Áp dụng các thành tựu khoa học về việc lai tạo và tạo giống cây trồng đạt chất lượng tốt và phục vụ kịp thời cho công tác trồng rừng hằng năm.
- Nghiên cứu, thử nghiệm các loài cây bản địa, các loài cây thuốc nam có thể trồng được dưới tán rừng; nghiên cứu, nhân rộng mô hình nông lâm kết hợp có hiệu quả.
- Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, ảnh viển thám, GIS, GPS . vào công tác quản lý rừng.
21 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2910 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng dự án bảo vệ rừng tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
An Giang là một tỉnh nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, với tổng diện tích rừng và đất rừng toàn tỉnh là 17.368 ha, chiếm 4,92% diện tích tự nhiên của tỉnh. Tuy lâm nghiệp An Giang hiện nay không phải là một ngành chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập của tỉnh, nhưng nó có vị trí rất quan trọng trong việc phòng hộ đất đai, sản xuất, môi trường và sự sống của con người, nó góp phần làm giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo môi trường phát triển bền vững, tạo tiền đề cho khai thác các tiềm năng du lịch.
Trước đây, ngành lâm nghiệp An Giang được xem là một ngành có tiềm năng lớn, giàu có về tài nguyên rừng, với hệ động, thực vật phong phú và đa dạng, đến thập niên 80 - 90 thảm thực vật rừng tự nhiên ở đây đã bị suy thoái rất nhiều do chiến tranh và sự tác động của con người nhằm vào rừng và đất rừng với nhiều mục đích khác nhau, điều này dẫn đến khả năng phòng hộ của rừng nhằm mục đích bảo vệ đất đai và tạo nguồn sinh thủy cho hệ thống sông ngòi đã bị suy giảm một cách mạnh mẻ.
Thông qua các Chương trình đầu tư từ nguồn vốn ngân sách của tỉnh, vốn đầu tư của Trung ương và vốn của các tổ chức, cá nhân trong tỉnh đầu tư trồng rừng, cụ thể như: Chương trình 275 của tỉnh từ năm 1990 – 1993, Chương trình 327 của Chính phủ từ năm 1993 – 1998 và Quyết định số 661 thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Từ năm 1999 – 2010 đã tạo lại màu xanh của rừng cho đồi núi và vùng đồng bằng An Giang với tổng diện tích rừng trồng tập trung và cây lâm nghiệp phân tán của tỉnh đến cuối năm 2010 là 64.831 ha, chiếm tỷ lệ 18,33% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh, trong đó rừng phòng hộ và đặc dụng là 13.706 ha, độ che phủ là 3,87%; cây lâm nghiệp phân tán là 102,25 triệu cây (quy đổi 51.125 ha), độ che phủ là 14,46%. Từng bước diện tích rừng ở An Giang phục hồi dần các loài cây mọc nhanh và cây bản địa sinh trưởng, phát triển tốt, tình trạng sạt lở núi đá giãm dần, các con suối hoạt động trở lại với thời gian dài, đồng thời tăng nguồn thu nhập cho người dân sống với rừng từ các sản phẩm tỉa thưa rừng hằng năm.
Để bảo vệ được diện tích rừng hiện có và nâng cao chất lượng rừng, nâng độ che phủ rừng trong thời tới, việc “Xây dựng dự án bảo vệ rừng tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015” là cần thiết, nhằm góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời góp phần đa dạng hóa kinh tế nông thôn, tạo việc làm và thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân làm nghề rừng, đặc biệt cho đồng bào dân tộc ít người; góp phần xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn, giữ vững an ninh quốc phòng, có vai trò quan
trọng trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
II. SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ
2.1. Sự cần thiết:
An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Mekong chảy vào Việt Nam, là một trong những tỉnh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng…
Rừng phòng hộ, đặc dụng của tỉnh ngoài chức năng chính là chống xói mòn, giữ đất, cải thiện nguồn nước ngầm, giảm phèn, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái, còn góp phần đa dạng hóa kinh tế nông thôn, tạo việc làm và thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân làm nghề rừng, đặc biệt cho đồng bào dân tộc ít người; góp phần xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn, giữ vững an ninh quốc phòng, có vai trò quan trọng trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
2.2. Cơ sở pháp lý:
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 2018/TTg-KTN ngày 17/11/2010 về chủ trương, nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2015;
Căn cứ Công văn số 88/BNN-TCLN ngày 12/01/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc rà soát, xây dựng dự án thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng năm 2011 và giai đoạn 2011 - 2015 và ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang tại Công văn số 294/UBND-KT ngày 29/01/2011;
Căn cứ công văn số 607/BNN-TCLN ngày 08/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc triển khai Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh.
Căn cứ Công văn số 754/UBND-KT ngày 22/3/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc lập Dự án bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng tỉnh An Giang giai đoạn 2011 - 2015.
III. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT:
3.1. Tổng diện tích đất tự nhiên trong toàn tỉnh: 353.676 ha.
3.1.1. Cơ cấu các loại đất:
a) Đất lâm nghiệp : 17.386 ha
b) Đất nông nghiệp : 281.566 ha
c) Đất Thổ cư : 15.606 ha
d ) Đất chuyên dùng : 25.870 ha
e) Đất khác : 13.242 ha
3.1.2. Tổng diện tích đất lâm nghiệp : 17.386 ha
- Đất có rừng : 12.432,40 ha
- Đất chưa có rừng : 4.953,60 ha
- Đất khác (Kênh mương, núi đá) : 1.234,12 ha
( Nguồn báo cáo Quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2011 - 2015)
3.2. Hiện trạng đất đai tự nhiên vùng dự án:
Theo dự thảo Báo cáo Quy hoạch bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2010 - 2020: Kết quả điều tra thực địa, làm việc với các địa phương, tham khảo quy hoạch các ngành kết hợp với phỏng vấn xác định nhu cầu sử dụng đất của các địa phương. Tổng hợp diện tích điều chỉnh ranh giới đất lâm nghiệp và điều chỉnh chức năng ba loại rừng è diện tích đưa vào quy hoạch (đầu kỳ 2011) để xây dựng phương án bảo vệ và phát triển rừng tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2020 như sau:
Bảng 1. Quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2011 – 2020.
Đvt: ha
TT
Loại đất loại rừng
Tổng
Phân theo đơn vị hành chính
Tịnh Biên
Tri Tôn
Châu Đốc
Thoại Sơn
Tổng diện tích tự nhiên
152.930,0
35.550,0
60.040,0
10.468,0
46.872,0
I
Đất lâm nghiệp
17.386,0
8.173,0
8.490,8
351,8
370,5
1
Rừng đặc dụng
1.585,6
844,1
200,0
171,0
370,5
-
Đất có rừng
952,7
715,8
70,3
166,6
+
Rừng tự nhiên
+
Rừng trồng
952,7
715,8
70,3
166,6
-
Đất chưa có rừng
632,9
128,3
200,0
100,7
203,9
2
Rừng phòng hộ
12.207,7
6.842,0
5.258,4
107,2
-
Đất có rừng
9.502,0
5.487,7
3.964,3
50,1
+
Rừng tự nhiên
582,9
252,6
330,3
+
Rừng trồng
8.919,1
5.235,1
3.633,9
50,1
-
Đất chưa có rừng
2.705,6
1.354,4
1.294,1
57,1
3
Rừng sản xuất
3.592,7
486,8
3.032,3
73,6
-
Đất có rừng
1.977,7
153,3
1.798,2
26,2
+
Rừng tự nhiên
+
Rừng trồng
1.977,7
153,3
1.798,2
26,2
-
Đất chưa có rừng
1.615,0
333,4
1.234,1
47,4
II
Đất ngoài lâm nghiệp
135.544,0
27.377,0
51.549,2
10.116,2
46.501,5
Số liệu từ bảng trên cho thấy: diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp tập trung ổn định đến năm 2020 là 17.386,0 ha (chiếm 4,92% diện tích tự nhiên của tỉnh ) trong đó diện tích: rừng đặc dụng là 1.585,6 ha (chiếm 9,12% diện tích đất lâm nghiệp), rừng phòng hộ là 12.207,7 ha (chiếm 70,22% diện tích đất lâm nghiệp) và rừng sản xuất là 3.592,7 ha (chiếm 20,66% diện tích đất lâm nghiệp).
Rừng đặc dụng:
Diện tích đất quy hoạch cho rừng đặc dụng tỉnh An Giang là 1.585,6 ha (chiếm 9,12 % diện tích đất lâm nghiệp) thuộc địa bàn hành chính các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn và thị xã Châu Đốc, trong đó toàn bộ diện tích đất có rừng là rừng trồng 952,7 ha (chiếm 60,08 % diện tích rừng đặc dụng), đất chưa có rừng là 632,9 ha (chiếm 39,92 % diện tích rừng đặc dụng).
Rừng phòng hộ:
Diện tích đất quy hoạch cho rừng phòng hộ tỉnh An Giang là 12.457,6 ha (chiếm 70,22% diện tích đất lâm nghiệp), đây toàn bộ là diện tích rừng phòng hộ đồi núi thuộc địa bàn hành chính các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn và thị xã Châu Đốc, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 582,9 ha (chiếm 4,68% diện tích rừng phòng hộ), rừng trồng là 8.428,2 ha (chiếm 67,65% diện tích rừng phòng hộ) và đất chưa có rừng là 3.446,4 ha (chiếm 27,66% diện tích rừng phòng hộ).
3.3. Tài nguyên rừng:
3.3.1. Thực vật rừng :
Tài nguyên thực vật rừng tương đối phong phú và đa dạng. Rừng cây gỗ lớn phân bố chủ yếu ở các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, một phần nhỏ ở thị xã Châu Đốc, Thoại Sơn. Theo kết quả điều tra xây dựng danh mục thực vật rừng vùng núi tỉnh An Giang (năm 2002), ghi nhận có khoảng 815 loài thực vật rừng bậc cao nằm trong 84 bộ, 145 họ chính và 02 họ phụ, 501 chi thuộc 05 ngành thực vật khác nhau:
- Ngành Thạch tùng (Lycopodiophyta) có 01 loài thuộc 01 bộ, 01 họ và 01 chi.
- Ngành Dương xỉ (Polydiophyta) có 31 loài thuộc 06 bộ, 13 họ và 22 chi.
- Ngành Thông (Pinophyta) có 04 loài thuộc 02 bộ, 02 họ và 03 chi.
- Ngành Tuế (Cyadophyta) có 02 loài thuộc 01 bộ, 01 họ và 01 chi.
- Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) có 777 loài thuộc 74 bộ, 128 họ và 474 chi.
Trong đó:
- Có 20 loài thực vật cây gỗ quý hiếm thuộc 13 họ thực vật khác nhau có tên trong Sách Đỏ Việt Nam phần thực vật 1996 và Nghị định 48/NĐ-CP của Chính phủ năm 2002;
- 42 loài thực vật đặc hữu hoặc cận đặc hữu của vùng Bảy Núi, Châu Đốc đã được các nhà khoa học phát hiện đầu tiên có ở vùng Châu Đốc tỉnh An Giang trong đó có 3 loài mang tên địa danh Châu Đốc như:
+ Tiêu Châu Đốc (Piper chaudocanum) thuộc họ Tiêu (Piperaceae).
+ Xâm cánh Châu Đốc (Glytopelatum chaudocensis) thuộc họ Chân danh (Celastraceae).
+ Ba gạc Châu Đốc (Rauvolfia chaudocensis) thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae).
- Các loài đặc hữu của An Giang như sau: Bằng lăng (Lagerstroemia sp), Dáng hương (Pterocarpus macrocarpus); Cẩm liên (Shorea siamensis); Chiêu liêu nghệ (Termenalia triptera); Cẩm xe (Xylia xylocarpa); Cẩm lai (Dalbergia cultrata); Xây (Dialium cochinchinensis); Lát hoa Đồng Nai (Chulerasia tabularis var. dongnaiensis); Mặc nưa (Diospyros mollis); Gõ mật ( Sindora siamensis); Trầm hương (Aquilaria crassna).
Tóm lại: Quần hệ thực vật rừng tỉnh An Giang nằm trong 2 hệ sinh thái rừng chính là hệ sinh thái thực vật rừng vùng đồi núi và hệ sinh thái thực vật ngập nước úng phèn.
Quần thể thực vật rừng tỉnh An Giang có 2 kiểu chính là: Kiểu rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới và kiểu rừng kín nửa rụng lá, rụng lá hơi khô nhiệt đới.
Cấu trúc thành phần thực vật trong quần hệ cũng còn khá phong phú và đa dạng với 815 loài thực vật bậc cao có mạch. Chủng loại cây gỗ lớn như: Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri), Sao đen (Hopea odorata), Cẩm liên (Shorea siamensis) thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae); Bằng lăng ổi (Lagerstroemia calyculata) thuộc họ Tử vi (Lythraceae); Chiêu liêu nghệ (Termenalia triptera) thuộc họ Bàng (Combretaceae); Dáng hương (Pterocarpus), Cẩm xe (Xylia xylocarpa), Xây (Dialium cochinchinensis), Gõ mật (Sindora siamensis), Cẩm lai (Dalbergia cultrata) thuộc họ Đậu (Fabaceae); Trầm hương (Aquilaria crassna), Mun (Diospyros mollis) .v..v... đều là cây gỗ quý hiếm, đặc hữu và có giá trị kinh tế cao và hầu hết là cây gỗ có trong Sách đỏ Việt Nam.
Bên cạnh rừng cây gỗ lớn ở các vùng núi, An Giang còn có quần thụ rừng Tràm (Melaleuca cajuputi) trên đất ngập nước úng phèn tuy là rừng thứ sinh mới được gây trồng lại với diện tích khoảng 3.773,18 ha đang được phục hồi sinh thái phát triển tốt cũng mang đặc tính chung của quần hệ rừng Tràm của tỉnh Kiên Giang, tỉnh Cà Mau trên đất phèn trung bình và đất than bùn của hệ sinh thái thực vật ngập nước úng phèn thuộc kiểu rú kín lá cứng hơi ẩm nhiệt đới (GS.TS Thái Văn Trừng, 1998).
3.3.2. Động vật rừng:
* Hệ động vật tự nhiên rừng tràm:
Hệ động vật rừng tràm rất phong phú và đa dạng với nhiều chủng loài khác nhau, qua kết quả điều tra, khảo sát của Đoàn điều tra nghiên cứu về bảo vệ đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước ở đồng bằng sông Cửu Long năm 1999 thì ở tại rừng tràm Trà Sư hiện nay có đến 70 loài động vật rừng đang trú ngụ và sinh sản, phát triển ngày càng nhiều với mật độ đông đặc bao gồm: Le nâu, Vịt trời, Bồng chanh, Yến cọ, Cuốc ngực trắng, Diều trắng, Điêng điểng, Cóc đen, Cò trắng, Diệc xám, Diệc lửa, Vạc, Giang sen, Cò hương, Nhạn bụng trắng, Nhạn bụng xám, Chích chân xám, Rồng rộng vàng, Vành khuyên họng vàng, …
Dưới tán rừng tràm và các hệ thống kênh bao ngạn có các loài tôm, cá phổ biến như: Cá Lóc, cá Bông, cá Dày, cá Sặc, cá Trê, tôm Càng xanh… có nhiều loại thuộc lớp lưỡng thê như nhái, ếch đồng, Chàng hiu, Ngóc… các loài ưu thế về bò sát có Trăn gấm, Trăn mốc; các loài rắn như rắn Hổ đất, rắn Cạp nong, rắn Lục xanh, rắn Hổ, rắn Nước …
Ngoài ra, trong rừng Tràm còn phải kể đến các loài động vật phù du là nguồn thức ăn cho một số loài động vật sống trong rừng tràm. Đó là các loại động vật đơn bào: Luân trùng, Chân chèo, Mười chân ...
* Hệ động vật tự nhiên vùng đồi núi:
Hệ động vật này cũng tương đối phong phú. Các loài ưu thế về thú có Khỉ, Nai, Cáo, Chồn, Cheo cheo, Hoẵng, Heo rừng … về chim có nhiều loại như Chim sẻ, Chào mào, Chích chòe, Chim sậu, Sáo… về bò sát có các loại Kỳ đà, Tắc kè, Thằn lằn bóng, các loại rắn như rắn Lửa, rắn Trun, rắn Hổ… các loài lưỡng cư có Nhái, ếch Đồng, Rùa núi… Một số loài động vật hiện nay đang bị giảm đi về số lượng như Nai, Heo rừng, Hoẳng ...
Hiện nay tỉnh An Giang đang quan tâm bảo vệ và khôi phục lại các hệ sinh thái vùng đồi núi và hệ sinh thái rừng tràm tạo môi trường thuận lợi cho các loài động vật cư trú.
3.4. Nhận xét, đánh giá vùng dự án:
3.4.1. Đánh giá về các dự án lâm nghiệp đã đầu tư:
3.4.1.1. Dự án thuộc Chương trình 327 (1993 - 1998):
Với nhiệm vụ chính về lâm sinh, Dự án đề ra nhiệm vụ là trồng rừng phủ xanh đồi núi 7.251 ha (Tri Tôn và Thoại Sơn 3.780 ha, Tịnh Biên và TX Châu Đốc 3.471 ha) và vành đai biên giới 1.521 ha.
a) Kết quả về lâm sinh đã đạt được từ năm 1993 - 1998:
- Bảo vệ rừng : 639,46 ha (cộng dồn)
- Khoanh nuôi rừng tự nhiên : 582,94 ha
- Trồng mới rừng : 6.301,84 ha
(Trong đó trồng phủ xanh 4.743,37 ha, trồng bước hai 414,57ha)
- Chăm sóc rừng trồng : 8.252,99 ha (cộng dồn)
b) Kết quả về xây dựng cơ sở hạ tầng:
- Xây Bồn chứa nước (sinh hoạt hộ dân và PCCCR ) 439 bồn.
- Đào kênh chống cháy rừng 38.326m3.
- Giếng khoan 3 cái.
- Vườn ươm cố định 1 cái (vốn địa phương).
c) Nhận xét, đánh giá Dự án chương trình 327 (1993 – 1998):
Ưu điểm:
Sau sáu năm thực hiện chương trình 327 (1993 - 1998), màu xanh dần trở lại trên các đồi núi của tỉnh An Giang. Bước đầu xây dựng được niềm tin với người dân về việc có thể xây dựng - trồng lại rừng từ bàn tay con người trên các đỉnh núi cao trơ trọi đá.
Thông qua dự án, đã xây dựng được một số cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu cơ bản của người dân trong vùng dự án và công tác bảo vệ, phát triển rừng, dự án cũng đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân, thu hút lực lượng lao động tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và ổn định cuộc sống.
Nhược điểm:
Những năm đầu, việc trồng rừng còn gặp nhiều khó khăn, vất vả nhất là khâu vận động người dân tham gia, hướng dẫn người dân (mà đa phần là người dân tộc thiểu số) thiếu hiểu biết kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.
Diện tích đất rừng rãi rác, manh mún, chất lượng rừng còn thấp, phần lớn là trồng thuần loại với các loài keo để tạo độ che phủ, sau đó có điều chỉnh bổ sung thêm một số loài cây (sao dầu, dáng hương ... ) trong cơ cấu trồng rừng nhưng tỉ lệ sống chưa cao.
Mức vốn hỗ trợ đầu tư trong giai đoạn này bình quân 1,7 triệu đồng cho 01 ha rừng trồng là thấp chưa đáp ứng nhu cầu thực tế cho công tác trồng rừng.
3.4.1.2. Dự án thuộc Chương trình Trồng mới 5 triệu ha rừng (1999 - 2010):
Mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình dự án 661 là tiếp tục thực hiện phủ xanh và xây dựng phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng ở An Giang bền vững, nâng độ che phủ của rừng. Kết quả thực hiện dự án: Bảo vệ rừng : 50.472,29 ha (cộng dồn), Trồng mới rừng: 13.171,20 ha
Công tác bảo vệ rừng:
Đã quản lý bảo vệ tốt 13.423 ha toàn bộ diện tích rừng trồng trong tỉnh trong đó diện tích rừng phòng hộ đặc dụng thuộc án 661: 9.112 ha, toàn bộ diện tích này được giao khoán cho hộ gia đình chăm sóc, bảo vệ và được đưa vào phương án bảo vệ phòng cháy chữa cháy rừng hàng năm của tỉnh nên rừng được bảo vệ khá an toàn. Các diện tích rừng thuộc vùng dự án 661 bị thiệt hại do cháy chỉ chiếm 0,13% (10,03 ha/7.503,64 ha).
- Công tác phòng cháy chữa cháy rừng: Hàng năm vào mùa khô Ban chỉ huy các cấp đã chủ động xây dựng và triển khai các phương án bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng từ tỉnh đến huyện, xã. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa 3 lực lượng Công an - Quân sự - Kiểm lâm trong công tác kiểm tra, tuần tra bảo vệ rừng. Kịp thời phát hiện các vụ cháy và huy động lực lượng tại chỗ dập tắt ngay, hạn chế tối đa mức thiệt hại về rừng.
- Quản lý động vật hoang dã (ĐVHD): Hầu hết diện tích rừng của dự án là rừng trồng, số lượng động vật hoang dã không nhiều nên công tác quản lý, bảo vệ khá chặt chẽ. Việc quản lý các cơ sở gây nuôi ĐVHD trong tỉnh được tổ chức khá tốt, thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc mua bán, xuất nhập.
Về phát triển rừng:
- Rừng phòng hộ: Từ năm 1998 – 2010 tổng diện tích rừng đã trồng là 13.112,85 ha trong đó bước 1 (phủ xanh) là 7.503,64 ha và bước 2 là 4.902,67 ha, cơ bản phủ xanh đất rừng phòng hộ đồi núi đạt mục tiêu Dự án đề ra. Trong đó:
+ Diện tích thành rừng 4.943,16 ha chiếm tỷ lệ 75,61%.
+ Diện tích chưa thành rừng còn trong thời kỳ chăm sóc 965,62 ha.
+ Diện tích mất trắng 179,9 ha chiếm tỷ lệ 2,39%.
- Rừng đặc dụng: Diện tích trồng mới đã thực hiện từ 2005 – 2007 là 58,35 ha, tỷ lệ thành rừng 58,35 ha đạt 100% (Khu vực rừng bảo vệ cảnh quan Trà Sư).
- Rừng sản xuất: An Giang là tỉnh đồng bằng, có diện tích rừng tập trung nhỏ chủ yếu do tổ chức, cá nhân tự đầu tư trồng rừng, nên công tác trồng cây lâm nghiệp phân tán rất quan trọng. Dự án đã đầu tư hỗ trợ trồng rừng sản xuất, chủ yếu là trồng cây lâm nghiệp phân tán trên các tuyến kênh đê, đường giao thông, cụm tuyến dân cư, đất ở và các công sở, trường học … Thực hiện từ năm 2006 đến 2010 đã trồng được 10,285 triệu cây các loại, tương đương diện tích 6.417 ha.
Độ che phủ rừng:
Từ năm 1998 độ che phủ rừng đạt 2,67%, với sự hỗ trợ đầu tư của Dự án 661, tỉnh đẩy mạnh công tác trồng rừng phòng hộ vùng đồi núi đến năm 2010 tăng độ che phủ của rừng trồng tập trung lên 3,87% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Nâng độ che phủ rừng lên 57% diện tích của vùng dự án (7.500 ha/13.000 ha). Tính cả Chương trình 327 độ che phủ đạt 71%.
Chất lượng rừng:
Hàng năm đều hoàn thành chỉ tiêu trồng rừng, tỉ lệ cây sống đạt trên 85%. Chất lượng rừng trồng được nâng lên từng bước, loài cây trồng đa dạng hơn, nhiều tầng tán, tăng năng lực phòng hộ, vừa giúp tăng thu nhập cho hộ dân. Tuy nhiên, một số nơi do nắng hạn kéo dài làm rừng mới trồng bị hao hụt.
Tổng diện tích rừng trồng đã bố trí trên 40 công thức kỹ thuật, với trên 20 loài cây, phù hợp với điều kiện lập địa từng vùng, cụ thể gồm các loài: Cây mọc nhanh, phụ trợ: Keo lá tràm, Keo lai, Keo tai tượng ...; Cây lâu năm, bản địa (phòng hộ chính): Sao, Dầu, Dáng hương, Căm xe, Sến, Muồng đen, ...; Cây ăn quả, cây đặc sản: Xoài bưởi, Điều, Trâm, Dó bầu (Trầm), ...
Đặc biệt, một số loài cây ăn quả như Xoài bưởi, Điều trồng những năm trước đây đã có trái giúp hộ tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống.
IV. NỘI DUNG DỰ ÁN BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG PHÒNG HỘ, ĐẶC DỤNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2015.
4.1. Mục tiêu dự án:
4.1.1. Mục tiêu chung:
- Bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ - đặc dụng tỉnh An Giang bền vững; nâng chất lượng rừng; nâng cao độ che phủ của rừng trồng và rừng tự nhiên khoanh nuôi trong vùng dự án từ 75,8% (năm 2010) lên 80% (năm 2015), chống xói mòn, hạn chế sạt lở vùng đồi núi, hạn chế thiên tai, tạo nguồn sinh thủy và tạo môi trường cảnh quan sinh thái của rừng;
- Sử dụng có hiệu quả đất trống từ trồng rừng, xác định cây trồng phù hợp, kết hợp trồng rừng nhiều loài, nhiều tầng tán … để phát huy tính phòng hộ lâu dài, bền vững của rừng.
- Phát triển rừng, xây dựng thêm mô hình nông lâm kết hợp, góp phần đa dạng hóa kinh tế nông thôn, tận thu sản phẩm từ rừng, tạo việc làm và thu nhập, nâng cao mức sống cho những người làm nghề rừng, đặc biệt cho đồng bào các dân tộc; góp phần xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và giữ vững an ninh quốc phòng.
4.1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Bảo vệ 13.258 lượt ha rừng còn trong giai đoạn đầu tư hỗ trợ vốn.
- Trồng mới 500 ha rừng trên đất trống chưa có rừng.
- Trồng bổ sung 1.500 ha rừng trên diện tích rừng cây phụ trợ, hoặc rừng trồng chất lượng thấp.
- Chăm sóc 7.068 ha rừng non mới trồng.
- Xây dựng một số cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động lâm nghiệp và phòng cháy, chữa cháy rừng;
- Xây dựng thêm mô hình nông lâm kết hợp để nhân rộng.
4.2. Nhiệm vụ dự án:
4.2.1. Quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2011 – 2015:
1.1. Quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh:
Bảng 02. Quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2011 – 2015.
ĐVT: ha
TT
Loại đất loại rừng
Tổng
Phân theo đơn vị hành chính
Tịnh Biên
Tri Tôn
Châu Đốc
Thoại Sơn
Tổng diện tích tự nhiên
152.930,0
35.550,0
60.040,0
10.468,0
46.872,0
I
Đất lâm nghiệp
17.386,0
8.173,0
8.490,8
351,8
370,5
1
Rừng đặc dụng
1.585,6
844,1
200,0
171,0
370,5
-
Đất có rừng
952,7
715,8
70,3
166,6
+
Rừng tự nhiên
+
Rừng trồng
952,7
715,8
70,3
166,6
-
Đất chưa có rừng
632,9
128,3
200,0
100,7
203,9
2
Rừng phòng hộ
12.207,7
6.842,0
5.258,4
107,2
-
Đất có rừng
9.502,0
5.487,7
3.964,3
50,1
+
Rừng tự nhiên
582,9
252,6
330,3
+
Rừng trồng
8.919,1
5.235,1
3.633,9
50,1
-
Đất chưa có rừng
2.705,6
1.354,4
1.294,1
57,1
3
Rừng sản xuất
3.592,7
486,8
3.032,3
73,6
-
Đất có rừng
1.977,7
153,3
1.798,2
26,2
+
Rừng tự nhiên
+
Rừng trồng
1.977,7
153,3
1.798,2
26,2
-
Đất chưa có rừng
1.615,0
333,4
1.234,1
47,4
II
Đất ngoài lâm nghiệp
135.544,0
27.377,0
51.549,2
10.116,2
46.501,5
Vị trí, diện tích có khả năng trồng mới rừng:
Theo số liệu Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng (2011 - 2015) thì tổng diện tích đất trống có khả năng trồng rừng phòng hộ hà 552,60 ha.
Chia ra:
- Huyện Tịnh Biên: 510,80 ha, thuộc các xã: An Cư, An Hảo, An Phú, Tân Lợi, Thới Sơn; thị trấn: Chi Lăng, Nhà Bàn, Tịnh Biên.
- Huyện Tri Tôn : 41,80 ha, thuộc các xã: An Tức, Châu Lăng, Cô Tô, Lê Trì, Lương Phi, Núi Tô, Ô Lâm và thị trấn Ba Chúc.
Vị trí, diện tích rừng có chất lượng trung bình cần trồng bổ sung:
Theo kết quả kiểm tra hiện trạng rừng trồng trên các đồi núi năm 2008, Tổng diện tích rừng trồng từ năm 1992 - 2006 có chất lượng trung bình gồm: Rừng trồng chỉ có cây mọc nhanh, rừng trồng có cây mọc nhanh và cây lâu năm, nhưng do trong quá trình sinh trưởng phát triển qua các năm bị nắng hạn kéo dài, cây sinh trưởng kém hoặc bị thiệt hại, mật độ hiện còn đạt khoảng 50% mật độ trồng ban đầu. Tổng diện tích rừng có chất lượng trung bình trên các đồi núi của 4 huyện là 2.290,74 ha.
Chia ra:
- Huyện Tịnh Biên: 1.378,52 ha, thuộc các xã: An Cư, An Hảo, An Nông, An Phú, Núi Voi, Tân Lợi, Thới Sơn, Xuân Tô; thị trấn: Chi Lăng, Nhà Bàn, Tịnh Biên.
- Huyện Tri Tôn: 856,69 ha, thuộc các xã: An Tức, Châu Lăng, Cô Tô, Lê Trì, Lương Phi, Núi Tô, Ô Lâm và thị trấn Ba Chúc.
- Huyện Thoại Sơn: 35,79 ha, thuộc xã Vọng Đông và thị trấn Óc Eo.
- Thị Xã Châu Đốc: 19,74 ha thuộc phường Núi Sam.
4.2.2. Nhiệm vụ cụ thể của dự án:
Từ kết quả điều tra hiện trạng rừng và đất rừng và căn cứ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng vùng dự án. Nhiệm vụ cụ thể của Dự án được xác định như sau:
Bảng 03: Phân định khối lượng thực hiện nhiệm vụ.
Số TT
Hạng mục đầu tư của Dự án
Đơn vị tính
Tổng diện tích quy hoạch
Khối lượng
I
Lâm sinh (Phòng hộ & Đặc dụng)
1
Bảo vệ rừng hiện có:
ha
13.258
13.258,15
+ Rừng phòng hộ đồi núi:
ha
13.028
13.028,15
- Rừng trồng
13.028
13.028,15
+ Rừng đặc dụng
ha
230
230
Khu cảnh quan rừng tràm Trà Sư
230
230
2
Chăm sóc rừng :
ha
7.068,09
7.068
- Rừng trồng đồi núi
7.068,09
7.068
3
Trồng mới
552,5
500
- Rừng PH –ĐD
552,5
500
4
Trồng bổ sung rừng:
ha
2.290,47
1.000
- Nâng chất lượng rừng trồng
2.290,47
1.000
II
Cơ sở hạ tầng
-
Xây mới Chốt QLBVR
cái
3
-
Xây mới chòi canh lửa
cái
4
-
Gia cố đê bao
km
10
-
Nâng cấp rừng ươm
cái
4
-
Chuyển hoá vườn giống
ha
12
-
Đường ranh cản lửa
km
22
-
Hồ chứa nước
Khác…
cái
10
4.3. Các giải pháp thực hiện :
4.3.1. Về tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất:
- Tiếp tục giao cho Chi cục Kiểm lâm (Ban quản lý dự án trồng rừng phòng hộ, đặc dụng) tỉnh An Giang làm chủ đầu tư trực tiếp tổ chức trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật của Sở Nông nghiệp & PTNT. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh An Giang về hiệu quả đầu tư của dự án và tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về trồng rừng phòng hộ, đặc dụng.
- Giao Hạt Kiểm lâm cấp huyện quản lý Dự án với chức năng nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc giám sát trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng trên địa bàn quản lý và chịu trách nhiệm trước Chi cục Kiểm lâm (Ban quản lý dự án trồng rừng phòng hộ đặc dụng) tỉnh An Giang về chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch được giao hằng năm, được sử dụng lực lượng Kiểm lâm và chi trả phí quản lý cho Kiểm lâm để thực thi nhiệm vụ của dự án. Hạt Kiểm lâm Tịnh Biên phụ trách khu vực huyện Tịnh Biên và thị xã Châu Đốc, Hạt Kiểm Tri Tôn phụ trách khu vực huyện Tri Tôn và huyện Thoại Sơn.
- Sử dụng đội ngủ cán bộ chuyên môn, có trình độ đại học chuyên ngành lâm nghiệp và được sự chấp thuận của UBND tỉnh cho phép để tổ chức khảo sát, đo đạc, lập và thẩm định các thiết kế dự toán cho các hạng mục lâm sinh hằng năm theo kế hoạch được giao.
- Thực hiện chính sách giao khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng cho các hộ dân sinh sống trong vùng dự án, lồng ghép các chính sách ưu đãi khác để phát triển rừng, nhằm tạo điều kiện cho người dân sống gắn bó với rừng và đảm bảo việc bảo vệ, phát triển rừng được bền vững.
4.3.2. Giải pháp về kỹ thuật lâm sinh :
- Rà soát kiểm tra lại toàn bộ diện tích đất trống giải pháp kỹ thuật lâm sinh, đất da beo còn lại trong từng tiểu khu… để thực hiện trồng rừng mới.
- Kiểm tra lại toàn bộ rừng đã trồng, lập danh sách và xây dựng kế hoạch để trồng bổ sung cây lâu năm, cây phòng hộ chính nhằm nâng chất lượng rừng, đảm bảo chức năng phòng hộ lâu dài.
- Nghiên cứu, thử nghiệm mô hình để tìm ra những loại cây giống có chất lượng, phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết của từng khu vực lập địa, phù hợp với từng đối tượng rừng để tiến tới cải thiện cơ bản cơ cấu cây trồng. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công nghệ sản xuất giống và các biện pháp thâm canh, để hướng dẫn dân đầu tư trồng rừng đạt hiệu quả.
4.3.2.1. Trồng mới rừng:
a) Mục tiêu:
Phủ xanh toàn bộ diện tích đất trống còn lại trên các đồi núi trong vùng dự án. Nâng độ che phủ của rừng phòng hộ, đặc dụng trong vùng dự án từ 75,80% năm 2010 lên 80% vào 2015.
b) Đối tượng:
Đất chưa có rừng nhưng có khả năng trồng rừng quy hoạch cho lâm nghiệp (xem mục vị trí, diện tích có khả năng trồng rừng).
Quy mô diện tích: Tổng diện tích 500 ha. Phân kỳ trồng như sau:
- Năm 2011 : 200 ha
- Năm 2012 : 300 ha
4.3.2.2. Trồng bổ sung vào rừng:
a) Mục tiêu: Nâng chất lượng rừng phòng hộ, tạo lâm phần phòng hộ ổn định với nhiều loài cây lâu năm, nhiều tầng tán. Đảm bảo mật độ cây phòng hộ chính đạt trên 600cây/ha.
b) Đối tượng: Những diện tích trồng thuần cây phụ trợ hoặc chất lượng rừng kém (về mật độ cây/ha không đạt và thể chất của từng cá thể nếu cứ bảo vệ thì sau vài chục năm cũng không thể thành rừng bền vững được).
c) Quy mô: Tổng diện tích 1.000 ha. Phân kỳ trồng như sau:
- Năm 2012 : 100 ha
- Năm 2013 : 300 ha
- Năm 2014 : 300 ha
- Năm 2015 : 300 ha
4.3.2.3. Chăm sóc rừng rừng:
a) Mục tiêu: Nhằm ổn định mật độ trồng ban đầu, thúc đẩy sinh trưởng, phát triển của cây non mới trồng.
b) Đối tượng: Rừng non từ 1 - 3 năm tuổi, gồm rừng trồng mới và rừng trồng bổ sung).
c) Quy mô diện tích:
Tổng diện tích 7.068,09 ha. Thực hiện ở các năm như sau:
- Năm 2011 : 1.890,35 ha
- Năm 2012 : 1.689,52 ha
- Năm 2013 : 1.588,22 ha
- Năm 2014 : 900,00 ha
- Năm 2015 : 1.000,00 ha
4.3.2.4. Bảo vệ rừng:
a) Mục tiêu:
- Giảm đến mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi của con người tác động đến tài nguyên rừng và môi trường sinh thái, như khai thác trái phép gỗ và các lâm sản khác, xâm canh làm rẫy...
- Quản lý, giám sát toàn bộ các hoạt động vào rừng như: Chồng lấn chiếm đất lâm nghiệp, các hoạt động phát sinh khác, đảm bảo yêu cầu sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững.
- Bảo vệ, ngăn chặn triệt để các tác động có hại đến những loài động vật, thực vật rừng quý hiếm đã được xác định, đặc biệt là khu rừng đặc dụng.
b) Đối tượng:
Bảo vệ toàn bộ rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có; rừng trồng mới sau thời gian chăm sóc; rừng khoanh nuôi phục hồi.
c) Quy mô diện tích:
Toàn bộ diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng phòng hộ đặc dụng hiện có là 10.045,70 ha.
Trong đó diện tích được hỗ trợ vốn khoán bảo vệ rừng theo quy định (5 năm sau chăm sóc) là 13.258,15 lượt ha (cộng dồn), các năm như sau:
- Năm 2011 : 3.104,09 ha
- Năm 2012 : 2.493,06 ha
- Năm 2013 : 2.481,91 ha
- Năm 2014 : 2.720,60 ha
- Năm 2015 : 2.458,49 ha
d) Biện pháp thực hiện:
Từng hộ nhận khoán bảo vệ thực hiện ruồng dây leo, phát quang, dọn vệ sinh vào đầu mùa mưa để tạo không gian dinh dưỡng cho cây rừng sinh trưởng, phát triển.
Tổ chức lực lượng bảo vệ rừng đến đơn vị xã, trong đó lực lượng kiểm lâm và các đơn vị chủ rừng là nòng cốt. Các hộ gia đình nhận khoán bảo vệ cần kết hợp với lực lượng bảo vệ rừng của các đơn vị chủ rừng nhằm tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng. Bên cạnh đó phối hợp với các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn gồm các đơn vị quân đội, bộ đội biên phòng, công an...
Nghiêm cấm chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng để trồng cây lâu năm, cây ngắn ngày trong vùng quy hoạch lâm nghiệp. Tổ chức tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho nhân dân bằng các phương tiện như vô tuyến truyền hình, báo chí, truyền thanh, tập trung tuyên truyền ở khu vực trọng điểm.
Có chế độ thưởng phạt nghiêm minh, rõ ràng, tương xứng đối với những người làm tốt và những người không hoàn thành công tác và vi phạm điều lệ quản lý bảo vệ rừng.
4.3.3. Giải pháp về vận dụng hệ thống chính sách:
- Đối với diện tích giao khoán bảo vệ rừng theo Dự án 661 đến nay đã kết thúc, cần có chính sách hỗ trợ khác để tiếp tục công tác giao khoán bảo vệ và chăm sóc rừng được liên tục.
- Cải cách đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, thực hiện Quyết định 73/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh. Xây dựng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của địa phương. Tạo điều kiện cho các hộ trồng rừng được tiếp cận với các nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi, thời gian phù hợp với chu kỳ kinh doanh cây lâm nghiệp.
- Xây dựng chính sách về bảo vệ và phát triển rừng, nhằm lồng ghép các chính sách ưu đãi khác, giúp tăng thu nhập cho hộ trồng rừng đồi núi theo chủ trương của tỉnh.
4.3.4. Giải pháp về khoa học công nghệ:
- Áp dụng các thành tựu khoa học về việc lai tạo và tạo giống cây trồng đạt chất lượng tốt và phục vụ kịp thời cho công tác trồng rừng hằng năm.
- Nghiên cứu, thử nghiệm các loài cây bản địa, các loài cây thuốc nam… có thể trồng được dưới tán rừng; nghiên cứu, nhân rộng mô hình nông lâm kết hợp có hiệu quả.
- Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, ảnh viển thám, GIS, GPS ... vào công tác quản lý rừng.
4.3.5. Giải pháp vốn đầu tư:
- Vốn Trung ương đầu tư hỗ trợ dự án 33.535,44 triệu đồng.
- Vốn Ngân sách tỉnh (hỗ trợ công tác bảo vệ rừng ngoài định suất đầu tư của Trung ương, xây dựng mô hình nông lâm ...)
Bảng 4: Dự toán vốn đầu tư dự án gian đoạn 2011 – 2015.
ĐVT: Triệu đồng
Số TT
Hạng mục đầu tư của Dự án
ĐVT
Khối lượng
Đơn giá
Tổng dự toán
I
Lâm sinh (Phòng hộ & Đặc dụng)
25.317,60
1
Bảo vệ rừng hiện có:
ha
13.258
2.651,60
+ Rừng phòng hộ đồi núi:
ha
13.028
2.605,60
- Rừng trồng
13.028
0,20
2.605,60
+ Rừng đặc dụng
ha
230
46,00
Khu cảnh quan rừng tràm Trà Sư
230
0,20
46,00
2
Chăm sóc rừng :
ha
7.068
11.666,00
- Rừng trồng đồi núi
7.068
11.666,00
3
Trồng mới
500
5.000,00
- Rừng PH –ĐD
500
10,00
5.000,00
4
Trồng bổ sung rừng:
ha
1.000
6.000,00
- Nâng chất lượng rừng trồng
1.000
6,00
6.000,00
II
Xây Dựng cơ sở hạ tầng (10% *I)
2.531,76
III
Khoa học công nghệ, khuyến lâm (5%*I)
1.265,88
IV
Chi phí thiết bị phục vụ Dự án (2%*I)
506,35
V
Quản lý Dự án (10%*I)
2.531,76
VI
Xây dựng dự án (0,394%*I)
99,75
VII
Chi phí thẩm định dự án (0,065%*I)
16,46
VIII
Dự phòng (5%I)
1.265,88
TỔNG (I….VII)
33.535,44
Bảng 5: Phân kỳ vốn đầu tư.
ĐVT: Triệu đồng
Nhiệm vụ
Giai đoạn 2011 - 2015
Tổng
2011
2012
2013
2014
2015
I. Lâm sinh:
25.317,60
5.980,59
6.878,97
4.642,25
3.904,12
3.911,70
1. Khoán bảo vệ
2.651,60
620,82
498,61
496,38
544,12
491,70
2. Trồng mới PH – ĐD
5.000,00
2.000,00
3.000,00
3. Trồng bổ sung
6.000,00
600,00
1.800,00
1.800,00
1.800,00
4. Chăm sóc
11.666,00
3.359,78
2.780,36
2.345,86
1.560,00
1.620,00
II. Xây dựng CSHT
2.531,76
598,06
687,90
464,22
390,41
391,17
III. Chi phí quản lý
2.531,76
598,06
687,90
464,22
390,41
391,17
IV. Chi khác
3.154,32
745,12
857,05
578,38
486,41
487,36
Tổng cộng
33.535,44
7.921,84
9.111,81
6.149,07
5.171,36
5.181,40
4.4. Phân tích hiệu quả của dự án:
4.4.1. Hiệu quả về môi trường:
- Việc bảo vệ và trồng thêm diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng góp phần làm tăng độ che phủ của rừng, chống xói mòn, rửa trôi, bảo vệ nguồn nước, ổn định sản xuất cho nhân dân.
- Tăng độ che phủ của rừng từ 18,33% năm 2010 lên 22,40% vào năm 2015 (bao gồm cả cây trồng phân tán), góp phần điều hòa khí hậu, thời tiết, làm tăng giá trị của rừng, mang lại hiệu quả trên cả lĩnh vực xã hội cũng như kinh tế.
- Rừng Bảy núi An Giang được phục hồi lại xanh tốt, vừa phát huy tác dụng phòng hộ, vừa góp phần phục hồi lại một số tập đoàn cây bản địa, tạo cảnh quan môi trường trong lành cho phát triển du lịch, thu hút nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch kết hợp nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, văn hóa lịch sử.
4.4.2. Hiệu quả về kinh tế:
Diện tích các loài keo trồng từ trước đến nay hiện còn khoảng trên 2.000 ha, ước tính trữ lượng trên 50.000m3. Qua quá trình tỉa thưa tạo ánh sáng cho cây phòng hộ chính sinh trưởng, cho sản phẩm gỗ, củi, làm nguyên liệu chế biến đồ mộc và làm chất đốt, bước đầu tạo thu nhập cho hộ trồng rừng.
Một số rừng trồng xen cây ăn quả (xoài bưởi), có nơi năng suất đạt từ 5-10tấn/ha , thu nhập khoảng 10-50 triệu đồng/ha. Cùng các mô hình nông lâm đã nhận rộng và các mô hình xây dựng mới tạo thêm thu nhập cho hộ trồng rừng.
Bảng 6: Khái toán hiệu quả kinh tế: 2011 - 2015.
TT
Hạng mục
Số tiền (triệu đồng)
Tổng cộng
294.900
1
Khai thác tận dụng lâm sản
84.000
2
Nông lâm kết hợp
60.900
3
Tạo việc làm từ nghề rừng
150.000
4.4.3. Hiệu quả về xã hội, an ninh quốc phòng:
- Tạo việc làm cho một lực lượng lớn lao động, nhất là lao động phổ thông ở những vùng nông thôn, miền núi thiếu đất canh tác nông nghiệp.
- Việc giao khoán quản lý bảo vệ rừng, trồng và chăm sóc rừng đến người dân địa phương, góp phần tạo ý thức gắn bó với rừng, tạo việc làm tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân, cho trên 20.000 lao động (trên 11.000 hộ).
- Rừng tại An Giang nằm trên các vùng đồi núi chạy dọc tuyến biên giới Tây nam giáp Campuchia, nên việc phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng trên khu vực này rất quan trọng, phục vụ cho bảo vệ an ninh quốc phòng và an ninh, trật tự xã hội ở địa phương.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Khi xưa, vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang) phần lớn là rừng rậm nguyên sinh với nhiều loài gỗ quý. GS-TS Thái Văn Trừng đã xếp các quần thể rừng của Bảy Núi trong kiểu rừng kín nửa rụng lá, ẩm nhiệt đới với cấu trúc 3 tầng rõ rệt: tầng cây gỗ như dầu, căm xe, lăng ổi, bời lời, quế, gõ mật…, tầng cây bụi như sâm ngọt, sâm núi, mua lông, bưởi, chanh…, tầng thân thảo và quyết thực vật như sa nhân, gừng, giềng…
Qua thời kỳ chiến tranh bị bom đạn và chất độc hóa học tàn phá hủy diệt… rừng nơi đây lâm vào tình trạng bị kiệt quệ nặng nề; sự gia tăng dân số đã tạo nên áp lực lớn về nhu cầu gỗ, củi; cùng với sự nhận thức kém và thiếu hiểu biết của người dân về rừng về tác dụng phòng hộ và bảo vệ môi trường, diện tích rừng nhanh chóng bị suy giãm… Đến đầu những năm 1990, đồi núi nơi đây hầu hết là trơ trọc, nguồn nước ở các suối, giếng bị cạn kiệt, đất mặt bị rữa trôi…
Được sự đầu tư của Chương trình 327 (dự án phủ xanh đất trống đồi núi trọc), rồi đến Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (dự án 661), chỉ tròn 20 năm được xây dựng và bảo vệ, rừng Bảy Núi An Giang nay đã được phục hồi ngày càng xanh tốt (độ che phủ của rừng trồng trên các đồi núi đến 2010 đạt 72,8 %), sự trở lại của rừng đồng nghĩa với sự có mặt của nguồn nước ngầm và tầng đất mặt … đã làm cho vườn quả của người dân quanh vùng thêm xanh tốt. Song bên cạnh cũng bắt đầu xuất hiện tín hiệu của nạn chặt phá, sử dụng rừng bừa bãi của người dân, nhất là vùng người dân tộc cuộc sống còn nhiều khó khăn.
Trồng rừng đã khó, giữ được rừng lại càng khó khăn hơn, việc cần có sụ hỗ trợ của dự án mới “Dự án bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng tỉnh An Giang giai đoạn 2011 - 2015” là hết sức cần thiết. Ngoài những nội dung của nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng trong hạng mục và định suất đầu tư đã được dự toán để Dự án hỗ trợ, vẫn còn một số nhiệm vụ quan trọng nhưng không nằm trong hạng mục mà dự án đầu tư, xin kiến nghị như sau:
- Đề nghị Trung ương sớm xây dựng Dự án mới, tiếp theo Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, để tiếp tục đầu tư bảo vệ diện tích rừng hiện có và phát triển thêm rừng mới thực sự bền vững.
- Diện tích rừng trồng và rừng tự nhiên (thuộc rừng phòng hộ, đặc dụng) sau 8 năm trồng và chăm sóc, hiện tại là 5.051 ha và tăng dần hàng năm. Phần diện tích này hằng năm rất cần được bảo vệ và thực hiện phòng cháy chữa cháy rừng nhưng không thuộc diện được hỗ trợ đầu tư của dự án, đề nghị được ngân sách địa phương hỗ trợ theo chỉ tiêu kế hoạch vốn hằng năm.
- Do đặc thù về diện tích lô rừng mỗi hộ nhận khoán ở An Giang nhỏ lẽ (bình quân 0,8 ha/hộ) nên việc nhận suất đầu tư từ việc bảo vệ rừng, tăng thêm thu nhập không đáng kể đối với hộ được nhận khoán (trước là 100.000đ/ha/năm, nay là 200.000 đ/ha/năm), chưa khuyến khích được người dân yên tâm bảo vệ rừng trên chính mãnh đất của họ. Đề nghị các ngành, đoàn thể và địa phương quan tâm, cùng ngành Lâm nghiệp tìm ra giải pháp nhằm tăng thu nhập cho hộ trồng rừng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_xd_du_an_bao_ve_rung_an_giang_2011_2015_9791.doc