Đề tài Xây dựng mô hình độc quyền nhóm và phân tích cách thức ra quyết định quản lý của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam để tối đa hóa lợi nhuận

Mục lụcMục lục . . 1Lời nói đầu .2Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài “ Xây dựng mô hình độc quyền nhóm và phân tích cách thức ra quyết định quản lý của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam để tối đa hóa lợi nhuận” . .31.1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 31.2.Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 51.3.Các mục tiêu nghiên cứu 51.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 61.5.Kết cấu đề tài 6Chương 2: Tóm Lược một số vấn đề lý luận cơ bản của chủ đề nghiên cứu2.1.Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản 72.2.Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu 7Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu 103.1.Phương pháp nghiên cứu 103.1.1.Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 103.1.2.Phương pháp phân tích dữ liệu 103.2.Tổng quan tình hình kinh tế, tài chính của tổng công ty xăng dầu Petrolimex 113.2.1.Tổng quan tình hình kinh tế, tài chính 113.2.2. Tổng công ty xăng dầu Việt Nam ( Petrolimex ) 123.3.Phân tích các dữ liệu thứ cấp 153.3.1.Quyết định lãi suất 193.3.2. Chính sách khuyến mãi 233.3.3. Ứng dụng công nghệ 26Chương 4: Các kết luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu 284.1. Kết luận 294.2.Các đề xuất và kiến nghị với vấn đề nghiên cứu 30Lời nói đầu Năm 2009 là năm đáng ghi nhớ đối với ngành Xăng dầu Việt Nam, bởi ngày 15/10/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định 84/2009/NĐ-CP. Với Nghị định này, lần đầu tiên việc kinh doanh xăng dầu được thực sự vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Đây được xem là bước chuyển mình làm thay đổi về chất của hoạt động quản lý kinh doanh xăng dầu.Năm 2010, được xem là một cơ hội đối với ngành Xăng dầu vì đây là năm đầu tiên Nghị định 84 thực sự được “đi vào cuộc sống”. Bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn, áp lực đối với các doanh nghiệp đầu mối. Vì khi áp dụng cơ chế này đòi hỏi sự chủ động cũng như phải rất linh hoạt trong việc ứng phó với thị trường xăng dầu vốn luôn biến động đầy phức tạp. Với vai trò và kinh nghiệm của một doanh nghiệp chủ đạo, Tổng Công ty Xăng dầu đã xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc bình ổn thị trường xăng dầu nội địa nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững .

doc27 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3000 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng mô hình độc quyền nhóm và phân tích cách thức ra quyết định quản lý của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam để tối đa hóa lợi nhuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Mục lục…………………………….…………………………………….……1 Lời nói đầu…………………………………………………………………….2 Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài “ Xây dựng mô hình độc quyền nhóm và phân tích cách thức ra quyết định quản lý của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam để tối đa hóa lợi nhuận” .……………………………..……...3 1.1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu……………… ………… ……… ………3 1.2.Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu……………… ………… ……………5 1.3.Các mục tiêu nghiên cứu…… ……… ……… …………………………………5 1.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài……… ……… …… …… ……6 1.5.Kết cấu đề tài……… …………… …… …………………………………………6 Chương 2: Tóm Lược một số vấn đề lý luận cơ bản của chủ đề nghiên cứu 2.1.Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản………… …………… …………………7 2.2.Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu ………………………………………7 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu…………………………………………………………..10 3.1.Phương pháp nghiên cứu ……………… …………… … ……………………10 3.1.1.Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp …… ……… …… ……… ……10 3.1.2.Phương pháp phân tích dữ liệu ……… ……………………………………10 3.2.Tổng quan tình hình kinh tế, tài chính của tổng công ty xăng dầu Petrolimex…………………………………………………… ………………………11 3.2.1.Tổng quan tình hình kinh tế, tài chính ………………… …………………11 3.2.2. Tổng công ty xăng dầu Việt Nam ( Petrolimex )…………………………12 3.3.Phân tích các dữ liệu thứ cấp……… …………………………………………15 3.3.1.Quyết định lãi suất…………………………………………………………19 3.3.2. Chính sách khuyến mãi………… ……………………………………… 23 3.3.3. Ứng dụng công nghệ ……………………………………………………26 Chương 4: Các kết luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu………..……..28 4.1. Kết luận……………………………………… …………………………………29 4.2.Các đề xuất và kiến nghị với vấn đề nghiên cứu……………………………30 Lời nói đầu Năm 2009 là năm đáng ghi nhớ đối với ngành Xăng dầu Việt Nam, bởi ngày 15/10/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định 84/2009/NĐ-CP. Với Nghị định này, lần đầu tiên việc kinh doanh xăng dầu được thực sự vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Đây được xem là bước chuyển mình làm thay đổi về chất của hoạt động quản lý kinh doanh xăng dầu. Năm 2010, được xem là một cơ hội đối với ngành Xăng dầu vì đây là năm đầu tiên Nghị định 84 thực sự được “đi vào cuộc sống”. Bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn, áp lực đối với các doanh nghiệp đầu mối. Vì khi áp dụng cơ chế này đòi hỏi sự chủ động cũng như phải rất linh hoạt trong việc ứng phó với thị trường xăng dầu vốn luôn biến động đầy phức tạp. Với vai trò và kinh nghiệm của một doanh nghiệp chủ đạo, Tổng Công ty Xăng dầu đã xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc bình ổn thị trường xăng dầu nội địa nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững... Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài “ Xây dựng mô hình độc quyền nhóm và phân tích cách thức ra quyết định quản lý của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam ( Petrolimex ) để tối đa hóa lợi nhuận ”. 1.1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong kinh doanh, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu tiên quyết và quan trọng nhất của nhà quản lý. Trong điều kiện bị rằng buộc bởi các yếu tố đầu vào và trong môi trường cạnh tranh, nhà quản lý luôn phải đối mặt với sự lựa chọn ra quyết định kinh doanh cái gì, khối lượng bao nhiêu và đầu tư ở điểm nào để tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp mình. Lợi nhuận cũng chính là chỉ tiêu đo lường sự hoạt động hiểu quả của doanh nghiệp, là mục tiêu đồng thời cũng là điều kiện không thể thiếu để mở rộng, phát triển quy mô của doanh nghiệp. Petrolimex, với tư cách là doanh nghiệp đầu đàn của ngành xăng dầu, hẳn hiểu rất rõ vị thế của mình, vị thế được xây dựng bởi cụn từ “đảm bảo an ninh năng lượng”. Trải qua hơn 53 năm hình thành và phát triển, đến nay Petrolimex đã trở thành một trong số những doanh nghiệp trọng trách hàng đầu của Việt Nam với 41 Công ty Xăng dầu thành viên, 23 công ty cổ phần, 3 liên doanh với nước ngoài và 01 Chi nhánh tại Singapore, tổng doanh thu toàn Tổng công ty hơn 120.000 tỷ đồng. Petrolimex hiện sở hữu hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và lớn nhất Việt Nam với hơn 1.300.000 m3 kho bể - cầu cảng chuyên dụng, hơn 1.700 cửa hàng, hơn 500 km tuyến ống duy nhất trên cả nước, đội xe xitec gần 1.000 xe, đội tàu vận tải ven biển và viễn dương hơn 300.000 DWT, đảm bảo sản lượng nhập khẩu hơn 8 triệu m3 tấn xăng dầu/năm, chiếm khoảng 60% thị phần. Trong các lĩnh vực khác, Petrolimex cũng luôn thể hiện vị thế của doanh nghiệp hàng đầu. Nhiều công ty đã nổi lên như một thương hiệu lớn và hiệu quả; trong đó, điển hình là trong các lĩnh vực kinh doanh: Vận tải biển (công ty cổ phần VIPCO, VITACO), Gas (công ty Gas Petrolimex), Hoá dầu (công ty Hoá dầu Petrolimex), hay Bảo hiểm Định hướng chiến lược phát triển của Tổng công ty là xây dựng Petrolimex trở thành một tập đoàn của Nhà nước mạnh và năng động, lấy xăng dầu làm trục chính, đa dạng hoá có chọn lọc các mặt hàng và loại hình kinh doanh khác như vận tải viễn dương, hóa dầu, gas, xây lắp, cơ khí, công trình xăng dầu và các định chế về tài chính, đẩy mạnh chương trình hiện đại hoá, nâng cao năng lực hợp tác và cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Petrolimex dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước, cũng luôn xác định rõ vai trò và vị thế của mình là doanh nghiệp Nhà nước trọng yếu, chịu trách nhiệm chính trong việc bình ổn, điều tiết và phát triển thị trường xăng dầu, góp phần thực hiện các nhóm giải pháp của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. 1.2.Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu Trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và trước những biến động khó tiên liệu của thị trường xăng dầu thế giới; việc đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực nói chung và đối với xăng dầu nói riêng như là một nhu cầu tất yếu, một giải pháp có tính đột phá để thích nghi và phát triển. Trên cơ sở phân tích, đánh giá và nhìn nhận trên mọi góc cạnh của thị trường, chúng ta cần khẳng định những bước tiến của quá trình đổi mới cơ chế kinh doanh xăng dầu, đối diện với những mặt hạn chế và đặt ra các vấn đề cần tiếp tục đổi mới để phát triển thị trường xăng dầu trong giai đoạn tiếp theo, thích ứng với những biến động ngày càng phức tạp của nguồn năng lượng dầu mỏ. Từ đó đưa ra những chiến lược thích hợp với mục tiêu điều tiết và phát triển thị trường xăng dầu, Chúng ta đi tìm hiểu đề tài: “ Xây dựng mô hình độc quyền nhóm và phân tích cách thức ra quyết định quản lý của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam để tối đa hóa lợi nhuận” 1.3.Các mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đề tài nêu trên nhằm các mục tiêu: - Hiểu rõ hơn về tính chất cạnh tranh của thị trường độc quyền nhóm. - Hiểu hơn về cách thức ra quyết định quản lý của tổng công ty xăng dầu Việt Nam ( Petrolimex ) nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. - Đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Petrolimex trong giai đoạn hiện nay. 1.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu năng lực hợp tác và cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi tổng công ty xăng dầu Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội về các lĩnh vực: xăng dầu, khí hóa lỏng và vận tải ( Chủ yếu là lĩnh vực xăng dầu ) Về mặt thời gian: Nhận thấy tình hình kinh tế và tài chính có nhiều biến động trong những năm gần đây nên đề tài tập trung nghiên cứu giai đoạn từ năm 2009 đến nay(tháng 11/2011). 1.5.Kết cấu đề tài Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu: Tính cấp thiết của đề tài, xác lập vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng phạm vi nghiên cứu. Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về thị trường độc quyền nhóm, cách thức ra quyết định quản lý để tối đa hóa lợi nhuận của hãng. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, đánh giá tổng quan vấn đề cạnh tranh trong lĩnh xăng dầu, các kết quả phân tích thực trạng vấn đề này và những chiến lược tối đa hóa lợi nhuận của Petrolimex. Chương 4: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Potrolimex trong thời gian tới và các kết luận khi nghiên cứu đề tài. Chương 2: Tóm Lược một số vấn đề lý luận cơ bản của chủ đề nghiên cứu 2.1.Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản Thị trường độc quyền nhóm do một số ít người bán chi phối, trong đó có ít nhất một số người bán có sức mạnh đủ lớn so với toàn bộ thị trường để tác động đến giá thị trường. Đây là đặc điểm riêng có của thị trường độc quyền nhóm. Khi số lượng hãng trên thị trường ít,các quyết định về sản lượng,giá cả… của bất kì hãng nào cũng tác động đến những điều kiện về cầu và doanh thu cận biên của các hãng còn lại trên thị trường. Do đó việc đặt giá bán hay quyết định mức sản lượng của một hãng phụ thuộc vào hành vi của các đối thủ cạnh tranh. Trên thị trường độc quyền nhóm, sản phẩm hàng hóa có thể đồng nhất hoặc không đồng nhất và có rào cản lớn về việc gia nhập vào thị trường. Tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các hãng là rất lớn. Lợi nhuận của các hãng trên thị trường độc quyền nhóm phụ thuộc lẫn nhau. 2.2. Một số lý thuyết của vấn đề nghiên cứu 2.2.1. Quyết định chiến lược Lý thuyết trò chơi là một nhánh của toán học ứng dụng thường được sử dụng để phân tích kinh tế. Nó sử dụng các mô hình để nghiên cứu các tình huống chiến thuật, trong đó những người tham gia (người chơi) cố gắng để tối đa kết quả thu được của mình có tính đến hành động và phản ứng của đối thủ khác. Hành vi chiến lược là các hành động được các hãng tiến hành để lập kế hoạch và phản ứng lại các hành động cạnh tranh từ các hãng đối thủ. 2.2.2. Chiến lược ra quyết định đồng thời Chiến lược ra quyết định đồng thời xảy ra trong các thị trường độc quyền nhóm khi các nhà quản lý phải đưa ra các quyết định cá nhân mà không biết gì về quyết định của các đối thủ cạnh tranh. Các quyết định cá nhân của các nhà quản lý không nhất thiết phải xảy ra cùng một thời điểm. 2.2.3. Chiến lược ưu thế Chiến lược ưu thế là một chiến lược hoặc hành động mang lại kết cục tốt nhất dù cho các đối thủ có quyết định làm gì đi chăng nữa. Khi tồn tại chiến lược ưu thế,một người quyết định có lý trí luôn áp dụng chiến lược ưu thế. Họ dự đoán rằng nếu đối thủ của mình cũng có các chiến lược ưu thế thì họ cũng sẽ áp dụng các chiến lược ưu thế đó. Trạng thái cân bằng chiến lược ưu thế tồn tại khi tất cả người ra quyết định đều có chiến lược ưu thế. Nếu một hãng không có chiến lược ưu thế nhưng ít nhất một trong các đối thủ có chiến lược ưu thế. Khi đó hãng dự đoán rằng đối thủ sẽ thực hiện chiến lược ưu thế của mình, khi biết hành động của đối thủ thì nhà quản lý có thể chọn chiến lược tốt nhất cho mình. 2.2.4. Tình thế lưỡng nan của người tù Bill Không thú tội Thú tội Không thú tội 2 năm, 2 năm 12 năm, 1 năm Thú tội 1 năm, 12 năm 6 năm, 6 năm Jane Cả hai đối thủ đều có chiến lược ưu thế là không thú tội. Nếu Bill à Jane hợp tác với nhau thì họ chỉ phải chịu mức phạt là 2 năm tù giam thay vì chọn chiến lược ưu thế thì cả 2 cùng chịu mức phạt là 6 năm tù giam. Như vậy ở trạng thái cân bằng chiến lược ưu thế,các đối thủ đều bị thiệt hơn so với trường hợp họ ra quyết định có hợp tác với nhau. 2.2.5. Chiến lược bị lấn át Chiến lược bị lấn át: là những chiến lược sẽ không bao giờ được lựa chọn vì luôn có một chiến lược tốt hơn chúng. Sự loại trừ liên tiếp các chiến lược bị lấn át là một tiến trình ra quyết định lặp lại trong đó các chiến lược bị lấn át bị giảm thiểu để tạo ra một bảng lợi ích rút gọn với ít quyết định hơn cho các nhà quản lý xem xét. Ví dụ: Palace Cao ($10) Trung bình ($8) Thấp ($6) Cao ($10) $ 1000, $ 1000 $900, $1100 $500, $1200 Trung bình ($8) $ 1100, $400 $800,$800 $ 450, $500 Thấp ($6) $ 1200, $ 300 $500,$350 $400,$400 Castle 2.2.6. Cân bằng Nash Cân bằng Nash là một tập hợp các hành động hay quyết định mà từ đó các nhà quản lý chọn ra quyết định tốt nhất khi đối thủ của họ đưa ra hành động mà họ dự đoán. Nếu chỉ tồn tại một cân bằng Nash duy nhất thì có thể mong đợi các đối thủ cùng thực hiện quyết định dẫn tới trạng thái cân bằng Nash. Khi có nhiều trạng thái cân bằng Nash thì không thể dự đoán được kết cục có thể xảy ra. Cân bằng chiến lược ưu thế là một trường hợp đặc biệt của cân bằng Nash. Cân bằng Nash có thể xảy ra mà không có chiến lược ưu thế hay chiến lược bị lấn át nào. 2.2.7. Đường phản ứng tốt nhất Đường phản ứng tốt nhất dùng để phân tích và giải thích các quyết định đồng thời khi lựa chọn là liên tục( chứ không phải rời rạc). Đường phản ứng tốt nhất của một hãng cho thấy 1quyết định tốt nhất của hãng dựa trên quyết định mà hãng mong chờ đối thủ của mình sẽ thực hiện và thường thì đó là quyết định tối đa hóa lợi nhuận. Cân bằng Nash xảy ra khi các đường phản ứng tốt nhất của các hãng cắt nhau. 2.2.8. Chiến lược ra quyết định tuần tự Quyết định tuần tự là một hãng ra quyết định trước rùi đến đối thủ của nó ra quyết định khi đã biết được hành động mà hãng thứ nhất thực hiện. Quyết định tốt nhất mà một nhà quản lý có thể đưa ra ngày hôm nay phụ thuộc vào việc đối thủ của anh ta sẽ ra phản ứng như thế nào vào ngày mai. 2.2.9. Cây trò chơi Cây trò chơi là một sơ đồ minh họa các quyết định quản lý của hãng như các nút quyết định với các nhánh vươn ra từ các nút. Mỗi nhánh đại diện cho mỗi hành động có thể được thực hiện tại nút đó. Thứ tự các quyết định thường bắt đầu từ trái sang phải cho đến khi tới được bảng lợi ích cuối cùng. Sau khi thiết lập sơ đồ cây trò chơi, sử dụng phương pháp quay ngược để tìm cân bằng Nash theo một quyết định tuần tự bằng dự đoán các quyết định trong tương lai nhằm đưa ra các quyết định ở hiện tại tốt nhất. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu 3.1. Phương pháp nghiên cứu 3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thông tin thứ cấp Khái niệm: là việc thu thập thông tin, dữ liệu dựa trên các nguồn thứ cấp, đã qua tổng hợp xử lý, thống kê. Loại tài liệu này có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải. Nguồn dữ liệu thứ cấp sử dụng được thu thập bằng cách thu thập từ các nguồn trong và ngoài Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex). Trong Tổng công ty bao gồm: + Các báo cáo, tài liệu của tổng công tydo các phòng ban cung cấp, báo cáo kết quả kinh doanh từ 2008 đến nay (tháng 11/2011), báo cáo chi tiết về doanh thu, lợi nhuận qua các năm. + Các tài liệu về kế hoạch, phương hướng phát triển của Tổng công ty trong tương lai. Ngoài Tổng công ty như: Thu thập số liệu qua các bài báo, tạp chí, qua internet về báo cáo tổng kết, thống kê. 3.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Khái niệm: Là phương pháp sử dụng, phân tích các dữ liệu sau khi đã thu thập được thông tin, số liệu cần thiết. Phương pháp này tập trung phân tích, xử lý các thông tin, dữ liệu thu thập được tùy theo mục đích của người sử dụng. Các phương pháp sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích, so sánh, đồ thị, biểu đồ, bảng biểu. 3.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến vấn đề nghiên cứu 3.2.1. Tổng quan tình hình biến động xăng dầu Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, giá xăng dầu thế giới đã chứng kiến nhiều mặt bằng và liên tiếp bị phá vỡ để xác lập mặt bằng mới, đặc biệt năm 2007, 2008 do sự khủng hoảng knh tế toàn cầu và bất ổn chính trị ở các nước xuất khẩu dầu mỏ. Năm 2009, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, giá dầu đã giảm ở mức thấp nhất là 32,7 USD/thùng. Năm 2010, giá xăng dầu thế giới tăng cao trong tháng 3/2010 ở mức 94,0 USD/thùng và giảm vào quý III năm 2010 ở mức 79,5 USD/thùng. Đến quý I năm 2011, giá dầu vượt trên 100 USD/thùng do diễn biến bất ổn chính trị tại các nước xuất khẩu dầu mỏ ở Trung Đông và Bắc Phi. Giá xăng dầu trên thế giới liên tục biến động bất thường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nói chung và Petrolimex nói riêng. Do xăng dầu tiêu dùng trong nước hiện nay chủ yêu phải nhập khẩu, phụ thuộc vào sự biến động của giá xăng dầu thế giới. Bên cạnh đó, năm 2009 là năm đáng nhớ đối với ngành xăng dầu Việt Nam, bởi ngày 15/10/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định 84/2009/ NĐ-CP. Với nghị định này, lần đầu tiên việc kinh doanh xăng dầu được thực sự vận hành theo cơ chế thị trường, cso sự quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên, có thể nói rằng cơ chế điề hành giá xăng và thuế xăng đã bộ lộ nhiều bất cập. Việc tiếp tục can thiệp và áp dụng một cơ chế điều hành trong điều kiện giá xăng dầu thế giới biến động rất nhanh chóng theo hai xu hướng ngược nhau là: trong thời kỳ giá xăng dầu thế giới đã giảm sâu, Nhà nước vẫn phải bỏ một số tiền bù tương đương. Từ khi công bố chấm dứt bù giá đến nay, các doanh nghiệp vẫn không có thực quyền về xác định giá bán như các văn bản quy định. Hơn thế nữa, các cơ quan, truyền thông khai thác thông tin và đưa ra thông tin về tăng giảm giá rất sớm, không những không có tính định hướng dư luận mà còn tạo ra áp lực nặng nề cho các doanh nghiệp rất khó trong việc kiểm soát sự minh bạch và đúng đắn các nhu cầu trước thời điểm tăng giá. 3.2.3. Tổng quan về Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Giới thiệu chung: Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, tiền thân là Tổng công ty Xăng dầu mỡ được thành lập theo NĐ số 09/BTC ngày12/01/1956 của Bộ Thương nghiệp và được thành lạp lại theo Quyết định số 224/Ttg ngày 17/04/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Là doanh nghiệp Nhà nước trọng yếu, có quy mô toàn quốc, đảm bảo gần khoảng 60% thị phần xăng dầu cả nước. Tên đầy đủ: Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM NATIONAL PETROLEUM CORPORATION Tên gọi tắt: PETROLIMEX Địa chỉ: Số 1 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: (844)38512603 Fax: (844)38519203 Website: www.petrolimex.com.vn.   Tổng công ty xăng dầu Việt Nam là một doanh nghiệp kinh doanh trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, kinh doanh xăng dầu là lĩnh vực kinh doanh chủ đạo của Petrolimex. Hàng năm, Tổng công ty nhập khẩu 7-8 triệu m3 xăng dầu, chiếm khoảng 60% thị phần nội địa. Doanh thu xăng dầu trung bình năm đạt trên 25.000 tỷ đồng, chiếm 80% tổng doanh thu toàn ngành. Phục vụ cho hoạt động kinh doanh, Petrolimex có hệ thống kho bể với sức chứa trên 1.200.000 m3 được phân bổ dọc theo chiều dài đất nước đảm bảo cho dự trữ và cung ứng xăng dầu theo nhu cầu của thị trường nội địa. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh xăng dầu (2008-2010) (Đơn vị: Triệu đồng) Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh thu thuần Lợi nhuận trước thuế 111.666.637 1.018.231 93.673.673 3.216.606 116.879.289 314.016 (Nguồn: Báo cáo tài chính tổng hợp – Petrolimex ) Nhận thức rõ “xăng dầu là mạch máu quốc gia”, Tổng công ty coi kinh doanh xăng dầu không chỉ là vì lợi nhuận của công ty mà còn là nhiệm vụ chính trị đối với đất nước. Petrolimex xác định phải đảm bảo cung cấp đủ nhiên liệu với chất lượng tốt cho nền kinh tế trong mọi hoàn cảnh. Thông qua hệ thống phân phối gần 1.500 cửa hàng bán lẻ và hệ thống đại lý 6.000 điểm bán trên toàn quốc, Petrolimex hiện nay là đơn vị lớn nhất cung cấp các chủng loại xăng dầu tốt nhất phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước Bên cạnh đó, vận tải xăng dầu là một hoạt động có hiệu quả và gắn liền với kinh doanh xăng dầu. Tổng công ty đã đầu tư phương tiện hiện đại và đủ điều kiện để vươn ra thị trường vận tải xăng dầu quốc tế. Tổng công ty hiện có đội tàu viễn dương có tổng trọng tải 140.000 DWT, gần gấp đôi năm 2000, đội tầu sông, ven biển có tổng trọng tải gần 10 vạn tấn, tuyến ống xăng dầu 500km và hơn 1.200 xe xitec với tổng dung tích trên 9.000 m3 trực thuộc sự quản lý các công ty thành viên đảm bảo vận chuyển xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam và từ các kho đầu mối nhập khẩu đến các cảng và đại lý tiêu thụ trong cả nước. (Đơn vị: Triệu đồng) Ngoài ra, hàng năm các lĩnh vự khác như kinh doanh bảo hểm, bất động sản, khí hóa lỏng (gas), nhựa đường,… cũng đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến cách thức ra quyết định của Petrolimex Sự biến động giá dầu thô thế giới có ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định của Tổng công ty. Do xăng dầu tiêu thụ trong nước chủ yếu đều nhập khẩu, nên việc quyết định sản lượng nhập khẩu phụ thuọc vào giá của thị trường dầu thế giới. bên cạnh đó, khi gia xăng dầu thế giới có sự biến động, nhà nước sẽ thông qua các quyết định buộc các Doanh nghiệp phải điều chỉnh giá xăng dầu. Biến động của tý giá ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. Năm 2009, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế tiếp tục tác động mạnh tới nền kinh tế cũng như tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhu cầu về ngoại tệ cho nhập khẩu vàng và tâm lý găm giữ USD trong nhân dân đã khiến cho thị trường ngoại tệ nhiều thời điểm rất căng thẳng do mất cân đối cung cầu. Sự chênh lệch tỷ giá USD/VNĐ liên ngân hàng và giao dịch thực tế trên thị trường đã ảnh hưởng tới khả năng huy dộng USD của các Ngân hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp nhập khẩu trong đó có Petrolimex. Sự thay đổi Chính sách quản lý của Nhà nước liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp xăng dầu. Chính sách kinh doanh xăng dầu theo cơ chế “bù giá” trong thời gian dài nên lợi nhuận kinh doanh của Tổng công ty thấp, thiếu tích lũy cho đầu tư, đặc biệt là những dự án đầu tư với tầm cơ và quy mô lớn. trong thời gian Nhà nước chấm dứt bù giá xăng dầu đến thời điểm trước khi NĐ 84/2009/NĐ-CP có hiệu lực (trước ngày 15/12/2009) có nhiều bất cấp trong điều hành giá và thuế xăng dầu do các văn bản chưa được ban hành đồng bộ hoặc văn bản hướng dẫn bổ sung còn chưa phù hợp với thực tiễn. 3.3. Phân tích số liệu thứ cấp 3.3.1. Quyết định về sản lượng xăng dầu Theo kết quả nghiên cứu được của Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương công bố về thị trường xăng dầu cho thấy, trong số năm doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất, Petrolimex là doanh nghiệp có sức mạnh thị trường vượt trội so với nhóm bốn doanh nghiệp còn lại là Petec, PV Oil, Saigon Petro, Mipeco. Mặc dù, giá vốn của các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu là khác nhau, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, điều kiện kinh doanh lãi lỗ khác nhau cũng khác nhau. Nhưng trên thực tế, hệ thống phân phối bán lẻ xăng dầu ở nước ta vẫn là hệ thống cửa hàng một giá, các doang nghiệp không có sự cạnh tranh về giá trên thị trường xăng dầu. Thay vào đó, các doanh nghiệp sẽ canh tranh với nhau về sản lượng nhằm tối đa hóa lợi nhuận cũng như tăng thị phần trên thị trường xăng dầu nội địa. Theo bản tin thông tin thị trường xăng dầu số 5/18.05.2010 cho biết, giá dầu thị trường thế gới tăng mạnh trong tháng 4.2010 và kéo dài sang mấy ngày đầu tiên của tháng 5.2010. Ngày 03.05.2010, giá dầu đã chạm mức 87.15 USD/thùng, cao nhất trong 19 tháng qua. Giá dầu tăng là do sự lạc quan về những hồi phục kinh tế toàn cầu dẫn đến nhu cầu cao hơn. Tuy nhiên, những ngày tiếp theo trong tháng 5.2010, giá dầu đã giảm xuốngdo những lo ngại về khủng hoảng nợ lan rộng ở châu Âu ngày một gia tăng khi những thông tin kém tích cực được đưa ra. Giới đầu tư và các chuyên gia phân tích cho rằng, khủng hoảng nợ sẽ trực tiếp tác động, kìm hãm đà phcụ hồi cảu kinh tế thế giới. Từ đó làm giảm nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ trên toàn cầu. Giá dầu thô giảm dẫn tới giá tất cả các thành phẩm cũng giảm theo. Trước những tình hình trên, các doanh nghiệp đầu mối trong nước cũng đồng loạt giảm sản lượng nhập khẩu xăng dầu nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Các quyết định được minh họa trong bảng kết cục lợi ích (lợi nhuận thu được tính theo đơn vị triệu đồng) như sau: PV Oil Giữ nguyên Giảm slg Petrolimex Giữ nguyên 3371 ; 1125 2594 ; 4755 Giảm slg 5763 ; 3196 6892 ; 4409 Từ bảng kết cục lợi ích trên ta thấy: Nếu như PV Oil giữ nguyên mức sản lượng, thì kết cục tốt nhất mà Petrolimex lựa chọn là giảm sản lượng và mức lợi nhuận thu được là 5763 triệu đồng. Ngược lại, nếu như PV Oil giảm sản lượng nhập khẩu xăng dầu, thì Petrolimex vẫn chọn kết cục tối ưu nhất cho mình là giảm sản lượng nhập khẩu, mức lợi nhuận là 6892 triệu đồng. Như vậy, Petrolimex có chiến lược ưu thế của mình là giảm sản lượng. Tương tự, nếu Petrolimex giữ nguyên mức sản lượng, thì kết cục tốt nhất mà PV Oil sẽ lựa chọn là giảm sản lượng , mức lợi nhuận đạt được là 3196 triệu đồng. Ngược lại, nếu Petrolimex quyết định giảm sản lượng, thì lựa chọn tốt mà PV Oil lựa chọn vẫn là giảm sản lượng nhập khẩu với mức lợi nhuận là 4409 triệu đồng. Trong trường hợp này, PV Oil cũng có chiến lược ưu thế là giảm sản lượng. Qua đó có thể thấy quyết định đồng thời và là chiến lược ưu thế của cả hai doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận đều là giảm sản lượng nhập khẩu. Khi đó trạng thái cân bằng chiến lược ưu thế là (6892;4409) Do có sự biến động về giá dầu thô thế giới, thị trường xăng dầu Petrolimex cũng có sự điều chỉnh giá các mặt hàng xăng theo Thông báo số 168/TB-BTC ngày 27/5/2010 của Bộ Tài chính. Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của Petrolimex tháng 4/2010 đạt 892 nghìn tấn với kim ngạch 606.6 triệu USD, giảm 3% về sản lượng nhập khẩu nhưng tăng 4.5% về giá trị so với tháng 3/2010; giảm 39.1% cề lượng nhập khẩu xăng của Petrolimex 4 tháng đầu năm 2010 đạt 3.5 triệu tấn với kim ngạch 2 tỉ USD, giảm về lượng nhưng tăng về giá trị so với cùng kỳ. 3.3.2. Chính sách khuyến mại Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng chính sách khuyến mại để nhằm tri ân khác hàng đồng thời cũng là phương thức để quảng bá thương hiệu làm tăng lượng khách hàng cho doanh nghiệp cũng như góp phần tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đầu mối trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu cũng đua nhau khuyến mại trong dịp Tết. Xem xét việc lựa chọn hình thức khuyến mãi tặng 210 đồng cho khách hàng mua xăng bằng thẻ (gián tiếp) hay giảm giá trực tiếp cho mỗi lít 100 đồng của Petrolimex và Mipeco. Ta có, kết cục lợi ích tương ứng với từng lựa chọn như sau: Petrolimex Trực tiếp Gián tiếp Mipeco Trực tiếp 90 ; 100 110 ; 120 Gián tiếp 100 ; 80 80 ; 100 Từ đó, ta có kết cục như sau: Nếu Mipeco khuyến mại bằng cách giảm trực tiếp cho mỗi lít 100 đồng, thì Petrolimex sẽ chọn hình thức khuyến mại gián tiếp bằng cách tặng 210 đồng cho khách hàng mua xăng bằng thẻ, mức lợi ích thu được là 120. Ngược lại, nếu Mipeco khuyến mại bằng cách khuyến mại gián tiếp, thì Petrolimex cũng chọn kết cục là lựa chọn hình thức khuyến mại gián tiếp với mức lợi ích thì được là 100. Qua đó cho thấy, Petrolimex có chiến lược ưu thế là khuyến mại bằng hình thức gián tiếp. Nếu Petrolimex khuyến mại bằng hình thức giảm giá trực tiếp cho mỗi khách hàng 100 đồng, thì Mipeco sẽ lựa chọn hình thức khuyến mại gián tiếp với mức lợi ích thu được là 100. Nếu Petrolimex chọn hình thức khuyến mại gián tiếp, thì Mipeco sẽ lựa chọn hình thức giảm giá trực tiếp với mức lợi ích thu được là 100. Như vây, Mipeco không có chiến lược ưu thế. Trạng thái cân bằng xảy ra tại ô đánh dấu màu xanh (110; 120) Đầu năm 2010, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Petrolimex tuyên bố giảm 200-210 đồng mỗi lít xăng, dầu hỏa và diezel cho khách hàng thanh toán bằng thẻ Flexicard tại tất cả các cửa hàng của Petrolimex trên toàn quốc. Cụ thể, tại vùng 1, xăng không chì RON 95 sẽ có giá 16.700 đồng mỗi lít và xăng không chì RON 92 giá 16.200 đồng một lít; diezel 0,05S là 14.700 đồng đồng một lít; diezel 0,25S là 14.650 đồng đồng và dầu hỏa là 15.300 đồng mỗ lít, giảm 200 đồng. Cùng các mặt hàng trên tại vùng 2, Petrolimex giảm cho các khách hàng mua thẻ 210 đồng mỗi lít. Đây là lần thứ 4, Petrolimex khuyến mãi bằng cách giảm giá cho các khách hàng mua xăng bằng thẻ. Trong đó, mức giảm cao nhất là 350 đồng mỗi lít và mức giảm thấp nhất là 100 đồng một lít. Nhằm tri ân khách hàng, ngày 15 tháng 11 năm 2010, Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) chính thức triển khai chương trình khuyến mại có tên gọi “Kỷ niệm Flexicard tròn 1 tuổi – cơ hội trúng nhiều giải thưởng lớn”. Thời hạn hiệu lực của chương trình kéo dài 90 ngày, bắt đầu từ ngày 15 tháng 11 năm 2010 đến ngày 12 tháng 02 năm 2011. Chương trình gồm nhiều giải thưởng lớn và hấp dẫn, tổng giá trị giải thưởng lên tới 2,1 tỷ đồng. Giải nhất: 01 giải. 01 ô tô Honda CRV; Giải nhì: 03 giải, mỗi giải 01 xe máy Honda SH125i; Giải ba: 05 giải, mỗi giải 01 xe máy Honda Future; Giải khuyến khích: 2.000 giải, mỗi giải 300.000 đồng 3.3.3. Ứng dụng công nghệ - Trong những năm gần đây, TCTy đã tập trung đầu tư nâng cấp, hiện đại hoá các kho, cảng, tuyến ống xăng dầu; đầu tư và ứng dụng hệ thống tự động hoá nâng cao hệ số an toàn trong vận hành khai thác, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường tại các công trình xăng dầu. Mặc dù vậy trong thời gian vừa qua, tại một vài đơn vị thành viên vẫn để xảy ra các sự cố cháy, nổ đáng tiếc gây ảnh hưởng tới thương hiệu Petrolimex trong thị trường kinh doanh xăng dầu nội địa và quốc tế. Phân tích, đánh giá nguyên nhân các sự cố cháy, nổ đã xảy ra cho thấy phần lớn đều liên quan tới việc phát sinh tia lửa do hiện tượng tĩnh điện gây ra trong quá trình giao nhận hàng hoá mà người vận hành cũng như các thiết bị tiếp địa chống tĩnh điện cho các phương tiện vận tải không kiểm soát được. Nghiên cứu, khảo sát các thiết bị tiếp địa đang sử dụng trong nước cho thấy tồn tại các yếu tố không đảm bảo tính đồng bộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cháy nổ, điển hình như: Sử dụng nhiều chủng loại, mẫu mã đầu tiếp địa khác nhau; kích thước, chất liệu, vật liệu khác nhau; trình độ, kỹ thuật chế tạo khác nhau… Dẫn tới việc sử dụng thiết bị tiếp địa chống tĩnh điện trong một số trường hợp chỉ là hình thức, không đảm bảo truyền dẫn tĩnh điện hình thành trong quá trình bơm rót, giao nhận của phương tiện vận tải. Xuất phát từ thực tế trên, Phòng KTAT&MT - TCTy đã nghiên cứu và trình TGĐ TCTy đề tài khoa học: Thiết kế, chế tạo thiết bị tiếp địa chống tĩnh điện TĐ-PTX, nhằm khắc phục các khuyết điểm, tính bất cập của các thiết bị tiếp địa hiện đang sử dụng. Thiết bị tiếp địa TĐ-PTX được sản xuất, lắp đặt và vận hành thử nghiệm thành công tại Tổng kho xăng dầu Đức Giang – Công ty Xăng dầu Khu vực I và Công ty Cổ phần Thương mại & Dịch vụ Vận tải Petrolimex Hà Nội. Hội đồng Khoa học & Ứng dụng Công nghệ của Cục Cảnh sát PCCC&CNCH – Bộ Công An, Hội đồng Thử nghiệm thiết bị tiếp địa chống tĩnh điện TĐ-PTX, Hội đồng Sáng kiến Sáng chế của TCTy và Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp – IMI HOLDING đánh giá: Thiết bị TĐ-PTX đáp ứng tốt yêu cầu kỹ thuật tiếp địa chống tĩnh điện cho các phương tiện vận tải tại các bến xuất và CHXD; phù hợp với các tiêu chuẩn Quốc tế và Việt Nam về chống tĩnh điện. Với tính năng ưu việt đó, Cục Cảnh sát PCCC &CNCH-Bộ Công An đã cấp phép và đề nghị TCTy sớm triển khai đưa thiết bị TĐ-PTX vào sử dụng tại các công trình xăng dầu. Thiết bị tiếp địa TĐ-PTX được chế tạo và lắp ráp hoàn toàn trong nước với các chất liệu, vật liệu kỹ thuật cao, chịu được môi trường xăng dầu và tần xuất làm việc lớn. Việc trang bị thiết bị TĐ-PTX cho toàn hệ thống Petrolimex sẽ tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu cho TCTy so với thiết bị nhập ngoại cùng tính năng tương đương khoảng 80 tỷ đồng. - Hợp đồng "Triển khai ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam" giữa Petrolimex và Công ty Hệ thống thông tin FPT (FIS) có giá trị lên tới 12 triệu USD. Trong dự án này, Petrolimex lựa chọn giải pháp ERP của SAP vốn đã được triển khai thành công tại nhiều tập đoàn dầu khí hàng đầu như Petrochina, ExxoMobil, Gazprom, Royal Dutch Shell, Sinopec, Petrobras, BP... FIS sẽ cung cấp giải pháp ERP SAP cho Petrolimex theo phương thức trọn gói gồm hạ tầng (phần cứng) và giải pháp (phần mềm). Các phân hệ ứng dụng ERP gồm: Kế toán tài chính, kế toán quản trị, quản lý kho bể và mua hàng, quản lý bán hàng đặc thù kinh doanh hạ nguồn xăng dầu và quản lý hàng hoá khác thuộc khối Công ty kinh doanh xăng dầu. Dự án có quy mô lớn, phạm vi rộng với 111 điểm triển khai cho gần 1.500 người dùng tại Tổng công ty và tại 41 công ty xăng dầu thành viên cùng các chi nhánh, xí nghiệp, kho và tổng kho trên toàn quốc. Theo kế hoạch, dự án sẽ kéo dài trong 2 năm (đến 31/12/2011) và chính thức vận hành trên toàn hệ thống từ 1/1/2012. Chương 4: Các kết luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu 4.1. Kết luận Petrolimex hướng tới mô hình Tập đoàn năng động Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam đã khẳng định rõ vai trò chủ lực, vươn lên ngay từ năm đầu tiên chuyển đổi cơ chế, đạt được kết quả trên nhiều lĩnh vực hoạt động, cụ thể là: Thứ nhất, Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với vai trò là một Tổng công ty Nhà nước, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước, luôn thể hiện tốt vai trò chủ lực, làm công cụ hữu hiệu để Nhà nước bình ổn thị trường xăng dầu trong mọi thời điểm, đảm bảo đủ nguồn xăng dầu liên tục trong các điều kiện khó khăn, đáp ứng đủ nhu cầu thị trường nội địa, nhu cầu của các hộ sản xuất trọng yếu trong nước và của các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa; chấp hành và thực hiện nghiêm túc, có kết quả các chỉ đạo, giải pháp của Chính phủ. Thứ hai, Petrolimex đã hoàn thành khá toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch về sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, đầu tư phát triển; đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 25.000 người lao động trong toàn Ngành ở mức phù hợp với mặt bằng của xã hội; nộp ngân sách gần 29 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 10 nghìn tỷ đồng so với năm trước, con số này đã khẳng định kết quả của điều hành kinh doanh xăng, dầu theo cơ chế thị trường. Petrolimex cũng đã có những đóng góp có hiệu quả vào công tác an sinh xã hội và từ thiện theo các chương trình mục tiêu của Chính phủ. Nhiều đơn vị thành viên đã tận dụng tốt cơ hội kinh doanh, đã đạt mức lợi nhuận cao nhất trong vòng mấy năm trở lại đây và tiếp tục nổi lên thành thương hiệu mạnh trong nhiều lĩnh vực quan trọng trên thị trường như Hóa dầu, Gas, Vận tải biển, Bảo hiểm, ngân hàng… Thứ ba, Petrolimex đã tham gia, đóng góp tích cực với các cơ quan quản lý các giải pháp tổ chức, điều hành thị trường và hoàn thiện các văn bản pháp quy thuộc lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Thứ tư, sự phấn đấu không ngừng của Petrolimex trong suốt quá trình hoạt động của mình đã được khẳng định và ghi nhận bằng quyết định của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cổ phần hóa và tái cấu trúc TCTy theo mô hình Tập đoàn Xăng dầu đa sở hữu. Có thể nói, đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển đổi to lớn, mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ của TCTy trong giai đoạn tiếp theo. 4.2. Các đề xuất và kiến nghị với vấn đề nghiên cứu Cơ hội và thách thức Cơ hội: Thị trường được mở rộng, điều kiện môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn giữa các doanh nghiệp. Doanh nghiệp được chủ động điều chỉnh giá bán theo cơ chế thị trường. Thách thức: do sự hấp dẫn cao của thị trường, đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu là các doanh nghiệp mới sẽ được thành lập của Việt Nam, các tập đoàn nước ngoài là các hãng kinh doanh xăng dầu nổi tiếng trên thế giới khi có cơ hội vào kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam. Hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO trong khi kinh doanh xăng dầu, chúng ta không cam kết về việc mở cửa thị trường kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không mở cửa cho các hãng xăng dầu nước ngoài vào thị trường kinh doanh ở khâu hạ nguồn, mà vấn đề chỉ còn là thời gian cụ thể. Định hướng phát triển thị trường xăng dầu thời gian tới: Một là, Chuyển kinh doanh xăng dầu sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước hướng tới 3 mục tiêu: Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phát triển kinh tế đất nước; bình ổn thị trường xăng dầu trong mọi tình huống; Giá bán xăng dầu thực sự được vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; Hài hoà ba lợi ích Nhà nước ổn định nguồn thu - Người tiêu dùng được mua với mức giá hợp lý - Doanh nghiệp kinh doanh có tích luỹ cho đầu tư phát triển; Hai là, Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư, tham gia thị trường từ khâu thượng đến hạ nguồn theo đúng quy hoạch nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, không ngừng nâng cao chất lượng, dịch vụ, văn minh thương mại. Ba là, bằng cơ chế chính sách tạo ra áp lực, từng bước trở thành ý thức, thói quen của người tiêu dùng nhỏ lẻ, hộ sản xuất trong việc sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt. Các vấn đề cần tập trung giải quyết Trước hết, cần tạo lập một môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp tham gia thị trường Ban hành Nghị định kinh doanh xăng dầu mới thay thế NĐ 55/CP, tạo hành lang pháp lý để khuyến khích thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư hệ thống phân phối theo đúng quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Về số lượng doanh nghiệp đầu mối, cần xem xét, đánh giá lại để xác định số doanh nghiệp đầu mối hợp phù hợp, có đủ tiềm lực, làm nòng cốt và là lực lượng để Nhà nước bình ổn định thị trường trong mọi tình huống. Khâu phân phối bán lẻ, cần khuyến khích thương nhân tham gia phát triển hệ thống cửa hàng theo đúng quy hoạch, phát triển đồng đều trên các vùng miền nhất là vùng sâu xa để đem lại cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn dịch vụ có chất lượng tốt nhất, giá cả cạnh tranh. Hai là, cơ chế điều hành nguồn Việt Nam đã có nguồn xăng dầu sản xuất trong nước và đáp ứng trên 30% nhu cầu xã hội; nguồn xăng dầu này trước hết phải được tiêu dùng tại thị trường trong nước thông qua cơ chế đấu giá cạnh tranh để các doanh nghiệp đầu mối tiêu thụ như xăng dầu nhập khẩu. Với cơ chế này vừa tạo được nguồn thu tối đa cho ngân sách Nhà nước vừa bám sát giá thị trường thế giới, không qua nhiều tầng nấc trung gian đẩy giá bán lên cao. Trong một vài năm tới, nước ta vẫn phải nhập khẩu trên 60% nhu cầu xăng dầu cả nước, việc phân giao hạn ngạch nhập khẩu cho các đầu mối sau khi được sắp xếp lại không nên chia đều bình quân các sản phẩm sẽ là lãng phí xã hội nếu như doanh nghiệp nhập khẩu với một khối lượng quá nhỏ được chia đều cho cả năm kế hoạch. Ba là, Cơ chế điều hành giá bán xăng dầu Từ những bài học kinh nghiện rút ra, xuất phát từ yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và xuất phát từ tính chất nhạy cảm của mặt hàng, việc định giá bán tại thị trường trong nước cần có sự thay đổi căn bản. Cơ chế quản lý giá bán xăng dầu cần hướng tới các mục tiêu sau: (1)/ Sự bình ổn giá, ngăn ngừa tác động tự phát của giá xăng dầu trên thị trường thế giới vào hệ thống giá xăng dầu trong nước, đẩy giá bán trong nước lên quá cao hoặc giảm quá thấp không hợp lý; khuyến khích cạnh tranh về giá; (2)/ Nguyên tắc điều hành giá theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, có lên, có xuống theo tín hiệu của thị trường thế giới; mức giá bán lẻ xăng của Việt Nam tương đương với mặt bằng giá của các nước có chung đường biên giới để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới. Nhà nước chỉ can thiệp bằng các biện pháp hành chính trong trường hợp “khẩn cấp/ đặc biệt” và được công bố công khai để người tiêu dùng cùng chia sẻ và ủng hộ. (3)/ Thực hiện nguyên tắc chia sẻ lợi ích và trách nhiệm giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng; doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu phải có trách nhiệm nộp đủ các khoản thu của ngân sách Nhà nước theo luật định (theo mức thuế mà Nhà nước công bố). Bốn là, Cơ chế điều hành thuế khâu nhập khẩu Trong thời gian qua, nguồn cung cấp xăng dầu cho tiêu thụ trong nước được đáp ứng từ nguồn nhập khẩu, vì vậy để thu tập trung và để tránh gian lận thương mại, nên các khoản thu của ngân sách hiện nay chủ yếu thu ở khâu nhập khẩu qua thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (mặt hàng xăng); các khoản thu còn lại gồm thuế VAT, phí xăng, dầu, thuế thu nhập doanh nghiệp được thu ở khâu bán ra. Với cách điều hành thuế nhập khẩu hiện nay đáp ứng được yêu cầu nguồn thu ngân sách được tập trung, tận thu khi giá xăng dầu trên thị trường thế giới xuống thấp. Tuy nhiên, khi xăng dầu tiêu thụ trong nước được đáp ứng từ 2 nguồn nhập khẩu và sản xuất trong nước, nếu để thuế nhập khẩu cao (tối đa 40%) sẽ không khuyến khích nhà máy lọc dầu hạ thấp chi phí vì được bảo hộ thông qua thuế nhập khẩu cao, dễ dẫn đến nguy cơ thiếu nguồn cung do nhập khẩu không cạnh tranh được. Cần thiết phải cải cách thuế nhập khẩu một cách căn bản, theo cam kết giảm thuế, thay thế bằng khoản thu mới, bù đắp phần hụt thu do giảm thu thuế nhập khẩu; lượng xăng dầu được sản xuất trong nước cần được thu tương đương với nguồn nhập khẩu để bình đẳng giữa kinh doanh xăng dầu nhập khẩu với kinh doanh xăng dầu sản xuất trong nước. Giải pháp thực hiện là chuyển phần lớn thuế nhập khẩu và toàn bộ thuế tiêu thụ đặc biệt sang thu ở khâu bán ra, cụ thể: Thuế nhập khẩu: nên giữ ở tỷ lệ đủ để khuyến khích sản xuất đề nghị khung thuế nhập khẩu mới là 0% - 5% thay cho khung hiện nay 0% - 40%, phần còn lại (sau khi trừ 5%) thu ở khâu nhập khẩu, sẽ chuyển sang thu theo số tuyệt đối ở khâu bán ra và có thể gọi là “Thuế sử dụng xăng dầu”; Thuế tiêu thụ đặc biệt: đang áp dụng đối với mặt hàng xăng là 10% tính trên giá CIF có thuế nhập khẩu và cũng được thu ở khâu nhập khẩu. Thời gian tới đề nghị chuyển sang thu khâu bán ra, cũng thu theo số tuyệt đối; Phí xăng dầu không phân biệt từ nguồn sản xuất trong nước hay từ nguồn nhập khẩu, thu 100% ở khâu bán ra như hiện nay; đối tượng kê khai và nộp phí xăng dầu là các doanh nghiệp đầu mối vừa bảo đảm tập trung, dễ kiểm soát, tránh gian lận. Năm là, Cơ chế Phòng ngừa rủi ro giá dầu Nhà nước tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu cũng như các hộ sản xuất sử dụng nhiều xăng dầu (than, điện, xi măng, sắt thép...) có điều kiện áp dụng cơ chế “PHÒNG NGỪA RỦI RO GIÁ DẦU” thông qua phương thức mua bán xăng dầu phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm ổn định đầu vào của sản xuất, bình ổn thị trường trong nước trước biến động khó lường của giá dầu thế giới. Sáu là, Nhóm giải pháp khác Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, kiểm soát chặt theo thẩm quyền để tránh lãng phí xã hội,giảm chi phí lưu thông, tăng hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh. Tăng cường công tác thanh kiểm tra của các cơ quan quản lý chức năng có liên quan và ban hành các chế tài xử lý các vi phạm qui định nhằm sắp xếp, ổn định hệ thống phân phối, lành mạnh hoá thị trường theo quy định của pháp luật hiện hành về kinh doanh xăng dầu. Khuyến khích các doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế định hình kinh doanh lâu dài, văn minh thương mại, hiện đại hoá cơ sở vật chất, giảm thiểu các yếu tố làm bất ổn thị trường và nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi trường... chủ động nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và xã hội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc73803883-KTHQL-Hoan-chinh.doc
Luận văn liên quan