu đối với doanh nghiệp đã cổ phần hóa hoàn toàn phụ thuộc vào quan ðiểm và ðịnh hýớng quy trình cổ phần hóa. Ở đây xin nêu lên hai vấn đề quan trọng: - Cần xác định rõ: ai là chủ sở hữu thực tế của công ty cổ phần và chủ sở hữu phải gắn liền với trách nhiệm đối với công ty như thế nào?. Trong vấn đề này có một nội dung phải làm rõ: ai đại diện chủ sở hữu số vốn nhà nước trong công ty cổ phần nhằm chấm dứt quan hệ sở hữu nhà nước chung chung và không có trách nhiệm, kéo dài nhiều năm nay. - Cần vận dụng: “Quy chế quản trị công ty” nhằm tạo ra môi trường đầu tư minh bạch, lành mạnh. Yêu cầu này chỉ thực hiện được khi có sự lựa chọn những giám đốc phù hợp với quy chế quản trị công ty, nhất là phải sớm đào tạo và bố trí các giám đốc tài chính của công ty (có vai trò và phạm vi hoàn toàn khác với kế toán trưởng trong doanh nghiệp kiểu cũ). II. VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ 1. Những khái niệm 1.1. Giá trị doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hoá Là những giá trị hiện có của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hoá , có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà người mua người bán cổ phần đều chấp nhận được. Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá trị thực tế của doanh nghiệp sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả quỹ khen thưởng quỹ phúc lợi. Giá trị doanh nghiệp bao gồm giái trị quyền sử dụng đất, giá trị vốn góp liên doanh doanh nghiệp khác… Giá trị thực tế doanh nghiệp cổ phần hoá không bao gồm tài sản doanh nghiệp thuê mượn, nhần góp vốn liên doanh, liên kết các tài sản khác không phải của doanh nghiệp. - Những tài sản không cần dùng chờ thanh lý - Giá trị các khoản phải thu khó đòi đã được trừ vào giá trị doanh ngiệp - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang của những công trình đã bị đình hoán trước thời điểm xác định gía trị doanh nghiệp. - Các khoản đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác được cơ quan thẩm quyền quyết định chuyển cho đối tác khác. - Tài sản thuộc công trình phúc lợi được đầu tư bằng quỹ khen thưởng, từ quỹ phúc lợi của doanh nghiệp và của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. 1.2 Giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp thành công ty cổ phần thì gía trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp tùy thuộc vào yếu tố doanh nghiệp khác nhau mà nhà nước nắm giữ những phần vốn nhất định thông qua tỷ lệ cổ phần: Thông thường tỷ lệ cổ phần hay giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp chia làm ba loại - Nhà nước nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối - Nhà nước nắm giữ tỷ lệ cổ phần ở mức thấp - Nhà nước không nắm giữ cổ phần ở doanh nghiệp 1.3 Lợi thế doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa doanh nhiệp nhà nước Được xác định trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận sau thuế thu nhậm doanh nghiệp trên phần vốn nhà nước của doanh nghiệp binh quân trong ba năm liền kế trước khi cổ phần hoá so với lãi suất trái phiếu của chinh phủ kỳ hạn 10 năm ở thời điểm gần nhất nhân với giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở thời điểm định giá. Nếu doanh nghiệp có giá trị thương hiệu được thị trường chấp nhận thì xác định căn cứ vào thị trường. 2. Những phương pháp xây dựng giá trị doanh nghiệp và những điều kiện để xác định chính xác giá trị doanh nghiệp 2.1 Những căn cứ xác định giá trị doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hoá - Số liệu trong sổ sách kế toán doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá - Số lượng và chất lượng tài sản theo kiểm kê và phân loại tài sản thực tế doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá - Giá trị quyền sử dụng đất , lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp về vị trí địa lý hay uy tín của doanh nghiệp, tính chất độc quyền về thương hiệu, sản phẩm doanh nghiệp - Khả năng sinh lời của doanh nghiệp xác định trên cơ sở tỷ suất lợi nhận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp 2.2. Phương pháp xá định giá trị của doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước . Phương pháp tài sản Ước tính giá công ty theo giá thị trường các loại tài sản của doanh nghiệp: V= Va-Vd V: giá thị trường của vốn chủ sở hữu; Va: giá thị trường của tài sản Vd: giá thị trường của nợ phải trả. 1. Đối tượng áp dụng: là các DN cổ phần hoá, trừ những doanh nghiệp thuộc đối tượng phải áp dụng phương pháp DCF. 2. Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp: kết thúc quý gần nhất với thời điểm có quyết định cổ phần hoá. Không quá 6 tháng so với thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp. 3. Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp: - Giá trị thực tế doanh nghiệp. - Giá trị thực tế tiền vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. - Thời điểm công bố giá trị không muộn hơn 6 tháng so với thời điểm xác định giá trị DN 4. Nguyên tắc: Phương pháp tài sản ước tính giá trị của doanh nghiệp dựa trên giá trị thị trường của tất cả các loại tài sản thuộc quyền sở hữu và sử dụng của doanh nghiệp 5. Căn cứ để xác định giá trị tài sản: - Số liệu trên sổ kế toán của DN - Số lượng và chất lượng tài sản theo kiểm kê phân loại tài sản - Tính năng kỹ thuật, nhu cầu sử dụng và giá thị trường. - Giá trị quyền sử dụng đất và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Giá trị thực tế của tài sản (VNĐ) = Nguyên giá TS (theo giá thị trường) X Chất lượng TS (% so với chất lượng TS mới cùng loại) Giá thị trường: - Đối với tài sản có lưu thông, tài sản tương đương (hoặc không có tài sản tương đương) - Giá trị tương đối với tài sản là nhà cửa vật kiến trúc, công trình đầu tư xây dựng cơ bản có đơn giá hoặc mới hình thành. Chất lượng tài sản: - Phải đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, chất lượng sản phẩm, vệ sinh môi trường nhưng không thấp hơn 20% - TS đã khấu hao hết, công cụ dụng cụ đã phân bổ hết giá trị Xác định giá trị vốn đầu tư dài hạn: - Căn cứ xác định: o Vốn chủ sở hữu của công ty có vốn Nhà nước o Tỷ lệ vốn của công ty trong DN khác. Nếu góp bằng ngoại tế phải quy ra VND - Xác định giá thực tế thấp hơn sổ sách, tính theo sổ kế toán - DN khác niêm yết tính theo giá giao dịch trên thị trường tại thời điểm xác định giá trị DN. Lợi thế kinh doanh được xác định trên cơ sở: - Giá trị phần vốn nhà nước theo sổ sách kế toán tại thời điểm định giá - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn Nhà nước bình quân 3 năm trước thời điểm định giá. - Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm trở lên. Xác định giá trị quyền sử dụng đất 1. Doanh nghiệp được lựa chọn hình thức thuê đất hoặc giao đất. 2. Trường hợp thuê đất. - Đối với diện tích đang thuê: tiếp tục thuê không tính vào giá trị doanh nghiệp - Đối với diện tích đã được giao chuyển sang thuê: chỉ tính vào giá trị doanh nghiệp các chi phí làm tăng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản trên đất. 3. Trường hợp thực hiện hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất : tính vào giá trị doanh nghiệp - Đối với diện tích đang thuê chuyển sang giao: Tính vào giá trị doanh nghiệp nhưng không tính tăng vốn nhà nước mà hạch toán vào khoản phải nộp ngân sách. - Đối với diện tích đất đã được giao thì tiếp tục kế thừa; xác định lại giá trị quyền sử dụng đất khoản chênh lệch tính vào vốn nhà nước. 6. Nhược điểm, giới hạn và khả năng ứng dụng của phương pháp: - Làm phát sinh chi phí do phải mời các chuyên gia kỹ thuật đánh giá lại các tài sản (quyền SD đất, công trình XDCB, MM-TB và yếu tố công nghệ SX) - Không loại bỏ được hoàn toàn tính chủ quan trong việc ước tính giá trị 7. Đối tượng áp dụng: - DNNN cổ phần hóa (trừ những DN thuộc đối tượng áp dụng phương pháp DCF theo thông tư 126) Phương pháp dòng tiền chiết khấu Đối tượng áp dụng: - là các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, tư vấn thiết kế xây dựng, tin học và chuyển giao công nghệ. - Có tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước bình quân 5 năm >lãi suất trái phiếu chính phủ có kỳ hạn từ 10 trở lên. Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp: - Kết thúc năm gần nhất với thời điểm có quyết định cổ phần hoá - Nhưng không quá 9 tháng so với thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp. Kết quả xác định giá trị DN: - Giá trị phần vốn Nhà nước tại DN - Giá trị thực tế doanh nghiệp Căn cứ xác định: - Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 5 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp. - Phương án sản xuất kinh doanh của DN cổ phần hoá từ 3 đến 5 năm sau khi chuyển đổi. - Lãi suất trả trước của trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm trở lên - Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất được giao: Việc xác định giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp cũng tương tự như đã nêu ở phương pháp tài sản, trong đó: o Chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất đã nhận giao được tính thêm vào giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại DN. o Giá trị quyền sử dụng đất mới được giao được tính vào giá trị doanh nghiệp, nhưng không tính vào vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức Uớc tính giá trị công ty theo dòng cổ tức tăng trưởng với tỷ lệ mong đợi ổn định dài hạn: V0 = DIV V0: giá trị công ty tại thời điểm hiện tại DIV: cổ tức dự kiến cho cổ đông đều hàng năm r: suất sinh lợi mong muốn trên cổ tức g: tỷ lệ cổ tức tăng trưởng dự kiến ổn định hàng năm r – g Áp dụng: phù hợp với những DN mà tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn tỷ lệ tăng tưởng danh nghĩa của nền kinh tế, chính sách chi trả cỏ tức dài hạn hợp lý. Phương pháp này phù hợp với những công ty dịch vụ công ích có mức giá bán xác định, tỷ lệ tăng trưởng ổn định (điện, bưu điện...) V0 = DIV V0: giá trị công ty tại thời điểm hiện tại DIV: cổ tức dự kiến cho cổ đông đều hàng năm r: suất sinh lợi mong muốn trên cổ tức r Áp dụng: phù hợp với những DN mà lợi nhuận tạo ra hàng năm đều chia cổ tức hết cho các cổ đông, không giữ lại để tái đầu tư nên không có sự tăng trưởng. V0 = DIV1 + DIV2 + ..... + DIVn + Vn (1 + r) (1 + r)2 (1 + r)n (1 + r)n V0: giá trị công ty tại thời điểm hiện tại r: suất sinh lợi mong muốn DIVt là cổ tức dự kiến năm t Vn: giá trị công ty cuối năm n gn: tỷ lệ tăng trưởng (mãi mãi) sau năm thứ n Áp dụng: phù hợp với những DN mà các giai đoạn tăng trưởng xen kẽ, khi có các quyền hoặc được nhượng quyền, hoặc theo những chu kỳ kinh doanh lên xuống mà mức tăng trưởng của mỗi kỳ khác nhau, độ dài các kỳ cũng khác nhau. Phương pháp chiết khấu dòng tiền vốn của sở hữu Uớc tính giá trị công ty theo hàm số của FCFE dự kiến trong giai đoạn tới với tỷ lệ tăng trưởng ổn định và tỷ lệ thu nhập dự kiến: Mô hình tăng trưởng ổn định: V0 = FCFE1 r – g V0: giá trị công ty tại thời điểm hiện tại r: chi phí vốn của cty g: tỷ lệ tăng trưởng FCFE mãi mãi FCFE là khoản tiền của dòng tiền còn lại Áp dụng: phù hợp với những DN mà tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn tỷ lệ tăng tưởng danh nghĩa của nền kinh tế, chính sách chi trả cỏ tức dài hạn hợp lý. Phương pháp này phù hợp với những công ty dịch vụ công ích có mức giá bán xác định, tỷ lệ tăng trưởng ổn định (điện, bưu điện...) Mô hình tăng trưởng nhiều giai đoạn: V0 = FCFE1 + FCFE2 + ..... + FCFEn + Vn (1 + r) (1 + r)2 (1 + r)n (1 + r)n Vn = FCFEn+1 V0: giá trị công ty tại thời điểm hiện tại r: chi phí vốn của cty g: tỷ lệ tăng trưởng FCFE mãi mãi FCFEt là dòng tiền vốn chủ sở hữu dự kiến năm t Vn: giá trị công ty cuối năm n gn: tỷ lệ tăng trưởng (mãi mãi) sau năm thứ n (r – gn) Áp dụng: phù hợp với những DN mà các giai đoạn tăng trưởng xen kẽ, khi có các quyền hoặc được nhượng quyền, hoặc theo những chu kỳ kinh doanh lên xuống mà mức tăng trưởng của mỗi kỳ khác nhau, độ dài các kỳ cũng khác nhau. Phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần Giá tri công ty được tính bằng cách chiết khấu dòng tiền thuần của công ty (FCFF) theo bình quân gia quyền chi phí vốn (WACC) V0 = FCFF1 V0: giá trị công ty tại thời điểm hiện tại WACC: bình quân gia quyền chi phí vốn g: tỷ lệ tăng trưởng FCFE mãi mãi FCFE1 = dòng tiền thuần của cty dự kiến năm tới WACC – g Các công thức trên đã chỉ ra một nguyên lý chung : giá trị doanh nghiệp được xác định bằng giá trị hiện tại của các khoản thu nhập trong tương lai. Còn goodwill lại được tính bằng giá trị hiện tại của các khoản siêu lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra đươc trong n năm tồn tại. Từ các công thức trên, các nhà kinh tế, các chuyên gia định giá, các nhà đầu tư, người mua người bán doanh nghiệp có thể tha hồ mà phát triển ý tưởng của mình về xác định các tham số Rt, Vn, i ,r , n, …các tham số dó luôn thay đổi trong cách nhìn nhận và đánh giá của mỗi người ,ssó là lý do dẫn tới sư chênh lệch rất lớn về giá trị doanh nghiệp theo những cách đánh giá khác nhau, gây nên trở ngại trong quá trình giao dịch, thương thuyết và bán doanh nghiệp trong thực tế. Như vậy, để xác định giá tri của doanh nghiệp ta cần ước lượng các tham số trên đây là một vẫn đề không đơn giản . ta nhận thấy rằng viec các doanh nghiệp xác định giá trị theo công thức một sẽ là khác nhau vì một số lý do sau: Thứ nhất các nhà hoạt động kinh tế tại các khu vực khác nhau của nền kinh tế mà đặc biệt là của chính phủ và tư nhân, thường theo đuổi cách phân loại khác nhau vê lợi nhuận và chi phí. Trong trường hợp chuyển đổi từ khu vưc kinh tế sang khu vưc tư nhân, đây là điều có ảnh hưởng rất lớn. Thứ hai, ngay trong cùng khu vực của nền kinh tế các nhà hoạt động khác nhau thường có các kỳ vọng khác nhau về lợi nhuận và chi phí của doanh nghiệp. Thứ ba, các nhà hoạt động khác nhau thường có những thông tin khác nhau về doanh nghiệp và có những cơ hội đầu tư khác nhau, nên tỷ xuất chiết khấu được lựa chọn khác nhau. Như vậy, do vị thế khác nhau đối với doanh nghiệp, mỗi bên hữu quan của doanh nghiệp sẽ định giá doanh nghiệp theo các lợi ích và chi phí có liên quan đến mình. Trong bối cảnh đó, để nghiên cứu định giá của doanh nghiệp khi chuyển đổi sở hữu ta cần có sự thống nhất một số khái niệm nhất định. 2.3. Hạn chế của phương pháp định giá Phương pháp định giá đang áp dụng trong nhiều năm qua cho thấy có một hạn chế mà chúng ta cần nghiên cưú để hoàn thiện hơn công tác định giá các doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam đó là. Điều kiện và cơ sở cho việc xác định giá trị doanh nghiệp chưa được thiết lập đầy đủ, đồng bộ, thiếu một văn bản hướng dẫn và quy định cụ thể việc định giá cho các loại tài sản trong doanh nghiệp (đặc biệt là giá trị quyền sử dụng đất và lợi thế kinh doanh); thiếu đội ngũ cán bộ chuyên trách có đủ năng lực, trình độ để làm ccong tá định giá doanh nghiệp. Các cán bộ thm gia thẩm định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam đa phần chưa qua đào tạo chuyên sâu về định giá doanh nghiệp, cộng với hệ thống văn bản pháp quy chưa hoàn chỉnh nên dễ đưa ra quyết định mang tính chủ quan, ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả định giá. Phương pháp định giá còn nghèo nàn chưa hợp lý. Ở các nước trên thế giới thì việc định giá doanh nghiệp hoặc loại tài sản trong doanh nghiệp (bất động sản, máy móc thiết bị phương tiện vận tải) đều có thể áp dụng các phương pháp khác nhau để xác định và kiểm tra nhằm đảm bảo tính chính xác của việc đánh giá. Thậm chí còn có cả phương pháp đấu giá qua thị trường chứng khoán. Còn ở Việt Nam công tác định giá doanh nghiệp còn bị phụ thục nhiều vào người mua (từ coong tác chuẩn bị như: kiểm kê, đối chiếu công nợ… đến việc thồng nhất về giá bán doanh nghiệp); lại mang tính chất khoán trắng, thiếu sự kiểm tra kiểm soát nên đã dấn đến hiện tượng giá trị sdoanh nghiệp được định chưa sát với thị trường, chỉ bán trong nội bộ doanh nghiệp chứ không bán ra bên ngoài… 2.4. Giải pháp hoàn thiện phương pháp định giá. Đề hoàn thiện và không ngừng năng cao chất lượng xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam, chúng ta còn phải tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm quý báu trên thế giới, để có thể đưa ra phương pháp định giá doanh nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và tập quán ở nước ta hiện nay. Trước mắt trong thời gian tới cần tập trung làm tốt một số việc sau: Về chính sách: nghiên cứu và ban hành một hệ thống các phương pháp định giá chuẩn áp dụng cho Việt Nam. Tập trung đào tạo bồi dưỡng một đội ngũ chuyên gia lành nghề chuyên về đánh giá, tạo tiền đề cho việc hình thành các tổ chức định giá độc lập, thích ứng với nèn kinh tế thị trường. Nhanh chóng phát triển hơn nữa thị trường chứng khoán ở Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho việc huy động vốn thu hồi vốn trong và ngoài ngoài nước vào việc phát triển nền kinh tế, cung cấp các thông số (tỷ lệ rủi ro, tỷ suất lợi nhuận… ) toạ điều kiên cho việc xác định giá trị doanh nghiệp. 2.5 Điều kiện để xác định chính xác giá trị doanh nghiệp Xác định giá trị doanh nghiệp là một vẫn đề hết sức quan trọng trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước .Vi vậy quá trình xác định giá trị doanh nghiệp cần có những điều kiện và quy định cụ thể để nhằm xác định chính xác giá trị doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nhằm đảm bảo lợi ích giữa người mua và người bán., lợi ích giữa nhà nước và các thành viên công ty cổ phần . những điều kiện đó là: Doanh nghiệp nhà nước cần xử lý tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp như các tài sản thuê mượn, nhận góp vốn liên doanh liên kết, tài sản không dùng, tài sản đầu tư bằng quý khen thưởng quý phúc lợi … Giá trị quyền sử dụng đất …doanh nghiệp càn xử lý theo quy định của pháp luật Doanh nghiệp cần có những tổ chức đánh giá và phương pháp đánh giá phù hợp từng doanh nghiệp ở những thòi điểm khác nhau. Thành viên trong tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp ,phải có chuyên môn ,đạo đức nghề nghiệp và phải tạn tâm với công việc để dảm bao quyền lợi của các bên 3. Ý nghĩa việc xác định đúng gía trị doanh nghệp Việc xác định giá trị doanh nghiệp là một vẫn dề có ý nghĩa trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đó là một trong những thành công của quá trình cổ phần hoá. Một mặt nó đảm bảo lợi ích thiết thực của nhà nước và lợi ích của người mua doanh nghiệp hay các thành viên trong công ty cổ phàn khi tiến hành cổ phần hoá doanh nghịêp nhà nước. Mặt khác nó còn có yếy tố tâm lý cho các thành viên tham gia mua cổ phiếu của doanh nghiệpnhà nước. Tạo tâm lý ổn định, tin tưởng của các cá nhân tổ chức khi tham gia quá trình cổ phần hoá thực hiện tốt mục tiêu kế hoạch nhà nước đề ra, nhanh chóng chuyển đổi một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần giải quyết được những vướng mắc ,những bất hợp lý trong quá trình cổ phần hoá. Việc xác định giá tri doanh nghiệp là mot vấn đề nan giải gây ra nhiều tranh cãi và cấp thiết trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước vì vậy việc xác định giá trị doanh nghiệp là hết sưc quan trọng trong kế hoạch nhà nước ta. III. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH 1. Sơ lược về công ty CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH – REE Địa chỉ: 364 Cộng Hòa, phường 13, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh. ĐT: 84-8-38100017/ 38100350 Fax: 84-8 -38100337 Email: ree@reecorp.com.vn Website: www.reecorp.com 1. Coâng ty Coå phaàn Cô Ñieän Laïnh ñöôïc thaønh laäp töø naêm 1977 vôùi teân goïi ban ñaàu laø Xí nghieäp Quoác doanh Cô Ñieän Laïnh, thuoäc sôû höõu Nhaø nöôùc. Naêm 1993, Xí nghieäp ñöôïc coå phaàn hoùa chuyeån thaønh Coâng ty Coå phaàn Cô Ñieän Laïnh-REE vaø hoaït ñoäng ñeán nay. - Công ty có trụ sở chính tại số 364 đường Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. - Voán ñaêng kyù: 810.431.310.000 đđồng - Nieâm yeát coå phieáu taïi Trung Taâm Giao Dòch Chöùng Khoaùn TP. Hoà Chí Minh, Vieät Nam (HOSE). - Mã Chứng Khoán : REE - Số lượng cổ phiếu đang niêm yết trên sàn HOSE là 81.043.131 cổ phiếu. Trong đó: Tổ chức và cá nhân trong nước: 55,96%; Tổ chức và cá nhân nước ngoài: 38,04%; Nhà nước: 6,00%. Những hoạt động kinh doanh chính: Dịch vụ cơ điện công trình (M&E) cho các công trình công nghiệp, dân dụng và hạ tầng; Sản xuất và phân phối máy điều hòa không khí từ sản phẩm gia dụng đến công nghiệp, tủ bảng điện, các sản phẩm cơ khí phục vụ cơ điện công trình mang thương hiệu Reetech; Phát triển, quản lý, kinh doanh, và khai thác bất động sản; Đầu tư vào các ngành cơ sở hạ tầng chiến lược: điện, nước, tài chính ngân hàng. 1.1 Công ty thành viên trực thuộc - CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN LẠNH R.E.E Email: ree@reecorp.com.vn Website: www.reecorp.com - CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN MÁY R.E.E Email: info@reetech.com.vn Website: www.reetech.com.vn - CÔNG TY TNHH QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC BẤT ĐỘNG SẢN R.E.E Email: sales@etown.com.vn Website: www.etown.com.vn - CÔNG TY CỒ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN R.E.E Website: www.reeland.com.vn - CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ QUỸ RNG Email: info@rnginvest.com Website: www.rnginvest.com - CÔNG TY CỒ PHẦN VĨNH THỊNH Email: vector@vector.com.vn 1.2 Sản phẩm : Dịch vụ cơ điện công trình (M&E) cho các công trình công nghiệp, dân dụng và hạ tầng. Các dịch vụ của M&E như thiết kế chi tiết, cung cấp, lắp đặt, thử nghiệm và vận hành, hướng dẫn sử dụng hệ thống và hậu mãi. Các hệ chính liên quan cơ điện công trình như : Hệ điều hòa không khí và thông gió, Hệ điện động lực, chiếu sáng và điện nhẹ, Hệ điều khiển tự động, Hệ nước thiết bị vệ sinh xử lý nước, Hệ phòng cháy chữa cháy. Sản xuất và phân phối máy điều hòa không khí từ sản phẩm gia dụng đến công nghiệp, tủ bảng điện, các sản phẩm cơ khí phục vụ cơ điện công trình mang thương hiệu Reetech. Các sản phẩm chính của Reetech gồm có: Máy điều hòa nhiệt độ dân dụng, thương mại công suất đến 320.000BTU/h Hệ thống điều hòa nhiệt độ trung tâm công suất thay đổi theo nguyên lý digital AHU, FCU, PAU các loại Linh kiện thay thế cho máy và hệ điều hòa nhiệt độ Tủ, bảng điện MSB, ATS, DB, MMC Hàng gia dụng như tủ lạnh, máy giặt, tủ trữ Ống gió và phân phối gió Phát triển, quản lý, kinh doanh, và khai thác bất động sản, lắp đặt các hệ thống tiện nghi trong các tòa nhà. Đầu tư vào các ngành cơ sở hạ tầng chiến lược: điện, nước, tài chính ngân hàng. 1.3 Thị trường : - Là đơn vị hàng đầu về cơ điện cho các công trình công nghiệp, thương mại, dân dụng và cơ sở hạ tầng với 30% thị phần toàn quốc. - Sản phầm mang thương hiệu Reetech chiếm thị phần khá lớn, trong đó các loại máy điều hoà công nghiệp chiếm khoảng 40% thị phần, các sản phẩm khác chiếm khoảng 10%. - REE hiện đang sở hữu 6 toà nhà cho thuê văn phòng ở TP.HCM với tổng diện tích gần 80.000 m2 2. Đánh giá môi trường kinh doanh của Doanh Nghiệp 2.1. Môi trường vĩ mô Các yếu tố môi trường vĩ mô gồm: các yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị và luật pháp, yếu tố xã hội, yếu tố tự nhiên và yếu tố công nghệ, yếu tố môi trường quốc tế. Nghiên cứu về môi trường vĩ mô nhằm đánh giá quy mô và tiềm năng thị trường của doanh nghiệp và sự tác động của các tác lực môi trường như chính trị, kinh tế, xã hội... đối với doanh nghiệp. 2.2. Môi trường kinh tế Năm 2008 là một năm nhiều biến động của kinh tế thế giới và Việt Nam. Cuộc khủng hoảng tài chính xuất phát từ Mỹ, lan rộng ra khắp toàn cầu, kinh tế Việt Nam cũng không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng này, khi mà chỉ số giá tiêu dùng CPI liên tục tăng trong 3 quí đầu của năm 2008, có lúc lên đến 25%, lãi suất vay ngân hàng mức đỉnh điểm 21%/năm. Các điều kiện kinh tế khách quan này đã tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở nhiều ngành nghề khác nhau và các hoạt động của REE cũng đã chịu ảnh hưởng không nhỏ. Năm 2009, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại. Công ty đặt ra mục tiêu ổn định, bền vững và kiểm soát hạn chế rủi ro trong các hoạt động kinh doanh, tìm kiếm cơ hội phát triển ở các lĩnh vực tiềm năng mà REE đã đeo đuổi trong nhiều năm vừa qua. Bước sang năm 2010, các yếu tố kinh tế vĩ mô còn chưa ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong nguy cơ lạm phát, thâm hụt cán cân thương mại; những thay đổi về lãi suất, tỉ giá, chỉ số giá cả và tăng trưởng tín dụng luôn được quan tâm. Nhóm công ty REE cần củng cố vị thế cạnh tranh trong khai thác thị trường, tăng cường hiệu quả điều hành, kiểm soát giá thành, bổ sung các giá trị sản phẩm, dịch vụ mới trong quyết tâm hăng hái thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2010. 2.3 Môi trường chính trị, pháp luật Trước năm 2009, hầu như chưa có doanh nghiệp Việt Nam nào thực hiện huy động vốn thành công từ thị trường chứng khoán nước ngoài. Mặc dù, đã có một số doanh nghiệp niêm yết lớn như Vinamilk, REE, Sacombank, PVFC... có dự tính hoặc đã tiến hành các thủ tục niêm yết tại Singapore; tuy nhiên do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, những trường hợp này hiện vẫn chưa chính thức triển khai cụ thể: Từ đầu năm 2009, khi Chính phủ phát hành thành công đợt chào bán trái phiếu tại thị trường vốn quốc tế đã góp phần mở rộng hơn cơ hội huy động tại thị trường nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vincom và KBC đã phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi tại thị trường chứng khoán nước ngoài; gần đây nhất Hoàng Anh Gia Lai cũng bán thành công cho Temasek (Singapore) hơn 1.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi… Trong những năm vừa qua, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng vốn đầu tư ra nước ngoài và cũng như thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam. Nhà Nước đã có nhiều chính sách, đường lối cũng như các Nghị Định và Văn bản hỗ trợ nhằm khuyến khích vận động các doanh nghiệp trong nước mạnh dạn thực hiện chủ trương trên. Bên cạnh đó, ngày càng xuất hiện nhiều các hội thảo, các diễn đàn kinh tế do Chính phủ tổ chức nhằm nâng cao sự tìm hiểu giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước với nhau để từ đó phát triển cơ hội làm ăn kinh doanh giữa đôi bên. 2.4. Môi trường văn hóa xã hội Chia sẻ tinh thần và thành quả vật chất với cộng đồng và xã hội luôn được REE quan tâm như một trách nhiệm xã hội, đặc biệt cho sự nghiệp giáo dục và chăm lo người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Trong nhiều năm liền, REE luôn duy trì và phát triển hoạt động vì cộng đồng ngày một nhiều hơn và lớn hơn. Cam kết đồng hành 5 năm liền cùng Quỹ học bổng Vừ A Dính, REE đã trao gần 2.000 suất học bổng cho các học sinh, sinh viên dân tộc vùng sâu vùng xa. Quỹ Học bổng REE dành cho học sinh giỏi - có hoàn cảnh khó khăn, đã được REE gởi đến với gần 1.000 em học sinh trung học cơ sở trong địa bàn quận Tân Bình. Không chỉ trao tặng học bổng, trong nhiều năm REE đã tài trợ cho công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học, điển hình: tài trợ xây dựng trường tiểu học Học Lặc tại thị trấn vùng núi Học Lặc – Thanh Hoa; tài trợ xây dựng và vừa đưa vào khánh thành trường tiểu học An Thới - đạt chuẩn quốc gia, tại huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh nhân dịp đầu niên học 2009 - 2010. Cũng trong năm 2009, REE đã tài trợ và khởi công xây dựng mới theo chuẩn quốc gia trường tiểu học Tịnh Phong, tỉnh Tây Ninh; lên kế hoạch chương trình tài trợ xây dựng chuỗi 10 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia cho tỉnh Tây Ninh trong thời gian sắp tới. Bên cạnh trách nhiệm cùng xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, REE cũng hết sức quan tâm và chia sẻ với những mảnh đời khó khăn, kém may mắn trong xã hội bằng những hoạt động tài trợ, thăm hỏi thiết thực: 2.5. Môi trường công nghệ - Từng là nhà phân phối và hiểu rõ ưu nhược điểm của thiết bị lạnh của nhiều nhãn hiệu nổi tiếng từ Nhật, Mỹ... R.E.E đã sản xuất máy Điều Hòa Không Khí thương hiệu Việt Nam ”Reetech”... - Sản phẩm Reetech đạt tiêu chuẩn chất lượng TCVN6576/1999, và các tiêu chuẩn quốc tế như ASHARE (US), JIS (Japan), ISO4141/1991, ISO817 - Đội ngũ sale mạnh, nhiều kinh nghiệm cùng với mạng lưới phân phối và hệ thống bảo hành, bảo trì phát triển rộng khắp cả nước, đã mang lại dịch vụ tốt nhất và niềm tin cho khách hàng. - Hệ thống quản lý tiêu chuẩn ISO9001: 2000 - Các sản phẩm Reetech đạt tiêu chuẩn chất lượng đa dạng về chủng lọai (như: Treo tường, Đặt sàn, Áp trần, Âm trần, Dấu trần nối với ống gió) và với công suất (từ 9,000 BTU/h (1 HP) lên đến 450.000 BTU/h ). - Các máy ĐHKK gia dụng Reetech có công suất vượt trội. bảo vệ chóng ăn mòn. có chức năng tự khởi động lại, tự chuẩn đóan hỏng hóc, tiết kiệm điện, lọc sạch không khí. diệt khuẩn và phát Vitamin C - Hệ ĐHKK Multi Reetech áp dụng nguyên lý Digital tiên tiến nhất, tiết kiệm điện năng, điều khiển thông minh, điều chỉnh công suất liên tục từ 100% đến 10%. - Hệ ĐHKK Modula Chiller Reetech cho phép kết nối các máy chiller với nhau theo từng modul cho phép đầu tư, lắp đặt, bảo trì linh hoạt và dễ dàng. - Reetech còn sản xuất hệ thống ống gió, miệng gió. - Riêng về AHU (bộ xử lý không khí) Reetech có đối tác chuyên nghiệp về xử lý không khí Alko từ Cộng Hòa Liên Bang Đức. - Về Tủ Bảng Điện, Reetech hợp tác với Siemens từ Cộng Hòa Liên Bang Đức. 2.6. Môi trường ngành Công ty cổ phần cơ điện lạnh hoạt động trong khá nhiều lĩnh vực ngành nghề, sau đây là kết quả phân tích của về hoạt động kinh doanh của công ty trong các lĩnh vực: - Hoạt động dịch vụ cơ điện công trình: Hoạt động dịch vụ cơ điện công trình (M&E) trong năm 2009 đã có những nỗ lực đáng kể trong việc khai thác tối đa thị trường M&E, đảm bảo đúng yêu cầu về tiến độ và chất lượng của các dự án đang thực hiện cùng với việc tiếp tục hoàn thiện các quy trình quản lý kinh doanh từ khâu chuẩn bị thầu đến khâu nghiệm thu công trình và thực hiện quyết toán. Dựa trên nỗ lực đó, mảng dịch vụ M&E đạt mức doanh thu 456 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 68 tỷ đồng trong năm 2009. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại trong năm 2009, ảnh hưởng đến thị trường bất động sản và xây dựng có thể thấy rõ với số lượng và quy mô các dự án, công trình bị thu hẹp. Nhằm xây dựng một khối lượng công trình đầu vào ổn định, REE M&E đã phải ra sức theo sát các dự án tiềm năng và khả thi để đảm bảo cơ hội tham gia tốt nhất. Các dự án mà REE M&E tập trung theo đuổi có quy mô từ vừa đến lớn, có yêu cầu nghiêm ngặt về tiến độ, chất lượng và đây là ưu thế dẫn đầu của REE M&E trong thị trường cơ điện công trình. - Hoạt động sản xuất, lắp ráp, kinh doanh các sản phẩm mang thương hiệu Reetech: Mảng kinh doanh sản phẩm điện máy mang thương hiệu Reetech tiếp tục có được một kết quả tăng trưởng bền vững trong năm 2009 với doanh thu đạt 567 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 40 tỷ đồng với mức tăng trưởng lần lượt là 62% và 12% so với 2008. Quy mô hoạt động của mảng sản phẩm điện máy được nâng cao đáng kể từ việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đến cung cấp trọn gói dịch vụ cung cấp lắp đặt hệ thống điều hòa không khí và điện cho các công trình có quy mô vừa. Thị trường sản phẩm điện lạnh thời gian qua đã thực sự phát triển đủ lớn cho sự tăng trưởng hơn nữa của hoạt động kinh doanh điện máy. Hàng điện lạnh tiêu dùng được tiêu thụ mạnh: mặc dù thị trường vẫn cạnh tranh gay gắt, số lượng máy lạnh treo tường Reetech bán ra tăng 70% đạt hơn 33.000 bộ đáp ứng được yêu cầu ngày càng được lưu tâm là tiết kiệm điện năng và các tính năng thân thiện môi trường. Ngoài khai thác thị trường trong nước, công ty tiếp tục xuất khẩu sang thị trường Mỹ, thăm dò các thị trường Campuchia, Myanmar. Chính sách sản phẩm hướng tới thỏa mãn thị hiếu mẫu mã người tiêu dùng, đa dạng hóa công suất sử dụng, sử dụng gas mới bảo vệ môi trường, linh hoạt trong thiết kế với chức năng sưởi hoặc chỉ làm lạnh cho các thị trường Bắc, Trung, Nam. - Hoạt động đầu tư tài chính: Kết quả hoạt động đầu tư tài chính trong năm 2009 của REE đạt được mức lợi nhuận trước thuế là 160 tỷ đồng; trong đó việc hạch toán cổ tức được trả bằng mệnh giá từ một khoản đầu tư trong danh mục cũng đã mang lại cho công ty một khoản lợi ích không nhỏ. Kết quả này thể hiện hướng đi đúng của công ty trong đầu tư tài chính, tận dụng tốt sự phục hồi của thị trường chứng khoán, tạo tiền đề vững chắc cho việc đầu tư hiệu quả, lâu dài vào các ngành chiến lược đã được HĐQT xác định như ngành điện, nước. - Hoạt động phát triển, quản lý, kinh doanh và khai thác BĐS: Thị trường bất động sản trong năm 2009 nói chung đã phải chịu ảnh hưởng bởi chính sách thắt chặt tiền tệ trong việc tài trợ các phát triển dự án mới và chính sách về thuế thu nhập cá nhân đối với các giao dịch bất động sản; vì thế mặc dù trong năm thị trường đã phục hồi qua điểm đáy nhưng mức độ phục hồi vẫn chưa được rõ nét. Đối với phân khúc thị trường văn phòng cho thuê, nhu cầu thuê trong năm tiếp tục bị sụt giảm mà nguyên nhân là do nguồn vốn doanh nghiệp trở nên hạn hẹp, hoạt động kinh doanh chậm lại cùng với việc cắt giảm chi phí hoạt động; mặt khác các tòa nhà mới được đưa vào khai thác do số lượng khách thuê hạn chế đã phải giảm giá thuê và đưa ra các ưu đãi kèm theo tạo nên sự lựa chọn về phía khách hàng đi thuê. Hoạt động văn phòng cho thuê của REE đã có những nỗ lực liên tục để duy trì cao tỉ lệ lấp đầy các tòa nhà văn phòng: linh hoạt trong thương lượng giá cho thuê và cải thiện các dịch vụ, tiện ích. 3. Thẩm định giá trị của Cơ điện lạnh Ngân lưu là yếu tố chính trong việc định giá doanh nghiệp dựa vào ngân lưu chiết khấu ( DCF ). Để xác định ngân lưu ta thường bắt đầu bằng viêc đo lường thu nhập. Ngân lưu tự do của một doanh nghiệp thường được dựa vào thu nhập hoạt động sau thuế. Ngược lại, việc ước lượng ngân lưu tự do của vốn chủ sở hữu lại được bắt đầu từ thu nhập ròng. Với sự khác biệt như thế, ở đây nhóm thẩm định chọn cách ước lượng ngân lưu tự do của Doanh nghiệp dựa vào thu nhập hoạt động sau thuế của của Doanh nghiệp. Ngân lưu tự do của doanh nghiệp là ngân lưu tạo ra cho toàn bộ những người có quyền được hưởng ngân lưu trong doanh nghiệp và là ngân lưu trước nợ. Ngân lưu tự do của doanh nghiệp (Free Cashflow to Firm - FCFF) = + Thu nhập hoạt động (1 – thuế suất) – (Chi đầu tư – Khấu hao) – Thay đổi vốn lưu động ngoài tiền mặt 3.1. Cơ cấu của ngân lưu chiết khấu Để định giá một tài sản, chúng ta phải dự báo ngân lưu kỳ vọng trong suốt thời gian hoạt động của tài sản đó. Việc dự báo này có thể trở nên không đơn giản khi chúng ta định giá một công ty cổ phần đại chúng, mà chí ít trên lý thuyết có thể có một thời gian hoạt động bất tận. Trong các mô hình ngân lưu chiết khấu (DCF), chúng ta thường giải bài toán này bằng cách ước lượng ngân lưu trong một thời đoạn (thường được xác định là một thời đoạn tăng trưởng bất thường) và một giá trị kết thúc (terminal value - TV) vào cuối thời đoạn đó. Cho dù chúng ta sẽ xem xét một số phương pháp khác nhau, song cách nhất quán nhất để ước lượng giá trị kết thúc trong một mô hình ngân lưu chiết khấu là giả định rằng ngân lưu sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng ổn định có thể duy trì mãi mãi sau năm kết thúc thời đoạn đó. Chúng ta có thể định giá vốn chủ sở hữu trong một doanh nghiệp bằng cách chiết khấu ngân lưu tự do kỳ vọng của vốn chủ sở hữu và giá trị kết thúc của vốn chủ sở hữu theo chi phí vốn chủ sở hữu (cost of equity). Còn để định giá toàn bộ doanh nghiệp, ta chiết khấu ngân lưu tự do của doanh nghiệp và giá trị kết thúc của doanh nghiệp theo chi phí vốn bình quân trọng số (WACC). 3.2. Các giả định đưa ra khi trong quá trình thẩm định - Doanh nghiệp cổ phần hóa vào năm 2009 và niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2010. - Dự kiến thời gian tagnw trưởng tương lai của doanh nghiệp là 5 năm ( 2010 – 2014 ). - Ước tính tốc độ tăng trưởng giai đoạn ( 2006 – 2009 ) để xác định lợi nhuận cho từng năm trong tương lai ( 2010 – 2014 ) - Thu nhập sau thuế của DN trong tương lai được sử dụng cho 3 mục đích: chia cổ tức, bổ sung nguồn vốn, lập quỹ dự phòng khen thưởng với tỷ lệ lần lượt là 5:3:2 - Doanh nghiệp lựa chọn hình thức thuê đất của Nhà Nước, trả tiền hàng năm. 3.3. Quy trình thẩm định giá trị DN Cơ điện lạnh Quy trình thẩm định giá DN Cơ điện lạnh sẽ bao gồm các bước cụ thể như sau: – Ước tình tốc độ tăng trưởng thu nhập hoạt động sau thuế giai đoạn ( 2006 – 2009 ) cho 5 năm trong tương lai – Khoản lợi nhuận sau thuế trong 5 năm tương lai ( 2010 – 2014 ) sẽ được sử dụng thế nào cho 3 mục đích: chia cổ tức, bổ sung nguồn vốn, lập quỹ khen thưởng dự phòng. – Xác định vốn Nhà nước của DN trong giai đoạn ( 2010 – 2014 ) – Xác định tỷ lệ lợi nhuận trên vốn Nhà nước trong giai đoạn (2010 – 2014) và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn Nhà nước bình quân của cả thời kỳ. – Xác định tỷ lệ tăng trưởng giai đoạn ( 2010 – 2014 ). – Xác định chi phí vốn bình quân có trọng số ( WACC ). – Ước tính vốn Nhà nước năm kết thúc ( 2014 ). – Chiết khấu các giá trị về năm 2009 xác định vốn Nhà nước. – Giá trị thực tế của Doanh nghiệp Cơ điện lạnh năm 2009. 3.4. Kết quả thẩm định giá trị Doanh nghiệp Cơ điện lạnh Số liệu thống kê tình hình tài chính của Công ty Cơ điện lạnh từ 2006 – 2009: Đơn vị: ngàn VNĐ Dự đoán lợi nhuận sau thuế cho 5 năm tương lai ( 2010 – 2014 ): Tỷ lệ tăng trưởng bình quân lợi nhuận sau thuế thời kỳ ( 2006 – 2009 ): 433.802.217 = 222.430.348 . ( 1 + t )^ 3 => t = 24,94% - Lợi nhuận sau thuế năm 2010 : 433.802.217 . (100% + 24,94%) = 541.992.489 - Lợi nhuận sau thuế năm 2011 : 541.992.489,9. (100% + 24,94%)= 677.165.416,9 - Lợi nhuận sau thuế năm 2012 : 677.165.416,9. (100% + 24,94%)= 846.050.471,9 - Lợi nhuận sau thuế năm 2013 : 846.050.471,9(100% + 24,94%) = 1.057.055.460 - Lợi nhuận sau thuế năm 2014 : 1.057.055.460(100% + 24,94% ) = 1.320.685.091 - Lợi nhuận sau thuế năm 201 : 1.320.685.091(100% + 24,94% ) = 1.650.063.953 Đơn vị: ngàn VNĐ Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Lợi nhuận sau thuế kỳ vọng 541.992.490 677.165.417 846.050.472 1.057.055.460 1.320.685.091 1.650.063.953 Ước tính khoản lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức : - Dự kiến trong các năm tương lai công ty sử dụng 50% lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức, 30% tỷ lệ lợi nhuận còn lại sử dụng cho việc bổ sung vốn và 20 % dành cho các kinh phí và các quỹ khác. Đơn vị: ngàn VNĐ Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Lợi nhuận sau thuế sử dụng chia cổ tức 270.996.245 338.582.708 423.025.236 528.527.730 660.342.546 825.031.976 Dự kiến vốn Nhà nước thời kỳ ( 2010 – 2014 ) Đơn vị: ngàn VNĐ Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Lợi nhuận sau thuế bổ sung nguồn vốn 162.597.747 203.149.625 253.815.142 317.116.638 396.205.527 495.019.186 Nguồn vốn nhà nước 2.624.769.672 2.827.919.297 3.081.734.439 3.398.851.076 3.795.056.604 4.290.075.790 Xác định tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước thời kỳ ( 2010 – 2014 ) : Xác định tỷ lệ tăng trưởng hằng năm : - Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế để bổ sung cho vốn : 30% - Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn Nhà nước : 27,59% - Tỷ lệ tăng trưởng hằng năm giai đoạn ( 2010 – 2014 ) : 8,28% Dự kiến tỷ lệ chiết khấu : - Lãi suất trả trước trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ( Rf ) : 8,9% / năm. - Rm : mức độ bù đắp rủi ro rên thế giới năm 2010 theo tổng hợp của giáo sư Pablo và Javier ở EISE Business School . Kết quả cho thấy, Rm năm 2010 giảm nhẹ so với năm 2009 và Việt Nam có Rm rất cao là : 13,3%. - Tỷ lệ chiết khấu xác định : 8,9% + 13,3% = 22,2% Ước tính vốn Nhà nước năm 2014 : = 30.819.509.984 (ngàn VNĐ) Giá trị thực tế vốn nhà nước năm 2009 : Giá trị thực tế Doanh nghiệp : - Giá trị thực tế DN : 19.957.619.477 + 1.454.224.274 + 893.842.260 = 22.305.686.011 (ngàn VNĐ) - Giá trị Doanh nghiệp khi làm tròn: 22.306 tỷ VNĐ Vậy trong trường hợp Doanh nghiệp Cơ điện lạnh có ý định cổ phần hóa Doanh nghiệp, thì giá trị doanh nghiệp ước tính theo phương pháp dòng tiền chiết khấu ( DCF ) có thể đạt được là tầm khoảng hơn 22 ngàn tỷ ( VNĐ ). Đây là căn cứ để doanh nghiệp có thể định giá cổ phiếu nếu có ý định IPO ra thị trường chứng khoán. Có một vấn đề cần lưu ý trên đây khi ta xác định giá trị của Doanh nghiệp đó là: vì ta đã giả định là DN thuê đất và trả tiền hằng năm cho nhà nước; kết hợp với phương pháp định giá Doanh nghiệp là chiết khấu dòng tiền nên theo quy định trong NĐ 109 thì giá trị quyền sử dụng đất của DN là không cần xác định. Nghị định 109 quy định rất rõ ràng về giá trị sử dụng đất của Doanh nghiệp cho từng phương pháp định giá Doanh nghiệp. Kết luận Tình hình cổ phần hoá doanh nghiệp mấy năm qua đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong việc chuyển đổi khu vực kinh tế nhà nước . Chuyển từ nền kinh tế tập trung hoá sang kinh tế thị trường có sự định hướng của nhà nước .Sự trình bày những khái niệm trên đây về vấn đề cơ bản cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và cụ thể là minh chứng việc xác định gía trị doanh nghiệp Cơ điện lạnh (REE) trong quá trình cổ phần hoá với mục đích góp phần nhỏ trong công cuộc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đang được chính phủ tiến hành trong nhiều năm qua . Tuy nhiên vẫn đề xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa là vấn đề hết sức khó khăn và có nhiều bất cập, khúc mắc .Vì vậy để đạt được kết quả như mong muốn, các cá nhân các cấp, các ngành cần đi sâu nghiên cứu thêm để góp phần vào việc thúc đẩy thêm quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước .Như nghiên cứu về các giá trị vô hình, giá trị sử dụng đất,uy tín nhãn hiệu sản phẩm doanh nghiệp, ưu thế thị trường và khả năng cạnh tranh ,các điều kiện về địa điểm … tóm lại là giá trị vô hình và hữu hình của doanh nghiệp nhằm xác định giá trị doanh nghiệp góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước .Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm vẫn tồn tại nhiểu thiếu sót do khả năng nghiên cứu cũng như tiếp cận thực tế còn hạn chế. Rất mong cô xem xét và hướng dẫn để nhóm có thể hoàn thành tốt hơn đề tài này. Tài liệu tham khảo Thẩm định giá trị doanh nghiệp, Hay Sinh. Tài chính doanh nghiệp hiện đại (2005), Trần Ngọc Thơ, Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM, NXB Thông Kê. Quản trị tài chính – đầu tư, Th.S Đinh Thế Hiển

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThẩm định giá trị Công ty cổ phần cơ điện lạnh.doc
Luận văn liên quan