Đề tài Xem phim và thảo luận về một tác phẩm điện ảnh (chú ý đến cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ trong tác phẩm đó)

Mặc dù có một vài hạn chế nhưng bộ phim “Mùa len trâu” đã thực sự thành công cả về mặt nội dung lẫn hình thức. Từ chất liệu văn học của Sơn Nam với một cấu trúc điện ảnh tài năng. Bộ phim đã chuyển tải được cái hơi đất, hơi thở từ trang văn lên màn ảnh. Trong đó, các yếu tố văn hóa: nước - trâu - người của vùng đất mũi Cà Mau, An Giang đã hòa quyện và hợp nhất thành một tam giác nghệ thuật vững vàng, khiến “Mùa len trâu” không chỉ là một tác phẩm điện ảnh mà còn là thông điệp văn hóa, tư liệu quý về cuộc sống con người Nam Bộ dưới thời kì Pháp thuộc.

ppt114 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6303 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xem phim và thảo luận về một tác phẩm điện ảnh (chú ý đến cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ trong tác phẩm đó), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với Pháp và Bỉ do hãng Novak, Tadart phim và hãng Việt Nam tại Sài Gòn cùng sản xuất. Chi phí tất cả là một triệu Mỹ Kim trong đó 90% vốn do Pháp và Bỉ bỏ ra, Việt Nam chỉ có 10%. Bộ phim được trình chiếu ở Pháp với tên “Gardien de buffles” và ở Mỹ với tên “Buffalo boy”. Phim dựa theo hai truyện ngắn “Một cuộc biển dâu” và “Mùa len trâu” in trong tập truyện ngắn “Hương rừng Cà Mau” của nhà văn Sơn Nam. Hai truyện ngắn này đã được giữ lại gần như nguyên vẹn, tất cả lời đối thoại cũng được giữ lại gần hết, đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh chỉ viết thêm phần tình tiết, thêm nhiều nhân vật và các diễn biến cho truyện thêm lôi cuốn, sống động hơn. Và đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh đã dựng lại một xã hội, một thế giới của đồng ruộng Cà Mau hai mùa mưa nắng dưới thời Pháp thuộc trên nền của hai truyện ngắn trên. * Toàn thể bộ phim diễn tả những cảnh lụt lội, con nước rộng mênh mang tận chân trời y như để diễn tả một bể khổ khôn cùng của đời người. Ở đó, họ - những người dân, vẫn phải bám vào đất để sống, phải dẫn trâu qua những cánh đồng lầy lội hàng mấy chục cây số, gian nan vất vả để kiếm cỏ cho trâu ăn, những cảnh tượng bi thảm, những tấn thảm kịch ghê rợn đã gây xúc động cho nhiều người thưởng thức. * Thông tin về phim: Phát hành: Global Film Initiative Công chiếu: 14 tháng 8 năm 2004 tại LHP Toronto Thời lượng: 102 phút Chủ nhiệm: Olivier Dubois, Vincent Canart, Jean Brehat, Muriel Merlin, Rachid Bouchareb, Lê Đức Tiến Chủ nhiệm cộng tác: Nguyễn Võ Nghiêm Minh, Doug Dales, Trần Khải Hoàng, Christoph Thoke, Axel Moebius Kịch bản và đạo diễn: Nguyễn Võ Nghiêm Minh Quay phim: Yves Cape Âm thanh: Marc Engels * Dựng phim: Rudi Maerten Họa sĩ thiết kế: NSƯT Phạm Hồng Phong Nhạc phim: Tôn Thất Tiết Chủ nhiệm Việt Nam: Dương Minh Hoàng Chủ nhiệm sản xuất: Vincent Canart Hòa âm: Thomas Gauder Phó đạo diễn: Đặng Minh Quang, Phạm Ngọc Châu Trợ lý đạo diễn: Bùi Nam Yên, Lê Hữu Hoàng Nam Thư ký trường quay: Bùi Thị Bích Hà Phó quay phim: Đặng Phúc Yên, Nguyễn Hải Bảo Phụ quay: Trần Huy Cường, Yzell Bya, Vũ Thế Anh, Trần Vĩnh Phúc Quay phim dưới nước: Nguyễn Trọng Tâm Trợ lý âm thanh: Trần Nam Hà Phục trang: Lê Nguyện Hương, Huỳnh Công Hải Hóa Trang: Huỳnh Thanh Bình, Đỗ Đức Phương * Diễn viên: Lê Thế Lữ ………………… …..Kìm Nguyễn Thị Kiều Trinh ……………...Bân Nguyễn Hữu Thành ………………….Định Kra Zan Sram ………………………..Đẹt Trương Văn Bé……………………….Ông Hai Tích Nguyễn Ánh Hoa …………………….Bà Hai Tích Nguyễn Thị Thẩm …………………....Bà Tư Võ Hoàng Nhân ……………………...Lập Trương Quang Thịnh ………………...Quang Nguyễn Văn Đây …………………….Xuyến Thạch Kim Long …………………….Thanh Cao Thị Thu Tâm …………………….Lam Nguyễn Hữu Phước ………………….Thiều Nguyễn Châu ………………………....Cha Bân Thạch Trung Trực …………………....Kìm (5 tuổi) Huỳnh Văn Mạnh ………………….....Đọc thuyết minh Khoảng 350 con trâu * 2.1. Cốt truyện Phim truyện là loại hình chủ yếu được xây dựng theo những cốt truyện hư cấu hoặc các cốt truyện chuyển thể văn học cũng như từ các nguồn chất liệu khác (truyện dân gian, sân khấu,...). Cốt truyện có vai trò cơ bản là làm tiền đề để kể tả. Người làm phim khó có thể diễn đạt một câu chuyện nào đó mà không thông qua việc xây dựng cốt truyện, bởi lẽ khi nhận diện rõ về cốt truyện đồng thời khám phá những nguyên lý, những khả năng cơ bản phổ biến của việc xây dựng cốt truyện, sẽ giúp cho người làm phim và cả người thưởng thức phim có thể nắm vững hơn về bộ phim sắp làm, sắp xem. * Phim “Mùa len Trâu” được chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Sơn Nam, và đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh đã xây dựng khá thành công cốt truyện với đầy đủ các sự kiện, tình huống,… như trong tác phẩm truyện ngắn. Bên cạnh đó, ông cũng thêm hoặc cắt bớt một số sự kiện, tình tiết của truyện khi chuyển thể thành phim. Điều đó thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật của người đạo diễn, vì bất kì một tác phẩm văn học nào khi được chuyển thể thành phim nó sẽ ít nhiều biến đổi theo những đặc trưng riêng của điện ảnh. Đồng thời, thể hiện những tư tưởng, tình cảm, sự nhìn nhận của ông đối với cuộc sống cơ cực, ba chìm bảy nổi và thân thận những người đàn ông không làm chủ được cuộc đời mình trên cánh đồng bao la nước lũ lúc bấy giờ. * Cốt truyện trong phim “Mùa len trâu” xoay quanh những sự kiện, tình huống mà Kìm – một chàng trai trẻ trên chuyến hành trình dẫn trâu đi tránh lũ đã gặp phải. Trên chuyến hành trình tưởng như rất ngắn ngủi ấy, chuyện xảy ra với anh lại dài bằng cả một đời người. Những gian khó mà Kìm đối diện cũng chính là một phần của trang lịch sử về đời sống lam lũ, nghiệt ngã của người dân vùng nước nổi đồng bằng sông Cửu Long thời kháng chiến chống Pháp. * Phần mở đầu cốt truyện của phim hay tác phẩm truyện đều là phần giới thiệu khái quát về bối cảnh xã hội, các điều kiện, tình hình buổi ban đầu của nhân vật. Tác phẩm truyện mở đầu là những dòng miêu tả của nhà văn về mùa nước nổi, còn chuyện phim được mở đầu bằng những dòng hồi ức của Kìm khi về già, “Cả đời tôi sống ở đây. Cà Mau hai mùa mưa nắng. Mùa mưa, nước phủ trùm lên tất cả. Cỏ và nhà. Người và trâu. Tới mùa khô, tôi chỉ nhớ được mùi đất, mùi của những rũ mục để lại từ nước…”. * Tiếp theo sau đó là sự kiện vì không đủ tiền thuê bọn len trâu giữ hai con trâu qua mùa lũ (đến 10 giạ lúa), nên ông bà Tư Định đành để Kìm, cậu con trai 15 tuổi gia nhập vào bọn len trâu dắt hai con trâu đi kiếm cỏ ở những vùng núi cao. Sau sự kiện đầu tiên là Kìm gia nhập vào đám len trâu của Lập, tính cách nhân vật đã thay đổi với hàng loạt những sự kiện và biến cố khác nhau. Tính cách ấy thay đổi thông qua các bước ngoặt, môi trường sống mà chính nhân vật trải qua. * Cốt truyện của truyện ngắn “Mùa len trâu” chỉ dừng lại ở việc thằng Nhi trở về với nhiều tật xấu sau mùa len trâu. Với phim, Nguyễn Võ Nghiêm Minh đã kết hợp thêm phần cốt truyện của truyện ngắn “Một cuộc biển dâu” và thêm một số tình tiết vào để làm nên sự kiện mùa len trâu thứ hai của Kìm. * 2.2. Nhân vật 2.2.1. Nhân vật biến chất Tiêu biểu là Lập (cậu ruột của Kìm). Lập là một tay len trâu khét tiếng, một kẻ có máu giang hồ, hiếu chiến, ông không ngần ngại khi trừng trị những kẻ đã phản bội mình ra thành lập nhóm riêng hay những nhóm len trâu khác. * Tuy cùng là những người lao động cùng đinh tha phương để tìm kế sinh nhai nhưng chỉ vì lợi ích cá nhân muốn chiếm hữu thế độc quyền len trâu ở mùa nước lũ mà Lập sẵn sàng loại trừ những tay len trâu của những nhóm khác và những người thuộc bộ hạ trong nhóm mình như Đẹt, Quang. Con người Lập hội tụ tất cả những thói xấu của một tay len trâu có tiếng: nói tục, chửi thề, hút thuốc, uống rượu, đánh bài, đâm chém và cả cưỡng bức phụ nữ. Sở dĩ, Lập có tính cách như vậy là do chính môi trường, hoàn cảnh sống đã tạo nên con người Lập (Lập đã từng đi len trâu từ khi còn nhỏ dưới sự dìu dắt của ba Kìm). * Hãm hiếp phụ nữ dường như là chuyện xảy ra thường tình đối với những người đi len trâu. Dường như đó là thú tính và cũng như để thỏa mãn nhu cầu con người họ. Vết xe đổ của ba Kìm (khi cưỡng hiếp em gái Lập) cũng không giúp Lập rút ra được bài học mà lại tiếp tục phạm phải sai lầm, Lập đã cưỡng hiếp những cô gái trong làng qua những lần len trâu, tiếng kêu của những cô gái đó vang lên dai dẳng làm ám ảnh người xem. Là một người hiếu chiến, tàn ác nhưng cái còn xót lại lại trong sâu thẳm tâm hồn Lập là nỗi nhớ, tình thương yêu dành cho người em gái đã khuất và tình thương của một người cậu dành cho đứa cháu ruột mình. * Ngoài ra, sự biến chất đó còn được thể hiện khá rõ nét qua nhân vật Quang (người bạn len trâu của Kìm). * Nếu Kìm vì gia đình không có tiền để mướn người giữ trâu nên phải đi len thì hoàn cảnh của Quang cũng không hơn. Do nhà nghèo, mẹ bệnh nặng, ba thì suốt ngày chỉ có việc uống rượu nên Quang cũng bỏ nhà đi len trâu. Hằng ngày phải đối mặt với môi trường thiên nhiên khắc nghiệt, tiếng trâu gống cùng những tiếng la hét của Lập, sự bốc lột tàn nhẫn của bọn quan tây nên anh cũng không khỏi những thói xấu của một tay len có tiếng: uống rượu, hút thuốc, chửi thề, nói tục và cả đâm chém. Giống như Đẹt, số phận của Quang cũng nổi trôi theo dòng nước và anh cũng không làm chủ được cuộc đời mình. Cuối phim, Quang bị nhóm len trâu của Lập bắt đi cùng với Đẹt. * Bên cạnh Quang và Lập còn có Thanh (một bộ hạ trong nhóm len trâu của Lập). So với đại ca Lập, Thanh cũng là một tay len trâu hiếu chiến, tiếng dao “xoẹt” của anh ở cảnh quay Lập đối thoại với bọn quan tây cũng làm khán giả sợ hãi. Sống cuộc đời bụi bặm của những tay len trâu nên kề cận bên anh cũng là khói thuốc, uống rượu, đánh bài thâu đêm, nói tục, chửi thề, chém giết lẫn nhau,…và rồi cuộc đời anh cũng sẽ không có lối thoát. * 2.2.2. Nhân vật hướng thiện Trong phim có rất nhiều nhân vật, và Kiềm là nhân vật tiêu biểu cho kiểu nhân vật hướng thiện. * Kìềm (5 tuổi) Kiềm (15 tuổi) * Đây là nhân vật chính của phim, tên của nhân vật được đạo diễn lấy từ truyện ngắn “Một cuộc biển dâu” còn trong truyện ngắn “Mùa len trâu” nhân vật chính tên Nhi. Kìm là con trai của ông bà Tư Định. Vì không đủ tiền thuê bọn len trâu giữ hai con trâu qua mùa nước lũ, nên ông bà Tư Định đành để Kìm gia nhập vào bọn len trâu để tìm cỏ ở những vùng núi cao, lúc ấy Kìm mới 15 tuổi. Khi Kìm nghe được câu chuyện hấp dẫn mà ông Tư kể cho bà Tư nghe về những cuộc len trâu thì nó rất háo hức về hình ảnh của hàng trăm con trâu len trong dòng nước, về những vùng đất hùng vĩ như núi Ba Thê, núi Cấm, hòn Sóc, hòn Đất rồi hợp thành vùng Bảy Núi cuối chân trời. Sáng sớm Kìm dắt hai con trâu lên đường, nước bắt đầu tràn ngập tứ phía và cuộc tham gia của Kìm vào đám len trâu của gã đại ca Lập không dễ dàng chút nào. * Mùa len trâu thứ nhất đưa Kìm bước vào thế giới của người lớn và phá tan sự ngây thơ, trong sáng với những nét thô ráp như rượu, thuốc, cưỡng hiếp và đâm chém - những cách mà con người ta sinh tồn trong một thế giới nghiệt ngã. Mùa len trâu thứ hai, sự trưởng thành của Kìm mang nhiều nỗi mất mát, sự đắng cay của những mảnh vỡ đàn ông khi khám phá ra bí mật của bản thân – Kìm kết quả của một lần ba của Kìm cưỡng hiếp đứa em gái của Lập trong một lẩn đi len trâu. * Vì hoàn cảnh sống quá khó khăn, ba mẹ Kìm đã bán con trâu còn lại và đi giữ đất ở Cà Mau. Riêng Kìm, trong khát vọng thoát khỏi cảnh nghèo, quẩn quanh của nhà mình, Kìm đã tranh giành “sự nghiệp” với Lập - thủ lĩnh của một băng nhóm kiếm sống bằng cách “chiếm hữu thế độc quyền” len trâu ở vùng nước lũ… Và từ đây, Kìm bắt đầu nếm những vị đắng đầu đời khi đem lòng yêu Bân (vợ của Đẹt) trong nỗi tuyệt vọng khi không được đáp trả. Và phải nếm trải nỗi đau mất ba, đau đớn khi phải thuỷ tán xác ba mình. * Qua hai mùa len trâu, một thời gian cũng không phải gọi là quá dài nhưng những gì mà Kìm gặp và nếm trải lại dài như cả một đời người. Cuộc sống len trâu phải đối mặt với thiên nhiên hung dữ, với sự liều lĩnh, giang hồ đã làm biến chất một cậu bé vốn dĩ rất lễ phép, chân chất và ngoan hiền như Kìm nhưng chỉ qua một mùa len trâu đã biết chửi thề, uống rượu, hút thuốc, đâm chém... Chính vì phải đối mặt với thiên nhiên hung dữ, với cuộc sống bụi bặm giang hồ mà những người đàn ông làm nghề len trâu nói chung và Kìm nói riêng buộc phải có “máu mặt”, phải liều lĩnh. * Thế nhưng, so với nhân vật Lập – một tên đại ca khét tiếng trong đám len trâu đã biến chất hoàn toàn thì với Kìm, bản tính lương thiện, con người thuần phác trong anh đã thức tỉnh khi gặp được ông bà hai Tích trên căn chòi nhỏ. Những cuộc đối thoại mộc mạc giữa ông bà Hai Tích, đặc biệt là việc hy sinh chiếc cối đá, tài sản duy nhất của họ để dìm xác ba của Kìm, neo xuống đáy ruộng để tránh mất xác đã thức tỉnh Kìm quay về với bản tính trước đó và từ bỏ cuộc sống hoang dã của những kẻ len trâu. Từ đó, Kìm sống cuộc sống bình dị cùng Thiều (con của Đẹt và Bân) trên căn nhà của ông bà Hai Tích. Tuy có những vết thương lòng hằn sâu trong trái tim, kể cả sự hận thù nhưng Kìm đã kịp thời thức tỉnh, quay về bản tính thuần phác ban đầu của mình chứ không vì vậy mà sống buông thả, biến chất. * Bên cạnh đó còn có nhân vật ông Tư Định - ba của Kìm. Trong phim, nhân vật này tên là Tư Định nhưng trong truyện ngắn thì gọi là lão Bích. * Thời còn trẻ, ông Tư Định là một tay len trâu có tiếng trong vùng, ông cũng từng đối mặt với thiên nhiên hung dữ, từng sống cuộc sống bụi bặm, giang hồ với những cuộc rượu, thuốc thâu đêm và cả cách “chơi gái”. Lỗi lầm lớn nhất trong cuộc đời ông đã gây ra là hãm hiếp em gái Lập (mẹ ruột của Kìm) để rồi cả đời ông phải hối hận và đến khi tình cờ nghe Kìm kể lại cho ông nghe việc Kìm chứng kiến Lập hãm hiếp một cô gái trong làng trong chuyến đi len trâu vừa rồi khiến nỗi đau, sự xấu hổ một lần nữa lại trỗi dậy và giày vò ông khi đối diện với con trai mình. * Từ khi em gái của Lập chết sau khi sinh Kìm được vài tháng, ông đã rất ân hận với việc làm của mình. Ông mang đứa trẻ về nuôi và từ đó về sau sống cuộc sống yên bình bên cạnh vợ và đứa con trai riêng là Kìm. Ông không đi len trâu nữa, cuộc sống lại trở lại bình thường, mùa khô gia đình ông làm ruộng cùng với hai con trâu, đến mùa nước nổi ông sống với nghề giăng câu, giăng lưới. Và như thế, thời gian cứ trôi qua khiến một tên “đại ca” đứng đầu băng đản đám len trâu giờ đã trở thành một người nông dân hiền lành, chất phác; một người chồng tốt; một người ba rất mực yêu thương con. * 2.2.3. Nhân vật bất hạnh Trong phim “Mùa len trâu”, đại diện cho những nhân vật bất hạnh, trước hết phải kể đến là mẹ ruột của Kìm. Nhân vật này chỉ nghe các nhân vật khác nhắc đến mà không hề thấy xuất hiện trước màn ảnh. Đó là người mẹ đau khổ của Kìm, em của Lập, người đã bị chính cha của Kìm hãm hiếp khi đi len trâu và chết sau khi sinh Kìm vài tháng. * Cùng chung số phận với mẹ ruột của Kìm còn có sự xuất hiện của một cô gái, cô bị Lập hãm hiếp trong chuyến len trâu. Những người đàn bà này, có lẽ tượng trưng cho số phận của những người phụ nữ ở vùng nước nổi, dưới ách cai trị ngoại bang. Thân phận của họ không bằng con sâu, con kiến. Có thể nói, những người phụ nữ trong mùa nước nổi đều có cùng số phận như nhau. Sự bất hạnh này, không chỉ dừng lại ở đó mà nó còn có thể tiếp nối hết người phụ nữ này đến người phụ nữ khác trong các cuộc len trâu sau này. * Bên cạnh đó còn có nhân vật Bân - vợ của Đẹt. Đây là nhân vật được đạo diễn xây dựng thêm trong phim, còn trong truyện ngắn thì không có sự xuất hiện của Bân. * Tuy Bân không phải là người bị Đẹt hãm hiếp mà họ đến với nhau bằng tình yêu chân thành và kết quả của tình yêu đó là sự ra đời của một đứa trẻ. Nhưng số phận của Bân cũng không hơn mẹ Kìm hay cô gái bị Lập hãm hiếp. Bân là người phụ nữ khao khát tình yêu và hạnh phúc, sau năm năm xa cách Bân vẫn thương nhớ Đẹt và cô sẵn sàng hi sinh cuộc sống yên ấm để đi theo tiếng gọi của tình yêu cùng với Đẹt. * Thời gian sau Đẹt mất tích, Bân đem con mình đến nhờ Kìm nuôi rồi chống xuồng ra đi, Kìm đã giữ Bân lại. Bân nằm với Kìm một đêm trên xuồng, nhưng rồi cũng ra đi. Qua đây, ta thấy Bân là người phụ nữ thủy chung, không ngại khó khăn, gian khổ để có một gia đình hạnh phúc. * 2.2.4. Nhân vật giàu lòng thương người Lòng thương người là một nét đẹp nổi bật của những người nông dân Nam Bộ. Với “Mùa len trâu”, có thể nói đạo diễn Nghiêm Minh đã xây dựng khá thành công những nhân vật giàu lòng thương người và tiêu biểu là ông bà Hai Tích. * Ông bà Hai Tích Trong truyện ngắn “Một cuộc biển dâu” và trong tác phẩm điện ảnh “Mùa len trâu” lòng tốt của ông bà Hai Tích về chi tiết “chiếc cối đá” có sự hoán đổi vị trí cho nhau. Việc bà Hai Tích trong truyện ngắn hay ông Hai Tích trong tác phẩm điện ảnh không đồng ý cho chiếc cối đá cũng là điều đương nhiên bởi lẽ gia đình ông bà chỉ có chiếc cối đá là phương kế sinh nhai duy nhất nơi vùng nước nổi mênh mông, mất chiếc cối ông bà biết làm gì để sinh sống khi đã quá già yếu. * Với tác phẩm điện ảnh “Mùa len trâu” đạo diễn đã xây dựng thành công nhân vật bà Hai Tích, một bà lão già yếu nhưng bên trong tâm hồn là một con người giàu lòng nhân ái. * Bà xuất hiện ngay lúc Kìm đang ôm thây ba trên con thuyền dật dờ giữa trời nước, và hơn bao giờ hết Kìm cần có người giúp đỡ, vì nơi này không có người thân, bốn bề là nước. Bà đưa Kìm và xác ba Kìm về nhà, căn nhà lá chơi vơi giữa trời nước mênh mông. Bà nhờ ông Hai tẩn liệm cho ba Kìm, đem cả chiếc cối đá - của cải quý giá nhất trong nhà, neo xác ba Kìm xuống ruộng để xác ấy không nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Để rồi sau này chính thây bà phải chịu treo lên cây cho quạ rỉa. * Bên cạnh đó, còn có nhân vật ông Hai Tích. * Nhân vật ông Hai Tích, ở cảnh quay ông cùng bà Hai giúp đỡ Kìm chôn xác ông Tư Định có lẽ khán giả sẽ không hài lòng về lòng tốt của ông, bởi ông giúp Kìm trước hết là do bà Hai nhờ và cũng vì thích uống rượu. Hơn nữa, ông lại không tin Kìm (một tay len trâu lang bạt, tha phương làm gì có tiền để gửi lại cho ông mua một chiếc cối khác). Nhưng ở những cảnh quay sau, khán giả yêu quý ông hơn bởi chính lòng nhân hậu của ông. Bà Hai mất, ông buồn nên không uống rượu nữa, Kìm gửi lại tiền chiếc cối xay ông cũng không nhận, đến mùa khô ông giúp Kìm tìm xác ông Tư Định và đi làm đồng cùng với Kìm. Chính vì lòng tốt đó mà Kìm đã đền đáp ông bằng cách khi ông chết, Kìm đã chôn xác ông tử tế (theo ước nguyện khi ông còn sống: ông muốn Kìm chôn xác ông bên cạnh bà Hai). * Hình ảnh ông bà Hai Tích trong tác phẩm văn học cũng như trong tác phẩm điện ảnh đều để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng người tiếp nhận. Bởi trong lúc Kìm gặp khó khăn nhất: ba chết, một mình lênh đênh trên chiếc xuồng nhỏ, Kìm không biết chôn ba ở đâu khi tứ bề là nước nơi đất khách quê người thì ông bà Hai đã giúp đỡ Kìm bằng cả tấm lòng và những lời chia sẻ chân thật, mộc mạc. Qua đây, ta thấy được tấm lòng thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của người dân Nam Bộ. * 2.2.5. Nhân vật thủy chung Khi xem phim “Mùa len trâu”, có lẽ khán giả luôn dành nhiều tình cảm cho nhân vật Đẹt bởi anh tuy đi len trâu nhưng vẫn giữ được những vẻ đẹp tâm hồn của mình. * Đẹt Qua những lần đi len anh cũng bị nhiễm những thói xấu như: hút thuốc, uống rượu, chửi thề, đánh bài,… nhưng trong sâu thẳm tâm hồn anh là tình yêu tha thiết, thủy chung đối với Bân (người vợ chưa cưới) sau năm năm lang bạt. Anh cố gắng làm việc với mong muốn đem lại cuộc sống hạnh phúc cho vợ con nhưng dường như anh đã dự đoán được số phận của mình (anh đã từng dặn dò Bân “nếu có chuyện gì xảy ra với anh thì em biết phải làm gì”) và rồi việc đó cũng đến anh bị nhóm len trâu của đại ca Lập bắt đi trong đêm cùng với Quang. * * Ngày trước anh không làm chủ được bầy trâu mà mình len trong nước thì giờ đây anh không làm chủ được cuộc đời mình. Bất lực lớn nhất của anh là không đem lại hạnh phúc cho vợ, con mình vì bản thân anh giờ đây phải chịu nhiều bất công, đắng cay hơn thế là còn khiến cho vợ con anh phải chịu nhiều mất mát, đau khổ. 2.2.6. Những kiểu nhân vật khác Ngoài những nhân vật trên, trong phim còn có sự xuất hiện của nhân vật bà Tư Định và nhân vật Thiều. * Thiều Bà Tư Định Bà Tư Định là mẹ nuôi của Kìm. * Bà là một người vừa có nét đảm đang, biết lo toan vốn có của một người phụ nữ nhưng bên cạnh đó bà lại là một người phụ bạc. Bà có nét mặt khắc khổ nhưng không nể nang gì ai và cũng không dám ni lên tiếng nói của mình. Bà tượng trưng cho người phụ nữ Việt Nam biết lo toan cho cuộc sống “Mưa vài đám nữa thì có môn leo lên nóc nhà mà ở. Ba cái lu, cái hũ trôi lểnh nghểnh trong nhà rồi, ba nó chưa hay sao ?”. Nhưng bên cạnh sự lo toan ấy, bà lại là người tính toán, ích kỉ chỉ nghĩ cho bản thân, sống không có tình có nghĩa. Vì cuộc sống khó khăn thiếu trước hụt sau, mất mát quá nhiều bà đã bỏ ông Tư ra đi. Chính vì bà bỏ đi mà cha Kìm xuống dốc nhanh chóng để rồi chết trên chiếc xuồng nhỏ bé, trong vòng tay đứa con trai giữa trời mưa, nước nổi. * Thiều là một thế hệ tiếp nối cuộc đời của cha mẹ nó và cũng sẽ là người tiếp nối cuộc sống của Kìm. Đoạn đối thoại giữa Kìm và con trai của Đẹt đã thể hiện cách hiểu chập chững của một đứa bé về sông nước. Kìm đã giải thích cho đứa bé rằng nước ngập là do mưa, mưa sinh ra từ trời, nước dìm chết cỏ cây, trâu và cả con người. Dường như đó là bài học đầu tiên và cũng là nhận thức sâu sắc nhất, thấm thía nhất của người dân Nam Bộ sống trong mùa nước nổi. * Bên cạnh đó, còn có nhân vật Thiều (con của Đẹt). Trong hai truyện ngắn thì không có sự xuất hiện của nhân vật Thiều, nhưng trong phim thì nhân vật này xuất hiện và mang dáng dấp ngây thơ hồn nhiên của một đứa trẻ lên năm. Khán giả khi xem phim sẽ dễ dàng nhận ra Thiều rất thông minh qua những trò chơi và những câu hỏi cậu dành cho Kìm. * 2.3. Ngôn ngữ Điện ảnh sử dụng tất cả những gì máy quay phim có thể thâu lại - cả hình ảnh lẫn âm thanh để làm chất liệu. Nói rõ hơn, ngôn ngữ điện ảnh bao hàm phương pháp xử lý hình ảnh và âm thanh (bao gồm cả tiếng động, lời nói,…) thông qua các thủ pháp điện ảnh. Nói cách khác, mọi loại vật thể đều có thể là chất liệu của điện ảnh. “Bất kỳ một đơn vị văn bản nào: thị giác, tượng hình, đồ thị hoặc âm thanh... đều có thể trở thành yếu tố của ngôn ngữ điện ảnh, miễn là nó hiến cho ta một khả năng lựa chọn, và miễn là do đó, nó xuất hiện trong văn bản không phải một cách tự nhiên, mà kết hợp với một ý nghĩa.” (Iouri Lotman, “Ký hiệu học nghệ thuật sân khấu, điện ảnh, Viện Nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh Việt nam”). Từ những điều vừa nói trên, chúng ta thấy chất liệu của văn chương là phi vật thể, chất liệu của tác phẩm điện ảnh là vật thể, là dấu cộng của mọi loại vật thể có thể nghe, có thể thấy được. Và khi xét trong tác phẩm điện ảnh “Mùa len trâu” ta thấy có các loại ngôn ngữ sau: * 2.3.1. Ngôn ngữ bằng hình ảnh – âm thanh (lời ngầm) Nếu trong nghệ thuật văn chương, ngôn từ - cả lời kể và lời thoại, đều thể hiện tư tưởng tác phẩm thì lời thoại hay bất cứ câu, lời kể đều quan trọng trong nghệ thuật điện ảnh, song chúng không phải là phương tiện chính, thậm chí có phim không cần dùng đến thoại hay lời kể. Như vậy, dù không thể trực tiếp đề cập đến chính trị tư tưởng, triết lý... bằng ngôn ngữ của mình như văn chương, điện ảnh vẫn có thể gián tiếp bộc lộ qua một kênh ngôn ngữ điện ảnh nghệ thuật đặc trưng. Đó là kênh ngôn ngữ “hình ảnh – âm thanh”. * Nhiều đoạn trong bộ phim “Mùa len trâu” (đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh) là một minh chứng hùng hồn cho sự thành công của ngôn ngữ “hình ảnh – âm thanh”. Tiêu biểu là ở cảnh mở đầu của bộ phim, Lam - cháu nội của Kìm, nhặt chiếc cối xay cùng với bộ xương người rũ mục *  Thái độ của Lam ở đây hoàn toàn hợp lí, bởi lẽ khi nhìn nhận bộ phim dưới góc độ văn hóa thì đối với những ai được sinh ra và lớn lên ở miền quê sông nước nói chung hay Lam nói riêng, cũng đều “bình thản” trước cảnh tượng đó, vì họ đã quá quen với phong tục thủy táng người chết trong mùa nước nổi. * Bên cạnh những hình ảnh đầy sức biểu trưng vừa kể trên, chúng tôi thấy có một hình ảnh khiến người xem phim “Mùa len trâu” cảm thấy mơ hồ, đó chính là đoạn ông Tư Định - ba của Kìm hấp hối trên chiếc xuồng ba lá trong cơn mưa như trút nước giữa rừng U Minh. * Canh Kim dua chen com cho ba roi ong Tu nem che com toi chen noi tren mat nuoc Hành động ném chén cơm xuống “biển nước” của ông Tư Định trong phim mang tính dứt khoát hơn, song lại đầy mơ hồ đem đến cho người xem nhiều suy nghĩ khác nhau. Có thể lão đã quá kiệt sức “ổng không có ăn uống gì được gần cả tuần rồi” hay lão quá đau đớn trước việc bà Tư bỏ đi, lão chỉ còn “có mình ênh” và không thiết sống nữa. Bên cạnh những cách hiểu khác nhau đó thì đôi khi với tình tiết này, người xem, những ai chưa một lần tiếp cận với truyện ngắn “Một cuộc biển dâu” của nhà văn Sơn Nam, ắt hẳn sẽ đặt ra những câu hỏi: Tại sao lão phải trút cả chén cơm xuống bể nước mênh mông? Tại sao lão không nhường lại chén cơm cho đứa con khốn khổ kia?... luôn luôn hằn sâu trong tâm trí khán giả. * Hơn thế, trong phim, nước là một ẩn dụ tượng trưng cho tính không thể chia lìa của hai yếu tố ngược nhau đó là đời sống và chết chóc (chủ đề chính của phim). Phim có chi tiết vợ chồng ông Hai Tích đã hy sinh chiếc cối đá – tài sản duy nhất trong nhà – để dìm xác cha Kìm. Khi bà Hai qua đời, cũng trong mùa nước lũ ấy, ông Hai không thể chôn hay dìm xác được, nên xác phải bó trong chiếc chiếu cói, treo trên cột cao. * Camera quay toàn cảnh xác treo trên cột, chung quanh nước ngập mênh mông, từng giọt nước rỉ ra từ cái xác nhỏ“tong, tong” xuống mặt nước hòa cùng với tiếng kêu của đàn quạ háu đói. Tiếng động “tong, tong” của hình ảnh giọt nước cùng với thứ âm thanh ghê rợn làm cho mọi ý nghĩa cứ tuôn trào theo từng thước phim: số phận con người, sự sống - cái chết, nước khởi nguồn và nước xóa sạch tất cả… * Cảnh giọt nước Có hình ảnh và âm thanh (tiếng giọt nước và tiếng quạ) Từ những điều vừa nói trên, chúng ta cần hiểu rõ: hình ảnh trở thành ngôn ngữ của phim khi và chỉ khi nó mang được một ý nghĩa nào đó. Nói cách khác, hình ảnh trong phim không thể chỉ là một tấm ảnh “bất động”, một tấm ảnh “chết” ngay từ đầu. Thế nên, vấn đề đặt ra là làm thế nào cho hình ảnh trở thành ngôn ngữ, nghĩa là hình ảnh nói lên những điều mình muốn nói, nó phải chuyên chở một bức thông điệp nhất định đến với người thưởng thức. Đây là vấn đề nan giải rất cần các nhà làm phim lưu tâm và giải quyết thỏa đáng. * Để khắc họa hình tượng nhân vật, diễn tả tính cách và nội tâm, tác giả của tác phẩm văn học thoải mái sử dụng hai hình thức: hoặc là dùng lời kể, tả của người kể chuyện (người kể hàm ẩn, hay người kể trực tiếp), hoặc là dùng lời của nhân vật (đối thoại hoặc độc thoại nội tâm). Nhưng khi đưa lời dẫn của người kể chuyện vào tác phẩm điện ảnh để diễn tả tâm trạng của nhân vật thì có lẽ không hợp lí. Cho nên, các nhà sản xuất phim đã chuyển tải những ngôn ngữ ấy thành những “hình ảnh có lời”. * Đó là hình ảnh ở đoạn đối thoại giữa ông bà Tư trong đoạn mở đầu phim, mà cụ thể là khi ông Tư quyết định cho Kìm đi len trâu. * Canh Ba the 2 (ma a cat roi nh) Chi tiết nhân vật Kìm trăn trở trong giường ngủ thì là chi tiết được sáng tạo thêm. * Canh Kiềm lăn wq lại trong mung (không âm thanh cũng dược) Trong lúc ông Tư kể lại quá khứ bằng lòng vui sướng, không một từ ngữ nào thể hiện nội tâm như trong truyện ngắn nhưng thông qua gương mặt luôn ánh lên nụ cười đã đủ thể hiện điều đó. Riêng đôi mắt, hành động của bà Tư lại thể hiện thái độ bàng quang, không quan tâm, “không ham” cái nghề len trâu. Tuy nhiên nó hoàn toàn hợp lý, gắn liền và bổ sung với chi tiết trước. Đó là khi trời sẫm tối, trong căn nhà nhỏ Kìm đang trong tâm trạng hồi hộp, vừa lo lắng, vừa háo hức khi nghĩ đến ngày mai mình được đi xa; thêm vào đó, Kìm nghe được tất cả những lời của cha về một quá khứ hào hùng. Tất cả những điều này người xem hoàn toàn có thể nhận ra khi thấy được tư thế xoay trở người liên tục và đôi mắt nhìn chăm chăm của diễn viên Lê Thế Lữ. * 2.3.2. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật Trong phim “Mùa len trâu”, lời thoại đã giúp cho tác phẩm trở nên sống động, hiện thực hóa hơn. “Mùa len trâu” đã tái hiện lại đúng hơi thở cuộc sống của người dân Nam Bộ. Bởi ngay từ cách xưng hô của các nhân vật cho ta cảm nhận được nét ngôn ngữ đặc sệt giọng Nam Bộ với các phương ngữ trong từng lời nói các nhân vật (ba nó, má nó, mày – tao lúc giận dữ cũng như bình thường, khi hạ giọng khuyên lơn thì gọi là con, mình ênh, tui…). Ngoài từ xưng hô giữa các nhân vật, ta còn thấy các biến thể (ráng/ gắng, kinh/ kênh, giựt/ giật, bịnh/ bệnh, sanh mạng/ sinh mệnh, mạnh dõi/ mạnh giỏi,…). * Thông qua ngôn ngữ, giọng điệu, ta có thể nhận biết được tính cách của các nhân vật. Trong đó, nổi bật là nhân vật Kìm. Ngôn ngữ của Kìm đã cho ta thấy sự thay đổi của chàng trai trước và sau khi len trâu trở về. Những tiếng chửi thề liên tục được “văng” ra từ miệng của đứa con trai cục mịch: “Chết hết một con trâu rồi! Đem cặp sừng sừng và bộ da nó về nè. Nặng gần chết. Đ.m nó chẳng lẽ bỏ luôn!”. “Đ.m tui không muốn bán con trâu” khiến cho bà tư phải bảo là “mới đi một mùa đã thành du đảng rồi”. * Kìm chửi thể. Lời giống như ben kia. (chi can nghe tieng chui nen khong can chen vo bự ) Đó là thứ “văn hóa” được hấp thụ từ những đàn anh như Lập trong mùa len trâu. Mùa len trâu đầu tiên đã khiến cho nó lớn hơn, khôn hơn, “nghe thấy được nhiều việc mà ở nhà chú không nghe thấy”. Tiếng chửi, mặc dù có sự thô tục nhưng đã thể hiện được cá tính của người dân Nam Bộ: rất thẳng thắn, bộc trực, nghĩ sao nói vậy, không quanh co, không hoa mĩ. * Ngoài ra, thông qua giọng điệu của ông Tư Định khi nói về vùng đất Ba Thê, Bảy Núi, chúng ta sẽ thấy được sự lãng mạn, hào sảng của những con người Nam Bộ trước khung cảnh thiên nhiên đượm vẻ nên thơ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ấy thật chốn bồng lai tiên cảnh, xưa nay thật hiếm qua lời kể của ba Kìm “Trên Ba Thê, cảnh núi non thanh lịch, trâu ăn cỏ ngẩng đầu coi mây bay lui tới; ngứa lưng thì trâu cọ mình vô cột đền vua chúa mà gãi sồn sột”; “từ Ba Thê cả bầy trâu len qua miền Bảy Núi oai vệ lắm kìa. Voi đi một lần đôi ba chục con là cùng, cọp hai ba con là nhiều. Cảnh đó miệt rừng ai cũng thấy. Đằng này, trâu lội năm ba trăm con. Đen đồng, đặc nước. Giống như hồi thiên địa sơ khai, càn khôn hỗn độn. Mấy ông thầy chùa, bà vãi ẩn mình trong cốc trên núi, vì chán cảnh trần tục, vậy đó mà bước ra ngóng mắt theo bầy trâu len dữ dội”; “Bảy Núi trâu ăn toàn cỏ lạ hoa thơm. Ban đêm muỗi mòng cũng ít, cọp beo trên núi quỳ xuống mà đầu hàng chứ không dám sáp lại”. * Phim “Mùa len trâu” được chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên và truyện “Một cuộc biển dâu” của nhà văn Sơn Nam, tất nhiên các câu thoại được dựa trên câu chuyện gốc. Cùng những từ phương ngữ ấy nhưng khi xem phim chúng ta sẽ thấy được giọng điệu, điệu bộ, phát âm của người dân bản xứ vùng Nam Bộ, một ưu điểm mà văn chương – nghệ thuật ngôn từ, không bao giờ có được. Chẳng hạn như, ở đoạn ông Định hào hứng một mạch kể về thời kỳ oanh liệt, thấy bà vẫn nằm im ông lên tiếng hỏi: Má nó ngủ hay thức? Nãy giờ có nghe gì hông? Sao không ư hử gì ráo dậy, hay ngủ rồi? Nằm nghe đây mà. Nghe lỗ tai chớ nghe bằng miệng đâu mà ừ hử từng chập? Vậy má nó nghe à? Ủa, mà tui nói tới đoạn nào rồi cà? Nói tới lúc… ưa… (ngắt một quãng) trâu từ Ba Thê đi qua Bảy Núi. * 2.3.2. Ngôn ngữ qua lời kể trong phim Ở tác phẩm điện ảnh “Mùa len trâu”, đạo diễn đã giới thiệu và khép lại bộ phim bằng những lời kể về cuộc đời của nhân vật Kìm nói riêng và cuộc sống của những cư dân mùa nước nổi nói chung: “Cả đời, tôi sống ở đây, Cà Mau hai mùa mưa nắng. Vậy mà cả một thời trước đó, tôi chỉ nhớ đến mùa nước nổi. Tới mùa nước phủ trùm làm rũ mục tất cả. Cỏ và nhà. Người và trâu. Mùa khô tôi chỉ nhớ rõ mùi được mùi đất, mùi của những rũ mục để lại từ mùa nước”; “Tôi ở lại nuôi nấng Thiều trên vùng nước này, ba chìm bảy nổi. Chúng tôi chứng kiến đọan kết cuộc chiến. Nhật giải giới Pháp nhưng rồi cũng bại trận. Vài tháng sau khi nước lũ đang về, nước lại phủ trùm một thế giới rũ mục, thế giới của những người đàn ông không làm chủ được gì, ngay cả bầy trâu mà chúng tôi len trong nước ba nổi bảy chìm. Lam, con đang cầm cốt ông cố, nội phải kể bắt đầu ở đâu mùa nước hay mùa khô”. * Trong phim, đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh đã kết hợp các giác quan, đã hiện thực hóa lời kể bằng diễn xuất, bằng những hình ảnh, bằng âm thanh sống động. Ở đây, hình ảnh đã minh họa cho lời kể hay chính lời kể đã minh họa cho hình ảnh, tất cả đều có thể nhưng dù thế nào đi nữa thì sự kết hợp này đã mở ra một bố cục phim quay theo dòng hồi tưởng: từ hiện tại nhớ về quá khứ xa xôi, trong đó hình ảnh chiếc cối xay, bộ xương người là mạch liên kết, chi tiết nối liền giữa quá khứ và hiện tại. * * Ta thấy, lời kể trong đoạn kết bộ phim là lời lí giải cho câu chuyện, đồng thời câu nói “Lam, con đang cầm cốt ông cố, nội phải kể bắt đầu ở đâu mùa nước hay mùa khô” là lời minh chứng cho chi tiết ở đoạn phim mở đầu, vậy tại sao lại được đặt ở cuối phim? Sự ngăn cách hai lời kể sóng đôi nhau tưởng chừng như sẽ làm cho ý nghĩa câu chuyện bị gián đoạn. Nhưng không, chính nó đã mở lại câu chuyện, làm cho câu chuyện xoay theo một vòng tròn bất tận như thiên nhiên, như cuộc sống của con người nơi đây: mùa cạn kết thúc thì mùa nước dâng cao; con người hết mưu sinh mùa cạn thì cố len mình mưu sinh trong mùa nước; họ sinh ra trong nước, phải sống trong nước và rũ mục cũng trong nước.  Từ những điều vừa nói trên đây, có thể nói rằng: tác phẩm điện ảnh nói chung, phim “Mùa len trâu” nói riêng đã có những ngôn ngữ nói rất riêng so với ngôn ngữ văn chương, mặc dù nó có thể được chuyển thể từ một tác phẩm văn học. Thế nhưng, để khái quát “ngôn ngữ điện ảnh” thành khái niệm thì chưa có định nghĩa cụ thể. Nhưng không thể phủ nhận rằng, ngôn ngữ điện ảnh trở thành thứ ngôn ngữ thể hiện hình tượng mạnh mẽ nhất, thuận tiện và hấp dẫn người thưởng thức nhất. Cho nên khi tiếp nhận “truyện kể” từ điện ảnh có thể thoải mái và đỡ tốn sức hơn tiếp nhận văn chương, bởi với văn chương, người đọc còn phải tưởng tượng, còn với điện ảnh thì tất cả đã bày ra trước mắt. Vì vậy, ở một khía cạnh nào đó, rõ ràng điện ảnh đi đến cái đích này dễ hơn văn chương rất nhiều lần. * 2.4. Không gian, thời gian 2.4.1. Không gian Không gian trong phim “Mùa len trâu” là: Không gian mênh mông trong cảnh “ngập nước” khi mùa nước nổi Không gian rộng lớn của những cánh đồng, những mảnh đất màu mỡ khi đến mùa khô. Không gian nhỏ hẹp của những mái nhà, của những căn chòi cô độc giữa mùa nước nổi. * Ngay từ đầu bộ phim, ta có thể thấy được khoảng không gian rộng lớn của những cánh đồng ngập tràn trong nước qua những góc quay sắc sảo của đạo diễn. Với góc quay cận cảnh, có thể làm cho người xem choáng ngợp trước khung cảnh nước lũ tràn về mênh mông, cuồn cuộn như tràn đầy màn ảnh. * Bên cạnh đó, những góc quay bên trong lòng nước cũng đã đem lại những hình ảnh chân thực về thế giới phân rã, chuyển động trong nước, và kèm theo đó là lời kể qua dòng hồi tưởng của nhân vật Kìm “Cả đời tôi sống ở đây. Cà Mau hai mùa mưa nắng. Mùa mưa nước tràn lên tất cả. Cỏ và nhà. Người và trâu”. * Nước lũ về, mênh mông không bờ bến như biển khơi, cỏ chết, trâu đói, tất cả như chìm trong biển nước trắng xóa, “toán quân” làm nghề dắt trâu đi tránh lũ thuê lại bắt đầu vào cuộc. * Có thể nói không gian mùa nước lũ là một không gian xuyên suốt trong bộ phim. Bộ phim mở đầu bằng không gian rộng lớn mùa nước lũ và kết thúc cũng là cảnh những cánh đồng, những mảnh đất ngập tràn trong nước. Đó cũng là một nét đặc trưng của vùng đất Nam Bộ. Đọc hai truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam, ta bắt gặp những câu, những đoạn miêu tả về cảnh sông nước: “nước tràn bờ sông Hậu chảy qua. Nước trên trời tuôn xuống. Gió biển triền miên thổi lộng về”, “nước chảy hăng, tràn lan từ bờ sông Hậu Giang ra vịnh Xiêm La, chảy mãi về hướng Tây”, “nước sâu, sông rộng”, “nước ở đâu mà nhiều quá, ngập đồng ruộng, sâu cỡ hai thước, mênh mông không bờ bến như biển khơi”,… Tất cả như hiện lên trong trí tưởng tượng của người đọc. * Nhưng khi đến với bộ phim “Mùa len trâu” của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh, chúng ta không cần phải tưởng tượng mà không gian ngập tràn nước kia đã hiển hiện trước mắt người xem qua ống kính tài năng của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh với những góc quay viễn cảnh về những cánh đồng, mảnh đất chỉ toàn là nước; những hàng cây ngập trong nước; những ngôi nhà, căn chòi, giữa đồng nước bao la,… giúp người xem thấy được không gian cũng như những hình ảnh đặc trưng của mùa nước nổi ở vùng đất Nam Bộ. * Bên cạnh đó, trong phim người xem có thể nghe thấy âm thanh của tiếng nước chảy xuất hiện ngay cảnh đầu phim và âm thanh ấy cứ dàn trải đến cuối bộ phim: tiếng nước chảy khi những con trâu len trong nước, bước chân người đi trong nước, tiếng mái chèo khua nước,… càng làm cho không gian mênh mông nước như bao trùm toàn bộ phim. Sự kết hợp giữa góc quay và âm thanh góp phần miêu tả không gian một cách chân thực và sống động. Đây là một trong những ưu điểm góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm điện ảnh mà đối với truyện ngắn đó là điều không thể. * Không gian sông nước đó cũng là không gian của cái chết. Những người, nhà, trâu,… những số phận đã chìm, đã nổi, và đã tan biến trong không gian đó. Sự mênh mông không bờ bến của không gian sông nước làm người ta ghê sợ. Mùa nước nổi, tứ bề là nước, người và trâu đều chết trong nước. Người chết, không có đất để chôn, nếu không muốn cho xác chết nổi sình lềnh trên mặt nước thì người ta xóc cây tréo ở giữa đồng rồi treo lên mặt nước, cũng có khi người ta bó xác lại rồi dằn cây, dằn đá mà neo dưới đáy ruộng, đến mùa “nước giựt”, người ta có nhớ đến thì tìm mà hốt xương, chôn cất kỹ lưỡng... Trâu bò thì chết vì bệnh, vì đói, mục rã ra trong nước, cây cỏ bị nước làm cho mục nát. Chính không gian sông nước này đã làm cho người ta “điêu đứng”. * Khi xem phim, những hình ảnh ấy hiện lên một cách sinh động qua những góc quay viễn cảnh của đạo diễn, người xem sẽ được nhìn thấy một cách bao quát không gian ấy với sự mênh mông và hung dữ của dòng nước. Không chỉ có thế, những mái nhà nhỏ bé cũng không thể chống chọi lại sự “giận dữ” của sóng nước. Khi giông gió nổi lên, căn nhà của ông bà Hai Tích đã trôi theo dòng nước lũ. * Đây là chi tiết không có trong truyện ngắn mà được đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh dựng lên trong phim và cảnh tượng này có thể làm cho người xem kinh ngạc – một căn nhà lụp xụp, sóng gió làm nó “vỡ” ra rồi trôi theo dòng nước, chính Kìm đã neo giữ nó lại ở một nơi khác bên một thân cây còn sót lại trong con nước. Sự trôi nổi của căn nhà giống như một “người chỉ đường” đưa người xem đến những vùng khác nhau nhưng chúng chỉ toàn là nước và nước, không gian sông nước như càng mở rộng dần theo “hành trình” của căn nhà. * Nếu đến mùa nước nổi thì con người, trâu, cây cỏ,… phải sống trong không gian mênh mông tứ bề là nước thì đến mùa khô, xung quanh họ là không gian của những mảnh đất, những cánh đồng màu mỡ, theo lời của nhân vật thì “mùa khô tôi chỉ nhớ rõ được mùi đất, mùi của những rũ mục để lại từ mùa nước”, cuộc sống trở lại bình thường. Nó cũng mênh mông, vô tận như khi mùa nước lên. * Trong cái mênh mông, ngút ngàn của sóng nước, thì sự sống mới đang được hình thành, để đến khi nước xuống, cái còn lại trên mặt đất là những bông lúa “... nằm rạp xuống đất, chồng chất cao ngùn ngụt”. Và theo lời của nhân vật bà Tư Định trong truyện thì “Ðến cuối tháng, mặt ruộng lộ ra, cỏ non nhú mọc xanh tươi đến tận chân trời”. * * Mặc dù xuất hiện không nhiều nhưng không gian này gợi lên cho người xem những ấn tượng sâu sắc về những mảnh đất Nam Bộ vào mùa khô và người xem thấy được sự luân hồi của hai mùa, hết mùa nước nổi rồi lại đến mùa khô. Đối lập với không gian mênh mông của những cánh đồng khi mùa nước nổi hay khi mùa khô kia là không gian nhỏ hẹp của những mái nhà, những căn chòi tạm bợ, nhưng trong đó là những sự sống nhỏ nhoi, họ phải đương đầu với biết bao khó khăn mà trước mắt đó là mùa nước lũ và tiêu biểu là căn nhà của ông bà Tư Định và căn chòi của ông bà Hai Tích. * Nhà Tư Định Nhà Hai Tích Trong những không gian nhỏ hẹp đó lại chứa đựng những tình cảm lớn lao, quý giá. Căn chòi của ông bà Hai chính là không gian bình yên ấm áp mà Kìm cảm nhận được. Nhìn thấy hạnh phúc nhỏ nhoi của cặp vợ chồng già, anh bắt đầu nhen nhúm những ước mơ về một gia đình đầm ấm từ đó... * 2.4.2. Thời gian Thời gian trong phim cũng như trong truyện là thời gian của sự tuần hoàn, hết mùa nước lại đến mùa khô. Nước lên, cỏ và trâu, người và nhà đều ngập tràn trong nước; để rồi khi nước rút, chỉ để lại đất những rũ mục và xương người, xương trâu,… Trong phim, thời gian đó còn mang một ý nghĩa khác, nó không chỉ đơn thuần là thời gian của tự nhiên mà nó còn là thời gian của những kiếp người. Gắn liền với khoảng thời gian đó là sự tiếp nối giữa các thế hệ sống và bám trụ trên mảnh đất này rồi chết để thế hệ khác tiếp nối cuộc sống đó. * Ngoài ra, ta thấy sự tuần hoàn của thiên nhiên – hết mùa khô đến mùa lũ, được tái hiện một cách khác thường: mùa khô thì được rút ngắn một cách tối đa, trong khi mùa nước nổi thì được kéo dãn vô tận. Cho nên, ta thấy thời gian chính yếu trong phim vẫn là thời gian mùa nước lũ và tất yếu nước trở thành hình ảnh đầy sức gợi, đầy sức lan tỏa trong lòng người xem. * Thời gian trong phim còn là thời gian tự do, thời gian đảo ngược - nhân vật “hồi tưởng” lại quá khứ. Thời gian đó được đạo diễn xây dựng khác hẳn với thời gian trong truyện ngắn. Thời gian nghệ thuật trong truyện được bắt đầu theo hành trình của cuộc đời nhân vật Nhi (truyện “Mùa len trâu”) và Kìm (truyện “Một cuộc biển dâu”). Chuyện phim được dẫn dắt bởi những dòng hồi ức của Kìm khi về già (qua giọng lồng tiếng rất cảm xúc của chính đạo diễn), nhân vật chính của phim, mở và đóng lại bộ phim theo một phong cách kể chuyện khá truyền thống và cổ điển. * Trong phim “Mùa len trâu”, ta thấy thời gian trôi chậm hơn so với trong truyện ngắn. Vì những nguyên nhân sau: + Trong phim, đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh chỉ lấy bối cảnh và cảm hứng từ hai truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam còn phần lớn nhân vật đều do đạo diễn tưởng tượng ra và đạo diễn đã thêm một số tình tiết và các diễn biến khác cho truyện thêm lôi cuốn sống động hơn cho nên chuyện phim có vẻ dài hơn. + Bên cạnh đó, với cách quay chậm, nên thời gian của bộ phim được kéo dài ra vừa thể hiện thời gian của tự nhiên mùa nước nổi rồi đến mùa khô và cứ thế tiếp diễn; và thời gian tâm lí của nhân vật mà tiêu biểu là tâm lí của nhân vật Kìm, từ lúc còn là một cậu con trai ngây thơ đến khi qua hai lần đi len trâu Kìm đã có những thay đổi về tâm lí, tính cách. * + Trong phim, đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh vừa quay cảnh ở hiện tại (cháu của Kìm tìm được chiếc cối đá có xương người), sau đó quay cảnh ở quá khứ (Kìm kể lại câu chuyện của cái thời mà Kìm mới 15 tuổi cho đứa cháu của mình nghe), rồi lại trở về hiện tại (cảnh đứa cháu đứng giữa những cánh đồng bao la). + Đặc biệt, người xem có thể dễ dàng nhận ra hình ảnh của phim “Mùa len trâu” có độ tương phản cao, với nhiều khoảng tối trong khung hình. Đa phần những cảnh quay trong phim được đạo diễn quay trong bóng tối. Chẳng hạn, những cảnh quay: cuộc trò chuyện của ông bà Tư Định về len trâu, những cuộc vui rượu thuốc của những đám len trâu trên các cồn đất nhỏ, những cuộc vui “trai gái” của những kẻ len trâu,… * + Trong phim, còn có sự xuất hiện khá nhiều của âm nhạc, những bài nhạc cổ truyền Việt Nam và Khmer với âm điệu du dương, chậm rãi cũng góp phần tạo nên mạch thời gian trôi chậm của phim, cũng như để diễn tả tâm lí của nhân vật.  Vì vậy, nhìn một cách tổng thể, ta thấy nhịp điệu của phim chậm hơn so với nhịp điệu của truyện ngắn. * 3.1. Thành công “Mùa len trâu” của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh được đánh giá là phim nghệ thuật đạt tới những thành công đáng kể về tư tưởng và thẩm mỹ. Bộ phim đã khẳng định giá trị, vị trí của điện ảnh Việt Nam khi tham dự nhiều liên hoan phim khu vực và quốc tế và đã giành được nhiều giải thưởng quốc tế quan trọng như: giải Tuổi trẻ tại Đại Hội điện ảnh Lucarno 2004, Kỳ Lân Vàng tại Đại Hội Amiens 2004, giải Đạo diễn hạng nhất tại Đại Hội điện ảnh quốc tế tại Chicago, giải Ban giám khảo tại Đại Hội Manaus 2004. Tại Sài Gòn trong buổi lễ chiếu ra mắt phim “Mùa Len Trâu” ngày 2-6-2005, nhiều khán giả đã tỏ ra vô cùng xúc động và thầm cảm ơn nhà đạo diễn Nghiêm Minh đã vẽ lại bức tranh tuyệt đẹp và hiện thực về quê hương Nam Bộ. * Bộ phim “Mùa len trâu” có thể nói đã đạt được những thành công ngoài mong đợi, từ việc xây dựng cốt truyện, lựa chọn nhân vật, bối cảnh, ngôn ngữ điện ảnh phù hợp cho đến những kĩ xảo điện ảnh… Trước hết, phải kể đến cốt truyện giản dị, dễ hiểu, giúp cho người xem dễ dàng tiếp nhận. Bộ phim ít chi tiết, sự kiện nhưng đã để lại những dư âm trong lòng khán giả. * Bằng những kĩ thuật quay phim hết sức độc đáo khiến người xem choáng ngợp trước một vùng trời đầy nước mênh mông, trải dài cả màn ảnh tạo nên vẻ đẹp rất riêng của một không gian bị nước bao phủ cùng với hình ảnh hàng trăm con trâu di chuyển giữa dòng nước, mà vẫn không gây cảm giác lộn xộn, chóng mặt cho khán giả. Với những cảnh quay cận cảnh, viễn cảnh cũng như đoạn quay trong lòng nước cho thấy được sức tàn phá ghê gớm nhưng âm thầm cũng như sự thối rữa của cuộc sống do mùa nước nổi gây ra đã thật sự ám ảnh người xem. Nước là bối cảnh chính trong phim, là biểu tượng của sự sống - chết và cũng là biểu tượng của thời gian trôi qua, thời gian mang tính lịch sử. Khi xem phim người xem không chỉ cảm thấy lạ mắt với những khuôn hình đẹp mà còn có cảm giác lo sợ trước sức mạnh của nước. Qua đó, cuộc sống lam lũ của những con người nhỏ bé trong thế giới nước kia hiện lên một cách sinh động, chân thật. * “Mùa len trâu” đã rất thành công khi khắc họa được chất Nam Bộ trong phim cũng như tâm hồn, tính cách của người dân miền sông nước. Cái hồn của tác phẩm đã được chuyển tải bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó nhân vật cũng là một yếu tố quan trọng. Các diễn viên trong phim được lựa chọn cẩn thận, từ ngoại hình đến giọng nói,… cho phù hợp với nhân vật. Khi diễn xuất, diễn viên đã hóa thân vào nhân vật để làm nên cái hồn của tác phẩm. Hình ảnh những con người lam lũ vì cuộc sống mưu sinh, hình ảnh những con trâu gắn liền với người dân như một biểu tượng văn hóa nông nghiệp, những bộ bà ba, cái cối xay, khăn rằn cho đến chiếc xuồng ba lá,… tất cả được đạo diễn đưa vào phim một cách sinh động. Cho dù không biết về văn hóa Nam Bộ thì sau khi xem phim người xem cũng hiểu phần nào về nét văn hóa Nam Bộ với những hình ảnh đặc trưng ấy. * Xem “Mùa len trâu”, người xem ấn tượng với lối xử lý âm thanh, ánh sáng trong phim. Hòa vào mảng màu đen bao phủ toàn màn ảnh là những âm thanh quen thuộc: những bài sáo, tiếng mõ làng, giai điệu “Dạ cổ hoài lang”,… làm người xem bồi hồi nhớ về Nam Bộ xưa, về cuộc đời cơ cực vất vả lam lũ mưu sinh, đến mùa nước lại càng khó khăn trăm bề. Người xem có cảm giác như cuộc sống của các nhân vật trong phim bị bao trùm bởi bóng tối nhưng trong bóng tối ấy lại chứa đựng cả những tình cảm gắn bó, chia sẻ, tính chân chất của con người được bộc lộ rõ nét. * Cái khắc nghiệt của thiên nhiên đã tàn phá và tiêu diệt tất cả từ người, trâu, cây cối, nhà cửa đều ngập chìm trong nước. Nhưng xúc động và để lại nỗi ám ảnh trong phim là cái chết của ông Tư Định và bà Hai Tích. Mùa nước nổi ở vùng sông nước Nam Bộ tạo nên bức tranh sinh động nhưng cũng mang đầy nỗi sợ hãi cho những người dân nơi đây, cuộc sống bắt đầu và kết thúc đều là nước. Đạo diễn đã rất tinh tế khi lồng ghép khung cảnh đó vào cuộc mưu sinh của Kìm cùng những sự kiện khác làm cho bộ phim thêm hấp dẫn, thu hút người xem. * Đạo diễn rất thành công khi đã lột tả một cách chân thật ngôn ngữ của người dân Nam Bộ từ những cách xưng hô đến cả những tiếng chửi thề của những người len trâu cũng đậm chất Nam Bộ. Ngôn ngữ không cầu kì mà mộc mạc, giản dị được sử dụng một cách tự nhiên mà tinh tế giúp người xem hiểu được tính cách cũng như tâm trạng của các nhân vật trong phim. Bộ phim là cả một câu chuyện dài về đời người, về thiên nhiên khắc nghiệt,… được xử lý khéo léo chỉ qua những thước phim ngắn nhưng những ý nghĩa triết lý về lẽ sống và những giá trị cao đẹp của tình người vẫn mãi đọng lại trong lòng người xem. Đồng thời, qua phim “Mùa len trâu” ta còn thấy được sự sáng tạo độc đáo của đạo diễn trong suốt quá trình làm phim từ cách xây dựng cốt truyện, lựa chọn bối cảnh, nhân vật,… đến việc sử dụng kĩ xảo điện ảnh. * 3.2. Hạn chế “Mùa len trâu” là bộ phim rất thành công của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh từng gây xúc động và giành nhiều giải thưởng quốc tế, tuy vậy bên cạnh những thành công phim cũng có những hạn chế nhất định. Trước tiên phải nói đến đài từ (lời nói trên sân khấu) và mức diễn cảm qua giọng nói của một số diễn viên chưa đạt đến độ chín, điều này phần nào làm giảm độ sâu cho các vai diễn và ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của bộ phim. * Diễn viên Kìm đã thể hiện thành công vai diễn, tuy nhiên có những cảnh quay Kìm chưa thật sự nhập tâm về lời thoại. Đó là những lời thoại sau: “- Mày lừa gạt tao phải không, hồn ổng nhập vào mầy phải không?” (lời thoại với ông Lập) “- Cha, chị muốn tôi làm một người cha” (lời thoại với vợ Đẹt) * Một hạn chế nữa của diễn viên Kìm đó là trong một số cảnh quay Kiềm nói tục, chửi thề trước mặt ba, má Kìm nhưng những câu chửi thề, nói tục đó được diễn viên thể hiện một cách gượng gạo, không chân thật: “- Chết hết một con trâu rồi. Đem cặp sừng bộ da của nó về nè! Nặng gần chết. Mẹ nó, chả lẽ bỏ luôn. - Đ. m tui không muốn bán con trâu. - Kệ mẹ tui, tui muốn đi thì tui đi. - Chết bỏ mẹ” * Diễn viên đóng vai bà Tư Định có một số lời thoại chưa thật sự nhập tâm. “- Trời mưa nữa rồi… - Nghề gì, nghề chăn trâu mà cũng đi học nữa à? - Tôi không ham cái nghề đó. - Rành cái đó được giải gì?” * Trong chuyến len trâu đầu tiên của Kìm có cảnh quay Kìm hút thuốc. Có thể nói, ở cảnh này cả đạo diễn và diễn viên sơ suất ở chi tiết: khi Quang đưa thuốc cho Kìm hút. Đây là lần đầu tiên hút thuốc nhưng diễn viên Kìm tỏ ra hút rất sành như một người đã biết hút từ lâu chứ không phải như một cậu bé mới lớn tập hút thuốc. * Canh hut thuoc a nha Mùa len trâu được khởi quay năm 2003, khi quay xong, phim được chiếu ở nhiều nước trên thế giới (Pháp, Bỉ, Hà Lan, Mỹ) và giành được nhiều giải thưởng quốc tế uy tín. Trong khi đó ở trong nước người Việt Nam mong muốn xem nhưng chưa được xem. Về việc này nhà văn Sơn Nam có lời khẩn cầu chân tình, xúc động như sau: “Tôi mong các anh đem phim chiếu cho người Việt mình xem, đặc biệt ở miệt dưới đồng bằng, hoặc là sang ra băng video bán cho bà con xem, tôi tin là bà con sẽ yêu mến bộ phim”. * III. Kết luận Mặc dù có một vài hạn chế nhưng bộ phim “Mùa len trâu” đã thực sự thành công cả về mặt nội dung lẫn hình thức. Từ chất liệu văn học của Sơn Nam với một cấu trúc điện ảnh tài năng. Bộ phim đã chuyển tải được cái hơi đất, hơi thở từ trang văn lên màn ảnh. Trong đó, các yếu tố văn hóa: nước - trâu - người của vùng đất mũi Cà Mau, An Giang đã hòa quyện và hợp nhất thành một tam giác nghệ thuật vững vàng, khiến “Mùa len trâu” không chỉ là một tác phẩm điện ảnh mà còn là thông điệp văn hóa, tư liệu quý về cuộc sống con người Nam Bộ dưới thời kì Pháp thuộc.   * *

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptpow_semina_8801.ppt
Luận văn liên quan