Đề tài Xây dựng website thu thập thông tin đánh giá một số điểm du lịch ở khu vực miền trung – Việt Nam cho hệ tư vấn du lịch

Hiện nay, sự quan tâm đối với hệ tư vấn du lịch đang rất cao vì sự cần thiết của những ứng dụng có thể giúp khách du lịch nắm bắt tốt thông tin và đưa ra những nội dung hoặc lời khuyên phù hợp cho từng cá nhân. Đề tài khóa luận hướng đến việc thu thập dữ liệu đánh giá của người dùng cung cấp cho hệ tư vấn thông qua một website du lịch đơn giản, những dữ liệu này có thể sử dụng cho mọi hệ tư vấn du lịch với nhiều phương pháp tư vấn khác nhau. Các điểm du lịch mà website tư vấn là kết quả có được dựa trên những đánh giá của nhiều người dùng trước đó.Qua quá trình nghiên cứu một cách tổng quan nhất về điểm du lịch và hệ tư vấn du lịch thì việc ứng dụng nó để lập website tư vấn du lịch về cơ bản đã hoàn thành phần nào mô phỏng được một hệ tư vấn du lịch cơ bản, thực hiện được đầy đủ các mục tiêu đề tài đặt ra đó là giới thiệu các điểm du lịch ở miền Trung, lấy đánh giá người dùng làm CSDL cho hệ tư vấn

pdf59 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng website thu thập thông tin đánh giá một số điểm du lịch ở khu vực miền trung – Việt Nam cho hệ tư vấn du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i như là một công cụ trung gian giữa khách hàng và các đại lý du lịch hoặc các tổ chức hỗ trợ phát triển du lịch. Hơn nữa, các hệ thống này giúp khắc phục những hạn chế về yếu tố con người mà các tổ chức du lịch đang gặp phải (chẳng hạn như thiếu tri thức về những điểm tham quan được nhiều người yêu thích). Đồng thời, các hệ thống tư vấn còn giúp đưa ra những lời tư vấn phù hợp với sở thích hoặc những điều kiện cụ thể của từng cá nhân khách hàng. Ngoài ra, ngữ cảnh du lịch đặc biệt thú vị bởi quá trình tư vấn có thể chỉ ra những loại sản phẩm khác nhau, như vị trí, các điểm tham quan, nơi lưu trú, các chuyến bay, ... để cung cấp một hình ảnh trực quan về chuyến du lịch dự kiến của du khách. 1.2.3.Chức năng của hệ tư vấn du lịch Trước hết, chúng ta phải phân biệt giữa vai trò hệ tư vấn đối với nhà cung cấp so với vai trò hệ tư vấn đối với người sử dụng. Ví dụ, một hệ thống tư vấn du lịch thường được giới thiệu bởi một trung gian du lịch hoặc một tổ chức quản lý để tăng doanh thu của nó qua việc cho thuê phòng khách sạn nhiều hơn hoặc để tăng số lượng khách du lịch. Trong khi đó, động cơ của người sử dụng khi truy cập vào hệ thống là tìm một khách sạn phù hợp với nhu cầu, túi tiền cùng các sự kiện thú vị / các điểm hấp dẫn khi đến thăm một điểm đến. Trong phạm vi đề tài, do website không mang tính chất thương mại, không thực hiện các nghiệp vụ mua bán của nhà cung cấp nên báo cáo khóa luận chỉ phân tích đến chức năng cơ bản của hệ tư vấn đối với người sử dụng. Cụ thể ở đây là hệ tư vấn du Đại học Kin h tế Huế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 16 lịch đối với người sử dụng có những đặc điểm sau: + Tìm tất cả các điểm du lịch tốt: Ví dụ: thay vì tập trung vào một tư vấn duy nhất, tư vấn tất cả các điểm du lịch có thể đáp ứng yêu cầu của nhiều người sử dụng đặc biệt là những người chưa có bất cứ ý tưởng nào cho quyết định lựa chọn điểm đến cũng như điểm du lịch. + Chú thích trong ngữ cảnh: Tùy vào ngữ cảnh nhất định sẽ có một danh sách nhấn mạnh các điểm du lịch cụ thể nào đó tùy thuộc vào nhu cầu người dùng và sở thích của số đông người dùng khác trước đó. Ví dụ, khi bạn có ý định đến Huế du lịch, hệ thống sau khi tiếp nhận thông tin từ bạn sẽ tổng hợp các đánh giá của những người dùng trước đó để đưa ra bảng xếp hạng các điểm du lịch được yêu thích ở Huế. + Tư vấn một nhóm các điểm du lịch: Tư vấn một nhóm các mặt hàng phù hợp với nhau. Ví dụ: Tư vấn một nhóm các điểm du lịch nằm trong cùng một điểm đến. Cụ thể: một kế hoạch du lịch có thể bao gồm các điểm du lịch khác nhau,chức năng của hệ tư vấn là đưa ra các điểm du lịch có vị trí gần nhau thuận tiện di chuyển để người dùng tham khảo và lựa chọn. + Tư vấn chỉ xem: Trong chức năng này, người dùng duyệt các điểm du lịch mà không có bất kỳ ý định đi du lịch nào. Nhiệm vụ của hệ tư vấn là giúp cho người dùng duyệt qua các điểm du lịch có nhiều khả năng người dùng yêu thích nhất và có thể làm nảy sinh ý định du lịch trong tương lai. + Tìm tư vấn đáng tin cậy: Một số người dùng không tin tưởng vào hệ thống tư vấn, họ thử nghiệm với chính họ để xem nó tốt như thế nào trong việc đưa ra các tư vấn. Do đó, một số hệ thống cũng có thể cung cấp các chức năng cụ thể để cho phép người sử dụng kiểm tra hoạt động của nó ngoài những yêu cầu để có được tư vấn. + Tự thể hiện: Một số người dùng có thể không quan tâm đến tất cả các tư vấn. Thay vào đó, nó chỉ quan trọng với họ vì họ được phép đóng góp với đánh giá của họ và bày tỏ ý kiến cũng như niềm tin của họ. Sự hài lòng của người sử dụng cho hoạt động đó vẫn có thể được xem như một cách để giữ chân người dùng cho các ứng dụng. + Giúp đỡ người khác: Một số người dùng hài lòng với việc đóng góp thông tin, ví dụ như: đánh giá cho các điểm du lịch (Ratings), bởi vì họ tin rằng đóng góp của họ sẽ có ích. Điều này có thể là một động lực lớn để nhập thông tin thành một hệ thống tư Đại học Kin h tế Hu ế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 17 vấn. Với một hệ tư vấn về du lịch, một người dùng đã đi du lịch thì họ nhận thức được rằng ý kiến đánh giá của mình về điểm du lịch đó có thể sẽ hữu ích cho người khác. + Ảnh hưởng những người khác: Đối với hệ tư vấn dựa trên web, người dùng có mục tiêu rõ ràng chính là người ảnh hưởng đến những người dùng khác quyết định chọn một điểm du lịch cụ thể. Cũng có một số người dùng có thể sử dụng hệ thống chỉ để thúc đẩy hoặc hạ thấp một số điểm du lịch theo ý riêng của họ. Đối với hệ tư vấn du lịch được xây dựng trên website mà khóa luận thực hiện, các tư vấn được cung cấp dưới dạng các danh sách xếp hạng các điểm du lịch. Trong việc thực hiện bảng xếp hạng này, hệ tư vấn cố gắng dự đoán những điểm du lịch hấp dẫn nhất, dựa trên đánh giá của những du khách đã trải nghiệm hoặc có hiểu biết đối với điểm du lịch đó. 1.2.4.Thông tin được sử dụng trong hệ tư vấn du lịch Một hệ thống tư vấn du lịch cũng như các hệ thống tư vấn thông thường khác, có thể sử dụng toàn bộ hoặc một trong ba loại thông tin sau đây : + Thông tin nhân khẩu học: là các đặc tính của người dùng có khả năng ảnh hưởng đến việc thích hay không thích của người dùng đó, như tuổi, giới tính, nơi ở, mức thu nhập, trình độ học vấn, các sở thích,... Một hệ thống có thể dựa trên kinh nghiệm như “người trẻ tuổi thích du lịch giải trí” để tư vấn các điểm du lịch thuộc loại hình giải trí, nghỉ dưỡng cho những người dùng trẻ tuổi. + Đặc tính của sản phẩm: các sản phẩm có thể được mô tả bởi đặc tính bên ngoài và/hoặc đặc tính bên trong. Đặc tính bên ngoài (như màu sắc, thương hiệu, nhà sản xuất, chủng loại của một sản phẩm) là những đặc tính khó hoặc không thể suy ra một cách tự động bằng cách phân tích nội dung của các sản phẩm, mà phải được cung cấp thông qua những nguồn khác, như các chuyên gia. Đặc tính bên trong là các đặc tính được suy ra bằng cách phân tích nội dung của các sản phẩm, như các từ khóa được trích ra từ các bài báo hoặc trang web. + Đánh giá của người dùng: Mức độ yêu thích của người dùng (user preference score) trên một sản phẩm có thể được biểu diễn bằng số nhị phân (1 - thích hoặc 0 - không thích) hoặc sử dụng thang đo số rời rạc (biểu diễn mức độ thích, ví dụ từ 0 (không thích) đến 5 (thích)). Các đánh giá của người dùng có thể là tường minh, được Đại học Kin h tế Hu ế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 18 cung cấp bởi những người dùng, hoặc là không tường minh, được đo lường từ dữ liệu của người dùng trong hệ thống. Tuy nhiên, dù các đánh giá tường minh có thể thu được từ những hoạt động của người dùng trong hệ thống, thì vẫn nên yêu cầu người dùng cung cấp các đánh giá của họ. Bởi vì chỉ khi người dùng thấy được các lợi ích tiềm tàng, thì họ mới cung cấp các đánh giá chính xác. Đây cũng là nguồn thông tin mà tôi sử dụng cho website của mình. Hầu hết ứng dụng hay các website đều cần phải có cơ sở dữ liệu (CSDL), để lưu trữ dữ liệu, xử lý thông tin và đưa ra các báo cáo, hỗ trợ tìm kiếm Hơn thế, CSDL còn đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với hệ tư vấn, có thể nói nó như nguồn nguyên liệu đầu vào chủ đạo được hệ tư vấn xử lý để tạo ra thông tin đề xuất cho người sử dụng. Bất kỳ một hệ tư vấn nào cũng cần phải sử dụng một hoặc nhiều CSDL mới có thể dễ dàng thực hiện được chức năng tư vấn của mình. CSDL càng lớn, càng đầy đủ, đảm bảo tính toàn vẹn thì càng có ích đối với hệ tư vấn, hệ tư vấn sẽ có nguồn dữ liệu tối ưu để tổng hợp và cho ra các gợi ý hiệu quả, có độ chính xác cao. Ngược lại, hệ tư vấn sẽ kém hiệu quả khi CSDL không đủ lớn hay không đầy đủ thông tin vì những góp ý và đề xuất của hệ tư vấn là kết quả của việc xử lý dữ liệu từ CSDL.Ví dụ: đối với hệ tư vấn phim, người dùng muốn tìm những bộ phim của một đạo diễn cụ thể nào đó thì hệ tư vấn sẽ tổng hợp và cho ra các danh sách phim theo tên của đạo diễn nhưng trong CSDL lại không có bảng hay trường nào lưu tên đạo diễn thì yêu cầu này của người dùng không thể thực hiện vì không có dữ liệu để hệ tư vấn tổng hợp, xử lý. Tóm lại, nếu không có CSDL thì hoạt động của hệ tư vấn rất khó được đảm bảo cũng như mức độ hoàn thiện của CSDL ảnh hưởng lớn đến chất lượng của hệ tư vấn. 1.2.5.Phương pháp của hệ tư vấn Để thực hiện chức năng tư vấn, một hệ tư vấn du lịch phải dự đoán được điểm du lịch để tư vấn. Muốn làm được điều này, hệ thống phải dự đoán sở thích của một số người sau đó đưa ra các điểm du lịch tư vấn cho người dùng dựa trên kết quả tổng hợp được. Dựa vào loại dữ liệu và kỹ thuật được sử dụng để đi đến quyết định tư vấn, các hệ thống tư vấn bao gồm cả hệ tư vấn du lịch đều được phân loại thành các phương pháp tiếp cận khác nhau. Do giới hạn về phạm vị nội dung của đề tài nên khóa luận chỉ Đại học Kin h tế Hu ế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 19 trình bày một cách ngắn gọn, giới thiệu qua các phương pháp tiếp cận của hệ tư vấn mà không đi xâu vào phân tích từng phương pháp riêng biệt. Cụ thể như sau: - Phương pháp tiếp cận dựa trên các tư vấn phổ biến: cung cấp các tư vấn về những điểm du lịch đang phổ biến nhất. Mặc dù phương pháp này chỉ có thể cung cấp các tư vấn không cá nhân nhưng nó phổ biến bởi chính sự đơn giản nhưng hiệu quả. - Phương pháp tiếp cận dựa trên nội dung: hệ thống sẽ phân tích và so sánh nội dung của các thông tin, các mặt hàng từ đó đánh giá khả năng người dùng sẽ thích mặt hàng đó. Phương pháp lọc dựa trên nội dung dựa trên nguyên lý người dùng thích mặt hàng hay thông tin A sẽ thích mặt hàng hay thông tin B tương tự với mặt hàng A. - Phương pháp tiếp cận dựa trên nhóm mặt hàng: Phương pháp tiếp cận dựa trên nhóm mặt hàng dựa vào sở thích của người dùng để xác định các mặt hàng thường được tìm thấy với các mặt hàng mà người dùng đã chọn, hoặc có sự quan tâm trong quá khứ. - Phương pháp tiếp cận dựa trên nhân khẩu học: Cách tiếp cận này tư vấn các mặt hàng cho một người dùng dựa trên sở thích của người dùng khác với thông tin nhân khẩu học tương tự. Thông tin nhân khẩu học là các đặc điểm của người dùng ví dụ như: độ tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ giáo dục... - Phương pháp tiếp cận dựa trên danh tiếng: Cách tiếp cận này tập trung vào việc xác định tên tuổi người dùng nổi bật ở một khía cạnh nào đó hay không và sau đó sử dụng các ý kiến của các cá nhân của người dùng đó để làm cơ sở tư vấn. - Phương pháp lọc cộng tác: Lọc cộng tác là kỹ thuật sử dụng các sở thích cá nhân của người dùng để đưa ra tư vấn. Một hệ thống lọc cộng tác xác định người dùng có sở thích tương tự những người dùng trước và tư vấn các mặt hàng mà họ có thể thích. - Phương pháp lai: Hệ tư vấn được dựa trên sự kết hợp của trên các kỹ thuật đã được đề cập. 1.3. Các website du lịch của Việt Nam Hiện nay, ở Việt Nam, có rất nhiều website cung cấp thông tin về du lịch. Tuy nhiên, hầu hết các website đều thuộc vào hai dạng chính dưới đây: Đại học Kin h tế Hu ế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 20 1. Các trang bán tour trực tuyến Các website này cung cấp các thông tin về giá tour, giá vé, giá khách sạn, hành trình tour và các dịch vụ liên quan, tập trung quảng cáo và thúc đẩy việc bán tour cho đơn vị lữ hành là chính. Hình 1.1: Giao diện website travel.com.vn Website tiêu biểu ở dạng này là travel.com.vn là trang mạng bán tour trực tuyến của đơn vị lữ hành Vietravel. Trang này cho phép người dùng tìm tour theo một số thông tin như : nơi đến, thời gian khởi hành, giá tour, khuyến mãisau đó đặt tour và thanh toán trực tuyến ngay trên website. Trong thông tin về tour du lịch, ngoài các vấn đề về giá cả hay khuyến mãi thì website cũng đưa ra thông tin tại các điểm du lịch như đến điểm du lịch nào, làm gì, xem gì, mua gì ở đó Bên cạnh đó, website cũng cho phép người dùng viết lại ý kiến hay thắc mắc của mình tại mỗi tour để được giải đáp. Ưu điểm: thiết kế giao diện đẹp mắt, thuận tiện cho người sử dụng, nội dung về các tour du lịch khá đầy đủ, chi tiết, phạm vi các điểm du lịch rộng lớn cả trong và ngoài nước. Nhược điểm: thông tin về các điểm du lịch còn sơ sài, chỉ thấy được tour giá rẻ mà không thấy được tour được ưa chuộng, không thấy được thái độ của khách đối với các điểm du lịch trong mỗi tour. 2. Cẩm nang du lịch Đại học Kin h tế Hu ế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 21 So với các trang bán tour trực tuyến thì những website này tập trung trình bày nhiều hơn về điểm đến và điểm du lịch, nó cung cấp những thông tin về chùm điểm du lịch, ẩm thực, văn hóatại mỗi điểm đến, có thu thập ý kiến đánh giá của người dùng. Tuy nhiên, các trang web dạng này vẫn mang tính quảng bá và thúc đẩy tăng doanh thu cho nhà cung cấp, chứ chưa tập trung vào tư vấn cho người sử dụng. Hình 1.2 : Giao diện blog Cẩm nang du lịch của ivivu.com Một ví dụ điển hình cho dạng này là Blog cẩm nang du lịch ivivu.com/blog thuộc website ivivu.com cũng là một website hỗ trợ bán tour cho đơn vị lữ hành, nó cung cấp chức năng đặt phòng khách sạn và đặt tour du lịch cả trong và ngoài nước. Blog cẩm nang du lịch của ivivu.com cho phép người dùng tìm kiếm các điểm đến, điểm du lịch theo vị trí (như trong nước, nước ngoài, hay phạm vi lớn hơn như Đông Nam Á, châu Á, châu Âu) và để lại đánh giá tại dưới mỗi bài viết. Về mặt nội dung, mỗi bài biết trong blog có thể nói về một điểm du lịch, một điểm đến và cũng có thể Đại học Kin h tế Hu ế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 22 giới thiệu về một chùm các điểm du lịch ví dụ như “Top 5 đảo đẹp của Đông Nam Á” hay “5 khu nghĩ dưỡng lý tưởng gần Sài Gòn” Nhìn chung, blog cung cấp thông tin đầy đủ cho các điểm đến nằm trong tour mà công ty lữ hành kinh doanh, còn những thông tin về những điểm du lịch khác vẫn khá khiêm tốn. Ưu điểm: blog có giao diện đơn giản nhưng thể hiện được đầy đủ nội dung, blog cũng giới thiệu, miêu tả về một số điểm du lịch khá đầy đủ và hấp dẫn, đưa thêm thông tin về các điểm ăn uống, phương tiện đi lại, khách sạn gần các điểm du lịch. Các điểm du lịch được phân loại theo điểm đến một cách chi tiết, cho phép người dùng đánh giá, like và chia sẻ qua facebook. Nhược điểm: vì số lượng và phạm vi các điểm du lịch được giới thiệu là quá lớn nên blog chỉ đưa nội dung chi tiết tại một số điểm du lịch còn lại hầu như mang tính chất giới thiệu, không có nhiều hình ảnh cũng như các thông tin về địa chỉ cũng như cách thức liên hệ vì thế sẽ gây khó khăn cho những khách du lịch cá nhân hoặc tự túc. Tuy có phần đánh giá của người sử dụng nhưng không có phần tạo tài khoản người dùng nên cũng khó sử dụng được dữ liệu này cho hệ tư vấn du lịch. Như vậy, các website du lịch ở Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung hỗ trợ công việc đặt tour, bán tour cho các đơn vị lữ hành. Mặc dù thông tin người dùng cùng với đánh giá của họ là nguồn CSDL quan trọng cho hệ tư vấn du lịch, song trên thực tế các hệ tư vấn du lịch ở những website này vẫn còn nghiêng về phục vụ lợi ích của các nhà cung cấp nên không chú trọng việc thu thập thông tin cá nhân của người dùng và cũng không có một nguồn CSDL nào phù hợp để sử dụng. Dữ liệu đánh giá của người dùng tại các website này là không đầy đủ dẫn đến việc gây khó khăn cho các thống kê, hoặc làm giảm chất lượng của kết quả tư vấn. Một đặc điểm khác đó là phạm vi điểm đến và điểm du lịch được giới thiệu tại các website du lịch hiện nay quá rộng lớn, cả trong nước, ngoài nước và ở các châu lục khác nhau, đây là thế mạnh trong du lịch tuy nhiên nó cũng tạo ra một nhược điểm lớn: dữ liệu, thông tin cho mỗi điểm đến hay điểm du lịch thường ít được đầy đủ và hoàn thiện. Do đó, khóa luận đã đề xuất phạm vi nội dung tập trung vào một khu vực cụ thể đó là khu vực miền Trung – Việt Nam, vùng đất du lịch tiềm năng chưa được khai thác hiệu quả như hai đầu đất nước. Từ đây, việc xây dựng một website nhằm thu thập thông tin đánh giá về một số điểm du lịch ở miền Đại h c Kin h tế Hu ế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 23 Trung – Việt Nam làm CSDL cho hệ tư vấn du lịch là vô cùng cần thiết. Đại học Kin h tế Hu ế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 24 Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ WEBSITE THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH Ở KHU VỰC MIỀN TRUNG – VIỆT NAM Từ việc tìm hiểu về lý thuyết điểm du lịch, lý thuyết về hệ tư vấn và đánh giá một số website có chức năng tương tự ở chương 1, chương này sẽ tập trung trình bày phân tích và thiết kế hệ thống phù hợp với mục tiêu mà đề tài đặt ra. 2.1. Mô tả hệ thống Hệ thống Website được xây dựng với mục đích thu thập thông tin đánh giá của người dùng về một số điểm du lịch ở miền Trung – Việt Nam cho hệ tư vấn du lịch. Đồng thời, website cũng cung cấp một số tư vấn sử dụng phương pháp đơn giản như: dựa vào điểm bình chọn của người dùng, website hiển thị một bảng xếp hạng các điểm du lịch được đánh giá từ cao nhất đến thấp nhất. Đầu tiên, hệ thống cho phép người dùng đăng ký thành viên và đăng nhập vào hệ thống để đánh giá cho các điểm du lịch. Thông tin đăng ký sẽ bao gồm tên đăng nhập, họ, tên, ngày sinh, giới tính, quốc tịch, địa chỉ, email, mật khẩu. Sau khi đăng ký thành công, hệ thống tự động gửi email thông báo tới địa chỉ email mà người dùng đã cung cấp đồng thời tự động đăng nhập vào hệ thống và những thông tin đăng ký của người dùng sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu. Sau khi đăng ký và đăng nhập thành công, hệ thống cho phép người dùng đánh giá, bình chọn những điểm du lịch mà mình yêu thích với điểm số dao động từ 1-5 sao tương ứng với mức độ hài lòng của mỗi cá nhân. Đối với người dùng chưa có tài khoản, hệ thống sẽ tự động hiển thị danh sách các điểm du lịch có điểm bình chọn từ cao nhất đến thấp nhất và cho phép xem đánh giá cũng như bình luận của những người dùng trước đó. Chỉ khi nào người dùng đăng ký và đăng nhập thành công thì mới có thể đánh giá cho các điểm du lịch của hệ thống đưa ra. Những thông tin đánh giá của người dùng sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu nhằm sử dụng cho việc truy xuất của hệ tư vấn sau này. Khi người dùng nhấn vào một điểm đến nào đó, hệ thống sẽ đưa ra danh sách các điểm du lịch thuộc điểm đến đó, đồng thời cho phép người dùng lựa chọn một trong hai thuật toán tư vấn điểm du lịch được đăng mới nhất hoặc điểm du lịch có điểm bình Đại ọc Kin h tế Hu ế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 25 chọn cao nhất. Hệ thống sẽ tự động tính toán để đưa ra danh sách tư vấn được tính toán theo thuật toán mà người dùng đã chọn lựa dựa trên điểm đến mà người dùng vừa nhấn. Danh sách các điểm du lịch này sẽ nằm nội trong điểm đến mà người dùng chọn nhằm gợi ý cho người dùng những điểm du lịch gần nhau mà họ có thể xếp vào hành trình du lịch của mình. Hệ thống cũng sẽ xử lý tương tự đối với trường hợp người dùng không chọn một điểm đến cụ thể mà muốn xem các điểm du lịch tại nhiều điểm đến khác nhau. Sơ đồ 2.1: Quy trình sử dụng website du lịch Miền Trung Một số giai đoạn ở sơ đồ 2.1 có thể đảo vị trí cho nhau, ví dụ người dùng không nhất thiết phải đăng nhập rồi mới xem thông tin điểm du lịch mà có thể xem trước và đăng nhập sau. Hệ thống website phân biệt 3 loại tài khoản người dùng: Đại học Kin h tế Hu ế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 26 Thứ nhất, người quản trị website, là loại tài khoản duy nhất có thể thực hiện các công việc quản trị như: đăng tin, đăng bài, chỉnh sửa thông tin và nội dung website, xóa tài khoản người dùng, xóa đánh giá cũng có thể bình luận và đánh giá như các người dùng thông thường khác. Có thể có 1 hoặc nhiều tài khoản quản trị. Thứ hai, người dùng có tài khoản và đăng nhập được vào hệ thống. Đây là nhóm người để lại đánh giá và bình luận cung cấp CSDL cho hệ thống. Thứ ba, tài khoản khác là nhóm chưa có tài khoản hoặc không đăng nhập vào hệ thống. Nhóm này chỉ có thể xem nội dung website và không được phép bình luận hay đánh giá. 2.2. Phân tích hệ thống Phân tích hệ thống về chức năng nhằm xác định một cách chính xác và cụ thể các chức năng chính của hệ thống thông tin. Trong giai đoạn này cần phải xác định rõ ràng những gì mà hệ thống cần phải thực hiện mà chưa quan tâm đến phương pháp thực hiện chức năng đó. 2.2.1.Sơ đồ phân rã chức năng (BFD - Business Function Diagram) Với mô tả bài toán như trên, tôi xây dựng sơ đồ chức năng kinh doanh với 3 chức năng chính như sau: - Quản lý tài khoản người dùng: Người dùng truy cập Website có thể tạo tài khoản và đăng nhập vào hệ thống. Hệ thống sau khi nhận được những thông tin đăng ký của người dùng sẽ xử lý thông tin và phản hồi lại cho người dùng. - Quản lý điểm du lịch: Mọi đối tượng khi truy cập vào website đều có thể xem thông tin chi tiết của các điểm du lịch. Riêng đối với người quản trị đăng nhập vào hệ thống có thể thêm, sửa, xóa các điểm du lịch để tạo nội dung cho website. - Quản lý tư vấn: Người dùng sau khi đăng ký và đăng nhập vào hệ thống sẽ được đánh giá trên các điểm du lịch khi nhấn vào từng điểm du lịch cụ thể. Hệ thống sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin đánh giá và lưu vào CSDL. Dựa trên dữ liệu đó, hệ thống có thể xử lý để cho ra kết quả tư vấn tùy vào những lựa chọn của người dùng. Đại học Kin h tế Hu ế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 27 Hình 2.1. Sơ đồ chức năng kinh doanh BFD Ngoài ra, website thu thập thông tin đánh giá về một số điểm du lịch ở khu vực Miền Trung – Việt Nam cho hệ tư vấn du lịch cũng có đầy đủ những chức năng cơ bản thường có của một website thông thường như thêm, sửa, xóa danh mục, thêm, sửa, xóa tài khoản người dùng, phân quyền, kiểm soát bình luận của người dùng, chỉnh sửa nội dung trên websiteĐể đơn giản, nội dung khóa luận chỉ chú trọng đến những chức năng chính và riêng biệt của website như đã nêu trong sơ đồ BFD. Đại học Kin h tế Hu ế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 28 2.2.2. Sơ đồ ngữ cảnh (CD - Context Diagram) Hình 2.2: Sơ đồ ngữ cảnh Đối với chức năng cung cấp thông tin của các điểm du lịch, nhà quản trị được xem là tác nhân ngoài của hệ thống. Tuy nhiên, đối với việc tổng hợp, thống kê theo thông tin cá nhân của người dùng phục vụ cho hoạt động tư vấn thì nhà quản trị được xem là tác nhân trong của hệ tư vấn. Có thể nói toàn bộ hệ thống website là một hệ tư vấn du lịch, sau khi lấy thông tin tra cứu của người dùng, hệ tư vấn sẽ xử lý những điểm đánh giá và các thông tin khác từ CSDL để trả về một bảng xếp hạng các điểm du lịch có thứ tự sắp xếp phù hợp với yêu cầu tra cứu của người dùng. 2.2.3. Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD – Data Flow Diagram) 1. Sơ đồ DFD mức 0 Sơ đồ DFD mức 0 (Hình 2.3) bao gồm 2 tác nhân ngoài là “Người dùng” và “Nhà quản trị”, 3 kho dữ liệu: kho dữ liệu “Người dùng” lưu lại thông tin cá nhân của người dùng như: tên, ngày sinh, địa chỉ; kho dữ liệu “Điểm du lịch” lưu lại tên, mô tả, hình ảnh, phân loại;kho dữ liệu “Đánh giá” lưu lại điểm đánh giá và bình luận của người dùng. Đại học K n h tế Hu ế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 29 Hình 2.3 : Sơ đồ DFD mức 0 2. Sơ đồ phân ra chức năng 1.0 Hình 2.4 : Sơ đồ phân rã chức năng 1.0 Đại học Kin h tế Hu ế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 30 Sơ đồ phân rã chức năng 1.0 (Hình 2.4) là sơ dồ phân rã chức năng Quản lý tài khoản người dùng. Chức năng này được chia làm 5 chức năng nhỏ, bao gồm: Đăng ký, Đăng nhập, Cập nhật thông tin, Đăng xuất và gửi email thông báo người dùng. Tất cả dữ liệu ở chức năng này đều được lưu vào kho dữ liệu “Người dùng”. 3. Sơ đồ phân rã chức năng 2.0 Hình 2.5: Sơ đồ phân rã chức năng 2.0 Sơ đồ phân rã chức năng 2.0 là sơ đồ phân rã chức năng Quản lý điểm du lịch, được chia thành 4 chức năng nhỏ là : Thêm, Sửa, Xóa và Xem điểm du lịch. Đối với các chức năng Thêm, Sửa, Xóa điểm du lịch thì chỉ có nhà quản trị mới thực hiện được, đối với chức năng Xem điểm du lịch thì tất cả người dùng kể cả người dùng chưa có tài khoản vẫn có thể xem được. 4. Sơ đồ phân rã chức năng 3.0 Sơ đồ phân rã chức năng 3.0 (Hình 2.6) là sơ đồ phân rã chức năng Quản lý tư vấn- đây là chức năng quan trọng nhất của hệ thống website, bao gồm 3 chức năng nhỏ Đại học Kin h tế Hu ế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 31 là Tiếp nhận, xử lý TT đánh giá, Tiếp nhận, xử lý TT tra cứu và Phản hồi kết quả tư vấn. Thông tin về đánh giá được lưu vào kho dữ liệu “Đánh giá”, đây là dữ liệu chủ yếu mà website cần thu thập để làm CSDL cho hệ tư vấn. Hình 2.6: Sơ đồ phân rã chức năng 3.0 2.2.4. Sơ đồ thực thể - mối quan hệ ERD Sơ đồ Thực thể - mối quan hệ (Hình 2.7) thể hiện mối quan hệ giữa các tập thực thể trong hệ thống. Trong đó, một người dùng có thể có nhiều đánh giá và nhà quản trị vừa đóng vai trò quản trị nhưng cũng vừa là một người dùng thông thường, có những thuộc tính của tập thực thể Người dùng. Nhà quản trị cung cấp thông tin cho nhiều điểm du lịch vì vậy mối quan hệ với tập thực thể Điểm du lịch là 1-n. Đại học Kin h tế Hu ế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 32 Hình 2.7: Sơ đồ thực thể - mối quan hệ 2.2.5. Mô hình dữ liệu mối quan hệ Hình 2.8: Lược đồ mối quan hệ Đại học Kin h tế Hu ế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 33 Trong đó: - Bảng wp_users: lưu danh sách người dùng - Bảng wp_usermeta: lưu thông tin chi tiết của người dùng như : giới tính, ngày sinh, địa chỉ - Bảng wp_comments: danh sách các bình luận, nội dung bình luận. - Bảng wp_commentmeta: lưu điểm đánh giá tương ứng với mỗi bình luận ở bảng wp_comments. - Bảng wp_post: lưu lại nội dung các điểm du lịch. -Bảng wp_terms: là bảng lưu các danh mục như danh sách các điểm đến và các loại hình du lịch. -Bảng wp_term_relationships: thể hiện mối quan hệ giữa bảng wp_post và wp_terms, nó chỉ ra điểm du lịch này thuộc điểm đến nào, hay thuộc loại hình du lịch gì. Như vậy, thông qua việc mô tả hệ thống, đưa ra các sơ đồ như sơ đồ ngữ cảnh, sơ đồ chức năng, sơ đồ luồng dữ liệu cùng với việc phân tích lược đồ mối quan hệ, chương 2 này trình bày quá trình phân tích và thiết kế hệ thống làm cơ sở để tiến hành xây dựng website. Đại học Kin h tế Hu Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 34 Chương 3: XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI WEBSITE THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH Ở KHU VỰC MIỀN TRUNG - VIỆT NAM Dựa trên những nghiên cứu về lý thuyết điểm đến và điểm du lịch, lý thuyết hệ tư vấn du lịch và phân tích một số website du lịch mà chương 1 đã trình bày cùng với những phân tích và thiết kế hệ thống ở chương 2, chương này sẽ đi vào bước cuối cùng đó là xây dựng và triển khai website. 3.1 Hệ thống quản lý nội dung WordPress WordPress là một hệ quản trị nội dung bằng ngôn ngữ PHP để hỗ trợ tạo nhiều loại website khác nhau. Nó được rất nhiều người dùng ủng hộ về tính dễ sử dụng và kho plugin phong phú với những tính năng hữu ích đi kèm. WordPress có thể thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu như giới thiệu điểm du lịch, phân loại điểm du lịch, lấy đánh giá của người sử dụng và dễ dàng tích hợp thêm các plugin để thực hiện các chức năng khác của website. Do đó, khóa luận đề xuất xây dựng website bằng WordPress, đây là phương pháp nhanh gọn, đơn giản, dễ thực hiện và quan trọng nhất nó đáp ứng đầy đủ các chức năng mà đề tài hướng đến. 3.1.1. Hệ thống quản lý nội dung WordPress Hệ thống quản lý nội dung (Full content management system) WordPress là một bộ mã nguồn xây dựng website cực kỳ mạnh mẽ được viết bằng ngôn ngữ lập trình website PHP (Hypertext Preprocessor) và sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL. WordPress được ra mắt lần đầu tiên vào ngày 27/5/2003 bởi tác giả Matt Mullenweg và Mike Little. Vài năm sau đó, nó đã có những bước tiến vượt bậc thể hiện ở kho Plugins và Theme khổng lồ với rất nhiều tùy biến. Hiện nay, WordPress được sở hữu và phát triển bởi công ty Automattic có trụ sở tại San Francisco, California thuộc hợp chủng quốc Hoa Kỳ. WordPress được rất nhiều người sử dụng ủng hộ về tính dễ sử dụng, nhiều tính năng hữu ích. Qua thời gian, số lượng người sử dụng tăng lên, các cộng tác viên là những lập trình viên cũng tham gia đông đảo để phát triển mã nguồn WordPress có thêm những tính năng tuyệt vời. Và cho đến thời điểm hiện tại, WordPress là một hệ Đại học Kin h tế Hu ế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 35 quản trị nội dung vượt trội để hỗ trợ người dùng tạo ra nhiều thể loại website khác nhau như blog, website tin tức/tạp chí, giới thiệu doanh nghiệp, bán hàng – thương mại điện tử 3.1.2. Ưu điểm của WordPress 1. Dễ sử dụng WordPress được phát triển nhằm phục vụ đối tượng người dùng phổ thông, không có nhiều kiến thức về lập trình website nâng cao. Các thao tác trong WordPress rất đơn giản, giao diện quản trị trực quan giúp bạn có thể nắm rõ cơ cấu quản lý một website WordPress trong thời gian ngắn. 2. Cộng đồng hỗ trợ đông đảo Là một mã nguồn CMS mở phổ biến nhất thế giới, điều này cũng có nghĩa là bạn sẽ được cộng đồng người sử dụng WordPress hỗ trợ bạn các khó khăn gặp phải trong quá trình sử dụng. Nếu bạn có khả năng tiếng Anh tốt, bạn có thể dễ dàng tìm câu trả lời cho vấn đề bạn đang gặp phải trên Google chỉ với vài từ khóa tìm kiếm. 3. Nhiều gói giao diện có sẵn Trong khi sử dụng WordPress, khái niệm giao diện cho website Hiện nay WordPress có rất nhiều theme miễn phí khác nhau để bạn có thể dễ dàng thay đổi “da thịt” của website mình chỉ với vài cú click mà không cần bận tâm việc làm sao để thiết kế một theme cho riêng mình. 4. Nhiều plugin hỗ trợ Plugin nghĩa là một trình cắm thêm vào website để bổ sung các chức năng mà bạn cần. Ví dụ mặc định sau khi cài website WordPress, bạn không có chức năng hiển thị các bài viết liên quan ở dưới mỗi bài viết, nhưng với nhiều plugin miễn phí hỗ trợ thì bạn có thể dễ dàng cài thêm một plugin miễn phí để website mình có chức năng đó. 5. Dễ phát triển cho lập trình viên Nếu bạn là một người có am hiểu về việc làm website như thành thạo HTML, CSS, PHP thì có thể dễ dàng mở rộng website WordPress của bạn ra với rất nhiều tính năng vô cùng có ích. Cách phát triển cũng rất đơn giản vì WordPress là một mã nguồn mở nên bạn có thể dễ dàng hiểu được cách hoạt động của nó và phát triển thêm các tính năng. Đại học K n h tế Huế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 36 Với hàng nghìn hàm (function) có sẵn của nó, bạn có thể thoải mái sử dụng, bạn cũng có thể thay đổi cấu trúc của một hàm với filter hook và hầu như quy trình làm việc của một lập trình viên chuyên nghiệp có thể ứng dụng dễ dàng vào WordPress. 6. Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ Mã nguồn WordPress hiện tại có rất nhiều gói ngôn ngữ đi kèm, bao gồm tiếng Việt. Mặc dù trong mỗi giao diện hay plugin đều có ngôn ngữ riêng nhưng bạn có thể dễ dàng tự dịch lại nó với các phần mềm hỗ trợ. 7. Có thể làm nhiều loại website Dùng WordPress không có nghĩa là bạn chỉ có thể làm blog cá nhân, mà bạn có thể biến website mình thành một trang bán hàng, một website giới thiệu công ty, một tờ tạp chí online bằng việc sử dụng kết hợp các theme và plugin với nhau. Tuy nhiên để làm được, bạn nên chắc chắn là đã hiểu được WordPress chứ đừng vội một bước lên mây để nhận các cảm giác thất vọng vì độ phức tạp của nó. Chính vì những ưu điểm trên, tôi quyết định dùng mã nguồn mở WordPress để xây dựng website của mình. 3.2. Xây dựng website Website thu thập thông tin đánh giá về một số điểm du lịch ở khu vực Miền Trung – Việt Nam cho hệ tư vấn du lịch (gọi tắt là website du lịch Miền Trung) được xây dựng bằng WordPress phiên bản 4.4.2, giao diện (theme) Virtue 3.2 và hiện đang triển khai tại địa chỉ 3.2.1. Các plugin được sử dụng Để xây dựng website phù hợp với yêu cầu và mục đích đặt ra, đề tài tích hợp thêm 5 plugin sau đây vào hệ thống website. Woocommerce (2.5.2): là một plugin miễn phí được sử dụng để tạo một trang thương mại điện tử cỡ nhỏ tốt nhất hiện nay trong WordPress. Nó cũng như bao plugin khác là bổ sung chức năng vào website nhưng nó sẽ bổ sung gần như toàn diện các chức năng mà một trang bán hàng đơn giản cần có. Tuy đề tài khóa luận đang triển khai không phải là một website bán hàng, thế nhưng với plugin này nó có thể cung cấp các chức năng cần thiết như cho phép đánh giá và bình luận, có thể xem điểm du lịch tương tự như một sản phẩm để xếp loại theo danh mục và cũng dễ dàng tùy chỉnh cho Đại học Kin h tế Huế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 37 chức năng giới thiệu các điểm du lịch. Meta Slide (3.3.6): là plugin làm slide ảnh chạy trên website, quản lý slide dưới dạng tab, nó có nhiều ưu điểm vượt trội như vừa đơn giản, vừa load nhanh và đặc biệt là cấu hình dễ dàng trong admin. Search and Replace (3.0.1): Cung cấp chức năng tìm kiếm và thay thế dữ liệu trong toàn bộ cài đặt WordPress, sao lưu và nhập cơ sở dữ liệu, thay đổi bảng tiền tố hoặc chuyển tên miền đến tên miền khác. Đây là chức năng quan trọng khi thực hiện thay đổi đường dẫn link cho các phần tử của website khi được đẩy từ localhost lên máy chủ host. WP SMTP (1.1.9): Website cần có chức năng tự động gửi email khi người dùng đăng ký tài khoản thành công. Tuy nhiên, có một số nhà cung cấp host chặn hàm PHP mail() nên website không thể thực hiện chức năng này được. Đây là plugin hỗ trợ gửi email thông qua máy chủ SMPT mà không dùng đến hàm mail() có sẵn trong WordPress. Khi tích hợp plugin này, mọi vấn đề về mail sẽ được giải quyết. Tuy nhiên để plugin này hoạt động cần cấu hình đúng những thông tin sau: Hình 3.1 Cấu hình SMTP mail Ultimate Member: một plugin hoàn toàn miễn phí cho mục đích tạo trang tương tác thành viên đơn giản. Với plugin này, bạn sẽ có các chức năng chính để quản lý thành viên của mình, lấy thêm các thông tin quan trọng như ngày sinh ,địa chỉ, quốc tịch, điều này là quan trọng để thu thập CSDL cung cấp cho hệ tư vấn. 3.2.2. Giao diện của website du lịch Miền Trung 1. Giao diện dành cho người sử dụng Đại học Kin h tế Huế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 38 Hình 3.2: Bố cục trang chủ Đại học Kin h tế Hu ế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 39 Giao diện trang chủ (Hình 3.2) gồm những phần sau: 1. Topbar: bao gồm các trang đăng ký, đăng nhập, đăng xuất, thông tin tài khoản và ô tìm kiếm. 2. Menu: bao gồm trang giới thiệu, trang Phổ biến (trang chủ), danh mục tìm kiếm điểm du lịch theo điểm đến và theo loại hình du lịch. 3. PrimarySidebar: bao gồm ô tìm kiếm, bài viết mới nhất và các bình luận mới nhất . 4. Main Content: khu vực hiển thị danh sách các điểm du lịch được xếp theo điểm bình chọn hoặc theo thời gian được đăng tải. Giao diện trang chủ của website là chính trang Phổ biến (Hình 3.2), mặc định hiển thị bảng xếp hạng các điểm du lịch có điểm đánh giá từ cao đến thấp. Người dùng có thể thay đổi sang cách xếp theo điểm du lịch có thời gian đăng tải mới nhất đến cũ nhất. Ngoài ra, có thể xem theo điểm đến và loại hình du lịch. Website cho phép người dùng xem danh sách điểm du lịch được phân loại theo điểm đến (Hình 3.3) và theo loại hình du lịch (Hình 3.4). Ví dụ: nếu chọn điểm đến là Huế, website sẽ hiển thị các điểm du lịch ở Huế theo thứ tự của điểm bình chọn như ở Hình 3.5 (Phụ lục). Hình 3.3: Chọn hiển thị theo điểm đến Đại học Kin h tế Hu ế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 40 Hình 3.4: Tìm kiếm theo loại hình du lịch Hình 3.6: Trang chi tiết điểm du lịch Đại học Kin h tế Hu ế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 41 Sau khi danh sách các điểm du lịch hiển thị, nếu kích vào một điểm du lịch cụ thể nào đó thì website sẽ chuyển đến trang chi tiết điểm du lịch (Hình 3.6). Trên trang này, người dùng có thể đánh giá và bình luận nếu đã đăng nhập vào hệ thống. Hình 3.7: Thông tin đăng ký tài khoản người dùng Đại học Kin h tế Hu ế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 42 Thông tin đăng ký tài khoản người dùng bao gồm: Tên đăng nhập, Họ, Tên, Giới tính, Ngày sinh, Địa chỉ, Quốc tịch, Email, Mật khẩu. Trong đó, Tên đăng nhập và Email là hai thông tin không được trùng với các tài khoản đã có trong hệ thống. Những thông tin về Họ, Tên, Giới tính, Ngày sinh, Địa chỉ, Quốc tịch người dùng có thể bỏ qua, website không bắt buộc người dùng phải cung cấp những thông tin này. 2. Giao diện dành cho nhà quản trị website Hình 3.8: Giao diện trang quản trị mặc định của WordPress Trang quản trị có giao diện mặc định mà WordPress cung cấp, trang này không thể sửa chữa hay thay đổi. Khi thêm một điểm du lịch mới, ta vào mục “Sản phẩm” có giao diện như hình 3.9. Cụ thể: 1,2 : Để thêm một điểm du lịch cũng tương tự như thêm một sản phẩm. 3: Gõ tên điểm du lịch 4: Là vùng mô tả điểm du lịch thứ nhất, nội dung ở vùng này sẽ hiển thị phía dưới cùng của trang chi tiết điểm du lịch nên có thể đưa vào những thông tin ngắn gọn như: địa chỉ, giờ đón khách tham quan, 5: Là vùng chứa nội dung mô tả chi tiết điểm du lịch, nội dung ở đây phải gây được thu hút, hứng thú, lôi cuốn, miêu tả những điều thú vị, hấp dẫn của điểm du lịch. 6: Ở đây bạn chọn đăng ảnh để đưa vào thư viện ảnh của điểm du lịch đó. 7: Chọn điểm đến và loại hình du lịch mà điểm du lịch đó thuộc vào. Đại họ Kin h tế Hu ế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 43 8: Kết thúc quá trình thêm một điểm du lịch sau khi kích nút “Đăng bài viết”. Hình 3.9: Giao diện thêm một điểm du lịch Ngoài ra, đối với trang quản trị, WordPress còn cung cấp thêm giao diện cho phép nhà quản trị kiểm duyệt các bình luận (Hình 3.10, Phụ lục), quản lý người dùng (Hình 3.11, Phụ lục), tùy chỉnh các cài đặt cơ bản của trang web (Hình 3.12, Phụ lục) Đại học Kin h tế Hu ế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 44 3.2.3. CSDL của các điểm du lịch Về nội dung, website đã có 57 điểm du lịch nổi bật của miền Trung, trong đó phải kể đến những điểm du lịch nổi tiếng như Đại Nội Huế, Phố Cổ Hội An, Động Phong Nha, .57 điểm du lịch này thuộc 9 điểm đến lớn đó là: Buôn Ma Thuộc, Huế, Đông Hà, Đà Nẵng, Hội An, Kom Tum, Nha Trang, Quảng Bình, Quy Nhơn. Ngoài việc phân loại theo điểm đến, các điểm du lịch còn được xếp vào 6 loại hình du lịch phổ biến: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch giải trí, du lịch lễ lội, du lịch tham quan, du lịch nghĩ dưỡng. Để có được CSDL ban đầu cho website, bao gồm thông tin, mô tả, hình ảnh của điểm du lịch cần tìm kiếm, thu thập, sao chép có chọn lọc tại nhiều website khác nhau, đặc biệt là các trang du lịch lớn. Đối với danh sách các điểm đến, danh sách các điểm du lịch và hình ảnh của mỗi điểm du lịch được lấy từ website tripadvisor.com, đây là một trong những website du lịch lớn nhất thế giới. Thông tin cũng như những mô tả về điểm du lịch được thu thập từ website vi.wikipedia.org và nhiều trang web du lịch trong nước như: tourdanang123.com, travel.com.vn, dulichvietnam.com.vn, dulichviet.com.vn, vietravel.com, ivivu.com, bazantravel.com, tour.dulichvietnam.com.vn, cholontourist.com.vn Bên cạnh những thông tin về tên, địa chỉ, giờ đón khách, thông tin liên hệ website tập trung mô tả làm nổi bật nét hấp dẫn và cuốn hút du khách tại mỗi điểm du lịch, trình bày về hoạt động đặc trưng và những hoạt động được yêu thích ở các điểm du lịch của miền Trung – Việt Nam. 3.3. Triển khai hệ thống và đánh giá kết quả ban đâu 3.3.1. Triển khai hệ thống Hiện tại đã triển khai hệ thống và xây dựng website với địa chỉ: dulichmientrung.890m.com. Sau hai gần tháng chạy thử nghiệm website đã có nội dung của 57 điểm du lịch thuộc 9 điểm đến lớn tại miền Trung. Đồng thời cũng xếp 57 điểm du lịch vào 6 loại hình du lịch. Đối với tài khoản người dùng, do còn hạn chế về mặt thời gian nên số lượng người dùng tạo tài khoản và tham gia đánh giá chưa được lớn, tuy vậy website cũng đã Đại học Kin h tế Huế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 45 có được một lượng dữ liệu ban đầu. Một số bảng dữ liệu có thể sử dụng cho hệ tư vấn đó là bảng wp_user, usermeta và bảng commentmeta. Bảng wp_user (Bảng 3.1, Phụ lục) là bảng lưu danh sách tài khoản người dùng, bao gồm các thông tin như: tên đăng nhập, mật khẩu, địa chỉ email,..dựa vào sự liên kết với bảng wp_usermeta như ở hình 2.7: Lược đồ mối quan hệ có thể lấy thêm những thông tin về ngày sinh, quốc tịch, địa chỉ là nguồn CSDL quan trọng trong các thống kê của hệ tư vấn. Bảng usermeta (Bảng 3.2, Phụ lục) lưu giữ các thông tin về người dùng được sử dụng cho hệ tư vấn. Ví dụ dựa vào những thông tin về địa chỉ và ngày sinh có thể cho ra những thống kê về thói quen du lịch theo độ tuổi hoặc theo vùng miền, đây là loại dữ liệu quan trọng nhưng lại ít được các hệ tư vấn du lịch hiện nay quan tâm. Cột meta_value trên bảng commentmeta (Bảng 3.3, Phụ lục) lưu lại điểm đánh giá của người dùng tại mỗi điểm du lịch có giá trị từ 1 đến 5 tương ứng với số sao người dùng bình chọn trên trang chi tiết điểm du lịch của website. Dữ liệu về điểm đánh giá là dữ liệu quan trọng nhất mà đề tài khóa luận hướng đến thu thập làm CSDL cho hệ tư vấn. 3.3.2. Đánh giá kết quả ban đầu Để lấy CSDL của website cần truy cập vào trang quản lý hosting là hostinger.vn, sau khi đăng nhập vào trang này, ta đến phần quản lý host của website dulichmientrung.890m.com, vào mục Databases như hình 3.13. Khi chọn mục “phpMyAdmin” , CSDL của website sẽ được hiển thị như hình 3.14. Hình 3.13: Mục Databases trên trang Hostinger.vn Đại họ Kin h tế Huế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 46 Hình 3.14: CSDL của website Nếu muốn lấy CSDL của một bảng bất kỳ, chỉ cần kích vào bảng đó, sau đó chọn loại định dạng file (ví dụ như PDF, Excel) và chọn “Export”, CSDL sẽ được tự động được download về máy. Dựa vào dữ liệu điểm đánh giá trên bảng wp_commentmeta, thông tin về ngày tháng năm sinh, địa chỉ của người dùng trên bảng wp_usermeta và một số bảng như wp_post, wp_terms, wp_term_relationships là các bảng lưu lại sự phân loại điểm du lịch, có thể thực hiện một số thống kê như sau: Biểu đồ 3.1: Mức độ hài lòng của người dùng với du lịch sinh thái theo độ tuổi Đại học Ki h tế Hu ế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 47 Biểu đồ 3.2: Sự đánh gía của người dùng đối với các điểm du lịch ở Huế phân theo đơn vị hành chính Biểu đồ 3.3: Biểu đồ thể hiện đánh giá của người dùng đối với các loại hình du lịch khác nhau Từ dữ liệu ban đầu cùng với một số thống kê đã thực hiện, tôi rút ra 3 đặc điểm sau của du lịch miền Trung nước ta: Đầu tiên, về sự ảnh hưởng của độ tuổi đối với loại hình du lịch sinh thái (Biểu đồ Đại học Kin h tế Hu ế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 48 3.1), nhóm người từ 33 đến 38 tuổi có mức độ hài lòng cao nhất đối với du lịch sinh thái với điểm đánh giá trung bình 4,2/5 sao.Nhóm người từ 15 đến 20 tuổi có mức độ hài lòng thấp nhất với điểm đánh giá trung bình 3,4/5 sao.Đối với những nhóm tuổi còn lại có điểm đánh giá trung bình dao động trong khoảng 3,7 đến 3,9/ 5 sao. Có thể thấy, độ tuổi của khách du lịch không mang tính chất quyết định đến việc họ có thích du lịch sinh thái hay không vì mức độ hài lòng của họ ở từng nhóm tuổi có sự khác nhau nhưng chênh lệch không lớn lắm. Tuy nhiên vẫn nên tập trung cho những khách trong độ tuổi 33 đến 38, vì đa số họ hài lòng với du lịch sinh thái. Thứ 2, đối với ảnh hưởng của đơn vị hành chính hay nơi sống, cụ thể ở đây là Thừa Thiên Huế (Biểu đồ 3.2), điểm trung bình mà những người sống ở Huế đánh giá cho các điểm du lịch tại đây là 2,7/5 sao thấp hơn nhiều so với đánh giá của khách du lịch tại các tỉnh thành khác đến, cụ thể là thấp hơn 1,5 sao. Điều này cho thấy, tuy khách du lịch địa phương là lớn, họ chủ động về giao thông, phương tiện đi lại tuy nhiên mức độ hài lòng của họ không cao có thể do sự quen thuộc, hoặc do du lịch tự túc và không có một lịch trình hợp lý, thói quen tiết kiệm và không chi tiêu nhiều cho du lịch. Đối với du lịch Huế, nên tập trung thu hút nguồn khách du lịch ngoại tỉnh và khách nước ngoài hơn so với khách du lịch địa phương. Thứ 3, sự khác nhau của đánh giá người dùng ở những loại hình du lịch khác nhau (Biểu đồ 3.3). Trong đó, du lịch giải trí được đánh giá cao nhất với 4,8 sao, thấp nhất là du lịch lễ hội với 3,6 sao. Các loại hình du lịch còn lại tuy có khác biệt nhưng chênh lệch không lớn lắm. Thống kê chỉ ra rằng song song với việc phát triển các loại hình du lịch được yêu thích cần tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với loại hình du lịch lễ hội, miền Trung là vùng đất có nhiều thế mạnh để phát triển loại hình du lịch này và để tận dụng nó cần có giải pháp để tối đa sự hài lòng của du khách. Như vậy, thông qua việc trình bày các vấn đề về hệ quản trị nội dung WordPress, giao diện của website, các plugin được sử dụng và thực hiện một số thống kê đơn giản dựa trên CSDL thu thập được.chương 3 đã thể hiện khá đầy đủ nội dung xây dựng website và quá trình triển khai hệ thống, đến đây hoàn thiện nội dung khóa luận. Đại học Kin h tế Huế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 49 KẾT LUẬN Hiện nay, sự quan tâm đối với hệ tư vấn du lịch đang rất cao vì sự cần thiết của những ứng dụng có thể giúp khách du lịch nắm bắt tốt thông tin và đưa ra những nội dung hoặc lời khuyên phù hợp cho từng cá nhân. Đề tài khóa luận hướng đến việc thu thập dữ liệu đánh giá của người dùng cung cấp cho hệ tư vấn thông qua một website du lịch đơn giản, những dữ liệu này có thể sử dụng cho mọi hệ tư vấn du lịch với nhiều phương pháp tư vấn khác nhau. Các điểm du lịch mà website tư vấn là kết quả có được dựa trên những đánh giá của nhiều người dùng trước đó.Qua quá trình nghiên cứu một cách tổng quan nhất về điểm du lịch và hệ tư vấn du lịch thì việc ứng dụng nó để lập website tư vấn du lịch về cơ bản đã hoàn thành phần nào mô phỏng được một hệ tư vấn du lịch cơ bản, thực hiện được đầy đủ các mục tiêu đề tài đặt ra đó là giới thiệu các điểm du lịch ở miền Trung, lấy đánh giá người dùng làm CSDL cho hệ tư vấn. Mặc dù website về cơ bản đã đáp ứng khá đầy đủ các mục tiêu đề ra, tuy nhiên do hạn chế về mặc thời gian cũng như nhiều yếu tố khác nên tồn tại thiếu sót là điều không thể tránh khỏi, hệ tư vấn được xây dựng chưa thể hiện được đầy đủ một hệ tư vấn du lịch, cũng như đạt được một CSDL đủ lớn. Để khắc phục những thiếu xót trên cần có nhiều thời gian đặc biệt trong việc thu thập dữ liệu, làm sao tạo được một CSDL đủ lớn và đầy đủ cho hệ tư vấn du lịch là nội dung quan trọng nhất mà đề tài hướng tới, bên cạnh đó cần nâng cao chất lượng và số lượng của thông tin chi tiết cho các điểm du lịch, tìm cách thu hút người dùng để lại thông tin cá nhân và đánh giá một cách đầy đủ. Với lý thuyết cơ bản về điểm du lịch, hệ tư vấn du lịch cùng với sự ra đời của website thu thập thông tin đánh giá một số điểm du lịch ở miền Trung – Việt Nam cho hệ tư vấn du lịch tuy còn nhiều thiếu sót, song hy vọng khóa luận phần nào giải quyết được vấn đề thiết hụt nguồn CSDL cho các hệ tư vấn du lịch hiện nay. Đại học Kin h tế Hu ế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt: 1. Nguyễn Văn An (2005), Luật Du lịch Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế Du Lịch, NXB Trẻ, TP. HCM. 3. Trần Văn Đính – Nguyễn Thị Minh Hoà (2008), Giáo trình Kinh tế Du lịch, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh: 4. Youcheng Wang, Abraham Pizam (2011), Destination Marketing and Management, Theories and Applications, CABI, England. 5. Philip Kotler, John T. Bowen, James C. Makens (2009), Marketing for Hospitality and Tourism, Pearson, New York. 6. World Tourism Organization (2007), A Practical Guide to Tourism Destination Management, Madrid. 7. Swarbrooke, 2002, Development and Management of Visitor Attractions, p. 3. Đại học Kin h tế Hu ế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 51 PHỤ LỤC Hình 3.5: Các điểm du lịch ở Huế Đại học Kin h tế Hu ế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 52 Hình 3.10: Kiểm duyệt phản hồi của người dùng Đại học Kin h tế Hu ế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 53 Hình 3.11: Quản lý người dùng Đại học Kin h tế Hu ế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 54 Hình 3.12: Tùy chỉnh cơ bản Đại học Kin h tế Hu ế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 55 Bảng 3.1: Mẫu dữ liệu trên bảng wp_user Đại học Kin h tế Hu ế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 56 Bảng 3.2: Mẫu dữ liệu lọc lấy giá trị địa chỉ, ngày sinh trên bảng Usermeta Đại học Kin h tế Hu ế Huỳnh Thị Hồng- Khóa luận tốt nghiêp GVHD Th.S Lê Viết Mẫn Trang 57 Bảng 3.3: Mẫu dữ liệu lọc lấy đánh giá trên bảng commentmeta Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhuynh_thi_hong_1666.pdf
Luận văn liên quan