Đề tài Xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam phù hợp với Hiệp định của WTO về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (Hiệp định TRIPS)

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế đã, đang và sẽ ngày càng trở nên một nhu cầu tất yếu và cần thiết của Việt Nam. Gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, ký kết và phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ (BTA) năm 2000, ký kết và phê chuẩn các Hiệp định thương mại đầu tư với nhiều quốc gia là một số ví dụ điển hình về các hoạt động hội nhập tích cực của Việt Nam. Gần đây nhất là việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Trở thành thành viên của tổ chức này đồng nghĩa với việc Việt Nam phải tham gia tất cả các hiệp định đa biên của WTO, trong đó có Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (sau đây gọi tắt là Hiệp định TRIPS). Quyền sở hữu trí tuệ lần đầu tiên được bàn tới trong chương trình nghị sự của Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT) tại Vòng đàm phán về hàng giả ở Tokyo năm 1978. Tuy nhiên phải đến Vòng đàm phán Urugoay của GATT (1986-1994), quyền sở hữu trí tuệ mới thực sự trở thành đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của GATT và với việc thông qua Hiệp định TRIPS, quyền sở hữu trí tuệ trở thành đối tượng điều chỉnh của WTO. Tại các nước phát triển, nơi có nền kinh tế tri thức, thương mại điện tử và khoa học công nghệ ở trình độ cao, vai trò của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được nhìn nhận và đánh giá đúng giá trị đích thực của nó. Tuy nhiên, tại các nước đang phát triển và đặc biệt là chậm phát triển thì quyền sở hữu trí tuệ đang bị vi phạm nghiêm trọng. Các sản phẩm sao chép, bắt chước được bán với giá thấp hơn rất nhiều so với các sản phẩm hợp pháp. Kết quả là nhà sản xuất chân chính không có khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận cần thiết để tiếp tục tồn tại, tiếp tục nghiên cứu và tiếp tục sáng tạo. Việt Nam không nằm ngoài hiện tượng trên. Là một nước đang phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi, Việt Nam đang phải đối mặt với nạn hàng giả, hàng nhái tràn lan. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và còn cho rằng đó là việc của Nhà nước. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp vẫn hàng ngày vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và không ít doanh nghiệp chưa biết làm thế nào để bảo vệ quyền lợi bị vi phạm. Đây thực sự là một khó khăn cho Việt Nam khi phải thực hiện các cam kết đối với WTO về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Trong khi đó, WTO yêu cầu các Thành viên của mình phải xây dựng một hệ thống bảo hộ hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. Thế nào là một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hữu hiệu ? Việt Nam đã có hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như vậy hay chưa? Nếu chưa có thì cần phải xây dựng hệ thống này như thế nào? Nếu đã có thì nó đã phù hợp với yêu cầu của WTO hay chưa? Để trả lời tất cả những câu hỏi này, cần phải có sự nghiên cứu vấn đề này một cách đầy đủ và cụ thể. Đó là lý do để em chọn Luận án về vấn đề «Xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam phù hợp với Hiệp định của WTO về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (Hiệp định TRIPS)»

doc193 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2861 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam phù hợp với Hiệp định của WTO về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (Hiệp định TRIPS), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hống pháp luật sở hữu trí tuệ theo tiêu chuẩn tối thiểu của Hiệp định TRIPS Trung Quốc và Thái Lan đều nỗ lực hoàn thiện (trước và kể cả sau khi gia nhập WTO) các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ. Nội dung các văn bản pháp luật này đều truyền tải được tinh thần của Hiệp định TRIPS, thậm chí “nội luật hoá” nhiều quy định trong TRIPS và các điều ước quốc tế có liên quan. Trong khi hiệp định TRIPS chỉ đặt ra các tiêu chuẩn tối thiểu và khuyến khích các quốc gia thành viên quy định những chuẩn mực cao hơn thì hai quốc gia này chỉ xây dựng theo đúng chuẩn mực tối thiểu của TRIPS. Với quan điểm như vậy, Trung Quốc và Thái Lan vừa có thể đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn của Hiệp định nhưng vẫn đủ linh hoạt nhằm bảo vệ tối đa cho các doanh nghiệp trong nước. Ở một chừng mực nhất định, hai quốc gia này đã thành công trong việc thực hiện các quy định đã cam kết một cách mềm dẻo, đạt được mục tiêu kép là vừa tuân thủ Hiệp định TRIPS vừa không đẩy các doanh nghiệp của mình vào tình thế khó khăn. Nói cụ thể hơn, đối với những hoạt động liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mà có lợi cho doanh nghiệp, cho quốc gia như đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì Trung Quốc và Thái Lan thực hiện rất hiệu quả. Tuy nhiên, đối với những hoạt động bảo hộ có nguy cơ làm phương hại đến nền kinh tế dù là trong ngắn hạn thì hai quốc gia này chỉ thực thi ở một chừng mực nhất định sao cho không bị chỉ trích quá đáng của IIPA. Nhờ thế, hai nước này đã giảm thiểu được những bất lợi cho nền kinh tế do Hiệp định TRIPS gây ra. - Xây dựng cơ chế đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả Khi đã có luật, để đưa chúng vào cuộc sống, hai quốc gia này đều thành lập các cơ quan chuyên trách thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, cả Trung Quốc và Thái Lan đều vấp phải sự yếu kém trong cưỡng chế thi hành luật. Có luật, có bộ máy thi hành nhưng vi phạm vẫn không vì thế mà giảm. Thực trạng này là tình hình chung ở các nước đang phát triển và chậm phát triển. Để giải quyết vấn đề này, chính phủ mỗi nước có bài giải riêng và họ đã gặp nhau ở những điểm chung sau đây: § Phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thi hành luật trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Thiếu hợp tác trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hoạt động thực thi sẽ chỉ mang tính vụ việc, manh mún và không hiệu quả. § Nâng cao năng lực của các cơ quan bảo hộ thực thi quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là cơ quan hải quan- ngành có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát hiện và xử lý những vi phạm về sở hữu trí tuệ ở biên giới. §Nâng cao nhận thức của người dân qua giáo dục và tuyên truyền. Sử dụng phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức hội thảo, khoá học ngắn hạn để phổ cập kiến thức là cách mà nước nào cũng làm. Ngoài ra, các nước cũng chú trọng tới những hoạt động giáo dục đào tạo đa dạng. - Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển Trung Quốc đã chứng tỏ là một nước lớn đang phát triển và trở thành mối lo ngại cho Mỹ, EU hay Nhật Bản khi hạn chế việc vi phạm sở hữu trí tuệ trong nước bằng cách xây dựng chuẩn kỹ thuật riêng cho nước mình và ép thế giới phải đi theo. Như vậy, thay vì Trung Quốc phải trả tiền sử dụng trí tuệ của thế giới thì nay, thế giới phải trả tiền cho Trung Quốc. Trung Quốc cũng tăng cường đầu tư cho giáo dục, thu hút nhân tài để người dân nước mình có thể sử dụng những phát minh sáng chế trong tương lai “made in China”. - Thành lập toà chuyên trách về sở hữu trí tuệ Thái Lan lại có cách giải bài toán hạn chế vi phạm sở hữu trí tuệ chẳng giống ai và khá độc đáo, đó là thành lập toà án thương mại quốc tế và sở hữu trí tuệ với thủ tục tố tụng khác với truyền thống. 3.3. Các giải pháp góp phần xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với quy định của Hiệp định TRIPS Các giải pháp được đề xuất trên cơ sở những phương hướng xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Đảng và Nhà nước, có tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan nhằm khắc phục những điểm chưa phù hợp của hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam so với các quy định của Hiệp định TRIPS. Nhóm giải pháp từ phía Nhà nước Giải pháp cho các hoạt động xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Nhà nước là những giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và nâng cao hiệu quả của các cơ quan thực thi pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm tăng mức độ phù hợp với Hiệp định TRIPS - Làm rõ hơn nữa một số điều của pháp luật sở hữu trí tuệ Như đã đề cập ở phần 2.4, so với các chuẩn mực của Hiệp định TRIPS, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 vẫn còn một số điểm chưa hoàn toàn tương thích mà nguyên nhân xuất phát từ nhu cầu tự vệ, bảo vệ nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi trước các quy định khắt khe của Hiệp định. Điều này hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, để vẫn phù hợp với các quy định của Hiệp định và vẫn bảo vệ tối đa cho các chủ sở hữu quyềnở Việt Nam, các khái niệm cần được làm rõ nhằm tránh tình trạng lạm dụng các biện pháp tự vệ : * Làm rõ khái niệm “khai thác bình thường” của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ và khái niệm “nhu cầu cấp thiết khác của xã hội” tại điều 145, 146 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 tại các văn bản dưới luật. Chỉ nên giới hạn “nhu cầu cấp thiết khác của xã hội” trong phạm vi vì nhu cầu an sinh, quốc phòng. * Làm rõ khái niệm “hàng giả” tại điều 11 mục 5 của Nghị định 105/2006/NĐ-CP nhằm rút ngắn thời gian xử lý cho các cơ quan bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá như Hải quan hoặc Quản lý thị trường. Như đã đề cập ở phần 2.4.1 hàng giả là hàng mang dấu hiệu “trùng” hoặc “khó phân biệt về tổng thể cấu tạo và cách trình bày”. Cụm từ “khó phân biệt” nên được hiểu là giống nhau trên 50% về tổng thể cấu tạo hoặc cách trình bày. * Thay khái niệm nhãn hiệu hàng hoá tại điều 72 khoản 1 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 bằng khái niệm nhãn hiệu hàng hoá theo điều 15 khoản 1 của Hiệp định nhằm mở rộng phạm vi nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ tại Việt Nam, theo đó nhãn hiệu hàng hoá sẽ là “bất kỳ một dấy hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hoá. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình hoạ và tổ hợp các màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu hàng hoá”. * Mở rộng phạm vi bảo hộ bí mật kinh doanh từ phạm vi những bí mật liên quan đến kinh doanh sang tất cả những bí mật có giá trị thương mại. * Làm rõ quy định về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo hướng phù hợp với Điều 50 của Hiệp định TRIPS. Như đã phân tích ở phần 2.4, Điều 206 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã loại bỏ khả năng yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vào giai đoạn trước khi khởi kiện vụ án. Do đó, sau này, khi sửa Luật, cần bổ sung thêm nội dung này. Trước mắt, có thể dựa vào cụm từ “trong tình thế khẩn cấp” của Điều 99, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 để khắc phục sự không phù hợp trên. Cần phải giải thích cụm từ “trong tình thế khẩn cấp” bao gồm cả giai đoạn trước khi khởi kiện vụ án. - Bổ sung các quy định còn thiếu * Như đã đề cập ở phần 2.4, Bộ Luật Hình sự năm 1999 không quy định nhóm tội phạm liên quan tới đối tượng tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. Điều 131 Bộ Luật Hình sự năm 1999 quy định tội xâm phạm quyền tác giả nhưng đối tượng của quyền tác giả được liệt kê tại điều này không bao gồm tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. Do đó, việc áp dụng chế tài hình sự với hành vi xâm phạm đối tượng này là không thực hiện được trong khi mức độ nghiêm trọng của hành vi này rất lớn. Chế tài hành chính hay dân sự chưa đủ mạnh để răn đe hay ngăn ngừa hành vi xâm phạm tái diễn do lợi nhuận từ việc xâm phạm tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá là khổng lồ. Có thể bổ sung phạm vi điều chỉnh của điều 131 về nhóm tội phạm liên quan tới đối tượng tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá Bộ luật Hình sự năm 1999 tại văn bản dưới luật. * Bổ sung quy định bảo hộ tên miền như một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Như đã phân tích ở phần 3.2.1. về dự báo xu hướng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, tên miền có giá trị rất lớn về nhiều mặt đối với doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Mặc dù, Hiệp định TRIPS chưa coi tên miền là đối tượng được bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ và về nguyên tắc, để tương thích với Hiệp định, Việt Nam cũng không cần phải bảo hộ tên miền như một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, việc không đưa tên miền vào phạm vi điều chỉnh của TRIPS là một khiếm khuyết, bất cập của WTO trước thực tiễn phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử nói chung và trước yêu cầu ngày càng cao của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tên miền trên internet nói riêng. Do vậy, khi Vòng đàm phán Doha khởi động trở lại, chắc chắn các nước thành viên WTO sẽ phải xem xét đến vấn đề này một cách cụ thể nhằm tạo luật chơi chung, bình đẳng và phù hợp cho các hoạt động thương mại trong “ không gian mạng ” [33, tr. 8]. Để bắt kịp xu thế này và bảo hộ tốt hơn cho sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam, trước mắt, phải bổ sung tên miền vào nhóm các đối tượng được bảo hộ trong quyền sở hữu công nghiệp trong văn bản dưới luật. Sau này, khi sửa Luật Sở hữu trí tuệ, phải đưa tên miền vào nội dung sửa đổi. Hiện nay, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 mới chỉ coi hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng tên miền (tức là đầu cơ tên miền) là một trong ba hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại điều 130 khoản d. Như vậy, hành vi này sẽ bị xử lý theo Luật Cạnh tranh năm 2004, và không thể bị xử lý căn cứ vào các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Luật Công nghệ thông tin năm 2006 cũng có những quy định về tên miền nhưng quy định ở hai văn bản luật này chưa thống nhất, đặc biệt là đối với vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với tên miền trên internet. Việc coi đầu cơ tên miền chỉ là hành vi cạnh tranh không lành mạnh không còn phù hợp nữa. Cần bổ sung quy định khẳng định rõ hành vi đầu cơ tên miền là hành vi vi phạm pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nhóm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ - Nâng cao năng lực chuyên môn về sở hữu trí tuệ cho cán bộ của các cơ quan quản lý và xét xử của nhà nước Với mục tiêu nâng cao năng lực chuyên môn và khả năng giải quyết công việc, đáp ứng đòi hỏi của hội nhập kinh tế quốc tế, cần chú trọng kiện toàn và phát triển nguồn nhân lực về sở hữu trí tuệ. Bộ Khoa học và Công nghệ phải là cơ quan đầu mối tiến hành xây dựng các lực lượng mang tính chuyeen nghiệp cao. Lực lượng này có trách nhiệm nghiên cứu từ việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ đến bảo hộ thực thi, tư vấn cho doanh nghiệp, cho người dân và các cơ quan quản lý. Các hoạt động cụ thể được đề xuất như sau: * Xây dựng các chương trình đào tạo ngắn hạn trong nước với nội dung phù hợp với từng nhóm cán bộ ở các cơ quan nhà nước khác nhau. Kiến thức và thông tin trong các chương trình này cần chia làm hai phần rõ ràng : phần cơ sở trang bị những kiến thức chung về quyền sở hữu trí tuệ, phần chuyên sâu sẽ tập trung vào những lĩnh vực đặc thù của từng nhóm cán bộ được đào tạo như : khối kiến thức chuyên sâu về quyền tác giả và các quyền liên quan, khối kiến thức chuyên sâu về quyền sở hữu công nghiệp, khối kiến thức chuyên sâu về thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Việc đào tạo phải trên cơ sở khảo sát nhu cầu đào tạo thực sự từ các cơ quan. * Tranh thủ tài trợ của các tổ chức quốc tế như WIPO để gửi cán bộ đủ điều kiện (đặc biệt là điều kiện về ngoại ngữ) tham gia các khóa học ngắn hạn ở nước ngoài về sở hữu trí tuệ. * Ưu tiên đào tạo cán bộ hải quan. Cán bộ hải quan là những người phải đối mặt thường xuyên với những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày một tinh vi và có tổ chức. Ngoài ra, họ cũng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát hiện và xử lý những vi phạm về sở hữu trí tuệ ở biên giới. Họ cần phải được đào tạo để xác định chính xác hành vi xâm phạm và biện pháp xử lý phù hợp, tránh kéo dài vụ việc. Trung Quốc và Thái Lan luôn ưu tiên số 1 cho việc đào tạo nhân lực cho ngành hải quan. Nhờ đó, hai quốc gia này được WTO ghi nhận hiệu quả bảo hộ thực thi quyền sở hữu trí tuệ năm 2007 * Ưu tiên đào tạo cán bộ chuyên môn cho toà án. Toà án không chỉ giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ mà còn có quyền đưa ra lệnh áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Mặc dù số vụ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ đưa ra toà án hiện nay còn rất ít nhưng trong tương lai, con số này chắc chắn sẽ tăng lên. Vì vậy, toà án cần có một đội ngũ cán bộ chuyên môn sâu về sở hữu trí tuệ và kỹ năng tra cứu thông tin nhanh nhằm rút ngắn thời gian xét xử và đưa ra được những biện pháp chế tài đủ mạnh nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. * Ưu tiên đào tạo cán bộ bảo hộ thực thi quyền tác giả và các quyền có liên quan. Hiện nay, những người đứng đầu các tổ chức quản lý tập thể về quyền tác giả, quyền liên quan ở Việt Nam thường là những nghệ sỹ thành đạt trong lĩnh vực liên quan. Hiểu biết của họ về quyền tác giả, quyền liên quan chưa thực sự sâu và rộng đủ để giúp chủ sở hữu quyền trong việc bảo vệ. Do đó, trước mắt, cần tập trung đào tạo cán bộ thực thi và nâng cao, cập nhật kiến thức về sở hữu trí tuệ cho cán bộ lãnh đạo tại những cơ quan này. - Đào tạo nguồn nhân lực tương lai về sở hữu trí tuệ cho các cơ quan bảo hộ thực thi Sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra những nhiệm vụ hết sức nặng nề cho công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nguồn nhân lực về cán bộ sở hữu trí tuệ. Trong hoạt động lập pháp và hành pháp, tư pháp từ trung ương đến địa phương, từ các bộ, ban, ngành đến toà án, viện kiểm sát, công an, hải quan đều đang rất cần đội ngũ cán bộ có chuyên môn về các lĩnh vực có liên quan đến sở hữu trí tuệ. Việc đào tạo ngắn hạn ở trên chỉ giải quyết nhu cầu trước mắt, về lâu dài, nhất thiết phải có một đội ngũ được đào tạo chính quy và bài bản về sở hữu trí tuệ. Đưa sở hữu trí tuệ vào nội dung giảng dạy tại các trường đại học thuộc các khối ngành khác nhau với thời lượng tương xứng với tầm quan trọng của nó hiện nay là một yêu cầu cấp thiết. Từ trước đến nay, trong các lĩnh vực đào tạo, đặc biệt là lĩnh vực đào tạo cán bộ pháp luật, những nội dung về các khía cạnh pháp lý của hoạt động sở hữu trí tuệ chưa có được vị trí mà nó cần phải có trong chương trình đào tạo [25, tr. 303]. Trong khi đó, hoạt động sở hữu trí tuệ ngày càng thu hút sự quan tâm của đông đảo các chủ thể tham gia phục vụ các hoạt động phát triển kinh tế- văn hoá- xã hội. Đề xuất cụ thể về thời lượng cũng như nội dung cho các trường thuộc các khối ngành khác nhau như sau [25, tr. 185-190]. : * Đối với sịnh viên các ngành khoa học tự nhiên – kỹ thuật, cần có giới thiệu, tổng quan về quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp, vì đây là những cán bộ khoa học kỹ thuật – những tác giả tương lai của các đối tượng sở hữu công nghiệp. Họ cần biết tác giả có những quyền gì và phương thức bảo vệ các quyền đó. Chương trình chủ yếu cho sinh viên ngành khoa học tự nhiên - kỹ thuật tập trung vào việc xác lập và bảo hộ các đối tượng như sáng chế, giải pháp hữu ích, 190 kiểu dáng công nghiệp. Chương trình này có thể cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về yêu cầu bảo hộ đối với các đối tượng đó, như sáng chế mới, sáng chế tương tự và những quyền, nghĩa vụ của tác giả sáng chế, chủ văn bằng bảo hộ…Từ những kiến thức cơ bản này, sinh viên sẽ lựa chọn chương trình chuyên sâu về sở hữu trí tuệ liên quan đến khả năng nghiên cứu khoa học sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng. * Đối với sinh viên ngành kinh tế - tài chính, ngoài những vấn đề sơ lược về sở hữu trí tuệ, chương trình môn học có thể tập trung vào bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp như: nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, tài sản trí tuệ... Sinh viên ngành này là những cán bộ hoạt động trong hoặc liên quan trực tiếp đến các doanh nghiệp, vì vậy họ cần nhận thức được các yếu tố của quyền sở hữu trí tuệ có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của một doanh nghiệp từ đó tìm ra những biện pháp thích hợp để bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, Điều này có nghĩa là sinh viên các ngành kinh tế - tài chính cần tìm hiểu về nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, tài sản trí tuệ… sâu hơn sinh viên các ngành khoa học tự nhiên – kỹ thuật. * Đối với sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn, những người có thiên hướng về văn hóa, nghệ thuật hoặc sáng tạo văn hóa khác có quyền ngăn chặn việc sử dụng, mua bán trái phép những thành quả sáng tạo của mình dưới góc độ là những tác phẩm. Họ cần có những nhận thức cơ bản về vấn đề này. Những sinh viên các ngành khoa học xã hội và nhân văn cần phải hiểu về bảo hộ quyền tác giả tốt hơn để bảo vệ lợi ích của chính mình, và có những biện pháp bảo vệ hữu hiệu. Vì vậy, chương trình môn học về sở hữu trí tuệ cho sinh viên các ngành khoa học xã hội và nhân văn thiên về quyền tác giả và quyền liên quan hơn. Riêng đối với các trường đại học luật thì việc xây dựng và triển khai một chuyên ngành về luật sở hữu trí tuệ là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực có năng lực chuyên sâu về lĩnh vực luật sở hữu trí tuệ. - Tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hành chính và xét xử Hoạt động phối hợp nên được thực hiện dưới những hình thức sau : * Chia sẻ thông tin giữa các cơ quan bảo hộ thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Hiện này Cục Sở hữu trí tuệ đã phát triển hệ thống công nghệ thông tin phục vụ hoạt động chuyên môn và nghiệp vụ dưới sự hỗ trợ của Nhật Bản. Hệ thống này hướng tới mục tiêu nâng cao khả năng vận hành và khai thác nguồn tài nguyên thông tin trong các hoạt động chuyên môn [10, tr. 15]. Cục đã xây dựng được một thư viện điện tử về sở hữu công nghiệp của Việt Nam (gọi là IP Lib viết tắt của từ tiếng Anh là Industrial Property Digital Library). Thư viện này chứa thông tin về tất cả các đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đã nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ từ năm 1982 và đã được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp, trong đó có cả thông tin về các văn bằng đã được cấp. Thư viện này là nguồn thông tin pháp lý đầy đủ nhất và là nguồn thông tin khoa học kỹ thuật sớm nhất và chính xác nhất. Những cán bộ bảo hộ thực thi quyền sở hữu trí tuệ có thể kiểm tra tình trạng pháp lý của đối tượng quan tâm. Tuy nhiên từ khi thư viện được đưa vào sử dụng từ tháng 2 năm 2007 đến nay (hết 15/8/2008) mới có 1269 lượt truy cập (Số liệu thu được từ hệ thống tự đếm lượt truy cập trên địa chỉ trang web thư viện Điều này chứng tỏ người dân nói chung và các cơ quan bảo hộ thực thi nói riêng chưa biết hoặc biết chưa đầy đủ về chức năng và tác dụng của thư viện này. Cục Sở hữu trí tuệ cần phải quảng bá rộng rãi hơn nữa về thư viện IPlib tới các cơ quan bảo hộ thực thi, hướng dẫn và tra cứu mẫu cho cán bộ ở đây về các tiện ích của hệ thống thư viện này. Việc chia sẻ thông tin không chỉ ở các cơ quan trung ương mà còn cần ở các địa phương. Các sở, ngành phải thường xuyên trao đổi thông tin, tài liệu về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ, các thông tin về giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, kết quả giải quyết của các cơ quan. Trao đổi thông tin cần được thực hiện thông suốt theo cả chiều dọc và chiều ngang nhằm tránh tình trạng các cơ quan chỉ biết thông tin trong phạm vi hoạt động của cơ quan mình, dẫn đến chồng chéo hoặc xử lý khác nhau trong các trường hợp xâm phạm có nội dung tương tự. * Xây dựng hệ thống hệ thống công nghệ thông tin phục vụ hoạt động chuyên môn và nghiệp vụ tại Cục Bản quyền các tác phẩm Văn học- Nghệ thuật. Cục Sở hữu trí tuệ có hệ thống nộp đơn điện tử phi trực tuyến (IP file) tra cứu thẩm định đơn (IP SEA), quản trị đơn (IPAS) giúp rút ngắn thời gian, tiết kiệm nhân lực trong việc bảo hộ thực thi quyền sở hữu công nghiệp. Nếu một hệ thống tương tự cũng được xây dựng ở Cục Bản quyền các tác phẩm Văn học- Nghệ thuật thì hiệu quả bảo hộ thực thi lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan sẽ nhân lên nhiều lần. Để làm được giải pháp này, cần có sự hỗ trợ về công nghệ của Cục Sở hữu trí tuệ và tài chính từ các tổ chức quốc tế hoặc từ chính ngân sách Nhà nước. * Thành lập Ban chỉ đạo hoặc Ban điều phối bảo hộ thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở tầm quốc gia Các cơ quan bảo hộ thực thi quyền sở hữu trí tuệ đã hợp tác trên cơ sở Chương trình hành động 168 như đã phân tích ở phần thực trạng. Tuy nhiên, chương trình hợp tác này mới chỉ dừng ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Sự hợp tác chặt chẽ cần phải sâu xuống tận các cơ quan bảo hộ thực thi ở các địa phương nhỏ ở vùng xa, đặc biệt là các vùng gần biên giới. Do vậy, nhu cầu thành lập Ban chỉ đạo hoặc Ban điều phối bảo hộ thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở tầm quốc gia là chính đáng. Trên cơ sở Ban điều phối này, các cơ quan ban ngành sẽ giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức quản lý tập thể quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả và quyền liên quan, quyền đối với giống cây trồng hình thành và phát triển trong khuôn khổ của pháp luật tại những vùng xa, vùng gần biên giới. * Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và các UBND các cấp Các cơ quan chuyên ngành cần kịp thời tham mưu cho UBND các cấp xây dựng chương trình, kế hoạch bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở địa phương mình một cách kịp thời và phù hợp. - Thành lập cơ quan giám định sở hữu trí tuệ Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Nghị định 105/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về quyền sở hữu trí tuệ chuyển công tác giám định sở hữu công nghiệp về các cơ quan bảo hộ thực thi hoặc thông qua tổ chức giám định chuyên nghiệp, đúng với thông lệ của WTO. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có tổ chức giám định chuyên nghiệp nào được thành lập và hành nghề vì chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể việc này, đồng thời việc cấp thẻ giám định viên theo quy định của Nghị định 105/2006/NĐ-CP vẫn chưa được triển khai. Các cơ quan bảo hộ thực thi quyền sở hữu trí tuệ thiếu sự tham mưu của Cục Sở hữu trí tuệ càng trở nên rụt rè trong việc giải quyết các hành vi xâm phạm quyền. Tình trạng này đã góp phần làm giảm hiệu quả thực thi của các cơ quan trên. Do đó, trước mắt cần có bộ phận giám định sở hữu công nghiệp trong các cơ quan bảo hộ thực thi và thúc đẩy nhanh sự ra đời các trung tâm giám định sở hữu công nghiệp. Muốn thực hiện được việc này, cần nhanh chóng cấp thẻ giám định viên cho các cán bộ đã qua những lớp đào tạo ngắn hạn về sở hữu trí tuệ của Cục Sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, Cục Sở hữu trí tuệ nhanh chóng hoàn thành Thông tư về hướng dẫn thành lập và thực hiện công tác giám định sở hữu công nghiệp của các Trung tâm giám định sở hữu công nghiệp. Cục Sở hữu trí tuệ không tham mưu trực tiếp cho các cơ quan chức năng nhưng vẫn có thể hỗ trợ nhân lực cho các cơ quan này. - Tiếp tục tận dụng các hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế Để thực hiện đầy đủ cam kết về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp định TRIPS, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế. Các cơ quan bảo hộ thực thi của Việt Nam yếu về cả nhân lực và vật lực cũng như kinh nghiệm thực thi đạt tính “ hiệu quả ” theo yêu cầu của Hiệp định và vẫn bảo vệ lợi ích quốc gia. Trước thực trạng như vậy, chúng ta cần tìm kiếm không chỉ sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế từ những nền kinh tế phát triển mà còn từ chính những nền kinh tế đang phát triển. Qua các chương trình hợp tác đa phương, song phương giữa Nhà nước Việt Nam với các tổ chức quốc tế, giữa các cơ quan bảo hộ thực thi với các tổ chức quốc tế, hoạt động của các cơ quan bảo hộ sẽ được nâng lên cả ở phương pháp quản lý, nhận thức và thực thi. Nhóm giải pháp từ phía chủ sở hữu quyền Giải pháp xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ từ phía chủ sở hữu quyền là những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu, cụ thể là: - Tiếp tục đổi mới nhận thức của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ về vấn đề bảo hộ * Các chủ sở hữu quyềncần tích cực tham gia các lớp đào tạo, các cuộc hội thảo trong nước và quốc tế về các vấn đề sở hữu trí tuệ nhằm cập nhật thông tin và kiến thức về sở hữu trí tuệ cũng như bảo hộ sở hữu trí tuệ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. * Chủ động khai thác thông tin từ hệ thống thông tin điện tử của Cục Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp hoặc thông tin từ Cục Bản quyền các tác phẩm Văn học- nghệ thuật nhằm tránh tình trạng vô tình vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Mặt khác, việc khai thác thông tin từ hệ thống thông tin trên có thể giúp chủ sở hữu quyền tiếp cận được với những sáng chế, giải pháp hữu ích trên thế giới và trong nước nhằm ứng dụng chúng một cách hiệu quả. * Tuyên truyền sâu rộng về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình trong phạm vi doanh nghiệp. Đối với chủ sở hữu quyền là doanh nghiệp thì yêu cầu cập nhật và đổi mới nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không chỉ dừng ở cấp lãnh đạo mà ở toàn bộ hệ thống doanh nghiệp. Từng thành viên trong doanh nghiệp phải ý thức về tài sản trí tuệ của doanh nghiệp mình và ý thức bảo vệ tài sản đó. Đồng thời, ý thức không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các chủ sở hữu quyền khác cũng phải được nêu cao trong toàn bộ hệ thống doanh nghiệp. Học tập kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc tránh vi phạm sở hữu trí tuệ bằng cách đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, các tổ chức nên thành lập các quỹ sáng tạo, khen thưởng cho các hoạt động sáng tạo trí tuệ trong nội bộ. Các tổ chức cũng nên đầu tư nhân lực và vật chất cho hoạt động nghiên cứu sáng tạo này. * Thành lập bộ phận chuyên trách về sở hữu trí tuệ đối với chủ sở hữu quyền là doanh nghiệp. Hiện nay, chỉ một bộ phận nhỏ doanh nghiệp Việt Nam, phần lớn tập trung ở doanh nghiệp lớn, có vốn đầu tư nước ngoài có một bộ phận chuyên trách về sở hữu trí tuệ. Thực trạng này sẽ dẫn tới việc doanh nghiệp dễ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Nguyên nhân của thực trạng này không nằm ở sự eo hẹp về kinh phí hay con người mà nằm ở nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về tầm quan trọng của tài sản trí tuệ và bảo hộ tài sản trí tuệ. Nhận thức này cần được thay đổi. Những doanh nghiệp có đủ cơ sở vật chất và nhân lực nên thành lập một bộ phận chuyên trách về sở hữu trí tuệ. Những doanh nghiệp có khả năng hạn chế hơn có thể có cán bộ chuyên trách về sở hữu trí tuệ. Có như vậy, mới bảo đảm rằng doanh nghiệp bảo toàn được tài sản doanh nghiệp ở trạng thái vô hình nhưng chứa đựng giá trị rất lớn. - Nhanh chóng xác lập quyền sở hữu đối với các tài sản trí tuệ * Các chủ thể cần có ý thức và hành động dứt khoát trong việc bảo vệ đứa con tinh thần của mình. Khi sáng tạo ra chúng, chủ sở hữu quyền phải chủ động và nhanh chóng đăng ký xác lập quyền sở hữu, kể cả trong lĩnh vực quyền tác giả- lĩnh vực không yêu cầu đăng ký để xác lập quyền sở hữu. Việc đăng ký bản quyền, đặc biệt là đối với phần mềm máy tính sẽ giúp chủ sở hữu quyền thoát khỏi nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả khi xảy ra tranh chấp. * Việc xác lập quyền sở hữu phải được thực hiện đồng thời ở trong nước và quốc tế đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp. Chủ sở hữu quyền không chỉ cần nhanh chóng đăng ký xác lập quyền tại Việt Nam mà nhất thiết phải xác lập quyền tại những quốc gia và vùng lãnh thổ mà tương lai họ có thể hoạt động tại đó. - Hợp tác với các cơ quan bảo hộ thực thi quyền trong xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Hiệu quả bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ không thể đảm bảo nếu bản thân các chủ sở hữu quyền bất hợp tác với cơ quan bảo hộ thực thi quyền hoặc thờ ơ với các hành vi xâm phạm. Do đó, các chủ thể nên chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan này trong xử lý các hành vi xâm phạm. Hoạt động phối hợp thể hiện qua việc nhanh chóng cung cấp bằng chứng về tài sản trí tuệ của mình như mẫu hàng thật, hàng giả đang lưu thông trên thị trường, tham gia tích cực vào các chiến dịch tuyên truyền, giới thiệu đối tượng sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ của mình, kịp thời phát hiện và thông báo các hành vi xâm phạm cho các cơ quan bảo hộ thực thi. - Khai thác triệt để ưu đãi dành cho các nước đang phát triển của công ước Berne Điều 9 khoản 1 của Hiệp định TRIPS yêu cầu các quốc gia thành viên phải “ tuân thủ các điều từ điều 1 đến điều 21 và phụ lục của công ước Berne ”. Phụ lục công ước Berne cho phép các nước đang phát triển sao chép dịch tác phẩm nước ngoài trong một số trường hợp để đáp ứng nhu cầu của công chúng mà không cần sự đồng ý của người có quyền. Ưu đãi này kéo dài 10 năm tính từ lúc gia nhập Công ước. Việt Nam gia nhập Công ước năm 2004, nghĩa là chúng ta còn thời gian từ bây giờ đến hết năm 2014 để tận dụng ưu đãi này. Tuy nhiên, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch sách, tác phẩm nước ngoài hình như không biết đến quy định này. Thực tế là họ vẫn giao dịch và thoả thuận tác quyền với các đối tác rất sòng phẳng với giá bản quyền cao ở mức 8% trở lên [32, tr. 76]. Nhóm giải pháp từ phía cộng đồng xã hội Trong tất cả các lĩnh vực, để có thể thực hiện có hiệu quả thì yếu tố con người luôn luôn đóng vai trò cốt yếu. Để việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ từ phía cộng đồng có hiệu quả, cần phải xây dựng một cộng đồng có “văn hoá sở hữu trí tuệ”. Xây dựng một cộng đồng “văn hoá sở hữu trí tuệ” là xây dựng một ý thức hệ về quyền sở hữu trí tuệ, là tạo ra cách sống và quan điểm đúng và đủ về quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi toàn xã hội. Nhìn chung, nhận thức của cả xã hội Việt nam về vấn đề sở hữu trí tuệ vẫn ở mức độ thấp một phần do sở hữu trí tuệ là một vấn đề mới và khá phức tạp. Do vậy, để xây dựng được một cộng đồng như vậy, cần khẩn trương thực hiện những biện pháp sau : - Đào tạo về sở hữu trí tuệ ở mọi cấp trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam. Theo kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan, giáo dục về sở hữu trí tuệ được đưa vào từ mẫu giáo đến đại học. Bộ Giáo dục và đào tạo cần phải thành lập một Ban xây dựng chương trình về nội dung sở hữu trí tuệ ở giảng đường, biên soạn tài liệu giảng dạy và giáo trình. Có như vậy, chúng ta mới đào tạo được một thế hệ trẻ nhận thức rõ ràng về quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. - Tuyên truyền về sở hữu trí tuệ tới đông đảo dân cư. * Cần tận dụng tối đa các phương tiện thông tin đại chúng trong việc phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ tới người dân. Hiện nay, vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã được nói đến nhiều trên báo giấy, báo điện tử, các phương tiện truyền hình, truyền thanh. Tuy nhiên, các chương trình này mới tập trung chủ yếu vào nhãn hiệu hàng hoá- nhóm đối tượng tài sản trí tuệ bị xâm phạm nhiều nhất. Vì vậy, một bộ phận lớn dân cư chỉ biết đến sở hữu trí tuệ ở góc độ hàng giả, hàng nhái. Do đó, những nội dung về sở hữu trí tuệ trên các phương tiện thông tin đại chúng nên đa dạng hoá về đối tượng cũng như về hình thức thể hiện. Chúng ta cần tiếp tục sử dụng lợi thế của các gameshow, tận dụng các chương trình phổ biến kiến thức, giải đáp pháp luật, thậm chí là các biểu ngữ trên đường phố. * Thường xuyên đưa các bản tin về tình hình vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên mọi phương tiện, đặc biệt là bản tin truyền hình, truyền thanh. Các bản tin không chỉ đưa ra tình hình vi phạm quyền sở hữu trí tuệ mà còn làm rõ những tác động tiêu cực tới nền thương mại nói riêng và hình ảnh quốc gia nói chung. Các bản tin cần nhấn mạnh tới các biện pháp xử lý vi phạm hành chính, hình sự và dân sự đã thực hiện đối với các hành vi xâm phạm nhằm phát huy tác động răn đe và ngăn ngừa hành vi xâm phạm trong tương lai. * Ngôn ngữ sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng nhất thiết phải trong sáng, dễ hiểu. Bản thân sở hữu trí tuệ là một vấn đề phức tạp với những thuật ngữ khó hiểu, vì vậy cần thiết phải chuyển tải các vấn đề về sở hữu trí tuệ và bảo hộ sở hữu trí tuệ bằng ngôn ngữ đơn giản nhất, dung dị và dễ hiểu với đại bộ phận dân cư. * Phát huy vai trò của cán bộ địa phương trong công tác tuyên truyền, đặc biệt là ở những địa phương ở vùng xa, vùng sát biên giới. Đây là những người gần với dân nhất và hiểu rõ nhất phương thức truyền đạt nào là phù hợp nhất với địa phương mình. Kết luận chương 3 1. Các giải pháp xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với Hiệp định TRIPS phải dựa trên những quan điểm chỉ đạo và định hướng cơ bản của Đảng và Nhà nước, đó là: (i) xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải phù hợp với Hiệp định TRIPS nhưng vẫn phải bảo vệ nền kinh tế, (ii) xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo hướng nâng cao hiệu lực thực thi của pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, (iii) xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo hướng phát triển khoa học và công nghệ, (iv) xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên cơ sở phát huy vai trò của giáo dục đào tạo. 2. Có nhiều cách để xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với TRIPS nhưng cách nhanh nhất là qua việc học hỏi kinh nghiệm của những quốc gia đi trước. Luận ánlựa chọn Trung Quốc và Thái Lan để nghiên cứu trên cơ sở những lý do sau: Thứ nhất là hai quốc gia này cùng ở Châu Á, cùng chia sẻ với Việt Nam quan niệm truyền thống về sở hữu trí tuệ, coi sản phẩm trí tuệ là tài sản chung của xã hội. Thứ hai, hai quốc gia này là những nước đang phát triển đồng thời là những nước láng giềng với Việt Nam. Môi trường xã hội, qua đó, có nhiều điểm tương đồng, từ cơ sở hạ tầng tới nhận thức của người dân. 3. Bài học chung rút ra từ kinh nghiệm xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với Hiệp định TRIPS là: (i) Xây dựng hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ theo tiêu chuẩn tối thiểu của Hiệp định TRIPS; (ii) Xây dựng cơ chế đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả; (iii)Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển; (iv)Thành lập toà chuyên trách về sở hữu trí tuệ. 4. Các giải pháp được đề xuất trên cơ sở những phương hướng xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Đảng và Nhà nước, có tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan nhằm khắc phục những điểm chưa phù hợp của hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam so với các quy định của Hiệp định TRIPS. 5. Giải pháp cho các hoạt động xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Nhà nước là những giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và nâng cao hiệu quả của các cơ quan thực thi pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là: (i) Làm rõ hơn nữa một số điều của pháp luật sở hữu trí tuệ; (ii) Bổ sung các quy định còn thiếu ; (iii) Nâng cao năng lực chuyên môn về sở hữu trí tuệ cho cán bộ của các cơ quan quản lý và xét xử của nhà nước; (iv) Đào tạo nguồn nhân lực tương lai về sở hữu trí tuệ cho các cơ quan bảo hộ thực thi; (v) Tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hành chính và xét xử; (vi) Thành lập cơ quan giám định sở hữu trí tuệ; (vii) Tiếp tục tận dụng các hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế. 6. Giải pháp xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ từ phía chủ sở hữu quyền là những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu, cụ thể là: (i) Tiếp tục đổi mới nhận thức của chủ sở hữu quyềnsở hữu trí tuệ về vấn đề bảo hộ; (ii) Nhanh chóng xác lập quyền sở hữu đối với các tài sản trí tuệ; (iii)Hợp tác với các cơ quan bảo hộ thực thi quyền trong xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; (iv) Khai thác triệt để ưu đãi dành cho các nước đang phát triển của công ước Berne. 7. Để việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ từ phía xã hội có hiệu quả, cần phải xây dựng một cộng đồng có “văn hoá sở hữu trí tuệ”. Xây dựng một cộng đồng “văn hoá sở hữu trí tuệ” là xây dựng một ý thức hệ về quyền sở hữu trí tuệ, là tạo ra cách sống và quan điểm đúng và đủ về quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi toàn xã hội. KẾT LUẬN Quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề quan tâm không chỉ của một vài quốc gia trên thế giới mà đã mang tính toàn cầu, là vấn đề mấu chốt của các mối quan hệ kinh tế-xã hội- thương mại được nhiều quốc gia quan tâm. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được thành lập với các quy tắc chung điều chỉnh mối quan hệ thương mại toàn cầu, tác động tới nhiều vấn đề liên quan đến các khía cạnh thương mại quốc tế, trong đó có lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ. Trên cơ sở đó, Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) ra đời và có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các thành viên của WTO từ ngày 1/1/2005. Hiệp định này là sự tổng hợp của hàng loạt các hiệp định đa phương trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Việt Nam trở thành thành viên của WTO sau chặng đường 11 năm chuẩn bị và nỗ lực đàm phán. Để có được thành quả như vậy, Việt Nam đã phải thay đổi toàn diện nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ đáp ứng yêu cầu của Hiệp định TRIPS. Hệ thống pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam về cơ bản đã đáp ứng các tiêu chí “đầy đủ ” mà Hiệp định đề ra. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam vẫn chưa tương thích với các tiêu chí “ hiệu quả ” của Hiệp định. Với tư cách là thành viên của WTO, chắc chắn điểm yếu này phải khắc phục nhằm tránh những tổn thất không đáng có cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và bản thân từng chủ sở hữu quyềnnói riêng. Luận án“ Xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam phù hợp với Hiệp định của WTO về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) ” đã hoàn thành được những nhiệm vụ sau : 1. Đã hệ thống hoá được những vấn đề lý luận cơ bản về sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; Khẳng định vai trò và sự cần thiết phải xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam trong bối cảnh sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. 2. Đã phân tích những nguyên tắc pháp lý cơ bản của Hiệp định TRIPS trong việc điều chỉnh những khía cạnh thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ và các yêu cầu về tính đầy đủ và tính hiệu quả của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia thành viên. 3. Đã đánh giá thực trạng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt là trong khoảng thời gian 2 năm kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO và phải thực thi các cam kết theo yêu cầu của Hiệp định TRIPS. 4. Đã chỉ ra các điểm chưa tương thích giữa hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam so với các yêu cầu của Hiệp định TRIPS. 5. Tổng kết kinh nghiệm xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc và Thái Lan, hai quốc gia có nhiều nét tương đồng với Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các cam kết theo Hiệp định TRIPS và rút ra bài học kinh nghiệm có thể áp dụng ở Việt Nam. 6. Đã đề xuất các giải pháp cụ thể về xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với các quy định của Hiệp định TRIPS nhằm tạo thuận lợi giúp Việt Nam thực hiện tốt các cam kết quốc tế của mình và vẫn bảo vệ được lợi ích của nền kinh tế đang phát triển. Các giải pháp được xây dựng trên cơ sở đánh giá thực trạng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trên cơ sở dự báo xu hướng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và trên cơ sở quán triệt các quan điểm xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Đảng và Nhà nước, kết hợp vận dụng kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan. Các giải pháp được đề xuất theo ba nhóm lớn : Nhóm giải pháp từ phía Nhà nước; Nhóm giải pháp từ phía chủ sở hữu quyền; Nhóm giải pháp từ phía cộng đồng xã hội. DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Hồ Thuý Ngọc (2008), Thực trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam và nguyên nhân, Báo Đời sống và pháp luật số 100/2008. Hồ Thuý Ngọc (2008), Những điểm chưa tương thích trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam so với các quy định của Hiệp định TRIPS, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 32/2008 Hồ Thuý Ngọc (2008), Quyền tác giả và cách tiếp cận theo pháp luật một số nước, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 29/2008 Hồ Thúy Ngọc (2007), Tìm hiểu các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 23/2007 Hồ Thúy Ngọc (2007), tham gia đề án nghiên cứu cấp Bộ Khoa học- Công nghệ “ Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa sở hữu trí tuệ vào giảng dạy và đào tạo tại các trường đại học ” do TS. Trần Lê Hồng làm chủ nhiệm TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Bộ Luật Hình sự năm 1999. Bộ Luật Dân sự năm 2005. Nguyễn Bá Bình (2005), Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam: Pháp luật và thực tiễn, Nhà xuất bản tư pháp. Chuyên trang Văn kiện đại hội, Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX ngày 10 tháng 4 năm 2006 trang web của Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tại địa chỉ Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp. Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng. Công ước bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm. Công ước về phân phối các tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh. Cục Sở hữu trí tuệ, Hoạt động sở hữu trí tuệ năm 2007. Cục Sở hữu trí tuệ, Báo cáo sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm 2008 Cục Sở hữu trí tuệ, Tổng hợp các hoạt động hưởng ứng Ngày sở hữu trí tuệ thế giới trong phạm vi cả nước, tại địa chỉ Cục Bản quyền tác giả văn học- nghệ thuật, Báo cáo tổng kết công tác bảo hộ quyền tác giả từ năm 1999 đến năm 2007 Cục Bản quyền tác giả văn học- nghệ thuật, Danh sách cán bộ công chức của Cục tại địa chỉ Cục Bản quyền tác giả văn học- nghệ thuật, Giới thiệu hoạt động của Cục tại địa chỉ Hương Cát (2005),VN chỉ có một đơn đăng ký cấp bằng sáng chế!, Báo điện tử Vietnamnet ngày 8/2/2006 tại địa chỉ Chuyên trang Luật trong nước, Thực thi quyền sở hữu trí tuệ- Chế tài làm khó doanh nghiệp, trang wweb của Saga- Kinh doanh là văn minh tại địa chỉ Gia Dũng (2006), Giữ gìn bí mật kinh doanh ở Việt Nam khó hay dễ, Chuyên trang Tin tức, BáoTài Chính Việt Nam số ra ngày 12/7/2006. Tiến Dũng (2008), Để trống tiềm năng thông tin sáng chế, Chuyên trang sở hữu trí tuệ của Báo Khoa học và phát triển số ra ngày 26 tháng 6 năm 2008. Trần Hương (2008), Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang ở mức báo động, Chuyên trang Hội nhập của Báo Đời sống và pháp luật số ra ngày 22/7/2008. Lê Hồng Hạnh, Đinh Thị Mai Phương (2004), Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam- Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà Xuất Bản Chính trị Quốc gia. Phạm Văn Hanh (2008), Đẩy mạnh công tác bảo hộ nâng cao chất lượng giống cây trồng, Bản tin của Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn số ra ngày 18/10/2008. Trần Lê Hồng (2007), Báo cáo tổng kết đề án “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa sở hữu trí tuệ vào giảng dạy và đào tạo tại các trường đại học”, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ. Hoàng Hường (2006), Nguyễn Quảng Tuân và Đào Thái Tôn: Phán quyết không thoả đáng, Báo Vietnamnet, ra ngày 26 tháng 12 năm 2006 Hiệp định TRIPS bằng tiếng Việt tại trang web của Cục sở hữu trí tuệ Hiệp ước về sở hữu trí tuệ liên quan tới mạch tích hợp năm 1989 (Hiệp ước IPIC). Đỗ Tuyết Khanh (2005), Trung Quốc sau 4 năm tham gia WTO- Đánh giá sơ khởi vài nét chính, Hội thảo Hè- Đà Nẵng, 2005. Đặng Hoài Ly (2003), Trung Quốc gia nhập WTO và tác động tới ngoại thương ASEAN, Luận văn tốt nghiệp đại học ngoại thương 2003. Từ Lương (2005), Vi phạm sẽ còn tăng, Chuyên trang tin tức của Thời báo kinh tế Việt Nam số ra tháng 4 năm 2005. Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005. Thanh Lương (202), Tranh chấp bản quyền tác giả có yếu tố nước ngoài đầu tiên tại Việt nam: Người đi kiện thành Con kiến leo cành đa, Báo Pháp luật số ra ngày 9/10/2002. Trần Hồng Minh (2006), So sánh hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam theo Hiệp định TRIPS-WTO, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nguyễn Thị Mơ (2008), Quyền sở hữu trí tuệ đối với tên miền trên internet và những vấn đề đặt ra, Tạp chí kinh tế đối ngoại- trường Đại học Ngoại thương số 19/2008. Vũ Văn Mậu (1958), Dân luật khái luận, Bộ Quốc gia Giáo dục Sài Gòn. Đoàn Năng (2000), Về thực trạng và phương hướng tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 2/2000. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật Kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Nghị định số 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan. Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp. Nghị định số 104/2006/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng. Nghị định số 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Nghị định số 106/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp. Nguyễn Nga (2007), Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Gà nhà đá nhau tại trang web của báo vietnamnet tại địa chỉ Minh Quyên (2003), Sao chép băng đĩa lậu ngày càng tăng, trang web của Vietnamnet Lê Xuân Thảo (2005), Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản tư pháp. Phùng Trung Tập (2008), Các yếu tố của Quyền sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản tư pháp. Trung tâm từ điển học, Từ điển tiếng Việt 2008, Nhà Xuất bản Đà Nẵng năm 2008. Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, Cẩm nang sở hữu trí tuệ, Cục sở hữu trí tuệ năm 2005. Thời báo kinh tế Sài gòn, Sở hữu trí tuệ sẽ nóng được tải về từ địa chỉ Thanh tra Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Báo cáo tổng kết các năm 2006, 2007. Nguyễn Thanh Tâm (2006), Quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại, Nhà xuất bản tư pháp. Hoàng Thị Thu Trang (2008), Kinh nghiệm Quốc tế về hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và khả năng áp dụng ở Việt Nam, Khoá luận tốt nghiệp trường Đại học Ngoại Thương. Xuân Thái (2007), Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam: Nhọc nhằn thực hiện tác quyền, Chuyên trang Văn hoá Văn nghệ, Báo Sài Gòn Giải phóng số ra ngày 11/8/2007. Nguyễn Xuân Trinh (20008), Quyền sở hữu trí tuệ trên internet và vấn đề cần lưu tâm, Báo của Công ty điện lực 3 số ra ngày 6/3/2008. Tiếng Anh 54 Asahi Koma Law Office, Intellectual Property Rights in Japan, 2003. 55 Asia-Pacific Economic Cooperation (2007), Intellectual property Rights Protection in Thailand, Symposium on Paperless Trading capacity- Building and Intellectual Property Rights Protection in Beijing, China 14-16 August 2007 , p.4 56 Bussiness Software Alliance, 2007 Pricy Study 57 Collaborations in Japan, Handouts for the Conference on Collaborations in Japan and Croatia dated 11th February, 2008 In Tokyo, Japan. 58 Copyright, Designs and Patents Act in UK year of 1988 at 59 Copyright Law in US year of 2007 at 60 Copyrights Act in Australia year of 1968 at 61 Edward J.Kelly and Vipa Chuenjaipanich, Intellectual Property in Thailand, Tilleke and Gibbins International Ltd., 2005 62 Kemasiri Nitchakorn, Copyright Protection in Thailand, British Copyright Council, 2002 63 Government Acts againsts IPR violation of China at 64 Hiroyuki Abe, Trends and Issues regarding Industry-academia- government . 65 Interbrand BusinessWeek, Best Global Brands 2006- A ranking by brand value. 66 International Intellectual Property Alliance, Vietnam’s Special 301 history tại địa chỉ 67 International Intellectual Property Alliance, 2007 Special 301 report tại địa chỉ 68 Kumar, N. (2002) “Intellectual Property Rights, Technology and Economic Development: Experiences of Asian Countries”, Commission on Intellectual Property Rights, Background Paper 1b, London, p.5 at 69 Kemasiri Nitchakorn, Copyright Protection in Thailand, British Copyright Council, 2002. 70 Law on Intellectual property in France year of 2003 at 71 Law on the Administration of Copyright and Neighboring Rights in Germany (Copyright Administration Law) of September 9, 1965, as last amended by Law of June 23, 1995 at 72 Ray August, International Business Law: Text, cases and Readings, Pearso International Education 2004. 73 Sandy Thomas, Knowledge is Power, Nature- International weekly Journal of science, 2003 tại địa chỉ 74 US Code at 75 Vichai Ariyanuntaka, Enforcement of Intellectual Property Rights under TRIPS: A Case Study of Thailand, tại địa chỉ 76 WIPO website http:// www. Wipo.int/about-ip/en/ 77 Hongkong education website at 78 Chinese Customs, Report on 2007 79 Roger Vickery, Wayvne Pendleton (2003), Business Law: Principles & Application, 4th Edition, Pearson Education Australia pty Ltd MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii DANH MỤC CÁC BẢNG vi DANH MỤC CÁC HÌNH vii MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ PHÙ HỢP VỚI HIỆP ĐỊNH TRIPS 9 1.1. Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ 9 1.2. Hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ 31 1.3. Hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với Hiệp định TRIPS 42 1.4. Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với Hiệp định TRIPS 58 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM 65 2.1. Thực trạng xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Nhà nước 65 Thực trạng xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu 91 Thực trạng xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của xã hội 107 Đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam so với các yêu cầu của Hiệp định TRIPS 121 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚI HIỆP ĐỊNH TRIPS 138 3.1. Phương hướng xây dựng 138 3.2. Tìm hiểu kinh nghiệm 143 3.3. Các giải pháp cụ thể 161 KẾT LUẬN 180 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 182 TÀI LIỆU THAM KHẢO 183

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam phù hợp với Hiệp định của WTO về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương .doc
Luận văn liên quan