Gạo là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và Việt Nam là nước có sản
lượng xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới. Theo dự báo thì trong những năm tiếp theo Thái
Lan sẽ giảm sản lượng xuất khẩu của mình, điều này đã làm cho các doanh nghiệp xuất
khẩu gạo cạnh tranh khá quyết liệt để tăng thị phần của mình, trước diễn biến của thị
trường như hiện nay, công ty AFIEX (đang nằm trong tốp 10 doanh nghiệp có sản
lượng xuất khẩu nhiều nhất nước) phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp để giữ
vững vị thế cạnh tranh và vươn lên là công ty hàng đầu ngành. Để đề ra được các chiến
lược kinh doanh phù hợp cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của AFIEX ta phải xem
xét các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến công ty như thế nào.
Trước tiên là môi trường nội bộ trong công ty: nhìn chung môi trường nội bộ của
công ty ở mức trung bình. Qua phân tích ta thấy điểm mạnh quan trọng trong môi
trường này là công ty có một công suất lớn và hệ thống kho chứa lớn so với các công ty
trong ngành ở tỉnh ta. Công ty có khả năng huy động vốn khá tốt thông qua uy tín trong
kinh doanh. Bên cạnh đó công ty còn có các điểm yếu cần khắc phục như: công tác
marketing rất yếu vì thế thương hiệu gạo AFIEX chưa được người tiêu dùng biết đến
nhiều; điểm hạn chế tiếp theo là công ty thiếu một đội ngũ nhân viên trẻ và chuyên
nghiệp để mở rộng kinh doanh, mở rộng thị trường. Sau đó ta phân tích môi trường
ngành để thấy mối quan hệ của công ty với các khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối thủ
tiềm ẩn, nhà cung cấp. Qua các yếu tố đã phân tích dựa trên ma trận hình ảnh cạnh tranh
ta so sánh công ty AFIEX với các công ty khác. Tiếp theo ta phân tích môi trường vĩ mô
để tìm thấy các cơ hội và đe dọa ảnh hưởng tới công ty. Có các cơ hội công ty cần nắm
bắt là nhu cầu thế giới ngày càng tăng nhất là nhu cầu của các nước nhập khẩu truyền
thống của công ty tăng cao như thị trường Philippines và Châu Phi, nhu cầu về gạo chất
lượng cao trong nước cũng gia tăng do đó công ty cần tận dụng nó để tăng thị phần của
mình. Ngoài ra còn có các đe dọa mà công ty cần chú ý là chất lượng gạo xuất khẩu
càng được các khách hàng kiểm tra chặt chẽ.
Qua phân tích các môi trường ta đề ra mục tiêu cho công ty từ nay đến năm 2010 là:
- Về khách hàng và thị trường: Giữ được các khách hàng truyền thống như Iran,
Philippines, Châu Phi và phát triển thêm một số thị trường mới như Nhật Bản, Hàn
Quốc, Singapore, Về thị trường nội địa chiếm vị trí dẫn đầu, đưa sản phẩm gạo
AFIEX đến khắp các tỉnh thành.
- Về sản phẩm: có nhiều dòng sản phẩm khác nhau cho khách hàng lựa chọn, gạo
AFIEX trong thị trường nội địa trở thành hàng Việt Nam chất lượng cao, ở thị trường
xuất khẩu được các khách hàng biết đến thương hiệu và chọn dùng.
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, công ty cần thực hiện các giải pháp để thực hiện
các chiến lược sau:
- Chiến lược thâm nhập thị trường: nhằm làm tăng thị phần của công ty kể cả thị
trường trong và ngoài nước.
- Chiến lược phát triển thị trường: quan trọng nhất là những thị trường có giá trị kim
ngạch cao như thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore
- Chiến lược phát triển sản phẩm: để tồn tại công ty cần có những dòng sản phẩm
mới để đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng.
- Chiến lược kết hợp xuôi về phía trước: lập chi nhánh hay văn phòng đại diện ở
nước ngoài để thuận lợi cho giao dịch và phân phối sản phẩm.
ii
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ . v
DANH MỤC CÁC HÌNH . v
DANH MỤC CÁC BẢNG .vi
Chương 1. MỞ ĐẦU . 1
1.1. Lý do chọn đề tài 1
1.2. Mục tiêu .1
1.3. Phạm vi nghiên cứu 1
1.4. Phương pháp và nội dung nghiên cứu 1
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu . 1
1.4.2. Nội dung nghiên cứu . 2
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
3
2.1. Khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược 3
2.2. Quá trình xây dựng chiến lược . 3
2.3. Giai đoạn hình thành chiến lược: Phân tích các ảnh hưởng của môi trường đến
hoạt động của doanh nghiệp để xác định cơ hội và đe dọa; nhận diện những điểm
mạnh và điểm yếu: .4
2.3.1. Môi trường nội bộ: tìm những điểm mạnh và điểm yếu của công ty 4
2.3.2. Môi trường tác nghiệp: 5
2.3.3. Phân tích môi trường vĩ mô tìm những cơ hội và đe dọa của doanh nghiệp . 5
2.4. Giai đoạn nhập vào: gồm các ma trận tóm tắt những thông tin cơ bản 6
2.4.1. Ma trận đánh giá nội bộ ( IFE ) . 6
2.4.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) . 7
2.4.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh 7
2.5. Giai đoạn kết hợp gồm: 8
2.5.1. Ma trận SWOT (S: strengths: điểm mạnh, W: weaknesses: điểm yếu, O:
opportunities: cơ hội, T: threatens: đe dọa) . 8
2.5.2. Ma trận chiến lược chính .9
2.6. Giai đoạn quyết định gồm các công cụ lựa chọn chiến lược 9
2.7. Giai đoạn thực thi chiến lược . 10
2.8. Đánh giá chiến lược 10
Chương 3. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY AFIEX VÀ XÍ NGHIỆP XUẤT
KHẨU LƯƠNG THỰC AFIEX . 11
11
3.1. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp xuất khẩu lương thực AFIEX 11
3.2. Các thông tin chung .11
3.3. Giới thiệu về hoạt động và kết quả hoạt động thời gian qua của đơn vị chủ quản
xí nghiệp xuất khẩu lương thực AFIEX 12
3.3.1. Giới thiệu về hoạt động của công ty AFIEX . 12
3.3.2. Kết quả hoạt động thời gian qua của công ty AFIEX 12
3.4 . Giới thiệu xí nghiệp xuất khẩu lương thực AFIEX . 13
Chương 4. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP XUẤT
KHẨU LƯƠNG THỰC AFIEX . 15
15
4.1. Phân tích các yếu tố nội bộ .15
4.1.1. Quản trị 15
Kế hoạch .15
iii
4.1.2. Nhân sự 16
Nhận xét: Số nhân viên chưa qua đào tạo cao chiếm gần 50% tổng số nhân viên
của xí nghiệp, đây là lực lượng sản xuất trực tiếp trong nhà máy của xí nghiệp.
Nhân viên có trình độ đại học và cao đẳng chủ yếu là cán bộ quản lý và nhân viên
văn phòng. Với đội ngũ nhân sự hiện nay chỉ đáp ứng được nhu cầu hoạt động hiện
nay . 17
So với các công ty trong ngành thì số lượng nhân viên trong xí nghiệp của công ty
thấp hơn số lượng nhân viên của các công ty khác hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh gạo. Trình độ nhân viên của công ty cũng thấp hơn so với các công ty khác.
Công ty AFIEX không có chính sách thu hút nhân tài như công ty ANGIMEX và
Du Lịch An Giang. Do đó nhân sự của công ty yếu hơn các công ty trong ngành. 17
4.1.3. Marketing .17
4.1.3.1. Sản phẩm 18
4.1.3.2. Giá cả 18
4.1.3.3. Phân phối 18
4.1.3.4. Chiêu thị . 19
4.1.4. Tài chính - kế toán .20
ĐVT .20
4.1.5. Sản xuất – tác nghiệp - quản trị chất lượng . 21
4.1.6. Nghiên cứu và phát triển 21
4.1.7. Hệ thống thông tin . 21
4.2. Phân tích ảnh hưởng của môi trường tác nghiệp đến hoạt động của công ty
AFIEX 22
4.2.1. Khách hàng 22
4.2.2. Đối thủ cạnh tranh hiện tại 23
Các đơn vị trong hiệp hội lương thực Việt Nam 26
4.2.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn sẽ xuất hiện có thể
do: 31
4.2.4. Các mặt hàng thay thế . 32
4.2.5. Nhà cung cấp . 32
4.3. Phân tích ảnh hưởng của môi trường vĩ mô . 33
4.3.1. Ảnh hưởng kinh tế . 33
4.3.2. Ảnh hưởng xã hội và văn hóa 35
4.3.3. Ảnh hưởng nhân khẩu 35
4.3.4. Ảnh hưởng địa lý và điều kiện tự nhiên 36
4.3.5. Ảnh hưởng của thể chế ( luật pháp, chính phủ, chính trị và hiệp hội ) 36
4.3.6. Ảnh hưởng của khoa học - công nghệ . 37
Chương 5. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO XÍ NGHIỆP XUẤT
KHẨU LƯƠNG THỰC CỦA CÔNG TY AFIEX GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 39
39
5.1. Xây dựng các mục tiêu chiến lược . 39
5.1.1 Căn cứ xây dựng mục tiêu 39
5.1.2 Mục tiêu của AFIEX đến năm 2010 .40
5.2. Xây dựng các phương án chiến lược 40
5.2.1 Ma trận SWOT . 40
5.2.2. Ma trận chiến lược chính .42
5.2.3. Phân tích ma trận SWOT .43
5.3. Lựa chọn chiến lược . 45
Chương 6. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ THỰC HIỆN CÁC CHIẾN LƯỢC . 51
iv
6.1. Giải pháp về quản trị 51
6.2. Giải pháp về marketing .51
6.2.1. Giải pháp về sản phẩm .51
6.2.2. Giải pháp về giá .52
6.2.3. Giải pháp về phân phối 52
6.2.4. Giải pháp về chiêu thị 53
6.3. Giải pháp về sản xuất – tác nghiệp – quản lý chất lượng . 54
6.3.1. Giải pháp về nguyên liệu .54
6.3.2. Giải pháp về sản xuất – thiết bị . 55
6.3.3. Giải pháp về quản lý chất lượng 55
6.4. Giải pháp về nghiên cứu phát triển .55
6.5. Giải pháp về tài chính - kế toán 55
6.6. Giải pháp về nhân sự 56
6.7. Giải pháp về hệ thống thông tin 56
Chương 7. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ . 57
57
7.1. Kết luận .57
7.2. Kiến nghị 57
PHỤ LỤC 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .62
74 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2809 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực - Công ty afiex giai đoạn 2006 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó khăn do:
Thuế giá trị gia tăng của nhà nước đã làm cho các doanh nghiệp sản xuất tính theo
loại thuế này không cạnh tranh được với các doanh nghiệp nộp thuế khoán. Vì các
doanh nghiệp nộp thuế VAT thì giá gạo sẽ cao hơn các doanh nghiệp khác 5%. Vì thế
các doanh nghiệp đã không quan tâm đến sản xuất gạo chất lượng như hiện nay.
Thị trường xuất khẩu:
Gạo xuất khẩu được các nước nhập khẩu kiểm tra về độ ẩm, tỷ lệ bạc bụng, hạt
vàng, hạt đỏ, sọc đỏ, hạt hỏng.…Hạt gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là vào các thị
trường tiêu thụ gạo cấp thấp nên ít có rào cản.
Các doanh nghiệp đã tích cực mở rộng giao dịch sang nhiều thị trường, thị trường
khó tính nhất là Nhật Bản với việc kiểm tra chặt chẽ số lượng hóa chất trên gạo từ 129
đến 508 loại đã được các doanh nghiệp khắc phục và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị
trường này. Trong năm 2005 các doanh nghiệp đã xuất khẩu sang thị trường này đạt
81.000 tấn, tăng 47.000 tấn so với năm 2004. Việc nhập khẩu gạo sang Nhật chỉ nằm
trong hạn ngạch vì thuế ngoài hạn ngạch rất cao. Đây là thị trường khó tính các doanh
nghiệp cần chú ý nâng cao chất lượng để giữ vững uy tín trên thị trường này.
Chính phủ Indonesia ban hành lệnh cấm nhập khẩu các loại gạo trồng tại
Indonesia, đặc biệt không cấm nhập các loại gạo không trồng được tại Indonesia để bảo
vệ nông dân với gạo nhập khẩu giá thấp hơn. Việt Nam khi nhập khẩu sang thị trường
Indonesia nên kiểm tra các loại gạo chuẩn bị xuất sang không thuộc loại bị cấm.
4.3.6. Ảnh hưởng của khoa học - công nghệ
Áp dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện chương trình 3 giảm 3 tăng đầu tư thâm canh
tổng hợp và đưa nhiều giống mới có năng suất cao vào sản xuất làm cho sản lượng lúa
tăng cao đồng thời lượng giống và phân bón sử dụng cũng giảm. Ngoài ra, diện tích đất
sử dụng giống xác nhận ngày càng tăng. Sơ bộ ước tính năm 2005, các tỉnh ĐBSCL đã
sử dụng giống xác nhận chiếm 24% diện tích gieo cấy so với kế hoạch đạt 38% và 50%
vùng đất chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu nên sản lượng các vụ đều tăng hơn năm
trước.
9 Nguồn:
GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH
SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM
Trang 37
Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn
2006-2010
Các vụ lúa nói chung ở Việt Nam thường thu hoạch vào mùa mưa bão, nên hiện nay
công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch là khâu yếu của ngành này. Ước tính tỷ
lệ hao hụt sau thu hoạch hàng năm của nước ta khoảng 10-20% trong khi tỷ lệ này ở các
nước sản xuất lúa khác khoảng 2-10%. Hiện nay có nhiều công nghệ sấy lúa nhưng
nông dân áp dụng chưa nhiều và gạo không bảo quản được lâu điều này làm hao hụt
một sản lượng lúa khá lớn, chất lượng lúa xuất khẩu giảm, giá xuất khẩu không được
cao.
Giống lúa sản xuất gạo xuất khẩu đã bị thoái hóa nhiều, nông dân sử dụng quá nhiều
loại giống nên sản lượng tăng nhưng chất lượng chưa đạt yêu cầu và không đồng nhất.
Trong cơ cấu xuất khẩu gạo trắng các loại vẫn chiếm 95% tổng số xuất khẩu, Việt Nam
chưa sản xuất được nhiều gạo 100% để xuất khẩu.
Hiện nay trên thế giới có nhiều máy mới phục vụ cho chế biến gạo như: máy xay xát
tự động, máy tách màu gạo, hệ thống sấy khô gạo, kiểm tra chất lượng gạo, hạn sử dụng
gạo, đóng gói tự động… các máy này giúp cho gạo chế biến được sạch hơn và chất
lượng được đảm bảo hơn.
Để thấy rõ hơn các yếu tố bên ngoài đã ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào ta
đưa các yếu tố quan trọng vào bảng ma trận các yếu tố bên ngoài để đánh giá sự phản
ứng của công ty với các cơ hội và đe dọa bên ngoài.
Bảng 4.8 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ( EFE )
S
T
T
Các yếu tố bên ngoài Mức
độ
quan
trọng
Phân
loại
Số
điểm
quan
trọng
1 Sự hỗ trợ của nhà nước, hiệp hội lương thực Việt Nam 0,07 4 0,28
2 Sự cạnh tranh không lành mạnh của các công ty trong
ngành 0,08 2 0,16
3 Thiếu vốn dự trữ nguyên liệu 0,10 3 0,30
4 Lượng cung gạo thế giới giảm giá xuất khẩu tăng 0,12 3 0,36
5 Thị trường nội địa còn nhiều tiềm năng 0,09 2 0,18
6 Nhu cầu gạo cấp thấp trên thế giới cao 0,10 3 0,30
7 Lao động trong nông nghiệp giảm xuống 0,05 2 0,10
8 Sản lượng nguyên liệu dồi dào 0,06 4 0,24
9 Giá nguyên liệu đầu vào tăng 0,07 2 0,14
10 Chất lượng lúa xuất khẩu ngày càng được chú trọng 0,09 3 0,27
11 Gạo xuất khẩu ít bị những rào cản 0,12 4 0,48
12 Nguyên liệu không đồng nhất 0,05 2 0,10
Tổng cộng 1 2,91
Nhận xét: Tổng số điểm quan trọng là 2,91 cho thấy công ty phản ứng khá tốt đối
với các cơ hội và đe dọa bên ngoài. Công ty còn chưa phản ứng tốt đối với một số cơ
hội và nguy cơ như thị trường nội địa còn tiềm năng nhưng chưa được khai thác nhiều,
nguồn nguyên liệu đầu vào giá cao và không đồng nhất.
GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH
SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM
Trang 38
Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn
2006-2010
Chương 5. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO XÍ
NGHIỆP XUẤT KHẨU LƯƠNG THỰC CỦA CÔNG TY AFIEX
GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
5.1. Xây dựng các mục tiêu chiến lược
5.1.1 Căn cứ xây dựng mục tiêu
Nhân tố sản xuất đến năm 2010
Sản lượng lúa hàng năm của tỉnh tương đương 3 đến 3,2 triệu tấn, trong đó sản lượng
hàng hóa tương đương 2 triệu tấn, dành cho xuất khẩu mỗi năm khoảng 600.000 tấn.
Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào thuận lợi cho kinh doanh gạo.
Phát huy hiệu quả của liên kết 4 nhà, diện tích lúa chất lượng cao ngày càng tăng
trưởng chiếm 80% diện tích gieo trồng, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, một
số giống lúa đặc sản được chú ý phát triển: Nàng Nhen, Jasmine, KDM 65, nếp lá vàng
Phú Tân…
Lao động có chuyên môn được cung cấp từ trường Đại học An Giang và Đại học
Cần Thơ. Đây là nguồn lao động dồi dào và đều đặn mỗi năm.
Vốn: tiếp tục được sự ưu đãi của tỉnh và chính phủ tạo được sự tin tưởng của các
ngân hàng do hiệu quả kinh doanh cao, góp phần nâng cao thu nhập của nông dân.
Nhu cầu của thị trường
- Nhu cầu trong nước: vẫn tiếp tục tăng do dân số tăng, trong khi diện tích trồng lúa
có xu hướng giảm do quá trình đô thị hóa.
- Nhu cầu của thế giới: do áp lực của tăng dân số và thiên tai thất thường nên nhu cầu
ở một số nước nhập khẩu vẫn tiếp tục tăng như: các nước ở Châu Á do ảnh hưởng của
El-Nino sản lượng giảm, giá gạo trong nước tăng cao; thị trường Châu Phi dự kiến tăng
lên đến 9,6 triệu tấn, Trung Đông nhập khẩu ở mức ổn định khoảng 4,65 triệu tấn; Châu
Mỹ La Tinh nhập khẩu ước đạt 3,3 triệu tấn. Trong khi đó các nước xuất khẩu lớn như
GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH
SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM
Trang 39
Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn
2006-2010
Thái Lan, Ấn Độ dự kiến giảm sản lượng xuất khẩu, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp Việt Nam tăng lượng xuất khẩu.
Thương mại gạo toàn cầu thời kỳ 2006 – 2010 ở mức 26 – 28 triệu tấn/năm. Tuy tập
trung cho việc cải thiện chất lượng giống, nâng cao năng suất sản lượng nhưng dự kiến
giá xuất khẩu vẫn tiếp tục đứng ở mức cao và có xu hướng tăng.
5.1.2 Mục tiêu của AFIEX đến năm 2010
Mục tiêu dài hạn
Xây dựng AFIEX thành thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu gạo của
Việt Nam trên thị trường thế giới. Xây dựng các lợi thế cạnh tranh mang tính lâu bền:
uy tín thương hiệu, khả năng nghiên cứu đổi mới, hệ thống phân phối….
Mục tiêu cụ thể
- Sản lượng sản phẩm: ổn định sản lượng chế biến và tiêu thụ ở mức 200.000
tấn/năm, xuất khẩu 90%, tiêu thụ nội địa 10%.
- Thị trường nội địa: tập trung phát triển các sản phẩm gạo thương hiệu đóng túi nhỏ
với mẫu mã bao bì đẹp. Chú ý đến chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm. Khai
thác các hệ thống siêu thị trong và ngoài tỉnh.
- Thị trường xuất khẩu: duy trì và phát triển các thị trường trọng điểm: Philippines,
Indonesia, Malaysia, Châu phi, Trung Đông. Khai thác các thị trường khó tính nhưng có
giá bán cao: Nhật Bản, Hàn Quốc thông qua đấu thầu…
- Chủ yếu tập trung vào chất lượng sản phẩm và chủng loại gạo chào bán (gạo trung
bình và cấp cao), gắn sản phẩm với thương hiệu (gạo thơm, gạo đặc sản, gạo nếp), gia
tăng đơn giá bán và kim ngạch xuất khẩu.
- Duy trì vị trí kinh doanh trong tốp 10 công ty xuất khẩu gạo hàng đầu của cả nước.
5.2. Xây dựng các phương án chiến lược
5.2.1 Ma trận SWOT
GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH
SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM
Trang 40
Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn
2006-2010
Bảng 5.1 Ma trận SWOT
SWOT
O - CƠ HỘI (OPPORTUNITIES)
O1. Thị trường nội địa còn nhiều tiềm
năng.
O2. Sự hỗ trợ của Nhà nước, hiệp hội
lương thực Việt Nam.
O3. Lượng cung gạo thế giới giảm, giá
xuất khẩu tăng.
O4. Nhu cầu gạo thế giới cao.
O5. Sản lượng nguyên liệu dồi dào.
T - ĐE DỌA (THREATENS)
T1. Lao động trong nông nghiệp
giảm xuống.
T2. Sự cạnh tranh không lành mạnh
của các công ty trong ngành.
T3. Nguyên liệu không đồng nhất.
T4. Khách hàng xuất khẩu chiếm ưu
thế.
T5. Chất lượng lúa xuất khẩu ngày
càng được khách hàng chú trọng.
S - ĐIỂM MẠNH
(STRENGTHS)
S1. Có khả năng huy động vốn
tốt.
S2. Công suất chế biến lớn.
S3. Hệ thống kho chứa nhiều.
S4. Hệ thống quản lý tốt.
S5. Hệ thống thông tin khá tốt.
CHIẾN LƯỢC S – O
S1,S2,S3,S4,S5+O1,O5: Đẩy mạnh
marketing để tăng lượng bán nội địa
Thâm nhập thị trường nội địa.
S1,S2,S3,S5+O2,O3,O4: Đẩy mạnh tiếp
thị tăng thị phần xuất khẩu
Thâm nhập thị trường xuất khẩu.
S1,S2,S4,S5+O1,O4: Mua đối thủ nhỏ
để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất
khẩu.
Kết hợp hàng ngang.
S1,S2,S5+O4: Tìm thị trường xuất khẩu
mới.
Phát triển thị trường xuất khẩu.
CHIẾN LƯỢC S – T
S1,S4+T2: Mua đối thủ cạnh tranh
giảm sức ép cạnh tranh.
Kết hợp theo chiều ngang.
S1,S2,S4,S5+T4: Mở chi nhánh đại
diện để phân phối sản phẩm ở thị
trường xuất khẩu.
Kết hợp xuôi về phía trước.
W - ĐIỂM YẾU
(WEAKNESSES)
W1. Thương hiệu còn yếu.
W2. Chưa kiểm soát được về
CHIẾN LƯỢC W – O
W1,W5+O1,O5: Đẩy mạnh hoạt động
marketing ở thị trường nội địa để đẩy
mạnh xúc tiến thương mại.
CHIẾN LƯỢC W - T
W4,W5,W6+T4: Mở chi nhánh ở
nước ngoài, để phân phối sản phẩm.
Kết hợp xuôi về phía trước.
GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH
SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM
Trang 41
Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn
2006-2010
nguyên liệu.
W3. Nghiên cứu phát triển sản
phẩm mới kém.
W4. Trình độ nhân viên chưa
đáp ứng được nhu cầu hội
nhập.
W5. Hoạt động marketing yếu.
W6: Kênh phân phối xuất
khẩu yếu.
W7. Thiếu vốn dự trữ nguyên
liệu.
Thâm nhập thị trường nội địa.
W1,W4,W5+O2,O3,O4: Khắc phục các
điểm yếu để tăng thị phần xuất khẩu gạo
Thâm nhập thị trường xuất khẩu
W3,W5+O1,O4: Tăng cường nghiên
cứu phát triển sản phẩm mới
Phát triển sản phẩm
W2+T3: Đảm bảo kiểm soát nguồn
nguyên liệu
Kết hợp dọc về phía sau.
5.2.2. Ma trận chiến lược chính
Bảng 5.2 Ma trận chiến lược chính
GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH
SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM
Trang 42
Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn
2006-2010
VỊ THẾ
CẠNH
TRANH
YẾU
THỊ TRƯỜNG TĂNG TRƯỞNG NHANH
Góc tư II
1. Phát triển thị trường.
2. Thâm nhập thị trường.
3. Phát triển sản phẩm.
4. Kết hợp theo chiều ngang.
5. Loại bỏ.
6. Thanh lý.
Góc tư I
1. Phát triển thị trường.
2. Thâm nhập thị trường.
3. Phát triển sản phẩm.
4. Kết hợp về phía trước.
5. Kết hợp về phía sau.
6. Kết hợp theo chiều ngang.
7. Đa dạng hóa tập trung.
Góc tư III
1. Giảm bớt chi tiêu.
2.. Đa dạng hóa tập trung.
3. Đa dạng hóa theo chiều
ngang.
4. Đa dạng hóa liên kết.
5. Loại bỏ.
6. Thanh lý.
Góc tư IV
1. Đa dạng hóa tập trung.
2. Đa dạng hóa theo chiều
ngang.
3. Đa dạng hóa liên kết.
4. Liên doanh.
THỊ TRƯỜNG TĂNG TRƯỞNG CHẬM
VỊ THẾ
CẠNH
TRANH
MẠNH
Dựa vào phân tích các môi trường ta thấy ngành đang tăng trưởng nhanh và công ty
AFIEX đang có vị thế cạnh tranh mạnh nên công ty hiện đang ở góc tư thứ nhất của ma
trận chiến lược chính. Do đó các chiến lược công ty có thể áp dụng là: phát triển thị
trường, thâm nhập thị trường, phát triển sản phẩm, kết hợp về phía trước, kết hợp về
phía sau, kết hợp theo chiều ngang. Ta thấy các chiến lược trong ma trận SWOT đều
trùng hợp với các chiến lược này nên các chiến lược được đề xuất trong ma trận SWOT
là phù hợp để xem xét và lựa chọn.
5.2.3. Phân tích ma trận SWOT
Chiến lược S-O: điểm mạnh-cơ hội
- Thâm nhập thị trường nội địa:
GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH
SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM
Trang 43
Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn
2006-2010
Tận dụng thế mạnh của mình về vốn, về công suất chế biến lớn công ty thâm nhập
vào thị trường nội địa. Thị trường nội địa là một thị trường tiềm năng mà các công ty
khác đang khai thác tuy nhiên AFIEX chưa tham gia vào lĩnh vực gạo thương hiệu. Với
chiến lược này sẽ giúp cho công ty tăng thị phần gạo ở thị trường nội địa, vì đa số dân
có mức thu nhập cao hiện nay họ thích gạo thương hiệu, tuy giá cao nhưng chất lượng
cũng cao.
- Thâm nhập thị trường xuất khẩu
Với thế mạnh hiện có của công ty như có thể huy động vốn để kinh doanh có công
suất chế biến lớn… kết hợp với nhu cầu của các nước nhập khẩu tăng cùng với sự hỗ trợ
của nhà nước và hiệp hội công ty tăng cường hoạt động marketing để tăng thị phần ở
các nước xuất khẩu
- Kết hợp hàng ngang
Do nhu cầu về gạo trong nước và thế giới sẽ tăng trong những năm tiếp theo,
AFIEX có khả năng quản lý tốt trong hoạt động kinh doanh gạo công ty có thể huy
động vốn mua lại một số đối thủ nhỏ để tăng quy mô đáp ứng yêu cầu trong nước và
xuất khẩu. Một số đối thủ nhỏ như những nhà máy xay xát có kinh doanh gạo, những
doanh nghiệp xuất khẩu gạo nhỏ hoạt động không hiệu quả…
- Phát triển thị trường xuất khẩu
Nhu cầu thế giới đang tăng cùng với xu hướng thay đổi nhu cầu sử dụng gạo chất
lượng cao của khách hàng, công ty sử dụng các thế mạnh hiện có của mình để tìm kiếm
những thị trường mới khó tính nhưng đem lại cho công ty kim ngạch xuất khẩu cao hơn.
Các thị trường có thể được chú ý đến trong chiến lược này là: EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Singapore…
Chiến lược S-T: điểm mạnh-thách thức
- Chiến lược kết hợp hàng ngang:
Để giảm sức ép cạnh tranh công ty sử dụng chiến lược kết hợp hàng ngang để
mua lại đối thủ cạnh tranh nhỏ dựa vào vốn và khả năng quản lý của mình để điều hành
hoạt động những doanh nghiệp này như doanh nghiệp xay xát tư nhân, doanh nghiệp
xuất khẩu gạo ủy thác.
- Kết hợp xuôi về phía trước
Hiện nay kênh phân phối của công ty chủ yếu thông qua các công ty đa quốc gia
nên sản phẩm của công ty ít được người tiêu dùng biết đến, và những công ty này chiếm
ưu thế hơn công ty. Do đó để cải thiện đe dọa này công ty sẽ lập một chi nhánh ở các
nước mà công ty dự định xuất khẩu như: Philippines, Châu Phi, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Chiến lược W-O: điểm yếu-cơ hội
- Thâm nhập thị trường nội địa
Sản lượng tiêu thụ gạo của công ty ở thị trường nội địa còn ít, trong khi thị trường
này có tiềm năng khá lớn. Để tận dụng được cơ hội này công ty phải khắc phục điểm
yếu của mình là ít làm công tác marketing cho sản phẩm để tăng thị phần của công ty ở
nội địa lên. Công ty phải đẩy mạnh hoạt động tiếp thị để đưa thương hiệu gạo AFIEX
đến với người tiêu dùng.
- Thâm nhập thị trường xuất khẩu
GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH
SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM
Trang 44
Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn
2006-2010
Xu thế toàn cầu hóa đang là một tất yếu, công ty đào tạo hoặc tuyển dụng thêm
nhân viên có trình độ ngoại ngữ và tin học để tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh.
Công ty lập kế hoạch marketing và triển khai nó ở thị trường xuất khẩu để các khách
hàng có thể biết nhiều hơn về sản phẩm tạo điều kiện tăng sản lượng nhập khẩu của họ.
- Phát triển sản phẩm
Chiến lược này trước đây đã được công ty áp dụng nhưng chưa đủ sức cạnh tranh
với các doanh nghiệp tư nhân khác. Để áp dụng chiến lược này công ty tăng cường cho
nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, tạo ra những loại sản phẩm chất lượng cao phù
hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Đầu tư công nghệ đóng gói sản phẩm gạo với bao bì
và mẫu mã đẹp tạo ra những sản phẩm gạo túi từ 2kg – 5kg để đáp ứng những nhu cầu
khác nhau.
Chiến lược W-T: điểm yếu-thách thức
- Kết hợp xuôi về phía trước
Do kênh phân phối ở thị trường xuất khẩu quá yếu nên công ty sẽ lập chi nhánh
hoặc văn phòng đại diện ở các nước khách hàng để có thể dễ dàng hơn trong kinh doanh
và tiếp thị. Để thực hiện được chiến lược này công ty cần có đội ngũ nhân viên giỏi
ngoại ngữ để thực hiện.
- Kết hợp dọc về phía sau
Để khép kín quy trình sản xuất và kiểm soát được nguồn nguyên liệu tạo ra sự
đồng nhất có thể có cho nguyên liệu, công ty sẽ ký kết các hợp đồng với các hợp tác xã,
nông dân trồng các giống lúa theo yêu cầu của công ty. Chiến lược này sẽ giúp cho công
ty có nguồn nguyên liệu ổn định khi nguồn nguyên liệu hiện nay luôn biến động.
5.3. Lựa chọn chiến lược
Bảng 5.3 Ma trận QSPM của công ty AFIEX. Nhóm chiến lược S – O
Các yếu tố quan trọng Phân
Thâm
nhập thị
Thâm
nhập thị
Kết hợp
hàng
Phát triển
thị trường
GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH
SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM
Trang 45
Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn
2006-2010
loại trường nội địa
trường
xuất khẩu ngang xuất khẩu
A
S TAS AS
TA
S
A
S
TA
S AS TAS
Các yếu tố bên trong
Có khả năng huy động vốn tốt 3 4 12 4 12 4 12 4 12
Thị trường nội địa tiềm năng nhưng
lượng bán của công ty còn ít 2 4 8 1 2 3 6 1 2
Hoạt động marketing yếu 1 3 3 2 2 2 2 2 2
Trình độ nhân viên chưa đáp ứng
được nhu cầu hội nhập 2 1 2 2 4 1 2 3 6
Công ty có khả năng cạnh tranh về
giá cao 3 3 9 3 9 2 6 3 9
Nghiên cứu phát triển sản phẩm
mới kém 2 2 4 2 4 3 6 2 4
Công suất chế biến lớn 4 3 12 4 16 1 4 4 16
Hệ thống kho chứa nhiều 4 1 4 4 16 1 4 3 12
Bị động về nguyên liệu 2 2 4 2 4 2 4 2 4
Hệ thống thông tin khá tốt 4 2 8 3 12 2 8 2 8
Hệ thống quản lý tốt 3 2 6 3 9 3 9 3 9
Khách hàng xuất khẩu chiếm ưu thế 2 1 2 2 4 2 4 2 4
Thương hiệu còn yếu 2 3 6 2 4 3 6 2 4
Các yếu tố bên ngoài
Sự hỗ trợ của Nhà nước, hiệp hội
lương thực Việt Nam 4 1 4 4 16 2 8 4 16
Sự cạnh tranh không lành mạnh của
các công ty trong ngành 2 1 2 2 4 4 8 2 4
Thiếu vốn dự trữ nguyên liệu 3 3 9 2 6 1 3 2 6
Lượng cung gạo thế giới giảm giá
xuất khẩu tăng 3 1 3 3 9 3 9 4 12
Thị trường nội địa còn nhiều tiềm
năng 2 4 8 1 2 3 6 1 2
Nhu cầu gạo cấp thấp trên thế giới
cao 3 1 3 4 12 2 6 3 9
Lao động trong nông nghiệp giảm
xuống 2 2 4 2 4 1 2 2 4
Sản lượng nguyên liệu dồi dào 4 3 12 3 12 1 4 3 12
Giá nguyên liệu đầu vào tăng 2 2 4 2 4 1 2 2 4
Chất lượng lúa xuất khẩu ngày càng
được chú trọng 3 1 3 3 9 2 6 3 9
Gạo xuất khẩu ít bị những rào cản 4 1 4 4 16 2 8 4 16
Nguyên liệu không đồng nhất 2 3 6 2 4 2 4 2 4
Tổng cộng 142 196 139 190
Bảng 5.4 Ma trận QSPM của công ty AFIEX. Nhóm chiến lược S – T
GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH
SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM
Trang 46
Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn
2006-2010
Các yếu tố quan trọng Phân loại
Kết hợp
hàng
ngang
Kết hợp
xuôi
AS TAS AS TAS
Các yếu tố bên trong
Có khả năng huy động vốn tốt 3 4 12 4 12
Thị trường nội địa tiềm năng nhưng lượng bán
của công ty còn ít 2 3 6 1 2
Hoạt động marketing yếu 1 2 2 3 3
Trình độ nhân viên chưa đáp ứng được nhu cầu
hội nhập 2 1 2 3 6
Công ty có khả năng cạnh tranh về giá cao 3 5 15 3 9
Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới kém 2 3 6 2 4
Công suất chế biến lớn 4 2 8 4 16
Hệ thống kho chứa nhiều 4 2 8 3 12
Bị động về nguyên liệu 2 2 4 2 4
Hệ thống thông tin khá tốt 4 2 8 3 12
Hệ thống quản lý tốt 3 3 9 4 12
Khách hàng xuất khẩu chiếm ưu thế 2 2 4 2 4
Thương hiệu còn yếu 2 3 6 3 6
Các yếu tố bên ngoài
Sự hỗ trợ của Nhà nước, hiệp hội lương thực
Việt Nam 4 2 8 3 12
Sự cạnh tranh không lành mạnh của các công
ty trong ngành 2 4 8 3 6
Thiếu vốn dự trữ nguyên liệu 3 2 6 2 6
Lượng cung gạo thế giới giảm giá xuất khẩu
tăng 3 3 9 3 9
Thị trường nội địa còn nhiều tiềm năng 2 3 6 1 2
Nhu cầu gạo cấp thấp trên thế giới cao 3 3 9 2 6
Lao động trong nông nghiệp giảm xuống 2 2 4 1 2
Sản lượng nguyên liệu dồi dào 4 2 8 3 12
Giá nguyên liệu đầu vào tăng 2 2 4 2 4
Chất lượng lúa xuất khẩu ngày càng được chú
trọng 3 3 9 2 6
Gạo xuất khẩu ít bị những rào cản 4 3 12 3 12
Nguyên liệu không đồng nhất 2 1 2 2 4
Tổng cộng 175 183
Bảng 5.5 Ma trận QSPM của công ty AFIEX. Nhóm chiến lược W – O
GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH
SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM
Trang 47
Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn
2006-2010
Các yếu tố quan trọng
Phâ
n
loại
Thâm
nhập thị
trường nội
địa
Thâm
nhập thị
trường
xuất khẩu
Phát triển
sản phẩm
AS
TA
S AS
TA
S AS TAS
Các yếu tố bên trong
Có khả năng huy động vốn tốt 3 4 12 3 9 3 9
Thị trường nội địa tiềm năng nhưng
lượng bán của công ty còn ít 2 2 4 1 2 2 4
Hoạt động marketing yếu 1 2 2 1 1 1 1
Trình độ nhân viên chưa đáp ứng được
nhu cầu hội nhập 2 1 2 2 4 1 2
Công ty có khả năng cạnh tranh về giá
cao 3 3 9 3 9 2 6
Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới
kém 2 2 4 1 2 1 2
Công suất chế biến lớn 4 4 16 4 16 3 12
Hệ thống kho chứa nhiều 4 3 12 3 12 2 8
Bị động về nguyên liệu 2 2 4 1 2 2 4
Hệ thống thông tin khá tốt 4 2 8 2 8 2 8
Hệ thống quản lý tốt 3 3 9 3 9 3 9
Khách hàng xuất khẩu chiếm ưu thế 2 1 2 1 2 1 2
Thương hiệu còn yếu 2 2 4 2 4 1 2
Các yếu tố bên ngoài
Sự hỗ trợ của Nhà nước, hiệp hội lương
thực Việt Nam 4 3 12 3 12 3 12
Sự cạnh tranh không lành mạnh của các
công ty trong ngành 2 4 8 1 2 2 4
Thiếu vốn dự trữ nguyên liệu 3 2 6 2 6 1 3
Lượng cung gạo thế giới giảm giá xuất
khẩu tăng 3 1 3 3 9 2 6
Thị trường nội địa còn nhiều tiềm năng 2 4 8 1 2 4 8
Nhu cầu gạo cấp thấp trên thế giới cao 3 1 3 3 9 3 9
Lao động trong nông nghiệp giảm
xuống 2 2 4 1 2 2 4
Sản lượng nguyên liệu dồi dào 4 3 12 2 8 3 12
Giá nguyên liệu đầu vào tăng 2 1 2 2 4 1 2
Chất lượng lúa xuất khẩu ngày càng
được chú trọng 3 1 3 2 6 3 9
Gạo xuất khẩu ít bị những rào cản 4 1 4 3 12 4 16
Nguyên liệu không đồng nhất 2 2 4 2 4 2 4
Tổng cộng 157 156 158
Bảng 5.6 Ma trận QSPM của công ty AFIEX. Nhóm chiến lược W – T
GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH
SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM
Trang 48
Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn
2006-2010
Các yếu tố quan trọng Phân loại
Kết hợp
xuôi
Kết hợp
ngược
AS TAS AS TAS
Các yếu tố bên trong
Có khả năng huy động vốn tốt 3 3 9 3 9
Thị trường nội địa tiềm năng nhưng lượng bán
của công ty còn ít 2 1 2 1 2
Hoạt động marketing yếu 1 2 2 1 1
Trình độ nhân viên chưa đáp ứng được nhu
cầu hội nhập 2 3 6 1 2
Công ty có khả năng cạnh tranh về giá cao 3 3 9 2 6
Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới kém 2 2 4 2 4
Công suất chế biến lớn 4 4 16 3 12
Hệ thống kho chứa nhiều 4 3 12 3 12
Bị động về nguyên liệu 2 2 4 4 8
Hệ thống thông tin khá tốt 4 3 12 2 8
Hệ thống quản lý tốt 3 3 9 3 9
Khách hàng xuất khẩu chiếm ưu thế 2 2 4 2 4
Thương hiệu còn yếu 2 1 2 2 4
Các yếu tố bên ngoài
Sự hỗ trợ của Nhà nước, hiệp hội lương thực
Việt Nam 4 3 12 3 12
Sự cạnh tranh không lành mạnh của các công
ty trong ngành 2 2 4 2 4
Thiếu vốn dự trữ nguyên liệu 3 2 6 4 12
Lượng cung gạo thế giới giảm giá xuất khẩu
tăng 3 2 6 2 6
Thị trường nội địa còn nhiều tiềm năng 2 1 2 1 2
Nhu cầu gạo cấp thấp trên thế giới cao 3 3 9 2 6
Lao động trong nông nghiệp giảm xuống 2 2 4 3 6
Sản lượng nguyên liệu dồi dào 4 3 12 3 12
Giá nguyên liệu đầu vào tăng 2 2 4 3 6
Chất lượng lúa xuất khẩu ngày càng được chú
trọng 3 3 9 2 6
Gạo xuất khẩu ít bị những rào cản 4 3 12 2 8
Nguyên liệu không đồng nhất 2 2 4 4 8
Tổng cộng 175 169
Ghi chú: AS: điểm hấp dẫn, TAS: tổng số điểm hấp dẫn
Dựa vào số điểm hấp dẫn của các ma trận QSPM, ta có kết luận sau:
Đối với nhóm chiến lược S-O: Các chiến lược được chọn là chiến lược thâm
nhập thị trường xuất khẩu (TAS=196) và phát triển thị trường xuất khẩu (TAS=190).
GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH
SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM
Trang 49
Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn
2006-2010
Đối với nhóm chiến lược S-T: Chiến lược được chọn trong nhóm này là chiến
lược kết hợp xuôi về phía trước (TAS=183).
Đối với nhóm chiến lược W-O: Các chiến lược được chọn là chiến lược thâm
nhập thị trường nội địa (TAS=157) và phát triển sản phẩm (TAS=158).
Đối với nhóm chiến lược W-T: Các chiến lược được chọn là kết hợp xuôi về
phía trước (TAS=175).
Tổng hợp lại, ta sẽ chọn những chiến lược sau đây để lựa chọn
1. Chiến lược thâm nhập thị trường nội địa.
2. Chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu.
3. Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu.
4. Chiến lược phát triển sản phẩm.
5. Chiến lược kết hợp xuôi về phía trước.
GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH
SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM
Trang 50
Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn
2006-2010
Chương 6. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ THỰC HIỆN CÁC CHIẾN
LƯỢC
Để có thể thực hiện thành công các chiến lược công ty cần có một số giải pháp sau:
6.1. Giải pháp về quản trị
- Thay đổi cơ cấu tổ chức: Bổ sung một số phòng ban về tổ chức ở xí nghiệp xuất
khẩu lương thực, phòng kinh doanh nội địa, phòng marketing…
Phòng kinh doanh nội địa gồm một trưởng phòng và ba nhân viên đảm nhận từng
thị trường như thị trường Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam… Họ có nhiệm vụ thu
thập thông tin và giao dịch với các khách hàng trong khu vực đảm trách.
Phòng marketing: đây là bộ phận quan trọng mà công ty cần phải tổ chức thêm để
tăng cường công tác tiếp thị hỗ trợ cho phòng kinh doanh nội địa và xuất khẩu hoạt
động đạt hiểu quả hơn. Phòng này có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường về nhu cầu của
khách hàng, đặc điểm của họ, sức mua của họ,… để tìm những thị trường tiềm năng. Dự
báo mức tiêu thụ theo thị trường, những biến động của thị trường. Tư vấn cho khách
hàng về việc sử dụng sản phẩm, giải quyết khiếu nại, thắc mắc của khách hàng về sản
phẩm.
Phòng nhân sự được tách ra khỏi phòng Tổ chức - Hành chánh để quản lý nhân
viên một cách chuyên nghiệp hơn, phòng này chịu trách nhiệm về quản lý nhân viên,
tuyển dụng, đào tạo, các chính sách đãi ngộ cho nhân viên, các lợi ích của họ.
Phòng nghiên cứu phát triển: tuyển một số nhân viên có kinh nghiệm chế biến
thực phẩm để thực hiện nhiệm vụ của phòng này.
- Áp dụng mạng lưới quản lý điều hành bằng mạng nội bộ để dễ dàng thu thập thông
tin từ các phòng ban, nhằm tiết kiệm thời gian và năng lực. Việc áp dụng cách quản lý
này sẽ giúp thực hiện chiến lược kết hợp xuôi về phía trước. Khi công ty lập chi nhánh
ở nước ngoài sẽ thuận tiện cho việc trao đổi thông tin một cách nhanh chóng giữa công
ty mẹ và các chi nhánh.
- Chú trọng việc khen thưởng, đãi ngộ nhân viên tạo động lực họ tham gia tích cực
vào công việc.
- Công ty tổ chức họp thường kỳ với xí nghiệp để triển khai các chiến lược, cập nhật
tình hình hoạt động của xí nghiệp.
6.2. Giải pháp về marketing
6.2.1. Giải pháp về sản phẩm
- Giữ những sản phẩm cũ như gạo trắng các loại 2%, 5%, 10%, 15%, 25 % tấm,…và
cải tạo những sản phẩm đó tốt hơn về chất lượng, có thể nghiên cứu để khâu bảo quản
sản phẩm được lâu hơn. Để giữ được các thị trường truyền thống thông qua các sản
phẩm này.
- Với chiến lược phát triển sản phẩm: cần đẩy mạnh phát triển đa dạng sản phẩm, gắn
sản phẩm với thương hiệu. Tạo ra những sản phẩm mới bằng cách tạo cho nó sự khác
biệt về mẫu bao bì (tên gạo, thời hạn sử dụng, công ty sản xuất), tạo những sản phẩm có
nhiều trọng lượng khác nhau từ 2kg-5kg phù hợp với nhu cầu. Phát triển sản phẩm nếp
vàng Phú Tân, gạo tấm. Công ty dùng những sản phẩm gạo chất lượng đặc trưng có
GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH
SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM
Trang 51
Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn
2006-2010
thương hiệu riêng và bao bì đẹp để thâm nhập thị trường nội địa và phát triển một số thị
trường xuất khẩu.
+ Do nhu cầu tiêu thụ gạo ở mỗi nơi khác nhau như: gạo có hạt cơm mềm, có mùi
thơm, hạt cơm khô, gạo hạt dài, gạo ngắn,…. công ty cần phát triển từng sản phẩm ở thị
trường khác nhau. Cụ thể từng thị trường: thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc chọn gạo
hạt dài cao cấp, thị trường Nam Á sử dụng gạo hạt dài đã được xay chất lượng thấp và
gạo đồ giá thấp, Châu Phi gạo cấp thấp chủ yếu là giá rẻ.
+ Cải tiến mẫu mã bao bì đẹp, nhất là các sản phẩm được kinh doanh trong nước,
tiến đến bao bì xanh sạch hướng cho xuất khẩu. Cung cấp nhiều thông tin về sản phẩm
trên bao bì như hàm lượng dinh dưỡng, thời gian sử dụng, cách bảo quản, cách chế
biến…, sử dụng ngôn ngữ của nước xuất đến trên bao bì để họ có hthể dễ dàng nắm
thông tin về sản phẩm
- Hỗ trợ vốn và bao tiêu cho nông dân để tiến tới sản phẩm gạo sạch, chất lượng để
công ty sử dụng những sản phẩm này phát triển ở một số thị trường khó tính nâng cao
kim ngạch xuất khẩu.
6.2.2. Giải pháp về giá
Giá là một chiến lược quan trọng, khách hàng rất nhạy cảm về giá của các sản phẩm,
do đó để định được giá phù hợp phải căn cứ vào chi phí sản xuất và kết quả của nghiên
cứu marketing, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Việc định giá của công ty sẽ ảnh
hưởng lớn đến các chiến lược thâm nhập và phát triển thị trường kể cả trong và ngoài
nước.
- Hiện nay công ty định giá sản phẩm của mình ở mức trung bình phù hợp với một
số thị trường truyền thống công ty nên duy trì giá của những sản phẩm này. Bên cạnh đó
cũng nên định giá của một số sản phẩm chất lượng cao ở mức cao hơn để phù hợp với
chất lượng và vị trí của nó, đồng thời nó cũng giúp người tiêu dùng khẳng định vị trí
tiêu dùng của họ khi sử dụng sản phẩm.
- Đối với những sản phẩm xuất khẩu công ty có thể định giá theo vùng xuất khẩu
tùy theo chất lượng gạo như: Châu Phi chủ yếu xuất gạo trung bình nên có giá trung
bình, Châu Á thì tùy một số thị trường: Philippines định giá trung bình, Nhật Bản là thị
trường mục tiêu sắp tới với sản phẩm chất lượng cao và được kiểm tra chặt chẽ về hóa
chất nên công ty có thể định giá cao khi phát triển ở thị trường này, cũng như ở thị
trường Singapore… Tuy nhiên cũng phải phù hợp với giá của thị trường và sản phẩm có
thể cạnh tranh được với các công ty trong ngành khác.
6.2.3. Giải pháp về phân phối
Thị trường nội địa:
Phân phối tại các chợ và cửa hàng gạo: đây là sản phẩm cao cấp hơn so với các loại
gạo không thương hiệu được bày bán ở chợ nên giá của nó sẽ khó cạnh tranh được với
các loại gạo khác. Công ty có thể phân phối sản phẩm của mình ở các cửa hàng chuyên
kinh doanh gạo, chủ cửa hàng là người tiếp xúc nhiều với khách hàng họ có thể tiếp thị
cho khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty, công ty nên quan tâm nhiều đến kênh
phân phối này.
Trưng bày và bán các sản phẩm trong hệ thống siêu thị AA và cửa hàng bách hoá của
công ty ở thị trường An Giang sẽ làm giảm bớt chi phí phân phối ở các nhà trung gian
khác.
GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH
SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM
Trang 52
Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn
2006-2010
Phân phối vào những siêu thị ở các thành phố lớn như Thành phố Cần Thơ, Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Đà Nẵng vì người dân hiện nay tại những thành phố này họ thích mua
sắm ở siêu thị hơn, nên đưa sản phẩm của công ty vào những siêu thị lớn sẽ giúp cho
người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn sản phẩm hơn. Tuy nhiên sử dụng kênh phân phối này
công ty sẽ tốn nhiều chi phí hơn cho quầy hàng trong siêu thị.
Ký hợp đồng phân phối lâu dài với các siêu thị, hỗ trợ việc bán hàng các đại lý bằng
cách cung cấp bảng hiệu cho họ đồng thời cũng để quảng cáo cho công ty. Có các chính
sách khen thưởng khuyến khích cho những đại lý tiêu thụ nhiều sản phẩm của công ty.
Qua các giải pháp ta có thể tổng quát sơ đồ kênh phân phối nội địa của công ty
AFIEX như sau:
Hình 6-1: Kênh phân phối nội địa dự kiến của AFIEX
Thị trường xuất khẩu:
Duy trì kênh phân phối như trước là cung cấp sản phẩm thông qua các công ty nhập
khẩu đa quốc gia. Cần đặt mối quan hệ lâu dài, uy tín với các nhà phân phối này.
Sau khi cổ phần trong năm 2006 công ty có đủ điều kiện về các nguồn lực, công ty
cần mở các chi nhánh của mình ở nước xuất khẩu để giảm sức ép của họ về giá, thời
gian giao hàng, thời gian thanh toán.
Đưa đầy đủ các thông tin về công ty, sản phẩm để khách hàng tìm hiểu và tiến hành
công tác bán hàng qua mạng, đây là hình thức bán hàng mới đang được các công ty lớn
áp dụng.
Hình 6-2: Kênh phân phối xuất khẩu dự kiến của AFIEX
6.2.4. Giải pháp về chiêu thị
Đây là điểm yếu của công ty nên cần khắc phục nhiều trong thời gian tới khi công ty
chuyển thành công ty cổ phần. Công ty cần chi cho ngân sách quảng cáo nhiều hơn để
mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh lớn hơn.
Thị trường nội địa:
- Tham gia các hội chợ thương mại về hàng nông sản, kết hợp với các sản phẩm thủy
sản để giới thiệu sản phẩm gạo của công ty trong các hội chợ hàng Việt Nam chất lượng
cao.
- Xây dựng thương hiệu gạo AFIEX cho công ty, bước đầu công ty phải đẩy mạnh
quảng cáo để người tiêu dùng biết đến sản phẩm nhiều hơn. Quảng cáo trên các phương
tiện truyền thông như:
GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH
SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM
Trang 53
AFIEX
Người
tiêu dùng
Chi nhánh
Nhà xuất khẩu ủy thác
Công ty nhập khẩu
Siêu thị
Cửa hàng gạo
AFIEX Người tiêu dùng
Siêu thị
Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn
2006-2010
Báo: Sài Gòn Tiếp Thị, Tư Vấn Tiêu Dùng, Tuổi Trẻ, Thanh Niên,..
Truyền hình: Quảng cáo trên truyền hình các tỉnh có đại lý của AFIEX
In tờ rơi để ở siêu thị nơi có bán sản phẩm.
Internet: nhanh chóng đưa thông tin của xí nghiệp xuất khẩu lương thực vào trang
web của công ty để khách hàng có thể nắm thông tin về công ty và sản phẩm, quảng cáo
trên trang Sài Gòn Tiếp Thị, Thương Hiệu Việt, Tuổi trẻ Online....
- Thực hiện các chương trình khuyến mại: vào các dịp lễ lớn, Tết Nguyên Đán, trong
các hội chợ để giới thiệu sản phẩm.
- Tài trợ một số chương trình thể thao hoặc chương trình nấu ăn trên truyền hình.
Trao học bổng cho sinh viên các ngành kế toán, tài chính, công nghệ chế biến, thủy sản,
tạo cơ hội cho họ thực tập để có thể thu hút sinh viên giỏi về làm việc cho công ty.
- Sắp tới, công ty sử dụng những cửa hàng, siêu thị để trưng bày và bán sản phẩm
gạo của công ty chủ yếu là phục vụ cho công tác quảng bá thương hiệu và chiến lược
kinh doanh dài hạn.
Thị trường xuất khẩu:
Đẩy mạnh quảng cáo ở thị trường xuất khẩu sẽ dễ dàng hơn cho công ty khi thực
hiện các chiến lược thâm nhập và phát triển thị trường xuất khẩu.
- Liên hệ với hiệp hội lương thực Việt Nam, và các tổ chức kinh tế để tham gia hội
chợ nông sản ở các khu vực trên thế giới nhằm giới thiệu sản phẩm với khách hàng thế
giới. Tham gia một số hội chợ thương mại ở các nước khách hàng mục tiêu.
- Quảng cáo trên một số thời báo lớn ở những nước xuất khẩu mục tiêu như
Philippines, Indonesia, Malaysia, Châu Phi, Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc.
- Tạo quan hệ tốt với các khách hàng lớn vì họ là người cung cấp sản phẩm của công
ty đến người tiêu dùng, họ sẽ thay công ty quảng cáo về sản phẩm để người tiêu dùng sử
dụng.
6.3. Giải pháp về sản xuất – tác nghiệp – quản lý chất lượng
6.3.1. Giải pháp về nguyên liệu
- Công ty ký hợp đồng với hợp tác xã và nông dân để họ sản xuất cùng một giống lúa
theo yêu cầu công ty. Đa số hợp đồng bao tiêu đã thực hiện nhưng đa số đều thất bại do
khi đến thời gian thực hiện hợp đồng giá lúa thị trường cao hơn giá trong hợp đồng nên
nông dân không thực hiện hợp đồng. Hợp đồng bao tiêu hiện nay tính chất ràng buộc rất
thấp, phía doanh nghiệp thì ký theo chủ trương của Nhà nước, phía nông dân thì ký hợp
đồng cho có nhưng họ muốn bán cho ai giá cao thì bán. Nên công ty muốn có nguồn
nguyên liệu ổn định thông qua hợp đồng bao tiêu thì công ty phải có những giải pháp
sau:
+ Công ty phải thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết với hợp tác xã hoặc nông dân
để tạo uy tín với nhà cung cấp. Khi tạo được lòng tin và mối quan hệ mua bán lâu dài sẽ
giúp cho các hợp đồng về sau dễ dàng thực hiện hơn.
+ Đầu tư vốn, giống và kỹ thuật trồng cho nông dân sau khi công ty mua lúa của
nông dân sẽ trừ lại tiền giống và vốn, họ chỉ bỏ công ra để sản xuất.
+ Khi ký hợp đồng theo giá cố định công ty phải có sự dự đoán trước giá thị
trường và kèm theo biên độ (khoảng ±5%) để đảm bảo có thể thực hiện được hợp đồng.
GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH
SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM
Trang 54
Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn
2006-2010
+ Công ty có thể gửi trước một số tiền tùy theo sản lượng được ký kết cho hợp tác
xã hay nông dân để họ trang trải tiền sản xuất không phải đi vay và sẽ trừ lại sau đó.
- Tăng tính chủ động cho bộ phận thu mua bảo đảm cho giá mua nguyên liệu phù
hợp với giá thị trường.
- Thương lái là một bộ phận đã có từ xưa đến nay trong thu mua lúa gạo, nên công ty
tạo mối quan hệ tốt với họ để họ luôn cung cấp cho công ty những nguyên liệu tốt và họ
sẽ thu mua lúa tiếp cho công ty trong những vụ cao điểm. Ưu tiên mua hết lúa của
những nhà cung cấp quen thuộc và các hợp tác xã có ký hợp đồng theo giá thỏa thuận.
6.3.2. Giải pháp về sản xuất – thiết bị
- Đầu tư các thiết bị hiện đại, tự động hóa để tăng năng suất của công ty, giảm tỷ lệ
hao hụt, thay thế nhân công lao động thủ công bằng máy tự động như băng tải chuyển
nguyên liệu ở các kho, nhà máy chế biến.
- Đầu tư máy lau bóng gạo, máy kiểm tra chất lượng gạo, hạn sử dụng gạo, hệ thống
đóng gói tự động với các sản phẩm có trọng lượng từ 2kg đến 5 kg để phục vụ cho
chiến lược phát triển sản phẩm.
- Áp dụng hệ thống quản lý sản xuất và tồn kho bằng máy vi tính, giúp công ty dễ
dàng xác định được số nguyên liệu và sản phẩm đang tồn tại các kho (do hệ thống kho
rải rác nhiều nơi).
6.3.3. Giải pháp về quản lý chất lượng
- Tập huấn cho nông dân trong vùng thu mua nguyên liệu của công ty trồng lúa thu
hoạch đúng lúc, bảo quản đúng cách cho đến khi nguyên liệu được đưa đến hệ thống thu
mua của công ty. Để gạo thành phẩm của công ty không dễ gãy và có độ ẩm cho phép
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty chế biến gạo có chất lượng và đủ tiêu chuẩn.
- Ghi đầy đủ thông tin về sản phẩm như hàm lượng dinh dưỡng, loại gạo, hạn sử
dụng trên bao bì để khách hàng có thể kiểm tra và lựa chọn sản phẩm. Ghi mã vạch và
số hiệu sản phẩm để công ty dễ dàng kiểm tra tồn kho và lưu trữ hồ sơ về sản phẩm đã
xuất bán. Khi thực hiện chiến lược phát triển thị trường sang những khách hàng khó tính
thì yếu tố này rất cần trong sản phẩm.
6.4. Giải pháp về nghiên cứu phát triển
Lập phòng nghiên cứu phát triển như trong giải pháp quản trị. Phòng này sẽ giúp cho
công ty tạo ra lợi thế cạnh tranh về những sản phẩm mới. Nên có một chính sách
khuyến khích các nhân viên phòng này làm việc tích cực, đem lại hiệu quả cho công ty.
Đây là một nhân tố quan trọng vì trong ngành hiện nay đa số các công ty khác cũng
không có bộ phận nghiên cứu và phát triển.
Bên cạnh đó bộ phận này cũng nghiên cứu những giá trị gia tăng của sản phẩm đem
lại cho khách hàng, cách nâng cao chất lượng, giảm hao hụt.
6.5. Giải pháp về tài chính - kế toán
- Huy động thêm nguồn vốn kinh doanh thông qua phát hành cổ phiếu khi công ty trở
thành công ty cổ phần. Áp dụng các chính sách mua trả chậm đối với các nhà cung cấp
để giảm mức vay của công ty. Có nguồn vốn để thực hiện các giải pháp về nguyên liệu
(ứng trước tiền cho nông dân), marketing, lập dự án mở chi nhánh ở nước ngoài để thực
hiện chiến lược kết hợp xuôi về phía trước. Các chi nhánh được mở ở các quốc gia
truyền thống trước:
GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH
SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM
Trang 55
Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn
2006-2010
+ Chi nhánh sẽ được thành lập ở Philippnes khi công ty có đầy đủ nguồn lực như
về nguồn vốn, nguồn nhân lực vì đây là thị trường trọng tâm của công ty.
+ Chi nhánh thứ hai sẽ được thành lập sau khi chi nhánh đầu vào hoạt động và
kinh doanh có hiệu quả đó là chi nhánh ở Châu Phi.
- Lập các báo cáo tài chính hàng năm để theo dõi sát tình hình hoạt động của thị
trường, đánh giá hoạt động của xí nghiệp sau mỗi năm hoạt động để đảm bảo mục tiêu
tăng trưởng.
- Do đặc điểm công ty sử dụng nợ vay ngắn hạn nhiều nên công ty cần theo dõi sát
tình hình nợ của công ty, để điều chỉnh hoạt động khi cần thiết.
- Áp dụng kế toán quản trị để giảm các chi phí không cần thiết trong sản xuất.
6.6. Giải pháp về nhân sự
Để thực hiện tốt chiến lược kết hợp xuôi về phía trước công ty cần có một giải pháp
nhân sự hợp lý:
- Về tuyển dụng nguồn nhân sự: Do phòng nhân sự thực hiện theo yêu cầu của công
ty. Tuyển dụng nhân viên phù hợp với vị trí và dựa trên năng lực, trình độ chuyên môn
của nhân viên. Chủ yếu dựa vào các nguồn: trong công ty, từ các trường đại học, trung
cấp,… Thu hút nhân viên nghiên cứu phát triển có trình độ cao và kinh nghiệm với mức
thu nhập cao để thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm. Tuyển dụng mới nhân viên
xuất nhập khẩu, có trình độ ngoại ngữ giỏi giao tiếp để đáp ứng cho chiến lược kết hợp
xuôi về phía trước. Nhân viên marketing nhanh nhẹn, nắm bắt nhanh thị trường để thực
hiện chiến lược thâm nhập và phát triển thị trường.
- Về đào tạo và phát triển: các lãnh đạo được cử học các lớp quản lý doanh nghiệp do
các trường đại học đào tạo khóa ngắn hạn. Đào tạo kiến thức marketing cho ban giám
đốc để họ có nhận định nhanh và chính xác về sự thay đổi của môi trường. Đào tạo các
nhân viên về tin học để họ có thể làm việc với máy vi tính khi hệ thống mạng quản lý
nội bộ được đưa vào hoạt động.
- Về phúc lợi: cần có chính sách thu hút nhân tài hợp lý để họ vào làm việc cho công
ty. Có chính sách khen thưởng đối với các cá nhân làm việc tích cực, đối với xí nghiệp
hoạt động hiều quả, thưởng thêm hoa hồng đối với nhân viên marketing. Lực lượng bán
hàng là một đội ngũ quan trọng của công ty nên có những chính sách đãi ngộ thích hợp
cho họ như thưởng thêm hoa hồng theo doanh thu.
6.7. Giải pháp về hệ thống thông tin
Việc thu thập thông tin nên giao cho nhân viên có trình độ tin học và ngoại ngữ khá
tốt để họ dễ dàng thu thập thông tin từ thị trường, từ mạng nội bộ. Hệ thống thông tin
được sử dụng để ra những quyết định quan trọng và nó phải được thu thập một cách
khách quan. Công ty cần thu thập về thông tin của các thị trường mục tiêu như Nhật
Bản, Singapore, Hàn Quốc, Trung Đông, Châu Phi,…để hỗ trợ cho chiến lược phát triển
thị trường xuất khẩu.
GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH
SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM
Trang 56
Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn
2006-2010
Chương 7. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
7.1. Kết luận
Trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu, một công ty cho dù đang thành công với việc
kinh doanh của mình, đang nắm thị phần lớn trong ngành cũng không thể giữ mãi
những vị thế cạnh tranh của mình để hoạt động. Để đững vững trên thương trường công
ty cần có những chiến lược phù hợp với môi trường kinh doanh. AFIEX để giữ vững vị
trí của mình và trở thành công ty xuất khẩu gạo hàng đầu cần một nỗ lực lớn của toàn
công ty, trong đó mảng kinh doanh lương thực cũng góp phần không nhỏ vào tiến trình
đó. Kinh doanh lương thực là một phần lớn trong hoạt động kinh doanh của công ty, vì
thế kinh doanh lương thực phát triển sẽ có tác động thúc đẩy các mảng khác phát triển.
Qua quá trình phân tích các môi trường hoạt động của công ty, ta thấy công ty nên áp
dụng các chiến lược sau:
- Chiến lược thâm nhập thị trường: nhằm làm tăng thị phần của công ty kể cả
thị trường trong và ngoài nước.
- Chiến lược phát triển thị trường: quan trọng nhất là những thị trường có giá trị
kim ngạch cao như thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…
- Chiến lược phát triển sản phẩm: để tồn tại công ty cần có những dòng sản
phẩm mới để đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng.
- Chiến lược kết hợp xuôi về phía trước: lập chi nhánh hay văn phòng đại diện ở
nước ngoài để thuận lợi cho giao dịch và phân phối sản phẩm.
Để thực hiện tốt các chiến lược này công ty cần phải giữ vững những thế mạnh của
mình như có công suất chế biến lớn, hệ thống thông tin khá tốt, khả năng huy động vốn
tốt, khả năng quản lý của ban Giám đốc linh hoạt và nhanh nhẹn. Ngoài ra công ty còn
phải khắc phục những điểm yếu của mình nhất là về công tác marketing và nghiên cứu
phát triển sản phẩm mới.
Với những chiến lược và giải pháp được đề ra cho công ty AFIEX tôi mong rằng sẽ
có thể giúp cho công ty phát triển ổn định và đạt được những mục tiêu đã đề ra. Hy
vọng rằng trong tương lai khi trở thành một công ty cổ phần công ty sẽ hoạt động thành
công hơn và trở thành một công ty dẫn đầu ngành.
7.2. Kiến nghị
Nhà nước và các cơ quan thẩm quyền trong kinh doanh xuất nhập khẩu:
- Tạo điều kiện thông thoáng cho việc xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp.
- Hỗ trợ ngành phát triển: khuyến khích các doanh nghiệp có sản lượng xuất khẩu
gạo nhiều bằng cách khen thưởng , phong tặng danh hiệu cho những doanh nghiệp xuất
sắc. Nhà nước có thể cấp cho họ nhiều hạn ngạch hơn khi họ có sản lượng xuất khẩu
năm trước đạt sản lượng cao trong tốp 10 doanh nghiệp dẫn đầu.
- Bộ có chính sách đầu tư giống đặc sản, các loại lúa thơm và nếp có giá trị xuất khẩu
cao.
- Tổ chức các kỳ hội chợ trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản trong và ngoài
nước.
GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH
SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM
Trang 57
Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn
2006-2010
- Có điều kiện ràng buộc người nông dân trong hợp đồng bao tiêu để đảm bảo lợi ích
cho các bên ký kết hợp đồng.
- Hiệp hội lương thực Việt Nam nắm bắt được thông tin thị trường thế giới kịp thời
để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong định giá xuất khẩu.
Về phía ngành:
- Các doanh nghiệp trong hiệp hội lấy giá của hiệp hội làm chuẩn để xuất khẩu,
không bán phá giá để khách hàng xuất khẩu họ có lợi, trong khi thiêtị hại các doanh
nghiệp cùng nhau gánh.
- Các thành viên trong hiệp hội hỗ trợ nhau để xuất khẩu, như thế sẽ tạo được một lợi
thế mạnh so với khách hàng.
Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng:
- Cho các doanh nghiệp vay vốn để xuất khẩu, vì hầu như là các doanh nghiệp vay
ngắn hạn nên ngân hàng cần giải ngân sớm cho các doanh nghiệp để họ thu mua đủ
nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu. Hướng dẫn hỗ trợ các doanh nghiệp trong khâu
thanh toán xuất khẩu.
GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH
SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM
Trang 58
Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn
2006-2010
PHỤ LỤC
Hình P1: Quy trình chế biến gạo của công ty AFIEX10
10 Nguồn: Trần Thuỷ Tiên. 2004. Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty Xuất Nhập Khẩu
Nông Sản Thực Phẩm An Giang. Luận văn cử nhân kinh tế trường Đại Học An Giang.
GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH
SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM
Trang 59
Nguyên liệu lúa
Máy xay xát
Gạo nguyên liệu Tấm Cám
Máy lau bóng gạo
Gạo thành phẩm Tấm Cám
Đóng gói
Nhập kho
Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn
2006-2010
Biểu đồ P1: Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2005
Châu Á, 48.10%
Châu Mỹ, 10.57%
Châu Phi, 33.39%
Trung Đông, 5.81%
Châu Úc, 0.09%
Châu Âu, 2.05%
.
Biểu đồ P2: Chất lượng gạo xuất khẩu năm 2005
Các loại khác, 1.15%
Gạo thơm các loại,
1.18%
Tấm, 3.82%
Nếp, 1.47%
Gạo cấp thấp, 33.09%
Gạo cấp trung bình ,
26.93%
Gạo cao cấp, 32.36%
GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH
SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM
Trang 60
Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn
2006-2010
Biểu đồ P3: Thị phần của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo năm 2005
LTTP Vĩnh Long
8%
Lương thực Miền Bắc
13%
Lương thực Miền Nam
31%
LT Tiền Giang
4%
Thốt Nốt
5%
LT Long An
3%
XNK NSTP An Giang
3%
Đồng Tháp
3%
TM Kiên Giang
3%
Các đơn vị khác
19%
Các doanh nghiệp ngoài
hiệp hội
2%
XNK An Giang
6%
GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH
SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM
Trang 61
Xây dựng chiến lược phát triển cho xí nghiệp xuất khẩu lương thực của công ty AFIEX giai đoạn
2006-2010
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Fred R, David. Người dịch: Trương Công Minh – Trần Tuấn Thạc – Trần Thị Tường
Như (2003). Khái luận về quản trị chiến lược. Hà nội .NXB Thống Kê.
Garry D, Smith. Danny R.,Arnold và Bobby G, Bizzell. Người dịch: Bùi Văn Đông
(2003). Chiến lược và sách lược kinh doanh. Hà Nội. NXB Thống kê.
Hiệp hội lương thực Việt Nam . 2005. Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2005 và phương
hướng hoạt động năm 2006. TP HCM.
Th.s Huỳnh Phú Thịnh. Giáo trình chiến lược kinh doanh. 2005. An Giang.
Th.s Huỳnh Phú Thịnh. 2005. Xây dựng chiếnlược phát triển cho công ty Agifish giai
đoạn 2005- 2010. Luận văn thạc sĩ. TP HCM.
Lâm Thị Như Nguyệt. 2005. Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh cho xí nghiệp
đông lạnh thủy sản Afiex giai đoạn 2005 – 2010. Luận văn cử nhân kinh kế. Trường
đại học An Giang.
Phạm Thị Nguyên Phương. 2004. Hoạch định chiến lược marketing gạo cho công ty
Angimex. Luận văn cử nhân kinh tế. Trường đại học An Giang.
Trần Thuỷ Tiên. 2004. Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty Xuất Nhập Khẩu
Nông Sản Thực Phẩm An Giang. Luận văn cử nhân kinh tế trường Đại Học An
Giang.
Một số trang web
Chuyên trang Viet Nam trên đường hội nhập:
Trang nông nghiệp nông thôn Việt Nam:
Công nghiệp An Giang:
Bộ Tài Chính:
Báo Tuổi Trẻ:
Báo VietNmanet:
Báo VnExpress:
Báo Thanh Niên:
Báo Việt Nam Economy:
GVHD: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH
SVTH: DƯƠNG NGỌC KIM
Trang 62
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng chiến lược phát triển cho Xí nghiệp Xuất khẩu Lương thực - Cty AFIEX giai đoạn 2006-2010.pdf