Đề tài Xoá đói giảm nghèo với an sinh xã hội

Đề bài: Câu 1: Bạn hãy liệt kê những văn bản pháp quy của Việt Nam liên quan đến chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia. Câu 2: Vì sao xóa đói giảm nghèo góp phần đảm bảo an sinh xã hội bền vững? Bài làm: Câu 1: Liệt kê những văn bản pháp quy của Việt Nam liên quan đến chương trình xóa đói giảm nghèo Quốc gia : 1. QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 134/2004/QĐ-TTG NGÀY 20 THÁNG 7 NĂM 2004 VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẤT SẢN XUẤT, ĐẤT Ở, NHÀ Ở VÀ NƯỚC SINH HOẠT CHO HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHÈO, ĐỜI SỐNG KHÓ KHĂN. Nội dung chủ yếu : 1.1 Mục tiêu : Thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn nhằm mục đích cùng với việc thực hiện các chương trình kinh tế- xã hội, Nhà nước trực tiếp hỗ trợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo để có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, sớm thoát nghèo. - Đối tượng: Hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, định cư thường trú tại địa phương; là hộ nghèo sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất, đất ở và có khó khăn về nhà ở, nước sinh hoạt. 1.2.Thực hiện một số chính sách :

doc11 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3255 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xoá đói giảm nghèo với an sinh xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Câu 1: Bạn hãy liệt kê những văn bản pháp quy của Việt Nam liên quan đến chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia. Câu 2: Vì sao xóa đói giảm nghèo góp phần đảm bảo an sinh xã hội bền vững? Bài làm: Câu 1: Liệt kê những văn bản pháp quy của Việt Nam liên quan đến chương trình xóa đói giảm nghèo Quốc gia : 1. QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 134/2004/QĐ-TTG NGÀY 20 THÁNG 7 NĂM 2004 VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẤT SẢN XUẤT, ĐẤT Ở, NHÀ Ở VÀ NƯỚC SINH HOẠT CHO HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHÈO, ĐỜI SỐNG KHÓ KHĂN. Nội dung chủ yếu : Mục tiêu : Thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn nhằm mục đích cùng với việc thực hiện các chương trình kinh tế- xã hội, Nhà nước trực tiếp hỗ trợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo để có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, sớm thoát nghèo. Đối tượng: Hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, định cư thường trú tại địa phương; là hộ nghèo sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất, đất ở và có khó khăn về nhà ở, nước sinh hoạt. 1.2.Thực hiện một số chính sách : + Đối với đất sản xuất : Mức giao đất sản xuất tối thiểu một hộ là 0,5 ha đất nương, rẫy hoặc 0,25 ha đất ruộng lúa nước một vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước hai vụ. Căn cứ quỹ đất cụ thể của từng địa phương, khả năng lao động và số nhân khẩu của từng hộ và khả năng của ngân sách địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thể xem xét, quyết định giao đất sản xuất cho hộ đồng bào với mức cao hơn. + Đối với đất ở : Mức giao diện tích đất ở tối thiểu 200 m2 cho mỗi hộ đồng bào sống ở nông thôn. Căn cứ quỹ đất ở và khả năng ngân sách của địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thể xem xét quyết định giao đất ở cho hộ đồng bào với mức cao hơn. Việc hỗ trợ đất sản xuất và đất ở đối với hộ đồng bào dân tộc Khơme nghèo do đặc thù của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nhà nước sẽ có chính sách riêng. + Về nhà ở : Đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo tại chỗ (kể cả đồng bào dân tộc Khơ me) hiện chưa có nhà ở hoặc nhà ở quá tạm bợ và đã hư hỏng, dột nát thì thực hiện phương châm: Nhân dân tự làm, Nhà nước hỗ trợ và cộng đồng giúp đỡ. + Về hỗ trợ giải quyết nước sinh hoạt : a) Đối với các hộ đồng bào dân tộc ở phân tán vùng cao, núi đá, khu vực khó khăn về nguồn nước sinh hoạt thì ngân sách Trung ương hỗ trợ 0,5 tấn xi măng/hộ để xây dựng bể chứa nước mưa hoặc hỗ trợ 300.000 đồng/ hộ để đào giếng hoặc tạo nguồn nước sinh hoạt. b) Đối với công trình cấp nước sinh hoạt tập trung: Ngân sách Trung ương hỗ trợ 100% cho các thôn, bản có từ 50% số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số trở lên; hỗ trợ 50% đối với các thôn, bản có từ 20% đến dưới 50% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Các địa phương khi xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho đồng bào phải bảo đảm tính bền vững và hiệu quả. - Nguồn vốn thực hiện : a. Ngân sách Trung ương bảo đảm các khoản chi theo định mức hỗ trợ quy định tại Quyết định này. b. Ngân sách địa phương bố trí kinh phí không dưới 20% so với số vốn Ngân sách Trung ương bảo đảm, đồng thời huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện mục tiêu, chính sách này. c. Các địa phương chủ động bố trí kinh phí để thực hiện việc đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào. 2. QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 143/2001/QĐ-TTG NGÀY 27 THÁNG 9 NĂM 2001 PHÊ DUYỆT "CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ VIỆC LÀM GIAI ĐOẠN 2001-2005". Nội dung chủ yếu: 2.1 Mục tiêu: - Mục tiêu tổng quát : Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005 là một chương trình tổng hợp có tính chất liên ngành trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhằm tạo các điều kiện thuận lợi, phù hợp để hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, tiếp cận các dịch vụ xã hội, xoá đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, bảo đảm việc làm cho người có nhu cầu làm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. - Mục tiêu cụ thể : Xoá đói giảm nghèo: -> Mỗi năm giảm 1,5-2% (khoảng 28 vạn đến 30 vạn hộ/năm); không để tái đói kinh niên; -> Các xã nghèo có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu (thuỷ lợi nhỏ, trường học, trạm y tế, đường dân sinh, điện, nước sinh hoạt, chợ). + Giải quyết việc làm: -> Mỗi năm tạo việc làm cho 1,4-1,5 triệu lao động; - >Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống dưới 6% và nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 80% vào năm 2005. 2.2. Thực hiện chương trình : - Lĩnh vực xóa đói giảm nghèo : Bao gồm các dự án: ▪) Nhóm các dự án xoá đói giảm nghèo chung: ▪) Nhóm các dự án xoá đói giảm nghèo cho các xã nghèo (có 25% hộ nghèo trở lên và chưa đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu) không thuộc Chương trình 135 - Lĩnh vực việc làm : Các hoạt động hỗ trợ trực tiếp tạo việc làm và phát triển thị trường lao động được triển khai với các dự án sau ▪) Dự án tổ chức cho vay vốn theo các dự án nhỏ giải quyết việc làm thông qua Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm; ▪) Dự án nâng cao năng lực và hiện đại hoá các Trung tâm dịch vụ việc làm. ▪) Dự án điều tra, thống kê lao động và xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động; ▪) Dự án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý lao động, việc làm. 3. QUYẾT ĐỊNH SỐ 135/1998/QĐ – TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN MIỀN NÚI VÀ VÙNG SÂU VÙNG XA. Nội dung chủ yếu: Mục tiêu : + Mục tiêu tổng quát : Nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước; góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng. + Mục tiêu cụ thể : a) Giai đoạn từ năm 1998 đến 2000: - Về cơ bản không còn các hộ đói kinh niên, mỗi năm giảm được 4 - 5% hộ nghèo. - Bước đầu cung cấp cho đồng bào có nước sinh hoạt, thu hút phần lớn trẻ em trong độ tuổi đến trường; kiểm soát được một số loại dịch bệnh hiểm nghèo; có đường giao thông dân sinh kinh tế đến các trung tâm cụm xã; phần lớn đồng bào được hưởng thụ văn hoá, thông tin. b) Giai đoạn từ năm 2000 đến 2005: - Giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn xuống còn 25% vào năm 2005. - Bảo đảm cung cấp cho đồng bào có đủ nước sinh hoạt; thu hút trên 70% trẻ em trong độ tuổi đến trường; đại bộ phận đồng bào được bồi dưỡng, tiếp thu kinh nghiệm sản xuất, kiến thức khoa học, văn hóa, xã hội, chủ động vận dụng vào sản xuất và đời sống; kiểm soát được phần lớn các dịch bệnh xã hội hiểm nghèo; có đường giao thông cho xe cơ giới và đường dân sinh kinh tế đến các trung tâm cụm xã; thúc đẩy phát triển thị trường nông thôn. 3.2 Thực hiện một số chính sách : a, Chính sách đất đai : Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo thực hiện giao đất giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gắn với công tác định canh, định cư phát triển vùng kinh tế mới, tạo điều kiện cho đồng bào có đất sản xuất, ổn định đời sống. b, Chính sách đầu tư , tín dụng . c, Chính sách phát triển nguồn nhân lực . d, Chính sách thuế : Các hoạt động kinh doanh nông lâm sản và hàng hoá phục vụ sản xuất đời sống của nhân dân trong vùng các xã đặc biệt khó khăn được ưu tiên về chính sách thuế theo quy định tại Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ và các chính sách về thuế khác khuyến khích đầu tư theo quy định hiện hành. 4. QUYẾT ĐỊNH SỐ 167/2008/QĐ – TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỘ NGHÈO VỀ NHÀ Ở. Nội dung chủ yếu: 4.1 Mục tiêu : Thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở nhằm mục đích cùng với việc thực hiện các chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010, Nhà nước trực tiếp hỗ trợ các hộ nghèo để có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xoá đói, giảm nghèo bền vững. Đối tượng : Đối tượng được hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Quyết định này phải có đủ ba điều kiện sau: a) Là hộ nghèo (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010), đang cư trú tại địa phương, có trong danh sách hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý tại thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành; b) Hộ chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở; c) Hộ không thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn và theo các chính sách hỗ trợ nhà ở khác. 4.2 Thực hiện chính sách : a, Bình xét và phê duyệt danh sách hỗ trợ nhà ở: - Cơ sở thôn, bản tổ chức bình xét đối tượng và phân loại ưu tiên theo đúng quy định, đảm bảo công khai, minh bạch; - Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp danh sách số hộ được hỗ trợ, đồng thời lập danh sách các hộ có nhu cầu vay vốn báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. b. Cấp vốn làm nhà ở: - Căn cứ số nguồn vốn được huy động hợp pháp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân bổ cho cấp huyện, đồng thời gửi danh sách vay vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện cho vay c. Thực hiện xây dựng nhà ở: - Ủy ban nhân dân cấp xã giao Ban Xoá đói giảm nghèo cấp xã hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các hộ dân xây dựng nhà ở đảm bảo yêu cầu về diện tích và chất lượng nhà ở theo quy định của Quyết định này và vận động các hộ dân tự xây dựng nhà ở. Đối với hộ dân có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật…) không thể tự xây dựng nhà ở thì Ban Xoá đói giảm nghèo cấp xã tổ chức xây dựng nhà ở cho các đối tượng này. Câu 2 : Hệ thống An sinh Xã hội hiện nay bao gồm rất nhiều các thành tố và nhiểu chương trình khác nhau : Bảo hiểm Xã hội , Trợ cấp Xã hội , Ưu đãi Xã hội , Xóa đói giảm nghèo …. Tuy nhiên , có thể khẳng định Xóa đói giảm nghèo đã góp phần rất lớn đảm bảo An sinh Xã hội bền vững. Để làm rõ vấn đề này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những khía cạnh sau đây: Các chương trình An sinh xã hội với nhiệm vụ đảm bảo An sinh xã hội bền vững và ưu điềm của chương trình Xóa đói giảm nghèo (XĐGN) : Các chương trình An sinh xã hội (ASXH) có diện bảo vệ rộng lớn trong xã hội. Chính sách ASXH nói chung tạo nên tấm lưới che chắn cho các thành viên cộng đồng khỏi rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống. Các chương trình chính của hệ thống ASXH phải kể đến đó là: Bảo hiểm xã hội, Cứu trợ xã hội, Ưu đãi xã hội và Xóa đói giảm nghèo. Các chương trình này góp phần to lớn vào việc đảm bảo ASXH bền vững, phát triển một xã hội hài hòa, bảo vệ quyền lợi của cộng đồng, của các thành viên xã hội, coi đó như những ưu tiên hàng đầu. Với bảo hiểm xã hội (BHXH), đây là trụ cột chính trong hệ thống An sinh xã hội của mỗi nước, nó là mảng chính sách An sinh xã hội cơ bản nhất của các quốc gia. Diện bảo vệ của các chương trình BHXH rất rộng và có xu hướng rộng hơn một khi kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, do đó nó bảo đảm được tính lâu dài, thường xuyên nhằm thực hiện an sinh xã hội bền vững. Mặt khác cơ chế hoạt động của bảo hiểm đã tạo ra cho nó khả năng đảm bảo nguồn tài chính hết sức dồi dào, đủ khả năng thực hiện trong dài hạn. Bởi lẽ nhiều loại hình bảo hiểm mang tính bắt buộc do đó nguồn quỹ hình thành có tính chắc chắn. Đây là điều kiện tiên quyết không chỉ giúp BHXH bền vững mà còn giúp hệ thống An sinh xã hội bền vững. Cứu trợ xã hội (CTXH) là khái niệm dùng để chỉ mọi hình thức và biện pháp giúp đỡ của nhà nước và xã hội về thu nhập và các điều kiện sinh sống khác đối với mọi thành viên của xã hội trong những trường hợp bị bất hạnh, rủi ro, nghèo đói, không đủ khả năng để tự lo liệu cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình. Có thể nói, CTXH một hoạt động mang tính chất từ thiện, tương thân tương ái giúp đỡ nhau của con người trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Mọi người dân trong cộng đồng xã hội nhận thức được tính nhân đạo, nhân văn ấy từ đó giúp cho họ tích cực tham gia vào công tác xã hội hóa hoạt động CTXH. Những người dân trong xã hội cũng sẽ cảm thấy rằng: họ không bị bỏ rơi trong mọi hoàn cảnh. Đây là yếu tố hết sức quan trọng trong chiến lược đảm bảo không chỉ an sinh xã hội bền vững mà còn giúp xã hội phát triển một cách hài hòa, ổn định. Bên cạnh đó chúng ta cũng phải kể tới ưu đãi xã hội (ƯĐXH), đó là sự đãi ngộ đặc biệt về cả về mặt vật chất và tinh thần của Nhà nước, xã hội nhằm ghi nhận, đền đáp công lao to lớn của của những cá nhân, tập thể có cống hiến đặc biệt cho cộng đồng, xã hội. ƯĐXH không phải là sự ban ơn mà thực chất là thực hiện công bằng xã hội. Chính sách này giúp tái sản xuất ra những giá trị tinh thần cao đẹp của xã hội, giáo dục truyền thống cho các thế hệ đi sau, tạo ra sự ổn định về thể chế chính trị cho đất nước. Đây là tiền đề vững chắc cho phát triển kinh tế nói chung và an sinh xã hội bền vững nói riêng. Chúng ta nói đến Xóa đói giảm nghèo (XĐGN) như là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và lâu dài, chương trình XĐGN tập trung vào đối tượng có thu nhập thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn mà hiện còn chiếm tỷ lệ khá cao trong xã hội. Các chính sách giúp người nghèo thoát nghèo sẽ giúp họ có điều kiện vươn lên trong cuộc sống, cải thiện đời sống của mình nói riêng và qua đó tạo ra những hiệu quả tích cực cho xã hội: giảm chênh lệch giàu nghèo và bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư, tạo ra điều kiện tốt cho phát triển bền vững. Chính sách XĐGN thực hiện thành công sẽ giảm đi gánh nặng cho các chương trình ASXH, tạo điều kiện để các chương trình an sinh xã hội đi vào chiều sâu. Giữa các chính sách an sinh xã hội nêu trên, chính sách nào có ưu điểm hơn trong việc đảm bảo an sinh xã hội bền vững? Xóa đói giảm nghèo góp phần đảm bảo An sinh xã hội lâu dài và bền vững hơn cả nhất là khi đặt trong bối cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam. Chủ đề:Có thể thấy, mặc dù BHXH là một chính sách An sinh xã hội lớn, nhưng thực tế cho thấy đối tượng được hưởng lợi từ BHXH chủ yếu là các tầng lớp dân cư có thu nhập bậc trung, những người làm công ăn lương chứ chưa thực sự quen thuộc với người nghèo. Còn với chính sách CTXH, mặc dù người nghèo là một trong những người được hưởng lợi nhiều, nhưng các trợ giúp này (trừ một số trợ cấp dài hạn) thường có tính tức thì và ngắn hạn. Với chính sách ƯĐXH, xã hội hướng tới những người có công với đất nước trong các cuộc kháng chiến, hoặc những người có cống hiến đặc biệt với đất nước trong thời bình. Có những người nghèo thuộc diện ƯĐXH tuy nhiên con số đó còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong số người nghèo cả nước. Thực tế cho thấy những bộ phận người lao động trẻ tuổi lâm vào hoàn cảnh nghèo đói nhưng không thuộc diện ƯĐXH là khá nhiều. Vì vậy, xóa đói giảm nghèo được coi là giải pháp có tính lâu dài và bền vững hơn cả, giúp người nghèo thoát nghèo, tự đảm bảo cho cuộc sống của mình, góp phần tạo ra mạng lưới an sinh toàn diện cho mỗi quốc gia. Chính sách xóa đói giảm nghèo đảm bảo thực hiện An sinh xã hội bền vững như thế nào? Thực tiễn liên hệ tại Việt Nam. Một xã hội muốn phát triển hài hòa, văn minh, hiện đại thì một trong những yếu tố quan trọng nhất đó chính là cần phải quan tâm đến tất cả mọi thành viên trong xã hội, tức là phải đảm bảo an sinh xã hội bền vững. An sinh xã hội bền vững lại đòi hỏi các chính sách thực thi của nó có hiệu quả về các mặt kinh tế - xã hội cả trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Đứng trên giác độ của các chương trình xóa đói giảm nghèo, sở dĩ xóa đói giảm nghèo được coi là trụ cột vững chắc để đảm bảo an sinh xã hội bền vững bởi nó đáp ứng được những yêu cầu cần thiết để tạo nên tính bền vững ấy. Các yêu cầu, tính chất cơ bản ấy đó là: tính che chắn, tính lâu dài, tính xã hội hóa và tính cải thiện. Những điều đó được thể hiện như thế nào trong thực tiễn? Tính che chắn: Đối tượng mà chương trình Xóa đói giảm nghèo hướng tới là những người có thu nhập thấp, đời sống bấp bênh, đói nghèo trong xã hội. Họ thường có điều kiện sống thiếu thốn, có thu nhập thấp, trình độ học vấn nhìn chung là không cao, ít được tiếp xúc với các dịch vụ chăm sóc như y tế, giáo dục một cách đầy đủ. Đây là diện đối tượng dễ bị tổn thương nhất và chiếm tỷ lệ không hề nhỏ trong xã hội mà chương trình XĐGN hướng tới. Bảng sau đây cho thấy tỷ lệ đói nghèo (%) ở Việt Nam năm 2004 và 2006 (theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006-2010 và giá quy về giá năm 2004: 2004 2006 Cũng theo chuẩn nghèo mới thì tỷ lệ hộ đói nghèo của cả nước từ năm 2006 cho đến nay liên tục giảm xuống: Năm 2006 2007 2008 2009 Tỷ lệ hộ nghèo (%) 15,5 14,8 13,4 12,3 Tuy nhiên, với quy mô dân số Việt Nam là 86,211 triệu người (tính đến thời điểm 01/04/2009), trung bình 4,2 nhân khẩu trong 1 gia đình thì số hộ nghèo cũng vào khoảng gần 2,6 triệu hộ. Mặt khác, dù GDP của Việt Nam trong khoảng 10 năm gần đây luôn tăng trưởng ở mức từ 5-8,5% nhưng sự tăng trưởng đó tiềm ẩn nhiều sự thiếu bền vững, thu nhập danh nghĩa của người lao động tăng lên nhưng thực tế có thể bị giảm sút nếu không điều chỉnh lương tăng kịp thời theo mức tăng giá cả hàng hóa, dịch vụ. Điển hình lạm phát của Việt Nam năm 2008 đã lên mức 22,97% ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế - xã hội và đương nhiên chịu hậu quả nặng nề nhất lại chính là những hộ gia đình nghèo. Các chương trình Xóa đói giảm nghèo của Đảng, Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng khắc phục những khó khăn, tiếp tục thực hiện mục tiêu XĐGN một cách có trọng tâm và trọng điểm. Đề án chương trình 30a của Chính Phủ thực hiện cho 61 huyện nghèo là một ví dụ. Các huyện nghèo mới được bổ sung vào diện ưu tiên phát triển kinh tế xã hội để đảm bảo tính kịp thời và tính chất che chắn, ưu đãi cho người nghèo của chính sách XĐGN. Với số lượng hộ nghèo ở Việt Nam lớn, vai trò che chắn, bao trùm của các chương trình chống đói nghèo ở Việt Nam là rất đáng ghi nhận. Tính lâu dài: Nghèo đói là vấn đề mang tính toàn cầu, không thể một sớm một chiều có thể mà có thể giải quyết ngay được. Chiến lược chống đói ngèo là một chiến lược lâu dài, cần thực hiện một cách bền bỉ và liên tục. Chính vì điều này mới đảm bảo tính bền vững của các chính sách An sinh xã hội. Ở Việt Nam, các chương trình XĐGN đã được định hình từ những năm 90 của thế kỷ XX khi Việt Nam đang thực hiện đường lối Đổi mới mở cửa nền kinh tế, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi đó đã trăn trở rất nhiều về vấn đề xóa đói cho những người lao động nghèo khổ. Một số chính sách bắt đầu được áp dụng và thực sự mang tính chiến lược từ sau năm 1998, đặc biệt thành công là giai đoạn từ 2001-2005. Tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam đã giảm xuống một cách ấn tượng dù là theo chuẩn quốc tế hay chuẩn nghèo của Việt Nam. Chương trình 135 – Một chương trình trọng điểm về xóa đói giảm nghèo với số tiền đầu tư khoảng 10000 tỷ dồng dự kiến ban đầu kéo dài 7 năm từ 1998 đến 2005 nhưng sau đó Quốc Hội và Chính Phủ đã quyết định kéo dài chương trình này thêm 5 năm nữa (2006-2010) và gọi là Chương trình 135 giai đoạn II. Chương trình này góp phần tăng cường hiệu quả đã đạt được từ giai đoạn I, giúp người nghèo thoát nghèo và không tái nghèo. Những sự đầu tư lâu dài cho thấy quyết tâm của Việt Nam trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Rất nhiều chương trình, đề án lồng ghép khác đang được xem xét áp dụng trong thời gian tới cho phù hợp với những mục tiêu mới, hoàn cảnh mới. Tính xã hội hóa: Các chương trình xóa đói giảm nghèo không chỉ hướng tới những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội mà còn kêu gọi cộng đồng xã hội tham gia cuộc chiến chống đói nghèo. Mục tiêu của chính sách xóa đói giảm nghèo rất rõ ràng, nó phát huy tính nhân văn nhân đạo giữa các thành viên trong xã hội do đó thu hút được sự quan tâm hưởng ứng của mọi cá nhân, của toàn xã hội. Tại Việt Nam, chính sách xã hội hóa trong xóa đói giảm nghèo là một bộ phận quan trọng trong tiến trình chống đói nghèo chung của quốc gia. “Ngày vì người nghèo” là một hoạt động như thế. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã lấy ngày 17 tháng 10 hàng năm là “Ngày vì người nghèo”, đó cũng là ngày mà thế giới chọn làm ngày “Thế giới chống đói nghèo”. Các hoạt động ủng hộ quyên góp cho Quỹ vì người nghèo diễn ra rất tích cực trong những ngày cuối cùng của năm, đặc biệt vào ngày 31/12. Thực tế cho thấy nguồn quỹ này không hề nhỏ và được huy động trong thời gian tương đối ngắn, quan trọng hơn là nó thu hút được sự chú ý của cộng đồng đặc biệt là từ phía các doanh nghiệp. Về mảng chính sách xã hội hóa này Việt Nam là một trong những quốc gia thực hiện tốt và hiệu quả trên thế giới. Tính cải thiện: Các chương trình chống đói nghèo sở dĩ đảm bảo tính bền vững bởi nó cải thiện được đời sống của bộ phận dân cư có thu nhập thấp trong xã hội. Thông qua nguồn ưu đãi cho người nghèo trong một thời kỳ lâu dài như ưu đãi về tín dụng, nhà ở, đất sản xuất, giống trong nông nghiệp và nhiều hình thức hỗ trợ khác sẽ giúp cho các hộ gia đình có cơ hội thoát nghèo và làm giàu từ nguồn vốn hiện có. Trong dài hạn, xóa đói giảm nghèo làm giảm chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư, ngăn chặn tình trạng bất bình đẳng trong xã hội. Thành công của chương trình xóa đói giảm nghèo chính là sự đảm bảo cho chương trình An sinh xã hội bền vững nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội bền vững nói chung. Đến hết năm 2009, Việt Nam đã chính thức vượt qua ngưỡng thu nhập bình quân đầu người 1000 USD/năm và trở một thành nước có thu nhập bình quân ở mức trung bình. Đây là thành tựu đáng ghi nhận của Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới và áp dụng các chương trình xóa đói giảm nghèo như một chương trình mục tiêu quốc gia.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXoá đói giảm nghèo với an sinh xã hội.DOC
Luận văn liên quan