MỤC LỤC
MỞ ĐẦU6
I.Giới thiệu bối cảnh đề tài6
II.Ý nghĩa và mục đích của đề tài6
III.Nhiệm vụ phải thực hiện. 7
III.1.Mục tiêu nghiên cứu. 7
IV.Nhiệm vụ phải thực hiện. 8
IV.1.Mục tiêu nghiên cứu. 8
IV.2.Kết quả dự kiến. 9
V.Tóm tắt phương pháp triển khai9
VI.Bố cục trình bày. 9
CƠ SỞ LÝ THUYẾT10
I.Tổng quan về XML10
I.1.XML là gì?. 10
I.2.Đặc điểm của XML10
I.3.Lược đồ XML11
I.4.XML và HTML13
II.Siêu dữ liệu - Metadata. 14
II.1.Siêu dữ liệu là gì?. 14
II.2.Siêu dữ liệu được gắn ở đâu. 16
III.Tổng quan về thư viện số. 16
III.1.Thư viện số là gì?. 16
III.2.Vai trò của thư viện số. 17
III.3.Mục đích của thư viện số. 17
IV.Tổng quan về Flex. 17
IV.1.Thành phần của Flex. 17
IV.2.Action Script18
IV.3.FDS. 18
IV.4.Sức mạnh của Flex. 18
V.Tổng quan về kiến trúc Cairngorm19
V.1.Các thành phần của Cairngorm19
V.2.Các sơ đồ-lược đồ mô phỏng hoạt động của kiến trúc Cairngorm20
PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG25
I.Mô tả hệ thống. 25
II.Đối tượng của hệ thống. 25
II.1.Người sử dụng. 25
II.2.Thành viên. 25
II.3.Quản trị viên. 25
III.Thiết kế. 26
III.1.Sơ đồ ca sử dụng front-end (use case front-end)26
III.2.Sơ đồ ca sử dung Back-end (use case back-end)29
III.3.Sơ đồ lớp. 31
PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG32
I.Công cụ và môi trường phát triển. 32
II.Demo ứng dụng. 32
II.1.Giao diện người dùng. 32
II.2.Giao diện quản trị37
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN44
48 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5754 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng website thư viện điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Tel. (84-511) 3736 949, Fax. (84-511) 842 771
Website: itf.ud.edu.vn, E-mail: cntt@ud.edu.vn
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
MÃ NGÀNH: 05115
ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG WEBSITE THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ
Mã số: 04T4-001
Ngày bảo vệ: 16,17/06/2009
SINH VIÊN : NGUYỄN NHƯ BẢO
LỚP : 04T4
CBHD : Ts. NGUYỄN THANH BÌNH
ĐÀ NẴNG, 06/2009
LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp đánh dấu bước ngoặt lớn trong mỗi cuộc đời sinh viên; để hoàn thành tốt đề tài luận văn tốt nghiệp này, em đã nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình từ phía các Thầy Cô giảng viên khoa Công Nghệ Thông Tin trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng; sự giúp đỡ to lớn từ phía bạn bè đồng nghiệp và gia đình.
Đầu tiên, em xin cảm ơn tất cả các Thầy, Cô giảng viên của trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng - những người đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quãng thời gian em ngồi học trên ghế giảng đường; những người đã làm tăng thêm trong em niềm yêu thích tin học. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình đã định hướng, tận tình hướng dẫn góp ý để em có thể hoàn thành đúng thời gian, đúng nội dung và đúng yêu cầu đặt ra của luận văn tốt nghiệp.
Thứ hai, em xin cảm ơn công ty Cổ phần giải pháp Tin học IFI-480 Trưng Nữ Vương-Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành tốt đợt thực tập, để rồi sau đó em tiếp tục phát triển làm luận văn tốt nghiệp.
Tiếp theo, em xin cảm ơn những người bạn, người anh, những người đã giúp đỡ em nhiệt tình xuyên suốt trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Và cuối cùng, không thể thiếu trong lời cảm ơn này là bố mẹ và gia đình. Cảm ơn mọi người đã ở bên cạnh con, động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất để bản thân con có thể hoàn thành tốt luận văn này.
Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng vì khả năng và thời gian có hạn, đề tài nghiên cứu chắc chắn còn có nhiều khiếm khuyết. Rất mong các Thầy, Cô giáo chỉ bảo giúp đỡ. Rất mong sự góp ý từ phía bạn bè và đồng nghiệp.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Ts. Nguyễn Thanh Bình.
Mọi tham khảo dùng trong luận văn này đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố.
Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá,tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Sinh viên,
Nguyễn Như Bảo
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ DUYỆT
MỤC LỤC
CÁC TỪ VIẾT TẮT
XML Ngôn ngữ định dạng mở rộng
(eXtensible Makup Language)
CSDL Cơ sở dữ liệu
(Database)
W3C Tổ chức độc lập định ra tiêu chuẩn cho trình duyệt Web, máy chủ và ngôn ngữ
(World Wide Web Consortium)
FDS Flex Data Service
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
Giới thiệu bối cảnh đề tài
Thư viện xuất hiện từ khi loài người có nhu cầu cần lưu giữ thông tin. Ngày trước, xử lý thư viện chỉ đơn giản chỉ là nơi tàng trữ và phổ biến tài liệu (in trên giấy) đáp ứng nhu cầu đọc có tính chất tập thể và xã hội. Vốn tài liệu đó đòi hỏi phải bảo quản, xử lý theo nguyên tắc phù hợp với tính chất vật lý của giấy. Ngày nay, việc tin học hóa hoạt động thông tin thư viện đã làm thay đổi phương thức hoạt động của thư viện, từ thu nhâp, xử lý, lưu giữ thông tin phục vụ bạn đọc, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dùng tin.
Đối với các thư viện truyền thống, sự bùng nổ Internet rõ ràng là đã đánh dấu một bước đột phá lớn về công nghệ. Sự đột phá này đã làm cho các thư viện tăng cường sử dụng kỹ thuật số, tạo điều kiện đổi mới nhưng đông đồng
thời cũng làm tăng thêm nỗi băn khoăn về việc tiếp tục các dịch vụ truyền thống.
Khái niệm thư viện số cho thấy “ một hệ thống thông tin trong đó tất cả các nguồn thông tin đều có sẵn dưới dạng có thể xử lý được bằng máy tính và trong đó tất cả các chức năng bổ sung, lưu trữ, bảo quản, tìm kiếm, truy nhập và hiện hình đều sử dụng kỹ thuật số”. Sự xuất hiện khái niệm này có liên quan trực tiếp tới sự bùng nổ Internet và với khả năng công nghệ xử lý và truy cập thông tin do website mang lại. Môi trường kỹ thuật Internet hiện nay thậm chí còn cho phép coi toàn thể các nguồn mạng một lúc nào đó như là một thư viện số ảo toàn cầu mà độc giả là toàn thể những người sử dụng Internet trên hành tinh này.
Theo quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thư viện Việt Nam tới năm 2010 và định hướng phát triển tới năm 2020 của Bộ Văn hóa – Thông tin có đoạn: “Ứng dụng khoa học công nghệ cao nhằm tự động hóa, hiện đại hóa trong khâu hoạt động của thư viện. Phát triển thư viện điện tử và thư viện kỹ thuật số”; đồng thời cùng với nhu cầu học tập mọi lúc mọi nơi của mọi người đã thúc đẩy em xây dựng website Thư viện điện tửđịnh dạng
”.
Ý nghĩa và mục đích của đề tài
Tên đề tài: “Xây dựng website Thư viện điện tử”
Đây là hệ thống hỗ trợ các thành viên của website có thể lưu trữ tài liệu, sách điện tử trực tuyến; cũng như khả năng tải về máy các tri thức trực tuyến mọi lúc, mọi nơi
Nhiệm vụ phải thực hiện
Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng cây mục tiêu như sau
Xây dựng website Thư viện điện tử
Tìm hiểu nghiệp vụ thư viện
Tìm hiểu kiến trúc Cairngorm
Tìm hiểu cách thức tổ chức, vận hành website
Xây dựng ứng dụng
Ô này nghĩa là gì ?
Cách thức tổ chức phân cấp theo XML
Xây dựng CSDL quan hệ
Liên lạc giữa client và server
Xây dựng tài liệu đặc tả
Phân tích thiết kế hướng đối tượng
C
o
d
i
n
g
Cách thức tổ chức, cấu trúc file
Ngôn ngữ Flex
Cách thức hoạt động của thư viện
Hoàn thiện 1 demo
Hình 1: Cây mục tiêu đề tài
Nhiệm vụ phải thực hiện
Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng cây mục tiêu như saucây mục tiêu này trình bày lặp lại !
Xây dựng website Thư viện điện tử
Tìm hiểu nghiệp vụ thư viện
Tìm hiểu kiến trúc Cairngorm
Tìm hiểu cách thức tổ chức, vận hành website
Xây dựng ứng dụng
Cách thức tổ chức phân cấp theo XML
Xây dựng CSDL quan hệ
Liên lạc giữa client và server
Xây dựng tài liệu đặc tả
Phân tích thiết kế hướng đối tượng
C
o
d
i
n
g
Cách thức tổ chức, cấu trúc file
Ngôn ngữ Flex
Cách thức hoạt động của thư viện
Hoàn thiện 1 demo
Hình 1: Cây mục tiêu đề tài
Kết quả dự kiến
Nắm vững các đặc trưng của tài liệu XML và ngôn ngữ Flex.
Nắm vững mô hình kiến trúc cairngormnên viết hoa chữ C
.
Cơ bản hiểu rõ về nghiệp vụ thư viện.
Xây dựng ứng dụng website dựa trên tài liệu đặc tả.
Tóm tắt phương pháp triển khai
Tìm hiểu cơ bản về nghiệp vụ thư viện.
Tìm hiểu ngôn ngữ Flex, mô hình kiến trúc cairngorm chủ yếu là trên internetnên viết hoa chữ I
.
Tìm hiểu phương pháp kỹ thuật để kết nối giữa client và server.
Xây dựng tài liệu đặc tả website.
Xây dựng hoàn thiện website dựa trên tài liệu đặc tả.
Bố cục trình bày
Chương 1 (Giới thiệu): giới thiệu bối cảnh đề tài. Chọn tên đề tài, mục đích và ý nghĩa của đề tài. Nhiệm vụ phải thực hiện (các mục tiêu nghiên cứu cụ thể và kết quả dự kiến). Tóm tắt phương pháp triển khai, tóm tắt nội dung, bố cục sẽ trình bày.
Chương 2 (Cơ sở lý thuyết):
Chương 3 (Phân tích và thiết kế hệ thống):
Chương 4 (Phát triển ứng dụng):
Chương 5 (Kết luận và hướng phát triển):
nên giới thiệu ngắn gọn nội dung mỗi chương
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tổng quan về XML
XML là gì?
XML là ngôn ngữ tạo cấu trúc dữ liệu văn bản được phát triển từ đầu năm 1996 dựa theo và tận dụng những điểm mạnh của chuẩn SGML (Standard Generalized Markup Language: được coi như là siêu ngôn ngữ có khả năng sinh ngôn ngữ khác), cùng những kinh nghiệm có được từ ngôn ngữ HTML (HyperText Markup Language). SGML phát triển cho việc định cấu trúc và nội dung tài liệu điện tử do tổ chức ISO (International Organization for Standardization) chuẩn hóa năm 1986.
SGML là do IBM đưa ra nhưng được phát triển bởi W3C (World Wide Web Consortium: tổ chức độc lập định ra tiêu chuẩn cho định dạng Web, máy chủ và ngôn ngữ), nhưng đặc tả XML lại do Netscape, Microsoft và các thành viên dự án Text Encoding Intiative (TEI) xây dựng. Tổ chức W3C XML Special Interest Group có đại diện từ hơn 100 công ty cùng nhiều chuyên gia được mời khác. W3C chính thức thông qua chuẩn XML vào tháng 2/1998.
XML là một hệ thống có luật dùng cho việc thiết kế các khổ mẫu (format) cho văn bản giúp tạo cấu trúc cho dữ liệu. Trong thực tế XML không phải là một ngôn ngữ lập trình, XML giúp máy tính dễ dàng tạo dữ liệu, đọc dữ liệu, trao đổi dữ liệu và làm cho cấu trúc dữ liệu trở nên rõ ràng và dễ hiểu hơn, ngoài ra XML còn có thể mở rộng, có nền tảng hoàn toàn độc lập và hỗ trợ tính quốc tế hóa, nội địa hóa. XML hỗ trợ hoàn toàn unicode.
Đặc điểm của XML
XML cung cấp một phương tiện dùng văn bản (text) để mô tả thông tin và áp dụng một cấu trúc kiểu cây cho thông tin đó. Cơ bản mọi thông tin đều thể hiện dưới dạng văn bản, chen giữa là các thẻ đánh dấu (markup) với nhiệm vụ ký hiệu sự phân chia thông tin thành một cấu trúc có thứ bậc của các dữ liệu ký tự, các phần tử dùng để chứa dữ liệu, và các thuộc tính của các phần tử đó. Về mặt nào đó, XML tương tự với các biểu thức S (S-expression) của ngôn ngữ lập trình LISP ở chỗ chúng đều mô tả các cấu trúc cây mà trong đó mỗi nút có thể có một danh sách tính chất của riêng mình.
Đơn vị cơ sở của XML là các ký tự theo định nghĩa của bộ ký tự toàn cầu (Universal Character Set). Các ký tự được kết hợp theo các tổ hợp chuỗi hợp lệ để tạo thành một tài liệu XML. Tài liệu này gồm một hoặc nhiều thực thể, mỗi thực thể mỗi thực thể thường là một phần nào đó của các ký tự thuộc tài liệu, được mã hóa dưới dạng một chuỗi các bit và lưu trữ trong một tệp văn bản (text file).
Các tệp XML có thể dùng cho nhiều loại dữ liệu đa phương tiện. RFC3023 định nghĩa các loại "application/xml" và "text/xml", với ý rằng dữ liệu được biểu diễn bằng XML mà không nói gì đến ngữ nghĩa của dữ liệu.
Sự phổ biến của các phần mềm soạn thảo văn bản (word processor) đã hỗ trợ việc soạn thảo và bảo trì tài liệu XML một cách nhanh chóng. Trước XML, có rất ít ngôn ngữ mô tả dữ liệu với các đặc điểm đa năng, thân thiện với giao thức Internet, dễ học và dễ tạo. Thực tế, đa số các định dạng trao đổi dữ liệu thời đó đều chuyên dụng, có tính độc quyền, và có định dạng nhị phân (chuỗi bit thay vì chuỗi ký tự) khó dùng chung giữa các ứng dụng phần mềm hay giữa các nền (platform) khác nhau. Việc tạo và bảo trì trên các trình soạn thảo thông dụng lại càng khó khăn.
Bằng cách cho phép các tên dữ liệu, cấu trúc thứ bậc. Ý nghĩa của các phần tử và thuộc tính có tính chất mở, có thể được định nghĩa bởi một giản đồ tùy biến được. XML cung cấp một cơ sở cú pháp cho việc tạo lập các ngôn ngữ đánh dấu dựa theo yêu cầu XML. Cú pháp chung của các ngôn ngữ đó là cố định, các tài liệu phải tuân theo các quy tắc chung của XML, bảo đảm rằng tất cả các phần mềm hiểu XML ít ra cũng phải có khả năng đọc (phân tích cú pháp – parse) và hiểu bố cục tương đối của thông tin trong các tài liệu đó. Giản đồ chỉ bổ sung một tập các ràng buộc cho các quy tắc cú pháp. Các giản đồ thường hạn chế tên của phần tử, thuộc tính và các cấu trúc thứ bậc được phép. Ví dụ, chỉ cho phép một phần tử tên “ngày sinh” chứa một phần tử tên “ngày” và một phần tử có tên “tháng”, mỗi phần tử phải chứa đúng một ký tự. Đây là điểm khác biệt giữa XML và HTML. HTML có một bộ các phần tử và thuộc tính không mềm dẻo, chỉ có một tác dụng và nói chung là không thể dùng cho mục đích khác.
XML không hạn chế về việc nó được sử dụng như thế nào. Mặc dù XML về cơ bản là dạng văn bản, các phần mềm với chức năng trừu tượng hóa nó thành các định dạng khác, giàu thông tin hơn đã nhanh chóng xuất hiện, quá trình trừu tượng hóa này được thực hiện chủ yếu qua việc sử dụng các giản đồ định hướng kiểu dữ liệu (datatype-oriented schema) và khuôn mẫu lập trình hướng đối tượng (mà trong đó, mỗi tài liệu XML được thao tác như là một đối tượng). Những phần mềm như vậy có thể coi XML như là dạng văn bản đã được tuần tự hóa chỉ khi nó cần truyền dữ liệu qua mạng.
Lược đồ XML
Để định nghĩa kiểu tài liệu cho XML, ngoài DTD ta còn dùng lược đồ (schema).
Một nhóm những nhà cung cấp kể cả Microsoft đã có kế hoạch đưa ra một sự (tiếp cận thay thế DTD được gọi là lược đồ mà họ đã đệ trình lên W3C dưới dạng XML-Data giống như một DTD, một lược đồ cung cấp những qui tắc của một tài liệu và chỉ ra những nhãn nào được sử dụng, các thuộc tính của chúng là gì mối quan hệ giữa các nhãn với nhau...
Tuy nhiên, khác với DTD một lược đồ có thể định nghĩa nên những kiểu dữ liệu. Ví dụ: một DTD có thể có một nhãn được chỉ định dạng nhưng nội dung được chứa trong nhãn có thể là một số hoặc một chuỗi ký tự. Một lược đồ có thể bắt buộc chúng ta phải nhập vào một số. Cách tiếp cận này rõ ràng có lợi đặc biệt đối với việc trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng, các đối tượng hoặc những CSDL. Vấn đề đặt ra duy nhất là liệu nó sẽ bị ảnh hưởng theo đặc điểm kỹ thuật của DTD hay kết quả là một sự mở rộng riêng biệt đến XML.
Mô hình cài đặt lược đồ XML theo Microsoft: là một tài liệu XML bắt đầu bằng một phần tử . Lược đồ cho phép định nghĩa và khai báo kiểu dữ liệu thực sự mà tài liệu sử dụng. Các kiểu dữ liệu dùng với không gian tên đối tượng đã được định nghĩa sẵn. Để định nghĩa phần tử XML trong lược đồ ta dùng phần tử khai báo , còn để khai báo các phần tử con ta dùng . Thuộc tính eltOnly cho biết chỉ chứa phần tử thẻ. Các thuộc tính minOccurs và maxOccurs cho biết số lần xuất hiện của thẻ trong tài liệu.
Mô hình cài đặt lược đồ XML theo W3C: tập tin lược đồ có dạng filename.xsd. Khai báo không gian tên cho tài liệu tham chiếu đến tập tin lược đồ theo địa chỉ URL như sau:
Trong tài liệu XML, phần tử chứa các phần tử con có thêm thuộc tính gọi là kiểu phức (complex types), chỉ chứa dữ liệu đơn giản như chuỗi, ngày tháng, số gọi là kiểu đơn (simple types). Bản thân thuộc tính được xem là kiểu đơn. Tập tin lược đồ phải được thiết kế hợp khuôn dạng tuân theo cấu trúc XML. Trước hết ta định nghĩa không gian tên xsd cho lược đồ vào định danh duy nhất theo địa chỉ URL:
Không gian tên này sẽ được dùng cho khai báo thẻ và thuộc tính, ví dụ: , hay . Để tạo ra kiểu dữ liệu, có thể dùng thẻ cho kiểu phức, cho kiểu đơn hay cho kiểu chú giải trong lược đồ.
Khai báo các phần tử và kiểu dữ liệu: các kiểu dữ liệu đơn đã được định nghĩa sẵn. Để tạo một kiểu phức, ta dùng thẻ . Sau đó khai báo các phần tử sử dụng kiểu vừa tạo. Để chỉ định số lần xuất hiện các phần tử, ta dùng các thuộc tính minOccurs và maxOccurs. Để chỉ định giá trị mặc định cho phần tử, có thể sử dụng thuộc tính fixed và default của khai báo .
Chỉ định ràng buộc và trị mặc định cho thuộc tính: có thể chỉ định kiểu cho thuộc tính (không có kiểu phức hợp). Một số tùy chọn cho thuộc tính và giá trị gán cũng được sử dụng.
Tạo các kiểu đơn giản: có thể tự định nghĩa các kiểu đơn, nhưng nó phải dựa trên kiểu nội tại của đặc tả XML. Ta có thể tạo kiểu đơn thông qua giới hạn kiểu. Các thành phần giới hạn là minInclusive, maxInclusive, pattern và giới hạn kiểu liệt kê enumeration. Cũng có thể sử dụng các định nghĩa kiểu vô danh (anonymous type definition) bằng cách kèm theo phần tử hoặc bên trong khai báo , khi đó ta không cần gán giá trị tường minh cho thuộc tính type trong .
XML và HTML
Trong thực tế bản thân ngôn ngữ XML có nguồn gốc giống như ngôn ngữ định dạng siêu văn bản HTML (HyperText Markup Language) từ chuẩn ngôn ngữ định dạng văn bản tổng quát có cấu trúc SGML. Mỗi văn bản XML cũng sử các thẻ (tags), các từ được đặt trong ngoặc với ‘’ (mở và đóng) và dùng thuộc tính tên gọi của các phần tử (element) với mẫu name= “value”.
Trong khi HTML đặc biệt chú ý tới từng thẻ (tag) và thuộc tính (attribute) có ý nghĩa gì và phần văn bản giữa các thẻ đó hiển thị như thế nào trên trình duyệt thì XML sử dụng các thẻ chỉ để phân định ranh giới giữa các đoạn dữ liệu và coi việc đọc và xử lý dữ liệu hoàn toàn là nhiệm vụ của các ứng dụng. Nhưng khác với ngôn ngữ HTML, số lượng và tên gọi các phần tử trong XML là không hạn chế.
XML là một văn bản nhưng không giống với những loại văn bản thông thường mà ta có thể đọc được. Các chương trình dùng để tạo các dữ liệu được cấu trúc hóa thông thường được lưu dữ liệu trên đĩa cứng, sử dụng khuôn dạng text hay nhị phân. Một thuận lợi của khuôn dạng văn bản là cho phép người đọc có thể đọc nó với bất kỳ bộ soạn thảo văn bản nào tùy thích. Các khuôn dạng văn bản cũng cho phép tìm lỗi dễ dàng hơn trong các ứng dụng. Giống như HTML các file XML là những file văn bản được tạo ra không phải với mục đích đề đọc, nhưng vẫn có thể đọc nếu thấy cần thiết. Tuy nhiên XML có điểm không bằng HTML, các luật dùng trong XML rất hạn chế, chỉ cần quên một thẻ, hay một thuộc tính không đi kèm với nội dung sẽ làm cho toàn bộ file XML đó ngừng hoạt động, trong khi đó lỗi này ở file HTML có thể được bỏ qua.
XML được xem như là ngôn ngữ mạnh hơn HTML do nó mang lại thông tin đầy đủ về dữ liệu. XML cung cấp “siêu dữ liệu” metadata hay còn được gọi là “dữ liệu về dữ liệu” (data about data). XML cho phép các nhà phát triển và quản trị công nghệ thông tin mô tả thông tin có liên quan tới các nguồn thông tin khác. Đây là phương pháp khai thác thông tin lý tưởng trong môi trường trao đổi thông tin từ các máy chủ ứng dụng cũng như từ các ứng dụng với nhau. Cấu trúc chặt chẽ của XML (nội dung được đặt giữa các thẻ metadata) cho phép các ứng dụng dễ dàng tìm kiếm và sử dụng nội dung đã tạo. Môi trường tài liệu XML trở thành một kho dữ liệu hỏi-đáp (query data repository) tương tự như cơ sở dữ liệu. Ngôn ngữ XML là giải pháp tích hợp cho vấn đề trao đổi dữ liệu tự động giữa các kho thông tin trên mạng Internet.
Một biểu ghi XML đơn giản có dạng như sau:
encoding="utf-8" standalone="yes"?>
Kinh tế học vi mô
Ngô Đình Giao
Kinh tế vĩ mô
Thống kê
2006
Chuẩn trao đổi các dữ liệu trên Internet hiện nay đã được tổ chức tiêu chuẩn quốc gia của Mỹ thông qua nhằm thay thế cho các chuẩn cũ không còn phù đó là chuẩn ANSI/NISO Z39.85-2001.
Siêu dữ liệu - Metadata
Siêu dữ liệu là gì?
Siêu dữ liệu dùng để mô tả tài nguyên thông tin. Thuật ngữ “meta” xuất xứ là một từ Hy Lạp đùng để chỉ một cái gì đó có bản chất cơ bản hơn hoặc cao hơn. Vì vậy metadata là dữ liệu về dữ liệu.
Theo tiến sĩ Warwick Cathro (Thư viện Quốc gia Úc) thì “siêu dữ liệu là những thành phần mô tả tài nguyên thông tin hoặc hỗ trợ thông tin truy cập đến tài nguyên thông tin”. Cụ thể trong tài liệu thì siêu dữ liệu được xác định là “dữ liệu mô tả các thuộc tính của đối tượng thông tin và trao cho các thuộc tính này ý nghĩa, khung cảnh và tổ chức. Siêu dữ liệu còn có thể được định nghĩa là dữ liệu có cấu trúc về dữ liệu”.
Theo Gail Hodge siêu dữ liệu là “thông tin có cấu trúc mà nó mô tả, giải thích, định vị, hoặc làm cho nguồn tin trở nên dễ tìm kiếm, sử dụng và quản lý hơn. Siêu dữ liệu được hiểu là dữ liệu về dữ liệu hoặc thông tin về thông tin”
Nói tóm lại thì siêu dữ liệu là thông tin mô tả tài nguyên thông tin.
Mục đích đầu tiên và yêu cầu cốt lõi nhất của siêu dữ liệu (metadata) là góp phần mô tả và tìm lại các tài liệu điện tử trên mạng Internet. Sự phát triển mạnh mẽ của Internet đã tạo ra sự bùng nổ của các loại dữ liệu đa dạng ở dạng số, văn bản, âm thanh, hình ảnh, tài liệu đa phương tiện. Những tài liệu này có thể truy cập được trên mạng Internet song việc tìm kiếm chúng một cách hiệu quả và khoa học như với các hệ thống thông tin trực tuyến là hết sức khó khăn. Để góp phần tăng cường chất lượng tìm kiếm các tài liệu số trên mạng Internet, người ta đã đưa ra giải pháp sử dụng siêu dữ liệu.
Thực ra trong hoạt động thông tin – thư viện truyền thống, từ lâu đã có những khái niệm liên quan đến siêu dữ liệu. Các bản thư mục chứa các dữ liệu mô tả đối tượng như cho sách , cho tạp chí thì chúng cũng được coi như là một dạng siêu dữ liệu. Với việc tự động hóa công tác biên mục, phiếu thư mục được thay thế bằng biểu ghi thư mục. Như vậy thành phần siêu dữ liệu còn có thể được trình bày trong biểu ghi, vì vậy biểu ghi này được coi là biểu ghi siêu dữ liệu (metadata record) của đối tượng được cơ sở dữ liệu quản lý. Với tài nguyên truyền thống trên giấy, thông tin mô tả được bố trí nằm ngoài đối tượng mà nó mô tả (Ví dụ, trên phiếu thư mục của mục lục thư viện, trong biểu ghi của CSDL). Nhờ những yếu tố mô tả như vậy, người ta có thể xác định và tìm kiếm lại được tài liệu một cách chính xác theo một vài yếu tố.
Ngày nay, nguồn tài liệu điện tử phát triển nhanh chóng và sự phân tán trên mạng nhiều đến mức không thể xử lý được một cách thủ công như đã và đang áp dụng đối với tài liệu xuất bản trên giấy. Để xử lý được hết tài liệu điện tử phân tán, người ta phải áp dụng các phương pháp tự động – sử dụng các chương trình đặc biệt (được gọi theo nhiều cách khác nhau như: robots, crawlers, spiders,...). Do tài liệu điện tử được tạo ra, thông thường không tuân thủ những quy định xuất bản truyền thống, không có những quy tắc nhất định giúp cho phép nhận dạng tự động được các yếu tố mô tả thông thường như tác giả, địa chỉ về xuất bản, thông tin về khối lượng... nên cần thiết phải có những quy định thống nhất để các chương trình tự động nhận dạng và xử lý chúng theo các yêu cầu nghiệp vụ. Những quy định như vậy được gọi là những quy định về siêu dữ liệu. Có thể thấy hiện nay, do nhiều chương trình máy tính chỉ định chỉ số dựa vào một số thành phần hạn chế như nhan đề hoặc toàn văn nên không hỗ trợ những tìm kiếm đặc thù (ví dụ theo tác giả, theo chủ đề, theo lĩnh vực...). Vì thế để tạo điều kiện cho các chương trình có thể đinh chỉ số tự động theo một số yếu tố xác định, người ta phải đưa thêm vào tài liệu điện tử những thuộc tính bổ sung để tăng cường mô tả tài nguyên thông tin. Các công cụ định chỉ số tự động sẽ được lập trình để nhận dạng các thuộc tính này và định chỉ số chúng, từ đó hỗ trợ tìm kiếm những thuộc tính đặc thù.
Như vậy một bản ghi metadata bao gồm một tập hợp những thuộc tính hoặc tập hợp những phần tử cần thiết để mô tả các tài nguuyên thông tin theo yêu cầu nghiệp vụ. Thông thường trong hoạt động nghiệp vụ thông tin – thư viện bao gồm các yếu tố như: Nhan đề tài liệu, tác giả, thông tin về xuất bản, nơi/vị trí lưu giữ, kiểu/dạng tài liệu....
Siêu dữ liệu được gắn ở đâu
Mối liên hệ giữa siêu dữ liệu và tài nguyên thông tin mà nó mô tả có thể được thể hiện ở một trong hai cách sau:
+ Các phần tử metadata được chứa trong một biểu ghi tách biệt bên ngoài đối tượng mô tả.
+ Các phần tử metadata có thể được nhúng (gắn) vào bên trong tài nguyên mà nó mô tả.
Trước đây với tài liệu truyền thống, các mô tả dữ liệu nằm ngoài đối tượng mô tả (được đưa vào phiếu thư viện hoặc biểu ghi CSDL), như vậy siêu dữ liệu được lưu trữ một cách tách biệt bên ngoài đối tương mô tả.
Với tài liệu điện tử, siêu dữ liệu của chúng được nhúng (gắn) trong bản thân tài nguyên hoặc liên kết với tài nguyên mà nó mô tả như trong trường hợp các thẻ meta của tài liệu HTML hoặc các tiêu đề TEI (Text Encoding Initiative – TEI header: tham khảo: trong tài liệu điện tử.
Trong thực tế có nhiều chuẩn mô tả biên mục mang tính chất metadata khá thông dụng đang được áp dụng như: MARC21/UNIMARC, ISO-2709, Dublin Core Metadata... các dữ liệu metadata này thường được gắn vào phần đầu cho mỗi tài liệu điện tử được đưa vào máy chủ hoặc trên mạng internet nhằm hỗ trợ các công cụ tìm kiếm lọc ra các thông tin metadata để tổ chức thành các kho dữ liệu mà không cần dùng đến hệ quản trị cơ sở dữ liệu truyền thống. Thực tế thì ngay bản thân ngôn ngữ XML tự nó đã hỗ trợ việc hình thành một cơ sở dữ liệu toàn văn, phi cấu trúc và rất thuận lợi cho việc tìm kiếm và trao đổi thông tin.
Tổng quan về thư viện số
Thư viện số là gì?
Peter Noerr (1998) định nghĩa thư viện số là một thư viện mà “có tài nguyên được lưu trữ trong hệ thống máy tính dưới một định dạng cho phép nó có thể được điều chỉnh (ví dụ để cải thiện khả năng khai thác) và cấp phát (ví dụ như một tệp âm thanh để nghe trên máy tính) theo những cách thức mà những phiên bản thông thường của tài nguyên này không thể thực hiện được.”
Theo định nghĩa của Witten và BainBridge (2003) thì, thư viện số không thực sự nghĩa là “một thư viện được số hóa... Thư viện số đề cập tới những cách thức mới để làm việc với tri thức : bảo quản, sưu tập, tổ chức, nhân bản và truy cập – chứ không phải là việc phá bỏ những tổ chức thư viện hiện có và đặt chúng lại với nhau trong chiếc hộp điện tử.”
“Thư viện số là những tổ chức cung cấp những tài nguyên, và kèm theo đó là những nhân viên chuyên biệt, để lựa chọn, định cấu trúc, cung cấp khả năng truy cập mang tính trí tuệ, diễn dịch phân phối, bảo quản tính toàn vẹn, và đảm bảo tính bền vững theo thời gian của những bộ sưu tập các tác phẩm số sao cho chúng luôn sẵn sàng để một cộng đồng hoặc một nhóm cộng đồng được xác định trước có thể sử dụng.”-Theo Liên hiệp thư viện số.
Vai trò của thư viện số
Các thư viện số cung cấp
Truy cập được cải tiến – máy tìm kiếm và các kết hợp thuật ngữ tự do ; các liên kết siêu văn bản (hypertext linking).
Mở rộng cộng đồng khai thác – vươn tới toàn cầu.
Cải thiện khả năng khai thác và phân phát thông tin một cách kịp thời.
Nâng cao sự bảo quản và lưu trữ .
Tạo cảm hứng cho việc tạo ra những tri thức mới.
Là sự hội tụ của công nghệ, thông tin, và các tiến trình hoạt động.
Có tính trực quan cao.
Mục đích của thư viện số
Mục đích của thư viện số là không thay đổi, đó là, cung cấp những thông tin đúng cho đúng người và vào đúng lúc.
Tổng quan về Flex
Trong thời gian gần đây, sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của công nghệ AJAX đã làm cho nhu cầu RIA (Rich Internet Application) gia tăng mạnh mẽ. Flash cũng là 1một
công nghệ có thể xây dựng RIA bằng các ứng dụng Flash form nhưng tính tiện dụng của Flash là chưa cao. Adobe nhận thấy yếu điểm này của Flash nên đã nghiên cứu và cho ra đời công nghệ Flex. Phiên bản Flex 1.0 và 1.5 trước đây mặc dù còn nhiều yếu điểm song vẫn thu hút nhiều nhà thiết kế bởi cấu trúc mã lệnh và xử lý dữ liệu đơn giản, tầng trình diễn mạnh và quan trọng nhất là nó liên kết chặt chẽ với Flash, 1!
công nghệ hiện đang rất phổ biến và tiện dụng.
Thành phần của Flex
Flex 2.0 là sự kết hợp 2 công nghệ chính Multimedia eXtensible Markup Language (MXML) và Action Script dựa trên nền tảng phát triển Eclipse. Ngoài ra, còn một thành phần rất quan trọng khác của nền tảng Flex 2.0 là Dịch vụ dữ liệu Flex (Flex Data Services – FDS), được đưa ra để thay thế máy chủ trình diễn Flex (Flex Presentation Server) ở các phiên bản Flex trước đây.
Action Script
Action script 3.0 hỗ trợ mô hình lập trình hướng đối tượng (OOP) hoàn chỉnh, giới thiệu các kiểu dữ liệu cơ bản và đặc biệt là từ khóa sealed class giúp tăng hiệu năng của ứng dụng. Hơn hẳn các ngôn ngữ script khác, action script Viết hoa
có hẳn một thư viện đồ họa giúp vẽ các ảnh vector và tạo effect lúc runtimehạn chế dùng lẫn lộn tiếng Anh và Việt
. Action script + MXMLl kết hợp với thư viện component đồ sộ của flex giúp tạo ra các ứng dụng web cực kì mạnh mẽ về tính năng và mỹ thuật.ngôn ?
ngữ dựa trên XML giúp tạo ra các ứng dụng Flex.
FDS
FDS có thể chạy tốt trên nhiều nền tảng khác nhau như Windows, Linux, Unix và làm việc tốt với hầu hết các máy chủ ứng dụng Java. FDS cung cấp một số công cụ quản trị và giám sát cơ bản có thể truy nhập thông qua trình duyệt. Tuy nhiên, FDS được đưa ra chủ yếu để triển khai và chạy các ứng dụng Flex, tăng khả năng tích hợp và liên kết dữ liệu cấp doanh nghiệp. ngôn ngữ dựa trên XML giúp tạo ra các ứng dụng Flex.
Sức mạnh của Flex
Các công cụ trong Flex Builder và Flex Data Services đã đơn giản hoá việc phát triển ứng dụng và làm cho bản thân các ứng dụng này hoạt động tốt hơn. Các nhà phát triển cũng không phải bỏ tiền ra để sử dụng thành phần phát triển ứng dụng này. Flex SDK miễn phí bao gồm tất cả công cụ chương trình biên dịch, chương trình gỡ rối, và các mã cần thiết để tạo các ứng dụng Flex. Hơn nữa, giờ đây Flex SDK cũng có thể dùng để tạo các ứng dụng hoạt động độc lập mà không cần có sự hỗ trợ của máy chủ.
Điểm mạnh
Khác với các phiên bản Flex trước đây, Flex 2.0 đã được cải tiến rất nhiều cả về tính năng và giao diện làm việc. Với Flex 2.0, người dùng khả năng chuyển đổi giữa thiết kế theo phương pháp kéo-thả và môi trường viết mã lệnh cho phép xây dựng từng phần của ứng dụng trong môi trường thích hợp nhất. Chẳng hạn, với khung nhìn thiết kế, người ta có thể kéo và thả các thành phần để bố cục ứng dụng rồi nhanh chóng xây dựng các phần trình diễn cơ bản cho ứng dụng. Trong khung nhìn mã lệnh, tất cả các trợ giúp viết mã cần thiết đều có sẵn để giúp hiệu chỉnh trực tiếp mã ứng dụng, thông tin định dạng (stylesheet) và các mã định nghĩa riêng của Flex như ActionScripts hay MXML.
Điểm yếu
Điểm yếu Flex Builder lại chỉ tương thích duy nhất với môi trường Windows, điều mà người ta ít thấy ở các sản phẩm của hãng Adobe .Không có dấu cách sua dấu chấm
Mặc dù Flex builder được phát triển trên nền tảng Eclipse – nền tảng được thiết kế để thực thi trên nhiều môi trường khác nhau và có FDS rất mạnh mẽ. Mặc dù việc tạo ra các ứng dụng Flex là khá dễ dàng đối với các nhà phát triển đã quen với lập trình ứng dụng Web và dịch vụ Web, Flex vẫn có một số thành phần khá phức tạp đối với các lập trình viên chưa thành thạo. Tuy vậy, bộ công cụ hỗ trợ cho lập trình viên của Flex khá mạnh với các ví dụ mẫu, hướng dẫn giải quyết tình huống trong từng hoàn cảnh cùng các trợ giúp khác giúp người dùng dễ dàng vượt qua các khó khăn trong quá trình phát triển ứng dụng Flex.
Tổng quan về kiến trúc Cairngorm
Cairngorm là một phương pháp luận căn bản cho việc chia nhỏ các đoạn mã lệnh trong ứng dụng thành các hàm (function), dữ liệu (data), giao diện người dùng (user view ). Kiến trúc này giống như cách tổ chức của mô hình MVC (Model-View-Control)
Các thành phần của Cairngorm
ModelLocator
Lưu trữ tất cả dữ liệu của ứng dụng (Value Object) và khai báo toàn bộ biến, hằng sử dụng trong chương trình. Giống như một đối tượng HTTP Session được lưu trữ ở phía client trong các giao diện (interface) Flex thay vì được lưu trữ ở phía server trong lớp middle tier application.
View
MộtTừ vị trí này, có vấn đề về định dạng (kích thước kiểu chữ)
hoặc nhiều Flex component (button, panel, combo box, title…) được lồng vào nhau như là một nhóm, có tác dụng ràng buộc dữ liệu trong ModelLocator; khi người dùng tương tác (click, drop & drag…) thì phát sinh sự kiện Cairngorm Event.
Chứa các file .mxml thể hiện giao diện dưới client.
Front Controller
Nhận sự kiện được phái ?
đi từ Cairngorm Events và móc nối chúng đến với Cairngorm Commands.
Chứa các file có nhiệm vụ nhận tham số của một hành động gọi đến và một command tương ứng.
Với mỗi một control sẽ có một Command kèm theo.
VD:
public function AppController(){
public static const INSERT_LOCATION_EVENT : String = “InsertLocateEvent”;
// Khai báo gọi đến Command tương ứng
addCommand(INSERT_EVENT, InsertLocationCommand);
}
Command
Gọi Cairngorm Delegate và có thể gọi các file Command khác.
Update đối tượng Value Object và biến được lưu trữ trong Model Locator.
Các file có nhiệm vụ excute các hành động phía client cần gọi đến dịch vụ Service.
Delegate
Thường được tạo ra và liên quan đến file Command
Có tác dụng triệu gọi các thủ tục từ xa (remote procedure) như HTTP, WebService… và trả ngược kết quả về cho Command.
Service
Định nghĩa các thủ tục triệu gọi từ xa (HTTP, WebService…) để kết nối đến dữ liệu lưu trữ phía server.
Chứa các service, thông tin của một Service được khai báo các thông số để móc nối với server trong file Service.mxml
VD:
<mx:RemoteObject
id="loginService"
destination="loginService"
showBusyCursor="true"
result="event.token.resultHandler( event );"
fault="event.token.faultHandler( event );"
Các sơ đồ-lược đồ mô phỏng hoạt động của kiến trúc Cairngorm
Hình 2: Sơ đồ Cairngorm tổng quát
Hình 3: Sơ đồ luồng dữ liệu của một hành động phía client
Hình 4: Cách thức truyền dữ liệu giữa các thành phần
Hình 5: Cairngorm lắng nghe, xử lý 1 sự kiện
Hình 6: Cairngorm dưới góc độ UML
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Hiện nay, có rất nhiều trang web hỗ trợ việc upload/download trực tuyến, có vai trò giống như một thư viện trực tuyến trên internet. Nhận thấy rằng đây là một thị trường phát triển chưa mạnh mẽ ở Việt Nam, thông qua hệ thống Elibrary ngày càng phổ biến. Vì vậy, phần mềm này được xây dựng dựa trên tiêu chí hỗ trợ các thành viên có thể chia sẻ file tài liệu trựctại sao phần này in nghiêng ?
tuyến. Mục tiêu nhằm cung cấp kiến thức cho mọi người dựa trên những tri thức được chia sẻ cộng đồng. Hệ thống này được xây dựng dựa trên nền tảng website; cũng chính vì vậy phần mềm này có thể phục vụ cho các thành viên-những người dùng tin có nhu cầu học tập, nâng cao kiến thức trên phạm vi toàn cầu, nơi có sử dụng internet.
Mô tả hệ thốngMục này nên mô tả chi tiết về yêu cầu chức năng của hệ thống, chứ kô chỉ đơn giản thế này
Thành viên của website có thể download tài liệu xuống để sử dụng, và đúng theo các quy định về bản quyền. Còn dịch vụ upload thì phải là thành viên mới có chức năng tải các file tài liệu lên lưu trữ trên server.
Đối tượng của hệ thống
Người sử dụng
Là người truy cập vào website, người sử dụng không có tài khoản đăng nhập chỉ xem được thông tin, yêu cầu một ebook mới; nhưng hoàn toàn không có chức năng upload tài liệu.
Thành viên
Các thành viên thì có đầy đủ chức năng chức năng trang web định ra là gì ?
mà trang web định ra.
Quản trị viên
Quản trị viên là người điều hành hệ thống, có quyền thêm, thay đổi, xóa bất kỳ một thông tin về ebook, thời gian công bố. Quản trị viên có thể thay đổi cấu hình, các thông tin về hệ thống.
Thiết kế
Sơ đồ ca sử dụng front-end Tại sao dùng các khái niệm front-end hay back-end mà không giải thích gì cả ?
(use case front-end)
Hình 7: Use case Front-endKhông thể đọc được biểu đồ ca sử dụng này -> có thể chia ra các sơ đồ con theo tác nhân
Mô tả hệ thống
Requirement name
Requirment ID
Requirment descriptionTai sao tiếng Anh ? Sai chính tả !
Login
ULogin
Đăng nhập vào hệ thống.
Nhập email, password.
View Books
UVBook
Xem danh sách các loại sách.
Hiển thị toàn bộ các sách hiện có.
Contact
Ucontact
Guest hay member có thể đóng góp ý kiến với ban quản trị thông qua hộp thư. Cần nhập:
Thông tin cá nhân: Title, FirstName, LastName, Email, Phone.
Chủ đề: Subject.
Nội dung: Message.
Mã bảo mật: Security code.
Search Book
USrAuthor
Tìm kiếm thông tin sách theo tên tác giả
Yêu cầu phải nhập tên của tác giả, kết quả trả về là một danh sách các tác giả có tên gần giống với dữ liệu được nhập liệu.
USrTitle
Tìm kiếm thông tin sách theo tên sách
Yêu cầu phải nhập tên sách, kết quả trả về là một danh sách các tên gần giống với dữ liệu được nhập liệu
UsrYear
Tìm kiếm thông tin sách theo năm xuất bản
Yêu cầu phải nhập năm xuất bản cần tìm, kết quả trả về là một danh sách các đầu sách có năm xuất bản trùng với dữ liệu được nhập liệu.
Register an account
UresAcc
Guest muốn upload sách trong cơ sở dữ liệu thì cần phải tạo tài khoản hệ thống. Cần nhập:
Thông tin cá nhân: FirstName, LastName, Birthday, Gender, StatusMessage, Email, Confirm Email.
Thông tin đăng nhập: Username, password, Confirm password.
Mã bảo mật: Security code.
Upload book
MUpload
Đưa tài liệu (sách) lên server của website. Yêu cầu:
Chọn lĩnh vực (book’s folder).
Chọn mục chi tiết (category).
Nhập thông tin sách: book’s name, author, publisher, published date by, number of pages, description.
View Account’s Info
MVAcc
Xem thông tin cá nhân
Hiển thị toàn bộ thông tin của chính member.
Edit Account’s Info
MEditAcc
Cập nhật thông tin cá nhân. Yêu cầu:
Nhập thông tin muốn thay đổi.
Kết quả trả về là thay đổi thông tin theo yêu cầu.
Request Document
MReDoc
Giống Ucontact. Yêu cầu:
Nhập thông tin về tài liệu yêu cầu.
Request Resend Password
MRePass
Yêu cầu gởi lại password. Cần phải:
Nhập email.
Logout
Mlogout
Sự kiện Logout
Kết quả: Trả về trang chủ.
Thiết lập lại các quyền của guest.
Sơ đồ ca sử dung Back-end (use case back-end)
Hình 8: Use case Back-endKhông thể đọc được !
Requirement name
Requirment ID
Requirment description?
Login
ALogin
Giống Ulogin.
Logout
Alogout
Giống MLogout.
View Account’s Info
AVAccUser
Xem thông tin của các thành viên
Click chọn thành viên muốn xem trong danh sách các thành viên.
AVAccOwn
Giống MVAcc.
Block/Unblock user
ABlock
Khóa không cho member đăng nhập
Chọn 1 user bất kỳ muốn khóa và đánh dấu tạm thời không cho tài khoản này đăng nhập.
AUnBlock
Khôi phục lại chức năng cho member
Chọn lại tài khoản đang bị khóa, kích hoạt để member khôi phục lại được các quyền.
Change Account’s Info
AChangeUser
Thay đổi thông tin của một member
Nhập vào các trường muốn thay đổi: FirstName, LastName, Gender…
AChangeOwn
Giống như MeditAcc.
AChangePass
Thay đổi password của một member
Chọn một member muốn thay đổi: Nhập password mới.
Search User
ASrName
Tìm kiếm thông tin của member thông qua username
Nhập vào username, kết quả trả về là một user có giống username đã nhập.
ASEmail
Tìm kiếm thông tin của member thông qua email
Nhập vào email, kết quả trả về là một user có trường email đã nhập.
Sơ đồ lớp
Hình 9: Sơ đồ lớpQuá nhỏ ! Không thể đọc ! -> cách trình bày khác
Phần thiết kế khá đơn giản, chỉ dung các ca sử dụng và sơ đồ lớp, không có các sơ đồ khác hỗ trợ phân tích như sơ đồ hoạt động hay sơ đồ tuần tự hỗ trợ thiết kế …
Mô hình CSDL cửa hệ thống ở đâu ???
CHƯƠNG 4
PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG
Giới thiệu môi trường, công cụ và công nghệ được áp dụng và trình bày một số kết quả đạt được.
Công cụ và môi trường phát triển
Ứng dụng được xây dựng trên các công cụ và môi trường sau:
CôngKích thức chữ !
cụ phân tích và thiết kế hệ thống: Rational Rose, ArgoUML
Môi trường cài đặt ứng dụng: Microsoft Window Vista.
Lập trình lập trình:
Client: sử dụng Flex Framework (Flex Builder 3) và kiến trúc Cairngorm của Adobe.
Server: Java servlet.
Database: MySql.
Webserver: Tomcat.
Demo ứng dụng
Giao diện người dùng
Đăng nhập
Hình 10: Form đăng nhập
Khi người dùng đăng nhập thành công thì có đầy đủ các quyền dành cho member.
Trang chủ
Hình dưới là giao diện chính của trang web
Hình 11: Trang chủ
Tạo tài khoản
Hình 12: Đăng ký một tài khoản
Thành viên
Hình 13: Thành viên
Xem / Cập nhật thông tin cá nhân
Hình 14: Cập nhật thông tin cá nhân
Đăng tải sách
Hình 15: Upload sách
Giao diện quản trị
Quản trị thông tin member
Hình 16: Xem và thay đổi thông tin member
Quản trị thông điệp được gởi từ guest/member
Hình 17: Quản trị các thông điệp nhận được từ guest/member
Quản trị sách
Hình 18: Thêm một đầu sách mới (cách 1) vào CSDL
Hình 19: Thêm một đầu sách mới (cách 2) vào CSDL
Hình 20: Thêm một đầu sách mới (cách 3) vào CSDL
Tạo một tài khoản mới
Hình 21: Tạo tài khoản mới
Thiết lập các thông số hệ thống
Hình 22: Thiết lập thông số hệ thống
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
TrongKhông thống nhất kích cở chữ !
quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này em cũng đã đạt được một số kết quả nhất định cũng như một vài hạn chế và hướng phát triển như sau:
Kết quả đạt được
Hiểu rõ cấu trúc tổ chức, cách thức sử dụng XMLsử dụng ở đâu trong luận văn không thấy trình bày trong chương 3, 4
.
Hiểu được cách thức hoạt động của thư viện truyền thống và các đặc điểm của thư viện số.
Cách thức tổ chức, thiết kế chương trình theo hướng đối tượng (UML).
Nắm vững được ngôn ngữ Flex và kiến trúc Cairngorm do Adobe đề ra.
Cách thức tổ chức, xây dựng trang web.
Cách trao đổi dữ liệu giữa client và server thông qua XML.
Xây dựng thành công ứng dụng website Thư viện điện tử.
Hạn chế
Chất lượng dịch vụ Internet ở Việt Nam không cao. Mà trong khi đó, công nghệ Flex thiên về việc trình diễn các hiệu ứng hình ảnh và âm thanh, chính vì lý do này nên việc tải trang web hơi lâu.
Chưa nắm rõ được phương pháp bảo mật cho trang web.
Chưa chạy thử trên một host thực sự trên mạng.
Chưa xử lý được trường hợp đa ngữ cho website.
Hướng mở rộng và phát triển
Cần nâng cao tính năng, mở rộng thêm chức năng dành cho mod/admin.
Cần tích hợp thêm forum cho trang web để cho các thành viên có thể thảo luận, trao đổi cũng như chia sẻ kiến thức.
Tích hợp thành website đa ngữ.
Cần nâng cao tính bảo mật cho website.
Có thể tích hợp, sử dụng trang web cho một trường để có thể quản lý tài liệu, giáo trình của giáo viên, giảng viên trong thời đại số.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang web:
Trang web:
Trang web Thư viện quốc gia Việt Nam
Trần Đình Tú. “Xây dựng công cụ chuyển đổi XML sang CSDL quan hệ“. Báo cáo tốt nghiệp Kỹ sư ngành CNTT, Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng, Khóa 2005-2007
Trần Hữu Hoàng, Công nghệ servlet.
Phan Phước Long, slide Giới thiệu về Flex Framework.
Yakov Fain. Dr. Victor Rasputnis & Anatole Tartakovsk. Flex & Java, 735tr.
Jack Herrington and Emily Kim. Getting Started with Flex 3. OREILLY , 148 tr.
Adobe Systems Incorporated. Flex 2 Programming Action Script 3.0. Adobe 2006, 524 tr.
Trang web :
Trang web:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVTN-Nguyen Nhu Bao-Lop 04T4.doc