Đề tài Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm Nano tại công ty TNHH thương mại Phước Thạnh

MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TM PHƯỚC THẠNH3 I. Sự hình thành, phát triển và đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty TNHH TM Phước Thạnh.3 1.1. Thông tin chung về công ty.3 1.2. Môi trường kinh doanh.4 1.2.1. Môi trường kinh tế. 4 1.2.2. Môi trường pháp luật5 1.3. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật chủ yếu của doanh nghiệp.5 1.3.1. Đặc điểm về sản phẩm.5 1.3.2. Đặc điểm về thị trường và khách hàng.6 1.3.3. Đặc điểm về cơ cấu lao động.7 1.4. Quá trình ra đời và phát triển của công ty.9 1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty.10 1.5.1. Ban Giám đốc. 13 1.5.2. Phòng kinh doanh. 13 1.5.3. Phòng kế toán tài chính. 13 1.5.4. Phòng tổ chức nhân sự.13 1.5.5. Phòng kế hoạch. 14 1.5.6. Phòng Chăm sóc khác hàng. 14 1.5.7. Phòng kỹ thuật14 1.5.8. Phòng R & D14 1.5.9. Nhà máy sản xuất.14 II. Đánh giá khái quát tình hình hoạt động của công ty TNHH TM Phước Thạnh15 2.1.Đánh giá năng lực hoạt động của Công ty.15 2.1.1 Phân tích tài chính. 15 2.1.2. Phân tích nguồn nhân lực. 16 2.2. Hoạt động của bộ phận phân phối sản phẩm.17 2.2.1. Hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường. .19 2.2.2. Hoạt động Maketing - mix .21 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM NANO CỦA CÔNG TY TNHH TM PHƯỚC THẠNH23 I. Các yếu tố cấu thành thương hiệu của công ty TNHH TM Phước Thạnh23 1.3. Bao bì sản phẩm.26 1.4. Kiểu dáng thiết kế.27 1.5. Quy trình công nghệ.28 II. Hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty TNHH TM Phước Thạnh29 2.1. Chiến lược đặt nhãn hiệu cho sản phẩm Nano của công ty TNHH TM Phước Thạnh29 2.2. Hoạt động bảo hộ sản phẩm Nano của công ty. 31 2.3. Sử dụng Website để quảng bá thương hiệu cho sản phẩm Nano. 32 2.4. Các hoạt động Marketing Mix nhằm tạo dựng giá trị thương hiệu cho công ty nói chung và cho sản phẩm Nano nói riêng.33 2.4.1. Chính sách về sản phẩm (product)34 2.4.2 Chính sách về giá (price)35 2.4.3 Chính sách phân phối (place)36 2.4.4 Chính sách xúc tiến hỗn hợp (promotion)40 III. Nhận định và đánh giá chung về quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm Nano của công ty TNHH TM Phước Thạnh. 41 3.1 Những thành tựu đạt đựơc.41 3.1.1 Các giải thưởng về sản phẩm Nano.41 3.1.2 Tích cực tham gia công tác chống hàng nhái, hàng giả. 42 3.1.3 Thiết kế được một thương hiệu hoàn chỉnh. 43 3.1.4 Đánh giá chung về những thành tựu đạt được.43 3.2 Những vấn đề còn tồn tại.44 3.2.1 Chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển thương hiệu.44 3.2.2 Hoạt động marketing mix vẫn còn những thiếu xót44 3.2.3 Chưa có bất kỳ một chứng nhận nào về quản lý chất lượng. 45 3.2.4 Bỏ qua đối tượng khách hàng tiêu dùng cuối cùng. 45 3.3 Nguyên nhân của những tồn tại46 3.3.1 Khoảng thời gian ổn định sau những lần chuyển đổi.46 3.3.2 Nhận thức về thương hiệu. 46 3.3.3 Chưa có phòng Marketing độc lập. 47 CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM NANO CỦA CÔNG TY TNHH TM PHƯỚC THẠNH.49 I. Phương hướng phát triển của công ty TNHH TM Phước Thạnh. 49 1.1. Phương hướng. 49 1.2. Nhiệm vụ sản xuất – kinh doanh. 49 1.2.1 Mục tiêu cụ thể. 49 1.2.2 Kế hoạch sản xuất kinh doanh. 49 1.3. Giải pháp thực hiện. 49 1.3.1 Kế hoạch sản xuất49 1.3.2 Chiến lược sản phẩm50 1.3.3 Chiến lược phân phối50 1.3.4 Phát triển thương hiệu. 50 1.3.5 Quy mô hoạt động. 51 1.3.6 Kế hoạch đầu tư mới51 II. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu sản phẩm Nano.51 2.1. Thành lập phòng Marketing độc lập để quản trị nhãn hiệu.51 2.2. Quan tâm đến việc thiết kế kiểu dáng và bao bì.54 2.3. Nâng cao hơn việc sử dụng Website để xây dựng thương hiệu.55 2.4 Tiếp tục phát huy hiệu quả của công tác chống hàng nhái, hàng giả. 56 2.5 Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm57 2.6. Nâng cao năng lực của đội ngủ nhân viên kỹ thuật . .61 2.7. Quan tâm hơn đến người tiêu dùng cuối cùng.62 III. Một số kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước. 64 3.1. Kiến nghị cơ quan quản lý sở hữu nhãn hiệu thương mại đẩy mạnh hoạt động chống hàng giả.64 3.2. Kiến nghị Chính phủ, Nhà nước và các Bộ ban ngành liên quan tiếp tục đưa ra những chính sách tạo thuận lợi cho công tác quản trị thương hiệu của doanh nghiệp.66 KẾT LUẬN69 Phụ lục 1: Giá bán sản phẩm Nano . .70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO72

doc78 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2959 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm Nano tại công ty TNHH thương mại Phước Thạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t lượng hàng hoá của sản phẩm Nano đã được khẳng định trên thị trường và được người tiêu dùng biết đến. Đây là tiền đề cho việc tạo dựng hình ảnh sản phẩm với người tiêu dùng. 3.1.2 Tích cực tham gia công tác chống hàng nhái, hàng giả Công ty tham gia tích cực vào công tác phòng chống hàng nhái, hàng giả, đặc biệt có một bộ phận phòng chống hàng nhái, hàng giả phối hợp các đơn vị chức năng tích cực chủ động phát hiện, xử lý các vụ vi phạm. Có thể đơn cử một số thành tích trong công tác phòng chống hàng nhái, hàng giả trong năm 2005 như sau: - Năm 2005 tổ chống hàng giả đã phối kết hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước phát hiện, xử lý được 14 đơn vị vi phạm trong đó: Có 9 đơn vị vi phạm nhãn hàng Panasonic. Có 5 đơn vị vi phạm nhãn hàng Nano. - Tính đến tháng 12/2006 số các cơ quan chức năng xử phạt hành chính đối với các đơn vị vi phạm số tiền là gần 30 triệu đồng Tiêu huỷ: gần 22000 sản phẩm các loại, 17000 nhãn mác, 15000 vỏ hộp vi phạm. - Công ty đã phối hợp với các đơn vị chức năng khác trong việc tham gia công tác phòng chống hàng nhái, hàng giả là Công an kinh tế Hà Tây, công ty kinh tế Thành Phố Hà Nội, Công an kinh tế Quản lý Thị trường Thành Phố Đà Nẵng đồng thời cũng kết hợp với tổ tiếp thị đi công tác tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Qua đó đã có các công văn kịp thời tới các Chi Cục Quản Lý Thị Trường tại các địa phương nơi có đơn vị vi phạm - Giải quyết những thắc mắc của khách hàng về những vấn đề về hàng giả, hàng nhái và sản phẩm của công ty thông qua tư vấn khách hàng qua điện thoại hoặc gửi thông tin giúp khách hàng phân biệt hàng thật và hàng giả. - Công ty đã tham gia tích cực cùng các chi cục quản lý thị trường các tỉnh trong công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng nhái nhãn mác, tham gia trưng bày các sản phẩm thật giả tại các hội chợ triển lãm hàng thật, giả do các chi cục Quản lý thị trường Hà nội và các tỉnh khác tổ chức. Bên cạnh đó công ty còn phối hợp với các đại lý trong việc chống hàng giả bằng cách yêu cầu các đại lý cam kết trong việc không bán hàng nhái, hàng giả. - Đặc biệt năm 2006 Công ty đã được Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam khen tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác chống sản xuất và buôn bán hàng giả. 3.1.3 Thiết kế được một thương hiệu hoàn chỉnh Công ty đã thiết kế được một thương hiệu hoàn chỉnh bao gồm từ tên gọi, logo, bao bì sản phẩm và kiểu dáng thiết kế. Thương hiệu này đã gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty đã qua một thời gian dài tồn tại trên thị trường (tính đến năm 2007 là 27 năm) do đó đã tạo dựng được một vị trí nhất định trên thị trường, là cơ sở cho việc định vị sản phẩm Nano. Đây là một lợi thế của công ty trong việc tạo dựng hình ảnh vào trong tâm trí khách hàng, điều mà không phải một công ty nào cũng thực hiện được. 3.1.4 Đánh giá chung về những thành tựu đạt được. Theo bản báo cáo mới nhất về công tác xây dựng thương hiệu sản phẩm Nano của phòng kế hoạch thì công ty TNHH TM Phước Thạnh đã thực hiện được 40% kế hoạch xây dựng thương hiệu cho sản phẩm này, sự thành công đó được thể hiện qua việc thương hiệu sản phẩm đã được ghi nhận tại các đại lý khách hàng, được đánh giá cao tại một số hội chợ triển lãm sản phẩm. Đặc biệt hơn, người tiêu dung của công ty đã bắt đầu có những nhận biết đầu tiên về sản phẩm Nano, họ đã có thể phân biệt được sản phẩm Nano và sản phẩm Panasonic do công ty phân phối. Điều đó được thể hiện rõ qua sự tăng trưởng vượt bậc trong doanh số bán dòng sản phẩm Nano mấy năm gần đây Bảng 8: Doanh số bán dòng sản phẩm Nano từ năm 2003 đến nay (Đơn vị: Ngàn) Stt Danh mục sản phẩm 2003 2004 2005 2006 2007 Ổ cắm 925 1.530 1.463 2.678 2.863 Phích cắm 786 1.155 1.327 1.654 2.013 Thiết bị chống giật 314 550 565 603 744 Tổng 2.025 3.230 3.255 5.035 5.620 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Mặc dù trong chính sách giá của công ty còn một số điểm chưa hợp lý xong công ty cũng đã có được sự ủng hộ từ phía các đại lý của mình, kênh phân phối ngày càng được mở rộng. Một điều nữa thể hiện sự thành công cuủa công ty trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm Nano đó là cơ cấu sản phẩm tiêu thụ hàng năm bắt đầu có sự thay đổi, tỷ trọng của sản phẩm Nano ngày càng tăng cao so với sản phẩm Panasonic. 3.2 Những vấn đề còn tồn tại. 3.2.1 Chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển thương hiệu. - Công ty TNHH TM Phước Thạnh mới được thành lập từ năm 1991, tính đến nay mới được 27 năm xây dựng và phát triển nên hầu như chưa có sự quan tâm thỏa đáng đến việc chủ động xây dựng thương hiệu. Hầu như các hoạt động của công ty vẫn là là theo hướng kinh doanh thông thường có quan tâm một chút tới vấn đề thương hiệu chứ chưa có được một chiến lược phát triển thương hiệu thực sự. - Chiến lược phát triển thương hiệu gần đây bắt đầu được quan tâm nhưng mới chỉ ở mức đưa ra những giải pháp chung, chưa xây dựng được một chiến lược bài bản, đầy đủ. 3.2.2 Hoạt động marketing mix vẫn còn những thiếu xót - Chưa đăng ký bảo hộ riêng nhãn hiệu sản phẩm Nano. Công ty chỉ mới quan tâm đến đăng ký bảo hộ logo công ty mà chưa quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ cho thương hiệu sản phẩm Nano cũng như đăng ký bảo hộ hình ảnh sản phẩm trên logo. Điều này một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho công tác phòng chống hàng nhái, hàng giả. Theo báo cáo năm 2007 của phòng kế hoạch tiêu thụ về tình hình vi phạm nhãn mác với sản phẩm công ty có đưa ra nguyên nhân: sản phẩm mang nhãn hiệu Nano rất khó xử lý vì các đơn vị sản xuất sản phẩm Nano giả mang nhãn hiệu tổng thể, màu sắc nhìn thoáng qua thì thấy giống nhưng khi xem xét kỹ thì không vi phạm (vì chữ Nano không được bảo hộ). - Một số nhược điểm bao bì, kiểu dáng sản phẩm: Như đã phân tích ở trên kiểu dáng bao bì sản phẩm vẫn chưa thật sự hoàn thiện để đáp ứng được yêu cầu về thương hiệu và các yếu tố an toàn. Nhãn hiệu của sản phẩm Nano vẫn còn khá đơn giản, chưa độc đáo cũng như chưa có các chỉ tiêu chất lượng, kỹ thuật để tạo cơ sở đảm bảo chất lượng hàng hoá cho người tiêu dùng. Công ty vẫn chưa có những hoạt động truyền thông hợp lý cho việc quảng bá thương hiệu như: hoạt động viết bài trên các báo chí vẫn ở mức bị động, do các báo đài về đưa tin chứ công ty chưa chủ động trong việc tổ chức các chương trình để mời báo đài giới thiệu về công ty cũng như hoạt động PR vẫn chưa được quan tâm 3.2.3 Chưa có bất kỳ một chứng nhận nào về quản lý chất lượng Mặc dù sản phẩm của công ty đã đạt được danh hiệu hàng Việt nam chất lượng cao nhưng công ty chưa hề áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng nào trong khi xu thế hiện nay việc áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng là vô cùng cần thiết. Mặc dù các chứng nhận này không phải là chứng nhận về chất lượng sản phẩm mà là chứng nhận về quá trình quản lý chất lượng sản phẩm nhưng với người tiêu dùng một sản phẩm đã được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm vẫn là một sự đảm bảo chất lượng sản phẩm. 3.2.4 Bỏ qua đối tượng khách hàng tiêu dùng cuối cùng Mọi hoạt động xúc tiến, khuyếch trương của công ty thường chú trọng vào hệ thống đại lý mà chưa quan tâm đúng mức đến đối tượng tiêu dùng cuối cùng trong khi đối tượng này là đối tượng đảm bảo sự tồn tại và phát triển của công ty. Mọi nỗ lực của các công ty nói chung đều phải nhằm thoả mãn khách hàng tiêu dùng chứ không chỉ dừng ở các đại lý. Ngay trong chính sách giá cả của công ty đã cho thấy công ty mới chỉ quan tâm đến giá cả cho đại lý, đối tượng bán buôn và bán lẻ mà không có việc định giá cho người tiêu dùng làm cho người tiêu dùng phải chịu những mức giá do các đại lý, tổ chức bán buôn và bán lẻ đưa ra. Công ty chỉ tiếp xúc với khách hàng chủ yếu thông qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty và qua các lần hội chợ. 3.3 Nguyên nhân của những tồn tại 3.3.1 Khoảng thời gian ổn định sau những lần chuyển đổi. Suốt từ ngày thành lập cho đến này công ty TNHH TM Phước Thạnh liên tục thay đổi đối tác chiến lược và các mặt hàng phân phối. Chính điều này đã gây ra sự mát ổn định trong hoạt động của công ty, đồng thời sự thay đổi liên tục không taoh sự thuận lợi trong việc xây dựng hình ảnh và tạo chỗ đứng của doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng. Xét về yếu tố khoa học công nghệ thì điều này cũng gây thiệt hại không nhỏ cho công ty khi công ty liên tục phải đổi mới và cải tiến hệ thống dây chuyền, kho bãi. 3.3.2 Nhận thức về thương hiệu Khái niệm thương hiệu được đưa vào Việt Nam chưa lâu đồng thời ý thức về vai trò của nó trong tiến trình toàn cầu hoá của người tiêu dùng lẫn nhà sản xuất vẫn còn chưa cao. Theo kết quả điều tra của hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2006, tỷ lệ các yếu tố lựa chọn của người tiêu dùng khi mua hàng như sau: Hình 13: Yếu tố chọn lựa của người tiêu dùng khi mua hàng (Nguồn: Phònh kế hoạch tiêu thụ) Như vậy, chất lượng vẫn là sự lựa chọn hàng đầu (35,29%) khi quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Phân phối chiếm vị trí thứ 2 với 23,74% trong tổng số bầu chọn. Tiếp theo là giá cả, ấn tượng thương hiệu, mới và cuối cùng là tiếp thị với tỷ lệ lựa chọn là 3,94%. Điều này cho thấy người tiêu dùng Việt Nam vẫn chưa đánh giá cao vai trò của thương hiệu, dẫn đến các nhà sản xuất nói chung và cán bộ công nhân Công ty có tâm lý thờ ơ với việc xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên xu hướng trong tương lai thì việc xây dựng thương hiệu là việc làm cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của mỗi doanh nghiệp. 3.3.3 Chưa có phòng Marketing độc lập. Hiện nay công ty chưa có một phòng marketing độc lập mà vẫn phải phụ thuộc vào phòng kế hoạch tiêu thụ. Toàn bộ việc điều tra nhu cầu thị trường, xây dựng kế hoạch, phát triển sản phẩm mới ra thị trường, xây dựng thương hiệu... đều do phòng kế hoạch tiêu thụ thực hiện trong khi chức năng của phòng kế hoạch tiêu thụ theo đúng nghĩa chỉ thực hiện mảng tiêu thụ thành phẩm làm cho chức năng chồng chéo và hoạt động không hiệu quả. Việc thành lập một phòng marketing độc lập với nhiệm vụ xúc tiến các hoạt động marketing cho công ty là hết sức quan trọng, đây sẽ là bước nhảy trong công cuộc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của công ty. Việc thành lập phòng marketing đồng nghĩa với việc công ty thực sự quan tâm đến thương hiệu sản phẩm, khi đó công ty mới thực sự có được những kế hoạch đầy đủ và mang tầm chiến lược cho hoạt động đó, qua đó công ty có thể đưa ra được những chính sách cụ thể để hiện thực hóa các chiến lược đó. 3.3.4. Năng lực của đội ngũ lao động chưa đáp ứng yêu cầu công nghệ. Như đã trình bày ở trên, hiện nay công ty TNHH TM Phước Thạnh đang sử dụng một hệ thống day chuyền sản xuất hiện đại nhập khẩu 100% từ Nhật Bản, đây là hệ thống dây truyền được đánh giá là hiện đại vào loại bậc nhất trong ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện. Tuy nhiên một thực tế ở công ty là đội ngủ lao động chưa đảm bảo năng lực để khai thác hiệu quả hệ thống dây truyền này. Trong số 152 nhân viên kỹ thuật của công ty thì chỉ có hơn 30 người có bằng đại học, hơn 70 người có bằng chứng nhật thợ bậc 4, còn lại đều chỉ có trình độ trung cấp hoặc tốt nghiêp THPT. Đó là một lý do không nhỏ làm cho quy trình công nghệ của công ty TNHH TM Phước Thạnh chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, theo tính toán và đánh giá của phòng kỹ thuật thì nếu như khai thác được 100% hệ thống dây truyền thì năng suất lao động sẽ tăng lên tới 140% so với mức hiện tại, đồng thời các vấn đề về chất lượng sản phẩm cũng sẽ được cải tiến đáng kể có thể loại bỏ những thiếu sót hiện tại của sản phẩm. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM NANO CỦA CÔNG TY TNHH TM PHƯỚC THẠNH I. Phương hướng phát triển của công ty TNHH TM Phước Thạnh 1.1. Phương hướng Theo phương án sản xuất kinh doanh đã được phê duyệt, định hướng chung trong phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là: “ Phát huy lợi thế cạnh tranh đầu tư có trọng điểm và có chiến lược phát triển thị trường phù hợp mục tiêu lâu dài”. Do vậy phương hướng những năm tới là: Tăng cường đầu tư Duy trì và mở rộng thị phần trong nước Hướng vào thị trường xuất khẩu nhằm bứt phá về hiệu quả hoạt động 1.2. Nhiệm vụ sản xuất – kinh doanh 1.2.1 Mục tiêu cụ thể - Tăng trưởng doanh thu đạt từ 10 - 15%/năm. - Tăng trưởng thị phần: 10%/năm trở lên. - Đảm bảo thu nhập cho người lao động. 1.2.2 Kế hoạch sản xuất kinh doanh Công ty đưa ra chỉ tiêu tối thiểu và phấn đấu cao hơn trong thực tế: Doanh thu công nghiệp: 391 tỷ Nộp ngân sách: 98 tỷ Lợi tức sau thuế:25 tỷ 1. 3. Giải pháp thực hiện 1.3.1 Kế hoạch sản xuất - Tập trung sản xuất, tiêu thụ các loại sản phẩm đang có lợi thế trên thị trường - Nâng cao năng suất máy móc thiết bị, khai thác và phát huy có hiệu quả các thiết bị mới đầu tư để tăng sản lượng, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. - Bố trí hợp lý, giảm thiểu đến mức tối đa thời gian tu sửa chữa thiết bị hàng năm. Gắn tiêu thụ với sản xuất theo hướng chủ động điều tiết theo nhu cầu thị trường.. 1.3.2 Chiến lược sản phẩm - Tiếp tục phát triển sản phẩm mới dòng Nano, có chất lượng cao với mẫu mã, bao bì đẹp hơn, phục vụ tối đa nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Năm 2008 sẽ là năm có ý nghĩa then chốt trong việc đưa Nano trở thành một trong những sản phẩm điện hàng đầu trên thị trường Việt Nam. - Phát triển sản phẩm chỉ dành cho xuất khẩu. 1.3.3 Chiến lược phân phối Với hệ thống đại lý rải khắp trên cả nước, số lượng đại lý tăng về cả số lượng và chất lượng, Công ty sẽ xây dựng hệ thống vận chuyển sản phẩm đến tận các đại lý theo các tuyến. Các đại lý sẽ không phải đến tận kho của Công ty để lấy hàng như trước đây. Đối với các đại lý ở quá xa, xe của đại lý không có điều kiện chuyển hàng thì công ty sẽ gửi xe chở hàng đến tận địa phương qua đó các đại lý sẽ giảm được chi phí, đồng thời Công ty sẽ dễ dàng quản lý hơn, tạo điều kiện cho việc áp dụng thương mại điện tử, đa dạng hóa các hình thức thanh toán. 1.3.4 Phát triển thương hiệu Thương hiệu doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuât kinh doanh hiện nay. Do vậy, các biện pháp cần áp dụng trong các năm tới là: - Coi trọng vai trò đặc biệt quan trọng của thương hiệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay. - Giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. - Nâng cao nhân thức về thương hiệu cho cán bộ công nhân viên, trên cơ sở đó xây dựng ý thức trách nhiệm, làm chủ doanh nghiệp cho người lao động trong sản xuất. - Xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp thông qua các hoạt động bán hàng, hội chợ thương mại, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, quảng bá thông tin… - Xây dựng văn hoá doanh nghiệp, thể hiện triết lý kinh doanh hướng tới lợi ích người tiêu dùng phù hợp với sự phát triển xã hội. 1.3.5 Quy mô hoạt động - Hệ thống đại lý của công ty cần không ngừng được củng cố về số lượng và chất lượng, tạo nên sự gắn bó chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà phân phối trên cơ sở cùng phát triển - Công ty dự kiến sẽ mở thêm chi nhánh tại Nha Trang và khu vực Tây Nguyên nhằm tăng cường khả năng tiếp cận với các thị trường địa phương, tạo điều kiện nâng cao thị phần của công ty trong nước và để tổ chức tốt hơn nữa việc vận chuyển hàng đến tận nơi cho các đại lý. - Duy trì và phát triển việc xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và mở rộng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng khác. 1.3.6 Kế hoạch đầu tư mới - Phát huy hiệu quả của việc đầu tư thiết bị có trọng điểm và đồng bộ, cần tập trung đâu tư những hạng mục sau: Nhà máy sản xuất sản phẩm Nano và cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại Nha Trang. Trang bị thêm một hệ thống sơn tĩnh điện cho nhà máy tại Long An. II. Giải pháp nhằm phát triển thương hiệu sản phẩm Nano. 2.1 Thành lập phòng Marketing độc lập để quản trị nhãn hiệu. Tài sản lớn nhất mà doanh nghiệp cần có để làm ra lợi nhuận đó là khách hàng, những người mà với sự sẵn lòng chi trả của mình mới tạo ra được doanh thu cho doanh nghiệp. Một dây chuyền công nghệ hiện đại, một bộ máy nhân lực hoàn hảo, một lượng vốn hùng mạnh, một hệ thống sổ sách kế toán hiệu quả v.v... cũng sẽ không có lý do tồn tại nếu không có khách hàng. Marketing là nguồn gốc của việc tạo ra và giữ một khách hàng. Chỉ có marketing là bộ phận duy nhất tiếp cận trực tiếp với khách hàng và biến ý muốn, mong đợi của khách hàng thành sản phẩm, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu khách hàng. Marketing cũng là bộ phận vô cùng quan trọng của doanh nghiệp, thông qua các hoạt động nghiệp vụ của mình tạo ra những giá trị gia tăng khác biệt so với các sản phẩm dịch vụ đang có trên thị trường để đi vào nhận thức của khách hàng với hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp. Do vậy, để phát triển thương hiệu, phòng marketing của công ty phải là đơn vị chịu trách nhiệm chính. Sự tiến bộ của công nghệ, áp lực cạnh tranh toàn cầu, sự dư thừa của năng lực sản xuất toàn cầu càng khiến cho thương hiệu có một ý nghĩa đặc biệt trong tồn tại và tạo ra lợi nhuận. Và trọng trách đó không ai khác hơn ngoài bộ phận marketing phải nhận lãnh để "tạo ra và giữ từng khách hàng một". Hiện nay tại công ty TNHH TM Phước Thạnh, việc phòng kế hoạch kiêm luôn cả hoạt động marketing cho sản phẩm Nano đã làm cho hoạt động Marketing mix để tạo dựng giá trị thương hiệu cho sản phẩm Nano kém hiệu quả mặc dù hoạt động của phòng kế hoạch tiêu thụ là một phần hoạt động của marketing nhưng việc không chuyên môn hoá trong công việc có thể làm cho tất cả các hoạt động mà phòng kế hoạch tiêu thụ phải làm sẽ không đem lại kết quả cao. Chính vì vậy, việc thành lập phòng Marketing là một việc làm cần thiết để đảm bảo sự chuyên môn hoá trong công việc, tăng hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, đảm bảo cho sự phát triển thương hiệu Nano trên thị trường. Nhiệm vụ của phòng Marketing: Lập kế hoạch Marketing. Lên một chiến dịch truyền thông Xây dựng, tổ chức thực hiện và đánh giá một chương trình khuyến mãi. Tư vấn thiết kế, in ấn catalogue, brochure, poster, leaflet, name card... Cung cấp các vật phẩm quảng cáo, quà tặng khuyến mãi theo yêu cầu. Tổ chức hội nghị khách hàng Thiết kế dàn dựng gian hàng hội chợ. Xây dựng và quảng bá website. Xây dựng và đánh bóng thương hiệu. Với quy mô công ty và vị thế của sản phẩm Nano trên thị trường hiện nay có thể dự kiến số lượng nhân sự cho phòng Marketing là 7 người gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 5 nhân viên Yêu cầu chung: tốt nghiệp đại học chuyên ngành quản trị kinh doanh hoặc marketing. Với trưởng phòng và phó phòng Có khả năng hoạch định, lập, triển khai và đánh giá chiến lược Marketing cho một thương hiệu. Có khả năng phân tích và đưa ra các giải pháp về thị trường. Có khả năng xây dựng, tổ chức các sự kiện và các chương trình quảng cáo cho thương hiệu. Có khả năng phân tích báo cáo, sử lý số liệu và thuyết trình tốt. Có kinh nghiệm ở vị trí tương tự ít nhất 3 năm. Có khả năng sử dụng tốt tiếng Anh và tin học. Với nhân viên Marketing: tuỳ từng vị trí đảm nhiệm mà có yêu cầu riêng. Phòng Marketing của công ty nên chia ra các bộ phận: phụ trách về nghiên cứu thị trường, phụ trách PR, phụ trách dịch vụ khách hàng. Với nhân viên nghiên cứu thị trường đòi hỏi phải chu đáo, chính xác, nhạy bén, khả năng phân tích số liệu để đưa ra các dự báo thị trường. Với nhân viên phụ trách PR đòi hỏi khả năng sáng tạo trong công việc, khả năng tạo các mối quan hệ tốt. Với nhân viên phụ trách dịch vụ khách hàng đòi hỏi phải nắm vững mối quan hệ với công chúng, khả năng giao tiếp tốt. Trưởng phòng : chịu trách nhiệm chính về việc lập kế hoạch xây dựng thương hiệu Nano và kế hoạch marketing cho sản phẩm phù hợp kế hoạch phát triển chung toàn công ty, có quyền quyết định mọi việc trong phạm vi chịu trách nhiệm, chịu trách nhiệm chung về công việc trước hội đồng quản trị công ty và ban giám đốc. Phó phòng: xây dựng nguồn khách hàng, kiểm tra, giám sát và đôn đốc các bộ phận hoàn thành công việc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và hội đồng quản trị về công việc mình phụ trách. Thay giám đốc điều hành toàn bộ khi giám đốc đi vắng, có quyền quyết định những công việc trong thẩm quyền của mình. Các bộ phận có nhiệm vụ thực hiện công việc mà trưởng phòng giao phó đồng thời có nhiệm vụ báo cáo các kết quả công việc, chịu trách nhiệm về kết quả công việc đó trước trưởng phòng. Các bộ phận cũng cần có sự trao đổi thông tin thường xuyên với nhau, phối hợp hoàn thành công việc. Cơ sở vật chất cần trang bị: máy vi tính cho trưởng, phó phòng và nhân viên; máy in; máy photo và một số trang thiết bị văn phòng khác. Chi phí thành lập phòng Marketing: chi phí mua trang thiết bị, chi phí trả lương cho nhân viên, chi phí đào tạo và các chi phí khác. 2.2. Quan tâm đến việc thiết kế kiểu dáng và bao bì. Ngày nay càng nhiều sản phẩm được bày bán theo phương thức tự chọn trong các siêu thị vì vậy bao bì phải thực hiện nhiều công việc bán hàng, phải thu hút sự chú ý đến hàng, mô tả các tính chất của hàng, tạo niềm tin cho người tiêu thụ và gây ấn tượng thuận lợi nói chung. Có thể nói việc đóng gói bao bì đã trở thành công cụ marketing đắc lực cho doanh nghiệp, một yếu tố quan trọng cấu tạo nên thương hiệu của sản phẩm. Bên cạnh đó, mức sống ngày càng tăng của người tiêu thụ làm cho họ sẵn lòng trả nhiều tiền hơn một chút cho sự tiện lợi, dáng bên ngoài đẹp, độ tin cậy và vẻ lịch sự của bao bì hoàn hảo hơn. Nhãn hàng ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với người tiêu dùng bởi các chức năng của nó trong việc giúp nhận diện được sản phẩm hay thương hiệu, chỉ rõ phẩm cấp, mô tả sản phẩm và quảng bá sản phẩm. Hiện nay, các sản phẩm của công ty đã có bao bì riêng cho từng loại, nhìn chung các bao bì đó đã phần nào góp phần tạo nên thương hiệu cho các sản phẩm của công ty, tuy nhiên nếu đánh giá một cách nghiêm khắc thì bao bì của công ty vẫn thua bao bì của một số đối thủ trên thị trường hiện nay. Ví dụ như bao bì thiết bị điện của Sanyo hiện nay đang được đánh giá rất cao, bao bì của công ty này có kiểu dáng bên ngoài rất hiện đại và bắt mắt, bên cạnh đó cũng truyền tải đầy đủ thông tin cần thiết về doanh nghiệp và sản phẩm đến nguời tiêu dùng. Xuất phát từ những cơ sở trên, công ty cần phải có bộ phận thiết kế kiểu dáng sản phẩm, nhãn mác bao bì sản phẩm Nano sao cho đảm bảo được việc thu hút khách hàng, tạo sự phân biệt với đối thủ cạnh tranh. Việc thiết kế kế bao bì cần làm có trình tự, bài bản và cần tiến hành theo thời gian vì nhãn hàng thông thường sau một thời gian nào đó sẽ trở nên lỗi thời và cần đổi mới. Khi thiết kế bao bì cần phải có các quyết định về các yếu tố phụ của việc đóng gói: kích thước, hình dáng, vật liệu, màu sắc, nội dung trình bày và dấu hiệu của thương hiệu. Các yếu tố khác nhau của bao bì phải hài hoà với nhau và các yếu tố bao bì cũng phải hài hoà với các quyết định về giá, quảng cáo, và các yếu tố marketing khác. Sau khi thiết kế xong, bao bì cần phải được thử nghiệm: “ thử nghiệm kỹ thuật” phải đảm bảo bao bì có thể chịu đựng được các điều kiện bình thường; “thử nghiệm thị giác” phải đảm bảo chữ viết dễ đọc và màu sắc hài hoà; “thử nghiệm về nhà kinh doanh” phải đảm bảo cho các nhà kinh doanh đều thấy bao bì hấp dẫn và dễ bảo quản; cuối cùng là “thử nghiệm với người tiêu thụ” để đảm bảo người tiêu dùng ưng ý. Việc thết kế bao bì cho sản phẩm Nano có thể do bộ phận của phòng Marketing kết hợp với phòng kỹ thuật công nghệ thực hiện để đảm bảo cho bao bì đáp ứng được tất cả các yêu cầu trên. 2.3. Nâng cao hơn việc sử dụng Website để xây dựng thương hiệu. Website ngày nay có thể làm tất cả hoạt động xây dựng thương hiệu như trưng bày sản phẩm và hệ thống nhận diện thương hiệu, những dịch vụ hỗ trợ khách hàng ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào. Với internet, thương hiệu sẽ đem lại nhiều tiện ích hơn cho khách hàng, giúp thực hiện những giá trị cam kết về dịch vụ, sự tiện lợi, nhanh chóng một cách hiệu quả nhất. Như đã phân tích ở trên Công ty vẫn chưa sử dụng hết công dụng của Website trong quảng bá thương hiệu Nano vì vậy công ty cần có sự cải tiến tron website của công ty, bổ xung các thong tin về công ty còn thiều xót. Đồng thời đưa hình ảnh và logo của sản phẩm Nano lên giao diện chính của website để khẳng định vị trí của sản phẩm Nano. Công ty cũng cần có thêm thông tin về sản phẩm Nano như: lịch sử về dòng sản phẩm Nano, các thông tin quảng bá về vị trí của sản phẩm trong cơ cấu sản phẩm của Công ty, những mẩu chuyện về sản phẩm Nano... Công ty cần thường xuyên cập nhật thông tin lên Website như các giải thưởng đạt được, các bài báo về Công ty, về sản phẩm ... để giúp khách hàng biết được đó là một Website đang hoạt động, thường xuyên đổi mới. Công ty cũng nên cập nhật các thông tin theo thời gian về sản phẩm Nano như sản lượng trong tháng, số lượng dành cho các đại lý trong tháng và các thông tin khác liên quan nhằm biến Website của công ty trở thành một công cụ bán hàng hữu hiệu và là một phát ngôn viên từng ngày, từng giờ. Các đại lý và khách hàng của công ty có thể sử dụng Website như một dịch vụ hỗ trợ trong việc tìm kiếm thông tin liên quan, ví dụ khách hàng có thể nhận được tài liệu phân biệt hàng thật, hàng giả tại ngay trang Web hay các đại lý có thể tìm hiểu thông tin để trở thành đại lý của Công ty... Một điều mà công ty cần quan tâm là thường xuyên kiểm tra tốc độ truy cập của trang Web, việc sử dụng các tiện ích của trang Web để tránh các lỗi không đáng có xảy ra như không truy cập được hay hình ảnh không hiện lên Để mở rộng khách hàng truy cập trang web Công ty cần mở nhiều đường link đến các trang Web khác cũng như từ các trang Web khác về trang Web của công ty. Phải đảm bảo việc sử dụng trang Web như một công cụ thương mại điện tử phục vụ cho việc quảng bá sản phẩm Nano nói riêng, thương hiệu công ty nói chung. Có thể coi trang Web là diện mạo của Công ty là đại diện cho thương hiệu. 2.4 Tiếp tục phát huy hiệu quả của công tác chống hàng nhái, hàng giả Trong những năm gần đây các hàng nhái, hàng giả sản phẩm Nano càng ngày càng nhiều, khó kiểm soát và hoạt động cũng tinh vi hơn. Nguyên nhân là do biến động về mức tiêu thụ sản phẩm Nano đặc biệt là dòng các sản phẩm giá trị cao như các thiết bị chống giật của công ty tăng, nên một số loại đơn vị đã làm giả các sản phẩm đó nhằm thu lợi, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tiêu dung, đồng thời gây tổn hại đến thương hiệu sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó, những sản phẩm làm giả sản phẩm mang nhãn hiệu Nano rất khó xử lý vì các đơn vị sản xuất sản phẩm Nano mang nhãn hiệu tổng thể, màu sắc nhìn thoáng qua thì thấy giống nhưng khi xem xét kỹ thì không vi phạm (vì chữ Nano không được bảo hộ). Như vậy vấn đề chống hàng nhái, hàng giả là một vấn đề quan trọng cần tiến hành liên tục, thường xuyên nhằm bảo vệ thương hiệu Nano, tránh người tiêu dùng sử dụng hàng giả sẽ có ấn tượng không tốt về sản phẩm. Tổ chống hàng giả của công ty ngoài việc phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước cần phối hợp hơn nữa với các đại lý trong công tác phòng chống hàng nhái, hàng giả. Ngoài việc cùng cơ quan chức năng điều tra, phát hiện các đơn vị vi phạm còn cần chủ động trong việc kiểm tra đột xuất các đại lý của Công ty, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để ngăn chặn vi phạm. Để hỗ trợ cho công tác phòng chống hàng nhái, hàng giả thì Công ty còn cần tạo rào cản cho việc sản xuất hàng nhái, hàng giả trong việc đăng ký bảo hộ và thiết kế bao bì, kiểu dáng sản phẩm tạo sự khác biệt và đổi mới thường xuyên. 2.5 Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm Ngày nay vai trò của chất lượng sản phẩm ngày càng được người tiêu dùng quan tâm và đánh giá cao, là một trong các tiêu chí mà người tiêu dùng làm căn cứ để lựa chọn khi quyết định mua một sản phẩm. Vì vậy vấn đề chất lượng cần được các doanh nghiệp quan tâm và có những chính sách nhất định đối với việc bảo đảm chất lượng sản phẩm. Một trong các biện pháp đó là việc áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn chung. Công ty TNHH TM Phước Thạnh đã đạt được nhiều giải thưởng nói chung và giải thưởng về sản phẩm Nano nói riêng vì vậy có thể nói sản phẩm Nano đã tạo được chỗ đứng nhất định đối với người tiêu dùng. Đây là một thế mạnh của Công ty vì vậy Công ty cần không ngừng nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm sản phẩm Nano để có thể phục vụ đối tượng tiêu dùng một cách tốt nhất. Hiện nay Công ty chưa áp dụng bất kỳ một hệ thống quản lý chất lượng nào trong quản trị chất lượng trong khi đây lại là một yêu cầu đối bất thành văn của người tiêu dùng đối với các sản phẩm. Khi một sản phẩm trên thị trường đã được áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng sẽ tạo sự an tâm cho khách hàng mặc dù thực tế sự chứng nhận về quản lý chất lượng sản phẩm đó chỉ là sự chứng nhận về mặt quản lý quá trình. Theo Kaoru Ishikawa: quản lý chất lượng là hoạt động nghiên cứu, triển khai, thiết kế sản xuất và bảo dưỡng sản phẩm có chất lượng, kinh tế nhất, có ích nhất cho người tiêu dùng vào thoã mãn nhu cầu của họ. Theo ISO 9000: Quản lý chất lượng là hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định, kiểm soát, đảm bảo và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng. Hiểu về hệ thống quản lý chất lượng, theo ISO 9000: Hệ thống quản lý chất lượng là hệ thống quản lý để chỉ đạo và quản lý một tổ chức vì mục tiêu chất lượng. Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng có một vai trò quan trọng với Công ty: Đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ thoả mãn các yêu cầu của khách hàng. Duy trì các tiêu chuẩn mà tổ chức đã đạt được. Cải tiến tiêu chuẩn trong những lĩnh vực cần thiết. Kết hợp hài hoà chính sách và sự thực hiện của các bộ phận phòng ban Cải tiến hiệu quả. Tạo sự ổn định và giảm thiểu sự biến động. Loại bỏ sự phức tạp và giảm thời gian xử lý. Quan tâm đến chất lượng. Đảm bảo sản phẩm, dịch vụ được cung ứng đúng thời gian. Giảm chi phí hoạt động Với đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty hiện nay cũng như đặc điểm sản phẩm Nano Công ty nên áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:2000. Việc áp dụng hệ thống này giúp Công ty: Cung cấp những sản phẩm tốt. Tăng năng suất và giảm giá thành. Tăng khả năng cạnh tranh. Tăng uy tín về chất lượng. Hình 14: Quản lý chất lượng theo ISO 9000 KHÁC H HÀNG KHÁCH HÀNG YÊU CẦU THOẢMÃN Cải tiến liện tục của hệ thống quản lý chất lượng Trách nhiệm lãnh đạo Quản lý nguồn lực Đo lường, phân tích, cải tiến Sản phẩm Thực hiện sản phẩm Việc áp dụng hệ thống ISO 9000 do phòng KCS đảm nhiệm. Trưởng phòng cần lên kế hoạch cho việc xây dựng và áp dụng hệ thống cả về cơ sở vật chất và nguồn lực con người. Cần tổ chức các buổi học về vai trò của chất lượng sản phẩm cũng nhu việc quản lý chất lượng sản phẩm Nano đối với Công ty nói chung và việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm Nano nói riêng, quy trình xây dựng và áp dụng ISO 9000 cho các nhân viên của phòng. Công việc này cần tiến hành sớm và nhanh chóng để có thể tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm Nano trên thị trường, phù hợp xu thế chung. Như vậy việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 không phải là một vấn đề đơn giản, nó đòi hỏi sự phối hợp của tất cả các phòng ban và các bộ phận đồng thời cần có sự chuẩn bị kỹ càng. Tuy nhiên đây là một việc làm cần thiết và cần tiến hành sớm để tạo cơ sở cho việc nâng cao vị trí thương hiệu sản phẩm Nano trên thị trường Việc áp dụng ISO 9000: 2000 bao gồm các bước như sau: Hình 15: Các bước xây dựng và áp dụng ISO 9000:2001 1.Quyết định của lãnh đạo 2.Tổ chức nguồn lực và xây dựng kế hoạch 3.Phân tích thực trạng hoạt động của Công ty 4. Xem xét và xây dựng các yêu cầu 5.Lựa chọn tổ chức đánh giá 7.Xây dựng hệ thống tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng 6.Đánh giá lần đầu 8.Triển khai vận hành hệ thống 9. Đánh giá sự phù hợp 10.Chứng nhận sự phù hợp theo ISO 2.6. Nâng cao năng lực của đội ngủ nhân viên kỹ thuật. Một trong những yêu cầu cấp thiết đối với công ty hiện nay là nâng cao năng lực công nghệ của đội ngũ lao động nhằm khai thác tối đa hệ thống dây truyền trang bị cho phân xưởng sản xuất. Chính vì vậy trong năm 2008 công ty cần tổ chức ngay các hoạt động đào tạo nhân sự hiện có và tuyển thêm các lao động có trình độ và tay nghề để bổ xung cho hoạt động của bộ phận sản xuất. Về hoạt động đào tạo nhân sự hiện có: Công ty có thể thực hiện theo 2 dạng: Mời chuyên gia Nhật Bản về để hướng dẫn cho các nhân viên kỹ thuật của công ty, hoạt động này có thể thực hiện trong 15 ngày hoặc trong 1 tháng tùy theo giáo án của chuyên gia. Mặt khác công ty có thể cử một số nhân viên kỹ thuật của công ty sang Nhật Bản để học trong khoảng 2 năm. Sau 2 năm học tập ở nước ngoài, các nhân viên kỹ thuật đó có đủ khả năng tự tổ chức các buổi đào tạo trong nước mà không cần mời chuyên gia từ nước ngoài. Về hoạt động tuyển nhân sự mới: Trong năm 2008 công ty có thể tiến hành tuyển thêm 10 đến 15 nhân viên kỹ thuật để bổ xung kịp thoài cho nhu cầu lao động của công ty, đồng thời thay thế những nhân viên đi học nước ngoài. Các yêu cầu đối với ứng viên: - Tốt nghiệp đại học các chuyên ngành về cơ khí, kỹ thật. - Có kinh nghiệm 1 năm vận hành các hệ thống dây truyền tương tự. 2.7. Quan tâm hơn đến người tiêu dùng cuối cùng. Một trong những tồn tại của công ty là chỉ mới có những chính sách với các đại lý mà chưa hề có một chính sách nào quan tâm đến người tiêu dùng. Công ty thực hiện mua bán đứt đoạn với các đại lý do đó coi đại lý là khách hàng của công ty và để cho đại lý trực tiếp định giá với người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy Công ty đang thực hiện “chiến lược đẩy” - chiến lược vươn tới người tiêu dùng cuối cùng bằng việc đẩy sản phẩm qua các cấp kênh phân phối. Và trong mối quan hệ đó không tránh khỏi những xung đột xảy ra và có thể dẫn đến việc các đại lý có được quyền lực và vị thế ngày càng mạnh hơn trong việc đàm phán các điều kiện thương mại với Công ty như đòi hỏi về chiết khấu, hoa hồng, khuyến mại, quà tặng và giảm giá, thanh toán chậm...Một cách để Công ty giành lại quyền lực là phải tạo dựng thương hiệu mạnh và áp dụng song song chiến lược kéo với chiến lược đẩy, nghĩa là tập trung những nỗ lực tiếp thị vào người tiêu dùng cuối cùng, tạo sức ép ngược lại đối với các đại lý phải tích trữ và bán sản phẩm của Công ty. Trước tiên để tránh trường hợp khách hàng mua sản phẩm Nano với giá cả không phù hợp gây ảnh hưởng đến hình ảnh công ty vì các đại lý tự định giá sản phẩm, công ty có thể in giá bán lẻ quy định với người tiêu dùng cuối cùng lên trên nhãn sản phẩm để giúp khách hàng có thể mua sản phẩm với giá phải chăng, qua đó có đánh giá đúng hơn về sản phẩm. Do khó khăn trong việc quảng cáo nên công ty có thể chọn biện pháp là bán hàng trực tiếp để có thể tiếp xúc với người tiêu dùng. Công ty có thể cử nhân viên mặc đồng phục của công ty phụ trách khu vực trưng bày sản phẩm Nano của Công ty tại các siêu thị để có thể giới thiệu với người tiêu dùng về sản phẩm Nano cũng như về hình ảnh công ty. Bên cạnh đó công ty có thể đào tạo có bài bản cho đội ngũ bán hàng ở cửa hàng giới thiệu sản phẩm từ thái độ khi tiếp xúc với khách hàng đến việc giải đáp những thắc mắc của khách hàng, đặc biệt là tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Hiện nay đội ngũ bán hàng của công ty vẫn chưa được đào tạo kỹ càng, mặt khác mỗi lần tham gia hội chợ công ty lại phải đi thuê người và mất một khoản chi phí đào tạo cũng như trả lương trong những ngày hội chợ cho lượng nhân viên đi thuê đó. Điều này làm tốn một khoản chi phí nhất định mà lại không cần thiết. Công ty nên chọn lựa đội ngũ bán hàng sau đó đào tạo kiến thức và kỹ năng về: sản phẩm, kinh doanh, khách hàng, giao tiếp cho họ để họ phụ trách chuyên nghiệp việc bán hàng của công ty ở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Đến thời điểm công ty tham gia các đợt hội chợ thì sử dụng trực tiếp đội ngũ này để phụ trách gian hàng. Như vậy công ty có thể tiếp xúc với khách hàng một cách tốt nhất và thu thập thông tin hiệu quả hơn. Công ty có thể phối hợp với các đại lý trong việc tiếp xúc với khách hàng vì đại lý là lực lượng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên công ty có thể làm việc với các đại lý để các đại lý có thể là tổ chức đại diện và đội ngũ chào hàng của mình. Công ty có thể cung cấp thông tin cho các đại lý về: + Sản phẩm Công ty. + Các hoạt động mà Công ty mong muốn đại lý thực hiện để phục vụ cho mục tiêu của Công ty. + Kỹ năng tổ chức, quản lý bán sản phẩm Công ty Tuy nhiên, Công ty phải nhận thức được rằng, các đại lý là một chủ thể độc lập. Đại lý không phải là nhân viên Công ty do đó không thể đòi hỏi như đối với nhân viên. Đại lý không chỉ bán sản phẩm của Công ty do đó không thể ép buộc đại lý quan tâm tới sản phẩm của mình đầu tiên. Công ty chỉ có thể dùng những khuyến khích đối với các đại lý để đại lý quan tâm đến sản phẩm công ty và phục vụ khách hàng được tốt nhất. III. Một số kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước 3.1. Kiến nghị cơ quan quản lý sở hữu nhãn hiệu thương mại đẩy mạnh hoạt động chống hàng giả. Hàng giả ngày nay đang trở thành vấn nạn toàn cầu. Nó xuất hiện và phát triển ngày một tinh vi, cao cấp hơn và cường độ cũng nhanh hơn gấp nhiều lần trước đây. Hàng giả xâm nhập vào mọi thị trường trên thế giới. Nó đang là thách thức lớn đối với tất cả các lĩnh vực sản xuất khi mà trình độ công nghệ ngày càng phát triển như vũ bão. Hàng giả rất đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã, từ những mặt hàng thông thường như : mỹ phẩm, giày dép, quần áo, túi xách, mắt kính, đồng hồ..., vật liệu xây dựng như xi măng, gạch,  ngói, đồ nội thất… đến những mặt hàng liên quan tới tới tính mạng, sức khoẻ con người như các loại thuốc tân dược, đông dược, thiết bị y tế, lương thực, thực phẩm, các loại sản phẩm… Rồi các mặt hàng có kỹ thuật công nghệ cao, giá trị lớn như: Phụ tùng ô tô, xe  máy, đầu máy DVD, VCD, USB, con chíp điện tử… và đặc biệt tiền, cổ phiếu cũng được làm giả. Không chỉ có vậy, ngay cả tem chống hàng giả bị làm giả.   Hàng giả đang là kẻ thù, là nỗi ám ảnh của các Doanh nghiệp hiện nay. Nó làm giảm thị phần của các Doanh nghiệp bởi hàng giả đã đánh vào tâm lý người tiêu dùng bằng giá cả cực rẻ hoặc nhái thương hiệu, nhãn hàng hóa của các Doanh nghiệp lớn. Uy tín của Doanh nghiệp làm ăn chân chính bị giảm sút nghiêm trọng, môi trường kinh doanh bị xâm phạm làm ảnh hưởng đến sự cạnh tranh lành mạnh, động lực tăng trưởng kinh tế bị giảm sút. Không chỉ có vậy, hàng giả còn là kẻ thù của người tiêu dùng, bởi có nhiều trường hợp "tiền mất, tật mang", tính mạng, sức khoẻ con người bị đe dọa.  Hàng giả hiện nay vẫn tiếp tục phát triển  do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những kẻ làm hàng giả vì mục đích vụ lợi cá nhân,  người tiêu dùng thích mua đồ rẻ, các Doanh nghiệp thì đang lúng túng không biết bảo vệ mặt hàng của mình như thế nào khi tung ra thị trường vì sẽ bị làm giả, nhưng lại không muốn công bố. Đây là một sai lầm lớn của các Doanh nghiệp hiện nay. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước thì sao? Tuy đã có nhiều văn bản luật và dưới luật ra đời nhằm bảo vệ Doanh nghiệp, bảo vệ người tiêu dùng nhưng việc tuyên truyền, hướng dẫn thi hành còn nhiều hạn chế. Biện pháp xử lý hành chính không đủ để răn đe những kẻ vi phạm. Vì vậy, vấn nạn hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, ăn cắp bản quyền ngày một gia tăng ở Việt Nam. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hội nhập WTO, ảnh hưởng đến nền kinh tế, sự tồn tại của Doanh nghiệp. Đây không phải là một việc có thể thực hiện trong thời gian ngắn và đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên hữu quan. Với cương vị là một sinh viên học chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, em xin có một số kiến nghị với cục sở hữu trí tuệ Việt Nam và một số cơ quan chức năng liên quan một số vấn đề như sau. - Kiến nghị Quốc hội và Chính phủ tiếp tục xem xét và sửa đổi luật sở hữu trí tuệ và luật chống hàng giả để phù hợp hơn với nền kinh tế, tạo động lực thúc đẩy sản xuất và hoạt động kinh doanh. - Kiến nghị Cục sở hữu trí tuệ tiếp tục hoàn thiện hệ thống các quy định về hoạt động phòng chống và tiêu hủy hàng giả, hàng nhái. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng, là tiền đề tạo cơ sở cho các hoạt động phòng chống các loại hàng giả, hàng nhái của toàn xã hội. Ngoài phương án trên, tiếp tục kiến nghị cục sở hữu trí tuệ sớm nghiên cứu và tim ra phương án để giúp người tiêu dung có thể phân biệt rõ hàng thật và hàng giả trên thị trường, tránh việc người tiêu dung sử dụng hàng giả dẫn tới việc đánh giá sai về chất lượng hàng thật. - Kiến nghị Cục cảnh sát kinh tế - Bộ công an quan tâm hơn và sâu sát hơn với công tác phòng chống và tiêu hủy hàng giả, hàng nhái. - Kiến nghị Bộ văn hóa thể thao du lịch tích cựa hơn trong công tác tuyên truyền phòng chống hàng giả hàng nhái để thu hút sự chú ý ủng hộ của toàn xã hội, đồng thời là một kênh để răn đe những đối tượng sản xuất, buôn bán và tang trữ các loại hàng nhái, hàng giả. 3.2. Kiến nghị Chính phủ, Nhà nước và các Bộ ban ngành liên quan tiếp tục đưa ra những chính sách tạo thuận lợi cho công tác quản trị thương hiệu của doanh nghiệp. Chúng ta đều biết Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính thức. Thương hiệu - theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. Thương hiệu được hiểu là một dạng tài sản phi vật chất. Lưu ý phân biệt thương hiệu với nhãn hiệu. Một nhà sản xuất thường được đặc trưng bởi một thương hiệu, nhưng ông ta có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác nhau. Ví dụ, Toyota là một thương hiệu, nhưng đi kèm theo có rất nhiều nhãn hiệu hàng hóa: Innova, Camry... Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam và cả trên thế giới chưa có một định nghĩa chính xác nào về thương hiệu và vấn đề quản lý thương hiệu. Điều này đã gây khó khăn cho công tác quản lý nói chung và công tác xây dựng thương hiệu nói riêng. Và tất nhiên đằng sau đó người phải gánh chịu thiệt thòi lớn nhất chính là doanh nghiệp, kế đến là những người tiêu dùng. Trong nội dung chuyên đề này em xin được đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, Nhà nước và các Bộ ban ngành liên quan một số vấn đề về thương hiệu như sau: - Kiến nghị Quốc hội sớm soạn thảo và đưa ra luật thương hiệu, trong đó quy định rõ các vấn đề như sau: Khái niệm thương hiệu phù hợp với đặc thù nền kinh tế Việt Nam. Những doanh nghiệp nào bắt buộc phải xây dựng và dăng ký thương hiệu. Các yếu tố cấu thành đầy đủ một thương hiệu được công nhận. Quy trình xây dựng và đăng ký thương hiệu. Những yếu tố trong thương hiệu được bảo hộ. Vấn đề bảo hộ thương hiệu như thế nào. Những vấn đề liên quan đến hoạt động mua bán, chuyển nhượng thương hiệu. Các vấn đề về công tác xử phạt hành vi vi phạm luật thương hiệu. - Kiến nghị Chính phủ tiếp tục đưa ra những quyết đinh cải cách hành chính tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của mình. Điều này đặc biệt quan trọng vì trong thực tế có nhiều doanh nghiệp rất muốn xây dựng một thương hiệu mạnh nhưng họ vấp phải quá nhiều hàng rào hành chính của các cơ quan Nhà nước nên không đủ kiên nhẫn để tiếp tục công tác xây dựng và bảo hộ thương hiệu. - Kiến nghị Bộ công thương quan tâm hơn nữa đến vấn đề thương hiệu, đưa vấn đề này trở lên quan trọng hơn, thu hút sự chú ý của toàn xã hội. Đồng thời cũng kiến nghị Bộ công thương đưa ra những chính sách hỗ trợ thương hiệu nhằm giúp các doanh nghiệp gặp được những thuận lợi và dễ dàng hơn trong hoạt động xây dựng thương hiệu. - Kiến nghị các cơ quan truyền thông đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông về thương hiệu, cho người tiêu dùng có đủ kiến thức về thương hiệu và đủ khả năng đánh giá, so sánh các thương hiệu khác nhau. KẾT LUẬN Trong bối cảnh hiện nay, mặc dù theo số liệu điều tra của hàng Việt nam chất lượng cao thì tỉ lệ người tiêu dùng có quyết định mua hàng dựa trên lựa chọn về thương hiệu là không cao, nhưng xu thế trong tương lai thì đây lại là điều tất yếu. Thực tế cho thấy ngày càng có rất nhiều các Công ty cạnh tranh nhau trong cùng một lĩnh vực để tồn tại, do đó người tiêu dùng muốn có một sự an toàn trong quyết định mua hàng sẽ chọn lựa sản phẩm của những công ty đã có thương hiệu trên thị trường. Công ty TNHH TM Phước Thạnh đã có lịch sử phát triển trên 27 năm nhưng vẫn còn rất non trẻ nên việc gây dựng thương hiệu cho sản phẩm là việc làm cần thiết. Công ty cũng đang phải đối mặt với một thực tế là các doanh nghiệp nước ngoài về sản xuất thiết bị điện có chất lượng và giá thành rẻ sẽ đầu tư vào Việt Nam khi mà trong một vài năm nữa sự bảo hộ của Nhà nước với các mmặt hàng nội địa không còn nữa. Chính vì vậy ngay từ bây giờ khi Nhà nước đang có chính sách bảo hộ cho thì Công ty cần tranh thủ tạo cho mình một vị thế vững chắc trên thị trường, sẵn sàng cho cuộc cạnh tranh sắp tới. Và để làm được điều đó Công ty cần tìm cho mình một chiến lược phát triển thương hiệu đúng đắn với một vài sản phẩm nhất định làm nòng cốt. Xuất phát từ thực tế năng lực Công ty và ý nghĩa của sản phẩm Nano trong cơ cấu sản phẩm của Công ty thì chiến lược thích hợp nhất trong giai đoạn hiện nay để tạo dựng thương hiệu Công ty là tập trung vào “xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm Nano”. Đây sẽ là tiền đề và cơ sở cho việc phát triển thương hiệu cho các sản phẩm khác và quan trọng hơn là thương hiệu của công ty - một tài sản vô hình nhưng rất có giá trị. Phụ lục 1 Giá bán sản phẩm Nano (Đơn vị :vnd) Tên sản phẩm Đơn vị Giá bán đại lý Giá bán Tại cửa hàng bán lẻ Giá bán lẻ (tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty.) Ổ cắm gắn nổi loại không kín nước (IP44) F113 – 6 Cái 105.250 99.988 96.830 F114 – 6 Cái 112.220 106.609 103.242 F115 – 6 Cái 120.225 114.214 110.607 F123 – 6 Cái 122.350 116.233 112.562 F124 – 6 Cái 127.250 120.888 117.070 F125 – 6 Cái 130.250 123.738 119.830 Ổ cắm gắn âm loại kín nước dạng nghiêng (IP44) F413 Cái 205.130 194.874 188.720 F414 Cái 210.220 199.709 193.402 F415 Cái 225.500 214.225 207.460 F423 Cái 230.550 219.023 212.106 F424 Cái 232.500 220.875 213.900 F425 Cái 255.500 242.725 235.060 Ổ cắm gắn âm loại kín nước dạng thẳng (IP44) F313 Cái 215.250 204.488 198.030 F314 Cái 225.550 214.273 207.506 F315 Cái 235.550 223.773 216.706 F323 Cái 245.550 233.273 225.906 F324 Cái 255.550 242.773 235.106 F325 Cái 305.250 289.988 280.830 Phích cắm di động loại không kín nước F0511 Cái 55.250 52.488 50.830 F0512 Cái 55.500 52.725 51.060 F9216027 Cái 70.500 66.975 64.860 Phích cắm cho container loại kín nước F0242 Cái 60.500 57.475 55.660 F012 Cái 85.250 80.988 78.430 F014 Cái 85.500 81.225 78.660 Phíc cắm di động loại kín nước F0132 Cái 102.300 97.185 94.116 F0142 Cái 105.500 100.225 97.060 F0152 Cái 107.250 101.888 98.670 F0162 Cái 110.500 104.975 101.660 Thiết bị ngắt mạch chống giật MCCB 03 P GD Bộ 2.245.500 2.245.500 2.133.225 MCCG 03 P BC Bộ 5.850.520 5.850.520 5.557.994 MCCB 03 P BS Bộ 21.250.465 21.250.465 20.187.942 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Tạo dựng và quản trị thương hiệu – danh tiếng và lợi nhuận. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý. Nhà xuất bản Lao động và xã hội 2003. 2. Định vị: trận chiến về trí lực ngày nay. Tác giả: ALRIES and JACK TROUT, dịch giả TẠ TÚC. Nhà xuất bản Thanh niên năm 2004. 3. Định vị Thương hiệu. Tác giả: TS Dương Ngọc Dũng, TS Phan Đình Quyền. Nhà xuất bản Thống kê năm 2005. 4. Xây dựng và phát triển thương hiệu. Biên soạn: Lê Xuân Tùng. Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội năm 2005 5. Trang Web của Công ty: http:// www.nanophuocthanh.com 6. "Marketing căn bản" - Philip Cotler. NXB: Thống kê, năm 1997. 7. “Xây dựng và quản trị thương hiệu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ” – Th.s Nguyễn Hoài Dung – Phó giám đốc trung tâm tư vấn doanh nghiệp vừa và nhỏ - Đại học Kinh tế Quốc dân. 8. Website: http:// www.diendandoanhnghiep.com.vn 9. Website: http:// www.thuonghieuviet.com 10. Báo cáo kế hoạch xây dựng thương hiệu Nano – Phòng kế hoạch công ty TNHH TM Phước Thạnh. 11. "Báo cáo tổng kết công tác sản xuất - kinh doanh năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ 2008". 12. Luận văn 44-13/QTKDCN: Xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty bánh kẹo Hải Hà. DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG Hình 1. Sơ đồ hệ thống sản phẩm của Công ty TNHH TM Phước Thạnh………………………………………………………………….……. 6 Hình 2: Cơ cấu lao động trong công ty TNHH TM Phước Thạnh………… 8 Hình 3: Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH TM Phước Thạnh…………………12 Hình 4: Quy trình tìm kiếm và phát triển khách hàng mới………………. 20 Hình 5: Logo của sản phẩm Nano………………………………….……....25 Hình 6: Các sản phẩm thuộc dòng sản phẩm Nano…………………….…..27 Hình 7: Quy trình sản xuất sản phẩm Nano của công ty TNHH TM Phước Thạnh………………………………………….…………………………….28 Hình 8: Chiến lược đặt tên cho thương hiệu………………….……………30 Hình 9: Cấu trúc thương hiệu nguồn………………………….…………... 30 Hình 10: Chương trình Marketing Mix……………………….………….. 34 Hình 11: Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm tại công ty TNHH TM Phước Thạnh…………………………………………………………….… 35 Hình 12: Biểu đồ hệ thống kênh phân phối của Công ty………….……… 37 Hình 13: Yếu tố chọn lựa của người tiêu dùng khi mua hàng………..…… 46 Hình 14: Quản lý chất lượng theo ISO 9000…………………………..….. 59 Hình 15: Các bước xây dựng và áp dụng ISO 9000:2001……………..…. 61 Bảng 1: Cơ cấu nhân lực của Công ty năm 2006……………………….……7 Bảng 2: Bảng lương bình quân của Công ty từ năm 2003-2007…………….9 Bảng 3: Tài sản và nguồn vốn Công ty qua các năm…………...……...…..15 Bảng 4: Doanh thu của Công ty TNHH TM Phước Thạnh từ năm 2003 đến năm 2007………………………………………………………………..….18 Bảng 5: Doanh số bán hàng của Công ty TNHH TM Phước Thạnh từ năm 2003 đến năm 2007…………………………………..……………………. 18 Bảng 6: Bao bì của sản phẩm Nano……………………………..……….. 26 Bảng 7: Số lượng thành viên kênh của Công ty tính đến năm 2007……………………..………………………………………...………. 38 Bảng 8: Doanh số bán dòng sản phẩm Nano từ năm 2003 cho đến nay…………………………..………………………………………..…… 43 MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm Nano tại công ty TNHH TM Phước Thạnh.DOC
Luận văn liên quan