Đề tài Xác định hạn mức tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp

Khi xác định nhu cầu vốn đã loại trừ phần lãi vay ra khỏi chi phí cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Vòng quay vốn lưu động dựa vào các năm trước có điều chỉnh, tuy nhiên vòng quay vốn lưu động của các năm trước được tính dựa vào tài sản lưu động bình quân giữa đầu kỳ và cuối kỳ kế toán nên có thể xảy ra việc thiếu hạn mức cho khách hàng. - Khi xác định hạn mức vay vốn tại BIDV thì chỉ loại trừ dư nợ cuối kỳ của năm trước mà không loại trừ tổng hạn mức các tổ chức tín dụng khác đã cam kết tài trợ cho khách hàng thông qua các hợp đồng tín dụng do khách hàng cung cấp. Như vậy có thể xảy ra việc BIDV cấp thừa hạn mức tín dụng cho khách hàng dẫn đến tình trạng dưa thừa vốn của BIDV. Để khắc phục tình trạng này thì BIDV phải làm việc với khách hàng để xác định khách hàng có kế hoạch sử dụng hết hạn mức do ngân hàng khác cấp hay không trước khi tính hạn mức tín dụng cho khách hàng.

pdf38 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6692 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xác định hạn mức tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HỆ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ------------------------------------ NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỀ TÀI XÁC ĐỊNH HẠN MỨC TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP GVHD: PGS.TS TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG LỚP: NH Đêm 1 – Khóa 22 –Nhóm 1 Danh sách nhóm: TP.HCM, Tháng 01/2014 1. Hồ Thị Thu Hiền 2. Trần Thị Ngọc Huệ 3. Lương Thị Hồng Quế 4.Trần Thị Cẩm Tú MỤC LỤC I. Hạn mức tín dụng ................................................................................................... II. Xác định hạn mức tín dụng .................................................................................. 1. Đối với cho vay ..................................................................................................... 1.1. Cho vay tài trợ dự án .......................................................................................... 1.2. Cho vay theo món trung dài hạn ........................................................................ 1.3. Cho vay theo món ngắn hạn ............................................................................... 1.4. Cho vay ngắn hạn theo hạn mức tín dụng ......................................................... 1.4.1. Đối tượng áp dụng............................................................................................ 1.4.2. Ưu – nhược điểm .............................................................................................. 1.4.3. Cách xác định hạn mức tín dụng ..................................................................... 1.4.3.1. Dựa vào vòng quay vốn lưu động ................................................................. 1.4.3.2. Dựa vào lưu chuyển tiền tệ ........................................................................... 1.4.4. Cách tính hạn mức tín dụng của các Ngân hàng Việt Nam ........................... 1.4.4.1. Cách xác định hạn mức tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 1.4.4.2. Cách xác định hạn mức tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) 1.4.4.3. Cách xác định hạn mức tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) 2. Đối với bao thanh toán........................................................................................... 3. Đối với bảo lãnh ..................................................................................................... 4. Đối với chiết khấu .................................................................................................. I. Hạn mức tín dụng: Theo Điều 6 và Điều 16 Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 31/12/2001 “Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng” quy định về Hạn mức tín dụng như sau: “Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời gian nhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng”. Như vậy hạn mức tín dụng có thể hiểu là số tiền tối đa bao gồm tất cả các khoản cho vay, bảo lãnh, (bao gồm cả phát hành thư tín dụng (L/C), chiết khấu, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác cấp cho một khách hàng. Để xác định được hạn mức tín dụng cho một khách hàng thì cuối mỗi năm tài chính khách hàng phải lên phương án, kế hoạch kinh doanh trong năm tài chính tiếp theo, xác định được tổng nhu cầu vốn để thực hiện phương án, xác định được nguồn tài trợ, tính hiệu quả của phương án kinh doanh. Trên cơ sở kế hoạch của khách hàng Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định định và xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng. Một cách tổng quát thì khách hàng qoanh nghiệp thông thường thường được xác định hạn mức thông qua các hình thức như: * Cho vay: là hình thức cấp tín dụng theo đó TCTD giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời hian nhất định theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Các hình thức cho vay: - Cho vay tài trợ dự án: Xác định hạn mức tín dụng bao gồm chi phí đầu tư cho dự án, chi phí bổ sung vốn lưu động trong 1 năm. - Cho vay trung dài hạn đầu tư thêm tài sản cố định để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. - Cho vay ngắn hạn món: Bổ sung vốn lưu động đối với từng hợp đồng kinh tế cụ thể. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: Bổ sung vốn lưu động cho nhu cầu vốn trong năm kế hoạch. Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 12 tháng) * Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. * Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng theo đó TCTD cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc TCTD sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết, khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho TCTD theo thỏa thuận. * Chiết khấu bộ chứng từ: Là hình thức cấp tín dụng theo đó Ngân hàng ứng trước cho người thụ hưởng (là người đề nghị chiết khấu) một khoản tiền để nhận quyền đòi tiền từ bộ chứng từ hàng xuất khẩu theo phương thức nhờ thu hoặc tín dụng chứng từ L/C. II. Xác định hạn mức tín dụng: 1. Đối với cho vay Cho vay tài trợ dự án: - Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. - Đối với một dự án đầu tư, TCTD phải xác định được hạn mức cho vay bao gồm cho vay trung dài hạn để bổ sung vốn đầu tư, cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động đáp ứng cho nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh trong năm kế hoạch khi dự án đi vào hoạt động. - Để xác định được vốn vay bổ sung cho đầu tư dự án thì các bước cần tiến hành gồm: + Thẩm định mức tổng đầu tư vào dự án: Đánh giá tổng mức đầu tư của dự án đó được tính toán đầy đủ các chi phí cấu thành hay chưa (bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác (gồm lãi vay trong thời gian xây dựng, vốn lưu động và các chi phí cần thiết khác) và chi phí dự phòng); có đầy đủ, hợp lý các khoản cần thiết chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá; lạm phát; tăng giá nguyên vật liệu xây dựng, nhân công; phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ, thay đổi chính sách của Nhà nước có liên quan; kết quả phê duyệt tổng mức đầu tư của các cấp có thẩm quyền là hợp lý chưa. Tuy nhiên, trên cơ sở những dự án tương tự đã thực hiện và kinh nghiệm được đúc rút ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư (về suất vốn đầu tư, về phương án công nghệ, về các hạng mục thực sự cần thiết và chưa thực sự cần thiết trong giai đoạn thực hiện đầu tư, v.v...) sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất kỳ một nội dung nào thì phải tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét. Từ đó, đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà TCTD nên tham gia vào dự án. Ngoài ra, TCTD cũng cần tính toán, xác định xem nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu để thực hiện quá trình chạy thử, nghiệm thu và đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính. + Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án: đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công. Ngoài ra, cần phải xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý hay không + Nguồn vốn đầu tư: Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, NVTĐ rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của Chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu. Chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn. Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án => Thông thường để xác định hạn mức tín dụng đối với cho vay đầu tư dự án thì TCTD phải làm theo lưu chuyển tiền tệ để xác định tính hiệu quả của dự án và xác định khả năng trả nợ của dự án. Cho vay theo món trung dài hạn: - Cho vay theo món trung dài hạn chủ yếu nhằm mục đích mở rộng thêm hoạt động sản xuất kinh doanh, mua sắm thêm máy móc thiết bị. - Để xác định hạn mức cho vay TCTD thường so sánh giữa kế hoạch kinh doanh hiện tại với kế hoạch kinh doanh có đầu tư thêm máy móc thiết bị, bao gồm các bước tính toán như: Tính sản lượng và doanh thu Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm … Công suất lao động. Sản lượng. Giá bán. Doanh thu. Thuế VAT. Doanh thu sau thuế VAT. Tính chi phí hoạt động Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm … Nguyên vật liệu chính. Nguyên vật liệu phụ. Điện. Nước. Lương + BHYT. Chi phí thuê đất. Chí phí quản lý phân xưởng. Chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí bán hàng. Tổng cộng chi phí hoạt động. Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm … Thuế VAT được khấu trừ. Chi phí hoạt động đã khấu trừ thuế VAT. Tính khấu hao Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm … I. Nhà xưởng - Nguyên giá. - Đầu tư thêm trong kỳ. - Khấu hao trong kỳ. - Khấu hao lũy kế. - Giá trị còn lại trong kỳ. II. Thiết bị - Nguyên giá. - Đầu tư thêm trong kỳ. - Khấu hao trong kỳ. - Khấu hao lũy kế. - Giá trị còn lại cuối kỳ. III. Chi phí đầu tư khác - Nguyên giá. - Đầu tư thêm trong kỳ. - Khấu hao trong kỳ. - Khấu hao lũy kế. - Giá trị còn lại cuối kỳ. IV. Tổng cộng - Nguyên giá. - Đầu tư thêm trong kỳ. - Khấu hao trong kỳ. - Khấu hao lũy kế. - Giá trị còn lại cuối kỳ. Tính toán lãi vay vốn trung dài hạn Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm … Dư nợ đầu kỳ. Vay trong kỳ. Trả nợ gốc trong kỳ. Dư nợ cuối kỳ. Nợ dài hạn đến hạn trả. Lãi vay trong kỳ. Trong đó: Vay trong kỳ: nhu cầu vay đầu tư bổ sung của dự án. Trả nợ gốc trong kỳ: dựa vào lịch trả nợ dự kiến Báo cáo kết quả kinh doanh Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm… 1. Doanh thu sau thuế. 2. Chi phí hoạt động sau thuế. 3. Khấu hao. 4. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay. 5. Lãi vay. 6. Lợi nhuận trước thuế. 7. Lợi nhuận chịu thuế (a) 8. Thuế thu nhập doanh nghiệp. 9. Lợi nhuận sau thuế. 10. Chia cổ tức, chi quỹ KT, PL. 11. Lợi nhuận tích lũy. 12. Dòng tiền hàng năm từ dự án (b) - Lũy kế dòng tiền. - Hiện giá dòng tiền. - Lũy kế hiện giá dòng tiền. Tính toán các chỉ số: - LN trước thuế/Doanh thu. - LN sau thuế/Vốn tự có (ROE). - LN sau thuế/Tổng Vốn đầu tư (ROI). - NPV. - IRR. (a): Được tính = Lợi nhuận trước thuế - Lỗ lũy kế các năm trước được khấu trừ theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) do Quốc hội ban hành theo quyết định số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008. (b): Được tính = Khấu hao cơ bản + Lãi vay vốn cố định + Lợi nhuận sau thuế. Việc tính toán chỉ tiêu này chỉ áp dụng trong trường hợp không lập bảng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để tính các chỉ số NPV, IRR. Cân đối trả nợ (Khi không lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ) Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm… 1. Nguồn trả nợ: - Khấu hao cơ bản. - Lợi nhuận sau thuế để lại. - Nguồn bổ sung. 2. Dự kiến trả nợ hàng năm. 3. Cân đối: 1-2 Tính điểm hòa vốn Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm…. I/ Định phí 1. Khấu hao TSCĐ. 2. Lãi vay trung hạn. 3. Chi phí QLPX (phần định phí). 4. Chi phí QLDN (phần định phí). 5. Chi phí bán hàng (phần định phí). II/ Tổng chi phí III/ Biến phí Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm…. IV/ Doanh thu thuần V/ Điểm hòa vốn - Điểm hòa vốn lời, lỗ (%). Cho vay theo món ngắn hạn: - Đối tượng áp dụng: Các KH có quan hệ tín dụng không thường xuyên, có nhu cầu vay vốn không thường xuyên, có nguồn thu không ổn định và một số nhu cầu vay theo món khác, thời hạn tối đa 12 tháng. - Cơ sở xác định nhu cầu vốn: Dựa vào nhu cầu vay vốn cho từng phương án, hợp đồng kinh tế, báo cáo tài chính của khách hàng. - Xác định nhu cầu vốn như sau: Nhu cầu vay = Chi phí cần thiết cho SXKD - Vốn tự có - Vốn khác Trong đó: Chi phí cần thiết = Giá trị hợp đồng (doanh thu phương án) - Khấu hao cơ bản - Thuế - Lợi nhuận định mức cho SXKD Vốn khác gồm: vốn vay TCTD khác, vốn ứng trước của đối tác trong hợp đồng kinh tế và vốn huy động khác. Cho vay ngắn hạn theo hạn mức tín dụng 1.4.1 Đối tượng áp dụng: Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng áp dụng đối với khách hàng có quan hệ tín dụng thường xuyên với ngân hàng (có nhu cầu tín dụng thường xuyên), có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, hiệu quả, luân chuyển vốn nhanh không phù hợp với phương thức cho vay từng lần, có tín nhiệm với ngân hàng, mở tài khoản tiền gửi thanh toán và chuyển doanh thu về ngân hàng. Như vậy, khách hàng được vay vốn theo hạn mức tín dụng, ngoài việc đảm bảo nguyên tắc và điều kiện vay vốn, khách hàng cần phải đảm bảo thêm một số điều kiện như: - Sản xuất kinh doanh ổn định, vốn luân chuyển nhanh. - Vay vốn trả nợ thường xuyên. - Có tín nhiệm với ngân hàng. - Mở tài khoản tiền gửi thanh toán chính tại ngân hàng. 1.4.2 Ưu – nhược điểm của cho vay theo hạn mức tín dụng: * Ưu điểm: - Thủ tục đơn giản, khách hàng vay vốn chỉ cung cấp hồ sơ lần đầu khi có nhu cầu vay vốn, khi có nhu cầu giải ngân chỉ bổ sung thêm chứng từ chứng minh việc sử dụng vốn vay. Về phía ngân hàng cũng giúp giảm bớt các công việc của cán bộ tín dụng khi không phải thường xuyên thẩm định đối với từng món vay cũng như công chứng hợp đồng thế chấp và đăng ký giao dịch đảm bảo như cho vay từng lần. - Kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp: Nhu cầu vốn lưu động của khách hàng doanh nghiệp thường xuyên biến đổi trong quá trình kinh doanh vì vậy cho vay theo hạn mức tín dụng giúp đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn lưu động khi phát sinh và khi doanh nghiệp thu hồi vốn lại có thể trả ngay lập tức. - Cho phép doanh nghiệp linh hoạt trong việc sử dụng nguồn vốn vay, chỉ khi nào cần thì mới rút vốn vay sử dụng. - Giảm các chí phí phát sinh liên quan đến khoản vay như chi phí thẩm định tài sản, lệ phí công chứng, chi phí hồ sơ giấy tờ liên quan, … - Lãi suất cho vay theo phương thức hạn mức tín dụng thông thường thấp hơn cho vay từng lần do ngân hàng chỉ áp dụng với khách hàng có quan hệ vay vốn thường xuyên và có uy tín với ngân hàng, chính vì vậy ngân hàng sẽ có chính sách ưu đãi lãi suất hơn đối với các khách hàng này. * Nhược điểm: - Do hạn mức tín dụng được duy trì trong một khoảng thời gian (thường là 12 tháng) mà ngân hàng thông thường không thực hiện thẩm định lại tình hình tài chính của khách hàng nên có thể dẫn đến rủi ro khi không nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. - Việc xác định nhu cầu vốn kế hoạch của khách hàng phải chính xác, nếu khách hàng tính toán thiếu thì sẽ gây ra hiện tượng thiếu vốn ảnh hưởng đến họat động sản xuất kinh doanh của khách hàng, khách hàng không nắm bắt được nhanh chóng cơ hội kinh doanh. Trường hợp khách hàng tính toán dư thừa nhu cầu vốn thì có thể phải trả một khoản phí cho ngân hàng đối với phần hạn mức tín dụng không sử dụng hết. 1.4.3 Cách xác định hạn mức tín dụng Cho vay hạn mức tín dụng là một phương thức cho vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động cho khách hàng, bài viết chủ yếu tập trung vào việc xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp. Hiện nay các ngân hàng thương mại Việt Nam chủ yếu sử dụng 2 cách: Dựa vào vòng quay vốn lưu động: * Căn cứ xác định hạn mức tín dụng: - Báo cáo quyết toán của năm trước. - Báo cáo quyết toán tại thời điểm gần nhất. - Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm. - Các hợp đồng kinh tế, hợp đồng thi công. - Kế hoạch tài chính của doanh nghiệp, trong đó dự báo chi tiết về tài sản và nguồn vốn. Các khoản mục trong bảng kế hoạch tài chính có thể liệt kê ở bảng dưới đây : Tài sản Nguồn vốn Tài sản lưu động Nợ phải trả . Tiền và các khoản tương đương tiền . Nợ ngắn hạn . Các khoản phải thu Vay và nợ ngắn hạn . Hàng tồn kho Phải trả người bán . Tài sản ngắn hạn khác Phải trả khác Tài sản dài hạn . Nợ dài hạn . Tài sản cố định Vay và nợ ngắn hạn . Tài sản dài hạn khác Phải trả người bán Vốn chủ sở hữu Tổng cộng tài sản Tổng cộng nguồn vốn - Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp có thể gồm các khoản mục: Chỉ tiêu 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính - Trong đó: Chi phí lãi vay 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 15. Thuế thu nhập doanh nghiệp 16. Lợi nhuận sau thuế * Cách xác định hạn mức tín dụng: - Xác định vòng quay vốn lưu động dựa trên tài sản lưu động bình quân: Vòng quay VLĐ kỳ kế hoạch = Doanh thu thuần kỳ kế hoạch Bình quân TSLĐ kỳ kế hoạch - Xác định chi phí sản xuất kế hoạch: Chi phí sản xuất kế hoạch = Doanh thu thuần kế hoạch – khấu hao – lợi nhuận – thuế - lợi nhuận định mức - Xác định nhu cầu vốn kế hoạch: Nhu cầu vốn kế hoạch = Chi phí sản xuất kế hoạch Vòng quay VLĐ kỳ kế hoạch - Xác định vốn lưu động tự có: Vốn lưu động tự có = vốn lưu động ròng đầu năm kế hoạch + dự kiến tăng vốn dài hạn trong năm kế hoạch – dự kiến mua sắm tài sản cố định trong năm kế hoạch - Xác định các khoản huy động khác: Các khoản huy động khác = Chiếm dụng vốn của người bán + Vay ngắn hạn các tổ chức tín dụng khác - Xác định hạn mức tín dụng: Hạn mức tín dụng = Nhu cầu vốn kế hoạch – Vốn lưu động tự có - Các khoản huy động khác kế hoạch Ví dụ: Công ty TNHH X có nhu cầu vay vốn Ngân hàng A, Công ty TNHH X nộp bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh cho ngân hàng A như sau: Bảng cân đối kế toán ĐVT: Triệu đồng TÀI SẢN Năm 2011 Năm 2012 A. Tài sản ngắn hạn 31,779 33,163 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1,398 4,068 1. Tiền 1,398 4,068 II. Các khoản phải thu 10,901 10,881 1. Phải thu khách hàng 6,787 5,777 2. Trả trước cho người bán 4,114 5,104 3. Các khoản phải thu khác - - III. Hàng tồn kho 18,471 16,852 1. Hàng tồn kho 18,471 16,852 IV. Tài sản ngắn hạn khác 1,009 1,362 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 75 114 2. VAT được khấu trừ 784 928 3. Tài sản ngắn hạn khác 150 320 B. Tài sản dài hạn 3,494 2,956 I. Các khoản phải thu dài hạn - 1. Phải thu dài hạn khác I. Tài sản cố định 3,044 2,706 1. Tài sản cố định hữu hình 3,044 2,706 - Nguyên giá 3,382 3,382 - Giá trị hao mòn lũy kế (338) (676) 2. Tài sản cố định vô hình - - - Nguyên giá - - - Giá trị hao mòn lũy kế - - 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang - II. Tài sản dài hạn khác 450 250 1. Chi phí trả trước dài hạn 450 250 2. Tài sản dài hạn khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN 35,273 36,119 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 29,019 25,776 I. Nợ ngắn hạn 17,821 20,376 1. Vay và nợ ngắn hạn 12,095 16,500 2. Phải trả người bán 4,839 3,318 3. Người mua trả tiền trước - - 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 54 88 5. Phải trả người lao động 6. Chi phí phải trả 541 197 7. Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác 292 273 8. Phải trả nội bộ II. Nợ dài hạn 11,198 5,400 1. Vay và nợ dài hạn 11,198 5,400 2. Phải trả dài hạn người bán - - 3. Phải trả dài hạn nội bộ - - B. Nguồn vốn chủ sở hữu 6,254 10,343 I. Nguồn vốn chủ sở hữu 6,254 10,343 1. Vốn đầu tư chủ sở hữu 6,000 10,000 2. Thặng dư vốn cổ phần 3. Chênh lệch tỷ giá hối đoái - 3. Lợi nhuận chưa phân phối 254 343 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 35,273 36,119 Báo cáo kết quả kinh doanh: ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 48,294 91,233 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 48,294 91,233 4. Giá vốn hàng bán 46,822 88,407 5. Lợi nhuận gộp 1,472 2,826 6. Doanh thu hoạt động tài chính 14 11 7. Chi phí tài chính 365 1,547 - Trong đó: Chi phí lãi vay 365 1,547 8. Chi phí bán hàng 128 81 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 806 1,103 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 187 106 11. Thu nhập khác 121 12 12. Chi phí khác 0 0 13. Lợi nhuận khác 121 12 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 308 118 15. Thuế thu nhập doanh nghiệp 54 30 16. Lợi nhuận sau thuế 254 89 Công ty X lập kế hoạch kinh doanh năm 2013 như sau: 1. Kế hoạch doanh thu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Giá trị Doanh thu thực hiện năm 2011 48,294 Doanh thu thực hiện năm 2012 91,233 Tốc độ tăng doanh thu 2012/2011 189% Tốc độ tăng trưởng doanh thu 2013 dự kiến 150% Doanh thu kế hoạch năm 2013 136,850 2. Một số khoản mục theo Doanh thu ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Giá trị Tỷ lệ GVHB/DTT 95% Tỷ lệ CPBH&CPQL/DTT 1.30% Tỷ lệ TSLĐ/DTT năm 2011 65.80% Tỷ lệ TSLĐ/DTT năm 2012 36.35% Tỷ lệ TSLĐ/DTT năm 2013 51% Tỷ lệ phải trả người bán/DTT 10% TSCĐ đầu tư mới - 3. Các thông số khác ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Giá trị Lãi suất vay ngân hàng /năm 12% Nợ ngắn hạn NH khác 16,500 Vay dài hạn NH khác 5,400 Vốn CSH 10,343 Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại 100% 4. Bảng kết quả kinh doanh năm 2013 (ước tính) ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2013 Doanh thu thuần 136,850 Giá vốn hàng bán 130,007 Lợi nhuận gộp 6,842 Chi phí bán hàng và CPQL 1,776 Lợi nhuận trước thuế & lãi vay 5,066 Lãi vay 3,572 Lợi nhuận trước thuế 1,494 Thuế thu nhập doanh nghiệp 374 Lợi nhuận sau thuế 1,121 Lợi nhuận giữ lại 1,121 Tỷ suất sinh lợi 0.82% Ngân hàng A tính toán hạn mức tín dụng cho Công ty X 1. Vòng quay vốn lưu động 2013 kế hoạch ĐVT: Triệu đồng, vòng Giá trị 1. Doanh thu thuần 2013 136,850 2.TSLĐ dự kiến năm 2013 69,898 3.TSLĐ bình quân dự kiến 51,530 4.Vòng quay vốn lưu động 2013 (4=3/1) 2.66 2. Chi phí sản xuất cần thiết ĐVT: Triệu đồng Giá trị 1.Doanh thu thuần kế hoạch 136,850 2.Khấu hao 338 3.Thuế TNDN 374 4.Lợi nhuận định mức 1,121 5.Chi phí sản xuất cần thiết (5=1-2-3-4) 135,017 3. Vốn lưu động tự có ĐVT: Triệu đồng Giá trị 1.Vốn chủ sở hữu 10,343 2.Vay dài hạn tại NH khác 5,400 3.Tài sản cố định 2,706 4.Tài sản dài hạn khác 250 5.Vốn lưu động tự có (5=1+2-3-4) 12,787 4. Nhu cầu vay Ngân hàng A ĐVT: Triệu đồng Giá trị 1.Chi phí sản xuất cần thiết 135,017 2.Vòng quay vốn lưu động ước tính 2013 2.66 3.Vốn tự có 12,787 4.Các khoản huy động khác 13,685 5.Nhu cầu vốn vay (5=1/2-3-4) 24,369 6.Vay bổ sung vốn lưu động của TCTD khác 16,500 7.Nhu cầu vay ngân hàng A (7=5-6) 7,869  Hạn mức tín dụng Ngân hàng A cấp cho Công ty TNHH X là 7,869 triệu đồng * Ưu điểm: - Cách tính toán tương đối đơn giản, phù hợp với những doanh nghiệp không có biến động nhiều về tỷ lệ các thành phần trong bảng cân đối kế toán cũng như các khoản mục chi phí trên doanh thu. - Khách hàng có thể quay vòng sử dụng vốn khi ngân hàng không xác định được chính xác thời gian trả nợ cụ thể mà chỉ dựa vào thời gian duy trì hạn mức. * Nhược điểm: - Việc tính toán vòng quay vốn lưu động dựa vào tài sản lưu động bình quân, lấy từ các số thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ, không phản ánh được hết mức độ biến động tăng giảm trong kỳ của các khoản mục tài sản lưu động, chính vì vậy thường xảy ra tình trạng thiếu hụt vốn cho doanh nghiệp khi tài sản lưu động của khách hàng tăng cao. - Việc tính toán hạn mức ngoài kết quả kinh doanh dự kiến (kế hoạch) thì các chỉ tiêu đa số đều dựa vào số dư nợ cuối kỳ của năm trước nên trong năm kế hoạch không xác định được việc tăng, giảm khoản vay này ảnh hưởng đến nhu cầu vốn như thế nào nên hạn mức được xác định có thể chưa chính xác. - Việc xác định hạn mức của doanh nghiệp được dựa vào dư nợ vay của cuối năm trước, khi tính toán hạn mức tín dụng có loại trừ các khoản vay này, tuy nhiên đây chỉ là số liệu cuối kỳ của năm trước, không thể hiện được trong năm kế hoạch việc tăng giảm các khoản nợ này cho nên cũng không đánh giá được hết nhu cầu vốn của doanh nghiệp. - Ngân hàng không xác định được thời gian trả nợ của khách hàng do không có cơ sở tính toán được nguồn tiền vào – ra của khách hàng nên nếu khách hàng không chuyển tiền về tài khoản mở tại ngân hàng thì ngân hàng khó giám sát để thu hồi nợ vay. Dựa vào lưu chuyển tiền tệ: * Căn cứ xác định hạn mức tín dụng: - Báo cáo quyết toán của năm trước. - Báo cáo quyết toán tại thời điểm gần nhất. - Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm. - Các hợp đồng kinh tế, hợp đồng thi công. - Để áp dụng phương pháp xác định hạn mức theo dòng tiền là khách hàng vay phải lập được dự toán lưu chuyển tiền tệ/dự toán thu chi ngân quỹ trong suốt thời gian vay vốn (kỳ kế hoạch). Mặc dù hạn mức tín dụng thường được xác định cho khoảng thời gian 1 năm, nhưng dự toán dòng tiền lập trong khoảng thời gian càng ngắn thì càng chính xác (có thể là tuần, tháng, thậm chí hàng ngày) * Nguyên tắc xác định: - Căn cứ vào dự toán/kế hoạch lưu chuyển tiền tệ trong kỳ - Căn cứ số dư ngân quỹ đầu kỳ, số dư tiền tối thiểu để xác định tình trạng ngân quỹ thặng dư/thiếu hụt cuối kỳ - Dự kiến số vay/trả trong kỳ - Xác định hạn mức tín dụng. * Các bước thực hiện: - Bước 1: Dựa trên dự toán dòng thu và chi do doanh nghiệp dự kiến, xác định ngân lưu ròng trong kỳ bằng cách lấy dòng thu trừ đi dòng chi. - Bước 2: Xác định tình trạng ngân quỹ cuối kỳ thông qua số dư ngân quỹ đầu kỳ, ngân lưu ròng trong kỳ, số dư tiền tối thiểu. Có hai trường hợp xảy ra: ngân quỹ cuối kỳ thặng dư (số dương) hoặc thiếu hụt (số âm) - Bước 3: Xác định số vay ròng/trả ròng trong kỳ + Khi ngân quỹ thiếu hụt thì số tiền vay mới sẽ bằng với số tiền thiếu hụt, các kỳ thiếu hụt gần nhau thì dư nợ sẽ là số tiền tích lũy của các kỳ vay mới. + Khi ngân quỹ thặng dư thì sẽ trả nợ vay mới - Bước 4: Xác định hạn mức tín dụng trên cơ sở số vay/trả trong kỳ, ngân hàng xác định số dư nợ lũy kế vào cuối mỗi kỳ. Hạn mức tín dụng sẽ được ấn định theo số dư nợ lũy kế tại thời điểm cao nhất. * Cách xác định hạn mức tín dụng: Hiện nay có hai phương pháp tính lưu chuyển tiền tệ là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Trong hai phương pháp này, mặc dù cách tiếp cận khác nhau nhưng đều đi đến kết quả cuối cùng đó là dòng tiền ròng phải như nhau. Nếu như cách tiếp cận trực tiếp cho ta biết được các dòng tiền vào, dòng tiền ra đi đâu, về đâu như thế nào, thì trong cách tiếp cận gián tiếp cho ta biết được một doanh nghiệp có lợi nhuận nhưng chưa chắc là có tiền. Bài viết sẽ đưa cách tính hạn mức tín dụng thông qua cách tính lưu chuyển tiền tệ gián tiếp. Tuy nhiên các ngân hàng thường không áp dụng bảng lưu chuyển tiền tệ theo mẫu của bộ tài chính mà có sắp xếp, rút gọn lại một số chỉ tiêu. Thông thường việc tính toán hạn mức tín dụng theo phương pháp lưu chuyển tiền tệ bao gồm các nội dung sau: (1) LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Lưu chuyển tiền tệ vào 1. Doanh thu 2.Thay đổi các khoản phải thu 3. Tổng lưu chuyển tiền tệ vào 3=1-2 Lưu chuyển tiền tệ ra 4. Giá vốn hàng bán 5. Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý (có không khấu hao) 6. Thay đổi hàng tồn kho 7. Thay đổi các khoản phải trả 8.Trả lãi vay 9.Thuế TNDN 10.Tổng lưu chuyển tiền tệ ra 10=4+5+6+7+8+9 11.Tiền ròng từ hoạt động kinh doanh 11=3-10 (2) LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ 12.Thu do thanh lý tài sản 13.Chi mua sắm mới tài sản 14.Tiền ròng từ hoạt động đầu tư 14=12-13 (3) LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH 15.Vay dài hạn mới 16.Trả nợ ngắn hạn cũ 17.Trả nợ dài hạn cũ 18.Chia cổ tức 19.Tiền ròng từ hoạt động tài chính 19=15-16-17-18 20.LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ RÒNG 20=11+14+19 21.Tiền đầu kỳ 22.Tiền cuối kỳ 22=20+21 23.Số dư tiền tối thiểu 24.Thâm hụt / thặng dư 24=22-23 25.Vay ngắn hạn mới 26.Trả nợ ngắn hạn mới 27.Dư nợ 27=24+25-26 28.Hạn mức tín dụng Ví dụ: Công ty X xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng trong năm kế hoạch để xin vay vốn Ngân hàng A. Xác định hạn mức theo lưu chuyển tiền tệ như sau: TÀI SẢN Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 A. Tài sản ngắn hạn 34,021 34,031 35,885 36,636 39,545 38,390 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 500 1,000 500 1,500 1,500 1,000 2. Phải thu khách hàng 5,900 5,839 6,393 6,639 7,624 7,378 3. Trả trước cho người bán 5,186 5,145 5,515 5,679 6,336 6,171 4. Hàng tồn kho 21,005 20,589 21,917 21,132 22,230 21,763 5. Tài sản ngắn hạn khác 1,430 1,459 1,561 1,686 1,854 2,077 B. Tài sản dài hạn 2,678 2,651 2,624 2,597 2,570 2,543 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 36,700 36,683 38,509 39,233 42,114 40,932 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 26,357 26,340 28,166 28,890 31,771 30,589 1. Vay và nợ ngắn hạn 17,047 16,821 17,975 17,705 18,328 15,176 2. Phải trả người bán 3,474 3,821 4,601 5,694 8,034 10,062 3. Các khoản phải trả khác 586 598 639 691 760 851 4. Vay và nợ dài hạn 5,250 5,100 4,950 4,800 4,650 4,500 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 10,343 10,343 10,343 10,343 10,343 10,343 1. Vốn đầu tư chủ sở hữu 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 3. Lợi nhuận chưa phân phối 343 343 343 343 343 343 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 36,700 36,683 38,509 39,233 42,114 40,932 Bảng cân đối kế toán: TÀI SẢN Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 A. Tài sản ngắn hạn 38,425 37,256 36,142 38,498 41,165 46,606 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 1,000 500 1,000 500 1,000 1,000 2. Phải thu khách hàng 7,501 7,255 7,009 7,710 8,480 9,329 3. Trả trước cho người bán 6,254 6,089 5,925 6,518 7,169 7,886 4. Hàng tồn kho 21,344 20,899 19,570 21,028 21,635 25,304 5. Tài sản ngắn hạn khác 2,326 2,512 2,638 2,743 2,880 3,088 B. Tài sản dài hạn 2,515 2,488 2,461 2,434 2,407 2,379 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 40,940 39,744 38,603 40,932 43,572 48,985 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 30,597 29,401 28,260 30,589 33,229 38,642 1. Vay và nợ ngắn hạn 13,049 10,054 7,599 8,483 7,799 9,169 2. Phải trả người bán 12,246 14,118 15,530 17,083 20,499 24,599 3. Các khoản phải trả khác 953 1,029 1,081 1,124 1,180 1,274 4. Vay và nợ dài hạn 4,350 4,200 4,050 3,900 3,750 3,600 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 10,343 10,343 10,343 10,343 10,343 10,343 1. Vốn đầu tư chủ sở hữu 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 10,000 3. Lợi nhuận chưa phân phối 343 343 343 343 343 343 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 40,940 39,744 38,603 40,932 43,572 48,985 Bảng kết quả kinh doanh năm 2013 CHỈ TIÊU Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Doanh thu thuần 1,368 684 6,842 9,579 20,527 17,790 Giá vốn hàng bán 1,300 650 6,500 9,100 19,501 16,901 Lợi nhuận gộp 68 34 342 479 1,026 890 Chi phí bán hàng và CPQL 18 9 89 125 267 231 Lợi nhuận trước thuế & lãi vay 51 25 253 354 760 658 Lãi vay 249 241 261 262 261 213 Lợi nhuận trước thuế (199) (215) (8) 93 498 445 Thuế thu nhập doanh nghiệp - - - 23 125 111 Lợi nhuận sau thuế (199) (215) (8) 70 374 334 Lợi nhuận giữ lại (199) (215) (8) 70 374 334 Bảng kết quả kinh doanh năm 2013 CHỈ TIÊU Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 2013 Doanh thu thuần 19,159 16,422 13,685 11,632 9,579 9,579 136,850 Giá vốn hàng bán 18,201 15,601 13,001 11,051 9,100 9,100 130,007 Lợi nhuận gộp 958 821 684 582 479 479 6,842 Chi phí bán hàng và CPQL 249 213 178 151 125 125 1,779 Lợi nhuận trước thuế & lãi vay 709 608 506 430 354 354 5,063 Lãi vay 210 144 118 125 117 104 2,306 Lợi nhuận trước thuế 498 464 388 305 237 250 2,757 Thuế thu nhập doanh nghiệp 125 116 97 76 59 63 689 Lợi nhuận sau thuế 374 348 291 229 178 188 2,068 Lợi nhuận giữ lại 374 348 291 229 178 188 2,068 Xác định hạn mức: Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 (1) LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Lưu chuyển tiền tệ vào Doanh thu 1,368 684 6,842 9,579 20,527 17,790 Thay đổi các khoản phải thu 205 (103) 924 411 1,642 (411) Tổng lưu chuyển tiền tệ vào 1,163 787 5,919 9,169 18,885 18,201 Lưu chuyển tiền tệ ra Giá vốn hàng bán 1,300 650 6,500 9,100 19,501 16,901 Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý (có không khấu hao) (10) (19) 61 96 239 203 Thay đổi hàng tồn kho 205 (103) 924 411 1,642 (411) Thay đổi các khoản phải trả 184 359 822 1,143 2,409 2,119 Trả lãi vay 249 241 261 262 261 213 Thuế TNDN - - - 23 125 111 Tổng lưu chuyển tiền tệ ra 1,561 410 6,924 8,749 19,359 14,899 Tiền ròng từ hoạt động kinh doanh (397) 377 (1,005) 420 (473) 3,302 (2) LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ Thu do thanh lý tài sản Chi mua sắm mới tài sản Tiền ròng từ hoạt động đầu tư - - - - - - (3) LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH Vay dài hạn mới Trả nợ ngắn hạn cũ 2,500 2,000 3,000 3,500 3,000 1,500 Trả nợ dài hạn cũ 150 150 150 150 150 150 Chia cổ tức Tiền ròng từ hoạt động tài chính (2,650) (2,150) (3,150) (3,650) (3,150) (1,650) LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ RÒNG (3,047) (1,773) (4,155) (3,230) (3,623) 1,652 Tiền đầu kỳ 500 1,000 500 1,500 1,500 1,000 Tiền cuối kỳ (2,547) (773) (3,655) (1,730) (2,123) 2,652 Số dư tiền tối thiểu 500 1,000 500 1,500 1,500 1,000 Thâm hụt / thặng dư (3,047) (1,773) (4,155) (3,230) (3,623) 1,652 Vay ngắn hạn mới 3,047 1,773 4,155 3,230 3,623 - Trả nợ ngắn hạn mới - - - - - 1,652 Dư nợ 3,047 4,820 8,975 12,205 15,828 14,176 Hạn mức tín dụng 15,828 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 (1) LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Lưu chuyển tiền tệ vào Doanh thu 19,159 16,422 13,685 11,632 9,579 9,579 Thay đổi các khoản phải thu 205 (411) (411) 1,293 1,423 1,565 Tổng lưu chuyển tiền tệ vào 18,954 16,832 14,095 10,339 8,157 8,014 Lưu chuyển tiền tệ ra Giá vốn hàng bán 18,201 15,601 13,001 11,051 9,100 9,100 Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý (có không khấu hao) 221 185 150 123 96 96 Thay đổi hàng tồn kho 205 (411) (411) 1,293 1,423 1,565 Thay đổi các khoản phải trả 2,286 1,948 1,463 1,596 3,473 4,194 Trả lãi vay 210 144 118 125 117 104 Thuế TNDN 125 116 97 76 59 63 Tổng lưu chuyển tiền tệ ra 6,676 13,687 11,492 11,072 7,323 6,734 Tiền ròng từ hoạt động kinh doanh 2,278 3,145 2,604 (734) 834 1,280 (2) LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ Thu do thanh lý tài sản Chi mua sắm mới tài sản Tiền ròng từ hoạt động đầu tư - - - - - - (3) LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH Vay dài hạn mới Trả nợ ngắn hạn cũ 3,500 - - - Trả nợ dài hạn cũ 150 150 150 150 150 150 Chia cổ tức Tiền ròng từ hoạt động tài chính (3,650) (150) (150) (150) (150) (150) LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ RÒNG (1,372) 2,995 2,454 (884) 684 1,130 Tiền đầu kỳ 1,000 500 1,000 500 1,000 1,000 Tiền cuối kỳ (372) 3,495 3,454 (384) 1,684 2,130 Số dư tiền tối thiểu 1,000 500 1,000 500 1,000 1,000 Thâm hụt / thặng dư (1,372) 2,995 2,454 (884) 684 1,130 Vay ngắn hạn mới 1,372 - - 884 - - Trả nợ ngắn hạn mới - 2,995 2,454 - 684 1,130 Dư nợ 15,549 12,553 10,099 10,983 10,299 9,169 Hạn mức tín dụng * Ưu điểm: - Dựa theo kế hoạch kinh doanh hàng tháng của khách hàng thì ngân hàng có thể xác định được dòng tiền thực tế của khách hàng từ đó có thể chủ động nguồn cho vay cũng như kế hoạch thu nợ khi khách hàng có lưu chuyển tiền tệ dương. - Khách hàng lên kế hoạch chi tiết cho hoạt động kinh doanh thì có thể xác định được nhu cầu vốn thiếu hụt hoặc thặng dư để cân đối việc sử dụng và thanh toán nợ vay sao cho hiệu quả nhất. - Ngân hàng có thể đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh hàng tháng của khách hàng thông qua việc vay và trả nợ theo kế hoạch đã đề ra, đồng thời có những điều chỉnh kịp thời khi có những dấu hiệu bất thường liên quan đến hoạt động của khách hàng như có thể điều chỉnh hạn mức hoặc tăng thu hồi nợ. * Nhược điểm: - Khách hàng phải dự báo và lên kế hoạch chi tiết trong năm hoạt động, đồng thời phải đảm bảo theo đúng mục tiêu kế hoạch đã đặt ra. Tuy nhiên với thực tế khả năng báo cáo, phân tích, xây dựng kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều hạn chế nên việc xây dựng kế hoạch chi tiết hầu như không thực hiện được. Hơn thế nền kinh tế thường xuyên có những biến động nên doanh nghiệp khó có thể tuân thủ được đúng kế hoạch đã đặt ra. - Số liệu để tính toán đa số đều phải ước lượng tỷ lệ và có điều chỉnh nên đòi hỏi kỹ năng dự báo tốt tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng làm được cũng như khả năng chuyên môn của cán bộ ngân hàng cũng khó có thể đánh giá được nên trong thực tế việc tính toán hạn mức tín dụng trong cho vay hạn mức dựa theo lưu chuyển tiền tệ hầu như rất ít các ngân hàng Việt Nam sử dụng. 1.4.4 Cách tính hạn mức tín dụng của các Ngân hàng Việt Nam: Hiện nay có 2 cách tính toán hạn mức mức tín dụng trong cho vay hạn mức đối với doanh nghiệp là dựa vào vòng quay vốn lưu động và dựa vào lưu chuyển tiền tệ. Mặc dù cách tính theo lưu chuyển tiền tệ có nhiều ưu điểm hơn cách tính dựa vào vòng quay vốn lưu động, tuy nhiên do phương pháp tính toán này đòi hỏi những kỹ năng phức tạp nên các ngân hàng ở Việt Nam chủ yếu sử dụng phương pháp tính hạn mức dựa theo vòng quay vốn lưu động. 1.4.4.1 Cách xác định hạn mức tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Bước 1: Xác định doanh thu thuần, tỷ lệ lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) so với doanh thu năm kế hoạch: căn cứ vào tỷ lệ tăng trưởng doanh thu hàng năm trước, tỷ lệ EBIT/DTT đó để ước tính cho năm kế hoạch - Bước 2: Xác định EBIT dựa vào doanh thu thuần kế hoạch và tỷ lệ EBIT/DTT - Bước 3: Xác định chi phí cần thiết để sản xuất kinh doanh Chi phí sản xuất cần thiết = Doanh thu thuần – khấu hao – EBIT - Bước 4: Xác định vòng quay vốn lưu động: Dựa vào vòng quay vốn lưu động của các trước để ước tính cho năm kế hoạch - Bước 5: Xác định nhu cầu vốn lưu động Nhu cầu vốn lưu động kế hoạch = Chi phí sản xuất cần thiết Vòng quay vốn lưu động - Bước 6: Xác định vốn lưu động ròng dựa vào năm trước có điều chỉnh - Bước 7: Xác định các khoản chiếm dụng ngắn hạn người bán và các khoản huy động khác (không tính vay ngắn hạn): dựa vào năm trước có điều chỉnh - Bước 8: Xác định nhu cầu vay Hạn mức tín dụng = Nhu cầu vốn kế hoạch – Vốn lưu động ròng - Các khoản phải trả người bán và huy động khác – Dư nợ vay ngắn hạn tại Ngân hàng khác. ĐVT: Triệu đồng, vòng Chỉ tiêu Kế hoạch Diễn giải 01. Doanh thu thuần kế hoạch 360,000 Bằng kế hoạch của Khách hàng. Năm 2010: 101.724trđ; 2011: 165.129trđ, 2012: 272.136trđ, tốc độ tăng bình quân 3 năm: 64% 02. Khấu hao kế hoạch 10,000 Năm 2011 là 4.009trđ, năm 2012 là 9.956trđ 03. Tỷ lệ Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)/ Doanh thu 3.50% Năm 2012 là 3,46%, năm 2011 là 3,47%, năm 2010: 0,5%. KH lập 5.14% 04. Lợi nhận trước thuế và lãi vay dự kiến (EBIT) = 1*3 12,600 Năm 2012: 9.415trđ; Năm 2011: 5.735trđ 05. Chi phí cần thiết để SXKD = 1 - 2 - 4 337,400 06. Vòng quay vốn lưu động dự kiến 2.70 Năm 2011 là 2,66 vòng, năm 2012 là 2,89 vòng. 07. Nhu cầu vốn lưu động trong kỳ = 5/6 124,963 08. Vốn lưu động (ròng) 5,000 Năm 2011 là 1.974 trđ, năm 2012 là 7.225 trđ; 09. Các khoản chiếm dụng ngắn hạn (không kể vay ngắn hạn) 65,000 Năm 2011 là 46.307 trđ; 2012: 83.542trđ. 10. Huy động khác - 11. Nhu cầu vay ngắn hạn trong kỳ = 7-8-9-10 54,963 12. Hạn mức vay ngắn hạn tại các TCTD khác 4,963 HM tín dụng Ngân hàng khác cấp 30 tỷ đồng 13. Hạn mức vay ngắn hạn tại BIDV 50,000 Như vậy cách tính hạn mức của BIDV có một số điểm khác như sau: - Việc tính nhu cầu vốn được xác định bắt đầu từ lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT), EBIT được xác định dựa vào các tỷ lệ của những năm trước đó và có điều chỉnh lại, thông thường tỷ lệ này ngang bằng với những năm trước. - Khi xác định nhu cầu vốn đã loại trừ phần lãi vay ra khỏi chi phí cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Vòng quay vốn lưu động dựa vào các năm trước có điều chỉnh, tuy nhiên vòng quay vốn lưu động của các năm trước được tính dựa vào tài sản lưu động bình quân giữa đầu kỳ và cuối kỳ kế toán nên có thể xảy ra việc thiếu hạn mức cho khách hàng. - Khi xác định hạn mức vay vốn tại BIDV thì chỉ loại trừ dư nợ cuối kỳ của năm trước mà không loại trừ tổng hạn mức các tổ chức tín dụng khác đã cam kết tài trợ cho khách hàng thông qua các hợp đồng tín dụng do khách hàng cung cấp. Như vậy có thể xảy ra việc BIDV cấp thừa hạn mức tín dụng cho khách hàng dẫn đến tình trạng dưa thừa vốn của BIDV. Để khắc phục tình trạng này thì BIDV phải làm việc với khách hàng để xác định khách hàng có kế hoạch sử dụng hết hạn mức do ngân hàng khác cấp hay không trước khi tính hạn mức tín dụng cho khách hàng. - Việc tính toán các chỉ tiêu chủ yếu dựa vào ước tính của cán bộ thẩm định nên có thể mang tính chủ quan và thiếu chính xác khi cán bộ thẩm định chưa có nhiều kinh nghiệm để đánh giá cũng như không nắm hết được đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng - BIDV quy định thời gian trả nợ cụ thể cho từng lần rút vốn vay dựa vào vòng quay vốn lưu động và có điều chỉnh lại cho phù hợp với tình hình của khách hàng. 1.4.4.2 Cách xác định hạn mức tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB) - Bước 1: Xác định tổng chi phí kế hoạch: Bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động - Bước 2: Xác định doanh thu kế hoạch từ đó tính toán ra lợi nhuận của năm kế hoạch nhằm xác định được hiệu quả của phương án kinh doanh - Bước 3: Xác định nhu cầu vốn lưu động bình quân dựa vào các khoản mục chủ yếu là phải thu, tồn kho và phải trả. - Bước 4: Xác định nhu cầu vốn vay ngắn hạn của khách hàng - Bước 5: Xác định vốn tự có của doanh nghiệp - Bứớc 6: Xác định nhu cầu vay vốn MSB STT Nội dung Giá trị năm kế hoạch I. Hiệu quả của phương án 1 Tổng chi phí (1=a+b+c+d+e+f) 1,299,467 a. Chi phí mua hàng 1,298,037 b. Chi phí quản lý 1,300 b. Chi phí khấu hao - c. Chi phí lãi vay vốn 130 d. Chi phí khác - 2 Tổng doanh thu 1,300,000 3 Lợi nhuận (3)= (2)- (1) 533 4 Thuế thu nhập doanh nghiệp 133 5 Lợi nhuận sau thuế (5)= (3)- (4) 400 II. Phương án vay vốn 1 Hàng tồn kho bình quân 24,750 2 Các khoản phải thu bình quân 253 3 Các khoản phải trả bình quân 1,200 4 Nhu cầu vốn lưu động bình quân (4)= (1) + (2) – (3) 23,803 5 Vốn bằng tiền (vốn tự có) của DN 3,803 6 Nhu cầu tài trợ ngắn hạn (6)= (4)–(5) 20,000 7 Vốn vay hiện tại của các Ngân hàng khác - 8 Vốn đề nghị vay Maritime Bank = (6) – (7) 20,000  Nhận xét: - Việc tính toán hạn mức tín dụng cho khách hàng không dựa vào tổng chi phí cũng như vòng quay vốn lưu động mà dựa vào chênh lệch giữa nguồn vốn và sử dụng nguồn. Cách xác định nhu cầu vốn lưu động bình quân căn cứ vào số đầu kỳ và số cuối kỳ của năm kế hoạch của các khoản mục lưu động trên bảng cân đối kế toán. - Cách tính hạn mức này đơn giản nhưng sẽ không phản ánh được chính xác nhu cầu vay vốn của khách hàng khi chỉ dựa vào bình quân số đầu kỳ và cuối kỳ dựa trên khoản phải thu, phải trả và tồn kho vì chi phí hoạt động của doanh nghiệp không chỉ có việc mua hàng hóa để bán và dự trữ mà còn có các khoản chi phí quản lý, chi phí bán hàng và chi phí lãi vay do đó nhu cầu vốn lưu động của khách hàng sẽ khác. - Mặc dù bảng tính để công thức tính từ trên xuống dưới nhưng thực tế tính toán thì MBS hầu như đã xác định số tiền vay cho khách hàng nên lại trừ ngược lên trên để xác định số vốn tự có bằng tiền tối thiểu khách hàng phải có như vậy cũng không thể tính chính xác được nhu cầu vốn của khách hàng. 1.4.4.3 Cách xác định hạn mức tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) SCB xác định hạn mức tín dụng tương tự như cách tính tại phần IV, tuy nhiên đã có một số điều chỉnh, cụ thể: - Theo cách tính hạn mức ở trên thì do vòng quay vốn lưu động dựa vào tài sản lưu động bình quân nên có thể gây thiếu hụt vốn khi trong kỳ vốn lưu động tăng cao, do đó SCB tính vòng quay vốn lưu động dựa vào tài sản lưu động cao nhất của năm trước, cụ thể: Vòng quay VLĐ năm trước = Doanh thu thuần năm trước Tài sản lưu động năm trước cao nhất Tài sản lưu động cao nhất năm trước được căn cứ vào số dư các kỳ báo cáo của khách hàng, dựa vào vòng quay năm trước có điều chỉnh để dự kiến vòng quay vốn lưu động cho năm kế hoạch. Tuy nhiên cách xác định này dựa vào số đầu kỳ và cuối kỳ cũng có thể gây ra hiện tượng thiếu hụt vốn cho doanh nghiệp khi trong kỳ nhu cầu vốn tăng cao, hoặc gây dư thừa vốn dẫn đến nguồn vốn của ngân hàng sẽ không quay vòng hiệu quả. - Với phương pháp tính hạn mức dựa vào vòng quay vốn lưu động bình quân thì ngân hàng sẽ không xác định được thời gian khách hàng sẽ có nguồn tiền để trả nợ, chính vì vậy SCB áp dụng phương thức cho vay hạn mức nhưng lại quy định thời gian trả nợ cho mỗi lần nhận nợ cụ thể. Thời gian trả nợ = 360 ngày / vòng quay vốn lưu động, đồng thời có điều chỉnh theo đặc diểm kinh doanh ngành nghề cũng như lịch sử vay trả của khách hàng trước đây. Việc quy định thời gian trả nợ có thể giúp ngân hàng hạn chế được việc khách hàng quay vòng vốn không trả nợ ngân hàng, đồng thời có thể gây áp lực trả nợ cho khách hàng khi nguồn tiền về không kịp và có thể dẫn đến rủi ro. - Với cách tính hạn mức tín dụng cũng chủ yếu dựa vào số liệu thời điểm và số liệu cuối năm trước nên cũng có những nhược điểm như đã nêu ở phần IV. 2. Đối với bao thanh toán: - Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu từ việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. - Hạn mức bao thanh toán là tổng số dư tối đa của các khoản phải thu được bao thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận của ngân hàng với người vay (là bên bán hàng) - Để quyết định bao thanh toán cho khách hàng ngân hàng cũng phải tiến hành thẩm định về uy tín, mối quan hệ, tình hình tài chính của cả bên mua và bên bán, trong đó chú trọng đến khả năng thanh toán của bên mua hàng, uy tín trong quan hệ kinh doanh mua bán giữa bên mua và bên bán; đồng thời phải kiểm soát được việc sử dụng vốn của bên bán sau khi Ngân hàng đã thực hiện bao thanh toán. - Hạn mức bao thanh toán = Tổng (Doanh số bán chịu trong nước x Thời gian thanh toán bán chịu/360 ngày) - Số tiền ứng trước cho bên bán = Số tiền phải thu x tỷ lệ bao thanh toánx tỷ lệ ứng trước – lãi (số tiền ứng trước x lãi suất x thời gian) – phí dịch vụ bao thanh toán 3. Đối với bảo lãnh: - Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng theo đó TCTD cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc TCTD sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết, khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho TCTD theo thỏa thuận. - Ngân hàng có thể cấp hạn mức bảo lãnh cho khách hàng theo 2 hình thức: cấp bảo lãnh theo món hoặc theo hạn mức bảo lãnh. - Khi khách hàng có nhu cầu bảo lãnh thì phải cung cấp hồ sơ cho ngân hàng tương tự như khi có nhu cầu vay vốn, ngân hàng cũng phải thẩm định khách hàng về pháp lý, tình hình tài chính, hiệu quả của phương án kinh doanh cũng như khả năng thực hiện mục đích cần bảo lãnh, tài sản đảm bảo ... trước khi quyết định cấp bảo lãnh cho khách hàng. - Giá trị bảo lãnh: Căn cứ vào nhu cầu của khách hàng, kết quả thẩm định ngân hàng sẽ quyết định giá trị bảo lãnh = nhu cầu bảo lãnh – tỷ lệ ký quỹ 4. Chiết khấu: - Chiết khấu bộ chứng từ: Là hình thức cấp tín dụng theo đó Ngân hàng ứng trước cho người thụ hưởng (là người đề nghị chiết khấu) một khoản tiền để nhận quyền đòi tiền từ bộ chứng từ hàng xuất khẩu theo phương thức nhờ thu hoặc tín dụng chứng từ L/C - Ngân hàng cấp hạn mức chiết khấu cho khách hàng thường căn cứ vào: + Tình hình tài chính của khách hàng. + Lịch sử quan hệ tín dụng, quan hệ thanh toán quốc tế giữa khách hàng với ngân hàng. + Tình hình thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu và doanh số thanh toán xuất nhập khẩu trong những năm trước. + Kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu của khách hàng. + Quan hệ và uy tín trong giao dịch ngoại thương của khách hàng - Việc cấp hạn mức chiết khấu có thể được thực hiện cùng với việc cấp hạn mức tín dụng. Tùy mỗi ngân hàng có thể cấp riêng hạn mức chiết khấu hoặc cộng dồn hạn mức chiết khấu vào hạn mức tín dụng khi xét cấp hạn mức cho khách hàng. - Giá trị chiết khấu thông thường được tính dựa trên giá trị bộ chứng từ xuất khẩu x tỷ lệ chiết khấu theo quy định của mỗi ngân hàng. Tùy thuộc vào uy tín của nhà nhập khẩu, ngân hàng phát hành L/C, mức độ hoàn hảo của bộ chứng từ. Tỷ lệ chiết khấu của các NHTM hiện nay có thể lên đến 95% giá trị bộ chứng từ xuất khẩu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_nhom_1_bai_thuyet_trinh_xac_dinh_hmtd_4799.pdf
Luận văn liên quan