Trong thời gian thực tập tại Thư viện Trường Đại hoc Kinh tế Đà nẵng, em có cơ hội vận dụng được những kiến thức lý thuyết đã học vào thực tế một cách hiệu quả, giúp em áp dụng được những kiến thức mà em đã học ở trường. Quan trọng hơn nữa, trong suốt thời gian thực tập tại Thư viện đã giúp em có cái nhìn tổng quan và rõ nét hơn về nghiệp cụ và và các chức năng quản lý thư viện , từ đó đã bổ sung thêm kiến thức để em vận dụng vào thực hiện đề tài : “Xây Dựng Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Thư Viện Trường Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng”
Tuy nhiên thời gian thực tập là khoảng thời gian chưa đủ dài để em vừa tham gia thực tế và hoàn thiện một sản phẩm ứng dụng hoàn chỉnh được. Vì thế trong quá trình thực hiện đề tài vẫn còn gặp một vài sai sót trong quá trình phân tích cũng như xây dựng chương trình. Mong rằng, đề tài này sẽ nhận được sư quan tâm góp ý của các Thầy, Cô giáo và các bạn để đề tài được phát triển tốt hơn và giúp bản thân em có nhiều kiến thức vững chắc hơn.
80 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8890 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng hệ thống thông tin quản lý thư viện trường đại học kinh tế Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ký cá biệt là ký hiệu biễu diễn duy nhất cho mỗi bản sách trong thư viện. Số đăng ký cá biệt được lưu trong sổ đăng ký cá biệt.
Từ khóa
Từ khóa là những từ ngữ đặc biệt trong mỗi tài liệu có tính chất mô tả và đặc trưng cao cho nội dung của tài liệu đó hoặc là những danh từ riêng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong tài liệu.
Khung phân loại
Khung phân loại là tập hợp các ký hiệu được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Ký hiệu phân loại của mỗi tài liệu là tập hợp các ký hiêu trong khung phân loại.
Ký hiệu phân loại
Ký hiệu phân loại là những ký hiệu bằng số hoặc bằng chữ (hoặc cả hai) quy định sẵn để biểu diễn các khái niệm khoa học thuộc toàn bộ các lĩnh vực tri thức
Nhãn sách
Nhãn sách là những băng giấy nhỏ dán trên mỗi bản sách, trên có ghi rõ “Tên thư viện “ cùng với các thông tin (viết tắt theo những ký hiệu đã quy định) của chính bản sách đó như ngôn ngữ, khổ cỡ, phòng phục vụ, vị trí kho, số đăng ký cá biệt (Ký hiệu xếp giá) của bản sách đó trong kho, tên viết tắt của tác giả, mã phân loại của bản sách đó, năm xuất bản cuốn sách
Phích sách
Phích sách là những thẻ bằng giấy trên có ghi rõ thông tin về từng đầu sách như tên tác giả, tên sách, mã phân loại, từ khóa, tóm tắt nội dung, được sắp xếp theo trật tự nhất định (hoặc theo chủ đề, hoặc theo chữ cái) đặt các ngăn gỗ để phục vụ cho việc tra cứu của độc giả
Phiếu mượn
Phiếu mượn là phiếu ghi các thông tin mượn trả dành cho mỗi độc giả của thư viện. Trên phiếu có ghi ngày tháng năm sinh, tên tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, số thẻ và ảnh của độc giả sở hữu phiếu đó. Trên phiếu có ghi tên những cuốn sách mà độc giả mượn. Phiếu này được dùng làm biên bản pháp lý về việc giao nhận và trả sách giữa độc giả và thủ thư.
Phiếu yêu cầu
Phiếu yêu cầu là phiếu ghi tên cuốn sách muốn mượn mà độc giả sẽ đưa cho thủ thư khi có nhu cầu mượn sách.
Phiếu theo dõi
Phiếu theo là phiếu gắn trên mỗi bản sách, trên có ghi rõ ký hiệu sách, tên sách, tên tác giả, ngày mượn, người mượn, địa chỉ mượn. Phiếu này dùng để theo dõi lượng người đã mượn sách đó.
Số đăng ký tổng quát
Số đăng ký tổng quát là sổ dùng để ghi chép các thông tin trong mỗi đợt bổ sung tài liệu. Sổ gồm 3 phần chính là :
Tài liệu nhập kho :
Trong phần này có ghi rõ ngày tháng và sổ, số chứng từ (hóa đơn) của lần bổ sung đó, nơi cung cấp tài liệu, tổng số tài liệu nhập về, số lượng của mỗi loại sách, tổng số tiền trả, số lượng tài liệu phân chia theo từng lĩnh vực, tổng số tài liệu phân chia theo từng ngôn ngữ
Tài liệu xuất kho :
Trong phần này ghi rõ ngày vào sổ, số biên bản, ngày phê chuẩn biên bản, tổng số tài liệu xuất kho, số lượng xuất kho của mỗi loại, tổng tiền, số lượng tài liệu phân chia theo từng khu vực, số lượng tài liệu phân chia theo từng ngôn ngữ.
Tình hình tài liệu hằng quí, hằng năm :
Trong phần này ghi rõ ngày kiểm kê, tổng số tài liệu kiểm kê, số tài liệu thuộc mỗi loại được kiểm kê.
Sổ đăng ký cá biệt
Sổ đăng ký cá biệt là sổ ghi chép thông tin từng bản sách trong mỗi kho. Mỗi kho chỉ có một sổ đăng ký cá biệt duy nhất. Trong sổ có ghi đầy đũ mọi thông tin như ngày vào sổ, số thứ tự của từng bản sách trong kho, tên sách, tên tác giả, nơi xuất bản, năm xuất bản, giá tiền mỗi bản, số vào sổ tổng quát của mỗi bản, loại tài liệu của bản sách đó, ngày vào số biên bản xuất , thông tin kiểm kê của từng bản sách ở từng quý.
Một số khung phân loại phổ biến
Sách được phân loại theo một số tiêu chuẩn (gọi là khung phân loại). Các khung phân loại phổ biến hiện nay là :
Khung phân loại DDC (Mỹ)
Khung phân loại BBK (Liên Xô)
Khung phân loại PTB (Việt Nam)
Khung phân loại này thường được dùng trong công tác quản lý thư viện ở Việt Nam
Cấu trúc bảng chính.
Đây là khung phân loại được các chuyên môn thư viện Quốc Gia Việt Nam biên soạn lại dựa trên cơ sỡ khung phân loại BBK. Khung phân loại này có 19 lớp cơ bản.
Ví dụ:
0: Tổng loại.
1: Triết học. Tâm lý học. Logic học.
2: Chủ nghĩa vô thần . Tôn giáo.
3K: Chủ nghĩa Mác-LêNin.
3: Xã hội chính trị.
...
Đ: Sách thiếu nhi.
Trong các lớp cơ bản, ta có thể thấy khung phân loại đã thể hiện ký hiệu xen lẫn cả chữ số Arap và chữ cái, dùng cả một số và hai số cho lớp cơ bản
Các bậc phân chia tiếp theo ở các lớp nhỏ hơn cũng sử dụng hỗn hợp chữ và số, tuy nhiên về cơ bản vẫn theo nguyên tắc thập tiến.
Ví dụ 6 lớp được chia nhỏ như sau :
6: Kỹ thuật.
6C1: Ngành khai mỏ.
6C4: Gia công kim loại.
6C4.1: Đúc kim loại.
6C4.2: Gia công kim loại bằng áp lực.
6C4.3: Hàn, cắt kim loại.
Các bảng phụ trợ: Khung phân loại PTB có 4 bảng trợ ký hiệu :
Bảng trợ ký hiệu hình thức
Bảng trợ ký hiệu địa lý
Bảng trợ ký hiệu ngôn ngữ
Bảng trợ ký hiệu phân tích
Một số nghiệp vụ cơ bản trong quản lý Thư Viện
Bổ sung nguồn tài liệu
Đây là hoạt động đầu tiên trong chuỗi các nghiệp vụ của thư viện, tạo ra nguồn hay bản sưu tập tư bộ tài liệu. Trong nghiệp vụ này, thư viện có nhiệm vụ đặt mua sách, ấn phẩm định kỳ hay bất kỳ dạng tài liệu nào khác tuân theo một chiến lược xác định trong điều kiện kinh tế cho phép, nhằm phục vụ tốt nhất cho các đối tượng bạn đọc của mình.
Xử lý kỹ thuật
Sau khi bổ sung sách, quá trình xử lý kỹ thuật có nhiệm vụ:
Phân loại tài liệu: Là quá trình cán bộ nghiệp vụ dùng các ký hiệu đã được quy định để mô tả nội dung cuốn sách theo chuyên ngành học
Tạo phích và tổ chức hệ thống tra cứu cho độc giả: Tạo phích là công việc không thể bỏ qua. Trên phích có đầy đủ thông tin cần thiết giúp độc giả xác định cuốn sách. Phích được sắp xếp theo các tiêu chí khác nhau.
Phục vụ độc giả mượn – trả tài liệu
Tra cứu tài liệu: Độc giả sử dụng hệ thống các phích được sắp xếp theo trật tự tên tài liệu, tên tác giả hoặc chủ đề để có thể tìm được tài liệu mình cần.
Mượn tài liệu: Dựa vào thông tin trên phích sách, độc giả có thể tự mình tìm tài liệu hoặc viết phiếu yêu cầu đưa cho thủ thư. Thủ thư ghi lại thông tin về bạn đọc và tài liệu mà bạn đọc mượn vào phiếu theo dõi và đưa tài liệu cho độc giả mượn nếu có.
Trả tài liệu: Khi bạn đọc trả tài liệu, cán bộ thủ thư xóa tên tài liệu khỏi danh sách đang mượn của độc giả và xếp tài liệu vào vị trí cũ của nó.
Vai trò của tin học hóa trong công tác quản lý Thư Viện
Thế giới đang chứng kiến sự bùng nổ dữ dội của Thông Tin. Trong bối cảnh đó, con người phải đối mặt với một mâu thuẫn gay gắt giữa một bên là lượng thông tin không ngừng tăng nhanh và một bên là khả năng lưu trữ và xử lý thông tin có hạn của con người. Vì thế mà tin học hóa có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý Thư Viện.
Đối với cán bộ thư viện
Tin học hóa cho phép nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài liệu, với một phần mềm chuyên dụng, máy tính sẽ cho phép cập nhật thông tin nhanh chóng và nhất quán. Công tác biên mục, phân loại và xây dựng mục lục tra cứu trở nên chính xác, giảm thiểu sức lao động của cán bộ thư viện. Lưu trữ thông tin về độc giả và tài liệu, máy tính tạo điều kiện cho việc thống kê quản lý tình trạng luân chuyển và nhu cầu của độc giả. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi cán bộ thư viện phải có một trình độ tin học khá căn bản để sử dụng trong công tác quản lý.
Đối với độc giả
Giúp cho việc tìm kiếm thông tin trở nên hiệu quả và nhanh chóng. Ta có thể thấy được tính ưu việt trong việc ứng dụng tin học vào trong quản lý thư viện hiện đại. Tuy nhiên hiệu quả phụ thuộc vào rất nhiều chính sách phát triển và khả năng tài chính của thư viện.
Bài toán quản lý hệ thống thông tin thư viện
Trong một thư viện truyền thống, các hoạt động bắt nguồn từ việc bổ sung nguồn tài liệu. Thư viện sẽ đặt mua tài liệu theo một chiến lược xác định phụ thuộc vào đối tượng phục vụ của thư viện. Sau đó, người ta tiến hành phân loại tài liệu, mô tả chúng, sắp xếp theo một trật tự nhất định và tổ chức hệ thống tra cứu cho độc giả dùng phích.
Độc giả khi tìm một tài liệu mình cần có thể tra cứu hệ thống các phích được sắp xếp theo trật tư của tên tác giả, nhan đề tài liệu và chủ đề của tài liệu đó. Sau khi xác định được tài liệu mình cần thì dựa vào thông tin vị trí của tài liệu ghi trên phích, độc giả sẽ viết phiếu yêu cầu đưa cho thủ thư để lấy sách cho mình. Thủ thư sẽ ghi lại những thông tin về bạn đọc và tài liệu mà bạn đọc mượn theo dõi việc thu hồi tài liệu đó. Khi bạn đọc vừa trả lại, thủ thư sẽ xóa tên cuốn sách khỏi danh sách đang mượn của bạn đọc và xếp tài liệu vào vị trí cũ của nó.
Việc thống kê số lượng tài liệu hiện có như tài liệu nhập mới trong một năm, số lượng độc giả tới thư viện, loại sách mà độc giả mượn và đọc nhiều để căn cứ vào đó có chiến lược bổ sung nguồn tài liệu thích hợp, đáp ứng nhu cầu của bạn đọc ở hiện tại và trong tương lai.
Đây là toàn bộ tiến trình nghiệp vụ của một thư viện. Khi xây dựng một hệ thống quản lý thì toàn bộ các quy trình sẽ được tư động hóa. Khi sử dụng chương trình quản lý thư viện, các đối tượng tham gia vào hệ thống sẽ giảm thiểu các thao tác và thu được phản hồi một cách nhanh chóng.
Độc giả
Khi sử dụng chương trình nghiên cứu tài liệu, độc giả có thể dễ dàng tìm được tài liệu mình cần trong khoảng thời gian ngắn nhất. Chương trình sẽ cung cấp cho độc giả đầy đủ thông tin về tài liệu, vị trí, trạng thái tồn tại của từng bản tài liệu trong kho.
Nếu tài liệu có trong thư viện, độc giả có thể yêu cầu mượn. Ngược lại nếu đã có người mượn, độc giả có xếp hàng đăng ký mượn tài liệu.
Cán bộ thư viện
Cán bộ nghiệp vụ:
Cùng với những khả năng của máy tính, hệ thống có thể trợ giúp đắc lực trong việc lưu trữ và cập nhật thông tin, tránh tình trạng quản lý bằng sổ sách rất phức tạp và thiếu chính xác. Do đó, thời gian và công sức quản lý cán bộ Thư Viện được giảm thiểu. Thủ thư có thể kiểm tra thông tin mượn trả tài liệu của độc giả ngay lập tức. Việc báo cáo cũng trở nên nhanh hơn nhiều so với thao tác bằng tay như trước. Hệ thống sẽ trợ giúp cán bộ thư viện trong việc thống kê theo tiêu chí đã đề ra và tạo các bản báo cáo.
Cán bộ quản lý:
Cán bộ quản lý có thể nắm được các hoạt động của toàn thư viện thông qua việc lập các thống kê báo cáo do hệ thống trợ giúp. Từ đó ban lãnh đạo có thể đưa ra những chính sách phù hợp cho Thư Viện.
CHƯƠNG II KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐHKT ĐÀ NẴNG
Khảo sát thực tế
Giới thiệu về thư viện trường Đại học Kinh Tế Đà Nẵng
Thư Viện Trường ĐHKT Đà Nẵng thành lập năm 1985 nằm trong khuôn viên Trường ĐHKT Đà Nẵng
Thông tin cơ bản về Thư Viện Trường ĐHKT Đà Nẵng
Địa chỉ: 71 Ngũ Hành Sơn, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0511 – 950114
Fax: 0511 – 836255
Web:
Tổng số tài liệu hiện có 299.910 bản sách, trong đó :
213.078 bản sách giáo trình
86.832 sách tham khảo các loại
Hệ thống quản lý trong thư viện hầu như đã được tin học hóa, thư viện đã được kết nạp vào Hội Liên Hiệp Thư viện Việt Nam.
Thư viện gồm có 2 phòng mượn và một phòng đọc:
Tầng 1: Phòng mượn sách giáo trình
Tầng 2: Phòng mượn sách tham khảo, sách văn học (Kho sách tự chọn)
Tầng 3: Phòng đọc, có: Phòng đọc chung cho mọi sinh viên, phòng đọc sách ngoại văn, luận văn, luận án dành cho Học viên cao học và Sinh viên chất lương cao, phòng đọc sách mẫu, từ điển, báo và tạp chí.
Thiết bị hỗ trợ gồm:
Máy chủ: 2 cái
Máy vi tính: 21 cái
Máy in: 5 cái
Máy photocopy: 2 cái
Máy quét mã vạch: 7 cái
Ngoài ra thư viện còn có trang web tra cứu tài liệu tại địa chỉ:
Nội dung khảo sát
. Mục đích khảo sát
Tiếp cận với nghiệp vụ chuyên môn trong công tác quản lý của Thư Viện Trường Đại học Kinh Tế Đà Nẵng;
Tìm hiểu vai trò, chức năng và cách thức hoạt động của hệ thống, qua đó rút ra được những chức năng quan trọng trong hệ thống;
Tìm ra được những khuyết điểm, những mặt hạn chế, bất cập của hệ thống
Đề ra mục tiêu hướng tới để giải quyết vấn đề, nghiên cứu thay đổi hệ thống.
. Đối tượng khảo sát
Cán bộ lãnh đạo, quản lý Thư Viện
Khi muốn tìm hiểu một cách chi tiết các vấn đề liên quan đến Thư Viện Trường ĐHKT Đà Nẵng, thì người tìm hiểu khảo sát phải được sự cho phép của ban lãnh đạo Thư Viện. Khảo sát Thư Viện từ cấp trên xuống, tìm hiểu từ vấn đề khái quát nhất đến cụ thể chi tiết các vấn đề.
Tìm hiểu độc giả và nghiệp vụ của thủ thư
Thông tin mà ta tìm hiểu được từ ban lãnh đạo Thư Viện là những cái chung nhất, khái quat nhất. Muốn đi sâu, đi sát vào vấn đề, vào từng chi tiết của hệ thống, chúng cần tiếp xúc trực tiếp với hiện trạng của hệ thống Thư Viện cụ thể nhưng chúng ta có thể quan sát quy trình làm việc của một thủ thư, sau đó đặt ra những câu hỏi liên quan đến ngiệp vụ hoặc là trực tiếp làm độc giả tham gia vào quá trình mượn sách, từ đó rút ra được ưu và nhược điểm của hệ thống hiện tại.
. Đối tượng tài liệu
Tìm hiểu nhu cầu và các chức năng cần thiết của Thư Viện Trường ĐHKT Đà Nẵng, ngoài tìm hiểu về đối tượng người dùng thì còn tìm hiểu thông qua các biểu mẫu và các tài liệu của Thư Viện
Biểu mẫu, tập tin, sổ sách
Các thủ tục, quy trình
Các thông báo
Phương pháp khảo sát
Quan sát trực tiếp thư viện Trường ĐHKT Đà Nẵng:
Trong thời gian thực tập tại thư viện Trường ĐHKT Đà Nẵng giúp bản thân em quan sát được cách thức làm việc của các thủ thư trong thư viện. Bên cạnh đó cũng gúp em nhìn nhận được một cách tổng quát về như cầu mượn sách của từng bộ phận độc giả.
Phỏng vấn :
Trong quá trình thực tập tại thư viện, mặc dù đã quan sát các quy trình nghiệp vụ và cách thức quản lý các đầu sách trong thư viện, em đã trực tiếp tiếp xúc với các thủ thư để đặt các cầu hỏi thông qua đó giúp em hiểu sâu hơn về các quy trình trong thư viện.
Nghiên cứu tài liệu :
Nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong thư viện nên em cũng có được một số tài liệu cần thiết để nghiên cứu trong thời gian làm chuyên đề
Cơ cấu tổ chức của Thư Viện Trường ĐHKT Đà Nẵng
VĂN PHÒNG
PHÒNG XỬ LÝ KỸ THUẬT
PHÒNG
MƯỢN
PHÒNG
ĐỌC
Hình 2.1 - Cơ cấu tổ chức Thư Viện Trường ĐHKT Đà Nẵng
Phân tích nghiệp vụ quản lý trong thư viện trường Đại học Kinh Tế Đà Nẵng
Quản lý đặt sách
Khi nhà xuất bản chuyển đầu sách mới đến (theo phiếu yêu cầu) thì thư viện sẽ tiến hành tiếp nhận và gửi các danh mục sách mới đến các khoa, các khoa chọn các sách cần mua rồi gửi lại cho thư viện, tổ trưởng thư viện sẽ tiếp nhận danh mục sách cần chọn rồi gửi đến ban Giám hiệu nhà trường kí xác nhận đặt sách, sau đó gửi danh mục sách cần mua đến nhà cung cấp, các phiếu đặt hàng, phiếu nhập, hóa đơn sẽ được lưu trữ lại.
Hình 2.2 - Quy trình đặt sách
Khi nhập sách về thư viện sẽ tiến hành biên soạn, phân loại từng mục sách, dán mã số ISBN, điền thông tin sách vào phiếu như tên sách, tên tác giả, ngôn ngữ, tóm tắt nội dung, năm xuất bản, ngày nhập, số lượng nhập... để nhập sách mới vào cơ sỡ dữ liệu.
Hàng tháng dựa vào các báo cáo của bộ phận phòng đọc, phòng mượn/trả, bộ phận quản lý sách sẽ tiến hành lập danh mục những sách cần nhập thêm về do nhu cầu của bạn đọc nhiều hoặc đầu sách mới để gửi đến cho nhà xuất bản.
Quản lý mượn, trả
Mượn sách :
Khi cần mượn sách độc giả có thể tra cứu thông tin tại trang web để tìm hiểu thông tin về sách trước.
Đối với sách giáo trình: Độc giả phải in thời khóa biểu cá nhân (thay cho phiếu mượn) cùng với thẻ độc giả (thẻ sinh viên đối với loại độc giả Sinh Viên) đến phòng mượn xuất trình thời khóa biểu cá nhân cùng với thẻ độc giả để thủ thư kiểm tra. Thủ thư sử dụng máy quét để lấy thông tin từ thẻ độc giả, sau khi quét thẻ xong nếu không có vấn đề gì thì thủ thư sẽ lấy sách mà bạn đọc yêu cầu mượn theo thời khóa biểu cá nhân để cho mượn. Thủ thư sử dụng máy quét mã vạch để đọc mã vạch của sách, chương trình sẽ lấy thông tin của sách từ mã vạch, nếu cuốn sách này có thể cho mượn thì cho mượn và cập nhật lại trọng thái của cuốn sách này, sau đó giao sách cho độc giả.
Hình 2.3 - Quy trình mượn sách giáo trình
Đối với sách tham khảo: Độc giả vào phòng mượn sách tham khảo, trước khi vào phải xuất trình thẻ độc giả, để thủ thư kiểm tra xem độc giả có hợp lệ không. Nếu không có trục trặc gì về thông tin độc giả thì độc giả có thể vào tìm kiếm sách cần mượn. Sau khi tìm được sách cần mượn độc giả xuất trình sách để thủ thư quét mã vạch xem cuốn sách đó có được mượn hay không, đồng thời quét lấy thông tin độc giả và làm thủ tục mượn sách cho độc giả.
Hình 2.4 - Quy trình mượn sách tham khảo
Trả sách:
Khi độc giả cần trả sách thì sẽ đến từng bộ phận trả sách riêng cho từng loại sách, tại đây thủ thư dùng máy để quét lấy thông tin độc giả và những cuốn sách đang mượn, sau đó độc giả muốn trả cuốn nào thì thủ thư sẽ kiểm tra tình trạng của cuốn sách đó rồi làm thủ tục trả sách. Sau khi trả sách xong, chương trình tư động cập nhập lại số lượng cuốn sách đó trong kho, đồng thời lưu ngày trả của độc giả vào phiếu mượn trả.
Hình 2.5 - Quy trình trả sách
Gia hạn sách:
Độc giả đưa thông tin sách và thẻ sinh viên đến cho thủ thư, thủ thư kiểm tra sách gia hạn và thẻ sinh viên. Nếu sách gia hạn có khả năng gia hạn thì thủ thư tiến hành gia hạn, đồng thời gửi thông tin gia hạn đến cho độc giả và tiện hành cập nhập lại hạn trả trong phiếu mượn trả. Nếu không gia hạn được thủ thử sẽ gửi thông tin không thể gia hạn sách đến cho độc giả.
Hình 2.6 - Quy trình gia hạn sách
Một số nhược điểm trong hệ thống thư viện
Qua quá trình khảo sát và nghiên cứu thực tế, hệ thống thư viện trường ĐHKT Đà Nẵng tuy đã áp dụng tin học hóa vào trong công tác quản lý tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế sau :
Hệ thống thư viện có nhiều phân hệ nhưng có một số phân hệ lại rất ít vầ hầu như không được khai thác đến như: Ấn phẩm định kỳ, báo, tạp chí, cổng thông tin.
Ấn phẩm định kỳ, báo tạp chí thư viện nhập về chưa thể quản lý được.
Trong quá trình mượn sách giáo trình sinh viên phải xếp hàng chờ đợi trong một thời gian dài mới có thể mượn được sách gây mất thời gian đồng thời phải có bản photo thời khóa biểu cá nhân mới mượn được.
Hình 2.7 - Hình ảnh khảo sát
Kho sách giáo trình là kho sách đóng sinh viên phải có thời khóa biểu cá nhân mới mượn được sách, nếu muốn mượn sách giáo trình khác không có trong thời khóa biểu cá nhân thì sinh viên phải đăng trước với cán bộ thư viện.
Hệ thống thư viện có trang web riêng để độc giả tra cứu sách nhưng hầu như ít được khai thác, trong hệ thống cơ sỡ dữ liệu một số đầu sách đã được thanh lý hoặc quá cũ không thể mượn, lại không xóa bỏ gây lãng phí và làm khó khăn, mất thời gian tìm kiếm của độc giả.
Hệ thống thư viện chỉ có một cổng thông tin tra cứu sách mà không có một cổng thông tin riêng phục vụ cho các nhu cầu khác như thông báo lịch mượn, trả, thông báo sinh viên quá hạn trả sách. Các thông tin này đều được gián thông báo trước cửa thư viện, độc giả muốn biết ngày mượn, ngày trả, phải lên thư viện xem thông báo. Đây là nhược điểm lớn nhất của hệ thống.
Phần mềm chuyên dụng trong quản lý thường xẩy ra lỗi khi in, gây khó khăn cho cán bộ quản lý thư viện.
CHƯƠNG III PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN CHO BÀI TOÁN QUẢN LÝ THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐHKT ĐÀ NẴNG
Sơ đồ phân rã chức năng (BFD)
Hình 3.1 - Sơ đồ phân rã chức năng (BFD)
Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD)
Sơ đồ mức ngữ cảnh
Hình 3.2 - Sơ đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh
Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0
Hình 3.3 - Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0
Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1: Quản lý độc giả
Hình 3.4 - Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1: Quản lý độc giả
Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1: Quản lý nhà cung cấp
Hình 3.5 - Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1: Quản lý nhà cung cấp
Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1: Quản lý thủ thư
Hình 3.6 - Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1: Quản lý thủ thư
Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1: Quản lý sách
Hình 3.7 - Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1: Quản lý sách
Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1: Quản lý mượn trả
Hình 3.8 - Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1: Quản lý mượn trả
Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1: Quản lý nhập sách
Hình 3.9 - Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1: Quản lý nhập sách
Sơ đồ luồng dữ liệu múc 1: Thống kê báo cáo
Hình 3.10 - Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1: Thống kê báo cáo
Thiết kế cơ sở dữ liệu
Từ điển dữ liệu
STT
Tên Dữ Liệu
Loại
Mô Tả Kiểu Dữ Liệu
Công Thức
Diễn Giải
1
ChucDanh
KTT
C
Chức danh
2
DiaChi
KTT
C
Địa chỉ
3
DienThoai
KTT
N
Điện thoại
4
DienThoai
KTT
N
Điện thoại
5
Email
KTT
C
Email
6
Fax
KTT
N
Fax
7
GhiChu
KTT
C
Ghi chú
8
GiaTien
KTT
C
Giá tiền
9
GioiTinh
KTT
C
Giới tính
10
GVCN
KTT
C
Giáo viên chủ nhiệm
11
ISBN
KTT
C
Mã vạch
12
Ke
KTT
C
Kệ
13
MaDocGia
KTT
C
Mã độc giả
14
MaKho
KTT
C
Mã kho
15
MaKhoa
KTT
C
Mã khoa
16
MaLoaiDocGia
KTT
C
Mã loại độc giả
17
MaLop
KTT
C
Mã lớp
18
MaNgonNgu
KTT
C
Mã ngôn ngữ
19
MaNhaCungCap
KTT
C
Mã nhà cung cấp
20
MaNhaXuatBan
KTT
C
Mã nhà xuất bản
21
MaPhieu
KTT
C
Mã phiếu
22
MaPhieuNhap
KTT
C
Mã phiếu nhập
23
MaQuyen
KTT
C
Mã quyền
24
MaSach
KTT
C
Mã sách
25
MaTacGia
KTT
C
Mã tác giả
26
MaTaiKhoan
KTT
C
Mã tài khoản
27
MaTheLoai
KTT
C
Mã thể loại
28
MaThuThu
KTT
C
Mã thủ thư
29
NamXuatBan
KTT
D
Năm xuất bản
30
Ngan
KTT
C
Ngăn
31
NgayMuon
KTT
D
Ngày mượn
32
NgayNhap
KTT
D
Ngày nhập
33
NgaySinh
KTT
D
Ngày sinh
34
NguyenQuan
KTT
C
Nguyên quán
35
SoLanTaiBan
KTT
N
Số lần tái bản
36
SoLuong
KTT
N
Số lượng
37
SoTrang
KTT
N
Số trang
38
TenDocGia
KTT
C
Tên độc giả
39
TenKho
KTT
C
Tên kho
40
TenKhoa
KTT
C
Tên khoa
41
TenLoaiDocGia
KTT
C
Tên loại độc giả
42
TenLop
KTT
C
Tên lớp
43
TenNgonNgu
KTT
C
Tên ngôn ngữ
44
TenNhaCungCap
KTT
C
Tên nhà cung cấp
45
TenNhaXuatBan
KTT
C
Tên nhà xuất bản
46
TenQuyen
KTT
C
Tên quyền
47
TenSach
KTT
C
Tên sách
48
TenTacGia
KTT
C
Tên tác giả
49
TenTaiKhoan
KTT
C
Tên tài khoản
50
TenTheLoai
KTT
C
Tên thể loại
51
TenThuThu
KTT
C
Tên thủ thư
52
TomTatNoiDung
KTT
C
Tóm tắt nội dung
53
TrangThaiSach
KTT
C
Trạng thái sách
54
TrinhDo
KTT
C
Trình độ
55
TruongKhoa
KTT
C
Trưởng khoa
56
WebSide
KTT
C
Webside
Bảng 3.1-Từ điển dữ liệu
Ghi chú : - STT : Số thứ tự của thông tin dữ liệu
Tên dữ liệu : Diễn giải được đề cập trong mô tả thực thể
Mô tả kiểu dữ liệu:
N Dữ liệu số
N6 Số có 6 chữ số
N6.2 Số có 8 chữ số với 2 chữ số lẻ (sau dấu chấm thập phân)
C Dữ liệu văn bản (ký tự)
D Dữ liệu ngày tháng
L Dữ liệu kiểu logic
Loại dữ liệu:
KTT: Không tính toán
TT: Tính toán
Biễu diễn các thực thể
Thực thể Sach (Sách)
Trong bảng này lưu thông tin về sách
MaSach là trường khóa chính vì nó chỉ định một cuốn sách duy nhất
Gồm các thuộc tính: ISBN, TenSach, TrangThaiSach,SoLuong, SoTrang, NamXuatBan, SoLanTaiBan, GiaTien, TomTatNoiDung.
Bảng 3.2- Bảng thực thể Sach
Trong bảng này lưu thông tin về độc giả
MaDocGia là trường khóa chính vì nó chỉ định để phân biệt các độc giả khác nhau
Gồm các thuộc tính: TenDocGia, NgaySinh, DiaChi, DienThoai, GioiTinh
Thực thể DocGia (Độc giả)
Bảng 3.3- Bảng thực thể DocGia
Trong bảng này lưu thông tin về thông tin độc giả và thông tin thủ thư
MaPhieu là trường khóa chí vì nó chỉ định phiếu duy nhất .
Thực thể MuonTra (Mượn trả)
Bảng 3.4- Bảng thực thể MuonTra
Thực thể Lop (Lớp)
Trong bảng này lưu thông tin lớp độc giả
MaLop là trường khóa chính vì nó chỉ định lớp duy nhất của độc giả
Gồm các thuộc tính: TenLop, GVCN
Bảng 3.5- Bảng thực thể Lop
Trong bảng nay lưu thông tin loại độc giả mà thư viện phục vụ
MaLoaiDocGia là trường khóa chính vì nó chỉ định loại độc giả duy nhất
Gồm các thuộc tính: TenLoaiDocGia
Thực thể LoaiDocGia (Loại độc giả)
Bảng 3.6- Bảng thực thể LoaiDocGia
Trong bảng này lưu thông tin về vị trí của cuốn sách
MaKho là trường khóa chính vì nó chỉ định vị trí cuốn sách duy nhất
Gồm các thuộc tính: TenKho, Ke, Ngan
Thực thể Kho (Kho sách)
Bảng 3.7- Bảng thực thể Kho
Thực thể NhaXuatBan (Nhà xuất bản)
Trong bảng này lưu thông tin nhà xuất bản
MaNhaXuatBan là trường khóa chính vì nó chỉ định nhà xuất bản duy nhất
Gồm các thuộc tính: TenNhaXuatBan, DiaChi, DienThoai, Fax, Email, WebSide, GhiChu.
Bảng 3.8- Bảng thực thể NhaXuatBan
Thực thể TacGia (Tác giả)
Trong bảng này lưu thông tin tác giả
MaTacGia là trường khóa chính vì nó chỉ định tác giả là duy nhất
Gồm các thuộc tính: TenTacGia, GioiTinh, NamSinh, NguyenQuan, GhiChu.
Bảng 3.9- Bảng thực thể TacGia
Thực thể TheLoai (Thể loại)
Trong bảng này lưu thông tin về thể loại sách
MaTheLoai là trường khóa chính vì nó chỉ định phân loại duy nhất
Gồm các thuộc tính: TenTheLoai
Bảng 3.10- Bảng thực thể TheLoai
Trong bảng này lưu thông tin về ngôn ngữ sách
MaNgonNgu là trường khóa chính vì nó chỉ định ngôn ngữ duy nhất
Gồm các thuộc tính: TenNgonNgu
Thực thể NgonNgu (Ngôn ngữ)
Bảng 3.11- Bảng thực thể NgonNgu
Thực thể NhaCungCap (Nhà cung cấp)
Trong bảng này lưu thông tin nhà cung cấp
MaNhaCungCap là trường khóa chính vì nó chỉ định nhà cung cấp duy nhất
Gồm các thuộc tính: TenNhaCungCap, DiaChi, DienThoai, Fax, Email, WebSide.
Bảng 3.12- Bảng thực thể NhaCungCap
Thực thể PhieuNhapSach (Phiếu nhập sách)
Trong bảng này lưu thông tin phiếu nhập sách
MaPhieuNhap là trường khóa chính vì nó chỉ định phiếu nhập sách duy nhất
Gồm các thuộc tính: NgayNhap
Bảng 3.13- Bảng thực thể PhieuNhapSach
Thực thể ThuThu (Thủ thư)
Trong bảng này lưu thông tin thủ thư
MaThuThu là trường khóa chính vì nó chỉ định thủ thư duy nhất
Gồm các thuộc tính: TenThuThu, NgaySinh, GioiTinh, DiaChi, DienThoai, TrinhDo.
Bảng 3.14- Bảng thực thể ThuThu
Trong bảng này lưu thông tin quyền của thủ thư trong hệ thống
MaQuyen là trường khóa chính vì nó chỉ định quyền duy nhất
Gồm các thuộc tính: TenQuyen
Thực thể Quyen (Quyền)
Bảng 3.15- Bảng thực thể Quyen
Trong bảng này lưu thông tin về tài khoản của thủ thư
MaTaiKhoan là trường khóa chính vì nó lưu thông tin tài khoản duy nhất
Gồm các thuộc tính: TenTaiKhoan, MatKhau
Thực thể TaiKhoan (Tài khoản)
Bảng 3.16- Bảng thực thể TaiKhoan
Trong bảng này lưu thông tin về khoa
MaKhoa là trường khóa chính vì nó lưu thông tin khoa duy nhất
Gồm các thuộc tính: TenKhoa, DienThoai, TruongKhoa.
Khoa (Khoa)
Bảng 3.17- Bảng thực thể Khoa
Mối quan hệ giữa các thực thể
Quan hệ giữa Quyen và TaiKhoan
Hình 3.11 - Mối quan hệ giữa Quyen và TaiKhoan
Mỗi quyền truy cập có thể có một hoặc nhiều tài khoản, nhưng một tài khoản chỉ có một quyền truy cập duy nhất.
Quan hệ giữa TaiKhoan và ThuThu
Hình 3.12 - Mối quan hệ giữa TaiKhoan và ThuThu
Mỗi tài khoản chỉ cung cấp cho một thủ thư, nhưng mỗi thủ thư có thể không có hoặc có nhiều tài khoản.
Quan hệ giữa ThuThu va PhieuNhapSach
Hình 3.13 - Mối quan hệ giữa ThuThu và PhieuNhapSach
Mỗi thủ thư có thể không hoặc lập nhiều phiếu nhập sách, nhưng mỗi phiếu nhập sách chỉ do duy nhất một thủ thư lập.
Quan hệ giữa ThuThu và MuonTra
Hình 3.14 - Mối quan hệ giữa ThuThu và MuonTra
Mỗi thủ thư có thể không hoặc lập nhiều phiếu mượn trả, nhưng mỗi phiếu mượn trả chỉ duy nhất do một thủ thư lập.
Quan hệ giữa PhieuNhapSach và NhaCungCap
Hình 3.15 - Mối quan hệ giữa PhieuNhapSach và NhaCungCap
Mỗi phiếu nhập sách chỉ có một và một nhà cung cấp nhưng một nhà cung cấp có thể có một hoặc nhiều phiếu cung cấp.
Quan hệ giữa PhieuNhapSach và Sach
Hình 3.16 - Mối quan hệ giữa PhieuNhapSach và Sach
Mỗi phiếu nhập sách có thể có một hoặc nhiều sách nhưng mỗi sách có thể có trong một hoặc nhiều trong phiếu nhập sách
Quan hệ giữa Sach và TheLoai
Hình 3.17 - Mối quan hệ giữa Sach và PhanLoai
Mỗi sách chỉ thuộc một phân loại , nhưng mỗi thể loại có thể có một hoặc nhiều sách.
Quan hệ giữa MuonTra và Sach
Hình 3.18 - Mối quan hệ giữa MuonTra và Sach
Mỗi phiếu mượn trả có thể có một hoặc nhiều sách, nhưng mỗi sách có thể không có hoặc có trong nhiều phiếu mượn trả.
Quan hệ giữa MuonTra và DocGia
Hình 3.19 - Mối quan hệ giữa MuonTra và DocGia
Mỗi phiếu mượn trả chỉ dành cho một độc giả và mỗi độc giả có thể có hoặc không có phiếu mượn trả.
Quan hệ giữa DocGia và LoaiDocGia
Hình 3.20 - Mối quan hệ giữa DocGia và LoaiDocGia
Mỗi độc giả chỉ có thể thuộc một loại độc giả, nhưng mỗi loại độc giả có thể có một hoặc nhiều độc giả.
Quan hệ giữa DocGia và Lop
Hình 3.21 - Mối quan hệ giữa DocGia và Lop
Mỗi độc giả có thể không hoặc thuộc một lớp nào đó, nhưng mỗi lớp có thể không hoặc có nhiều độc giả .
Quan hệ giữa Sach và TacGia
Hình 3.22 - Mối quan hệ giữa Sach và TacGia
Mỗi sách chỉ có thể do một tác giả sáng tác, nhưng một tác giả có thể sácg tác một hoặc nhiều sách.
Quan hệ giữa Sach và NgonNgu
Hình 3.23 - Mối quan hệ giữa Sach và NgonNgu
Mỗi sách có duy nhất một ngôn ngữ, nhưng một ngôn ngữ có thể không hoặc có nhiều trong các cuốn sách.
Quan hệ giữa Sach và NhaXuatBan
Hình 3.24 - Mối quan hệ giữa Sach và NhaXuatBan
Mỗi sách được xuất bản bởi một nhà xuất bản những một nhà xuất bản có thể xuất bản một hoặc nhiều cuốn sách
Quan hệ giữa Khoa và Lop
Hình 3.25 - Mối quan hệ giữa Khoa và Lop
Mỗi khoa có thể có một hoặc nhiều lớp, nhưng một lớp chỉ thuộc trong một và chỉ một khoa.
Mô hình ER
Hình 3.26 - Mô hình E-R
Lược đồ quan hệ
TaiKhoan (MaTaiKhoan, TenTaiKhoan, MatKhau, MaQuyen, MaThuThu)
Quyen (MaQuyen, TenQuyen)
ThuThu (MaThuThu, TenThuThu, NgaySinh, GioiTinh, DiaChi, DienThoai, TrinhDo, ChucDanh)
MuonTra (MaPhieu, MaDocGia,MaThuThu)
DocGia (MaDocGia, TenDocGia, NgaySinh, DiaChi, DienThoai, GioiTinh, MaLop, MaloaiDocGia)
LoaiDocGia (MaLoaiDocGia, TenLoaiDocGia)
PhieuNhapSach (MaPhieuNhapSach, NgayNhap, MaThuThu, MaNhaCungCap)
Kho (MaKho, TenKho, Ke, Ngan)
ChiTiet-MT (MaPhieu,MaSach,NgayMuon, TrangThaiSach,NgayTra,HanTra)
Lop (MaLop, TenLop,GVCN,MaKhoa)
Khoa (MaKhoa,TenKhoa,DienThoai,TruongKhoa)
ChiTiet-PN (MaPhieuNhap,MaSach, SoLuong)
NhaXuatBan (MaNhaXuatBan, TenNhaXuatBan, DiaChi, DienThoai, Fax, Email, WebSide)
Sach (MaSach, ISBN, TenSach, TrangThaiSach, NamXuatBan,SoLanTaiBan,GiaTien,SoLuong, TomTatNoiDung, MaTacGia,MaKho, MaNhaXuatBan, MaNgonNgu, MaTheLoai)
TacGia (MaTacGia, TenTacGia, GioiTinh,NamSinh,NguyenQuan, GhiChu)
TheLoai (MaTheLoai, TenTheLoai)
NgonNgu (MaNgonNgu, TenNgonNgu)
NhaCungCap (MaNhaCungCap, TenNhaCungCap, DiaChi, DienThoai, Fax, Email, WebSide)
Mô hình dữ liệu quan hệ D-R
Hình 3.27 - Mô hình D-R
Mô hình vật lý
Là mô hình của dữ liệu được đặt máy tính dưới một hệ quản trị cơ sở dữ liệu nào đó. Ứng với mỗi lược đồ quan hệ trong mô hình tổ chức dữ liệu, dữ liệu được cài đặt thành một tệp cơ sở dữ liệu gồm các cột: tên trường, kiểu dữ liệu, độ lớn và phần ràng buộc dữ liệu.
Với bài toán "Quản Lý Thư Viện" thì mô hình hoá dữ liệu được cài đặt trên máy được hệ quản trị cơ sở dữ liệu ACCEES 2003. Ứng với mỗi lược đồ quan hệ trong mô hình tổ chức dữ liệu, dữ liệu được cài đặt được dạng bảng_Table như sau:
Bảng Quyen
Tên Trường
Diễn giải
Kiểu dữ liệu
Độ Rộng
Ràng Buộc
MaQuyen
Mã quyền
Text
10
Notnull, khóa chính
TenQuyen
Tên quyền
Text
20
NotNull
Bảng 3.18- Bảng Quyen
Bảng TaiKhoan
Tên Trường
Diễn giải
Kiểu dữ liệu
Độ Rộng
Ràng Buộc
MaTaiKhoan
Mã tài khoản
Text
10
NotNull, khóa chính
TenTaiKhoan
Tên tài khoản
Text
20
NotNull
MatKhau
Mật khẩu
Text
10
NotNull
MaQuyen
Mã quyền
Text
10
NotNull, khóa ngoại
MaThuThu
Mã thủ thư
Text
10
NotNull, khóa ngoại
Bảng 3.19- Bảng TaiKhoan
Bảng ThuThu
Tên Trường
Diễn giải
Kiểu dữ liệu
Độ Rộng
Ràng Buộc
MaThuThu
Mã thủ thư
Text
10
NotNull, khóa chính
TenThuThu
Tên thủ thư
Text
20
NotNull
NgaySinh
Ngày sinh
Data/time
10
NotNull
GioiTinh
Giới tính
Text
5
Null
DiaChi
Địa chỉ
Text
50
NotNull
DienThoai
Điện thoại
Number
11
NotNull
TrinhDo
Trình độ
Text
20
NotNull
Bảng 3.20- Bảng ThuThu
Bảng PhieuNhapSach
Tên Trường
Diễn giải
Kiểu dữ liệu
Độ Rộng
Ràng Buộc
MaPhieuNhap
Mã phiếu nhập
Text
10
NotNull, khóa chính
NgayNhap
Ngày nhập
Data/time
10
NotNull
MaThuThu
Mã thủ thư
Text
10
NotNull, khóa ngoại
MaNhaCungCap
Mã nhà cung cấp
Text
10
NotNull, khóa ngoại
Bảng 3.21- Bảng PhieuNhapSach
Bảng NhaCungCap
Tên Trường
Diễn giải
Kiểu dữ liệu
Độ Rộng
Ràng Buộc
MaNhaCungCap
Mã nhà cung cấp
Text
10
NotNull, khóa chính
TenNhaCungCap
Tên nhà cung cấp
Text
20
NotNull
DiaChi
Địa chỉ
Text
50
Null
DienThoai
Điện thoại
Number
11
Null
Fax
Fax
Number
11
Null
Email
Email
Text
20
Null
WebSide
WebSide
Text
50
Null
Bảng 3.22- Bảng NhaCungCap
Bảng ChiTiet-PN
Tên Trường
Diễn giải
Kiểu dữ liệu
Độ Rộng
Ràng Buộc
MaPhieuNhap
Mã phiếu nhập
Text
10
NotNull, khóa chính
MaSach
Mã sách
Text
10
NotNull, khóa ngoại
SoLuong
Số lượng
Number
10
NotNull
Bảng 3.23- Bảng ChiTiet-PN
Bảng TheLoai
Tên Trường
Diễn giải
Kiểu dữ liệu
Độ Rộng
Ràng Buộc
MaTheLoai
Mã thể loại
Text
10
NotNull, khóa chính
TenTheLoai
Tên thể loại
Text
20
NotNull
Bảng 3.24- Bảng TheLoai
Bảng NhaXuatBan
Tên Trường
Diễn giải
Kiểu dữ liệu
Độ Rộng
Ràng Buộc
MaNhaXuatBan
Mã nhà xuất bản
Text
10
NotNull, khóa chính
TenNhaXuatBan
Tên nhà xuất bản
Text
20
NotNull
DiaChi
Địa chỉ
Text
50
Null
DienThoai
Điện thoại
Number
11
Null
Fax
Fax
Number
11
Null
Email
Email
Text
20
Null
WebSide
WebSide
Text
50
Null
GhiChu
Ghi chú
Text
200
Null
Bảng 3.25- Bảng NhaXuatBan
Bảng NgonNgu
Tên Trường
Diễn giải
Kiểu dữ liệu
Độ Rộng
Ràng Buộc
MaNgonNgu
Mã ngôn ngữ
Text
10
NotNull, khóa chính
TenNgonNgu
Tên ngôn ngữ
Text
20
NotNull
Bảng 3.26- Bảng NgonNgu
Bảng TacGia
Tên Trường
Diễn giải
Kiểu dữ liệu
Độ Rộng
Ràng Buộc
MaTacGia
Mã tác giả
Text
10
NotNull, khóa chính
TenTacGia
Tên tác giả
Text
20
NotNull
GioiTinh
Giới tính
text
5
Null
NamSinh
Năm sinh
Data/Time
10
Null
NguyenQuan
Nguyên quán
Text
50
Null
GhiChu
Ghi chú
Text
200
Null
Bảng 3.27- Bảng TacGia
Bảng Lop
Tên Trường
Diễn giải
Kiểu dữ liệu
Độ Rộng
Ràng Buộc
MaLop
Mã lớp
Text
10
NotNull, khóa chính
TenLop
Tên lớp
Text
20
Null
GVCN
Giáo viên chủ nhiệm
Text
20
Null
MaKhoa
Mã khoa
Text
10
NotNull, khóa ngoại
Bảng 3.28- Bảng Lop
Bảng LoaiDocGia
Tên Trường
Diễn giải
Kiểu dữ liệu
Độ Rộng
Ràng Buộc
MaLoaiDocGia
Mã loại độc giả
Text
10
NotNull, khóa chính
TenLoaiDocGia
Tên loại độc giả
Text
20
NotNull
Bảng 3.29- Bảng LoaiDocGia
Bảng DocGia
Tên Trường
Diễn giải
Kiểu dữ liệu
Độ Rộng
Ràng Buộc
MaDocGia
Mã độc giả
Text
10
NotNull, khóa chính
TenDocGia
Tên độc giả
Text
20
NotNull
NgaySinh
Ngày sinh
Data/time
10
Null
DienThoai
Điện thoại
Number
11
Null
GioiTinh
Giới tính
Text
5
Null
MaLop
Mã lớp
Text
10
NotNull, khóa ngoại
MaLoaiDocGia
Mã loại độc giả
Text
10
NotNull, khóa ngoại
Bảng 3.30- Bảng DocGia
Bảng MuonTra
Tên Trường
Diễn giải
Kiểu dữ liệu
Độ Rộng
Ràng Buộc
MaPhieu
Mã phiếu
Text
10
NotNull, khóa chính
NgayMuon
Ngày mượn
Data/time
10
NotNull
TrangThaiSach
Trạng thái sách
Text
10
Null
MaDocGia
Mã độc giả
Text
10
NotNull, khóa ngoại
MaThuThu
Mã thủ thư
Text
10
NotNull, khóa ngoại
Bảng 3.31- Bảng MuonTra
Bảng ChiTiet_MT
Tên Trường
Diễn giải
Kiểu dữ liệu
Độ Rộng
Ràng Buộc
MaPhieu
Mã phiếu
Text
10
NotNull, khóa ngoại
HanTra
Hạn trả
Data/time
10
Null
MaSach
Mã sách
Text
10
NotNull, khóa ngoại
NgayTra
Ngày trả
Data/time
10
NotNull
Bảng 3.32- Bảng ChiTiet-MT
Bảng Kho
Tên Trường
Diễn giải
Kiểu dữ liệu
Độ Rộng
Ràng Buộc
MaKho
Mã kho
Text
10
NotNull, khóa chính
TenKho
Tên kho
Text
20
NotNull
Ke
Kệ
Text
20
NotNull
Ngan
Ngăn
Text
20
NotNull
Bảng 3.33- Bảng Kho
Bảng Sach
Tên Trường
Diễn giải
Kiểu dữ liệu
Độ Rộng
Ràng Buộc
MaSach
Mã sách
Text
10
NotNull, khóa chính
ISBN
Mã vạch
Text
13
NotNull
TenSach
Tên sách
Text
50
NotNull
TrangThaiSach
Trạng thái sách
Text
20
Null
SoTrang
Số trang
Number
10
Null
NamXuatBan
Năm xuất bản
Data/time
10
Null
SoLanTaiBan
Số làn tái bản
Number
10
Null
GiaTien
Giá tiền
Currency
10
Null
SoLuong
Số lượng
Number
10
Null
TomTatNoiDung
Tóm tắt nội dung
Text
200
Null
MaKho
MaKho
Text
10
NotNull, khóa ngoại
MaTacGia
Mã tác giả
Text
10
NotNull, khóa ngoại
MaNgonNgu
Mã ngôn ngữ
Text
10
NotNull, khóa ngoại
MaNhaXuatBan
Mã nhà xuất bản
Text
10
NotNull, khóa ngoại
MaTheLoai
Mã phân loại
Text
10
NotNull, khóa ngoại
Bảng 3.34- Bảng Sach
CHƯƠNG IV CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH
Công cụ sử dụng để xây dựng hệ thông
Ngôn ngữ lập trình VisualBasic 6.0
Visual Basic (VB) là sản phẩm của Microsoft, Một thành phần của bộ Visual Studio, là một ngôn ngữ lập trình dùng để xây dựng các ứng dụng chạy trên môi trương Windows.
Visual Basic (VB) là ngôn ngữ thế hệ thứ ba về lập trình hướng sự kiện, tích hợp các môi trường phát triển (IDE) từ Microsoft cho mô hình Com, phát hành đầu tiên năm 1991. Visual Basic được thiết kế ứng dụng nhanh chóng (RAD: rapid application development) với giao diện người dùng đồ họa (GUI – graphical user interface), có khả năng truy cập vào cơ sỡ dữ liệu bằng cách sử dụng Data Access Objects, Remote Data Bjects, và tạo ra các điều khiển ActiveX cũng như các đối tượng. Ngôn ngữ kịch bản như VBA và VBScript có cú pháp tương tự như Visual Basic, nhưng thực hiện khác nhau.
Visual Basic trở nên thành công và được thương mại hóa. Cuối cùng là phiên bản 6 phát hành năm 1998. Hỗ trợ của Microsoft đối với VB6 kết thúc vào tháng 3 năm 2008 và kế nhiệm là Visual Basic Net
Visual Basic 6.0 (VB6) là một phiên bản của công cụ lập trình Visual Basic (VB), cho phép người dùng tiếp cận nhanh cách thức lập trình trên môi trường Windows. Những ai đã từng quen thuộc với VB thì tìm thấy ở VB6 những tính năng trợ giúp mới và các công cụ lập trình hiệu quả. Người dùng mới làm quen với VB cũng có thể làm chủ VB6 một cách dễ dàng .
Với VB6, chúng ta có thể :
Khai thác thế mạnh của các điều khiển mở rộng.
Làm việc với các điều khiển mới (ngày tháng với điều khiển MonthView và DâtTimePicket, các thanh công cụ có thể di chuyển được CoolBar, sử dụng đồ họa với ImageCombo, thanh cuộn FlatScrollBar,…).
Làm việc với các tính năng ngôn ngữ mới;
Làm việc với DHTML;
Làm việc với cơ sỡ dữ liệu;
Các bổ sung về lập trình hướng đối tượng.
Cơ sỡ dữ liệu ACCESS
Microsoft Access là một Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu (QTCSDL) tương tác người sử dụng chạy trong môi trường Windows. Microsoft Access cho chúng ta một công cụ hiệu lực và sức mạnh trong công tác tổ chức, tìm kiếm và biểu diễn thông tin.
Microsoft Access cho ta các khả năng thao tác dữ liệu, khả năng liên kết và công cụ truy vấn để làm việc với các dạng cơ sở dữ liệu khác nhau. Ngoài ra, có thể thay đổi bất kỳ lúc nào và xem nhiều cách hiển thị dữ liệu khác nhau chỉ cần động tác nhấn chuột.
Microsoft Access và khả năng kết xuất dữ liệu cho phép người sử dụng thiết kế những biểu mẫu và báo cáo phức tạp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý, có thể phân động dữ liệu và kết hợp biểu mẫu , báo cáo trong một tài liệu và trình bày kết quả theo dạng thức chuyên nghiệp.
Microsoft Access là một công cụ đầy năng lực để nâng cao hiệu suất công việc. Bằng cách dùng các Wizard của MS Access và các lệnh có sẵn (macro) ta có thể dễ dàng tự động hóa công việc mà không cần lập trình. Đối với những nhu cầu quản lý cao, Access đưa ra ngôn ngữ lập trình Access Basic (Visual Basic For application) một ngôn ngữ lập trình mạnh trên CSDL.
Các kết quả đạt được
Form giao diện chính
Hình 4.1 - Giao diện chính
Form đăng nhập
Hình 4.2 - Form đăng nhập
Form quản lý sách
Hình 4.3 - Form quản lý sách
Form quản lý độc giả
Hình 4.4 - Form quản lý độc giả
Form quản lý thủ thư
Hình 4.5 - Form quản lý thủ thư
Form quản lý nhà cung cấp
Hình 4.6 - Form quản lý nhà cung cấp
Quản lý mượn trả
Danh sách độc giả đang mượn :
Hình 4.7 - Form danh sách độc giả mượn sách
Mượn sách:
Hình 4.8 - Form mượn sách
Thông tin chi tiết về độc giả mượn :
Hình 4.9 - Form thông tin chi tiết về độc giả mượn sách
Trả sách:
Hình 4.10 - Form trả sách
Xử lý vi phạm:
Hình 4.11 - Xử lý vi phạm
Dành cho độc giả
Hình 4.12 - Dành cho độc giả tra cứu tài liệu
Thiết kế report
Hình 4.13 - Report sách
Hình 4.14 - Report độc giả
KẾT LUẬN
Trong thời gian thực tập tại Thư viện Trường Đại hoc Kinh tế Đà nẵng, em có cơ hội vận dụng được những kiến thức lý thuyết đã học vào thực tế một cách hiệu quả, giúp em áp dụng được những kiến thức mà em đã học ở trường. Quan trọng hơn nữa, trong suốt thời gian thực tập tại Thư viện đã giúp em có cái nhìn tổng quan và rõ nét hơn về nghiệp cụ và và các chức năng quản lý thư viện , từ đó đã bổ sung thêm kiến thức để em vận dụng vào thực hiện đề tài : “Xây Dựng Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Thư Viện Trường Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng”
Tuy nhiên thời gian thực tập là khoảng thời gian chưa đủ dài để em vừa tham gia thực tế và hoàn thiện một sản phẩm ứng dụng hoàn chỉnh được. Vì thế trong quá trình thực hiện đề tài vẫn còn gặp một vài sai sót trong quá trình phân tích cũng như xây dựng chương trình. Mong rằng, đề tài này sẽ nhận được sư quan tâm góp ý của các Thầy, Cô giáo và các bạn để đề tài được phát triển tốt hơn và giúp bản thân em có nhiều kiến thức vững chắc hơn.
Dẫu vậy, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo TS. Hoàng Thị Thanh Hà thì đề tài này là sự cố gắng hết mình của bản thân em. Em tin rằng, trong thời gian tới em có thể làm tốt hơn công việc của mình với những kiến thức mà em đã được học.
Những vấn đề đạt được
Trong suốt thời gian thực tập tại Thư Viện Trường đã giúp em hiểu rõ các quy trình nghiệp vụ quản lý trong Thư Viện. Từ việc thu thập thông tin trong công tác quản lý thư viện cùng với quá trình khảo sát thực tế, kết hợp với vốn kiến thức đã học ở trường đã giúp em hoàn thành bài phân tích thiết kế này một cách hoàn thiện và đầy đủ các chức năng của bài toán quản lý thư viện.
Với bản báo cáo này, khi đọc vào mọi người sẽ hình dung được các chức năng, quy trình quản lý chung của một hệ thống thư viện.
Bên cạnh bài phân tích, còn có chương trình với giao diện đơn giản, dễ nhìn, dễ sử dụng đối với cán bộ thư viện, với đầy đủ các chức năng :
Quản lý sách
Quản lý thủ thư
Quản lý nhà cung cấp
Quản lý độc giả
Quản lý mượn trả
Thống kê báo cáo.
Hạn chế
Đề tài là thành quả nổ lực của bản thân em, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo TS. Hoàng Thị Thanh Hà đề tài đã đạt được những thành công đáng kể. Tuy nhiên cũng có nhiều thiếu sót trong quá trình thực hiện báo cáo, và một số chức năng chưa hoàn thiện được.
Đề tài “Xây Dựng Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Thư Viện Trường Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng” với thời gian có hạn và lượng kiến thức còn hạn chế nên em chưa thể hoàn thiện những chức năng trong sản phẩm của mình.
Hướng phát triển.
Sau khi thực hiện xong đề tài, bản thân em tự đánh giá và nhận ra rằng đề tài mặc dù đã có những ưu điểm nhưng bên cạnh đó cũng tồn tài ít nhiều nhược điểm. Vì thế, trong thời gian tới nếu có thời gian và điều kiện cho phép thì em sẽ khắc phục những nhược điểm mà đề tài gặp phải.
Xây dựng một cổng thông tin chuyên biệt để cán bộ thư viện có thể đăng các thông báo dễ dàng, thay vì dán thông báo trước cửa thư viện, sinh viên phải lên thư viện mới đọc được thông báo, khi có cổng thông tin chuyên biệt sinh viên có thể truy cập và đọc thông báo dễ dàng, tiết kiệm được thời gian
Back up dữ liệu để lấy lại các dữ liệu đã xóa nếu cần thiết
Bảo mật tốt hơn với viếc phân quyền động đối với từng nhóm người sử dụng
Chức năng theo dõi những xử lý của người dùng đối với cơ sỡ dữ liệu
Chức năng thống kê, in báo cáo đa dạng, đa biểu mẫu.
Chức năng tự động gửi thông báo đến mail độc giả khi quá hạn sử dụng sách và một số chức năng khác.
PHỤ LỤC
Xử lý vi phạm:
THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ XỬ LÝ VI PHẠM
Số .......... (bao gồm : Mất, hư hỏng, trễ hạn tài liệu)
NGÀY
HỌ VÀ TÊN
LỚP
(mã thẻ)
MÃ SÁCH
NỘI DUNG VI PHẠM
CÁCH XỬ LÝ
KÝ TÊN
GHI CHÚ
Người giao Người nhận
Hình 5.1 - Phiếu xử lý vi phạm tại Thư Viện Trường ĐHKT Đà Nẵng
Danh mục kiểm kê tài liệu:
Ngày......tháng......năm......
Tại thư viện Đại học Kinh tế Đà Nẵng
Tổ kiểm kê gồm :......................Chức vụ........................
.......................Chức vụ........................
........................Chức vụ.......................
STT
TÊN SÁCH
NĂM XB
KÝ HIỆU SÁCH
SL THỰC TRÊN MÁY
SL THỰC TRONG KHO
SL THẤT LẠC
GHI CHÚ
1
2
Tổng số lượng trên máy.............đầu sách..............Bản sách
Tổng số lượng thực tế trên kho............đầu sách...............Bản sách
Tổng số lượng sách bị thất lạc..............đầu sách...............Bản sách
TỔ KIẾM KÊ
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hình 5.2 - Phiếu kiểm kê tài liệu
Một số hình ảnh khảo sát phần mềm Thư Viện Trường ĐHKT Đà Nẵng:
Hình 5.3 - Thông tin độc giả
Hình 5.4 - Mượn tài liệu
Hinh 5.5 - Trả tài liệu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Lê Dân, giảng viên Trường Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng, bài giảng Hệ Thống Thông Tin Kinh Tế
[2] Vũ Hà Tuấn Anh, giảng viên Trường Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng, bài giảng Phát Triển Hệ Thống Thông Tin Kinh Tế
[3] Nguyễn Trần Quốc Vinh, giảng viên Trường Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng, bài giảng Cơ Sỡ Dữ Liệu.
Website:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
====o0o====
GIẤY XÁC NHẬN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: CÁP VĂN HIỆP
Lớp: 37H11K14.1
Khoa: Thống kê tin học Ngành: Tin học quản lý
Cơ quan thực tập: Thư Viện Trường Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng
Địa chỉ: 71 Ngũ Hành Sơn, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
Thời gian thực tập: Từ ngày 13/08/2012 đến ngày 23/11/2012
Đề tài thực tập: Xây dựng Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Thư Viện Trường Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Đà Nẵng, ngày…..tháng…..năm 2012
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_hoan_chinh_7369.doc