Giai đoạn từ năm 2008- nửa năm đầu 2010
1.1.1 1.1.1Tổng quan về dòng chảy FDI toàn cầu 2008-2010
1.1.2 1.1.2Thực tế cụ thể dòng vốn FDI một số khu vực trên thế giới 2008-2010
1.1.3 1.1.3Phân tích một số hình thức FDI trong giai đoạn này
a/ Nguồn vốn FDI từ việc mua lại và sáp nhập (M&A)
b/Nguồn vốn FDI đầu tư bằng các tập đoàn đa quốc gia(TNCs)
c/Nguồn vốn FDI đầu tư bằng các quỹ đặc biệt
1.2 1.2Giai đoạn từ nửa năm cuối 2010 đến 2012
1.1.1 1.2.1Xu hướng chung
1.1.2 1.2.2Phân tích những yếu tố tác động đến dòng chảy FDI trong giai đoạn này
a/ Những nhân tố vĩ mô
b/ Chính sách của các quốc gia về FDI
c/ Rủi ro và tình trạng không chắc chắn
16 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3030 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xu hướng và thực trang dòng vốn FDI trên thế giới giai đoạn 2008 - 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG :
II/ Xu hương FDI trên thế giới
Giai đoạn từ năm 2008- nửa năm đầu 2010
Tổng quan về dòng chảy FDI toàn cầu 2008-2010
Thực tế cụ thể dòng vốn FDI một số khu vực trên thế giới 2008-2010
Phân tích một số hình thức FDI trong giai đoạn này
a/ Nguồn vốn FDI từ việc mua lại và sáp nhập (M&A)
b/Nguồn vốn FDI đầu tư bằng các tập đoàn đa quốc gia(TNCs)
c/Nguồn vốn FDI đầu tư bằng các quỹ đặc biệt
Giai đoạn từ nửa năm cuối 2010 đến 2012
Xu hướng chung
Phân tích những yếu tố tác động đến dòng chảy FDI trong giai đoạn này
a/ Những nhân tố vĩ mô
b/ Chính sách của các quốc gia về FDI
c/ Rủi ro và tình trạng không chắc chắn
II/ Xu hướng FDI trên thế giới
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào năm 2009 lập đáy của sự suy giảm. Sau đó là sự phục hồi nhẹ trong năm 2010, làm dấy lên một số lạc quan về triển vọng FDI trong ngắn hạn. Nguồn vốn FDI toàn cầu được mong đợi sẽ đạt được 1300-1500 tỉ USD vào năm 2011; và hướng tới 1600-2000 tỉ USD vào năm 2012. Đó là những mong đợi về nguồn vốn FDI, tuy nhiên, để đạt được điều đó sẽ có nhiều rủi ro và bất trắc vì cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa kết thúc và những rủi ro tại các thị trường như châu Âu, Mỹ với tình trạng nợ công vẫn còn tiềm ẩn.
Hình II.1: Dòng vốn FDI toàn cầu từ năm 1980-2009
Giai đoạn từ năm 2008-nửa năm đầu 2010:
1.1.1/ Tổng quan về dòng chảy FDI toàn cầu: giảm nhanh và hồi phục chậm.
Một năm 2008 u ám vì cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
Năm 2008 đặt dấu chấm hết cho chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ của FDI toàn cầu với tổng lượng vốn đầu tư sụt giảm 21% so với 2007, chỉ đạt 1449 tỷ đô. Dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, sức đầu tư của các tập đoàn đã bị yếu đi rất nhiều bởi những hạn chế về nguồn tài chính, ở cả bên trong lẫn bên ngoài, hơn thế nữa khuynh hướng đầu tư của họ đã bị tác động nặng nề do các rủi ro tăng cao và sự thất bại trong dự đoán tăng trưởng kinh tế.
- Nằm chính giữa tâm chấn của cuộc khủng hoảng, nhóm các nước phát triển phải gánh chịu sự sụt giảm dòng vốn FDI chảy vào lên tới 33%, đáng kể nhất là Phần Lan, Đức, Hungary, Italy, và Anh.
- Nhóm các nước đang phát triển bị tác động muộn hơn và ít hơn, nhưng đó chỉ là điều tồi tệ nhất vẫn đang chờ họ mà thôi. Mức tăng trưởng FDI của nhóm này trong năm 2008 vẫn đạt mức dương 3,6%
Năm 2009 vẫn tiếp tục giảm, chỉ khởi sắc vào năm 2010
Nguồn vốn FDI năm 2009 đã giảm mạnh trong cả 3 nhóm chính: nước phát triển, nước đang phát triển, và các nước mới nổi. Sự suy giảm toàn cầu này phản ánh điểm yếu của các nền kinh tế ở nhiều nơi trên thế giới. cũng như việc suy giảm khả năng tài chính của các tập đoàn đa quốc gia(TNCs).
Sau cuộc khủng hoảng năm 2008, dòng chảy FDI năm 2009 tới các nước phát triển đã bị giảm 44% so với năm 2008. Lợi nhuận giảm dẫn đến vốn tái đầu tư, vốn vay nội bộ giảm. Đồng thời, một sự sụt giảm về LBO-Leveraged buyout transaction (Một hành động gián tiếp mua lại các công ty được niêm yết công khai thông qua các khoản nợ của công ty ấy) là nguyên nhân làm giảm việc mua bán, sáp nhập qua biên giới (M&As).
Những nền kinh tế mới nổi và đang phát triển từng thoát khỏi sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2008, đã phải chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng như các nước phát triển vào năm 2009. Sau 6 năm liên tục tăng trưởng, nguồn vốn FDI vào các nước đang phát triển giảm khoảng 24% vào năm 2009. Việc phục hồi dòng chảy FDI- nếu nói về FDI toàn cầu thì những nước đang phát triển ở Châu Á được mong đợi sẽ đóng vai trò quan trọng hơn so với các nước phát triển. Sự thay đổi trong dòng FDI tới các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi được mong đợi sẽ tăng tốc và điểu này được chứng minh trong giai đoạn năm 2007-2009 (Hình II.2), sự tăng trưởng dòng FDI vào này chính là do tăng trưởng và cải cách kinh tế, cũng như mở cửa FDI của các nước đang phát triển. Kết quả là các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi chiếm khoảng 50% dòng chảy FDI vào(Hình II.2). Một phần nhỏ trong lượng FDI này là tạm thời, hầu hết nguồn FDI này phản ảnh sự thay đổi dài hạn trong hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia.
Hình II.2: Nguồn vốn FDI đi vào và đi ra của các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi
1.1.2 Thực tế cụ thể dòng vốn FDI ở các khu vực trên thế giới từ 2008-2010:
a/ Châu Phi:
Hình II.8: Nguồn vốn FDI đi vào và đi ra ở Châu Phi
Nguồn: UNTCTAD
Bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, dòng vốn FDI vào vẫn đạt đỉnh 72 tỉ USD vào năm 2008. Sau đó giảm xuống 59 tỉ USD vào năm 2009 vì sự sụt giảm của nhu cầu trên thê giới cũng như giá của các mặt hang.
b/ Châu Á:
Dòng vốn đầu tư mới vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương giảm năm thứ hai liên tiếp bất chấp mô hình hồi phục chữ V của nền kinh tế toàn cầu. Theo thông tin từ tờ Financial Times,tốc độ sụt giảm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mới (greenfield investment) đã chững lại từ 16% năm 2009 xuống 6% năm 2010. Trong đó, Trung Quốc và Australia nổi lên như hai đầu tàu của khu vực, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của một đại diện tại Đông Nam Á, Indonesia.
Thông tin trên trái ngược với những tính toán đầy lạc quan của Cơ quan Phát triển và Thương mại Liên Hợp Quốc UNCTAD hồi tháng 7. Theo đó, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mới cho châu Á được kì vọng là sẽ phục hồi và tăng tốc nhanh chóng.
Tổng khối lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài mới vào châu Á (trừ Australia và khu vực Thái Bình Dương) giảm 17% xuống còn 233 tỉ USD năm 2009, so với mức giảm 37% trên toàn thế giới.
Những kết quả cụ thể theo dữ liệu của FT cho thấy tổng số dự án vốn đầu tư nước ngoài mới trong năm 2010 là 4.136, giảm so với con số 4.402 của năm 2009. Số lượng dự án trong năm 2010 cũng thấp hơn 21% so với kỉ lục thiết lập năm 2008 (5.261 dự án).
c/ Châu Mỹ la tinh và các nước Caribe:
Hình II.9: Nguồn vốn FDI đi vào và đi ra ở Châu Mỹ và Caribe
Nguồn:UNTCTAD
Theo báo cáo của CEPAL ngày 05/5/2010 vừa qua, dòng vốn đầu tư trực nước ngoài (FDI) vào Mỹ La Tinh và Caribe sẽ có mức tăng trưởng từ 40-50% trong năm 2010 sau khi giảm mạnh trong năm 2009 do khủng hoảng kinh tế thế giới. CEPAL dự kiến năm nay FDI vào khu vực này sẽ đạt trên 100 tỷ USD, tương đương với mức của năm 2007.
Khủng hoảng toàn cầu đã làm cho nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực năm 2009 giảm 42%, xuống còn 76.681 triệu USD so với mức kỉ lục đạt được của năm 2008 là 131.938 triệu USD.
Nguyên nhân chính của việc giảm này là : (i) sản xuất thế giới sút giảm, lòng tin của giới tiêu dùng vào tương lai tăng trưởng kinh tế mờ mịt, một số nước trong khu vực bị suy thoái, bầu không khí ảm đạm kém hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài ; (ii) phần lớn các sản phẩm chủ chốt của khu vực bị giảm giá mạnh vào cuối năm 2008 làm giảm sức thu hút đầu tư vào việc khai thác tài nguyên; (iii) kinh tế Mỹ suy thoái đã kìm hãm dòng vốn đầu tư hướng tới xuất khẩu.
Năm 2009 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giảm mạnh ở tất cả các tiểu khu vực: các nước Nam Mỹ giảm 40%. Mexico và khu vực Caribe giảm 45%. Trong các nước Mỹ La Tinh và Caribe, Brasil tiếp tục là nước tiếp nhận vốn FDI nhiều nhất, tiếp đến là Chile, Mexico, Colombia và Achentina. Nguồn vốn FDI vào Chile năm 2009 tương đương với khoảng 8% GDP của nước này.
d/ Nhóm các nước phát triển:
Hình II.10: Nguồn vốn FDI vào và ra ở các nước phát triển
Nguồn: UNTCTAD
Trong năm 2009 nguồn vốn FDI đổ vào các nước phát triển giảm 44%. Tuy nhiên sự sụt giảm này vẫn nhỏ hơn sự suy giảm trong cuộc suy thoái 2000-2003 ngay cả khi cuộc khủng hoảng kinh tế có vẻ trầm trọng hơn. Dòng vốn FDI vào các nước phát triển tuy sụt giảm vào những năm gần đây nhưng vẫn chiếm khoảng 50% lương FDI đi vào toàn thế giới.
1.1.3 Phân tích một số hình thức FDI trong giai đoạn này
a/ Nguồn vốn FDI từ mua lại và sáp nhập(M&A)
Năm 2008:
Mặc dù vẫn chiếm tới 81% tổng lượng FDI toàn thế giới nhưng hoạt động M&A trong năm này chỉ đạt 1184 tỷ đô, chứng kiến mức giảm lên tới gần 28% so với năm 2007. Nằm trong tâm chấn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá trị các thương vụ M&A qua biên giới thuộc nhóm các nước phát triển sụt giảm tới 33%. Điều này như là hậu quả của thực trạng doanh thu giảm mạnh, khó khăn trong vay tài chính để đầu tư của các TNCs. Tuy nhiên hoạt động M&A qua biên giới ở nhóm các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi vẫn tăng tới 16%, đat 177 tỷ đô, chủ yếu ở các nước châu Á và Mỹ Latinh, nhờ sự tăng trưởng dương trong thu hút vốn FDI của nhóm nước BRIC – Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, kéo lại chút ít bộ mặt hoạt động M&A toàn cầu.
Năm 2009:
Trong cuộc khủng hoảng kinh tế thê giới, hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp toàn cầu chịu ảnh hưởng sâu nhất, suy giảm 66% trong năm 2009.
Trong suốt gần một năm ròng sau khi ngân hàng đầu tư Lehman Brothers của Mỹ đổ vỡ, châm ngòi cho sự leo thang của khủng hoảng tài chính và tiếp đó là suy thoái kinh tế, hoạt động M&A thế giới đã sụt giảm xuống mức thấp bất thường. Thống kê cho thấy, tháng 8-2009 là tháng tồi tệ nhất trên thị trường M&A kể từ năm 1995 tới nay.
Theo số liệu của hãng nghiên cứu Dealogic, trong 8 tháng đầu năm 2009, tổng giá trị các thương vụ M&A toàn thế giới đạt chưa đầy 1.500 tỷ USD, giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 56% so với cùng kỳ năm 2007 - năm kỷ lục của hoạt động này
Những thương vụ mua bán và sáp nhập trong năm này thường là do công ty cắt giảm chi phí nên đã dư vốn, họ sẽ dung những khoản tiền này để mở rộng hoạt động qua M&As. Ngoài ra do cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm đổ vỡ trong dịch vụ tài chính ở Mỹ, chính vi vậy hoạt động M&As trong lĩnh vực này cũng tăng mạnh.
Năm 2010
Sự thiếu tin tưởng và cuộc khủng hoảng nợ công của châu Âu đã có ảnh hưởng xấu đến các dòng vốn FDI của các nước phát triển trong năm 2010. Hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) toàn cầu, một hoạt động có quan hệ chặt chẽ với dòng FDI, cũng có xu hướng giảm trong nửa đầu năm trước khi có sự phục hồi trong nửa cuối năm. Tổng giá trị các thỏa thuận M&A của các thị trường mới nổi năm nay đạt mức kỷ lục 378 tỷ USD, trong khi hoạt động này tăng trưởng chậm hơn ở các thị trường phát triển. Tại Mỹ, hoạt động M&A tăng 11%, còn tại châu Âu tăng 5%. Theo các chuyên gia, sự lên giá của các đồng tiền ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương so với các đồng tiền của các nước phát triển đã giúp ích nhiều cho hoạt động M&A của các công ty thuộc khu vực này trong năm qua. Bên cạnh đó, các công ty ở các nền kinh tế mới nổi cũng ngày càng trở nên tham vọng hơn và hướng tới những thỏa thuận lớn hơn.
b/ Nguồn vốn FDI được đầu tư bằng các TNCs ( Công ty xuyên quốc gia)
Theo UNCTAD, TNCs( Transnational Corporations) hay còn gọi là các công ty xuyên quốc gia được định nghĩa như sau: “ TNC là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc vô hạn bao gồm công ty mẹ và các chi nhánh ở nước ngoài. Các công ty mẹ là các công ty mà việc kiểm soát tài sản của các thực thể kinh tế khác ở nước ngoài thường được thực hiện thông qua việc góp cổ phần của chúng. Mức vốn góp cổ phần có thể từ 10% hoặc cao hơn xem như ngưỡng để kiểm soát tài sản của các công ty khác.”
Các công ty xuyên quốc gia (TNCs) ngày càng đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế toàn cầu và của từng quốc gia. Với việc sở hữu 1/3 tài sản thế giới, các TNCs luôn là mục tiêu thu hút và săn đuổi của các quốc gia trên thế giới. Và vì có những lợi thế về vốn, kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý tiến tiến và mạng lưới thị trường rộng khắp này nên các TNCs cũng luôn tích cực đầu tư ra bên ngoài nhằm tối đa hoá lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu. Trong những năm gần đây, các TNCs luôn đóng vai trò chủ thể của các dòng vốn đầu tư trên toàn thế giới. Nguồn vốn FDI từ các công ty này liên tục tăng cao. Hiện nay, hàng năm, nguồn vốn FDI từ TNCs luôn chiếm trên 90% tổng vốn FDI của toàn thế giới.
Hình II.3: FDI và sản xuất trên thế giới
Nền sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ của khoảng 79.000 TNCs và 790.000 chi nhánh quốc tế giảm xuống còn 29298 tỉ đô, giảm 5,7% so với năm 2008. Tuy nhiên tổng giá trị gia tăng có nguồn gốc từ nước ngoài trên toàn cầu đạt mức cao kỉ lục chiếm khoảng 11% GDP thế giới, và tổng số lao động bên ngoài nước tăng 1,1% so với năm 2008(Hình II.3).
Hình II.4: Lợi nhuận và khả năng sinh lời của các tập đoàn đa quốc gia 1997-2009
*)Dòng vốn FDI của các TNCs tập trung chủ yếu vào các nước công nghiệp phát triển:
Các nước phát triển không chỉ là chủ thể chính trong hoạt động đầu tư trực tiếp mà còn là những nước nhận phần lớn dòng vốn FDI. Vào năm 2000 khi dòng vốn FDI vào của toàn thế giới đạt con số kỷ lục 1.388 tỷ USD thì vốn chảy vào các nước phát triển chiếm tới 77,3% đạt 1.108 tỷ USD. Những năm tiếp theo khi dòng vốn FDI trên toàn thế giới giảm thì vốn FDI vào các nước này cũng giảm theo nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu dòng vốn FDI trên thế giới:ví dụ năm 2000 là 70%, năm 2002 là 64.4%. Sau đó khi FDI tăng nhanh trở lại, nguồn vốn FDI lại tiếp tục được đổ vào các nước phát triển, 2005 là 63.8% và đến năm 2007 là 68.1%. Năm 2008 con số này giảm xuống mức thấp kỷ lục còn 57,9% do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới mà nhóm các nước phát triển là tâm chấn. Mặc dù hiện nay các nước đang phát triển ngày càng trở nên hấp dẫn nhưng các nước phát triển vẫn chiếm phần lớn số vốn đầu tư. Nguyên nhân có thể kể đến như sau:
Thứ nhất: Sự chuyển biến từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức làm mất dần lợi thế của các nước đang phát triển về lao động và tài nguyên.
Thứ hai: Do tác động của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật nên những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao ngày càng chiếm lĩnh thị trường và mang lại lợi nhuận cao cho nhà sản xuất.
Thứ ba: Các nước phát triển có nhiều điều kiện hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư như cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt, hệ thống pháp luật được xây dựng chặt chẽ và nhất quán, trình độ khoa học kỹ thuật cao, trình độ tay nghề của người lao động và người quản lý cao…
Thứ tư: Chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước này rất tinh vi. Do vậy, đầu tư vào các nước này sẽ giúp các TNCs thâm nhập được vào thị trường nội địa và tránh được những quy định khắt khe về hàng nhập khẩu (môi trường, bao bì, nguyên vật liệu nội địa, kiểm dịch vệ sinh)…
Thứ năm: Các nước phát triển có nền kinh tế cạnh tranh, có khả năng ứng phó linh hoạt với những biến động của thị trường thế giới.
c/ Nguồn FDI được đầu tư từ các quỹ đặc biệt
Quỹ đầu tư không đại chúng(Private equity funds)
Đầu tư FDI của các quỹ đầu tư không đại chúng và các quỹ đầu tư khác giảm đáng kế trong năm 2009. Giá trị đầu tư qua biên giới của các quỹ này giảm mạnh so với các hình thức đầu tư khác(Hình II.5) giảm từ 303 ngàn tỉ USD vào năm 2008 xuống còn 106 ngàn tỉ USD vào năm 2009.
Hình II.5: Các vụ mua bán và sáp nhập của các quỹ đầu tư không đại chúng 1996-tháng 5/2010
Nguyên nhân của việc sụt giảm này chính là do các nhà đầu tư lo lắng rủi ro sẽ gia tăng do cuộc khủng hoảng gây ra và điều này đã làm cho việc gây quỹ trở nên khó khăn. Chính vì vậy đã làm giảm hoạt động đầu tư cổ phần của các quỹ đầu tư không đại chúng. Các yếu tố khác đằng sau sự sụt giảm FDI của các quỹ đầu tư không đại chúng bao gồm việc thiếu các dự án đầu tư có triển vọng mới trong tình hình khủng hoảng kinh tế và tình trạng không mấy sang sủa của thị trường mua lại các công ty.
Quỹ SWF- Sovereign wealth funds (quĩ đầu tư mà tiền vốn bỏ vào là của nhà nước và đa số là quĩ đóng)
Quỹ SWF (Sovereign Wealth Fund) là một loại quỹ đầu tư thuộc sở hữu của chính phủ một nước bao gồm các loại tài sản tài chính như chứng khoán, trái phiếu, bất động sản, các kim loại quý và các công cụ tài chính khác. Các Quỹ SWF hiện nay đang lan rộng tầm ảnh hưởng của mình, đối tượng đặc biệt họ nhắm tới là các công ty tài chính trên phố Wall như Citigroup, Morgan Stanley và Merrill Lynch bởi các công ty này đang thiếu tiền trầm trọng từ cuộc khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn.
Một số quỹ SWF là do Ngân hàng trung ương nắm quyền kiểm soát bởi Ngân hàng trung ương có lợi thế là kiểm soát được tình hình tài chính của hệ thống các ngân hàng trong quốc gia đó. Loại quỹ này đóng vai trò quan trọng trong một quốc gia có nền kinh tế lớn và các thị trường tài chính quan trọng của cá quốc gia đó.
Một số quỹ SWF khác được thành lập từ khoản tiền tiết kiệm của chính phủ, danh mục đầu tư của loại quỹ này rất đa dạng vì mục đích chủ yếu là thu được lợi nhuận. Chính vì thế mà loại quỹ này đóng vai trò không quan trọng lắm trong việc quản lý tình hình tài chính của một quốc gia.
Nguồn tiền tích lũy của các loại quỹ này có thể xuất phát từ nguồn vốn ban đầu, hoặc có thể là từ các tài khoản tiền gửi nước ngoài, vàng, SDRs và IMF cùng với các tài sản quốc gia khác như: quỹ hưu trí, quỹ dự trữ dầu, hoặc các tập đoàn công nghiệp và tài chính do các ngân hàng trung ương và các cơ quan quản lý tiền tệ kiểm soát. Đây là những tài sản thuộc chủ quyền của một quốc gia và có thể được chuyển sang dự trữ dưới các dạng ngoại tệ mạnh như đồng đô la Mỹ, đồng Yên Nhật hoặc đồng Euro.
Hình thức của những khoản đầu tư được chấp nhận sinh ra từ quỹ SWF rất khác nhau ở mỗi nước; những quốc gia đang lo ngại về tính thanh khoản, sẽ giới hạn những khoản đầu tư đối với những công cụ nợ công chúng có tính thanh khoản cao.
Hình II.6: FDI được đầu tư bởi quỹ SWF 2000- tháng 5/2010
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho các tài sản được đầu tư bằng SWF bị mất giá trị, đặt biệt là trong nửa đầu năm 2009. Tuy nhiên vì các SWFs thường đầu tư vào các danh mục dài hạn nên sự mất giá trị này ít được nhận ra. Ngoài ra, cải thiện thị trường chứng khoán thế giới trong nửa sau của năm 2009 dẫn đến sự phục hồi một phần của danh mục đầu tư tài sản của họ.
Kết quả là giá thi trường của các tài sản SWFs giảm nhẹ trong năm 2009 từ 4 ngàn tỉ USD cuối năm 2008 xuống còn 3,8 ngàn tỉ cuối năm 2009.
1.2/ Xu hướng FDI trong những năm tiếp theo (Từ nửa cuối năm 2010-2012)
1.2.1 Xu hướng chung:
Nguồn vốn FDI đầu tư vào các lĩnh vực liên quan đến sản xuất sẽ tiếp tục giảm. Dịch vụ và các khu vực chế biến thực phẩm có nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư FDI hơn.
Các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi được hy vọng sẽ làm tăng dòng chảy FDI trên toàn cầu. Châu Á được xem là nơi thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất tiếp theo đó là Châu Âu và Châu Phi. Pháp, Đức, Anh, Mỹ tiếp tục là nơi cung cấp nguồn vốn FDI nhiều nhất. Ngoài ra còn có Trung Quốc, Ấn Độ, Nga-những nước mới nổi trong việc cung cấp nguồn vốn FDI.
Tài sản và cổ phiểu được đầu tư bằng nguồn vốn FDI vẫn tiếp tục tăng bất chấp cuộc khủng hoảng ảnh hưởng tới lượng bán hàng và giá trị gia tăng của các tập đoàn đa quốc gia.
Hình II.11: Dòng vốn FDI toàn cầu 2002-2009 và dự báo cho năm 2010-2012
UNCTAD cho rằng ước tính của các luồng FDI sẽ phục hồi chậm vào khoảng $ 1,1-1,3 ngàn tỉ trong năm 2010, trước khi đạt được đà để đạt mức 1,3-1,5 ngàn tỉ USD trong năm 2011 (hình I 1.13). Chỉ trong năm 2012 đầu tư nước ngoài sẽ lấy lại mức 2008 của mình, với dòng chảy ước tính trong phạm vi của $ 1,6-2,0 ngàn tỉ USD (Hình I.13).
1.2.2 Phân tích những nhân tố tác động tác động đến dòng vốn FDI trong giai đoạn 2010-2012
a/ Những nhân tố vĩ mô:
Dự báo gần đây cho thấy rằng nền kinh tế toàn cầu đã thoát khỏi suy thoái và tăng trưởng trở lại, mặc dù con đường phục hồi vẫn còn không chắc chắn và dễ vỡ. Các nền kinh tế trên thế giới dự kiến sẽ tăng 3,2 %trong năm 2011, sau khi giảm 2% trong năm 2009. Triển vọng dài hạn được coi là tốt hơn, mặc dù tốc độ và quy mô của sự phục hồi sẽ khác nhau giữa các vùng và quốc gia (I.9 bảng). Kinh tế tăng trưởng mạnh hơn dự kiến sẽ tạo điều kiện cho vốn đầu tư sẵn có ở thị trường nước ngoài, cái mà đem lại nhiều triển vọng cho FDI.
Hình II.12: Tỉ lệ tăng trưởng thật của GDP và GFCF 2009-2011
Ngân hàng Trung ương của các nước dự kiến sẽ duy trì mức lãi suất thấp cho đến cuối năm 2010, làm cho chi phí tài chính của các công ty đầu tư giảm. Nhiều khả năng hàng hóa sẽ tăng giá vừa phải, điều này làm chi phí hoạt động của các công ty tăng không quá cao.
b/ Chính sách của các quốc gia về FDI.
Để ngăn chặn dòng vốn FDI đi xuống và cạnh tranh với các nước khác về thu hút vốn FDI, hầu hết các nước có chế độ tự do hóa hơn nữa cho các dòng vốn FDI và trong năm các năm tiếp theo các quốc gia sẽ vẫn duy trì chính sách này. Tuy nhiên các quốc gia sẽ ngăn chặn đầu tư bằng nguồn vốn FDI trong một số trường hợp như việc chuyển giá của các doanh nghiệp FDI hoặc đầu tư FDI tiêu cực. Ngoài chính sách về đầu tư, sự rút lui dần dần các khỏi cứu trợ của chính phủ cũng sẽ tác động đến các nhà đầu tư nước ngoài. Một mặt một số tập đoàn đa quốc gia vẫn đang loay hoay với các tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế và sự kết thúc cứu trợ của chính phủ có thể cản trở khả năng đầu tư ra nước ngoài của họ. Mặt khác, việc tư nhấn hóa các công ty được giải cứu sẽ tạo ra các cơ hội cho FDI. Trong bối cảnh này, rủi ro của việc bảo hộ không thể được loại trừ, đòi hỏi các công ty phải luôn luôn nhận định đúng tình hình để tìm giải pháp thích hợp.
c/ Rủi ro và tình trạng không chắc chắn
Sự hồi phục của dòng vốn FDI trong các năm tiếp theo phải đối mặt với rất nhiều bất trắc. Thứ nhất, sự ổn định của hệ thống kinh tế toàn cầu vẫn chưa được đảm bảo. “Sức khỏe” của các hệ thống ngân hàng đã được cải thiện phần nào, nhờ vào gói cứu trợ của chính phủ. Tuy nhiên điểm yếu của hệ thống vẫn còn, và những nỗ lực để cải cách cấu trúc tài chính thế giới, để tránh cuộc khủng hoảng đang xảy ra, vẫn chưa đạt được kết quả. Những cải cách về pháp lí trong lĩnh vực tài chính, tín dụng đầu tư, nếu chưa đạt được kết quả thì thị trường tài chính toàn cầu sẽ khó hồi phục, thị trường chứng khoán tiếp tục biến động. Đồng thời tình trạng thâm hụt ngân sách ở một số nước Châu Âu đang tạo ra áp lực lên thị trường tín dụng, đã làm hạn chế và dẫn đến tình trạng khủng hoảng nợ công.
Thứ hai, rủi ro về kinh tế vĩ mô. Thâm hụt ngân sách và nợ công ngày càng lớn, thuế cao hơn trong trung hạn, đặt biệt là các nước đang phát triển. Nếu sự phục hồi kinh tế không diễn ra thì các chính sách cắt giảm chi tiêu của chinh phủ có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP. Các cuộc khủng hoảng nợ gần đây tại các quốc gia Châu Âu làm cho đồng Euro bất ổn. Tất cả những nhân tố này có thể đều ảnh hưởng tới dòng FDI trong tương lai.
Cuối cùng, nguy cơ về bảo hộ đầu tư vẫn chưa biến mất. Những nổ lực làm cân bằng quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư và các chính phủ của các nước nhận đầu tư, nếu không được quản lý, có thể tạo rủi ro cho nhà đâu tư.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xu hướng và thực trang dòng vốn FDI trên thế giới giai đoạn 2008-2012.doc