Đề tài Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực xi măng của Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2015

MỤC LỤC PHẦN TÓM TẮT 5 CHƯƠNG 1. 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1 1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI 1 1.2. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 1.2.1. Mục tiêu 2 1.2.2. Phạm vi 2 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 1.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 2 1.3.2. Phương pháp phân tích 3 1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 3 1.5. CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO NGHIÊN CỨU 3 Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP. Chương này trình bày tóm tắt lý thuyết cơ bản có liên quan đến đề tài. Sau cùng là mô hình nghiên cứu cụ thể cho đề tài “xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty giai đoạn 2010-2015. 4 CHƯƠNG 2. 5 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP 5 2.1.GIỚI THIỆU 5 2.2. KHÁI NIỆM CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 5 2.2.1. Chiến lược 5 2.2.2. Quản trị chiến lược 5 2.3. QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC 6 2.3.1 Xác định nhiệm vụ, mục tiêu và chiến lược hiện tại của tổ chức 7 2.3.2. Xét lại nhiệm vụ kinh doanh 7 2.3.3. Nghiên cứu môi trường kinh doanh 7 2.3.4. Kiểm soát nội bộ doanh nghiệp để nhận diện điểm mạnh, điểm yếu 9 2.3.5. Thiết lập mục tiêu dài hạn 11 2.3.6. Xây dựng và lựa chọn chiến lược – các công cụ để xây dựng và lựa chọn chiến lược 11 2.4. TÓM TẮT 16 CHƯƠNG 3. 17 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CẦN THƠ 17 3.1. GIỚI THIỆU 17 3.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 17 3.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH XI MĂNG: 19 3.5. TÓM TẮT 19 CHƯƠNG 4. 20 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CẦN THƠ 20 4.1. GIỚI THIỆU: 20 4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ. 20 4.2.1. Hậu cần đầu vào 20 4.2.1.1. Nguồn nguyên vật liệu chính: 20 4.2.1.2. Nguồn nguyên vật liệu phụ: 21 4.2.2. Vận hành 21 4.2.2.1. Lưu trình sản xuất 21 4.2.2.2. Quản lý chất lượng trong sản xuất xi măng: 22 4.2.3. Đầu ra 23 4.2.4. Hoạt động Marketing 23 4.2.4.1. Chính sách giá 24 4.2.4.2. Chính sách sản phẩm 24 4.2.4.3. Chính sách khuyếch trương sản phẩm 24 4.2.4.4. Chính sách phân phối sản phẩm 25 4.2.5. Dịch vụ 25 4.2.6. Các hoạt động hổ trợ 25 4.2.6.1. Trình độ công nghệ 25 4.2.6.2. Chính sách đối với người lao động 27 4.2.6.3. Hệ thống thông tin: Bao gồm hai khía cạnh: 29 4.2.6.4. Hệ thống quản lý lý chất lượng: 30 4.2.6.5. Tình hình tài chính doanh nghiệp: 30 4.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TÁC NGHIỆP. 33 4.3.1. Khách hàng 33 4.3.2. Nhà cung cấp: 36 4.3.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: 37 4.3.4. Sản phẩm thay thế: 38 4.3.5. Đối thủ cạnh tranh 38 4.4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ. 42 4.4.1. Ảnh hưởng kinh tế 42 4.4.1.1. Bối cảnh cả nước: 42 4.4.1.2. Ảnh hưởng của xu hướng tăng trưởng kinh tế 43 4.4.1.3. Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế 45 4.4.1.4. Rủi ro về tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán 45 4.4.1.5. Biến động lãi suất ngân hàng: 46 4.4.2. Yếu tố chính trị - luật pháp: 46 4.4.3. Yếu tố nhân khẩu học: 47 4.4.4. Yếu tố văn hóa xã hội: 47 4.4.5. Yếu tố công nghệ: 47 4.4.6. Yếu tố tự nhiên: 48 4.5. TÓM TẮT: 49 CHƯƠNG 5. 50 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CẦN THƠ 50 5.1. XÂY DỰNG MỤC TIÊU: 50 5.2. XÂY DỰNG CÁC CHIẾN LƯỢC: 50 5.2.1. Xây dựng các phương án chiến lược 50 5.2.1.1. Ma trận SWOT: 50 SWOT 51 5.2.1.2. Lưới Sự nhạy cảm về giá/ Mức quan tâm đến sự khác biệt : 53 5.2.1.3. Ma trận sô lượng lợi thế cạnh tranh và Giá trị của lợi thế : 54 5.2.1.3. Ma trận SPACE 54 5.2.1.4. Ma trận chiến lược chính: 56 5.2.1.5. Ma trận các yếu tố bên ngoài – bên trong (IE): 57 5.2.2. Lựa chọn sơ bộ các phương án chiến lược: 57 5.3. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC: 58 5.4. CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC 61 5.4.1. Chiến lược thâm nhập thị trường hiện tại: 61 5.4.2. Chiến lược kết hợp về phía sau: 62 5.4.3. Chiến lược chi phí thấp (1). 62 Chương 6. 64 KẾT LUẬN 64 TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Cách sử dụng ma trận SPACE 14 Bảng 2.2. Mô hình ma trận SWOT 16 Bảng 4.1. Một số máy móc, thiết bị chính của Công ty 26 Bảng 4.2. Cơ cấu người lao động qua các năm 2006 – 2009 27 Bảng 4.3. Trình độ người lao động tính đến ngày 04/05/2009 27 Bảng 2.1. Cách sử dụng ma trận SPACE 14 Bảng 2.2. Mô hình ma trận SWOT 16 Bảng 4.1. Một số máy móc, thiết bị chính của Công ty 26 Bảng 4.2. Cơ cấu người lao động qua các năm 2006 – 2009 27 Bảng 4.3. Trình độ người lao động tính đến ngày 04/05/2009 27 Bảng 4.4. Tỷ lệ chi trả cổ tức qua các năm 2006 - 2009 29 Bảng 4.5. Các chỉ số tài chính cơ bản của một số công ty trong ngành 31 Bảng 4.6. Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (Ma trận IFE) 32 Bảng 4.7. Các yếu tố thể hiện phạm vi kinh doanh của Xi măng Cần Thơ 34 Bảng 4.8. Danh sách những khách hàng lớn của Công ty 35 Bảng 4.9. Danh sách những nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào chính của Công ty 36 Bảng 4.10. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Xi măng Cần Thơ 41 Bảng 4.11. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (Ma trận EFE) 48 Bảng 5.1. Ma trận SWOT của Công ty Xi măng Cần Thơ 51 Bảng 5.2. Các yếu tố của ma trận SPACE 54 Bảng 5.3. Các chiến lược đề xuất ở mỗi ma trận 57 Bảng 5.4. Ma trận QSPM – Nhóm chiến lược tăng trưởng tập trung 58 Bảng 5.5. Ma trận QSPM – Nhóm chiến lược tăng trưởng tích hợp 59 Bảng 5.6. Ma trận QSPM – Nhóm chiến lược chi phí thấp 60 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Mô hình quản trị chiến lược 6 Hình 2.2. Mô hình năm tác lực của Michael E. Porter 8 Hình 2.3. Các nội dung chủ yếu cần phân tích về đối thủ cạnh trnah 8 Hình 2.4. Chuỗi giá trị của doanh nghiệp 9 Hình 2.5. Lưới Sự nhạy cảm về giá/Mức độ quan tâm đến sự khác biệt. 12 Hình 2.6. Ma trận Số lượng LTCT và giá trị của Lợi thế 13 Hình 2.7. Ma trận chiến lược chính 15 Hình 3.3. Doanh thu hoạt động kinh doanh xi măng từ năm 2006 đến 2009 19 Hình 4.1. Biến động giá cả nguyên vật liệu chính qua các năm 20 Hình 4.2. Quy trình sản xuất xi măng Cần Thơ 21 Hình 4.3. Mô hình xác định đơn vị kinh doanh 33 Hình 4.4. Các rào cản và lợi nhuận 37 Hình 4.5. Cung cầu xi măng dự báo đến năm 2015 42 Hình 4.6. Tăng trưởng GDP và CPI qua các năm 43 Hình 4.7. Dự báo nhu cầu tiêu thụ và tốc độ phát triển ngành xi măng giai đoạn 2005 - 2020 44 Hình 5.1. Lưới Sự nhạy cảm về giá/Mức độ quan tâm đến sự khác biệt. 53 Hình 5.2. Ma trận Số lượng LTCT và giá trị của Lợi thế 54 Hình 5.3. Ma trận SPACE của công ty Xi măng Cần Thơ. 55 Hình 5.4. Ma trận chiến lược chính của Xi măng Cần Thơ. 56 Hình 5.5. Ma trận IE của Xi măng Cần Thơ. 57 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI Xây dựng là ngành đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam do nước ta đang trong quá trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế. Triển vọng tăng trưởng của ngành xây dựng là nhân tố hỗ trợ tích cực cho ngành xi măng phát triển. Theo thống kê của Bộ Công Thương - TCT xi măng, tốc độ đô thị hóa nước ta nhanh, trung bình khoảng 30% – 33%/năm, cùng với việc phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng dẫn đến tốc độ tăng trưởng của ngành xi măng duy trì ổn định và dự kiến ở mức trên 11%/năm từ nay đến năm 2015. Những năm trước đây, vai trò chi phối tập trung chủ yếu ở Tổng Công ty Xi măng Việt Nam và ngành xi măng chịu sự quản lí và điều tiết của nhà nước nên mức độ cạnh tranh trong ngành còn ở mức thấp. Tuy vậy, cạnh tranh trong ngành sẽ gia tăng mạnh khi các dự án mới đi vào hoạt động. Ngành xi măng từ tình trạng thiếu hụt xi măng trước đây sẽ chuyển sang dư thừa năng lực sản xuất kể từ năm 2010. Tổng Công ty Xi măng Việt Nam dự báo, sản lượng cung xi măng vượt cầu trong cả nước năm 2010 sẽ là 4.96 triệu tấn, năm 2011 là 5.78 triệu tấn và đến năm 2015 là 4.62 triệu tấn. Bối cảnh này vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các công ty trong ngành. Ðồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm khoảng 12% diện tích và 20% dân số cả nước, đây là thị trường hoạt động chủ yếu của Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ. ÐBSCL là vùng châu thổ trù phú, giàu tiềm năng, nhưng sự phát triển kinh tế - xã hội chưa tương xứng. Một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển này là kết cấu hạ tầng kinh tế, giao thông vận tải còn nhiều yếu kém. Với mục tiêu đến hết năm 2010, ĐBSCL có được hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, giao thông vận tải tương đối hoàn chỉnh để đáp ứng yêu cầu phát triển và tạo ra một bước chuyển biến đột phá trong giai đoạn sau năm 2010, nhiều dự án cầu đường (đường xi măng), khu công nghiệp, công trình trọng điểm ở ĐBSCL đang được triển khai. Các tỉnh, thành phố trong vùng ra sức thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ lớn về phát triển kinh tế: vừa tập trung sản xuất, vừa nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế. Do đó, ĐBSCL là khu vực tiêu thụ một lượng xi măng khá lớn. Hằng năm, khối lượng xi măng này chiếm khoảng 15% tổng lượng tiêu thụ xi măng trên cả nước. Theo thống kê của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, vùng ĐBSCL có một số nhà máy và trạm nghiền xi măng với tổng công suất khoảng 5.042.000 tấn/năm, so với nhu cầu tiêu thụ xi măng của toàn vùng đến năm 2020 dự báo vẫn còn thiếu 3.530.000 tấn. Ngoài ra, xi măng sản xuất tại vùng ĐBSCL còn cung ứng một phần cho vùng Đông Nam Bộ. Để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ xi măng, các công ty trong ngành gấp rút đầu tư công nghệ, hoàn thiện các trạm nghiền xi măng. Thành phố Cần Thơ là địa phương có thế mạnh trong lĩnh vực sản xuất và xây dựng so với các tỉnh trong vùng ĐBSCL. Nhu cầu tiêu thụ xi măng của Thành phố Cần Thơ và ĐBSCL đang tăng mạnh. Bối cảnh đó là cơ hội để các công ty sản xuất xi măng ở Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung khẳng định thương hiệu và mở rộng qui mô sản xuất. Sau hơn 5 năm cổ phần hóa, Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ đã từng bước lớn mạnh và đang có nhiều triển vọng phát triển. Trong ngắn hạn, sự tăng trưởng của ngành xi măng đã đem lại cho công ty nhiều cơ hội kinh doanh. Mặc dù vậy, như đã đề cập, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng trong những năm tới xu hướng gia tăng nhanh của lượng cung xi măng trên cả nước cùng với sự hấp dẫn của thị trường xi măng tại ĐBSCL. Trong tương lai, công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn giữa các doanh nghiệp trong ngành. Một là do, quá trình gia tăng năng lực sản xuất của các Công ty trong khu vực: xi măng Tây Đô; Xi măng Hà Tiên 1; Xi măng Hà Tiên 2, mặc khác là sự gia nhập thị trường của các Công ty Xi măng ngoài khu vực: Công ty Xi măng Hoàng Mai (Nghệ An), Công ty Xi măng Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Xi măng Nghi Sơn (Thanh Hóa) Để tận dụng tốt các cơ hội trước mắt cũng như phòng ngừa những đe dọa, Công ty cần thiết phải hoạt động dựa trên một chiến lược đúng đắn phù hợp với những biến động của môi trường kinh doanh. Trên cơ sở đó, tôi chọn đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực xi măng của Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2015”. 1.2. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu Đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ” hướng tới các mục tiêu sau đây:  Nhận diện các cơ hội, đe dọa quan trọng đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh xi măng, cũng như những điểm mạnh, điểm yếu của Công ty.  Xây dựng một bản hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp cho Công ty giai đoạn 2010-2015, trên cơ sở hạn chế khắc phục những điểm yếu và phát huy các điểm mạnh hiện có nhằm tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh để duy trì sự phát triển bền vững và ổn định. 1.2.2. Phạm vi - Giới hạn ngành nghề kinh doanh: Công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực: sản xuất - kinh doanh xi măng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh xăng dầu, đóng tàu, nhưng ngay từ ban đầu công ty đã xác định xi măng là mặt hàng chủ lực. Để đưa công ty ngày càng phát triển thì sự quan tâm đúng mức đến lĩnh vực kinh doanh xi măng là không thể thiếu. Hơn nữa, mỗi lĩnh vực kinh doanh của Công ty có những yếu tố độc lập riêng biệt. Trong phạm vi đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu lĩnh vực sản xuất kinh doanh xi măng. 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu  Thu thập dữ liệu thứ cấp: ghi nhận từ các nguồn sau o Các báo cáo, tài liệu của công ty và các đối thủ cạnh tranh. - Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2007 – 2008, (phòng Kế hoạch – Tài vụ). - Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 – 2009, (phòng Kế hoạch – Tài vụ). - Bản cáo bạch Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ năm 2008, (phòng Kế hoạch – Tài vụ). - Giới thiệu hồ sơ năng lực Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ năm 2009, (phòng Kinh doanh). - Báo cáo chi tiết về các tỷ số tài chính, như: cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, , (phòng Kế hoạch – Tài vụ). - Tài liệu hoạch định kế hoạch và phương hướng hoạt động của Công Ty giai đoạn sau năm 2009, (phòng Kinh doanh, bộ phận Marketing). - Các tài liệu về khách hàng nhà cung cấp, đối tác, nhà tài trợ, (phòng Kinh doanh, bộ phận Marketing). o Tìm hiểu thông tin trên báo chí, truyền hình, mạng Internet Chủ yếu là mạng internet, với các trang web: http://www.stox.vn; http://www.cucgiamdinh.gov.vn; http://www.gso.gov.vn; http://www.ximangcantho.vn. o Tham khảo nghiên cứu trước đây: chuyên đề của sinh viên thực tập (năm học 2008 – 2009) tại Công ty với đề tài “Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ”.  Thu thập dữ liệu sơ cấp: o Phương pháp quan sát: chú ý các hoạt động diễn ra hằng ngày thông qua việc tiếp xúc trực tiếp nhân viên trong công ty. o Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các trưởng phòng (phòng Kinh doanh, Phòng Tổ chức, bộ phận Marketing) để tìm hiểu đối tượng khách hàng, nhà cung cấp, các đối tác khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty cũng như các chính sách về nhân sự mà Công ty đang thực hiện. 1.3.2. Phương pháp phân tích - Phương pháp so sánh: so sánh hoạt động kinh doanh của công ty với kết quả hoạt động kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh. - Phương pháp phân tích xu hướng: phân tích, so sánh kết quả hoạt động của công ty qua các năm hoạt động, môi trường kinh doanh. Từ đó đưa ra những dự liệu cho tương lai. - Phương pháp qui nạp: nhận định từ những vấn đề nhỏ, chi tiết đi đến kết luận chung cho vấn đề cần phân tích. - Phương pháp phân tích ma trận: Ma trận SWOT được sử dụng chủ yếu trong việc xây dựng chiến lược nhằm xây dựng một tập hợp chiến lược có thể lựa chọn từ việc kết hợp những điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp cũng như những cơ hội nguy cơ từ môi trường bên ngoài có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Bên cạnh đó một số ma trận khác cũng được sử dụng: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE), ma trận SPACE, ma trận chiến lược chính, ma trận QSPM. Các công cụ Lưới “sự nhạy cảm về giá /Mức độ quan tâm đến sự khác biệt, ma trận “Số lượng lợi thế cạnh tranh và Giá trị của lợi thế sẽ được dùng trong quá trình xây dựng chiến lược. 1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Hiện tại, thị trường tiêu thụ xi măng tại ĐBSCL còn rất tiềm năng, nhưng trong tương lai vẩn tồn tại những khó khăn nhất định trước xu hướng phát triển chung của ngành xi măng cả nước và sự xâm nhập của các Công ty ngoài khu vực. Trên cơ sở phân tích đánh giá môi trường kinh doanh và tiềm lực nội bộ của doanh nghiệp, nghiên cứu tập trung thể hiện những vấn đề quan trọng nhất về điểm mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội, đe dọa gây ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ, cung cấp cho doanh nghiệp những phương án chiến lược và các giải pháp thực hiện trước những bối cảnh chung của thị truờng. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở tham khảo để Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ lựa chọn chính xác các phương án kinh doanh để đứng vững và phát triển bằng chính năng lực của mình. 1.5. CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. Chương này trình bày các vấn đề: Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và bố cục của đề tài. Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP. Chương này trình bày tóm tắt lý thuyết cơ bản có liên quan đến đề tài. Sau cùng là mô hình nghiên cứu cụ thể cho đề tài “xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty giai đoạn 2010-2015. Chương 3. GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CẦN THƠ. Chương này sẽ cung cấp thông tin về Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ. Chương 4. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CẦN THƠ. Nội dung chính của chương này là tiến hành phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến doanh nghiệp. Việc phân tích các yếu tố này theo trình tự sau: (1) Phân tích môi trường nội bộ Công ty để nhận diện điểm mạnh, điểm yếu làm căn cứ xây dựng ma trận các yếu tố nội bộ (ma trận IFE); (2) phân tích môi trường bên ngoài Công ty bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp để xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (ma trận EFE), ma trận hình ảnh cạnh tranh. Kết quả của của các quá trình này là đưa ra các CƠ HỘI và THÁCH THỨC đối với Công ty trong lĩnh vực xi măng, đồng thời đưa ra các ĐIỂM YẾU và ĐIỂM MẠNH. Chương 5. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO LĨNH VỰC XI MĂNG CÙA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CẦN THƠ. Chương này sẽ đưa ra những căn cứ xây dựng mục tiêu và đề ra các mục tiêu từ tổng quát đến chi tiết. Tiếp theo, sử dụng một số công cụ để xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể như sau: dùng các công cụ cung cấp thông tin để xây dựng chiến lược bao gồm các ma trận IFE, EFE, IE, ma trận hình ảnh cạnh tranh; dùng các công cụ để xây dựng các chiến lược khả thi có thể chọn lựa đó là: ma trận SWOT, ma trận chiến lược chính. Công cụ để lựa chọn chiến lược: ma trận QSPM. Phần cuối chương này đề xuất những giải pháp để thực hiện chiến lược. Chương 6. KẾT LUẬN. Đây là chương cuối cùng của báo cáo nghiên cứu, trình bày những kết quả chính thu được từ đề tài, những hạn chế của nghiên cứu, cuối cùng có thể đề xuất hay kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo để hoàn thiện và phát triển đề tài ở mức độ cao hơn.

doc80 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3832 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực xi măng của Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, khi nền kinh tế sa sút, suy thoái sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho các doanh nghiệp. Việt Nam là một nước đang phát triển, trong quá trình hoàn thiện hạ tầng kinh tế và kiến trúc xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm gần đây khá cao năm 2005 đạt 8,4%, năm 2006 đạt 8,17%, năm 2007 đạt 8,48%, năm 2008 đạt 6.18% và đạt 5.32% vào năm 2009. Hình 4.6. Tăng trưởng GDP và CPI qua các năm (Nguồn: Tổng cục thống kê). Các chuyên gia phân tích cho rằng, sau khi vượt qua khủng hoảng kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2010 là 6.8% và sẽ tiếp tục duy trì ổn định ở mức 7%-8%/năm trong các năm tới là hoàn toàn khả thi. Sự phát triển lạc quan của nền kinh tế có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của ngành xây dựng Việt Nam, từ đó tác động tích cực đến sự tăng trưởng đến ngành xi măng. Theo dự báo ngành xi măng sẽ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá cao, trung bình khoảng 11% từ nay đến năm 2015. Sau đó, tốc độ tăng trưởng của ngành đến năm 2020 là 5%. Được thể hiện qua biểu đồ: Hình 4.7. Dự báo nhu cầu tiêu thụ và tốc độ phát triển ngành xi măng GĐ 2005 - 2020 Nguồn: Bộ Công thương - TCT xi măng - VCSC Năm 2009, tốc độ tăng trưởng của ngành xi măng đạt 14% do tác động tích cực của gói hỗ trợ lãi suất 4% đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng và công nghiệp, nhất là việc triển khai trở lại các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng bị đình hoãn trong năm 2008. Lượng tiêu thụ xi măng tăng dần qua từng tháng, nhất là kể từ quý 2/2009 trở đi khi tốc độ tăng trưởng sản lượng tiêu thụ quý 2/2009 tăng 9%, cao hơn gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng của quý 1/2009 (4%). Và chỉ trong 2 tháng đầu của quý 3, sản lượng tiêu thụ đã tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, chỉ tính riêng trong 8 tháng đầu năm 2009, tổng sản lượng tiêu thụ xi măng toàn xã hội đã đạt khoảng 30 triệu tấn, bằng 67% kế hoạch năm và tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2008. Như vậy, nhu cầu tiêu thụ xi măng liên tục tăng và dự báo duy trì ở mức trên 11%/năm cho thấy triển vọng phát triển mạnh của ngành. Mặc dù vậy, do bối cảnh chung của tiến trình hội nhập, mức độ thâm nhập thị trường của các công ty nước ngoài và mở rộng qui mô của các công ty trong nước là rất lớn làm tăng lượng cung xi măng trong nước cùng chiều với sự tăng trưởng của nhu cầu xi măng. Đây là một thách thức lớn đối với các công ty trong ngành. Như vậy, tốc độ phát triển của ngành xi măng chịu ảnh hưởng trực tiếp của tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Khi nền kinh tế phát triển nhanh, mạnh sẽ kéo theo sự đẩy mạnh mở rộng đầu tư xây dựng, và ngược lại. Việt Nam là một trong những nước đang trong giai đoạn phát triển, thu nhập bình quân đầu người được cải thiện hàng năm, từ 01/05/2010 mức lương tối thiểu chung áp dụng cho người hưởng lương từ ngân sách sẽ được điều chỉnh từ 650.000 lên 730.000 đồng một tháng, lương tối thiểu cho lao động làm việc tại doanh nghiệp được tăng sớm hơn, tính từ 01/01/2010, điều đó kéo theo đời sống vật chất tinh thần của đại bộ phận dân chúng tăng cao. Trong thời gian tới, nhu cầu đầu tư, xây dựng vẫn sẽ tiếp tục gia tăng, kéo theo nhu cầu về xi măng cũng tăng theo. Ngành xi măng sẽ là ngành có nhiều tiềm năng tăng trưởng. 4.4.1.3. Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế Trong năm 2008, do tình hình đóng băng của thị trường bất động sản và chính sách thắt chặt tiền tệ, lĩnh vực xây dựng là ngành duy nhất có tốc độ tăng trưởng âm 0.4%. Mặc dù vậy, ngành xi măng vẫn duy trì được mức tăng trưởng 7.7% trong năm 2008 – cao hơn hẳn mức tăng trưởng âm của ngành công nghiệp xây dựng. Nguyên nhân là do xi măng được sử dụng trong hầu như tất cả các lĩnh vực khác nhau liên quan đến xây dựng, cho nên ngành xi măng vẫn phần nào tránh được những sụt giảm mạnh của nền kinh tế. Hàng năm, ngành xây dựng đóng góp khoảng 6-7% GDP. Việc tăng trưởng của ngành lại là một nhân tố quan trọng hỗ trợ cho các ngành khác, đặc biệt là ngành xi măng. Do đó, nhu cầu tiêu thụ xi măng có mối quan hệ chặt chẽ với những biến động của ngành công nghiệp xây dựng. Trong những tháng đầu năm 2009, mặc dù tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế vẫn ở mức thấp – chỉ đạt 3.1% - tuy nhiên, lĩnh vực xây dựng đã bắt đầu có nhiều dấu hiệu cải thiện do tác động của gói kích cầu của Chính phủ được đưa ra vào đầu năm 2009 bắt đầu phát huy tác dụng. Những dấu hiệu tích cực từ chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước như cắt giảm lãi suất, giải ngân cho vay bất động sản, tập trung đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng ... đã làm cho tăng trưởng của lĩnh vực xây dựng trong Quý 1/2009 đạt mức 6.9% - cao hơn mức 3.3% cùng kỳ năm 2008. Thời gian tới, Chính phủ dự kiến tiếp tục bổ sung thêm nhiều nguồn vốn để thực hiện các dự án đầu tư. Với triển vọng tăng trưởng kinh tế ở mức 6,8%, ngành xây dựng năm 2010 có thể tăng trưởng từ 8 - 10%. Theo chiều hướng phát triển của ngành xây dựng, dự kiến ngành xi măng sẽ đạt tốc độ tăng trưởng cao khoảng 13 – 14% trong năm 2010. (Nguồn tổng công ty xi măng Việt Nam). Về phía Công ty, trong năm 2008 và đầu năm 2009 sự suy thoái của nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế trong nước đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Cụ thể đó là giá các loại vật tư đầu vào, chi phí vận tải, chi phí lãi vay tăng cao dẫn đến làm tăng chi phí sản xuất và tăng giá thành sản phẩm. Đồng thời việc thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ như siết chặt tín dụng, giảm, hoãn các dự án công trình lớn cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, đặc biệt trong những tháng cuối năm 2008. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất xi măng các loại, hoạt động của Công ty nằm trong cơ cấu chung của nền kinh tế quốc gia nên cũng phụ thuộc vào chu kỳ biến động của nền kinh tế. 4.4.1.4. Rủi ro về tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán Tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và các ngoại tệ mạnh như đồng đô la Mỹ và đồng Euro biến động theo chiều hướng đồng nội tệ ngày càng mất giá. Thực tế, lạm phát tại Việt Nam đã giảm đáng kể và tương đối ổn định ở mức 7% nhưng vẫn còn cao so với các nước trong khu vực. Dự báo năm 2010, thâm hụt thương mại và cán cân vãng lai cũng ảnh hưởng rất lớn tới cán cân thanh toán quốc tế cũng như sự cân bằng tương đối trong cán cân thanh toán tổng thể. Khủng hoảng tài chính cũng đã khiến thâm hụt cán cân thanh toán tổng thể của Việt Nam mỗi năm có thể lên tới từ 1,5 - 2 tỷ USD. Với tình hình trên, các doanh nghiệp nước ta phải chấp nhận đối mặt với những rủi ro từ nợ nước ngoài, khó khăn về sự biến đổi và chêch lệch về tỷ giá. Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất xi măng, đa số các công ty thường xuyên nhập khẩu một lượng Clinker nhất định từ các nước trong khu vực, vậy nên sự giảm giá của đồng nội tệ cũng như sự biến động của cán cân thanh toán có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của ngành. Tuy nhiên, riêng công ty Cổ Phần Xi Măng Cần Thơ với chính sách đa dạng hóa nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào, mở rộng liên doanh với các doanh nghiệp trong nước nhằm chủ động nguồn nguyên liệu và không phụ thuộc nhiều vào vật tư thiết bị nhập ngoại, từ quý 2 năm 2009, công ty đã tìm được nguồn cung cấp được nguồn clinker trực tiếp thay vì phải nhập thông qua trung gian (Cty Constrexim SG, Cty DIC và CTCP ĐT&XD-TM Thịnh Hưng) như trước đây. Do vậy, khi có biến động rủi ro về tỷ giá hối đoái sẽ tác động không nhiều tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 4.4.1.5. Biến động lãi suất ngân hàng: Trong giai đoạn tới, để đón đầu xu hướng gia tăng về nhu cầu sử dụng xi măng, các công ty trong ngành sẽ tập trung đầu tư phát triển công nghệ sản xuất, nhanh chóng mở rộng quy mô. Muốn vây, các công ty sẽ cần một lượng vốn lớn nhằm phục vụ cho hoạt động đầu tư, bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu, công ty phải huy động thêm vốn bằng cách vay ngân hàng và các nguồn vốn tín dụng khác Do đó, Công ty sẽ luôn phải chịu một áp lực về thanh toán lãi vay cũng như vốn gốc. Hiện nay, lãi suất huy động của các ngân hàng ở mức 9%/năm xu hướng sắp tới có chiều hướng gia tăng, theo dự báo của Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông Thượng Hải (HSBC) cho biết có thể đạt mức 11% vào cuối năm 2010. Với lãi suất tương đối cao như vậy sẽ là một khó khăn đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành xi măng khi có nhu cầu huy động vốn đầu tư từ ngân hàng. 4.4.2. Yếu tố chính trị - luật pháp: Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền kinh tế thị trường, vì vậy pháp luật và các chính sách của Việt Nam thường xuyên có những thay đổi để phù hợp với thực tiễn, phù hợp với thông lệ quốc tế. Là một công ty đại chúng, Công ty chịu sự chi phối của đồng thời Luật doanh nghiệp, Luật Chứng khoán. Hơn nửa, khi thực hiện niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thì hoạt động của các công ty sẽ còn chịu sự điều chỉnh của các quy định niêm yết của Sở giao dịch chứng khoán, chính sự điều chỉnh này sẽ làm cho hoạt động của Công ty ngày càng minh bạch, nâng cao năng lực quản trị công ty. Tuy nhiên, do thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn là một thị trường khá mới mẻ, tính ổn định chưa cao, do đó các quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thể sẽ gây lúng túng cho các doanh nghiệp. Để hạn chế rủi ro này, Công ty luôn chú trọng tới việc nghiên cứu nắm bắt các quy định mới của pháp luật từ đó xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước. Trong giai đoạn đầu năm 2009, để ngăn chặn suy giảm kinh tế và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Bộ Tài Chính đã quyết định giảm 50% thuế VAT (từ 10% xuống 5%) đối với hàng loạt các mặt hàng, trong đó có xi măng kể từ ngày 1/5 đến hết 31/12/2009. Giá bán xi măng cho khách hàng giữ nguyên song các doanh nghiệp đã tận dụng ưu đãi thuế để nâng giá bán trước thuế, giúp giá xi măng trước thuế tăng 5%, đủ bù đắp việc tăng giá nhiên liệu. Từ cuối năm 2009, tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam đã đề nghị tăng giá bán than cho ngành điện. Đầu tháng 1/2010, Bộ Công Thương khẳng định đang hoàn tất các phương án điều chỉnh giá than và giá điện để trình Chính phủ trong quý I/2010. Khả năng tăng giá hai nhiên liệu này trong năm 2010 là rất cao, việc tăng giá này sẽ làm tăng chi phí sản xuất xi măng, ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp. Trong khi đó, giá bán xi măng chưa có lộ trình tăng, năm 2010 cũng là thời điểm hỗ trợ thuế giá trị gia tăng cho Doanh nghiệp xi măng chấm dứt, các doanh nghiệp sẽ gặp phải tình trạng giá thành sản xuất tăng song giá bán khó tăng theo giá thành. Theo Quyết định số 108/2005/QĐ-TT ngày 16/05/2005 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam là đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng xi măng trong nước (cả về số lượng và chủng loại), có thể xuất khẩu khi có điều kiện; đưa ngành xi măng Việt Nam thành một ngành công nghiệp mạnh, có công nghệ hiện đại, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế trong tiến trình hội nhập. Dự báo nhu cầu xi măng trong toàn quốc giai đoạn 2010-2015 tăng bình quân khoảng 11%/năm. Với tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây, đời sống của người dân được nâng cao nhiều, do đó nhu cầu sử dụng các dịch vụ cũng tăng. Hiệp hội xi măng Việt Nam dự báo, nhu cầu xi măng trong các năm tới vẫn tiếp tục tăng, nhất là mức đầu tư cho xây dựng ngày càng tăng. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp này đều duy trì ở mức trên 10%/năm. Trong giai đoạn 2010-2015, Công ty CP Xi măng Cần Thơ tiến hành xây dựng xí nghiẹp xi măng Cần Thơ trựcthuộc tỉnh Hậu Giang với công suất 500.000 tấn xi măng/năm. Điều này phù hợp với chiến lược phát triển của Chính phủ và của ngành đến năm 2020 4.4.3. Yếu tố nhân khẩu học: Hiện nay, dân số Việt Nam hơn 86 triệu người, đứng thứ 3 Đông Nam Á, thứ 13 thế giới. Giai đoạn 1999 – 2009, tốc độ tăng dân số bình quân 1,2%/năm. Dự báo Việt Nam có nguy cơ bùng nổ dân số rất cao, trong tương lai vấn đề nhà ở là một nhu cầu cần thiết. Như vậy, Công ty kinh doanh vật liệu xây dựng như xi măng Cần Thơ sẽ có nhiều cơ hội phát triển. Dân số Việt Nam đông và lực lượng lao động đồi dào nhưng số lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, Sự mất cân đối giữa nhu cầu về lao động trình độ chuyên môn cao và số lượng đáp ứng được nhu cầu này còn rất thấp, khiến cho nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp bị hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng phát triển. 4.4.4. Yếu tố văn hóa xã hội: Xã hội ngày càng phát triển, trình độ dân trí hóa tăng cao, nền kinh tế đất nước hội nhập nhiều hơn với nền kinh tế thế giới. Cảnh Toàn có khả năng mở rộng phát triển thị trường. Quá trình đô thị hóa nông thôn ngày càng được các cấp bậc nhà nước triển khai nhiều hơn, từ đó dẫn đến các công trình, kiến trúc thuộc về cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế nông thôn sẽ được mở rộng phát triển nhiều ở nơi này, làm tăng nhu cầu sử dụng xi măng cho xây dựng. 4.4.5. Yếu tố công nghệ: Công nghiệp xi măng là một trong những ngành lâu đời tại Việt Nam và đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đến nay, đã có nhiều công nghệ mới, thiết bị hiện đại đã đi vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. Có thể thấy hiệu quả do áp dụng công nghệ mới, thiết bị hiện đại thể hiện trên từng công đoạn của dây chuyền sản xuất: - Khâu chế biến nguyên liệu và đồng nhất phối liệu: sử dụng kho tròn thay thế kho dài, sử dụng thiết bị nghiền đứng con lăn thế hệ mới để nghiền nguyên liệu và nghiền than. - Công đoạn nung hai bệ đỡ thay thế lò ba bệ đã giúp giảm tiêu hao vật liệu chịu lửa, trọng lượng thiết bị và chi phí xây lắp, bảo dưỡng; sử dụng tháp trao đổi nhiệt 5 tầng, hệ thống Calcinner hiệu suất cao. - Công đoạn làm nguội clinker: sử dụng thiết bị clinker với máy cán thế hệ mới. - Công nghệ nghiền xi măng: sử dụng máy nghiền Horomill để nghiền xi măng cho phép giảm tới 20 - 30% tiêu hao năng lượng so với máy nghiền bi và cải thiện độ mịn xi măng đạt tới 3600cm2/g. - Công đoạn đóng bao: sử dụng silo chứa xi măng hai nòng với máy đóng bao hoàn toàn tự động năng suất cao Bên cạnh những kết quả khả quan nói trên, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại trong ngành công nghiệp xi măng còn tồn tại nhiều bất cập: Do chi phí đầu tư lớn. Một số công ty vì những lý do khác nhau đã đầu tư một loạt các nhà máy xi măng lò quay công suất nhỏ 350 - 1.000 tấn clinker /ngày, công nghệ lạc hậu, chất lượng thiết bị kém dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp. Theo thời gian, trình độ công nghệ sản xuất xi măng không ngừng đổi mới nhằm đạt các chỉ tiêu kinh tế và bảo vệ môi trường. Để kịp thời cập nhật thông tin khoa học công nghệ về sản xuất xi măng, đồng thời nâng cao nhận thức về những thách thức đối với nghành công nghiệp xi măng Việt Nam, được sự bảo trợ của Bộ Xây dựng, Hội VLXD Việt Nam phối hợp với Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam tăng cường tổ chức các Hội thảo Quốc tế về công nghệ mới, thiết bị hiện đại, trong sản xuất xi măng. Hội thảo là nơi để các nhà quản lý, các nhà đầu tư, các nhà cung cấp thiết bị và chuyển giao công nghệ, các nhà sản xuất xi măng và các chuyên gia tìm ra giải pháp hữu hiệu ứng dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại nhằm mục tiêu tăng cường ứng dụng công nghệ mới, thiết bị hiện đại cho giai đoạn sắp tới, để đầu tư phát triển bền vững ngành công nghiệp xi măng Việt Nam. Sự phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ ngày càng sâu rộng trong ngành xi măng đã tạo ra những cơ hội thuận lợi cho đầu tư nâng công suất để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xi măng ngày càng tăng của thị trường và hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường. Bên cạnh đó, quá trình này cũng đem đến những khó khăn nhất định đối với các Công ty vừa và nhỏ trong ngành trong việc cải tiến công nghệ, quản lí chất lượng sản phẩm và vấn đề môi trường để theo kịp các Công ty dẫn đầu ngành. 4.4.6. Yếu tố tự nhiên: Sự phát triển của ngành xi măng chịu sự chi phối nhiều từ nguồn nguyên liệu sẳn có trong tự nhiên cũng như mức độ dồi dào của các nguồn nguyên liệu này. Những doanh nghiệp không có lợi thế nằm gần nguồn nguyên liệu sẽ gặp những khó khăn nhất định về các chi phí liên quan đặc biệt là chi phí vận chuyển. Các công ty bố trí gần các khu kinh tế các thành phố lớn của quốc gia sẽ có lợi thế hơn hẳn trong quá trình tiếp cận thị trường tiêu thụ rộng lớn và giảm thiểu chi phí vận chuyển trong giao nhận hàng. Sự khác biệt về khí hậu, điều kiện địa lí cũng là một yếu tố chi phối đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. ĐBSCL được đánh giá là khu vực địa lí đa dạng về địa chất, đặc biệt là sự phân chia theo nguồn nước. Tại các vùng nước mặn như Cà Mau. Bảng 4. 11. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (Ma trận EFE) STT Các nhân tố thành công chủ yếu Trọng số Điểm Điểm có trọng số 1 Nhu cầu tiêu thụ xi măng ở ĐB SCL tăng nhanh, ổn định. 0,16 4,00 0,65 2 Nhu cầu tiêu thụ xi măng khu vực phía nam và cả nước tiếp tục tăng. 0,15 3,00 0,44 3 Các DN tại ĐBSCL có nhiều cơ hội tiếp nhận công nghệ sản xuất xi măng mới. 0,11 4,00 0,45 4 Ngành xi măng có nhiều tiềm năng tăng trưởng ổn định ở mức 11%/ năm. 0,13 3,00 0,39 5 Chi phí đầu vào sản xuất xi măng tiếp tục tăng trong tương lai. 0,16 4,00 0,65 6 Áp lực cạnh tranh tăng tại thị trường ĐB SCL và cả nước. 0,16 1,00 0,16 7 Năm 2010 kết thúc hỗ trợ thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp xi măng. 0,13 1,00 0,13 TỔNG 1,00 2,85 Nhận xét: Tổng điểm có trọng số là 2,85 cho thấy khả năng phản ứng của Xi măng Cần Thơ trước các cơ hội và đe doạ bên ngoài ở mức trên trung bình nhưng chưa thực sự tốt. Các chiến lược hiện tại đã giúp Công ty phản ứng tích cực với một số cơ hội và đe dọa như: Nhu cầu tiêu thụ xi măng ở ĐB SCL tăng nhanh, ổn định. Các DN tại ĐBSCL có nhiều cơ hội tiếp nhận công nghệ sản xuất xi măng mới. Chi phí đầu vào sản xuất xi măng tiếp tục tăng trong tương lai. Tuy nhiên còn một số yếu tố môi trường quan trọng mà Công ty chưa phản ứng tốt: Áp lực cạnh tranh tăng tại thị trường ĐB SCL và cả nước. Năm 2010 kết thúc hỗ trợ thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp xi măng. 4.5. TÓM TẮT: Quá trình phân tích môi trường kinh doanh cho phép nhận định những điểm mạnh, điểm yếu cũng như các cơ hội và nguy cơ chính ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong ngành xi măng như sau: ² Điểm mạnh: - Nguồn nguyên liệu ổn định, phong phú. - Thị trường đầu ra ổn định do quan hệ tốt với khách hàng. Một số khách hàng lớn của công ty là những bạn hàng trung thành, có sản lượng tiêu thụ lớn, thường xuyên và ổn định. - Khả năng huy động vốn cao do đặc thù là công ty niêm yết trên thị truờng chứng khoán. - Hệ thống thông tin hoàn chỉnh. - Mar keting mạnh và hiệu quả. ² Điểm yếu: - Công ty chưa chủ động được nguồn nguyên liệu tự cung (chủ yếu là Clinker). Do vậy, chi phí sản xuất khá cao so với các doanh ngiệp cùng ngành. - Thiếu vốn đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất nên công suất chưa đủ nhu cầu. - Chi phí vận chuyển cao do nằm xa thị trường tiêu thụ chính. - Cơ sở hạ tầng, công nghệ, trang thiết bị còn hạn chế. Tuy vậy, công ty đã ứng dụng được nhiều giải pháp kỹ thuật để cải tiến thiết bị, nâng cao năng suất giảm tiêu hao nhiên liệu từ đó giảm chi phí sản xuất. ² Cơ hội: - Cơ sở hạ tầng vùng ĐB SCL được chú trọng phát triển, nhu cầu xi măng tăng và ổn định. - Nhu cầu tiêu thụ xi măng khu vực phía nam và cả nước tiếp tục tăng. - Có nhiều cơ hội tiếp nhận công nghệ mới. - Ngành xi măng có nhiều tiềm năng tăng trưởng ổn định ở mức 11%/ năm. ² Thách thức: - Chi phí đầu vào biến động nhất là việc tăng giá nguyên vật liệu trong tương lai sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh. - Sự dư thừa lượng cung xi măng trong nước so với nhu cầu kể từ năm 2010 làm cạnh tranh trong ngành gia tăng. - Năm 2010 là thời điểm kết thúc hỗ trợ thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp xi măng, trong khi lộ trình tăng giá xi măng chưa rõ ràng. CHƯƠNG 5. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG CẦN THƠ 5.1. XÂY DỰNG MỤC TIÊU: Xác định mục tiêu của doanh nghiệp là một việc làm rất quan trọng trong tiến trình quản trị chiến lược vì nó ảnh hưởng rất lớn đến quyết định lựa chọn chiến lược của chính doanh nghiệp mình. ² Căn cứ xác định mục tiêu: Vượt qua khủng hoảng kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2010 là 6.8% và sẽ tiếp tục duy trì ổn định ở mức 7%-8%/năm. Sự phát triển lạc quan của nền kinh tế có tác động tích cực đến sự tăng trưởng đến ngành xi măng. Theo dự báo, ngành xi măng sẽ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao khoảng 11% từ 2010 đến năm 2015. ĐB SCL đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, giao thông vận tải để đáp ứng yêu cầu phát triển giai đoạn sau năm 2010, nhiều dự án cầu đường (đường xi măng), khu công nghiệp, công trình trọng điểm ở ĐBSCL đang được triển khai. Ngoài ra, xi măng sản xuất tại vùng ĐBSCL còn cung ứng một phần cho vùng Đông Nam Bộ. Do đó, nhu cầu tiêu thụ xi măng vùng ĐB SCL tiếp tục tăng nhanh cùng với nhu cầu cả nước dự báo ở mức 11% giai đoạn 2010 - 2015. Sự phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ ngày càng sâu rộng trong ngành xi măng đã tạo ra những cơ hội thuận lợi cho đầu tư nâng công suất. Cụ thể là sự bảo trợ của Bộ Xây dựng, Hội VLXD Việt Nam và Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam tổ chức các Hội thảo Quốc tế về công nghệ mới, thiết bị hiện đại, trong sản xuất xi măng. ² Mục tiêu tổng thể: Nâng cao vị thế đứng vào nhóm 05 công ty dẫn đầu tại thị trường Miền Nam về cung ứng xi măng. ² Mục tiêu cụ thể: - Phát triển thương hiệu, các kênh phân phối đáp ứng nhu cầu của thị trường Đồng Bằng Sông Cửu Long, TP. Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ. - Nâng cao năng lực cung ứng xi măng: Đầu tư mới dự án xi măng Cần Thơ - Hậu Giang với công suất 600.000 tấn xi măng/năm. Dự kiến vận hành động bộ vào đầu năm 2013. - Giảm giá thành sản phẩm, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhằm giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm. - Nâng cao chất lượng sản phẩm: Phát triển thêm các loại xi măng đặc chủng cho vùng nước mặn, xi măng PCB 50 trong giai đoạn 2010 - 2020. 5.2. XÂY DỰNG CÁC CHIẾN LƯỢC: 5.2.1. Xây dựng các phương án chiến lược 5.2.1.1. Ma trận SWOT: Bảng 5.1: Ma trận SWOT của Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ SWOT CƠ HỘI (OPPORTUNITIES – O) O1. Cơ sở hạ tầng vùng ĐB SCL được chú trọng phát triển nên nhu cầu tiêu thụ xi măng tăng nhanh và ổn định. O2. Nhu cầu tiêu thụ xi măng khu vực phía nam và cả nước tiếp tục tăng. O3. Các DN tại ĐBSCL có nhiều cơ hội tiếp nhận công nghệ sản xuất xi măng mới. O4. Ngành xi măng có nhiều tiềm năng tăng trưởng ổn định ở mức 11%/ năm. ĐE DỌA (THREATENS – T) T1. Chi phí đầu vào sản xuất xi măng tiếp tục tăng trong tương lai. T2. Áp lực cạnh tranh tăng tại thị trường ĐB SCL và cả nước. T3. Năm 2010 kết thúc hỗ trợ thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp xi măng. ĐIỂM MẠNH (STRENGTHS – S) S1. Nguồn nguyên liệu ổn định, phong phú nhờ mối quan hệ tốt với nhà cung cấp. S2. Khả năng huy động vốn cao. S3. Marketing mạnh và hiệu quả. S4. Hệ thống phân phối hiệu quả do quan hệ tốt với khách hàng. S5. Hệ thống thông tin hoàn chỉnh. CÁC CHIẾN LƯỢC S-O S3+S4+O1: Tăng cường marketing để khai thác hết thị trường ĐB SCL. ð Thâm nhập thị trường hiện tại. S3+S5+O2: Tận dụng thế mạnh về hệ thống thông tin khách hàng và thị trường, đẩy mạnh marketing mở rộng thị trường tiêu thụ mới. ð Phát triển thị trường. CÁC CHIẾN LƯỢC S-T S3+S4+S5+T2: Tăng cường marketing tận dụng mối quan hệ tốt với khách hàng để mở rộng thị phần trên toàn khu vực ĐB SCL. ð Thâm nhập thị trường hiện tại. S1+T1: Liên kết với nhà cung cấp vượt qua khó khăn về tăng giá nguyên liệu đầu vào. ð Tích hợp dọc về phía sau. ĐIỂM YẾU (WEAKNESSES –W) W1. Chi phí vận chuyển cao do nằm xa thị trường tiêu thụ chính. W2. Cơ sở hạ tầng, công nghệ, trang thiết bị còn hạn chế. W3. Công suất chưa đủ nhu cầu. CÁC CHIẾN LƯỢC W-O W2+O3+O4: Tăng cường huy động vốn đầu tư công nghệ mới để sản xuất những loại xi măng chất lượng cao (PCB 50) theo xu hướng phát triển của ngành. ð Phát triển sản phẩm. W2+W3+O2+O4: Đầu tư công nghệ nâng cao công suất đáp ứng nhu cầu thị trường phía nam. ð Thâm nhập thị trường hiện tại. CÁC CHIẾN LƯỢC W-T W1+T1: Thành lập kho trung chuyển hàng hóa tại những địa bàn làm giảm chi phí góp phần hạ giá thành sản phẩm. ð Chiến lược chi phí thấp (1). W2+W3+T3: Đầu tư công nghệ mới với hiệu suất và công suất cao tiết kiệm chi phí làm hạ giá thành sản phẩm. ð Chiến lược chi phí thấp (2). W2+T2: Liên doanh với một số công ty đối thủ để giảm sức ép cạnh tranh. ð Kết hợp hàng ngang. Nhóm chiến lược S-O: ² Chiến lược thâm nhập thị trường hiện tại: Thế mạnh kênh phân phối cùng với hoạt động marketing được thực hiện mạnh và hiệu quả trong thời gian qua sẽ giúp cho Xi măng Cần Thơ nhận thấy rõ hơn nữa tầm quan trọng của công tác marketing, từ đó có kế hoạch tập trung và đẩy mạnh công tác này trên địa bàn hoạt động của mình để tận dụng tốt cơ hội khi nhu cầu tiêu thụ xi măng ở ĐB SCL và cả nước đang tăng. ² Chiến lược phát triển thị trường:: Tận dụng thế mạnh về hoạt động marketing cùng với khả năng thấu hiểu về thị trường, đối tác, khách hàng, ... nhờ hệ thống thông tin hoàn chỉnh. Xi măng Cần thơ nên mở rộng thị trường kinh doanh trước xu hướng tăng trưởng lượng cầu xi măng trên thị trường. Nhóm chiến lược S-T: ² Chiến lược thâm nhập thị trường hiện tại: Để có thể đối phó với áp lực cạnh tranh do sự kết hợp và mở rộng lĩnh vực hoạt động của các đối thủ, Sao Mai nên tận dụng điểm mạnh về Marketing mạnh và hiệu quả, hệ thống phân phối hiệu quả và hệ thống thông tin hoàn chỉnh so với đối thủ để tăng cường các hoạt động marketing nhằm mở rộng việc quảng bá, đưa hình ảnh của công ty đến với khách hàng ngày càng nhiều hơn, giữ vị trí ngày càng quan trọng tại thị trường ĐB SCL. ² Chiến lược kết hợp ngược về phía sau: Tận dụng mối quan hệ tốt với nhà cung cấp để liên kết với họ tạo lợi thế về nguồn nguyên liệu ổn định, phong phú nhằm vượt qua những khó khăn về tăng giá nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Sự ổn định và chất lượng từ yếu tố đầu vào, là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Nhóm chiến lược W-O: ² Chiến lược phát triển sản phẩm: Để khai thác hết tiềm năng của thị trường Công ty nên tăng cường huy động vốn đầu tư công nghệ mới để sản xuất những loại xi măng chất lượng cao (PCB 50) nhằm tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới. ² Chiến lược thâm nhập thị trường hiện tại: Công nghệ thiết bị của Xi măng Cần Thơ còn ở mức hạn chế nên công suất chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Thị trường tại ĐB SCL nói riêng và toàn Miền Nam còn hấp dẫn, Việc đầu tư, cải tiến công nghệ mới nâng cao nâng lực sản xuất là cần thiết để tăng nhanh thị phần của công ty tại các thị trường này. Nhóm chiến lược W-T: ² Chiến lược kết hợp hàng ngang: Nguy cơ về áp lực cạnh tranh do sự kết hợp và mở rộng lĩnh vực hoạt động của đối thủ sẽ được giảm bớt một khi Xi măng Cần Thơ có thể khắc phục được điểm yếu về công nghệ. Để giải quyết hạn chế lớn nhất về cơ sở hạ tầng, công nghệ, Xi măng Cần Thơ có thể liên doanh với các công ty đối thủ để né tránh rủi ro và giảm bớt áp lực cạnh tranh ở thị trường ĐB SCL đang tăng. ² Chiến lược chi phí thấp (1): Chi phí vận chuyển là một yếu tố làm tăng giá thành sản phẩm trong quá trình kinh doanh do vị trí địa lí nằm khá xa các khu kinh tế lớn các vùng tiêu thụ chính. Giải pháp thành lập kho trung chuyển hàng hóa tại những địa bàn làm sẽ trở nên hữu hiệu làm giảm chi phí góp phần hạ giá thành sản phẩm. ² Chiến lược chi phí thấp (2): Xi măng là mặt hàng chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố giá cả. Việc đầu tư công nghệ mới với hiệu suất và công suất cao tiết kiệm chi phí làm hạ giá thành sản phẩm là cách tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Xi măng Cần Thơ. 5.2.1.2. Lưới Sự nhạy cảm về giá/ Mức quan tâm đến sự khác biệt : Xi măng Cần Thơ Mức quan tâm đến sự khác biệt của sản phẩm THẤP Mức quan tâm đến sự khác biệt của sản phẩm CAO Mức nhạy cảm về giá của khách hàng CAO Mức nhạy cảm về giá của khách hàng THẤP CHIẾN LƯỢC HÀNG HÓA (Commodity strategy) CHIẾN LƯỢC HỖN HỢP (Hybrid strategy) CHIẾN LƯỢC CHUYỂN TIẾP (Transitional strategy) CHIẾN LƯỢC ĐẶC CHỦNG (Speciality strategy) Hình 5.1. Lưới Sự nhạy cảm về giá/ Mức quan tâm đến sự khác biệt Quá trình phân tích môi trường tác nghiệp đề cập chi tiết đến yếu tố khách hàng với các đặc điểm của từng nhóm cho thấy: Công ty đang hoạt động trong lĩnh vực mà khách hàng có mức nhạy cảm cao về giá và ít quan tâm đến sự khác biệt giữa các sản phẩm, nguyên nhân là do sản phẩm thường được tiêu thụ với số lượng lớn trên một đơn vị khách hàng. Họ rất quan tâm đến sự chênh lệch về giá và các chính sách chiếc khấu khuyến mãi trên giá. Chiến lược quan trọng vẩn là nên tập trung vào giảm giá thành sản phẩm. 5.2.1.3. Ma trận sô lượng lợi thế cạnh tranh và Giá trị của lợi thế : Giá trị của lợi thế cạnh tranh thấp Giá trị của lợi thế cạnh tranh cao Có nhiều cách tạo ra lợi thế cạnh tranh Có ít cách tạo ra lợi thế cạnh tranh CÁC NGÀNH PHÂN TÁN CÁC NGÀNH ĐANG BẾ TẮC CÁC NGÀNH CHUYÊN MÔN HÓA CÁC NGÀNH QUY MÔ SẢN XUẤT LỚN Xi Măng Cần Thơ Hình 5.2. Ma trận sô lượng lợi thế cạnh tranh và Giá trị của lợi thế  Lợi thế về qui mô là một yếu tố quan trọng trong ngành xi măng do đặc thù đây là ngành có qui mô sản xuất lớn. Ngành này tuy có ít cách tạo ra lợi thế cạnh tranh nhưng giá trị của LTCT có giá trị lớn. Quá trình phân tích môi trường kinh doanh và đánh giá năng lực nội bộ. Công ty nên tâp trung khai thác các lợi thế về mối quan hệ tốt với nhà tiêu thụ và mức độ ổn định cao của nguyên liệu đầu vào để vượt lên các đối thủ. Công ty nên chú trọng hạ thấp chi phí sản xuất góp phần giảm giá thành sản phẩm, nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Ma trận SPACE Bảng 5.2: Các yếu tố của ma trận SPACE MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI Sức mạnh tài chính (FS) Sự ổn định của thị trường (ES) Biến Điểm Biến Điểm 1. Doanh lợi đầu tư 2. Rào cản rút lui thấp 3. Khả năng thanh toán 4. Rủi ro trong kinh doanh 5. Đòn cân nợ. 6 3 2 3 1 1. Sự biến đổi của nhu cầu 2. Áp lực cạnh tranh 3. Rào cản xâm nhập ngành 4. Sự thay đổi công nghệ -2 -4 -2 -3 Trung bình 3 Trung bình -2.75 MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG Lợi thế cạnh tranh (CA) Sức mạnh của ngành (IS) Biến Điểm Biến Điểm 1. Mối quan hệ tốt với nhà phân phối. 2. Chất lượng sản phẩm 3. Thị phần 4. Sự kiểm soát đối với nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào. 5. Thương hiệu -1 -3 -5 -2 -5 1. Mức tăng trưởng tiềm năng 2. Cơ hội kiếm LN tiềm năng 3. Sự ổn định về tài chính 4. Quy mô vốn 5 4 2 1 Trung bình -3.2 Trung bình 3 (Ghi chú: Cách cho điểm của các biến trên như sau: Từ +1 (xấu nhất) tới +6 (tốt nhất) cho mỗi biến số thuộc nhóm FS và IS; từ -1 (tốt nhất) tới -6 (xấu nhất) cho mỗi biến số thuộc nhóm ES và CA). Lợi thế cạnh tranh 1 6 -1 -6 1 6 -6 Thận trọng Tấn công Cạnh tranh Phòng thủ Sức mạnh của ngành Sự ổn định của môi trường Sức mạnh tài chính Xi Măng Cần Thơ (-0.2 ; 0.25) -1 FS CA IS ES Hình 5.3. Ma trận SPACE của Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ Quá trình xây dựng ma trận SPACE cho thấy một số cơ hội và đe dọa của môi trường kinh doanh, ngành nghề đang hoạt động cũng như khả năng thích ứng của Công ty đối với các yếu tố tác động này. Xi măng Cần Thơ đang ở vị trí góc thận trọng, Công ty cần hoạt động dựa trên các lợi thế về mối quan hệ tốt với nhà phân phối và nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào để tận dụng các cơ hội trong ngành nhiều tiềm năng tăng trưởng và mức doanh lợi cao đồng thời vượt qua những áp lực cạnh tranh từ môi trường kinh doanh. Chiến lược công ty nên áp dụng là: - Tăng trưởng tập trung, bao gồm: thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm. - Đa dạng hóa tập trung 5.2.1.4. Ma trận chiến lược chính: VỊ TRÍ CẠNH TRANH YẾU THỊ TRƯỜNG TĂNG TRƯỞNG NHANH VỊ TRÍ CẠNH TRANH MẠNH Góc tư II 1. Phát triển thị trường 2. Thâm nhập thị trường 3. Phát triển sản phẩm 4. Kết hợp theo chiều ngang 5. Loại bỏ 6. Thanh lý Góc tư I 1. Phát triển thị trường 2. Thâm nhập thị trường 3. Phát triển sản phẩm 4. Kết hợp về phía trước 5. Kết hợp về phía sau 6. Kết hợp theo chiều ngang 7. Đa dạng hoá tập trung Góc tư III 1. Giảm bớt chi tiêu 2. Đa dạng hoá tập trung 3. Đa dạng hoá theo chiều ngang 4. Đa dạng hoá liên kết 5. Loại bỏ 6. Thanh lý Góc tư IV 1. Đa dạng hoá tập trung 2. Đa dạng hoá theo chiều ngang 3. Đa dạng hoá liên kết 4. Liên doanh THỊ TRƯỜNG TĂNG TRƯỞNG CHẬM Hình 5.4. Ma trận chiến lược chính Kết quả phân tích ma trận chiến lược chính, Xi măng Cần Thơ đang ở góc tư II. Cho thấy: - Công ty đang hoạt động trong ngành có nhiều tiềm năng tăng trưởng thị trường của ngành đang tăng nhanh và có triển vọng về lâu dài. - Xi măng Cần Thơ đánh giá lại phương pháp tiếp cận thị trường, tận dụng những lợi thế cạnh tranh để nâng cao năng lực cạnh tranh - Các chiến lược nên lựa chọn: thâm nhập thị trường, phát triển sản phẩm, tích hợp hàng ngang và đa dạng hoá tập trung. Cao Yếu Trung bình Yếu Cao Trung bình Tổng điểm quan trọng của ma trận IFE Tổng điểm quan trọng của ma trận EFE 1ao 2ao 3ao 4ao 1ao 4ao 3ao 2ao (2.94 ; 2.85) Ma trận các yếu tố bên ngoài – bên trong (IE): III V VII Hình 5.5. Ma trận IE của Xi măng Cần Thơ Với tổng số điểm quan trọng của ma trận EFE (bên ngoài) là 2.85 điểm và tổng số điểm quan trọng của ma trận IFE (bên trong) là 2,94 điểm, ma trận IE đã cho thấy vị trí hiện nay của Xi măng Cần Thơ nằm trong các ô III, V, VII với chiến lược Nắm giữ và duy trì. Chiến lược thích hợp với năng lực hiện tại mà Công ty cần quan tâm và áp dụng là tăng trưởng tập trung gồm : Thâm nhập thị trường và phát triển sản phẩm. Lựa chọn sơ bộ các phương án chiến lược: Bảng 5.3. Các chiến lược được đề xuất ở mỗi ma trận Ma trận Chiến lược SWOT SPACE IE Chiến lược chính Lưới sự NC về giá/Mức QT đến SKB Ma trận SL LTCT và GT của LTCT Thâm nhập thị trường X X X X Phát triển sản phẩm X X X X Kết hợp về phía sau X Phát triển thị trường X X X Kết hợp về phía trước Kết hợp theo chiều ngang X X Đa dạng hóa tập trung X Chiến lược chi phí thấp X X X ð Nhận xét: Như vậy, kết quả của việc sử dụng cùng lúc nhiều công cụ để tiến hành xây dựng các phương án chiến lược đã giúp Xi măng Cần Thơ nhận ra và quyết định xem xét, lựa chọn những chiến lược trùng lắp nhau giữa các công cụ này, đó chính là các chiến lược: thâm nhập thị trường, phát triển sản phẩm và kết hợp ngược về phía sau, chiến lược chi phí thấp. 5.3. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC: Như vậy, sự trùng hợp của 3 chiến lược thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm và kết hợp về phía sau của việc sử dụng cùng lúc 4 công cụ để xây dựng các phương án chiến lược cũng chính là kết quả sẽ được ta xem xét và lựa chọn một lần nữa với công cụ là ma trận QSPM: Bảng 5.4: Ma trận QSPM – Nhóm chiến lược tăng trưởng tập trung. Các yếu tố quan trọng Trọng số Thâm nhập thị trường Phát triển thị trường Phát triển sản phẩm AS TAS AS TAS AS TAS Các yếu tố bên trong Sự ổn định của nguồn nguyên liệu đầu vào. 4 2 8 2 8 2 8 Khả năng huy động vốn. 3 0 0 0 Hoạt động marketing. 4 4 16 4 16 1 4 Hệ thống phân phối hiệu quả do quan hệ tốt với khách hàng. 4 4 16 1 4 1 4 Hệ thồng thông tin hoàn chỉnh. 4 4 16 4 16 1 4 Thương hiệu sản phẩm mạnh tại ĐB SCL. 3 0 0 0 Tiêu chuẩn quản lý chất lượng. 3 0 0 0 Trình độ chuyên môn người lao động. 2 0 0 0 Giá cả cạnh tranh. 2 0 0 0 Chi phí sản xuất và vận chuyển. 2 3 6 3 6 3 6 Trình độ công nghệ. 1 4 4 1 1 4 4 Năng lực sản xuất. 2 4 16 1 4 1 4 Các yếu tố bên ngoài Nhu cầu tiêu thụ xi măng ở ĐB SCL tăng nhanh, ổn định. 4 4 16 1 4 1 4 Nhu cầu tiêu thụ xi măng khu vực phía nam và cả nước tiếp tục tăng. 3 4 12 4 12 1 3 Các DN tại ĐBSCL có nhiều cơ hội tiếp nhận công nghệ sản xuất xi măng mới. 4 1 4 1 4 4 16 Ngành xi măng có nhiều tiềm năng tăng trưởng ổn định ở mức 11%/ năm. 3 3 9 1 3 4 13 Chi phí đầu vào sản xuất tiếp tục tăng trong tương lai. 4 2 8 2 8 2 8 Áp lực cạnh tranh tăng tại thị trường ĐB SCL và cả nước. 1 3 3 1 3 1 3 Năm 2010 kết thúc hỗ trợ thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp xi măng. 1 3 3 3 3 3 3 Tổng 137 92 82 Bảng 5.5: Ma trận QSPM - Nhóm chiến lược tăng trưởng tích hợp Các yếu tố quan trọng Trọng số Tích hợp hàng ngang Tích hợp dọc về phía sau AS TAS AS TAS Các yếu tố bên trong Sự ổn định của nguồn nguyên liệu đầu vào. 4 1 4 4 16 Khả năng huy động vốn. 3 1 3 1 3 Hoạt động marketing. 4 1 4 1 4 Hệ thống phân phối hiệu quả do quan hệ tốt với khách hàng. 4 3 12 3 12 Hệ thồng thông tin hoàn chỉnh. 4 3 12 3 12 Thương hiệu sản phẩm mạnh tại ĐB SCL. 3 0 0 Tiêu chuẩn quản lý chất lượng. 3 0 0 Trình độ chuyên môn người lao động. 2 0 0 Giá cả cạnh tranh. 2 0 0 Chi phí sản xuất và vận chuyển. 2 2 4 2 4 Trình độ công nghệ. 1 4 4 1 1 Năng lực sản xuất. 2 2 4 2 4 Các yếu tố bên ngoài Nhu cầu tiêu thụ xi măng ở ĐB SCL tăng nhanh, ổn định. 4 3 12 3 12 Nhu cầu tiêu thụ xi măng khu vực phía nam và cả nước tiếp tục tăng. 3 3 9 3 9 Các DN tại ĐBSCL có nhiều cơ hội tiếp nhận công nghệ sản xuất xi măng mới. 4 2 8 2 8 Ngành xi măng có nhiều tiềm năng tăng trưởng ổn định ở mức 11%/ năm. 3 3 9 3 9 Chi phí đầu vào sản xuất tiếp tục tăng trong tương lai. 4 1 4 4 16 Áp lực cạnh tranh tăng tại thị trường ĐB SCL và cả nước. 1 4 4 1 1 Năm 2010 kết thúc hỗ trợ thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp xi măng. 1 1 1 1 1 Tổng 94 112 Bảng 5.6. Ma trận QSPM – Nhóm chiến lược Chi phí thấp Các yếu tố quan trọng Trọng số Chiến lược chi phí thấp (1) Chiến lược chi phí thấp (2) AS TAS AS TAS Các yếu tố bên trong Sự ổn định của nguồn nguyên liệu đầu vào. 4 3 12 3 12 Khả năng huy động vốn. 3 2 6 2 6 Hoạt động marketing. 4 2 8 1 4 Hệ thống phân phối hiệu quả do quan hệ tốt với khách hàng. 4 3 12 3 12 Hệ thồng thông tin hoàn chỉnh. 4 4 16 3 12 Thương hiệu sản phẩm mạnh tại ĐB SCL. 3 0 0 Tiêu chuẩn quản lý chất lượng. 3 0 0 Trình độ chuyên môn người lao động. 2 0 0 Giá cả cạnh tranh. 2 0 0 Chi phí sản xuất và vận chuyển. 2 4 8 1 2 Trình độ công nghệ. 1 1 1 4 4 Năng lực sản xuất. 2 1 2 4 8 Các yếu tố bên ngoài Nhu cầu tiêu thụ xi măng ở ĐB SCL tăng nhanh, ổn định. 4 4 3 12 3 Nhu cầu tiêu thụ xi măng khu vực phía nam và cả nước tiếp tục tăng. 3 3 3 9 3 Các DN tại ĐBSCL có nhiều cơ hội tiếp nhận công nghệ sản xuất xi măng mới. 4 4 2 8 2 Ngành xi măng có nhiều tiềm năng tăng trưởng ổn định ở mức 11%/ năm. 3 3 3 9 3 Chi phí đầu vào sản xuất tiếp tục tăng trong tương lai. 4 4 16 1 4 Áp lực cạnh tranh tăng tại thị trường ĐB SCL và cả nước. 1 2 2 2 2 Năm 2010 kết thúc hỗ trợ thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp xi măng. 1 1 1 4 4 Tổng 95 81 Từ kết quả của ma trận QSPM có thể rút ra kết luận từ số điểm hấp dẫn của các chiến lược trên như sau: Đối với nhóm chiến lược tăng trưởng tập trung: chiến lược được chọn là thâm nhập thị trường hiện tại (vì có tổng số điểm hấp dẫn cao nhất TAS=137). Đối với nhóm chiến lược tăng trưởng tích hợp: chiến lược được chọn là kết hợp ngược về phía sau (TAS=112). Đối với nhóm chiến lược chi phí thấp: chiến lược được chọn là chiến lược chi phí thấp (1) (TAS=95). Tổng hợp lại, ta nên chọn các chiến lược sau đây để thực hiện: (1) Chiến lược thâm nhập thị trường hiện tại (2) Chiến lược kết hợp ngược về phía sau (3) Chiến lược chi phí thấp (1). Các chiến lược còn lại không được chọn do có mức độ hấp dẫn thấp. 5.4. CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC 5.4.1. Chiến lược thâm nhập thị trường hiện tại: Giải pháp về Marketing Cần nhận thấy được vai trò quan trọng của công tác marketing trong chiến lược thâm nhập thị trường hiện tại để tăng cường các hoạt động quảng cáo về hình ảnh của Công ty bằng các hình thức mà Công ty đã và đang thực hiện: trên báo chí, đài truyền hình, panô, bảng quảng cáo. Đẩy mạnh các hoạt động chiêu thị mà Xi măng Cần Thơ đã và đang thực hiện. Bên cạnh đó, Công ty nên tăng chi phí và nỗ lực cho việc khuyến mãi, đề ra và áp dụng các hình thức khuyến mãi kèm theo cho khách hàng một cách mạnh mẽ hơn bên cạnh các chính sách quan tâm đến khách hàng mà Công ty đã thực hiện. Các hình thức khuyến mãi đó là: chiếc khấu trên giá bán, khách hàng thanh toán trong thời hạn mà Công ty đưa ra sẽ được giảm từ 5 – 10%,…. Tăng cường hoạt động phát tờ rơi không chỉ vào các kỳ hội chợ mà được thực hiện một cách định kỳ với các khu vực khác nhau trong địa bàn Tỉnh mỗi khi chuẩn bị hoàn thành một dự án mới để tung ra thị trường. Hoạt động này cũng có ý nghĩa nhắc nhở người tiêu dùng luôn nhớ đến hình ảnh của Công ty. Giải pháp về hệ thống phân phối: Định hướng phát triển và mở rộng mạng lưới tiêu thụ rộng khắp xây dựng chiến lược kinh doanh tiêu thụ khi dây chuyền 2 đi vào hoạt động trong giai đoạn tới. Công ty cần sử dụng một số biện pháp sau: - Thường xuyên tổng kết đánh giá công tác tiêu thụ sản phẩm. Sử dụng linh hoạt các công cụ trong lưu thông để khai thác tối đa thị phần tại các địa bàn có lợi nhuận cao như: Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, … - Thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường để có giải pháp phù hợp đẩy mạnh tiêu thụ xi măng, đặc biệt là những tháng khó khăn về tiêu thụ. Giải pháp về công nghệ, thiết bị Đầu tư nâng cấp các thiết bị máy móc hiện tại và phát huy hết công suất của nó để tạo đủ nguồn hàng cho thị trường, khắc phục tình trạng phải thiếu hàng phải đặt hàng từ trước như trong thời gian qua vì khó kiểm soát chất lượng. Mua mới các thiết bị, máy móc hiện đại để thay thế dần lao động chân tay và các máy móc cũ ở một số công đoạn quan trọng nhằm rút ngắn thời gian sản xuất, cho ra sản phẩm đúng chất lượng yêu cầu. Đồng thời giúp giảm hư hỏng trong quá trình sản xuất, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Đầu tư mở rộng kho chứa để có thể dự trữ lớn vào thời gian tiêu thụ cao điểm, tránh tình trạng hụt hàng từ rủi ro mất điện. Tổ chức sản xuất hợp lý, tạo điều kiện cho công nhân sử dụng tối đa giờ lao động trong ngày để tăng hiệu suất máy móc và tăng thu nhập cho họ. Giải pháp về hệ thống thông tin: Hệ thống thông tin đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động, đảm bảo thông tin có thể lưu chuyển thông suốt trong toàn Công ty một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác để tăng hiệu quả công tác hoạch định. Hệ thống thông tin đóng một vai trò to lớn trong việc tìm hiểu và tiếp cận với các công nghệ tiên tiến, trình độ khoa học – kỹ thuật hiện đai,…về nhu cầu của thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm, tốc độ đuổi theo và khả năng đón đầu của các đối thủ hiện tại và tiềm ẩn,..v..v..để từ đó Công ty có được những nhận định đúng đắn về những sản phẩm đã tung ra thị trường. Các công việc cần tiếp tục triển khai thực hiện: Thành lập riêng bộ phận thông tin, bộ phận này chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp thông tin do từng bộ phận cung cấp, sau đó xử lý, rút ra nhận xét làm cơ sở cho ban giám đốc ra quyết định. Củng cố hệ thống mạng nội bộ để thông tin bên càng thông suốt và nhanh chóng hơn, từ đó giúp công ty có kế hoạch quản lý nội bộ hiệu quả hơn và xử lý kịp thời các vướng mắc mà quá trình hoạt động công ty gặp phải. Sớm thành lập văn phòng đại diện tại các thị trường trọng điểm để thu thập nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả các thông tin có liên quan đến diến biến thị trường nhằm phục vụ cho chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu của công ty. Ưu tiên tuyển dụng nhân viên cho bộ phận thông tin với đầy đủ kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức về công nghệ thông tin, kinh doanh, am hiểu thị trường và có tư duy nhạy bén sáng tạo. Khuyến khích các bộ phận và từng nhân viên trao đổi thông tin lẫn nhau và chú trọng thu thập thông tin về các đối tượng mà họ có trách nhiệm quản lý (bao gồm tất cả các thông tin về thị trường, khách hàng, nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh...). trong chiến lược phát triển sản phẩm, hệ thống thông tin còn đóng một vai trò rất to lớn trong việc tìm hiểu và tiếp cận với các công nghệ tiên tiến, trình độ khoa học – kỹ thuật hiện đai,…về nhu cầu của thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm, tốc độ đuổi theo và khả năng đón đầu của các đối thủ hiện tại và tiềm ẩn,..v..v..để từ đó Công ty có được những nhận định đúng đắn về những sản phẩm đã tung ra thị trường cũng như nâng cao khả năng về phát triển sản phẩm mới. 5.4.2. Chiến lược kết hợp về phía sau: Với chiến lược tập trung và đẩy mạnh sản xuất để nâng cao công suất thì vấn đề về nguồn nguyên liệu lại trở nên hết sức quan trọng và cần được quan tâm. Vì vậy, có một nguồn cung cấp ổn định, lâu dài, đảm bảo tính kịp thời và chất lượng sẽ giúp công ty tranh thủ được nhiều yếu tố khác như: thời gian, chi phí,…một cách tốt hơn. Một số công việc cần triển khai cụ thể: - Tăng cường mối quan hệ mật thiết và gắn bó lâu dài với nhà cung cấp chính của công ty. - Công ty nên liên kết với các nhà cung ứng và tiến hành đầu tư, góp vốn vào các Công ty cung cấp nguyên vật liệu, một mặt có thể thể trực tiếp quản lý chất lượng nguồn hàng theo yêu cầu của công ty, mặc khác hạn chế rủi ro khả năng tăng giá trong tương lại 5.4.3. Chiến lược chi phí thấp (1). Với mục tiêu tiết kiệm chi phí sản xuất đến mức tối đa có thể, tránh lãng phí trong quản lý vật tư nhằm hạ giá thành sản phẩm sản xuất, Công ty cần tiếp tục thực hiện các biện pháp cụ thể sau: Bố trí vận hành máy móc thiết bị không mang tính chất hoạt động liên tục tránh giờ cao điểm, tiết kiệm điện năng, giảm chi phí sử dụng điện. Tuân thủ các quy định về vận hành và thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hệ thống dây chuyền sản xuất. Xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư, phụ tùng thay thế đúng, đủ, kịp thời không làm ảnh hưởng tới công tác sửa chữa và sản xuất, không gây ứ đọng vốn. Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất thiết bị, tiết kiệm chi phí trong sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chương 6. KẾT LUẬN Xây dựng chiến lược kinh doanh là một quá trình khó khăn và mang tính chất liên tục. Một chiến lược tốt sẽ đảm bảo cho công ty xác định đúng hướng đi, thích ứng linh hoạt với những biến động của môi trường kinh doanh. Xi măng Cần Thơ đang hoạt động trong ngành có nhiều tiềm năng tăng trưởng cao và xu hướng cạnh tranh trong ngành ngày càng gia tăng. Để giữ vững và phát huy được vị thế của mình trên thương trường, Xi măng Cần Thơ phải củng cố và xây dựng được cho mình các lợi thế cạnh tranh đặc biệt so với các đối thủ khác, phải hoạch định và lựa chọn những chiến lược phù hợp nhất trong quá trình phát triển. Kết quả từ quá trình ngiên cứu cho thấy Xi măng Cần Thơ nên lựa chọn áp dụng ba chiến lược sau: - Chiến lược thâm nhập thị trường hiện tại: Xi măng Cần Thơ khá thành công tại thị trường phía Nam đặc biệt là khu vực ĐB SCL bằng sự nỗ lực trong công tác marketing, sự hiệu quả trong khâu phân phối…. Tuy nhiên, để có thể ngăn chặn và làm hạn chế sự cạnh tranh của Hà tiên 1, Hà Tiên 2, Công ty cần phải đẩy mạnh các hoạt động này hơn nữa để đạt được lợi thế so với đối thủ. - Chiến lược kết hợp ngược về phía sau: Kết hợp ngược về phía sau cũng là một chiến lược hết sức cần thiết và quan trọng một khi thị trường nguyên liệu đầu vào liên tục biến động tăng giá. - Chiến lược chi phí thấp (1): Kết quả từ phân tích phản ánh múc độ nhạy cảm của khác hàng về giá đối với ngành kinh doanh xi măng là rất cao. Xi măng Cần Thơ cần tập trung hạ thấp chi phí giảm giá thành bằng các biện pháp đầu tư cải tiến công nghệ, thành lập các kho lưu trữ thành phẩm tại các khu vực tiêu thụ chính. Các chiến lược được đề ra là quá trình chọn lọc từ nhiều chiến lược với nhiều công cụ đánh giá khác nhau thông qua kết quả cuối cùng từ ma trận QSPM. Công ty nên tập trung nguồn lực để triển khai chiến lược quan trọng nhất là: Thâm nhập thị trường kết hợp với chiến lược kết hợp ngược về phía sau và chiến lược chi phí ngay sau đó nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Tuy vậy, môi trường kinh doanh thực tế luôn luôn biến động và thay đổi không ngừng, Xi măng Cần Thơ cần đánh giá thực tế khả năng công ty để quyết định nên ưu tiên áp dụng chiến lược. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN TRÌNH TỰ CÔNG VIỆC THỜI GIAN 02/11/09 29/11/09 02/02/10 05/03/10 29/04/10 24/05/10 Tiếp xúc DN, chọn đề tài và hướng NC. Viết và hoàn thành đề cương sơ bộ. Viết và hoàn thành đề cương chi tiết. Viết và hoàn thành bản nháp khóa luận. Hoàn thành bản chính khóa luận. TÀI LIỆU THAM KHẢO –&— Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ, Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2007 - 2008. CT. Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ, Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 - 2009. CT. Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ, Bản cáo bạch Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ năm 2008. CT. Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ, Giới thiệu hồ sơ năng lực Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ năm 2009. CT. Ths. Huỳnh Phú Thịnh (2008). Giáo trình môn học Chiến Lược Kinh Doanh. Đại học An Giang. Dương Thị Bảo Trân, Luận văn tốt nghiệp 2006, Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh gạo của Công ty Angimex, Trường Đại học An Giang. Nguyễn Thị Phương Uyên, Luận văn tốt nghiệp 2006, Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty Xây Dựng Sao Mai giai đoạn 2006 - 2010, Trường Đại học An Giang. Công ty Cổ phần Chứng khoán phố Wall. Báo cáo kinh tế 2009. Báo cáo phân tích ngành diễn biến năm 2009 và triển vọng năm 2010. Công ty Cổ phần Chứng khoán Việt Bản. Báo các kinh tế 2009. Báo cáo ngành xi măng. Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Đông. Báo cáo phân tích doanh nghiệp. Báo cáo phân tích Công ty Cổ phần Hà Tiên 1. Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Đông. Báo cáo phân tích doanh nghiệp. Báo cáo phân tích Công ty Cổ phần Hà Tiên 2. Công ty Cổ phần Chứng khoán Tràng An. Báo cáo phân tích 2010. Báo cáo chuyên sâu Công ty Cổ phần Xi măng Hoàng Mai. Website:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực xi măng của Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2015.doc
Luận văn liên quan