MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: . .4
TỔNG QUAN CHUNG VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU . .4
CHƯƠNG 2: . .7
ĐỀ XUẤT CHU TRÌNH THỰC HIỆN . .7
2.1 Thu thập số liệu . 7
2.2 Phân tích tối ưu . 7
2.3. ChuNn bị phân chia các gói thầu . 9
CHƯƠN G 3: . .13
VÍ DỤ ÁP DỤN G CỤ THỂ . 13
3.1. Số liệu đầu vào . .13
3.1.1. Định nghĩa mạng lưới và hiệu chỉnh dữ liệu: . .13
3.1.2. Dữ liệu giao thông và chi phí vận doanh . .13
3.2. Hiệu chỉnh cho các điều kiện địa phương . .15
3.3. Phân chia đoạn đồng nhất . .16
3.4. Các công tác bảo trì thích hợp . .16
3.4.1. Các phương án bảo trì . .17
3.4.2.Các phương án bảo trì tối ưu tương ứng cho các đoạn tuyến đại diện 18
3.4.3. Phát sinh các phương án bảo trì thích hợp cho phân tích .18
3.5. Kết quả phân tích . 22
CHƯƠN G 4. .23
KẾT LUẬN VÀ KIẾN N GHN .23
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 24
PHỤ LỤC 1: . 27
PHỤ LỤC 2: . 38
- 1 -
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Tỷ lệ tăng trưởng xe hàng năm . 13
Bảng 3.2. Các số liệu đặc trưng của dòng xe đặc trưng . .0
Bảng 3.3. Hệ số hiệu chỉnh sự thay đổi độ gồ ghề theo điều kiện môi trường . .15
Bảng 3.4. Hệ số hiệu chỉnh sự này sinh các vết nứt theo sự xuống cấp môi trường 15
Bảng 3.5. Đặc điểm mạng lưới đường . .16
Bảng 3.6. Đơn giá chi phí của các công việc bảo trì . .17
Bảng 3.7. Phương án bảo trì tối ưu tương ứng cho các đoạn đại diện . .18
Bảng 3.8. Lựa chọn bảo trì cho các đoạn với lưu lượng rất cao và cao . 19
Bảng 3.9. Lựa chọn bảo trì cho các các đoạn với lưu lượng trung bình và thấp .20
Bảng 3.10. Danh sách công việc 3 năm đầu cho các đoạn tuyến . 21
- 2 -
TÓM TẮT
Báo cáo Dự án N âng cấp Mạng lưới Quốc lộ Việt N am cho thấy, khoảng 40% mạng
lưới quốc lộ ở tình trạng xấu và rất xấu. Trong khi đó, nguồn vốn hiện tại dành cho
bảo trì mạng lưới chỉ vào khoảng 60% chi phí cần để duy trì mạng lưới đường ở
điều kiện hiện có. Công tác bảo trì chưa có những kế hoạch công việc và có những
kế hoạch về việc phân bổ vốn cho công tác quản lý và bảo trì mạng lưới đường
trong nhiều năm liên tiếp. Do vậy, mục đích của nghiên cứu là đưa ra chu trình xác
định danh sách các đoạn tuyến cần bảo trì cùng với công việc bảo trì cho kế hoạch
quản lý và bảo trì mạng lưới đường bộ trong nhiều năm liên tiếp. Phân tích sử dụng
phương pháp kết hợp mô hình HDM-4/EBM với phân đoạn đồng nhất cho việc
phân tích tối ưu hóa về lợi ích kinh tế trong điều kiện hạn chế về nguồn vốn. N ghiên
cứu hướng đến việc đưa ra chu trình phân tích như là chỉ dẫn cụ thể cho các nhà
quản lý đường khi thực hiện các công tác lập kế hoạch bảo trì một cách khách quan
và khoa học hơn. Phương thức phân tích đề xuất trong nghiên cứu có ưu điểm là
xem xét được toàn bộ mạng lưới đường thay vì xem xét các đoạn tuyến được ấn
định trước bởi người phân tích, do vậy loại trừ được tính chủ quan trong khi thực
hiện phân tích.
Tuy vậy, khi sử dụng phân tích kế hoạch công việc bảo trì, HDM-4 giải
quyết bài toán tối ưu kinh tế-kỹ thuật của mạng lưới dưới góc độ vĩ mô và ấn định
công việc bảo trì tiêu chuNn cho từng đoạn tuyến đồng nhất. Mức độ chính xác của
phân tích không đi vào chi tiết công việc thực hiện và phụ thuộc rất nhiều vào cách
thức tiếp cận của phân tích. Chính vì vậy, trong nghiên cứu trình bày phương thức
kết hợp giữa kết quả từ mô hình HDM-4 và cách thức xác định công việc cụ thể
theo phương pháp VIZIR. Phương pháp này xây dựng trên hệ thống tích hợp giữa
thiết bị khảo sát tự động và trợ giúp của máy tính điện tử hệ thống để thu thập dữ
liệu, phân loại hư hỏng, và đánh giá chất lượng mặt đường cả về mặt hư hỏng kết
cấu và hư hỏng cấu tạo. Do đó, dựa trên các dữ liệu thu thập, khả năng chịu lực của
kết cấu mặt đường, lưu lượng giao thông, chỉ tiêu đánh giá chất lượng thu được,
các nhà quản lý và kỹ thuật có thể quyết định giải pháp công việc bảo trì thích hợp
cho từng vị trí hư hỏng nhất định. Dựa trên kết quả này nhà quản lý xác lập nên các
gói thầu cho công tác bảo trì của các đoạn tuyến lựa chọn.
- 3 -
CHƯƠN G 1
TỔNG QUAN CHUNG VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Hệ thống giao thông đường bộ đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh
tế và xã hội của quốc gia, tuy vậy việc đầu tư xây dựng hệ thống này tiêu tốn nguồn
ngân sách rất lớn. Hiện nay, mạng lưới đường bộ đã tương đối hoàn thiện nhưng lại
đang phải đối mặt với tình trạng hư hỏng và xuống cấp nghiêm trọng do việc tăng
nhanh nhu cầu giao thông và hạn hẹp về nguồn vốn dành cho công tác bảo trì. Sự
đầu tư và duy trì mạng lưới đường bộ luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong ngân sách,
trong khi chi phí cho bảo trì và xây dựng lại mặt đường chiếm gần một nửa tổng chi
phí cho đường bộ (FHWA, 1987; Haas và cộng sự, 1994). N gân hàng Thế giới
(1988) đã tiến hành khảo sát trên 85 nước đang phát triển trong suốt hai thập kỷ và
cho thấy rằng khoảng 45 tỷ đôla đã tổn thất do việc thực hiện công tác bảo trì mạng
lưới đường không chính đáng. Trong khi chỉ cần khoảng 12 tỷ đô la để thực hiện
công tác bảo trì. Vai trò của công tác bảo trì càng trở nên quan trọng khi chi phí của
nhà quản lý và người sử dụng đường được xem xét đồng thời. Các báo cáo kỹ thuật
khác cũng chỉ ra những con số thống kê rằng nếu nhà quản lý bỏ ra 1 đôla cho công
tác bảo trì thì người sử dụng sẽ tiết kiệm được 2 đến 3 đôla (N gân hàng Thế giới,
1988; N gân hàng Phát triển châu Á, 2003; N CHRP, 2004). N gày nay, mạng lưới
đường bộ trên khắp thế giới đang chịu hư hỏng nặng nề do nhu cầu giao thông ngày
càng tăng, trong khi đó chi phí để phát triển và bảo trì mạng lưới đường thì bị giảm
đi ở các nước phát triển và bị hạn chế ở các quốc gia đang phát triển. Bởi vậy,
những đề xuất giải pháp hiệu quả rất cần thiết để quản lý những vốn đầu tư vào hệ
thống mặt đường, nhằm cho việc cung cấp những con đường không chỉ an toàn và
thuận lợi, mà còn đem lại lợi ích lớn cho xã hội.
Tại Việt N am, báo cáo Dự án N âng cấp Mạng lưới Quốc lộ Việt N am (RN IP,
2004) cho thấy, khoảng 40% mạng lưới đường quốc lộ ở tình trạng xấu và rất xấu.
Trong khi đó, nguồn vốn hiện tại dành cho bảo trì mạng lưới chỉ vào khoảng 60%
chi phí cần để duy trì mạng lưới đường ở điều kiện hiện có. Vấn đề này đã đặt ra
những thách thức cho công tác quản lý và bảo trì hệ thống mặt đường sao có hiệu
quả và kinh tế nhất trong điều kiện hạn hẹp về nguồn ngân sách. Việc xây dựng hệ
thống quản lý mạng lưới đường hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau,
như là nguồn tài chính, cơ chế và chính sách quản lý, nguồn lực con người, và các
vấn đề về kỹ thuật. Trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề xây dựng chu
- 4 -
trình dựa trên phân tích kinh tế - kỹ thuật để xác định các công việc bảo trì một cách
hiệu quả và thích hợp.
Mô hình lựa chọn phương án (option evaluation system - OES) như Mô hình
quản lý và phát triển đường bộ HDM-4 (Highway Development and Management
System, HDM-4) được sử dụng rộng rãi cho việc trợ giúp đưa ra quyết định lựa
chọn phương án bảo trì mạng lưới đường bộ ở cả các nước phát triển cũng như các
nước đang phát triển trong suốt bốn thập kỷ qua. Hệ thống HDM-4 kế thừa từ mô
hình HDM-3 đã được công nhận là mô hình lựa chọn phương án OES tiên tiến nhất
trong việc nghiên cứu tính khả thi của dự án bảo trì đường bộ thông qua so sánh lợi
ích kinh tế (ví dụ: Bhandari và cộng sự, 1987; N gân hàng Thế giới, 1988; Riley và
cộng sự, 1994; Riley và Bennett, 1995; Liautaud và Faiz, 1996; Mushule và Kerali,
2001; Veerargavan và Reddy, 2003; Li và cộng sự, 2005; Đ.V. Hiệp và Tsunokawa,
2005; Jain và công sự, 2006). Hệ thống đánh giá lựa chọn (OESs) thường được kết
hợp với hệ thống quản lý mặt đường trong cơ quan quản lý đường bộ để hỗ trợ đưa
ra quyết định đầu tư ở ba cấp độ (mức độ chiến lược, chương trình, và dự án). Phân
tích chiến lược liên quan đến việc đưa ra kế hoạch chiến lược để ước đoán chi phí
cho phát triển và bảo trì mạng lưới đường dưới các kịch bản ngân sách khác nhau,
trong khi phân tích chương trình đưa ra các công việc bảo trì đối với số đoạn tuyến
được chọn. So sánh với phương pháp sử dụng ma trận đoạn tuyến (xem ví dụ,
PIARC, 2002; Archondo-Callao, 2008), phương pháp “phân tích chiến lược sử
dụng các đoạn đồng nhất” (Đ.V. Hiệp và Tsunokawa, 2010) có thể tăng tính chính
xác bằng việc giữ lại những đặc trưng và các thông tin riêng biệt ở mỗi đoạn đồng
nhất. Về mặt lý thuyết, không có sự khác biệt giữa việc “phân tích chiến lược sử
dụng các đoạn đồng nhất” và phân tích chương trình. Do vậy, mục đích của nghiên
cứu sẽ đề xuất cách thức ứng dụng “phân tích chiến lược sử dụng các đoạn đồng
nhất” cho việc xác định kế hoạch công việc bảo trì mạng lưới đường bộ. Sự phân
tích này sẽ xem xét toàn bộ mạng lưới đường thay vì xem xét các đoạn tuyến lựa
chọn cho phân tích chương trình một cách chủ quan.
Phân tích sử dụng mô hình HDM-4 kết hợp với mô hình EBM1 để thực hiện
bài toán tối ưu mạng lưới và các công tác bảo trì tìm ra các giải pháp đem lại lợi ích
lớn nhất cho xã hội trong điều kiện hạn chế về ngân sách và đảm bảo những điều
kiện phục vụ nhất định của mạng lưới (Archondo-Callao, 1999). Tuy vậy, khi sử
dụng phân tích kế hoạch công việc bảo trì, HDM-4 giải quyết bài toán tối ưu kinh
tế-kỹ thuật của mạng lưới dưới góc độ vĩ mô và ấn định công việc bảo trì tiêu
1 Mô hình chi tiêu ngân sách (Expenditure Budgeting Model ) được phát triển bởi N gân hàng Thế giới
(WB).
- 5 -
chuNn cho từng đoạn tuyến đồng nhất. Mức độ chính xác của phân tích không đi
vào chi tiết công việc thực hiện và phụ thuộc rất nhiều vào cách thức tiếp cận của
phân tích. Chính vì vậy, những phương pháp xác định cụ thể công tác bảo trì dựa
trên các phân tích về kỹ thuật cần phải kết hợp nhằm trợ giúp và bảo đảm tính đúng
đắn cho quá trình quyết định đầu tư.
Một trong các phương pháp phổ biến cho công việc trợ giúp lựa chọn giải
pháp công việc bảo trì là phương pháp VIZIR do Trung tâm thí nghiệm mặt đường
cuả Pháp (LCPC) phát triển. Phương pháp này xây dựng trên hệ thống tích hợp giữa
thiết bị khảo sát tự động và trợ giúp của máy tính điện tử hệ thống để thu thập dữ
liệu, phân loại hư hỏng, và đánh giá chất lượng mặt đường. Dựa trên các dữ liệu thu
thập, khả năng chịu lực của kết cấu mặt đường, lưu lượng giao thông, chỉ tiêu đánh
giá chất lượng thu được, các nhà quản lý và kỹ thuật có thể quyết định giải pháp
bảo trì thích hợp cho từng vị trí hư hỏng nhất định. Hệ thống VIZIR được sử dụng
phổ biến ở Pháp và các nước đang phát triển, đặc biệt cho các dự án đường bộ được
tài trợ vốn bởi N gân hàng Thế giới. Tại Việt N am, VIZIR gần đây được sự dụng
trong dự án bảo trì mạng lưới đường quốc lộ. Do vậy, mục tiêu tiếp theo của
nghiên cứu sẽ trình bày phương thức kết hợp giữa kết quả từ mô hình HDM-4 và
cách thức xác định công việc cụ thể theo phương pháp VIZIR.
Trong các phần sau đây, chúng tôi sẽ đề xuất trình tự thực hiện phân tích
theo mô hình HDM-4 nhằm xác định kế hoạch công tác bảo trì, tiếp theo là giới
thiệu việc ứng dụng phương pháp VIZIR trong việc xác định công việc bảo trì cụ
thể. Sau đó, chu trình đề xuất sẽ được áp dụng cho mạng lưới đường cụ thể ở Việt
N am, và đưa ra các kết luận và kiến nghị cho việc ứng dụng trong công tác lập kế
hoạch bảo trì mạng lưới mặt đường bộ.
65 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3087 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chu trình xác lập kế hoạch công tác bảo trì mạng lưới mặt đường ô tô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CMP và SAPI xem xét tiềm năng của việc ứng dụng
HDM-4 và khả năng kết hợp của nó với các chương trình hiện có (như là RosyBASE) trong công
tác quản lý và bảo trì mạng lưới đường bộ Việt N am. Trong dự án RN IP (2004) và AWP (2006),
HDM-4 được sử dụng để xây dựng chiến lược dài hạn 10 năm trong việc nâng cấp và bảo trì
mạng lưới đường quốc lộ (bao gồm hơn 15.000 km), xem xét mức độ ưu tiên đầu tư cho từng
tuyến đường theo các giai đoạn và lập kế hoạch phân bổ nguồn vốn cần thiết cho hợp lý ứng với
từng giai đoạn trong điều kiện hạn chế về nguồn vốn.
Các phần dưới đây của Phụ lục sẽ giới thiệu ứng dụng của Mô hình HDM-4 trong hệ
thống quản lý mặt đường, tổng quan mô hình phân tích xác lập chiến lược và chương trình xây
lắp trong công tác quản l ý và bảo trì mạng lưới mặt đường.
- 28 -
1.2. Ứng dụng của HDM-4
1.2.1. Phân tích chiến lược
Phân tích chiến lược được thực hiện trên mạng lưới đường tổng thể với thời gian phân tích từ 5
đến 40 năm tuỳ theo từng yêu cầu cụ thể. Việc phân tích được thực hiện dưới 2 dạng chủ yếu, đó
là dự báo nguồn kinh phí cần thiết khi đã có tiêu chí cho điều kiện của mạng lưới đường hoặc dự
báo tình trạng mạng lưới đường dưới các mức độ nguồn ngân sách khác nhau. Mạng lưới đường
được đặc thù bởi các đoạn đường đồng nhất dựa trên một số đặc tính chủ yếu, như là tên đường,
cấp hạng đường, vùng khí hậu, kiểu dòng giao thông, loại dòng tốc độ, lưu lượng giao thông,
kiểu và loại mặt đường, và điều kiện mặt đường. Càng nhiều đặc tính được xem xét thì việc phân
tích càng được chính xác nhưng lại cồng kềnh cho việc phân tích và khó khăn cho cơ quan quản
lý đường bộ khi thực hiện công tác quản l ý và bảo trì cho nhiều đoạn tuyến quá ngắn. Bên cạnh
đó, đối với các phân tích ở mức độ mạng lưới thì mức độ yêu cầu cho dữ liệu có thể ở dạng tổng
hợp không cần chi tiết quá (Hass, 1994). Công việc phân tích chiến lược thường do các nhà kinh
tế học hoặc các nhà quy hoạch của các cơ quan quản l ý đường bộ thực hiện, và kết quả của phân
tích sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho các hoạch định chính sách cao cấp trong lĩnh vực ngành
đường bộ để đưa ra những quyết định đầu tư hợp l ý và hiệu quả (Robinson cùng cộng sự, 1998).
1.2.2. Phân tích chương trình xây lắp
Chương trình xây lắp bao các gồm công việc xây lắp (như là bảo trì, nâng cấp, cải tạo, hoặc xây
dựng mới) thực hiện dưới nguồn ngân sách xác định (thường là hạn chế) trong một năm hoặc
nhiều năm liên tục cho các đoạn tuyến thông qua các phân tích mang tính chiến thuật. Đặc tính
của mạng lưới đường cho phân tích cũng tương tự như đối với trường hợp phân tích chiến lược,
tuy nhiên trong phân tích chương trình cần xem xét các đặc tính riêng biệt giữa các đoạn tuyến
đồng nhất chứ không xem xét trên một tổ hợp các đoạn tuyến đồng nhất như trong phân tích
chiến lược. Phân tích chương trình liên quan đến việc tối ưu hoá một danh sách dài các dự án
đường (gồm các phân đoạn riêng rẽ của mạng lưới đường) đề xuất cho công việc xây lắp của
chương trình một năm hoặc nhiều năm liên tiếp với nguồn ngân sách đã xác định. Sau đó các
đoạn tuyến này được khảo sát và đánh giá cụ thể về mặt kỹ thuật cho việc xác định chính xác
công việc xây lắp cần thiết để tiến hành theo chương trình.
1.2.3. Phân tích dự án
Ứng dụng phân tích dự án dùng để đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế - kỹ thuật của các phương
án thuộc dự án đường bằng việc so sánh các phương án này với phương án gốc (phương án
không có dự án). Các dự án điển hình bao gồm các công việc cải tạo và bảo trì, mở rộng hoặc
chỉnh tuyến, nâng cấp mặt đường, hoặc xây dựng mới các tuyến đường. Phân tích được thực hiện
cho mỗi đoạn tuyến với các công việc xây lắp đã được ấn định trước bởi người sử dụng để đưa ra
các chi phí và lợi ích dự kiến hàng năm trong suốt thời gian phân tích. Phân tích được thực hiện
cho các trường hợp sau:
o Dự báo tình trạng mặt đường trong chu kỳ dự án,
o Dự tính tác động củ các công việc xây lắp và chi phí tương ứng của các công việc này,
- 29 -
o Tính toán chi phí và lợi ích của người sử dụng đường,
o Dự báo ảnh hưởng đối với môi trường, phân tích tai nạn giao thông, và
o So sánh lợi ích kinh tế hoặc tài chính các phương án.
1.3. Tính ưu việt của HDM-4 phiên bản 2.0
Dựa trên phân tích từ những phản hồi của người sử dụng các phiên bản trước đây, HDM-4 đã có
những cải tiến và phát triển đáng kể trong phiên bản mới 2.0 (Eric Stannard, 2005). Phiên bản
này đã đưa ra khá nhiều những ưu việt so với phiên bản 1.3 trước đây, đó là:
- Phân tích độ nhạy: Mô hình xét thêm phân tích độ nhạy trong ứng dụng phân tích dự án
giúp người sử dụng có thể khảo sát mức độ ảnh hưởng của các tham số chủ yếu (như là, đơn giá,
loại xe, mức độ giao thông, mức độ tăng xe, và lợi ích thu được) đến kết quả phân tích bằng việc
thay đổi một hoặc nhiều tham số chính này tuỳ theo mục đích của người sử dụng.
- Phân tích kịch bản nguồn ngân sách: Trong phiên bản mới, số lượng các kịch bản nguồn
ngân sách khác nhau do người sử dụng định ra không còn bị khống chế. Phân tích tối ưu sẽ thực
hiện xác lập chương trình xây lắp tương ứng với từng nguồn ngân sách này để người sử dụng có
thể so sánh mức độ ảnh hưởng nguồn vốn đầu tư khác nhau đối với mạng lưới đường phân tích
- Phân tích đa chỉ tiêu: Trong ứng dụng phân tích dự án, ngoài các chỉ tiêu về kinh tế phiên
bản mới còn cung cấp các chỉ tiêu so sánh khác mà không thể định lượng hoá bằng các chi phí
hoặc lợi ích. Các chỉ tiêu được xem xét thêm này như là chức năng (tính tiện nghi), an toàn (tai
nạn giao thông), môi trường (ô nhiễm không khí), năng lượng (hiệu suất sử dụng năng lượng), xã
hội (lợi ích xã hội), và khía cạnh chính trị.
- Kết nối và kiểm soát dữ liệu: Phiên bản mới đã cải tiến tính kết nối dữ liệu nhập/xuất theo
định dạng truy cập Microsoft Access cho tất cả các trường dữ liệu, đồng thời phần mềm có thể
kiểm soát dữ liệu nhập vào nhằm loại trừ các lỗi số học của dữ liệu mạng lưới và dữ liệu đoàn
xe.
- Mô hình phân tích: Các mô hình phân tích (như là mô hình hư hỏng của mặt đường phủ
mặt và không phủ mặt, mô hình tác động đến người sử dụng đường, và mô hình tác động của
công tác bảo trì) được cải tiến và cập nhật phù hợp theo các quy định kỹ thuật hiện hành cung
cấp bởi PIARC.
1.4. Phương pháp phân tích dùng trong HDM-4
1.4.1. Phân tích vòng đời dự án
Phân tích vòng đời dự án thường được sử dụng cho các ứng dụng ở mức độ chiến lược, chương
trình, và dự án (PIARC, 2001). Trong mỗi trường hợp, HDM-4 dự đoán tình trạng mặt đường
trong suốt vòng đời dự án và chi phí người sử dụng đường dưới các kịch bản nâng cấp và bảo trì
nhất định. Khái niệm về phân tích vòng đời dự án được thể hiện trên Hình 1. Chi phí nhà quản l ý
và người sử dụng đường được xác định thông qua dự tính số lượng tiêu hao rồi nhân với đơn giá
tương ứng. Lợi ích kinh tế được xác định bằng việc so sánh tổng dòng chi phí của các công việc
- 30 -
xây dựng và bảo trì với trường hợp cơ bản (thường là trường hợp chỉ có duy tu thường xuyên tối
thiểu). Hai hoặc nhiều phương án xây lắp được ấn định cho mỗi đoạn tuyến xem xét, trong đó
luôn có một phương án cơ bản hoặc phương án đầu tư tối thiểu. Các lợi ích thu được từ các công
việc đường được tính cho toàn bộ thời gian phân tích bằng việc so sánh dòng chi phí kinh tế dự
tính của mỗi năm giữa phương án đầu tư và phương án cơ bản. Giá trị tổng cộng các chênh lệch
của chi phí này được quy đổi về năm gốc gọi là giá trị hiện tại thuần (N PV). Tình trạng mặt
đường trung bình trong suốt vòng đời dự án của mỗi phương án được thể hiện thông qua chỉ số
độ ghồ ghề quốc tế (IRI).
1.4.2. Phân tích thời đoạn ngân sách
Trong trường hợp xác lập chương trình xây lắp, việc sử dụng cả vòng đời dự án là không hợp l ý.
Bởi vì, vấn đề cơ bản của trường hợp này là xem xét việc quyết định đầu tư các công việc xây
lắp trong thời đoạn lập chương trình (thường là 3 hoặc 5 năm) hay là trì hoãn các công việc này
để đầu tư cho giai đoạn sau (trường hợp không có dự án); khi đó việc xem xét chi phí, mức độ
giao thông, và công việc xây lắp đến năm thứ 10 hoặc 20 sẽ không ảnh hưởng đến việc đưa ra
quyết đinh đầu tư này. Bên cạnh đó, việc phân tích ưu tiên hoá tiến hành trong thời gian dài sẽ
gặp phải những hạn chế sau: (1) việc dự báo về dòng xe không được chính xác dẫn đến các công
việc dự báo liên quan khác không còn đủ tin cậy, và (2) việc định trước nguồn vốn cho các năm
có thể sẽ thay đổi trong tương lai vì không có sự cam kết dài hạn nào. Do vậy, phương pháp phân
tích thời đoạn ngân sách được xem là thích hợp cho các phân tích ở mức độ lập chương trình
trong mô hình HDM-4 cũng như các mô hình khác như là mô hình HERS (FHWA, 1998) được
sử dụng tại Mỹ và Anh Quốc . Phương pháp này được đơn giản hoá bằng việc rút ngắn thời gian
phân tích nhưng về nguyên tắc phân tích thì không khác so với phương pháp phân tích vòng đời
dự án. Đồng thời, phương pháp này giảm được số lần chạy chương trình và rất hiệu quả khi số
lượng đoạn tuyến xem xét trong phân tích mạng lưới là lớn. Trong khi thực hiện phân tích, 2
phương án định trước được đưa vào so sánh, đó là (1) trường hợp có dự án khi các công việc
đường được thực hiện trong thời đoạn ngân sách và (2) trường hợp cơ bản không có dự án với
công việc đường bị trì hoãn sau thời đoạn nguồn ngân sách. Lợi ích kinh tế được dự tính bằng
việc so sánh giữa phương án việc đầu tư trong thời đoạn nguồn ngân sách với phương án trì hoãn
công việc đường sau thời đoạn này như thể hiện trên Hình 2. Ví dụ như là việc thực hiện công
tác bảo trì bằng lớp phủ mặt bê tông nhựa trong thời đoạn nguồn ngân sách được so sánh với
hình thức cải tạo (có thể thích hợp hoặc không tuỳ thuộc vào mức độ xuống cấp của đường lúc
đó) sau thời đoạn của nguồn ngân sách.
- 31 -
Hình 1. Chu trình phân tích vòng đời dự án trong HDM-4
- 32 -
1.5. Phân tích ưu tiên hóa
1.5.1. Hàm mục tiêu
Mục đích của phân tích xác lập chương trình xây lắp trong HDM-4 là lựa chọn danh sách các
đoạn tuyến trong mạng lưới cần đầu tư nhằm tối ưu hoá hàm mục tiêu trong điều kiện nguồn
ngân sách hạn chế, hoặc xem xét việc lên kế hoạch ngắn và trung hạn khi biết trước nguồn vốn
có sẵn với mức độ tin cậy hợp lý. Trong khi đó, mục đích của phân tích chiến lược thực hiện cho
toàn bộ mạng lưới đường là nhằm xác định xem loại công việc nào thích hợp cho từng nhóm
đường tuỳ theo điều kiện cụ thể để tối đa hoá lợi ích kinh tế, hoặc xem xét nguồn vốn cần có để
đạt được tiêu chí về điều kiện đường được định trước cho kế hoạch ngắn hoặc dài hạn. Vậy vấn
đề đưa ra đối với phân tích chiến lược là tìm tổ hợp các phương án đầu tư mà tối ưu hoá hàm
mục tiêu với nguồn ngân sách hạn chế hoặc điều kiện mạng lưới đã được xác định. Chú ý là tập
hợp các phương án đầu tư để tối ưu hoá được người sử dụng ấn định trước chứ không phải là tất
cả các phương án có thể có cho mạng lưới đường đó. Vì vậy, tối ưu hoá ở đây không phải là tối
ưu hoá triệt để vì tất cả các giải pháp có thể có thường xuyên không được xem xét hết, do vậy
phương án tối ưu tìm được chỉ là phương án tốt nhất trong các phương án được đưa vào so sánh.
HDM-4 sử dụng 3 hàm mục tiêu sử dụng cho các ứng dụng ở mức phân tích chiến lược và
chương trình, đó là:
Tối đa hoá lợi ích kinh tế dựa trên các chỉ tiêu kinh tế (như là giá trị hiện tại thuần
(N PV) và IRR),
Tối đa hoá việc cải thiện điều kiện mạng lưới (như là giảm độ gồ ghề), và
Tối thiểu hoá chi phí nhà quản l ý để đạt được điều kiện mạng lưới như mục tiêu đề
ra.
Khi tối đa hoá lợi ích kinh tế, phân tích lựa chọn tổ hợp các phương án đầu tư cho một số các
đoạn tuyến nhằm tối đa hoá N PV cho toàn mạng lưới với điều kiện tổng chi phí tài chính luôn
Thêi ®o¹n ng©n s¸ch
§Çu t− ngay
Tr× ho·n ®Çu t−
Lîi Ých tõ viÖc ®Çu t−
N¨m
IRI
H×nh 2. TÝnh to¸n lîi Ých c¸c c«ng viÖc trong thêi gian ph©n tÝch
- 33 -
nhỏ hơn nguồn ngân sách có sẵn. Tương tự như vậy đối với việc tối đa hoá cải thiện điều kiện
mạng lưới đường, nhưng khi đó độ giảm giá trị độ gồ ghề đối với mỗi đoạn tuyến (ΔIRI*chiều
dài đoạn tuyến) được sử dụng thay cho N PV. Còn trong phân tích tối thiểu hoá chi phí nhà quản
l ý, tiêu chí của điều kiện tình trạng mạng lưới đường phải được định trước cho mỗi đoạn tuyến
về mặt trị số IRI trung bình dài hạn và chú ý rằng phân tích này chỉ được ứng dụng ở mức độ
chiến lược.
1.5.2. Phân tích ưu tiên theo phương pháp gia tăng lợi ích/ chi phí
Trong các ứng dụng của HDM-4 một số lượng lớn các đoạn tuyến cần được phân tích ưu tiên
hoá, khi đó phương pháp gia tăng lợi ích/chi phí (the incremental N PV-cost ratio) rất phù hợp
cho quá trình phân tích ưu tiên hoá các phương án đầu tư. Phương pháp dựa cơ bản theo tỉ số gia
tăng N PV/chi phí như được định nghĩa như sau:
)cos(cos
)(
ij
ij
ij tt
NPVNPV
E −
−=
Trong đó,
Eij: tỉ số gia tăng N PV/chi phí
i: chỉ số của phương án rẻ tiền hơn
j: chỉ số của phương án đắt hơn kề sau đó
N PVi, N PVj, costi, và costj: là các lợi ích và chi phí tương ứng với phương án i và j
Trong trường hợp hàm mục tiêu là tối đa hoá cải thiện điều kiện mạng lưới bằng việc giảm độ gồ
ghề thì tỉ số gia tăng N PV/chi phí được thay thế bằng tỉ số gia tăng (ΔIRI*chiều dài)/chi phí,
trong đó (ΔIRI*chiều dài) đặc trưng thay đổi độ gồ ghề trung bình với trọng số là chiều dài của
đoạn tuyến.
1.5.3. Tối ưu hóa các phương án cho một đoạn tuyến
Xem xét trường hợp phân tích tối ưu hoá các phương án xây lắp cho một đoạn tuyến với thời
gian phân tích là 1 năm, Hình 3 biểu thị giá trị N PV của từng phương án và chi phí tương ứng
của chúng cho một đoạn tuyến nhất định. Chú ý rằng các phương án ở đây không có quan hệ qua
lại với nhau. Mục đích của việc tối ưu hoá là nhằm chọn ra phương án tốt nhất dựa trên nguyên
tắc cơ bản về hiệu quả kinh tế. Phương án hiệu quả nhất là phương án có giá trị N PV lớn nhất thu
được từ 1 đơn vị chi phí, tức là có tỉ số N PV/chi phí là lớn nhất. Quá trình tối ưu hóa được thực
hiện bắt đầu từ phương án gốc (đó là phương án rẻ tiền nhất), sau đó xem xét độ gia tăng tỉ số
N PV/chi phí của các phương án kế tiếp đối với phương án gốc này. Hình 4 chỉ ra rằng phương án
B là phương án hiệu quả nhất bởi vì có tỉ số N PV/chi phí là lớn nhất, đặc trưng bởi độ dốc lớn
nhất. Trong trường hợp này, nếu nguồn ngân sách có đủ để đầu tư cho phương án B thì phương
án này được chọn, còn không phương án A sẽ được chọn để thay thế vì có chi phí đầu tư nhỏ hơn
phương án B.
- 34 -
Hình 3: Quan hệ giữa N PV và chi phí Hình 4: Tính hiệu quả đặc trưng bởi độ
dốc của các phương án cho một đoạn tuyến
Hình 5: Các phương án không tồn tại cho
phân tích ưu tiên hoá
Hình 6: Lựa chọn phương án dựa trên
nguyên tắc của gia tăng tỉ số N PV/chi phí
Hình 7: Đường bao sinh lợi đối với phân
tích đoạn tuyến
Hình 8: Đường bao sinh lợi đối với phân
tích mạng lưới
- 35 -
Quá trình tối ưu hoá tiếp tục xem xét các giải pháp khác có N PV lớn hơn đồng thời cũng có chi
phí cao hơn. Tuy nhiên, cần chú ý rằng có một số phương án nhất định không tồn tại. Ví dụ,
phương án C không tồn tại bởi vì có chi phí cao hơn phương án B nhưng lại thu được giá trị
N PV thấp hơn như thể hiện trên Hình 5. Tỉ số độ gia tăng N PV/chi phí giữa phương án C và
phương án B cho giá trị âm. Do vậy, phương án C sẽ không được chọn để xem xét cho các giải
pháp tiềm năng trong bất cứ trường hợp nào. Tương tự như vậy đối với phương án E. Các
phương án không tồn tại này được loại bỏ và không xem xét ngay từ bước đầu của quá trình
phân tích. Tiếp tục cho các phương án tiếp theo phương án B, phương án F cho tỉ số độ gia tăng
N PV/chi phí đối với phương án B là lớn nhất thông qua trị số độ dốc được thể hiện trên Hình 6.
Vậy phương án F được chọn thay cho phương án B nếu có đủ nguồn vốn, còn không phương án
D sẽ được chọn thay thế cho phương án F. Quá trình này tiếp tục cho đến hết các phương án
được xem xét. Đường nối các phương án có tiềm năng cho phân tích ưu tiên này được gọi là
đường bao sinh lời (economic boundary) như thể hiện trên Hình 7. Quá trình tìm kiếm giải pháp
có N PV lớn nhất sẽ thực hiện dọc theo đường bao sinh lời với nguồn ngân sách sẵn có. Tuy
nhiên, trong thực tế người sử dụng có thể định ra một dung sai nhất định để quá trình tìm kiếm sẽ
thực hiện trong vùng dung sai này dọc theo đường bao sinh lời. Chú ý là với mỗi lần tìm kiếm
chỉ tồn tại một giải pháp duy nhất cho một đoạn tuyến với thời gian phân tích là 1 năm.
1.5.4. Tối ưu hóa các phương án cho mạng lưới tuyến
Thí dụ mô phỏng ở trên được thực hiện cho đoạn tuyến với thời gian phân tích là 1 năm cho tập
hợp các phương án xây lắp ấn định trước. Tuy nhiên, trong thực tế các trường hợp phân tích
thường được thực hiện cho mạng lưới với thời gian phân tích là nhiều năm. Vì vậy, đối với từng
đoạn tuyến mỗi điểm sẽ thể hiện liên hệ giá trị N PV và chi phí tương ứng cho 1 giải pháp đầu tư
bao gồm tập hợp các phương án xây lắp xét trong toàn bộ thời gian phân tích. Khi đó giới hạn
sinh lời được thể hiện dạng bề mặt với chiều thứ 3 là thời gian phân tích. Quá trình ưu tiên hoá
được tiên hành trên bề mặt này. Tuy nhiên khi xem xét cho 1 mạng lưới thì tồn tại một chiều
không gian thứ 4 đó là các đoạn tuyến, khi đó thuật toán để giải quyết bài toán tương đối là phức
tạp. Hình 8 thể hiện mức độ ưu tiên của các phương án trong phân tích mạng lưới đường.
Tài liệu tham khảo Phụ lục 1
1. HMCP (2002). Dự án Tăng cường N ăng lực Quản lý Đường bộ. Cục Đường bộ Việt N am, Bộ
Giao thông Vận tải Việt N am.
2. RN IP (2004). Dự án nâng cấp mạng lưới đường quốc lộ – Kế hoạch chiến lược 10 năm. Cục
Đường bộ Việt N am, Bộ Giao thông Vận tải Việt N am.
3. ISDP (2005). Dự án nâng cấp đường bộ giai đoạn 3 - Thực thi phát triển chính sách ngành. Cục
Đường bộ Việt N am, Bộ Giao thông Vận tải Việt N am.
4. Hudson, W.R, R. Haas, and W. Uddin (1997). Infrastructure Management: Integrating Design,
Construction, Maintenance, Rehabilitation and Renovation. McGraw-Hill Professional Publishing,
N ew York.
5. AASHTO (2001). Pavement Management Guide: Executive Summary Report. American
Association of State Highway and Transportation Officials, Washington D.C.
- 36 -
6. Kulkarni, R.B and R.W. Miller (2003). Pavement Management Systems: Past, Present, and
Future. Transportation Research Record 1853, Transportation Research Board, Washington, DC.,
pp 65-71.
7. Way, G.B (1985). N etwork Optimization System for Arizona. N orth American Pavement
Management Conference, Vol.2, Toronto, Canada, pp.6.16 – 6.22.
8. Altiviti, E. R.B. Kulkarni, E.G. Johnson, N . Clark, V. Walrafen, L. N azareth, and J. Stone (1994).
Enhancements to the N etwork Optimization System. Third International Conference on Managing
Pavements. Transportation Research Board, Washington, D.C., pp.190-194.
9. Haas, R., W.R. Hudson, and J.P. Zaniewski (1994). Modern Pavement Management. Krieger
Publishing Company, Malabar, Florida.
10. Robinson, R., U. Danielson, and M. Snaith (1997) Road Maintenance Management: Concepts and
Systems. Palgrave Macmillan, Hampshire, England.
11. Fernado, E.G. and W.R. Hudson (1983). Development of a Prioritization Procedure for the
N etwork Level Pavement Management System. Center for Transportation Research. The Univ. of
Texas at Austin, Texas.
12. Watanatada T., C.G. Harral, W.D.O. Paterson, A.M. Dhareshwar, A. Bhandari, and K.
Tsunokawa (1987). The Highway Design and Maintenance Standards Model, Vol. 1: Description
of the HDM-III Model. World Bank Publications, Washington, D.C.
13. PIARC (2001). Highway Development and Management Model (HDM-4). International Study of
Highway Development and Management (ISOHDM), World Road Association (PIARC), Paris
and The World Bank, Washington, DC.
14. Bellman, R. and S.E. Dreyfus (1962). Applied Dynamic Programming. Princeton University
Press, Princeton N J.
15. Ahmed, N .U. (1983). An Analytical Decision Model for Resource Allocation in Highway
Maintenance Management. Transportation Research, 17A.
16. Phillips, S.J. (1994). Development of United Kingdom Pavement Management System. Third
International Conference on Managing Pavement, Texas.
17. Đinh Văn Hiệp (2006). Phương pháp Ưu tiên hóa trong Phân tích Chiến lược và Chương trình
Xây lắp cho Mạng lưới đường sử dụng Mô hình HDM-4. Tạp chí Cầu Đường, số 8/2006. Hội
Cầu Đường Việt N am.
18. Đinh Văn Hiệp and K. Tsunokawa (2006). Identification of Rolling Multiyear Work Programs for
Road N etwork: A Strategy Analysis with Dynamic Sectioning. The 12th International Seminar on
Transport Research, Bangkok, Thailand, pp 59 – 68
19. Gharaibeh, N . G., M. I. Darter, D. R. Uzarski (1999). Development of Prototype Highway Asset
Management System. Journal of Infrastructure Systems, ASCE, 5(2), 61-68.
20. Sadek, A. W., A. Kvasnak, and J. Segale (2003). Integrated Infrastructure Management Systems:
Small Urban Area’s Experience. Journal of Infrastructure Systems, ASCE, 9 (3), 98–106.
21. Gharaibeh, N .G., Y.C. Chiu, and P.L. Gurian (2006). Decision Methodology for Allocating Funds
across Transportation Infrastructure Assets. Journal of Infrastructure Systems, ASCE, 12 (1), 1–9.
22. Heggie, I. G., and Vickers, P.(1998). ‘‘Commercial Management and Financing of Roads.’’ World
Bank Technical Paper N o. 409, Washington, D.C.
23. Chan W. T. Chan, T. F. Fwa, ; and J. Y. Tan. (2003). Optimal Fund-Allocation Analysis for
Multidistrict Highway Agencies. Journal of Infrastructure Systems, ASCE, 9 (4), 167–175.
24. Tsunokawa, K. and Đinh Văn Hiệp (2008). A Unified Optimization Procedure for Road Asset
Management. The 6th International Conference on Road and Airfield Pavement Technology,
Sapporo, Japan, pp 286-294.
- 37 -
25. Đinh Văn Hiệp (2006). Các chú ý khi ứng dụng mô hình HDM-4 trong công tác quản l ý và bảo
trì mạng lưới đường bộ Việt N am. Tạp chí Cầu Đường Việt Nam, Số 7/2006, trang 23-29.
26. Eric Stannard (2005). Getting Started with HDM-4 Version 2.0. World Road Association,
ISOHDM, PIARC, Paris, France.
27. FHWA (1998). Highway Economic Requirements System (HERS). Federal Highway
Administration, United States Department of Transportation.
28. Harral, C.G., et al. (1979). The Highway Design and Maintenance Standards Model (HDM):
Model Structure, Empirical Foundations and Applications. PTRC Summer Annual Meeting,
University of Warwick, PTRC Education and Research Services, London, UK.
29. Harral C. G and A Faiz (1998). Road Deterioration in Developing Countries: Cause and
Remedies. The World Bank, Washington, D.C. USA.
30. Hoban, C.J. (1987). Evaluating Traffic Capacity and Improvements to Geometry. Technical
Paper Number 74. The World Bank ,Washington D.C, USA.
31. Moavenzadeh, F., Stafford J.H., Suhbrier J., and Alexander J. (1971). Highway Design Study
Phase I: The Model. IBRD Economics Department Working Paper No 96. International Bank for
Reconstruction and Development, Washington D.C, USA.
32. Moavenzadeh, F., F. Berger, B. Brademeyer, and R. Wyatt (1975). The Highway Cost Model:
General Framework. MIT Department of Civil Engineering Research Report No 75-4.
Massachusetts Institute of Technology, Cambridge, USA.
33. Kerali H.R. and V. Mannisto (1999). Prioritization Methods for Strategic Planning and Road
Work Programming in a N ew Highway Development and Management Tool. Transportation
Research Record 1655, pp. 49-54.
34. Tsunokawa K., Đinh Văn Hiệp, and R. Ul-Islam (2006). True Optimization of Pavement
Maintenance Options with What-If Models, International Journal of Computer-Aided Civil and
Infrastructure Engineering (CACIE), USA, Vol. 21, pp. 193-204.
- 38 -
PHỤ LỤC 2: Phương pháp VIZIR trong việc đánh giá chất lượng mặt đường
nhằm trợ giúp cho quyết định lựa chọn công việc bảo trì
2.1. Giới thiệu chung
Phương pháp VIZIR do Trung tâm thí nghiệm mặt đường cuả Pháp (LCPC) phát triển (4) được
ứng dụng phổ biến trong việc kết hợp với mô hình HDM-4 cho công việc trợ giúp lựa chọn giải
pháp công việc bảo trì. Phương pháp này xây dựng trên hệ thống tích hợp giữa thiết bị khảo sát
tự động và trợ giúp của máy tính điện tử hệ thống để thu thập dữ liệu, phân loại hư hỏng, và đánh
giá chất lượng mặt đường. Dựa trên các dữ liệu thu thập, khả năng chịu lực của kết cấu mặt
đường, lưu lượng giao thông, chỉ tiêu đánh giá chất lượng thu được, … các nhà quản lý và kỹ
thuật có thể quyết định giải pháp bảo trì thích hợp cho từng vị trí hư hỏng nhất định. Hệ thống
VIZIR được sử dụng phổ biến ở Pháp và các nước đang phát triển, đặc biệt cho các dự án đường
bộ được tài trợ vốn bởi N gân hàng Thế giới (5, 6, 7). Tại Việt N am, VIZIR gần đây được sự
dụng trong dự án bảo trì mạng lưới đường quốc lộ (8). Trong các phần dưới đây của Phụ lục,
chúng tôi sẽ trình bày các công việc cụ thể của phương pháp VIZIR.
2.2. Phân loại và định lượng các hư hỏng mặt đường
Hư hỏng mặt đường được phân thành 2 nhóm: hư hỏng loại A và hư hỏng loại B. VIZIR cung
cấp một bảng phân định các kiểu hư hỏng ở 3 mức độ nghiêm trọng khác nhau thông qua các
hình ảnh minh hoạ trực quan. Bảng 1A và 1B đưa ra cách thức phân loại các mức độ nghiêm
trọng của mỗi hình thức hư hỏng của 2 nhóm hư hỏng trên. Công tác khảo sát có thể được thực
hiện bằng thủ công khi đi bộ dọc tuyến hoặc sử dụng xe ôtô. Dựa trên hướng dẫn có sẵn, khảo
sát viên đánh giá và ghi lại những quan sát về hư hỏng cùng với mức độ nghiêm trọng ước tính
vào sơ đồ tuyến. Mức độ tỷ lệ và độ chính xác được ấn định tuỳ theo loại hình của nghiên cứu.
LCP có phát triển thiết bị DESY 2000 gắn trên ôtô để giúp công việc ghi chép và phân loại các
quan sát hư hỏng được dễ dàng hơn. Kết hợp với máy tính điện tử và các chương trình tính toán,
các kết quả về chỉ số hư hỏng và kết quả báo cáo được tự động tính toán và thể hiện tuỳ theo
mục đích người sử dụng.
- 39 -
Bảng 1A
Bảng 1B
Tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu kỹ về về hai loại hư hỏng A và B cùng với các miêu tả về hình
thức hư hỏng có kèm theo các hình vẽ biểu thị trực quan.
2.2.1. Hư hỏng loại A
Hư hỏng loại A đặc trưng cho tình trạng kết cấu của mặt đường có thể gây ảnh hưởng đến tất cả
các lớp kết cấu và nền đất hoặc chỉ riêng lớp mặt. Hiện tượng hư hỏng loại này hình thành do kết
- 40 -
cấu mặt đường kém cường độ, và được nhận biết dựa trên chỉ tiêu về khả năng chịu tải. Đây là
hiện tượng hư hỏng chính được xem xét cùng với các tiêu chí khác để đưa ra quyết định việc lựa
chọn giải pháp bảo trì. Loại A bao gồm 4 hình thức hư hỏng sau: biến dạng mặt đường và vệt lún
bánh xe, nứt kết cấu do mỏi, rạn nứt mặt đường, và hiên trạng sửa chữa trước đó. Các hình thức
hư hỏng này sẽ được trình bày kỹ trong các phần dưới đây.
2.2.1.1. Biến dạng măt đường và vệt lún bánh xe
N hững biến dạng của mặt đường mềm thường xuyên dẫn đến vệt lún bánh xe (rutting) hoặc hiện
tượng lún sụt (subsidence). Mức độ nghiêm trọng được xác định bằng độ sâu h đo bởi thước
thẳng 1,5m đặt ngang trên mặt đường. Vệt lún bánh xe xuất hiện dưới các đường vết bánh xe
cách mép lề đường khoảng 50 đến 80cm. N guyên nhân là do vật liệu bị lún dưới tác động của xe
nặng chạy thành luồng, có thể nhưng không hoàn toàn là do khả năng chịu tải của nền đất. N goài
ra, vệt lún bánh xe có thể tạo ra do hiện tượng từ biến của các lớp bêtông nhựa. Tuy nhiên, hiện
tượng này chủ yếu xảy ra ở mặt đường nửa cứng hoặc mặt đường có lớp móng trên có xử lý
nhựa. Lún sụt ảnh hưởng đến toàn bộ mặt đường. N guyên nhân gây ra do khả năng chịu tải của
kết cấu kém hoặc nền đường không ổn định bởi vật liệu chất lượng kém hoặc có độ Nm cao. Lún
sụt thường xảy ra tại phía bụng các đường cong hoặc những khu vực kết cấu mặt đường chịu ứng
suất tải trọng xe lớn. Phụ lục 2.1 và 2.2 miêu tả hai hiện tượng này ở các mức độ nghiêm trọng
khác nhau.
2.2.1.2. Nứt mỏi
N ứt mỏi là các vết nứt gây ra do tải trọng tác động của xe cộ. Vết nứt ban đầu có thể đơn lẻ và
cục bộ. Sau đó vết nứt tiếp tục phát triển thành các vết nứt dài liên tục hoặc tạo nhánh, kết nối
với các vết nứt bên cạnh để lan rộng ra ở khu vực phía dưới vệt bánh xe và các khu vực xung
quanh. Loại hư hỏng này không bao gồm các vết nứt do lỗi thi công, chẳng hạn các mối nối dọc
giữa hai phần thảm hoặc các vết nứt gây ra bởi co ngót vật liệu do nhiệt độ. Phụ lục 2.3 đưa ra
các hình ảnh miêu tả hiện tượng cùng với cấp độ nghiêm trọng ấn định.
2.2.1.3. Rạn nứt
Rạn nứt hình thành chủ yếu ở các lớp mặt xử lý nhựa phía trên do tình trạng nứt mỏi nghiêm
trọng gây ra. Các vết nứt mỏi lan rộng tạo lên các vết nứt ngang dọc đan xen nhau hình thành
kiểu nứt có dạng mạng lưới. Mức độ nghiêm trọng của hiện tượng nứt này được xét dựa trên kích
cỡ của mắt lưới và tình trạng bong chóc của vết nứt như thể hiện ở Phụ lục 2.4. Các mắt lưới ban
đầu tương đối rộng và không gây tổn thất vật liệu. Tuy nhiên, do tác động của xe cộ và thời tiết,
các mắt lưới ngày càng nhỏ lại dẫn đến mức độ hư hỏng ngày càng nghiêm trọng.
2.2.1.4. Tình trạng sửa chữa
Trong phương pháp VIZIR, các sửa chữa trước đó phải được đánh giá và xếp loại trong quá trình
khảo sát. Theo quan niệm là những sửa chữa trước đấy để xử lý hiện tượng hư hỏng nào đó, nếu
tần suất sửa chữa nhiều có nghĩa sẽ đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn. N hững dữ liệu này sẽ có thể
sử dụng để xác định chỉ số tình trạng mặt đường như thể hiện trên các hình vẽ ở Phụ lục 2.5. Hai
trường hợp sửa chữa được xem xét và phân biệt trong phương pháp VIZIR, đó là
- 41 -
o Sửa chữa đã dứt điểm hoàn toàn hư hỏng, trong trường hợp này, nó sẽ được thể hiện trên
hồ sơ khảo sát (sơ đồ tuyến) nhưng sẽ không xem xét khi tính chỉ số chất lượng mặt
đường;
o Sửa chữa đã thực hiện nhưng không giải quyết được nguyên nhân gây hư hỏng. Hiện
tượng hư hỏng sẽ xảy ra và công tác sửa chữa được xem như một yếu tố làm xấu đi tình
trạng mặt đường và được xem xét khi tính chỉ số chất lượng mặt đường.
2.2.2 Hư hỏng loại B
Loại hư hỏng này yêu cầu những sửa chữa thường không liên quan đến khả năng kết cấu của mặt
đường. N guyên nhân gây ra do công tác rải thảm không đảm bảo kỹ thuật hoặc chất lượng vật
liệu kém, hoặc có thể do tình trạng cục bộ và ảnh hưởng của xe cộ làm cho xấu hơn. Hư hỏng
loại B bao gồm: nứt ngang và dọc do ảnh hưởng của nhiệt, ổ gà, chuyển dịch của vật liệu (như
bong bật, bong tróc, chảy nhựa, v.v.). Dưới đây sẽ mô tả chi tiết hơn các hình thức hư hỏng này.
2.2.2.1. Nứt mối nối dọc
Hư hỏng xuất hiện ở liên kết giữa hai dải vật liệu liền sát nhau. Ban đầu, vết nứt ở dạng đơn lẻ và
thẳng. N ếu không được xử lý ngay, vết nứt sẽ tạo nhánh hoặc rộng ra dẫn đến bong bật vật liệu ở
mép của vết nứt. Phụ lục 2.6 đưa ra các hình ảnh điển hình kèm theo là phân định mức độ
nghiêm trọng. Biện pháp sửa chữa cho hình thức sau sẽ tốn kém hơn vì phải làm lại toàn bộ diện
tích hư hỏng hoặc thảm một lớp mặt mới.
2.2.2.2. Ổ gà
Ổ gà xuất hiện thường là do lớp mặt bị mài mòn hoặc bị phá hủy, đôi khi có thể do vật lạ lẫn
trong lớp mặt. Ổ gà khi mới xuất hiện có kích cỡ nhỏ. N ếu không được xử lý, những ổ gà này sẽ
lan rộng ra và thường có kích thước bằng diện tích tiếp xúc của bánh xe tải. Tùy vào mức độ
nghiêm trọng của các ổ gà (xem Phụ lục 2.7), có thể cần làm lại từng phần của lớp mặt hoặc nếu
ổ gà quá sâu thì phải làm lại cả lớp mặt và lớp móng trên. Trong một số trường hợp, thậm chí
còn cần phải làm lại cả mặt đường. N ếu có quá nhiều ổ gà, có thể cần làm lại mặt đường với
chiều dài đáng kể.
2.2.2.3. Sự chuyển dịch của vật liệu
Sự chuyển dịch của vật liệu bao gồm các hiện tượng bong tróc và chảy nhựa. Một số hiện tượng
bong tróc có nguyên nhân từ sự mài mòn lớp mặt quá mức dẫn đến hình thành các ổ gà, và
thường được tính là nứt (cracking) hoặc rạn nứt (crazing). Các hiện tượng bong tróc khác do lỗi
thi công gây ra và phân biệt như trên các hình vẽ ở Phụ lục 2.8 và giải thích sau:
o Bong bật: đá bị bong bật khỏi lớp láng do thiếu liên kết, do đó liên quan đến chất lượng
và/hoặc lượng nhựa sử dụng.
o Bong tróc (scabbing): mất toàn bộ hoặc một lớp mỏng (< 3 cm) vật liệu láng mặt và tách
khỏi lớp móng. Thông thường hiện tượng này xảy ra sau khi có nứt lớn ở lớp mặt.
- 42 -
o Mài mòn (fretting): hiện tượng hình thành do lỗi thiết bị vận hành thi công kém, như là
máy rải kém làm cho nhựa không phủ đều trên bề mặt, hoặc các vật liệu kém nằm ở phía
bề mặt.
o Chảy nhựa (bleeding): nhựa chảy lên trên bề mặt khi thời tiết nóng.
2.2.2.4. Nứt do nhiệt
Đây là hiện tượng nứt do nhiệt độ biến thiến có biên độ rất lớn. N guyên nhân của vết nứt có thể
được kiếm chứng bằng cách bóc bỏ lớp mặt để thấy rằng vết nứt không ăn sâu vào những lớp vật
liệu bên dưới. Sử dụng phân tích thành phần và đặc tính của lớp mặt xử lý nhựa này có thể tìm ra
giải pháp khắc phục (xem Phụ lục 2.9).
2.2.2.5. Hư hỏng lề đường và xói lở,
Có các loại hư hỏng đặc trưng trong điều kiện khí hậu, đất nước cụ thể hoặc kiểu hình giao thông
nhất định và có thể đòi hỏi làm lại lề đường khi tiến hành bảo trì. Một số hiện tượng đặc trưng
được thể hiện ở hình vẽ Phụ lục 2.10 và giải thích dưới đây:
o Mép đường bị cóc gặm (lacy edge): Hư hỏng này xảy ra khi lề đường sử dụng cùng vật
liệu với lớp móng trên và cho phép xe cộ thường xuyên dừng trên lề đường. Phạm vi hư
hỏng ở đây quan trọng hơn mức độ nghiêm trọng.
o Lề đường thấp: loại hư hỏng này là do việc bảo trì lề đường gây ra và làm cho lề đường
dần dần thấp hơn bề mặt đường.
o Xói lở lề đường: hiện tượng xói lở có thể diễn ra dưới một số hình thức (nước mưa làm
xói mòn và phá hủy rãnh dẫn đến phá huỷ một phần mặt đường). Mức độ nghiêm trọng
phân dựa trên mức độ tiến triển xói lở.
2.2.3 Định lượng mức độ hư hỏng
Các loại hư hỏng được phân loại thành 2 nhóm A và B như đã nêu trên. Thang cấp độ nghiêm
trọng của mối hình thức hư hỏng được lập sẵn ở 3 mức khác nhau. N gười sử dụng dựa vào thang
cấp độ này cùng với các hình vẽ miêu tả để định giá cấp độ hư hỏng cùng với quy mô hư hỏng
(chiều dài/rộng) để đánh giá chất lượng mặt đường. Mức độ chính xác của số liệu khảo sát sẽ
phụ thuộc tuỳ vào mục đích nghiên cứu ở mức độ mạng lưới hay dự án. Tuy vậy, mục tiêu của
công tác khảo sát đều nhằm trợ giúp cho việc xác định giải pháp bảo trì.
Đối với các hư hỏng loại B, phương án bảo trì chỉ cần xác định dựa trên chính những biểu hiện
của hình thức hư hỏng, không cần kết hợp thêm các thông số khác2. N gược lại, giải pháp bảo trf
cho hư hỏng loại A cần phải kết hợp các yếu tố khác. Việc chuNn đoán cần phải dựa vào tình
trạng hư hại mặt đường, khả năng chịu lực của kết cấu, lưu lượng giao thông, v.v. nên cần phải
2 Ví dụ, đối với vết nứt ở tim đường gây ra do dải thi công thì chỉ cần vá lại, lề đường có hiện tượng cóc gặm
thì cần vá lề lại.
- 43 -
thiết lập một hình thức đánh giá tổng thể dựa trên các tham số này. Hư hỏng loại A đòi hỏi các
phương án bảo trì như là xây dựng lại hoặc cần lớp thảm mặt. Các phương án này sẽ khắc phục
luôn cả những hư hỏng loại B. Các giải pháp bảo trì cho hư hỏng loại B chỉ thực hiện khi không
thực hiện các giải pháp bảo trì cho hư hỏng loại A. Do vậy, chỉ số tổng thể xác định chất lượng
mặt đường chỉ thực hiện cho hư hỏng loại A.
2.2.4. Chỉ số hư hỏng tổng thể
Chỉ số hư hỏng tổng thể xác định cho 1 đoạn tuyến có chiều dài nhất định được dựa ba nhóm hư
hỏng: nứt và nứt rạn, biến dạng mặt đường và vệt lún bánh xe, công tác bảo trì trước đó.
Chỉ số nứt (If) được tính toán dựa trên cấp độ nghiêm trọng và phạm vi của vết nứt hoặc nứt rạn
trên đoạn đường đang xem xét. N ếu cả hai hình thức hư hỏng xuất hiện đồng thời, chỉ số nào cao
hơn sẽ được chọn. Tương tự, chỉ số biến dạng (Id) được tính dựa trên cấp độ nghiêm trọng và
phạm vi biến dạng và vệt lún bánh xe theo như cách trên.
Kết hợp 2 chỉ số If và Id ta được chỉ số chất lượng mặt đường sơ bộ. N ếu phù hợp chỉ số này
được xem xét mức độ nghiêm trọng và phạm vi cho sự phù hợp của phương án bảo trì đã thực
hiện trước đó. Kinh nghiệm cho thấy một số phương án sửa chữa trước đó là nhằm che dấu
những bất ổn trên mặt đường và có thể lại là nguyên nhân làm trầm trọng them chất lượng mặt
đường và cần phải xem xét trong quá trình đánh giá này. Việc kết hợp các yếu tố hư hỏng trên
nhằm xây dựng lên chỉ số hư hỏng tổng thể (Is), phục vụ cho việc đánh giá chất lượng mặt
đường cho đoạn tuyến xem xét. Hình 2 biểu thị nguyên tắc xác lập chỉ số Is, Bảng 3 đưa ra
hướng dẫn cụ thể hướng dẫn xác định giá trị cho chỉ số Is với giá trị từ 1 đến 7 mang nội dung
như sau:
o Chỉ số 1 và 2 biểu thị tình trạng mặt đường tốt và không cần sửa chữa (hoặc ít nhất công
tác sửa chữa vẫn có thể trì hoãn được).
o Chỉ số 3 và 4 cho thấy tình trạng mặt đường tương đối xấu và cần tiến hành công tác bảo
trì mà không cần nghiên cứu thêm.
o Chỉ số 5, 6, và 7 thể hiện tình trạng mặt đường rất xấu và cần công tác bảo trì chính hoặc
giải pháp rải lớp thảm.
Chiều dài đoạn tuyến dung xác lập chỉ số Is phụ thuộc tuỳ theo tính chất và mục đích của nghiên
cứu khảo sát. Đối với công tác quản lý và bảo trì hệ thống mặt đường, chiều dài đoạn tuyến
thường được chọn là 500m, thể hiện trên bản vẽ là 2cm/km. Khi thực hiện lập phương án bảo trì
cho dự án tuyến, chiều dài xác lập thường sử dụng là 200m, và 5cm/km trên bản vẽ. Đối với các
đoạn tuyến thử nghiệm cần độ chính xác cao thì chiều dài này có thể lấy 50m, tương ứng
20cm/km trên bản vẽ thể hiện. Trong phương pháp VIZIR, phần mềm DESY được sử dụng để
định dạng chiều dài xác lập thực tế và tỉ lệ thể hiện trên báo cáo.
- 44 -
Bảng 2. N guyên tắc xác định phân loại tình trạng mặt đường
Quy mô & mức độ
nghiêm trọng của hiện
tượng nứt
Quy mô & mức độ
nghiêm trọng của biến
dạng
Phân loại hiện trạng
bề mặt
Phương án khắc phục
khả thi
Chỉ số hư hại
Is
- 45 -
Bảng 3. Xác định chỉ số hư hại
2.3. Xác định giải pháp bảo trì
Việc xác định giải pháp bảo trì hoặc rải lớp thảm phải được căn cứ trên kết quả khảo sát chỉ số
hư hỏng tổng thể kết hợp đồng thời với các tham số khác như là khả năng chịu lực của kết cấu và
lưu lượng giao thông. Phương pháp VIZIR phát triển bởi LCPC được thực hiện theo trình tự sau:
o Thiết lập cơ sở dữ liệu, khảo sát thực địa, xác định chất lượng mạng lưới đường bộ tại
thời điểm to.
o Phân tích cơ sở dữ liệu, xác định giải pháp kỹ thuật. Ví dụ, căn cứ vào hiện trạng của
mặt đường tại thời điểm to , xác định phương án bảo trì nào cần thực hiện để thể khôi
phục lại mức độ phục vụ của mặt đường ở một mức độ nhất định nào đó trong điều kiện
Không nứt hay biến dạng
(1
)
C
hỉ
số
nứ
t
Quy
mô
1
2
0 tới
10%
1
2
10 tới
50%
2
3
> 50%
3
4
C
hỉ
số
bi
ến
dạ
ng
Quy
mô
1
2
0 tới
10%
1
2
10 tới
50%
2
3
> 50%
3
4
ố
If
0
1-2
3
0
1
3
4
1-2
2
3
5
3
3
4
5
4-5
4
5
6
Quy
mô
1
2
0 tới
10%
0
0
10 tới
50%
0
0
> 50%
0
+1
Điều chỉnh để xác định phương
á ải
Chỉ số hư hại
bề mặt
Is
Xếp loại từ 1 (tốt nhất) đến 7 (tồi
Phân loại cuối cùng
- 46 -
không bị hạn chế về nguồn vốn.
o Phân tích để tìm giải pháp tối ưu khi xem xét cả yếu tố đảm bảo yêu cầu kỹ thuật lẫn
những điều kiện hạn chế về ngân sách. Công việc này bao gồm việc lên chương trình
công tác bảo trì cho mạng lưới trong một vài năm cùng với các công việc cần thực hiện
tại thời điểm to đồng thời với các giải pháp kỹ thuật. N hững phân tích này thường được
thực hiện thông qua các phân tích tối ưu về kinh tế và kỹ thuật, mô hình phổ biến cho
công việc này là HDM–4 hoặc dTIMS.
Xác định giải pháp kỹ thuật được tiến hành theo hai bước. Bước 1 là kết hợp giữa chỉ số hư
hỏng tổng quan thu được từ khảo sát bề mặt mặt đường và khả năng chịu tải của kết cấu. Khả
năng chịu tải của kết cấu được xác định bằng thí nghiệm đo giá trị độ võng mặt đường. Kết hợp
hai thông số này ta được chỉ số đánh giá chất lượng mặt đường (Q) có giá trị từ 1 đến 9 như thể
hiện ở Hình 4, và thông qua đó ta xác định được những công việc cần làm: không làm gì, bảo
dưỡng hoặc rải lớp thảm. Bước 2 là kết hợp chỉ số Q ở trên với lưu lượng giao thông. Công việc
cần làm sẽ được xác định dựa trên đồng thời hai tham số này.
Bảng 4
2.3.1 Xác định chỉ số đánh giá chất lượng mặt đường
Việc đánh giá chất lượng mặt đường dựa trên việc kết hợp chỉ số hư hỏng tổng hợp Is và giá trị
độ võng thể hiện cho khả năng chịu lực của kết cấu mặt đường tổng thể. Chỉ số hư hỏng được
chia ở 3 thang mức độ:
o Mức độ 1 hoặc 2: rất ít hoặc không có nứt hay biến dạng, tình trạng lớp mặt tốt và
không cần bảo dưỡng ngay.
- 47 -
o Mức độ 3 hoặc 4: nứt kèm theo ít hoặc không có biến dạng, hoặc biến dạng nhưng
không có nứt, hiện trạng lớp mặt tương đối xấu và cần tiến hành bảo dưỡng mà không
cần nghiên cứu kỹ thêm.
o Mức độ 5, 6 hoặc 7: nứt và biến dạng trên diện rộng; hiện trạng lớp mặt rất xấu và cần
có công tác bảo trì lớn hoặc rải lớp thảm.
o Mức độ của độ võng được chia ra làm ba khoảng với hai ngưỡng d1 và d2. Khoảng dưới
giá trị dl cho thấy mặt đường vẫn làm việc tốt, trong khi khoảng trên giá trị d2 biêur thị
mặt đường làm việc rất yếu. Đối với các giá trị nằm trong khoảng dl - d2 thì rất khó đưa
ra quyết định chính xác trực tiếp.
Việc lựa chọn các giá trị ngưỡng d1 và d2 phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như là khí hậu, loại
và chiều dầy mặt đường, đặc điểm nền đất, tải trọng trục bánh xe, v.v. N hững giá trị này thường
được dựa trên những kinh nghiệm của từng nước cụ thể. Trong trường hợp không có kết quả
đánh giá kinh nghiệm trước đó làm căn cứ, việc định chuNn này có thể căn cứ trên khảo sát thí
điểm nhằm xây dựng giá trị kiểm soát trong khi thực hiện nghiên cứu tổng thể trên toàn mạng
lưới. N ếu có đầy đủ thông tin và số liệu, giá trị d1 và d2 nên được điều chỉnh theo lưu lượng
hoặc đặc điểm tải trọng trục bánh xe phổ biến (lượng xe tải nặng) trên tuyến đường xem xét.
Bảng đánh giá chất lượng mặt đường theo độ võng và chỉ số Is được trình bày trong Hình 10 và
giải thích ở dưới đây.
o Ql, Q2, Q3: Mặt đường ở tình trạng này sẽ không cần các công việc bảo trì, nếu có thì sẽ
tùy vào điều kiện giao thông. Trong trường hợp chỉ cần tiến hành những biện pháp
phòng nước, chỉ số nứt sẽ được sử dụng để xác định thời gian và loại hình công việc.
Cũng cần phải lưu ý rằng trong trường hợp bảo trì với cấp Q1 đến Q3, giải pháp lựa
chọn có thể là tức thời hoặc trì hoãn tuỳ vào các căn cứ lựa chọn của ngưỡng thực hiện.
o Q7, Q8, Q9: Mặt đường ở những cấp này cần rải lớp thảm với chiều dày được xác định
dựa trên lưu lượng giao thông.
o Q4, Q5, Q6: Đây là khoảng khó xác định cần làm rõ thông qua nghiên cứu độ không
tương thích giữa độ chịu tải và kết quả khảo sát trực quan. Có thể đưa ra một số tổng kết
như sau.
o Q4: Mặt đường có những hư hại dễ nhận thấy mặc dù độ chịu tải vẫn tốt. Cần kiểm tra
tính xác đáng của phép đo độ võng (đặc biệt là thời điểm đo trong năm nếu thời tiết quá
lạnh), cũng như tính chất của hư hại (đặc biệt là độ sụt lún của các lớp vật liệu áo đường,
không liên quan đến phép đo độ võng). Dựa trên kết quả kiểm tra có thể xếp loại lại Q4
thành Q2 (chú trọng đến phép đo độ võng) hoặc Q7 (chú trọng đến hư hại).
o Q5: Cũng phân tích như trên, đặt ra giới hạn cho vị trí võng và lưu lượng giao thông, tùy
theo kết quả kiểm tra, có thể xếp loại lại thành Q3, Q7, hoặc Q8.
o Q6: Mặt đường có giá trị võng lớn mà không có hư hại rõ ràng; để chấp nhận hay loại
bỏ kết quả khảo sát tình trạng bề mặt cần phải kiểm tra tuổi thọ của mặt đường hoặc
- 48 -
ngày thi công gần nhất cùng với lưu lượng giao thông. Tùy theo kết quả kiểm tra, có thể
xếp loại lại thành Q3 hoặc Q8.
2.3.2 Xác định giải pháp bảo trì
Phương pháp VIZIR chỉ nhằm mục đích xác định hiện trạng của mạng lưới đường bộ và những
công việc cần thiết để bảo trì và phục hồi những hư hỏng. Chỉ số đánh giá chất lượng Q sẽ kết
hợp với lưu lượng giao thông để xác định giải pháp bảo trì cụ thể (xem ví dụ ở Bảng 5). Khi đã
chọn vật liệu cụ thể sử dụng cho lớp rải thảm cụ thể cùng với những tham số tính toán ứng với
cấp lưu lượng, ta có thể xác định được chiều dày của lớp thảm dựa vào phương pháp thiết kế
của mỗi nước hoặc một số phương pháp phổ biến thường dùng.
Bảng 5
3. Kết luận
Với những hạn hẹp về nguồn vốn trong khi phải đáp ứng những nhu cầu về giao thông, các nhà
quản lý đường bộ rất cần phải đưa ra các quyết định lên kế hoạch cho công tác bảo trì hàng năm
hoặc cho một số năm liên tiếp sao cho có hiệu quả về kinh tế và kỹ thuật. Các phân tích đảm bảo
tối ưu về lợi ích cho xã hội khi xem xét tổng thể toàn bộ mạng lưới và các công việc rất cần thiết
để trợ giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định hợp lý. Tiếp theo đó là các phương pháp kỹ
thuật nhằm xác định các công việc cụ thể để sao cho công tác bảo trì được phù hợp với từng đặc
điểm hư hỏng và tình hình nhất định của mỗi công trình. Bài viết đã giới thiệu một phương pháp
tiếp cận dựa trên việc đánh giá và phân tích tình trạng mặt đường kết hợp cả yếu tố lịch sử, khả
năng chịu lực của kết cấu, và tình trạng lưu lượng và tải trọng giao thông để trợ giúp những giải
pháp công tác bảo trì thích hợp và hiệu quả nhất. Tuy vây, bài viết chỉ mang tính giới thiệu nên
những nghiên cứu chuyên sâu và hiệu chỉnh sao cho phù hợp vào điều kiện của Việt N am là rất
cần thiết.
- 49 -
Tài liệu tham khảo của Phụ lục 2
1. RN IP (2004). Dự án nâng cấp mạng lưới đường quốc lộ - Kế hoạch chiến lược 10 năm.
Báo cáo cuối cùng. Cục Đường Bộ, Bộ Giao thông Vận tải.
2. PIARC (2001). Highway Development and Management System HDM-4. World Road
Association, ISOHDM, Paris, France.
3. Đinh Văn Hiệp và K. Tsunokawa (2006). Identification of Rolling Multiyear Work
Programs for Road N etwork: A Strategy Analysis with Dynamic Sectioning. The 12th
International Seminar on Transport Research, Bangkok, Thailand, pp 59 – 68
4. Đinh Văn Hiệp (2009). Identification of Single or Rolling Multiyear Work Programs for
Road N etwork Preservation. Proceedings of the Eastern Asia Society for Transportation
Studies, EASTS, Surabaya, Indonesia, 11/2009.
5. Autret, P. và J.L. Brousse (1991). VIZIR – Method for the quality rating of paved road.
Laboratoire Central des Ponts et Chausseés, France.
6. Maurice1, B.O., M.B. Diop1, B. Ahmed (2003). Evaluation de la qualité du réseau routier
du centre Cameroun : utilisation et appréciation du logiciel "VIZIROAD". Journal des
Sciences Pour l’Ingénieur. N o. 3, 8-14.
7. GEN iS (2005). Préparation de Constrats Pilotes pour la Gestion et l`Entretien des routes
par N iveaux de Service, Madagasca (the World Bank and BCEOM Société Française
d’Ingénierie).
8. Joubert, P., Brillet, F. và Meignen, D. (2006). Application of the GiRR model for
scheduling maintenance work in the republic of Montenegro, Bulletin des Laboratoires
des Ponts et Chaussees, Volume 265, 61-87, Laboratoire Central des Ponts et Chausseés,
France.
9. N PP (2006). Dự án nâng cấp mạng lưới đường bộ - Hợp phần bảo trì. Cục Đường Bộ, Bộ
Giao thông Vận tải.
- 50 -
Phụ luc 2.1
Vết lún bánh xe
Cấp độ 1 : Độ võng dưới đoạn thẳng 1.5m nhỏ hơn 2cm
Cấp độ 2 : Độ võng nhỏ hơn 4cm
Cấp độ 3 :
- 51 -
Phụ lục 2.2
Biến dạng
Cấp độ 4 : Lún sụt cục bộ, nhìn rõ nhờ vệt nước mắt
Cấp độ 3 : Lún cục bộ giữa đường, dày hơn 10cm.
Cấp độ 3 :
- 52 -
Phụ luc 2.3
Nứt mỏi
Cấp độ 1 : Vết nứt đơn lẻ chạy dọc
Cấp độ 2 : Vết nứt tạo thành nhiều nhánh
Cấp độ 3 : Các vết nứt dài báo hiệu sự rạn
- 53 -
Cấp độ 1 : Các vết nứt dọc
Cấp độ 2 : Các vết nứt nhìn rõ
Cấp độ 3 :
- 54 -
Phụ luc 2.4
Rạn nứt
Cấp độ 1 : Rạn có nứt mặt nhưng không bong chóc
Cấp độ 2 : Rạn với nứt mặt mức bình thường, không
bị biến dạng
Cấp độ 3 : Rạn và chia mặt đường thành nhiều vụn
- 55 -
Cấp độ 1 : Rạn, với nứt mặt trên diện rộng
Cấp độ 2 : Rạn với vết nứt mở rộng
Cấp độ 3 : Rạn với vết nứt kiểu lưới đánh cá ;
sau đó gây tổn thất vật liệu
- 56 -
Phụ luc 2.5
Tình trạng sửa chữa
Cấp độ 1 : Tình trạng sửa chữa mối nối dọc
(hư hỏng loại B)
Cấp độ 2 : Sửa chữa mặt đường (hư hỏng loại A),
có thỏa mãn các điều kiện
Cấp độ 2 : Quá trình sửa chữa thi công tương đối tốt.
Các sửa chữa cũ theo chiều dọc vẫn trong
điều kiện tốt
- 57 -
Cấp độ 1 : Sửa chữa vá lớp áo (hư hỏng loại B)
Cấp độ 3 : Các hư hỏng về kết cấu của mặt đường
sau sửa chữa
Cấp độ 3
- 58 -
Phụ luc 2.6
Nứt mối nối dọc
Cấp độ 1 : Vết nứt thẳng đơn lẻ ở chính giữa
Cấp độ 2 : N ứt theo nhánh ở giữa, không bong chóc
Cấp độ 3 : N ứt rộng theo nhánh, đi kèm bong chóc
- 59 -
Phụ luc 2.7
Ổ gà
Cấp độ 1 : Một vài ổ gà nhỏ
Cấp độ 2 : Ổ gà nhỏ và nông, nhưng nhiều
Cấp độ 3 : Ổ gà tạo thành chỗ rạn, cần làm lại
mặt đường
- 60 -
Phụ luc 2.8
Chuyển dịch của vật liệu
Cấp độ 1 : Bong chóc ở chỗ rạn
Cấp độ 1 : Bong chóc không đều theo kiểu bị xới
Cấp độ 2 : Bong chóc đều không thấy lớp nền
- 61 -
Cấp độ 1 : Bong chóc theo kiểu bong từng mảng
Cấp độ 3 : Mài mòn trên diện rộng thấy rõ
Cấp độ 3 : Chảy nhựa đều rõ rệt chỗ vệt bánh xe
- 62 -
Phụ luc 2.9
Nứt do nhiệt
N ứt ngang thẳng và rõ ở lớp láng.
N ứt do thay đổi nhiệt độ
Lỗ khoan. Mặt cắt ngang của áo
đường cho thấy rõ sự tiếp giáp của
vết nứt với lớp mặt
Các vết nứt do nhiệt dọc và ngang, gây
ra do sự dịch chuyển của nước giữa lớp
vai đường và áo đường
Lỗ khoan cho thấy rõ vết nứt trong
lớp nền đường
- 63 -
Phụ luc 2.10
Hư hỏng lề đường và xói lở
Cấp độ 1 : Mép đường bị cóc gặm, hư hỏng chưa
nhìn rõ
Cấp độ 2 : Mép đường bị cóc gặm đều
Cấp độ 3 : Mất lớp áo đường
- 64 -
Cấp độ 2 : Lớp vai đường thấp đáng kể so với
áo đường (hơn 10cm)
Cấp độ 1 : Xói lở rãnh
Cấp độ 3 : Phá hoại dưới vai đường.
Phần xói ăn dần đến gờ lớp áo đường
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng chu trình xác lập kế hoạch công tác bảo trì mạng lưới mặt đường ô tô.pdf