Đề tài Xu hướng thị trường và một số thông tin về nhà máy sản xuất muội
Nơi đóng gói và lưu kho sản phẩm phải khô ráo và thiết kế trên cao để
dễ dàng thao tác và vận chuyển. Muội có thể đóng gói trong túi hoặc
thùng.
Trạm đồng phát điện sẽ tận dụng khí công nghệ và không khí nóng từ
lò sản xuất muội, kết hợp nhiên liệu lỏng bổ sung để chạy máy phát
điện.
Theo LG Chem, nhà máy sản xuất muội than ở Việt Nam có thể dưới
dạng liên doanh hoặc hoàn toàn đầu tư nước ngoài. Tổng đầu tư cho dự
án nhà máy sản xuất muội than bằng lò dầu và trạm phát điện có con số
dự kiến khoảng 43,8 triệu USD. Nhà máy sẽ được xây dựng trên diện
tích 30.000m2.
19 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2637 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xu hướng thị trường và một số thông tin về nhà máy sản xuất muội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI
XU HƯỚNG THỊ
TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ
THÔNG TIN VỀ NHÀ
MÁY SẢN XUẤT MUỘI
1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MUỘI THAN TOÀN CẦU ................. 3
1.1. Thực trạng ................................................................................... 3
1.2. Xu hướng ..................................................................................... 9
2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MUỘI THAN ĐÁP ỨNG NHU CẦU
TRONG NƯỚC ................................................................................ 11
2.1. Công nghệ .................................................................................. 11
2.2. Nhu cầu ...................................................................................... 12
3. MỘT SỐ THÔNG TIN PHỤC VỤ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN
XUẤT MUỘI THAN........................................................................ 13
1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MUỘI THAN TOÀN CẦU
1.1. Thực trạng
Các chuyên gia quốc tế cho rằng do dư thừa công suất mà ngành sản
xuất muội than toàn cầu tiếp tục trầm lắng. Nhu cầu muội than vào năm
2002 vừa qua tăng khoảng 3%, tuy nhiên giá muội lại tụt xuống khiến
lãi suất và doanh số thu được chỉ đạt mức tối thiểu.
Theo số liệu của SRI (Viện Nghiên cứu Stanford) công suất muội toàn
cầu năm 2001 đạt khoảng 8,5 triệu tấn song không tiêu thụ hết. Vấn đề
dư thừa công suất cộng với sự giảm nhu cầu sử dụng muội than đã làm
giảm lợi nhuận của các nhà sản xuất. Một trong ba nhà sản xuất muội
than lớn nhất thế giới là Công ty Cabot Corp. Boston (Mỹ) tuyên bố lý
do chủ yếu khiến doanh số của họ năm 2001 tụt xuống 3% là do phải
giảm bớt sản lượng. Bên cạnh đó, suốt từ năm 2000 đến 2001, lợi
nhuận trước thuế của họ còn bị giảm tới 20% do suy thoái kinh tế ở Mỹ,
trong khi giá nguyên liệu đầu vào lại gia tăng.
Công ty lớn thứ hai thế giới là Columbian Chemical vào năm 2001 đã
phải tạm đóng cửa nhà máy sản xuất muội than công suất 54.000 tấn/
năm ở El Dorado, Ark vì công suất dư thừa.
Để tăng lợi nhuận, vào tháng 4/2002, công ty thứ 3 thế giới, là Degussa
(Đức), đã cùng với Engineered Carbon sáp nhập các cơ sở sản xuất ở
Bắc Mỹ của họ thành liên doanh 50 : 50 với tên gọi mới là Degussa
Engineered Carbon (DEC) và đóng cửa một nhà máy công suất
100.000 tấn/ năm tại Baytown vào quý I/2003.
Các nhà sản xuất muội than khác hiện cũng đang đứng trước những
thách thức lớn liên quan tới chi phí kiểm soát môi trường (nước thải,
khí thải) tại các cơ sở sản xuất và chi phí về môi trường là một nguyên
nhân làm tăng giá thành muội than ở châu Âu.
Ngoài ba công ty sản xuất muội hàng đầu thế giới nói trên, ở khu vực
Đông Nam Á còn có một số cơ sở lớn khác đó là Công ty Engineered
Carbon Co; Công ty China Syntheric Rubber, có cơ sở ở Đài Loan;
Công ty Tokai Carbon (Nhật Bản) và tập đoàn Aitya Biria của Ấn Độ,
v.v...
Hiện tại, mức giá theo hợp đồng của muội than trung bình ở Mỹ là từ
33 - 35 xu Mỹ/ pao; muội than cho cao su ở châu Âu có mức giá là từ
900 - 1050 euro/ tấn.
Bảng dưới đây cho thấy khả năng sản xuất của các Công ty tiêu biểu
trên thế giới.
Các nhà sản xuất muội than (đơn vị: 1.000 tấn)
Khu vực Bắc Mỹ
Mỹ
Cabot
Degussa Engineered Carbons
Columbian Chemical
Sid Richardson Carbon
Continental Carbon
Canađa
Cabot
Columbian Chemical
Cancarb
Karbomont
Mexico
Cabot
Khu vực Nam Mỹ
Achentina
Brazil
Colombia
60
465
450
350
305
100
91
36
20
95
80
410
45
Vanezuela
Khu vực Tây Âu
Bỉ
Pháp
Đức
Italia
Hà Lan
Bồ Đào Nha
Tây Ban Nha
Thụy Điển
Anh
Khu vực Đông Âu
CH Séc
Hungari
Ba Lan
Khu vực Trung Đông - Phi châu
65
6
420
312
221
155
35
95
45
130
120
82
55
Ai Cập
Nam Phi
Khu vực châu Á - Thái Bình
Dương
Ôxtrâylia
Trung Quốc
Ấn Độ
Inđônêxia
Nhật Bản
Tokai Carbon
Cabot
Nippon Stell Chemical Carbon
Mitsubishi Chemical
Asahi Carbon
Nippon Chemical
Denki Kagaku Kogyo
110
65
75
935
435
195
234
145
128
125
102
30
22
Malaixia
Philippin
Singapo
Hàn Quốc
Đài Loan
Thái Lan
100
25
12
613
100
210
Mức tăng trưởng giữa các khu vực trong năm 2001/2002 như sau:
Năm
Khu vực
2001 2002 Mức tăng
(%)
Châu Phi/ Trung Đông
Đông Âu
Tây Âu và Trung Âu
Bắc Mỹ
157
277
1.455
1.741
163
291
1.470
1.768
3,6
0,5
1
1,6
Nam Phi
châu Á - Thái Bình
Dương
372
2.464
396
2.566
6,5
4,1
Tổng cộng 6.465 6.654 2,9
Chủ yếu (70%) muội than được sử dụng làm chất gia cường trong lốp ô
tô, xe máy; 20% dùng cho sản xuất các mặt hàng bằng cao su khác như
ống cao su, dây curoa... các sản phẩm cơ khí đúc, giầy dép; 10% còn lại
được dùng làm phụ gia bột mầu trong mực in, sơn và chất dẻo.
Ứng dụng thành công nhất gần đây ở Trung Quốc là sử dụng muội than
làm vật liệu xây dựng (như tường, tấm lợp, vách ngăn). ưu điểm của
các vật liệu xây dựng này là có trọng lượng nhẹ, chống cháy, cách nhiệt
và cách âm, chống thấm, đồng thời tận dụng được phế liệu công nghiệp
giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Vật liệu này có sử dụng chất độn chính
là muội than, magiê ôxy clorua là chất kết dính, sợi thủy tinh kiềm nhẹ
là chất gia cường và tạo xốp.
1.2. Xu hướng
Nói chung, lợi nhuận sản xuất muội than vẫn còn rất thấp. Theo các nhà
phân tích thị trường thì có thể trong vài năm tới một số nhà sản xuất
nhỏ vẫn sẽ phải dừng sản xuất và doanh số của muội than sẽ chỉ tăng
trung bình khoảng từ 1 - 2%/ năm.
Hiện tại, do chi phí sản xuất và chi phí bảo vệ môi trường ngày càng
tăng nên các nhà sản xuất muội than có xu hướng chuyển địa điểm sản
xuất từ Tây Âu sang Trung và Đông Âu. Mức tăng trưởng muội than ở
vùng châu Á - Thái Bình Dương cao hơn rõ rệt so với khu vực Mỹ và
Canađa.
Theo dự báo của Tập đoàn Freedonia, vào năm 2004 nhu cầu muội than
có triển vọng tăng 3% và lên tới mức tiêu thụ 8,2 triệu tấn/ năm và có
triển vọng tăng mạnh ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Tây
Âu sẽ có mức tăng chậm hơn, khoảng từ 0 - 1%/ năm, vì sản lượng lốp
ô tô và ô tô giảm. Nhu cầu ở Mỹ có triển vọng tăng từ 1 - 2%/ năm;
nhờ mở rộng thị trường Mêxicô mà thị trường muội than ở Mỹ tăng
trưởng khá. Lượng muội than tiêu thụ cho các ứng dụng làm băng
chuyền, đường ống cao su và các mặt hàng cao su kỹ thuật ở châu Âu
sẽ tăng 3%/ năm, đạt mức 2,2 triệu tấn/ năm.
Tuy một số công ty sản xuất muội than toàn cầu đã phải bỏ lửng kế
hoạch đầu tư xây dựng, hoặc ngừng sản xuất vì thị trường yếu, song
một số công ty khác lại đang có kế hoạch mở rộng hoặc xây dựng thêm
nhà máy mới. Công ty Alexanđria Carbon Black tuyên bố có kế hoạch
mở rộng công suất nhà máy thêm 70.000 tấn/ năm để đạt sản lượng
180.000 tấn/ năm. Công ty Shanghai Cabot Chemical liên doanh giữa
Cabot và Shanghai Coking Chemical có kế hoạch mở rộng công suất
nhà máy ở Thượng Hải thêm 50.000 tấn/ năm để đạt mức 120.000 tấn/
năm vào năm 2004.
Theo nhận định của SRI, tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành sản
xuất muội than sẽ vào khoảng 1 - 2%/ năm, giống như sự tăng trưởng
của ngành sản xuất các sản phẩm cao su.
2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MUỘI THAN ĐÁP ỨNG NHU CẦU
TRONG NƯỚC
2.1. Công nghệ
Hiện nay muội than sản xuất trong nước chủ yếu đều theo công nghệ cũ
đi từ đất đèn, năng suất thấp và sản phẩm muội không thể đáp ứng cho
các ngành kỹ thuật cao.
Quy trình sản xuất như sau:
Đất đèn cùng với nước được đưa vào tháp sinh khí axetylen (C2H2), tại
đây xảy ra phản ứng:
CaC2 + 2H2O = C2H2 + Ca(OH)2
Khí sinh ra được đưa vào két chứa khí và sau đó được đưa sang lò phản
ứng có nhiệt độ 1.200 - 1.400oC. Tại đây axetylen bị phân hủy theo
phản ứng:
C2H2 -------------------® 2C + H2
1.200 - 1.400oC
Sản phẩm (muội, khí) của quá trình được đưa sang thiết bị đánh tơi.
Khí H2 và muội sau khi được đánh tơi sẽ tiếp tục đi qua thiết bị phân ly
kiểu xyclon để tách riêng pha khí và rắn. Pha rắn ở dạn bột mịn được
đưa sang bộ phận đóng bao và nhập kho.
Bã vôi Ca(OH)2 được thu gom vào một bể lắng (thể tích 24m3) để lắng
cặn, sau đó nước trong được tái sử dụng cho quá trình phát sinh khí
axetylen. Phần bã cặn bị loại bỏ.
2.2. Nhu cầu
Sản lượng muội than sản xuất trong nước hầu như không đáng kể. Sản
phẩm muội than của Nhà máy sản xuất tại Công ty Đất đèn và Hóa chất
Tràng Kênh (Hải Phòng) là khoảng 200 - 300 tấn/ năm, hiện tại chủ yếu
chỉ phục vụ cho một số nhà máy sản xuất pin - ắc quy trong ngành hóa
chất.
Theo điều tra của hãng LG Chem, nhu cầu muội than của Việt Nam vào
khoảng 3000 tấn vào năm 1995, sẽ tăng lên tới 30.000 tấn vào năm
2000 và hơn nữa vào những năm sau với mức tăng trưởng trung bình
hàng năm lên tới 15%, chủ yếu do sự phát triển của các sản phẩm cao
su, pin - ắc quy và một số ngành công nghiệp khác.
Nhu cầu muội than ở Việt Nam (đơn vị: 1000 tấn/ năm)
Năm 1995 2000 2005 2010
Nhu cầu trong
nước
3 30 60 90
(Nguồn: Survey in Vietnam 3/96 và rubber & plastic news 10/96).
Do đó nhiều năm qua, chúng ta đã phải nhập khẩu gần như hoàn toàn
mặt hàng này để đáp ứng nhu cầu.
Do các sản phẩm cao su ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân, nên ngoài việc phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của
giao thông vận tải như săm lốp ô tô, xe máy, xe đạp các loại v,v..., các
sản phẩm cao su càng trở nên thiết yếu cho yêu cầu cơ giới hóa nông
nghiệp và ngành kỹ thuật khác. Nhu cầu sử dụng muội than trong
ngành sản xuất các sản phẩm cao su cũng vì thế đang ngày càng tăng
lên đáng kể.
3. MỘT SỐ THÔNG TIN PHỤC VỤ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN
XUẤT MUỘI THAN
Giới thiệu dự án nhà máy sản xuất muội than đồng phát điện từ
dầu của hãng LG Chem - Hàn Quốc
Hãng LG Chem đưa ra dự án kinh tế xây dựng nhà máy sản xuất muội
than công suất 30.000 tấn/ năm tại khu vực dự kiến gần khu công
nghiệp hóa dầu Dung Quất. Nhà máy này sẽ sử dụng dầu nguyên liệu
sau lọc để sản xuất muội than chất lượng cao tùy theo yêu cầu ứng
dụng công nghệ, còn khí công nghệ dễ cháy sau quá trình sản xuất
muội than sẽ được sử dụng để đồng vận hành trạm phát điện công suất
12.500 kW.
Sản phẩm muội than sản xuất ra bước đầu có thể đáp ứng nhu cầu trong
nước đang ngày một tăng trong các lĩnh vực sản xuất săm lốp cao su
các loại, đồng thời có thể tham gia xuất khẩu. Hiện tại, công nghệ tiên
tiến nhất sản xuất muội than ứng dụng trong lĩnh vực cao su có thể lựa
chọn từ các hãng đang sở hữu công gnhệ đồng phát điện này là:
Contiental Carbon Co (Mỹ)
Cabot (Mỹ)
Degussa (Đức)
Tokai carbon (Nhật Bản)
Xu hướng công nghệ sản xuất các dạng muội than trên thế giới hiện tại
là sử dụng công nghệ lò dầu và lò khí. Nhà máy xây dựng theo dự án
này sử dụng công nghệ lò dầu, là công nghệ hiện đang được sử dụng,
sản xuất ra hơn 90% sản phẩm muội toàn cầu.
Công nghệ áp dụng tại nhà máy này gồm các công đoạn sau: khu phản
ứng, thu góp, đóng viên, sấy, lưu kho, đóng gói.
a. Bộ phận phản ứng:
Không khí, nhiên liệu (để đốt cấp nhiệt cho lò) và nguyên liệu được
đưa vào lò phản ứng để tạo ra các hạt lơ lửng trong khí phản ứng.
Không khí được hâm nóng trước khi đưa vào lò để đốt cháy nhiên liệu,
tạo điều kiện (nhiệt độ) thích hợp cho quá trình phân hủy nhiệt nguyên
liệu. Sau đó hỗn hợp ra khỏi lò và đi vào thiết bị làm lạnh, ở đây nước
được phun vào để giảm nhiệt độ của hỗn hợp khí - muội, làm ngừng
phản ứng phụ của muội. Khí lò được làm nguội đến nhiệt độ yêu cầu đi
vào thiết bị trao đổi nhiệt với không khí.
b. Bộ phận thu góp:
Muội từ bộ phận trao đổi nhiệt đi sang hệ thống thu gom gồm những túi
lọc làm từ sợi thủy tinh - teflon được bao bởi màng silicon. Muội từ bộ
lọc được thổi sang bộ phận đánh tơi rồi đi vào buồng chứa.
Quá trình đánh tơi thực chất để loại bỏ các loại cặn thải (hạt than cốc,
bụi gạch chịu lửa) phát sinh trong lò lẫn với sản phẩm muội.
c. Đóng viên:
Để vận chuyển và tiện sử dụng, muội thường được đóng viên: từ buồng
góp muội được đưa sang bộ phận đóng viên bằng băng chuyền chuyên
dụng. Nước được sử dụng để trộn với muội giúp quá trình ép viên được
dễ dàng.
d. Sấy khô:
Viên muội ướt được đưa sang bộ phận sấy khô để giảm độ ẩm. Nhiệt
độ sấy sản phẩm phải cao vừa phải và đều để đảm bảo sản phẩm được
khô hoàn toàn và không làm muội cháy. Do đó cần có bộ phận điều
chỉnh tự động nhiệt độ sấy.
e. Đóng gói và lưu kho:
Nơi đóng gói và lưu kho sản phẩm phải khô ráo và thiết kế trên cao để
dễ dàng thao tác và vận chuyển. Muội có thể đóng gói trong túi hoặc
thùng.
Trạm đồng phát điện sẽ tận dụng khí công nghệ và không khí nóng từ
lò sản xuất muội, kết hợp nhiên liệu lỏng bổ sung để chạy máy phát
điện.
Theo LG Chem, nhà máy sản xuất muội than ở Việt Nam có thể dưới
dạng liên doanh hoặc hoàn toàn đầu tư nước ngoài. Tổng đầu tư cho dự
án nhà máy sản xuất muội than bằng lò dầu và trạm phát điện có con số
dự kiến khoảng 43,8 triệu USD. Nhà máy sẽ được xây dựng trên diện
tích 30.000m2.
Tổng chi phí đầu tư (®ơn vị: 1.000 USD)
STT Hạng mục
Khoản tiền
đầu tư
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
8
Đất
Vùng nhân sự và nhà
xưởng hạ tầng
Trang thiết bị
Lắp đặt
Chi phí giấy phép và sở
hữu công nghệ
Bội chi dự kiến
Chi phí bất thường
Lãi suất vay ngân hàng
130
2.400
21.700
9.200
3.000
600
1.700
1.960
Diện tích 30.000m2
(tiền thuê mặt bằng
4,2 USD/m2)
Chi phí để xây dựng
hạ tầng cơ sở
12.000m2 x 200
USD/m2
(2 + 3 + 4 + 6) x 5%
Tỷ lệ lãi suất 8%/
năm
Tổng chi phí ban đầu
Vốn sản xuất
40.690
3.060
Tổng chi phí 43.750
Thời gian dự kiến xây dựng: 3 năm.
Yêu cầu nhân sự cho nhà máy (đơn vị: người)
Chi tiết Quản lý
chung
Kế hoạch
và thị
trường
Tài
chính
và kế
toán
Sản
xuất
Bảo
dưỡng
Tổng
Giám đốc
Phó giám
đốc
0
0
Điều hành
nhà máy
1 1
Trưởng
phòng kế
toán
1 1
Quản lý
phòng ban
1 1 1 1 4
Kỹ sư công
nghệ
3 1 1 1 6
Trưởng ca 4 4
Thợ vận
hành máy
móc
32 32
Công nhân
phục vụ
4 8 2 4 7 25
Lái xe 2 2
Thư ký 1 1
Tổng số 9 12 4 42 9 76
Khả năng hoàn vốn đầu tư của nhà máy sẽ đạt được sau 6 - 7 năm sản
xuất hết công suất trong khi khả năng sản xuất liên tục của nhà máy là
15 năm (thời gian hoàn vốn có thể ngắn hơn nếu giá muội trên thị
trường quốc tế tăng lên cao hơn mức giá hạ tột đỉnh vào năm 2001 là
300 USD/ tấn).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_22__1844.pdf