Tự bà con đồng bào đã không nhận thức được rằng giữ gìn trang phục truyền
thống là góp phần quan trọng trong việc giữ gìn nền văn hóa dân tộc. Từ nhận
thức chưa đúng nên có nhiều người, nhất là thế hệ trẻ hiểu sai lệch về giá trị của
bộ trang phục truyền thống.
Bên cạnh việc không tự ý thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn, bảo lưu
sắc phục truyền thống là sự tác động mạnh mẽ, ồ ạt của văn hóa nước ngoài, trong
đó dễ nhận thấy, dễ bắt chước nhất là trang phục. Hơn nữa, sự tiện lợi của quần
áo may sẵn ngập tràn thị trường đã thu hút, hấp dẫn đối với nhiều cô gái Mường
vì để có một bộ trang phục dân tộc phải mất rất nhiều thời gian để dệt một tấm
cạp và may áo, yếm, tênh.
Thực tế đó cho thấy, các bậc cha mẹ ngày nay rất thờ ơ với việc giáo dục lớp
trẻ dùng trang phục truyền thống, một yếu tố quan trọng giữ gìn, lưu giữ giá trị
văn hóa dân tộc. Một số người cho rằng, mặc quần áo truyền thống không tiện lợi
cho việc đồng áng và sinh hoạt. Lý do đó chưa hẳn đúng, vì cách thức sản xuất
nông nghiệp ở đây nay chưa có gì khác xưa lắm, vẫn cày, cuốc, bừa, cấy bằng tay,
trong khi đó các cụ ngày xưa còn mặc cả áo chùng đi làm ruộng mà hiệu quả công
việc cũng không kém ngày nay.
129 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5094 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng giải pháp bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tây bắc nhằm phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn Từ 2012 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếng mẹ đẻ của mình. Các em sẽ sáng tạo những tác phẩm
bằng chính tiếng mẹ đẻ của mình, làm cho kho tàng văn học thành
văn của dân tộc phong phú thêm. Nhờ đó, tiếng dân tộc ngày càng
đảm đương có hiệu quả các chức năng xã hội của mình.
Việc dạy tiếng dân tộc chỉ trở nên thiết thực khi tiếng dân tộc
được sử dụng trong in ấn tài liệu. Nghĩa là người học có tài liệu,
sách đọc thêm để đọc. Do đó, bên cạnh việc xuất bản sách giáo khoa,
dạy dỗ ở trường thì cần có những bài viết bằng tiếng dân tộc in trên
các tờ báo địa phương thường nhật, xuất bản những cuốn sách tham
khảo, truyện tranh… được viết bằng hai thứ chữ Việt – tiếng dân
tộc để phục vụ cho nhu cầu học tập và tìm hiểu của đồng bào dân
tộc.
Phải xây dựng được một đội ngũ giáo viên có chất lượng và
giàu nhiệt huyết, đảm bảo chữ dân tộc nào được người dân tộc đó
dạy. Có như vậy chất lượng học tiếng dân tộc mới được đảm bảo.
Kinh nghiệm cho thấy rằng, những tiếng dân tộc nào có một đội ngũ
giáo viên là người dân tộc mình đảm nhận việc dạy học thì tiếng dân
tộc đó được dạy có chất lượng và được duy trì liên tục. Do đó, cần
có những chính sách khuyến khích, động viên, chế độ lương thưởng
phù hợp để giúp cho các giáo viên có thể yên tâm công tác và làm
hết trách nhiệm của mình.
Thêm khoa tiếng dân tộc vào các trường cao đẳng, đại học
dạy về sư phạm và ngôn ngữ để có thể đào tạo được một đội ngũ
giáo viên chuyên nghiệp, có hiểu biết sâu sắc về văn hóa ngôn ngữ
dân tộc trở về phục vụ địa phương.
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên
Trang 103
Tạo điều kiện cho các con em người dân tộc được học các
trường đào tạo sư phạm để mai này họ sẽ trở thành giáo viên phục
vụ cho bản làng của mình.
Ngoài ra, Cần phải có sự tham gia của các ngành, các cấp,
trước hết là được sự ủng hộ, quan tâm của chính quyền tỉnh. Thực
tế cho thấy, việc tổ chức dạy tiếng dân tộc ở tỉnh nào có sự quan tâm
của chính quyền, của ngành giáo dục thì phong trào được duy trì.
Ý nghĩa : Nâng cao được trình độ dân trí cũng như những hiểu biết,
ý thức của đồng bào về các giá trị văn hóa của dân tộc mình. Các giá
trị văn hoá này được hình thành suốt chiều dài của lịch sử, tạo nên
bản sắc và phong cách riêng của từng dân tộc. Đây là cơ sở liên kết
dân tộc và tạo nên sức sống của dân tộc trong giao lưu với các cộng
đồng dân tộc khác trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Việc
nâng cao ý thức và tính tự giác của các đồng bào dân tộc trong việc
thực hiện gìn giữ “ bộ gien di truyền” văn hóa quý hiếm của từng dân
tộc là công việc đầu tiên và có ý nghĩa quyết định đến công tác bảo
tồn, kế thừa và phát huy các giá trị dân tộc, tạo cơ sở vững chắc cho
việc xây dựng một quốc gia đa dân tộc thống nhất và là nền tảng để
phát triển du lịch văn hóa tới Tây Bắc.
Việc dạy tiếng dân tộc trong nhà trường là một biện pháp tốt
nhất, có hiệu quả nhất nhằm bảo tồn, phát triển ngôn ngữ các dân
tộc thiểu số. Bằng việc dạy học, học tiếng trong trường học, các thế
hệ sau sẽ được tiếp nhận tiếng mẹ đẻ và góp phần làm giàu đẹp tiếng
mẹ đẻ của mình. Nhờ vậy, tiếng mẹ đẻ không những được duy trì
phát triển mà còn từng bước trở thành một ngôn ngữ văn hoá.
Đây cũng là một biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng
cấp thiết của đồng bào dân tộc Tây Bắc. Chỉ khi nắm bắt, hiểu rõ và
đáp ứng được tâm tư nguyện vọng, nhu cầu của người dân tộc ở đây
một cách chính xác và đầy đủ thì việc quản lý mới có hiệu quả được.
3.1.2 Giải pháp 2 : Đẩy mạnh và khẩn trương sưu tầm, bảo vệ,
khôi phục các di sản văn hóa đã và đang dần bị lãng quên hoặc bị thương
mại hóa. Bảo vệ những di sản văn hóa có giá trị cho việc phát triển du lịch
và văn hóa cộng đồng.
Mục tiêu
Tìm lại những giá trị văn hóa đã bị lãng quên.
Tìm lại nguyên vẹn các giá trị văn hóa đã bị thương mại hóa.
Bảo vệ những giá trị văn hóa và làm phong phú thêm kho
tàng văn hóa dân tộc.
Các giải pháp cụ thể
Thực hiện việc kiểm kê các tài sản văn hoá vật thể và phi vật thể
của đồng bào các dân tộc Tây Bắc, đặc biệt là ở những vùng khó khăn,
xa xôi cách trở là một trong những việc làm cấp bách hiện nay của Đảng
và Chính phủ, của bản thân mỗi dân tộc và trước hết là của các cấp lãnh
đạo quản lý ngành văn hoá hiện nay ở địa phương cũng như của Trung
ương.
Khai thác phải đi đôi với việc bảo vệ, khôi phục những địa danh
mang đậm bản sắc văn hóa của người Mường, người Thái, người Dao,
người H’Mông (nhữngđịa điểm đang dần trở thành những điểm du lịch
văn hoá thú vị ), Những chợ văn hoá ở Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu,
Lào Cai (đang dần thu hút được sự quan tâm của du khách trong nước
và quốc tế). Việc khai thác các dịch vụ văn hoá và di sản văn hoá phải
được tiến hành đồng bộ, có qui hoạch và phương pháp cụ thể, cần tránh
sự thô thiển, thương mại hoá tràn lan, không chú ý bảo vệ các giá trị
văn hoá dân tộc, phá vỡ cảnh quan và môi trường văn hoá dân tộc.
Sưu tầm, bảo tồn những giá trị văn hoá đã bị thất lạc, lãng quên
hoặc đang bị thương mại hoá. Đảng, nhà nước và các cấp chính quyền
có trách nhiệm ở địa phương cần có sự quan tâm và đầu tư kinh phí hơn
nữa cho công tác thu thập, sưu tầm các giá trị văn hóa còn nằm rải rác
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên
Trang 105
trong trí nhớ của các cụ già, các làng thủ công truyền thống đang có
nguy cơ bị thất truyền và đặc biệt là các luật tục, tác phẩm dân gian dân
tộc. Vì các dân tộc ở vùng Tây Bắc có một kho tàng kiến thức rất phong
phú và có giá trị cao về mặt quản lý xã hội được thể hiện qua văn hoá
dân gian, như : tục ngữ, ca dao, truyện kể, hội lễ, sử thi, hương ước,
luật tục… trong số này, hương ước và luật tục có vai trò quan trọng
trong việc quản lý xã hội, nhưng mấy năm gần đây mới được quan tâm.
Nếu thu thập được đầy đủ, đây là một kho tài sản quý báu, dồi dào về
số lượng, phong phú về chủng loại. Chúng sẽ rất hữu ích cho sự nghiệp
quản lý, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, phát triển bền vững
kinh tế – xã hội cho các dân tộc cũng như tạo nên một nét đẹp đặc trưng
riêng biệt của mỗi dân tộc.
Khuyến khích đồng bào duy trì và giữ vững nếp sống, phong tục
tập quán, thói quen sinh hoạt theo phong cách riêng của dân tộc mình.
Nhà sàn và sinh hoạt nhà sàn, y phục, phong cách giao tiếp, khôi phục
các lễ hội, các nhạc cụ, điệu hát dân tộc bằng cách đưa lên sàn diễn, chế
biến các món ăn dân tộc… là những công việc cần làm trước tiên, vừa
đáp ứng được nhu cầu thưởng thức và tìm hiểu của du khách, vừa bảo
tồn được những giá trị văn hoá dân tộc, đưa tinh hoa văn hoá dân tộc
trở lại với cuộc sống cộng đồng. Gắn công tác du lịch với việc giữ gìn
bản sắc văn hoá hoá là phương án tối ưu trong điều kiện hiện nay.
Khẩn trương lập kế hoạch khai thác, di chuyển các di tích văn
hóa ở vùng sắp bị ngập khi xây dựng các nhà máy thuỷ điện. Khu vực
Tây Bắc cụ thể là ở Sơn La, trong những năm gần đây thường xuyên bị
xảy ra các tình trạng sụt lún và ngập nước ở nơi gần nhà máy thủy điện
Sơn La điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân, đe
dọa nghiêm trọng đến sự sống còn của những di tích văn hóa và tiềm
năng phát triển du lịch của địa phương. Chính quyền địa phương và
những bên có liên quan cần có những kế hoạch cụ thể để di chuyển hoặc
bảo vệ các di tích văn hóa khỏi những tác động của con người.
Việc tái định cư cho hàng chục vạn dân vùng lòng hồ Sơn La –
Lai Châu phải được chú trọng đến và gắn với việc bảo vệ các di sản văn
hoá. Cần đảm rằng ở nơi ở mới đồng bào vẫn có thể sinh hoạt và xây
dựng cuộc sống bình thường, những di sản văn hóa vẫn được bảo vệ
trước sự tác động của thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hoá cơ sở. Mọi hoạt động văn hoá phải hướng về cơ sở, dân trực tiếp
làm, dân quản lý, dân hưởng thụ. Cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể vừa
lãnh đạo hướng dẫn, vừa trực tiếp tham gia các hoạt động văn hoá cùng
quần chúng nhân dân.
Tăng cường hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm
công tác văn hoá là người dân tộc để trở về phục vụ cho xã, bản mình.
Coi trọng trường văn hoá nghệ thuật tỉnh để đủ sức đào tao cán bộ văn
hoá cho các xã, bản. Xây dựng mô hình “ gia đình văn hoá”,”bản văn
hoá” cho phù hợp với mỗi vùng dân tộc.
Tuyên truyền giới thiệu văn hoá các dân tộc Thái,Mường, Dao,
Mông với các dân tộc khác, với cả nước và quốc tế. Tạo nhiều chương
trình giao lưu để các dân tộc có thể hiểu biết và học hỏi lẫn nhau.
Đưa nội dung văn hoá, nhất là các tác phẩm văn học dân gian
nổi tiếng của các dân tộc vào giảng dạy và học tập trong các trường phổ
thông, chuyên nghiệp, đào tạo cán bộ.
Nâng cao ý thức trách nhiệm cho mọi thành viên trong cộng
đồng bảo vệ các giá trị văn hóa của dân tộc mình, của địa phương mình.
Đề cao pháp luật trong việc bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, thuần
phong mỹ tục của dân tộc. Việc bảo vệ tiếng nói, y phục, mái nhà dân
tộc, thuần phong mỹ tục dân tộc trong điều kiện giao lưu văn hóa, mở
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên
Trang 107
cửa và sự tác động mạnh mẽ của thị trường phải được quy định rõ bằng
văn bản, chính sách luật.
Nhà nước cần đầu tư và khuyến khích các tầng lớp nhân dân
tham gia đóng góp sức mình vào công việc tôn tạo, tu bổ, sử dụng, khai
thác hợp lý, có hiệu quả cách giá trị văn hóa truyền thống.
Cần có sự tập hợp cách nghệ nhân văn hóa dưới mọi hình thức
để làm sống dậy những giá trị văn hóa đang bị thời gian vùi lấp bằng
sự quan tâm đầu tư đầy đủ và tổ chức chặt chẽ, đồng bộ, làm đến đâu
chắc đến đó.
Cần đưa ngay ra các thiết chế văn hóa để nghiên cứu, sưu tầm,
biên dịch, biên tập xuất bản thành sách, thành băng hình, băng nhạc,
thành tiết mục văn nghệ dân gian, lễ hội dân gian để phổ biến và lưu
trữ các gái trị văn hóa truyền thống
Cần sớm quy hoạch nhóm tượng đài chiến thắng chiến dịch Hòa
Bình nằm trong quần thể khu bảo tàng du lịch văn hóa dân tộc.
Ý nghĩa : Giữ gìn và lưu truyền được những giá trị văn hóa của đồng
bào dân tộc trong thời buổi công nghiệp hóa hiện đại hóa. Góp phần
giữ vững bản sắc riêng của từng dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc
Việt Nam. Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân,
nâng cao ý thức của các cán bộ đảng viên trong công cuộc bảo tồn
và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số.
3.1.3 Giải pháp 3 : Cải thiện những điểm chưa hoàn thiện, loại
bỏ những yếu tố tiêu cực và tiếp thu tinh hoa văn hoá của các dân tộc
khác
Mục tiêu
Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc
Mang đến cho đồng bào dân tộc một cuộc sống văn minh,
tiến bộ nhưng vẫn đậm đà bản sắc văn hóa riêng.
Mô tả giải pháp
Việc chuyển một nền văn hoá tiền công nghiệp ở vùng núi và
dân tộc thiểu số sang một nền văn hoá công nghiệp hiện đại là một quá
trình cải tiến căn bản và lâu dài. Ơ đây, cần phải làm một cách bình
tĩnh, kiên trì và thận trọng. Quá trình này không phải chỉ là quá trình
đưa các yếu tố văn minh cấy vào xã hội cổ truyền mà còn là quá trình
cấu trúc lại hệ thống cũ để tạo lập hệ thống mới trên cơ sở chuyển các
giá trị tiến bộ và tích cực của hệ thống cũ vào hệ thống mới trên cơ sở
những đòi hỏi của thời đại. Những yêu cầu phát triển của thời đại phải
trở thành điểm tựa để lựa chọn các giá trị trong quá khứ và hiện tại. Bản
sắc dân tộc không phải là cái bất biến, tĩnh tại, khép kín mà là ở trong
xu thế động và mở. Nó luôn mang tính lịch sử cụ thể và luôn tạo lập
các giá trị mới để thích ứng với yêu cầu phát triển chung của thời đại.
Vì vậy, bản sắc dân tộc phải được hiểu trong xu thế phát triển và phát
triển là điều kiện để giữu gìn bản sắc. Do đó điều quan trọng là phải
thay đổi cách nhìn, cách suy nghĩ của đồng bào cho phù hợp với xu thế
tiến bộ của thời đại, tránh xu thế bảo thủ, khép kín và phục cổ.
Giáo dục, tuyên truyền và gần gũi với người dân tộc giúp họ hiểu
được đâu là những giá trị cần được giữ gìn và phát huy, đâu là những
giá trị cần được loại bỏ dần. Những phong tục, tập quán có giá trị văn
hoá tích cực trong đám cưới, đám tang, làm vía, lễ hội, các nhạc cụ,
ngành nghề truyền thống cần được khuyến khích phổ biến trong cộng
đồng. Tránh tình trạng những phong tục đẹp lại cho là lạc hậu, tốn kém,
bị xoá bỏ như “ lễ lên thang và ăn thề” trong đám cưới của người Thái.
Không có lễ này sẽ không còn đám cưới theo phong tục người Thái.
Với người Thái cần cải tiến đám cưới, tiến bộ và gọn như miền xuôi,
chỉ giữ lại phong tục đẹp như đã nêu trên. Trong tang ma cũng chỉ nên
rút gọn, mặc dù xã hội cộng đồng còn nặng tâm lý “ nghĩa tử là nghĩa
tận”, nhất là đối với dân tộc Mông. Thực ra, thời gian tang ma kéo dài
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên
Trang 109
như dân tộc Mông do thầy cúng phải “ cúng hết bài” “ cúng dở dang sẽ
không thiêng, hồn không lên trời được sẽ quanh quẩn ở làng xóm thành
ma đói hại người”, đó là những tư tưởng lạc hậu cần phải được loại trừ
dần trong xã hội hiện đại.
Ý nghĩa : Thực hiện một cách triệt để những biện pháp trên sẽ góp
phần hoàn thiện nền văn hóa của các đồng bào dân tộc Tây Bắc.
Góp phần vào công cuộc xây dựng một nền văn hóaViệt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
3.1.4 Giải pháp 4 : Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong
sinh hoạt hàng ngày.
Mục tiêu
Khôi phục lại những hoạt động văn hóa đã và đang dần bị mai một.
Đưa các hoạt động văn hóa vào trong cuộc sống thật của người dân,
làm cho các giá trị văn hóa sống trong từng nếp sống, sinh hoạt hàng
ngày của người dân.
Mô tả giải pháp
Để đáp ứng nhu cầu phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc
Mông, nhà nước cần có chính sách đầu tư thỏa đáng, xây dựng nhà
văn hóa cộng đồng, nơi sinh hoạt tập thể cho đồng bào Tây Bắc để
phục vụ cho hội họp, các hoạt động văn hóa của nhân dân.
Thực hiện các cuộc thi đua làng văn hóa, bản văn hóa giữa các
bản làng, giữa các dân tộc ở khu vực Tây Bắc với nhau. Tổ chức các
cuộc giao lưu văn hóa giữa các dân tộc với nhau để đồng bào các
dân tộc hiểu biết hơn về phong tục, tập quán của nhau. Tạo mối quan
hệ gần gũi thân thiết giữa cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Chú ý mở các cuộc liên hoan, sáng tác văn học nghệ thuật, những
bài dân ca, bài hát mới đáp ứng nhu cầu ca hát của đồng bào ở các
bản thôn hoặc cụm thôn bản.
Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho các các hoạt động văn hóa
lưu động về vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc Tây Bắc.
Khuyến khích người dân tổ chức nếp sống theo truyền thống dân
tộc mình, mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình.
Tổ chức tốt đời sống văn hóa cơ sở, nâng cao mức hưởng thụ và
tiếp nhận văn hóa mới, đồng thời có biện pháp ngăn chặn các nguồn
băng đĩa nhạc ngoại lai, tuyên truyền đạo trái phép đang thâm nhập
một cách mạnh mẽ và phổ biến vào vùng đồng bào dân tộc Tây Bắc.
Đưa ra những quy định bắt buộc người dân phải mặc trang phục
truyền thống trong những ngày hội hè, lễ tết. Quy định mặc trang
phục truyền thống của dân tộc của dân tộc mình đối với những cán
bộ công chức nhà nước ở từng địa phương, các giáo viên giảng dạy
và các em học sinh đến lớp.
Khôi phục và duy trì các làng nghề thủ công truyền thống như
thêu dệt, in sáp ong, ghép vải hoa văn tạo ra các sản phẩm thổ cẩm
mới, nghề chạm khắc bạc, nghề thêu rèn đúc, nghề làm đồ mộc gia
dụng, đan lát....
Bảo tồn tôn tạo các di sản văn hoá vật thể, các cảnh quan như
các khu rừng thiêng, kiến trúc nhà cửa, khu ruộng bậc thang, rừng
thảo quả, nương trồng lanh, dòng suối v.v...
Ý nghĩa : Giúp cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc duy trì
và bảo tồn nền văn hóa truyền thống của mình trong quá trình phát
triển và hội nhập đất nước.
3.2 NHÓM GIẢI PHÁP “ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ TÂY
BẮC VÀ DU LỊCH VIỆT NAM”
3.2.1 Giải pháp 1 : Xây dựng Làng Văn Hóa các dân tộc Tây Bắc
Mục tiêu
Tạo một không gian cho du khách có thể tìm hiểu về văn hóa, sinh hoạt của
cộng đồng dân tộc ở Tây Bắc. Bên cạnh đó có thể tham gia các lễ hội, các trò
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên
Trang 111
vui chơi giải trí cùng đồng bào dân tộc nơi đây mà không phải mất nhiều thời
gian vận chuyển.
Mô tả giải pháp
Ngoài việc, nhà nước đã có chủ trương đầu tư cho dự án “ làng văn hoá
– du lịch các dân tộc Việt Nam” tập trung ở Hà Tây thì cũng nên đầu tư làng
văn hoá du lịch đặc trưng cho nền văn hoá của từng vùng ( Tây Bắc, Tây
Nguyên,Việt Bắc…) với qui mô vừa phải, cũng không nhất thiết Nhà nước
phải dùng nguồn ngân sách để đầu tư mà có thể kêu gọi các doanh nghiệp vào
đầu tư. Nhà nước hỗ trợ một phần đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách thuế, đất
đai, và một số chính sách ưu tiên khác.
Mỗi vùng văn hoá có thể có rất nhiều dân tộc khác nhau, tuỳ theo từng
điều kiện cụ thể mà có thể khai thác giới thiệu về văn hoá của toàn bộ các dân
tộc trong vùng, nhưng cần tập trung khai thác có điểm nhấn một số dân tộc
đặc trưng vùng văn hoá đó. Ví dụ : dân tộc Thái – Mường- H’ Mông ở Tây
Bắc, Tày – Nùng ở Việt Bắc.
Chọn địa điểm có địa thế, địa hình và vị trí phù hợp, kể cả việc thuận
lợi cho phục vụ tham quan, nghỉ ngơi du lịch sau này.
Việc thiết kế, qui hoạch và tổ chức khác thác dự án nên qui hoạch đầy
đủ các khu chức năng để đảm bảo từ việc bảo tồn, giới thiệu văn hoá đến việc
nghỉ ngơi, thưởng thức và tham gia vào hoạt động văn hoá dân gian, tổ chức
sản xuất giới thiệu các nghề thủ công truyền thống…
o Khu làng của các dân tộc : ngoài việc quan tâm đến qui hoạch
cảnh quan làng – bản, thiết kế kiến trúc từng ngôi nhà, vườn,
cây… thì phải lưu ý đến các tinh hoa văn hoá vật thể tiêu biểu,
điển hình đã có trong lịch sử đời sống các dân tộc như : đình,
nhà sàn, nhà mồ, tượng, nhạc cụ hay các phẩm vật thủ công…
o Khu trung tâm vui chơi giải trí : tổ chức các lễ hội như : lễ cầu
mát, Lễ Thành Hoàng, Hội xuống đồng của người Mường, lễ tế
thần linh, lễ cúng trời, xên bản của người Thái, các lễ hội lịch
sử, nghi lễ vòng đời, lễ hội tốn giáo, tín ngưỡng…
o Tổ chức các trò chơi dân gian bao gồm : các trò chơi giải trí như
thả diều, đánh đu, chọi gà, bắt trạch trong chum, leo cầu um…
các trò chơi mang ý nghĩa tín ngưỡng như: tung còn, đánh phết,
ném cầu, vật cù, cướp nõ nường, múa mo… các trò chơi thi tài
như : thổi cơm thi, leo cầu, bắt vịt, săn cuốc, đuổi lợn, thi pháo
đất, thi dệt vải… ngoài ra còn có các trò chơi dân gian cho trẻ
em, các trò thi đấu thể thao…
o Tổ chức các chợ và chợ phiên của các dân tộc như chợ xuân, chợ
thủ công, chợ tình, chợ phiên…
o Tổ chức các khu công viên văn hoá : nơi đây sẽ tái hiện sống
động các truyền thuyết, lịch sử văn háo của từng dân tộc.
o Khu sản xuất các sản phẩm văn hoá bằng thủ công là nơi diễn ra
các hoạt động sản xuất thường nhật của người dân nhằm mục
đích giới thiệu và kinh doanh các mặt hàng trực tiếp từ những
bàn tay khéo léo của bà con các dân tộc như dệt vải, sản xuất
nhạc cụ dân tộc, rèn đúc công cụ sản xuất, mây tre đan, rượu
cần…
Trong làng văn hoá – du lịch ta không thể đưa nguyên xi tất cả những
gì đang có và đang diễn ra thường nhật ở các dân tộc vào được mà phải nghiên
cứu chọn lọc các yếu tố điển hình và những nét đặc trưng tiêu biểu nhất. Cần
vật thể hoá, tạo ra những bối cảnh độc đáo và hấp dẫn cho các hình thái hoạt
động của văn hóa phi vật thể.
Ý nghĩa
Mô hình “ làng văn hoá” nếu đầu tư thích đáng, nghiên cứu kỹ, khai
thác triệt để, thì có thể sẽ trở thành một mô hình thu nhỏ của một
dân tộc, một vùng văn hoá hoặc của cả một đất nước. Nó vừa giúp
bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc trong một quốc gia, vừa thúc
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên
Trang 113
đẩy phát triển kinh tế du lịch mạnh mẽ. Góp phần quảng bá hiệu quả
hình ảnh Việt Nam với bạn bè năm châu và góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế, cải thiện xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của
nhân dân.
3.2.2 Giải pháp 2 : Nhà nước cần đưa ra các chính sách khuyến khích,
Kêu gọi và hỗ trợ các nhà đầu tư tư nhân đầu tư vào phát triển du
lịch văn hoá Tây Bắc
Mục tiêu
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư khai thác tiềm năng du lịch
ở Tây Bắc, tăng thêm nguồn vốn để giúp phát triển kinh tế du lịch Tây
Bắc, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và tăng nguồn
doanh thu cho khu vực và quốc gia.
Mô tả giải pháp
Nhà nước cần có những chính sách phù hợp và kịp thời để
khuyến khích, kêu gọi và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân
đầu tư vào việc phát triển du lịch văn hóa ở Tây Bắc. Để tuỳ theo hoàn
cảnh, điều kiện địa lý, xã hội, năng lực và khả năng tài chính và khai
thác tài chính của mỗi doanh nghiệp mà họ có thể lựa chọn một lĩnh
vực đầu tư cho phù hợp chẳng hạn :
o Đầu tư khai thác trong lĩnh vực văn hoá phi vật thể như: khai thác,
giới thiệu, biểu diễn diễn những làn điệu dân tộc, tái hiện các lễ hội,
phong tục tập quán mang đậm bản sắc riêng của từng dân tộc.
o Đầu tư khai thác sản xuất các sản phẩm văn hoá ( văn hoá phẩm)
đặc trưng phục vụ cho khách du lịch và xuất khẩu : dệt thổ cẩm, sản
xuất đồ mây tre đan, sản xuất các nhạc cụ dân tộc nguyên mẫu và
mô hình, các sản vật như rượu cần…
Những chính sách khuyến khích đầu tư cụ thể như sau :
Cần nhanh chóng hoàn thiện chính sách quy hoạch du lịch
tổng thể vùng Tây Bắc, tiến tới xây dựng quy hoạch chi tiết,
định hướng phát triển du lịch Tây Bắc theo một hướng thống
nhất, hiệu quả.
Hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường hiệu lực quản lý
Nhà nước trong việc sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn
tài nguyên nhân văn cho phát triển du lịch.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo cơ chế ưu đãi về thuế, hỗ
trợ vốn… cho các doanh nghiệp du lịch đầu tư vào lĩnh vực
du lịch văn hóa.
Tăng cường, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch phục vụ
cho loại hình du lịch văn hóa - nhân văn như đường sá giao
thông, hệ thống cấp thoát nước, cơ sở y tế, thông tin liên
lạc… tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch ở khu
vực Tây Bắc.
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch văn
hóa và những lợi ích mà du lịch đem lại cho người dân địa
phương, cảnh báo những tác động tiêu cực mà hoạt động du
lịch có thể gây ra, đồng thời đẩy mạnh công tác xúc tiến
quảng bá du lịch thông qua các chiến dịch quảng bá trong và
ngoài nước.
Ý nghĩa
Việc kêu gọi, tạo điều kiện và để cho các doanh nghiệp tham gia
gánh vác một phần vào sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá
dân tộc bằng cách đầu tư vào các lĩnh vực văn hoá sẽ mang lại nhiều
lợi ích cho cả xã hội và doanh nghiệp ở chỗ :
o Nhà nước không phải dùng nguồn ngân sách để đầu tư mà các di
sản văn hoá vẫn được bảo tồn và phát huy.
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên
Trang 115
o Do doanh nghiệp phải tự bỏ vốn hoặc tự khai thác các nguồn vốn,
cho nên việc đầu tư sẽ được tính toán kỹ lưỡng tránh lãng phí và đặc
biệt là không để dự án kéo dài dây dưa.
o Doanh nghiệp đầu tư vào văn hoá để khai thác du lịch và kinh doanh
sản xuất sẽ tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết công
ăn việc làm tai các địa phương và vùng lãnh thổ. Chính sự phát triển
này sẽ lại là động lực, thậm chí còn là nguồn lực phục vụ cho việc
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá.
o Tuỳ theo năng lực của mỗi doanh nghiệp, có thể đầu tư vào nhiều
lĩnh vực văn hoá khác nhau, cùng với sự đầu tư của Nhà nước, sẽ
tạo ra được nhiều nguồn lực, tạo được tính xã hội hoá cao trong việc
giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.
3.2.3 Giải pháp 3 : Thực hiện hàng loạt các chính sách nhằm nâng cao
vai trò và trách nhiệm của cộng đồng địa phương trong việc phát triển
du lịch Tây Bắc.
Mục tiêu
Xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực địa phương có chất lượng để
phục vụ cho sự phát triển du lịch Tây Bắc.
Tăng mức độ tham gia đóng góp của cộng đồng địa phương vào
hoạt động du lịch, tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân.
Mô tả giải pháp
Muốn phát triển du lịch văn hóa một cách bền vững thì đầu tiên
phải nâng cao được vai trò, trách nhiệm của cộng đồng địa phương.
Các cấp chính quyền ở các tỉnh Tây Bắc phải trao quyền cho các
tộc người ở đây tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch và đề
ra các quyết định về quản lý du lịch, phát triển du lịch tại địa
phương có sự tham gia của các tổ chức tư vấn và thành phần hữu
quan khác. Họ phải được tham gia cung cấp các dịch vụ du lịch
như dịch vụ ăn nghỉ, giải trí, mua bán… cho du khách. Nhà nước
phải có chính sách bắt buộc các doanh nghiệp khai thác du lịch ở
Tây Bắc phải sử dụng nhân lực tại các làng dân tộc địa phương.
Cộng đồng địa phương có quyền thu lệ phí tại các điểm du lịch ở
làng bản như : Cát Cát, Tả Phìn, Cầu Mây…
Để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực ở địa phương trong du lịch
thì phải xây dựng và phát triển các trường đào tạo về du lịch ở Tây
Bắc dành cho con em người dân địa phương. Mỗi tỉnh ở khu vực
Tây Bắc nên xây dựng ít nhất là một trường hoặc một cơ sở đào
tạo nhân lực du lịch theo yêu cầu cụ thể của từng tỉnh. Phải tuỳ vào
tình hình thực tế của du lịch cả nước nói chung và của Tây Bắc nói
riêng để có số lượng và chính sách đào tạo cho phù hợp. Chính
phủ và các tỉnh ở Tây Bắc cần có quy hoạch chung về đào tạo và
gắn đào tạo với sử dụng, không nên để xuất hiện tình trạng tự phát.
Công tác đào tạo nên gắn với việc sử dụng cho du lịch ngay tại địa
phương, tránh kiểu nhân lực vừa thừa vừa thiếu. Cần có những
chính sách ưu tiên con em dân tộc ở các vùng này, tạo điều kiện
để họ tham gia trực tiếp vào các công trình, dự án du lịch tại địa
phương.
Nguồn nhân lực quyết định chất lượng sản phẩm, vì vậy các
công ty khai thác du lịch ở Tây Bắc nên tập trung xây dựng đội
ngũ nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng
cho hoạt động của doanh nghiệp mình. Đánh giá chính xác chất
lượng đội ngũ, có chính sách bồi dưỡng, nâng cao trình độ nguồn
nhân lực hiện co, thu hút và tăng cường chất lượng đào tạo nhân
lực du lịch trong tương lai. Có cơ chế phù hợp để khuyến khích
các nghệ nhân tham gia các hoạt động du lịch văn hóa.
Chính quyền địa phương phải có trách nhiệm giáo dục, hướng
dẫn, mở các lớp đào tạo cho con em địa phương tham gia vào lĩnh
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên
Trang 117
vực du lịch. Không để tình trạng tự phát như trẻ em bỏ học, người
dân địa phương đua nhau đi bán hàng rong chèo kéo du khách hoặc
xin ăn… làm mất đi hình ảnh tốt đẹp về du lịch Tây Bắc trong mắt
du khách.
Ý nghĩa : Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch đòi hỏi mối
quan hệ mật thiết giữa cơ sở khai thác du lịch và cộng đồng địa
phương. Sự đóng góp của cộng đồng địa phương là điều kiện quan
trọng để xây dựng được một sản phẩm du lịch văn hóa Tây Bắc có
chất lượng và có những nét đặc trưng nổi bật, khác biệt với các sản
phẩm du lịch ở các nơi khác. Như vậy, có thể nói đào tạo về nhân
lực địa phương có chất lượng là sự đầu tư đúng đắn và góp phần
hình thành nên thương hiệu sản phẩm du lịch văn hóa Tây Bắc.
3.2.4 Giải pháp 4 : Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch văn
hóa khu vực Tây Bắc
Mục tiêu
Tập trung phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tiêu biểu, độc đáo
và có chất lượng, mang dấu ấn riêng của Tây Bắc.
Khai thác hiệu quả các tiềm năng du lịch sẵn có ở Tây Bắc.
Xây dựng thương hiệu cho du lịch Tây Bắc
Mô tả giải pháp . Chất lượng sản phẩm dịch vụ cần được hiểu là
sự tổng hợp của giá trị nhân văn, tính đa dạng, thái độ phục vụ, sự
tiện nghi và khả năng sẵn sàng phục vụ. Bởi vậy, giải pháp nâng
cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch văn hóa Tây Bắc là thực
hiện những giải pháp cụ thể sau :
Thứ nhất, về công tác quy hoạch các điểm, tuyến du lịch Tây
Bắc. Nhà nước cần phải chủ động xây dựng quy hoạch và quy
hoạch phải đi trước một bước, quy hoạch phải đảm bảo tính khoa
học và đồng bộ. Chú trọng đầu tư đối với những khu, điểm du lịch
có khả năng phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, có sức cạnh
tranh và đặc biệt cần quan tâm và có những cơ chế chính sách ưu
tiên đầu tư ở những khu, điểm du lịch ở những miền núi xa xôi -
nơi có tiềm năng du lịch hấp dẫn, nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng xã
hội còn yếu kém và cuộc sống người dân còn nhiều khó khăn. Đối
với những điểm du lịch trọng điểm của khu vực Tây Bắc cần quy
hoạch đường sá hợp lý, có hệ thống cầu vượt, hệ thống công trình
ngầm, bãi đậu xe đủ rộng, hợp lý. Hệ thống sân bay, cảng biển,
điện, thoát nước, cấp nước, bãi xử lý nước thải, nghĩa trang hiện
đại, khoa học và kiến trúc hài hoà giữa cảnh quan thiên nhiên và
môi trường với hạ tầng khu vực.
Thứ hai, Đầu tư xây dựng đồng bộ và có trọng tâm, trọng điểm
hệ thống cơ sở hạ tầng ở các khu, điểm du lịch: Hiện nay, ngành
Du lịch Việt Nam đang tiếp tục thực hiện “Chương trình hành
động quốc gia về du lịch”, trong đó có chương trình đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng du lịch, trong đó ưu tiên đầu tư cho các khu du
lịch quốc gia. Từ năm 2000 - 2010, chương trình này đã đầu tư
trên 4 ngàn tỷ đồng vào phát triển cơ sở hạ tầng du lịch trên phạm
vi toàn quốc. Tuy nhiên, việc đầu tư này còn dàn trải, không đồng
bộ… nên hiệu quả đầu tư là không cao. Đây là nguồn vốn đầu tư
ban đầu của Nhà nước nhằm kích thích và hấp dẫn các nhà đầu tư.
Tây Bắc là một vùng hội tụ đủ những điều kiện để có thể trở thành
một khu du lịch quốc gia. Vì vậy cần tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ
từ “Chương trình” để đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng (giao
thông, cấp điện nước, bến tàu du lịch, xử lý môi trường và chất
thải…) để làm cơ sở thu hút các nhà đầu tư vào các công trình dịch
vụ du lịch khác. Ngoài ra, các tỉnh Tây Bắc cũng cần kiến nghị để
được hỗ trợ thêm nguồn vốn này để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên
Trang 119
ở một số khu, điểm du lịch quan trọng khác của khu vực, đặc biệt
là ở những vùng sâu vùng xa, các vùng có điều kiện KT - XH khó
khăn, các điểm du lịch gắn với giá trị đa dạng sinh học, gắn với
giá trị văn hóa bản địa…
Ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước (cả Trung ương và địa
phương) dành cho phát triển cơ sở hạ tầng khu du lịch, Tây Bắc có
thể khai thác thêm các nguồn vốn khác cho công tác này như tranh
thủ các nguồn tài trợ quốc tế, nguồn vốn ODA, FDI và các nguồn
vốn khác… Nghiên cứu xây dựng và ban hành cơ chế huy động
các nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch theo hướng:
Cơ chế huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch từ việc đấu giá
quyền sử dụng đất; xã hội hóa công tác đầu tư cơ sở hạ tầng du
lịch; phát hành trái phiếu; hình thức BOT trong việc đầu tư cơ sở
hạ tầng du lịch gắn với các cơ sở dịch vụ kinh doanh du lịch; điều
tiết các khoản thu ngân sách của địa phương trong việc đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng du lịch; cơ chế về việc sử dụng các ưu đãi đầu
tư (tín dụng phát triển, thuế..)...
Thứ ba, Đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở lưu trú có
chất lượng và các công trình dịch vụ du lịch bổ trợ khác: Trong
tiến trình hội nhập của du lịch Tây Bắc với du lịch cả nước, du lịch
Việt Nam với khu vực và thế giới, các tiêu chuẩn về dịch vụ du
lịch phải được nâng cao phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Trên
phạm vi cả nước, hiện nay Việt Nam có hệ thống khách sạn du lịch
tương đối phát triển, tuy nhiên đối với Tây Bắc thì hệ thống khách
sạn mặc dù đã đứợc đầu tư xây mới và nâng cấp, phần nào đã đáp
ứng được nhu cầu lứu trú cho khách du lịch. Nhưng trong bối cảnh
hội nhập và trong xu thế phát triển hiện nay, khả nãng đáp ứng của
hệ thống khách sạn ở Tây Bắc còn rất hạn chế và chưa đáp ứng
được nhu cầu. Chính vì vậy việc đầu tư nâng cấp và xây dựng mới
hệ thống khách sạn, đặc biệt là các khách sạn thương mại, khách
sạn nghỉ dưỡng cao cấp (3 - 4 sao) với đầy đủ các công trình dịch
vụ bổ trợ (tổ hợp thể thao, khu hội chợ, hội nghị, hội thảo, các nhà
hàng, cõ sở vui chõi giải trí…) ở nơi đây là hết sức quan trọng và
cần thiết.
Về hướng đầu tư phát triển không gian hệ thống khách sạn
thì cần ưu tiên các dự án xây dựng khách sạn, nhà hàng cao cấp ở
Khu du lịch, những tuyến du lịch trọng điểm. Ở các không gian du
lịch khác (các khu, điểm du lịch có ý nghĩa địa phương) chỉ nên
đầu tý xây dựng các khách sạn với quy mô và tiêu chuẩn trung
bình để đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp với lĩnh vực kinh doanh.
Bên cạnh đó cũng cần chú trọng phát triển hệ thống lưu trú sinh
thái, hệ thống lưu trú trong dân...
Thứ tư, tăng cường quản lý nhà nước về cơ sở hạ tầng. Ban hành
các chính sách pháp luật phù hợp và thực hiện nghiêm chính sách
đó. Quản lý tốt công trình hạ tầng kỹ thuật và quản lý tốt đất đai.
Quản lý tốt quá trình đầu tư nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng
đảm bảo. Tăng cường quản lý nhà nước đảm bảo thu hút đầu tý tạo
ra các công trình chất lượng hiệu quả, chống thất thoát trong xây
dựng cơ bản.
Ý nghĩa : Xây dựng tiền đề cho việc phát triển Tây Bắc trở thành
một khu du lịch văn hóa trọng điểm của quốc gia.
3.2.5 Giải pháp 5 : Xúc tiến và quảng bá hình ảnh du lịch Tây Bắc
Mục tiêu
Mang hình ảnh của du lịch Tây Bắc đến với đồng bào mọi miền
của tổ quốc và với du khách quốc tế.
Mô tả giải pháp
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên
Trang 121
Xuất bản các ấn phẩm giới thiệu về du lich Tây Bắc, đĩa tư liệu
CD ROM, bản đồ du lịch Tây Bắc bằng hai thứ tiếng Việt và tiếng
Anh.
Xây dựng và phát triển website, tận dụng ưu thế của Blog, của các
forum để giới thiệu về du lịch Tây Bắc. Đặc biệt, phải xây dựng 1
website chuyên biệt về du lịch Tây Bắc.
Phối hợp với các phương tiện truyền thông, tổ chức các hội nghị,
hộ thảo giới thiệu về du lịch Tây Bắc với du khách tham quan và
các nhà đầu tư.
Đặt panno giới thiệu về du lịch Tây Bắc tại các vị trí cửa ngõ giao
thông.
Tăng cường khả năng liên kết vùng và khu vực. Đặc biệt là liên
kết với những khu vực lân cận. Tây Bắc cần tận dụng ưu thế thu
hút khách của các vùng du lịch lân cận đã phát triển để kết hợp thu
hút du khách đến Tây Bắc, tổ chức các tour du lịch kết hợp giữa
các vùng.
Ý nghĩa
Quảng bá về con người, phong cảnh, văn hóa của các dân tộc vùng
Tây Bắc. Tạo điều kiện phát triển du lịch đến Tây Bắc.
3.3 CÁC GIẢI PHÁP KHÁC
3.3.1 Giải pháp 1 : Dạy người dân Tây Bắc làm kinh tế, nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân Tây Bắc
Mục tiêu
Cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào.
Tạo cơ sở vững chắc để bảo tồn và phát triển văn hóa dân
tộc.
Các giải pháp cụ thể
Cuộc sống của đồng bào Tây Bắc hiện nay vẫn còn rất khó khăn,
mang đậm tính chất của một nền kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp.
Bởi vậy, việc các dân tộc tìm đến miền xuôi, học theo lối sống văn hóa
và làm kinh tế như người miền xuôi để dần mai một hết những giá trị
truyền thống của dân tộc mình cũng là một điều dễ hiểu. Muốn duy trì,
bảo vệ và phát triển được các giá trị văn hóa của các dân tộc Tây Bắc
thì phải giúp người dân Tây Bắc làm kinh tế, cải thiện và nâng cao chất
lượng cuộc sống của họ. Chỉ khi cuộc sống của họ được đảm bảo thì
các giá trị văn hóa của họ mới được đảm bảo. Mặt khác, Văn hoá không
phải là nhân tố đứng bên ngoài là kết quả thụ động của kinh tế mà là
nguồn lực nội sinh, là nguyên nhân thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Đó là lí do vì sao muốn bảo tồn các giá trị văn hóa thì phải phát triển
kinh tế và muốn phát triển kinh tế du lịch thì phải bảo tồn văn hóa.
Để phát triển kinh tế ở Tây Bắc trước tiên phải Sử dụng và phát
huy văn hoá kiến thức truyền thống. Vì Tây Bắc là một nơi khá đặc
trưng về khí hậu, môi trường sinh thái, địa hình đa dạng, tình trạng văn
hoá xã hội cũng khá đa dạng với rất nhiều dân tộc sinh sống. Nếu chỉ
áp dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật, kinh tế, xã hội sẽ dẫn đến sai
lầm, thiệt hại, lãng phí và suy thoái nặng nề. Cho nên văn hoá kiến thức
truyền thống của dân tộc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Trở ngại lớn nhất cho việc sử dụng, phát huy kiến thức truyền
thống là thuộc hệ tư tưởng. Tâm lý phổ biến trong nhân dân và cán bộ
là chỉ ham chuộng kỹ thuật mới lạ từ bên ngoài đem đến, kiến thức của
ông cha để lại thì cho là lạc hậu. Lâu nay khi nói đến chuyển giao kỹ
thuật thì chỉ nghĩ đến kỹ thuật hiện đại, khoa học phương tây. Do nhận
thức sai mà một số người quá mê tín văn hoá kiến thức nước ngoài, chê
bai văn hoá kiến thức truyền thống. Dần dần chính đông đảo cộng đồng
địa phương vốn có rất nhiều kinh nghiệm quý cũng mất lòng tin vào
khả năng của mình, trở nên phục thuộc vào các giải pháp từ bên ngoài
đưa vào để giải quyết các vấn đề rất đặc trưng của họ. Kết quả là thất
bại. Do đó, trước tiên là phải giáo dục cho người dân có nhận thức đúng
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên
Trang 123
đắn về vai trò của văn hoá kiến thức truyền thống. Tiếp theo là các
phương hướng và biện pháp cụ thể như sau :
o Sưu tầm ghi chép văn hoá kiến thức truyền thống, xây dựng
bộ hồ sơ về kho tàng văn hoá kiến thức truyền thống.
o Giúp các cộng đồng bảo tồn văn hoá kiến thức truyền thống,
cung cấp cho cán bộ và nhân dân địa phương.
o Có chính sách, chế độ bảo đảm quyền sở hữu văn hoá kiến
thức truyền thống.
o Sử dụng văn háo kiến thức truyền thống trong các dự án kinh
tế – xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì văn hoá kiến thức truyền
thống cũng có không ít nhược điểm. Vì vậy trước khi sử dụng văn hoá kiến
thức truyền thống phải được đánh giá một cách kỹ lưỡng sự phù hợp, tính
hiệu quả và tính bền vững của nó.
Tiếp đó, có thể nói phát triển kinh tế du lịch là một giải pháp giúp
thay đổi sâu sắc xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
Tây Bắc một cách hiệu quả nhất. Nhà nước cần có chính sách cụ thể để
hướng dẫn người dân làm kinh tế bằng cách làm ra những sản phẩm phục
vụ cho khách du lịch. Những chính sách này phải được quy hoạch đồng bộ,
tránh tình trạng tự phát làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Tây Bắc và
làm mai một đi những giá trị văn hóa của con người nơi đây.
Ý nghĩa
3.3.2 Giải pháp 2 : Phát triển đài phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân
tộc thiểu số phục vụ cho bà con dân tộc đồng bào Tây Bắc
Mục tiêu
Tạo kênh thông tin giải trí cho người dân, giúp cho đời sống
tinh thần của họ thêm phong phú.
Tạo kênh giáo dục, tuyên truyền và kênh thông tin chính thức
những chính sách của Đảng và nhà nước đến các đồng bào
dân tộc thiểu số xa xôi.
Giải pháp cụ thể
Vùng tây bắc là vùng có địa hình hiểm trở nhất, giao thông đi lại
khó khăn nhất, trình độ dân trí và văn hoá còn thấp, đời sống của bà
con dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc đẩy mạnh
hoạt động của hệ thống thông tin đại chúng, trong đó có phát thanh,
truyền thanh bằng tiếng dân tộc thiểu số ở khu vực này là đặc biệt quan
trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.
Đài tiếng nói Việt Nam là cơ quan thông tin đại chúng quốc gia
có nhiều chương trình phát thanh bằng tiếng dân tộc thiểu số nhất. Với
nội dung phong phú và hình thức thể hiện sự gần gũi, sinh động, các
chương trình phát triển bằng tiếng dân tộc trên làn sóng đài tiếng nói
Việt Nam đã thực sự vừa là diễn đàn rộng rai, vừa là người bạn gần gũi
tâm tình của đồng bào các dân tộc.
Vốn là những cư dân sinh sống bằng kinh tế nông nghiệp nương
rẫy, địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc rất xa xôi,
hẻo lánh, giao thông cản trở, có những nơi báo chí muốn đến được phải
mất 5-7 ngày đường. Chính vì vậy, các chương trình phát thanh tiếng
dân tộc là một binh chủng tinh nhuệ, có hiệu quả nhất trên mặt trận tư
tưởng – văn hoá đáp ứng nhanh chóng và kịp thời nhu cầu thông tin và
nhận thức của đồng bào.
Trong tình hình chữ viết đã thiếu, sách báo về bản, làng lại hết
sức khó khăn thì việc nghe đài xem truyền hình bằng tiếng mẹ đẻ là
một nhu cầu cấp thiết và là phương tiện chính để đồng bào các dân tộc
tiếp nhận thông tin thưởng thức giải trí. Có thể nói làn sóng của đài
tiếng nói việt nam và hệ thống phát thanh cả nước là địa chỉ tin cậy, là
nơi lưu giữ bảo tồn phát huy văn hoá các dân tộc qua dân ca, ngâm thơ,
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên
Trang 125
qua diễn đàn giao lưu văn hoá các dân tộc anh em. Tất cả các chương
trình phát thanh dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số từ tiếng Việt
đến các dân tộc đều phải dành một tỷ lệ cao để nói về chủ đề văn hoá
tinh thần các dân tộc. Qua Đài tiếng nói Việt Nam, phải giúp cho bà
con miền núi phía bắc có thể hiểu biết thêm nhiều về đời sống sinh hoạt
và phong tục của các dân tộc anh em trong đại gia đình việt nam nhất
là của người Tây Nguyên, người Khơme Nam Bộ. Phát triển được kênh
truyền thông đến đồng bào các dân tộc thiểu số cũng có nghĩa là đã phát
triển được một trong các cơ quan tuyên truyền quan trọng nhất của
Đảng và Chính Phủ. Phải nâng cao được chất lượng các chương trình
phát thanh tiếng dân tộc, đài phát thanh phải là người bạn gần gũi nhất,
đưa tin tức nhanh nhất đến cho cả những người mù chữ, những người
khiếm thị, những người nghèo và cho mọi tầng lớp nhân dân ở mọi tầng
lớp xa xôi nhất.
Muốn đạt được yêu cầu nội dung chương trình dân tộc, miền núi
hấp dẫn bổ ích đòi hỏi phải có một đội ngũ làm các chương trình tiếng
dân tộc đủ mạnh cả về số lượng, năng lực, nhất là khả năng ngôn ngữ.
Đây là một khó khăn lớn cho đối với phần lớn các đài phát thanh tỉnh
cũng như đài tiếng nói Việt Nam trước mắt cũng như lâu dài. Bởi vậy,
để tạo nguồn phóng viên là người dân tộc thì không thể bỏ mặc cho đài
tiếng nói Việt Nam tự lo liệu. Ngay từ bây giờ, nhà nước cần ưu tiên
kinh phí và có kế hoạch chiến lược đào tạo cho học sinh người dân tộc
thành thạo cả hai loại ngôn ngữ, tiếng Việt và tiếng dân tộc. Đồng thời,
các khoa báo chí của các trường đại học phải có kế hoạch đề xuất với
nhà nước đầu tư đội ngũ phóng viên, biên tập, phiên dịch, phát thanh
viên người dân tộc một cách cơ bản nhất.
Tăng cường công tác lãnh đạo quản lý đối với hệ thống phát
thanh tiếng dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng cấp bách hiện nay. Đài
phát thanh tiếng nói việt nam và cả nước nói chung, công tác phát thanh
tiếng dân tộc nói riêng cần phải được phát triển về số lượng, chất lượng
và quy mô theo bước tiến của xã hội. Đối với đài tiếng nói việt nam cần
có những giải pháp tối ưu nhất để các chương trình phát thanh tiếng dân
tộc ngày càng hay càng hấp dẫn được người nghe, có tác dụng thúc đẩy
phát triển văn hoá, kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong
công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. Công việc quan
trọng hàng đầu là xây dựng kế hoạch tuyển chọn, đào tạo đội ngũ phóng
viên, biên tập, biên dịch, phát thanh viên là người dân tộc để chương
trình nào có người của chương trình ấy có đủ trình độ năng lực chuyên
môn đảm đương chương trình phát thanh.
Đài cần quan tâm tới chính sách cụ thể đối với cán bộ phóng
viên đang làm công tác phát thanh dân tộc nhằm giúp chị em có thu
nhập ổn định tạo điều kiện tốt cho hoạt động chuyên môn. Bộ biên tập
cần lấy hoạt động chuyên môn để khuyến khích cán bộ phóng viên nâng
cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp phục vụ cho sự nghiệp
phát thanh tiếng dân tộc. Đảng và Nhà nước cần có chính sách cụ thể,
phù hợp đối với đôi ngũ cán bộ, phóng viên để động viên khích lệ bằng
lợi ích vật chất, tinh thần một cách công bằng, dân chủ để họ có thu
nhập bằng chính hoạt động của mình. Đối với cán bộ quẩn lý trực tiếp
cần bố trí công tác trong nội bộ hợp lý, phát huy tài năng sáng tạo của
mỗi cá nhân. Ngoài ra cũng cần phải tạo điều kiện để anh chị em tham
gia vào các hoạt động, công tác khác, đồng thời tham gia giám sát xây
dựng chương trình. Bộ biên tập đài tiếng nói Việt Nam cần thiết lập
mối quan hệ quản lý sao cho có sự tập trung thống nhất giữa ban biên
tập phát thanh dân tộc (tại Hà Nội) với các cơ quan thường trú của đài
tại các địa phương và đài phát thanh truyền hình các tỉnh miền núi về
các chương trình phát thanh tiếng dân tộc. Trước hết là sự thống nhất
phương thức quản lý, về kế hoạch nội dung tuyên truyền. Các cơ quan
thường trú có chương trình phát thanh tiếng dân tộc vừa hoàn chỉnh vai
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên
Trang 127
trò thường trú của mình vừa có nhiệm vụ quản lý tổ chức các chương
trình phát thanh dân tộc, giúp lãnh đạo đài nắm chắc công tác tuyên
truyền để có hướng chỉ đạo kịp thời. Đối với “ Ban biên tập phát thanh
dân tộc” trực thuộc Bộ biên tập đài tiếng nói Việt Nam tại Hà Nội cần
được hoàn thiện về tổ chức, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ đối với
công tác phát thanh dân tộc. Ban biên tập phát thanh dân tộc còn có
nhiệm vụ tổ chức xây dựng mạng lưới cộng tác viên ở miền núi và vùng
đồng bào dân tộc thiểu số có tin bài ngày càng phong phú, phản ánh
toàn diện các mặt kinh tế – xã hội của mỗi vùng, tham mưu cho lãnh
đạo đài có chế độ khuyến khích kịp thời tính tự chủ, sáng tạo và tính
độc lập tương đối trong công tác phát thanh dân tộc đảm bảo đúng quy
chế, pháp luật quy định về hoạt động báo chí. Đồng thời, tham mưu cho
lãnh đạo đài về kế hoạch, quy hoạch đào tạo cán bộ cho các chương
trình phát thanh tiếng dân tộc. Ban biên tập chỉ đạo các đài phát thanh
ở các tỉnh, huyện miền núi về nội dung tuyên truyền, nâng cao trang
thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ. Một tồn tại lớn nhất hiện nay của Đài tiếng
nói Việt Nam đáng quan tâm là việc phủ sóng phát thanh cho các tỉnh
phía Bắc đến nay vẫn chưa tốt. Cần phải có giải pháp kỹ thuật đảm bảo
thực hiện phủ sóng cho vùng dân tộc và miền núi. Ngoài hệ thống sóng
trung, cần có hệ thống sóng ngắn 50KW và 10KW tại Đài phát thanh
các tỉnh miền núi. Trang bị thêm một số ăngten thích hợp để tiếp tốt
sóng Đài tiếng nói Việt Nam.
Ngoài ra, mỗi tỉnh cần có ít nhất một kênh phát thanh, truyền
hình bằng tiếng dân tộc để phục vụ cho bà con dân tộc ở địa phương,
nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của họ, để họ có thể được thể
hiện những nhu cầu, nguyện vọng của mình cũng như được biết cụ thể
những chính sách của Nhà Nước, cuộc sống của các đồng bào dân tộc
khác trên lãnh thổ Việt Nam. Nội dung phát thanh, truyền hình phải sát
với nhu cầu cuộc sống của đồng bào. Chú trọng nêu các gương người
tốt, việc tốt của đồng bào để học tập lẫn nhau.
Ý nghĩa : Đài phát thanh, truyền hình đến tới từng làng bản Tây Bắc
sẽ góp phần làm cho đời sống tinh thần của người dân thêm phong
phú, góp phần nâng cao ý thức của người dân trong công cuộc bảo
tồn văn hóa dân tộc. Đây cũng là kênh thông tin chính thức của nhà
nước với các đồng bào dân tộc Tây Bắc, là phương tiện hữu hiệu để
phổ biến những chính sách của nhà nước đối với đồng bào Tây Bắc.
KẾT LUẬN
Nằm ở vùng tận cùng của Tổ Quốc, Tây Bắc là một vùng đất giàu tiềm năng về
du lịch, không chỉ có phong cảnh thiên nhiên rất hùng vĩ mà còn cả một bề dày văn
hóa lịch sử và sự đa dạng sắc tộc của hơn 30 đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là một
điều kiện lý tưởng để phát triển du lịch mà tự nhiên đã ban tặng cho vùng đất này.
Trên cơ sở nghiên cứu về đặc điểm văn hóa của 4 dân tộc tiêu biểu ở khu vực Tây
Bắc (Thái, Mường, Dao, H’Mông), cộng với việc phân tích thực trạng văn hóa cũng
như thực trạng khai thác du lịch ở nơi đây, Đề tài đã đưa ra những giải pháp cụ thể
và tiêu biểu để bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc Tây Bắc nói chung để phục vụ
cho việc phát triển du lịch ở khu vực này trong giai đoạn 2012-2015. Đề tài hứa hẹn
sẽ đem lại cho ngành du lịch Việt Nam nói chung, ngành du lịch Tây Bắc nói riêng
một cái nhìn tổng quan và rõ nét hơn về thực trạng nền văn hóa cũng như tiềm năng
phát triển du lịch văn hóa ở Tây Bắc. Giúp cho cơ quan chức năng có thêm các giải
pháp hữu hiệu để bảo tồn văn hóa dân tộc và phát triển du lịch Việt Nam, mang hình
ảnh tươi đẹp đầy nhân văn của vùng đất Tây Bắc đến với mọi du khách trong nước
và quốc tế.
Trên cơ sở lí luận và nghiên cứu cụ thể, Đề tài xin đề xuất một vài kiến nghị với
các cơ quan chức năng vùng Tây Bắc như sau :
Lãnh đạo tỉnh và các ban, ngành có liên quan cần nhanh chóng
hoàn thành công tác xây dựng quy hoạch du lịch để định hướng cho
hoạt động đầu tư và phát triển du lịch.
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên
Trang 129
Đẩy mạnh tuyên truyền các chương trình, tuyến, điểm du lịch ở
Tây Bắc. Xây dựng thương hiệu Du Lịch Tây Bắc trên phạm vi rộng,
tổ chức các sự kiện để thu hút sự chú ý của khách du lịch và các nhà
đầu tư.
Cấp ngân sách cho việc thực hiện bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Tây Bắc.
Tận dụng cơ hội để nhận sự hỗ trợ của Trung Ương về cơ sở hạ tầng
tích cực, học hỏi kinh nghiệm của các tỉnh đi trước, hình thành diễn đàn
trao đổi thông tin, kinh nghiệm về phát triển du lịch với việc tuân thủ các
cam kết khi gia nhập qui tắc và luật lệ của WTO trên mạng thông tin dành
cho du lịch.
Bên cạnh chính sách kích cầu của nhà nước, Tây Bắc cần linh động
hơn nữa trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp và nhà đầu tư về nhiều mặt,
tạo điều kiện giải quyết khó khăn, đặc biệt là về công tác giải phóng mặt
bằng và các thủ tục hành chính, tránh tình trạng tháo chạy đầu tư.
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động không nhỏ đến Việt Nam nói
chung và Tây Bắc nói riêng. Các doanh nghiệp trong tỉnh đang gặp không ít khó khăn
trong hoạt động kinh daonh, các nhà đầu tư thì dè dặt howng trong các quyết định
đàu tư của mình. Với năng lực cạnh tranh còn thấp, môi trường kinh doanh chưa
thuận lợi, Tây Bắc cần có những bước đi mạnh mẽ hơn trong cải cách và đổi mới để
có thể nắm bắt cơ hội để từ đó đưa địa phương vượt qua những sóng gió phía trước,
hướng đến sự phát triển lâu dài, bền vững. Nếu Tây Bắc thành công trong việc này
thì các nhà đầu tư hiện tại chắc chắn sẽ mở rộng kinh doanh và kêu gọi các nhà đầu
tư khác đến với Tây Bắc. Với nhiều nỗ lực của chính quyền địa phương cùng với các
biện pháp hữu hiệu cụ thể thì Tây Bắc sẽ nhanh chóng trở thành một vùng du lịch
trọng điểm của nước ta.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xaydungbaotonvaphattrienvanhoadantoctaybac_131204224257_phpapp02_1214.pdf