Đề tài Xây dựng kế hoạch bán hàng cho sản phẩm sữa tươi Vinamilk trên địa bàn đường Hồ Tùng Mậu - Hà Nội
Thu thập thông tin,lên các phương án chào hàng tối ưu cho khách hàng và các đại lý bán lẻ trên khu vực
2.Hoạt động phát triển mạng lưới bán hàng:
-Tìm các đại lý mới,những đại lý chưa có sản phẩm sữa tươi vinamilk
-Đàm phán và thỏa thuận với các đại lý để đưa sản phẩm của doanh nghiệp vào bán ở đại lý với nguyên tắc đảm bảo lợi nhuận cho cả bên cung cấp và đại lý
3.Hoạt động tuyển dụng,huấn luyện và tạo động lực cho nhân viên bán hàng:
-Sau khi mở thêm đại lý sẽ tổ chức tuyển dụng nhân viên
-Tổ chức đào tạo cho nhân viên mới về quy trình xử lý công việc sao cho chuyên nghiệp và hiệu quả
-Có phần thù lao và hoa hồng theo đoanh số mà nhân viên đạt được
4.Các hoạt động liên quan đến vận chuyển hàng hóa bao gồm:
-Nhân viên phân phối sẽ đến các đại lý vào mỗi cuối tuần đê thu thập thông tin về doanh thu sản phẩm qua đó quyết định sản lượng sẽ phân phối cho mỗi đại lý nhằm đảm bảo mục tiêu kinh doanh và đảm bảo nhu cầu sản phẩm tại mỗi đại lý hay đơn vị trung gian
5.Các hoạt động liên quan đến bảo quản sản phẩm:
-Nhân viên phân phối có trách nhiệm liên hệ địa điểm đại lý bao gồm cả việc thuê và mua sắm các hợp đồng kho bãi
-Mua sắm các thiết bị kho bãi khi cần thiết và ghi rõ các khoản thu chi
6.Các hoạt động liên quan tới dịch vụ sau bán:
-Nhân viên phụ trách sẽ gọi điện hoặc email để hỏi về mức độ hài lòng và những yêu cầu,đóng góp của khách hàng về sản phẩm để làm báo cáo đưa lên công ty để có những cải tiến cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng
7.Các hoạt động liên quan tới các nghiệp vụ tài chính:
-Nhóm công việc này yêu cầu nhân viên phân phối đảm nhận và ghi chép rồi gửi cho kế toán ở mức cao hơn xử lý,vì thị trường là khu vực đường Hồ Tùng Mậu nên không cần đòi hỏi cao về 1 hệ thống kế toán tách riêng mà hoàn toàn có thể tích hợp và công tác báo cáo quá trình phân phối sản phẩm.
8.Các hoạt động liên quan tới xúc tiến và quảng cáo:
-Phối hợp cùng các đại lý trên khu vực để thực hiện các trương trình bán hàng của doanh nghiệp
15 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5513 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng kế hoạch bán hàng cho sản phẩm sữa tươi Vinamilk trên địa bàn đường Hồ Tùng Mậu - Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp thương mại:Xây dựng kế hoạch bán hàng cho sản phẩm sữa tươi Vinamilk trên địa bàn đường Hồ Tùng Mậu
Mục lục:
A.Tóm tắt lý thuyết:
I.Kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp thương mại
II.Quy trình xây dựng kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp thương mại
Kết quả dự báo bán hàng
Xây dựng mục tiêu bán hàng
Xác định các hoạt động và chương trình bán hàng
Xây dựng ngân sách bán hàng
Hoàn chỉnh bản kế hoạch bán hàng
B.Áp dụng thực tế:
I.Kết quả dự báo bán hàng
II.Xây dựng mục tiêu bán hàng
III.Xác định các hoạt động và chương trình bán hàng
IV.Xây dựng ngân sách bán hàng
I.Kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp thương mại
1. Khái niệm kế hoạch bán hàng Kế hoạch bán hàng :_Sản phẩm của quá trình lập kế hoạch bán hàng _Bao gồm các mục tiêu bán hàng ,các chương trình và hoạt động bán hàng ngân sách bán hàng _Nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp Về hình thức : tập văn bản logic Về nội dung : đảm bảo cung cấp đủ thông tin cho người sử dụng
2. Nội dung lập kế hoạch bán hàng
Kết quả dự báo bán hàng
Phân tích tình hình kd cơ hội và thách thức
Mục tiêu bán hàng
Kết quả cần đạt được
Ngân sách bán hàng
Các hoạt động và chương trình bán hàng
Cụ thể hóa chiến lược ,chính sách bán hàng cụ thể hóa việc phấn bố nguồn lực và công cụ kiểm soát bán hàng
3. Các loại hoạt động bán hàng
Theo cấp quản lý
Theo sản phẩm hàng hóa
Theo khu vực thị trường
Theo thời gian
Theo phương thức bán hàng
_Kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp_kế hoạch bán hàng bộ phận _kế hoạch bán hàng cá nhân
__Kế hoạch bán hàng cho từng sản phẩm _Kế hoạch bán hàng theo ngành hàng
_Kế hoạch xuất khẩu _Kế hoạch bán hàng nội địa _Kế hoạch bán hàng theo vùng địa lý_Kế hoạch bán hàng ở từng thị trường của doanh nghiệp
_Kế hoạch bán hàng theo ngày _Kế hoạch bán hàng theo tuần _Kế hoạch bán hàng theo tháng _Kế hoạc bán hàng theo quý _Kế hoạch bán hàng theo năm
_Kế hoạch bán buôn _Kế hoạch bán lẻ _Kế hoạch bán theo hội chợ_Kế hoạch bán buôn qua mạng _Kế hoạch bán qua điện thoại
II.Quy trình xây dựng kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp thương mại
1.Dự báo bán hàng
1.1.Khái niệm và vai trò của dự báo bán hàng.
Khái niệm: Dự báo vừa là một nghệ thuật, vừa là một khoa học tiên đoán các sự việc sẽ xảy ra trong tương lai.Dự báo bán hàng là quá trình xác định các chỉ tiêu bán hàng trong tương lai và triển vọng đạt được các chỉ tiêu đó.
Vai trò: Kết quả dự báo bán hàng làm cơ sở xác định hạn ngạch bán hàng và dự trù ngân sách bán hàng.
=>Cho phép nhà quản trị phát triển các kế hoạch của doanh nghiệp và lên kế hoạch phân công nhân sự để đảm bảo khối lượng bán và hoàn thành mục tiêu lợi nhuận.Phát hiện, phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh cho doanh nghiệp.Mối quan hệ giữa dự báo, mục tiêu và ngân sách bán hàng: có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, dự báo bán hàng là cơ sở để xác định mục tiêu và ngân sách bán hàng.
1.2.Kết quả của dự báo bán hàng
Kết quả dự báo bán hàng thể hiện thông qua 2 chỉ tiêu:
Chỉ tiêu định lượng: quy mô thị trường, sức mua, thị phần, tốc độ tăng trưởng thị trường…
Chỉ tiêu định tính: yếu tố thời vụ, yếu tố thói quen, yếu tố cạnh tranh…
Kết quả dự báo bán hàng phải đảm bảo chứa đựng thông tin về 4 yếu tố sau:
Năng lực thị trường
Doanh số của ngành hàng
Năng lực bán hàng của doanh nghiệp
Dự báo bán hàng của doanh nghiệp
1.3.Các căn cứ dự báo bán hàng:Các nhà quản trị thường căn cứ vào các chỉ tiêu sau khi tiến hành dự báo bán hàng:
Số dân cư, cơ cấu dân cư, mật độ dân cư ( ở thành phố hoặc nông thôn).
GDP/người, thu nhập, khả năng thanh toán.
Số lượng điểm bán
Số lượng khách hàng
Số lượng của ngành
Thị phần trong ngành
Kim ngạch xuất nhập khẩu
1.4.Phương pháp dự báo bán hàng
Để dự báo bán hàng doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau như:
Phương pháp chuyên gia:
+ Ưu điểm: tận dụng được nguồn lực, sử dụng các kiến thức về ngành và phân chia khu vực.
+ Nhược điểm: dự báo mang tính chủ quan, bất đồng giữa các quan điểm
Phương pháp điều tra khảo sát: tiến hành điều tra thực tế, phân tích thị trường để có đc kết quả.
+ Ưu điểm: kết quả tương đối chính xác
+ Nhược điểm: tốn thời gian và chi phí, đòi hỏi phải có năng lực thị trường tốt.
Phương pháp dự báo theo nguyên nhân dẫn đến khả năng thay đổi kết quả dự báo.
Phương pháp thống kê kinh nghiệm: chỉ áp dụng trong 1 khoảng thời gian ngắn.
1.5.Quy trình dự báo bán hàng
Doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều quy trình dự báo bán hàng khác nhau. Về phương diện tổ chức có 3 quy trình sau:
Quy trình từ trên xuống (break- down: phương pháp chia nhỏ): trong quy trình này , dự báo bán hàng được thực hiện ở mức độ kinh doanh chung hoặc cấp doanh nghiệp.
Quy trình từ dưới lên: bắt đầu với các dự báo bán hàng tương laiveef từng sản phẩm từ những nhân viên bán hàng, từ các đơn vị thị trường cấp thấp.
Quy trình hỗn hợp: được thực hiện với sự tham gia cùng lúc của cả cấp công ty lẫn các cấp tác nghiệp cơ sở, được áp dụng tại doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
2.Xây dựng và lựa chọn mục tiêu bán hàng.
-Mục tiêu phải mang tính hiện thực nghĩa là được xây dựng dựa trên tình hình thực tế, kết quả dự báo bán hàng và mục tiêu được đặt ra trong một thời gian nhất định.
-Mục tiêu bán hàng có thể xác định căn cứ theo các yếu tố sau:
+ Theo thời gian: Mục tiêu bán hàng hằng ngày, tuần tháng , quý,…
+ Theo thị trường : Xây dựng mục tiêu bán hàng theo từng điểm bán hàng; khu vực; vùng miền; quận huyện;………
+ Theo đối tượng khách hàng:Khách hàng là doanh nghiệp hay cá nhân; khách hàng là khách hàng truyền thống , khách hàng mới, khách hàng tiềm năng, khách hàng qua đường,….
+ Theo điểm bán hàng: điểm bán hàng nhỏ lẻ ; điểm bán hàng trọng yếu; các siêu thị….
+ Theo nhân viên bán hàng: khả năng trình độ của nhân viên bán hàng; mức độ hoàn thành kế hoạch của kì trước..
+ Theo kênh phân phối: kênh án buôn, kênh bán lẻ, kênh trực tiếp, xuất khẩu,…….
+ Theo sản phẩm ngành hàng: sản phẩm tiêu dùng hằng ngày ; sản phẩm đồ nội thất trong gia đình , ………
Mục tiêu bán hàng được xây dựng theo hai quy trình:
+ Quy trình từ trên xuống: Mục tiêu được các cấp cao quy định sau đó được phân bổ xuống cho các cấp dưới cuối cùng là cấp cơ sở.
Điều kiện áp dụng: cho các sản phẩm và thị trường truyền thống có doanh số ổn định và ít có biến động thị trường .Ví dụ: các mặt hàng tiêu dùng hằng ngày như bột giặt; dầu ăn…..
Nhược điểm: mang tính áp đặt; làm giảm sự chủ động, sáng tạo, của các cấp bán hàng cơ sở.
+ Quy trình quản trị theo mục tiêu MBO:Mỗi bộ phận cáp bán hàng trực tiếp xác định mục tiêu bán hàng và triển khai thực hiện mục tiêu đó.Các mục tiêu này sẽ được các cấp cao hơn tổng hợp.
Điều kiện áp dụng: đối với hầu hết các sản phẩm và mặt hàng.
Ưu điểm: phát huy được tính chủ động sáng tạo của nhân viên nhưng cũng yêu cầu sự nhiệt tình của nhân viên.
Mục tiêu bán hàng phải xây dựng đáp ứng các tiêu chuẩn SMART:
+ Tính cụ thể: mục tiêu phải cụ thể không được quá chung chung. Ví dụ mục tiêu gia tăng doanh thu của quý II lên 15% so với quý I của năm 2011 mặt hàng sữa tươi Ba Vì.
+ Đo lường được: Một mục tiêu phải được thể hiện thông qua các con số cho dù đó là mục tiêu định tính hay định lượng.
+Có thể đạt được: Mục tiêu đặt ra không được quá dễ đạt được cũng không được quá khó đến mức không thể đạt được.
+Tính hiện thực: Mục tiêu không thể là giấc mà phải dựa trên cơ sở thực tiễn doanh nghiệp có khả năng đạt được.
+ Giới hạn thời gian: cần phải thời gian hoàn thành mục tiêu.
3. Xác định các hoạt động và chương trình bán hàng
3.1Các hoạt động bán hàng
Các hoạt động bán hàng được chia làm nhiều nhóm khác nhau:
Các hoạt động chuẩn bị bán: thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, chuẩn bị phương pháp tiếp cận khách hàng, chuẩn bị hàng hóa….
Các hoạt động phát triển mạng lưới bán hàng: tìm, lựa chọn và ký kết các hợp đồng với các nhà phân phối, các đại lý…
Các hoạt động tuyển dụng, huấn luyện và tạo động lực cho lực lượng bán hàng: lên phương án về nhân sự, tuyển nhân sự, huấn luyện nhân viên…
Các hoạt động liên quan đến kho bãi và bảo quản hàng hóa: lên phương án kho bãi, tìm và ký kết hợp đồng, mua sắm trang thiết bị kho bãi,…
Các hoạt động vận chuyển hàng háo
Các hoạt động liên quan đến dịch vụ sau bán
Các hoạt động về kế toán tài chính: thanh toán tiền hàng…
Các hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán, quan hệ công chúng
Các hoạt động bán hàng thường được tập hợp thành các chương trình bán hàng nhằm đẩy mạnh doanh số.
3.2Các chương trình bán hàng:
Các chương trình bán hàng tập trung vào các hoạt động hướng tới gia tăng lợi ích cho khách hàng bao gồm các hoạt động chính sau:
Chương trình giảm giá
Chương trình chiết khấu mạnh cho các đại lý, khách hàng.
Chương trình khuyến mại
Chương trình quà tặng
Chương trình tư vấn miễn phí
Chương trình sử dụng thử sản phẩm
Chương trình tăng cường dịch vụ sau bán hàng (sửa chữa miễm phí, đổi sản phẩm cũ…)
Chương trình bán hàng theo thời vụ, các sự kiện ( ngày lễ, tết…)
Chương trình khách hàng trung thủy.
Lực lượng bán hàng của doanh nghiệp phải liên tục sáng tạo ý tưởng, xây dựng kế hoạch và triển khai các chương trình bán hàng để duy trì và đẩy cao doanh số.
4.Xây dựng ngân sách bán hàng.
Khái niệm.
- Ngân sách bán hàng: là bản kế hoạch tài chính các hoạt động bán hàng được xác định cho một khoản thời gian hoặc cho một chương trình, chiến dịch bán hàng.
- Phân loại ngân sách bán hàng:
+ Ngân sách chi phí bán hàng: cho biết tất cả các yếu tố chi phí theo chức năng có liên quan đến hoạt động bán hàng, thực hiện doanh số.
+ Ngân sách kết quả bán hàng: dựa trên cơ sở mục tiêu bán hàng và các hoạt động bán hàng để dự trù các phương án doanh số và kết quả.
- Vai trò của ngân sách bán hàng:
+ Tạo đường hướng chỉ đạo cho hoạt động của các cá nhân và bộ phận bán hàng của doanh nghiệp
+ Cho phép phối hợp đồng bộ các cấp, các bộ phận trong doanh nghiệp triển khai thực hiện mục tiêu bán hàng.
+ Ngân sách bán hàng giúp các doanh nghiệp tăng cường công tác kiểm soát hoạt động bán hàng thông qua các chỉ tiêu tài chính.
Phương pháp xác định ngân sách bán hàng.
Dựa trên các chỉ tiêu chi phí và kết quả của các kỳ trước: Nhà quản trị bán hàng căn cứ vào các định mức chi phí và kết quả bán hàng của kỳ trước kết hợp với mục tiêu bán hàng của kỳ kế hoạch để dự trù các khoản chi thu.
Theo đối cạnh tranh: Ngân sách bán hàng phải được hoạch định trên cơ sở chi phí và kết quả của các đối thủ cạnh tranh nhằm giữ vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Ví dụ như ngân sách quảng cáo, hoa hồng cho các đại lý, khuyến mãi……..
Phương pháp khả thi: Ngân sách bán hàng được xác định dựa trên cơ sở tính toán các khoản phải chi cân nhắc với mục tiêu sau đó nghiên cứu các hoạt động phải làm.Từ đó lấy báo giá và lên phương án phí.
Phương pháp hạn ngạch:Doanh nghiệp lên các phương án về thu, chi, lợi nhuận sau đó giao cho các đơn vị tự chủ động triển khai lập ngân sách trong giới hạn hạn ngạch được giao.
Phương pháp tăng từng bước:Ngân sách bán hàng sẽ được phê duyệt theo nguyên lý gia tăng dần dần theo thời gian.
Nội dung của ngân sách bán hàng.
Nội dung ngân sách bao gồm các chỉ tiêu về doanh thu bán hàng, chi phí bán hàng; dự toán kết quả bán hàng ( lãi gộp, lợi nhuận, tỷ lệ sinh lời, tốc độ quay vòng vốn…)
Ngân sách chi phí bán hàng:
+ Khi xây dựng ngân sách chi phí bán hàng, doanh nghiệp sẽ tiến hành xây dựng các định mức chi phí , từ đó xác định các khoản mục chi.
+Về chi phí nhân sự, doanh nghiệp sẽ tiến hành đưa ra các giả thiết về nhân sự từ đó tính toán ngâ sách chi cho lực lượng bán hàng.
+ Về tài sản cố định, doanh nghiệp phải xác lập danh mục tài sản cố định cần thiết, từ đó lấy báo gía và xác định ngân sách bán hàng.
Ngân sách kết quả bán hàng: bao gồm các chỉ tiêu cơ bản sau
TT
Chỉ Tiêu
Ý nghĩa
Cách tính
1
Doanh số bán hàng
Phản ánh kết quả bán hàng
Doanh số bán hàng = số lượng hàng bán × giá bán
2
Doanh số thuần
Doanh số thực thu về của doanh nghiệp
Doanh số thuần = doanh số bán hàng – các khoản giảm trừ( chiết khấu, thuế GTGT.)
3
Giá vốn hàng bán( doanh số nhập kho)
Giá mua vào của hàng hoá bán ra
Giá vốn hàng bán = số lượng hàng bán × giá mua vào + các khoản chi phí mua hàng
4
Lãi gộp
Phản ánh hiệu quả của hoạt động bán hàng
Lãi gộp = Doanh số thuần – Giá vốn hàng bán
5
Tỷ lệ lãi gộp
Phản ánh hiệu quả của hoạt động bán hàng
Tỷ lệ lãi gộp = lãi gộp/ doanh số thuần
6
Lợi nhuận trước thuế
Phản ánh hiệu quả của hoạt động bán hàng
Lợi nhu ận trước thu = Lãi gộp – chi phí hoạt động của doanh nghiệp ( bao gồm cả chi phí bán hàng)
7
Lợi nhuận sau thuế
Phản ánh hiệu quả của hoạt động bán hàng
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp
8
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động
T ốc độ luân chuyển vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân/ doanh số thuần
Khi thiết lập ngân sách bán hàng, doanh nghiệp sẽ đưa ra nhiều phương án khác nhau
+ phương án 1: Doanh số đạt 100% mục tiêu đề ra
+ phương án 2: Doanh số đạt 80% mục tiêu đề ra
+ phương án 3:Doanh số đạt 120% mục tiêu đề ra
B.Áp dụng thực tế:
Đề bài:Xây dựng kế hoạch bán hàng cho sản phẩm sữa tươi Vinamilk trên địa bạn đường Hồ Tùng Mậu:
I.Kết quả dự báo bán hàng:
Sau khi thực hiện khảo sát người tiêu dùng trên thị trường khu vực đường Hồ Tùng Mậu,nhóm đã đưa ra được các chỉ tiêu doanh số trong 1 tháng của 1 mặt hàng sữa tươi Vinamilk.Trong đó:
1.Các chỉ tiêu định lượng:
Quy Mô thị trường: Trên khu vực đường Hồ Tùng Mậu dài khoẳng 3km,thị trường tương đối vừa,khu vực tập trung khá nhiều trường đại học và cao đẳng xung quanh nên có 1 lượng lớn dân cư là học sinh,sinh viên các trường đại học,cao đẳng.
Quy mô khách hàng:Theo ước tính vào khoảng 1500 khách hàng bao gồm các lứa tuổi khác nhau,tập trung vào 1 lượng lớn vào học sinh,sinh viên và công chức.
Quy mô theo ngành:Khu vực Đường Hồ Tùng Mậu có khoảng trên 10 đại lý bán lẻ các mặt hàng sữa khác nhau theo nhiều chủng loại và chất lượng
Các doanh nghiệp tham gia thị trường bao gồm:Sữa tươi của Vinamilk,TH True Milk,Cô Gái Hà Lan,....
Doanh số của ngành xét trên đơn vị 1 tháng ước tính vào khoảng xấp xỉ: 150 triệu,con số này xét trong khu vực địa bàn đường Hồ Tùng Mậu cũng có thể coi là năng lực của thị trường
Tốc độ tăng trưởng:Có nhiều biến động lớn tác động đến tốc độ tăng trưởng trong đó yếu tố thời tiết tác động rõ ràng nhất
Quy mô của doanh nghiệp Vinamilk trên thị trường sữa tươi khu vực đường Hồ Tùng Mậu:
Chiếm doanh số thị phần vào khoảng 34-40% toàn thị trường
Số đại lý:
-1 đại lý phân phối tổng thể
-6 đại lý trung gian bán hàng bao gồm cả cửa hàng bán lẻ và 1 Siêu thị
Nhân viên:
-Đại lý phân phối bao gồm 1 nhân viên bán hàng,thu chi.
-2 nhân viên giao hàng
Kết quả dự báo doanh số:
Trong vòng 1 tháng ước tính:
Doanh số của đại lý phân phối sẽ đạt 100 triệu
Số sản phẩm tiêu thụ ước tính sẽ rơi vào khoảng 9000 hộp sữa tươi các loại trong đó:
-5000 hộp sữa 180ml
-3000 hộp sữa 110ml
-1000 hộp sữa 1L
Cụ thể hơn:qua khảo sát khách hàng có tới 30% khách hàng chọn mùi vị sữa là mùi dâu,trong đó 20% chọn hương vị socola và còn lại là chọn sữa tươi nguyên chất có đường và không đường.
Thị trường khách hàng mục tiêu của sản phẩm bao gồm:
-Độ tuổi <15: 30%
-Độ tuổi: 15-40: 60%
-Độ tuổi >40: 10%
2.Chỉ tiêu định tính:
Yếu tố thói quen:Qua bảng kết quả khảo sát cho thấy có khoảng 40% khách hàng trung thành và chọn sữa tươi vinamilk là loại sữa duy nhất để sử dụng
Yếu tố cạnh tranh: Hiện nay có nhiều hãng sữa đối thủ đang tìm cách xâm nhập thị trường,đồng thời các đổi thủ trong ngành cũng áp dụng nhiều hình thức quảng cáo,marketing nhằm nâng sao thị phần cho sản phẩm của họ,điều này đem lại sự cạnh tranh trong ngành tăng rất nhanh trong điều kiện thi trường sữa tươi ngày càng mở rộng.Các doanh nghiệp lớn dùng cách thức là quảng bá thương hiệu bằng uy tín đã tạo được lâu năm cùng với nhiều mẫu mã đa dạng để tạo nhiều sự lựa chọn cho khách hàng,các doanh nghiệp nhỏ thì chọn cho họ giải pháp là tung ra sản phẩm với giá rẻ hơn nhằm đánh vào đối tượng học sinh,sinh viên.
Yếu tố thời vụ:Tuy mặt hàng sữa không bị ảnh hưởng nhiều bởi thời vụ nhưng cũng có nhiều giai đoạn trong năm mà doanh số có sự ảnh hưởng rõ rệt,ví dụ:giai đoạn nghỉ hè,giai đoạn mùa đông,tháng nghỉ Tết,những giai đoạn này đều có những ảnh hưởng nhất định tới doanh số của doanh nghiệp nói riêng cũng như của toàn ngành nói chung...
II.Xây dựng mục tiêu bán hàng:
1.Nhóm mục tiêu về kết quả bán hàng:
-Doanh số: Mục tiêu bán hàng cần đạt được trong 1 tháng sẽ rơi vào khoảng 55.000.000 vnđ- 60.000.000 vnđ
-Lãi gộp: 25.600.000 vnđ-37.000.000 vnđ tùy theo tình hình doanh số
-Chi phí hoạt động: vào khoảng 5.000.000 vnđ
-Lợi nhuận bán hàng:(Lợi nhuận trước thuế): 12.500.00 vnđ-22.900.000 vnđ tùy theo doanh số đạt được trong các phương án thu chi ngân sách.
2.Nhóm mục tiêu về nền tảng:
Nâng cao mức độ hài lòng của khác hàng bằng các biện pháp như:
-Trong 1 tháng cần thu thập tối thiểu thông tin của 50 khách hàng
-Thu thập ý kiến của 10-15 khách hàng thông qua gọi điện hoặc sử dụng email marketing
-Thu thập các phản hồi của khách hàng và phân tích những yêu cầu được khách hàng yêu cầu nhiều nhất cho sản phẩm
3.Triển khai các hoạt động mở rộng đại lý và điểm bán trong khu vực với mục tiêu:
-Đến cuối năm 2011 sẽ đạt lớn hơn 10 đại lý và thành lập 2 điểm bán,phân phối
-Mỗi tháng tìm ra 1 đối tác mua hàng thường xuyên
4.Mục tiêu phát triển lực lượng bán hàng:
-Nâng cao chất lượng bán hàng,nhân viên của đại lý phân phối cần mỗi tháng đều đi tới các đại lý để phổ biến cho họ các chính sách ưu đãi,khuyến mại của doanh nghiệp qua đó nâng cao nghiệp vụ cho người bán hàng ở các đại lý trung gian
-Tiến hành ít nhất 2 buổi giới thiệu sản phẩm sữa tươi vinamilk trong thời gian 2 tháng
III.Xác định các hoạt động và chương trình bán hàng:
1.Hoạt động chuẩn bị bán:
-Thu thập thông tin,lên các phương án chào hàng tối ưu cho khách hàng và các đại lý bán lẻ trên khu vực
2.Hoạt động phát triển mạng lưới bán hàng:
-Tìm các đại lý mới,những đại lý chưa có sản phẩm sữa tươi vinamilk
-Đàm phán và thỏa thuận với các đại lý để đưa sản phẩm của doanh nghiệp vào bán ở đại lý với nguyên tắc đảm bảo lợi nhuận cho cả bên cung cấp và đại lý
3.Hoạt động tuyển dụng,huấn luyện và tạo động lực cho nhân viên bán hàng:
-Sau khi mở thêm đại lý sẽ tổ chức tuyển dụng nhân viên
-Tổ chức đào tạo cho nhân viên mới về quy trình xử lý công việc sao cho chuyên nghiệp và hiệu quả
-Có phần thù lao và hoa hồng theo đoanh số mà nhân viên đạt được
4.Các hoạt động liên quan đến vận chuyển hàng hóa bao gồm:
-Nhân viên phân phối sẽ đến các đại lý vào mỗi cuối tuần đê thu thập thông tin về doanh thu sản phẩm qua đó quyết định sản lượng sẽ phân phối cho mỗi đại lý nhằm đảm bảo mục tiêu kinh doanh và đảm bảo nhu cầu sản phẩm tại mỗi đại lý hay đơn vị trung gian
5.Các hoạt động liên quan đến bảo quản sản phẩm:
-Nhân viên phân phối có trách nhiệm liên hệ địa điểm đại lý bao gồm cả việc thuê và mua sắm các hợp đồng kho bãi
-Mua sắm các thiết bị kho bãi khi cần thiết và ghi rõ các khoản thu chi
6.Các hoạt động liên quan tới dịch vụ sau bán:
-Nhân viên phụ trách sẽ gọi điện hoặc email để hỏi về mức độ hài lòng và những yêu cầu,đóng góp của khách hàng về sản phẩm để làm báo cáo đưa lên công ty để có những cải tiến cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng
7.Các hoạt động liên quan tới các nghiệp vụ tài chính:
-Nhóm công việc này yêu cầu nhân viên phân phối đảm nhận và ghi chép rồi gửi cho kế toán ở mức cao hơn xử lý,vì thị trường là khu vực đường Hồ Tùng Mậu nên không cần đòi hỏi cao về 1 hệ thống kế toán tách riêng mà hoàn toàn có thể tích hợp và công tác báo cáo quá trình phân phối sản phẩm.
8.Các hoạt động liên quan tới xúc tiến và quảng cáo:
-Phối hợp cùng các đại lý trên khu vực để thực hiện các trương trình bán hàng của doanh nghiệp
-Tạo các bảng yết thị ngoài trời để tạo chú ý cho khách hàng
-Xác định những khách hàng mục tiêu,khách hàng trung thành qua đó có thể liên lạc với khách hàng khi doanh nghiệp tổ chức các trương trình khuyến mại hoặc giảm giá nhân các sự kiện
-Quảng bá hình ảnh của sữa vinamilk trong tâm trí khách hàng nhằm tạo cho khách hàng thỏa mãn về thương hiệu của sản phẩm
Các chương trình dự kiến sẽ áp dụng:
-Chương trình chiết khấu cho đại lý:Với những đại lý trung thành,nếu liên tục lấy sản phẩm trong thời gian trên 3 tháng sẽ nâng mức chiết khấu cho đại lý đó
-Chương trình tặng quà cho đại lý: Với cấp nhà phân phối,khi có sự kiện khuyến mãi hoặc các sự kiện của doanh nghiệp,các đại lý sẽ được tặng quà.
IV.Xây dựng ngân sách bán hàng:
Ta sẽ tiến hành xây dựng ngân sách bán hàng cho sản phẩm sữa vinamilk trên địa bàn khu vực đường Hồ Tùng Mậu trong khoảng thời gian 1 tháng:
Phương án 1(100% doanh số)
Phương án 2(120% doanh số)
Phương án 3(80% doanh số)
Chỉ tiêu
A.Doanh Số Trung Bình Tháng
57000000
68400000
45600000
B.Giá Vốn(doanh số nhập kho)
20000000
20000000
20000000
C.Lãi Gộp
37000000
48400000
25600000
D.Chi phí hoạt động
14100000
14600000
13100000
D1.Chi phí trong bán hàng
5000000
5500000
4000000
D1.1.Lương cho lực lượng bán hàng
4000000
4000000
4000000
D1.2.Triết khấu hoa hồng cho lực lượng bán hàng
1000000
1500000
0
D2.Chi phí phân phối
5000000
5000000
5000000
D2.1.Lương cho đội giao hàng
4000000
4000000
4000000
D2.2.Chi phí khác(Bảo dưỡng,khấu hao,xăng xe)
1000000
1000000
1000000
D3.Các chi phí hành chính
4100000
4100000
4100000
D3.1.Chi phí văn phòng,thuê đại lý,kho bãi
4000000
4000000
4000000
D3.2.Chi phí điện thoại,hành chính khác
100000
100000
100000
%Chi phí trên doanh số
24.70%
19.80%
28.70%
Lợi nhuận trước thuế
22900000
33800000
12500000
Lợi nhuận trước thuế /doanh số
0.401754386
0.494152
0.274122807
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng kế hoạch bán hàng cho sản phẩm sữa tươi Vinamilk trên địa bàn đường Hồ Tùng Mậu - Hà Nội.doc