Đề tài Xây dựng tiêu chuẩn về rung pha và trôi pha (jitter and wander) cho giao diện số theo phân cấp đồng bộ pdh và sdh

Cấu hình tự động: ở chế độ này ANT-20 được tự động thiết lập theo tín hiệu đầu vào. - Chức năng quét tự động: chức năng này cho phép nhanh cho ngs kiêểmtra cấu trúc tín hiệu, kiểu sắp xếp được sử dụng, nhận dạng vết và phần tải tin thậm chí ngay cả trong trườnghợp sắp xếp hỗn hợp - Chức năng tự động quét sự cố: chức năng này cho phép kiểm tra tất cả các kênh C11 hoặc C12 qua AU-3 và AU-4 trong tín hiệu SDH. Bộ thu ANT-20 kiểm tra các cảnh báo trong tín hiệu thu được, cấu trúc tín hiệu SDH và tất cả các kênh. Kết quả (đạt/không đạt) được đưa ra. Có thể hiển thị lịch sử cảnh báo chi tiết của từng kênh

doc54 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2553 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng tiêu chuẩn về rung pha và trôi pha (jitter and wander) cho giao diện số theo phân cấp đồng bộ pdh và sdh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốc độ STM-1, STM-4, STM-16 với các ứng dụng I, S, L, V, U trên các sợi G.652, G.653, G.655 (dựa trên các khuyến nghị của ITU-T G.957, G.691) Chỉ tiêu giao diện quang cho các hệ thống đa kênh quang (dựa trên khuyến nghị ITU-T G.692) - Chỉ tiêu về chất lượng truyền dẫn: Chỉ tiêu về rung pha và trôi pha (dựa trên khuyến nghị ITU-T G.825) Chỉ tiêu về đặc tính lỗi hệ thống (dựa trên khuyến nghị ITU-T G.826) - Yêu cầu về đồng bộ (dựa trên các khuyến nghị ITU-T G.811, G.812, G.813) - Yêu cầu về quản lý (dựa trên khuyến nghị ITU-T G.784) Bản dự thảo tiêu chuẩn này đã được rà soát chỉnh sửa bổ sung trên cơ sở kết quả đề tài: RÀ SOÁT, CHUYỂN CÁC TIÊU CHUẨN NGÀNH SANG QUI CHUẨN KỸ THUẬT VÀ TIÊU CHUẨN VIỆT NAM, Mã số: 95 – 06 – KHKT – TC [2] Tiêu chuẩn TCN 68-173: Tiêu chuẩn giao diện quang cho các thiết bị và hệ thống truyền dẫn SDH Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn của ITU-T G.957 và ITU-T G.691. Tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu, chỉ tiêu kỹ thuật cần thiết đối với giao diện quang cho các thiết bị và hệ thống thông tin quang SDH sử dụng trên mạng viễn thông Việt nam. Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các hệ thống đơn kênh quang và trong đó mỗi hướng truyền dẫn sử dụng một sợi quang. Đối với các hệ thống có khuếch đại quang, tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các hệ thống sử dụng khuếch dại công suất và/hoặc thiết bị tiền khuếch đại. Các chỉ tiêu đưa ra trong tiêu chuẩn này bao gồm: Tiêu chuẩn giao diện quang đối với các hệ thống không sử dụng khuếch đại quang (STM-1, STM-4, STM-16, STM-64) với các ứng dụng I, S, L trên các sợi G.652, G.653, G.654 Tiêu chuẩn giao diện quang đối với các hệ thống có sử dụng khuếch đại quang (STM-4, STM-16, STM-64) với các ứng dụng V, U trên các sợi G.652, G.653, G.654 Bản dự thảo tiêu chuẩn này đã được rà soát chỉnh sửa bổ sung trên cơ sở kết quả đề tài: RÀ SOÁT, CHUYỂN CÁC TIÊU CHUẨN NGÀNH SANG QUI CHUẨN KỸ THUẬT VÀ TIÊU CHUẨN VIỆT NAM ,Mã số: 95 – 06 – KHKT – TC [2] Tiêu chuẩn ngành TCN 68-172:1998 và TCN 68-175:1998 tiêu chuẩn về giao diện điện kết nối mạng TCN 68-172:1998, Giao diện kết nối mạng do Tổng cục Bưu điện ban hành ngày 29 tháng 9 năm 1998. TCN 68-172:1998 quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với các giao diện tín hiệu số tốc độ 2048 kbit/s và giao diện tín hiệu đồng bộ 2048 kHz . Khuyến nghị này quy định các yêu cầu về giao diện điện/vật lý của phân cấp số. Khuyến nghị ITU-T G.703 được bổ sung sửa đổi năm 2001. TCN 68-175:1998, Các giao diện điện phân cấp số do Tổng cục Bưu điện ban hành ngày 19 tháng 12 năm 1998 Tiêu chuẩn TCN 68-175:1998 trình bày các yêu cầu về đặc tính điện của các đường truyền số tốc độ 64 kbit/s, 2048 kbit/s, 34368 kbit/s, 139264 kbit/s, 155520 kbit/s và 2048 kHz áp dụng với mạng viễn thông Việt Nam. Tài liệu áp dụng : ITU-T G.703, Physical/Electrical Characteristics of Hierarchical Digital Interfaces Nhóm nghiên cứu đề tài [3] đã nghiên cứu và đề xuất đưa ra tiêu chuẩn/ qui chuẩn mới trên cơ sở: TCN 68-172:1997 kết hợp với TCN 68-175:1998 và chuyển đổi sang dạng Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia: Giao diện kết nối mạng – Yêu cầu kỹ thuật về điện, vật l‎ý. Bổ xung thêm phần cấu trúc khung của các giao diện. TCN 68-171:1998, Đồng hồ chủ trong mạng đồng bộ – Yêu cầu kỹ thuật Tiêu chuẩn Đồng hồ chủ trong mạng đồng bộ - Yêu cầu kỹ thuật, quy định những yêu cầu tối thiểu cho đồng hồ chủ để cấp tín hiệu đồng bộ cho mạng số. TC này do Tổng cục Bưu điện ban hành ngày 29 tháng 9 năm 1998. Các tài liệu gốc: - ITU-T G.811, Timing characteristics of primary reference clocks Khuyến nghị này đưa ra những yêu cầu tối thiểu cho các thiết bị định thời được sử dụng như các đồng hồ chủ trong các mạng đồng bộ. Các mạng này bao gồm các Mạng điện thoại công cộng (PSTN) và các mạng Phân cấp số đồng bộ (SDH). Khuyến nghị ITU-T G.811 được xem xét bởi nhóm nghiên cứu 13 của ITU-T (1997-2000) và đã được phê chuẩn vào ngày 19 tháng 9 năm 1997. - ETSI EN 300 462-6-1 V1.1.1 (1998-05) Transmission and Multiplexing (TM); Generic requirements for synchronization networks; Part 6-1: Timing characteristics of primary reference clocks. Tiêu chuẩn này đưa ra những yêu cầu cho Đồng hồ tham chiếu sơ cấp (PRC) phù hợp cho cung cấp đồng bộ tới các mạng số.[3] TCN 68-164:1997 Lỗi bít và rung pha của các đường truyền dẫn số - Yêu cầu kỹ thuật và Quy trình đo kiểm, TCN 68-164:1997, Lỗi bít và rung pha của các đường truyền dẫn số – Yêu cầu kỹ thuật và quy trình đo kiểm, được Tổng cục Bưu điện ban hành ngày 30 tháng 12 năm 1997. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các đường truyền dẫn số PDH (2, 8, 34, 140 Mbit/s), SDH (155, 622, 2500 Mbit/s) và các đấu nối chuyển mạch số 64 kbit/s đối với độ dài quy chuẩn. Tiêu chuẩn ngành TCN 68-164:1997 đã được sử dụng để đo kiểm, đánh giá chất lượng các đường truyền dẫn số nhưng tiêu chuẩn này chưa được cập nhật mới. Hướng xử lý: - Đã rà soát phần yêu cầu kỹ thuật về lỗi bít theo các tài liệu tham chiếu mới của ITU-T để xây dựng dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lỗi bít của đường truyền dẫn số (áp dụng cho tuyến truyền dẫn kết nối mạng giữa hai doanh nghiệp); chuyển đổi sang khuôn dạng Quy chuẩn kỹ thuật và bổ sung các quy định về quản lý. - Sẽ nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật về rung pha và trôi pha trên cơ sở các khuyến nghị mới của ITU-T, ETSI (như G.823, G.825) để xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung pha và trôi pha của đường truyền dẫn số. Qui chuẩn/ Tiêu chuẩn về kênh thuê riêng TCN 68-225:2004: Giao diện kênh thuê riêng cấu trúc số và không cấu trúc số tốc độ 2048 kbit/s - Yêu cầu kỹ thuật: Tiêu chuẩn Ngành TCN 68-225: 2004 “Giao diện kênh thuê riêng cấu trúc số và không cấu trúc số tốc độ 2048 kbit/s – Yêu cầu kỹ thuật” được xây dựng dựa trên cơ sở chấp thuận áp dụng nguyên vẹn tiêu chuẩn ETSI EN 300 418 V1.2.1 (02-2001) của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu. Nay tiêu chuẩn này được Bộ Thông tin và truyền thông qui định là loại Qui chuẩn về giao diện ETSI EN 300 418: Access and Terminal (AT); 2048 kbit/s digital unstructured and structured leased lines (D2048U and D2048S); Network Interface Presentation. Phạm vi và đối tượng áp dụng Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và các nguyên tắc kiểm tra đối với giao diện mạng của các kênh thuê riêng tốc độ 2048 kbit/s trở kháng 120 W, bao gồm: Kênh thuê riêng không cấu trúc số 2048 kbit/s; Kênh thuê riêng cấu trúc số 2048 kbit/s có tốc độ truyền tin là 1984 kbit/s. Tiêu chuẩn này bao gồm các đặc tính vật lý, cơ khí và điện (trừ các khía cạnh về an toàn điện, quá áp và tương thích điện từ) của giao diện mạng, đồng thời đưa ra các phép kiểm tra thích hợp đối với thiết bị cung cấp giao diện. Tiêu chuẩn này làm sở cứ cho việc quản lý kết nối kênh thuê riêng tốc độ 2048 kbit/s. TCN 68-226:2004: Kênh thuê riêng cấu trúc số tốc độ 2048 kbit/s - Tiêu chuẩn chất lượng Tiêu chuẩn Ngành TCN 68-226: 2004 “Kênh thuê riêng cấu trúc số tốc độ 2048 kbit/s – Tiêu chuẩn chất lượng” được xây dựng dựa trên cơ sở chấp thuận áp dụng nguyên vẹn tiêu chuẩn ETSI EN 300 419 V1.2.1 (02-2001) của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu. Nay tiêu chuẩn này được Bộ Thông tin và truyền thông qui định là loại Qui chuẩn về chất lượng kênh thuê riêng. - ETSI EN 300 419: "Access and Terminals (AT); 2 048 kbit/s digital structured leased lines (D2048S); Connection characteristics Phạm vi và đối tượng áp dụng Tiêu chuẩn này bao gồm các chỉ tiêu chất lượng cho kênh thuê riêng cấu trúc số tốc độ 2048 kbit/s. Tiêu chuẩn này là cơ sở để Cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện việc quản lý chất lượng kênh thuê riêng cấu trúc số tốc độ 2048 kbit/s do các doanh nghiệp cung cấp kênh thuê riêng cung cấp theo các quy định về quản lý chất lượng bưu chính, viễn thông. Tiêu chuẩn này là cơ sở cho doanh nghiệp đánh giá chất lượng kênh thuê riêng cấu trúc số tốc độ 2048 kbit/s . Tiêu chuẩn này là sở cứ cho các yêu cầu về chất lượng trong việc kết nối kênh thuê riêng cấu trúc số tốc độ 2048 kbit/s trước khi đưa vào khai thác và sử dụng. Qui chuẩn chất lượng kênh thuê riêng SDH Tiêu chuẩn chất lượng kênh thuê riêng SDH được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn ETSI EN 301 164 và khuyến nghị ITU khác và đưa ra các yêu cầu cụ thể cho các tham số của kênh cấu trúc vc-12, vc-2, vc-3, vc-4, bao gồm: Dung sai định thời của Công ten nơ ảo: bao gồm các yêu cầu cụ thể về định thời của tín hiệu phù hợp với các tiêu chuẩn về đồng bộ, định thời trong SDH như G.813, G.825 hay như trong TCN 68-164:1997 và TCN 68-177:1998; và về con trỏ như G.783 Trễ truyền: các yêu cầu tối thiểu về độ trễ lớn nhất của tín hiệu truyền trên kênh thuê riêng được xác định trên cơ sở yêu cầu về chất lượng dịch vụ lớp trên Rung pha: các yêu cầu phù hợp với các tiêu chuẩn về rung pha tại các giao diện theo các chuẩn G.825 hay TCN 68-177:1998 bao gồm các yêu cầu: dung sai Rung pha đầu vào lớn nhất, Rung pha đầu ra của kênh thuê riêng phải tối thiểu đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn tại giao diện tương ứng Khả năng truyền tải thông tin: yêu cầu truyền tải thông tin trong suốt đảm bảo theo cấu trúc chuẩn của SDH và đưa ra các tín hiệu cảnh báo tối thiểu phải có khi kênh thuê riêng có sự cố. Đặc tính lỗi: để phù hợp với điều kiện áp dụng trng thực tế, các yêu cầu cụ thể cho các tham số đặc tính lỗi được xác định trong thời gian đo thử 24 giờ. Các yêu cầu này được xác định cụ thể trên cơ sở các chỉ tiêu chuẩn đo trong 1 tháng theo G.826 và các giới hạn đo ngắn hạn theo M.2100 (TCN 68-164:1997 và TCN 68-177:1998) Cùng với các yêu cầu cụ thể về các tham số chất lượng kênh thuê riêng tiêu chuẩn gốc của ETSI cũng đưa ra các yêu cầu về đo kiểm tương ứng. KẾT LUẬN: Sau khi rà soát, nghiên cứu các tiêu chuẩn của ITU-T, ETSI, và của Ngành có liên quan, đề tài đi đến một số kết luận như sau: Như vậy có thể thấy các tiêu chuẩn ngành về mạng quang hầu hết dựa trên các tiêu chuẩn ITU-T và ETSI. Hiện nay, các khuyến nghị ITU-T và ETSI mà các tiêu chuẩn này áp dụng và biên soạn đã được cập nhật và bổ xung mới. Và Bộ BC_VT đã và đang tiếp tục cho rà soát và cập nhật bổ sung mới các tiêu chuẩn ngành tương đương. Hiện nay các tiêu chuẩn Ngành liên quan đến PDH/SDH bao gồm: tiêu chuẩn về giao diện quang/ điện, tiêu chuẩn về chất lượng đồng bộ, tiêu chuẩn về hệ thống, cụ thể: Đối với các tham số quang của thiết bị: tuỳ theo mã ứng dụng thiết bị mà cần thực hiện đo và đánh giá theo các khuyến nghị của ITU-T G.957 hoặc G.691 (tương đương với tiêu chuẩn ngành TCN 68-173 hoặc TCN 68-177) Đối với các tham số điện của thiết bị, hệ thống: cần được đo và đánh giá theo khuyến nghị ITU-T G.703 (tương đương với tiêu chuẩn ngành TCN 68-175) Đối với các tham số rung pha và trôi pha của thiết bị, hệ thống cần được đo và đánh giá theo các khuyến nghị ITU-T G.823, G.825 (tương đương với tiêu chuẩn ETSI ETSI EN 302 084 và ETSI EN 300 462-3 ) Đối với các tham số liên quan đến đồng hồ của thiết bị cần được đo và đánh giá theo khuyến nghị ITU-T G.812, G.813 tuỳ theo đồng hồ của thiết bị chỉ là SEC hay là SSU (tương đương với tiêu chuẩn ngành TCN 68-177) Đối với việc đo đánh giá chất lượng lỗi, nên thực hiện theo khuyến nghị ITU-T M.2101 kết hợp với ITU-T G.826 hoặc G.828 (trong đó G.828 nên được áp dụng đối với các thiết bị SDH sản xuất sau tháng 3/2000) Về các chức năng khác như chức năng giám sát chất lượng thì cần được đánh giá theo khuyến nghị ITU-T G.783, hoạt động chuyển mạch bảo vệ thì cần đánh giá theo G.841. ITU-T O.150, O.171/172 và O.181 là các khuyến nghị yêu cầu về thiết bị đo NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN VỀ RUNG PHA VÀ TRÔI PHA Khái niệm chung: Theo luật “Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật” được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006: Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng. Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng. Yêu cầu cụ thể đối với quy chuẩn kỹ thuật về kết nối mạng[1] - Giao diện thiết bị đầu cuối thuê bao - mạng (ví dụ: giao diện 2 dây đấu vào mạng PSTN) - Giao diện kết nối mạng: một số giao diện cơ bản, thường sử dụng để kết nối mạng viễn thông giữa các doanh nghiệp, bao gồm: + Giao diện điện và vật lý (bao gồm những đặc tính kỹ thuật về điện và vật lý (như G.703); đặc tính chức năng của giao diện (như G.704, G.706), các vấn đề an toàn và bảo vệ qua giao diện (như điện áp nguy hiểm, nguy cơ bức xạ…). + Giao diện quang (các chỉ tiêu kỹ thuật về quang, các vấn đề an toàn và bảo vệ qua giao diện). - Chất lượng kết nối (các chỉ tiêu như: suy hao tổng thể, thời gian truyền dẫn, tiếng vọng và độ ổn định, méo lượng tử, chuẩn mã hoá, méo suy hao, méo trễ nhóm, suy hao trắc âm, xuyên âm, lỗi, ...). Giao diện kết nối mạng Giao diện kết nối mạng là tập hợp những thông số kỹ thuật và thủ tục, tại điểm kết cuối mạng được sử dụng cho kết nối các mạng Viễn thông với nhau, cần thiết cho việc cùng hoạt động và cùng nhau cung cấp dịch vụ đến khách hàng của các mạng lưới. Quy chuẩn kỹ thuật kết nối mạng Viễn thông Quy chuẩn kỹ thuật kết nối mạng Viễn thông là các tài liệu kỹ thuật đưa ra các yêu cầu kỹ thuật đối với giao diện kết nối mạng, chất lượng kết nối mạng, yêu cầu về đồng bộ và báo hiệu. Phạm vi quy chuẩn kỹ thuật về giao diện kết nối mạng Khái niệm Quy chuẩn kỹ thuật về giao diện kết nối mạng là các tài liệu kỹ thuật đưa ra các yêu cầu kỹ thuật đối với giao diện kết nối mạng nhằm đảm bảo khả năng cùng hoạt động và khả năng cùng cấp một dịch vụ đến khách hàng của các mạng lưới được kết nối. Giao diện kết nối mạng bao gồm: + Giao diện điện và vật lý (electrical and physical interface); + Giao diện quang (optical interface). - Phạm vi các quy chuẩn kỹ thuật về giao diện điện và vật lý Quy chuẩn kỹ thuật về giao diện điện vật lý bao gồm những đặc tính kỹ thuật về điện và vật lý (như G.703); đặc tính chức năng của giao diện (như G.704, G.706). - Phạm vi các quy chuẩn kỹ thuật về giao diện quang Quy chuẩn kỹ thuật về giao diện quang bao gồm những đặc tính kỹ thuật về quang, các vấn đề an toàn và bảo vệ qua giao diện. Phạm vi các quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng kết nối Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng kết nối bao gồm những yêu cầu truyền dẫn và mục tiêu cần đạt được của kết nối giữa hệ thống các nhà khai thác, các thông số như: chuẩn mã hoá, lỗi, … Xây dựng tiêu chuẩn Rung pha/trôi pha Đặc điểm, tình hình đối tượng tiêu chuẩn hóa + Trong nước: - Hiện nay mạng viễn thông Việt Nam đã có nhiều nhà cung cấp dịch vụ, việc kết nối mạng không chỉ là vấn đề của một nhà khai thác, mà nó còn liên quan đến việc cung cấp, chia sẻ tài nguyên mạng, nhằm khai thác và vận hành cơ sở hạ tầng thông tin chung một cách tối ưu. - Các nhà khai thác lớn như VNPT, Viettel, EVN… đã triển khai rộng khắp công nghệ PDH, SDH/NG-SDH. Cung cấp các giao diện kết nối với khách hàng, và với nhau theo các chuẩn viễn thông quốc tế và Việt nam. - Bộ Thông tin truyền thông đã ban hành và đang xây dựng một số tiêu chuẩn như về: 1. Qui chuẩn quốc gia về giao diện Điện, Quang cho các thiết bị kết nối mạng SDH dựa theo khuyến nghị G.703, G.957,G.691 chủ yếu qui định về mức, dạng của xung tín hiệu 2. Qui chuẩn về Lỗi bit của các đường truyền dẫn số trên cơ sở rà soát chuyển đổi TCN 68-164: 1998 về Lỗi bít và rung pha của các đường truyền dẫn số. Phần Rung pha của TCN 68-164: 1998 do tiêu chuẩn gốc thay đổi nhiều, nên khuyến nghị biên soạn mới. 3. Qui chuẩn giao diện và chất lượng kênh thuê riêng 64kbs, 2048kbs và kênh thuê riêng SDH tốc độ STM-1/4/16: Qui định chất lượng kết nối Trong các Qui chuẩn trên (1,2,3) (các tài liệu tham chiếu gốc) đều tham chiếu đến Tiêu chuẩn về Rung pha và trôi pha trước kia được qui định trong TCN 68-164: 1998 (hay Khuyến nghị G.825, G.823) - Trong các đề tài nghiên cứu về xây dựng tiêu chuẩn trước đây đã xác định: Để đảm bảo các thiết bị số của nhà khai thác kết nối được với nhau và tiến tới sự thống nhất, đồng bộ trong quản lý chất lượng dịch vụ và mạng, cần có tiêu chuẩn về Mức, về Cấu trúc khung và về Định thời của tín hiệu tại giao diện. Cụ thể là cần có thêm: + Tiêu chuẩn qui định về định thời của tín hiệu tại giao diện, bao gồm rung pha và trôi pha dựa theo khuyến nghị ITU-T G.823 cho giao diện PDH 2048 kbit/s và dựa theo G.825 cho giao diện SDH STM-n. + Ngoài nước: - Các tổ chức chuẩn quốc tế như ITU và ETSI cũng mới cập nhật các tiêu chuẩn về phân cấp số PDH/SDH chẳng hạn: * khuyến nghị ITU G.823 “The control of jitter and wander within digital networks which are based on the 2048 kbit/s hierarchy“. * khuyến nghị ITU G.825 “The control of jitter and wander within digital networks which are based on the synchronous digital hierarchy (SDH)“ * tiêu chuẩn ETSI EN 302 084: “The control of jitter and wander in transport networks” - Các hãng cung cấp thiết bị PDH/SDH cũng đều công bố tuân thủ theo tiêu chuẩn/ khuyến nghị ITU và ETSI. - Các nhà quản lý trên thế giói cũng lựa chọn và áp dụng các tiêu chuẩn này như ESTI, EU, IDA singapore, ….cho việc áp dụng và kết nối giữa các hệ thống và dịch vụ. Đối tượng chuẩn hoá: Các tiêu chuẩn/ qui chuẩn Việt nam và quốc tế mới nhất đều tham chiếu đến các khuyến nghị G.823 và G.825. Các tiêu chuẩn G.823 và G.824 đưa ra các yêu cầu về giới hạn rung pha và trôi pha cho 2 loại giao diện/tín hiệu: - Giao diện cấp tín hiệu lưu lượng, truyền tải dịch vụ: Các yêu cầu cho giao diện này cũng được yêu cầu trong các qui chuẩn về giao diện kết nối, chất lượng kết nối. - Giao diện cấp tín hiệu đồng bộ: loại giao diện này thường không được yêu cầu trong kết nối liên mạng giữa các nhà khai thác. Lý do và mục đích Lý do: Cần bổ sung thêm tiêu chuẩn qui định về thời gian của tín hiệu (rung pha và trôi pha), để phục vụ cho việc triển khai áp dụng công nghệ, đảm bảo sự kết nối thiết bị giữa các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ cho khác hàng. Ngoài ra, các tiêu chuẩn về đồng bộ cũng cần thiết được đưa ra để hướng dẫn cho các nhà khai thác triển khai trong nội mạng. Việc nghiên cứu, xây dựng tiêu này dựa trên việc rà soát các tiêu chuẩn trong nước, đồng thời rà soát dựa trên các khuyến nghị quốc tế, xây dựng tiêu chuẩn phù hợp với mạng viễn thông Việt Nam. Mục đích: Xây dựng được bản dự thảo Tiêu chuẩn để làm sở cứ cho việc đánh giá, đảm bảo kết nối giữa các thiết bị và giữa các mạng dựa theo phân cấp số ( tiêu chuẩn cho kết nối mạng); cũng như giữa thiết bị khách hàng với nhà cung cấp dịch vụ kênh thuê riêng (tiêu chuẩn cho dịch vụ) và các yêu cầu kỹ thuật cho nhà khai khai thác mạng triển khai để nâng cao chất lượng mạng lưới Sở cứ và phương pháp xây dựng tiêu chuẩn Khi xây dựng Tiêu chuẩn chất lượng về Rung pha/ trôi pha, nhóm chủ trì dựa trên cơ sở tiêu chuẩn ETSI và khuyến nghị ITU về Rung pha và trôi pha. * khuyến nghị ITU G.823 “The control of jitter and wander within digital networks which are based on the 2048 kbit/s hierarchy“; 3/2000 * khuyến nghị ITU G.825 “The control of jitter and wander within digital networks which are based on the synchronous digital hierarchy (SDH)“; 03/2000 Và bản sửa lỗi năm 13 August 2001, và bổ sung lần 1 05/2008 * tiêu chuẩn ETSI EN 302 084 V1.1.1: “The control of jitter and wander in transport networks”, 2/2000 * tiêu chuẩn EN 300 462-3-1 V1.1.1 ”The control of jitter and wander within synchronization networks”; (1998-05) với một số lý do cơ bản sau: Chương 1 cho thấy các tiêu chuẩn Ngành và Việt nam hiện nay đều dựa theo chuẩn ITU option ETSI Cấu trúc của khuyến nghị ITU đưa ra các chỉ tiêu cho hệ thống PDH (G.823) và SDH (G.825) bao gồm cả về giao diện lưu lượng và đồng bộ. Trong khi đó ETSI đưa ra hai tiêu chuẩn về giao diện lưu lượng ETSI EN 302 084 và đồng bộ ETS 300 462-3. Phân tích các tiêu chuẩn cho thấy, các chỉ tiêu kỹ thuật trong ETSI EN 302 084 và ETS 300 462-3 tương ứng cũng có các chỉ tiêu kỹ thuật như trong các khuyến nghị ITU G.823 và G.825. Hai khuyến nghị này chính là bản mới hơn và được phát triển, chấp thuận từ các tiêu chuẩn tương ứng do ETSI đề xuất. Các yêu cầu về rung pha và trôi pha tại giao diện mạng, dịch vụ phần tín hiệu lưu lượng được qui định bắt buộc trong các yêu cầu Qui chuẩn về giao diện điện/ quang và kênh thuê riêng trong đó tham chiếu đến G.823/G.825. Do đó, các phần tương ứng với giao diện lưu lượng của Tiêu chuẩn là bắt buộc. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt nam và trên Thế giới, giữa mạng của các nhà khai thác mạng khác nhau thường hoạt động ở trạng thái cận đồng bộ, tức là không qui định bắt buộc nhà khai thác mạng này phải cấp đồng bộ cho thiết bị của các nhà khai thác khác. Vì vậy, đề tài đề xuất xây dựng trên cở sở áp dụng tiêu chuẩn về rung pha và trôi pha phần tín hiệu lưu lượng và đồng bộ cho các giao diện đang được sử dụng phổ biến hiện nay ở Viêt nam như 64kbps, 2048kbps,... và STM-n. Để phù hợp hơn với thực tế và để có được bộ tiêu chuẩn thống nhất, đề tài đã thực hiện thêm các yêu cầu ngoài đề cương như các tốc độ: 8 Mbit/s, 34 Mbit/s, 140Mbit/s và STM-256 Trên cơ sở rà soát các tiêu chuẩn Việt nam và quốc tế liên quan đến Rung pha và trôi pha, cũng như tham khảo các phương pháp xây dựng các tiêu chuẩn/ qui chuẩn về giao diện, kết nối, nhóm đề tài khuyến nghị xây dựng Tiêu chuẩn này theo phương pháp chấp thuận nội dung tiêu chuẩn G.823 & G.825; và sử dụng các lựa chọn theo phân cấp 2048Kbit/s phù hợp mạng lưới và tiêu chuẩn hoá ở Việt nam Tên tiêu chuẩn đề xuất là: GIỚI HẠN RUNG PHA VÀ TRÔI PHA TRONG MẠNG SỐ THEO PHÂN CẤP SỐ ĐỒNG BỘ (SDH) VÀ PHÂN CẤP 2048kbit/s The control of jitter and wander within digital networks which are based on the synchronous digital hierarchy and 2048 kbit/s hierarchy Cấu trúc Tiêu chuẩn Dựa thảo tiêu chuẩn được cấu trúc theo hướng dẫn tạm thời mới nhất của Vụ KHCN - Bộ thông tin và truyền thông bao gồm: Lời nói đầu 1 Phạm vi áp dụng 2 Tài liệu viện dẫn 3 Thuật ngữ và định nghĩa 4 Ký hiệu và thuật ngữ 5 Giới hạn mạng của rung pha và trôi pha đầu ra tại các giao diện lưu lượng 6 Giới hạn mạng của rung pha và trôi pha đầu ra tại các giao diện đồng bộ 7 Dung sai rung pha và trôi pha đầu vào tại các giao diện mạng PHỤ LỤC A - Mô hình mạng cho giá trị giới hạn mạng đồng bộ PHỤ LỤC B - Tham số và mô hình tham chiếu trôi pha. PHỤ LỤC C – Tính toán giới hạn trôi pha cho mạng truyền tải SDH PHỤ LỤC D - Phương pháp đo trôi pha đầu ra. PHỤ LỤC E - Hướng dẫn đo dung sai rung pha và trôi pha đầu vào. PHỤ LỤC F - Phương pháp đo rung pha đầu ra. Bảng 21 Bảng đối chiếu tiêu chuẩn viện dẫn TCVN xxx-2009 Tài liệu gốc: G.823, G.825 Sửa đổi, bổ sung: Chấp thuận nội dung của G.823 và G.825 (loại đi các option 1544 kbit/s ) 1. Phạm vi áp dụng 1./G.823 và 1./G.825 Chấp thuận và loại đi các option 1544 kbit/s cho phù hợp 2. Tài liệu viện dẫn 2./G.823 và 2./G.825 Chấp thuận và thay thế bằng các TCVN, QCVN hiện có 3. Thuật ngữ và định nghĩa 3./G.823 và 3./G.825 Chấp thuận nguyên vẹn 4. Ký hiệu và thuật ngữ 4./G.823 và 4./G.825 Chấp thuận nguyên vẹn 5. Giới hạn mạng của rung pha và trôi pha đầu ra tại các giao diện lưu lượng 5.1 Các giới hạn mạng của rung pha đầu ra 5.1/G.823 và 5.1/G.825 Chấp thuận nguyên vẹn 5.2 Giới hạn mạng của trôi pha đầu ra 5.2.1 Giới hạn trôi pha đầu ra tại giao diện 2048 kbit/s 5.2.1/G.823 Chấp thuận nguyên vẹn 5.2.2 Giới hạn trôi pha đầu ra tại giao diện 34368 kpbs 5.2.2/G.823 Chấp thuận nguyên vẹn 5.2.3 Giới hạn trôi pha đầu ra tại giao diện 139264 kpbs 5.2.3/G.823 Chấp thuận nguyên vẹn 5.2.4 Giới hạn trôi pha đầu ra tại giao diện STM-N 5.2/G.825 Chấp thuận nguyên vẹn 6. Giới hạn của rung pha và trôi pha đầu ra tại các giao diện đồng bộ 6./G.823 Chấp thuận nguyên vẹn 6.1 Các giá trị giới hạn mạng cho rung pha đầu ra tại các giao diện đồng bộ. 6.1/G.823 Chấp thuận nguyên vẹn 6.2 Các giới hạn mạng cho trôi pha đầu ra tại các giao diện đồng bộ. 6.2/G.823 Chấp thuận nguyên vẹn 7. Dung sai rung pha và trôi pha của các giao diện mạng 7.1 Dung sai rung pha và trôi pha của các giao diện lưu lượng 7.1.1 Dung sai rung pha và trôi pha đầu vào tại giao diện 64kbit/s 7.1.1/G.823 Chấp thuận nguyên vẹn 7.1.2 Dung sai rung pha và trôi pha đầu vào tại giao diện 2048kbit/s 7.1.2/G.823 Chấp thuận nguyên vẹn 7.1.3 Dung sai rung pha và trôi pha đầu vào tại giao diện 8448 kbit/s 7.1.3/G.823 Chấp thuận nguyên vẹn 7.1.4 Dung sai rung pha và trôi pha đầu vào tại giao diện 34368 kbit/s 7.1.4/G.823 Chấp thuận nguyên vẹn 7.1.5 Dung sai rung pha và trôi pha đầu vào tại giao diện 139264 kbit/s 7.1.5/G.823 Chấp thuận nguyên vẹn 7.1.6 Dung sai rung pha và trôi pha đầu vào tại giao diện STM-N 6.1/G.825 Chấp thuận nguyên vẹn 7.2 Dung sai rung pha và trôi pha của các giao diện đồng bộ 7.2/G.823 Chấp thuận nguyên vẹn PHỤ LỤC A (Qui định) - Mô hình mạng cho giá trị giới hạn mạng đồng bộ Annex A /G.823 Chấp thuận nguyên vẹn PHỤ LỤC B (Qui định) - Tham số và mô hình tham chiếu trôi pha Annex B /G.823 Chấp thuận nguyên vẹn PHỤ LỤC C (Tham khảo) – Tính toán giới hạn trôi pha cho mạng truyền tải SDH Appendix I/G.823 Chấp thuận nguyên vẹn Phục lục D (Tham khảo): Phương pháp đo trôi pha đầu ra Appendix II/G.823 Chấp thuận nguyên vẹn PHỤ LỤC E(Tham khảo): Hướng dẫn đo dung sai rung pha và trôi pha đầu vào Appendix III /G.823 Chấp thuận nguyên vẹn PHỤ LỤC F (Tham khảo): Phương pháp đo rung pha đầu ra ITU-T O.171/ Appendix I/ I.6.1 Output jitter measurements chấp thuận phần đo giao diện mạng Các nội dung còn lại của 2 tài liệu gốc G.823, G.825 không được sử dụng trong TCVN 6.2/G.825 Jitter and wander generation 6.3/G.825 Jitter and wander transfer Không sử dụng, vì nội dung chỉ tham chiếu đến Khuyến nghị khác G.783, G.812 và G.813; có phạm vi cho các thiết bị riêng; và dẫn đến bố cục không phù hợp khi kết hợp với G.823. Appendix I/G.825 Relationship between network interface jitter requirements and input jitter tolerance Không sử dụng, vì là thông tin tham khảo cho rõ về mối quan hệ các tham số rung pha đầu vào và đầu ra Appendix II/G.825 Measurement methodology for output wander of synchronous interfaces Giống 1 phần nội dung của Appendix II/G.823; gộp vào phụ lục D Appendix III/G.825 SDH Line systems and Interworking implications Không sử dụng, vì là thông tin tham khảo cho rõ về các tham số của mục 6.2 và 6.3/G.825 trên và đã không được đưa vào TCVN theo lý do trên. KHUYẾN NGHỊ ÁP DỤNG - Hiện nay, chúng ta đã có các qui chuẩn về giao diện vật lý và kênh thuê riêng nx 64, 2048 kbit/s và SDH. Các qui chuẩn này đều tham chiếu đến các yêu cầu về rung pha/ trôi pha của tín hiệu trong các khuyến nghị, tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, Để đảm bảo các thiết bị số của nhà khai thác kết nối được với nhau và tiến tới sự thống nhất, đồng bộ trong quản lý chất lượng dịch vụ và mạng, khuyến nghị cần có GIỚI HẠN RUNG PHA VÀ TRÔI PHA TRONG MẠNG SỐ THEO PHÂN CẤP SỐ ĐỒNG BỘ (SDH) VÀ PHÂN CẤP 2048kbit/s trên cơ sở áp dụng tiêu chuẩn, khuyến nghị ITU và ETSI, để phục vụ cho việc triển khai áp dụng công nghệ, đảm bảo sự kết nối thiết bị giữa các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ cho khác hàng. - Để đạt được mục tiêu và nội dung của đề cương, nhóm thực hiện đề tài đã thực hiện: + Rà soát, nghiên cứu các tiêu chuẩn về Rung pha và trôi pha: làm rõ được tình hình chuẩn hoá trên thế giới và ở Việt nam. Cụ thể, các tiêu chuẩn Việt nam được biên soạn chủ yếu dựa theo khuyến nghị ITU và tiêu chuẩn ETSI; + Tìm hiểu các yêu cầu về qui chuẩn/ tiêu chuẩn của Việt nam về kết nối mạng + Xây dựng dự thảo GIỚI HẠN RUNG PHA VÀ TRÔI PHA TRONG MẠNG SỐ THEO PHÂN CẤP SỐ ĐỒNG BỘ (SDH) VÀ PHÂN CẤP 2048kbit/s dựa trên chấp thuận nguyên vẹn khuyến nghị ITU-T G.823,G.825 bao gồm các yêu cầu tối thiểu về Rung pha/trôi pha tại giao diện đầu vào, đầu ra, và các phương pháp đo các tham số chất lượng tương ứng. - Cùng với các qui chuẩn về kênh thuê riêng, về giao diện điện và quang PDH/SDH, Nhóm đề tài khuyến nghị áp dụng dự thảo tiêu chuẩn này ở Việt nam, để đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước và nhu cầu phát triển mạng, dịch vụ hiện tại cũng như trong tương lai ở Việt nam. Cụ thể là: + Giao diện chỉ truyền tải dịch vụ, lưu lượng: Các yêu cầu cho giao diện này cũng được yêu cầu trong các qui chuẩn về giao diện kết nối, chất lượng kết nối kênh thuê riêng. Do đó các yêu cầu về rung pha và trôi pha cho loại giao diện này có tính bắt buộc. + Giao diện có cấp tín hiệu đồng bộ: loại giao diện này thường không được yêu cầu trong kết nối liên mạng giữa các nhà khai thác. Các doanh nghiệp nên sử dụng các chỉ tiêu và mô hình tham chiếu tương ứng để đánh giá chất lượng mạng. Khi có nhu cầu cung cấp tín hiệu đồng bộ giữa các nhà khai thác hoặc khách hàng, thì có thể sử dụng các mô hình và chỉ tiêu cho giao diện loại này để làm cơ sở đánh giá kết nối đồng bộ. + Trong quá trình đo kiểm đánh giá cần tuân theo các yêu cầu và các hướng dẫn đo trong các phụ lục của tiêu chuẩn và thiết bị, phương pháp đo cần đảm bảo theo khuyến nghị ITU-T O.171/172. PHỤ LỤC A: Phương pháp đo rung pha/trôi pha Việc nghiên cứu phương pháp đo cho các thiết bị và hệ thống SDH có thể tham khảo một số các đề tài, cụ thể như sau: Đề tài 20-95-KHKT-RD “Kỹ thuật đo trong hệ thống SDH” Đề tài 139-95-KHKT-RD “Nghiên cứu kỹ thuật đo thử và giám sát hệ thống SDH đến 2,5 Gbit/s” Đề tài 146-95-KHKT-TC “Qui trình đo thử nghiệm thu tuyến thông tin quang SDH tốc độ 622 Mbit/s và 2.5 Gbit/s” Đề tài 013-97-TCT-R “Nghiên cứu phương pháp đo đánh giá chất lượng các hệ thống thiết bị và tuyến truyền dẫn quang SDH khi nghiệm thu và bảo dưỡng” Đề tài 014-2003-TCT-RDP-VT-62 “Nghiên cứu lựa chọn tiêu chuẩn đồng bộ và xây dựng các bài đo kiểm chất lượng đồng bộ mạng viễn thông của VNPT” Đề tài Mã số: 078-2004-TCT-TDP-VT-44, “NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC BÀI ĐO KIỂM HOÀ MẠNG THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI CÁP QUANG SDH TRÊN MẠNG VIỄN THÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY “ Vì vậy, trong phần này chúng tôi chỉ tóm tắt một số lý thuyết cơ bản và những điều cần lưu ý khi thực hiện đo A.1 Giới thiệu Rung pha là sự điều chế pha giả không mong muốn của một tín hiệu xung, xuất hiện trong truyền dẫn số và là sự biến đổi nhỏ các thời điểm có ý nghĩa của tín hiệu so với các thời điểm lý tưởng của chúng. Khi rung pha xuất hiện, thời điểm chuyển mức của một tín hiệu số sẽ là sớm hơn hoặc muộn hơn so với tín hiệu chuẩn. Các tham số đặc trưng cho rung pha của tín hiệu số là biên độ và tần số. Biên độ xác định độ tức thời của xung tín hiệu so với vị trí lý tưởng của nó. Tần số thể hiện sự thay đổi nhanh chậm của độ lệch tức thời đó so với vị trí lý tưởng của xung theo thời gian. Nếu biên độ của dao động pha theo thời gian là một tín hiệu có chu kỳ với tần số lớn hơn 10Hz, thì dao động này được coi là nhanh và gọi là rung pha. Trong thực tế, thì dao động về pha này thường không phải là một tín hiệu có chu kỳ, vì vậy cần phải phân tích sự có mặt của các thành phần phổ trong dải phổ của nó lớn hơn hoặc nhỏ hơn 10 Hz để xác định đó là rung pha hay trôi pha - Các bộ lọc đo rung pha Bộ lọc đo rung pha đơn giản nhất có mục đích là đạt được giá trị biên độ đỉnh-đỉnh UI trên một dải băng tần nào đó trong một khoảng đo nhất định. Điều này có nghĩa là, để có thể đo được các dao động pha này, thiết bị phải có nhiều bộ lọc để giới hạn băng tần đo của tín hiệu. Các bộ lọc này được định nghĩa trong các khuyến nghị của ITU-T. UIpp f LP HP2 HP1 B1 B2 Băng rộng Băng cao Trong đó: Tốc độ B1 B2 HP1(Hz) HP2 (kHz) LP (kHz) 2 Mbit/s 1.5 0.2 20 18 100 34 Mbit/s 1.5 0.15 100 10 800 140 Mbit/s 1.5 0.075 200 10 3500 STM-1e 1.5 0.075 500 Hz 65 kHz 1.3 MHz STM-1o 1.5 0.15 500 Hz 65 kHz 1.3 MHz STM-4 1.5 0.15 1 kHz 250 kHz 5 MHz STM-16 1.5 0.15 5 kHz 1 MHz 20 MHz Hình A1 Các bộ lọc đo rung pha được định nghĩa trong G.823 và G.825 - Khoảng thời gian đo Như đã đề cập đến trong phần trên, phép đo biên độ rung pha phải được thực hiện trong một khoảng thời gian đo nhất định. Khoảng thời gian đo thông thường là 60 s. Ngoại trừ khi đo rung pha con trỏ, kết quả đo phụ thuộc rất nhiều vào thời gian đo. Bởi vì các sự kiện con trỏ xảy ra không thường xuyên, rời rạc, điều này làm cho kết quả đo có thể thay đổi rất nhiều khi từ trạng thái không có điều chỉnh con trỏ chuyển sang trạng thái có điều chỉnh con trỏ. Điều này cần phải tính đến khi thực hiện phép đo. - Các kiểu tín hiệu thử Bởi vì các tín hiệu có kiểu khác nhau sẽ có thành phần phổ khác nhau, cho nên việc lựa chọn tín hiệu thử sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả đo. Đối với các giao diện PDH, các mẫu tín hiệu đo được qui định trong O.151 và được tổng kết trong bảng dưới đây: Bảng A1 Các mẫu tín hiệu đo rung pha cho các giao diện PDH Stt Tốc độ (Mbit/s) Mẫu tín hiệu thử 1 2 215-1 2 34 223-1 3 140 223-1 Đối với các tín hiệu SDH, vì các tín hiệu này được trộn ngay trước khi truyền nên không cần thiết chỉ ra các mẫu tín hiệu đo riêng cho các phép đo rung pha, mặc dù hầu hết các tín hiệu đo chắc chắn sẽ là một số loại tải đo có cấu trúc (TSS1 - TSS8) - Độ lệch tần số: Trong một số phép đo, để có thể xem xét trong trường hợp xấu nhất, cần phải phát tín hiệu bị rung pha có độ lệch tần số lên tới giá trị dương/âm cực đại cho phép tới thiết bị cần đo. Bảng dưới đây tổng kết độ lệch tần cực đại đối với các tốc độ khác nhau (từ các khuyến nghị G.703, G.813, G.783) Bảng A2 Độ lệch tần cực đại đối với các tốc độ khác nhau Stt Tốc độ (Mbit/s) Độ lệch tần danh định (±ppm) 1 2 50 2 34 20 3 140 15 A.2 Đo Rung pha tại các giao diện ra Phép đo này xác định biên độ Rung pha (tính bằng UIpp) xuất hiện tại cổng ra của hệ thống (thiết bị) SDH. Giới hạn cực đại của giá trị này được qui định trong khuyến nghị G.823 và G.825. Giá trị Rung pha tại đầu ra này có thể sinh ra do bản thân thiết bị hoặc do rung pha từ các đầu vào (có thể là đầu vào dữ liệu hoặc đầu vào đồng bộ) được truyền đến đầu ra của thiết bị. Trong trường hợp muốn xác định Rung pha nội tại của thiết bị thì tín hiệu đưa đến thiết bị phải là tín hiệu không bị Rung pha. A.3 Đo rung pha cho phép tại giao diện đầu vào Các thiết bị SDH phải được thiết kế để có khả năng chấp nhận một lượng Rung pha nhất định tại đầu vào mà không gây mất đồng bộ hoặc không tạo ra bất kỳ sự bất thường nào. Khả năng được thể hiện qua giá trị rung pha cho phép tại giao diện đầu vào thiết bị (hay còn gọi là dung sai rung pha). Vì vậy, dung sai rung pha được định nghĩa là biên độ rung pha lớn nhất tại đầu vào của NE mà không gây ra bất kỳ sự bất thường nào về bit hay bất thường nào về đồng bộ. Giá trị này được qui định trong khuyến nghị G.823 (PDH), G.825 và G.958 (SDH). Phép đo dung sai rung pha được thực hiện bằng cách chèn các rung pha hình sin tại cổng đầu vào. Biên độ của rung pha tạo ra được tăng lên cho đến khi có sự kiện xuất hiện tại cổng ra của thiết bị cần đo. Quá trình này được lặp lại tại các tần số khác nhau. Có 2 cách để thực hiện phép đo này: dựa trên sự bắt đầu xuất hiện lỗi bit, và dựa trên độ thiệt thòi về BER. (lưu ý, khi thực hiện phép đo này phải nối thiết bị cần đo và thiết bị đo đến một nguồn đồng bộ chung để tránh xảy ra hiện tượng dịch chuyển con trỏ trong quá trình đo) Dựa trên sự bắt đầu xuất hiện lỗi bit (onset of error) Phương pháp này thích hợp cho việc đo hầu hết các loại phần tử mạng. Thường được sử dụng để kiểm tra xem các chức năng đệm và khôi phục tín hiệu clock của NE có hoạt động chính xác hay không. Phép đo được thực hiện như sau: tăng biên độ rung pha cho đến khi quan sát thấy sự suy giảm chất lượng đã đạt đến một ngưỡng nhất định (ví dụ ngưỡng khuyến nghị trong O.171 cho tín hiệu PDH là 2s với các bất thường xảy ra theo chu kỳ 30s). Tại điểm này, giá trị biên độ rung pha được ghi lại và cho chúng ta giá trị rung pha cho phép tại đầu vào đối với tần số đó. Phép đo được lặp lại tại các tần số khác nhau. Dựa trên độ thiệt thòi về BER Đối với các hệ thống đường truyền (trạm lặp) thì phương pháp này thích hợp hơn (thường sử dụng giao diện quang). Trong trường hợp này, giá trị rung pha cho phép tại đầu vào được xác định khi sự suy giảm chất lượng đã đạt đến mức tương đương với việc giảm quĩ công suất truyền dẫn đi 1 dB (O.171). Phép đo này được thực hiện tại các tần số khác nhau. PHỤ LỤC B: GIỚI THIỆU MỘT SỐ THIẾT BỊ ĐO B.1 Yêu cầu chung Trong quá trình đo đánh giá chất lượng SDH, các thiết bị đo được sử dụng như là một thiết bị chuẩn để so sánh khi đo kiểm, đảm bảo tính tương thích giữa các thành phần khác nhau của hệ thống. Ngoài ra thiết bị đo cũng được sử dụng để mô phỏng các điều kiện khắt khe có thể có trong khi triển khai SDH, nhất là trong môi trường có nhiều nhà cung cấp thiết bị. Vì vậy, thiết bị đo phải đảm bảo các yêu cầu sau: Máy đo phải đảm bảo đủ các chức năng khi sử dụng trong môi trường PDH/SDH Có các chức năng đo nhanh và tự động để có thể thực hiện một chuỗi các phép đo nhanh. Phần mềm của hệ thống đo hiện nay có thể thực hiện các phép đo một cách dế dàng và nhanh chóng. Ngôn ngữ lập trình đơn giản và dễ sử dụng thường là ngôn ngữ hướng đối tượng, cho phép lập trình bằng giao diện đồ hoạ thông qua các khối, các modul, biểu tượng... khác hẳn với ngôn ngữ lập trình tuần tự truyền thống rất phức tạp Máy đo có khả năng mở rộng thêm chức năng một cách dễ dàng, có khả năng cập nhật được các chỉ tiêu, các tiêu chuẩn đánh giá trong tương lai Có giao diện người sử dụng thích hợp, dễ sử dụng, dễ nhớ Có khả năng lưu trữ thông tin lớn khi thực hiện phép đo trong thời gian dài Có cấu trúc modul cho phép các tổ hợp mềm dẻo và khả năng nâng cấp mở rộng cả phần cứng lẫn phần mềm một cách dễ dàng. Hiện nay, bên cạnh một số thiêt bị đo thực hiện các chức năng đơn lẻ ví dụ như có loại thiết bị chỉ thực hiện chức năng phân tích khung, có loại thiết bị chỉ thực hiện phép đo BER thì có rất nhiều thiết bị đo SDH có thể thực hiện đầy đủ các bài đo SDH đã nêu. Để có thể thực hiện đầy đủ các bài đo này thì thiết bị đo SDH phải đảm bảo các chức năng sau: Có khả năng tạo và phân tích các tín hiệu STM-N có cấu trúc được qui đinh trong ITU-T G.707 Có khả năng phát các cấu trúc tín hiệu thử khác nhau TSS1- TSS8 theo như qui định trong O.181 Có thể thực hiện mô phỏng và đánh giá các byte trong SOH/POH Tạo và phân tích các bất thường và sai hỏng Có khả năng chèn lỗi bit B1, B2, B3 Tạo chuỗi thử con trỏ theo G.783 và phân tích hoạt động của con trỏ Có khả năng đo và đánh giá lỗi bit theo G.826, G.828, G.829 và M.2101 Có khả năng tạo/phân tích trôi pha/Rung pha theo ITU-T G.783, G.823, G.825, O.171, O.172 Bên cạnh thiết bị đo SDH là thiết bị đo chính, trong quá trình đo hoà mạng thiết bị SDH còn cần phải có sự hỗ trợ của các thiết bị đo khác đó là thiết bị đo công suất quang và các bộ suy hao quang. Đối với các thiết bị này yêu cầu quan trọng nhất là phải có khả năng làm việc tại bước sóng của thiết bị SDH cần đo, và yêu cầu thứ 2 của thiết bị là dải động của thiết bị phải đủ lớn. B.2 Một số thiết bị đo Trong phần này, đề tài sẽ giới thiệu một số thiết bị đo được sử dụng trong quá trình đo nghiệm thu thiết bị đầu cuối quang SDH B.2.1Thiết bị ANT-20 ATN-20 là thiết bị do PDH/SDH với các đặc tính kỹ thuật như sau: Các giao diện điện: Có các giao diện PDH tuân theo ITU-T G.703, với tốc độ và mã đường truyền như sau: 2048, 8448 và 34368 kbit/s: HDB3 139264 và 155520 kbit/s CMI Dung sai tốc độ bit: có thể điều chỉnh đến mức ± 500 ppm với bước điều chỉnh 0.001 ppm Giao diện quang: tuân theo ITU-T G.957 Cấu trúc tín hiệu STM-N: Thiết bị có khả năng tạo ra tín hiệu STM-1N tuân theo ITU-T G.707 Với các cấu trúc tín hiệu thử tuân theo O.181 Nội dung của các byte SOH và POH: nội dung của tất cả các byte (trừ các byte B1/B2/B3 và H1¸H4) là có thể lập trình được tuỳ theo mục đích của người sử dụng với bất kỳ byte hoặc chuỗi byte (được chèn vào trong khung STM-N) Các chế độ đo tự động: Cấu hình tự động: ở chế độ này ANT-20 được tự động thiết lập theo tín hiệu đầu vào. Chức năng quét tự động: chức năng này cho phép nhanh cho ngs kiêểmtra cấu trúc tín hiệu, kiểu sắp xếp được sử dụng, nhận dạng vết và phần tải tin thậm chí ngay cả trong trườnghợp sắp xếp hỗn hợp Chức năng tự động quét sự cố: chức năng này cho phép kiểm tra tất cả các kênh C11 hoặc C12 qua AU-3 và AU-4 trong tín hiệu SDH. Bộ thu ANT-20 kiểm tra các cảnh báo trong tín hiệu thu được, cấu trúc tín hiệu SDH và tất cả các kênh. Kết quả (đạt/không đạt) được đưa ra. Có thể hiển thị lịch sử cảnh báo chi tiết của từng kênh Các phép đo thực hiện được: Chèn và phát hiện lỗi bit Đối với tín hiệu SDH: lỗi chẵn lẻ B1, B2, B3, lỗi tín hiệu đồng bộ khung, MS-REI, HP-REI, lỗi bit trong mẫu thử, lỗi mã (các lỗi đơn) hoặc lỗi bit với tỷ lệ từ 2.10-3 ¸10-10 Đối với tín hiệu PDH: lỗi bit, lỗi FAS, lỗi mã (lỗi đơn) hoặc lỗi bit với tỷ lệ từ 10-2 ¸10-9 Phân tích hoạt động con trỏ. Các tham số hiển thị bao gồm: Số lần hoạt động con trỏ: số lần tăng, giảm, tổng (tăng + giảm) Giá trị con trỏ Có khả năng tạo và phân tích hoạt động con trỏ tại mức AU và TU một cách đồng thời: Hoạt động con trỏ theo G.783 với bước con trỏ có thể lập trình được Có thể thực hiện tăng hoặc giảm con trỏ Có thể tạo ra các con trỏ đơn Có thể thiết lập giá trị con trỏ Hiển thị số lần hoạt động con trỏ: số lần tăng, giảm, tổng (tăng + giảm) Hiển thị giá trị con trỏ Đo tần số clock: độ lệch tần số clock của tín hiệu đầu vào so với giá trị danh định được hiển thị theo ppm Tạo và phát hiện cảnh báo: tất cả các cảnh báo đuợc đánh giá và hiển thị song song: Đối với tín hiệu SDH: LOS, LOF, HP-PLM, MS-AIS, HP-UNEQ, HP-RDI Đối với tín hiệu PDH: LOS, LOF, AIS, RDI Đánh giá SOH và POH: thiết bị ANT-20 có thể hiển thị toàn bộ các thông tin trong SOH và POH Nhận biết theo dõi vết luồng: J0, J1, J2: chuỗi ASCII 16 byte lập trình được J1, J2: chuỗi ASCII 64 byte lập trình được H4: chuỗi 4 hoặc 48 byte Đo và đánh giá lỗi bit theo ITU-T G.821, G,826, M.2100 Tạo và phân tích Rung pha theo G.783, G.823, G,825, O.171, O.172. Với các phép đo có thể thực hiện được bao gồm: Đo và ghi lại giá trị rung pha UIpp theo thời gian Đo Rung pha theo giá trị RMS Đo các giá trị TIE, MTIE, TDEV Các chức năng đo tự động: Tự động xác định hàm truyền đạt Rung pha Tự động so sánh giá trị dung sai rung pha cực đại với các mặt nạ dung sai Rung pha chuẩn của ITU-T hoặc ANSI Tự động tạo chuỗi con trỏ để đo rung pha kết hợp Tự động so sánh giá trị dung sai trôi pha cực đại với các mặt nạ dung sai trôi pha chuẩn của ITU-T hoặc ANSI Đo các kênh ATM Tạo và đo lỗi bit (của AAL-0, AAL-1) Phân tích chất lượng ATM (tỷ lệ lỗi tế bào, tỷ lệ mất tế bào, trễ truyền dẫn tế bào trung bình, sự thay đổi trễ truyền dẫn tế bào...) Tạo và phát hiện cảnh báo (LCD, VP AIS, VP RDI, VP AIS+ VC AIS, VC ÁI, VC RDI, VP RDI+VC RDI) Khoảng thời gian đo: Có thể thay đổi được: từ 1s đến 99 ngày Thời điểm bắt đầu và kết thúc đo: có thể được thiết lập nhân công hoặc đặt thời gian tự động Chuỗi tín hiệu thử: thiết bị ANT-20 có khả năng tạo ra các chuỗi tín hiệu thử có cấu trúc hoặc không có cấu trúc: Chuỗi bit giả ngẫu nhiên: 211-1, 215-1, 220-1, 223-1 Từ lập trình được: 16 bit B.2.2 Thiết bị đo SF-60 và SFO-60 Thiết bị SF-60 là thiết bị phân tích lỗi và đo rung pha đối với các hệ thống thông tin số từ 48 kbit/s đến 175 Mbit/s. SF-60 được sử dụng để đo kiểm tra đối với các hệ thống PDH, SDH và ISDN. Thiết bị có SF-60 có thể thực hiện các chức năng sau: Phát và đo Rung pha trong phạm vi tốc độ từ 48 kbit/s đến 175 Mbit/s Kiểm tra chức năng MUX-DEMUX: việc đánh giá chức năng này được thực hiện theo các tiêu chuẩn tương ứng của ITU-T. SF-60 có thể phát và phân tích cấu trúc khung, cấu trúc tải tin của các tín hiệu cận đồng bộ và đồng bộ SF-60 có khả năng tạo lỗi và các cảnh báo để kiểm tra các hoạt động cảnh báo của thiết bị SFO-60 cũng là thiết bị đo SDH có các chức năng như phân tích chất lượng tín hiệu, kiểm tra lỗi, rung pha, .... Tuy nhiên thiết bị này có khả năng các giao diện có tốc độ đạt tới STM-4 và STM-16. B.2.3 HP E1725C. Thiết bị đo tín hiệu đồng hồ HP Agilent E1725C kết hợp khả năng lấy mẫu nhanh với bộ nhớ lớn 512K và các khả năng phân tích tiên tiến khác. Các phần mềm đi kèm với thiết bị này cho phép cấu hình thiết bị cho phù hợp với các ứng dụng cụ thể. Với thiết bị E1725C, ta có thể thực hiện các phép đo và các phân tích trên các thiết bị lưu trữ dữ liệu, đo rung pha của khung SDH/SONET, rung pha đồng hồ, và các phép đo đồng bộ mạng khác. HP Agilent E1725C được thiết kế để phù hợp cho việc tích hợp với module đo tín hiệu đồng hồ HP Agilent E1740A với một máy tính điều khiển bên ngoài chạy trên nền Windows, trong đó giao diện của Windows sẽ đóng vai trò thiết lập và điều khiển các tham số. Chỉ tiêu kỹ thuật: Hiển thị phổ rung pha theo FFT cho phép phát hiên lỗi nhanh. Có khả năng hiển thị nhiều hình ảnh để phân tích dữ liệu dưới nhiều góc độ khác nhau. Độ phân dải < 100 ps (giá trị hiệu dụng). Dải tần số : lên đến 150 MHz. Kích thước bộ nhớ: 512K TÀI LIỆU THAM KHẢO HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN, VỤ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ RÀ SOÁT, CHUYỂN CÁC TIÊU CHUẨN NGÀNH SANG QUI CHUẨN KỸ THUẬT VÀ TIÊU CHUẨN VIỆT NAM, Mã số: 95 – 06 – KHKT – TC : Rà soát Tiêu chuẩn ngành TCN 68-160:1996: Tiêu chuẩn cáp sợi quang – Yêu cầu kỹ thuật Rà soát Tiêu chuẩn ngành TCN 68-173:1998: Giao diện cho các thiết bị và hệ thống truyền dẫn SDH – Yêu cầu kỹ thuật Rà soát Tiêu chuẩn ngành TCN 68 - 139:1995: Hệ thống thông tin cáp sợi quang - Yêu cầu kỹ thuật Rà soát Tiêu chuẩn ngành TCN 68 - 177:1998: Hệ thống thông tin cáp quang và vi ba SDH -Yêu cầu kỹ thuật RÀ SOÁT, CHUYỂN CÁC TIÊU CHUẨN NGÀNH SANG QUY CHUẨN KỸ THUẬT VÀ TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (NHÓM BÁO HIỆU, ĐỒNG BỘ), MÃ SỐ: 93-06-KHKT-TC: Rà soát tiêu chuẩn ngành 68-163:1997 Hệ thống báo hiệu số 7 – Yêu cầu kỹ thuật (phần cơ sở) Rà soát tiêu chuẩn ngành TCN 68-163A:1997 Hệ thống báo hiệu số 7 – Yêu cầu kỹ thuật (phần MTP) Rà soát tiêu chuẩn ngành TCN 68-163B:1997 Hệ thống báo hiệu số 7 – Yêu cầu kỹ thuật (phần ISUP) Rà soát tiêu chuẩn ngành TCN 68-172:1998 Giao diện kết nối mạng – Yêu cầu kỹ thuật Rà soát tiêu chuẩn ngành TCN 68-175:1998 Các giao diện điện phân cấp số - yêu cầu kỹ thuật Rà soát tiêu chuẩn ngành TCN 68-164:1997 Lỗi bít và rung pha của các đường truyền dẫn số – Yêu cầu kỹ thuật và quy trình đo kiểm Rà soát tiêu chuẩn ngành TCN 68-171:1998 Đồng hồ chủ trong mạng đồng bộ – Yêu cầu kỹ thuật Rà soát tiêu chuẩn ngành TCN 68-169:1998 Hệ thống báo hiệu R2 – Yêu cầu kỹ thuật EUROPEAN COMMISSION, Possible Revision of the Commission Decision on the minimum set of leased lines ,Brussels, 3 March 2004 COMMISSION DECISION (2003/548/EC) of 24 July 2003 on the minimum set of leased lines with harmonised characteristics and associated standards referred to in Article 18 of the Universal Services Directive Nguyễn Minh Dân, Vũ Hoàng Sơn, “Kỹ thuật đo trong Thông tin quang, nhà xuất bản Bưu điện”, 12-2002. Đề tài : 078-2004-TCT-TDP-VT-44: Nghiên cứu xây dựng các bài đo kiểm hoà mạng thiết bị đầu cuối cáp quang sdh trên mạng viễn thông của tổng công ty Đề tài 20-95-KHKT-RD “Kỹ thuật đo trong hệ thống SDH” Đề tài 139-95-KHKT-RD “Nghiên cứu kỹ thuật đo thử và giám sát hệ thống SDH đến 2,5 Gbit/s” Đề tài 146-95-KHKT-TC “Qui trình đo thử nghiệm thu tuyến thông tin quang SDH tốc độ 622 Mbit/s và 2.5 Gbit/s” Đề tài 013-97-TCT-R “Nghiên cứu phương pháp đo đánh giá chất lượng các hệ thống thiết bị và tuyến truyền dẫn quang SDH khi nghiệm thu và bảo dưỡng” Đề tài 014-2003-TCT-RDP-VT-62 “Nghiên cứu lựa chọn tiêu chuẩn đồng bộ và xây dựng các bài đo kiểm chất lượng đồng bộ mạng viễn thông của VNPT” Qui trình đo bảo dưỡng thiết bị FLX 150/600 Jose M. Caballero “Installation and Maintenance of SDH/SONET, ATM, xDSL, and Synchroniztion Network”, 2003 Artech House. G.703 (4/91) Physical/electrical characteristics of hierarchical digital interfaces. G.707 (3/96) Network node interface for the synchronous digital hierarchy (SDH). G.825 (3/93) The control of jitter and wander within digital networks which are based on the synchronous digital hierarchy (SDH). G.826 (1996) Error performance parameters and objectives for international constant bit rate digital paths at or above the primary rate. G.957 (7/95) Optical interfaces for equipment and systems relating to the synchronous digital hierarchy (SDH). prETS 300 147 (11/96) Transmission and Multiplexing (TM); Synchronous Digital Hierarchy (SDH); Multiplexing structure. ETS 300 166 (1993) Transmission and Multiplexing (TM); Physical and electrical characteristics of hierarchical digital interfaces for equipment using the 2048 kbit/s based plesiochronous or synchronous digital hierarchies. ETS 300 417-1-1 (1996) Transmission and Multiplexing (TM); Generic functional requirements for Synchronous Digital Hierarchy (SDH) equipment, part 1: Generic processes and performance. ETS 300 417-2-1 (1996) Transmission and Multiplexing (TM); Generic functional requirements for Synchronous Digital Hierarchy (SDH) equipment, part 2 : Physical section layer functions. ETS 300 417-3-1 (1997) Transmission and Multiplexing (TM); Generic requirements of transport functionality of equipment; Part 3-1: Synchronous Transport Module-N (STM-N) regenerator and multiplex section layer functions. ETS 300 417-4-1 (1997) Transmission and Multiplexing (TM); Generic requirements of transport functionality of equipment; Part 4-1: Synchronous Digital Hierarchy (SDH) path layer functions. IEC 874-13 (1993) Connectors for optical fibres and cables - part 13: sectional specification for fibre optic connector - type CF08. EN 60950 (1992) Safety of information technology equipment including electrical equipment. .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng tiêu chuẩn về rung pha và trôi pha (jitter and wander) cho giao diện số theo phân cấp đồng bộ pdh và sdh.doc