Đề tài Xây dựng quy trình phục hồi, sửa chữa 'hộp số cơ khí'

Đi số nguội. Được thực hiện sau khi đã hoàn tất công việc sửa chữa và hộp số được lắp hoàn chỉnh. Dùng tay quay trục sơ cấp cà tác động vào cần đi số cho đi ở các số. Bằng kinh nghiệm ta thấy: - Nếu vào các tay số êm, dễ dàng thì ta tiến hành lắp hộp số lên xe - Nếu vào số khó hoặc không vào số được ở tay số nào thì ta phải điều chỉnh ngay. Điều chỉnh mà vẫn không được thì phải tháo hộp số ra sửa chữa lại. b. Đi số ở chế độ tải nhẹ. Được thực hiện khi hoàn tất công việc sửa chữa và đi số nguội ta lắp hoàn chỉnh hộp số lên xe. Ta cho xe chạy ở chế độ tải nhẹ và các tay số. Bằng kinh nghiệm ta thấy: - Hộp số làm việc êm, vào số dễ dàng không bị nhảy số thì việc sửa chữa đã hoàn thành có thể đưa hộp số vào sử dụng. - Hộp số làm việc có hiện tượng kêu to, khó vào số hoặc không vào số được ở tay số nào thì ta phải điều chỉnh. Nếu điều chỉnh không được thì ta phải tháo hộp số ra sửa chữa và kiểm tra lại. c. Đi số ở chế độ đủ tải. Được thực hiện sau khi đã hoàn tất công việc sửa chữa và đi số ở chế độ tải nhẹ. Tiếp đến ta cho xe chạy ở các tay số với chế độ đủ tải.

docx27 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3062 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng quy trình phục hồi, sửa chữa 'hộp số cơ khí', để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại hiện nay khi nước ta đang thực hiện chính sách mở cửa hội nhập với các nước, đặc biệt là khi nước ta ra nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, thì khoa học kĩ thuật là vấn đề then chốt để nước ta có thể theo kịp các nước phát triển và giữ vững nền kinh tế.Và kĩ thuật ôtô là một trong những vấn đề tất yếu khi công nghệ ôtô trên thế giới ngày một phát triển mạnh mẽ. Đi cùng với sự phát triển đó thì yêu cầu người kĩ thuật viên ôtô ngày càng phải nâng cao tay nghề của mình. Hiện nay việc sử dụng hộp số tự động là rất phổ biến tuy nhiên trong nghành ôtô không thể thiếu đi hộp số cơ khí. Vì vậy việc phục hồi, sửa chữa hộp số cơ khí là một vấn đề quan trọng mà người kĩ thuật viên ôtô nên biết và tìm hiểu. Là sinh viên của trường ĐHBK Đà Nẵng - Khoa cơ khí, em làm đề tài: Xây dựng quy trình phục hồi, sửa chữa ''Hộp số cơ khí''. Em thấy đây là một đề tài thú vị và rất thực tế. Cùng với sự nỗ lực của bản thân cộng thêm sự hiểu biết của mình và sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè, đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy Nguyễn Thanh Việt đến nay em cũng đã hoàn thành đề tài này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vì thiếu kinh nghiệm và sự hiểu biết còn ít nên không tránh khỏi những thiếu sót trong khi làm đề tài. Rất mong sự chỉ bảo của các thầy cùng ý kiến đóng góp của các bạn trong và ngoài lớp. Em xin chân thành cảm ơn! ĐÀ NẴNG, ngày 17 tháng 01 năm 2014 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Cao Bắc Xây dựng quy trình phục hồi, sửa chữa ''Hộp số cơ khí'' Phần I. CÔNG DỤNG, ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC VÀ CẤU TẠO CỦA HỘP SỐ: 1.1 Công dụng. - Thay đổi tỉ số truyền động giữa động cơ và bánh xe chủ động, để thay đổi vận tốc và mômen của bánh xe cho phù hợp với tải trọng của động cơ. - Thay đổi chiều của mômen ở bánh xe chủ động để xe có thể chạy tiến hoặc lùi. - Cắt dòng truyền lực lâu dài giữa động cơ và hệ thống truyền lực trong trường hợp xe chạy khởi động không tải.. 1.2. Điều kiện làm việc. - Hộp số làm việc trong môi trường có dầu bôi trơn. - Các bánh răng làm việc với nhiều chế độ, quay với các vận tốc khác nhau - Hộp số làm việc với áp suất và nhiệt độ khá cao. 1.3. Cấu tạo hộp số. 1.3.1. Sơ đồ cấu tạo hộp số cơ khí 5 cấp số: Hình 1.1: Cấu tạo hộp số 1.Trục sơ cấp. 4. Các te. 7. Trục thứ cấp 2. Bộ đồng tốc. 5. Bánh răng số lùi 8. Nối với cơ cấu điều 3. Trục trung gian 6. Trục số lùi khiển hộp số Kết cấu: - Trục hộp số (trục sơ cấp): là trục được dẫn động bởi li hợp và được chế tạo liền với bánh răng chủ động, trên bánh răng chủ động có vành răng để gài số truyền thẳng. - Trục thứ cấp: Đầu ngoài quay trơn trên vòng bi đặt trong hốc bánh răng chủ động. Trên trục thứ cấp các bánh răng được gài với trục thứ cấp thông qua bộ đồng tốc. - Bộ đồng tốc dùng để đưa các bánh răng vào khớp, ra khớp êm dịu. - Các bánh răng trên trục trung gian chế tạo rời và lắp chặt với trục. - Trục số lùi lắp chặt với vỏ, trên trục có bánh răng quay trơn đảo chiều. 1.3.2. Các cụm chi tiết trong hộp số. a. Vỏ hộp số: Hình 1.2: Vỏ hộp số A: Hộp số B: Vi sai - Vỏ hộp số là chi tiết có nhiệm vụ chứa và bảo vệ các trục chuyền động của hộp số, hệ thống bánh răng và chứa dầu bôi trơn. - Vỏ hộp số còn dùng để chứa ổ bi của trục hộp số, nó còn có nút xả dầu và nút tra dầu vào. Vỏ hộp số thường làm bằng hợp kim nhôm, gang... b.Trục hộp số: Hình 1.3: Trục hộp số 1. Trục sơ cấp. 2. Trục thứ cấp. 3. Trục trung gian. 4. Trục số lùi. - Trong hộp số thường có 4 trục hộp số: Trục sơ cấp, trục thứ cấp, trục trung gian và truc số lùi. Các trục hộp số được làm bằng thép và lắp bên trong của hộp số. - Trên trục hộp số được lắp các bánh răng, đặc biệt trên trục thứ cấp có lắp các bộ đồng tốc. c. Bánh răng: Hình1.4: Bánh răng A. Bánh răng trụ răng thẳng B. Bánh răng trụ răng nghiêng 1. Vành răng 2. Vành răng ăn khớp với vòng đồng tốc 3. Bề mặt côn nối với bộ đồng tốc - Trong hộp số thường sử dụng bánh răng trụ răng thẳng cho số thấp và bánh răng trụ răng nghiêng cho số cao. - Các bánh răng trụ răng nghiêng thường được bố trí ở số cao và được quay trơn trên trục thứ cấp hộp số. Sự gài số thường được tiến hành bằng cách sử dụng bộ đồng tốc để nối cứng bánh răng quay trơn trên trục với trục. d. Bộ đồng tốc: Hình 1.5: Bộ đồng tốc 1. Nêm 2. Viên bi 3. Lò xo 4,8. Bánh răng 5. Vòng đồng tốc 6. Vỏ điều khiển 7. Moay-ơ - Bộ đồng tốc thường để gài các số 2, 3, 4, 5. - Trên các bánh răng sang số 2, 3, 4,5 và bánh răng chủ động đều có bề mặt côn cùng với vành răng trong để gài số. e. Cơ cấu điều khiển hộp số: Cơ cấu điều khiển hộp số gồm có: Cơ cấu sang số (gài số), cơ cấu định vị và cơ cấu khóa hãm. Cơ cấu sang số: Hình 1.6: Cơ cấu sang số. 1. Cần sang số. 2. Thanh trượt. 3. Ống răng của bộ đồng tốc. 4. Càng cua. Cơ cấu sang số gồm có: Cần sang số, trục trượtvà càng sang số (càng cua). Cần sang số có khớp cần xoay đặt trên nắp hộp số, trục trượt đặt bên trong nắp hộp số, một đầu có rãnh hoặc vấu để lắp khớp với đầu cần số, đầu còn lại lắp với càng sang số, càng sang số lắp vòng điều khiển của bộ đồng tốc Cơ Cấu định vị: Hình 1.7: Cơ cấu định vị 1. Thân của hộp số. 2. Lò xo. 3. Viên bi hãm. 4. Thanh trượt. 5. Càng cua. Cơ cấu định vị dùng để gài số cho đúng vị trí, tránh hiện tượng tự gài hay tự nhả số. Cơ cấu định vị gồm có: Lò xo và viên bi nằm trong rãnh ở nắp hộp số, trên thanh trượt có các lỗ khuyết tương ứng với mỗi vị trí trung gian về số cần gài. Cơ cấu khóa hãm: Hình 1.8: Cơ cấu khóa hãm. 1. Chốt hãm. 2, 4. Thanh trượt. 3. Thân nắp hộp số. Cơ cấu khóa hãm có tác dụng tránh hiện tượng gài hai số cùng một lúc làm hỏng các rãnh bánh răng. Cơ cấu khóa hãm có chốt hãm, trục trượt có các lỗ khoan và rãnh lõm. Nếu di chuyển 1 trục trượt nào đó để gài số chốt hãm sẽ khóa cứng trục trượt còn lại, để gài số bằng trục trượt khác phải đưa trục trượt đã gài về vị trí trung gian. Phần II: NHỮNG HƯ HỎNG CHUNG CỦA HỘP SỐ, NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ 2.1. Hiện tượng nhảy số. a. Biểu hiện: Thường thấy hay nhảy về số 0. b. nguyên nhân: - Bánh răng không ăn khớp hết chiều dài (Do cần gạt số bị cong hoặc mòn). - Do mòn hỏng các chi tiết của cơ cấu hãm số, khóa số. - Mòn hỏng bộ đồng tốc. - Các bánh răng dơ rão, các trục bị mòn, lỏng lẻo. -Các rãnh trên trục trượt bị mòn (do ma sát với bi hãm). -Lỗ lắp trục trên lắp hộp số bị mòn rộng (làm giảm khả năng giữ trục của bi định vị), c. Hậu quả: Làm cho xe không đạt được tốc độ mà người lái xe mong muốn. Ngoài ra còn có hiện tượng bị rung giật trong quá trình xe chạy. 2.2. Khó sang số hoặc không chuyển số được. a. Nguyên nhân: - Cơ cấu khóa số bị kẹt. - Các ốc hãm bị lỏng, mòn hỏng. - Càng cua bị cong. - Đầu cần số bị mòn trượt ra khỏi rãnh. - Các ổ bi các mối ghép then hoa bị mòn. - Trục số bị cong, bị kẹt. b. Hậu quả: Gây cản trở cho người điều khiển ôtô, làm cho xe không chạy được tốc độ như ý muốn, mất an toàn, gài số nặng. 2.3. Khi sang số có tiếng kêu của bánh răng. a. Nguyên nhân: - Bộ đồng tốc mòn, các bánh răng bị mòn dọc. - Ly hợp cắt không hết. - Hộp số thiếu dầu hoặc dùng dầu không đúng loại. -Các ổ bi bị mòn hỏng. b. Hậu quả: - Làm cho các bánh răng nhanh mòn hỏng. - Gây tiếng ồn khi xe chạy, khó đi số. 2.4. Hộp số phát ra tiếng ồn. a. Nguyên nhân: - Khe hở giữa các bánh răng quá lớn, khe hở giữa then hoa và trục quá rộng. - Các bạc lót bị mòn, hỏng (bạc dẫn hướng bị mòn). - Bộ đồng tốc bị mòn, hỏng. - Thiếu dầu bôi trơn. - Trục sơ cấp và trục thứ cấp không thẳng hàng. b. Hậu quả: - Khó sang số. - Phát ra tiếng ồn khó chịu, gây rung giật khi gài số. - Gây hỏng các chi tiết khác. 2.5. Hộp số phát ra tiếng ồn ở vị trí số 0. a. Nguyên nhân: - Trục sơ cấp hộp số bị mòn. - Bánh răng quay trơn bị mòn hoặc vỡ. b. Hậu quả: - Gây ồn khi khởi động. - Chuyển số khó. 2.6. Hộp số phát ra tiếng ồn ở vị trí số lùi. a. Nguyên nhân: - Trục số lùi mòn, lỏng. - Bánh răng đảo chiều bị mòn, vỡ. b. Hậu quả: - Khi xe chuyển động lùi phát ra tiếng ồn. - Khó chuyển sang số lùi ảnh hưởng tới việc điều khiển xe. 2.7. Hộp số bị chảy dầu. a. Biểu hiện: Thấy có dầu bị rỉ ra ở hộp số. b. Nguyên nhân: - Mức dầu cao quá quy định. - Các roăng đệm bị rách. - Vỏ hộp số bị nứt vỡ. - Các mặt bích bắt không chặt, bulông bị lỏng. - Các phớt dầu trục bị hỏng. c. Hậu quả: - Chế độ bôi trơn các chi tiết không được thường xuyên. - Bôi trơn hiệu quả không cao, gây mài mòn các chi tiết. - Tốn dầu bôi trơn. 2.8. Hộp số bị nóng quá. a. Biểu hiện: Sờ tay vào hộp số thấy rất nóng. b. Nguyên nhân: - Thiếu hoặc không có dầu bôi trơn. - Đường dẫn dầu bôi trơn cho các vòng bi bị tắc. - Bị tắc lỗ thông hơi của hộp số. - Các bánh răng mòn hỏng, lỏng lẻo cọ sát vào nhau. c. Hậu quả: - Làm cho chất lượng dầu bôi trơn giảm, tốn dầu bôi trơn. - Nhanh làm mòn hỏng các chi tiết của hộp số Phần III: SỬA CHỮA CÁC CỤM CHI TIẾT TRONG HỘP SỐ. 3.1. Quy trình tháo hộp số 5 cấp xe HUYNDAI KM 206 3.1.1. Tháo hộp số ra khỏi xe TT NGUYÊN CÔNG BƯỚC HÌNH VẼ GHI CHÚ 1 Nâng xe, cho kích xuống phía dưới hộp số kích chắc chắn 2 Xả dầu hộp số Cho dầu vào chậu xạch 3 Tháo cần đI số, cơ cấu liên động. Tháo cơ cấu dẫn động li hợp Tránh làm cong, biến dạng bán trục, tránh làm hỏng phớt chắn dầu. 4 Tháo bánh xe, tháo bán trục 5 Tháo dây cắm công tơ mét, giắc cắm công tắc đèn báo số lùi 7 Tháo các bu lông bắt vỏ hộp số ra khỏi thân động cơ và đưa số ra khỏi xe Khi đưa hộp số ra ngoài xe phảI nâng hộp số cân để tránh bị cong trục sơ cấp 8 Tháo vòng bi tỳ, càng cua mở ly hợp 3.1.2. Tháo rời hộp số. TT NGUYÊN CÔNG BƯỚC HÌNH VẼ GHI CHÚ 1 Tháo nắp đậy phía sau hộp số - Dùng tay vặn, khẩu để tháo - Nới lỏng các bu lông đều đan xen chéo nhau - Không dùng tuốc nơ vít bậy nắp, xẽ làm cào xước bề mặt mắp 2 Tháo vòng hãm và đai ốc hãm trục thứ cấp - Dùng tông, đục, búa để tháo - Tránh làm biến dạng các chi tiết 3 Tháo vòng hãm và đai ốc hãm trục trung gian - Dùng tông, đục, búa để tháo - Tránh làm biến dạng các chi tiết 4 Tháo các bu lông khoá thanh trượt lấy bi và lò xo ra Dùng khẩu, tay vặn để tháo 5 Tháo chốt định vị càng cua số 5 Dùng tông, búa để tháo chốt 6 Tháo càng cua bánh răng Số 5 ra Nhớ để chú ý tránh nhầm lẫn 7 Tháo nắp đậy phía trên - Nới lỏng các bu lông chéo đều nhau - Không dùng tuốc nơ vít bậy nắp tránh làm cào xước bề mặt nắp đậy 8 Tháo trục số lùi 9 Tháo chốt định vị càng cua - Dùng tông búa để tháo - Tránh làm biến dạng các chi tiết trong hộp số 10 Tháo chốt định vị vấu cài số - Dùng tông, búa để tháo - Tránh làm biến dạng các chi tiết trong hộp số 11 Tháo trục trượt và càng cua - để theo thứ tự tránh lẫn giữa các trục số và càng cua với nhau 12 Tháo cụm trục bánh răng thứ cấp và cụm trục bánh răng trục trung gian - Tránh làm sứt mẻ bánh răng - Tránh nhầm lẫn giữa các bánh răng 13 Tháo cụm trục bị động ra 14 Tháo cụm vi sai ra 3.2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa những sai hỏng của hộp số. 3.2.1. Phương pháp kiểm tra. a. Kiểm tra vỏ hộp số. - Quan sát xem các vết nứt vỡ của vỏ hộp số, kiểm tra sự dò rỉ dầu ở các phớt, gioăng, đệm. Dùng bột màu, dầu để kiểm tra những vết nứt nhỏ. - Kiểm tra các lỗ ren: Kiểm tra độ mòn của các ren bằng cách dùng Bulông mới bắt với lỗ ren xem có bắt được chắc chắn hay không. - Kiểm tra gối đỡ trục bằng cách: Dùng đồng hồ so đo đường kính gối đỡ, Sau đó dùng Panme đo đường kính vòng bi mới. Đường kính gối đỡ đo được phải nhỏ hơn đường kính vòng bi. b. Kiểm tra trục hộp số. - Kiểm tra độ mòn phần then hoa của trục bằng cách: Quan sát và so sánh với phần then hoa của trục mới. - Kiểm tra độ mài mòn của trục tại vị trí lắp bánh răng lồng không, vòng bi bằng cách: Dùng Panme đo trục tại vị trí lắp ghép bánh răng lồng không và lắp ghép vòng bi, rồi sau đó so sánh đường kính trục với đường kính ban đầu (Đường kính trục mới). - Kiểm tra độ cong của trục bằng cách: Đưa trục lên các lỗ định tâm ở hai đầu, sau đó dùng đồng hồ so đo kiểm tra độ cong của trục tại vị trí lắp ổ bi. Hình 3.2: Kiểm tra độ cong của trục Độ cong cho phép của trục sơ cấp < 0,03 mm Độ cong cho phép của trục thứ cấp < 0,05 mm - Kiểm tra độ mòn côn và mòn ôvan của trục số bằng cách: Đặt trục số lên giá đỡ sau đó dùng đồng hồ so đo đường kính trục tai các vị trí lắp vòng bi và bánh răng lồng không. Hình 3.3: Kiểm tra độ mòn của trục - Dùng thước cặp kiểm tra độ dày bích tựa trục thứ cấp. Hình 3.4: Kiểm tra độ dày bích tựa Độ dày lớn nhất cho phép là 4,725 mm. c. Kiểm tra các bánh răng. - Quan sát, kiểm tra bề mặt các bánh răng xem độ mòn đàu răng và các vết nứt vỡ trên bánh răng. - Dùng căn lá kiểm tra khe hở giữa các cặp bánh răng ăn khớp để kiểm tra độ mòn bánh răng. Khe hở tiêu chuẩn là 0,015 - 0,068 mm. - Dùng căn lá kiểm tra khe hở lưng giữa các bánh răng. Tiêu chuẩn: Số 1và số 2 là: 1,1 - 1,9 mm Số 3 và số 4 là: 0,8 - 1,6 mm Hình 3.4: Kiểm tra khe hở lưng giữa các bánh răng. - Kiểm tra độ mòn bề mặt trong các bánh răng lồng không và trục thứ cấp, bằng cách: Dùng Panme đo đường kính trục tại vị trí lắp các bánh răng, dùng đồng hồ so đo trong đo đường kính lỗ bánh răng lồngkhông. Khe hở cho phép = Đường kính trong bánh răng - Đường kính trục Khe hở tiêu chuẩn: 0,3 - 0,08 mm Hình 3.5: Kiểm tra độ mòn bề mặt trong bánh răng. - Kiểm tra độ mòn hỏng, hỏng hóc của các bánh răng truyền động, kiểm tra bề mặt tiếp xúc với vòng đồng tốc sem có sù sì không. - Kiểm tra độ dơ dọc của các bánh răng Hình 3.6: Kiểm tra độ dơ dọc của các bánh răng d. Kiểm tra bộ đồng tốc. - Kiểm tra vòng đồng tốc: + Kiểm tra độ bám của bề mặt côn vòng đồng tốc với bánh răng: Lắp vòng đồng tốc vào bánh răng và quay ngược chiều. Nếu quay được thì độ mòn lớn cần thay thế, nếu không quay được thì còn sử dụng được. Hình 3.6: Kiểm tra độ bám của mặt côn vòng đồng tốc với bánh răng. Bị mòn, hỏng Gẫy, vỡ, hỏng + Kiểm tra mặt trong xem có bị biến dạng và hỏng không. + Kiểm tra các răng ăn khớp xem có bị gãy hỏng không. Hình 3.7: Kiểm tra vòng đồng tốc. Hình 3.8: Kiểm tra khe hở lưng giữa bánh răng số và vòng đồng tốc + Kiểm tra khe hở lưng giữa bánh răng số và vòng đồng tốc: Ép vòng đồng tốc với răng ăn khớp của bánh răng số và kiểm tra khe hở từ mặt đầu vòng đồng tốc với bánh răng rồi đưa căn lá vào đo khe hở đó Khe hở tiêu chuẩn là: 0,8 - 1,5 mm. - Kiểm tra ống trượt và moay-ơ đồng tốc: Lắp ống trượt vào moay-ơ đồng tốc, kiểm tra xem moay-ơ có trượt được một cách nhẹ nhàng bên trong ống trượt hay không. Hình 3.9: Kiểm tra độ trượt đồng tốc. Chú ý: Nếu phải thay thế thì ống trượt và moay-ơ phải được thay thế đồng thời và cùng bộ. - Kiểm tra khe hở giữa ống răng và càng cua: Ta dùng căn lá để kiểm tra. Hình 3.10: Kiểm tra khe hở giữa ống răng và càng cua. Khe hở tiêu chuẩn: 0,2 - 0,5 mm - Kiểm tra then và lò xo đồng tốc: + Kiểm tra độ mòn của then đồng tốc (So sánh với then mới). + Kiểm tra lò xo đồng tốc xem có bị mỏi, biến dạng hoặc có bị gãy hỏng không. e.Kiểm tra cơ cấu điều khiển số. - Quan sát xem trục đi số có bị cào xước không. - Kiểm tra độ mòn trãnh bi (So sánh với rãnh bi mới). - Dùng đồng hồ so kiểm tra độ cong của thanh trượt và độ cong của trục điều khiển số (Phương pháp tương tụ như kiểm tra trục số). Độ cong thanh trượt < 0,02 mm Độ cong Trục điều khiển < 0,04 mm - Kiểm tra cơ cấu hãm số: + Kiểm tra độ đàn hồi và thẳng góc của mỗi lò xo (So sánh với lò xo mới). + Kiểm tra độ mòn khóa và bề mặt bi xem có bi tróc rỗ mòn hỏng không. f. Kiểm tra các gioăng, đệm, phớt. - Quan sát gioăng, đệm, xem có bị rách không. - Kiểm tra các phớt xem có bị mòn, thủng hay không. 3.2.2. Phương pháp sửa chữa các chi tiết trong hộp số. a. Sửa chữa vỏ hộp số. - Nếu các ren cháy hoặc trờn thì phải tarô lại hoặc tảô rộng ra rồi thay bu-lông mới. - Vỏ bị nứt ở các vị trí không gá lắp chi tiết thì có thể hàn đắp. Nếu vết nứt có thể quan sátđược qua lỗ trục số hoặc chiều dài vết nứt quá 100 mm thì thay vỏ hộp số mới. - Các gối đỡ bị mòn thì doa lai và ép bạc. b. Sửa chữa trục hộp số. - Nếu đường kính trục đo nhỏ hơn tiêu chuẩn, ta phải dùng phương pháp phun kim loại hoặc hàn đắp rồi gia công lại trên máy tiện theo đúng kỹ thuật đảm bảo độ cứng ban đầu. Nếu mòn quá mức thì phải thay thế trục mới. - Rãnh then hoa của trục bị mòn nhiều thì thay trục mới. - Vị trí lắp các vòng bi bị mòn thì hàn đắp rồi gia công lại. - Trục bị cong nếu vượt quá 0,05 mm thì thay cái mới. c. Sửa chữa các bánh răng. - Nếu các bánh răng bị mòn mặt đầu răng chưa vượt quá 1/3 thì ta có thể lắp xoay mặt bánh răng lại. Nếu mòn rỗ nhiều quá thì thay mới. - Các đầu răng bị tòe thì mài rà lại. - Các răng bị sứt mẻ thì phải hàn đắp gia công lại, cho phép trên 1 bánh răng không vượt quá 3 răng sứt mẻ hoặc 2 răng sứt mẻ liền nhau. Nếu quá tiêu chuẩn cho phép trên thì phải thay cái mới. - Các lỗ bánh răng lồng không bị mòn thì ta có thể ép bạc mới doa lại theo theo kỹ thuật phù hợp. d. Sửa chữa bộ đồng tốc. - Các vòng đồng tốc bị mòn nhiều thì thay mới. - Kiểm tra khe hở giữa càng cua và rãnh đi số của bộ đồng tốc nếu vượt quá 1 mm thì thay mới. - Khe hở lưng giữa vành đồng tốc và mặt đầu then hoa của bánh răng vượt quá tiêu chuẩn thì thay mới. - Then nếu mòn nhiều thì thay mới, các lò xo đồng tốc bị mỏi hoặc bị gãy thì thay mới. e. Sửa chữa cơ cấu điều khiển. - Trục trượt đi số nếu cong quá 0,02 thì thay mới. - Các rãnh di số bị mòn quá mức quy định thì ta phải thay mới. - Các lò xo mòn yếu lên thay mới. Bu-lông hãm bị trờn thì thay mới. - Càng cua bị nứt, gãy thì thay mới. - Tay gài số cong thì nắn lại. - Khớp cầu tay gài số mòn, càng cua mòn thì hàn đắp và gia công lại. f. Gioăng, đệm, phớt. - Nếu các gioăng, đệm, phớt rách thì thay cái mới. - Nếu các phớt mòn quá quy định, cần thay cái mới. Yêu cầu kĩ thuật sau khi sửa chữa: - Khe hở dọc trục của các bánh răng từ 0,1 - 0,4 mm. - Khe hở hướng kính bánh răng từ 0,015 - 0,058 mm. - Khe hở giữa đệm tì và moay-ơ đồng tốc là 0,03 - 0,19 mm. - Khe hở giữa càng cua số là 0,15 - 1 mm. - Trục không có hiện tượng bị kẹt. KHe hở dọc trục từ 0,08 - 0,15 mm. - Các bánh răng di trượt nhẹ nhàng trên trục. Khe hở giữa đầu cần đi số và rãnh đi số từ 0,1 - 0,3 mm. Cơ cấu đi số nhẹ nhàng. - Các bánh răng vành răng ăn khớp hoàn toàn. 3,3. Lắp ráp và điều chỉnh hộp số. 3.3.1. Lắp ráp. * trình tự lắp ngược với trình tự tháo. * khi lắp cần chú ý: - Các chi tiết phải được rửa sạch bằng dầu Diezel. - Khi lắp ta phải làm sạch các bề mặt lắp ghép. Bề mặt nào cần kín khít không cho chảy dầu, thì ta phảI bôi một lớp keo lên bề mặt. -Để các bánh răng ở vị trí trung gian (số 0). - Để tay số ở vị trí trung gian (số 0). - Lắp trục số lùi: Cho ổ bi vòng cách vào trong bánh răng, lắp từ ngoài vỏ hộp sốvào, chú ý rãnh vát của trục và vị trí móng hãm. Yêu cầu bánh răng quay trơn. Độ dịch dọc từ 0,1 - 0,15 mm, Nếu lớn hơn thì tăng căn đệm. - Lắp trục trung gian và bánh răng vào vỏ hộp số. + Các bánh răng lắp chặt với trục then hoa thành một khối. + Lắp trục, lắp vòng bi sau đó xiết chặt Ê-cu hãm. + Lắp mặt bích vào đầu trục (Yêu cầu đệm kín). - Lắp trục sơ cấp. + Nếu trong lòng bánh răng có ổ bi đũa thì không phải bôi mỡ. Còn các viên bi đũa thì phải bôi mỡ. + Khi lắp phải lựa nhẹ nhàng để ăn khớp với đầu bánh răng sơ cấp. - Lắp nắp hộp số. - khi xiết các bu lông bắt nắp đậy trước tiên phảI dùng tay vặn chặt bằng tay trước, rồi mới dùng khẩu, tay vặn xiết chặt - khi xiết bu lông bằng tay vặn phảI xiết đều từ từ và đan xen chéo nhau đường tâm . và xiết đúng cân lực. 3.3.2. Điều chỉnh. Đối với các hộp số có các bánh răng quay trơn tren trục thứ cấp, khi gài số bằng bộ đồng tốc hoặc ống gài số, ta phải kiểm tra độ dịch dọc của các bánh răng. Nếu độ dịch dọc lớn ta thêm căn đệm (Chú ý chon bề dày phù hợp cho các nặt bích của đầu trục, nếu mỏng sẽ chảy dầu và độ dịch dọc sẽ nhỏ, nếu dày quá thì độ dịch dọc sẽ tăng). Bảo dưỡng hộp số: ØBảo dưỡng ngày: Cho ôtô chạy để kiểm tra sự làm việc bình thường của hộp số. Ø Bảo dưỡng cấp I: Kiểm tra mức dầu, đổ thêm dầu tới mức quy định nếu cần. Kiểm tra sự làm việc của hộp số sau khi sửa chữa xong. Ø Bảo dưỡng cấp II: Xem xét kỹ hộp số, kiểm tra và nếu cần thiết xiết chặt hộp số với các te ly hợp, nắp hộp số. Kiểm tra và xiết chặt các nắp vòng bi của trục thứ cấp và trung gian. Nên đổ thêm hoặc thay dầu của hộp số theo bảng chỉ dẫn ( khi thay dầu bôi trơn các cụm máy và các khớp nối phải tiến hành lúc động cơ không làm việc. Nếu làm việc dưới gầm xe thì phải treo xe chắc chắn, tuyệt đối không khởi động động cơ để đảm bảo an toàn). Phần IV: KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM SAU KHI SỬA CHỮAVÀ LẮP RÁP HỘP SỐ 4.1. Kiểm nghiệm bằng kinh nghiệm: a. Đi số nguội. Được thực hiện sau khi đã hoàn tất công việc sửa chữa và hộp số được lắp hoàn chỉnh. Dùng tay quay trục sơ cấp cà tác động vào cần đi số cho đi ở các số. Bằng kinh nghiệm ta thấy: - Nếu vào các tay số êm, dễ dàng thì ta tiến hành lắp hộp số lên xe - Nếu vào số khó hoặc không vào số được ở tay số nào thì ta phải điều chỉnh ngay. Điều chỉnh mà vẫn không được thì phải tháo hộp số ra sửa chữa lại. b. Đi số ở chế độ tải nhẹ. Được thực hiện khi hoàn tất công việc sửa chữa và đi số nguội ta lắp hoàn chỉnh hộp số lên xe. Ta cho xe chạy ở chế độ tải nhẹ và các tay số. Bằng kinh nghiệm ta thấy: - Hộp số làm việc êm, vào số dễ dàng không bị nhảy số thì việc sửa chữa đã hoàn thành có thể đưa hộp số vào sử dụng. - Hộp số làm việc có hiện tượng kêu to, khó vào số hoặc không vào số được ở tay số nào thì ta phải điều chỉnh. Nếu điều chỉnh không được thì ta phải tháo hộp số ra sửa chữa và kiểm tra lại. c. Đi số ở chế độ đủ tải. Được thực hiện sau khi đã hoàn tất công việc sửa chữa và đi số ở chế độ tải nhẹ. Tiếp đến ta cho xe chạy ở các tay số với chế độ đủ tải. Bằng kinh nghiệm ta thấy: - Nếu hộp số làm việc thấy êm dịu, các tay số ra vào dễ dàng không bị nhảy số thì công việc sửa chữa hộp số đã hoàn tất. - Nếu hộp số làm việc có tiếng kêu, việc ra vào số khó khăn hoặc không vào số được ở các tay số thì ta phải kiểm tra điều chỉnh lại. Nếu việc điều chỉnh không đem lại kết quả thì ta phải tháo hộp số ra kiểm tra và sửa chữa lại. 4.2 Kiểm nghiệm trên băng tải. Thiết bị này dùng để chẩn đoán hộp số sau khi lắp giáp mới hoặc sau khi sửa chữa xong. Sau đó thực hiện lắp hộp số lên xe. Thiết bị này giúp cho công việc chẩn đoán chính xác hơn và giảm thời gian công sức cho việc sửa chữa hộp số. Việc kiểm nghiệm hộp số trên băng tải cũng được thực hiện ở các chế độ tải nhẹ và đủ tải. Khi kiểm nghiệm trên băng tải ta cũng quan sát các hiện tượng của hộp số để có những biện pháp khắc phục và điều chỉnh cho hợp lí.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbai_tap_sua_chua_may_9743.docx