Đề tài Xây dựng chương trình quản lý bệnh nhân tại bệnh viện Nhi Đức Hải Phòng

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MÔ TẢ BÀI TOÁN VÀ GIẢI PHÁP 1. Giới thiệu bệnh viện Nhi Đức Hải Phòng 1.1. Tổ chức hành chính của bệnh viện Nhi Đức 1.1.1. Ban giám đốc bệnh viện 1.1.2. Phòng hành chính quản trị 1.1.3. Phòng tổ chức cán bộ 1.1.4. Phòng y tá (điều dưỡng) 1.1.5. Phòng kế toán tổng hợp 1.1.6. Phòng tài chính kế toán 1.1.7. Phòng vật tư – thiết bị y tế 1.1.8. Các khoa phòng 1.1.9. Nhiệm vụ, trách nhiệm của bác sĩ, y tá 1.2. Nhiệm vụ của bệnh viện 1.2.1. Khám bệnh, chữa bệnh 1.2.2. Đào tạo cán bộ 1.2.3. Nghiên cứu khoa học 1.2.4. Chỉ đạo tuyến 1.2.5. Phòng bệnh 1.2.6. Hợp tác quốc tế 1.2.7. Quản lý kinh tế trong bệnh viện 2. Đề xuất giải pháp 2.1. Mục đích 2.2. Nhiệm vụ chương trình 3. Kết quả thu được 3.1. Quy trình quản lý bệnh nhân nội trú bệnh viện 3.2. Trình tự, thủ tục khám chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi 3.2.1. Quy định về tuyến điều trị 3.2.2. Thủ tục khám, chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi 3.2.3. Trách nhiệm của bệnh viện 3.2.4. Một số biểu mẫu, hoá đơn CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ BỆNH NHÂN NỘI TRÚ 1. Phân tích thiết kế các chức năng của hệ thống 1.1 Biểu đồ ngữ cảnh của hệ thống 1.2. Sơ đồ phân rã chức năng 1.3. Mô tả tóm tắt chức năng 2. Ma trận phân tích thực thể chức năng 4. Biểu đồ luồng dữ liệu các mức 4.1. Biểu đồ luồng dữ liệu mức 0 4.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 cho chức năng Tiếp nhận bệnh nhân 4.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 cho chức năng Khám chữa bệnh 4.4. Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 cho chức năng Viện phí 4.5. Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 cho chức năng Thống kê 4.6 Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 cho chức năng Tìm kiếm 5. Các thực thể và thuộc tính 5.1. Các thực thể 5.2. Mối quan hệ giữa các thực thể 6. Thiết kế cơ sở dữ liệu 7. Sơ đồ quan hệ thực thể CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Giới thiệu chung về SQL Server 2000 1.1. Chỉ mục – Indexs. 1.2. Clustered 1.3. Non-clustered 1.4. Bẫy lỗi- Triggers 1.5. Ràng buộc – Constaints 1.6. Diagram (lược đồ quan hệ) 1.7. Khung nhìn (View) 1.8. Thủ tục nội (stored Procedure) 2. Các phát biểu cơ bản của T-SQL 2.1. Phát biểu Select 2.2. Nhập dữ liệu bằng phát biểu INSERT 2.3. Phát biểu cập nhật (UPDATE) 2.4. Phát biểu xóa (DELETE) 3. Đối tượng trong SQL và cách tạo các đối tượng trong SQL SERVER 3.1. Tạo cơ sở dữ liệu (CREATE DATABASE) 3.2. Tạo bảng (Table) 3.3. Thủ tục được lưu và hàm (Stored procedure hay SP) 4. Khái quát về ngôn ngữ lập trình Visual Basic. Net, Crystal Reports 4.1. Giới thiệu ngôn ngữ lập trình Visual Basic. Net 4.2. Giới thiệu về ADO. NET 5. Công cụ thiết kế Crystal Reports CHƯƠNG 4: CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH 1. Hệ thống 1.1. Chức năng đăng nhập 1.2. Chức năng đổi mật khẩu 1.3. Chức năng kết nối cơ sở dữ liệu 1.4. Chức năng quản lý người dùng 2. Quản lý bệnh nhân 2.1. Thông tin hành chính 2.2. Bệnh án 2.3. Chuyển khoa 2.4. Dịch vụ sử dụng 2.5. Thuốc 2.6. Thanh toán viện phí 2.7. Xuất viện 3. Tìm kiếm 3.1. Tìm kiếm theo tên hoặc theo mã bệnh nhân 3.2. Tìm kiếm đơn thuốc 3.3. Tìm kiếm dịch vụ sử dụng 3.4. Tìm kiếm giường bệnh 4. Cập nhật danh mục 4.1. Danh mục bác sĩ 4.2. Danh mục dịch vụ 4.3. Danh mục thuốc 4.4. Danh mục khoa 4.5. Danh mục phòng 4.6. Danh mục giường KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc64 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5577 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chương trình quản lý bệnh nhân tại bệnh viện Nhi Đức Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT Ký hiệu Ý nghĩa BHYT Bảo hiểm y tế BN Bệnh nhân KQ Kết quả B/c Báo cáo DSBN Danh sách bệnh nhân BS Bác sĩ TTVP Thanh toán viện phí XV Xuất viện DANH MỤC BẢNG HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Bảng Tên Trang 1.1 Sơ đồ tổ chức hành chính bệnh viện 9 2.1 Biểu đồ ngữ cảnh của hệ thống 20 2.2 Sơ đồ phân rã chức năng 21 2.3 Ma trận phân tích thực thể chức năng 23 2.4 Biểu đồ luồng dữ liệu mức 0 24 2.5 Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 chức năng tiếp nhận bệnh nhân 24 2.6 Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 chức năng khám chữa bệnh 25 2.7 Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 chức năng viện phí 25 2.8 Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 chức năng thống kê 26 2.9 Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 chức năng tìm kiếm 26 2.10 Sơ đồ quan hệ thực thể 35 MỞ ĐẦU Hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin trong xã hội ngày một rộng rãi, công nghệ thông tin có mặt trong hầu hết các lĩnh vực cuộc sống, đặc biệt nó là một công cụ hỗ trợ rất đắc lực cho công tác quản lý. Việc áp dụng công nghệ thông tin cho công tác quản lý là một công việc hữu ích nhằm khắc phục được các nhược điểm trong việc quản lý thủ công trước đây, trong khi những thông tin quản lý rất đa dạng, phức tạp và luôn thay đổi theo thời gian. Để củng cố kiến thức sau những năm học ở trường và bước đầu đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong lĩnh vực quản lý, em đã lựa chọn đề tài “Xây dựng chương trình quản lý bệnh nhân tại bệnh viện Nhi Đức Hải Phòng” làm nội dung đồ án tốt nghiệp. Việc xây dựng một chương trình quản lý bệnh nhân nhằm giảm nhẹ công việc quản lý bệnh nhận tại bệnh viện. CHƯƠNG 1: MÔ TẢ BÀI TOÁN VÀ GIẢI PHÁP 1. Giới thiệu bệnh viện Nhi Đức Hải Phòng Bệnh viện Trẻ em thành phố Hải Phòng được thành lập ngày 1 tháng 9 năm 1977, do một tổ chức phi Chính phủ của cộng hoà Liên Bang Đức tài trợ với chức năng khám chữa bệnh cho trẻ em thành phố Hải Phòng và các tỉnh duyên hải. Ngày đầu thành lập, bệnh viện có 100 giường bệnh và 247 cán bộ, công chức. Đến nay, trong tổng số hơn 400 cán bộ, công chức của bệnh viện, có 1 phó giáo sư, 2 tiến sĩ, 10 thạc sĩ, 51 bác sĩ chuyên khoa 1, 2 và 33 cử nhân điều dưỡng. Nhờ có đội ngũ cán bộ vững vàng, bệnh viện đã tập trung phát triển khoa học kỹ thuật. Từ 4 khoa lâm sàng và một đơn vị cận lâm sàng ban đầu, hiện bệnh viện có 9 khoa nội, 3 khoa ngoại và 6 khoa cận lâm sàng. Năm 2005, bệnh viện được Bộ Y tế và thành phố xếp hạng 1 với quy mô 350 giường. Hơn 30 năm qua, bệnh viện khám bệnh cho gần 3 triệu lượt trẻ em, điều trị nội trú cho gần 363 nghìn trẻ em, thực hiện gần 4.000 ca phẫu thuật/năm, trong đó có nhiều trường hợp được phẫu thuật miễn phí, đem lại sức khỏe, niềm vui cho trẻ em và nhiều gia đình. Bệnh viện đã thực hiện và hoàn thành một khối lượng lớn các chỉ tiêu khám chữa bệnh năm sau cao hơn năm trước từ 116% đến 166%. Bệnh viện luôn hoàn thành suất sắc nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trẻ em thành phố. Hàng năm Đảng bộ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng luôn được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh, tiêu biểu. Công đoàn và Đoàn thanh niên của Bệnh viện luôn được công nhận là vững mạnh xuất sắc. Với những thành tích trên bệnh viện được Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế và thành phố tặng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có Huân chương lao động hạng Nhất của Nhà nước trao tặng nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1/9/2007). Các khoa chuyên môn của Bệnh viện Nhi Đức Hải Phòng. Khoa ngoại 1: tổng hợp Khoa ngoại 2: chấn thương, bỏng Khoa tiêu hoá Khoa hô hấp Khoa tim mạch Khoa sơ sinh Khoa giải phẫu bệnh Khoa y học dân tộc Khoa tự chọn nội Khoa truyền nhiễm Khoa phục hồi chức năng và vật lý trị liệu Khoa tai mũi họng, răng hàm mặt Khoa dược Khoa khám bệnh đa khoa Khoa xét nghiệm sinh hoá, huyết học Khoa gây mê hồi sức Khoa hồi sức cấp cứu Bênh cạnh đó bệnh viện Nhi Đức Hải Phòng còn có 6 phòng ban chính: Phòng hành chính quản trị Phòng kế toán tổng hợp Phòng tổ chức cán bộ Phòng tài chính kế toán Phòng y tá điều dưỡng Phòng vật tư thiết bị y tế 1.1. Tổ chức hành chính của bệnh viện Nhi Đức Sơ đồ tổ chức hành chính của bệnh viện Nhi Đức Các phòng ban chức năng: 1.1.1. Ban giám đốc bệnh viện Ban giám đốc bệnh viện, đứng đầu là giám đốc bệnh viện, chịu trách nhiệm trực tiếp trước cấp trên về mọi hoạt động của bệnh viện. 1.1.2. Phòng hành chính quản trị Phòng hành chính quản trị là phòng nghiệp vụ, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ hoạt động hành chính trong bệnh viện. 1.1.3. Phòng tổ chức cán bộ Phòng tổ chức cán bộ là phòng nghiệp vụ, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốc về tổ chức thực hiện các công tác tổ chức cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ của bệnh viện 1.1.4. Phòng y tá (điều dưỡng) Phòng y tá (điều dưỡng) của bệnh viện là phòng nghiệp vụ, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốc về tổ chức, điều hành và giám sát công tác chăm sóc người bệnh toàn diện. 1.1.5. Phòng kế toán tổng hợp Phòng kế toán tổng hợp của bệnh viện là phòng nghiệp vụ, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốc về: - Kế hoạch hoạt động của khoa, phòng. - Đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện quy chế bệnh viện. - Tổ chức và chỉ đạo công tác nghiệp vụ chuyên môn của bệnh viện. 1.1.6. Phòng tài chính kế toán Phòng tài chính kế toán của bệnh viện là phòng nghiệp vụ, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của bệnh viện. 1.1.7. Phòng vật tư – thiết bị y tế Phòng vật tư – thiết bị y tế của bệnh viện là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác vật tư, thiết bị y tế trong viện. 1.1.8. Các khoa phòng Mỗi khoa có một chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng đều phối hợp với nhau để đảm bảo việc khám chữa bệnh cho bệnh nhân. 1.1.9. Nhiệm vụ, trách nhiệm của bác sĩ, y tá a. Bác sỹ trưởng khoa: Bác sĩ trưởng khoa là người chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn của khoa, bố trí nhân lực trong khoa cho phù hợp với công việc. Cụ thể là: Quản lý thông tin bác sĩ trong khoa Phân công bác sĩ điều trị cho các bệnh nhân Phân lịch trực cho các bác sĩ Xét duyệt các yêu cầu (hội chẩn, chuyển khoa, xuất viện …) b. Bác sĩ: Bác sĩ là những người có chuyên môn y học, họ có quyền khám bệnh và ra y lệnh điều trị bệnh nhân. Cụ thể là: Xem thông tin bệnh nhân Xem danh sách bệnh nhân được phân công điều trị. Xem lịch trực của bác sĩ Gửi yêu cầu và xem các kết quả xét nghiệm và chuẩn đoán hình ảnh Ra y lệnh Xem các báo cáo chăm sóc bệnh nhân c. Y tá trưởng khoa: Y tá trưởng khoa là người quản lý, tổ chức, kiểm tra, đôn đốc y tá thực hiện các y lệnh của bác sĩ, lập kế hoạch phân công công việc cho các y tá. Cụ thể là: - Phân công việc chăm sóc bệnh nhân cho các y tá. - Phân công lịch trực cho các y tá - Xem các báo cáo chăm sóc bệnh nhân d. Y tá: Y tá là người thực hiện các y lệnh của bác sỹ, cập nhật các thông tin kết quả chăm sóc bệnh nhân. Cụ thể là: - Xem danh sách bệnh nhân chăm sóc - Xem lịch trực y tá - Xem và thực hiện các y lệnh - Cập nhật báo cáo chăm sóc bệnh nhân (báo cáo các triệu chứng bất thường khi chăm sóc bệnh nhân) e. Dược sĩ: Dược sĩ là người có trách nhiệm quản lý các thông tin liên quan đến việc bảo quản, xuất nhập thuốc, hóa chất và dụng cụ theo quy định f. Kĩ thuật viên:. Kỹ thuật viên là nhóm các kỹ sư, các chuyên viên kỹ thuật, công tác tại các khoa khác nhau trong bệnh viện. Họ có thể tham gia vào việc nghiên cứu, làm việc tại các phòng xét nghiệm, kiểm nghiệm, hoặc vận hành, quản lý một số thiết bị y tế trong bệnh viện g. Người quản trị: Người quản trị là người chịu trách nhiệm duy trì, bảo dưỡng hệ thống, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, hiệu quả. Người quản trị được phép thực hiện tất cả các quyền trong hệ thống dưới sự chỉ đạo, ủy quyền của ban giám đốc bệnh viện. 1.2. Nhiệm vụ của bệnh viện 1.2.1. Khám bệnh, chữa bệnh - Bệnh viện là nơi tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo chế độ chính sách Nhà nước quy định. - Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước. 1.2.2. Đào tạo cán bộ Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế, các thành viên trong bệnh viện phải mẫu mực thực hiện quy chế bệnh viện. 1.2.3. Nghiên cứu khoa học Bệnh viện là nơi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người bệnh. 1.2.4. Chỉ đạo tuyến Hệ thống các bệnh viện được tổ chức theo tuyến kỹ thuật, tuyến trên có trách nhiệm chỉ đạo kỹ thuật tuyến dưới. 1.2.5. Phòng bệnh Cùng với khám bệnh, chữa bệnh thì phòng bệnh là một nhiệm vụ quan trọng của bệnh viện. 1.2.6. Hợp tác quốc tế Các hoạt động hợp tác quốc tế của bệnh viện phải tuân theo đúng các quy định của nhà nước. 1.2.7. Quản lý kinh tế trong bệnh viện Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện từng bước tổ chức việc hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong bệnh viện. 2. Đề xuất giải pháp - Bệnh viện Nhi Đức là một trong những trung tâm khám chữa bệnh lớn nhất dành cho trẻ em tại Hải Phòng và các tỉnh lân cận. Môi trường bệnh viện như một xã hội thu nhỏ, với rất nhiều quy trình và thủ tục giấy tờ phức tạp, với nhiều nguồn lực cần quản lý hiệu quả như thuốc, viện phí, nhân lực, vật tư trang thiết bị... Việc tin học hoá quản lý bệnh viện là một nhu cầu tất yếu, chính vì vậy em đã chọn đề tài “Xây dựng chương trình quản lý bệnh nhân tại bệnh viện Nhi Đức Hải Phòng” làm đề tài tốt nghiệp. Tuy nhiên quá trình tin học hoá bệnh viện cũng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng, khoa học, nhằm đảm bảo khả năng thành công và đem lại hiệu quả cao nhất. 2.1. Mục đích Lãnh đạo giám sát hoạt động bệnh viện một cách toàn diện, ngay tại bàn làm việc, theo thời gian thực. Không cần chờ báo cáo từ cấp dưới. Số liệu báo cáo chính xác, nhanh chóng. Chống tiêu cực ở bệnh viện. Tiết kiệm giấy tờ, công văn. Giúp y tá, bác sĩ tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức. Với ứng dụng tin học này y tá, bác sĩ sẽ chỉ phải viết tay những khoản cần thiết. Bênh nhân không còn phải làm các thủ tục nhập xuất, khám chữa bệnh rườm rà. 2.2. Nhiệm vụ chương trình Hệ thống quản lý bệnh nhân có nhiệm vụ: Quản lý bệnh nhân đã và đang điều trị tại bệnh viện cũng như các quá trình khám chữa bệnh của bệnh nhân, quản lý việc thanh toán viện phí của bệnh nhân với bệnh viện. Chương trình phải đáp ứng được: Cập nhật và quản lý các thông tin của bệnh nhân. Xem thông tin về bệnh nhân (bệnh, tình trạng diễn tiến bệnh…) Cho phép tìm kiếm theo một số tiêu chí riêng. In ấn phiếu nhập viện, xuất viện, phiếu thanh toán tiền (tạm thu, thanh toán…)… - Thống kê, tìm kiếm bệnh nhân theo từng thời gian. 3. Kết quả thu được 3.1. Quy trình quản lý bệnh nhân nội trú bệnh viện Khi một bệnh nhân nhập viện, bệnh viện lưu những thông tin sau: Họ, tên, giới tính, ngày sinh, địa chỉ, đối tượng… - Bệnh nhân đến nơi tiếp nhận bệnh nhân (nơi cấp số) để xác lập việc khám bệnh và được chỉ định một vị trí khám bệnh. - Bệnh nhân được một bác sĩ khám bệnh. - Sau khi khám xong bệnh nhân thuộc một trong hai loại: Điều trị ngoại trú hay nội trú (nhập viện). - Nếu bệnh nhân điều trị tại nhà thì bác sĩ cho một toa thuốc trên đó ghi đầy đủ tên thuốc, số lượng và cách dùng. Nếu bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế thì đến nơi cấp thuốc bảo hiểm y tế để nhận thuốc và trả một phần giá thuốc theo quy định phần trăm trên thẻ bảo hiểm. Ngược lại, bệnh nhân phải trả tất cả chi phí khám bệnh và tự mua thuốc. - Nếu bệnh nhân phải nhập viện thì bác sĩ khám bệnh cấp cho bệnh nhân giấy nhập viện, trên đó có ghi đầy đủ thông tin về bệnh nhân, căn bệnh dự đoán và đưa đến khoa điều trị. - Tại khoa điều trị, bệnh nhân sẽ được chuẩn đoán và lập một bệnh án chi tiết. Trên bệnh án ghi đầy đủ thông tin về bệnh nhân và căn bệnh mà bệnh nhân mắc phải. Quá trình điều trị bệnh được thể hiện đầy đủ trên bệnh án. Trong một khoảng thời gian quy định tuỳ theo bệnh nhân, bệnh nhân được một bác sĩ khám, cho một toa thuốc. Trên toa thuốc ghi tên thuốc, số lượng, cách dùng và thực hiện y lệnh. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể sử dụng các dịch vụ hỗ trợ khám bệnh như: Xét nghiệm, X quang, siêu âm,… Việc sử dụng cũng theo chỉ định của bác sĩ khám chữa bệnh. Mỗi dịch vụ có giá tiền riêng. - Thanh toán viện phí: Trong quá trình điều trị, bệnh viện yêu cầu bệnh nhân thanh toán viện phí một lần với bệnh nhân khám chữa bệnh tự nguyện (bằng cách bệnh nhân sẽ đóng một số tiền tạm ứng theo quy định của bệnh viện), sau khi xuất viện nhân viên sẽ căn cứ vào số tiền tạm ứng trên sẽ tính để biết được bệnh nhân đã thanh toán đầy đủ tiền viện phí chưa. Nếu bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế thì chỉ đóng phần trăm viện phí theo bảo hiểm bao gồm tiền thuốc và các dịch vụ hỗ trợ chữa trị và khám bệnh. Khi xuất viện, bệnh nhân thanh toán toàn bộ số viện phí còn lại. Trong quá trình điều trị, nếu có bệnh nhân trốn viện, không thanh toán viện phí, bệnh viện lưu lại tất cả các thông tin về bệnh nhân trốn viện và trình ban lãnh đạo biết để xem xét giải quyết. 3.2. Trình tự, thủ tục khám chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi 3.2.1. Quy định về tuyến điều trị Tuyến điều trị khám, chữa bệnh không phải trả tiền cho trẻ em dưới sáu tuổi tại bệnh viện thực hiện theo quy định cụ thể sau: a) Bệnh viên có nhiệm vụ thực hiện khám, chữa bệnh bước đầu cho trẻ em dưới sáu tuổi. b) Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn, bệnh viện sẽ thực hiện chuyển bệnh nhân lên tuyến bệnh viện Trung ương. c) Căn cứ vào tổ chức của hệ thống y tế ở địa phương của bệnh nhân, Giám đốc Sở Y tế quyết định cho bệnh nhân trẻ em được khám, chữa bệnh ban đầu mà không cần giấy giới thiệu chuyển viện. 3.2.2. Thủ tục khám, chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi a) Trẻ em dưới sáu tuổi khi khám, chữa bệnh phải xuất trình thẻ khám bệnh, chữa bệnh; trường hợp chưa được cấp thẻ thì phải xuất trình giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh hoặc giấy chứng nhận của Uỷ ban nhân dân cấp phường (nơi sinh) nơi người giám hộ trẻ em cư trú (sau đây gọi chung là thẻ khám bệnh, chữa bệnh). b) Ngoài việc xuất trình thẻ khám bệnh, chữa bệnh của trẻ em, gia đình trẻ em phải xuất trình thủ tục chuyển viện, gồm giấy giới thiệu chuyển viện và tóm tắt bệnh án của cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu. c) Trong trường hợp cấp cứu, trẻ em được khám và điều trị không phải trả tiền. Gia đình trẻ em có trách nhiệm xuất trình thẻ khám bệnh, chữa bệnh của trẻ em trước khi trẻ em xuất viện. 3.2.3. Trách nhiệm của bệnh viện: - Tạo điều kiện, đảm bảo quyền lợi cho trẻ em đi khám - Tùy theo tình trạng bệnh của trẻ, nếu xét thấy cần phải điều trị nội trú thì làm thủ tục để điều trị nội trú, hoặc ngược lại. - Kiểm tra thẻ khám chữa bệnh của trẻ, với trẻ ở xa, gia đình không mang theo giấy tờ thì tùy theo tình trạng bệnh của trẻ giám đốc sẽ xem xét quyết định trẻ được khám, chữa bệnh cho trẻ không phải mất tiền. - Đảm bảo cung cấp đủ cho nhu cầu khám chữa bệnh của trẻ dưới 6 tuổi. - Theo dõi và tổng hợp các hoạt động khám chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi và báo cáo theo từng quý. 3.2.4. Một số biểu mẫu, hoá đơn Sở Y tế Hải Phòng MS:09/BV-01 Bệnh viện trẻ em Số vào viện.... PHIẾU CHĂM SÓC Khoa........................ (y tá điều dưỡng ghi) Phiếu số..................... Họ tên người bệnh:........................................... Tuổi ........ .Nam/Nữ Số giường............. buồng................. chuẩn đoán.................................... Ngày Giờ phút Theo dõi diễn biến Thực hiện y lệnh/chăm sóc Ký tên Sở Y tế Hải Phòng MS:09/BV-01 Bệnh viện trẻ em Số vào viện.... PHIẾU XÉT NGHIỆM………. Họ và tên người bệnh:........................................................................................................Tuổi............ Địa chỉ ................................................................................................................................................... Khoa...................................................Buồng .................................. Giường ........................................ Chẩn đoán ............................................................................................................................................. Y êu cầu xét nghiệm ............................................................................................................................................................... Kết quả xét nghiệm ............................................................................................................................................................ Ngày tháng năm Hải phòng, ngày tháng năm Bác sĩ điều trị KTV xét nghiệm Sở Y tế Hải Phòng MS:09/BV-01 Bệnh viện trẻ em Số vào viện.... PHIẾU XUẤT VIỆN Họ và tên người bệnh:................................................................................................Tuổi.................... Nghề nghiệp............................................Địa chỉ................................................................................... Đã điều trị tại khoa....................................... từ.................................... đến.......................................... Về bệnh ................................................................................................................................................. ...............................................................................................................................................................Phương pháp điều trị tại khoa ............................................................................................................... ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... Tình trạng xuất viện .............................................................................................................................. ............................................................................................................................................................... .............................................................................................................................................................. Cần tiếp tục điều trị ............................................................................................................................... .............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................... Đề nghị .................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................... .............................................................................................................................................................. Hải phòng, ngày tháng năm Chủ nhiệm khoa CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ BỆNH NHÂN NỘI TRÚ 1. Phân tích thiết kế các chức năng của hệ thống 1.1 Biểu đồ ngữ cảnh của hệ thống Các tác nhân: Lãnh đạo, Bệnh nhân 1.2. Sơ đồ phân rã chức năng Nhóm dần các chức năng từ dưới lên trên: Các chức năng chi tiết Nhóm lần 1 Nhóm lần 2 Thông tin hành chính Tiếp nhận bệnh nhân Quản lý Bệnh nhân Khám Cấp số Cung cấp dịch vụ Khám chữa Điều trị Yêu cầu thanh toán Viện phí Bảo hiểm y tế Thanh toán Thống kê bệnh nhân nội trú Báo cáo thống kê Thống kê BN đã xuất viện Tìm kiếm bệnh nhân Tìm kiếm Tìm kiếm đơn thuốc Tìm kiếm dịch vụ chữa bệnh Sơ đồ phân rã chức năng 1.3. Mô tả tóm tắt chức năng - Tiếp nhận bệnh nhân Thông tin hành chính: Khi bệnh nhân đến bệnh viện thì phải khai báo các thông tin cá nhân cho bác sĩ ghi vào sổ theo dõi bệnh nhân. Khám nhập viện: Bác sĩ sẽ khám và chẩn đoán bệnh ban đầu của bệnh nhân, nếu bệnh nặng bệnh nhân cần nhập viện điều trị thì sẽ yêu cầu bệnh nhân nhập viện, nếu bệnh nhẹ thì cho bệnh nhân điều trị ngoại trú. Cấp số: Bệnh nhân được đưa tới khoa điều trị. - Khám chữa bệnh Cung cấp dịch vụ: Bệnh nhân có quyền yêu cầu các dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao hoặc theo ý riêng của bệnh nhân sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc theo sự chỉ định của bác sĩ. Điều trị: Trong quá trình điều trị, bệnh án của bệnh nhân sẽ được cập nhật thường xuyên. - Viện phí Yêu cầu thanh toán: Khi bệnh nhân đã khỏi bệnh hoặc chuyển viện thì bệnh viện yêu cầu bệnh nhân thanh toán tiền viện phí. Bảo hiểm y tế: Nếu bệnh nhân có thẻ bao hiểm y tế hoặc dưới 6 tuổi thì đến Bảo hiểm y tế để được miễn giảm theo quy định. Thanh toán: Bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm y tế sẽ phải thanh toán trực tiếp viện phí với bệnh viện. - Báo cáo, thống kê: Lãnh đạo sẽ yêu cầu thống kê theo các tiêu chí riêng như thống kê bệnh nhân, theo khoa, theo phường, xã... - Tìm kiếm: Lãnh đạo và bệnh nhân (người nhà bệnh nhân) sẽ được yêu cầu tìm kiếm bệnh nhân theo tiêu chí riêng như tìm theo mã bệnh nhân, tìm theo tên... 2. Ma trận phân tích thực thể chức năng Các thực thể a. Hồ sơ bệnh nhân b. Hồ sơ bệnh án c. Phiếu khám bệnh vào viện d. Phiếu nhập viện e. Phiếu xét nghiệm f. Đơn thuốc g. Phiếu thanh toán viện phí h. Phiếu xuất/chuyển viện Các chức năng a b c d e f g h 1. Tiếp nhận bệnh nhân C C C 2. Khám chữa R U C C C 3. Thanh toán viện phí R R C 4. Thống kê R 5. Tìm kiếm R R R R 4. Biểu đồ luồng dữ liệu các mức 4.1. Biểu đồ luồng dữ liệu mức 0 4.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 cho chức năng Tiếp nhận bệnh nhân 4.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 cho chức năng Khám chữa bệnh 4.4. Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 cho chức năng Viện phí 4.5. Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 cho chức năng Thống kê 4.6 Biểu đồ luồng dữ liệu mức 1 cho chức năng Tìm kiếm 5. Các thực thể và thuộc tính 5.1. Các thực thể Để đưa ra mô hình các thực thể em dựa vào các mẫu sau: Hồ sơ bệnh án: là nơi lưu giữ tất cả các thông tin về bệnh nhân từ lúc vào khoa điều trị đến lúc ra viện. Các phiếu, mẫu biểu của bệnh viện. Hồ sơ bệnh nhân: Mã bệnh nhân, họ tên, giới tính, ngày sinh, đối tượng, số bảo hiểm, thời gian hiệu lực thẻ bảo hiểm y tế, thời gian nhập viện, tình trạng nhập viện. Hồ sơ bệnh án: Mã hồ sơ bệnh án, mã bệnh nhân, khoa, phòng, giưòng, thời gian vào khoa, quá trình bệnh lý, tiểu sử bệnh, chẩn đoán, hướng điều trị, chế độ chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, bác sĩ điều trị. Phiếu xét nghiệm: Mã xét nghiệm, mã bệnh nhân, tên xét nghiệm, yêu cầu, kết quả điều trị, bác sĩ xét nghiệm. Phiếu khám bệnh vào viện: Mã phiếu, mã bệnh nhân, thời gian khám, triệu chứng, yêu cầu, chẩn đoán, hưóng giải quyết, bác sĩ khám bệnh… Phiếu xuất viện: mã phiếu xuất, mã bệnh nhân, khoa, thời gian bắt đầu điều trị, thời gian kết thúc điều trị, bệnh, phương pháp điều trị, tình trạng xuất viện, cần tiếp tục điều trị, đề nghị. Đơn thuốc: Mã đơn thuốc, mã bệnh nhân, thời gian, bác sĩ, bênh, thuốc, cách dùng, y lệnh. Phiếu thanh toán: Mã bệnh nhân, thời gian, chi phí khám bệnh, chi phí dịch vụ, chi phí thuốc, chi phí khác, người nộp, xác nhận khoa, kế toán, giám đốc. 5.2. Mối quan hệ giữa các thực thể Một bệnh nhân có thể có nhiều bệnh án, quan hệ hồ sơ bệnh nhân và hồ sơ bệnh án là quan hệ một nhiều Một bệnh nhân có nhiều phiếu xét nghiệm, quan hệ hồ sơ bệnh nhân và phiếu xét nghiệm là quan hệ một nhiều Một bệnh nhân có nhiều đơn thuốc, quan hệ hồ sơ bệnh nhân và đơn thuốc là quan hệ một nhiều Một bệnh nhân có nhiều lần tạm ứng tiền viện phí, quan hệ giữa bệnh nhân và phiếu tạm ứng là quan hệ một nhiều Một bệnh nhân có nhiều tờ điều trị, quan hệ giữa bệnh nhân và tờ điều trị là quan hệ một nhiều Một bệnh nhân có nhiều lần sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh, quan hệ giữa hồ sơ bệnh nhân và dịch vụ khám bệnh là quan hệ một nhiều Một bệnh nhân có thể có nhiều bác sĩ điều trị, quan hệ giữa bệnh nhân và bác sĩ là quan hệ một nhiều Một khoa thì có nhiều phòng, quan hệ giữa khoa và phòng là quan hệ một nhiều Một phòng thì có nhiều giường, quan hệ giữa khoa và giường là quan hệ một nhiều 6. Thiết kế cơ sở dữ liệu TblBacsi Tên trường Kiểu Độ rộng Ràng buộc Diễn giải Mabs nchar 10 Primary key Mã bác sĩ hoten nvarchar 150 Not Null Họ tên diachi nvarchar 150 Null Địa chỉ sdt nchar 15 Null Số điện thoại ghichu nvarchar 150 Null Ghi chú Tbldichvu (danh sách các dịch vụ khám chữa bệnh như siêu âm, X-quang…) Tên trường Kiểu Độ rộng Ràng buộc Diễn giải Madv nchar 10 Primary key Mã dịch vụ tendv nvarchar 150 Not Null Tên dịch vụ dongia nchar 15 Not Null Đơn giá ghichu nvarchar 150 Null Ghi chú Tblthuoc Tên trường Kiểu Độ rộng Ràng buộc Diễn giải mathuoc nchar 10 Primary key Mã thuốc tenthuoc nvarchar 150 Not Null Tên thuốc dongia nchar 15 Not Null Đơn giá ghichu nvarchar 150 Null Ghi chú Tblkhoa Tên trường Kiểu Độ rộng Ràng buộc Diễn giải makhoa nchar 10 Primary key Mã khoa tenkhoa nvarchar 150 Not Null Tên khoa ghichu nvarchar 150 Null Ghi chú Tblphong Tên trường Kiểu Độ rộng Ràng buộc Diễn giải Maphong nchar 10 Primary key Mã phòng tenphong nvarchar 150 Not Null Tên phòng makhoa nchar 10 Not Null Mã khoa TblHosobenhnhan Tên trường Trường Độ rộng Ràng buộc Diễn giải MaHSBN nchar 11 Primary key Mã hồ sơ BN Hoten nvarchar 150 Not Null Họ tên Ngaysinh Date/Time 8 Not Null Ngày sinh Gioitinh nchar 3 Not Null Giới tính Diachi Text 100 Null Địa chỉ Ngaynhapvien Date/Time 8 Null Ngày nhập viện Ngayxuatvien Date/Time 8 Null Ngày xuất viện TSBL nvarchar 500 Null Tiểu sử bệnh lý Ghichu nvarchar 500 Null Ghi chú MaBHYT nchar 8 Null Mã BHYT Tghieuluc Date/Time 8 Null Thời gian hiệu lực Tblgiuong Tên trường Kiểu Độ rộng Ràng buộc Diễn giải Magiuong nchar 10 Primary key Mã giường tengiuong nvarchar 150 Not Null Tên giường tenkhoa nchar 10 Not Null Mã khoa TblBenhan Tên trường Trường Độ rộng Ràng buộc Diễn giải Mabenhan nchar 11 Primary key Mã bệnh án Mabenhnhan nchar 11 Not Null Mã bệnh nhân Qtbenhly nvarchar 500 Null Quá trình bệnh lý Tsbenh nvarchar 500 Null Tiểu sử bệnh ndkham nvarchar 500 Null Nội dung khám Tomtatba nvarchar 500 Null Tóm tắt bệnh án huongdt nvarchar 500 Null Hưóng điều trị kqba nvarchar 500 Null Kết quả điều trị ttnv nchar 8 Null Tình trạng nhập viện ttrv nchar 8 Null Tình trạng ra viện bacsi nchar 8 Null Bác sĩ lập bệnh án nntuvong nvarchar 500 Null Nguyên nhân tử vong chuyenkhoa nchar 50 Null Chuyển khoa tgchuyen nchar 8 Null Thời gian chuyển khoa bacsidt nchar 50 Null Bác sĩ điều trị TblDonthuoc Tên trường Trường Độ rộng Ràng buộc Diễn giải madonthuoc nchar 10 Primary key Mã đơn thuốc Mabenhnhan nchar 11 Not Null Mã bệnh nhân ngaylapdon nchar 8 Not Null Ngày lập đơn mabacsi nchar 10 Not Null Mã bác sĩ mathuoc nchar 10 Not Null Mã thuốc soluong nchar 8 Not Null Số lượng cachdung nvarchar 150 Null Cách dùng ylenh nvarchar 150 Null Y lệnh TblTamung Tên trường Trường Độ rộng Ràng buộc Diễn giải Matamung nchar 10 Primary key Mã tạm ứng Mabenhnhan nchar 11 Not Null Mã bệnh nhân Sotien nchar 8 Not Null Số tiền Lydo Nvarchar 150 Null Lý do Ghichu nchar 10 Null Ghi chú Ngaynop nchar 8 Null Ngày nộp Nguoithu nvarchar 150 Null Người thu Nguoinop nvarchar 150 Null Người nộp tblthanhtoan Tên trường Trường Độ rộng Ràng buộc Diễn giải matttoan nchar 10 Primary key Mã thanh toán mabenhnhan nchar 10 Not Null Mã bệnh nhân ngaytt nchar 8 Null Ngày thanh toán cpkb nchar 15 Null Chi phí khám bệnh cpdv nchar 15 Null Chi phí dịch vụ cpt nchar 15 Null Chi phí thuốc cpgb nchar 15 Null Chi phí giường bệnh cpk nchar 15 Null Chi phí khác tongcp nchar 15 Null Tổng chi phí phantram nchar 15 Null Phần trăm miễn tong nchar 15 Null Tổng phải trả nguoithu nchar 50 Null Người thu nguoinop nchar 50 Null Người nộp tblPhieuxetnghiem Tên trường Trường Độ rộng Ràng buộc Diễn giải matttoan nchar 10 Primary key Mã phiếu mabenhnhan nchar 10 Not Null Mã bệnh nhân madv nchar 10 Not Null Mã dịch vụ ngaythang nchar 8 Null Ngày tháng yeucau nvarchar 500 Null Yêu cầu ketqua nvarchar 500 Null Kết quả chandoan nvarchar 500 Null Chẩn đoán ghichu nvarchar 500 Null Ghi chú mabacsi nchar 8 Not Null Bác sĩ tbltodieutri Tên trường Trường Độ rộng Ràng buộc Diễn giải Madieutri nchar 10 Not Null Mã điều trị Mabenhnhan nchar 10 Not Null Mã bệnh nhân ngaythang nchar 8 Null Ngày tháng Dientienbenh Nvarchar 500 Null Diễn tiến bệnh Ylenh nvarchar 500 Null Y lệnh/chăm sóc Mabacsi Nchar 10 Null Bác sĩ tblXuatvien Tên trường Trường Độ rộng Ràng buộc Diễn giải mabenhnhan nchar 10 Not Null Mã bệnh nhân makhoa nchar 10 Not Null mã khoa ngaythangdt nchar 8 Null thời gian điều trị ngaythangkt nchar 5 Null thời gian kết thúc benh nvarchar 500 Null Về bệnh ppdt nvarchar 500 Null Phương pháp điều trị ttrv nvarchar 500 Null Tình trạng ra viện denghi nvarchar 500 Null Đề nghị nguoilap nchar 50 Null Người lập đơn 7. Sơ đồ quan hệ thực thể CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Giới thiệu chung về SQL Server 2000. SQL (Structured Query Language ) là ngôn ngữ dùng để truy vấn cho phép lấy thông tin về từ các bảng dữ liệu. SQL Server 2000 tối ưu hơn nhiều so với cơ sở dữ liệu quan hệ. Chúng phát triển để sử dụng trên nhiều ấn bản như CE, Personal, Desktop Engine, standand… SQL Server 2000 hỗ trợ kiểm tra khóa chính, phụ thuộc tồn tại, miền giá trị,…. của dữ liệu bên trong các bảng một cách chặt chẽ. SQL Server 2000 hỗ trợ khám phá mạnh cho cơ sở dữ liệu đa truy cập. tức cơ sở dữ liệu mạng. 1.1. Chỉ mục – Indexs. Index hay còn gọi là đối tượng chỉ mục, đối tượng này chỉ tồn tại trong bảng hay khung nhìn (view). Đối tượng chỉ mục này có ảnh hưởng tới tốc độ truy cập số liệu, nhất là khi cần tìm kiếm thông tin trên bảng. chỉ mục giúp tăng tốc độ cho việc tìm kiếm. 1.2. Clustered: Ứng với mỗi chỉ mục này một bảng chỉ có một chỉ mục, và số liệu được sắp xếp theo trang. 1.3. Non-clustered: Ứng với chỉ mục này một bảng có thể có nhiều chỉ mục và dữ liệu được sắp xếp theo trường dữ liệu mà bạn chỏ tới. 1.4. Bẫy lỗi- Triggers: Nếu đối tượng chỉ tồn tại trong bảng, cụ thể là một doạn mã, và tự động thực thi khi có một hành động nào đó xảy ra đối với dữ liệu trong bảng như: Insert, Update, Delete. Trigger có thể sử dụng để bẫy rất nhiều tình huống như copy dữ liệu, xoá dữ liệu, cập nhật dữ liệu, kiểm tra dữ liệu theo tiêu chuẩn nào đó. Trong SQL Server 2000 có kỹ thuật mới gọi là INSTEAD OF trigger, kỹ thuật này cho phep bạn thực hiện những hành động khác nhau tuỳ theo cách mà người dùng tương tác. 1.5. Ràng buộc – Constaints: Là một đối tượng, nó là một phần nhỏ trong bảng, chúng ràng buộc dữ liệu trong bảng hoặc các bảng khác phải tuân theo một quy tắc nào đó. 1.6. Diagram (lược đồ quan hệ): Khi xây dựng cơ sở dữ liệu cho ứng dụng hay thương mại điện tử, thường phải dựa trên trình phân tích thiết kế hệ thống. Sau những bước phân tích và thiết kế, bạn sẽ thiết lập quan hệ dữ liệu giữa các thực thể ERD (Entrity Relationship Diagram) 1.7. Khung nhìn (View): Là khung nhìn hay một bảng ảo của bảng. Cũng giống như bảng nhưng View không thể chứa dữ liệu, bản thân View có thể tạo thêm trường mới dựa vào những phép toán, biểu thức của SQL Server. Bên cạnh đó View có thể kết nối nhiều bảng lại với nhau theo quan hệ nhất định cùng với những tiêu chuẩn, nhằm tạo ra một bảng theo nhu cầu của người dùng. Mục đích của View là kiểm soát tất cả những gì mà người sử dụng muốn thấy, nó bao gồm hai ảnh hưởng chính đó là bảo mật và dễ sử dụng. 1.8. Thủ tục nội (stored Procedure): Thủ tục nội hay còn gọi là Spocs, tiếp tục phát triển như một phần lập trình SQL trên cơ sở dữ liệu . Stored Procedure cho phép khai báo biến, nhận tham số cũng như thực thi các phát biểu có điều kiện. Stored Procedure có các ưu điển sau: Kế thừa tất cả các phát triển của SQL, và là một đối tượng xử lý số liệu hiệu quả nhất khi dùng SQL Server. Tiết kiệm thời gian thực thi trên dữ liệu. Có thể gọi những Stored Procedure theo cách gọi của thủ tục hay hàm trong các ngôn ngữ lập trình truyền thống, đồng thời sử dụng lại khi có yêu cầu. 2. Các phát biểu cơ bản của T-SQL 2.1. Phát biểu Select: Cú pháp của phát biểu Select: SELECT [ FROM ] [ WHERE ] [ GROUP BY ] [ HAVING ] [ ORDER BY ] 2.2. Nhập dữ liệu bằng phát biểu INSERT. Cú pháp của phát biểu INSERT như sau: INSERT INTO (Danh sách cột) VALUES 2.3. Phát biểu cập nhật (UPDATE) Cú pháp của mệnh đề UPDATE như sau: UPDATE FROM SET = WHERE 2.4. Phát biểu xóa (DELETE) Khi thực hiện xóa mẩu tin trong bảng chúng ta chỉ cần quan tâm đến tên bảng và mệnh đề WHERE để mọc mẩu tin nếu có. Cú pháp: DELETE FROM WHERE Ngoài ra trong SQL Server còn có những phát biểu cho phép kết nối nhiều bảng với nhau như: JOIN, INNER JOIN, LEFT IOIN, RIGHT JOIN, FULL JOIN CROSS JOIN. 3. Đối tượng trong SQL và cách tạo các đối tượng trong SQL SERVER. 3.1. Tạo cơ sở dữ liệu (CREATE DATABASE) Để tạo cơ sở dữ liệu trên SQL Server ta dùng một trong ba phương phát sau: Database Creation Wizard. SQL Server Enterprise Manager. Câu Lệnh CREATE DATABASE. Cú pháp của câu lệnh CREATE DATE như sau: CREATE DATABASE [ON [ PRIMARY] ([ Name = ,] [ , SIZE = ] [ , MAXSIZE = ] [, FILEGROWTH = ] )] [ LOG ON ] [ name = , ] FileName = [ , SIZE = ] [ , MAXSIZE = ] [ , FILEGROWTH = ] ) ] [ COLLATE ] [ For load ׀ For Attch ] 3.2. Tạo bảng (Table) Như với hầu hết với mọi đối tượng trong SQL Server, có hai cách để tạo bảng. Có thể dùng SQL Server Enterprise Managar hoặc có thể dùng câu lệnh SQL trực tiếp: Tạo bảng bằng SQL Server Enterprise Managar Dùng câu lệnh SQL Server trực tiếp: CRETE TABLE[ Database_Name.[ owner ].Table_ name ( [[DEFAULT ] | [ IDENTITY (seed, increament) [ NOTFOR REPLICTION ] ] ] ] [ ROWGUIDCOL ] [ NULL/ NOTNULL ] [ ] [ ] ….. ) ON { / DEFAULT} ) ] 3.3. Thủ tục được lưu và hàm (Stored procedure hay SP) a. Thủ tục được lưu (Stored Procedure): Là một phần cực kỳ quan trọng trong cơ sở dữ liệu SQL Server. Cú pháp để tạo một Stored procedure như sau: CREATE PROCEDURE | PRO [ [ VARYING] [= ][ OUT PUT] [ [ VARYING] [= ][ OUT PUT] [ WITH RECOMPILE ENCRIPTION RECOMPILE, ENCRIPTION ] [ FOR REPICATION] AS GO b. Tạo hàm (Function) Tương tự như Stored Procedure hàm cũng có thể tạo bằng giao diện đồ họa cũng như mã lệnh song giá trị trả về hàm đa dạng hơn chúng có thể trả về một bảng. 4. Khái quát về ngôn ngữ lập trình Visual Basic. Net, Crystal Reports 4.1. Giới thiệu ngôn ngữ lập trình Visual Basic. Net Visual Basic .Net là phiên bản mới nhất của ngôn ngữ lập trình được ưu chuộng bậc nhất trên thế giới. Sự xuất hiện của Visual Basic .Net đã làm cho tất cả những nhà phát triển ứng dụng ngạc nhiên vì sự thay đổi rõ rệt so với Visual Basic 6.0. Visual Basic .Net không phải là cách gọi né tránh của Visual Basic mà .Net biểu thị toàn bộ công nghệ và khái niệm hình thành hệ nền cho những nhà phát triển ứng dụng. .Net Framework vốn mang lại cho Visual Basic .Net thêm tính linh hoạt và sức mạnh. Microsoft mô tả .Net Framwork theo những cách khác nhau như là “một nền điện toán mới được thiết kế để đơn giản hóa việc phát triển ứng dụng trong môi trường được phân phối rộng rãi của internet” và như là “một nền XML Web Services sẽ cho phép các nhà phát triển tạo nên những chương trình vốn vượt quá những giới hạn thiết bị và khai thác đầy đủ khả năng kết nối của internet”, những sự mô tả như vậy cho ta một sự cảm nhận nào đó về những gì .Net có thể thực hiện. Điều đó rõ ràng là .Net thể hiện một sự dịch chuyển lớn trong cách mà nhiều trình ứng dụng phần mềm sẽ được thiết kế và được viết. Chính những sự cải tiến của ngôn ngữ đã làm cho Visual Basic .Net không còn bị coi là ngôn ngữ hạng hai. Visual Basic .Net cung cấp những tính năng mới như: Sự kế thừa, quá tải và ghi đè, hàm khởi dựng (Constructor) và hàm hủy dựng (Destructor), khai báo và thực thi các giao diện, xử lý ngoại lệ có cấu trúc, các không gian tên… 4.2. Giới thiệu về ADO. NET Để làm việc với cơ sở dữ liệu ta sử dụng đối tượng ADO. NET. Các thành phần ADO. NET có thể truy cập nhiều nguồn dữ liệu khác nhau kể cả các cơ sở dữ liệu của Microsoft như Access và SQL Server cũng như các cơ sở dữ liệu không phải của Microsoft như Oracle. ADO. NET là một thành phần trong .NET Framwork. Ở đây có sự hỗ trợ mạnh mẽ giữa ADO. NET và XML, ADO. NET duy trì dữ liệu dưới dạng XML. Ta có thể xem ADO. NET gồm hai thành phần chính: trình điều khiển .Net Data Provider thuộc lớp kết nối và đối tượng DataSet, DataTable thuộc lớp không kết nối. .Net Data Provider bao gồm tập các đối tượng: Connection (dùng kết nối cơ sở dữ liệu), đối tượng Command (thực thi phát biểu SQL), DataReader (bộ lọc dữ liệu trực tiếp), DataAdapter (bộ điều phối dữ liệu). Đối tượng DataSet cung cấp một nguồn dữ liệu biểu diễn trong bộ nhớ. .Net Data Provider Connection Command DataAdapter DataReader Data Storage DataSet DataTable Đối tượng ADO. NET a. Đối tượng Connection Để kết nối đến một cơ sở dữ liệu ta sử dụng đối tượng SqlConnection. - Khai báo không gian tên Imports System.Data.SqlClient - Khai báo đối tượng Connection Dim Ocon As SqlConnection - Khởi tạo đối tượng SqlConnection Ocon = New SqlConnection() Ocon.ConnectionString = “Server = Server_Name; Database = Database_Name; Uid = User_name; Pwd = password” - Mở kết nối Ocon.Open() - Đóng kết nối Ocon.Close() b. Đối tượng SqlCommand Đối tượng SqlCommand được sử dụng để thực thi phát biểu Sql đó là các câu lệnh Insert, Update, Delete, Create, Drop, Alter và các thủ tục lưu trữ (Stored Procedure) hoặc phát biểu Select. - Khai báo đối tượng SqlCommand Dim Ocmd As SqlCommand - Khởi tạo đối tượng SqlCommand Ocmd = New SqlCommand() Ocmd.CommandText = “Phát biểu Sql” Ocmd.Connection = Ocon c. Đối tượng SqlDataReader Là bộ lọc dùng để đọc dữ liệu trực tiếp từ cơ sở dữ liệu nguồn thông qua phương thức ExcuteReader của đối tượng SqlCommand. Chỉ nên sử dụng đối tượng SqlDataReader khi tập dữ liệu có số lượng mẩu tin không lớn và không có nhu cầu xử lý dữ liệu trên tập dữ liệu đó. d. Đối tượng DataAdapter và DataSet Đối tượng DataSet thuộc lớp không kết nối, dùng để lưu trữ tập dữ liệu của mọi trình điều khiển dữ liệu trong .Net. Để sử dụng đối tượng DataSet cần phải dùng đến đối tượng DataAdapter như là bộ điều phối và điền dữ liệu vào đối tượng DataSet. Người lập trình có thể xử lý, cập nhật, xóa dữ liệu, thêm mới dữ liệu…trên tập dữ liệu của DataSet mà không ảnh hưởng đến cơ sở dữ liệu nguồn, trừ khi sử dụng phương thức Update của đối tượng DataAdapter. 5. Công cụ thiết kế Crystal Reports Visual Studio. Net môi trường phát triển đầu tiên của Windows cung cấp cho người phát triển ứng dụng đầy đủ một giải pháp mạnh mẽ lập trình báo biểu. Crystal Reports giờ đây được cài đặt chung với Visual Studio và vì thế người phát triển có thể dễ dàng viết lại các ứng dụng với chức năng báo biểu và gắn kết từ bên trong. Với phiên bản Visual Studio 2005, Microsoft bắt đầu nhận ra những nhu cầu thực sự quan trọng của việc thiết kế báo biểu, và vì thế mà Crystal Reports trở thành giải pháp viết báo biểu mặc định được cài đặt chung với .Net. Mỗi báo biểu trong ứng dụng cũng giống như các thành phần điều khiển (control) khác. Nó được liệt kê trong cửa sổ Solution Explorer như là một lớp dự án. Mỗi báo biểu bắt đầu bởi 5 phần: Tiêu đề báo biểu (Report Header), tiêu đề đầu trang (Page Header), phần chi tiết (Detail), tiêu đề cuối trang (Page Footer) và tiêu đề cuối báo biểu (Report Footer). Có thể mô tả mỗi báo biểu bằng bảng diễn giải sau: Phần Diễn giải Report Header Xuất hiện ở phần trên cùng của trang báo biểu Page Header Xuất hiện ngay sau phần Report Header ở trang đầu tiên. Trên tất cả các trang, nó xuất hiện ở phần đầu của trang Group Header Xuất hiện ở phần bắt đầu mỗi nhóm Detail Là dòng thể hiện thông tin của các mẫu in. Luôn luôn có một dòng chi tiết đối với mỗi mẩu tin trong một bảng Group Footer Xuất hiện sau tất cả các record của mỗi nhóm đã được in Page Footer Xuất hiện ở cuối mỗi trang Report Footer Xuất hiện cuối trang đối với trang cuối cùng của báo biểu CHƯƠNG 4: CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH Giao diện chương trình 1. Hệ thống Hệ thống bao gồm các chức năng: - Đăng nhập - Đổi mật khẩu - Kết nối CSDL - Quản lý người dùng 1.1. Chức năng đăng nhập Người dùng phải nhập tên tài khoản và mật khẩu để sử dụng chương trình. Chương trình sẽ kiểm tra tên tài khoản và mật khẩu, nếu đúng chương trình cho phép người dùng thao tác với chương trình, nếu sai thì ngược lại. 1.2. Chức năng đổi mật khẩu Chức năng này cho phép người dùng đang sử dụng chương trình thay đổi mật khẩu Người dùng nhập mật khẩu cũ, mật khẩu mới và xác nhận lại mật khẩu mới sau đó ân nút Ok. Nếu thành công chương trình sẽ đưa ra thông báo đổi thành công mật khẩu, mật khẩu mới sẽ được lưu vào trong cơ sở dữ liệu. 1.3. Chức năng kết nối cơ sở dữ liệu Kết nối với cơ sở dữ liệu và lưu lại. 1.4. Chức năng quản lý người dùng Chức năng quản lý người quản trị hệ thống cung cấp quyền hay xóa quyền truy cập của người dùng. 2. Quản lý bệnh nhân Khi người dùng sử dụng chức năng này, một form Quản lý bệnh nhân xuất hiện Người dùng có thể tìm kiếm bệnh nhân đang nằm viện theo từng khoảng thời gian một cách dễ dàng nhờ thẻ Bệnh nhân nằm viện hoặc cũng có thể tìm những bệnh nhân đã xuất viện nhờ thẻ Bệnh nhân đã xuất viện. Tại đây người dùng có thể quản lý các thông tin liên quan đến bệnh nhân như: Thông tin hành chính Bệnh án chi tiết Chuyển khoa Dịch vụ sử dụng Thuốc Thanh toán viện phí Xuất viện, chuyển viện… 2.1. Thông tin hành chính Khi một bệnh nhân được nhập viện thì người dùng sẽ lưu các thông tin hành chính của bệnh nhân và in phiếu nhập viện cho bệnh nhân. 2.2. Bệnh án Tại khoa điều trị bệnh nhân sẽ được chẩn đoán và lập bệnh án chi tiết. Bệnh án ghi các thông tin liên quan đến bệnh và quá trình điều trị. Cứ sau mỗi ngày hoặc một khoảng thời gian theo quy định của bệnh viện, người ta sẽ thu thập các giấy tờ về diễn tiến bệnh và quá trình điều trị cập nhật vào bệnh án. 2.3. Chuyển khoa Bệnh nhân có thể mắc nhiều bệnh cùng một lúc, khi đó bệnh nhân có thể chuyển từ khoa điều trị này sang khoa điều trị khác để phù hợp với quá trình điều trị bệnh. Người dùng sẽ lưu các thông tin mà bệnh nhân chuyển đến một khoa mới. 2.4. Dịch vụ sử dụng Trong quá trình điều trị bệnh nhân có thể sử dụng các dịch vụ hỗ trợ khám, chữa bệnh như siêu âm, chụp X-quang, các xét nghiệm… theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Những dịch vụ này bệnh nhân có thể yêu cầu được sử dụng sau khi đã hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị. 2.5. Thuốc Bệnh nhân có thể được khám nhiều lần, mỗi lần được bác sĩ chẩn đoán bệnh, diễn tiến bệnh đồng thời kê đơn thuốc cho bệnh nhân. 2.6. Thanh toán viện phí Bệnh nhân nhập viện phải đóng viện phí theo quy định của bệnh viện. Sau khi xuất viện bệnh viện sẽ căn cứ vào số tiền tạm ứng viện phí của bệnh nhân, so với tổng số tiền viện phí bệnh nhân phải trả, bệnh nhân sẽ phải đóng đủ tiền hoặc nhận lại tiền dư. 2.7. Xuất viện Bệnh nhân đã khỏi bệnh hoặc có yêu cầu xin về thì bệnh viện sẽ cấp giấy xuất viện cho bệnh nhân. Trường hợp bệnh đã thuyên giảm thì có thể cấp giấy chuyển viện xuống tuyến dưới, trường hợp bệnh nặng bệnh viện không đủ khả năng chữa thì chuyển bệnh nhân lên tuyến trung ương. 3. Tìm kiếm Khi có yêu cầu tìm kiếm bệnh nhân, đơn thuốc, giường bệnh thì chương trình sẽ đáp ứng qua một số tiêu chí tìm kiếm như sau 3.1. Tìm kiếm theo tên hoặc theo mã bệnh nhân 3.2. Tìm kiếm đơn thuốc 3.3. Tìm kiếm dịch vụ sử dụng 3.4. Tìm kiếm giường bệnh 4. Cập nhật danh mục Các danh mục như bác sĩ, dịch vụ, thuốc… có thể thường xuyên thay đổi nên việc cập nhật các thông tin này là cần thiết. 4.1. Danh mục bác sĩ 4.2. Danh mục dịch vụ 4.3. Danh mục thuốc 4.4. Danh mục khoa 4.5. Danh mục phòng 4.6. Danh mục giường KẾT LUẬN Sau thời gian thực tập và làm đồ án tốt nghiệp, em đã làm được những công việc sau: Nắm vững nghiệp vụ, quy trình quản lý bệnh nhân tại bệnh viện Nhi Đức. Xây dựng sơ đồ chức năng hệ thống, biểu đồ luồng dữ liệu ngữ cảnh, mức đỉnh và dưới đỉnh. Xác định các thực thể, thuộc tính và mô hình quan hệ thực thể. Xây dựng mô hình dữ liệu quan hệ. Xây dựng cơ sở dữ liệu trên nền SQL Server 2000. Thiết kế giao diện chương trình bằng Visual Studio 2005. Cài đặt chương trình với các chức năng chính sau: chức năng hệ thống, chức năng cập nhật danh mục, chức năng quản lý bệnh nhân, thanh toán viện phí, chức năng thống kê và tìm kiếm bệnh nhân. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và kiến thức em đã chưa hoàn thành được những việc sau: Chương trình chưa hoàn thành chức năng thanh toán với Bảo hiểm y tế. Số mẫu biểu của bệnh viện là rất lớn, có một số mẫu biểu chưa được cập nhật vào chương trình Hướng phát triển đề tài: - Chương trình có thể chạy trên mạng LAN, WAN và Internet Hải phòng, ngày 24 tháng 10 năm 2008 Sinh viên Ngô Quang Trọng TÀI LIỆU THAM KHẢO Đỗ Trung Tuấn; Cơ sở dữ liệu; Nhà xuất bản Giáo dục; 1998. Lê Tiến Vương; Nhập môn cơ sở dữ liệu quan hệ; Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật; 1997. Nguyễn Ngọc Minh - Hoàng Đức Hải; Tự học Microsoft SQL Server 2000 trong 21 ngày; Nhà xuất bản Lao động - Xã hội; 2000. Nguyễn Ngọc Tuấn - Hồng Phúc; Visual Basic. Net toàn tập; Nhà xuất bản Thống kê; 2004. Nguyễn Văn Ba; Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin; Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội; 2000. Phạm Hữu Khang - Đoàn Thiện Ngân; Quản trị SQL Server 2000; Nhà xuất bản Thống kê; 2000. Visual Studio 2005; Nhà xuất bản Phương Đông; 2005.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng chương trình quản lý bệnh nhân tại bệnh viện Nhi Đức Hải Phòng.doc