Đề tài Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty Điện Báo Điện Thoại Đồng Tháp năm 2011

Trước tình hình đó đòi hỏi công ty phải có chiến lược kinh doanh nhằm tạo sự thành công lâu dài cho công ty. Công ty nào ít chú trọng đến công tác xây dựng chiến lược có thể sẽ rơi vào tình trạng bế tắc. Do đó, việc xây dựng chiến lược kinh doanh và triển khai thực hiện là vấn đề cần có ở mỗi công ty. Việc xây dựng kế hoạch là triển khai một phần của chiến lược do đó việc xây dựng tốt kế hoạch sẽ gốp phần hoàn thành chiến lược của công ty. Cho nên " là đề tài mà em chọn để phân tích việc xây dựng kế hoạch tạo cơ sở để ứng phó với những thay đổi của môi trường, và đối thủ cạnh tranh. Từ đó cho thấy việc xây dựng kế hoạch cho các công ty là vô cùng quan trọng. 1. Mục tiêu của đề tài Lập kế hoạch tiêu thụ sản xuất kinh doanh cho công ty ĐB- ĐT Đồng Tháp gồm các nội dung sau: - Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty ĐB- ĐT Đồng Tháp như: Nhân sự, tài chính, sản xuất, marketing, nghiên cứu và phát triển sản phẩm để tìm ra các điểm mạnh và điểm yếu cốt lõi cho công ty. - Phân tích các yếu tố tác động của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của công ty như: Thị trường, khách hàng, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh, hàng thay thế, các yếu tố về kinh tế, chính trị pháp luật, xã hội, công nghệ, tự nhiên, quốc tế để tìm ra các cơ hội đe doạ cho công ty. - Hoạch định sản xuất kinh doanh cho năm 2007. - Từ đó đưa ra các biện pháp thực hiện kế hoạch. 2. Phương pháp nghiên cứu Thu thập số liệu Thông tin thứ cấp: Được thu thập qua các văn bản, nội quy, báo cáo doanh thu, báo cáo chi phí của công ty, qua các tạp chí chuyên ngành Bưu Điện Việt Nam, báo Đồng Tháp, Internet (tìm các vấn đề về luật doanh nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh của công ty .). Thông tin được xử lý bằng Exel phân tích dự báo các số liệu hiện tại và quá khứ. Thông tin sơ cấp: Do thời gian có hạn nên thông tin chỉ được thu thập bằng bảng câu hỏi với số lượng câu hỏi ít (10 câu). + Khung mẫu 36 người là những người sử dụng dịch vụ điện thoại. + Kích thước mẫu n=36 + Xử lý dữ liệu: Dùng phần mền Exel đễ xác định tần xuất các ý kiến thu được. Sơ đồ 1: Mô hình nghiên cứu của đề tài [IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/User/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif[/IMG]

doc94 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2858 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty Điện Báo Điện Thoại Đồng Tháp năm 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh nghiệp viễn thông là phải có sự chuẩn bị kỹ trước khi tiến hành hội nhập. IV. Cơ hội đe dọa rút ra từ môi trường bên ngoài Cơ hội Kinh tế vùng phát triển là cơ hội cho ngành thông tin liên lạc phát triển, kinh tế Đồng Tháp đạt chỉ tiêu tăng trưởng cao từ đó cho thấy nhu cầu thông tin liên lạc càng cao. Khi thu nhập tăng lên khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái khi sử dụng các dịch vụ viễn thông là cơ hội cho tất cả các ngành trong đó có ngành viễn thông. Người dân có tri thức thì càng thể hiện tính tri thức đó qua việc tiêu dùng các dịch vụ viễn thông và tin học tăng. Khoa học kỹ thuật thay đổi ngày càng tiến bộ nên việc mua thiết bị cho các công ty là cần thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hơn, mà công tác chuẩn bị, công ty đã sẵn sàng. Dân số ngày càng tăng cùng với thu nhập và trình độ cao thì nhu cầu về thông tin di dộng và viễn thông ngày càng tăng và càng phổ biến hơn. Chính trị nước ta được đánh giá là ổn định từ đó thu hút được đầu tư nước ngoài làm cho kinh tế vùng được phát triển tạo điều kiện cho nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông nhiều hơn. Đe dọa Khi nền kinh tế mở cửa các tập đoàn viễn thông nước ngoài vào Việt Nam tạo cho tổng công ty thêm đối thủ và ảnh hưởng đến các công ty bộ phận. Sự cũng cố hệ thống mạng của đối thủ hiện tại tạo cho công ty nguy cơ lớn. CƠ HỘI (O) 1. Kinh tế vùng phát triển 2. Thu nhập tăng 3. Nhu cầu về thông tin tăng 4. Chính trị ổn định 5. K.hàng tiềm năng nhiều 6. Đầu tư trang thiết bị mới ĐE DOẠ (T) 1. Đối thủ cạnh tranh nhiều 2. Mức độ dễ xâm nhập ngành cao 3. Cạnh tranh ngày càng gay gắt ĐIỂM MẠNH (S) 1. Chất lượng dịch vụ cao 2 .Tài chính ổn định 3 .Kênh phân phối rộng 4. Nhân viên có kinh nghiệm 5.Có khả năng cung cấp ngay dịch vụ 6.Có uy tín trong khách hàng Phối hợp SO Phưong án 1: S1+S2+S3+O1+O3 Đa dạng hoá dịch vụ. Phương án 2: S2+S5+O2+O5 Thâm nhập thị trường Phối hợp ST Phương án 4: S2+ S4+S6+T3 Đa dạng hoá ngang ĐIỂM YẾU (W) 1. Giá cước cao 2. Nguyên liệu phụ thuộc 3.Chưa sử dụng hết công suất 4.Chưa đầu tư cho công tác R&D tại công ty Phối hợp WO Phương án 3: W3+O5 Thâm nhập thị trường Phối hợp WT Phương án 5: W1+W2+T1+T2 Đa dạng hoá dịch vụ V. Hình thành ma trận SWOT VI. Mục tiêu trong năm 2007 Doanh thu tăng 20% so với năm 2006. Sản lượng hoà mạng máy điện thoại cố định tăng 20% so với 2006. Sản lượng hòa mạng máy điện thoại di động tăng 40% so với năm 2006. CHƯƠNG 4: LẬP KẾ HOẠCH DOANH THU VÀ CHI PHÍ NĂM 2007 Các giả định tài chính Các giả định về tài chính là các dự kiến mà người lập kế hoạch dự kiến xảy ra trong môi trường hoạt động kinh doanh sắp tới, chẳng hạn: chính sách nhà nước, lãi suất ngân hàng , đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp… sẽ tác động như thế nào đến doanh nghiệp; chiến lược và chính sách chung của doanh nghiệp trong suốt thời kỳ thực hiện kế hoạch kinh doanh. Các giả định được xác định tại thời điểm lập kế hoạch kinh doanh, làm cơ sở cho việc tính toán các bảng dự báo tài chính. Các giả định Nguồn và cách xác định Thời điểm bắt đầu kế hoạch kinh doanh Ngày 01/01/2007 Thời gian của kế hoạch Kế hoạch có thời gian 1 năm Các loại thuế doanh nghiệp phải trả Thuế thu nhập doanh nghiệp Các giả định về giá trị tồn kho Tồn kho vật liệu bằng 30% nhu cầu của quý tiếp theo. Phương thức bán hàng Bán hàng trực tiếp cho khách hàng Thu tiền ngay đối với ĐTDĐ và ĐTCĐ trả trước.Thu tiền của tháng trước của dich vụ viễn thông trả sau. Mua hàng và vật liệu Trả 50% giá trị hàng mua số còn lại trả vào quý tiếp theo Phương thức vay và lãi suất vay Lãi suất ngắn hạn: 3,1% quý Lãi suất dài hạn:1,1% tháng Lãi suất tiền gửi ngân hàng Lãi suất ngắn hạn: 2,03% quý Lãi suất không kỳ hạn:0,2% tháng Chi phí bán hàng và quản lý Chiếm 23,4% doanh thu Việc sử dụng lợi tức ròng và lượng tiền mặt dư thừa Lợi nhuận ròng của công ty đem gửi ngân hàng và nộp cho tổng công ty 90% LNR Kế hoạch tiêu thụ Trong quá trình sản xuất kinh doanh các nhà quản trị phải đưa ra các quyết định liên quan đên những sự việc xảy ra trong tương lai. Để cho các quyết định này có độ tin cậy và hiệu quả cao cần thiết phải tiến hành công tác dự báo điều này sẽ càng quan trọng hơn đối với một nền kinh tế thị thường xuyên có cạnh tranh. Nhưng các dự báo này có thể sai lệch hoặc thay đổi nếu xuất hiện các tình huống kinh tế vì vậy chúng ta nên kết hợp chặt chẽ giữa các kết quả phán đoán với kinh nghiệm và tài nghệ phán đoán của chuyên gia, các nhà quản trị mới có thể đạt được quyết định có độ tin cậy cao. Trong tình hình cạnh tranh nhờ hoạt động lâu năm và có uy tín trong khách hàng chất lượng dịch vụ cao nên khuynh hướng tăng doanh thu của doanh nghiệp vẫn cao do thị phần lớn và ổn định. Chính sách thu tiền của công ty là: Thu tiền sử dụng dịch vụ viễn thông vào tháng trước của khách hàng. Thu tiền ngay đối với dịch vụ hòa mạng điện thoại cố định và di động. Dựa vào số liệu thống kê qua 3 năm của công ty dự báo tiêu thụ cho năm 2007. Doanh thu dịch vụ viễn thông có xu hướng tăng với sự chênh lệch không xa nhau nên áp dụng phương pháp dự báo hồi quy theo xu hướng sẽ chính xác hơn. Từ số liệu ở phụ lục tính ra được: a = 596.206 ; b = 28.811.765 Phương trình hồi quy có dạng: Y = 596.206 *X + 28.811.765 Bảng 10: DỰ BÁO DOANH THU ĐẠT ĐƯỢC CỦA DỊCH VỤ VIỄN THÔNG NĂM 2007 ĐVT:1.000 đồng Chỉ tiêu Quý Cả năm I II III IV Doanh thu 36.562.452 37.754.865 38.947.278 40.139.691 153.404.286 SỐ TIỀN DỰ KIÊN THU ĐƯỢC QUA CÁC QUÝ Năm trước chuyển sang 16.920.232 16.920.232 Thu tiền quý I 24.374.968 12.187.484 36.562.452 Thu tiền quý II 25.169.910 12.584.955 37.754.865 Thu tiền quý III 25.964.852 12.982.426 38.947.278 Thu tiền quý IV 26.759.794 26.759.794 Tổng cộng tiền thu được 41.295.200 37.357.394 38.549.807 39.742.220 156.944.621 Lượng mạng điện thoại di động qua các năm đều tăng nên dùng phương pháp dự báo hồi quy. Từ số liệu ở phụ lục ta tính được a = 190 ; b = 2.321 Phương trình hồi quy có dạng Y = 190*X + 2.321 Từ số liệu thống kê trên cho thấy lượng điện thoại cố định hoà mạng nhiều nhất vào cuối mỗi quý và giảm vào đầu mỗi quý sau đó tăng dần có tính chất lập lại do đó sử dụng phương pháp dự báo theo mùa vụ sẽ chính xác hơn. Từ số liệu ở phụ lục ta tính được a = 17 ; b = 1.949 Phương trình hồi quy có dạng Y = 17*X + 1.949 Bảng 11: DỰ BÁO SẢN LƯỢNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG VÀ CỐ ĐỊNH KHAI THÁC NĂM 2007 ĐVT:cái Chỉ tiêu Quý Cả năm I II III IV Điện thoại di động 4.795 5.175 5.556 5.936 21.462 Điện thoại cố định 6.629 6.937 7.245 7.554 28.366 Bảng 12: GIÁ THỐNG KÊ DỰ BÁO 2007 ĐVT: đồng Chỉ tiêu ĐT cố định ĐT di động Giá thành 290.598 77.091 Giá bán 420.000 - 450.000 200.000 Nguồn:( phòng kế toán) Do đặc điểm của khu vực, nếu khách hàng ở thị xã thì giá bán lắp hoà mạng sản phẩm điện thoại cố định là 500.000 đồng/ máy. Còn khách hàng ở các huyện thì giá bán lắp hoà mạng chỉ 420.000 đồng/ máy. Theo ước tính thì nhu cầu sử dụng điện thoại cố định ở thị xã chiếm 25%, ở các huyện thì chiếm 75% nhu cầu máy, do vậy giá bán bình quân được tính như là 440.000 đồng /máy. Bảng 13: DỰ TOÁN TIÊU THỤ ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH 2007 Chỉ tiêu Quý Cả năm I II III IV Điện thoại cố định (máy) 6.629 6.937 7.245 7.554 28.366 Đơn giá (1000đồng) 440 440 440 440 440 Tổng doanh thu (1000đồng) 2.916.868 3.052.443 3.188.018 3.323.593 12.480.923 SỐ TIỀN DỰ KIẾN THU ĐƯỢC QUA CÁC QUÝ (ĐVT:1.000 Đồng) Năm trước chuyển sang Thu tiền quý I 2.916.868 2.916.868 Thu tiền quý II 3.052.443 3.052.443 Thu tiền quý III 3.188.018 3.188.018 Thu tiền quý IV 3.323.593 3.323.593 Bảng 14: DỰ TOÁN TIÊU THỤ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG 2007 Chỉ tiêu Quý Cả năm I II III IV Điện thoại di động (máy) 4.795 5.175 5.556 5.936 21.462 Đơn giá (1.000đồng) 200 200 200 200 200 Tổng doanh thu (1.000đồng) 958.952 1.035.062 1.111.172 1.187.283 4.292.469 SỐ TIỀN DỰ KIẾN THU ĐƯỢC QUA CÁC QUÝ (ĐVT:1.000 Đồng) Năm trước chuyển sang Thu tiền quý I 958.952 958.952 Thu tiền quý II 1.035.062 1.035.062 Thu tiền quý III 1.111.172 1.111.172 Thu tiền quý IV 1.187.283 1.187.283 Tổng cộng tiền thu được 958.952 1.035.062 1.111.172 1.187.283 4.292.469 Kế hoạch sản xuất Sản xuất là hoạt động quan trọng trong công ty để hoạt động sản xuất ổn định nhân viên trong công ty phải có ý thức tự giác trong công việc và đảm bảo đủ nguyên liệu. Công ty không có sản phẩm tồn kho do đặc điểm của sản phẩm là chỉ sản xuất khi khách hàng có nhu cầu, do đó lượng sản phẩm dự báo chính là lượng sản phẩm sản xuất và cũng không có sản phẩm dở dang, giá bán của sản phẩm do tổng công ty quy định. Ta có: Tổng giá thành = Tổng chi phí nguyên vật liệu + Tổng chi phí nhân công + Tổng chi phí sản xuất chung Giá thành đơn vị = Tổng giá thành / Tổng sản lượng tiêu thụ Kế hoạch Marketing P1: Sản phẩm công ty cung cấp sản phẩm dịch vụ hiện tại và có xu hướng đầu tư để mua sản phẩm dịch vụ mới do tổng công ty nghiên cứu vì công ty đã chuẩn bị đủ số tiền đầu tư nhằm giữ vững nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của công ty. P2: Giá cả sản phẩm của công ty, công ty không thể tự định giá được mà công ty chỉ có thể cạnh tranh với giá cước dịch vụ viễn thông. P3: Phân phối công ty có kênh phân phối rộng khắp cả tỉnh và hình thức phân phối trực tiếp cho khách hàng khi có nhu cầu. Theo kế hoạch công ty sẽ mở thêm hình thức phân phối mới đối với dịch vụ điện thoại cố định là: Khi khách hàng có nhu cầu sẽ gọi điện thoại trực tiếp đến quầy giao dịch của công ty thông báo và công ty sẽ cử nhân viên mang hợp đồng đến nhà khách hàng tư vấn và nêu lợi ích của dịch vụ khi đó khách hàng có thể lựa chọn loại dịch vụ mình thích, khi khách hàng đồng ý thì nhân viên sẽ ký hợp đồng và sau đó tiến hành cung cấp dịch vụ. Như vậy sẽ làm tốn chi phí cho nhân viên ký hợp đồng, nhưng tạo cho khách hàng cảm giác được quan trọng hơn và khách hàng sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ của công ty và có thể sẽ giới thiệu cho mọi người cùng sử dụng. P4: Chiêu thị công ty chọn hình thức khuyến mãi vào các dịp lễ, tết, kết hợp với tặng quà cho khách hàng nhu: lịch, thiệp chúc mừng... Công ty quảng cáo qua ti vi khi có khuyến mãi, giảm giá cước cho khách hàng, tổ chức đại hội khách hàng, bốc thăm trúng thưởng... P5: Con người trong công ty như nhân viên giao dịch phải có thái độ vui vẻ, ân cần lễ độ, tận tình phục vụ hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ và được đào tạo qua các khoá hướng dẫn phục vụ khách hàng. Nhân viên chăm sóc khách hàng liên hệ thường xuyên với khách hàng để tìm hiểu và giải quyết những thắc mắc khiếu nại của khách hàng, còn những người quản lý đưa ra chương trình khuyến mãi, tặng quà cho khách hàng hiện có tạo sự thích sử dụng dịch vụ của khách hàng. Tìm hiểu ý kiến nhu cầu của người tiêu dùng để thoã mãn nhu cầu bằng các phiếu thăm dò ý kiến, tổ chức đại hội khách hàng. P6: Quá trình phục vụ của công ty là phục vụ trực tiếp cho người tiêu dùng và ở đó người mua cũng là người sử dụng, do đó các thủ tục để có dịch vụ của công ty rất đơn giản chỉ cần làm thủ tục đăng ký sau đó dịch vụ được cung cấp mới thu phí và nhân viên cố gắng phục vụ khách hàng trong thời gian sớm nhất. P7: Khách hàng hoá, khách hàng thường mong muốn được thõa mãn tối đa nhu cầu và nhân viên của công ty cũng hiểu rõ và đáp ứng được nhu cầu này. Dịch vụ của công ty phục vụ cho đa số khách hàng có nhu cầu, do đó mà công ty chọn hình thức quảng cáo lên tivi, đài phát thanh do mọi người điều biết đến công ty nên công ty chỉ quảng cáo vào các đợt khuyến mãi. Các mâu thuẫn với các nhân viên trong công ty đều được nhà quản lý giải quyết rất êm đẹp để không mất lòng khách hàng mà hầu hết các khiếu nại của khách hàng được trung tâm chăm sóc khách hàng giải quyết nhanh chóng do đó các mâu thuẫn ít xảy ra. Công ty thực hiện kết hợp 7P Kế hoạch mua nguyên vật liệu Vật liệu là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất để không bị trì trệ đòi hỏi đầu tiên phải đảm bảo đủ vật liệu do đó mua nguyên liệu như thế nào để phục vụ cho sản xuất là cần thiết nhưng phải đảm bảo tiết kiệm được chi phí. Nguyên liệu để cung cấp cho dịch vụ viễn thông là hoá đơn, giấy viết. Theo số liệu thống kê từ phòng kế toán chi phí vật liệu cho dịch vụ viễn thông chiếm 2,31% doanh thu. Nguyên liệu để cung cấp cho điện thoại cố định là: hợp đồng, dây cáp, máy điện thoại, phí hoà mạng, theo dự báo thì chi phí vật liệu là 186.062 đồng/máy. Nguyên liệu để cung cấp cho dịch vụ điện thoại di động thẻ, phí hoà mạng theo dự báo thì chi phí vật liệu cho 2007 là 67.120 đồng/máy. Chính sách tồn kho nguyên vật liệu của công ty là tồn kho 30% nhu cầu vật liệu trong quý kế tiếp. Chính sách trả tiền là trả 50% giá trị lượng hàng mua vào. Bảng 15:THỐNG KÊ LƯỢNG PHẢI TRẢ VÀ VẬT LIỆU TỒN KHO ƯỚC TÍNH 2006 ĐVT:đồng Chỉ tiêu Viễn thông Điện thoại cố định Điện thoai di động Phải trả người bán 6.641.037.520 947.836.000 243.709.000 Tồn kho vật liệu 1.387.511.865 218.895.001 1.924.157.675 (Nguồn: phòng kế toán) Bảng 16: DỰ TOÁN NGUYÊN VÂT LIỆU TRỰC TIẾP VIỄN THÔNG ĐVT:1.000đồng Chỉ tiêu Quý Cả năm I II III IV Doanh thu 36.562.452 37.754.865 38.947.278 40.139.691 153.404.286 Nhu cầu vật liệu (2,31%) 844.593 872.137 899.682 927.227 3.543.639 Yêu cầu VLTK cuối kỳ 261.641 269.905 278.168 286.431 286.431 Nhu cầu VL cần cho DV 1.106.234 1.142.042 1.177.850 1.213.658 3.830.070 Vật liệu tồn kho đầu kỳ 1.387.511 261.641 269.905 278.168 1.387.511 Tổng chi phí mua vật liệu 0 599.124 907.946 935.490 2.442.559 SỐ TIỀN DỰ KIẾN CHI RA CÁC QUÝ Phải trả kỳ trước 6.641.037 6.641.037 Chi mua quý I 299.562 299.562 Chi mua quý II 299.562 299.562 Chi mua quý III 453.973 453.973 907.946 Chi mua quý IV 467.745 467.745 Tổng tiền mặt chi ra 6.641.037 299.562 753.535 921.718 8.615.851 VLTK: Vật liệu tồn kho; VL: Vật liệu; DV: Dịch vụ Bảng 17: DỰ TOÁN NGUYÊN VÂT LIỆU TRỰC TIẾP ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH ĐVT:1.000 đồng Chỉ tiêu Quý Cả năm I II III IV Điện thoại cố định (máy) 6.629 6.937 7.245 7.554 28.366 Vật liệu cho 1 máy điện thoại 168 168 168 168 168 Nhu cầu VLcho ĐTCĐ 1.113.713 1.165.478 1.217.243 1.269.008 4.765.443 Yêu cầu VL tồn kho cuối kỳ 349.643 365.173 380.702 397.802 397.802 Nhu cầu VL trong kỳ 1.463.357 1.530.651 1.597.946 1.666.810 5.163.245 Vật liệu tồn kho đầu kỳ 1.924.157 810.444 365.173 380.702 1.924.157 Tổng chi phí mua VL 0 720.208 1.232.773 1.286.108 3.239.088 SỐ TIỀN DỰ KIẾN CHI RA CÁC QUÝ Phải trả kỳ trước 974.836 974.836 Chi mua quý I 360.104 360.104 Chi mua quý II 360.104 360.104 Chi mua quý III 616.386 616.386 1.232.773 Chi mua quý IV 643.054 643.054 Tổng tiền mặt chi ra 974.836 360.104 976.490 1.259.440 3.570.870 VL: Vật liệu; ĐTCĐ: Điện thoại cố định Bảng 18: DỰ TOÁN NGUYÊN VÂT LIỆU TRỰC TIẾP ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG ĐVT:1.000 đồng Chỉ tiêu Quý Cả năm I II III IV Điện thoại di động 4.795 5.175 5.556 5.936 21.462 Vật liệu cho 1 máy điện thoại 67 67 67 67 67 Nhu cầu vật liệu cho ĐTDĐ 321.862 347.408 372.954 398.500 1.440.724 Yêu cầu vật liệu TKCK 104.222 111.886 119.550 128.342 128.342 Nhu cầu vật liệu trong kỳ 426.085 459.294 492.504 526.842 1.569.066 Vật liệu tồn kho đầu kỳ 218.895 104.222 111.886 119.550 218.895 Tổng chi phí mua vật liệu 207.190 355.072 380.618 407.292 1.350.171 SỐ TIỀN DỰ KIẾN CHI RA CÁC QUÝ Phải trả kỳ trước 243.709 243.709 Chi mua quý I 103.595 103.595 207.190 Chi mua quý II 177.536 177.536 355.072 Chi mua quý III 190.309 190.309 380.618 Chi mua quý IV 203.646 203.646 Tổng tiền mặt chi ra 347.304 281.131 367.845 393.955 1.390.234 ĐTCĐ: Điện thoại cố định; TKCK: Tồn kho cuối kỳ Kế hoạch nhân công trực tiếp Để tạo sự tích cực công việc công ty tăng lương cho nhân viên vào năm 2007 vì lương là một trong những yếu tố quan trọng trong việc giữ chân nhân viên giỏi. Theo số liệu thống kê từ phòng kế toán thì chi phí nhân công dự toán được hạch toán riêng như sau: Viễn thông: Chi phí nhân công bằng 4,5% doanh thu. Điện thoại cố định: Chi phí nhân công là 87.967 đồng/máy. Điện thoại di động: Chi phí nhân công được tính gọp vào chi phí bán hàng vì dịch vụ điện thoại di động chỉ là bán simcard và chi phí hoà mạng, nhiệm vụ này được giao cho bộ phận bán hàng và phòng kỹ thuật. Bảng 19: DỰ TOÁN NHÂN CÔNG TRỰC TIẾPCHO DỊCH VỤ VIỄN THÔNG ĐVT: 1.000đồng Chỉ tiêu Quý Cả năm I II III IV Doanh thu 36.562.452 37.754.865 38.947.278 40.139.691 153.404.286 Chi phí nhân công (4,5%) 1.645.310 1.698.969 1.752.628 1.806.286 6.903.193 Bảng 20: DỰ TOÁN NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH ĐVT:1.000 đồng Chỉ tiêu Quý Cả năm I II III IV Điện thoại cố định (máy) 6.629 6.937 7.245 7.554 28.366 Chi phí cho 1 máy ĐT 88 88 88 88 88 Tổng chi phí nhân công 583.155 610.260 637.365 664.469 2.495.248 ĐT: Điện thoại Kế hoạch chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung (SXC) của công ty được bộ phận kế toán hạch toán riêng và phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu, công ty trích khấu hao chia đều ra các quý. Các số liệu dùng để tập hợp chi phí SXC được phòng kế toán cung cấp như sau: Bảng 21: CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Chỉ tiêu 2006 ước tính 2007 dự báo Khả biến (1.000đồng/máy) Bất biến (1.000đồng) Khả biến (1.000đồng/máy) Bất biến (1.000đồng) Viễn thông 8,62 % Doanh thu 12.688.077 8,86% Doanh thu 13.025.192 Điện thoai cố định 4,901 132.937 4,903 139.077 Điện thoại di động 3,682 517.162 3,685 522.588 (Nguồn: Phòng kế toán) Bảng 22: DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG VIỄN THÔNG ĐVT:1.000 đồng Chỉ tiêu Quý Cả năm I II III IV Doanh thu 36.562.452 37.754.865 38.947.278 40.139.691 153.404.286 Chi phí SXC khả biến 70.383 72.678 74.974 77.269 295.303 Chi phí SXC bất biến 3.256.298 3.256.298 3.256.298 3.256.298 13.025.192 Chi phí SXC (8,86%) 3.239.433 3.345.081 3.450.729 3.556.377 13.320.495 Khấu hao 3.034.820 3.034.820 3.034.820 3.034.820 12.139.280 Chi phí SXC bằng tiền 204.613 310.261 415.909 521.557 1.181.215 Bảng 23: DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH ĐVT:1.000 đồng Chỉ tiêu Quý Cả năm I II III IV Điện thoại cố định (máy) 6.629 6.937 7.245 7.554 28.366 Chi phi SXC khả biến 5 5 5 5 5 Tổng chi phí SXC khả biến 32.503 34.014 35.525 37.035 139.077 Chi phí SXC bất biến 777.960 777.960 777.960 777.960 3.111.840 Chi phí sản xuất chung 810.463 811.974 813.485 814.995 3.250.917 Khấu hao 707.737 707.737 707.737 707.737 2.830.948 Chi phí SXC bằng tiền 102.726 104.237 105.748 107.258 419.969 Bảng 24: DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG ĐVT:1.000đồng Chỉ tiêu Quý Cả năm I II III IV Điện thoại di động (máy) 4.795 5.175 5.556 5.936 21.462 Chi phí SXC khả biến 4 4 4 4 4 Tổng chi phí SXC khả biến 17.669 19.071 20.473 21.876 79.089 Chi phí XSC bất biến 130.647 130.647 130.647 130.647 522.588 Chi phísản xuất chung 148.316 149.718 151.120 152.523 601.677 Khấu hao 127.392 127.392 127.392 127.392 509.568 Chi phí SXC bằng tiền 20.924 22.326 23.728 25.131 92.109 Kế hoạch chi phí bán hàng và quản lý Chi phí tăng lên do công ty tăng khuyến mãi và lương nhân viên. Phần khấu hao được công ty chia điều cho 4 quý gồm khấu hao máy tính, máy in, máy fax, văn phòng.. Dịch vụ diện thoại cố định không tính chi phí riêng bởi vì phần chi phí này được tính vào chi phí nhân công và chi phí SXC. Bảng 25: THỐNG KÊ CHI PHÍ BH & QL Chỉ tiêu Viễn thông Điện thoại di động Ước tính 2006 Khả biến 1.46%DT 538 đồng/máy Bất biến 21,12%DT 31.557.561 (1.000đồng) Dự báo 2007 Khả biến 1,48%DT 540 đồng/máy Bất biến 21,92%DT 33.629.968 (1.000 đồng) Nguồn: (phòng kế toán) DT: Doanh thu BH & QL: Bán hàng và quản lý Bảng 26: DỰ TOÁN CHI PHÍ BH & QL CỦA VIỄN THÔNG ĐVT:1.000 đồng Chỉ tiêu Quý Cả năm I II III IV Doanh thu 36.562.452 37.754.865 38.947.278 40.139.691 153.404.286 Chi phí BH & QL khả biến 148.122 427.146 706.171 985.196 2.266.635 Chi phí BH &QL bất biến 8.407.492 8.407.492 8.407.492 8.407.492 33.629.968 Chi phí BH & QL (23,4%) 8.555.614 8.834.638 9.113.663 9.392.688 35.896.603 Khấu hao 7.081.248 7.081.248 7.081.248 7.081.248 28.324.992 Chi phí BH & QL bằng tiền 1.474.366 1.753.390 2.032.415 2.311.440 7.571.611 Bảng 27: DỰ TOÁN CHI PHÍ BH & QLDN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG ĐVT:1.000 đồng Chỉ tiêu Quý Cả năm I II III IV Điện thoại di động (máy) 4.795 5.175 5.556 5.936 21.462 Chi phí BH & QL khả biến (đồng) 540 540 540 540 540 Tổng chi phí BH & QL khả biến 2.589 2.795 3.000 3.026 11.589 Chi phí BH & QL bất biến 347.329 347.329 347.329 347.329 1.389.316 Chi phí BH & QL 349.918 350.124 350.329 350.355 1.400.726 Khấu hao 344.432 344.432 344.432 344.432 1.377.728 Chi phí BH & QL bằng tiền 5.486 5.692 5.897 5.923 22.998 Kế hoạch tiền mặt Theo bảng cân đối kế toán 2006 của công ty lượng tiền tồn đầu kỳ của công ty là: 71.434.729 ngàn đồng gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của công ty. Doanh thu tổng cộng của công ty là doanh thu cước viễn thông, thu hoà mạng điện thoại cố định, di động. Chi phí của công ty gồm: chi phí nguyên vật liệu chi phí nhân công, chi phí SXC, chi phí BH &QL (không tính khấu hao). Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) của công ty là 28 % căn cứ vào lợi nhuận 2007 và được nộp vào cuối mỗi quý. Yêu cầu tiền mặt tại quỹ để đảm bảo nhu cầu sản xuất của công ty là 20-30 tỷ đồng. Nếu lượng cân đối thu chi hơn thì công ty sẽ đem gửi ngân hàng với lãi suất dự kiến là 2,03%/quý. Nếu lượng cân đối thu chi không đủ thì công ty sẽ vay ngân hàng. Số tiền phải thu và phải trả của khách hàng được công ty sử dụng bằng tiền gửi ngân hàng và tiền mặt. Bảng 28: DỰ TOÁN TIỀN 2007 ĐVT:1.000 đồng Chỉ tiêu Quý Cả năm I II III IV I.Tiền mặt tồn đầu kỳ 71.434.729 30.000.000 30.000.000 30.000.000 71.434.729 II.Tiền thu trong kỳ Thu từ DV viễn thông 41.295.200 37.357.394 38.549.807 39.742.220 156.944.621 Thu từ điện thoại cố định 2.916.868 3.052.443 3.188.018 3.323.593 12.480.923 Thu từ điện thoại di động 958.952 1.035.062 1.111.172 1.187.283 4.292.469 Tổng thu trong kỳ 45.171.020 41.444.899 42.848.998 44.253.096 173.718.013 Cộng khả năng thu 116.605.749 71.444.899 72.848.998 74.253.096 245.152.742 III.Tiền chi ra trong kỳ Chi mua nguyên vật liệu 7.963.177 940.797 2.097.870 2.575.113 13.576.956 Chi phí nhân công 2.228.465 2.309.229 2.389.992 2.470.755 9.398.441 Chi phí sản xuất chung 328.263 436.824 545.385 653.946 1.693.293 Chi phí BH & QL 1.479.852 1.759.082 2.038.312 2.317.542 7.594.788 Thuế TNDN 7.017.034 7.017.034 7.017.034 7.017.034 28.068.138 Tổng chi 19.016.792 12.462.966 14.088.593 15.034.390 60.331.616 IV .Cân đối thu chi 97.588.957 58.981.933 58.760.405 59.218.706 184.821.125 V.Tiền gửi ngân hàng 67.588.957 28.981.933 28.760.405 29.218.706 154.550.001 Tiền gửi 53.275.180 354.379 7.766.865 16.813.432 78.209.856 Tiền rút 14.313.777 28.627.554 20.993.540 12.405.274 76.340.145 VI.Tiền tồn cuối kỳ 30.000.000 30.000.000 30.000.000 30.000.000 30.000.000 BẢNG 29: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỰ TOÁN NĂM 2007 ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu Số tiền Doanh thu 173.718.013 Giá vốn 40.148.487 Lợi nhuận gộp 133.569.526 Chi phí BH &QL 37.297.508 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 96.272.018 Thu (chi) tư hoạt động tài chính 3.938.762 Thu (chi) khác 32.569 Lợi nhuận trước thuế 100.243.349 Thuế 28.068.138 Lợi nhuận ròng 72.175.211 Đánh giá rủi ro của kế hoạch Trong xu thế phát triển hiện nay của nền kinh tế và sức ép cạnh tranh của ngành thì đòi hỏi công ty phải có sự điều chỉnh các chính sách để có thể cạnh tranh. Phương thức cạnh tranh chủ yếu của các công ty và đối thủ là chất lượng, giá cước và chương trình khuyến mãi. Chất lượng sản phẩm dịch vụ của công ty được coi là số 1do đó vấn đề chất lượng sản phẩm của công ty trong cạnh tranh vẫn đứng đầu, nhưng cũng cần đề phòng trường hợp chất lượng của đối thủ vươn cao nhanh chóng. Từ đó cần có khoản chi cho công tác đầu tư công nghệ. Giá cạnh tranh và chương trình khuyến mãi là yếu tố quan trọng để khách hàng lựa chọn sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty nào. Trong những trường hợp do cạnh tranh gay gắt và biến động thị trường làm cho dự báo bị sai lệch đi và mức biến động như thế nào để kế hoạch vẫn còn nằm trong phạm cho phép kế hoạch vẫn còn khả thi. Tổng kết các chi phí theo kế hoạch ta có: (ĐVT 1.000 đồng) Tổng doanh thu:173.718.013 Tổng chi phí khả biến: 26.426.726 Tổng chi phí bất biến : 51.567.659 Tổng tài sản: 474.247.009 Lãi suất ngân hàng 12 tháng: 8,6% Từ số liệu trên và biến đông thị trường các rủi ro công ty gặp phải như sau: 1. Giá giảm 20% các yếu tố khác không đổi: ĐVT:1.000 đồng Chỉ tiêu Số tiền Doanh thu 138.974.410 Chi phí khả biến 26.426.726 Số dư đảm phí 112.547.684 Chi phí bất biến 51.567.659 Lợi nhuận trước thuế 60.980.025 Lợi nhuận sau thuế 43.905.618 Tỷ suất lợi nhuận đạt được trong trường hợp này là: 9,25% > 8,6%. Do đó trường hợp này kế hoạch vẫn khả thi nhưng mức lợi nhuận không cao. 2. Quảng cáo khuyến mãi, đầu tư công nghệ làm chi phí bất biến tăng 5% trong khi các yếu tố khác không đổi: ĐVT: 1000 đồng Chỉ tiêu Số tiền Doanh thu 173.718.013 Chi phí khả biến 26.426.726 Số dư đảm phí 147.291.287 Chi phí bất biến 54.146.042 Lợi nhuận trước thuế 93.145.245 Lợi nhuận sau thuế 67.064.576 Tỷ suất lợi nhuận đạt được trong trường hợp này là: 14,14% > 8,6%. Do đó trường hợp này kế hoạch vẫn khả thi mức lợi nhuận cao. 3.Trong trường hợp công ty phải giảm giá 20%, tăng chi phí bất biến lên 5%, làm cho sản lưởng tăng 10%: ĐVT: 1000 đồng Chỉ tiêu Số tiền Doanh thu 152.871.851 Chi phí khả biến 29.069.399 Số dư đảm phí 123.802.453 Chi phí bất biến 54.146.042 Lợi nhuận trước thuế 69.656.411 Lợi nhuận sau thuế 50.152.616 Tỷ suất lợi nhuận đạt được trong trường hợp này là: 10,58% > 8,6%. Do đó trường hợp này kế hoạch khả thi nhưng mức lợi nhuận chưa cao và vẫn chấp nhận. 4. Trong trường hợp xấu nhất giá giảm 20%, chi phí bất biến tăng 5% và các yếu tố khác không đổi: ĐVT: 1000 đồng Chỉ tiêu Số tiền Doanh thu 138.974.410 Chi phí khả biến 26.426.726 Số dư đảm phí 112.547.684 Chi phí bất biến 54.146.042 Lợi nhuận trước thuế 58.401.642 Lợi nhuận sau thuế 42.049.183 Tỷ suất lợi nhuận đạt được trong trường hợp này là: 8,8% > 8,6%. Do đó trường hợp này công ty nên cân nhắc có và không nên thực hiện kế hoạch, và nên lập kế hoạch mới khả thi hơn. Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của công ty trong năm 2006 1. Tình hình biến động tài sản của công ty Phải thu khách hàng trong quý thứ nhất của công ty đã thu hết khoản phải thu đầu kỳ và số tiền phải thu vào cuối năm là thu tiền cước dịch vụ viễn thông tháng 12 với số tiền là 13.379.897 (ngàn đồng) Phải thu nội bộ: Trong năm công ty đã thu tiền nội bộ với số tiền phát sinh giảm phải thu nội bộ là: 366.231 (ngàn đồng). Phải thu khác: Trong năm số tiền phải thu khác của công ty tăng lên là thu từ các khoản như khách hàng không thực hiện hợp đồng phải bồi thường tiền và bán tài sản thanh lý và đã làm số tiền phải thu khác tăng lên 370.500 (ngàn đồng). Tạm ứng: Do nhu cầu tiêu dùng của nhân viên tăng lên nên số tiền tạm ứng phát sinh trong năm tăng 32.509 (ngàn đồng) nhằm phục vụ cho nhu cầu của cán bộ công nhân viên của công ty. Nguyên vật liệu: Trong năm công ty đã sử dụng hết nguyên vật liệu trong kho vào đầu kỳ và đã mua thêm các vật liệu để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó số vật liệu tồn kho an toàn của công ty vào cuối mỗi quý cũng cần có. Do đó, số vật liệu phát sinh tronh năm giảm chỉ còn 1.354.429 (ngàn đồng) là số vật liệu phục vụ cho quý I năm 2008 theo dự báo của công ty. Hàng hoá: Lượng hàng hoá trong năm của công ty phát sinh giảm 21.676 (ngàn đồng). Do công ty bán được hàng. Hàng gửi: Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nên trong năm lượng hàng gửi của công ty đến các nhà phân phối phát sinh tăng 40.580 (ngàn đồng). Tài sản cố định: Trong năm để nâng cao chất lượng dịch vụ công ty đã đầu tư một khoản tiền nhằm nâng cao chất lượng mạng lưới, chất lượng của tổng đài được sử dụng bằng tiền gửi ngân hàng của công ty và tài sản sẽ làm tăng nguồn vốn kinh doanh của công ty. Trị giá tài sản mới là 12.076.470 (ngàn đồng). Hao mòn: Do tính chất dịch vụ của công ty nên phần lớn chi phí là chi phí hao mòn tài sản và công ty thực hiện khấu hao theo đường thẳng dựa trên giá trị và thời gian sử dụng tài sản nhằm thu hồi vốn đầu tư mới. Do có đầu tư thêm tài sản nên khấu hao trong năm 2007 là 45.182.532 (ngàn đồng) Chi phí trả trước dài hạn trong năm của công ty phát sinh giảm 17.209 (ngàn đồng). Do công ty thu gom những khoản tiền không có khả năng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Đầu tư dài hạn: Lượng lợi nhuận thu được từ đầu tư dài hạn thấp nên công ty quyết định giảm lượng tiền đầu tư dài hạn để lấy tiền phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty và đã làm phát sinh giảm một khoản tương ứng với số tiền 6.058.520 (ngàn đồng). 2. Tình hình biến động nguồn vốn của công ty Phải trả người bán: Trong quý đầu lượng tiền phải trả được công ty trả một phần và số tiền phải trả còn lại cộng với số tiền phải trả vào cuối quý 4 là số tiền phải trả cuối kỳ là 5.680.303 (ngàn đồng). Phải trả nhân viên: Do cuộc sống với mức chi phí ngày càng cao và công ty cũng đã tăng lương cho nhân viên kết hợp với giảm lượng tiền phải trả cho nhân viên để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhân viên và số tiền phát sinh giảm là 235.863 (ngàn đồng). Phải trả nội bộ: Trong năm hoạt động lượng phải trả nội bộ của công ty phát sinh giảm một lượng tương ứng là 2.977.223 (ngàn đồng) Phải trả khác: Trong năm hoạt động do chi phí phát sinh tăng nên lượng phải trả khác của công ty phát sinh tăng một lượng tương ứng là 103.564 (ngàn đồng). Vốn kinh doanh: Vốn kinh doanh của công ty tăng là do công ty đầu tư thêm tài sản cố định đã làm phát sinh tăng 12.076.470 (ngàn đồng). BẢNG 30: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN DỰ TOÁN NĂM 2007 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 ĐVT:1.000đồng TÀI SẢN 2006 2007 A.TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN 94.011.728 125.125.973 1.Tiền mặt 21.296.718 30.000.000 2.Tiền gửi ngân hàng 50.138.011 78.209.856 3.Phải thu khách hàng 16.920.324 13.379.897 4.Phải thu nội bộ 915.578 549.346 5.Phải thu khác 926.251 1.296.752 6.Tạm ứng 40.636 73.145 7.Nguyên vật liệu 3.530.565 1.354.429 8.Hàng hoá 108.378 86.702 9.Hàng gửi đi bán 135.267 175.846 B.TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN 337.191.090 349.121.036 1.Tài sản cố định 329.517.084 337.696.076 Nguyên giá 370.902.138 382.878.608 Hao mòn -41.385.054 -45.182.532 2.Chi phi trả trước dài hạn 172.097 154.887 3.Đầu tư dài hạn 7.501.909 11.252.864 4.Xây dựng cơ bản dở dang 0 17.209 Tổng tài sản 431.202.818 474.247.009 NGUỒN VỐN A.NỢ PHẢI TRẢ 22.958.097 12.650.215 1.Phải trả người bán 12.185.456 5.080.303 2.Phải trả công nhân viên 589.657 353.794 3.Phải trả nội bộ 9.924.075 6.946.852 4.Phải trả phải nộp khác 258.909 269.266 B.NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 408.244.721 461.596.794 1.Vốn kinh doanh 329.764.700 341.841.170 2.Lợi nhuận chưa phân phối 70.929.668 96.272.197 3.Quỹ khen thưởng phúc lợi 296.043 384.856 4.Quỹ đầu tư phát triển 7.254.310 23.098.571 Tổng nguồn vốn 431.202.818 474.247.009 BẢNG 31: TỶ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY DỰ TOÁN 2007 ĐVT:% Tỷ số 2006 2007 Chênh lệch Nhận xét 1.Tài sản lỏng Tỷ số lưu động 4,09 9,43 5,34 tốt Tỷ số kiểm tra nhanh 3,93 0,14 -3,79 tốt 2. Quản trị tài sản có Luân chuyển HTK 39,70 120,54 80,85 tốt Thời gian thu hồi nợ (Ngày) 39,74 31,70 -8,04 tốt Luân chuyển TSCĐ 0,44 0,52 0,08 tốt Luân chuyển TS có 0,34 1,39 1,05 tốt 3.Quản trị nợ D/A 0,05 0,03 -0,02 được D/E 0,06 0,03 -0,03 được 4.Khả năng sinh lời Mức lợi nhuận trên DT 0,39 0,37 -0,02 không tốt ROA 0,13 0,14 0,01 tốt HTK: Hàng tồn kho TSCĐ: Tài sản cố định TS: Tài sản Phân tích các tỷ số tài chính 1. Tài sản lỏng Tỷ số lưu động (khả năng thanh toán nợ): Trong năm 2007 cứ mỗi đồng nợ lưu động thì có 9,43 đồng tài sản lưu động đứng sau, tỷ số này tăng 5,34 lần điều này cho thấy tốc độ tăng tài sản lưu động của công ty cao hơn tốc độ tăng nợ lưu động. Cụ thể là khoản phải trả người bán của công ty trong năm 2007 giảm hơn so với năm 2006 từ đó làm cho số tài sản lưu động của công ty tăng lên và trong năm 2007 công ty hoạt động trên số nợ của khách hàng ít hơn, điều này chứng tỏ khả năng thanh toán nợ của công ty cao. Tỷ số kiểm tra của công ty năm sau thấp hơn năm trước điều này cho thấy công ty có khả năng thanh toán nợ lưu động mà không phải bán đi hàng tồn kho của mình và có khả năng thanh toán nợ cao năm 2007 cao hơn 2006 là 3,79 lần. 2. Quả trị tài sản có Luân chuyển hàng tồn kho: Hàng hóa của công ty được mua và bán trong năm 2007 bình quân là 120,54 lần trong khi đó tỷ số khi đó tỷ số trong 2005 là 39,7 lần. Như vậy luân chuyển hàng tồn kho của công ty trong năm 2007 nhanh hơn 2006 là do vật liệu tồn kho trong 2007 ít hơn năm 2006. Thời gian thu hồi nợ: Do đặc tính dịch vụ của ngành và của công ty nên thời gian thu hồi nợ của công ty bình quân thường trên1 tháng và thời gian thu hồi nợ của công ty năm 2007 giảm xuống 8 ngày so với năm 2006 đây là một điều tốt cho công ty thời gian thu hồi nợ năm 2007 là 31 ngày. Luân chuyển tài sản cố định đo lường khả năng khả năng sử dụng tài sản của công ty và tài sản cố định của công ty được sử dụng tốt hơn trong năm 2007 tăng 0,08 lần, tỷ lệ tăng này khá cao đã thể hiện khả năng sử dụng tài sản của công ty có hướng đi tốt. Luân chuyển tài sản có đo lường khả năng sử dụng tài sản có của công ty và tài sản có của công ty trong năm 2007 được sử dụng hiệu quả hơn so với năm 2006 là 1,05 lần và công ty sẽ có những chính sách sử dụng tốt hơn nữa tài sản có của công ty, luân chuyển tài sản có của công ty trong 2007 là 1,39 lần. 3. Quản trị nợ D/A là tỷ số đo lường khả năng vay nợ của công ty, trong năm 2006 cấu trúc nợ trong tài sản của công ty là 6% điều này cho thấy khoản nợ mà công ty vay để sản xuất là thấp từ đó công ty sẽ giảm được rũi ro từ vay nợ và thuận lợi hơn cho công ty khi cần vay nợ để đầu tư phát triển. Từ đó cho thấy công ty đã có sản đủ lớn để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty. Do vay nợ ít nên tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cua công ty cũng thấp, từ đó cho thấy vốn phần lớn của công ty là vốn chủ sở hữu. Trong năm 2007 khoản vay nợ của công ty là 3%. 4. Khả năng sinh lời Mức lợi nhuận trên doanh thu của công ty năm 2007 là 37% tuy thấp hơn năm 2006 nhưng mức lợi nhuận của công ty cao như vậy cũng đã thể hiện khả năng hoạt động có hiệu của công ty rất cao. Mức lợi nhuận trên tài sản của công ty trong năm 2007 là 14% tăng hơn năm 2006 1% tuy tăng thấp nhưng đã thể khả năng hoạt động có hiệu quả của công ty Biện pháp thực hiện Để thực hiện thành công các phương án trên cần các biện pháp hỗ trợ như sau: 1. Công tác Marketing Để nâng cao chất lượng phục vụ của khách hàng công ty cần quản lý xây dựng hệ thống quản lý chăm sóc khách hàng dài hạn tốt hơn nữa để kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng: Cần xây dựng đội ngũ chăm sóc khách hàng và lắp đặt máy cho những khách hàng lớn tại các khu công nghiệp trường học cao ốc... Chăm sóc khách hàng là công việc thách thức đòi hỏi một đội ngũ chuyên nghiệp, được tuyển chọn cẩn thận, được đào tạo các kiến thức và kỹ năng cần thiết. Cần chú trọng đến các hình thức khuyến mãi chăm sóc khách hàng trực tiếp tại các doanh nghiệp là khách hàng lớn như tặng quà giảm cước. Chú trọng đến các phương thức đa dạng khác nhau để khách hàng có thể dễ dàng liên lạc tiếp cận với công ty như: giới thiệu các số điện thoại miễn cước phí phục vụ chăm sóc khách hàng, trang Web của công ty, phiếu, thư góp ý, hội nghị khách hàng để khách hàng có khiếu nại thì phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp đến công ty để công ty có những biện pháp giải quyết cụ thể. Xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng để phục vụ cho công tác chăm sóc khách hàng, giúp các nhân viên chăm sóc khách hàng quản lý tốt hơn về khách hàng và phục vụ kịp thời khi có nhu cầu. Xây dựng quy trình tiếp thị tại nhà nhằm giảm bớt các thủ tục. Phát triển nhiều điểm giao dịch khách hàng mới luôn hướng về khách hàng, tất cả vì khách hàng và đề cao trách nhiệm làm việc nỗ lực của từng cá nhân trong toàn công ty, thực hiện tốt các cam kết đối với khách hàng như: Đón tiếp khách hàng với lời chào cử chỉ nụ cười thân thiện nhất Lắng nghe và phục vụ khách hàng với thái độ đầy trân trọng Cố gắng tìm hiểu và dự đoán nhu cầu của khách hàng nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Hướng dẫn tận tình những dịch vụ mà khách hàng chưa biết. Khi khách hàng gặp rắc rối và có yêu cầu thì phải xem xét đó là trách nhiệm của chính mình cần phải giải quyết. Giữ lời hứa trung thực và thực hiện đúng cam kết với khách hàng. Khi xảy ra sai sót, đích thân xin lỗi khách hàng không đỗ lỗi cho bộ phận hay đơn vị khác. Cảm ơn và tôn trọng ý kiến phản hồi và khiếu nại của khách hàng phải giải quyết nhanh chóng. 2. Công tác nghiên cứu và phát triển sản xuất Cải cách mạnh mẽ phương thức quản lý xây dựng đội ngũ vững vàng đáp ứng tốt nhu cầu và trách nhiệm mới. Sắp xếp bố trí bộ máy hoạt động có hiệu quả hơn, phát huy tối đa năng lực của đội ngũ hiện có. Đẩy mạnh phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất các ý kiến sẽ được xem xét và trân trọng. Có kế hoạch và tăng cường hơn công tác đào tạo lại nhằm mục đích là đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của công ty "Có tri thức, có bản lĩnh, có văn hoá, có sức khỏe, giàu tình nghĩa" để đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của công ty. Xây dựng các cơ cấu để khuyến khích nhân viên. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư có hiệu quả để cạnh tranh thắng lợi, tạo điều kiện thuận lợi để cạnh tranh không chủ quan nóng vội. Xây dựng mạng lưới quản lý nghiệp vụ, quản lý kỹ thụât, quản lý tài chính, đặc biệt quản lý tập trung sẽ làm cho bộ máy gọn hơn. Không ngừng hoàn thiện và nâng cấp mạng lưới. Cung cấp dịch vụ đa dạng tiện ích tới khách hàng. Giữ uy tín của công ty đối với khách hàng. Chú trọng vào công tác nghiên cứu và phát triển (R&D). Không ngừng đổi mới phong cách phục vụ trong các bộ phận có quan hệ với khách hàng. Công tác đầu tư trang thiết bị, nâng cấp mở rộng mạng lưới Đẩy mạnh công tác đầu tư trang thiết bị, nâng cấp mở rộng mạng lưới, nhanh chóng đưa vào sử dụng kịp thời các ứng dụng công nghệ mới, kịp thời đáp ứng nhu cầu của thị trường, mục tiêu của công ty. Từ đó đòi hỏi công ty cần có một đội ngũ chuyên viên biết rõ về các thủ tục đầu tư, kiến thức về quản lý dự án... các chuyên viên có nhiệm vụ giúp cho lựa chọn các nhà đầu tư. Công tác quản lý tài chính vật tư Vai trò của tài chính rất quan trọng trong việc thẩm định và chính sách đầu tư vào một dự án để thực hiện mục tiêu của công ty. Nhiệm vụ của kế toán thống kê là phân tích xác định hiệu quả hoạt động sản xuât kinh doanh của đơn vị để có bước điều chỉnh thích hợp. Để phục vụ cho công tác đầu tư trang thiết bị nâng cấp mạng lưới đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh công ty cần trích ra một khoản chi phí sửa chữa và mua sắm trang thiết bị cho các công trình nâng cấp mở rộng mạng cáp số tiền này được lấy từ quỹ khấu hao và đầu tư phát triển hàng năm của công ty nếu còn thiếu công ty sẽ ghi nợ từ tổng công ty hoặc vay nợ từ ngân hàng. Tăng cường công tác quản lý vật tư, chủ động cung cấp tài chính cho các dự án đầu tư, các chương trình phát triển công ty. Đẩy mạnh khâu thanh quyết toán công trình, thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn, giảm thời gian thu hồi nợ, giảm tối đa các rủi ro từ tín dụng. Thường xuyên kiểm tra nguyên liệu tồn kho, không nên để vật liệu tồn kho quá nhiều sẽ gây ra các khoản nợ và chi phí, đồng thời cũng không nên để thiếu vật liệu không đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Do đó phải đảm bảo lượng tồn kho đủ để phục vụ sản xuất kinh doanh có hiệu quả . Công tác quản lý kỹ thuật và ứng dụng Đưa việc thực hiện dịch vụ cộng thêm trực tiếp từ các điểm giao dịch truy nhập vào tổng đài từ đó sẽ giúp cho các giao dịch viên nhanh chóng trong việc khai báo cho khách hàng từ vài ngày xuống còn vài phút. Từ mọi điểm giao dịch yêu cầu của khách hàng về lắp đặt các thiết bị viễn thông được tiếp nhận và xử lý trong thời gian ngắn nhất, từ đó kích thích việc sử dụng dịch vụ của công ty. Hệ thống quản lý mạng ngoại vi quản lý hệ thống tính cước, hệ thống quản lý báo hư 119 có tốc độ xử lý nhanh, chính xác. Hệ thống này có chức năng khảo sát chi tiết mạng cáp, thuê bao, dây nhảy, lỗ cống, hầm cáp, trụ điện, quản lý cơ sở dữ liệu ... Giúp công ty tăng cường công tác quản lý kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát công tác đầu tư, vận hành, khai thác, bảo dưỡng, bảo trì mạng lưới. Tích cực tham gia hoặc tổ chức các hội nghị khách hàng chuyên ngành viễn thông để giao lưu học hỏi kinh nghiệm kỹ thuật hiện đại của thế giới . Công tác phát triển nguồn nhân lực Thường xuyên có các khoá đào tạo, huấn luyện nhân viên nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nâng cao ý thức cạnh tranh, tăng tính năng động phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. Cần có chính sách phát triển đội ngũ chuyên môn có trình độ đại học và trên đại học. Chủ động liên kết đào tạo, liên kết tuyển dụng tại các trường đại học, cao đẳng ... Để tuyển chọn được công nhân, chuyên viên giỏi có năng lực, có tay nghề. Có cơ chế hỗ trợ động viên cán bộ công nhân viên tự học tập, nghiên cứu thông qua các loại hình học tập đào tạo từ xa, ngoài giờ, các lớp ngắn hạn hoặc dài hạn để tự nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển chung của đất nước. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong tiến trình thực hiện, luận văn tập trung vào việc “xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty điện báo điện thoại năm 2007” cụ thể như sau: Phân tích tình hình hiện tại của công ty từ đó rút ra được các điểm mạnh điểm yếu của công ty. Phân tích môi trường kinh doanh để biết được xu hướng của thị trường và tìm ra cơ hội khắc phục đe doạ cho công ty. Dự báo nhu cầu tương lai Dự báo doanh thu và chi phí cho năm 2007 Nội dung luận văn xoay quanh vấn đề trên nhằm đưa ra chương trình hành động cho công ty trong năm 2007 2. Kiến nghị 2.1. Đối với công ty Tiếp tục hoàn thiện đổi mới tổ chức và quản lý doanh nghiệp theo phương hướng tổ chức, quản lý, khai thác kinh doanh dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh. Điều chỉnh sắp xếp bố trí lao động, lực lượng sản xuất cho phù hợp với tài năng và sở thích của nhân viên. Tăng cường công tác đầu tư từng bước hiện đại hoá mạng lưới nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng. Quyết tâm giữ được khách hàng hiện có, khai thác thêm nhiều khách hàng mới để thị phần mất đi xem như không đáng kể. Tiếp tục thực hiện chương trình khuyến mãi, tổ chức đại hội khách hàng. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn trong đầu tư. Tăng cường công tác quản lý và củng cố mạng lưới, nâng cao chất lượng thông tin. Mở rộng địa bàn phục vụ đến tận vùng sâu, vùng xa một cách có hiệu quả nhanh chóng bằng tuyến cáp quang. Khai thác triệt để các dịch vụ truyền thống và triển khai các dịch vụ mới nhằm đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Quan tâm công tác quản lý kinh tế tài chính, kế toán vật tư, tài sản, kỹ thuật nghiệp vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ. Đảm bảo an toàn tuyệt đối trong lao động sản xuất không để xảy ra tai nạn lao động. Vệ sinh trang thiết bị, tăng cường công tác phòng chóng cháy nổ, bảo vệ tốt cơ quan. Quan tâm chăm sóc sức khoẻ, đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Tăng cường công tác bảo vệ mạng lưới, mạng cáp đặc biệt là cáp quang, giảm thiểu tối đa những sự cố có thể xảy ra. 2.2. Đối với tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) Tổng công ty nên đầu tư một số dự án trọng điểm phát triển công nghệ thông tin và truyền thông có tính đột phá tạo nền móng cho phát triển thương mại tin học, điện tử. Nâng cao dung lượng và tốc độ của hạ tầng viễn thông, giảm giá cước dịch vụ viễn thông. Đầu tư vào công tác nghiên cứu và phát triển công nghệ để phát triển dịch vụ nhiều hơn. Đem lại các dịch vụ có chất lượng có giá thành thấp. 2.3. Đối với nhà nước Nên thường xuyên thay đổi chính sách đầu tư có lợi cho các nhà đầu tư mới, để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Mở cửa chống độc quyền, thúc đẩy cạnh tranh đảm bảo lợi ích quốc gia nên quản lý bằng pháp luật và kỷ cương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Quản trị Doanh nghiệp - Đỗ Thị Tuyết & Trương Hoà Bình, Tủ sách ĐHCT 2. Quản trị sản xuất & Dịch vụ - GS.TS. Đồng Thị Thanh Phương, NXB Thống kê. 3. Quản trị tài chính - Nguyễn Thanh Nguyệt - Trần Ái Kết, Tủ sách ĐHCT. 4. Kế toán quản trị - TS Nguyễn Khắc Hùng, NXB thống kê. 5. Báo Bưu điện Việt Nam, báo Đồng Tháp, báo Kinh tế Việt Nam. 6. Các website: - www.vnpost.mpt.gov.vn - www.vnexpress.net - www.vnpt.com - www.luatvietnam.com.vn PHỤ LỤC BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2006 Ngày 31 tháng 12 năm 2006 ĐVT: 1.000 đồng TÀI SẢN 2005 2006 A. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN 86.258.422 94.011.728 1. Tiền mặt 20.594.250 21.296.718 2. Tiền gửi ngân hàng 48.130.277 50.138.011 3. Phải thu khách hàng 13.969.890 16.920.324 4. Phải thu nội bộ 10.930 915.578 5. Phải thu khác 1.207.980 926.251 6.Tạm ứng 71.675 40.636 7. Nguyên vật liệu 2.087.439 3.530.565 8. Hàng hoá 33.320 108.378 9. Hàng gửi đi bán 152.661 135.267 B.TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN 310.701.767 337.191.090 1. Tài sản cố định 292.499.490 329.517.084 Nguyên giá 327.475.073 370.902.138 Hao mòn -34.975.583 -41.385.054 2. Chi phi trả trước dài hạn 41.984 172.097 3. Đầu tư dài hạn 18.088.145 7.501.909 4. Xây dựng cơ bản dở dang 72.148 0 Tổng tài sản 396.960.189 431.202.818 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ 17.767.301 22.958.097 1. Phải trả người bán 1.079.347 12.185.456 2. Phải trả công nhân viên 505.900 589.657 3. Phải trả nội bộ 15.929.101 9.924.075 4. Phải trả phải nộp khác 252.953 258.909 B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 379.192.888 408.244.721 1. Vốn kinh doanh 310.587.634 329.764.700 2. Lợi nhuận chưa phân phối 64.804.283 70.929.668 3. Quỹ khen thưởng phúc lợi 142.757 296.043 4. Quỹ đầu tư phát triển 3.658.214 7.254.310 Tổng nguồn vốn 396.960.189 431.202.818 \ BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐVT:1.000 đồng Chỉ tiêu 2005 2006 Doanh thu 122.705.297 144.456.220 Giá vốn 32.604.697 39.768.323 Chi phí quản lý và bán hàng 21.638.103 26.503.919 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 68.462.497 78.183.978 Thu (chi) từ hoạt động tài chính 16.232 21.019 Thu (chi) khác 81.725 -97.176 Thu nhập trước thuế 68.560.454 78.107.821 Thuế thu nhập doanh nghiệp 19.196.927 21.870.190 Lợi nhuận ròng 49.363.527 56.237.631 DOANH THU DỊCH VỤ VIỄN THÔNG QUA CÁC NĂM ĐVT: 1.000 đồng Năm Quý Cả Năm I II III IV 2004 22.387.421 23.687.652 24.687.532 26.217.064 96.979.669 2005 26.631.568 27.057.563 29.178.924 30.637.241 113.505.296 2006 32.545.271 33.474.237 34.204.731 35.031.979 135.256.218 DỰ BÁO DOANH THU ĐẠT ĐƯỢC CỦA DỊCH VỤ VIỄN THÔNG NĂM 2007 Quý X Y X2 XY I-2004 -11 22.387.421 121 -246.261.631 II-2004 -9 23.687.652 81 -213.188.868 III-2004 -7 24.687.532 49 -172.812.724 IV-2004 -5 26.217.064 25 -131.085.320 I-2005 -3 26.631.568 9 -79.894.704 II-2005 -1 27.057.563 1 -27.057.563 III-2005 1 29.178.924 1 29.178.924 IV-2005 3 30.637.241 9 91.911.723 I-2006 5 32.545.271 25 162.726.355 II-2006 7 33.474.237 49 234.319.659 III-2006 9 34.204.731 81 307.842.579 IV-2006 11 35.031.979 121 385.351.769 Tổng cộng 0 345.741.183 572 341.030.199 I-2007 13 36.562.452 II-2007 15 37.754.865 III-2007 17 38.947.278 IV-2007 19 40.139.691 Tổng cộng 153.404.286 LƯỢNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG QUA CÁC NĂM ĐVT:máy Quý Năm 2004 2005 2006 I 601 1.978 3.358 II 683 2.186 3.913 III 712 2.344 4.027 IV 855 2.870 4.327 Tổng cộng 2.851 9.378 15.625 Phương pháp dự báo Quý X Y X2 XY I-2004 -11 601 121 -6.611 II-2004 -9 683 81 -6.147 III-2004 -7 712 49 -4.984 IV-2004 -5 855 25 -4.275 I-2005 -3 1.978 9 -5.934 II-2005 -1 2.186 1 -2.186 III-2005 1 2.344 1 2.344 IV-2005 3 2.870 9 8.610 I-2006 5 3.358 25 16.790 II-2006 7 3.913 49 27.391 III-2006 9 4.027 81 36.243 IV-2006 11 4.327 121 47.597 Tổng cộng 0 27.854 572 108.838 I-2007 13 4.795 II-2007 15 5.175 III-2007 17 5.556 IV-2007 19 5.936 Tổng cộng 21.462 LƯỢNG ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH QUA NĂM 2006 ĐVT: máy Quý Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tổng quý I 1.283 1.562 2.532 5.377 II 1.617 1.871 2.343 5.831 III 1.784 1.978 2.161 5.923 IV 1.812 2.094 2.348 6.254 Trung bình tháng 1.624 1.876 2.346 1.949 Chỉ số mùa vụ 0,83 0,96 1,20 Hoá giải tính mùa vụ Quý Số liệu hàng tháng phi mùa vụ Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 I 1.540 1.622 2.103 II 1.940 1.943 1.946 III 2.141 2.054 1.795 IV 2.174 2.175 1.950 Tháng X Y X2 XY Dự báo phi mùa vụ Dự báo mùa vụ 1 -11 1.540 121 -16.935 2 -9 1.622 81 -14.601 3 -7 2.103 49 -14.723 4 -5 1.940 25 -9.702 5 -3 1.943 9 -5.830 6 -1 1.946 1 -1.946 7 1 2.141 1 2.141 8 3 2.054 9 6.163 9 5 1.795 25 8.975 10 7 2.174 49 15.220 11 9 2.175 81 19.574 12 11 1.950 121 21.455 Tổng cộng 0 23.385 572 9.792 1-2007 13 2.171 1.809 2-2007 15 2.206 2.123 3-2007 17 2.240 2.696 4-2007 19 2.274 1.895 5-2007 21 2.308 2.222 6-2007 23 2.342 2.820 7-2007 25 2.377 1.981 8-2007 27 2.411 2.321 9-2007 29 2.445 2.944 10-2007 31 2.479 2.066 11-2007 33 2.514 2.420 12-2007 35 2.548 3.067 1-2008 37 2.582 2.152

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnoidung.doc
  • docmucluc.doc
Luận văn liên quan