Nói cách khác ở đây muốn nói đến mối liên hệ giữa tỷ giá hối đoái và sức mua của mỗi đồng tiền t rong mỗi cặp tiền tệ. Để
thấy rõ mối liên quan này ta sử dụng lý thuyết sức mua của Ricardo - Cassel. Lý thuyết này giả thuyết rằng tỷ giá hối đoái ở mức
cân bằng phải thể hiện sự ngang bằng trong sức mua giữa hai đồng tiêng tương ứng và nó được gọi là l ý thuyết 3P (Purchashing
Power Parity).
Lý thuyết này giả thuyết trong một nền kinh tế cạnh tranh lành mạnh, tức là trong đó cước phí vận chuyển, thuế hải quan giả
định bằng 0. Do đó nếu các hàng hóa đồng nhất thì người tiêu dùng sẽ mua hàng ở nướ c nào có giá th ật sự thấp. Theo giả thiết
đó, một kiện hàng A ở Mỹ có giá là 100USD và ở Pháp l à 80EUR , có nghĩa là theo ngang giá sức mua đối nội của hai đồng tiền
này là: USD /EUR = 0.8000. Nếu ở Mỹ mức lạm phát là 5%/năm và ở Pháp là 10%/năm thì gi á kiện hàng A ở Mỹ sẽ t ăng lên là
105USD, ở Pháp tăng lên là 88EUR . Do đó ngang giá sức mua đối nội sẽ là 105USD = 88EUR , hay USD/EUR = (88/105) =
0.8381
71 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2407 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xác định vai trò của thị trường tài chính trong ổn định kinh tế vĩ mô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 (và khoảng
4350 tỉ USD năm 2012). Nếu bạn so sánh với thị trường chứng khoán New
York 74 tỉ USD giao dịch mỗi ngày, bạn sẽ có thể tưởng tượng được thị
trường này khổng lồ như thế nào.
Nói 1 cách cụ thể thì hàng hóa trên thị trường ngoại hối chính là
tiền. Giao dịch ngoại hối là hoạt động giao dịch mua một số lượng tiền
này và bán một số lượng tiền khác diễn ra cùng thời điểm. Tiền được giao
dịch thông qua người môi giới hoặc trực tiếp theo từng cặp; ví dụ cặp
EUR/USD hay GBP/JPY….
Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013
46 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ
Hoạt động giao dịch ngoại hối có thể sẽ phức tạp đối với nhiều người vì họ không thể mua bán tận tay bất kì thứ gì trong thị
trường. Đơn giản bạn hãy nghĩ việc mua 1 đồng tiền nào đó như là mua cổ phần của 1 đất nước. Khi bạn mua đồng Yên Nhật,
bạn đang tác dộng đến tỉ giá ngoại hối của Nhật và gián tiếp lên Kinh tế Nhật, do giá trị của động tiền là sự phản chiếu đánh giá
của thị trường về “sức khỏe” trong hiện tại và trong tương lai của một quốc gia.
2. Hàng hóa chính trên thị trường ngoại hối
Những đồng tiền được giao dịch thường xuyên nhất (có tính thanh khoản cao) là đồng tiền của những quốc gia có chính trị
ổn định, với ngân hàng trung ương uy tín và có lạm phát thấp.
Ngày nay, hơn 85% các giao dịch hàng ngày là mua bán những đồng tiền chủ chốt: Đô la Mỹ (USD), Yên Nhật (JPY), Euro
(EUR), Bảng Anh (GBP), Franc Thụy Sỹ (CHF), Đô la Canada (CAD), và Đô la Úc (AUD).
Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013
47 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ
a. Đô-la Mỹ (USD)
Đô-la Mỹ là đồng tiền chính trên thị trường thế giới. Các đồng tiền khác cuối cùng đều được định giá trên cơ sở cặp tiền tệ
với đồng đô-la Mỹ. Vai trò và ý nghĩa của đồng đô-la Mỹ thường phát huy mạnh mẽ nhất trong những thời kỳ xảy ra bất ổn
chính trị. Điều này đã được chứng minhtrong cuộc khủng hoảng ở Châu Á vào năm 1997-1998.
Đô-la Mỹ trở thành ngoại tệ chính kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi hệ thống quản lý tiền tệ Bretton Woods dựa
trên tiêu chuẩn vàng ra đời. Vào thời điểm đó, ¾ lượng vàng dự trữ của thế giới đều tập trung tại Mỹ. Tất cả các đồng tiền đều
được định giá bằng đô-la Mỹ, và đô-la Mỹ đến lượt nó lại được chuyển
thành vàng với giá 35 đô-la một ounce. Tỷ giá cố định giữa vàng và đô-la
Mỹ đã được duy trì cho đến năm 1971 khi Mỹ không còn khả năng đảm
bảo việc chuyển đổi đồng đô-la của mình thành vàng nữa do khủng hoảng
kinh tế. Kể từ đó, tiền tệ cũng trở thành hàng hóa, và chúng có thể được
mua bán trên thị trường liên ngân hàng với giá cả do thị trường quyết định
giống như các loại hàng hóa khác. Giá của chúng do cung và cầu quyết
định do thị trường có tính chất mở cửa và tự do. Ngày nay, khoảng 50 đến
61% dự trữ của các ngân hàng trung ương các quốc gia là đồng đô-la Mỹ.
Đây vừa là phương tiện thanh toán toàn cầu, vừa là một công cụ đầu tư, vừa
là tấm lá chắn tiền tệ cho các quốc gia trong trường hợp xảy ra khủng
hoảng tài chính và chính trị. Sự xuất hiện của đồng euro (đồng tiền chung
Châu Âu) vào năm 1999 chỉ làm giảm đi đôi chút sức ảnh hưởng của đồng
đô-la Mỹ. Liên minh đồng đô-la bao gồm đồng tiền của các quốc gia ở Bắc
Mỹ và vùng vịnh Ca-ri-bê. Nó cũng bao gồm cả đồng đô-la Đài Loan, đồng won Hàn Quốc, đô-la Singapore, và đô-la Hồng
Kông bởi những đồng tiền này đều gắn chặt với đồng đô-la Mỹ.
Tổng giá trị đồng đô-la Mỹ được đưa vào lưu thông đã đạt 300 tỷ vào năm 1995 và tăng lên 700 tỷ vào đầu năm 2004. Hai
phần ba trong số đó đang nằm ngoài lãnh thổ nước Mỹ. Thực tế đó thể hiện tầm quan trọng của đồng đô-la Mỹ với vai trò là
ngoại tệ dự trữ. Nó cũng là phương tiện trao đổi tiêu chuẩn tại các thị trường hàng hóa, đặc biệt là thị trường vàng và dầu mỏ.
Rất nhiều công ty không có mặt trên thị trường Bắc Mỹ nhưng vẫn niêm yết giá các loại hàng hóa và dịch vụ của mình bằng
Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013
48 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ
đồng đô-la Mỹ trên thị trường quốc tế. Ví dụ, nhà sản xuất máy bay của Châu Âu - Airbus chỉ sử dụng đồng đô-la Mỹ làm cơ sở
để xác định giá các thiết bị do mình sản xuất.
Nhà kinh tế học nổi tiếng Paul Samuelson cho rằng chính nhu cầu đối với đồng đô-la Mỹ ở nước ngoài đã cho phép nước
này tài trợ thâm hụt thương mại mà không khiến đồng tiền của mình mất giá. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể gây ra tác
động tiêu cực đối với sự ổn định tài chính và tỷ giá đồng đô-la Mỹ trong tương lai.
Hiện nay, đô-la Mỹ đang dần mất đi vai trò và ảnh hưởng của mình trên thế giới do tỷ giá của nó so với nhiều đồng tiền
khác đang sụt giảm đồng thời sức mạnh kinh tế của khu vực đồng đô-la cũng đang suy yếu. Như vậy, câu hỏi đặt ra là liệu chúng
ta có nên chấm dứt dùng đồng đô-la Mỹ như đồng tiền duy nhất trong thanh toán quốc tế và dự trữ quốc gia.
Phần lớn các nhà kinh tế học, bao gồm cả cựu Giám đốc Cục dự trữ Liên bang Mỹ Alan Greenspan, người đã điều hành
ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới này trong vòng 18 năm, đều cho rằng đồng đô-la Mỹ đang từ bỏ vị trí đồng tiền dự trữ
của thế giới, đó cũng chính là lí do tại sao tỷ giá của nó lại lao dốc mạnh đến vậy. Cùng lúc đó, Trung Quốc, quốc gia có lượng
dự trữ Ngoại hối bằng đồng đô-la Mỹ lớn nhất (trên 1.43 ngàn tỷ), đang mong muốn đa dạng hóa nguồn dự trữ của mình bằng
các đồng tiền khác như đồng euro, điều chắc chắn sẽ có tác động ngược trở lại tới tỷ giá đồng đô-la Mỹ.
b. € Euro (EUR)
Euro là đồng tiền có tổng giá trị lưu thông lớn thứ hai thế giới. Năm 1979, Liên minh Châu Âu cho ra đời Liên minh tiền tệ
chung Châu Âu, ECU, và đồng ECU ra đời trên cơ sở 12 đồng tiền của các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất trọng Liên
minh
Euro là đồng tiền độc lập, ra đời vào năm 1999 và thay thế đồng ECU với tỷ giá trao đổi 1:1. Cặp tiền tệ EUR/USD được
niêm yết lần đầu tiên với tỷ giá 1.1850 đô-la Mỹ một euro. Các đồng giấy bạc và tiền xu Euro ra đời vào năm 2002. Kể từ đó
euro chính thức trở thành một loại tiền tệ của thế giới. Khối tiền tệ euro bao gồm khu vực sử dụng đồng Euro, đồng franc Thụy
Sĩ và tiền tệ của các nước vùng Scandinavi. Tổng giá trị đồng euro đang lưu thông đã đạt 610 tỷ vào năm 2006, lần đầu tiên
trong lịch sử vượt qua đồng đô-la Mỹ.
Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013
49 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ
Cựu Giám đốc Cục dự trữ Liên bang Mỹ Alan Greenspan đã từng tuyên bố vào tháng Tám năm 2007 rằng đồng euro nên
thay thế đồng đô-la trong vai trò ngoại tệ dự trữ, hoặc ít nhất cũng trở thành một lựa chọn khác cho các quốc gia ngoài đồng đô-
la Mỹ. Tuy nhiên, thực tế là cho đến cuối năm 2006, 65.7% dự trữ ngoại tệ của thế giới vẫn ở dưới dạng đồng đô-la Mỹ, chỉ có
25.2% là đồng euro.
Sự cách biệt về kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực đồng euro cũng như tỷ lệ thất nghiệp cao và sự ngần ngại của chính
phủ các nước này trong việc thực hiện cải cách cơ cấu đã tác động tiêu cực lên sự ổn định của đồng euro.
c. ¥ Yên Nhật (JPY)
Đồng Yên Nhật đứng vị trí thứ ba về khối lượng giao dịch và tính phổ biến đối với các nhà kinh doanh ngoại hối. Giá trị lưu
thông của đồng Yên không nhiều như đồng đô-la Mỹ và Euro, nhưng xét về tính thanh khoản thì nó không có đối thủ, một phần
do tổng giá trị giao dịch thực tế trong các chu trình trao đổi kinh tế trong khu vực là rất lớn nhưng chủ yếu là nhờ Nhật Bản có
giá trị xuất khẩu khổng lồ. Các keiretsu của Nhật Bản - các tập đoàn tài chính công nghiệp lớn - có ảnh hưởng rất sâu sắc tại
quốc gia này.
Chính phủ Nhật Bản đã theo đuổi chính sách lãi suất ngân hàng bằng không kể từ năm 1995. Theo đó ngân hàng trung ương
Nhật Bản luôn giữ lãi suất cơ bản ở mức gần 0% nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Lãi suất này đã từng đạt mức thấp 0.15%
sau nhiều lần cắt giảm, nhưng sau đó lại tăng mạnh lên 0.25%. Đến năm 2007 nó đã tăng lên 0.5%. Chính sách này dẫn đến một
loại hình đầu cơ mới, đầu cơ vào sự chênh lệch lãi suất giữa các loại tiền tệ khác nhau (carry trade). Lợi nhuận có được là nhờ sự
khác biệt giữa lãi suất cơ bản thấp của đồng Yên và lãi suất cao hơn của các đồng tiền khác. Các nhà kinh doanh sẽ đi vay đồng
Yên để mua các loại tiền tệ có lãi suất cao hơn như đô-la New Zealand hay đô-la Australia. Sự chênh lệch lãi suất có thể cho lợi
nhuận rất lớn sau một thời gian dài.
Tính tổng số, đã có trên một ngàn tỷ Yên Nhật được vay để thực hiện đầu cơ chênh lệch lãi suất trong thời kỳ hoàng kim
của hoạt động này. Nó dẫn đến tỷ giá vô cùng thấp của đồng Yên so với các đồng tiền khác. Theo tính toán của các chuyên gia
kinh tế, tính đến tháng Hai năm 2007, đồng Yên đã bị định giá thấp hơn so với đồng đô-la khoảng 15% và trên 40% so với đồng
euro. Đồng Yên trước nay vẫn rất nhạy cảm với biến động của chỉ số chứng khoán Nikkei cũng như biến động trên thị trường bất
động sản.
Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013
50 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ
d. £ Bảng Anh (GBP)
Đồng bảng Anh đã từng là đồng tiền chính của thế giới cho đến khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ Hai, khi nó từng bước
nhường vai trò này cho đồng đô-la Mỹ. Từ tiếng lóng vẫn thường được sử dụng để chỉ đồng Bảng Anh – cable (có nghĩa là dây
cáp) – bắt nguồn từ việc sử dụng điện tín có dây để thực hiện lệnh chuyển tiền trong hoạt động thanh toán và hối đoái vào thời
kỳ mà tất cả các đồng tiền đều được quy đổi theo đồng bảng Anh.
Đồng bảng Anh đã từng là một phần của hệ thống trao đổi tiền tệ Châu Âu trong vòng 2 năm 1990-1992 và được gắn chặt
với đồng Mác Đức. Điều này đã có những tác động tích cực lên đồng Bảng. Tuy nhiên, tình thế thay đổi vào năm 1992 sau khi
Vương quốc Anh bị buộc phải rút khỏi cơ chế tiền tệ Châu Âu. Phần lớn các nhà kinh tế học đều cho rằng thời kỳ giá trị đồng
Bảng sụt giảm đã có tác động tích cực lên nền kinh tế Vương quốc Anh.
Đồng Bảng Anh đáng ra đã trở thành một phần của đồng tiền chung Châu Âu – Euro vào năm 2000, nhưng thông qua một
cuộc trưng cầu dân ý, người dân của quốc gia này đã cực lực phản đối việc đó. Trong suốt thời gian dài, đồng Bảng và đồng
Euro đã được quy đổi ngang giá, song tình thế đã thay đổi vào năm 2006. Lạm phát gia tăng tại Anh quốc đã buộc ngân hàng
trung ương của nước này tăng lãi suất cơ bản dẫn đến sự chênh lệch lãi suất giữa đồng Bảng và đồng Euro. Diễn biến này rất có
lợi cho đồng Bảng so với đồng euro và đô-la. Giá của đồng Bảng đã chạm mức 2 đô-la lần đầu tiên vào ngày 18 tháng Tư năm
2007, và vào tháng Mười Một năm 2007, nó chạm mức ấn tượng 2.1161 đô-la lần đầu tiên trong vòng 27 năm. Tuy nhiên, cuộc
khủng khoảng trên thị trường bất động sản tại Mỹ năm 2007 đã gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế Anh, điều này có thể
thấy rõ nhất qua việc sụt giảm giá trị của đồng Bảng.
e. Franc Thụy Sỹ (CHF)
Thụy Sỹ là nền kinh tế phát triển duy nhất ở Châu Âu không nằm trong Cơ chế đồng tiền chung Châu Âu hay Nhóm tám
nền kinh tế lớn nhất châu lục này (the Big Eight). Mặc dù quy mô nền kinh tế Thụy Sỹ không lớn, đồng Franc của nước này vẫn
là một trong bốn đồng tiền chính của thế giới, trước hết là bởi hệ thống tài chính ngân hàng đặc thù tại đây.
Trong những giai đoạn bất ổn chính trị, các nhà đầu tư vẫn thường lựa chọn đầu tư vào đồng Franc Thụy Sỹ thay vì đồng
euro, mặc dù lãi suất đồng Franc gần như ngang bằng so với lãi suất đồng euro. Cặp EUR/CHF đã duy trì tỷ giá ổn định quanh
Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013
51 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ
mức 1.55 từ giữa năm 2003 đến 2006. Nhưng kể từ giữa năm 2006, do những nguyên nhân có liên quan đến tình hình kinh tế vĩ
mô, Đồng Franc đã tăng giá trị rất nhiều so với đồng euro.
Chính vai trò truyền thống của một đồng tiền an toàn, không bị tác động bởi các biến động thị trường đã khiến đồng Franc
Thụy Sỹ có độ tin cậy rất cao. Thụy Sỹ cũng là nước luôn có tỷ lệ lạm phát thấp hơn so với phần còn lại của Châu Âu. Cũng cần
lưu ý rằng luật pháp Thụy Sỹ quy định 40% giá trị đồng tiền cần được đảm bảo bằng vàng dự trữ quốc gia mặc dù chế độ bản vị
vàng, ra đời từ năm 1920, đã trở nên hoàn toàn vô hiệu vào ngày 1tháng Năm năm 2000.
3. Các thành viên tham gia thị trường ngoại hối
a. Các ngân hàng thương mại
Các ngân hàng thương mại giữ vai trò trung tâm trên thị trường ngoại hối bởi vì hầu hết các giao dịch ngoại hối có quy mô
lớn đều được thực hiện thông qua ngân hàng thương mại tại các trung tâm tài chính khác nhau. Các ngân hàng thương mại tham
gia vào thị trường ngoại hối nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh cho chính mình hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng khi đóng
vai trò môi giới. Mức độ tham gia vào thị trường ngoại hối của các ngân hàng thương mại phụ thuộc vào các yếu tố như quy mô,
uy tín, mạng lưới các chi nhánh ở nước ngoài, tình trạng mạng lưới thông tin liên lạc tại nơi các ngân hàng đặt trụ sở….
b. Các công ty, các cá nhân
Các công ty thuộc các loại hình khác nhau thực hiên các giao dịch ngoại hối phục vụ cho sản xuất kinh doanh của chính
mình. Các công ty trong nước hoạt động lĩnh vực xuất nhập khẩu có nhu cầu mua ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị,
nguyên vật liệu hoặc có nhu cầu bán ngoại tệ thu được do xuất khẩu để đổi lấy nội tệ.
Các cá nhân bao gổm những công nhân trong và ngoài nước có nhu cầu mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối khi đầu
tư, cho vay, đi công tác hay đi du lịch ở nước ngoài hoặc khi nhận được các khoản lợi tức từ đầu tư hay chuyển tiền.
Thông thường các công ty, các cá nhân không giao dịch ngoại hối trực tiếp với nhau mà sử dụng dịch vụ của ngân hàng
thương mại.
Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013
52 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ
c. Các nhà môi giới ngoại hối
Các nhà môi giới là chủ thế trung gian trong các giao dịch ngoại hối giữa các ngân hàng thương mại và ngân hàng trung
ương. Do có tính chuyên nghiệp cao trong lĩnh vực tài chính tiền tệ và có nhiều mối quan hệ nên họ cung cấp cho các ngân hàng
những thông tin tức thời với giá tốt nhất của thị trường ngoại hối một cách thường xuyên, đồng thời giúp các ngân hàng có được
khả năng tìm thấy bạn hàng ngay khi cần thiết. Khi giao dịch ngoại hối được tiến hành qua nhà môi giới thì các bên tham gia
phải trả cho các nhà môi giới một khoản phí. Khi đóng vai trò là người môi giới, các nhà môi giới không mua bán các ngoại hối
cho chính mình.
d. Các ngân hàng trung ương
Ở hầu hết các nước, ngân hàng trung ương đóng vai trò tổ chức kiểm soát điều hành và ổn định sự hoạt động của thị trường
ngoại hối nhằm ổn định giá cả và tỷ giá hối đoái. Thông thường khối lượng các giao dịch của ngân hàng trung ương không lớn,
nhưng ảnh hưởng của các giao dịch này tới thị trường ngoại hối có thể rất lớn vì nó cho các thành viên khác biết động thái về
điều hành chính sách vĩ mô trong tương lai. Chính sách này có thể ảnh hướng tới tỷ giá hối đoái.
e. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng
Một số các tổ chức phi ngân hàng góp mặt trong thị trường ngoại hối như: quỹ tương hỗ, quỹ bảo hiểm hối đoái…
4. Các đặc điểm của thị trường ngoại hối
Giao dịch ngoại hối diễn ra trên toàn cầu và là thị trường không ngủ (do chênh lệch về múi giờ giữa các khu vực trên thế
giới) => thị trường hoạt động liên tục 24/24 giờ diễn ra liên tục suốt ngày đêm
Yết giá trên thị trường ngoại hối mang tính quốc tế hóa
Trung tâm thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng
Là thị trường rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội…
Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013
53 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ
5. Các chức năng cơ bản của thị trường ngoại hối
a. Cung cấp ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán của các giao dịch thương mại quốc tế, là nơi thể hiên sức mua đối
ngoại của tiền tệ quốc gia.
Chức năng có tính chất nguyên tắc của thị trường ngoại hối là chuyển đổi vốn hoặc sức mua từ một quốc gia này sang quốc
gia khác. Với chức năng này, thị trường ngoại hối đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi ngoại tệ nhằm phục vụ cho chu chuyển,
thanh toán trong các lĩnh vực quốc tế, thương mại quốc tế, du lịch…
b. Luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế
c. Là nơi kinh doanh và cung cấp công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá
Thị trường ngoại hối còn có chức năng cung cấp các công cụ cho các nhà kinh doanh nghiên cứu để phòng ngừa rủi ro hối
đoái trong trao đổi ngoại tệ. Đồng thời giúp các nhà đầu cơ nghiên cứu để có thế thu được lợi nhuận nếu như dự đoán trước được
sự biến động của tỷ giá trong tương lai. Chức năng này phát sinh do trên thị trường ngoại hối tồn tại các nghiệp vụ kinh doanh
như nghiệp vụ kì hạn, hoán đổi, tương lai, quyền chọn.
d. Là nơi để NHTW can thiệp, điều chỉnh tỉ giá theo hướng có lợi cho nền kinh tế
Thị trường ngoại hối là công cụ để ngân hàng trung ương có thế thực hiện chính sách tiền tệ nhằm điều khiển nền kinh tế
theo mục đích của Chính phủ. Chẳng hạn khi chính phủ muốn khuyến khích xuất khảu và hạn chế nhập khẩu nhằm giảm thiểu sự
thâm hụt cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế, chính phủ có thể yêu cầu ngân hàng trung ương can thiệp thông qua
thị trường ngoại hối bằng cách mua ngoại tệ vào. Ngược lại khi ngoại tệ lên giá quá cao so với nội tệ đến mức có thể gây áp lực
tạo ra lạm phát, chính phủ có thể yêu cầu ngân hàng trung ương can thiệp bằng bán ngoại tệ ra để nâng cao giá nội tệ lên.
Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013
54 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ
II. Tỷ giá hối đoái
1. Khái niệm
Trên thị trường ngoại hối “tiền tệ” được mua bán thông qua tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái là mối quan hệ so sánh sức
mua giữa các đồng tiền với nhau. Đó là giá cả chuyển đổi một đơn vị tiền tệ của nước này thành những đơn vị tiền tệ của nước
khác.
Hay nói cách khác tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một nước tính bằng tiền tệ của một nước khác, hay quan
hệ so sánh giá cả giữa 2 đồng tiền của 2 nước khác nhau.
Tỷ giá các ngoại tệ của Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ngày 16/03/2013
Mã NT Tên ngoại tệ
Mua tiền
mặt Mua chuyển khoản Bán
CAD CANADIAN DOLLAR 20168.4 20351.56 20636.64
EUR EURO 26984.9 27066.1 27445.23
GBP BRITISH POUND 31198.83 31418.76 31795.21
JPY JAPANESE YEN 214.38 216.55 219.58
KRW SOUTH KOREAN WON 17.12 20.96
SGD SINGAPORE DOLLAR 16509.41 16625.79 16926.25
THB THAI BAHT 693.84 693.84 723.54
USD US DOLLAR 20920 20920 20960
Tỷ giá được cập nhật lúc 16/03/2013 20:00 và chỉ mang tính chất tham khảo
Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013
55 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ
Ví dụ: Tỷ giá bán ra của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ngày 16/3/2012 là : 1 USD = 20960VND Như vậy, bản chất
của tỷ giá hối đoái là một loại giá cả nhưng là giá cả của hàng hóa đặc biệt đó là tiền tệ.
2. Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái
a. Tỷ lệ lạm phát hay sức mua
Nói cách khác ở đây muốn nói đến mối liên hệ giữa tỷ giá hối đoái và sức mua của mỗi đồng tiền trong mỗi cặp tiền tệ. Để
thấy rõ mối liên quan này ta sử dụng lý thuyết sức mua của Ricardo- Cassel. Lý thuyết này giả thuyết rằng tỷ giá hối đoái ở mức
cân bằng phải thể hiện sự ngang bằng trong sức mua giữa hai đồng tiêng tương ứng và nó được gọi là lý thuyết 3P (Purchashing
Power Parity).
Lý thuyết này giả thuyết trong một nền kinh tế cạnh tranh lành mạnh, tức là trong đó cước phí vận chuyển, thuế hải quan giả
định bằng 0. Do đó nếu các hàng hóa đồng nhất thì người tiêu dùng sẽ mua hàng ở nước nào có giá th ật sự thấp. Theo giả thiết
đó, một kiện hàng A ở Mỹ có giá là 100USD và ở Pháp l à 80EUR , có nghĩa là theo ngang giá sức mua đối nội của hai đồng tiền
này là: USD /EUR = 0.8000. Nếu ở Mỹ mức lạm phát là 5%/năm và ở Pháp là 10%/năm thì giá kiện hàng A ở Mỹ sẽ t ăng lên là
105USD, ở Pháp tăng lên là 88EUR . Do đó ngang giá sức mua đối nội sẽ là 105USD = 88EUR , hay USD/EUR = (88/105) =
0.8381
Như vậy: -Tỷ giá trước lạm phát là USD/EUR = 0.8000
- Tỷ giá sau lạm phát là USD/EUR = 0.8381
Mức chênh lệch tỷ giá là 4,76% trong khi đó mức chênh lệch lạm phát là 5%, hai mức này có thể coi là tương tự như nhau.
Qua đó cho thấy tỷ giá biến động do lạm phát phụ thuộc mức chênh lệch của lạm phát của hai đồng tiền yết giá và định giá.
Từ ví dụ trên, ta có thể đi đến công thức sau:
Giả sử đồng tiền của 2 nước là A và B, trong đó đồng tiền A là yết giá và B là đồng tiền định giá:
Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013
56 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ
Tỷ giá cuối kỳ A/B = tỷ giá đầu kỳ A/B x {(1+lạm phát B)/(1+lạm phát A)}
Nước nào có mức độ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền nước đó có sức mua thấp hơn, nước
nào có mức độ lạm phát cao hơn mức độ lạm phát trung bình của thế giới hoặc của khu vực thì đồng tiền nước đó mất giá
liên tục.
Ngoại hối có giá cả vì nó cũng là một loại hàng hóa và là một loại hàng hóa đặc biệt. Giá cả của ngoại hối cũng chịu ảnh h
ưởng của nhiều nhân tố như giá cả của các loại hàng hóa thông thường như mức độ lạm phát, và giảm phát, cung và cầu hàng hóa
trên thị trường, sự lũng đoạn về giá cả v.v.
Nếu không tính đến các nhân tố khác mà chỉ tính riêng ảnh hưởng của nhân tố lạm phát, ta có thể dự đoán được sự biến động
của tỷ giá trong tương lai.
Ví dụ: Tỷ giá USD/VND bình quân năm 2004 là 15,500. Mức độ lạm phát của Mỹ là 5% và của Việt Nam là 8% năm. Dự
đoán tỷ giá USD/VND năm 2005 sẽ là:
USD/VND = 15,500 x (1.08/1.05) = 15,943
b. Cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế có tác động rất quan trọng đến tỷ giá hối đoái. Tình trạng của cán cân thanh toán quốc tế sẽ tác
động trực tiếp đến cung và cầu ngoại hối, do đó nó tác động trực tiếp và rất nhạy bén đến tỷ giá hối đoái. Về nguyên tắc, nếu cán
cân thanh toán quốc tế dư thừa có thể dẫn đến khả năng cung ngoại hối lớn hơn cầu ngoại hối, từ đó làm cho tỷ giá hối đoái có xu
hướng giảm. Ngược lại nếu cán cân thanh toán quốc tế thiếu hụt có thể dẫn đến cầu ngoại hối lớn hơn cung ngoại hối, từ đó tỷ
giá hối đoái có xu hướng tăng. Trong cán cân thanh toán quốc tế, cán cân thương mại có tác động cực kỳ quan trọng đến sự biến
động của tỷ giá hối đoái mà các nhà kinh tế đều công nhận. Đây là nhân tố cơ bản đứng sau lưng tỷ giá hối đoái.
Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013
57 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ
Tuy nhiên tuỳ vào điều kiện của mỗi n ước và trong từng giai đoạn phát triển, các cán cân khác cũng có vai trò rất lợi hại, ví
dụ như cán cân giao dịch vốn. Cụ thể ở điều kiện của Việt Nam trong những năm gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh
tạo nên dòng chảy ngoại tệ vào trong nước rất lớn thể hiện trong tài khoản vốn trong cán cân thanh toán quốc tế, từ đó tác động lên
cung ngoại hối và tỷ giá hối đoái.
c. Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước
Nói chung, nếu các điều kiện và môi trường kinh doanh của các nước là tương đương nhau, nước nào có lãi suất ngắn hạn
cao hơn thì vốn ngắn hạn sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra, do dó sẽ làm cho cung ngoại hối tăng lên, cầu
ngoại hối giảm đi, tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống.
Chẳng hạn, khi Việt Nam nâng cao lãi suất tiền gửi hơn các nước trong khu vực thì lượng ngoại tệ sẽ chạy vào Việt Nam để
mua các tín phiếu ngắn hạn, do đó sẽ làm cho cung ngoại tệ và đồng thời cũng làm giảm nhu cầu ngoại tệ xuống. Tỷ giá hối đoái
do đó cũng giảm xuống. Tuy nhiên điều này có thực sự xảy ra hay không còn phụ thuộc vào điều kiện và môi trường kinh doanh
của Việt Nam có đảm bảo an to àn cho các nhà đầu tư hay không, bởi vì các nhà đầu tư không chỉ quan tâm đến lợi nhuận thu
được từ đầu tư mà còn rất quan tâm đến yếu tố an toàn vốn đầu tư.
d. Yếu tố tâm lý
Yếu tố tâm lý là một yếu tố chủ yếu dựa vào sự phán đoán từ các sự kiện, tình hình chính trị, kinh tế của các nước và thế giới
có liên quan. Chẳng hạn, mức thu nhập thực tế (mức độ tăng GNP thực tế) tăng lên sẽ làm tăng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ
nhập khẩu, do đó làm cho nhu cầu ngoại hối để thanh toán hàng nhập khẩu cũng tăng lên. Tăng trưởng hay suy thoái kinh tế cũng
có ảnh hưởng tới t ỷ giá hối đoái. Khi nền kinh tế trong thời kỳ tăng trưởng nhanh, nhu cầu về ngoại tệ tăng và lúc đó giá ngoại tệ
có xu hướng tăng. Ngược lại, trong thời kỳ kinh tế suy thoái, khủng hoảng, nhu cầu về ngoại tệ giảm làm cho giá ngoại tệ có xu
hướng giảm. Tỷ giá hối đoái là giá quốc tế, do đó những sự kiện kinh tế, chính trị tr ên thế giới cũng sẽ gây ảnh hưởng rất nhạy
Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013
58 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ
bén đến tỷ giá hối đoái. Chẳng hạn như sự kiện ở Mỹ xảy ra v ào tháng 9/2001 hay chiến tranh Iraq tháng 3/2003 vừa qua đã làm
khuynh đảo thị trường hối đoái thế giới, giá USD đã giảm đáng kể.
e. Vai trò quản lý của ngân hàng trung ương
Trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý, vai trò can thiệp của Nhà nước giữ vị trí quan trọng. Cần nhấn mạnh rằng
Nhà nước can thiệp bằng công cụ của thị trường thông qua Ngân hàng Nhà nước Trung ương chứ không phải bằng các công cụ
hành chính, tức là Ngân hàng Trung ương tham gia vào thị trường với tư cách là người tham gia trên thị trường (người mua hoặc
người bán) trong từng thời điểm để tác động lên cung hoặc cầu ngoại hối, từ đó tác động lên tỷ giá hối đoái phù hợp với chính
sách tiền tệ của Nhà nước.
f. Những yếu tố chính trị và điều kiện kinh tế
Các điều kiện kinh tế thay đổi hoặc các sự kiện kinh tế, tài chính sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh và đầu tư của
quốc gia, từ đó ảnh hưởng đến các luồng tiền chạy ra và chạy vào quốc gia đó và kết quả là ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Ví dụ
như cuộc khủng tài chính năm 1997 ở Châu Á đã làm đồng tiền của một số nước Châu Á mất giá khá nhiều. Các chính sách thuế,
mức độ tăng trưởng kinh tế, chính sách đầu tư của các quốc gia đều có thể ảnh hưởng đến sự dịch chuyển các luồng vốn đầu tư
giữa các nước, từ đó tác động lên tỷ giá hối đoái.
3. Sự tác động của tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái tới kinh tế vĩ mô
a. Cán cân xuất nhập khẩu, sản lượng và việc làm
Tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ là quan trọng đối với một quốc gia vì trước tiên nó tác động trực tiếp tới giá cả hàng
xuất nhập khẩu của chính quốc gia đó. Khi TGHĐ tăng (xét tỷ giá USD/VNĐ,đồng nội tệ xuống giá) sẽ làm tăng giá trong nước
của hàng nhập khẩu và giảm giá ngoài nước của hàng xuất khẩu của nước đó, cải thiện sức cạnh tranh quốc tế của hàng trong
Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013
59 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ
nước. Kết quả là xuất khẩu tăng nhập khẩu giảm làm cán cân thanh toán được cải thiện. Nếu như nền kinh tế còn nhiều nguồn
lực chưa khai thác thì đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu cao hơn, tức là
sản lượng tăng, việc làm tăng, thất nghiệp sẽ giảm.
Còn ngược lại khi TGHĐ giảm, tức là đồng nội tệ lên giá, hàng hóa sản xuất ra trong nước sẽ đắt tương tối so với hàng hóa
nước ngoài, làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường quốc tế và hàng hóa nhập khẩu trở lên rẻ hơn. Điều
đó thúc đẩy nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu….
b. Nợ nước ngoài
Các khoản vay nợ nước ngoài thường được tính theo đơn vị tiền tệ nước cho vay hoặc những đồng tiền mạnh nên khi
TGHĐ tăng lên cũng đồng nghĩa với sự tăng lên của gánh nặng nợ nước ngoài. Ngày nay khi sự luân chuyển vốn quốc tế ngày
càng tự do thì các nước đặc biệt các nước đang phát triển càng cần phải thận trọng hơn trong chính sách tỷ giá để đảm bảo tăng
trưởng và khả năng trả nợ nước ngoài. Bộ Tài chính cho biết, tổng số dư nợ công nước ta trong 2 năm 2010 và 2011 tương
đương 56,3% GDP và 54,9% GDP. Nợ nước ngoài của quốc gia tương đương với 42,2% GDP năm 2010 và 41,5% GDP năm
2011. Dư nợ chính phủ so với GDP là 44,6% GDP năm 2010 và 43,2% GDP năm 2011. Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với
thu ngân sách năm 2010 là 17,6% và năm 2011 là 15,6%.
c. Lãi suất và trái phiếu chính phủ
Tỷ giá ngoại hối có liên quan chặt chẽ đến lãi suất và có tác dụng điều chỉnh lãi suất. Trong điều kiện kinh tế thị trường khi
đồng nội tệ mất giá khối lượng nội tệ cung ứng ngoài thị trường lớn đòi hỏi phải điều chỉnh tăng lãi suất, trong trường này làm gia
tăng chi ngân sách về thanh toán lãi suất huy động nội tệ. Khi đồng nội tệ lên giá nhà nước phải điều chỉnh giảm mức lãi suất, điều
này sẽ giảm chi ngân sách về thanh toán lãi suất huy động nội tệ. Nếu không điều chỉnh lãi suất giảm xuống thì các nhà sản xuất
kinh doanh sẽ bán ngoại tệ cho ngân hàng để lấy nội tệ gửi vào ngân hàng hoặc mua trái phiếu chính phủ để hưởng lãi suất cao.
Điều này ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong khi đó ngân sách nhà nước phải tiếp tục thanh toán lãi suất về
huy động tiền gửi.
Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013
60 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ
Do đồng USD mất giá ở mức cao, nên hiện nay chính phủ Mĩ đang đẩy mạnh xu hướng nâng cao lãi suất. Việc này làm tăng
lãi suất tiền vay bằng ngoại tệ của Việt Nam.
d. Sự tác động của chính sách tỷ giá hối đoái
Neo tỷ giá cứng nhắc với đola Mĩ dẫn tới cung tiền mạnh dẫn tới lạm phát.
Kinh tế Việt Nam còn trẻ, được đánh giá có nhiều tiền năng và triển vọng về cơ hội đầu tư. Do vậy sau khi gia nhập WTO,
lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng đột biến (tính riêng 2007 là 20 tỉ USD). Về nguyên tắc khi luồng vốn nước ngoài
đầu tư vào Việt Nam tăng, Việt Nam ĐỒng sẽ lên giá để tạo ra điểm cân bằng (quan hệ cung cầu).
Tuy nhiên với chiến lược phát triển dựa vào xuất khẩu, NHNN Việt Nam đã phát hành VNĐ mua lại lượng ngoại tệ này với
mục đích ổn định tỷ giá của VNĐ với USD thấp hơn điểm cân bằng nhằm nâng cao cạnh tranh của hàng xuất khẩu về giá cả. Giữ
VNĐ yếu có thể coi như là một hình thức trợ giá cho hàng xuất khẩu và phát huy trong nhưng điều kiện kinh tế thế giới nhất định.
Tuy nhiên, mặt trái của chính sách này là do phải tung VMĐ ra mua lại lượng ngoại tệ chảy vào, lượng cung tiền của Việt Nam
ngày càng tăng mặc dù ngân hàng nhà nước đã có nỗ lực hút lại một lượng cung tiền. Đây là một trong những nguyên nhân cơ
bản gây ra lạm phát.
Tác động của phá giá nội tệ
Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013
61 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ
Các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới WB và Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF thường khuyến nghị phá giá đồng nội
tệ (phá giá được sử dụng để nói tới bất kì hiện tượng giảm giá danh nghĩa nào của đồng nội tệ một cách có chủ ý và với mức độ
đáng kể) khi một nước gặp khó khăn về cán cân thanh toán. Khi phá giá đồng nội tệ tức là tỷ giá hối đoái tăng, thúc đẩy xuất khẩu,
hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên có một số điểm cần lưu ý về tác động của phá giá tới cán cân thương mại:
Sự chậm trễ trong phản ứng của người tiêu dùng. Cần phải có thời gian để người tiêu dung ở cả nước phá giá lẫn
thế giới bên ngoài điều chỉnh hành vi mua hàng trước môi trường cạnh tranh thay đổi. chuyển từ hành vi mua hàng nhập khẩu
sang mua hàng trong nước nhất định cần phải có thời gian vì người tiêu dung trong nước không chỉ quan tâm tới giá cả mà còn
nhiều yếu tố khác như thói quen, sở thích và danh tiếng của hàng ngoại so với hàng nội; trong khi đó người tiêu dung nước ngoài
có thể không thích chuyển từ tiêu dung loại hàng hóa mà họ quen sử dụng sang hàng hóa nhập khẩu nước nước phá giá.
Sự chậm trễ trong phản ứng của nhà sản xuất. Ngay cả khi phá giá cải thiện được khả năng cạnh tranh của hàng
xuất khẩu, các nhà sẩn xuất trong nước cũng cần có thời gian để mở rộng sản xuất. hơn nữa các hợp đồng, các đơn đặt hàng đã kí
trước không thể thay đổi trong ngắn hạn. Các nhà máy sử dụng nguyên liệu nhập khẩu cũng không thể hủy bỏ tron ngắn hạn.
Sự cạnh tranh không hoàn hảo.Việc thâm nhập và gây được ảnh hưởng trên thị trường quốc tế là một công việc
khó khăn và mất nhiều thời gian. Các nhà xuất khẩu nước ngoài có thể không chịu chia sẻ thị trường và có thể phản ứng trước sự
suy giảm khả năng cạnh tranh của họ bằng cách giảm giá hàng xuất khẩu của họ sang nước phá giá. Tưng tự như các ngành công
nghiệp nước ngoài phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ các nước phá giá có thể phản ứng trước sự suy giảm khả năng cạnh
tranh của họ bằng cách giảm giá trên thị trường trong nước và do đó hạn chế khối lượng nhập khẩu từ nước phá giá.
Trong thời gian dài hơn, khi những người mua, người bán điều chỉnh lượng hàng xuất nhập khẩu cán cân thương mại sẽ
được cải thiện. Như vậy việc giảm giá đồng nội tệ lúc đầu có thể làm cho cán cân thương mại xấu hơn nhưng sau đó sẽ được cải
thiện.
Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013
62 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ
Ví dụ
Ngày 1/1/1994, Trung quốc chính thức phá giá đồng NDT 35%, điều chính tỷ giá từ 5,7NDT/USD lên đến 8,7 NDT/USD để
thúc đẩy xuất khẩu, tiềm kiếm nguồn thu ngoại tệ. Trước năm 1994, cán cân thương mại của Trung Quốc luôn rơi vào tình trạng
thâm hụt vậy mà chưa tới mười năm, Trung Quốc đã chuyển thành nước xuất siêu với kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 3 thế giới
sau Mỹ, Đức, không những thế Trung Quốc còn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao (trên 9%) và có nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào
đến mức Trung Quốc hiện nay đã là chủ nợ lớn nhất của Mỹ và các nước châu Á khác.
Chính sách tỷ giá của Trung Quốc gây nên sự tranh luận trên khắp các kênh thông tin từ kinh tế đến thời sự và gây áp lực lên
cả tình hình chính trị hai nước. Đặc biệt hơn, Paul Krugman – nhà kinh tế học Mỹ từng đoạt Nobel kinh tế cho rằng: “Việc Trung
Quốc neo đồng NDT với đồng USD, dưới giá trị thực, đã gây ảnh hưởng đáng kể đến sự hồi phục kinh tế toàn cầu. Đã đến lúc cần
phải thay đổi điều này” (Krugman, 2010)
Cùng trong bài báo này, Krugman cho rằng chính sách tỷ giá của Trung Quốc đã tác động xấu đến nền kinh tế Mỹ và các
nước khác. Ông còn đề xuất một chính sách áp đặt thuế nhập khẩu lên đến 25% đối với hàng Trung Quốc.
Không chỉ riêng Krugman lên tiếng mà ngay cả tổng thống Mỹ Obama cũng gây áp lực buộc Trung Quốc phải nâng giá đồng
NDT. Kết quả là ngày 13/09/2010, đồng NDT tăng giá so với mức 6,7896/USD xác lập vào ngày 25/6/2010).
Qua sự việc trên chúng ta thấy rằng tỷ giá hối đoái tác động mạnh mẽ đến cán cân thương mại của một quốc gia từ đó
tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Ví dụ trên đã tuy đã chứng minh được vai trò của tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong nước cũng như
cán cân thươ ng mại. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta vội vàng ra quyết định phá giá ngay tiền đồng để gia tăng lợi thế
hàng hóa xuất khẩu trong nước. Nhất thiết phải cân nhắc đến điều kiện cho phép hiện tại của nền kinh tế trong nước, những
mục tiêu vĩ mô khác chứ không đơn thuần xây dựng chính sách tỷ giá chỉ phục vụ duy nhất cho mục tiêu gia tăng xuất khẩu
nhằm cải thiện cán cân thương mại.
Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013
63 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ
Không ít ý kiến cho rằng cần phải phá giá đồng nội tệ để giải quyết vấn đề nhập siêu của Việt Nam. Tuy nhiên, dù tỷ giá và
nhập siêu có mối quan hệ với nhau, nhưng vẫn còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác. Để giảm nhập siêu cần một bài toán
tổng thể hơn chứ không phải là một giải pháp riêng lẻ.
III. Thị trường ngoại hối 2012
Ghi nhận thành công lớn nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) trong năm 2012 vừa qua là duy trì tỷ giá
USD/VND ổn định ở mức 20,828 VND/USD, giữ nguyên so với mục tiêu điều hành trong năm 2012 (tỷ giá năm 2012 biến động
không quá 2-3%). Các quyết sách rõ ràng và minh bạch của NHNN trong công tác điều hành chính sách tỷ giá năm 2012 như
giảm lãi suất mạnh trong 6 tháng đầu năm 2012, trần lãi suất huy động VND sau 3 lần điều chỉnh đã giảm từ mức 14% xuống còn
9% (bắt đầu từ 11/6), đặc biệt là lãi suất cho vay đã giảm mạnh từ mức phổ biến trên 18%/năm xuống 12 – 14%/năm đối với lĩnh
vực cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu và công nghiệp hỗ trợ; ở mức 14 – 16.5%/năm đối với các lĩnh vực sản xuất khác.
Đối với ngoại tệ, lãi suất huy động và cho vay bằng ngoại tệ tương đối ổn định, lãi suất huy động phổ biến ở mức 2%/năm đối với
tiền gửi của dân cư và 0.5 -1%/năm đối với tiền gửi của tổ chức kinh tế, lãi suất cho vay phổ biến ở mức từ 5.3-7.5%/năm
.
Bên cạnh đó, tình hình cung – cầu ngoại tệ trong nền kinh tế tỏ ra khả quan hơn khi Việt Nam có xuất siêu trở lại sau 19 năm
(kể từ năm 1993) với 284 triệu USD; cán cân vãng lai thặng dư sau khi đã thâm hụt trong năm 2010 – 2011, góp phần quan trọng
tạo nên thặng dư của cán cân tổng thể nửa đầu năm 2012. Dự trữ ngoại tệ từ mức 9 tỉ USD hồi cuối năm 2011 đến nay đã tăng trên
25 tỉ USD, đủ để trang trải hơn 2.4 tháng nhập khẩu. Dự trữ ngoại tệ đã quay trở lại sau đợt sụt giảm mạnh kể từ 2008. Tất cả
những điều này đã giúp diễn biến tỷ giá USD/VND duy trì xu thế ổn định trong suốt năm 2012.
Tỷ giá NHTM chỉ thay đổi khoảng 0.75%. Tỷ giá giao dịch của Ngân hàng Thương mại (NHTM) sau một thời gian được duy
trì ở mức kịch trần biên độ đã được các ngân hàng điều chỉnh giảm dừng ở mức 20,860 (mua vào) – 20,920 (bán ra) vào thời điểm
cuối tháng 6/2012 và tiếp tục điều chỉnh giảm trong 6 tháng cuối năm, chốt phiên giao dịch cuối năm giá mua vào chỉ còn 20,820
và giá bán ra là 20,860. Diễn biến tỷ giá trên thị trường chợ đen bám sát diễn biến tỷ giá giao dịch của NHTM.
Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013
64 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ
IV. Một số giải pháp phát triển thị trường ngoại hối
1. Hướng tới chính sách tỷ giá cân bằng cung cầu
Giải pháp lâu dài và căn bản để hạn chế và tiến tới xoá bỏ thị trường ngoại tệ ngầm, cũng như hạn chế các mặt
trái của việc định giá cao nội tệ là hướng tới một tỷ giá thị trường, linh hoạt và tỷ giá phải là sản phẩm của quan hệ cung cầu ngoại
tệ trên thị trường ngoại hối Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam hiện nay, việc thả nổi tỷ giá ngay lập tức sẽ gây ra những hiệu
ứng “sốc” khốc liệt cho nền kinh tế và có thể ảnh hưởng bất lợi cho việc ổn định hệ thống kinh tế - xã hội.
Với vai trò là NHTW, hiện nay NHNN quản lý thị trường ngoại tệ chủ yếu thông qua can thiệp mua bán, công bố tỷ giá bình
quân giao dịch liên ngân hàng, quy định trần tỷ giá giao ngay, tỷ lệ % gia tăng của tỷ giá kỳ hạn và các biện pháp quản lý ngoại
hối. Trong giai đoạn trước mắt thì các biện pháp này còn cần thiết, nhưng cẩn phải nới lỏng từng bước, vì các biện pháp này
không phải lúc nào cũng hiệu quả, đôi khi lại trở thành lúc cần cho sự phát triển thị trường ngoại hối.
2. Hoàn thiện và phát triển thị trường liên ngân hàng
Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: nhân tố tỷ giá đóng vai trò quyết định trong việc phát triển thị trường ngoại hối hoạt
động hiệu quả. Tỷ giá là giá cả ngoại tệ được hình thành theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối. Tỷ giá được hình thành
theo hai cấp, đó là tỷ giá bán buôn và tỷ giá bán lẻ. Tỷ giá bán buôn được hình thành trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, còn
tỷ giá bán lẻ được hình thành trên cơ sở tỷ giá bán buôn cộng với phí bán lẻ của ngân hàng. Đối với các nền kinh tế
phát triển, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động hiệu quả doanh số giao dịch trên thị trường này chiếm tới 85%, do đó, tỷ
giá liên ngân hàng luôn là tỷ giá cơ bản và đặc trưng cho quan hệ cung cầu ngoai tệ của cả nền kinh tế. Đối với Việt Nam, do trình
độ thị trường còn sơ khai, ngoài yêu tố tỷ giá, còn bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố can thiệp hành chính, do đó doanh số giao
dịch trên thị trường ngoai tệ liên ngân hàng mới chỉ chiếm tỷ lệ vào khoảng 15 - 20%; chính vì vậy, thị trường ngoại tệ liên
ngân hàng mới chỉ đóng vai trò thứ yếu, do đó tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường này chưa thể là tỷ giá cơ bản và đặc
trưng cho cả nền kinh tế. Để có một thị trường ngoại tệ liên hàng hoạt đông hiệu quả ở Việt Nam ngoài yếu tố tỷ giá như đã nêu ở
trên, còn phải đề cập đến một số các nhân tố như.
Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013
65 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ
- Thực hiện Vai trò của NHTW là người mua bán cuối cùng trên thị trường ngoại hối: hiện tại, do tỷ giá chưa thực sự làm
được chức năng điều tiết cung cầu thì vai trò hướng dẫn điều tiết của NHTW cần được thể hiện thông qua việc mua bán ngoai tệ
cuối cùng trên thị trường ngoại hối; ngoài ra, NHNN cần tham gia và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ kỳ hạn, hoán
đổi đúng như quy định trong quy chế nhằm tạo điều kiện cho các NHTM tham gia tích cực hơn vào thị trường ngoại hối. Việc
can thiệp của NHNN cần phải diễn ra kịp thời với quy mô thích hợp, có như vậy thì thị trường hoạt động mới thông suốt.
Một khi NHNN không tiến hành can thiệp hoặc can thiệp diễn ra chậm hoặc quy nô can thiệp không thích hợp sẽ làm phát sinh
tâm lý rụt rè ngóng đợi, khiến cho thị trường rơi vào tình trạng trầm lắng, kích thích đầu cơ và gây áp lực lên tỷ giá. Điều
cần lưu ý rằng, sự can thiệp của NHNN ảnh hưởng lên thị trường ngoại hối lớn hơn nhiều so với quy mô can thiệp của chính
nó. Như vây, chỉ cần một động thái khôn ngoan thích hợp của NHNN cũng đủ để thị trường tiếp tục hoạt động thông suốt và hiện
quả.
- Tiến hành thiết lập thị trường ngoại tệ liên hàng theo mô hình tổ chức kép, bao gồm thị trường ngoại tê liên ngân hàng trực
tiếp giữa các ngân hàng và thị trường gián tiếp qua môi giới.
- Hiện nay, có 60 tổ chức được công nhận là thành viên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, nhưng số thành viên tham gia tích
cực thì rất hạn chế, điều này khiến cho thị trường hoạt động trầm lắng. Hơn nữa, giao dịch trên thị trường thường diễn ra một
chiều, nghĩa là một số ngân hàng thì chuyên đi bán, số khác thì chuyên đi mua, điều này khiến cho thị trường mất đi tính đặc thù
của nó. Để khắc phục hạn chế này, một mặt cần mở rộng số lượng thành viên, mặt khác cần tạo ra môi trường và điều kiện để các
thành viên tham gia thị trường được tích cực hơn.
- Ngoài những vấn đề căn bản nên trên, thì việc hoàn thiện quy chế giao dịch, hiện đai hoá khâu thanh toán, trang
bị công nghệ thông tin tiên tiến, nâng cao trình độ và kỹ năng kinh doanh cho cán bộ cũng cần được xem xét thực hiện.
- Nghiên cứu hình thành Hiệp hội những nhà kinh doanh ngoại hối Việt Nam.
Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013
66 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ
3. Nâng cao vai trò của ngân hàng Trung ương
Với vai trò là NHTW, Ngân hàng Nhà nước tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng với tư cách vừa là thành
viên vừa là người tổ chức, quản lý điều hành hoạt động của thị trường này. Do TTNH Việt Nam còn sơ khai, có độ thanh khoản
thấp, tỷ giá kém linh hoạt và chưa thực sự trở thành công cụ điều tiết cung cầu ngoại tệ, cho nên sự can thiệp của NHNN trên thị
trường ngoại hối đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết cung cầu ngoại tệ, nhằm bôi trơn và giúp cho thị trường ngoại hối
hoạt động được thông suốt. Ngoài chức năng tổ chức và quản lý hoạt động thị trường, NHNN còn thực hiện chức năng người mua
bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, do dư trữ ngoai tệ của NHNN mỏng, không ổn định,
lại qua nhiều tầng nấc quản lý, do đó, NHNN chưa thể làm tốt vai trò là người mua bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệ liên
ngân hàng, nên tình trạng căng thẳng về ngoại tệ thường xảy ra. Một thực tế là, các NHTM cổ phần thường trông chờ vào các
NHTM Nhà nước, đến một mình các NHTM Nhà nước lại trông chờ vào NHNN tung ngoại tệ ra để can thiệp thị trường.
Nhưng không phải mọi sự trông đợi đều trở thành hiện thực. Bên canh cơ chế tỷ giá cứng nhắc cùng với sự can thiệp của NHNN
trên thị trường còn hạn chế, cho nên chưa khuyến khích được các NHTM đẩy nhanh tự do luân chuyển ngoai tệ, tạo tâm lý găm
giữ ngoại tệ đối với các NHTM cũng như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Để NHNN thực hiện tốt vai trò trên thị trường
ngoại tệ liên ngân hàng, cần có một số giải pháp sau:
- Hướng tới một tỷ giá thị trường cân bằng, nhằm biến tỷ giá thành công cụ chủ yếu và hữu hiệu trong việc điều tiết cung cầu
ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.
- Tăng cường dự trữ ngoại tệ vào NHNN, đảm bảo mức dự trữ cần thiết tối thiểu (3-6 tuần nhập khẩu), nhằm tạo đủ nguồn để
NHNN can thiệp kịp thời, đủ liều lượng thông qua các biện pháp thị trường, giúp cho hoạt động của thị trường ngoại hối
được ổn định và thông suốt.
- Tập trung dự trữ ngoại hối nhà nước về một đầu mối là NHNN.
- Hoạt động can thiệp của NHNN trên thị trường ngoại hối chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự phối hợp nhịp
nhàng với hoạt động của NHNN trên thị trường mở nhằm triệt tiêu hiệu ứng phụ nảy sinh. Cơ chế phối hợp giữa hai thị
Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013
67 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ
trường có thể mô tả như sau: Khi NHNN can thiệp trên thị trường ngoại hối bằng cách bán ngoại tệ ra,nghĩa là đồng thời NHNN
đã hút tim một lượng nôi tệ từ lưu thông: để tránh hiện tượng thiểu phát hoặc NHNN phải sử dụng thêm một nghiệp vụ trên thị
trường mở là mua chứng khoán vào để bơm thêm tiền vào lưu thông. Ngược lại, khi NHNN mua ngoại tệ, nghĩa là đồng thời
NHNN đã bơm thêm nội tệ vào lưu thông. Để tránh hiện tượng lạm phát buộc NHNN phải sử dụng thêm một nghiệp vụ trên thị
trường mà là bán chứng khoán ra để hút bớt tiền từ lưu thông.
Tuy nhiên, do thị trường tiền tệ Việt Nam còn kém phát triển, đặc biệt là sự nghèo nàn về công cụ, do đó, hoạt
động của thị trường mở còn trầm lắng. Chính vì vậy, để can thiệp của NHNN trên thị trường ngoại hối đạt được hiệu quả thì cần
có hệ thống giải pháp hoàn thiện thị trường tiền tệ để NHNN có thể can thiệp khi cần bơm thêm hoặc hút bớt tiền ra khỏi lưu
thông, giảm áp lực lên lạm phát khi cung cầu ngoai tệ căng thẳng.
V. KẾT LUẬN
Như vậy Thị trường ngoại hối với vai trò như chiếc cầu nối giữa kinh tế nội địa với kinh tế thế giới bên ngoài, giúp cho
các hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế, tín dụng, thanh toán quốc tế… trở lên linh hoạt và hiệu quả. Thị trường ngoại hối
của Việt Nam đã được hình thành và từng bước phát triển song còn rất non trẻ và sơ khai về trình độ, quy mô hoạt động
cũng như kỹ năng thực hiện nhiệm vụ kinh doanh. Điều này đặt ra những chính sách hiệu quả giúp phát triển mạnh mẽ thị trường
ngoại hối nước ta.
Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013
68 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ
PHẦN 3: KẾT LUẬN CHUNG
Sau khi tìm hiểu về thị trường tài chính Việt Nam, chúng tôi xin đề cập đến một
vài giải pháp cho thị trường tài chính nước ta hiện nay :
Thị trường tài chính Việt Nam hiện nay cần được cải cách theo hướng “ thiết lập một cơ chế vận hành thị
trường có hiệu quả, đảm bảo tính ổn định bền vững, thông suốt và phát huy tốt nhất vai trò của các lực lượng thị
trường”
Để đạt được mục tiêu chiến lược này, cần:
+ Điều chỉnh cấu trúc của thị trường tài chính cho phù hợp với cấu trúc kinh tế; gắn kết các cấu thành thị
trường ( thị trường tiền tệ, thị trường vốn và thị trường ngoại hối) vận hành thành một thể thống nhất, ăn khớp, bổ trợ
cho nhau.
+ Xây dựng một hệ thống tài chính tốt, tạo nền tảng cho thị trường tài chính phát triển ổn định. Theo giáo sư
Joshep Stigliz ( giải thưởng Nobel kinh tế) phát biểu tại hội thảo cao cấp ở Malaysia( tháng 2/2009), cho rằng một hệ
thống tài chính tốt cần phải là trung gian cho các giao dịch tài chính, phân bổ vốn và nguồn lực hợp lý với một chi phí
thấp nhất có thể. Để có một hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả thì mỗi bộ phần của hệ thống tài chính ngân hàng
cần phân bổ nguồn lực và quản lý nguồn vốn hiệu quả.
Theo quan điểm này, để xây dựng được một thị trường tài chính phát triển ổn định, phân bổ nguồn vốn hiệu quả
với chi phí thấp nhất, Việt Nam cần thực hiện những bước cải cách cách căn bản trong từng lĩnh vực của hệ thống.
Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013
69 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ
Mỗi lĩnh vực, mỗi một ngành trong hệ thống tài chính cần làm tốt, phản ánh đươc một tầm nhìn và lợi ích xã hội mà
ngành và lĩnh vực đó đảm nhận. Theo đó:
- Ngân hàng Nhà nước cần tập trung chủ yếu vào tầm nhìn, triển vọng và lợi ích của khu vực tài chính.
NHNN cần giành được niền tin của công chúng đối với những động thái chính sách của mình, và chứng tỏ rằng những
động thái chính sách đó phản ảnh những lo lắng, quan ngại của dân chúng.
- Các định chế tài chính khác, nhất là các NHTM cần có những đổi mới mạnh mẽ, trong quản trị kinh
doanh, năng lực tài chính và xây dựng những điều kiện tín dụng mới, tạo khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh
nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển tín dụng vi mô, phương thức ngân hàng mới để đáp ứng tốt
hơn nhu cầu vốn và những dịch vụ tài chính của nền kinh tế. Điều này vừa nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống
tài chính vừa điều chỉnh được cấu trúc của thị trường tài chính.
+ Xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của thị trường tài chính theo hướng tạo sân chơi
bình đẳng cho các thành phần kinh tế tiếp cận như nhau nguồn vốn ngân hàng và các giao dịch thị trường, sản phẩm
tài chính được minh bạch hóa, rõ ràng, không chồng chéo..
+ Củng cố, đổi mới và hoàn thiện hệ thống thanh tra giám sát thị trường lên một tầm cao mới với những mô
hình giám sát bao trùm được các hoạt động phức tạp, đa dạng của thị trường tài chính. Xây dựng một hệ thống các chỉ
số chuẩn để đánh giá tính ổn định, an toàn của thị trường tài chính. Cần xây dựng một hệ thống công nghệ tin học
phục vụ cho công tác thanh tra, giám sát thị trường tài chính.
Lý thuyết Tài chính tiền tệ 2013
70 Nhóm 2 – Lý thuyết Tài chính tiền tệ
Và cuối cùng……
Hãy tưởng tượng nếu một ngày bạn tỉnh dậy và thị trường tài chính hoàn toàn biến mất. Khi ấy, bạn có tiền ,
tài sản tài chính thì bạn cũng chỉ biết giữ nó, hay khi bạn có một kế hoạch kinh doanh tuyệt vời thì bạn cũng sẽ chỉ
biết ngậm ngùi vì thiếu kênh huy động vốn. Mà nếu cả quốc gia ai ai cũng như bạn thì ở nền kinh tế ấy chỗ không
cần thì cứ thừa, chỗ cần thì mãi mãi sẽ thiếu, và như thế sẽ chẳng có gì được tạo ra thêm để kinh tế phát triển. Hơn
nữa thiếu thị trường tài chính là chính phủ cũng thiếu đi công cụ để điều chỉnh lượng tiền lưu thông trên thị
trường, thiếu tiền chính phủ sẽ phải in tiền, rồi thì lạm phát, nền kinh tế lại càng trì trệ. Đó là lí do vì sao mà để ổn
định kinh tế và phát triển đất nước thì cần phát triển thị trường tài chính linh hoạt, minh bạch và hoạt động hiệu
quả nhất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thi_truong_tai_chinh_tctt_212.pdf