Đề tài Xu hướng phát triển ngân hàng đa năng trên thế giới và triển vọng phát triển tại Việt Nam

Nhận thức được lợi ích to lớn về kinh tế mà ngân hàng đa năng mang lại, các NHTM Việt Nam đã từng bước phát triển theo hướng đa năng hóa sản phẩm. Sau những nỗ lực cải cách của NHNN cũng như nỗ lực tự đổi mới và hoàn thiện của các ngân hàng trong hệ thống các NHTM tại Việt Nam, chất lượng hoạt động và quy mô của các ngân hàng càng ngày càng được mở rộng. Công nghệ ngân hàng được đầu tư đổi mới và các dịch vụ ngân hàng hiện đại cũng như các dịch vụ phi ngân hàng đang được chú trọng phát triển. Bởi vậy danh mục các sản phẩm mà ngân hàng đa năng Việt Nam cung cấp ngày càng nhiều hơn, đa dạng và chất lượng hơn. Trong điều kiện hội nhập kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, việc phát triển ngân hàng đa năng là một trong những cách thức để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường mối liên kết giữa ngân hàng với các thực thể khác trong nền kinh tế.

pdf103 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2064 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xu hướng phát triển ngân hàng đa năng trên thế giới và triển vọng phát triển tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty thành viên đem lại. 1.4. Môi trƣờng pháp lí hình thành và hoàn thiện Đó là những gì mà Luật Ngân hàng nhà nƣớc và Luật các tổ chức tín dụng đã làm đƣợc. Thêm vào đó là một loạt các hệ thống văn bản dƣới luật đối với từng lĩnh vực đƣợc ban hành nhƣ: Nghị định số 64/2001/CP về quy chế thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; Quyết định số 1627/2001/NHNN về quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng. Tiến tới đây để tạo điều kiện hơn nữa cho các ngân hàng trong việc hội nhập, Chính phủ đang tiến hành thảo luận lấy ý kiến về việc sửa đổi bổ sung hai luật trên. Ngoài ra còn phải kể đến Chiến lƣợc phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2006-2010 đƣợc Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc phê duyệt ngày 19/08/2005, đã góp phần hoàn thiện khuôn khổ thể chế về dịch vụ ngân hàng nhằm định hƣớng phát triển dịch vụ ngân hàng và góp phần điều chỉnh phù hợp hành vi của các chủ thể tham gia thị trƣờng. 1.5. Tăng cƣờng áp dụng công nghệ hiện đại và phát triển đƣợc nhiều loại hình dịch vụ Nhờ có hệ thống ứng dụng công nghệ hiện đại, khách hàng càng ít phải đến ngân hàng hơn. Thay vào đó khách hàng sử dụng các dịch vụ thanh toán qua mạng, qua hệ thống máy tự động và các ứng dụng trên nền tảng công nghệ - viễn thông. Còn về phía ngân hàng, các ngân hàng ngày càng chuyên biệt hoá sản phẩm của mình với những gói sản phẩm dành riêng cho từng nhóm đối tƣợng khách hàng khác nhau với mục tiêu khác nhau. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng Việt Nam đang tiếp tục đầu tƣ nâng cấp mạng diện rộng và hạ tầng công nghệ thông tin và phƣơng thức truyền 73 thông phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam và các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Việc xây dựng hệ thống ứng dụng lõi (core banking) làm nền tảng chính phục vụ cho các hoạt động là đang đƣợc thực hiện ở các NHTM đặc biệt là các NHTMCP. Hầu hết các ngân hàng này đều đang triển khai ứng dụng lõi (Symbols, Temenos T24...). Đây chính là cơ sở tiền đề cho phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng qua viễn thông nhƣ e - banking; mobile- banking... Không chỉ cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại, ngân hàng còn cung cấp thêm rất nhiều loại hình dịch vụ khác nhƣ bảo hiểm, chứng khoán, bất động sản, cho thuê tài chính. Tại các dịch vụ này, các ngân hàng đang cạnh tranh gay gắt nhằm tăng thêm doanh thu. 1.6. Nhiều liên doanh liên kết đƣợc hình thành Trở thành ngân hàng đa năng là mục tiêu của tất cả các ngân hàng tuy nhiên do năng lực tài chính của một số ngân hàng vẫn chƣa đủ để tự mình phát triển các dịch vụ nhƣ bảo hiểm, bất động sản, thuê tài chính ... cho nên các ngân hàng có xu hƣớng liên kết với các tổ chức, định chế tài chính khác để phát triển các dịch vụ này. Bởi vậy cho nên thời gian qua chúng ta chứng kiến hàng loạt các liên kết đƣợc hình thành giữa ngân hàng và các đối tác khác. Với nhiều hình thức khác nhau nhƣ: hợp đồng hợp tác kinh doanh, mua cổ phần để trở thành cổ đông chiến lƣợc, góp vốn hình thành công ty liên doanh liên kết, thậm chí còn có cả mua lại và sáp nhập. Điều này thể hiện sự năng động của các NHTM Việt Nam trong quá trình phát triển theo hƣớng đa năng hoá dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên không vì thế mà các NHTM không bộc lộ những nhƣợc điểm cần khắc phục, đó là những hạn chế sẽ đƣợc đề cập đến trong phần 2. 2. Những hạn chế 2.1. Các ngân hàng thiếu sự liên kết hợp tác với nhau 74 Các ngân hàng đều muốn tìm lợi thế riêng cho mình trong quá trình phát triển bởi vậy mỗi ngân hàng lại có những chiến lƣợc riêng. Tuy nhiên trong một số loại sản phẩm có những điểm tƣơng đồng nhƣ dịch vụ của hệ thống ATM thì việc mỗi ngân hàng đầu tƣ vào một hệ thống riêng lại bộc lộ những nhƣợc điểm. Trƣớc hết là lãng phí trong đầu tƣ bởi đầu tƣ hệ thống máy ATM chi phí không phải là nhỏ, thêm vào đó là việc quản lí, vận hành, bảo dƣỡng... cũng là một nhân tố làm tăng chi phí. Bên cạnh đó cũng tạo sự bất lợi cho khách hàng khi thực hiện giao dịch phải tìm đến đúng địa điểm đặt ATM của ngân hàng mình hoặc của ngân hàng khác trong liên minh. Việc liên kết giữa các liên minh thẻ với nhau còn tiến hành hết sức chậm chạp. Điều này rất dễ hiểu vì đây là một vấn đề nhạy cảm đối với các ngân hàng bởi các ngân hàng lớn không muốn chia sẻ thị phần với các ngân hàng nhỏ hơn khi tham gia liên minh. Bởi vậy trong liên minh cũng chỉ là sự liên kết dè dặt và thận trọng. 2.2. Quy mô, chủng loại sản phẩm vẫn còn đơn điệu Mặc dù đã có sự đa dạng hóa về các loại dịch vụ cung cấp nhƣng thị trƣờng cung cấp dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng đa năng tại Việt Nam vẫn còn rất đơn điệu. Theo những con số thống kê của Intelligent Economic Unit thì trung bình một ngân hàng đa năng trên thế giới có khả năng cung cấp cho khách hàng một danh mục khoảng trên 2 triệu sản phẩm. Nhƣng tại Việt Nam thì danh mục đó không quá 3 con số. Do chƣa phát triển đƣợc cả về chiều sâu và chiều rộng cho nên số lƣợng dịch vụ cung cấp ra vẫn còn thấp và hầu hết vẫn là quy mô tín dụng, chƣa đáp ứng thoả mãn nhu cầu của đa dạng xã hội về dịch vụ ngân hàng. Hiện nay các chủ thể cung cấp dịch vụ ngân hàng đa năng chủ yếu vẫn tập trung vào mảng tín dụng và chủ yếu cạnh tranh bằng lãi suất và mở rộng mạng lƣới chi nhánh. Hình thức cạnh tranh này rất nguy hiểm và gây bất lợi cho chính ngân hàng. 75 2.3. Chi phí đầu tƣ phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại lớn nhƣng hiệu quả chƣa cao và các tiện ích chƣa đƣợc khai thác triệt để Đầu tƣ vào dịch vụ ngân hàng hiện đại yêu cầu phải có một nguồn vốn lớn tuy nhiên do sự triển khai chậm và thiếu đồng bộ thêm vào đó là phạm vi sử dụng của khách hàng ít, uy tín sản phẩm không cao. Các sản phẩm dịch vụ đang khai thác chủ yếu là các sản phẩm truyền thống, không có sự khác biệt trên thị trƣờng. Cũng bởi các dịch vụ chƣa đƣợc phát triển theo chiều sâu cho nên khi áp dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại lại không khai thác đƣợc triệt để các tiện ích của dịch vụ. 2.4. Phƣơng thức tiếp cận sản phẩm dịch vụ cho khách hàng còn đơn giản thuần túy Các phƣơng thức tiếp cận dịch vụ tiên tiến nhƣ Internetbanking, home banking... còn chƣa phổ biến mà chủ yếu vẫn là kênh phân phối mang tính truyền thống. Một phần cũng do hạn chế về mặt công nghệ cũng nhƣ thói quen sử dụng dịch vụ truyền thống vẫn chƣa đƣợc thay đổi. Các ngân hàng đang từng bƣớc tiến hành thay đổi thói quen này và tiến tới sử dụng những dịch vụ tiện ích và hiện đại hơn nữa. Để có thể khắc phục những hạn chế đồng thời tận dụng những cơ hội và lợi thế do ngân hàng đa năng đem lại, các NHTM Việt Nam đã có những định hƣớng và một số giải pháp nhƣ sau. 76 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐA NĂNG TẠI VIỆT NAM I. ĐỊNH HƢỚNG 1. Những cam kết hội nhập về lĩnh vực ngân hàng Việt Nam tham gia Việt Nam tham gia rất nhiều các cam kết quốc tế cả song phƣơng và đa phƣơng trong đó có 3 cam kết quan trọng nhất đó là: Hiệp định khung về hợp tác và thƣơng mại dịch vụ AFAS của ASEAN đƣợc kí ngày 15/12/1995 tại Băng Cốc - Thái Lan; Hiệp định thƣơng mại Việt Mỹ và các cam kết trong khuôn khổ các cam kết gia nhập WTO. Trong mỗi cam kết này đều có quy định về lĩnh vực ngân hàng.  Cam kết trong Hiệp định khung về hợp tác và thƣơng mại dịch vụ (AFAS) của ASEAN: Tăng cƣờng hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ giữa các nƣớc thành viên đồng thờiloại bỏ phần lớn hạn chế về thƣơng mại giữa các nƣớc thành viên. Tự do hoá thƣơng mại dịch vụ cao hơn các cam kết trong khuôn khổ hiệp định chung về thƣơng mại của WTO (GATS) tiến tới thành lập khu vực tự do thƣơng mại dịch vụ vào năm 2020  Cam kết trong Hiệp định thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kì (BTA) Hiệp định đƣợc đại diện hai nƣớc kí kết giữa hai chính phủ kí kết tại Washington ngày 13/07/2002 có hiệu lực ngày 10/12/2002. Đây là cam kết pháp lí đầu tiên của Việt Nam về lĩnh vực ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. BTA của Việt Nam - Hoa Kì có tính bao quát rộng bao gồm cả thƣơng mại hàng hoá và sở hữu trí tuệ, thƣơng mại dịch vụ và phát triển quan hệ đầu tƣ. Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam - Hoa Kì đã có những cam kết: √ Cam kết về hình thức pháp lí của các tổ chức tín dụng Hoa Kì đƣợc hoạt động tại Việt Nam: 77 - Chi nhánh ngân hàng Hoa Kì - Ngân hàng liên doanh Việt Nam - Hoa Kì - Ngân hàng con 100% vốn Hoa Kì - Công ty thuê mua tài chính 100% vốn Hoa Kì - Công ty thuê mua tài chính liên doanh Việt Nam - Hoa Kì Các tổ chức trên sẽ đƣợc cam kết về Đối xử quốc gia và không hạn chế với những quy định ràng buộc về cấp giấy phép và vốn. √ Cam kết về các loại hình dịch vụ ngân hàng và tài chính các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kì đƣợc hoạt động kinh doanh tại Việt Nam: có 14 loại hình dịch vụ mà nhà cung cấp Hoa Kì đƣợc phép cung cấp quy định tại phụ lục G 4. 14 loại hình dịch vụ ngân hàng này đều là những loại hình dịch vụ ngân hàng mà các ngân hàng đa năng Việt Nam đã và đang hƣớng đến. Thậm chí còn có những lĩnh vực khá mới mẻ tại thị trƣờng Việt Nam nhƣ quản lí quỹ hƣu trí, quản lí tài sản... Cũng có rất nhiều những dịch vụ mới chỉ phát triển gần đây. Nếu các ngân hàng Việt Nam không có những bƣớc phát triển kịp thời và nhanh chóng thì phần lớn thị trƣờng dịch vụ ngân hàng sẽ về tay của các đối thủ nƣớc ngoài. Bằng ƣu thế về đa dạng dịch vụ, công nghệ hiện đại cũng nhƣ tiềm lực tài chính lớn các tập đoàn tài chính ngân hàng Mĩ sẽ vào thị trƣờng Việt Nam theo quy chế Tối huệ quốc và sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trƣờng Việt Nam thông qua tín dụng tiêu dùng và cho thuê tài chính. √Cam kết về lộ trình thực hiện các dịch vụ ngân hàng và tài chính cho phía Hoa Kì hoạt động tại Việt Nam: Lộ trình thực hiện mở cửa cho lĩnh vực tài chính ngân hàng trong hiệp định quy định là 3 - 10 năm. Đây không phải là một quãng thời gian dài và cho đến 10 năm sau khi BTA có hiệu lực thì Việt Nam phải cho Hoa Kì hƣởng đầy đủ quy chế Đối xử quốc gia.  Cam kết trong biểu cam kết dịch vụ của WTO Việt Nam cam kết cho thành lập ngân hàng con 100% vốn nƣớc ngoài không muộn hơn ngày 1/4/2007. Ngoài ra ngân hàng nƣớc ngoài muốn thành 78 lập chi nhánh tại Việt Nam nhƣng chi nhánh đó không đƣợc phép mở chi nhánh phụ và vẫn phải chịu hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND từ thể nhân Việt Nam trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập. Đồng thời Việt Nam cũng vẫn giữ hạn chế về mua cổ phần trong ngân hàng Việt Nam (không quá 30%). Đối với dịch vụ bảo hiểm và chứng khoán, Việt Nam cam kết sau 5 năm gia nhập sẽ cho phép thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nƣớc ngoài và chi nhánh cũng nhƣ cho phép thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ. 2. Chiến lƣợc phát triển hoạt động ngân hàng giai đoạn 2006 - 2010 trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO [37] 2.1. Quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo về việc phát triển hoạt động ngân hàng trong điều kiện hội nhập Ngày 26/06/2003 kèm theo Quyết định số 663/QĐ-NHNN là bản Kế hoạch hội nhập quốc tế của Ngành ngân hàng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc kí, chỉ rõ nguyên tắc chỉ đạo trong lộ trình hội nhập đó là: - Quán triệt quan điểm và chủ trƣơng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, chủ động tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực nhằm phát huy thế mạnh và khắc phục nhƣợc điểm của hệ thống ngân hàng, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, thực hiện thắng lợi các mục tiêu của chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội , nhanh chóng hoà nhập vào thị trƣờng tài chính quốc tế và khu vực. - Tận dụng tối đa vị thế của một nƣớc đang phát triển trong đàm phán song phƣơng và đa phƣơng để hƣởng những ƣu đãi hoặc nhƣợng bộ trong việc thực hiện nghĩa vụ thành viên để có thời gian tái cơ cấu và tăng cƣờng sức cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng - Chấp nhận cạnh tranh và mở cửa để phát triển hệ thống ngân hàng theo nguyên tắc an toàn, hiệu quả và bình đẳng cùng có lợi. Trong đó cải cách ngân hàng phải đƣợc tiến hành đồng bộ với cải cách khu vực kinh tế khác, coi 79 đó là cơ sở để nhanh chóng củng cố và tăng cƣờng sức mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam. - Lộ trình mở cửa thị trƣờng tài chính phải tiến hành trên cơ sở xem xét những hạn chế và lợi thế cơ bản của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đồng thời phải tuân thủ theo nguyên tắc của WTO và các tổ chức trong khu vực mà chính phủ đã cam kết. Việc xóa bỏ bảo hộ và phân biệt đối xử trong lĩnh vực ngân hàng trong nƣớc phải đi trƣớc một bƣớc so với co chế tự do hoá áp dụng chung đối với các định chế tài chính nƣớc ngoài. việc mở cửa nới lỏng các ràng buộc tài chính đối với ngân hàng nƣớc ngoài nên đƣợc tiến hành với quy trình thích hợp bắt đầu từ các quy định về tín dụng. Dựa trên các nguyên tắc này Thủ tƣớng Chính phủ đã đề ra Chiến lƣợc phát triển hoạt động ngân hàng nhằm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010 và Chiến lƣợc phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010, định hƣớng 2020 tại Quyết định số 112/2006/QQĐ-TTg ngày 24/5/2006. Phát triển hoạt động ngân hàng gắn liền với tăng cƣờng năng lực cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên cơ sở đổi mới toàn diện và đồng bộ hệ thống ngân hàng đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Bảo đảm an toàn hiệu quả hoạt động của từng tổ chức tín dụng, toàn hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Hoàn thiện nâng cao chất lƣợng dịch vụ truyền thống, đồng thời mở rộng các dịch vụ ngân hàng mới. Phát triển dịch vụ ngân hàng là nội dung quan trọng trong chiến lƣợc kinh doanh của các tổ chức tín dụng và là mục tiêu trong chính sách quản lí, giám sát của ngân hàng nhà nƣớc. Các tổ chức tín dụng chủ động nghiên cứu và triển khai các dịch vụ ngân hàng theo nhu cầu thị trƣờng, không trái pháp luật và phù hợp năng lực của tổ chức tín dụng 80 Chính sách phát triển dịch vụ ngân hàng hƣớng tới mở rộng khả năng cung dịch vụ ngân hàng đồng thời góp phần kích cầu dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế . 2.2. Mục tiêu phát triển Mục tiêu phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam đó là phát triển toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng theo hƣớng hiện đại và hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển tiên tiến trong khu vực ASEAN. Phát triển hệ thống tín dụng an toàn và hiệu quả dựa trên trình độ công nghệ và quản lí tiên tiến, áp dụng theo đúng các chuẩn mực quốc tế về hoạt động NHTM. Phát triển và đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đặc biệt là huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán với chất lƣợng cao và mạng lƣới phân phối phát triển hợp lí nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các dịch vụ tiện ích ngân hàng cho nền kinh tế. Hình thành thị trƣờng dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là thị trƣờng tín dụng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các loại hình tổ chức tín dụng. Ngăn chặn và hạn chế các tiêu cực trong hoạt động tín dụng. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thƣơng mại trên cơ sở tách bạch chức năng cho vay của ngân hàng chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của NHTM. Bảo đảm quyền kinh doanh của các tổ chức tài chính nƣớc ngoài theo đúng cam kết đã thoả thuận. Tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng trong nƣớc nâng cao năng lực quản lí , nghiệp vụ và khả năng cạnh tranh. 2.3. Định hƣớng phát triển một số dịch vụ chính 81 Định hƣớng phát triển dịchvụ ngân hàng giai đoạn 2006 - 2010 định hƣớng 2020 đã đƣợc chính phủ, NHNN và Bộ kế hoạch và đầu tƣ đƣa ra đó là: 2.3.1. Định hƣớng phát triển thị trƣờng dịch vụ ngân hàng và xác định đối tƣợng phục vụ của hệ thống ngân hàng - Thực hiện quy hoạch và phân bố hợp lí các cơ sở tổ chức tín dụng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng và vùng lãnh thổ. Mở rộng quan hệ đại lí với các tổ chức tài chính nƣớc ngoài, đẩy mạnh tiếp cận thị trƣờng tài chính quốc tế và xúc tiến hiện diện thƣơng mại của tổ chức tín dụng Việt Nam tại các thị trƣờng tài chính khu vực và quốc tế. - Đối tƣợng phục vụ của hệ thống ngân hàng bao gồm toàn bộ các tổ chức cá nhân có nhu cầu về dịch vụ ngân hàng. Các tổ chức tín dụng cần phân đoạn thị trƣờng và khách hàng để xác định một cách hợp lí thị trƣờng và khách hàng mục tiêu, đồng thời có chiến lƣợc marketing - Trong đó các tổ chức tín dụng đặc biệt chú trọng các khách hàng, ngành, lĩnh vực kinh tế sau: + Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổng công ty nhà nƣớc, tập đoàn và tổ chức kinh tế trong và ngoài nƣớc. + Các ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế lớn, trọng điểm và có nhiều triển vọng phát triển đã đƣợc định ra trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010. Chú trọng vào các dự án công trình phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và phát triển nông nghiệp nông thôn + Đối với các đối tƣợng thuộc diện chính sách, Nhà nƣớc có cơ chế, chính sách rõ ràng trên nguyên tắc tách bạch hoàn toàn hoạt động ngân hàng chính sách với hoạt động ngân hàng thị trƣờng để giúp các tổ chức tín dụng có thể kinh doanh và phát triển theo nguyên tắc thị trƣờng. 2.3.2. Định hƣớng phát triển dịch vụ huy động vốn - Khuyến khích các tổ chức và cá nhân tích lũy tài sản, đầu tƣ và gửi tiền vào ngân hàng bằng VND. Trong đó chú trọng các nguồn tiền gửi và tiền 82 tiết kiệm của khách hàng; tiền gửi, tiền vay trên thị trƣờng liên ngân hàng, đồng thời đẩy mạnh phát hành giấy tờ có giá; dịch vụ tài khoản; tiếp nhận vốn uỷ thác trong và ngoài nƣớc; quản lí tài sản. - Phát triển dịch vụ tín dụng, đầu tƣ, thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ tài khoản và quản lí tài sản trên nguyên tắc: chia sẻ rủi ro và lợi nhuận giữa khách hàng và các tổ chức tín dụng, xây dựng dịch vụ ngân hàng trọn gói và đa tiện ích cho nền kinh tế. - Đẩy mạnh phát hành các công cụ nợ và trái phiếu dài hạn cho phù hợp với thông lệ quốc tế và đủ điều kiện niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán. - Khuyến khích các tổ chức tín dụng cạnh tranh và huy động vốn chủ yếu dựa trên chất lƣợng, tính tiện lợi, công nghệ hiệu quả, uy tín và mức độ tin cậy của tổ chức tín dụng thay cho hình thức cạnh tranh chủ yếu dựa vào lãi suất. - Tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng chủ động tiếp cận thị trƣờng tài chính quốc tế, đặc biệt là nguồn vốn nhƣ uỷ thác đầu tƣ, cho vay thƣơng mại, ODA, tiền gửi... - Tranh thủ huy động các nguồn vốn ƣu đãi quốc tế để đầu tƣ cho đối tƣợng chính sách xã hội, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và các chƣơng trình phát triển kinh tế. - Cho phép các tổ chức tín dụng Việt Nam có đủ điều kiện phát hành và niêm yết các công cụ huy động vốn, trái phiếu, cổ phiếu ra thị trƣờng tài chính. quốc tế. 2.3.3. Định hƣớng phát triển dịch vụ tín dụng và đầu tƣ cho nền kinh tế - Đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng các dịch vụ qua các hình thức cấp tín dụng: cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh, bao thanh toán, thấu chi, cho thuê tài chính, tạm ứng và các hình thức cấp tín dụng khác. - Hình thành thị trƣờng tín dụng thông thoáng, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các loại hình tổ chức tín dụng, tạo cơ hội cho mọi tổ chức cá nhân có nhu cầu vay vốn làm ăn hợp pháp và có đủ điều kiện trả nợ ngân hàng. 83 Nâng cao năng lực cấp tín dụng và quản lí rủi ro cho các tổ chức tín dụng trong lĩnh vực cho vay,tài trợ thƣơng mại, cho thuê tài chính, tài trợ dự án. Đẩy mạnh phƣơng thức cho vay đồng tài trợ và cho vay hợp vốn của các tổ chức tín dụng và lãi suất (hoán đổi, kì hạn, hợp đồng lãi suất kì hạn, tƣơng lai, quyền chọn, hợp đồng lãi suất trần, lãi suất sàn...) phù hợp với thông lệ quốc tế. - Tiếp tục mở rộng tín dụng trên cơ sở bảo đảm phù hợp với quy mô, cơ cấu nguồn vốn, giới hạn an toàn hoạt động tín dụng. Coi chất lƣợng và an toàn hoạt động tín dụng là mục tiêu ƣu tiên hàng đầu, gắn tăng trƣởng tín dụng với kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng và hiệu quả tăng trƣởng tín dụng. - Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng, thủ tục cấp tín dụng theo hƣớng đơn giản, thuận tiện. Các tổ chức tín dụng hoàn toàn tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động tín dụng, đồng thời nâng cao kỉ luật thị trƣờng, nguyên tắc thƣơng mại, tính minh bạch và áp dụng các thông lệ quốc tế trong hoạt động tín dụng. Xoá bỏ bao cấp tín dụng, từng bƣớc thu hẹp lại đối tƣợng vay ƣu đãi, tách bạch giữa tín dụng ƣu đãi và tín dụng thị trƣờng. Hạn chế can thiệp hành chính vào hoạt động kinh doanh, chỉ định cấp tín dụng đối với tổ chức tín dụng. 2.3.4. Định hƣớng phát triển dịch vụ thanh toán - Phát triển mạnh các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt trên cơ sở hệ thống kĩ thuật và hệ thống thanh toán quốc gia hiện đại, an toàn, hiệu quả. Nâng cao tiện ích thanh toán qua ngân hàng đặc biệt là các cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và giảm sử dụng tiền mặt trong thanh toán. - Bảo đảm đáp ứng một cách an toàn và đầy đủ nhu cầu của nền kinh tế về thanh toán tiền mặt và các dịch vụ ngân quỹ. Kết hợp chặt chẽ dịch vụ thanh toán với các dịch vụ khác đặc biệt là huy động vốn, tín dụng và ngoại hối. Hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức, cá nhân cung ứng và sử dụng dịch vụ. 84 Sớm hình thành hệ thống chuyển mạch thanh toán thẻ thống nhất toàn quốc giữa các NHTM. - Triển khai rộng rãi các dịch vụ thanh toán điện tử và các hệ thống giao dịch điện tử, tự động, ứng dụng rộng rãi công cụ thanh toán mới theo chuẩn quốc tế, bao gồm tiền điện tử, thẻ thanh toán nội địa, thẻ thanh toán quốc tế, thẻ đa năng, thẻ thông minh... Tập trung đẩy mạnh các dịch vụ tài khoản trƣớc hết là tài sản cá nhân với các thủ tục thuận lợi an toàn và các tiện ích đa dạng kèm theo, từ đó là cơ sở cho phát triển các dịch vụ thanh toán thẻ, séc cá nhân và thanh toán không dùng tiền mặt. - Mở rộng các hình thức thanh toán quốc tế (thƣ tín dụng, bao thanh toán, chuyển tiền quốc tế...) nhằm hỗ trợ các hoạt động đầu tƣ quốc tế và xuất nhập khẩu. Mở rộng các dịch vụ đại lí phát hành và thanh toán thẻ, séc quốc tế, đồng thời từng bƣớc mở rộng phát hành thẻ thanh toán quốc tế của NHTM Việt Nam. - Tạo điều kiện thuận lợi phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối qua hệ thống ngân hàng và có các biện pháp hữu hiệu để thu hút kiều hối qua hệ thống ngân hàng, đồng thời có cơ chế quản lí phù hợp để hạn chế tình trạng đô la hoá trong nền kinh tế. Thiết lập kênh chuyển tiền kiều hối trực tiếp với các ngân hàng đại lí ở các quốc gia có nhiều ngƣời Việt Nam sinh sống và làm việc. Mở rộng các điểm chi trả kiều hối và các phƣơng thức chi trả kiều hối thuận tiện. 2.3.5. Định hƣớng phát triển dịch vụ ngoại hối và các dịch vụ khác - Tập trung các nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu chính đáng, hợp phá về ngoại tệ của các doanh nghiệp và cá nhân. Bảo đảm quyền sở hữu, mua bán và sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp và cá nhân theo quy định pháp luật. - Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tiếp cận thị trƣờng ngoại hối và các dịch vụ ngoại hối. Các tổ chức tín dụng triển khai dịch vụ 85 quản lí rủi ro và các nghiệp vụ mới về ngân hàng đầu tƣ và kinh doanh ngoại tệ, đặc biệt là nghiệp vụ phái sinh tiền tệ, lãi suất, tỉ gía trên thị trƣờng tài chính trong nƣớc và quốc tế. - Tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tham gia có hiệu quả vào việc cung cấp các dịch vụ tài chính phi ngân hàng. Phát triển các dịch vụ tài chính phi ngân hàng nhƣ kinh doanh bảo hiểm - môi giới, đại lí kinh doanh trực tiếp; kinh doanh chứng khoán - môi giới, bảo lãnh phát hành, lƣu kí, quản lí quỹ đầu tƣ, tƣ vấn tài chính và đầu tƣ; quản lí tài sản; kinh doanh vàng; thu xếp vốn; môi giới đầu tƣ; bảo hiểm rủi ro hàng hoá (dầu lửa, kim loại, cà phê...) qua các công cụ phái sinh để trở thành các dịch vụ bổ trợ quan trọng cho chiến lƣợc đa dạng hoá hoạt động kinh doanh. ● Một số chỉ tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2006 - 2010: - Tăng trƣởng huy động vốn bình quân : 18 - 20% - Tăng trƣởng tín dụng bình quân: 18 - 20 % - Tỉ trọng nguồn vốn trung và dài hạn trong tổng vốn huy động: 33 - 35% - Tăng trƣởng doanh số thanh toán qua ngân hàng bình quân: 25 - 30% - Tỉ trọng dƣ nợ tín dụng trung, dài hạn trên tổng dƣ nợ tín dụng: 40 - 42% - Tỉ trọng nợ xấu so với tổng dƣ nợ tín dụng đến 2010: 5 - 7% - Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu đến 2010 : 8% Với định hƣớng và chiến lƣợc phát triển dịch vụ ngân hàng đa năng nhƣ vậy thì ngân hàng đa năng phải tìm cho mình những giải pháp phát triển sao cho đáp ứng đƣợc những mục tiêu đã đặt ra. II. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐA NĂNG TẠI VIỆT NAM 1. Giải pháp về phía Nhà nƣớc 1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng 86 Hệ thống pháp luật luôn là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế, nó có thể tạo động lực cho sự phát triển nhƣng cũng có thể là rào cản cho sự phát triển nếu đó là một hệ thống khung pháp lí không phù hợp. Bởi vậy việc xây dựng một hệ thống khung pháp lí về tài chính tiền tệ có vai trò cực kì quan trọng đối với sự phát triển của thị trƣờng dịch vụ ngân hàng cả truyền thống và cả dịch vụ mới. Điều này có lợi cho cả hai phía: các cơ quan chức năng dễ dàng thuận tiện trong việc quản lí còn các ngân hàng có thể tự do hoạt động kinh doanh theo những điều pháp luật không cấm. Chính những quy định của pháp luật là định hƣớng để các ngân hàng xác định sản phẩm dịch vụ ngân hàng đƣợc phép cung cấp cho khấch hàng. Tuy nhiên một điều đáng nói là hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng đa năng sẽ là một hệ thống pháp luật tổng hợp và phức tạp bởi nó sẽ kết hợp rất nhiều các lĩnh vực khác nhau. Do đó yêu cầu phải có một nguồn luật bao quát, tránh sự chồng chéo trong quản lí nhƣng cũng phải đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ. Tính đồng bộ đƣợc thể hiện ở chỗ: đồng bộ giữa hệ thống Luật và các văn bản dƣới luật; đồng bộ giữa các luật điều chỉnh những lĩnh vực dịch vụ liên quan mà không gây ra sự xung đột mâu thuẫn. Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay hầu hết chỉ điều chỉnh ở những lĩnh vực đơn lẻ và có những lĩnh vực mới đang hình thành Luật thậm chí có những lĩnh vực chƣa có luật điều chỉnh. Nhƣng điều này có thể sẽ là một lợi thế, bởi lẽ chúng ta sẽ xây dựng đƣợc hệ thống luật mà không gây ra xung đột với bất kì luật nào đã tồn tại. Việc xây dựng luật vào thời điểm này sẽ thích ứng đƣợc với điều kiện nền kinh tế đang cần những điều chỉnh phù hợp cho quá trình hội nhập. Trong quá trình xây dựng luật nhất thiết phải chú ý đến những cam kết mà chính phủ Việt Nam đã tham gia kí kết cũng nhƣ các chuẩn mực quốc tế về lĩnh vực này. Đồng thời cũng phải dựa vào thực tế, định hƣớng phát triển của các dịch vụ tài chính ngân hàng nói chung và thực 87 tế phát triển của ngân hàng đa năng nói riêng từ đó mới có đƣợc hệ thống khung pháp lí đầy đủ và chính xác. Nhất thiết phải xây dựng một quy chế quản lí và hoạt động phối hợp với chuẩn mực quốc tế nhƣ quản trị rủi ro, quản trị nguồn vốn, kiểm tra kiểm toán nội bộ, xây dựng quy trình tín dụng hiện đại. Bên cạnh đó cũng cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ chỉ số an toàn vốn về hiệu quả kinh doanh ngân hàng kết hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tế tại Việt Nam. 1.2. Phát triển cơ sở hạ tầng Sự phát triển công nghệ thông tin và các dịch vụ ngân hàng hiện đại chính là tiền đề cho sự phát triển ngân hàng đa năng. Nhờ có các dịch vụ ngân hàng hiện đại đa tiện ích dựa trên công nghệ tiên tiến, các ngân hàng đã phối kết hợp cung cấp các dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng khác nhau cho khách hàng có nhu cầu. Bởi vậy việc phát triển các công nghệ ngân hàng hiện đại rất quan trọng, để phát triển đƣợc các công nghệ này thì hệ thống cơ sở vật chất đóng vai trò nhƣ động lực tăng cƣờng cho quá trình phát triển. Có thể lấy điển hình nhƣ dịch vụ ngân hàng điện tử, việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử hiện nay phần lớn phụ thuộc vào cơ sở vật chất của ngành viễn thông vì nó có sử dụng đến các đƣờng truyền nhƣ điện thoại, internet... Nếu nhƣ chất lƣợng đƣờng truyền mà yếu thì làm đình trệ rất nhiều giao dịch có liên quan đồng thời khả năng bảo mật an toàn thông tin cũng bị hạn chế. Bởi vậy việc nâng cao cơ sở vật chất và cung cấp cho các ngân hàng có một hệ thống đƣờng truyền riêng nhƣ vậy sẽ đảm bảo về tốc độ cũng nhƣ sự bảo đảm an toàn thông tin giao dịch. Hiện nay tất cả các NHTMNN đang triển khai dự án hiện đại hoá công nghệ ngân hàng do WB tài trợ. Tuy nhiên các ngân hàng lại ít có sự phối hợp với nhau mà mỗi ngân hàng lại theo đuổi một chiến lƣợc khác nhau trong áp dụng công nghệ, điều này gây ra sự lãng phí không cần thiết. Thể hiện rõ nhất trong hệ thống thanh toán thẻ ATM, mặc dù đã hình thành liên minh thẻ 88 nhƣng vẫn chƣa thực sự phát huy đƣợc hiệu quả. Bởi vậy giải pháp cho vấn đề này đó là NHNN đứng ra thành lập một trung tâm chuyên để xử lí các giao dịch liên quan đến ATM hoặc trung tâm chuyển mạch giao dịch ATM. Đây là phƣơng án khả thi nhất vừa đảm bảo tính công bằng vừa giúp cho NHNN quản lí tốt hoạt động của các NHTM. Các ngân hàng cũng có thể lựa chọn phƣơng án chung thành lập riêng một tổ chức nhằm chịu trách nhiệm liên kết các liên minh thẻ và các NHTM khác để tạo ra một hệ thống thống nhất. Hoặc cũng có thể thuê hệ thống chuyển mạch giao dịch ATM của các tổ chức thẻ khác. Tuy nhiên phƣơng án NHNN đứng ra làm ngƣời trung gian liên kết sẽ là phƣơng án tốt nhất trong bối cảnh mà các NHTM mạnh ai ngƣời đó phát triển nhƣ hiện nay. 1.3. Mở rộng và tăng cƣờng mối quan hệ đối ngoại với các nƣớc: Quá trình đổi mới của ngành ngân hàng trong thời gian qua chịu ảnh hƣởng nhiều từ hoạt động đối ngoại của NHTM. Chính phủ thông qua đại diện là NHNN đã chủ động trong việc phát triển các quan hệ với các tổ chức và định chế tài chính trong khu vực và thế giới. NHNN chính là một cầu nối hiệu quả và đáng tin cậy cho các NHTM có thể tiếp cận với thị trƣờng tài chính khu vực và thế giới. Trƣớc áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt nhƣ hiện nay, vai trò của chính phủ và NHNN càng trở lên quan trọng trong việc mở đƣờn cho các NHTM tiếp cận, gia nhập thị trƣờng tài chính thế giới. Hoạt động đối ngoại cần đẩy mạnh hơn nữa, tăng cƣờng các mối quan hệ với các tổ chức nhƣ WB, IMF, ADB… tạo điều kiện cho các NHTM Việt Nam tiếp cận với nguồn vốn quốc tế và hỗ trợ về mặt kĩ thuật cũng nhƣ nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. 89 Ngoài ra do tính phức tạp của thị trƣờng tài chính tiền tệ thế giới cho nên hoạt động đối ngoại cũng cần phải đảm bảo: - Thu thập chính xác và có hệ thống các thông tin của từng tổ chức và từng nƣớc. Dựa vào nguồn thông tin này đƣa ra những dự báo và chính sách phù hợp với từng mối quan hệ đối ngoại nhằm tận dụng cũng nhƣ ngăn chặn những bất lợi cho hệ thống ngân hàng Việt Nam - Tiến tới xây dựng một chính sách đối ngoại tổng thể trong lĩnh vực ngân hàng vừa đảm bảo tính linh hoạt, nhất quán lại vừa có những mục tiêu, chủ trƣơng và biện pháp rõ ràng trong các mối quan hệ với các định chế tài chính trong khu vực và trên thế giới theo hƣớng tăng trƣởng và phát triển bền vững. - Phối hợp hoạt động của NHNN với các bộ ngành có liên quan để đảm bảo sự thống nhất trong quản lí và điều hành cũng nhƣ trong chính sách phát triển. Đó là những giải pháp về phía Nhà nƣớc, chính sách còn vấn đề quan trọng là các giải pháp thuộc về phía các NHTM. Đây mới chính là những giải pháp quan trọng mang tính quyết định đối với quá trình phát triển ngân hàng đa năng tại Việt Nam. 2. Giải pháp về phía các NHTM 2.1. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính cho các NHTM Năng lực tài chính đủ mạnh sẽ là điều kiện tiên quyết giúp cho các ngân hàng đa năng có thể phát triển. Do vậy việc nâng cao năng lực tài chính rất đƣợc các ngân hàng quan tâm. Các ngân hàng tiến hành đa năng hoá hoạt động của mình để nhằm tăng thêm tiềm lực tài chính và nhờ có tiềm lực tài chính mạnh các ngân hàng lại càng có điều kiện để mở rộng danh mục sản phẩm cung cấp. Vậy để nâng cao năng lực tài chính của mình các ngân hàng có thể sử dụng các cách sau: 2.1.1. Tăng vốn tự có của các ngân hàng 90 Việc tăng vốn tự có giúp cho các ngân hàng đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế về tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR, mở rộng kinh doanh cũng nhƣ cải thiện cơ sở vật chất kĩ thuật. Việc tăng vốn tự có của các NHTMCP không thực sự khó khăn nhƣ NHTMNN. Các NHTMCP đều liên tiếp tăng vốn tự có thông qua việc phát hành cổ phiếu bởi vậy mà đã đạt đƣợc mức chuẩn quốc tế CAR trên 8%. Nhƣng các NHTMCP lại chỉ là những ngân hàng có quy mô nhỏ do vậy mà khả năng cạnh tranh với ngân hàng nƣớc ngoài sẽ không cao. Còn các NHTMNN có quy mô lớn hơn thì quá trình tiến hành cổ phần hoá lại có phần chậm chạp hơn. Các NHTMNN có thể tăng vốn thông qua việc chính phủ cấp thêm vốn nhƣng kênh này chỉ có giới hạn còn chỉ có thể huy động vốn hiệu quả thông qua cổ phần hoá. Kênh huy động vốn này sẽ làm tăng vốn điều lệ, đảm bảo hệ số an toàn vốn cao. Do đó cần phải đẩy mạnh hơn nữa quá trình cổ phần hoá cho các ngân hàng. Trƣớc hết phải lựa chọn nhà tƣ vấn cổ phần hoá phù hợp để xây dựng kế hoạch và lựa chọn nhà đầu tƣ chiến lƣợc. Thƣờng các nhà tƣ vấn đều là các tổ chức có tên tuổi trên thế giới. Việc tăng vốn thông qua các nhà đầu tƣ và tổ chức đầu tƣ nƣớc ngoài là giải pháp tốt nhƣng cần phải cân nhắc kĩ vấn đề này bởi tính hai mặt của việc bán cổ phiếu cho nƣớc ngoài có thể bị thôn tính và phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài. 2.1.2. Hình thành liên kết hoặc thông qua hoạt động mua lại, sáp nhập Hiện nay số lƣợng các NHTMCP ở nƣớc ta là khá lớn và các ngân hàng này đều đi theo hƣớng đa năng hoá hoạt động của mình. Tuy nhiên hầu hết các ngân hàng đều có quy mô rất nhỏ lẻ và tiềm lực tài chính ít. Trong điều kiện hội nhập cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay, chắc chắn những ngân hàng nhỏ sẽ không có điều kiện phát triển và có thể dẫn đến sụp đổ. Bởi vậy, một trong những biện pháp cho các ngân hàng nhỏ này là liên kết hoặc sáp nhập với các ngân hàng lớn hơn hoặc thậm chí có thể là các tổ chức tín dụng khác 91 hay một tập đoàn lớn. Điều này không chỉ tăng năng lực tài chính của ngân hàng mà nó còn thúc đẩy thêm quá trình phát triển trở thành ngân hàng đa năng. Đây sắp tới sẽ là một hƣớng phát triển cho các ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt bởi sẽ hàng loạt các tổ chức tài chính ngân hàng rất mạnh trên thế giới sẽ thâm nhập vào thị trƣờng Việt Nam. Đối với các NHTMNN cũng vậy, phát triển thành ngân hàng đa năng không phải là mục tiêu cuối cùng của các ngân hàng này mà mục tiêu của các ngân hàng này là phát triển thành những tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng. Tuy nhiên bƣớc phát triển thành ngân hàng đa năng sẽ là nền móng vững chắc cho quá trình tiến tới hình thành tập đoàn. Các NHTMNN cũng có thể tăng năng lực tài chính của mình bằng cách hình thành liên kết, mua lại, sáp nhập với ngân hàng nhỏ hơn hoặc các tổ chức tài chính tín dụng, các công ty trong nƣớc và cả nƣớc ngoài. 2.2. Cơ cấu lại mô hình tổ chức tăng cƣờng năng lực quản trị điều hành Hầu hết các ngân hàng của Việt Nam đều có cấu trúc đơn giản và chỉ phù hợp với việc quản lí những ngân hàng nhỏ cung cấp ít dịch vụ. Còn đối với ngân hàng đa năng cơ cấu tổ chức tốt nhất là phân cấp quản lí theo mô hình các nhóm sản phẩm dịch vụ hoặc nhóm khách hàng phục vụ. Việc cơ cấu lại đảm bảo phân cấp khâu quản lí phải rõ ràng khoa học và nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ phận và tăng cƣờng hiệu lực của công tác quản trị điều hành, nâng cao đƣợc chất lƣợng công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động ngân hàng. Đối với các NHTMNN hiện nay đang thực hiện cơ cấu lại theo đề án của Chính phủ thông qua cơ cấu lại về mặt tài chính và cơ cấu lại về mặt tổ chức. Việc cơ cấu lại về mặt tài chính thể hiện rõ nhất là quá trình chuẩn bị cổ phần hoá còn cơ cấu lại về mặt tổ chức là việc tổ chức lại theo mô hình tập đoàn kinh tế. 2.3. Tích cực đổi mới và ứng dụng hoàn thiện công nghệ ngân hàng 92 Để làm đƣợc điều này trƣớc tiên phải triển khai có hiệu quả dự án hiện đại hoá công nghệ ngân hàng mà WB đã tài trợ cho Việt Nam đồng thời phải hoàn thiện hệ thống mạng thông tin ngân hàng rộng khắp. Việc ứng dụng công nghệ cho tất cả các nghiệp vụ và hoàn thiện hệ thống thanh toán quốc gia theo hƣớng tự động hoá là mục tiêu mà chúng ta hƣớng đến. Đây sẽ nền tảng cho quá trình mở rộng dịch vụ thanh toán trong dân cƣ và toàn xã hội. Với nguồn vốn không lớn, các ngân hàng trƣớc tiên phải tiến hành tận dụng và cải tiến hoàn thiện nâng cấp trang thiết bị hiện có. Việc tận dụng này có thể giúp cho ngân hàng tiết kiệm đƣợc chi phí và do đó có thể giảm đƣợc chi phí dịch vụ. Bên cạnh đó cũng cần phải tiến hành đầu tƣ trang thiết bị hiện đại. Hiện nay trên thế giới có các phần mềm ngân hàng đa năng đã đƣợc các ngân hàng ứng dụng vào việc cung cấp dịch vụ đã thu đƣợc hiệu quả cao. Cùng với đầu tƣ trang thiết bị mới là việc phải tiến hành hiện đại hoá hệ thống thông tin quản lí cho toàn bộ hệ thống ngân hàng phục vụ công tác điều hành hoạt động kinh doanh, kiểm soát hoạt động ngân hàng, quản lí vốn tài sản, quản lí rủi ro, quản lí công nợ và công tác kế toán, thanh toán ... nhằm nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng. 2.4. Xây dựng chiến lƣợc đa dạng hoá dịch vụ phù hợp Dù là một ngân hàng đa năng cung cấp đa dịch vụ thì các ngân hàng cũng phải xác định cho mình những khách hàng chiến lƣợc, thị trƣờng mục tiêu và sản phẩm cốt lõi cung cấp. Với trình độ phát triển dịch vụ ngân hàng nhƣ chúng ta hiện nay, các ngân hàng không thể quá tham vọng chỉ tập trung vào phát triển theo chiều rộng mà kém quan tâm đến chất lƣợng dịch vụ. Dựa vào khách hàng chiến lƣợc, thị trƣờng mục tiêu và sản phẩm cốt lõi từ đó sẽ xây dựng đƣợc một chiến lƣợc đa dạng hóa dịch vụ đúng đắn với tình hình phát triển của ngân hàng. 93 Để làm đƣợc điều này, trƣớc hết các ngân hàng phải làm tốt công tác nghiên cứu điều tra thị trƣờng và nhu cầu khách hàng. Xây dựng đƣợc cho mình một kênh thu thập thông tin về tình hình phát triển dịch vụ, về khách hàng, về thị trƣờng… Từ đó mới có thể nắm bắt đƣợc nhu cầu thị trƣờng và có những bƣớc phát triển đúng đắn. Mỗi ngân hàng phải xây dựng cho mình một chiến lƣợc sản phẩm dịch vụ mới và cụ thể cho từng nhóm sản phẩm hoặc từng sản phẩm chủ lực phù hợp với đặc điểm của mỗi ngân hàng trong từng thời kì, trong đó chú trọng tới những sản phẩm thanh toán và sản phẩm phái sinh. Phát triển dịch vụ thanh toán là để vừa cung cấp các tiện ích cho khách hàng vừa để tăng cƣờng huy động vốn và sử dụng vốn. Phát triển dịch vụ phái sinh là để mở rộng kinh doanh và đầu tƣ nhƣng cũng qua đó đa dạng hóa dịch vụ để phân tán rủi ro bù đắp rủi ro cho hoạt động chính. Các ngân hàng không nên quá vội vàng trong việc tiến hành đa dạng hóa sản phẩm của mình. Đây là một quá trình phải đƣợc tiến hành trong dài hạn và phải dựa trên một kế hoạch phát triển danh mục sản phẩm cụ thể, xác định rõ mục tiêu hƣớng đầu tƣ, mức đầu tƣ và lựa chọn công nghệ hợp lí. Quá trình khai thác dịch vụ phải tận dụng đƣợc ƣu thế và khai thác triệt để năng lực cạnh tranh của ngan hàng. Thành công của một ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực trong việc xác định dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệu quả và bán chúng tại mức giá cạnh tranh. 2.5. Phát triển chi nhánh của các NHTM sang nƣớc ngoài nhằm tìm kiếm thị trƣờng mới Thị trƣờng Việt Nam sắp tới đây sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt, do vậy các NHTM đã tìm cho mình những thị trƣờng mới là thị trƣờng nƣớc ngoài, có thể kể nhƣ BIDV đã cho chi nhánh tại nƣớc ngoài và còn một số ngân hàng khác cũng đang nung nấu ý định mở rộng sang thị trƣờng các nƣớc láng giềng. Đó là một tín hiệu tốt cho thấy các NHTM rất năng động và biết tận dụng cơ 94 hội. Việc phát triển chi nhánh ở nƣớc ngoài sẽ là một cầu nối quan trọng tăng cƣờng liên kết giữa các nƣớc với Việt Nam. Không chỉ có vậy việc lập chi nhánh sẽ tạo ra một thị trƣờng mới với các nhu cầu lớn hơn và có nhiều cơ hội phát triển các dịch vụ ngân hàng mới. Thêm nữa thông qua việc này, các ngân hàng Việt Nam có cơ hội hợp tác với các ngân hàng nƣớc ngoài từ đó có thể học hỏi thêm về kinh nghiệm quản lí, kinh doanh, điều hành… Đồng thời còn tranh thủ hợp tác để phát triển các công nghệ ngân hàng, chuyển giao dịch vụ ngân hàng mới, hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực. 2.6. Phát triển nguồn nhân lực Hiện nay vấn đề nguồn nhân lực tại các ngân hàng luôn là vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu. Trƣớc sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các dịch vụ ngân hàng hiện đại và sự đa dạng hơn trong cung cấp dịch vụ, các ngân hàng rất cần đến đội ngũ nhân viên năng động có chuyên môn nghiệp vụ cao. Để làm đƣợc điều này, các ngân hàng phải mạnh dạn đầu tƣ cho công tác tuyển dụng cũng nhƣ đầu tƣ xây dựng kế hoạch đào tạo ngay từ khi mới tuyển dụng và có những chính sách về nhân lực hợp lí. Các NHTM có thể sử dụng những biện pháp: Hoàn thiện, bố trí nhân sự theo hƣớng đào tạo bồi dƣỡng cán bộ nguồn: Đây sẽ là đội ngũ nhân sự chủ chốt của ngân hàng. Đó phải là những ngƣời có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có khả năng phát triển và có khả năng tƣ duy, lãnh đạo cũng nhƣ trình độ ngoại ngữ. Để có đội ngũ này, trƣớc hết phải tiến hành đào tạo bài bản, chƣơng trình đào tạo phải đƣợc chuẩn hoá theo những tiêu chuẩn ngân hàng quốc tế. Việc lựa chọn đội ngũ nhân sự này là cực kì khó khăn đối với các nhà quản lí, bởi nó phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố không chỉ căn cứ vào năng lực khả năng mà còn phải căn cứ vào cả đạo đức của các cán bộ để có thể đƣa ra sự lựa chọn phù hợp và có lợi nhất cho ngân hàng. Tuy nhiên không chỉ đào tạo cho cán bộ nguồn mà ngân hàng cũng cần tiến hành đào tạo cho các nhân viên khác để họ có thể 95 nắm bắt đƣợc các kĩ năng, công nghệ mới một cách bài bản và nhanh chóng. Thông qua các lớp đào tạo bồi dƣỡng ngắn hạn để tiến hành nâng cao trình độ nghiệp vụ hoặc tiến hành trao đổi liên kết giữa các ngân hàng với nhau để học tập kinh nghiệm cho các nhân viên của mình. Khuyến khích cán bộ, nhân viên lấy các chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ quốc gia và quốc tế: Hiện nay có rất nhiều tổ chức có danh tiếng ở Việt Nam cũng nhƣ quốc tế tổ chức các kì thi cấp chứng chỉ chuyên môn nhƣ CFA - chứng chỉ về phân tích tài chính, ACCA - chứng chỉ về kế toán... Những chứng chỉ này là đánh giá chính xác nhất khả năng của nhân viên bởi nó mang tính khách quan cao và các tiêu chuẩn đánh giá đều căn cứ vào các chuẩn mực quốc tế. Không chỉ cần có trình độ nghiệp vụ mà còn yêu cầu cả về trình độ ngoại ngữ cho nên các ngân hàng cần khuyến khích nhân viên tham gia thi lấy các chứng chỉ này bằng cách hỗ trợ kinh phí thi nếu họ đạt đƣợc chứng chỉ. Nhƣ vậy mới có thể khuyến khích họ tiến hành học tập nghiêm túc và đúng đắn. Có chế độ đãi ngộ đúng đắn với những nhân viên có đóng góp cho ngân hàng: Hiện nay xu hƣớng dịch chuyển nhân lực trong giới tài chính - tiền tệ - chứng khoán ngày càng có xu hƣớng tăng lên. Không chỉ là dịch chuyển giữa các ngân hàng tổ chức trong nƣớc mà còn có cả sự dịch chuyển nhân lực trong ngành sang các tổ chức nƣớc ngoài. Để tránh tình trạng chảy máu chất xám cũng nhƣ tránh tình trạng mất đi nguồn nhân lực có nhiều kinh nghiệm thì nhất thiết các ngân hàng phải có chế độ đãi ngộ xứng đáng để giữ chân đội ngũ nhân viên của mình. Trƣớc hết các ngân hàng nên có chế độ trả lƣơng theo hiệu quả công việc đạt đƣợc nhằm khuyến khích nhân viên làm việc có hiệu quả. Từng bƣớc tạo lập “văn hoá doanh nghiệp” thể hiện thông qua phong cách làm việc chuyên nghiệp, năng động, tự tin và lịch thiệp. Cùng với đó là mạnh dạn sử 96 dụng và bổ nhiệm những cán bộ trẻ đƣợc đào tạo căn bản có trình dộ chuyên môn giỏi vào những vị trí chủ chốt của ngân hàng. 97 KẾT LUẬN Nhận thức đƣợc lợi ích to lớn về kinh tế mà ngân hàng đa năng mang lại, các NHTM Việt Nam đã từng bƣớc phát triển theo hƣớng đa năng hóa sản phẩm. Sau những nỗ lực cải cách của NHNN cũng nhƣ nỗ lực tự đổi mới và hoàn thiện của các ngân hàng trong hệ thống các NHTM tại Việt Nam, chất lƣợng hoạt động và quy mô của các ngân hàng càng ngày càng đƣợc mở rộng. Công nghệ ngân hàng đƣợc đầu tƣ đổi mới và các dịch vụ ngân hàng hiện đại cũng nhƣ các dịch vụ phi ngân hàng đang đƣợc chú trọng phát triển. Bởi vậy danh mục các sản phẩm mà ngân hàng đa năng Việt Nam cung cấp ngày càng nhiều hơn, đa dạng và chất lƣợng hơn. Trong điều kiện hội nhập kinh tế mạnh mẽ nhƣ hiện nay, việc phát triển ngân hàng đa năng là một trong những cách thức để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cƣờng mối liên kết giữa ngân hàng với các thực thể khác trong nền kinh tế. Tại các nƣớc công nghiệp phát triển, ngân hàng đa năng đã trở thành loại hình ngân hàng phổ biến. Tính đa năng hóa đã đem lại rất nhiều lợi ích cho các ngân hàng, giúp cho các ngân hàng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cũng nhƣ ổn định tài chính hạn chế rủi ro trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều bất ổn. Tuy nhiên không vì thế mà ngân hàng đa năng không có những nhƣợc điểm riêng. Bởi vậy để thành công trong quá trình phát triển, các NHTM cần phải chú trọng hơn nữa đến việc nâng cao tiềm lực tài chính cũng nhƣ nâng cao năng lực quản lí điều hành, đa dạng nghiệp vụ dựa trên công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó cũng cần học tập kinh nghiệm của một số mô hình trên thế giới để từ đó rút ra những bài học, ứng dụng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của nƣớc ta./. 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Công Hòa - Lê Thị Thúy (2007), Sự phát triển của ngành ngân hàng giai đoạn 2004 đến nay và những xu hƣớng trong thời gian tới, Tạp chí Thị trƣờng tài chính tiền tệ số 18 (240) 15.09.2007, trang 27 - 33. 2. Vũ Thị Xuân Hƣơng (2008), Điều kiện phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng trong các tập đoàn kinh tế, Tạp chí Thị trƣờng tài chính tiền tệ số 23 (245) 1.12.2007, trang 20 - 23 - 34. 3. Phƣơng Mi (2007), Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam những vấn đề cần quan tâm, Tạp chí Ngân hàng số 22 tháng 11 năm 2007. 4. Hoàng Thị Kim Thanh (2008), Thỏa thuận trần lãi suất tối đa 11% dấu hiệu thị trƣờng tiền tệ hạ nhiệt, Thị trƣờng tài chính tiền tệ số 7 (252) ngày 1.4.2008, trang 37 - 38. 5. Nguyễn Hùng Tiến (2008), Hiệu quả đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại và tổ chức tín dụng sau 1 năm gia nhập WTO, Thị trƣờng tài chính tiền tệ số 1+ 2 (247+248) 1.1.2008, trang 64 - 66. 6. Hoàng Thị Tính (2008), Cần có phần mềm hoàn chỉnh cho các doanh nghiệp cùng kinh doanh ngân hàng và bảo hiểm phi nhân thọ cùng ứng dụng công nghệ thông tin, Thị trƣờng tài chính tiền tệ số 8 (253) 15.4.2008, trang 39 - 40. 7. Trần Lê Minh Tú (2007), Phƣơng hƣớng phát triển ngân hàng TMCP trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Thị trƣờng tài chính tiền tệ số 20 (242)15.10.2007, trang 34 - 36. 8. Trần Anh Tuấn (2007), Hệ thống ngân hàng thƣơng mại cổ phần tiếp tục phát triển hiệu quả và bền vững, Tạp chí Thị trƣờng tài chính tiền tệ số 9 (221)1.5.2007, trang 17 - 19. 99 9. Nguyễn Đình Tự (2008), Ngành ngân hàng Việt Nam sau một năm gia nhập WTO, Tạp chí Ngân hàng số 1 tháng 1 năm 2008, trang 32 - 35. 10. Nguyễn thị Bích Vƣợng (2008) , Quản trị nguồn vốn của ngân hàng thƣơng mại ảnh hƣởng tới lãi suất thị trƣờng liên ngân hàng, Thị trƣờng tài chính tiền tệ số 8 (253) 15.4.2008, trang 28 - 30. 11. Hải Yến (2008), 300 ngân hàng lớn nhất Châu Á năm 2007, Thị trƣờng tài chính tiền tệ số 1+ 2 (247+248) 1.1.2008, trang 67 - 69. 12. Ngân hàng Việt Nam tận dụng thời cơ, vƣợt qua thách thức, Thị trƣờng tài chính tiền tệ số 7 (252) 1.4.2008, trang 29 - 31. 13. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thƣơng mại, Nhà xuất bản Tài chính, trang 4 - 67, Đại học Kinh tế quốc dân. 14. Jordi Canals (1997), Universal banking international comparisons and theoretical perspectives, Oxford university press. 15. Nicholas Cheang (2004), Practices of Universal banking and Macao’s banking activities, Monetary Authority of Macao. 16. Christopher Louis Colvin (2007), Universal banking failure? An anlysis of the contrasting responses of the Amsterdamsche Bank anh the Rotterdamsche bankvereeniging to the Dutch financial crisis of the 1920s, London school of Economics. 17. Wouter Van Overfelt (2005), Does relationship banking creat value? The role of universal banks in Belgium at the beginning of the 20 th century, University of Antwerp. 18. Georg Rich and Christian Walter (1993), The future of universal banking, Cato Institute. 19. Lili Xie (2007), Universal Banking, conflicts of interest and firm growth, Ball state university. 100 Các trang web: 20. 21. 22. 834085&pagename=jpmc/Page/New_JPMC_Homepage 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. 31. 32. 33. 34. 35. 36. 37. 101 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT WB Ngân hàng thế giới CNTT Công nghệ thông tin NHNN Ngân hàng nhà nƣớc NHTM Ngân hàng thƣơng mại NHTMNN Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc NHTMCP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần NHTMLD Ngân hàng thƣơng mại liên doanh WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới IMF Quỹ tiền tệ thế giới ADB Ngân hàng phát triển Châu Á ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng VCB Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam BIDV Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam Vietinbank Ngân hàng Công thƣơng ACB Ngân hàng TMCP Á Châu MB Ngân hàng TMCP quân đội Sacombank Ngân hàng TMCP Sài Gòn thƣơng tín VIB Ngân hàng TMCP quốc tế Seabank Ngân hàng TMCP Đông Nam Á Vpbank Ngân hàng TMCP doanh nghiệp ngoài quốc doanh VDB Ngân hàng phát triển Việt Nam Eximbank Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam ABB Ngân hàng TMCP An Bình Habubank Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4181_3073.pdf
Luận văn liên quan