Đề tài Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu khu vực đồng bằng sông Cửu Long

TÓM TẮT CÔNG TRÌNH Với thời gian trên dưới 15 năm để một sản phẩm chưa từng được biết đến, sản xuất từ một loài cá vốn có giá trị không cao, nhờ sức sáng tạo của người lao động Việt Nam kết hợp với đường lối mở cửa, hội nhập của Nhà nước, trở thành một “thế lực” trên thị trường cá thịt trắng toàn cầu, với sản lượng sản phẩm xuất khẩu năm 2008 trên 640.000 tấn, giá trị xuất khẩu gần 1,5 tỷ USD. Xét một cách toàn diện, cá tra phải được xếp đầu danh sách ít ỏi những sản phẩm nông sản có lợi thế của Việt Nam trên thị trường thế giới, bởi trong khi chúng ta có cá tra xuất khẩu thì không nước nào khác có. Trung Quốc và Ấn Độ cũng xuất khẩu sản phẩm cá nheo tương tự nhưng sản lượng không đáng kể và chiếm một thị phần không đáng kể so với cá tra của Việt Nam. Với giá trị xuất khẩu cao và vai trò ý nghĩa quan trọng của cá tra đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung, chính phủ đã xác định cá tra là sản phẩm xuất khẩu chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, đồng thời chính phủ yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo sản xuất, tiêu thụ cá tra do Bộ trưởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đứng đầu. Đây là những bước đi ban đầu nhằm đưa con cá tra trở thành sản phẩm xuất khẩu chiến lược của ngành thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế vốn có vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và những nỗ lực của các thành phần trong ngành sản xuất cá tra xuất khẩu, thực trạng hoạt động của ngành lại đang bộc lộ nhiều biểu hiện phi hiệu quả, đe dọa nghiêm trọng đến vị thế của sản phẩm cá tra xuất khẩu. Trong đó, những vấn đề nổi bật nhất bao gồm sự yếu kém trong công tác quản lý ngành, tình trạng phát triển tự phát, manh mún, thiếu quy hoạch và thiếu sự liên kết giữa các thành phần trong ngành; những khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc cũng như việc kiểm soát chất lượng đầu ra ở mỗi khâu do tính tự phát của hoạt động sản xuất; sự thiếu đồng bộ về cơ sở vật chất hạn chế sự trao đổi và xử lý thông tin giữa các thành phần của ngành. Giải pháp hợp nhất theo ngành dọc được các công ty chế biến áp dụng chỉ mang lại hiệu quả trong ngắn hạn, trong dài hạn tính khép kín các công đoạn sản xuất trong một chủ thể từ quy hoạch vùng nguyên liệu, xây dựng hệ thống phân phối, thậm chí sản xuất con giống và thức ăn chăn nuôi sẽ bộc lộ nhiều nguy cơ đe dọa tính bền vững và hiệu quả, không phù hợp với xu hướng phát triển hiện đại, ở đó tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa là ưu tiên hàng đầu. Xét trong bối cảnh xu hướng của cạnh tranh quốc tế, khi mà sự cạnh tranh không chỉ đơn thuần là giữa các doanh nghiệp, mà là giữa các chuỗi cung ứng, thì xây dựng chuỗi cung ứng được xem như là một tài sản chiến lược, có tác động quyết định đến sư thành công trong công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, nếu xét góc độ quản lý và vận hành hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu ở Đồng bằng sông Cửu Long, việc xây dựng mô hình chuỗi cung ứng sẽ cơ bản giúp giải quyết những hạn chế, tồn tại, từ đó đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của ngành. Trong phạm vi bài nghiên cứu, doanh nghiệp chế biến được xem là người khởi xướng và giữ vai trò chủ đạo, do lợi thế về quy mô, tổ chức, tín dụng cũng như khả năng tiếp xúc và chi phối nguồn thông tin cho toàn bộ hoạt động của chuỗi so với các thành phần khác như người sản xuất con giống hay các trang trại nuôi cá. Trên cơ sở đó, việc xây dựng chuỗi cung ứng cho mặt hàng cá tra xuất khẩu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long được tiếp cận theo hướng tạo dựng cơ chế hợp tác trên năm lĩnh vực – thông tin, sản xuất, hàng tồn kho, vận tải và định vị - giữa các thành phần trong hoạt động sản xuất thông qua việc thiết kế một mạng lưới phân phối cho chuỗi, từ đó khơi thông ba dòng chảy chính của chuỗi cung ứng – dòng thông tin, dòng hàng hóa và dòng tài chính. Cách tiếp cận này đảm bảo vừa tận dụng được những cơ sở vật chất hiện có của hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu, vừa khắc phục được tính phi hiệu quả, thiếu bền vững của hoạt động sản xuất hiện tại. Dựa trên cơ sở lý thuyết về chuỗi cung ứng và xây dựng chuỗi cung ứng thông qua việc thiết kế mạng lưới cung ứng phù hợp, kết hợp với những đặc trưng của hoạt động sản xuất cá tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một mô hình chuỗi cung ứng khả thi gắn kết các thành phần tham gia sản xuất, từ đó khắc phục những tồn tại cho ngành. Để thục hiện mục tiêu này, đề tài kiến nghị hai nhóm giải pháp đồng bộ, bao gồm nhóm giải pháp vi mô đối với từng thành phần tham gia vào chuỗi và nhóm giải pháp vĩ mô đối với các Bộ Ban ngành liên quan đến hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Vấn đề cốt lõi khi đưa ra nhóm giải pháp vĩ mô là phải tách bạch giữa vai trò hỗ trợ về mặt hoạch định chính sách chủ trương, khung pháp ly của các cơ quan chức năng đối với hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long với chức năng quản lý của các chủ thể kinh tế, do mô hình chuỗi cung ứng chỉ là mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế tham gia vào chuỗi.

pdf108 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3304 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu khu vực đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và đóng vai trò chủ đạo trong chuỗi cung ứng là cơ sở nuôi cá, thì đòi hỏi các hộ nuôi trồng tập hợp nhau lại thành các HTX qui mô lớn hơn. HTX đóng vai trò là chủ thể ký kết hợp đồng với nhà cung ứng vật tƣ, nguyên liệu đầu vào (thức ăn, thuốc thú y, ngƣ 80 cụ…) đồng thời ký hợp đồng với nhà máy chế biến để tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, với kinh nghiệm quản lý còn thiếu và yếu, sản xuất bị động do không đủ thông tin, thiếu tính chuyên nghiệp, qui mô sản xuất và tài chính còn hạn chế, do đó ngƣời nuôi trồng sẽ gặp nhiều khó khăn trong vai trò là ngƣời khởi xƣớng và chủ đạo trong chuỗi. Vai trò khởi xƣớng và chủ đạo thích hợp nhất trong chuỗi cung ứng sản phẩm cá tra xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Đây là những tổ chức có quy mô vốn và tài chính lớn, sản xuất theo quy trình công nghiệp hiện đại, có đủ cơ cấu nhân sự, kinh nghiệm và khả năng quản lý, điều hành, có quyền quyết định khối lƣợng sản phẩm và giá. Đây cũng là những tổ chức có độ tín nhiệm cao hơn để các nhà đầu tƣ và các ngân hàng tin tƣởng cung cấp tín dụng. Hơn nữa, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thƣờng xuyên tiếp xúc với khách hàng, có đầy đủ thông tin hơn, nhạy cảm với những biến động của thị trƣờng, có thể đáp ứng đƣợc những vấn đề đặt ra của chuỗi cung ứng, các đòi hỏi về trách nhiệm môi trƣờng và trách nhiệm xã hội của sản xuất thủy sản. Do đó, đây là chủ thể có tác động điều chỉnh nhanh nhạy và thích hợp nhất trong vai trò khởi xƣớng và chủ đạo của toàn bộ huỗi cung ứng cá tra xuất khẩu. 3.3.4 Mô hình chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu ở khu vực ĐBSCL Từ việc phân tích thực trạng và đặc điểm của chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu, nhóm nghiên cứu đƣa ra mô hình chuỗi cung ứng cho hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu khu vực ĐBSCL đƣợc mô tả nhƣ mô hình dƣới đây: Hình 3.2. Mô hình chuỗi cung ứng đề xuất cho hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL. 81 Trong đó: Bốn thành phần chính tham gia vào chuỗi cung ứng đó là: Cơ sở cung ứng con giống, HTX nuôi trồng, Nhà mày chế biến và Thị trƣờng xuất khẩu (trong thị trƣờng xuất khẩu gồm có Đại lý phân phối và ngƣời tiêu dùng cuối cùng, nhƣng sẽ không đƣợc nghiên cứu kỹ trong mô hình). Ngoài ra, trong mô hình còn xuất hiện vai trò của Ban Quản Trị Chuỗi cung ứng trong việc điều phối thông tin xuyên suốt trong chuỗi và nhà cung ứng dịch vụ vận tải. Ngoài các thành phần chính, còn có các tổ chức hỗ trợ cho các thành phần trong chuỗi44, bao gồm bốn nhóm tổ chức chính: - Nhóm các tổ chức đóng vai trò cung cấp dịch vụ hỗ trợ, tƣ vấn về kỹ thuật và quản lý cho ba thành phần chính trong chuỗi (Cơ sở cung ứng giống, HTX nuôi 44 Tuy nhiên phạm vi của bài nghiên cứu sẽ chỉ tập trung chỉ ra cơ chế phối hợp hoạt động giữa các thành phần chính của chuỗi cung ứng với nhau. 82 trồng, doanh nghiệp chế biến): Trung tâm khuyến nông và nghề cá; Cục nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; Công ty thức ăn chăn nuôi và dịch vụ thú y; Các chƣơng trình/dự án của nƣớc ngoài nhƣ Oxfarm, tổ chức phi chính phủ. - Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP): Đóng vai trò liên kết các doanh nghiệp chế biến, hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm quản lý và xúc tiến thƣơng mại - Cục quản lý chất lƣợng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản (NAFIQAVED) đóng vai trò giám sát, kiểm định và cấp chứng nhận tiêu chuẩn chất lƣợng, VSATTP xuyên suốt chuỗi cung ứng từ khâu con giống cho đến sản phẩm cuối cùng đến tay ngƣời tiêu dùng. Khi theo sát chuỗi cung ứng cho phép NAFIQAVED có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm một cách chính xác và dễ dàng. - Ngân hàng và tổ chức tín dụng: Thông qua các hợp đồng cho vay tín dụng để hỗ trợ vốn cho các thành phần tham gia sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Các dòng chảy vật chất (sản phẩm và tài chính) và dòng chảy thông tin đƣợc lƣu chuyển trong chuỗi cung ứng nhƣ hình vẽ. Trong đó, dòng chảy vật chất trong chuỗi cung ứng đƣợc chảy theo hai chiều chính: xuôi dòng (đối với hàng hóa) và ngƣợc dòng (đối với tài chính) 3.3.5 Cơ chế hợp tác giữa các thành phần chính trong chuỗi cung ứng đề xuất Việc xác lập cơ chế hợp tác giữa các thành phần chính trong chuỗi cung ứng sẽ là tiền đề quan trọng cho sự lƣu thông của ba dòng chảy chính trong chuỗi cung ứng – hàng hóa, tài chính và thông tin. Trong phạm vi nghiên cứu, chúng ta sẽ tiếp cận cơ chế hợp tác này theo năm thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng của chuỗi cung ứng – sản xuất, hàng tồn kho, vận chuyển, định vị và thông tin. Xây dựng mô hình chuỗi cung ứng dựa trên các nguyên tắc sau: - Đồng thuận, tự nguyện của các chủ thể - Lợi ích hài hòa cho mọi thành phần trong chuỗi - Tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng các cam kết - Minh bạch và sòng phẳng trong các vấn đề tài chính 83 - Hỗ trợ và chia sẻ rủi ro, khó khăn 3.3.5.1 Thông tin Cơ chế trao đổi thông tin trong chuỗi cung ứng đƣợc quyết định bởi sự xuất hiện vai trò của Ban Quản trị Chuỗi Cung Ứng. Ban Quản trị chuỗi cung ứng là đại diện cho toàn bộ chuỗi trong vai trò điều phối, đảm bảo thông tin xuyên suốt chuỗi. Thành viên trong Ban Quản trị gồm ngƣời đại diện cho: nhà cung ứng con giống, hợp tác xã nuôi trồng và doanh nghiệp chế biến. Tuy nhiên, Ban Quản trị cần phải đảm bảo tính chất trung lập với các bên liên quan ngay khi đƣợc thành lập, để đảm bảo tính khách quan khi cung cấp thông tin cho các bên. Khi hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu đã đƣợc tổ chức thành chuỗi cung ứng, xét về góc độ quản lý, ta có thể xem chuỗi nhƣ là một doanh nghiệp, trong đó các thành viên trong chuỗi hoạt động nhƣ các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp và chịu sự điều phối của Ban Quản trị. Tuy nhiên, khác với mô hình doanh nghiệp thông thƣờng, vai trò của Ban Quản trị trong mô hình chuỗi đƣợc giới hạn trong chức năng điều phối thông tin giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng. Cơ chế trao đổi thông tin mang tính hai chiều, đƣợc mô tả nhƣ sau: Ban Quản trị chuỗi là đầu mối, kho dữ liệu thông tin mà tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng chia sẻ trên đó. Doanh nghiệp chế biến nhận đƣợc thông tin về thị trƣờng, các tín hiệu dự đoán cầu thông qua các đơn đặt hàng, sau đó sẽ thông báo lên Ban Quản trị chuỗi các thông tin thị trƣờng mới nhận đƣợc, cùng với các thông tin về kế hoạch hoạt động sản xuất của nhà máy. Đồng thời, nhà cung ứng con giống và hợp tác xã nuôi trồng cũng cung cấp các thông tin về hoạt động sản xuất, kế hoạch nuôi trồng, quy trình nuôi áp dụng các tiêu chuẩn VSATTP đạt tiêu chuẩn quốc tế, thông báo thời gian thu mua cá để tránh cá tra bị quá lứa. Thông tin từ các thành viên sẽ đƣợc lƣu trữ trong hệ thống máy tính đƣợc kết nối mạng nội bộ đƣợc đặt hệ thống máy chủ tại Ban Quản trị chuỗi, trên cơ sở đó các thành viên trong 84 chuỗi có thể truy cập tiếp nhận và chia sẻ các thông tin. Để đảm bảo các thành viên cung cấp thông tin không chính xác nhằm tƣ lợi cho riêng mình, làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của các mắt xích khác, trong quá trình tổng hợp thông tin, Ban Quản trị cũng cần phải xác nhận độ chính xác của thông tin. Quá trình truy xuất nguồn gốc và cấp giấy chứng nhận VSATTP sẽ đƣợc tiến hành dễ dàng và nhanh gọn hơn, căn cứ vào cơ sở dữ liệu về các lô hàng nguyên liệu từ con giống cho đến thành phẩm. Sự tập trung thông tin cùng với chức năng điều phối của Ban Quản trị chính là cơ sở cho sự thống nhất về chiến lƣợc và chiến thuật hoạt động của các thành phần, qua đó đảm bảo tính hiệu quả của toàn bộ hoạt động chuỗi. Ƣu điểm lớn nhất của cơ chế truyền tải thông tin này là tính tập trung của thông tin. Trong điều kiện hiện tại, thông tin thƣờng đƣợc truyền qua nhiều khâu từ thị trƣờng đến doanh nghiệp chế biến, sau đó đến các trang trại nuôi cá và cơ sở cung ứng con giống. Điều này không chỉ làm bóp méo thông tin45 khi đƣợc truyền tải qua nhiều khâu, mà còn tạo ra lợi thế thông tin cho doanh nghiệp chế biến trong việc ép giá nguyên liệu46. Ngƣợc lại, với mô hình này, vai trò của Ban Quản trị đảm bảo tính khách quan của các nguồn thông tin, đồng thời hạn chế sự chi phối thông tin của doanh nghiệp chế biến. Tuy nhiên, mô hình này cũng gặp phải khó khăn trong việc xác minh độ chính xác của thông tin từ các thành viên. Mặt khác, sự không đồng bộ về cơ sở hạ tầng thông tin giữa các mắt xích cũng nhƣ đầu tƣ hệ thống thông tin tốn kém sẽ gây khó khăn trong quá trình trao đổi thông tin giữa Ban Quản trị và các mắt xích của chuỗi. 3.3.5.2 Sản xuất Điểm đáng lƣu ý đầu tiên trong hoạt động sản xuất của chuỗi là sự thống nhất hoạt động của các trang trại nuôi cá trong HTX nuôi cá. Sự xuất hiện của HTX nuôi 45 Hiệu ứng Bullwhip 46 Do mất cân xứng về thông tin nên sản xuất của cơ sở nuôi trồng luôn ở thế bị động trong sản xuất và đàm phán giá 85 cá trƣớc hết đảm bảo tính chất pháp nhân47 của tổ hợp các trang trại nuôi cá khi tham gia vào các mối quan hệ kinh tế với cơ sở sản xuất con giống, nhà máy chế biến hay các bên liên quan khác nhƣ ngân hàng, thú y… Việc hoạt động thống nhất trong HTX nuôi cá cũng tạo thành sức mạnh liên kết, tính kinh tế theo quy mô và dễ dàng chia sẻ kỹ thuật nuôi trồng giữa các trang trại. Việc hình thành HTX nuôi cá còn làm cân bằng vị thế của các trang trại nuôi cá với cơ sở nuôi trồng và doanh nghiệp chế biến trong mối quan hệ cung – cầu; hạn chế hiện tƣợng ép giá, cạnh tranh không lành mạnh giữa các mắt xích trong chuỗi, mà trong đó trang trại nuôi cá luôn là bộ phận dễ bị tổn thƣơng nhất. Hơn nữa, xét trong mối quan hệ giữa cơ sở cung ứng con giống – trang trại nuôi cá, lƣợng cầu về con giống vừa đảm bảo đầu ra cho cơ sở cung ứng con giống, vừa đảm bảo đầu vào ổn định về chất lƣợng lẫn số lƣợng cho hoạt động nuôi trồng. Trong mối quan hệ giữa trang trại nuôi cá – nhà máy chế biến, sản lƣợng của các trang trại nuôi cá đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào cho nhà máy tận dụng tối đa công suất của nhà máy, khắc phục tình trạng hoạt động dƣới công suất, làm tăng tính lƣu thông của dòng chảy hàng hóa. Nền tảng của sự thống nhất trong sản xuất giữa các mắt xích của chuỗi là chiến lƣợc và chiến thuật kinh doanh sản xuất của toàn chuỗi. Trên cơ sở thông tin tổng hợp từ Ban Quản trị, các thành viên trong chuỗi cung ứng sẽ thống nhất chiến lƣợc, chiến thuật kinh doanh sản xuất của toàn chuỗi, sau đó phân bổ hoạt động đến từng mắt xích tƣơng ứng. Mối quan hệ giữa cơ sở cung ứng con giống – HTX nuôi cá đƣợc xác lập trên cơ sở hợp đồng mua bán. Nguyên tắc thu mua và thực hiện hợp đồng: Hợp tác xã nuôi cá chỉ mua con giống từ cơ sở sản xuất con giống ký hợp đồng để đảm bảo tính rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ. Ngƣợc lại, bản thân cơ sở sản xuất con giống cũng phải luôn đảm bảo thỏa mãn những yêu cầu khắt khe về chất lƣợng con giống. Thông thƣờng, Trung tâm giống Quốc Gia Cái Bè và các Trung tâm giống của tỉnh 47 Theo Luật Hợp tác xã năm 2003 86 ở ĐBSCL tạo ra giống gốc, giống bố mẹ sạch bệnh và con giống có chất lƣợng cao đủ về số lƣợng cung cấp cho các cơ sở nuôi. Mối quan hệ giữa HTX nuôi cá – doanh nghiệp chế biến đƣợc xác lập dựa trên hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Điều này thể hiện vai trò chủ đạo của doanh nghiệp chế biến trong chuỗi cung ứng. Với lợi thế dễ dàng tiếp cận nguồn vốn và kỹ thuật, việc doanh nghiệp chế biến trực tiếp hỗ trợ trang trại nuôi cá không chỉ tiết kiệm chi phí giao dịch trong chuỗi, mà còn tận dụng đƣợc các nguồn lực của chuỗi. Hơn nữa, ngƣời nuôi cá và các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ cá tra có sự gắn kết chặt sẽ giảm bớt rủi ro. Khi giá cá xuống thấp, ngƣời nuôi cá vẫn có lời ít do doanh nghiệp chế biến chia sẻ rủi ro. Khi nhu cầu sản phẩm cá tra tăng, doanh nghiệp chế biến vẫn chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu với giá cả hợp lý. Nguyên tắc thu mua và thực hiện hợp đồng nhƣ sau: - Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá kí kết giữa doanh nghiệp và ngƣời sản xuất đƣợc thực hiện theo các hình thức qui định tại điểm 2 Điều 2 của Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tƣớng Chính phủ và Thông tƣ số 77/2002/TT-BNN ngày 28/8/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về mẫu hợp đồng tiêu thụ nông sản. Trong đó có các điều khoản nêu rõ về chia sẻ rủi ro biến động giá, quyền lợi và nghĩa vụ các bên, điều khoản thi hành hợp đồng, quy chế xử phạt nếu vi phạm hợp đồng - Doanh nghiệp chế biển chỉ thu mua những sản phẩm cá tra nguyên liệu của những cơ sở thuộc các hợp tác xã đã đƣợc quy hoạch, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật nuôi trồng và chất lƣợng VSATTP, tuyệt đối không thu mua của cơ sở chăn nuôi phát triển tự phát, không thuộc hợp tác xã. Điều này sẽ khắc phục tình trạng bất ổn cung – cầu nguyên liệu cá chế biến, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật chất lƣợng và VSATTP, dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc. Ƣu điểm của mô hình liên kết sản xuất xuất phát từ việc thống nhất đƣợc chiến lƣợc và chiến thuật kinh doanh sản xuất trong toàn chuỗi, từ đó phân bổ, định hƣớng sản xuất cho từng mắt xích. 87 Tuy nhiên, sự liên kết này cũng gặp khó khăn từ thực trạng hoạt động lỏng lẻo trong HTX, hầu hết HTX chƣa thực hiện đầy đủ chức năng của ngƣời đại diện cho các cơ sở nuôi cá trong ký kết hợp đồng thu mua với doanh nghiệp chế biến và chức năng chia sẻ hỗ trợ kỹ thuật nuôi trồng cho các hội viên. 3.3.5.3 Tồn kho Đặc trƣng của ngành chế biến cá tra là nguyên liệu đòi hỏi phải tƣơi sống, chế biến ngay. Sản phẩm sau khi chế biến sẽ đƣợc lƣu trong các kho lạnh của nhà máy chế biến. Do đặc thù của sản phẩm thủy sản này, hệ thống kho lạnh bảo quản sản phẩm chờ xuất khẩu cần phải đƣợc đầu tƣ xây dựng. Tuy nhiên, cá nguyên liệu để chế biến thƣờng sau khi thu mua thì vận chuyển đến nhà máy rửa sạch và lạng cá phi lê, hạn chế trong việc lƣu kho đối với nguyên liệu. Do đó, cơ chế liên kết trong hoạt động lƣu kho phụ thuộc nhiều vào việc thông tin kết nối giữa kinh doanh sản xuất của từng mắt xích trong chuỗi, đặc biệt là của nhà máy chế biến. Bản thân cơ sở cung ứng con giống và trang trại nuôi cá phải tính toán hợp lý chu kỳ sản xuất để phù hợp với nhu cầu về nguyên liệu của chuỗi trong từng thời kỳ nhất định. Thông thƣờng cá tra nguyên liệu đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa thích có khối lƣợng 1-1,1 kg/con, nếu tình trạng cá nguyên liệu bị quá lứa sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng của sản phẩm và không thỏa mãn đơn hàng. Ƣu điểm của mô hình liên kết trong hoạt động lƣu kho này là nhờ tận dụng đƣợc sự minh bạch thông tin về cung – cầu và giá cả, nên quá trình làm giá giữa cơ sở nuôi giống – HTX nuôi cá và HTX nuôi cá – nhà máy chế biến đƣợc đẩy nhanh, tránh tình trạng ứ đọng nguyên liệu gây thiệt hại cho các bên. Nhƣợc điểm của mô hình liên kết này là việc điều chỉnh chu kỳ sản xuất của từng mắt xích cho phù hợp với hoạt động chung của chuỗi. Chỉ cần một sự tính toán không hợp lý hoặc có thay đổi trong chiến thuật kinh doanh sản xuất thì sẽ gây hậu quả cho toàn bộ chuỗi do tình trạng ứ đọng nguyên liệu không tồn kho đƣợc. 3.3.5.4 Vận chuyển 88 Trong mô hình liên kết về vận tải, sự xuất hiện của công ty cung ứng dịch vụ vận tải sẽ là giúp quá trình vận chuyển nguyên liệu và hàng hóa đúng lúc và kịp thời, hạn chế sự gián đoạn trong khâu vận chuyển. Các phƣơng thức vận tải hay dùng để vận chuyển cá nguyên liệu và cá giống là ghe thuyền (tận dụng lợi thế sông ngòi) và ô tô, phƣơng tiện chuyển hàng xuất khẩu thƣờng bằng đƣờng biển (chi phí rẻ, gần cảng Mỹ Thới và cảng Sài Gòn, nhƣng thời gian vận chuyển lâu và khâu bảo quản cần đƣợc chú trọng). Phƣơng thức vận tải quyết định đến sự lƣu thông của cá tra nguyên liệu trong chuỗi, nên nó đóng vai trò đảm bảo tính kịp thời, bảo quản nguyên liệu trong quá trình vận chuyển, tăng hiệu quả năng suất sau thu hoạch. Do đó đòi hỏi đội ngũ phƣơng thức vận tải phải là những xe, thuyền ghe chuyên dụng, tức là phải có sự đầu tƣ vốn lớn, do đó tránh phân tán nguồn lực, doanh nghiệp nên thuê ngoài. Việc thuê ngoài dịch vụ vận tải sẽ do Ban quản trị chuỗi cung ứng quản lý. Tất cả hoạt động sản xuất trong chuỗi đều đƣợc tập trung về Ban Quản trị, trên cơ sở đó, Ban Quản trị sẽ điều phối toàn bộ lịch trình vận tải của chuỗi, từ ngƣời cung ứng con giống đến trang trại nuôi cá, từ trang trại nuôi cá đến nhà máy chế biến. Ƣu điểm của mô hình liên kết với nhà cung ứng dịch vận tải này là khai thác sự chuyên nghiệp của các nhà cung ứng dịch vụ vận tải. Do đó, đảm bảo sự thống nhất trong chiến lƣợc và chiến thuật kinh doanh sản xuất của toàn chuỗi, do tận dụng đƣợc chức năng điều phối thông tin của Ban Quản trị. Mặt khác, việc các mắt xích nắm rõ lịch trình vận tải sẽ giúp cho các đơn vị chủ động trong giao hàng, tận dụng lịch trình để tiết kiệm chi phí vận tải. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của mô hình liên kết này là sự lựa chọn nhà cung ứng vận tải phù hợp với yêu cầu chuyên dụng của việc vận chuyển cá tra nguyên liệu. Hiện nay, các đơn vị cung ứng dịch vụ vận tải còn thô sơ chủ yếu là thuyền ghe, ô tô không chuyên dụng, do đó sẽ ảnh hƣởng đến hiệu suất sau thu hoạch. Mặt khác, do đặc điểm không lƣu kho đƣợc của nguyên liệu cá bột và nguyên liệu cá tra, nên mô hình này không tận dụng đƣợc lợi thế giao hàng theo kiện, mà vẫn phải sử dụng vận tải từ cơ sở cung ứng con giống đến từng trang trại nuôi cá, và từ trang trại nuôi cá 89 đến nhà máy chế biến. Do đó, chi phí vận tải của mô hình đề xuất vẫn cao hơn so với mô hình (3)ngƣời đại lý trữ hàng và giao hàng theo kiện. Hơn nữa, chi phí vận tải cũng có xu hƣớng tăng do hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém của khu vực ĐBSCL. 3.3.5.5 Định vị Định vị trong việc xây dựng chuỗi cung ứng quan trọng không kém hệ thống vận tải hay thông tin. Dựa trên sự cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh và hiệu quả, cộng với đặc thù của khu vực ĐBSCL, ở đó tập trung các cơ sở cung ứng giống, cơ sở nuôi trồng và các nhà máy chế biến, từ đó đề xuất định vị tập trung các hoạt động ở một vài vị trí nhằm giảm đƣợc chi phí nhờ quy mô và hiệu quả. Các quyết định về định vị phụ thuộc vào các nhân tố: chi phí phƣơng tiện, chi phí nhân công, kỹ năng sẵn có của lực lƣợng lao động, các điều kiện cơ sở hạ tầng, thuế và thuế quan, và sự gần gũi với các nhà cung cấp và khách hàng. Các quyết định này có tác động mạnh mẽ đến các chi phí và đặc tính của chuỗi cung ứng, đồng thời cũng phản ánh chiến lƣợc cơ bản của doanh nghiệp trong việc xây dựng và phân phối sản phẩm ra thị trƣờng. - Định vị về cơ sở cung ứng giống: Tùy theo vị trí của doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp nuôi trồng tham gia vào chuỗi cung ứng từ đó lựa chọn ra các cơ sở cung ứng giống đảm bảo các yếu tố: Cung ứng giống khỏe mạnh, có chất lƣợng cao, ổn định. Hiện nay ở An Giang, Hồng Ngự - Đồng Tháp, trung tâm giống Quốc gia Cái Bè ở Tiền Giang là các cơ sở sản xuất cá tra giống sẵn sàng cung ứng đủ số lƣợng cá bột, cá giống cho yêu cầu phát triển của toàn vùng. Các cơ sở cung ứng giống này thƣờng tập trung gần vùng nuôi đã đƣợc quy hoạch hai bên sông Tiền và Sông Hậu (xem phụ lục 1.1 Bản đồ ĐBSCL) - Định vị cơ sở nuôi cá: Các cơ sở nuôi cá tham gia vào HTX nuôi cá cần phải quy hoạch tập trung dọc hai bên sông Tiền, sông Hậu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng kỹ thuật nuôi và đầu tƣ vốn trên qui mô lớn, dễ truy xuất nguồn gốc. Khoảng cách giữa các HTX nuôi cá đến các Nhà máy chế biến ngắn nhất có thể, tận 90 dụng lợi thế giao thông đƣờng thủy kết hợp với tính đáp ứng nhanh của giao thông đƣờng bộ, tiết kiệm chi phí trong quá trình vận chuyển nguyên liệu. - Định vị nhà máy chế biến: Các nhà máy chế biến cần đƣợc quy hoạch trong phạm vi gần với khu vực nuôi trồng nguyên liệu, điều này có một ý nghĩa quan trọng không chỉ trong việc giảm chi phí vận chuyển, bảo quản, mà còn là lợi thế giúp đẩy nhanh tốc độ vận chuyển của nguyên liệu, giúp đáp ứng đơn hàng nhanh hơn. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra thƣờng tập trung ở các tỉnh thuộc quy hoạch vùng nuôi trồng cá tra nguyên liệu dọc hai bên bờ sông Tiền và sông Hậu. Ví dụ: trong bốn công ty xuất khẩu cá tra lớn nhất khu vực đều xây dựng gần với vùng nguyên liệu nhƣ: CTCP Nam Việt (Navico) (An Giang), Agifish (An Giang), CTCP Hùng Vƣơng (Tiền Giang), CTCP Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp). Với vị trí tập trung thuận lợi giúp các doanh nghiệp cắt giảm tối đa chi phí vận chuyển nguyên liệu đầu vào, tận dụng lợi thế trên qui mô tập trung. Tóm lại, ƣu điểm của việc định vị các thành phần tham gia chuỗi cung ứng trên qui mô tập trung cho phép chuỗi cung ứng giảm thiểu chi phí, tăng tính nhanh và chủ động về nguồn nguyên liệu. Tuy nhiên, hạn chế của khu vực ĐBSCL về cơ sở hạ tầng có ảnh hƣởng đến khâu phân phối sản phẩm từ nhà máy chế biến đến thị trƣờng xuất khẩu. 3.4 KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HIỆU QUẢ MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA XUẤT KHẨU CỦA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Từ mô hình chuỗi cung ứng đề xuất và những phân tích về ƣu nhƣợc điểm của từng yếu tố dẫn dắt, để mô hình chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của khu vực ĐBSCL đi vào ứng dụng thực tế và đạt hiệu quả cao, chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ hai nhóm giải pháp chính. Trƣớc tiên là các giải pháp vi mô cụ thể đối với từng mắt xích tham gia vào chuỗi nhằm xây dựng sự liên kết ở cả năm yếu tố thông tin, sản xuất, hàng tồn kho, vận tải và định vị; sau đó là các nhóm giải pháp vĩ mô 91 đối với các Bộ Ban ngành liên quan đến hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu nhƣ Chính phủ (cơ quan đại diện cho chính phủ là Bộ NN&PTNT), hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội nuôi trồng cá tra, các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Sau đây chi tiết các nhóm giải pháp: 3.4.1. Nhóm giải pháp đối với các thành phần chính tham gia trong chuỗi 3.4.1.1 Trước hết, thành viên khởi xướng và đóng vai trò chủ đạo của chuỗi cung ứng (Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu) xây dựng các tiêu chí đánh giá chọn ra các mắt xích phù hợp nhất tham gia vào chuỗi cung ứng của mình. - Đối với cơ sở cung ứng con giống, phải đảm bảo nguồn cá bố mẹ đạt tiêu chuẩn, tránh tình trạng giống không thuần hoặc đồng huyết. Mặt khác, cơ sở này cũng phải đảm bảo đƣợc cơ sở vật chất và quy trình tạo giống an toàn, chất lƣợng - Đối với cơ sở nuôi trồng, phải đƣợc quy hoạch tập trung trong vùng quy hoạch theo Quyết định102/2008/QĐ-BNN về Phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010, định hƣớng đến năm 202048. Các cơ sở nuôi trồng phải cam kết áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật nuôi trồng, cung cấp nguyên liệu an toàn, đảm bảo chất lƣợng VSATTP. - Đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra: Đảm nhiệm tốt vai trò chủ đạo trong chuỗi cần phải tiếp tục nâng cấp các điều kiện sản xuất, áp dụng hệ thống quản lý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo HACCP; GMP, SQF 2000CM … Hơn nữa cần phải tiếp tục đầu tƣ theo chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, cơ giới hóa và tự động hóa dây chuyền chế biến cá tra để tiếp cận với các nền công nghiệp hiện đại trên thế giới. Có chiến lƣợc tăng tỷ lệ sản phẩm chế biến từ cá tra có hàm lƣợng giá trị gia tăng cao. Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quyết định đến sự tồn tại của chuỗi cung ứng, đòi hỏi các thành phần trong chuỗi cung ứng cam kết áp dụng tiêu chuẩn quốc tế nuôi trồng chế biến. 48 Xem phụ lục 3 92 3.4.1.2 Tập trung nhanh chóng đầu tư xây dựng kho cơ sở dữ liệu và hệ thống máy tính kết nối nội bộ để trao đổi thông tin giữa các thành viên thông qua sự điều phối của Ban quản trị chuỗi cung ứng, đảm bảo thông tin xuyên suốt trong chuỗi. Thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hoạch định kế hoạch sản xuất. Đầu tƣ hệ thống thông tin cho toàn bộ chuỗi cung ứng đòi hỏi một lƣợng vốn ban đầu bỏ ra tƣơng đối lớn, mà điều này khiến các HTX và cơ sở cung ứng giống ban đầu sẽ gặp khó khăn trong vấn đề vốn. Do đó, giai đoạn ban đầu Doanh nghiệp chế biến hỗ trợ cho HTX và cơ sở cung ứng giống thiết lập hệ thống máy tính kết nối nội bộ. Giai đoạn tiếp theo, sẽ từng bƣớc nâng cấp hệ thống thông tin, tiến tới ứng dụng các phần mềm quản trị tiên tiến. Ban Quản trị chuỗi phải đóng vai trò là nhân tố đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ vào quá trình liên kết thông tin giữa các mắt xích, thông qua việc triển khai một số phần mềm nhƣ SCE49 (phần mềm thực thi dây chuyển cung ứng), SCM50… nhằm tối đa hóa năng suất hoạt động của Ban. Bản thân Ban Quản trị cũng phải đảm bảo tính trung lập so với các thành phần trong chuỗi để đảm bảo độ tin cậy của thông tin tổng hợp. Tăng cƣờng trao đổi giúp các thành phần khi tham gia vào chuỗi cung ứng phải phải nhận thức đƣợc tầm quan trọng của thông tin trong mối quan hệ liên kết ngành dọc, từ đó đảm bảo tính trung thực về thông tin cung cấp cho Ban Quản trị. Mặt khác, chu kỳ trao đổi thông tin giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng cũng phải ngắn và tuần hoàn, để đảm bảo thông tin đến các thành viên một cách kịp thời. 3.4.1.3 Xây dựng cơ chế hợp tác giữa các thành phần tham gia vào chuỗi trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, hài hòa lợi ích giữa các chủ thể, tôn trọng lẫn nhau, và chấp hành nghiêm chỉnh những cam kết đã đề ra. Chuỗi cung ứng cá tra là sự liên kết giữa các chủ thể hƣớng đến miêu tiêu chung đó là gia tăng giá trị trong toàn bộ chuỗi. Để chuỗi hoạt động hiệu quả, các mắt xích phải đƣợc gắn kết với nhau thông qua các cam kết dựa trên sự bình đẳng, 49 SCE có chức năng tự động hoá các bƣớc tiếp theo của dây chuyền cung ứng, nhƣ việc lƣu chuyển tự động các đơn đặt hàng từ nhà máy sản xuất tới nhà cung cấp nguyên vật liệu, để có đƣợc những gì bạn cần cho hoạt động sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ. 50 SCM đƣợc xây dựng dựa trên nhu cầu quản lý của các công ty có hệ thống mở rộng mô hình quản lý này sẽ diễn ra với tốc độ và quy mô ngày càng lớn với các kênh phân phối và mạng lƣới đại lý bán hàng rộng lớn, số lƣợng giao dịch nhiều, doanh thu hàng năm cao, nhu cầu quản lý số liệu tập trung đồng nhất, khả năng tổng hợp và phân tích dữ liệu từ các nguồn nhƣ tồn kho, doanh số bán hàng, công nợ phải thu/phải trả,… 93 hài hòa lợi ích, tôn trọng nhau, tôn trọng cam kết, chia sẻ những rủi ro. Có hai mối liên kết chính trong nội bộ chuỗi sản xuất cá tra đó là mối liên kết dọc (Cơ sở cung ứng giống – HTX nuôi trồng – Doanh nghiệp chế biến) và chuỗi liên kết ngang (giữa các cơ sở nuôi trồng với nhau trong HTX). Để minh bạch trong tài chính và phát triển bền vững, các liên kết trên phải đƣợc điều chỉnh bởi các hợp đồng kinh tế chặt chẽ trên cơ sở pháp lý, ràng buộc trách nhiệm đôi bên, bảo đảm nhà cung ứng con giống và ngƣời nuôi luôn bán đƣợc sản phẩm, doanh nghiệp không còn đối diện với nỗi lo thiếu cá nguyên liệu. Giải pháp khắc phục những mâu thuẫn thƣờng xẩy ra giữa ngƣời nuôi cá nguyên liệu và các doanh nghiệp chế biến bằng các hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Các điều khoản trong hợp đồng bao tiêu phải rõ ràng, minh bạch, có các điều khoản qui định rõ cam kết của các bên về số lƣợng cung ứng, giá bán nguyên liệu, chia sẻ rui ro một khi rủi ro ập tới, quy chế xử lý vi phạm hợp đồng…. Các doanh nghiệp chế biến chỉ ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với HTX đại diện cho các cơ sở nuôi trực thuộc. Những cơ sở nuôi không trực thuộc các HTX, phát triển tự phát không đăng ký sẽ không đƣợc ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Đây là giải pháp thông qua chuỗi cung ứng có thể qui hoạch sản xuất cá tra, khắc phục đƣợc hiện tƣợng phát triển tự phát, quản lý lỏng lẻo, dễ dàng trong quá trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Sau khi xây dựng xong cơ chế, các thành viên phải thƣờng xuyên đánh giá, hoàn thiện cơ chế vận hành. Trong chuỗi luôn phải xác định các nhà cung cấp con giống, cơ sở nuôi trồng và doanh nghiệp chế biến là “thành viên nòng cốt chiến lƣợc”, từ đó phát triển các quan hệ bền vững, lâu dài và ổn định theo tinh thần “hợp tác chặt chẽ để phản ứng nhanh với nhu cầu và thị trƣờng”. Muốn vậy, các thành viên cần định kỳ tổ chức trao đổi về những khó khăn, vƣớng mắc mà các thành viên gặp phải, cũng nhƣ những yêu cầu mới đặt ra từ thông tin phản hồi từ thị trƣờng các nƣớc nhập khẩu, sản phẩm cá tra phải đƣơng đầu với những “rào cản kỹ thuật” khắt khe, đòi hỏi tính hoàn thiện cao trong qui chuẩn sản xuất từ vùng nuôi đến thành phẩm xuất khẩu. Đồng thời, vai trò của Ban Quản Trị cũng cần phải đƣợc tận dụng và tôn trọng trong chức năng điều phối quyền lợi của các bên. 3.4.2. Nhóm giải pháp vĩ mô 94 Ở đây chú ý mô hình liên kết theo chuỗi cung ứng là quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế tham gia vào chuỗi, vì vậy vấn đề cốt lõi là không thể gắn một cơ quan chính quyền, nhà nƣớc hay một tổ chức phi kinh tế nào trong vai trò quản lý trong chuỗi51. Mà các cơ quan chức năng trên có vai trò quan trọng rất rõ trong việc hoạch định chính sách, chủ trƣơng, khung pháp lý cho sự hoạt động của từng thành phần cũng nhƣ của toàn chuỗi. Các cơ quan nghiên cứu, ứng dụng nhƣ các Viện, trƣờng, hiệp hội… sẽ tham gia vào quá trình hỗ trợ, chuyển giao tri thức, kinh nghiệm tổ chức và vận hành các chuỗi, đặc biệt là đối với các HTX nuôi trồng và cơ sở cung ứng con giống – những chủ thể còn thiếu thông tin, kiến thức và kinh nghiệm về chuỗi cung ứng. 3.4.2.1 Đối với Nhà nước Các cơ quan Nhà nƣớc bao gồm: Chính Phủ, Bộ NN&PTNT, các Bộ ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố khu vực ĐBSCL cần phải phối hợp thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp sau: a) Chính phủ sớm hoạch định các chủ trƣơng chính sách, tạo môi trƣờng pháp lý làm nền tảng bảo vệ lợi ích của các chủ thể, đảm bảo hiệu lực cho các hoạt động đồng quản lý sản xuất của các cấp Hội. b) Chính phủ cần có những hƣớng dẫn chỉ đạo, giám sát các địa phƣơng từng bƣớc thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020 nhằm phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá tra theo định hƣớng thị trƣờng, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ theo hƣớng hiện đại hóa tạo sản phẩm có khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu. Để đạt đƣợc mục tiêu này, trƣớc hết chính phủ giao cho Bộ NNN&PTNT hoàn thành các hệ thống văn bản quản lý, quy hoạch sản xuất vùng sản xuất và tiêu thụ cá tra. Rà soát và điều chỉnh quy hoạch chi tiết nuôi và chế biến, tiêu thụ cá tra ở 9 tỉnh thành phố. 51 Sự không thành công nhƣ mong muốn của việc liên kết bốn nhà: Nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nƣớc đã chứng minh cho điều này. 95 c) Đối với Bộ NN&PTNT (cơ quan trực thuộc chính phủ) sớm ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn về nuôi, chế biến và tiêu thụ cá tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; Chỉ đạo các địa phƣơng áp dụng GAP trong nuôi cá tra; Đƣa đề án sản xuất và tiêu thụ cá tra đến năm 2020 vào thực tiễn; Chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc triển khai thực hiện quy hoạch nuôi, chế biến, tiêu thụ cá tra; Tổ chức sản xuất, tiêu thụ cá tra, kịp thời cập nhật thông tin về thị trƣờng, tiến bộ khoa học, công nghệ trong nuôi, chế biến, tiêu thụ cá tra phổ biến đến cơ sở nuôi trồng, doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất và gìn giữ môi trƣờng sinh thái.Ngoài ra, Bộ NN&PTNT cần chỉ đạo công tác khuyến ngƣ, đặc biệt là xây dựng các mô hình sản xuất công nghệ cao nuôi, chế biến, tiêu thụ cá tra, ba sa. Đƣa ra đánh giá và khuyến nghị về mô hình xây dựng chuỗi cung ứng cho mặt hàng cá tra d) Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tƣ và Bộ Tài Chính đánh giá ƣu các công trình trọng điểm để giải ngân vốn trong đó chú ý cải thiện cơ sở hạ tầng khu vực ĐBSCL (hệ thống thủy lợi (kênh, mƣơng, cống cấp, thoát nƣớc), đƣờng giao thông) nhằm giúp chuỗi cung ứng giảm bớt chi phí vận tải do sự yếu kém không đồng bộ của cơ sở hạ tầng gây nên. e) Chính Phủ chỉ đạo Ngân hàng nhà Nƣớc cần có những chính sách tới các ngân hàng Thƣơng Mại hƣớng dẫn vào tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, các thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng tiếp cận với nguồn vốn vay để phát triển sản xuất. Bởi lẽ, nhu cầu về vốn lớn là một đặc điểm của ngành sản xuất cá tra xuất khẩu. f) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong khu vực ĐBSCL có nhiệm vụ xây dựng các dự án quy hoạch phát triển nuôi cá tra phù hợp với quy hoạch chung của vùng; cân đối ngân sách địa phƣơng, dành phần vốn thích đáng cùng với nguồn vốn từ Trung ƣơng để thực hiện đầu tƣ, hỗ trợ cho các thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng cá tra. 3.4.2.2 Đối với các Hiệp Hội a) Hiệp Hội Nghề Cá Việt Nam, Hiệp Hội Nông Dân và Hiệp Hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) là tổ chức hỗ trợ các thành phần tham gia trong chuỗi cung ứng sản phẩm cá tra xuất khẩu triển khai mô hình liên kết giữa các 96 mắt xích trong chuỗi, đồng thời tham gia cùng với cơ quan quản lý nhà nƣớc quản lý chặt chẽ giá cả, chất lƣợng sản phẩm, nhất là sản phẩm xuất khẩu. Củng cố hệ thống thông tin, thống kê, dự báo thị trƣờng nhằm hỗ trợ thông tin cho chuỗi cung ứng, giúp chuỗi hoạt động hiệu quả hơn. Trong mô hình chuỗi cung ứng đƣa ra, VASEP có vai trò rất quan trọng trong việc xúc tiến thƣơng mại, phát huy sức mạnh của liên kết ngang đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra. Để mở rộng thị trƣờng và quảng bá rộng hình ảnh cá tra, VASEP cần tích cực hơn nữa trong việc xúc tiến thƣơng mại tại các thị trƣờng trọng yếu và các thị trƣờng tiềm năng. b) Đối với các Cục Quản lý Chất lƣợng, An toàn Vệ sinh và Thú y Thủy sản (NAFIQAVED), các viện nghiên cứu nuôi trồng và các trung tâm nghiên cứu giống đóng vai trò giám sát, kiểm định chất lƣợng của cả quá trình từ con giống, cho đến nguyên liệu và thành phẩm. Trên căn cứ đó, cấp giấy phép chứng nhận VSATTP, phân chia vùng các trang trại nuôi cá trong chuỗi cung ứng theo vùng nuôi đánh số, tạo điều kiện cho chuỗi xây dựng cơ sở truy xuất nguồn gốc sản phẩm, cụ thể: - Đối với cơ sở sản xuất con giống: tăng cƣờng kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các điều kiện ƣơm giống, chất lƣợng con giống. - Đối với trang trại nuôi cá: giám sát việc tuân thủ điều kiện nuôi, đảm bảo VSATTP, bảo vệ môi trƣờng vùng nuôi, khuyến khích ngƣời nuôi áp dụng tiêu chuẩn tiên tiến nhƣ: GAP, CoC, SQF… trong nuôi trồng thủy sản đảm bảo điều kiện nuôi trồng thủy sản bền vững. - Đối với nhà máy chế biến: giám sát việc tuân thủ VSATTP trong quy trình sản xuất. - Tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng trao đổi thông tin, dự báo về giá cả trên thị trƣờng cá tra thế giới, để hỗ trợ hoạt động điều phối thông tin của Ban Quản Trị chuỗi. Đồng thời các Hiệp hội ngành cũng tham gia giám sát hoạt động này của Ban Quản Trị để tránh trƣờng hợp làm sai lệch thông tin thị trƣờng trong toàn chuỗi nhằm cạnh tranh không lành mạnh. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 97 Việc xây dựng chuỗi cung ứng đƣợc thực hiện qua hai bƣớc, trong đó đầu tiên là đề xuất mô hình chuỗi cung ứng phù hợp với đặc trƣng của ngành sản xuất cá tra xuất khẩu, tiếp theo là mô tả cơ chế hợp tác về kinh tế và thông tin. Chuỗi cung ứng đƣợc xây dựng theo mô hình mạng lƣới ngƣời đại lý trữ hàng và giao hàng theo kiện. Trong đó, nhà máy chế biến là ngƣời khởi xƣớng và giữ vai trò chủ đạo. Từ mô hình đề xuất, các biện pháp để xây dựng thành công chuỗi cung ứng đã đƣợc đề xuất với hai nhóm chính: nhóm giải pháp cụ thể đối với từng thành phần của chuỗi và nhóm giải pháp vĩ mô. Trong đó nhấn mạnh đến nhóm giải pháp vi mô do đặc thù của chuỗi cung ứng là sự hợp tác về kinh tế. KẾT LUẬN CHUNG Dựa trên cơ sở lý thuyết về xây dựng chuỗi cung ứng và đặc trƣng của ngành sản xuất cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL, bài nghiên cứu đã đề xuất một mô hình chuỗi cung ứng cho hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu bao gồm bốn thành phần chính: cơ sở cung ứng con giống, trang trại nuôi trồng (đại diện là HTX nuôi trồng), nhà máy chế biến và thị trƣờng xuất khẩu. Trong đó, nhà máy chế biến cá tra đƣợc xem là ngƣời khởi xƣớng và giữ vai trò chủ đạo trong chuỗi cung ứng. Do mô hình đƣợc xây dựng dựa trên đặc điểm tổng quát của toàn ngành sản xuất cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL, nên nó có giá trị thực tiễn và giá trị áp dụng đối với việc xây dựng mô hình chuỗi cung ứng. Trong quá trình thực hiện, từng doanh nghiệp trong các chuỗi khác nhau có thể điều chỉnh chuỗi cung ứng có những đặc điểm khác nhằm phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, xét một cách tổng quát, việc phù hợp với đặc điểm chung của số đông sẽ giúp mô hình chuỗi cung ứng có thể đƣợc nhân rộng, từ đó giải quyết tính phi hiệu quả và kém bền vững của hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu hiện tại ở ĐBSCL. Để mô hình hoạt động hiệu quá, đề tài nghiên cứu đã đƣa ra hai nhóm giải pháp chính, đó là nhóm giải pháp vi mô và vĩ mô. Do đặc thù của mô hình là hợp tác kinh tế, nên đề tài tập trung nhiều vào nhóm giải pháp vi mô trong đó nhấn mạnh 98 đến giải pháp xây dựng cơ chế hợp tác giữa các thành phần, xây dựng hệ thống thông tin tập trung, vận chuyển, tồn kho và định vị. Tất cả nhằm đảm bảo sự lƣu thông của ba dòng chảy: hàng hóa, thông tin và tài chính. Đây là cơ sở để gia tăng giá trị trong toàn chuỗi và đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, mô hình cũng còn hạn chế ở một số điểm sau. Trƣớc hết, mô hình mới chỉ giới hạn trong bốn thành phần chính của hoạt động sản xuất, mà chƣa tính đến những thành phần phụ trợ khác nhƣ nhà cung cấp thức ăn, thú y, ngân hàng… Mặt khác, quy mô chuỗi cung ứng cũng chỉ dừng lại ở chuỗi cung ứng đơn, chứ chƣa xét đến sự tƣơng tác giữa các chuỗi cung ứng, tức là mạng lƣới cung ứng, mà ở đó thành phần của chuỗi này có thể tham gia vào chuỗi khác. Chuỗi cung ứng đƣợc xây dựng trong điều kiện ổn định, không có sự biến động về kinh tế, chính trị, xã hội, mặc dù trên thực tế quá trình xây dựng chuỗi cung ứng sẽ chịu nhiều ảnh hƣởng từ những biến động này. Chuỗi cung ứng cũng bị giới hạn ở không gian, chƣa xét đến một thị trƣờng xuất khẩu cụ thể. Những hạn chế trên của bài nghiên cứu có thể là một hƣớng phát triển cho những bài nghiên cứu sau, nhằm hoàn thiện mô hình chuỗi cung ứng cho hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu. 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt 1. Bộ NN&PTNT, tháng 04-2009, Đề án sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020. 2. Bộ NN&PTNT, Quyết định Ban hành Quy chế quản lý vùng và cơ sở nuôi cá tra, số 70/2008/QĐ-BNN. 3. Th.S Nguyễn Công Bình (2008), Quản lý chuỗi cung ứng, Nhà xuất bản Thống Kê 4. TS. Thái Thanh Dƣơng, Tạp chí Thƣơng Mại Thủy Sản, VASEP, số 112, tháng 04-2009, Liên kết theo chuỗi sản phẩm thủy sản ở Việt Nam. B. Tài liệu tiếng Anh 1. Christopher Surie và Micheal Wagner, Supply Chain Management and Advanced Planning. 100 2. Mr Raymon van Anrooy with assistance from Nguyen Viet Ha, FAO, Vertical chain cooperation in the Vietnamese fisheries product channel. 3. Sunil Chopra và Peter Meindl, Supply Chain Management – Strategy, Planning and Operation, second edition 4. Werner Delfmann và Sascha Albers, Supply Chain Management in the Global Context. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bản đồ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long 101 Phụ lục 2: Giải thích một số thuật ngữ về tiêu chuẩn VSATTP - SQF – Safe Quanlity Food: là hệ thống quản lý và phòng ngừa những rủi ro bao gồm các kết quả của việc thực hiện và vận hành kế hoạch SQF nhằm bảo đảm cho an toàn và chất lƣợng trong doanh nghiệp thực phẩm .Hệ thống này đƣợc thiết kế bởi các chuyên viên thực hành SQF, đƣợc đánh giá bởi các chuyên gia đánh giá SQF và đƣợc chứng nhận bởi tổ chức đƣợc phép chứng nhận khi thỏa mãn các tiêu chuẩn của SQF. Trong đó: SQF 1000CM : Áp dụng cho ngƣời nuôi trồng thủy sản và các nhà sơ chế SQF 2000CM : Áp dụng cho nhà chế biến SQF 1000CM : Hệ thống quản lý và phòng ngừa những rủi ro bao gồm các kết quả của việc thực hiện và vận hành kế hoạch SQF trong nuôi trồng thủy sản nhằm tạo ra những sản phẩm chất lƣợng và an toàn cho sức khỏe ngƣời tiêu dùng. CM: Thƣơng hiệu đƣợc chứng nhận (Certificated Mark) - HACCP (Hazard, Analysis, Critical, Control, Point): Là hệ thống nhận diện, phân tích, đánh giá và kiểm soát các mối nguy có ý nghĩa cho an toàn thực phẩm. Đây là một hệ thống bảo vệ, cung cấp niềm tin chắc chắn rằng an toàn thực phẩm đƣợc quản trị một cách có hiệu quả. Nó làm cho các nhà cung cấp chú trọng vào an toàn và chất lƣợng thực phẩm và tập trung vào việc bảo quản nhƣ một phƣơng pháp để kiểm soát. - GAP (Good Aquaculture Practices - Thực hành tốt trong nuôi trồng thuỷ sản) đƣợc ứng dụng trong nuôi cá tra. - BMP (Better Management Practices - Thực hành quản lý tốt hơn) đƣợc ứng dụng trong nuôi cá tra. - CoC (Code of Conduct for Responsible Aquaculture - Bộ Quy tắc ứng xử có trách nhiệm trong nuôi trồng thuỷ sản) đƣợc ứng dụng trong nuôi cá tra. Phụ lục 3: Quyết định số 102/2008/QĐ-BNN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 102/2008/QĐ-BNN NGÀY 17 THÁNG 10 NĂM 2008 PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2010, ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2020 ***************** BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP 102 ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH; Căn cứ Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệ ể ủy sả 2020; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. phần kinh tế, trong đó Nhà nƣớc hỗ trợ đầu tƣ p TIÊU THỤ CÁ TRA 1. Định hƣớng: 1.1. Nuôi cá tra thƣơng phẩm: thích nghi khác nhau: Cấp độ 1 (Tốt): gồm đất Cù lao trên các sông lớn (sông Tiền và sông Hậu) 103 Cấp độ 2 (Khá): gồm đất ven sông lớn, cách bờ nhỏ hơn 500 mét; Cấp độ 3( Trung bình): gồm đất ven các sông nhánh, cách bờ không quá 400 mét. - - g; - - - - 1.3. Xây dựng cơ sở chế biến thức ăn, chế phẩm sinh học và hệ thống dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra, đảm bảo nghề nuôi chế biến, tiêu thụ cá tra phát triển bền vững. bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, thân thiện với môi trƣờng. 2.2. Mục tiêu cụ thể: a. Đến năm 2010: - 8.600 ha; - - - Kim ngạch xuất khẩu: 1,3- 1,5 tỷ USD; - Giải quyết việc làm: 200.000 ngƣời. b. Đến năm 2020: - 2010-2020 và đạt 13.000 ha vào năm 2020. - - 2020 và đạt 1.850.000 tấn năm 2020. - -2020 và đạt 2,1-2,3 tỷ USD vào năm 2020. - - 2020. Giải quyết việc làm khoảng 250.000 ngƣời vào năm 2020. 3. Giải pháp chủ yếu. rộng thị trƣờng xuất khẩu phải tiến hành đồng thời với phát triển thị trƣờng tiêu thụ nội địa, 104 thụ hết cá nuôi, giảm bớt rủi ro khi thị trƣờng có biến động xấu. 1.2. Tăng cƣờng mối quan hệ liên kết giữa ngƣời nuôi, doanh nghiệp chế biến tiêu thụ theo hợp đồng kinh tế có điều chỉnh giá theo nguyên tắc chia sẻ lợi ích, rủi ro khi thị trƣờng sản phẩm đầu vào cho sản xuất và tiêu thụ cá tra có biến động. ng nguyên liệu cá tra vào tổ chức quản lý chuyên nghiệp. 1.5. Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hệ thống quản lý chất lƣợng (HACCP, ISO, SQF,...), đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hóa để có cơ hội xâm nhập vào các thị trƣờng có yêu cầu khắt khe về chất lƣợng. - - - - - - ra phải đƣợc quản lý chất lƣợng sản phẩm theo HACCP và các chuẩn mực quốc tế; 100% nhà xƣởng sản xuất đạt tiêu chuẩn ngành. - Xử lý môi trƣờng nƣớc bằng các giải pháp tổng hợp: lắng lọc cơ học, xử lý hóa học và xử lý sinh học trƣớc - Kết hợp với trồng trọt để đƣa chất thải từ ao nuôi cá tra làm phân bón cho cây trồng, giảm nguồn gây ô nhiễm đƣa trực tiếp ra môi trƣờng. - - - - Xây dựng các trạ 105 - tham gia bảo vệ môi trƣờng, thực hiện quy hoạch và đồng thuận điều chỉnh giá cả linh hoạt để tạo điều kiện phát triển sản xuất, tiêu thụ cá tra đảm bảo lợi ích của cộng đồng. - Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục để ngƣời sản xuất nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trƣờng. - - Xây dựng giáo trình môn học sản xuất, chế biến tiêu thụ cá tra cho các cấp bậc đào tạo và đƣa vào giảng dậy trong các Trƣờng có đào tạo về chuyên ngành Thủy sản. - - độ giám sát, hƣớng dẫn và quản lý quy hoạch. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã, quản lý cộng đồng các vùng nuôi cá tra. - - Thực hiện các chính sách hiện hành đối với sản xuất và tiêu thụ nông lâm thủy sản. - 6. Danh mục Chương trình, dự án nuôi, chế biến và tiêu thụ cá tra: 6.1. Dự án nâng cao năng lực thống kê và xây dựng cơ sở dữ liệu về sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá tra; 6.2. Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn về sản xuất, chế biến và tiêu thụ cá tra, tạo sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trƣờng; 6.3. Chƣơng trình nâng cao phẩm giống cá tra; 6.4. Chƣơng trình nghiên cứu dinh dƣỡng thức ăn công nghiệp và chế phẩm sinh học cho cá tra 6.5. Chƣơng trình phòng ngừa dịch bệnh cá tra; 6.6. Chƣơng trình quan trắc cảnh báo và quản lý môi trƣờng vùng nuôi, chế biến cá tra; 6.7. Chƣơng trình Khoa học công nghệ nuôi, chế biến, tiêu thụ cá tra; 6.8. Chƣơng trình khuyến ngƣ nuôi, chế biến, tiêu thụ cá tra; 6.9. Chƣơng trình đầu tƣ xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nuôi, chế biến, tiêu thụ cá tra; 6.10. Đào tạo nhân lực. 6.11. Chƣơng trình quản lý chất lƣợng nguyên liệu, sản phẩm, phụ phẩm chế biến từ cá tra; 106 6.12. Xây dựng mô hình sản xuất tiêu thụ cá tra theo hƣớng tạo mối liên kết giữa các chủ thể nuôi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm từ cá tra theo hợp đồng; 6.13. Chƣơng trình xây dựng, quảng bá thƣơng hiệu, xúc tiến thƣơng mại cá tra Việt Nam; - Đầu tƣ phát triển nuôi cá tra theo cơ chế quy định tại Quyết định số: 224/1999/QĐ-TTg ngày 8/12/1999 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999-2010 và Luật Ngân sách - Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nƣớc và ngoài nƣớc đầu tƣ nuôi, sản xuất giống, thức ăn, chế biến, tiêu thụ cá tra; chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực nuôi, chế biến, tiêu thụ cá tra. - nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn theo Quyết định số: 132/2001/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2001 của Thủ tƣớng Chính phủ. - Vốn Ngân sách Trung ƣơng hỗ trợ về địa phƣơng cùng với Ngân sách địạ phƣơng đầu tƣ xây dựng công trình kết cấu hạ tầng phục vụ nuôi nhƣ hệ thống thủy lợi (kênh, mƣơng, cống cấp, thoát nƣớc), đƣờng giao thông…. theo các dự án đầu tƣ đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. - các cơ quan chức năng. - Xây dựng quan hệ sản xuất mới trên cơ sở mô hình sản xuất liên kết giữa các tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ, sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá tra. - - pháp xử lý thích hợp. - - xí nghiệp vào khu vực chế biến quy định ở các khu công nghiệp của từng địa phƣơng. - hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá tra; - Tăng cƣờng năng lực khuyến ngƣ về tổ chức bộ máy, trang thiết bị và nguồn tài chính cho hoạt động khuyến ngƣ nuôi, chế biến, tiêu thụ cá tra; 107 - Hoàn thiện các tổ chức hội, hiệp hội, thành lập Hiệp hội cá tr động sản xuất và liên kết của tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ cá tra. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: - Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phƣơng xây dựng và tổ chức thực hiện Chƣơng trình hành động của Ngành về sản xuất, chế biến và tiêu thụ cá tra của Việt Nam; - Chủ trì, phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính xác định danh mục hoặc tiêu chí để xác định các dự án trọng điểm đƣợc hỗ trợ đầu tƣ; - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hàng năm tổng hợp, báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ kết quả nuôi, chế biến và tiêu thụ cá tra và đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo phát triển bền vững nghề nuôi cá tra tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; - Ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn về nuôi, chế biến và tiêu thụ cá tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; Chỉ đạo các địa phƣơng áp dụng GAP trong nuôi cá tra; xây dựng thƣơng hiệu cho cá tra Việt Nam; Chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc triển khai thực hiện quy hoạch nuôi, chế biến, tiêu thụ cá tra; Tổ chức sản xuất, tiêu thụ cá tra, kịp thời cập nhật thông tin về thị trƣờng, tiến bộ khoa học, công nghệ trong nuôi, chế biến, tiêu thụ cá tra phổ biến đến dân, doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất và gìn giữ môi trƣờng sinh thái. - Chỉ đạo công tác khuyến ngƣ, đặc biệt là xây dựng các mô hình sản xuất công nghệ cao nuôi, chế biến, tiêu thụ cá tra, ba sa. 2. Các Bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ đảm bảo các yếu tố cần thiết cho nuôi, chế biến, tiêu thụ cá tra theo quy hoạch đƣợc duyệt. - Chỉ đạo lập, phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch sản xuất, tiêu thụ cá tra của địa phƣơng mình đến 2015, định hƣớng 2020. - Đối với địa phƣơng đã có quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra thì chỉ đạo rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch theo cấp độ thích nghi đƣợc xác định trong quy hoạch tại quyết định này và tổ chức thực hiện quy hoạch điều chỉnh. - Chỉ đạo xây dựng mô hình tổ chức liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cá tra theo hợp đồng; - Chỉ đạo ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi, chế biến, tiêu thụ cá tra và thực hành sản xuất theo GAP. Chỉ đạo phát triển vùng nguyên liệu cá tra gắn với cơ sở chế biến xuất khẩu đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Điều 3. Các thành phố đồng bằng sông Cửu Long trực thuộc Trung ƣơng và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 108

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu khu vực đồng bằng sông cửu long.pdf