Đề tài Xây dựng đời sống văn hóa đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng hiện nay – Thực trạng và giải pháp

Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực miền Tây Nam Bộ, nằm ven biển đông với 72 km đường biển, được khai thác bởi ba cộng đồng người Kinh, Hoa, Khmer. Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Trà Vinh, phía Nam giáp với Bạc Liêu, phía Tây giáp với Cần Thơ và phía Đông giáp với biển. Diện tích tự nhiên 3.223,3Km2, tổng số dân 1.274.000 người, trong đó dân tộc Khmer có 374.711 khẩu với 80.856 hộ chiếm tỷ lệ 30,24% dân số toàn tỉnh [1, tr 1]. Sóc Trăng có tỷ lệ người Khmer đông nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long.Đơn vị hành chính bao gồm 8 huyện và 1 thành phố (thành phố Sóc Trăng), các huyện có đồng bào dân tộc Khmer tập sinh sống nhiều như: Vĩnh Châu, kế đến là Mỹ Xuyên và Mỹ Tú. Trên mảnh đất Sóc Trăng ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer sống chan hòa gần gũi xen kẽ lẫn nhau, tạo nên sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, nhưng vẫn bảo lưu những giá trị văn hóa riêng của dân tộc mình. Đồng bào dân tộc Khmer thường sống tập trung thành những phum, sóc, trong đó các gia đình thường sống liền kề nhau. Từ lâu, dân tộc Khmer sống bằng nghề nông nghiệp, trồng lúa nước, hoa màu, nhiều nghi lễ liên quan đến vụ mùa, nhiều tập tục thể hiện nếp sống văn hóa nông nghiệp đã được hình thành và ăn sâu vào tiềm thức của đồng bào dân tộc Khmer. Văn hóa của người Khmer Sóc Trăng được hình thành từ rất lâu đời, là kết quả của sự kế thừa nhiều nền văn hóa khác nhau vừa đa dạng vừa phong phú. Người Khmer chiếm tỷ lệ khá đông dân cư toàn tỉnh, vì vậy việc xây dựng và phát triển đời sống văn hóa đồng bào dân tộc Khmer cũng góp phần lớn cho sự phát triển văn hóa toàn tỉnh cũng như của khu vực Tây Nam Bộ. Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Sóc Trăng rất quan tâm đến việc xây dựng đời sống văn hóa cho đồng bào các dân tộc, đặc biệt chú trọng đến dân tộc Khmer. Hiện nay, đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer có nhiều tiến bộ và thay đổi nhưng vẫn gặp phải nhiều khó khăn, bất cập. Các thế lực thù địch chưa từ bỏ âm mưu lôi kéo, dụ dỗ, kích động gây chia rẽ, thù hằn giữa các dân tộc trong khu vực cũng như trong cả nước. Do đó, việc xây dựng đời sống văn hóa cho đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng hiện nay càng thực sự cần thiết và cấp bách, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam thống nhất, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng đời sống văn hóa đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng hiện nay - Thực trạng và giải pháp”. Luận văn dài 71 trang PHẦN MỞ BÀI 1 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài . 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài . 3 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3 5. Kết cấu luận văn . 3 Chương 1 VĂN HÓA VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA 4 1.1 Một số quan niệm về văn hóa 4 1.2 Vai trò của văn hóa 11 Chương 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER TỈNH SÓC TRĂNG 14 2.1 Đặc điểm chung về đời sống văn hóa của dân tộc Khmer Sóc Trăng. 14 2.1.1 Sơ lược vài nét đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer 14 2.1.2 Những phong tục và lễ hội tiêu biểu . 17 2.1.3 Tín ngưỡng - tôn giáo . 24 2.1.4 Các loại hình nghệ thuật . 25 2.2 Những thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng 26 2.2.1 Thành tựu đạt được trong thời gian qua 26 2.2.2 Hạn chế cần khắc phục . 46 Chương 3 NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER TỈNH SÓC TRĂNG HIỆN NAY 49 3.1 Xây dựng đời sống văn hóa gắn liền với phát triển kinh tế đồng bào dân tộc Khmer . 49 3.2 Phát triển giáo dục – đào tạo vùng đồng bào dân tộc Khmer 50 3.3 Tăng cường củng cố hệ thống chính trị góp phần xây dựng đời sống văn hóa đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng . 52 3.4 Nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa - thông tin vùng đồng bào dân tộc Khmer . 54 3.5 Tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư 55 3.6 Phát huy nét đẹp các lễ hội, bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer 56 3.7 Nâng cao công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong đồng bào dân tộc Khmer 57 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 60 PHỤ LỤC . 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 68

pdf71 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7955 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng đời sống văn hóa đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng hiện nay – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n truyền viên tự nguyện người dân tộc Khmer; tăng cường hoạt động truyền thông trực tiếp, tư vấn tại gia đình; định kỳ tổ chức các buổi sinh hoạt nhóm, câu lạc bộ với từng chủ đề được huyện, tỉnh định hướng. Nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong năm 2007 trong 10 xã triển khai mô hình đã có 57 cán bộ chủ chốt được bồi dưỡng, tập huấn sâu về công tác dân số gia đình và trẻ em; năng lực đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên tăng lên rõ rệt; trang thiết bị tuyên truyền, các sản phẩm tuyên truyền, tờ rơi, tờ bướm được ưu tiên cung cấp đầy đủ. Các hội nghị giao ban hàng tháng của Ban dân số gia đình và trẻ em xã được duy trì đều đặn; công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền với các nội dung về dân số gia đình và trẻ em luôn được lồng ghép và đưa vào sinh hoạt, vào chương trình hoạt động của các chi bộ, chi hội…Nhận thức của các gia đình đồng bào Khmer trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản có nhiều tiến bộ đáng kể. Chỉ trong vòng một năm, tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai lâm sàng tăng 1,5% (từ 2.696 lên 2.934 người); tỷ lệ nạo hút thai giảm trung bình 6-10%; phụ nữ mang thai được khám thường xuyên và sinh con tại các xã y tế tăng từ 65% đến 70%; số cặp vợ chồng sinh con thứ ba trở lên giảm rõ rệt. Với những thành công bước đầu của mô hình tăng cường hoạt động truyền thông đặc thù trong vùng đồng bào dân tộc Khmer tại 10 xã thí điểm, tỉnh Sóc Trăng cần mở rộng mô hình này cho các xã còn lại có đông đồng bào Khmer sinh sống. Đây là hướng đi đúng, thể hiện rất rõ định hướng của ngành dân số gia đình và trẻ em góp phần xóa đói giảm nghèo và tiếp tục xây dựng đời sống văn hóa vùng đồng bào dân tộc Khmer. Hoạt động văn hóa quần chúng phát triển mạnh mẽ ở khu vực nông thôn, đô thị với 175 đội văn nghệ quần chúng hoạt động đều đặn qua các hội thi “Tiếng hát quê hương”, “Giọng hát hay dân tộc”, “Đờn ca tài tử”, những hoạt động văn nghệ “Cây nhà lá vườn”, lồng ghép tuyên truyền cổ động chiếm được tình cảm và sự mến mộ của nhân dân, bởi nó mang âm hưởng của từng cộng đồng dân tộc, góp phần giáo dục xây dựng con người mới, nếp sống và điều chỉnh hành vi văn hóa của cộng đồng. Ngoài ra, qua các hội diễn văn nghệ quần chúng, liên hoan văn hóa - văn nghệ, nhiều loại hình văn hóa-văn nghệ được khôi phục nhất là loại hình nghệ thuật của người Khmer. Hiện Sóc Trăng có tám đoàn nghệ thuật tập thể tư nhân hoạt động theo mô hình xã hội hóa, hoạt động ở các loại hình như: cải lương, tuồng cổ của người Kinh, sân khấu, rô băm của người Khmer… Các chương trình, kịch bản vở diễn luôn được cải tiến, nâng cao chất lượng nghệ thuật theo đúng định hướng. Đời sống văn hóa tinh thần và kinh tế của người dân ngày càng được nâng cao góp phần thay đổi cách sinh hoạt, việc cưới, tang, lễ hội của người Khmer không còn hủ tục rườm rà. Các lễ hội được tổ chức với tinh thần “Vui tươi, đoàn kết, tiết kiệm, an toàn”. Trong những năm gần đây phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được đông đảo đồng bào Khmer ủng hộ và mang lại những kết quả thiết thực. Sau 8 năm hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư tiên tiến, làng xã văn hóa theo tinh thần nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII, đã có 46.900 hộ Khmer được công nhận gia đình văn hóa chiếm gần 70,5% tổng số hộ Khmer toàn tỉnh. Cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng phát triển sâu rộng và đi vào cuộc sống của nhân dân. Thông qua cuộc vận động, nhiều hộ gia đình, khu dân cư, ấp, xã được công nhận. Tiêu biểu như ở xã Lai Hòa (Vĩnh Châu), toàn xã có 3842 hộ, trong đó đồng bào Khmer chiếm 80%. Trước đây, do sản xuất chưa phát triển, đời sống bà con còn nhiều khó khăn, tệ nạn xã hội như trộm cắp vặt, cờ bạc, tranh chấp, mâu thuẫn gia đình, chòm xóm…thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và vật chất của người dân. Trước thực trạng đó, Đảng bộ, chính quyền xã đề ra nhiều chủ trương giải pháp khắc phục, trọng tâm là triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”. Qua cuộc vận động, Lai Hòa tập trung mọi nguồn lực hỗ trợ, cùng với sự đóng góp của nhân dân đầu tư xây dựng nhà văn hóa, bưu điện văn hóa, sân chơi thể thao, phòng đọc sách chùa Prey Chóp với gần 200 đầu sách khác nhau, trị giá hàng trăm triệu đồng nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân. Ngoài ra, Lai Hòa còn thành 10 đội bóng đá, bóng chuyền, một đội trống sa dăm, đội ghe ngo của nhà chùa, đội văn nghệ quần chúng Khmer thường xuyên tổ chức thi đấu, giao lưu văn nghệ tại địa phương và các xã trong khu vực…đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và hưởng thụ văn hóa tinh thần cho đồng bào Khmer. Các hoạt động thông tin cổ động được triển khai kịp thời thông qua các hình thức: tuyên truyền miệng, viết khẩu ngữ, panô, áp phích tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tình hình kinh tế chính trị của địa phương; xây dựng mạng lưới loa truyền thanh đến xóm ấp. Đặc biệt quyền dân chủ cơ sở được phát huy, các hoạt động liên quan đến tài chính, các khoản đóng góp, ủng hộ đều được nhân dân trong xã bàn bạc công khai. Quy ước nếp sống văn hóa được xây dựng với nội dung cụ thể ngắn gọn, dễ hiểu như: thực hiện không sinh con thứ ba; làm chuồng trại nuôi gia súc cách xa nhà ở; ăn ở hợp vệ sinh; chấp hành tốt chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Đến nay, 10/10 khu dân cư đã thành lập ban vận động nhân dân thực hiện quy ước; gần 90% hộ gia đình đăng ký xây dựng nhà văn hóa do xã phát động. Năm 1998 chỉ có ấp Prey Chóp A được công nhận ấp văn hóa đầu tiên của huyện Vĩnh Châu, nhưng đến 2005 có 7/10 ấp đạt ấp văn hóa, trên 3.000 hộ gia đình văn hóa (trong đó có 2.439 hộ Khmer). Qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đời sống tinh thần của nhân dân xã Lai Hòa từng bước được nâng lên, các gia đình văn hóa đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, sinh đẻ có kế hoạch, đường làng ngõ xóm sạch đẹp, các tệ nạn xã hội được đẩy lùi, nhân dân trong ấp đoàn kết, đùm bọc giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, các vụ tranh chấp, vướn mắc trong thôn, ấp được giải quyết nhanh chóng, nhân dân chung sức xây dựng đời sống văn hóa, văn minh, việc ma chay, cưới xin tổ chức gọn, nhẹ, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của gia đình và mang đậm nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc. Trên cơ sở kết quả đạt được, Lai Hòa cần phấn đấu trở thành một trong những xã của Vĩnh Châu trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Trong quá trình chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa, Phòng văn hóa thông tin thể thao huyện Vĩnh Châu đưa tất cả các hoạt động hội thi, hội diễn văn nghệ về cơ sở. Từ năm 2004 đến nay, huyện xây dựng được 7 nhà văn hóa xã với kinh phí gần 7 tỷ đồng do ngân sách địa phương và nhân dân đóng góp. Thời gian qua các hoạt động văn hóa thông tin đều tập trung đưa vào nhà văn hóa xã - nơi trở thành ngôi nhà sinh hoạt chung của cộng đồng ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, không chỉ phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương mà còn giúp cho người dân trên địa bàn tìm hiểu thông tin để phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần. Cùng với thiết chế văn hóa xã, Phòng văn hóa thông tin thể thao huyện còn quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động các thiết chế văn hóa ở cơ sở như: nhà sinh hoạt cộng đồng, tủ sách tại nhà văn hóa, thư viện trong chùa, bưu điện văn hóa, trạm truyền thanh, tổ thông tin ấp, xây dựng các công trình bia lịch sử truyền thống… Không chỉ Vĩnh Châu, các huyện khác trong tỉnh đều tập trung xây dựng các thiết chế văn hóa ở các xã có đông đồng bào Khmer sinh sống. Sau những năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng gia đình văn hóa, xóm ấp, phum văn hóa, làng văn hóa theo Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII, vùng đồng bào Khmer Sóc Trăng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, kinh tế phát triển, thuần phong mỹ tục của dân tộc được giữ gìn và phát huy, lễ hội truyền thống như mừng năm mới (Chôl Thnăm Thmây), Lễ Đônta, lễ cúng trăng, hội đua ghe ngo, trò chơi dân gian thả đèn gió, biểu diễn văn nghệ, hát dù kê, Rô băm…được phát huy thu hút hàng vạn người Khmer và các dân tộc khác trong vùng tham gia. Nét văn hóa đặc sắc của người Khmer đều là những sinh hoạt gắn với ngôi chùa trong vùng. Dó đó, nên có kế hoạch tổ chức “ngày hội văn hóa Khmer” trên cơ sở các lễ hội truyền thống, kết hợp nhuần nhuyễn truyền thống và hiện đại, nhân đó xây dựng khai thác, phát huy, khích lệ các hoạt động văn hóa từng phum sóc, từng gia đình, cá nhân. Quán triệt thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, xây dựng văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế, Đại đức Lâm Nhum thư ký hội sư sãi đoàn kết yêu nước tỉnh Sóc Trăng chủ trì chùa Lao Dên xã viên Bình Mỹ Xuyên cho biết: “Ban đầu Sóc Trăng triển khai cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa gặp nhiều khó khăn, bà con không mấy tin tưởng. Vậy mà chỉ sau một đến hai năm triển khai cuộc vận động có lồng ghép nhiều chương trình khác, sự đồng thuận trong bà con, tình làng nghĩa xóm ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn, đời sống người dân tộc nâng lên rõ rệt, đã thu hút số hộ đăng ký gia đình văn hóa vượt xa dự kiến”. Với kết quả này phong trào xây dựng đời sống văn hóa thực sự đi vào cuộc sống, tạo môi trường văn hóa lành mạnh, phát huy tốt tinh thần đại đoàn kết dân tộc, là động lực thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao đời sống đồng bào dân tộc Khmer. 2.2.2 Hạn chế cần khắc phục Trong thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng có nhiều cố gắng và đạt được những thành tựu đáng kể bước đầu, nhưng trên thực tế còn nhiều vấn đề bất cập, khó khăn trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa đồng bào dân tộc Khmer. Sóc Trăng có số lượng người dân tộc sinh sống khá đông, tổ chức giáo dục trong vùng đồng bào dân tộc Khmer được tiến hành khá tốt nhưng vẫn còn tồn động: Việc huy động trẻ em người dân tộc Khmer vào mẫu giáo còn khó khăn, cở sở vật chất phụ thuộc vào các trường tiểu học hay các trụ sở của địa phương. Tỷ lệ bỏ học, lưu ban còn phổ biến, tình trạng tái mù chữ vẫn cao, công tác phổ cập giáo dục tiểu học trong độ tuổi gặp nhiều khó khăn. Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học thiếu thốn, đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng nhu cầu, trình độ không đồng đều, giáo viên dạy được hai thứ tiếng (Việt - Khmer) còn hiếm. Tình trạng phòng học tre lá vẫn còn, nhất là ở các xã, ấp vùng sâu, vùng xa. Nội dung sách giáo khoa ngữ văn Khmer chậm đổi mới vẫn sử dụng sách giáo khoa cũ. Bên cạnh đó, vùng đồng bào dân tộc Khmer nhìn chung kinh tế phát triển chậm, nhiều nơi lúng túng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập quán canh tác lạc hậu. Một số hộ thiếu đất sản xuất, thiếu vốn, khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật hạn chế, tình trạng cầm cố đất, bán lúa non của đồng bào Khmer còn nhiều, một số ít người Khmer có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào số tiền hỗ trợ, cho vay của Nhà nước; tỷ lệ hộ nghèo cao so với mặt bằng chung toàn tỉnh; một số tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan, bói toán có giảm nhưng vẫn còn phổ biến; một số bản sắc văn hóa tốt đẹp đang bị xuống cấp, hoạt động văn hóa thông tin có nhiều chuyển biến tích cực nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer; xuất hiện sự chênh lệch mức độ hưởng thụ văn hóa giữa các địa bàn thành phố, thị trấn so với nông thôn vùng đồng bào dân tộc; khoảng cách về kinh tế giữa người Khmer so với người Kinh, Hoa ngày càng gia tăng. Một bộ phận đồng bào Khmer nhận thức mơ hồ, không chính xác về lịch sử hình thành dân tộc mình, về vị trí của dân tộc trong cộng đồng quốc gia Việt Nam. Đây là điều kiện thuận lợi để các thế lực thù địch lôi kéo, gây chia rẽ khối đại đoàn kết của dân tộc; ngoài ra mặt bằng dân trí trong vùng đồng bào dân tộc Khmer tương đối thấp, khả năng thích ứng với cơ chế thị trường chậm, phong tục tập quán còn nhiều lạc hậu, lễ hội nhiều gây ảnh nhiều đến thời gian sản xuất, tâm lý xã hội hướng về “an bầu, lạc đạo”, yên phận với nghèo nàn, lạc hậu ít chú ý đến cạnh tranh để phát triển; các sản phẩm văn hóa như sách báo, phim ảnh, biểu diễn nghệ thuật đến vùng nông thôn còn nhiều mặt hạn chế; cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa tuyến cơ sở thiếu thốn. Tuy có nhiều biện pháp kiểm tra, chống lưu hành văn hóa phẩm đồi trụy, nhưng tình trạng sang băng đĩa trái phép vẫn diễn biến phức tạp, công tác quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực này có nhiều mặt yếu kém, trên thị trường lưu hành nhiều sách bói toán, phim ảnh, băng đĩa hình chưa qua kiểm duyệt. Tuy phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai đạt kết quả, nhưng một số lĩnh vực phát động chưa đồng bộ, chưa rộng khắp nhất là các cơ quan, trường học; việc xét công nhận gia đình văn hóa, ấp văn hóa thường dựa vào chỉ tiêu nên chất lượng không cao; tiêu chí công nhận gia đình văn hóa trong vùng đồng bào dân tộc Khmer nhiều nơi còn đồng nhất với tiêu chí của người Kinh, Hoa, thiếu vận dụng phù hợp với điều kiện và tập quán của người Khmer nên nhiều hộ gia đình, nhiều ấp, xã khó được công nhận. Ngoài ra, lực lượng quản lý ngành văn hóa thông tin các cấp còn thiếu, năng lực chuyên môn chưa cao gây ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý chuyên ngành và phong trào văn hóa thông tin tuyến cơ sở, các thiết chế văn hóa chưa đáp ứng được nhu cầu (mỗi xã một nhà văn hóa). Nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trong đồng bào Khmer chưa được sưu tập, bảo tồn, khai thác tốt, các loại hình văn nghệ truyền thống đặc sắc như dù kê, múa cung đình Khmer…dần dần bị mai một do nhiều nghệ nhân lớn tuổi, còn đối với thế hệ trẻ ngày nay đang có xu hướng chạy theo lối nhạc hiện đại. Trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật có nhiều bất cập, hoạt động chủ yếu vào các dịp lễ hội, thiếu hoạt động thường xuyên phục vụ cộng đồng, nội dung nghèo nàn, hình thức khô cứng, chưa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của công chúng ngày nay. Đội ngũ cán bộ đảng viên người Khmer ít, chưa tương xứng với nhu cầu thực tiễn, trình độ kiến thức về văn hóa còn thấp, thiếu ổn định hay thay đổi liên tục, chưa ngang tầm và đáp ứng được việc lãnh đạo công tác xây dựng đời sống văn hóa vùng đồng bào Khmer của Sóc Trăng. Mặt khác, các vị sư khi học xong Paly, khi hòa nhập vào xã hội chưa biết làm gì với vốn kiến thức này, từ đó gây khó khăn cho sư sãi sau khi hoàn tục. Song song đó, việc trang bị tivi màu, đầu máy cho các chùa Khmer trong tỉnh dẫn đến những biến đổi các giới luật Phật giáo của một số sư sãi. Một khó khăn nữa là số vị sư sãi đi học nước ngoài và không quay trở về, gây ảnh hưởng đến việc quản lý tổ chức hoạt động ở các chùa. Năm Số sư sãi đi nước ngoài Số về Số ở lại 1997-1998 24 21 3 1999 17 11 6 6 tháng đầu năm 2000 43 24 19 Nguồn - Báo cáo của hội Đoàn kết sư sãi tỉnh Sóc Trăng Chương 3 NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER TỈNH SÓC TRĂNG HIỆN NAY 3.1 Xây dựng đời sống văn hóa gắn liền với phát triển kinh tế đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng cần tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong đồng bào Khmer, phấn đấu đến hết năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng còn khoảng 12%. Để đạt mục tiêu trên phải thực hiện nhiều chính sách, giải pháp đa dạng và đồng bộ; chú trọng hướng dẫn sản xuất, từng bước làm thay đổi thói quen nếp nghĩ trong đồng bào Khmer. Nhiều hộ Khmer chưa biết cách thoát nghèo cho dù có được ít ruộng, được vay vốn. Không ít bà con Khmer nghèo chỉ bằng lòng với việc làm thuê để kiếm sống. Dó đó, cần vận động nông dân vùng dân tộc Khmer tham gia các hình thức tổ chức hợp tác và hợp tác xã, tăng tỷ lệ vốn ngân sách Nhà nước và huy động nhiều nguồn vốn, đầu tư mạnh cho hệ thống thủy lợi phục vụ kế hoạch chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp; tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư hướng dẫn nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và đặc biệt là tôm sú; hình thành vùng tập trung sản xuất nông thủy sản có giá trị cao và có thị trường tiêu thụ; tăng sản lượng hàng hóa lớn có giá trị làm nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đi đôi với phát triển thương mại dịch vụ góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập và mức sống cho nhân dân vùng đồng bào dân tộc Khmer. Triển khai thực hiện tốt Quyết định 134 của Chính phủ, đồng thời đạo điều kiện cho các hộ nghèo chỉ biết làm nông nghiệp chuộc lại đất cầm cố hoặc giao cấp đất cho hộ nghèo theo tinh thần nghị quyết 134/TTg của Thủ tướng chính phủ; tăng cường mở lớp tập huấn và đào tạo nghề cho lao động, phát triển ngành nghề mới ở nông thôn cần ít đất (chăn nuôi, trồng hoa màu, trồng nấm rơm), thực hiện lồng ghép các chương trình 135 của Chính phủ và các chương trình dự án khác để đầu tư phát triển sản xuất cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong vùng đồng bào Khmer còn nhiều khó khăn, tiếp tục vận động hỗ trợ xây nhà tình thương cho các hộ nghèo. Đồng thời, tổ chức vận động con em đồng bào dân tộc Khmer đi học tại các trường dạy nghề, các lớp kỹ thuật…Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ hoặc miễn giảm học phí, tạo điều kiện giải quyết việc làm, bố trí ngành nghề dần dần chuyển từ lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác. Tạo điều kiện cho vùng đồng bào dân tộc Khmer được vay vốn với lãi xuất ưu đãi, từng bước thu hẹp dần và tiến tới xóa bỏ tình trạng đồng bào Khmer phải bán lúa non, cầm cố đất. Mức độ tăng trưởng kinh tế của Sóc Trăng năm 2007 là 13,32%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra đến năm 2010. Mặc dù tăng trưởng kinh tế khá cao, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và chưa thật sự vững chắc, sức cạnh tranh còn thấp, Sóc Trăng cần nổ lực triển khai thực hiện tốt các chương trình lớn do Chính phủ đề ra về phát triển giao thông, thủy lợi. Một thực tế đáng ghi nhận, trong những năm gần đây với việc huy động nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước, Sóc Trăng đã đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi vùng đồng bào dân tộc Khmer đó là hệ thống tưới tiêu, cống thoát nước bằng gỗ, đắp đê ven biển, các tuyến kinh rửa mặn, rửa phèn…ở Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị…đã mang lại lợi ích cho bà con dân tộc Khmer trong sản xuất nông nghiệp cũng như nâng cao thu nhập cho người dân. 3.2 Phát triển giáo dục – đào tạo vùng đồng bào dân tộc Khmer Nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào dân tộc Khmer là vấn đề chiến lược để phát triển kinh tế xã hội, là điều kiện tiên quyết định hướng nội dung và hình thức của các hoạt động văn hóa cơ sở. Như vậy, muốn có đời sống văn hóa tốt, đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế của tỉnh cần tập trung làm tốt những việc sau: Trước tiên, cần phải huy động trẻ em người dân tộc Khmer trong độ tuổi đến trường, xây dựng thêm các trường mầm non công lập ở vùng đông đồng bào dân tộc Khmer. Củng cố, duy trì vững chắc kết quả phổ cập tiểu học, trung học cơ sở và chống tái mù chữ ở các địa phương. Mở một số lớp nhỏ hoặc phân hiệu bậc trung học phổ thông ở những điểm có vị trí trung tâm, các xã đông dân tộc Khmer. Tạo điều kiện để con em đồng bào tiếp tục theo học trung học phổ thông. Tăng số lượng học sinh dân tộc được cử tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dự bị đại học để sau khi ra trường công tác ở vùng đồng bào Khmer sinh sống. Mở rộng các hình thức đào tạo, kể cả dạy nghề. Trong những năm gần đây hoạt động đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng có những bước tiến đáng kể. Sóc Trăng hiện có 700.000 người trong độ tuổi lao động, trong số này có 30% số lao động là dân tộc Khmer, phần lớn thuộc khu vực nông thôn, bình quân hàng năm tăng thêm 10-12 nghìn người cần việc làm. Nhu cầu đào tạo nghề và giải quyết việc làm ở Sóc Trăng rất lớn, trong khi các cở sở đào tạo nghề quá ít, quy mô nhỏ lẻ. Cả tỉnh chỉ có một trường và bốn trung tâm dạy nghề với số lượng khoảng 400-500 học viên/năm. Ngành nghề đào tạo chủ yếu là nghề phổ thông như sửa chữa điện tử, xe gắn máy, may gia dụng, đan giỏ… Tỉnh ưu tiên đầu tư xây dựng trang thiết bị kỹ thuật cho trường cao đẳng nghề, các trung tâm dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động người dân tộc Khmer không đất sản xuất, thiếu điều kiện lao động, có chính sách miễn giảm học phí cho con em đối tượng chính sách, người dân tộc Khmer. Hơn nữa, tỉnh cần phải mở rộng việc dạy và học chữ dân tộc Khmer ở những điểm trường đông con em đồng bào Khmer theo học, ở các trường nội trú dân tộc. Việc học song ngữ của các em cần dựa vào nguyên tắc tự nguyện. Đảng và Nhà nước nhận thấy rõ vai trò quan trọng của tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số trong việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Quan điểm đó được thể hiện rất rõ ràng và nhất quán trong các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Sóc Trăng. Nhờ có quan điểm, chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước và tỉnh Sóc Trăng, nên việc dạy tiếng Khmer đạt kết quả đáng kích lệ, tạo được niềm tin của cộng đồng dân tộc Khmer đối với Đảng. Những thành tựu đó tạo tiền đề trong việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài thúc đẩy phát triển giáo dục chung của tỉnh. Tổ chức việc dạy - học tiếng Khmer: Tiếng dân tộc Khmer được tổ chức giảng dạy xen kẽ tiếng Việt, như một môn học gọi là chương trình PT+K (dạy tiếng phổ thông cộng với tiếng Khmer). Cấp tiểu học dạy 4 tiết/tuần, theo thông tư 01/GD-ĐT ngày 03/02/1997 về dạy tiếng nói và chữ viết của người dân tộc thiểu số. Vận dụng Chỉ thị 68/CT-TW ngày 18/4/1991 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị quyết 15/NQ-TW 05/4/2002 của tỉnh Sóc Trăng về tăng cường sự lãnh đạo của đảng bộ đối với công tác vùng đồng bào dân tộc Khmer, chương trình dạy - học tiếng khmer bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông dạy 2 tiết/ tuần. Xã hội hóa giáo dục bằng cách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các chùa dạy tiếng khmer theo chương trình của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Trong 92 ngôi chùa thuộc Phật giáo hệ Nam tông của người dân tộc Khmer đều có tổ chức giảng dạy tiếng khmer cho con em trong bổn đạo, trong đó có 60 chùa giảng dạy thêm tiếng Paly và giới luật cho các sư sãi mới vào quy y. 3.3 Tăng cường củng cố hệ thống chính trị góp phần xây dựng đời sống văn hóa đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng Việc xây dựng đời sống văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc Khmer phải gắn liền với công tác củng cố hệ thống chính trị ở cở sở. Nghĩa là, cần quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở là người dân tộc, chú trọng phát triển đảng viên người dân tộc Khmer, xây dựng lực lượng chính trị, nòng cốt trong giới chức sắc và những người có uy tín trong đồng bào Khmer. Giới chức sắc phần lớn xuất thân từ nhân dân lao động, là lớp người trí thức đại diện cho dân tộc, có vai trò rất lớn trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer, am hiểu những phong tục, tập quán, có cuộc sống gần gũi, gắn bó với quần chúng. Đồng bào Khmer coi sư sãi là hiện thân của đức Phật nên rất được kính trọng, tin tưởng để gởi gắm tình cảm, bày tỏ tâm tư nguyện vọng, tin, nghe và làm theo sự chỉ dẫn của các vị chức sắc. Người có uy tín trong dân tộc khmer bao gồm một bộ phận cán bộ của Đảng đang công tác hoặc đã nghỉ hưu ở các địa phương; trưởng, phó trưởng ban quản trị chùa; số nhân sĩ, trí thức được đào tạo qua các thời kỳ, người đứng đầu dòng họ lớn, các cụ Achar; những người có ảnh hưởng về kinh tế như: các nhà doanh nghiệp, bác sĩ, thầy thuóc giỏi…được đồng bào kính trọng, tin tưởng, tuy mức độ ảnh hưởng đến quần chúng khác nhau trong từng phum, sóc, xã, huyện hoặc cả vùng nhưng vài trò, vị trí của họ rất lớn. Nếu các chủ trương của Đảng, Nhà nước được các vị chức sắc, người có uy tín đồng tình ủng hộ, làm nòng cốt vận động đồng bào thì nhất định chủ trương của Đảng, Nhà nước sẽ mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương cần quan tâm đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng, làm tốt công tác vận động chức sắc, những người có uy tín để họ trở thành lực lượng chính trị cốt cán trong đồng bào Khmer nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc tình hình mới. Mặt khác, các địa phương phải quan tâm và thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ là người dân tộc Khmer ở cấp huyện và cơ sở. Trước hết, cấp ủy phải rà soát, đánh giá lại thực trạng cán bộ là người dân tộc hiện có, qua đó sắp xếp bố trí lại cho phù hợp với trình độ, năng lực của từng đồng chí theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương nhằm sử dụng tốt cán bộ hiện có, đảm bảo trước mắt và lâu dài.Trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ là người dân tộc Khmer cần chú ý đến học sinh, sinh viên đã được đào tạo từ các trường, số thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự là con em đồng bào dân tộc Khmer…Ngoài đối tượng là những cán bộ chủ chốt cơ sở, nên tập trung phát triển đảng viên mới ở đều khắp các tổ chức xã hội kể cả các vị sư sãi và các vị trong ban quản trị chùa. Về tiêu chuẩn nên vận dụng linh hoạt, chú trọng những người có năng lực thực tế, có khả năng tập hợp, tổ chức được quần chúng, được quần chúng tín nhiệm, không nhất thiết bắt buộc đủ điều kiện về trình độ học vấn. Bên cạnh việc xây dựng củng cố hệ thống chính trị cơ sở, cần phải xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, phát huy sức mạnh tại chỗ, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch; tăng cường công tác bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội không để xảy ra những “điểm nóng” về an ninh, trật tự xã hội như hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa IX đề ra. 3.4 Nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa - thông tin vùng đồng bào dân tộc Khmer Nâng cao chất lượng văn hóa thông tin là một nội dung quan trọng góp phần xây dựng đời sống văn hóa vùng đồng bào dân tộc Khmer. Sóc Trăng cần phải đa dạng hóa các hình thức thông tin tuyên truyền, thực hiện tốt việc phục vụ phim ảnh và các ấn phẩm văn hóa bằng song ngữ. Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp phòng chống các hành vi hoạt động văn hóa, Sóc Trăng cần ra sức xây dựng thiết chế văn hóa, đẩy mạnh và thường xuyên tổ chức các hội thi, hội diễn, câu lạc bộ văn hóa, nghệ thuật…đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân, từng bước khống chế đẩy lùi tiêu cực trong hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa. Sóc Trăng cần tạo điều kiện để các đoàn nghệ thuật Khmer hoạt động có chất lượng, như xây dựng và nâng cấp nhà diễn tập đoàn văn hóa Khmer. Trong năm 2007 đoàn nghệ thuật Khmer chuyên nghiệp của tỉnh và các đoàn dù kê nghiệp dư của các huyện đã tổ chức lưu diễn phục vụ trên 50.000 lượt bà con xem với những vở tuồng hấp dẫn và được đánh giá cao. Đặc biệt trong dịp Chôl Thnăm Thmây, lễ Đônta Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Đài truyền thanh - Truyền hình cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức truyền hình trực tiếp tại chùa Ong kho, xã Châu Hưng - Thạnh Trị và chùa Tức Pray thị trấn Long Phú, huyện Long Phú với chủ đề phát triển kinh tế nông thôn vùng dân tộc đổi mới sau 16 năm tái lập tỉnh. Ngoài ra, ngành văn hóa thông tin các cấp tổ chức biểu diễn văn nghệ quần chúng Khmer với nhiều loại hình: dù kê, kéo co, đẩy gậy, cờ óc… Theo ủy nhiệm của Bộ văn hóa –Thông tin, ngành văn hóa thông tin Sóc Trăng tiến hành cấp phát sách, tài liệu cho các thư viện huyện, thị, cấp cho thư viện trường học vùng đồng bào dân tộc Khmer 73.950 bản sách trị giá 265.866.000 đồng. Tỉnh đầu tư trang thiết bị cho chín đội thông tin lưu động (một đội thông tin lưu động của đồng bào Khmer); hai thuyền văn hóa; bốn xe hoạt động thông tin lưu động (loại 1,2 tấn) để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, cổ động vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc Khmer. Ngoài ra, tỉnh tập trung sửa chữa, nâng cấp rạp chiếu bóng, trang bị máy chiếu phim nhựa, tổ chức ba đội chiếu phim lưu động phục vụ bà con Khmer. Công ty điện ảnh băng từ Sóc Trăng cung cấp 213.810 băng hình với các thể loại phim truyện, ca nhạc lồng ghép tiếng Khmer để chiếu phim lưu động tại các tụ điểm văn hóa thông tin chùa Khmer. Ngôi chùa gắn liền với đời sống tâm linh của người Khmer. Vì thế, tăng cường thông tin và công tác thông tin đến cộng đồng dân tộc Khmer bằng cách cấp các phương tiện thông tin cho nhà chùa là rất cần thiết, nên phổ biến rộng rãi các chủ trương chính của Đảng và Nhà nước để các sư sãi tìm hiểu và phổ biến lại cho đồng bào trong phum, sóc. Nhà chùa là môi trường thuận lợi cho việc chuyển tải các giá trị văn hóa, thông tin tuyên truyền, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng. Nhà chùa không chỉ tạo tiền đề tốt mà còn khơi dậy được tiềm năng, sắc thái văn hóa riêng biệt, độc đáo, tạo nên sự phong phú của một nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc. Hơn nữa, để nâng cao chất lượng cho hoạt động văn hóa - thông tin, Sóc Trăng nên tăng cường thời lượng và nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình phát bằng tiếng Khmer mặc dù hiện tại đã tăng so với trước đây (hiện nay đài phát thanh mỗi ngày ba buổi với thời lượng 240 phút/ngày; đài truyền hình mỗi ngày ba buổi với thời lượng 120 phút/ngày); cần tăng thêm chuyên mục khuyến nông, khuyến ngư để đồng bào theo dõi, nắm bắt và từng bước áp dụng vào sản xuất đạt hiệu quả. 3.5 Tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư Để đời sống đồng bào Khmer ngày càng nâng cao thì việc đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa là việc làm rất thiết thực và mang lại hiệu quả cao. Chính quyền địa phương cần rà soát lại các gia đình văn hóa nâng lên thành điển hình; việc công nhận gia đình văn hóa không nên chạy theo chỉ tiêu, nên thực hiện một cách công bằng, khách quan; ngoài ra, khi xem xét, công nhận gia đình văn hóa, làng xã văn hóa vùng đồng bào Khmer không thể căn cứ vào tiêu chuẩn như đối với người Kinh, Hoa mà phải dựa vào điều kiện đặc trưng về phong tục, tập quán của đồng bào Khmer. Có như thế sẽ thúc đẩy đồng bào ra sức phấn đấu để đạt được gia đình văn hóa, làng xã văn hóa góp phần xây dựng đời sống văn hóa vùng đồng bào Khmer Sóc Trăng. Ngoài ra, cần vận động tuyên truyền các vị sư sãi trong cuộc vận động toàn dân toàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư. 3.6 Phát huy nét đẹp các lễ hội, bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer Nhà nước nên có chủ trương và kế hoạch bảo tồn, khai thác và phát huy vốn văn hóa của dân tộc Khmer; xây dựng thêm một số nhà bảo tàng văn hóa Khmer; có chính sách củng cố và duy trì các đoàn nghệ thuật Khmer, khuyến khích phong trào nghệ thuật quần chúng; sử dụng tốt tiếng nói và chữ viết của người Khmer trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng bào dân tộc Khmer trong năm có nhiều lễ hội như: Chôl Thnăm Thmây (mừng năm mới), Đônta, Oóc Om Bok… Mỗi năm bước vào thời điểm này, Sở văn hóa thông tin tỉnh Sóc Trăng thường xuyên phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức nhiều hoạt động văn hóa – nghệ thuật, nhiều trò chơi dân gian phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của đồng bào dân tộc trong tỉnh. Các lễ hội tổ chức chủ yếu ở các chùa, đồng bào Khmer ngừng tất cả các hoạt động lao động sản xuất chuẩn bị thức ăn, trang phục đến chùa cúng rồi quay quần bên nhau vui chơi văn nghệ. Vì vậy, Đảng ủy và chính quyền địa phương cần làm tốt công tác vận động và hướng dẫn nhà chùa, cử cán bộ trực tiếp tham gia tổ chức nghi lễ đúng quy chế và chủ trương của nhà nước, thực hiện tinh thần vui tươi tiết kiệm thời gian, tiền của. Khuyến khích đồng bào hạn chế việc cung phụng cho nhà chùa, để tiền của đầu tư cho cuộc sống gia đình. Hằng năm vào dịp Oóc Om Bok, Sóc Trăng đều tổ chức lễ hội đua ghe ngo với qui mô lớn và hoành tráng thu hút đông đảo đồng bào Khmer, Kinh, Hoa trong và ngoài tỉnh. Qua lễ hội thể hiện tinh thần đoàn kết giữa ba cộng đồng anh em cùng sinh sống trên mảnh đất này, đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy những nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer. Trong những ngày lễ tết, lãnh đạo cấp ủy và chính quyền địa phương nên tiếp tục tổ chức những buổi họp mặt thân mật với đồng bào dân tộc Khmer, thăm hỏi nhà chùa, gia đình chính sách giúp đỡ hộ nghèo được vui lễ hội, động viên họ cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Đây là cách tốt nhất để Đảng gần dân, xóa bỏ mặc cảm của đồng bào Khmer còn tồn tại trong thực tế, từ đó hiểu được tâm tư nguyện vọng chính đáng của đồng bào cũng như làm cho đồng bào tin và làm theo Đảng, với phương châm trọng dân, gần dân; hay nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin. Hơn nữa, Nhà nước không nên can thiệp vào các nghi thức tôn giáo, tín ngưỡng nhưng có trách nhiệm hướng dẫn đồng bào Khmer thực hiện đúng đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước; cần đầu tư hỗ trợ cho các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, thể thao tạo thêm sinh khí cho lễ hội. Bên cạnh đó, Nhà nước và chính quyền địa phương cần đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho hoạt động tìm kiếm, phát hiện những nghệ nhân Khmer nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng. 3.7 Nâng cao công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong đồng bào dân tộc Khmer Thời gian qua, được sự quan tâm sâu sát, chăm lo giúp đỡ toàn diện của cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp, cùng với tinh thần tự ý thức của nhân dân; đồng thời, do làm tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nên ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của đồng bào dân tộc Khmer được nâng lên rõ rệt, những vụ tranh chấp, mâu thuẫn, tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp; tình hình vi phạm pháp luật đã giảm đáng kể; trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đặc biệt Sở Tư pháp Sóc Trăng đã tổ chức trao tủ sách pháp luật cho tất cả các chùa trong tỉnh, với nhiều đầu sách luật khác nhau, nhằm phát huy tốt vị trí, vai trò của các vị sư, các vị chức sắc trong đồng bào dân tộc Khmer. Bên cạnh những kết quả đạt được, nhìn chung đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc Khmer vẫn còn khó khăn, trình độ hiểu biết pháp luật còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao. Các cấp ủy Đảng chưa quan tâm đúng mức cho công tác này; đồng thời ý thức tự giác chấp hành pháp luật của đồng bào dân tộc Khmer còn hạn chế; các tủ sách pháp luật chưa được phát huy hiệu quả. Trước tình hình trên, thiết nghĩ các ngành, các cấp tỉnh Sóc Trăng tiếp tục nâng cao hơn nữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong đồng bào dân tộc trong thời gian tới như sau: Xây dựng và kiện toàn đội ngũ báo cáo viên pháp luật; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên các cấp để phổ biến cho cán bộ cơ sở những văn bản pháp luật mới liên quan đến cuộc sống của người dân, nhất là vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer. Tiếp tục phát huy hiệu quả tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để giới thiệu những văn bản pháp luật mới giúp cho đồng bào dân tộc tiếp cận, hiểu được những quy định của pháp luật. Chú trọng việc xây dựng và phát huy vị trí, vai trò nòng cốt của các vị sư sãi, các vị chức sắc tôn giáo trong việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer. Đồng thời, tiếp tục phát huy hiệu quả tủ sách pháp luật ở các chùa; gắn với việc thường xuyên cung cấp các văn bản pháp luật, sách, báo, tạp chí và bổ sung đầu sách pháp luật mới ban hành. Coi trọng tuyên truyền phát huy những kết quả việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong đồng bào dân tộc Khmer; kịp thời biểu dương người tốt, việc tốt, tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong các hoạt động của đồng bào dân tộc Khmer… Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng các hình thức phổ biến giáo pháp luật; lồng ghép các chương trình ngoại khóa vào nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức báo cáo các chuyên đề pháp luật; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật ở trường dân tộc nội trú. Có chính sách khen thưởng, đề bạt thích đáng đối với những cán bộ tốt, có triển vọng và xử lý những đối tượng cố ý làm trái pháp luật; chú trọng cán bộ người dân tộc Khmer làm công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật. Đồng thời có chính sách ưu đãi cho cán bộ là người dân tộc Khmer công tác ở vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Làm tốt các mặt công tác trên, nhận thức của đồng bào dân tộc Khmer sẽ được nâng lên, góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới và hội nhập, vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Qua phần trình bày trên, tác giả đã tập trung làm rõ thực trạng về đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng, trong đó có đánh giá về những thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa vùng đồng bào dân tộc khmer. Đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng có nhiều biến đổi sâu sắc: nhận thức về chính trị được nâng cao, đời sống kinh tế tương đối ổn định. Mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer cao hơn nhiều so với trước đây; những thuần phong mỹ tục của đồng bào được giữ gìn và phát huy, các tệ nạn xã hội được ngăn chặn và đẩy lùi. Lòng tin của nhân dân vùng đồng bào Sóc Trăng đối với Đảng và Nhà nước ngày càng cao. Thế nhưng, hiện tượng mê tín dị đoan trong đồng bào dân tộc Khmer có giảm nhưng còn tương đối phổ biến; có sự chênh lệch về đời sống kinh cũng như mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer so với dân tộc Kinh, Hoa. Trên cở sở đánh giá đúng thực trạng đời sống văn hóa đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng, tác giả có đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng đời sống văn hóa đồng bào dân tộc Sóc Trăng hiện nay. Những giải pháp đó là: - Xây dựng đời sống văn hóa gắn liền với phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc Khmer. - Phát triển giáo dục – đào tạo vùng đồng bào dân tộc Khmer. - Nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa - thông tin vùng đồng bào dân tộc Khmer nhằm giúp người dân có nhiều thông tin phục vụ cho sản xuất và đời sống. - Phát huy nét đẹp các lễ hội, bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer. - Tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư. - Phát huy nét đẹp các lễ hội, bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer. - Nâng cao hơn nữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong đồng bào dân tộc Khmer. Để xây dựng tốt hơn nữa đời sống văn hóa đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng trong giai đoạn hiện nay. Chúng tôi có những kiến nghị sau: Trước hết, chính quyền địa phương Sóc Trăng cần quan tâm đến việc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc. Bởi vì kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao đời sống tinh thần, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa. Để đời sống kinh tế của đồng bào được ổn định, chính quyền địa phương cần làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện để đồng bào dân tộc Khmer được vay vốn với lãi suất thấp, từng bước thu hẹp và tiến dần tới xóa bỏ tình trạng đồng bào dân tộc Khmer phải bán lúa non, cầm cố đất. Với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương thì đồng bào dân tộc Khmer cần phải có ý về vai trò và trách nhiệm của mình trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa, không nên có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, phải có ý chí tự vươn lên trong cuộc sống, có sức đề kháng trước những âm mưu, thủ đoạn của các thế thù địch. Tiếp theo, cần làm tốt công tác giáo dục vùng đồng bào dân tộc Khmer, quan tâm đến công tác xóa mù chữ, có chính sách đảm bảo cho con em đồng bào dân tộc Khmer được đến lớp đúng độ tuổi. Việc nâng cao trình độ dân trí vùng đồng bào Khmer là một trong những yếu tố hàng đầu cho trước mắt và lâu dài trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa đồng bào dân tộc Khmer hiện nay. Bên cạnh đó, để đồng bào dân tộc Khmer nắm bắt kịp thời các thông tin phục vụ cho sản xuất cũng như trong đời sống hàng ngày nên tăng cường công tác thông tin, phổ biến và giáo dục pháp luật vùng đồng bào dân tộc Khmer. Tiếp tục vận động nhân dân tham gia tích cực phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”, gắn liền với công tác bảo tồn, sưu tầm và phát huy các giá trị truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer. Trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa vùng đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng, thực hiện tốt các giải pháp nêu trên góp phần làm cho đời sống văn hóa đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng nói riêng cũng như của cả nước nói chung được nâng cao, không những để phát triển kinh tế - xã hội phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà còn tạo nên một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. PHỤ LỤC Phụ lục 1 - BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH SÓC TRĂNG Phụ lục 2 - HÌNH ẢNH VỀ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER SÓC TRĂNG Hình 1- Điệu múa của người dân tộc Khmer Hình 2 - Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh gặp gỡ, thăm hỏi sư sãi chùa Cà Săng, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng Hình 3-Đua ghe ngo Sóc Trăng Hình 4-Lễ dâng bông Hình 5-chùa dơi Hình 6- Bảo tàng Khmer Sóc Trăng Phụ lục 3: TÌNH HÌNH GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TỈNH SÓC TRĂNG Bảng 1 - Kết quả điều tra mức sống dân cư Khmer tỉnh Sóc Trăng các năm 1992, 1994, 1998, 2001. Năm Hộ khá và giàu Hộ trung bình Hộ nghèo 1992 10,17% 22,35% 67,48% 1994 7,80% 28,11% 64,10% 1998 26,10% 45,3% 33,10% 2001 10,82% 46,26% 42,92% (Nguồn: Lê Hồng Muôn, 2002) Bảng 2 - Tỷ lệ huy động học sinh Khmer đến lớp và duy trì sĩ số ở Sóc Trăng Mầm non Tiểu học THCS THPT Năm học Trẻ em từ 3-5 tuổi Số HS Khmer học mẫu giáo Trẻ em Khmer từ 6-10 tuổi HS Khmer đi học cấp I Tổng số trẻ em Khmer từ 11-14 Số HS đi học THCS Tổng số HS Khmer từ 15-17 Số HS Khmer học THPT 1996-1997 31.847 2.545 53.007 50.639 42.436 7.926 31.726 1.119 1997-1998 32.009 2.421 54.218 52.098 43.475 8.253 32.157 1.136 1998-1999 31.089 3.444 54.912 54.322 42.659 13.193 31.114 1.658 1999-2000 31.665 3.603 52.777 56.713 42.472 15.716 31.564 2.475 2000-2001 34.004 3.693 56.790 55.891 44.986 15.737 34.104 2.244 2001-2002 32.409 3.783 54.921 52.023 43.926 16.639 33.009 3.136 Nguồn - [24, tr 373] Bảng 3 - Tình hình lưu ban, bỏ học của học sinh Khmer tỉnh Sóc Trăng Số lưu ban (%) Số bỏ học Năm học Tổng số HS Khmer tiểu học Tổng số Nữ Tổng số Nữ 1996-1997 50.693 5,22 5,67 14,42 14,02 1997-1998 52.089 5,60 5,47 13,54 13,04 1998-1999 53.612 4,90 6,25 13,96 12,93 1999-2000 51.477 5,60 5,54 14,51 12,28 2000-2001 55.891 4,10 5,92 15,72 14,96 2001-2002 53.023 4,39 4,32 14,01 15,53 Nguồn - [24, tr 375] Bảng 4 - Tình hình dạy và học chữ Khmer ơ Sóc Trăng Tình hình dạy và học chữ và tiếng Khmer trong các trường Nhà nước Số trường dạy chữ Khmer Tổng số HS người Khmer Số HS học chữ khmer Số GV dạy chữ Khmer Năm học cấp I cấp II cấp III cấp I cấp II cấp III cấp I cấp II cấp III cấp I cấp II cấp III 1996-1997 87 16 6 50.639 7.962 1119 36789 2143 712 627 20 6 1997-1998 95 17 6 52.098 8.253 1136 38819 2365 844 689 23 7 1998-1999 115 18 6 54.322 13.193 1658 42515 6108 912 768 25 7 1999-2000 132 20 6 56.713 15716 2475 43574 6925 1037 845 30 8 2000-2001 147 23 6 55.891 15737 2244 44683 7005 1184 867 34 8 2001-2002 159 28 6 52.032 16639 3136 46572 7234 1228 886 36 8 Nguồn - [24, tr 377] TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tổng kết công tác dân tộc năm 2007 và phương hướng công tác dân tộc năm 2008, Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng. 2. Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX (2001), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Đinh Xuân Dũng (2003), Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương, Hà Nội. 4. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 6. Đảng cộng sản Việt Nam (2000), Các nghị quyết của Trung ương Đảng 1996 – 1999, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (2007), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Hoàng Phong Hà (2006), Chuyên đề nghiên cứu nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. Đặng Xuân Kỳ (2005), Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và con người, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam (2000), Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, Hà Nội. 11. Đinh Xuân Lâm (2001), Hồ Chí Minh Văn hóa và đổi mới, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. 12. Lê Hồng Lý (2005), Lễ hội Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa tư tưởng. 13. Lịch sử Đảng bộ Tỉnh Sóc Trăng tập 1 (giai đoạn 1930 – 1954). 14. Trần Hồng Liên (2002), Văn hóa dân tộc và tôn giáo ở Sóc Trăng, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội . 15. Hồ Chí Minh toàn tập (2000), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 16. Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng (2005). 17. Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam (1999), Nhà xuất bản dân tộc, Hà Nội. 18. Phác thảo chân dung văn hóa Việt Nam (2000), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Nguyễn Văn Phán (2002), Giáo trình xã hội học, Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà Nội. 20. Tạp chí Cộng sản (2003). 21. Tạp chí Cộng sản số 778 (2007). 22. Tham luận tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 23. Đỗ Lai Thúy, Văn hóa Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hóa, Nhà xuất bản văn hóa tư tưởng Tạp chí. 24. Đinh Lê Thư (2005), Vấn đề giáo dục vùng đồng bào Khmer Đồng Bằng sông Cửu Long, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 25. Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. MỤC LỤC PHẦN MỞ BÀI ...................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................. 2 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ......................................... 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài............................................... 3 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ............................................ 3 5. Kết cấu luận văn ................................................................................... 3 Chương 1 VĂN HÓA VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA........................................ 4 1.1 Một số quan niệm về văn hóa .............................................................. 4 1.2 Vai trò của văn hóa............................................................................ 11 Chương 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER TỈNH SÓC TRĂNG.......................................... 14 2.1 Đặc điểm chung về đời sống văn hóa của dân tộc Khmer Sóc Trăng . 14 2.1.1 Sơ lược vài nét đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer .... 14 2.1.2 Những phong tục và lễ hội tiêu biểu............................................. 17 2.1.3 Tín ngưỡng - tôn giáo................................................................... 24 2.1.4 Các loại hình nghệ thuật............................................................... 25 2.2 Những thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng .............................................. 26 2.2.1 Thành tựu đạt được trong thời gian qua........................................ 26 2.2.2 Hạn chế cần khắc phục................................................................. 46 Chương 3 NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER TỈNH SÓC TRĂNG HIỆN NAY ........................................................................................ 49 3.1 Xây dựng đời sống văn hóa gắn liền với phát triển kinh tế đồng bào dân tộc Khmer..................................................................................... 49 3.2 Phát triển giáo dục – đào tạo vùng đồng bào dân tộc Khmer .............. 50 3.3 Tăng cường củng cố hệ thống chính trị góp phần xây dựng đời sống văn hóa đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng................................. 52 3.4 Nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa - thông tin vùng đồng bào dân tộc Khmer..................................................................................... 54 3.5 Tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư.............................................................................. 55 3.6 Phát huy nét đẹp các lễ hội, bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer .................................... 56 3.7 Nâng cao công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong đồng bào dân tộc Khmer .......................................................................................... 57 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................... 60 PHỤ LỤC............................................................................................................. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 68

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXây dựng đời sống văn hóa đồng bào dân tộc khmer tỉnh sóc trăng hiện nay – thực trạng và giải pháp.pdf